Xây dựng ma trận swot của công ty Vinfast | Tiểu luận môn Quản trị học căn bản trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh): Đây là những yếu tố tích cực của mô hình kinh doanh có thể mang đến lợi ích cho doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như nguồn lực tài chính, thương hiệu lớn, có quy trình hoạt động hiệu quả…Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học căn bản
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ --- v v --- TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY VINFAST
GVHD: ThS. Đặng Đình Nghĩa MLHP: FUMA230806_23_1_09CLC Nhóm SVTH: Nhóm 6 Đỗ Thị Ái Ngân 23124102
Nguyễn Thị Yến Vy 23124163
Nguyễn Dương Phương Uyên 23124155 Trần Phương Uyên 23124156
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023 1 2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY VINFAST MỨC ĐỘ ĐIỂM STT HỌ TÊN MSSV NHIỆM VỤ HOÀN SỐ THÀNH - Phân tích và Hoàn thành 1 Đỗ Thị Ái Ngân 23124102 Đánh giá tốt - Kết luận - Giới thiệu Hoàn thành 2 Nguyễn Thị Yến Vy 23124163 - Chiến lược và tốt Hành động - Quy trình Xây dựng Ma Nguyễn Dương Phương trận SWOT 3 Hoàn thành 23124155 Uyên - Tài liệu tham tốt khảo - Tổng hợp - Lý thuyết về Ma trận SWOT Hoàn thành 4 Trần Phương Uyên 23124156 - Ưu điểm và tốt Hạn chế của Ma trận SWOT
Nhận xét của giảng viên
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
...................................................................................................................... ...... 3 MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU.................................................4
1. Mở đầu....................................................................4
2. Giới thiệu về doanh nghiệp.....................................5
II. LÝ THUYẾT VỀ MA TRẬN SWOT........6
III. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN
SWOT.................................................................8
1. Thu thập thông tin...............................................….8
2. Phân loại yếu tố.................................................…...9
3. Xây dựng SWOT.................................................…12
IV. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ................…15
V. CHIẾN LƯỢC VÀ HÀNH ĐỘNG..........…19
VI. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA MA TRẬN
SWOT.............................................................….20
VII. KẾT LUẬN..............................................…21
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................…23 4 I. GIỚI THIỆU 1. Mở đầu:
Tổng quan về ma trận SWOT:
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh): Đây là những yếu tố tích cực của mô hình
kinh doanh có thể mang đến lợi ích cho doanh nghiệp có thể bao gồm
nhiều yếu tố khác nhau như nguồn lực tài chính, thương hiệu lớn, có quy
trình hoạt động hiệu quả…
Weaknesses (Điểm yếu): Đây là những yếu tố tiêu cực gây ảnh
hưởng đến mô hình kinh doanh gây ra nhiều bất lợi cho doanh nghiệp
như: thiếu nguồn lực, hạn chế về công nghệ,…
Opportunities (Cơ hội): Đây là những yếu tố bên ngoài có thể làm
bước đệm để mô hình kinh doanh phát triển và thành công. Cơ hội có thể
bao gồm: thị trường tiêu dùng được mở rộng, xu hướng tiêu dùng mới,…
Threats (Thách thức): Đây là những yếu tố bên ngoài có thể gây đe
dọa và ảnh hưởng tiêu cực đến mô hfnh kinh doanh như: môi trường cạnh
tranh khốc liệt, công nghệ kĩ thuật bị tuột hậu,…
Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi
tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh
doanh bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.
Trong đó Điểm mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ
trong một doanh nghiệp. Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi
là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi.
Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung
ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần
muốn là có thể kiểm soát được.
Vai trò của SWOT trong chiến lược kinh doanh:
Đánh giá tình hình của doanh nghiệp và xác định chiến lược phù hợp
với doanh nghiệp: Vì ma trận SWOT đưa ra đánh giá về điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp điều này giúp cho
doanh nghiệp xác định được tình hình của doanh nghiệp từ đó có thể giúp
doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất và hiệu quả nhất. 5
Tận dụng triệt để những điểm mạnh và cơ hội: Ma trận SWOT đưa ra
được những điểm mạnh và cơ hội của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp
có thể dựa vào những điểm mạnh và cơ hội đó để phát triển triệt để những
lợi thế đó để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Khắc phục điểm yếu, ngăn chặn cũng như đối phó với các mối đe
dọa: Ma trận SWOT đưa ra những điểm yếu và những mối đe dọa đối với
doanh nghiệp vì vậy doqanh nghiệp có thể dựa vào những đánh giá này
để khắc phụ những điểm yếu của doanh nghiệp từ đó ngăn chặn và đối
phó được với những mối đe dọa giúp các doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.
- Mục tiêu của ma trận SWOT cho doanh nghiệp là để xác định rõ những
yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của dự án được đề ra hoặc của
một doanh nghiệp từ đó giúp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù
hợp và dự đoán được những mối đe dọa mà có thể sẽ gặp phải để có
những cách thức ngăn chặn và đối phó với mối đe dọa đó.
