Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên | Báo cáo Đồ án cơ sở
Hiện nay, nhiều nhà trường vẫn còn quản lý các sinh viên của mình một cách thủ công, dẫn đến mất thười gian và có thể gây ra nhiều sai sót trong quá trình kiểm tra và cập nhật thông tin sinh viên. Vấn đề cần giải quyết trong đề tài "Thiết kế phần mềm quản lý sinh viên" là cải thiện quá trình quản lý sinh viên tại các trường học nhỏ và vừa tại Việt Nam. Hiện nay, các trường vừa và nhỏ gặp nhiều khó khan và hạn chế trong việc quản lý sinh viên gây ảnh hưởng tới hiệu quả và sự phát triển của nhà trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
lOMoARcPSD|47206417
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Báo cáo: Đồ án cơ sở
Đề tài: “ Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên ”
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Ngọc Hưng Sinh Viên Lê Thanh Tùng : 21010655 Đỗ Quốc Bình : 21012040 Bùi Văn Quốc : 21012515 Trương Hương Giang : 21010631 Dương Văn Ngọc : 21012887
Hà Nội, Ngày 18 Tháng 05 Năm 2023
Bảng phân công công việc Tên thành viên Mssv Công việc Lê Thanh Tùng 21010655
Thiết kế giao diện và xử lý sự kiện các nút
quản lý môn học. Thiết kế database Đỗ Quốc Bình 21012040
Thiết kế giao diện và xử lý các nút ở màn
hình đăng nhập, màn hình chính. Thiết kế database Bùi Văn Quốc 21013117
Thiết kế giao diện và xử lý sự kiện các nút
quản lý thông tin. Thiết kế database Trương Hương Giang 21010631
Thiết kế giao diện và xử lý sự kiện các nút
quản lý điểm. Thiết kế database. Dương Văn Ngọc 21012887
Xử lý các ngoại lệ do người dùng gây ra. Thiết kế database Mục lục
Đề Tài: Xây dựng phần mềm quản lý sinh viên Mở Đầu 5
CHƯƠNG 1: Xác định yêu cầu 6
1. Giới thiệu bối cảnh, đối tượng khách hàng 6 1.1 Bối cảnh 6
1.2 Đối tượng khách hàng 6
1.3 Các vấn đề và thách thức 6
2. Xác định và nêu lên vấn đề cần giải quyết 6
3. Yêu cầu chung đối với vấn đề cần giải quyết 7
3.1 Các mục lớn cần xử lý trong vấn đề đã xác định 7 3.2 Giới hạn phạm vi 7 2
3.3 Đối tượng sử dụng 7
4. Yêu cầu cụ thể 7 4.1 Quản lý sinh viên 7 4.2 Quản lý điểm 8 4.3 Quản lý môn học 8
4.4 Đối tượng dữ liệu quản lý 8
CHƯƠNG 2: Hệ thống tổ chức và đặc tả yêu cầu 8
1. Yêu cầu chi tiết 8 1.1 Yêu cầu chức năng 8
1.2 Yêu cầu phi chức năng 9
2. Cơ cấu tổ chức và quản lí 9
CHƯƠNG 3: Phân tích thiết kế hệ thống 11
1. Quản lý thông tin sinh viên 11 2. Quản lý lớp học 12 3. Quản lý điểm 13 4. Quản lý tài khoản 14
CHƯƠNG 4: Triển khai 15
1. Nền tảng hoạt động 15
2. Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả vận hành 15 2.1. Thử nghiệm 15
2.2. Đánh giá hiệu quả vận hành 22 2.3 Kết Luận 22 3 MỞ ĐẦU
Mở đầu bài báo cáo này, chúng tôi xin gửi lời chào tới quý thầy cô giáo và các
bạn đồng nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong bài báo cáo này, chúng
tôi sẽ trình bày về đề tài "Thiết kế phần mềm quản lý sinh viên", một đề tài đang
được quan tâm trong lĩnh vực trường học tại Việt Nam.
▪ Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc sử dụng phần mềm để quản lý
và điều hành các hoạt động học tập của học sinh, sinh viên càng trở lên phổ biến và
cần thiết. Chính vì vậy, việc thiết kế phần mềm quản lý sinh viên là một đề tài đáng
quan tâm và cần thiết để quản lý sinh viên ở các trường một cách hiệu quả hơn.
