Xây dựng kế hoạch chiến dịch PR cho Cung Thiếu nhi Hà Nội | Bài tập lớn quan hệ công chúng và quảng cáo

Cung Thiếu nhi Hà Nội với bề dày lịch sử phát triển đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều thế hệ thiếu nhi thủ đô khi tìm kiếm một CLB bồi dưỡng năng khiếu, phát triển bản thân và nơi vui chơi giải trí. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với Cung Thiếu nhi khi đang có ngày càng nhiều những trung tâm phát triển năng khiếu tư nhân và những tổ hợp khu vui chơi hiện đại ra đời. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
63 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Xây dựng kế hoạch chiến dịch PR cho Cung Thiếu nhi Hà Nội | Bài tập lớn quan hệ công chúng và quảng cáo

Cung Thiếu nhi Hà Nội với bề dày lịch sử phát triển đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều thế hệ thiếu nhi thủ đô khi tìm kiếm một CLB bồi dưỡng năng khiếu, phát triển bản thân và nơi vui chơi giải trí. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với Cung Thiếu nhi khi đang có ngày càng nhiều những trung tâm phát triển năng khiếu tư nhân và những tổ hợp khu vui chơi hiện đại ra đời. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

53 27 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
Đề tài: Xây dựng kế hoạch chiến dịch PR cho Cung Thiếu nhi Hà Nội
Nhóm sinh viên:
1. Nguyễn Mai Chi 2251050065
2. Nghiêm Thị Lan Hương 2251050078
3. Bùi Thị Anh Thơ 2251050100
Lớp tín chỉ: QQ02101_K42_9
Lớp hành chính: Truyền thông đại chúng A2K42
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Quang Huy
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT Họ và tên Nhiệm vụ
1 Nghiêm Thị Lan Hương - Thực hiện nội dung:
+ Phân tích bối cảnh thị trường
+ Lập kế hoạch PR (giai đoạn 2)
+ Phương pháp đánh giá hiệu quả của chiến dịch
- Lập bảng tổng quan kế hoạch PR
- Tổng hợp nội dung
2 Nguyễn Mai Chi - Thực hiện nội dung:
+ Tổng quan về doanh nghiệp
+ Xây dựng thông điệp
+ Lập kế hoạch PR (giai đoạn 3)
+ Tổng kết báo cáo và bài học kinh nghiệm
- Làm bản tóm tắt kế hoạch PR
3 Bùi Thị Anh Thơ - Thực hiện nội dung:
+ Mục tiêu và nhiệm vụ của chiến dịch
+ Đối tượng công chúng của chiến dịch
+ Lập kế hoạch PR (giai đoạn 1)
+ Tổng kết báo cáo và bài học kinh nghiệm
- Làm bản tóm tắt kế hoạch PR
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
I. TỔNG QUAN VỀ CUNG THIẾU NHI HÀ NỘI.......................................................6
1. Giới thiệu chung..........................................................................................................6
2. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................................8
3. Sứ mệnh và tầm nhìn................................................................................................12
4. Các loại hình sản phẩm.............................................................................................13
II. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG..............................................................15
1. Phân tích môi trường vĩ mô - PEST..........................................................................15
2. Phân tích SWOT.......................................................................................................17
3. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................................19
III. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHIẾN DỊCH...............................21
1. Mục đích...................................................................................................................21
2. Mục tiêu....................................................................................................................21
3. Nhiệm vụ..................................................................................................................25
IV. ĐỐI TƯỢNG CÔNG CHÚNG CỦA CHIẾN DỊCH.............................................26
1. Công chúng mục tiêu................................................................................................26
2. Công chúng liên quan...............................................................................................27
3. Insight của công chúng.............................................................................................30
V. BIG IDEA VÀ KEY MESSAGE..............................................................................32
1. Big Idea.....................................................................................................................32
2. Key Message.............................................................................................................32
V. KẾ HOẠCH PR.........................................................................................................33
1. Giai đoạn 1: Kết nối nghệ thuật, gieo mầm xanh......................................................33
2. Giai đoạn 2: Lan tỏa yêu thương, gắn kết cộng đồng................................................39
3. Giai đoạn 3: Chung tay tỏa sáng...............................................................................45
VII. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN DỊCH........................57
VIII. TỔNG KẾT BÁO CÁO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................................59
1. Thuận lợi...................................................................................................................59
2. Khó khăn...................................................................................................................59
3. Bài học kinh nghiệm.................................................................................................60
LỜI KẾT.........................................................................................................................62
3
LỜI MỞ ĐẦU
Cung Thiếu nhi Nội với bề dày lịch sử phát triển đã trở thành điểm đến quen
thuộc của nhiều thế hệ thiếu nhi thủ đô khi tìm kiếm một CLB bồi dưỡng năng
khiếu, phát triển bản thân và nơi vui chơi giải trí. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối
với Cung Thiếu nhi khi đang ngày càng nhiều những trung tâm phát triển năng
khiếu nhân những tổ hợp khu vui chơi hiện đại ra đời. Bên cạnh đó, cách
thức quảng đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, đòi hỏi cần đổi mới,
sáng tạo để bắt kịp nhằm khẳng định lại những giá trị vốn có, duy trì sự tin
tưởng của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong mắt công chúng.
Môn học Quan hệ công chúng và Quảng cáo đã giúp chúng em lĩnh hội nhiều kiến
thức về cơ sở lý thuyết có nhiều trải nghiệm thực tế khi được nghiên cứu về các
hoạt động quan hệ công chúng quảng cáo của doanh nghiệp trong thực tiễn.
Không chỉ vậy, được hội thử sức xây dựng kế hoạch chiến dịch PR cho một
doanh nghiệp là một may mắn đối với chúng em, được thực hành những thuyết
đã học giúp chúng em hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học rèn luyện kỹ
năng phục vụ cho công việc tương lai. Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến thầy Trần Quang Huy - giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
chúng em những kiến thức, kinh nghiệm quý giá đồng hành cùng chúng em
trong quá trình hoàn thiện bài tập của môn học Quan hệ công chúng và Quảng cáo.
4
I. TỔNG QUAN VỀ CUNG THIẾU NHI HÀ NỘI
1. Giới thiệu chung
Ngôi nhà tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ em Nội đã tồn tại được hơn nửa
thế kỷ. Tọa lạc tại trung tâm thành phố địa chỉ số 36 phố Thái Tổ, cạnh bên
Hồ Hoàn Kiếm huyền thoại, Cung Thiếu NhiNội đã trở thành nơi nuôi dưỡng,
chăm sóc vào giáo dục biết bao thế thệ thiếu nhi, là mảnh đất ươm mầm nên những
chủ nhân Thăng Long - Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Từ chỗ chỉ khu vui chơi cho các con em nhà giàu có, quan lại chế độ
phong kiến với cái tên “Ấu trĩ viên”, Cung thiếu nhi với tiền thân Câu lạc bộ
Thiếu nhi Nội được khai sinh vào ngày 1/6/1955 trở thành điểm đến thu hút
con em của tất cả tầng lớp trong hội, nhất con em những người lao động
giai cấp công nhân đến sinh hoạt - những người tiên phong, “lá cờ đầu trong
5
phong trào “Chống Mỹ cứu nước” của thiếu nhi Nội. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
tùy theo sức của mình”, Cung Thiếu nhi Nội ra đời như sự đánh dấu cho tình
yêu quê hương, đất nước của trẻ em Nội - tuy sức vóc nhỏ nhưng ý chí lại
lớn lao.
Hằng năm, Cung Thiếu nhi tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh cho
trẻ em Thủ đô cũng như các sự kiện lớn như: kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6),
rằm Trung thu, Lễ hội chào năm mới, Thi thiết kế thời trang, Liên hoan các ban
nhạc tốp hát, Liên hoan hát tiếng Anh, Liên hoan hát tiếng Pháp, Liên hoan nghệ
thuật trẻ em thiệt thòi…Xây dựng các chương trình biểu diễn, nghi thức phục vụ
các hoạt động, sự kiện chính trị - hội lớn của Thủ đô Trung ương. Cung
không chỉ trung tâm sinh hoạt vui chơi còn nơi kết nối yêu thương đến
những trẻ em nghèo không điều kiện để đến sinh hoạt trao tặng nhiều phần
quà cho những em có hoàn cảnh khó khăn.