2. Giới thiệu về doanh nghiệp:
- Đặc điểm chung của doanh nghiệp Vinfast:
+ Sản xuất ô tô và xe máy điện: Vinfast chuyên sản xuất ô tô và xe máy
điện với mục tiêu đưa ngành sản xuất ô tô của Việt Nam ra thị trường quốc tế.
+ Thiết kế và công nghệ: Vinfast mua lại được quyền sở hữu trí tuệ tư
BMW và hợp tác với những thương hiệu tên tuổi có tầm ảnh hưởng trong
công nghiệp ô tô để hoàn thiện quy trình sản xuất của mình. Zngoaif ra,
Vinfast còn cập nhật những công nghệ sản xuất hiện đại, ưu việt xuất sắc
vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe và được công nhận bởi những tổ
chức đánh giá xe hàng đầu thế giới: ASEAN NCAP, EURO NCAP,…
+ Cam kết chất lượng và an toàn: VinFast là một thương hiệu ô tô Việt sở
hữu danh mục sản phẩm với 100% đạt chứng nhận an toàn ở mức cao của
ASEAN NCAP. Điều này khẳng định vị thế và độ tin cậy, khả năng bảo
vệ khách hàng vượt trội của hãng.
+ Sự đổi mới và sáng tạo: Vinfast cho phép khách hàng có thể tham gia
vào quá trình quyết định thiết kế cho những chiếc xe trong tương lai. Đây
là một tư duy độc đáo chưa từng có tiền lệ trong ngành công nghiệp ô tô.
- Về ngành nghề: Vinfast là một công ty sản xuất ô tô và xe máy của Việt
Nam. Vinfast đã sản xuất và phân phối những dòng xe ô tô và xe máy, 6
bao gồm các dòng xe ô tô điện và xe máy điện, xe ô tô chạy bằng động cơ
đót trong và một số dòng xe máy phổ thông và cao cấp khác.
- Về kích thước: Vinfast thuộc sở hữu của tập đoàn Vingroup. Vingroup
là một trong những tập đoàn lớn nhất và có giá trị thị trường lớn nhất Việt Nam.
- Về vị thế thị trường: Vinfast đã trở thành một trong những nhà sản xuất
ô tô và xe máy điện hàng đầu Việt Nam, và đang trên đường tạo dựng thương hiệu quốc tế.
II. LÝ THUYẾT VỀ MA TRẬN SWOT
* Định nghĩa và ý nghĩa:
- Việc sử dụng mô hình SWOT điểm mạnh (Strengths), điểm yếu
(Weaknesses), cơ hội (Opportunities), rủi ro (Threats) có nhiều ý nghĩa
quan trọng trong quản lý và kế hoạch kinh doanh, giúp cải thiện quyết
định chiến lược và quản lý tổ chức, giúp tận dụng cơ hội, đối phó với rủi
ro và tối ưu hóa sức mạnh của doanh nghiệp.
- Ma trận SWOT sẽ đánh giá tổng quan giúp tổ chức có cái nhìn tổng
quan về tình hình của họ, giúp xem xét các yếu tố nội bộ hẳng hạn như
điểm mạnh, điểm yếu và yếu tố bên ngoài gồm cơ hội và rủi ro gây ảnh
hưởng. SWOT giúp xác định được những điển mạnh, điểm yếu để biết
được nơi họ đang đứng, nắm bắt những gì mà họ có thể tận dụng hay cải
thiện. Tận dụng cơ hội bằng việc xác định và đánh giá cơ hội trong môi
trường giúp doanh nghiệp tìm kiếm những cách để phát triển và mở rộng
trong quá trình quyết định chiến lược. Ngoài những cơ hội được tận dụng
thì bên cạnh đó là đối phó, giải quyết rủi ro bằng cách này SWOT sẽ giúp
nhận biết và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, kế hoạch để đối phó với những
thách thức và giảm những tác động tiêu cực trong chiến lược của doanh nghiệp.
- Ma trận SWOT còn lập kế hoạch cũng cấp cơ sở cho việc phát triển
chiến lược, từ việc dựa trên thông tin từ phân tích mô hình SWOT, so
sánh mà người quản lý và doanh nghiệp có thể xác định chiến lược để tận
dụng sức mạnh và cơ hội, đối phó giải quyết với điểm yếu và những rủi
ro, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch
vụ. Và thay vì ra quyết định theo cảm tính hay quyết định đơn thuần dựa
trên trực giác thì ma trận này sử dụng cơ sở và so sánh giữa doạnh nghiệp
và đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và cụ thể để
đưa ra lựa chọn có cơ sở để từ đó chúng ta có thể phác thảo một chiến 7
lược mà giúp cho doanh nghiệp phân biệt với đối thủ cạnh tranh, giúp cho
doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
Cách nhìn nhận yếu tố nội vi và ngoại vi của doanh nghiệp:
+ Điểm mạnh (Strengths) và điểm yếu (Weaknesses) là các yếu tố nội vi
(yếu tố bên trong). Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi là
yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể nỗ lực để thay đổi.
