Ý nghĩa lịch sử của Cánh mạng tháng Tám 1945 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Chiến tranh đã lùi xa chúng ta gần nửa thế kỷ. Nhưng những hình ảnhcủa khoảng thời gian ấy vẫn luôn tồn tại, để lại dấu ấn mạnh mẽ. Chiến tranh là điều không ai mong muốn, nhưng là điều ắt sẽ xảy ra, là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ sau này. Việt Nam ta cũng là một dân tộc kiên cường, đã trải qua vô vàn những cuộc chiến tàn khốc, giành lấy chủ quyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47886956 MỤC LỤC I.
Giới thiệu chủ đề II. Nội dung
1. Bối cảnh lịch sử
1.1. Bối cảnh thế giới
1.2. Bối cảnh trong nước
2. Diễn biến
2.1. Khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội
2.2. Khởi nghĩa dành chính quyền trên cả nước
3. Ý nghĩa lịch sử của Cánh mạng tháng Tám 1945
3.1. Với thế giới
3.2. Với Việt Nam
4. Nguyên nhân thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945
4.1. Nguyên nhân khách quan
4.2. Nguyên nhân chủ quan
4.3. Nguyên nhân chủ yếu
5. Bài học kinh nghiệm
III. Kết luận lOMoAR cPSD| 47886956 I.
Giới thiệu chủ đề
Chiến tranh đã lùi xa chúng ta gần nửa thế kỷ. Nhưng những hình ảnh của
khoảng thời gian ấy vẫn luôn tồn tại, để lại dấu ấn mạnh mẽ. Chiến tranh là điều
không ai mong muốn, nhưng là điều ắt sẽ xảy ra, là tiền đề cho sự phát triển mạnh
mẽ sau này. Việt Nam ta cũng là một dân tộc kiên cường, đã trải qua vô vàn những
cuộc chiến tàn khốc, giành lấy chủ quyền, độc lập tự do. Nhìn lại ngày tháng ấy,
không thể không nhắc đến cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 , là thắng lợi vĩ
đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt trong lịch
sử dân tộc Việt Nam. Cuộc cách mạng thành công là kết quả của bao nhiêu sự hy
sinh mất mát của nhân dân, là nỗ lực chiến đấu không ngừng của Đảng, là sự đoàn
kết tinh thần của toàn thể dân tộc, một lòng tiến về phía trước. 80 năm quằn quại
trong xiềng xích thực dân, phát xít, đổ biết bao nhiêu xương máu trong những cuộc
khởi nghĩa, đổi lại là tương lai đất nước hòa bình, sánh vai cùng các cường quốc
năm châu, cuộc sống người dân hạnh phúc và no đủ. Những bài học, kinh nghiệm
được đúc kết từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám đã, đang và sẽ luôn là kim chỉ
nam, ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc. II. Nội dung
1. Bối cảnh lịch sử
1.1. Bối cảnh thế giới
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường châu Âu, giải phóng
một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ở Tây Âu,
Anh-Mỹ mở mặt trận thứ hai, đổ quân lên đất Pháp (2-1945) rồi tiến về phía tây
nước Đức. Nước Pháp được giải phóng, chính phủ Đờ Gôn về Paris. Ở mặt trận lOMoAR cPSD| 47886956
Thái Bình Dương, quân Anh đánh vào Miến Điện, quân Mỹ đổ bộ lên Philippin.
Đường biển đến các căn cứ ở Đông Nam Á bị quân Đồng Minh khống chế, nên
Nhật phải giữ con đường duy nhất từ Mãn Châu qua Đông Dương xuống Đông
Nam Á. Thực dân Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ
quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị.
Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh không điều kiện.
Chiến tranh thế giới lần hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh,
sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp
quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh nhằm khôi
phục địa vị thống trị của mình, đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng
can thiệp vào Đông Dương, những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền
tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.
1.2. Bối cảnh trong nước
Trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao.
Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông
Dương. Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Ngay trong đêm đó, Hội
nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào
cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ
động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ
thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chỉ rõ bản chất cuộc đảo
chính là để tranh giành lợi ích giữa Nhật và Pháp. Xác định kẻ thù cụ thể, trước
mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc ấy là phát xít Nhật. Tháng 4-1945,
phong trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ. Trung ương triệu tập Hội nghị
quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các
lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ
Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị
thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. 2. Diễn biến
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tổ
chức Hội nghị mở rộng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), kịp thời ra chỉ thị: “Nhật, Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta”. Hội nghị nêu rõ: “Cuộc đảo chính đã tạo ra
tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện của cuộc khởi
nghĩa vũ trang mau chóng đi đến chín muồi”. Hội nghị còn quyết định thay khẩu lOMoAR cPSD| 47886956
hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” trước đây bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương chính
thức khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị nhận định các điều kiện
khách quan, chủ quan đã chín muồi để khởi nghĩa nổ ra và thắng lợi; cơ hội rất tốt
cho ta giành quyền độc lập đã tới. Hội nghị quyết định: Đảng phải kịp thời nắm
thời cơ phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước
khi quân Đồng Minh kéo vào. Ba nguyên tắc để bảo đảm lãnh đạo Tổng khởi nghĩa
thắng lợi được Hội nghị để ra là: Tập trung lực lượng vào việc chính; thống nhất
về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy; kịp thời hành động,
không bỏ lỡ cơ hội. Hội nghị nhấn mạnh: Phải “tập trung lực lượng vào những chỗ
cần thiết để đánh”, “đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê”.
Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 13-8-1945 là một hội
nghị lịch sử của cuộc cách mạng lịch sử - Cách mạng Tháng Tám hào hùng trong lịch sử dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước
đồng loạt nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Từ ngày 14 - 18/8/1945 tổng
khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đại bộ phận
miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam…. 2.1.
Khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội
Ngay từ khi Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Hà Nội đã sôi sục chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa.
Nhiều nhà buôn bỏ ra những món tiền lớn mua tín phiếu ủng hộ Việt Minh.
Nhiều công chức và cảnh sát đã trở thành quần chúng cảm tình của Việt Minh.
Tình hình trên đây càng làm cho bè lũ bán nước và cướp nước vô cùng hoang mang lo sợ.
17/8 quần chúng ở HN tổ chức mít tinh ở nhà hát lớn rồi qua các tuyến phố
trung tâm,hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập”
18/8 cờ đỏ sao vàng xuất hiện khắp nơi, không khí chuẩn bị khởi nghĩa bốc lên ngùn ngụt.
Đến sáng 19/8/1945, tại quảng trường nhà hát lớn Hà Nội, đại biểu Việt
Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh, đồng thời hô hào nhân dân
đứng dậy giành chính quyền. lOMoAR cPSD| 47886956
Chỉ trong ngày 19/8/1945, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở thủ đô Hà Nội. 2.2.
Khởi nghĩa dành chính quyền trên cả nước
Ngay từ đầu tháng Tám, cả nước đã gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa do đã thấm
nhuần chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) và
các nghị quyết của Đảng đề ra từ trước.
Điều kiện khởi nghĩa đã chín mồi, các địa phương đã chủ động chớp thời cơ
khởi nghĩa giành chính quyền. Nhiều nơi như Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh,
Quảng Nam đã đứng lên giành chính quyền từ ngày 14/8/1945 đến 18/8/1945.
Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Uy ban khởi nghĩa, một đội quân Giải phóng do
Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc
Tổng khởi nghĩa. Khi lệnh khởi nghĩa được ban hành, cuộc khởi nghĩa trong toàn
quốc đã nhanh chóng lan rộng.Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân đã đánh
chính quyền bù nhìn từ nông thôn đến thành thị.
Ở Huế, thành lũy cuối cùng của phong kiến cũng về tay chính quyền CM
ngày 23/8/1945, đến 30/8/1945 Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Vị vua cuối cùng của
triều Nguyễn đã trao ấn tín cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Ông nói: Thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ.