Với những hoạt động giáo dục đào tạo, Cung thiếu thi không chỉ địa chỉ
đáng tin cậy để các phụ huynh gửi gắm con em mình còn mảnh vườn ươm
tạo nên những “cây đa, cây đề”, những tài năng thực sự đóng góp cho đất ớc
như: Hồng Nhung, Thanh Lam, Ngọc Khuê…là những VĐV tiêu biểu như kiện
tướng bóng bàn Quốc Hoàng, Kim Hạnh, kiện tướng cầu lông Hồng Hạnh, “công
chúa”cờ vua Hoàng Thanh Trang…Nhiều em từng sinh hoạt tại Cung Thiếu nhi
sau này cũng đã trở thành những tấm gương tiêu biểu về học tập và công tác xã hội
như: Trần Kim Lan, Đoàn Hương, Tạ Bích Loan, Phi Tiến Sơn…vv.
Trong suốt chặng đường 60 năm hoạt động, Cung thiếu nhi Nội đã không
ngừng cố gắng nỗ lực phát triển để khẳng định uy tín và vị thế trong lòng công dân
Nội nói chung thiếu nhi Thủ đô nói riêng. Đền đáp lại những nỗ lực to lớn
đó, Cung Thiếu nhi đã vinh dự được Đảng Nhà nước trao tặng Huân chương
6
độc lập hạng Ba (năm 1995), hạng Nhì (năm 2000), hạng Nhất (năm 2005)
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2014) cùng nhiều phần thưởng cao quý
ghi nhận những nỗ lực cống hiến hết mình sự nghiệp trồng người Đảng
Nhà nước giao phó.
Luôn luôn đổi mới, luôn luôn đột phá để đáp ứng nhu cầu hội rèn giũa
toàn diện cho thiếu nhi Thủ đô, Cung Thiếu nhi Nội đã đang trưởng thành,
phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng
Nhà nước trao cho, cũng như xứng đáng với cái tên “nơi chắp cánh ước mơ để tuổi
thơ bay xa.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Trước Cách mạng tháng Tám: Ấu trĩ viên, nơi sau này xây dựng Cung Thiếu
nhi, từng khu vui chơi dành cho con em các gia đình giàu quan lại trong
chính quyền cũ.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945: Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Ấu
trĩ viên trở thành trụ sở của Ban Chấp ủy Hội nhi đồng cứu quốc, đồng thời nơi
diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi của thiếu nhi Nội. Các hoạt động nổi bật gồm
dạ hội, đốt lửa trại, thi vẽ tranh, triển lãm, tổ chức Tết trung thu các cuộc diễu
hành cổ động chống lại “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm”.
Năm 1946: Khi tình hình Hà Nội trở nên căng thẳng, Chính phủ đã chọn Ấu trĩ
viên để tổ chức triển lãm thành tựu một năm sau Cách mạng tháng Tám nhằm cổ
vũ tinh thần yêu nước. Đội thiếu nhi Hoàng Văn Thụ, gồm các thiếu nhi nghèo bán
báo, được chọn làm nòng cốt trong lớp học về giao thông liên lạc. Trong cuộc
chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô, nhiều đội viên đã trở thành những “Vệ út”
xuất sắc.
7
Sau ngày Thủ đô giải phóng (10/10/1954): Ấu trĩ viên được Thành đoàn
Nội tiếp quản và trở thành một trong hai trụ sở của Ban Thiếu nhi Nội, với các
cán bộ trở về từ chiến khu. Câu lạc bộ thiếu nhi được thành lập nhằm hướng dẫn,
giáo dục các em phát triển năng khiếu và trở thành công dâních. Các hoạt động
sôi nổi như chuẩn bị đón Bác Hồ về Thủ đô, trại hòa bình thành lập Đội
Thiếu niên Tiền phong đều bắt đầu từ đây. Dạ hội trung thu tại Câu lạc bộ nhiều
lần được Bác Hồ đến dự.
Năm 1964: Khi giặc Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, cán bộ Câu lạc bộ tổ
chức nhiều buổi liên hoan văn nghệ, lớp học các hoạt động khác tại nơi sơ tán.
Các hoạt động như quyên góp giẻ lau súng, lấy lá ngụy trang phục vụ chiến trường
biểu diễn văn nghệ đã thể hiện tinh thần “việc nhỏ nghĩa lớn, chống Mỹ cứu
nước” với khẩu hiệu “vững như cầu Long Biên, hiên ngang như Câu lạc bộ”.
Sau hiệp định Paris 1974: Hòa bình lập lại ở miền Bắc, và vào tháng 10/1974,
với sự giúp đỡ của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc (cũ), một tòa nhà 6
tầng với 100 phòng học sinh hoạt hiện đại trên diện tích hơn 10.000 được
khởi công xây dựng. Công trình này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố
đối với công tác chăm sóc giáo dục thiếu nhi, đồng thời biểu hiện tình hữu
nghị Việt Nam - Tiệp Khắc.
2.1. Nhà văn hóa Thiếu nhi Hà Nội (1975 - 1985)
Hơn hai năm sau ngày thống nhất đất nước, ngày 19-2-1977, công trình xây
dựng Nhà Thiếu nhi do nước CHXHCN Tiệp Khắc giúp đỡ được hoàn thành
đưa vào sử dụng với các khoa chuyên môn, phòng nghiệp vụ như khoa học sáng
tạo, thể dục thể thao, nghệ thuật, công tác Đội, rạp Khăn quàng đỏ, nhà truyền
thống Bác Hồ...đón tiếp hàng nghìn lượt thiếu nhi các tỉnh về thăm quan. Hàng
8
trăm nghìn thiếu nhi Thủ đô đã một tòa lâu đài ước để đến vui chơi, phát
triển năng khiếu và rèn luyện đạo đức, nhân cách.
Trong những năm 1975 đến 1985, đất nước bước vào giai đoạn phục hồi sau
chiến tranh, Nhà Văn hóa thiếu nhi đã nhiều hoạt động sôi nổi thu hút mạnh mẽ
sự quan tâm của các em thiếu nhi, các bậc phụ huynh học sinh, của bạnquốc tế.
Nhiều em thiếu nhi, cán bộ phụ trách đã được cử đi tham quan, học tập trao đổi
kinh nghiệm công tác thiếu nhi thúc đẩy mối quan hệ bền vững trong khối các
nước xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu mới của công tác thiếu nhi, các anh chị
phụ trách Nhà văn hóa thiếu nhi đã xây dựng nên nhiều giáo trình, đề tài khoa học
về phương pháp, kinh nghiệm tiên tiến trong công tác tập hợp, giáo dục trẻ em
ngoài nhà trường. thể nói, đây thời kỳ những hoạt động quốc tế khá sôi
động hiệu quả, thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ với các nước về hoạt động của
Nhà Văn hóa.
9
Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội khi mới hoàn thành (1978 - 1980)
2.2. Cung Thiếu nhi Hà Nội
Dấu mốc vàng son trong chặng đường phát triển trưởng thành của Nhà Văn
hóa thiếu nhi khi tập thể cán bộ, thiếu nhi của Nhà Văn hóa vinh dự đón nhận
Huân chương Lao động hạng Nhất nhận quyết định chuyển thành Cung Thiếu
nhi Hà Nội vào ngày 1-6-1985.
Trên chặng đường xây dựng quá trình trưởng thành của mình, Cung Thiếu nhi
Nội cũng xây dựng nên cho biết bao thế hệ trẻ em Nội những kỉ niệm tuổi
thơ đẹp đẽ. Họ là những nghệ Thanh Huyền, Hồng Vân, Ái Xuân, Hồng Nhung,
Thanh Lam, Hồng Kỳ, Ngọc Khuê, Dương Hoàng Yến, Tăng Nhật Tuệ…vv,
những vận động viên tiêu biểu như kiện tướng bóng bàn Quốc Hoàng, Kim Hạnh,
kiện tướng cầu lông Hồng Hạnh, kiện tướng quốc tế cờ vua Hoàng Thanh Trang…
những tấm gương tiêu biểu về học tập công tác hội như: TSKH ngữ văn
10
Cung Thiếu nhi Hà Nội hiện tại
Đoàn Hương, nhà báo Tạ Bích Loan, đạo diễn Phi Tiến Sơn, Hoàng Minh Hồng -
người Việt Nam đầu tiên cắm cờ ở Nam Cực.
3. Sứ mệnh và tầm nhìn
Nhà Văn hóa là một trong những thiết chế xã hội, một loại cơ sở hạ tầng xã hội
rất đặc trưng ở các nước XHCN; cung văn hóa cho thiếu nhi ở Hà Nội – công trình
hiện đại đầu tiên, ưu tiên xây dựng cho thiếu nhi, trong thời kỳ chiến tranh, thể
hiện một sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với các thế hệ tương lai, một quan
điểm hết sức nhân văn.