+ Cơ hội (Opportunities) và rủi ro (Threats) là các yếu ngoại vi ( yếu tố
bên ngoài). Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng
không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.
- Các doanh nghiệp, công ty có thể xem xét việc thực hiên phân tích các
yếu tố nội vi và ngoại vi này như một phiên “ white – boarding ” hoặc “
sticky note ”, những ý tưởng này không có câu trả lời đúng hay sai mà tất
cả các thành viên nên được khuyến khích chia sẻ mọi ý kiến của họ.
Những ý tưởng này có thể sẽ bị loại bỏ nhưng sẽ mang lại kích thích sự
sáng tạo và truyền động lực, cảm hứng để tạo ra mục tiêu tốt nhất cho doanh nghiệp.
Các thành phần chính:
- Strengths (Thế mạnh): là những điểm mạnh, lợi thế mà doanh nghiệp
đang sở hữu và nó nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, là những việc mà
doanh nghiệp đã làm và thực hiện chúng tốt nhất. Những lợi thế riêng của
doanh nghiệp chẳng hạn như mạnh về nguồn năng lực (Human Resources
), chất lượng sản phẩm (product quality ) ,về kỹ thuật ( technique ), kinh
nghiệm dồi dào ( experience ), kiến thức ( knowledge).
+ Weaknesses (Điểm yếu): là việc nội bộ, thuộc về bên trong doanh
nghiệp, đó có thể là những thứ mà doanh nghiệp đang thiếu hụt hoặc yếu
tố tiêu cực cần đối mặt. Những điều chưa hoàn thành tốt , sai sót trong
quá trình sản xuất thành phẩm, sự hao hụt về chất lượng hoặc có thể là
những điểm mà đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn doanh nghiệp bên mình.
+ Opportunities (Cơ hội): là những yếu tố bên ngoài tác động đến doanh
nghiệp như xu hướng thị trường kinh doanh ( business market trends ), xã
hội ( social ), chính sách chính phủ đề ra ( government policy ), xu hướng
toàn cầu ( global trend ), luật pháp ( laws ),…có lợi cho doanh nghiệp. 8
+ Threats (Thách thức): là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp như
xu hướng thị trường thay đổi nhanh chóng , tình hình xã hội, chính sách
chính phủ đưa ra… có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.
=> Đây là bốn yếu tố quan trọng để hoàn thành một ma trận SWOT phù
hợp cho từng doanh nghiệp, đánh giá trí tuệ yếu tố điểm mạnh
( strengths ), điểm yếu ( weakness ), cơ hội ( opportunity ) hay là rủi ro
( threats ) giúp cho doanh nghiệp hiểu hơn về bản thân, môi trường kinh
doanh, để xác định mục tiêu phù hợp nhất và từ đó đưa ra các quyết định
chiến lược phù hợp để đạt được những giá trị cao, thành công vững chắc.
III. Quy trình Xây dựng Ma trận SWOT
1. Thu thập thông tin:
* Nguồn cung cấp thông tin, từ khách hàng đến nhân sự và thị
trường của công ty Vinfast:
- Nguồn cung cấp thông tin từ khách hàng: Vinfast đã thu thập thông tin
từ khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như: website, social network,
phone, email, survey (khảo sát),...nhằm để khách hàng phản hồi, đánh giá
và góp ý. Vinfast cũng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu, đáp
ứng được nhu cầu, mong muốn và sự hài lòng của khách hàng đối với
sản. Vinfast muốn sử dụng thông tin từ khách hàng để cải thiện chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng và chiến lược marketing.
- Nguồn cung cấp thông tin từ nhân sự: Vinfast đã thu thập, lưu trữ, xử lý
và cập nhật thông tin về nhân viên về: thông tin cá nhân, hợp đồng,
lương, thưởng, đánh giá, đào tạo, phát triển và nghỉ phép,... thông qua
thông tin từ hệ thống quản lý nhân sự . Vinfast đã sử dụng nhiều công cụ
khác nhau như: message, email, report, form,...nhằm giao tiếp, trao đổi và
thu thập thông tin từ nhân viên. Vinfast sử dụng thông tin từ nhân sự để
quản lý, điều hành, phân công, đánh giá, đào tạo, phát triển nhân viên.
- Nguồn cung cấp thông tin từ thị trường: Vinfast thu thập thông tin từ thị
trường qua nhiều nguồn thông tin: newspapes and magazines, internet,
report, research, statistic (thống kê), data,...Vinfast đã sử dụng các công
cụ phân tích thị trường nhằm nắm bắt tình hình, cơ hội, đe dọa, đối thủ
cạnh tranh, phân khúc, mục tiêu và vị thế của Vinfast trên thị trường.
Vinfast sử dụng các thông tin từ thị trường để định hướng, lập kế hoạch,
đưa ra quyết định, thiết lập mục tiêu, xây dựng chiến lược và đánh giá. 9
* Cách tiếp cận để có được thông tin đầy đủ và chính xác.
Vinfast sử dụng các kênh truyền thông và quảng cáo đa dạng và hiệu
quả để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu và hoạt động của mình đến công
chúng. Vinfast muốn thông qua các nền tảng mạng xã hội, website, báo
chí,... để tiếp cận và có đầy đủ thông tin một cách chính xác.