▪ Mục đích
Mục đích của đề tài là thiết kế một phần mềm quản lý sinh viên giúp cho nhà
trường quản lý dễ dàng và hiệu quả sinh viên trong trường và đồng thời tối ưu hoá
quá trình quản lý và giảm thiểu thời gian kiểm tra sinh viên.
▪ Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là các trường học có quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: quản lý sinh viên, quản lý môn học, quản lý
điểm,đánh giá hiệu quả của phần mềm qua việc áp dụng vào thực tiễn.
▪ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, đề tài sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý sinh viên. Đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý
của giáo viên. Về mặt thực tiễn, phần mềm quản lý sinh viên sẽ giúp cho các trường
quản lý tốt sinh viên của mình. 4
CHƯƠNG 1: Xác định yêu cầu
1. Giới thiệu bối cảnh, đối tượng khách hàng 1.1. Bối cảnh
Ngành giáo dục của Việt Nam là ngành đi đầu trong việc trồng người. Với dân số
ngày càng tăng trưởng cao thì việc học sinh, sinh viên ngày càng nhiều là điều dễ
hiểu. Nhưng để quản lý học sinh, sinh viên một cách hiệu quả là rất khó. Việc làm
việc thủ công là rất lâu và mất thời gian.
1.2. Đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng của phần mềm quản lý sinh viên bao gồm các nhà trường
vừa và nhỏ. Đây là những trường chưa áp dụng nhiều công nghệ vào việc quản lý
cũng như có thể chưa tiếp cận nhiều về công nghệ thông tin.
1.3. Các vấn đề và thách thức
▪ Quản lý sinh viên thủ công: Hiện nay, nhiều nhà trường vẫn còn quản lý các sinh
viên của mình một cách thủ công, dẫn đến mất thười gian và có thể gây ra nhiều sai
sót trong quá trình kiểm tra và cập nhật thông tin sinh viên.
▪ Khó khăn trong việc theo dõi và kiểm soát sinh viên về việc sinh viên còn đi học
hay không và học tập như nào.
2. Xác định và nêu lên vấn đề cần giải quyết
Vấn đề cần giải quyết trong đề tài "Thiết kế phần mềm quản lý sinh viên" là cải
thiện quá trình quản lý sinh viên tại các trường học nhỏ và vừa tại Việt Nam. Hiện
nay, các trường vừa và nhỏ gặp nhiều khó khan và hạn chế trong việc quản lý sinh
viên gây ảnh hưởng tới hiệu quả và sự phát triển của nhà trường. 5
3. Yêu cầu chung đối với vấn đề cần giải quyết
3.1. Các mục lớn cần xử lý trong vấn đề đã xác định
▪ Quản lý thông tin sinh viên: phần mềm cần hỗ trợ quá trình thu thập thông tin
của sinh viên và lưu trữ lại thông tin của từng sinh viên để tiện sau có thể tra khảo lại một cách dễ dàng.
▪ Quản lý môn học: Phần mềm cần hỗ trợ trong việc quản lý môn học của học
sinh, sinh viên những môn đang theo học.
▪ Quản lý điểm: phần mềm cần hỗ trợ trong việc quản lý điểm của từng sinh viên
để đánh giá và xếp loại sinh viên.
3.2. Giới hạn phạm vi
Phần mềm được thiết kế dành cho các nhà trường nhỏ và vừa tại Việt Nam.
3.3. Đối tượng sử dụng
Giáo viên, giảng viên đang theo dạy ở các trường, trường đại học nhỏ và vừa ở Việt Nam.
4. Yêu cầu cụ thể
Qua kết quả khảo sát yêu cầu khách hàng của một số các nhà quản lý đã cho chúng
em cái nhìn rõ ràng về những vấn đề mà khách hàng cần giải quyết trong quá trình
quản lý sinh viên. Dưới đây là các yêu cầu cụ thể mà phần mềm quản lýsinh viên cần đáp ứng:
4.1. Quản lý thông tin sinh viên
▪ Theo dõi số lượng sinh viên còn theo học tại nhà trường.