Ở các nướchội chủ nghĩa, Nhà Văn hóa là một trong những đặc trưng thiết
chế hội, một loại sở hạ tầng xã hội. Cung Thiếu nhi Nội một trong số
đó, đồng thời nó cũng là công trình hiện đại đầu tiên được xây dựng trong thiếu nhi
ngay trong thời kỳ chiến tranh - thể hiện một niềm quan tâm to lớn của nước nhà
đối với sự phát triển văn hóa, tinh thần thể chất của những “búp măng trên
cành”, với thế hệ tương lai của Thủ đô. Cung Thiếu nhi biểu tượng của sự vươn
lên mạnh mẽ, khẳng định sự độc lập trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh.
Với những ý nghĩa đó, Cung Thiếu nhi mang trong mình sứ mệnh “cánh
chim đầu đàn” trong cả nước về giáo dục ngoài nhà trường cho thiếu nhi. Với tham
vọng tiếp tục duy trì nhiệm vụ môi trường lý tưởng để trẻ em có thể phát triển toàn
diện, Cung ngày càng phấn đấu khuyến khích trẻ em khám phá phát triển tài
năng, đam mê của mình thông qua các hoạt động nghệ thuật, thể thao và khoa học;
góp phần giáo dục nhân cách, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, tạo cơ hội cho
trẻ em giao lưu, kết bạn và học hỏi lẫn nhau, từ đó xây dựng một cộng đồng trẻ em
11
đoàn kết, sáng tạo năng động. Hàng năm thu hút hơn 28.000 lượt em đến học
tập, vui chơi và sinh hoạt ở 60 bộ môn, CLB sở thích thuộc 6 lĩnh vực: Nghệ thuật,
Mỹ thuật, Thể dục thể thao, Giáo dục Tổng hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ.
4. Các loại hình dịch vụ
Với mong muốn mang đến cho trẻ em niềm vui sự say sau mỗi giờ trên
lớp, các thầytại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã dày công lựa chọn sàng lọc nội
dung, xây dựng chương trình phù hợp với tuổi thơ. Qua biết bao cuộc thử nghiệm
chất lượng cùng tình yêu trẻ nỗ lực phát triển không ngừng, hiện nay tại Cung
đã hơn 60 bộ môn thuộc các lĩnh vực: Nghệ thuật, Mỹ thuật, Thể dục thể thao,
Giáo dục Tổng hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ. Trong đó, nhiều môn mang
tính bổ trợ cho việc học trường như: Văn, Toán, Tin học, Ngoại ngữ, nhưng
với cách tiếp cận “học mà chơi, chơi học”. Nhiều môn được thiết kế góp phần
định hướng thẩm mỹ, khuyến khích duy sáng tạo như: hội hoạ, âm nhạc, thiết
kế, trình diễn thời trang; rèn luyện thể lực như: bóng chuyền, bóng bàn, thuật,
thể dục nhịp điệu…; Phương châm phát triển không ngừng để bắt kịp với những
yêu cầu của hội và mong muốn ngày càng cao của thiếu nhi Thủ đô, Cung thiếu
nhi còn mở rộng thêm nhiều bộ môn mới như: rèn luyện kỹ năng giao tiếp, dẫn
chương trình, viết chữ đẹp, nữ công, hiphop, chương trình Tiếng Anh dành cho trẻ
em do thầy Nguyễn Quốc Hùng M.A tư vấn…vv.
12
13
Một số hình ảnh các lớp học tại Cung Thiếu nhi Hà Nội
II. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG
1. Phân tích môi trường vĩ mô - PEST
1.1. Chính trị (Political)
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lời căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau một việc rất quan trọngrất cần thiết.” Bởi vậy, Chính
phủ Việt Nam luôn chú trọng đến phát triển giáo dục văn hóa trong thế hệ trẻ -
những mầm non tương lai của đất nước, đề ra những chủ trương, chính sách để cải
thiện chất lượng giáo dục và phát triển đời sống văn hóa cho thiếu nhi phù hợp với
thời đại mới. Bên cạnh việc bồi dưỡng tri thức, văn hóa trên trường lớp, Chính phủ
cũng đề cao các hoạt động phát triển năng khiếu tài năng trong các lĩnh vực
nghệ thuật, thể thao, khoa học và công nghệ, khuyến khích thiếu nhi tham gia vào
các hoạt động ngoại khóa giúp nuôi dưỡng tài năng phong phú đời sống văn
hóa.
Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước có sự ổn định về mặt chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nên đây một điều kiện thuận lợi để Cung
Thiếu nhi thể phát triển một cách bền vững, ít bị gián đoạn bởi các yếu tố chính
trị.
1.2. Kinh tế (Economic)
Sau gần 40 năm đổi mới và phát triển với những nỗ lực, cố gắng hết mình, Việt
Nam đã thay đổi tích cực với những thành tựu giá trị trên nhiều lĩnh vực, tr
thành một nước đang phát triển, có chỗ đứng nhất định trên bản đồ quốc tế và đời
sống nhân dân được cải thiện.
Năm 2023, nền kinh tế nước ta đã gặp nhiều thách thức khó khăn từ sự ảnh
hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Nhưng với những chủ trương, chính sách
lãnh đạo phù hợp, kịp thời, kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tăng
14
trưởng phục hồi mạnh mẽ, quay lại quỹ đạo phát triển nhanh. Điều này thể dẫn
đến việc các gia đình đầu tư nhiều hơn cho con cái trong giáo dục và các hoạt động
ngoại khóa, giải trí.
Bên cạnh đó, nguồn tài trợ từ nhà nước các doanh nghiệp nhân cũng
thể ảnh hưởng đến khả năng tổ chức các hoạt động của Cung Thiếu nhi Nội.
Kinh tế phát triển tốt sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn tài trợ. Cụ
thể như mới đây, Cung Thiếu nhi Nội đã được Nhà ớc đầu 1300 tỷ đồng
để xây dựng một Cung Thiếu nhi mới với sở vật chất, hệ thống phòng học hiện
đại cùng tổ hợp nhiều hoạt động giải trí đa dạng.
1.3. Xã hội (Social)
Việt Nam là một đất nước quy dân số lớn với tháp dân số tương đối trẻ.
Dân số hiện tại của Việt Nam 99.473.465 người vào ngày 17/06/2024 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc với 3.828 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày
(theo ). Dân số Nội đứng thứ 2 cả nước với gần 8,5 triệu người vớidanso.org
nhiều hộ gia đình có trẻ nhỏ. Bởi vậy nhu cầu về các hoạt động giáo dụcgiải trí
cho thiếu nhi rất lớn, một hội để mở rộng phát triển cho Cung Thiếu nhi
Hà Nội.
Đời sống vật chất được nâng cao, các bậc phụ huynh hiện nay cũng đã quan
tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục và nghệ thuật cho con em mình, mong muốn
tìm đến những hoạt động giúp phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể thao, nghệ
thuật, khoa học công nghệ,... và các hoạt động vui chơi, giải trí.
1.4. Kỹ thuật (Technological)
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển bùng nổ từ những tác động tích
cực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ giáo dục (EdTech) cũng đã
15
thành tựu sáng giá, giá trị áp dụng vào thực tiễn giúp cải thiện chất lượng
giáo dục. Điều này mang lại nhiều hội cho Cung Thiếu nhi Nội trong việc
ứng dụng các phương pháp giảng dạy và hoạt động sáng tạo hiện đại.
Sự phát triển của mạng xã hội và các kênh truyền thông số cũng là một công cụ
hữu hiệu mà Cung Thiếu nhi Hà Nội có thể tận dụng để quảng bá và thu hút sự chú
ý, tham gia của cộng đồng đến các hoạt động của mình.
2. Phân tích SWOT
2.1 Điểm mạnh (Strengths)
Cung Thiếu nhi Hà Nội với lịch sử lâu đời, được xây dựng phát triển trong
gần 70 năm từ 1/6/1955 đã trở thành địa điểm quen thuộc, gắn với nhiều thế hệ
trẻ em Thủ đô, góp phần tăng độ nhận diệnuy tín của Cung so với các trung
tâm khác trong quá trình lựa chọn môi trường học tập và vui chơi cho con em mình
của các bậc phụ huynh.