Vinfast đánh vào tâm lý “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” để khẳng định mình là thương hiệu xe máy, ô tô Việt Nam đẳng
cấp quốc tế. Đồng thời, Vinfast cũng đã tạo ra sự khác biệt và độc đáo
của sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Vinfast đã thay đổi cách bán sản phẩm ô tô, xe máy tại Việt Nam
bằng cách áp dụng mô hình bán hàng trực tuyến và tận nhà. Vinfast hỗ
trợ khách hàng trải nghiệm, tìm hiểu và mua xe một cách thuận tiện,
nhanh chóng và an toàn. Vinfast cũng hỗ trợ duyệt hạn mức vay online
cho khách hàng mua xe trả góp.
Vinfast tuân thủ các quy định của pháp luật về việc cung cấp thông
tin cho người tiêu dùng. Vinfast cung cấp thông tin về sản phẩm một cách
chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch và thuận lợi cho người tiêu dùng.
Vinfast cũng cung cấp các thông tin bắt buộc về sản phẩm như: tên, xuất
xứ, giá, chất lượng, bảo hành, bảo dưỡng,...
2. Phân loại yếu tố
* Lọc và phân loại các yếu tố nội và ngoại vi:
- Yếu tố nội: là những yếu tố bên trong công ty, do công ty có thể kiểm
soát và điều chỉnh được. Một số yếu tố nội của Vinfast là:
+ Ban lãnh đạo có năng lực: Vinfast có sự lãnh đạo của những người có
kinh nghiệm và uy tín trong ngành ô tô, như ông James B.DeLuca, ông
Võ Quang Huệ, bà Lê Thị Thu Thủy.
+ Nguồn lực tài chính: Vinfast được hậu thuẫn bởi tập đoàn Vingroup,
một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Châu Á, có
nguồn vốn đầu tư lớn và ổn định.
+ Hình ảnh thương hiệu tích cực: Vinfast được thừa hưởng hình ảnh
thương hiệu của Vingroup, một thương hiệu uy tín và được nhiều người
tin tưởng trong các lĩnh vực du lịch, bất động sản, giáo dục, y tế,... 10
+ Mức độ hợp chuẩn cao: Vinfast tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, an
toàn và môi trường nghiêm ngặt của Việt Nam và quốc tế, đảm bảo chất
lượng và uy tín của sản phẩm.
- Yếu tố ngoại: là những yếu tố bên ngoài công ty, do công ty không thể
kiểm soát và điều chỉnh được. Một số yếu tố ngoại của Vinfast là:
+ Về kinh tế: Vinfast phải đối phó với những biến động về tăng trưởng
kinh tế, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, thu nhập, chi tiêu của các nước mà Vinfast hoạt động.
+ Về chính trị - pháp luật: Vinfast phải tuân thủ các quy định, chính sách,
thuế, hải quan, bảo hộ thương mại của chính phủ Việt Nam và các nước
mà Vinfast muốn xuất khẩu.
+ Về văn hóa: Vinfast phải nghiên cứu và thích ứng với các nhu cầu, thị
hiếu, tập quán, văn hóa của khách hàng trong và ngoài nước.
+ Về công nghệ: Vinfast phải đổi mới và cập nhật liên tục các công nghệ
tiên tiến, như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,...
+ Về môi trường tự nhiên: Vinfast phải đối mặt với những thách thức về
khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng,...
+ Về nhân khẩu học: Vinfast phải nắm bắt được các xu hướng về dân số,
độ tuổi, giới tính, sức khỏe, giáo dục, nghề nghiệp, tôn giáo của khách hàng,...
* Đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng kiểm soát:
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng:
+ Về mặt môi trường: Vinfast đã nhận được đánh giá ESG cao nhất (rủi
ro thấp nhất) so với các công ty ô tô thuần điện Quốc tế khác. Điều này
cho thấy Vinfast đã thực hiện tốt các tiêu chí về môi trường, xã hội và
quản trị doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường và tăng cường trách nhiệm xã hội.
+ Về mặt thị trường: Vinfast đã đạt được thành công lớn nhờ vào thị
trường và khách hàng, cùng với đó là những chiến lược Marketing hiệu
suất cao. Vinfast đã tận dụng mạng xã hội, gắn liền yếu tố dân tộc với sản 11
phẩm, sử dụng Influencer Marketing và chú trọng cải thiện mức độ nhận
diện thương hiệu để đạt được vị trí dẫn đầu trên thị trường.
+ Về mặt rủi ro: Vinfast phải đối mặt với những thách thức và khó khăn
trong quá trình sản xuất và kinh doanh như: rủi ro về biến đổi khí hậu,
năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, xử lý và tái chế chất thải, quyền riêng
tư và bảo mật, tính đa dạng, công bằng và hòa nhập, môi trường làm việc
an toàn, điều kiện làm việc, công bố báo cáo ESG, chống tham nhũng, hối
lộ,...Vinfast cần phải có những biện pháp phòng ngừa và ứng phó với
những rủi ro này một cách kịp thời và hiệu quả.