▪ Cập nhật sơ yếu lý lịch của sinh viên.
▪ Cung cấp chức năng tìm kiếm nhanh để tìm kiếm thông tin về học ính, sinh viên
đang học tập tại nhà trường. 6
4.2. Quản lý điểm
Quản lý điểm của từng sinh viên đang theo học tại nhà trường.
4.3. Quản lý môn học
Quản lý những môn học mà sinh viên theo học.
4.4. Đối tượng dữ liệu quản lý
▪ Danh sách học sinh, sinh viên học tập tại nhà trường.
▪ Thông tin về học sinh, sinh viên về điểm, môn học, sơ yếu lý lịch
CHƯƠNG 2: Hệ thống tổ chức và đặc tả yêu cầu
1. Yêu cầu chi tiết
1.1. Yêu cầu chức năng
Quản lý thông tin sinh viên: Phần mềm có thể lưu trữ thông tin cá nhân của sinh
viên như tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, email, hình ảnh, v.v. Ngoài ra, phần
mềm cũng có thể lưu trữ thông tin về học vấn của sinh viên như trường học, chuyên ngành, khóa học, v.v.
Quản lý lớp học: Phần mềm có thể lưu trữ thông tin về các lớp học, bao gồm tên
lớp, mã lớp, giảng viên, số lượng sinh viên, thời gian học, v.v. Ngoài ra, phần mềm
cũng có thể cho phép quản lý thêm, sửa hoặc xóa thông tin về lớp học.
Quản lý điểm: Phần mềm có thể lưu trữ thông tin về điểm số của sinh viên trong
các môn học khác nhau. Ngoài ra, phần mềm cũng có thể tính toán điểm trung bình
của sinh viên và hiển thị kết quả trên giao diện người dùng.
Quản lý tài khoản: Phần mềm có thể cho phép quản lý tài khoản của sinh viên và
giảng viên. Sinh viên có thể đăng nhập vào hệ thống để xem thông tin cá nhân và
điểm số của mình, trong khi giảng viên có thể đăng nhập để quản lý thông tin về lớp
học và điểm số của sinh viên. 1.2. Yêu cầu phi chức năng 7
Độ tin cậy: Phần mềm cần đảm bảo độ tin cậy cao để tránh mất mát dữ liệu hoặc lỗi
trong quá trình quản lý thông tin sinh viên.
Hiệu suất: Phần mềm cần đáp ứng yêu cầu về hiệu suất để đảm bảo tốc độ xử lý nhanh chóng và trơn tru.
Bảo mật: Phần mềm cần đảm bảo tính bảo mật của thông tin sinh viên để tránh lộ
thông tin cá nhân hoặc bị tấn công từ bên ngoài.
Dễ sử dụng: Phần mềm cần có giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng để
giúp người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng các chức năng của phần mềm.
Khả năng mở rộng: Phần mềm cần có khả năng mở rộng để có thể thêm các chức
năng mới hoặc mở rộng quy mô hệ thống khi cần thiết.
Tương thích: Phần mềm cần đảm bảo tính tương thích với các hệ thống khác như hệ
thống quản lý tài khoản, hệ thống quản lý lớp học, hệ thống quản lý điểm số, v.v. để
có thể tích hợp và sử dụng chung dữ liệu.
Hỗ trợ: Phần mềm cần có tính năng hỗ trợ để giúp người dùng giải đáp các thắc
mắc hoặc gặp sự cố trong quá trình sử dụng phần mềm.
Tuân thủ quy định: Phần mềm cần tuân thủ các quy định và quy chuẩn về quản lý
thông tin sinh viên, bảo mật thông tin, v.v. để đảm bảo tính hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu pháp lý.
Dễ bảo trì: Phần mềm cần được thiết kế sao cho dễ dàng bảo trì và nâng cấp để đảm
bảo tính ổn định và độ tin cậy của hệ thống.
Tiết kiệm chi phí: Phần mềm cần được thiết kế sao cho tiết kiệm chi phí và tối ưu
hóa tài nguyên để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của hệ thống.