Ngày 25/8/1945, quần chúng cách mạng nổi dậy cướp chính quyền tại Sài
Gòn. Trong vòng 15 ngày (14/8– 28/8), cách mạng đã thành công trong cả nước
một cách nhanh chóng và ít đổ máu.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu, lấy dẫn chứng
bằng những “lời bất hủ” trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và
bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1789. Sự kiện này
nhằm khẳng định một chân lý, một sự thật đó là những lẽ phải không ai chối cãi
được. Tuyên ngôn độc lập nêu tội ác của thực dân Pháp hơn 80 năm thống trị đã
“lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám năm 1975
3.1. Với thế giới
Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là thắng lợi đầu tiên trong thời đại
mới của một dân tộc nhỏ bé, đã tự đấu tranh giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
Thắng lợi ấy là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân
các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, nhất là nhân dân châu Á và châu Phi. Là lời
động viên to lớn đối với các dân tộc thuộc địa cũng như nhân dân bị áp bức, bóc
lột trên thế giới đấu tranh giành lại độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng lợi lOMoAR cPSD| 47886956
của cách mạng ở các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên khắp thế giới đã thực sự
làm thay đổi thế giới, giúp cho các dân tộc ấy thành các nước độc lập, tự do, thu
hẹp sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời nó cũng báo hiệu một sự sụp
đổ không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, phản ánh rõ nét tính
chất của thời đại mới, đem lại những nhận thức mới và triệt trong quan niệm, giải
pháp để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, cách mạng tháng Tám
cũng đã làm sáng tỏ hàng loạt các luận điểm cơ bản cũng như làm phong phú thêm
kho tàng lý luận của Học thuyết Mác - Lênin về phương pháp tiến hành cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám không chỉ là chiến công của dân tộc
Việt Nam mà còn là là chiến công chung của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh
vì độc lập tự do, vì thế nó có sức mạnh to lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới. 3.2. Với Việt Nam
Khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh
viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà
giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần
này là làn đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc
địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
Đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích
nô lệ của chủ nghĩa đế quốc Pháp trong gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại của
chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài gần nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Thắng lợi ấy đã
giải quyết thành công vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội, đó là vấn đề chính quyền.
Đây là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam. Sự thành công của tư tưởng Hồ Chí Minh cùng đường
lối cách mạng của Đảng ta, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh
dân tộc với dân tộc thời đại
Chiến thắng vang dội của Cách mạng Tháng Tám, đưa nhân dân Việt Nam
từ thân phận nô lệ tiến lên địa vị của người làm chủ đất nước, có quyền quyết định
vận mệnh của chính dân tộc mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành
một quốc gia độc lập có chủ quyền, có thể cùng các dân tộc trên thế giới đấu tranh
cho những mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội. Đảng Cộng sản Đông Dương từ lúc phải hoạt động bí mật trở thành
một đảng cầm quyền. Từ giây phút này, Đảng và nhân dân Việt Nam có chính
quyền nhà nước cách mạng làm công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. lOMoAR cPSD| 47886956
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
tiến trình lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và hướng tới chủ nghĩa xã hội.
Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, kỷ nguyên độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Một kỷ nguyên
mới, nơi mà dân tộc ta có quyền tự quyết, tự xây dựng và bảo vệ chính đất nước của mình.
4. Nguyên nhân thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945 4.1.
Nguyên nhân khách quan
Điều kiện quốc tế hết sức thuận lợi :
Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại các nước phát xít, chính phủ Nhật
đầu hàng không điều kiện làm cho quân Nhật ở VN tê liệt và chính quyền Trần
Trọng Kim ta rã, lung lay tận gốc.
Quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật.
Lợi dụng thời cơ “ngàn năm có một” đó, nhân dân ta đã nổi dậy khởi nghĩa
giành chính quyền trong toàn quốc. 4.2.