+ Về mặt truyền thông: Vinfast cũng gặp phải một số vấn đề khi tiếp cận
thị trường quốc tế, như bị chỉ trích về việc sử dụng các mẫu xe của các
hãng khác, bị nghi ngờ về khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm, bị
đưa ra những bài viết tiêu cực và thiếu chính xác. Vinfast cần phải cải
thiện cách truyền thông của mình để tạo ra một hình ảnh tích cực và chuyên nghiệp hơn.
- Khả năng kiểm soát:
Vinfast có khả năng kiểm soát cao đối với các yếu tố nội, như ban
lãnh đạo có năng lực, nguồn lực tài chính, hình ảnh thương hiệu tích cực,
mức độ hợp chuẩn cao. Công ty có thể tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và
thưởng phạt các nhân sự lãnh đạo, tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu, huy
động vốn từ các nguồn khác, thừa hưởng hình ảnh thương hiệu của
Vingroup, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và môi trường
nghiêm ngặt của Việt Nam và quốc tế.
Vinfast có khả năng kiểm soát thấp đối với các yếu tố ngoại: môi
trường kinh tế, môi trường chính trị - luật pháp, môi trường văn hóa, môi
trường công nghệ, môi trường tự nhiên, môi trường nhân khẩu học. Công
ty khó có thể kiểm soát được những yếu tố này, vì chúng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo, cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
công ty có thể ứng phó và giảm thiểu những ảnh hưởng của những yếu tố
này bằng cách áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm khí
thải, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, tham gia các cam kết và chính
sách về ứng phó với biến đổi khí hậu của chính phủ và cộng đồng quốc
tế, nghiên cứu và thích ứng với các nhu cầu, thị hiếu, tập quán, văn hóa
của khách hàng trong và ngoài nước, đổi mới và cập nhật liên tục các
công nghệ tiên tiến, đối phó với những biến động về tăng trưởng kinh tế,
lạm phát, tỷ giá, lãi suất, thu nhập, chi tiêu của các nước mà Vinfast hoạt 12
động, nắm bắt được các xu hướng về dân số, độ tuổi, giới tính, sức khỏe,
giáo dục, nghề nghiệp, tôn giáo của khách hàng.
Vinfast cũng cần cải thiện khả năng kiểm soát đối với cách truyền
thông của mình khi bị nghi ngờ, bị đưa vào các bài báo viết không đúng
sự thật làm ảnh hưởng đến công ty. Vinfast cần phải có một chiến lược
truyền thông chuyên nghiệp và minh bạch hơn, cung cấp đầy đủ và chính
xác về thông tin sản phẩm và công ty, tạo ra hình ảnh tích cực và độc đáo cho thương hiệu. 3. Xây dựng SWOT:
* Mô tả chi tiết về từng ô trong ma trận SWOT:
- Điểm mạnh (Strengths): Mô tả những đặc điểm nổi trội của một cá
nhân, tổ chức khiến họ trở nên đặc biệt hoặc có ưu thế hơn so với các đối
thủ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp, những điểm mạnh này đến từ
nguồn lực bên trong như thương hiệu mạnh, cơ sở khách hàng trung
thành, bảng cân đối kế toán mạnh, công nghệ độc đáo,...
- Điểm yếu (Weaknesses): Mô tả những điều có thể ngăn một tổ chức
hoạt động ở mức tối ưu, cần nhận ra nó để có những giải pháp cải thiện
kịp thời. Đối với doanh nghiệp những điểm yếu có thể tồn tại là thương
hiệu yếu, doanh thu thấp hơn mức trung bình, mức nợ cao, chuỗi cung
ứng không đầy đủ hoặc thiếu vốn,..
- Cơ hội (Opportunities): Mô tảcác yếu tố bên ngoài có thể mang lại sự
thuận lợi hoặc một lợi thế cạnh tranh cho cá nhân, tổ chức. Điều này có
thể đến từ sự nở rộ của thị trường, xu hướng công nghệ phát triển, đối thủ đang gặp vấn đề,...
- Đe dọa (Threats): Mô tả các yếu tố bên ngoài có thể gây hại cho sự phát
triển của bản thân, tổ chức hay doanh nghiệp. Một số yếu tố có thể kể đến
là đối thủ cạnh tranh, thiên tai, dịch bệnh, chính sách của Chính phủ, biến
động thị trường,...khi không thể kiểm soát các nguy cơ nhưng có thể
lường trước và đưa ra các phương án dự phòng.
- Chiến lược S-O: Là chiến lược tận dụng các cơ hội hiện có từ bên
ngoài để phát huy các nguồn lực, điểm mạnh của tổ chức, doanh nghiệp.
Đây là chiến lược không cần tốn quá nhiều công sức mà lại mang đến 13
hiệu quả cao và có khả năng thành công nhất. Chiến lược S-O thường là
các chiến lược ngắn hạn.