Với diện tích 1,2ha gồm khối hành chính, khối nhà chức năng 5 tầng phục vụ
cho các lớp học, nhà hát 520 chỗ cùng sân vui chơi hoàn toàn một lợi thế để
Cung Thiếu nhi Nội mở rộng phát triển các CLB năng khiếu các hoạt
động giải trí song song.
Trong quá trình phát triển của mình, Cung Thiếu nhi đã đa dạng hơn 60 bộ
môn thuộc các lĩnh vực: Nghệ thuật, Mỹ thuật, Thể dục thể thao, Giáo dục Tổng
hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ với phương pháp dạy học “họcchơi, chơi
mà học”
Các lớp học với mức học phí tương đối hợp lý, được giảng dạy bởi đội ngũ các
thầy cô giáo nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực cũng
là một yếu tố giúp Cung Thiếu nhi Hà Nội ghi điểm đối với các bậc phụ huynh.
16
Bên cạnh đó, Cung Thiếu nhi Nội trực thuộc sự quản Ủy ban nhân dân
Nội, bởi vậy nhận được sự hỗ trợ từ cácquan nhà nước về mặt tài chính
chính sách, đảm bảo hoạt động ổn định liên tục. Sắp tới, dự án xây dựng một
Cung Thiếu nhi mới sẽ được hoàn thiện khánh thành đi vào hoạt động với đa
dạng các tổ hợp hoạt động giải trí hệ thống phòng học hiện đại hứa hẹn là một
nơi học tập, phát triển bản thân kết hợp vui chơi, giải trí cho thiếu nhi Thủ đô.
2.2. Điểm yếu (Weaknesses)
lợi thế lịch sử lâu đời cùng hệ thống sở vật chất và lớp học đa dạng các
lĩnh vực nhưng cách quảng bá, truyền thông của Cung Thiếu nhi Hà Nội còn mang
tính truyền thống, chưa sự đa dạng, đầu nên việc tiếp cận đến phụ huynh
các em thiếu nhi chưa thực sự hiệu quả. Hiện tại Cung chỉ hoạt động trên website
quản trị và fanpage chính nhưng nội dung và hình thức chưa được chú trọng.
Chịu sự quản hỗ trợ tài chính của Nhà nước nhưng nguồn tài chính vẫn
còn hạn chếphụ thuộc, thể ảnh hưởng đến việc mở rộng nâng cấp sở
vật chất, cũng như triển khai các hoạt động mới. Hệ thống khu vui chơi tại Cung
hiện tại đã xuống cấp, chưa được bảo dưỡng, sửa chữa cũng không còn hoạt
động như trước kia.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy và quản lý còn chưa
thực sự phổ biến và hiệu quả.
2.3. Cơ hội (Opportunities)
Với xu thế tăng trưởng kinh tế, mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu
đầu tư vào giáo dục, phát triển toàn diện tìm đến các hoạt động ngoại khóa, vui
chơi giải trí sẽ ngày càng gia tăng, tạo hội phát triển cho Cung Thiếu nhi
Nội.
17
Đầu áp dụng các thành tựu về công nghệ giáo dục (EdTech) vào trong
chương trình giảng dạy mở ra nhiều hội cho việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng phạm vi tiếp cận.
Hơn nữa, với uy tín của mình, Cung Thiếu nhi Hà Nội hoàn toàn có thể hợp tác
với các tổ chức quốc tế phi chính phủ để trao đổi kinh nghiệm, nhận hỗ trợ kỹ
thuật và tài chính, cũng như tổ chức các chương trình giáo dục quốc tế.
2.4. Thách thức (Threats)
Sự xuất hiệnphát triển nhanh chóng của các trung tâm giáo dục nhân với
các chương trình giảng dạy hiện đại và linh hoạt tạo ra sự cạnh tranh lớn. Bên cạnh
đó sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ xu hướng giáo dục đòi hỏi Cung
Thiếu nhi phải liên tục cập nhật đổi mới để không bị tụt hậu tăng sức cạnh
tranh.
Những thay đổi trong chính sách giáo dục và quản lý của nhà nước cũng là một
thách thức đối với việc tổ chức hoạt động và tài chính của Cung Thiếu nhi.
Ngoài ra, các yếu tố hội kinh tế, chẳng hạn như suy thoái kinh tế, biến
đổi hội, cũng thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả sự quan tâm của phụ
huynh đối với các dịch vụ giáo dục ngoài giờ.
3. Đối thủ cạnh tranh
Lĩnh vực giáo dục văn hóa, giải trí hiện nay một trong lĩnh vực phát triển
ngày càng được quan tâm trong hội hiện nay. Đặc biệt tại thành phố trung
tâm như Nội, với dân số đông đúc nhu cầu học tập, phát triển giải trí tăng
cao kéo theo các trung tâm giáo dục, các câu lạc bộ ngoại khóa và các khu vui chơi
ra đời với số lượng gia tăng nhanh chóng.
18
Cung Thiếu nhi phải cạnh tranh với các trung tâm giáo dục, ngoại khóa tư nhân
các câu lạc bộ thể thao như các trung tâm giảng dạy Tiếng Anh với phương
pháp giảng dạy hiện đại; năng khiếu (múa, nhảy, nhạc cụ,...); các câu lạc bộ thể
thao chuyên biệt (bơi lội, đá bóng, cầu lông,...) và hoạt động ngoại khóa phát triển
kỹ năng mềm cho trẻ.
Hiện tại, các trường học cả công lập, thục quốc tế đều chú trọng hơn
trong việc phát triển toàn diện cho học sinh nên trong trường cũng tổ chức các câu
lạc bộ sau giờ học và nhiều hoạt động ngoại khóa thu hút học sinh tham gia.
Các tổ chức phi chính phủ dự án cộng đồng cũng đối thủ cạnh tranh của
Cung Thiếu nhi Nội trong thời điểm hiện nay. Các tổ chức như Save the
Children, Plan International, UNICEF,... thường các chương trình giáo dục
và phát triển trẻ em, cung cấp nhiều hoạt động và tài nguyên hữu ích. Các dự án từ
thiện, và các sáng kiến cộng đồng cũng tổ chức nhiều hoạt động sự kiện thu hút
trẻ em và phụ huynh.
Ngoài ra, tổ hợp vui chơi ngoài trời như các công viên giải trí các khu vui
chơi trong các trung tâm thương mại với đa dạng các hạng mục trò chơi, cung cấp
các hoạt động thể thao, giải trí hấp dẫn phát triển ngày càng nhiều trở thành đối thủ
cạnh tranh trực tiếp với Cung Thiếu nhi.
Chính vậy, bên cạnh việc đảm bảo chương trình giảng dạy hiệu quả, cập
nhật xu thế, cải thiện cơ sở vật chất hiện đại, Cung Thiếu nhi Hà Nội nên đẩy mạnh
hơn nữa trong việc quảng bá, truyền thông, tận dụng các phương tiện truyền thông
số để duy trì hình ảnh thương hiệu ngày càng phát triển hơn trong môi trường
cạnh tranh như hiện nay.
19
III. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHIẾN DỊCH
1. Mục đích
Định vị Cung Thiếu nhi Hà Nội là điểm đến phù hợp để trẻ phát triển toàn diện
- vừa nơi trẻ thể được thỏa sức vui chơi, sáng tạo; vừa nơi học tập, phát
triển tài năng của trẻ, đồng thời đồng hành cùng con phát huy giá trị cộng đồng tích
cực từ chính tài năng nghệ thuật đó.
2. Mục tiêu
Mục tiêu chiến dịch “Sáng tạo từ trái tim, tài năng trẻ lan tỏa yêu thương,
hướng tới cộng đồng” nhóm thực hiện mong muốn đạt được đặt ra theo 3 cấp
độ sau:
Nhận thức: Chiến dịch đặt mục tiêu nâng cao nhận thức về vai trò của việc
học những kỹ năng, phát triển điểm mạnh, năng khiếu của trẻ, giáo dục trẻ cả về
thể chất và tinh thần; giá trị của nghệ thuật; khuyến khích trẻ em tham gia vào các
hoạt động cộng đồng, giúp đỡ và chia sẻ yêu thương với những người xung quanh.
Chiến dịch giúp tăng độ nhận diện về Cung Thiếu nhi Nội, đẩy mạnh sự
nhận biết về Cung trong cộng đồng - đây vừa một sân chơi vừa nơi các con
được học tập, nuôi dưỡng đam mê, là nơi tai tài năng của trẻ được khai phá, nơi mà
thầy sẽ đồng hành cùng con tài năng phát huy hết sức mạnh giá trị của
mình. Qua đóthể tăng cường sự hiểu biết về các hoạt động của cung, những dự
án mà cung được thực hiện để hỗ trợ trẻ em và gia đình.