Nguyên nhân chủ quan
+Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh với
đường lối cách mạng đúng đắn sáng tạo:
Chuyển hướng chỉ đạo cách mạng kịp thời, chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc,
phát xít cướp nước để giành lại độc lập dân tộc. Lấy nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang làm trọng tâm.
Ra sức chuẩn bị lực lượng, chớp đúng thời cơ, kiên quyết lãnh đạo nhân dân
vùng dậy Tổng khởi nghĩa.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách
mạng trải qua những cuộc đấu tranh chuẩn bị tập dượt trong các phong trào 1930 –
1931, 1936 – 1939, trực tiếp là phong trào 1939 – 1945. Xây dựng được khối liên
minh công nông vững chắc, xây dưng mặt trận tổ quốc, trên cơ sở đó tập họp được
mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. +
Đảng ta lại biết kết hợp hợp lý đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, chiến
tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và thành thị, đánh đổ toàn bộ
chính quyền đế quốc và phong kiến tay sai giành chính quyền về tay nhân dân.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua nhiều cuộc
đấu tranh kiên cường, những cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bất khuất.
+ Dưới chế độ áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật nhân dân ta
ngày càng nhận rõ : chỉ có con đường duy nhất là con đường đứng lên đấu tranh
chống áp bức bóc lột mới có độc lập tự do. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng
lớp nhân dân yêu nước đã được tập hợp lại ngay trong Mặt trận Việt Minh. lOMoAR cPSD| 47886956
Vì vậy ngay khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao
ngọn cờ cứu nước giải phóng dân tộc thì mọi người đều hăng hái hưởng ứng, nhất
tề đứng lên, cứu nước, cứu nhà, cứu chính bản thân mình. 4.3. Nguyên nhân chủ yếu
Trong những nguyên nhân trên sự lãnh đạo tài tình của Đảng là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám.
Với đường lối cách mạng đúng đắn và sự nhạy bén chính trị, Đảng ta đã :
Giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến.
Thực hiện có hiệu quả tư tưởng bạo lực cách mạng.
Vừa tích cực, kiên trì chuẩn bị lực lượng mọi mặt, vừa kịp thời nắm bắt thời
cơ thuận lợi, phát động nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
5. Bài học kinh nghiệm
5.1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đưa
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, kết hợp đúng đắn, sáng tạo
nhiệm vụ dân chủ và dân tộc
5.2. Đánh giá đúng và biết tập hợp lực lượng yêu nước một cách rộng rãi với
nòng cốt là liên minh công nông
5.3. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, tập trung mũi nhọn
cách mạng vào kẻ thù cụ thể trước mắt.
5.4. Kiên quyết dùng bạo lực Cách mạng và biết sử dụng cách mạng một
cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân
5.5. Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ
5.6. Xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền III. KẾT LUẬN
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã làm nên cuộc hồi sinh của nền
độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc. Đó là một nền độc lập, tự chủ vô cùng quý
giá của dân tộc giành được sau những năm tháng nô lệ đầy đau thương và tủi nhục.
Những sự mất mát, hy sinh, những nỗi đau cả về da thịt và tinh thần, tất cả đè năng
lên vai của dân tộc ta trong hàng chục năm. Chúng ta đã phải đương đầu với biết
bao kẻ thù man rợ và độc ác, hứng chịu sự tra tấn, dày vò đến kinh khủng. Nhưng
sau tất cả dân tộc ấy đã không khuất phục mà mạnh mẽ đứng lên, tiến về phía
trước, ghi tên Việt Nam vào bản đồ của thế giới. Cách mạng tháng Tám thành lOMoAR cPSD| 47886956
công, kết thúc những ngày đấu tranh giành chủ quyền nhưng đồng thời cũng mở ra
những thách thức mới hơn, lớn hơn, đòi hỏi chúng ta cùng đoàn kết, đương đầu và
viết tiếp những trang sử hào hùng.