- Chiến lược W-O: Là chiến lược nắm bắt các cơ hội hiện tại bằng cách
cải thiện những điểm yếu, điểm chưa làm được của tổ chức, doanh
nghiệp. Chiến lược này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bởi vì có thể khi bạn
đã cải thiện được các điểm yếu thì cơ hội đã qua đi. Tuy nhiên nếu cố
gắng hết sức thì vẫn có thể thành công, tạo ra bước tiến mới cho doanh
nghiệp. Đây là một chiến lược trung hạn.
- Chiến lược S-T: Là chiến lược sử dụng điểm mạnh để hạn chế và đối
phó với các nguy cơ từ bên ngoài. Chiến lược này giúp doanh nghiệp loại
bỏ được các rủi ro, khống chế được tình hình không thuận lợi cho doanh
nghiệp. Đây là một chiến lược ngắn hạn.
- Chiến lược W-T: Là chiến lược khắc phục trước các điểm yếu để
phòng tránh rủi ro cho tổ chức, doanh nghiệp. Bởi vì các rủi ro và nguy
cơ thường đến từ điểm yếu của doanh nghiệp nên cần phải nhận ra nguy
cơ từ sớm, khắc phục các điểm yếu ngay từ bây giờ. Chiến lược W-T là
một chiến lược phòng thủ.
* Ví dụ cụ thể và minh họa về mô hình SWOT về kinh doanh xe máy -
xe hơi của công ty Vinfast: SWOT O T (OPPORTUNITIES) (THREATS)
- Có cơ hội hợp tác với các - Rào cản thương hiệu do
VINFAST đối tác chiến lược như chưa cạnh tranh được với
công ty thiết kế của Ý, tập các thương hiệu nổi tiếng đoàn BMW và lâu đời như Toyota,
- Có cơ hội tạo ra sản Mercedes,...
phẩm phù hợp với số đông - Ngành công nghiệp phụ
thông qua thừa hưởng tận trợ ô tô tại Việt Nam còn
dụng được công nghệ của nhiều hạn chế do chưa nước ngoài
thực sự phát triển, tỷ lệ nội
- Được sự ủng hộ cao từ địa hóa trong ngành còn
người dùng Việt trong bối thấp, việc đầu tư cho sản 14
cảnh lượng tiêu thụ trong xuất linh kiện, phụ tùng ô
nước tăng mạnh nhất Đông tô còn mang tính nhỏ lẻ, Nam Á
sản phẩm làm ra ít cả về
- Có tiềm năng rất lớn khi chủng loại và sản lượng.
đáp ứng được tâm lý của - Áp lực mở rộng thị
người Việt Nam muốn sở trường cạnh tranh với các
hữu 1 chiếc oto khi cơ sở thương hiệu nổi tiếng
hạ tầng ngày được nâng cao
- Tận dụng thị trường tiêu
thị các sản phẩm từ xe máy
- xe hơi tại Việt Nam vì nó đang tăng mạnh
- Tạo ra nhiều việc làm , thu hút nhân tài trong các
lĩnh vực: quản lí dữ liệu,
lập trình, nghiên cứu phát
triển sản phẩm, thiết kế
phần mềm, phần cứng,... S Chiến lược S-O Chiến lược W-O (STRENGTHS)
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Chiến lược nâng cao
- Ban Lãnh đạo có năng sẵn sàng cho ô tô điện năng lực sản xuất
lực, có nhiều kinh nghiệm song song với phát triển
- Chiến lược định vị
- Có nguồn tài chính vững thiết bị sạc tại nhà
chắc từ tập đoàn Vingroup thương hiệu - Đánh mạnh vào thị
-Xây dựng được hình ảnh
- Chiến lược cải tiến sản
trường nội địa và tập trung thương hiệu tích cực phẩm
nâng cấp chất lượng sản
- Mức độ Hợp chuẩn cao – phẩm
Quản trị chất lượng tốt
- Mở rộng quy mô sản
- Có thiết kế xe hiện đại và xuất, kinh doanh
phù hợp với xu hướng - Truyền thông rộng khắp, trong tương lai sử dụng hình ảnh của
- Có chiến lược Marketing influencers marketing
đột phá, dẫn đầu 3 phân - Tận dụng lợi thế của cách
khúc sản phẩm trong nước mạng công nghiệp 4.0
- Có mô hình chuỗi cung trong quảng bá và bán
ứng hiệu quả, tận dụng hàng
được lợi thế trong nước và hợp tác với các công ty nước ngoài
- Mạng lưới đại lý phân bố dày đặc W Chiến lược S-T Chiến lược W-T (WEAKNESSES)
- Chưa phải là thương hiệu - Chiến lược cạnh tranh - Đào tạo các kỹ sư,
nổi tiếng trên thị trường
với các đối thủ thị trường
chuyên gia phục vụ nghiên
- Chi phí bảo hành bảo trong nước và quốc tế
cứu và sản xuất ô tô điện
dưỡng, dịch vụ bảo hành - Chiến lược mở rộng thị
- Đầu tư sản xuất linh kiện
bảo dưỡng chưa đáp ứng trường trong và ngoài xe ô tô trong nước 15
được nhu cầu của khách nước - Thực hiện cho thuê pin hàng
- Chiến lược thuyết phục,
để giảm giá thành xe ô tô
- Giá niêm yết của sản xây dựng niềm tin của điện
phẩm cao hơn sản phẩm người tiêu dùng trong
- Áp dụng công nghệ mới cùng phân khúc
nước về những đặc điểm hoặc các công nghệ tân
- Chưa đủ khả năng tự vượt trội của xe ô tô điện tiến đến từ đối tác
nghiên cứu và sản xuất, còn phụ thuộc vào công
- Phát triển hệ thống trạm nghệ nước ngoài sạc - Khả năng Marketing, PR cho sản phẩm VinFast
chưa phải là thế mạnh để Vinfast phát triển
III. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ 1. Phân tích:
- Phân tích mô hình SWOT (SWOT Analysis) là một phương pháp
quan trọng trong kế hoạch kinh doanh và quản lý, giúp tổ chức hoặc cá
nhân đánh giá tổng quan về tình hình của họ bằng cách xác định các yếu
tố nội bộ (Strengths và Weaknesses) và yếu tố bên ngoài (Opportunities
và Threats) ảnh hưởng đến một dự án, sản phẩm, tổ chức, hoặc quyết định cụ thể.