Mục tiêu nâng cao sự hiểu biết và sự đồng cảm từ công chúng với những mục
đích giá trị cung thiếu nhi mang lại cho cộng đồng. Các sự kiện được tổ
chức trong chiến dịch sẽ phần nào giúp phụ huynh cũng như các bạn nhỏ hiểu
rằng: học tập năng khiếu không chỉ là thỏa mãn đam mê hay phục vụ cho tương lai
20
| 1/63

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
Đề tài: Xây dựng kế hoạch chiến dịch PR cho Cung Thiếu nhi Hà Nội Nhóm sinh viên: 1. Nguyễn Mai Chi 2251050065 2. Nghiêm Thị Lan Hương 2251050078 3. Bùi Thị Anh Thơ 2251050100 Lớp tín chỉ: QQ02101_K42_9 Lớp hành chính:
Truyền thông đại chúng A2K42
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Quang Huy
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Họ và tên Nhiệm vụ 1 Nghiêm Thị Lan Hương - Thực hiện nội dung:
+ Phân tích bối cảnh thị trường
+ Lập kế hoạch PR (giai đoạn 2)
+ Phương pháp đánh giá hiệu quả của chiến dịch
- Lập bảng tổng quan kế hoạch PR - Tổng hợp nội dung 2 Nguyễn Mai Chi - Thực hiện nội dung:
+ Tổng quan về doanh nghiệp + Xây dựng thông điệp
+ Lập kế hoạch PR (giai đoạn 3)
+ Tổng kết báo cáo và bài học kinh nghiệm
- Làm bản tóm tắt kế hoạch PR 3 Bùi Thị Anh Thơ - Thực hiện nội dung:
+ Mục tiêu và nhiệm vụ của chiến dịch
+ Đối tượng công chúng của chiến dịch
+ Lập kế hoạch PR (giai đoạn 1)
+ Tổng kết báo cáo và bài học kinh nghiệm
- Làm bản tóm tắt kế hoạch PR 2 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4
I. TỔNG QUAN VỀ CUNG THIẾU NHI HÀ NỘI.......................................................6
1. Giới thiệu chung.......................................................................................................... 6
2. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................................8
3. Sứ mệnh và tầm nhìn................................................................................................12
4. Các loại hình sản phẩm.............................................................................................13
II. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG..............................................................15
1. Phân tích môi trường vĩ mô - PEST..........................................................................15
2. Phân tích SWOT.......................................................................................................17
3. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................................19
III. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHIẾN DỊCH...............................21
1. Mục đích...................................................................................................................21
2. Mục tiêu....................................................................................................................21
3. Nhiệm vụ..................................................................................................................25
IV. ĐỐI TƯỢNG CÔNG CHÚNG CỦA CHIẾN DỊCH.............................................26
1. Công chúng mục tiêu................................................................................................26
2. Công chúng liên quan...............................................................................................27
3. Insight của công chúng.............................................................................................30
V. BIG IDEA VÀ KEY MESSAGE..............................................................................32
1. Big Idea.....................................................................................................................32
2. Key Message.............................................................................................................32
V. KẾ HOẠCH PR.........................................................................................................33
1. Giai đoạn 1: Kết nối nghệ thuật, gieo mầm xanh......................................................33
2. Giai đoạn 2: Lan tỏa yêu thương, gắn kết cộng đồng................................................39
3. Giai đoạn 3: Chung tay tỏa sáng...............................................................................45
VII. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN DỊCH........................57
VIII. TỔNG KẾT BÁO CÁO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................................59

1. Thuận lợi...................................................................................................................59
2. Khó khăn...................................................................................................................59
3. Bài học kinh nghiệm.................................................................................................60
LỜI KẾT.........................................................................................................................62 3 LỜI MỞ ĐẦU
Cung Thiếu nhi Hà Nội với bề dày lịch sử phát triển đã trở thành điểm đến quen
thuộc của nhiều thế hệ thiếu nhi thủ đô khi tìm kiếm một CLB bồi dưỡng năng
khiếu, phát triển bản thân và nơi vui chơi giải trí. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối
với Cung Thiếu nhi khi đang có ngày càng nhiều những trung tâm phát triển năng
khiếu tư nhân và những tổ hợp khu vui chơi hiện đại ra đời. Bên cạnh đó, cách
thức quảng bá đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, đòi hỏi cần đổi mới,
sáng tạo để bắt kịp và nhằm khẳng định lại những giá trị vốn có, duy trì sự tin
tưởng của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong mắt công chúng.
Môn học Quan hệ công chúng và Quảng cáo đã giúp chúng em lĩnh hội nhiều kiến
thức về cơ sở lý thuyết và có nhiều trải nghiệm thực tế khi được nghiên cứu về các
hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo của doanh nghiệp trong thực tiễn.
Không chỉ vậy, được có cơ hội thử sức xây dựng kế hoạch chiến dịch PR cho một
doanh nghiệp là một may mắn đối với chúng em, được thực hành những lý thuyết
đã học giúp chúng em hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học và rèn luyện kỹ
năng phục vụ cho công việc tương lai. Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến thầy Trần Quang Huy - giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
chúng em những kiến thức, kinh nghiệm quý giá và đồng hành cùng chúng em
trong quá trình hoàn thiện bài tập của môn học Quan hệ công chúng và Quảng cáo. 4
I. TỔNG QUAN VỀ CUNG THIẾU NHI HÀ NỘI 1. Giới thiệu chung
Ngôi nhà tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ em Hà Nội đã tồn tại được hơn nửa
thế kỷ. Tọa lạc tại trung tâm thành phố ở địa chỉ số 36 phố Lý Thái Tổ, cạnh bên
Hồ Hoàn Kiếm huyền thoại, Cung Thiếu Nhi Hà Nội đã trở thành nơi nuôi dưỡng,
chăm sóc vào giáo dục biết bao thế thệ thiếu nhi, là mảnh đất ươm mầm nên những
chủ nhân Thăng Long - Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Từ chỗ chỉ là khu vui chơi cho các con em nhà giàu có, quan lại ở chế độ
phong kiến với cái tên “Ấu trĩ viên”, Cung thiếu nhi với tiền thân là Câu lạc bộ
Thiếu nhi Hà Nội được khai sinh vào ngày 1/6/1955 và trở thành điểm đến thu hút
con em của tất cả tầng lớp trong xã hội, nhất là con em những người lao động và
giai cấp công nhân đến sinh hoạt - là những người tiên phong, “lá cờ đầu trong 5
phong trào “Chống Mỹ cứu nước” của thiếu nhi Hà Nội. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
tùy theo sức của mình”, Cung Thiếu nhi Hà Nội ra đời như sự đánh dấu cho tình
yêu quê hương, đất nước của trẻ em Hà Nội - tuy sức vóc nhỏ bé nhưng ý chí lại lớn lao.
Hằng năm, Cung Thiếu nhi tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh cho
trẻ em Thủ đô cũng như các sự kiện lớn như: kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6),
rằm Trung thu, Lễ hội chào năm mới, Thi thiết kế thời trang, Liên hoan các ban
nhạc tốp hát, Liên hoan hát tiếng Anh, Liên hoan hát tiếng Pháp, Liên hoan nghệ
thuật trẻ em thiệt thòi…Xây dựng các chương trình biểu diễn, nghi thức phục vụ
các hoạt động, sự kiện chính trị - xã hội lớn của Thủ đô và Trung ương. Cung
không chỉ là trung tâm sinh hoạt vui chơi mà còn là nơi kết nối yêu thương đến
những trẻ em nghèo không có điều kiện để đến sinh hoạt và trao tặng nhiều phần
quà cho những em có hoàn cảnh khó khăn.
Với những hoạt động giáo dục và đào tạo, Cung thiếu thi không chỉ là địa chỉ
đáng tin cậy để các phụ huynh gửi gắm con em mình mà còn là mảnh vườn ươm
tạo nên những “cây đa, cây đề”, những tài năng thực sự đóng góp cho đất nước
như: Hồng Nhung, Thanh Lam, Ngọc Khuê…là những VĐV tiêu biểu như kiện
tướng bóng bàn Quốc Hoàng, Kim Hạnh, kiện tướng cầu lông Hồng Hạnh, “công
chúa”cờ vua Hoàng Thanh Trang…Nhiều em từng sinh hoạt tại Cung Thiếu nhi
sau này cũng đã trở thành những tấm gương tiêu biểu về học tập và công tác xã hội
như: Trần Kim Lan, Đoàn Hương, Tạ Bích Loan, Phi Tiến Sơn…vv.