2. Cơ cấu tổ chức và quản lý
Trong quá trình thiết kế phần mềm quản lý sinh viên , cơ cấu tổ chức và quản lí là
các yếu tố quan trọng để xác định cách tổ chức và quản lí các hoạt động trong hệ
thống. Dưới đây là mô tả về cơ cấu tổ chức và quản lí trong phần mềm quản lý kho hàng trà sữa: 8 Cơ cấu tổ chức:
Giao diện người dùng: Đây là phần giao diện mà người dùng sẽ sử dụng để truy cập
vào phần mềm. Giao diện này cần được thiết kế sao cho dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.
Cơ sở dữ liệu: Đây là nơi lưu trữ tất cả thông tin về sinh viên, bao gồm thông tin cá
nhân, học phí, điểm số, lịch học, v.v. Cơ sở dữ liệu cần được thiết kế sao cho đảm
bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu.
Hệ thống quản lý: Đây là phần mềm quản lý toàn bộ hoạt động của phần mềm quản
lý sinh viên, bao gồm quản lý người dùng, quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý các chức
năng của phần mềm, v.v.
Các chức năng chính: Phần mềm quản lý sinh viên cần có các chức năng chính như
quản lý thông tin sinh viên, quản lý học phí, quản lý điểm số, quản lý lịch học, v.v.
Các chức năng này cần được thiết kế sao cho đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Quản lí:
- Quản l môn học: Phần mềm quản lý sinh viên cần có chức năng quản lý
đăng ký môn học, bao gồm đăng ký môn học, hủy đăng ký môn học, và cập
nhật thông tin về đăng ký môn học.
- Quản lý điểm số: Phần mềm quản lý sinh viên cần có chức năng quản lý
điểm số, bao gồm nhập điểm, tính điểm trung bình, và cập nhật thông tin về điểm số.
- Quản lý hồ sơ sinh viên: Phần mềm quản lý sinh viên cần có chức năng
quản lý hồ sơ sinh viên, bao gồm lưu trữ hồ sơ sinh viên, quản lý hồ sơ tuyển
sinh, và cập nhật thông tin về hồ sơ sinh viên.
- Quản lý tài liệu: Phần mềm quản lý sinh viên cần có chức năng quản lý tài
liệu, bao gồm lưu trữ tài liệu, chia sẻ tài liệu, và cập nhật thông tin về tài liệu. 9
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1. Quản lý thông tin sinh viên
Quản lý thông tin sinh viên là một chức năng quan trọng ở trong hệ thống. Chức
năng này giúp người dùng có thể lưu trữ thông tin cá nhân của sinh viên như tên,
ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, email, hình ảnh, v.v. Ngoài ra, chức năng này cũng
có thể lưu trữ thông tin về học vấn của sinh viên như trường học, chuyên ngành, khóa học, v.v.
Mục đích chính của chức năng quản lý thông tin sinh viên là giúp người dùng có thể
quản lý thông tin cá nhân của bản thân, kiểm tra thông tin và có thể chỉnh sửa lại
thông tin cá nhân một cách hợp lý.
Đầu vào của chức năng này bao gồm thông tin cá nhân của người dùng như Họ và
tên, Mã số sinh viên, Ngày sinh, Địa chỉ, Số căn cước công dân, Số điện thoại, Email, Ảnh hồ sơ, v.v.
Quá trình xử lý của chức năng quản lý sinh viên bao gồm việc kiểm tra tính hợp lệ
của thông tin đầu vào, xác thực thông tin và lưu trữ thông tin cá nhân vào cơ sở dữ
liệu. Sau đó, chức năng chức năng sẽ hiển thị thông tin chi thiết về cá nhân người
dùng, bật chức năng tự cập nhật thông tin cá nhân vào hệ thống để sử dụng cho các
chức năng khác của quá trình quản lý sinh viên.