+ Điểm mạnh (Strengths): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo
của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như lượng
khách hàng trung thành, công nghệ hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm độc đáo...
+ Điểm yếu (Weaknesses): là những yếu tố cản trở doanh nghiệp hoạt
động một cách tối ưu nhất. Đây là những điểm mà doanh nghiệp cần khắc
phục, cải tiến nhanh chóng để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường như:
giá cao hơn đối thủ, thương hiệu còn nhỏ, chưa có tiếng trên thị trường, sản phẩm lỗi,...
+ Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động
thuận lợi, tích cực, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, xây dựng
chiến lược cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ: Tiềm năng phát triển thương hiệu hoặc bán hàng trên các mạng xã
hội như Tiktok, nhu cầu khách hàng ngày càng cao,... 16
+ Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có
khả năng tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Chẳng hạn như nguyên vật
liệu tăng, đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh, xu hướng mua sắm của
khách hàng thay đổi liên tục,...
- Kỹ thuật phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities,
Threats) được dùng để đánh giá và hiểu rõ tình hình của một tổ chức, dự án hoặc cá nhân.
- Phân tích mô hình ma trận SWOT giúp doanh nghiệp nhận thức về tình
hình hiện tại và môi trường xung quanh để lập kế hoạch và hoạch định
chiến lược, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn và
tận dụng cơ hội, đối phó với rủi ro, tận dụng sức mạnh và khắc phục yếu điểm. 2. Đánh giá:
- Bằng cách đặt ra những câu hỏi để mở rộng về thế mạnh của doanh nghiệp, ví dụ:
Điều gì tại doanh nghiệp khiến khách hàng yêu thích và gắn bó?
Doanh nghiệp đang làm gì tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh?
Những tài nguyên, kỹ năng hoặc sản phẩm độc đáo nào là điểm mạnh của doanh nghiệp?
Đặc tính của thương hiệu thu hút khách hàng nhất của doanh nghiệp là gì?
Các khía cạnh nào của quản lý; tổ chức giúp cho doanh nghiệp vượt
trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh?
- Nếu quý vừa rồi kế hoạch kinh doanh không đem lại hiệu quả, hãy đặt
ra những câu hỏi như sau để tìm ra lỗi, điểm yếu mà doanh nghiệp đang mắc phải:
Điều gì khiến khách hàng không hài lòng về sản phẩ; dịch vụ của doanh nghiệp?
Khiếu nại hay những vấn đề mà khách hàng đề cập trong các đánh giá
trên các trang mạng xã hội về doanh nghiệp là gì?
Điều gì đã khiến khách hàng không mua hàng, hủy đơn hoặc không
hoàn thành giao dịch trên website? 17
Tài nguyên, sản phẩm độc đáo nào mà đối thủ đang có còn doanh nghiệp thì không?
Đối thủ có đang triển khai các sản phẩm/ dịch vụ theo hướng tốt hơn doanh nghiệp không?
Những khuyết điểm nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển có
thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp?
Những rủi ro nào liên quan đến hệ thống phân phối hoặc quản lý kho
có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số và lợi nhuận?
- Doanh nghiệp có thể đặt ra những câu hỏi để xác định cơ hội như sau:
Làm gì để cải thiện sản phẩm/ dịch vụ khiến khách hàng yêu thích và
gắn bó với doanh nghiệp?
Những kênh truyền thông tiềm năng nào có thể hỗ trợ chuyển đổi khách hàng?
Xu hướng nào trong ngành hoặc thị trường mà doanh nghiệp có thể
khai thác để phát triển?
Có công cụ, tài nguyên gì khác mà doanh nghiệp chưa thực sự tận dụng hay không?
Có thay đổi gì về quy định hay chính sách của chính phủ mà doanh
nghiệp có thể tạo ra cơ hội không?