Trong suốt chặng đường 60 năm hoạt động, Cung thiếu nhi Hà Nội đã không
ngừng cố gắng nỗ lực phát triển để khẳng định uy tín và vị thế trong lòng công dân
Hà Nội nói chung và thiếu nhi Thủ đô nói riêng. Đền đáp lại những nỗ lực to lớn
đó, Cung Thiếu nhi đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương 6
độc lập hạng Ba (năm 1995), hạng Nhì (năm 2000), hạng Nhất (năm 2005) và
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2014) cùng nhiều phần thưởng cao quý
ghi nhận những nỗ lực cống hiến hết mình vì sự nghiệp trồng người mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Luôn luôn đổi mới, luôn luôn đột phá để đáp ứng nhu cầu xã hội và rèn giũa
toàn diện cho thiếu nhi Thủ đô, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã và đang trưởng thành,
phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và
Nhà nước trao cho, cũng như xứng đáng với cái tên “nơi chắp cánh ước mơ để tuổi thơ bay xa.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Trước Cách mạng tháng Tám: Ấu trĩ viên, nơi sau này xây dựng Cung Thiếu
nhi, từng là khu vui chơi dành cho con em các gia đình giàu có và quan lại trong chính quyền cũ.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945: Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Ấu
trĩ viên trở thành trụ sở của Ban Chấp ủy Hội nhi đồng cứu quốc, đồng thời là nơi
diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi của thiếu nhi Hà Nội. Các hoạt động nổi bật gồm
dạ hội, đốt lửa trại, thi vẽ tranh, triển lãm, tổ chức Tết trung thu và các cuộc diễu
hành cổ động chống lại “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm”.
Năm 1946: Khi tình hình Hà Nội trở nên căng thẳng, Chính phủ đã chọn Ấu trĩ
viên để tổ chức triển lãm thành tựu một năm sau Cách mạng tháng Tám nhằm cổ
vũ tinh thần yêu nước. Đội thiếu nhi Hoàng Văn Thụ, gồm các thiếu nhi nghèo bán
báo, được chọn làm nòng cốt trong lớp học về giao thông liên lạc. Trong cuộc
chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô, nhiều đội viên đã trở thành những “Vệ út” xuất sắc. 7
Sau ngày Thủ đô giải phóng (10/10/1954): Ấu trĩ viên được Thành đoàn Hà
Nội tiếp quản và trở thành một trong hai trụ sở của Ban Thiếu nhi Hà Nội, với các
cán bộ trở về từ chiến khu. Câu lạc bộ thiếu nhi được thành lập nhằm hướng dẫn,
giáo dục các em phát triển năng khiếu và trở thành công dân có ích. Các hoạt động
sôi nổi như chuẩn bị đón Bác Hồ về Thủ đô, trại hè hòa bình và thành lập Đội
Thiếu niên Tiền phong đều bắt đầu từ đây. Dạ hội trung thu tại Câu lạc bộ nhiều
lần được Bác Hồ đến dự.
Năm 1964: Khi giặc Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, cán bộ Câu lạc bộ tổ
chức nhiều buổi liên hoan văn nghệ, lớp học và các hoạt động khác tại nơi sơ tán.
Các hoạt động như quyên góp giẻ lau súng, lấy lá ngụy trang phục vụ chiến trường
và biểu diễn văn nghệ đã thể hiện tinh thần “việc nhỏ nghĩa lớn, chống Mỹ cứu
nước” với khẩu hiệu “vững như cầu Long Biên, hiên ngang như Câu lạc bộ”.
Sau hiệp định Paris 1974: Hòa bình lập lại ở miền Bắc, và vào tháng 10/1974,
với sự giúp đỡ của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc (cũ), một tòa nhà 6
tầng với 100 phòng học và sinh hoạt hiện đại trên diện tích hơn 10.000 m² được
khởi công xây dựng. Công trình này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố
đối với công tác chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, đồng thời là biểu hiện tình hữu
nghị Việt Nam - Tiệp Khắc.
2.1. Nhà văn hóa Thiếu nhi Hà Nội (1975 - 1985)
Hơn hai năm sau ngày thống nhất đất nước, ngày 19-2-1977, công trình xây
dựng Nhà Thiếu nhi do nước CHXHCN Tiệp Khắc giúp đỡ được hoàn thành và
đưa vào sử dụng với các khoa chuyên môn, phòng nghiệp vụ như khoa học sáng
tạo, thể dục thể thao, nghệ thuật, công tác Đội, rạp Khăn quàng đỏ, nhà truyền
thống Bác Hồ...đón tiếp hàng nghìn lượt thiếu nhi các tỉnh về thăm quan. Hàng 8
trăm nghìn thiếu nhi Thủ đô đã có một tòa lâu đài mơ ước để đến vui chơi, phát
triển năng khiếu và rèn luyện đạo đức, nhân cách.
Trong những năm 1975 đến 1985, đất nước bước vào giai đoạn phục hồi sau
chiến tranh, Nhà Văn hóa thiếu nhi đã có nhiều hoạt động sôi nổi thu hút mạnh mẽ
sự quan tâm của các em thiếu nhi, các bậc phụ huynh học sinh, của bạn bè quốc tế.
Nhiều em thiếu nhi, cán bộ phụ trách đã được cử đi tham quan, học tập trao đổi
kinh nghiệm công tác thiếu nhi và thúc đẩy mối quan hệ bền vững trong khối các
nước xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu mới của công tác thiếu nhi, các anh chị
phụ trách Nhà văn hóa thiếu nhi đã xây dựng nên nhiều giáo trình, đề tài khoa học
về phương pháp, kinh nghiệm tiên tiến trong công tác tập hợp, giáo dục trẻ em
ngoài nhà trường. Có thể nói, đây là thời kỳ có những hoạt động quốc tế khá sôi
Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội khi mới hoàn thành (1978 - 1980)
động và hiệu quả, thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ với các nước về hoạt động của Nhà Văn hóa. 9
2.2. Cung Thiếu nhi Hà Nội
Dấu mốc vàng son trong chặng đường phát triển và trưởng thành của Nhà Văn
hóa thiếu nhi là khi tập thể cán bộ, thiếu nhi của Nhà Văn hóa vinh dự đón nhận
Huân chương Lao động hạng Nhất và nhận quyết định chuyển thành Cung Thiếu
nhi Hà Nội vào ngày 1-6-1985.
Trên chặng đường xây dựng quá trình trưởng thành của mình, Cung Thiếu nhi
Hà Nội cũng xây dựng nên cho biết bao thế hệ trẻ em Hà Nội những kỉ niệm tuổi
thơ đẹp đẽ. Họ là những nghệ sĩ Thanh Huyền, Hồng Vân, Ái Xuân, Hồng Nhung,
Thanh Lam, Hồng Kỳ, Ngọc Khuê, Dương Hoàng Yến, Tăng Nhật Tuệ…vv, là
những vận động viên tiêu biểu như kiện tướng bóng bàn Quốc Hoàng, Kim Hạnh,
kiện tướng cầu lông Hồng Hạnh, kiện tướng quốc tế cờ vua Hoàng Thanh Trang…
những tấm gương tiêu biểu về học tập và công tác xã hội như: TSKH ngữ văn 10
Cung Thiếu nhi Hà Nội hiện tại
Đoàn Hương, nhà báo Tạ Bích Loan, đạo diễn Phi Tiến Sơn, Hoàng Minh Hồng -
người Việt Nam đầu tiên cắm cờ ở Nam Cực.
3. Sứ mệnh và tầm nhìn
Nhà Văn hóa là một trong những thiết chế xã hội, một loại cơ sở hạ tầng xã hội
rất đặc trưng ở các nước XHCN; cung văn hóa cho thiếu nhi ở Hà Nội – công trình
hiện đại đầu tiên, ưu tiên xây dựng cho thiếu nhi, trong thời kỳ chiến tranh, thể
hiện một sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với các thế hệ tương lai, một quan
điểm hết sức nhân văn.
Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, Nhà Văn hóa là một trong những đặc trưng thiết
chế xã hội, một loại cơ sở hạ tầng xã hội. Cung Thiếu nhi Hà Nội là một trong số
đó, đồng thời nó cũng là công trình hiện đại đầu tiên được xây dựng trong thiếu nhi
ngay trong thời kỳ chiến tranh - thể hiện một niềm quan tâm to lớn của nước nhà
đối với sự phát triển văn hóa, tinh thần và thể chất của những “búp măng trên
cành”, với thế hệ tương lai của Thủ đô. Cung Thiếu nhi là biểu tượng của sự vươn
lên mạnh mẽ, khẳng định sự độc lập trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh.
Với những ý nghĩa đó, Cung Thiếu nhi mang trong mình sứ mệnh là “cánh
chim đầu đàn” trong cả nước về giáo dục ngoài nhà trường cho thiếu nhi. Với tham
vọng tiếp tục duy trì nhiệm vụ môi trường lý tưởng để trẻ em có thể phát triển toàn
diện, Cung ngày càng phấn đấu khuyến khích trẻ em khám phá và phát triển tài
năng, đam mê của mình thông qua các hoạt động nghệ thuật, thể thao và khoa học;
góp phần giáo dục nhân cách, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, tạo cơ hội cho
trẻ em giao lưu, kết bạn và học hỏi lẫn nhau, từ đó xây dựng một cộng đồng trẻ em 11
đoàn kết, sáng tạo và năng động. Hàng năm thu hút hơn 28.000 lượt em đến học
tập, vui chơi và sinh hoạt ở 60 bộ môn, CLB sở thích thuộc 6 lĩnh vực: Nghệ thuật,
Mỹ thuật, Thể dục thể thao, Giáo dục Tổng hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ.
4. Các loại hình dịch vụ
Với mong muốn mang đến cho trẻ em niềm vui và sự say mê sau mỗi giờ trên
lớp, các thầy cô tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã dày công lựa chọn và sàng lọc nội
dung, xây dựng chương trình phù hợp với tuổi thơ. Qua biết bao cuộc thử nghiệm
chất lượng cùng tình yêu trẻ và nỗ lực phát triển không ngừng, hiện nay tại Cung
đã có hơn 60 bộ môn thuộc các lĩnh vực: Nghệ thuật, Mỹ thuật, Thể dục thể thao,
Giáo dục Tổng hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ. Trong đó, nhiều môn mang
tính bổ trợ cho việc học ở trường như: Văn, Toán, Tin học, Ngoại ngữ, … nhưng
với cách tiếp cận “học mà chơi, chơi mà học”. Nhiều môn được thiết kế góp phần
định hướng thẩm mỹ, khuyến khích tư duy sáng tạo như: hội hoạ, âm nhạc, thiết
kế, trình diễn thời trang; rèn luyện thể lực như: bóng chuyền, bóng bàn, võ thuật,
thể dục nhịp điệu…; Phương châm phát triển không ngừng để bắt kịp với những
yêu cầu của xã hội và mong muốn ngày càng cao của thiếu nhi Thủ đô, Cung thiếu
nhi còn mở rộng thêm nhiều bộ môn mới như: rèn luyện kỹ năng giao tiếp, dẫn
chương trình, viết chữ đẹp, nữ công, hiphop, chương trình Tiếng Anh dành cho trẻ
em do thầy Nguyễn Quốc Hùng M.A tư vấn…vv. 12
Một số hình ảnh các lớp học tại Cung Thiếu nhi Hà Nội 13
II. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG
1. Phân tích môi trường vĩ mô - PEST
1.1. Chính trị (Political)
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.” Bởi vậy, Chính
phủ Việt Nam luôn chú trọng đến phát triển giáo dục và văn hóa trong thế hệ trẻ -
những mầm non tương lai của đất nước, đề ra những chủ trương, chính sách để cải
thiện chất lượng giáo dục và phát triển đời sống văn hóa cho thiếu nhi phù hợp với
thời đại mới. Bên cạnh việc bồi dưỡng tri thức, văn hóa trên trường lớp, Chính phủ
cũng đề cao các hoạt động phát triển năng khiếu và tài năng trong các lĩnh vực
nghệ thuật, thể thao, khoa học và công nghệ, khuyến khích thiếu nhi tham gia vào
các hoạt động ngoại khóa giúp nuôi dưỡng tài năng và phong phú đời sống văn hóa.
Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước có sự ổn định về mặt chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nên đây là một điều kiện thuận lợi để Cung
Thiếu nhi có thể phát triển một cách bền vững, ít bị gián đoạn bởi các yếu tố chính trị.
1.2. Kinh tế (Economic)
Sau gần 40 năm đổi mới và phát triển với những nỗ lực, cố gắng hết mình, Việt
Nam đã thay đổi tích cực với những thành tựu có giá trị trên nhiều lĩnh vực, trở
thành một nước đang phát triển, có chỗ đứng nhất định trên bản đồ quốc tế và đời
sống nhân dân được cải thiện.
Năm 2023, nền kinh tế nước ta đã gặp nhiều thách thức và khó khăn từ sự ảnh
hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Nhưng với những chủ trương, chính sách
lãnh đạo phù hợp, kịp thời, kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tăng 14
trưởng phục hồi mạnh mẽ, quay lại quỹ đạo phát triển nhanh. Điều này có thể dẫn
đến việc các gia đình đầu tư nhiều hơn cho con cái trong giáo dục và các hoạt động ngoại khóa, giải trí.
Bên cạnh đó, nguồn tài trợ từ nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân cũng có
thể ảnh hưởng đến khả năng tổ chức các hoạt động của Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Kinh tế phát triển tốt sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn và tài trợ. Cụ
thể như mới đây, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã được Nhà nước đầu tư 1300 tỷ đồng
để xây dựng một Cung Thiếu nhi mới với cơ sở vật chất, hệ thống phòng học hiện
đại cùng tổ hợp nhiều hoạt động giải trí đa dạng.
1.3. Xã hội (Social)
Việt Nam là một đất nước có quy mô dân số lớn với tháp dân số tương đối trẻ.
Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.473.465 người vào ngày 17/06/2024 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc với 3.828 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày
(theo danso.org). Dân số Hà Nội đứng thứ 2 cả nước với gần 8,5 triệu người với
nhiều hộ gia đình có trẻ nhỏ. Bởi vậy nhu cầu về các hoạt động giáo dục và giải trí
cho thiếu nhi rất lớn, là một cơ hội để mở rộng và phát triển cho Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Đời sống vật chất được nâng cao, các bậc phụ huynh hiện nay cũng đã quan
tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục và nghệ thuật cho con em mình, mong muốn
tìm đến những hoạt động giúp phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể thao, nghệ
thuật, khoa học công nghệ,... và các hoạt động vui chơi, giải trí.
1.4. Kỹ thuật (Technological)
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển bùng nổ từ những tác động tích
cực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ giáo dục (EdTech) cũng đã 15
có thành tựu sáng giá, có giá trị áp dụng vào thực tiễn giúp cải thiện chất lượng
giáo dục. Điều này mang lại nhiều cơ hội cho Cung Thiếu nhi Hà Nội trong việc
ứng dụng các phương pháp giảng dạy và hoạt động sáng tạo hiện đại.
Sự phát triển của mạng xã hội và các kênh truyền thông số cũng là một công cụ
hữu hiệu mà Cung Thiếu nhi Hà Nội có thể tận dụng để quảng bá và thu hút sự chú
ý, tham gia của cộng đồng đến các hoạt động của mình. 2. Phân tích SWOT
2.1 Điểm mạnh (Strengths)
Cung Thiếu nhi Hà Nội với lịch sử lâu đời, được xây dựng và phát triển trong
gần 70 năm từ 1/6/1955 đã trở thành địa điểm quen thuộc, gắn bó với nhiều thế hệ
trẻ em ở Thủ đô, góp phần tăng độ nhận diện và uy tín của Cung so với các trung
tâm khác trong quá trình lựa chọn môi trường học tập và vui chơi cho con em mình của các bậc phụ huynh.
Với diện tích 1,2ha gồm khối hành chính, khối nhà chức năng 5 tầng phục vụ
cho các lớp học, nhà hát 520 chỗ cùng sân vui chơi hoàn toàn là một lợi thế để
Cung Thiếu nhi Hà Nội mở rộng và phát triển các CLB năng khiếu và các hoạt động giải trí song song.