Với chức năng quản lý thông tin sinh viên, người dùng có thể quản lý thông tin cá
nhân của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Thiết kế về cơ sở dữ liệu Trường Tên gọi
Ràng buộc Kiểu dữ Phạm Dữ liệu minh họa thông liệu vi tin ID Mã ID PRIMARY bigint 1- 21010655 sing vie KEY 10 ^6 ID Họ và HoVaTen NOT nvarchar 1- Lê Thanh Tùng tên NULL 10 ^6 ID Địa ID_DiaChi NOT nvarchar1- Hà Đông, Hà Nội chỉ NULL 10 ^6 10 ID Số SoDienThoai NOT nvarchar 1- 0912345678 điện NULL 10 ^6 thoại ID Email NOT nvarchar 1- 21010655 @st.phenikaa email NULL 10 ^6 - uni.edu.vn
2. Quản lý lớp học
Quản lý lớp học: Phần mềm có thể lưu trữ thông tin về các lớp học, bao gồm tên lớp,
mã lớp, giảng viên, số lượng sinh viên, thời gian học, v.v. Ngoài ra, phần mềm cũng
có thể cho phép quản lý thêm, sửa hoặc xóa thông tin về lớp học.
Một chức năng đáng tin cậy cần có khả năng tiếp nhận đầu vào từ hệ thống quản lý
thông tin sinh viên, thông tin về cá nhân người dùng hoặc thông tin các lớp học của
người dùng. Đầu vào cũng có thể bao gồm thông tin về tên lớp, mã lớp, giảng viên,
số lượng sinh viên, thời gian học. 11 đầu 05 ID ngày kết NgayKetThuc NOT NULL datetime N/A 2023-04- thúc 30 3. Quản lý điểm
Quản lý điểm: Phần mềm có thể lưu trữ thông tin về điểm số của sinh viên trong các
môn học khác nhau. Ngoài ra, phần mềm cũng có thể tính toán điểm trung bình của
sinh viên và hiển thị kết quả trên giao diện người dùng.
Đầu vào của chức năng quản lý điểm là cung cấp thông tin bao gồm: điểm từng môn
học phần, điểm trung bình của từng học kì, điểm trung bình tổng hợp.
Thiết kế về cơ sở dữ liệu Trường Tên gọi
Ràng buộc Kiểu dữ Phạm Dữ liệu minh họa thông liệu vi tin ID Mã ID PRIMARY bigint 1- 21010655 số sinh KEY 10 ^6 viên ID Tên MonHoc NOT nvarchar 1- Công nghệ .Net môn học NULL 10 ^6 ID ĐiểmID_Diem NOT float 1- 10 NULL 10 ^6
4. Quản lý tài khoản:
Quản lý tài khoản: Phần mềm có thể cho phép quản lý tài khoản của sinh viên và
giảng viên. Sinh viên có thể đăng nhập vào hệ thống để xem thông tin cá nhân và
điểm số của mình, trong khi giảng viên có thể đăng nhập để quản lý thông tin về lớp
học và điểm số của sinh viên.
Đầu vào của chức năng quản lý điểm là cung cấp thông tin bao gồm: thông tin cá
nhân của sinh viên, lớp học, điểm số của sinh viên 12
Thiết kế về cơ sở dữ liệu Trường Tên gọi
Ràng buộc Kiểu dữ Phạm Dữ liệu minh họa thông liệu vi tin ID Mã ID PRIMARY bigint 1- 21010655 số sinh KEY 10 ^6 viên ID Lớp Lớp Học NOT nvarchar 1- K15-CNTT3 học NULL 10 ^6 ID ĐiểmID_Diem NOT float 1- 10 NULL 10 ^6
Chương 4: Triển khai
1. Nền tảng hoạt động:
- Nền tảng hoạt động: Win 8/9/10/11
- Ngôn ngữ: Mysql, Sql Server, C#
2. Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả vận hành 2.1. Thử nghiệm.
Đây là hình ảnh chương trình khi chạy: 13
Giao diện sau khi đăng nhập tài khoản thành công : 14 Thêm thông tin sinh viên : Xóa thông tin sinh viên : 15
Cập nhật thông tin sinh viên : 16 Thêm thông tin môn học :
Cập nhật thông tin môn học : 17 Xóa môn học : 18
Cập nhật điểm sinh viên : 19 Đổi mật khẩu:
2.2. Đánh giá hiệu quả vận hành.
a. Kết quả đạt được.
Hệ thống quản lý sinh viên đã có thể vận hành với mô hình vừa và nhỏ. 20