Những thách thức gì của đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp?
Có những lỗ hổng nào trong thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác để tăng trưởng?
- Đặt ra những câu hỏi để tìm thấy thách thức, rủi ro tiềm tàng hiện tại và
tương lai mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt:
Có những điểm yếu nào trong sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
mà đối thủ cạnh tranh có thể khai thác để chiếm thị phần? 18
Có những lỗ hổng nào trong năng lực sản xuất, quản lý hoặc tài chính
có thể gây ra rủi ro và đe dọa đến sự tồn tại của doanh nghiệp?
Xu hướng thị trường, yếu tố kinh tế xã hội như xu hướng mua sắm,
dịch vụ khách hàng, chính sách của chính phủ,... có thể gây ra thách thức cho doanh nghiệp?
3. Cách phân tích và lập chiến lược từ SWOT
- Mở rộng mô hình SWOT thành một ma trận:
SO (maxi-maxi): Tận dụng tối đa mọi điểm mạnh của doanh nghiệp để tạo ra cơ hội.
WO (mini-maxi): Khắc phục điểm yếu đang tồn tại để phát huy thế mạnh.
ST (maxi-mini): Lấy điểm mạnh để loại bỏ thách thức.
WT (mini-mini): Giải quyết các tiêu cực giả định, nhằm hạn chế
những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực.
+ Thiết lập bảng ma trận phân tích SWOT: Thiết lập một bảng phân
tích SWOT bao gồm các thành tố S, W, O, T, SO, WO, ST, WT rồi sắp
xếp các yếu tố này ở vị trí hợp lý. Điều này giúp mỗi cá nhân có cái nhìn
trực quan, dễ dàng kết hợp và tạo ra chiến lược hợp lý. Tìm hiểu, phân
tích đầy đủ các yếu tố từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để điền vào 4 ô S-W-O-T.
+ Phát triển thế mạnh: Muốn chiến lược phát triển những điểm mạnh
một cách tối ưu nhất, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn các điểm và
cơ hội thích hợp với nhau.
Ví dụ: nếu điểm mạnh của doanh nghiệp là giá thành thấp hơn so với đối
thủ cạnh tranh, có thể tận dụng cơ hội gia tăng mua sắm của khách hàng,
tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ có cùng phân khúc khác.
+ Xác định và ngăn chặn rủi ro: Khi đã xác định được những rủi ro,
thách thức tiềm ẩn cần phải ngăn chặn hoặc chuyển hóa nó thành cơ hội,
thông qua nguồn lực và thế mạnh có sẵn trong doanh nghiệp.
Ví dụ: Nhu cầu dùng ly nhựa của thị trường ngày càng giảm sút, nhưng
bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp lại cực 19
kỳ sáng tạo. Hãy tận dụng nguồn lực này để nghiên cứu, phát triển các
loại ly giữ nhiệt có hình dáng bắt mắt, tiện lợi để thu hút khách hàng.
+ Nắm bắt và tận dụng cơ hội: Tận dụng và khai thác các cơ hội là cách
hiệu quả để giải quyết những điểm yếu của doanh nghiệp. Bước lựa chọn
này khá quan trọng và có tác động thay đổi một phần trong chiến lược
kinh doanh của tổ chức, chi phí bỏ ra để cải thiện một vấn đề nào đó cũng không nhỏ.
Ví dụ: Nhu cầu mua sắm của khách hàng đang có xu hướng mua online
để tiết kiệm thời gian, giao đến tận nhà thuận tiện, tuy nhiên điểm yếu là
doanh nghiệp chưa có dịch vụ giao hàng. Do đó, cần tận dụng cơ hội này
để phát triển thêm app mua hàng cho khách hàng thuận tiện trong việc
mua sắm và giao đến tận nhà.
+ Loại bỏ các mối đe dọa: Loại bỏ các mối đe dọa cho doanh nghiệp là
việc dự đoán các rủi ro, sự cố có thể xảy ra vì những điểm yếu chưa được
khắc phục. Luôn thành thật đối mặt với vấn đề và giải quyết nó sớm nhất
để giảm thiểu những tác động tiêu cực xảy đến với doanh nghiệp.
Ví dụ: Việc bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội ngày một tăng
cao nhưng doanh nghiệp lại chưa phát triển nhiều kênh để tiếp cận khách
hàng. Do đó, việc tập trung xây dựng các kênh truyền t , hông thu hút
lượng người theo dõi là rất cần thiết, đặc biệt là trong thời đại công nghệ như hiện nay.
V. CHIẾN LƯỢC VÀ HÀNH ĐỘNG
Đề xuất chiến lược: -
Tiếp tục cho ra mắt những thiết kế xe phù hợp với xu hướng đồng
thời có những công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. -
Duy trì những mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước để mở
rộng mạng lưới phân phối. -
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng để cạnh tranh với khác thương hiệu khác. -
Đầu tư vào sản xuất để tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất. -
Tăng cường đào tạo nhân lực để có thể tự nghiên cứu ra được những
công nghệ mới mà không phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài. 20