Trong quá trình phát triển của mình, Cung Thiếu nhi đã có đa dạng hơn 60 bộ
môn thuộc các lĩnh vực: Nghệ thuật, Mỹ thuật, Thể dục thể thao, Giáo dục Tổng
hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ với phương pháp dạy học “học mà chơi, chơi mà học”
Các lớp học với mức học phí tương đối hợp lý, được giảng dạy bởi đội ngũ các
thầy cô giáo có nhiều năm kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong lĩnh vực cũng
là một yếu tố giúp Cung Thiếu nhi Hà Nội ghi điểm đối với các bậc phụ huynh. 16
Bên cạnh đó, Cung Thiếu nhi Hà Nội trực thuộc sự quản lý Ủy ban nhân dân
Hà Nội, bởi vậy nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước về mặt tài chính và
chính sách, đảm bảo hoạt động ổn định và liên tục. Sắp tới, dự án xây dựng một
Cung Thiếu nhi mới sẽ được hoàn thiện và khánh thành đi vào hoạt động với đa
dạng các tổ hợp hoạt động giải trí và hệ thống phòng học hiện đại hứa hẹn là một
nơi học tập, phát triển bản thân kết hợp vui chơi, giải trí cho thiếu nhi Thủ đô.
2.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Có lợi thế lịch sử lâu đời cùng hệ thống cơ sở vật chất và lớp học đa dạng các
lĩnh vực nhưng cách quảng bá, truyền thông của Cung Thiếu nhi Hà Nội còn mang
tính truyền thống, chưa có sự đa dạng, đầu tư nên việc tiếp cận đến phụ huynh và
các em thiếu nhi chưa thực sự hiệu quả. Hiện tại Cung chỉ hoạt động trên website
quản trị và fanpage chính nhưng nội dung và hình thức chưa được chú trọng.
Chịu sự quản lý và hỗ trợ tài chính của Nhà nước nhưng nguồn tài chính vẫn
còn hạn chế và phụ thuộc, có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cấp cơ sở
vật chất, cũng như triển khai các hoạt động mới. Hệ thống khu vui chơi tại Cung
hiện tại đã xuống cấp, chưa được bảo dưỡng, sửa chữa và cũng không còn hoạt động như trước kia.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy và quản lý còn chưa
thực sự phổ biến và hiệu quả.
2.3. Cơ hội (Opportunities)
Với xu thế tăng trưởng kinh tế, mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu
đầu tư vào giáo dục, phát triển toàn diện và tìm đến các hoạt động ngoại khóa, vui
chơi giải trí sẽ ngày càng gia tăng, tạo cơ hội phát triển cho Cung Thiếu nhi Hà Nội. 17
Đầu tư áp dụng các thành tựu về công nghệ giáo dục (EdTech) vào trong
chương trình giảng dạy mở ra nhiều cơ hội cho việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng phạm vi tiếp cận.
Hơn nữa, với uy tín của mình, Cung Thiếu nhi Hà Nội hoàn toàn có thể hợp tác
với các tổ chức quốc tế và phi chính phủ để trao đổi kinh nghiệm, nhận hỗ trợ kỹ
thuật và tài chính, cũng như tổ chức các chương trình giáo dục quốc tế.
2.4. Thách thức (Threats)
Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các trung tâm giáo dục tư nhân với
các chương trình giảng dạy hiện đại và linh hoạt tạo ra sự cạnh tranh lớn. Bên cạnh
đó là sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xu hướng giáo dục đòi hỏi Cung
Thiếu nhi phải liên tục cập nhật và đổi mới để không bị tụt hậu và tăng sức cạnh tranh.
Những thay đổi trong chính sách giáo dục và quản lý của nhà nước cũng là một
thách thức đối với việc tổ chức hoạt động và tài chính của Cung Thiếu nhi.
Ngoài ra, các yếu tố xã hội và kinh tế, chẳng hạn như suy thoái kinh tế, biến
đổi xã hội, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả và sự quan tâm của phụ
huynh đối với các dịch vụ giáo dục ngoài giờ.
3. Đối thủ cạnh tranh
Lĩnh vực giáo dục và văn hóa, giải trí hiện nay là một trong lĩnh vực phát triển
và ngày càng được quan tâm trong xã hội hiện nay. Đặc biệt tại thành phố trung
tâm như Hà Nội, với dân số đông đúc và nhu cầu học tập, phát triển giải trí tăng
cao kéo theo các trung tâm giáo dục, các câu lạc bộ ngoại khóa và các khu vui chơi
ra đời với số lượng gia tăng nhanh chóng. 18
Cung Thiếu nhi phải cạnh tranh với các trung tâm giáo dục, ngoại khóa tư nhân
và các câu lạc bộ thể thao như các trung tâm giảng dạy Tiếng Anh với phương
pháp giảng dạy hiện đại; năng khiếu (múa, nhảy, nhạc cụ,...); các câu lạc bộ thể
thao chuyên biệt (bơi lội, đá bóng, cầu lông,...) và hoạt động ngoại khóa phát triển kỹ năng mềm cho trẻ.
Hiện tại, các trường học cả công lập, tư thục và quốc tế đều chú trọng hơn
trong việc phát triển toàn diện cho học sinh nên trong trường cũng tổ chức các câu
lạc bộ sau giờ học và nhiều hoạt động ngoại khóa thu hút học sinh tham gia.
Các tổ chức phi chính phủ và dự án cộng đồng cũng là đối thủ cạnh tranh của
Cung Thiếu nhi Hà Nội trong thời điểm hiện nay. Các tổ chức như Save the
Children, Plan International, và UNICEF,... thường có các chương trình giáo dục
và phát triển trẻ em, cung cấp nhiều hoạt động và tài nguyên hữu ích. Các dự án từ
thiện, và các sáng kiến cộng đồng cũng tổ chức nhiều hoạt động và sự kiện thu hút trẻ em và phụ huynh.
Ngoài ra, tổ hợp vui chơi ngoài trời như các công viên giải trí và các khu vui
chơi trong các trung tâm thương mại với đa dạng các hạng mục trò chơi, cung cấp
các hoạt động thể thao, giải trí hấp dẫn phát triển ngày càng nhiều trở thành đối thủ
cạnh tranh trực tiếp với Cung Thiếu nhi.
Chính vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo chương trình giảng dạy hiệu quả, cập
nhật xu thế, cải thiện cơ sở vật chất hiện đại, Cung Thiếu nhi Hà Nội nên đẩy mạnh
hơn nữa trong việc quảng bá, truyền thông, tận dụng các phương tiện truyền thông
số để duy trì hình ảnh thương hiệu và ngày càng phát triển hơn trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. 19
III. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHIẾN DỊCH 1. Mục đích
Định vị Cung Thiếu nhi Hà Nội là điểm đến phù hợp để trẻ phát triển toàn diện
- vừa là nơi trẻ có thể được thỏa sức vui chơi, sáng tạo; vừa là nơi học tập, phát
triển tài năng của trẻ, đồng thời đồng hành cùng con phát huy giá trị cộng đồng tích
cực từ chính tài năng nghệ thuật đó. 2. Mục tiêu
Mục tiêu chiến dịch “Sáng tạo từ trái tim, tài năng trẻ lan tỏa yêu thương,
hướng tới cộng đồng” mà nhóm thực hiện mong muốn đạt được đặt ra theo 3 cấp độ sau:
Nhận thức: Chiến dịch đặt mục tiêu nâng cao nhận thức về vai trò của việc
học những kỹ năng, phát triển điểm mạnh, năng khiếu của trẻ, giáo dục trẻ cả về
thể chất và tinh thần; giá trị của nghệ thuật; khuyến khích trẻ em tham gia vào các
hoạt động cộng đồng, giúp đỡ và chia sẻ yêu thương với những người xung quanh.
Chiến dịch giúp tăng độ nhận diện về Cung Thiếu nhi Hà Nội, đẩy mạnh sự
nhận biết về Cung trong cộng đồng - đây vừa là một sân chơi vừa là nơi các con
được học tập, nuôi dưỡng đam mê, là nơi tai tài năng của trẻ được khai phá, nơi mà
thầy cô sẽ đồng hành cùng con và tài năng phát huy hết sức mạnh và giá trị của
mình. Qua đó có thể tăng cường sự hiểu biết về các hoạt động của cung, những dự
án mà cung được thực hiện để hỗ trợ trẻ em và gia đình.
Mục tiêu nâng cao sự hiểu biết và sự đồng cảm từ công chúng với những mục
đích và giá trị mà cung thiếu nhi mang lại cho cộng đồng. Các sự kiện được tổ
chức trong chiến dịch sẽ phần nào giúp phụ huynh cũng như các bạn nhỏ hiểu
rằng: học tập năng khiếu không chỉ là thỏa mãn đam mê hay phục vụ cho tương lai 20