Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh vực vậtlý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H2O, máu, nhiệt lượng, từ trường…) hay ngànhkhoa học thông thường khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1 Nội dung ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của lenin
I, Nội dung định nghĩa vật chất nêu trên gồm những khía cạnh cơ bản sau:
1. Vật chất là một phạm trù triết học.
“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh vực vật
lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H2O, máu, nhiệt lượng, từ trường…) hay ngành
khoa học thông thường khác… Cũng không thể hiểu như vật chất trong cuộc sống
hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe máy…).
“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù triết học, tức là phạm trù
rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không thể có gì khác rộng hơn.
Bài liên quan: Phạm trù triết học là gì ?
Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức của con người) vẫn chưa
hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất. Ta không thể “nhét” vật chất
này trong một khoảng không gian nhất định, vì không có gì rộng hơn nó.
2. Vật chất là thực tại khách quan.
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật
chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Dù con người đã nhận được hay chưa, thức dù con người có mong
muốn hay không thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.
3. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác.
Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng ra là ý
thức). Như thế, vật chất “sinh ra trước”, là tính thứ nhất. Cảm giác (ý thức) “sinh ra sau”, là tính thứ hai.
Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ thuộc vào ý thức, nhưng ý thức lệ thuộc vào vật chất.
Trước khi loài người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng chưa có ý
thức vì chưa có con người. Đây ví dụ cho thấy vật chất tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức.
Có ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp lên giác quan (mắt, mũi, tai, lưỡi…) của con người. Đây là ví dụ cho thấy ý
thức lệ thuộc vào vật chất. Như thế, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.
4. Vật chất được giác quan của con người chép lại, chụp lại, phản ánh.
Vật chất là một phạm trù triết học, tuy rộng đến cùng cực nhưng được biểu hiện
qua các dạng cụ thể (sắt, nhôm, ánh sáng mặt trời, khí lạnh, cái bàn, quả táo…) mà
các giác quan của con người (tai, mắt, mũi…) có thể cảm nhận được.
Giác quan của con người, với những năng lực vốn có, có thể chép lại, chụp lại,
phản ánh sự tồn tại của vật chất, tức là nhận thức được vật chất. Sự chép lại, chụp
lại, phản ánh của giác quan đối với vật chất càng rõ ràng, sắc nét thì nhận thức của
con người về vật chất càng sâu sắc, toàn diện.
Nói rộng ra, tư duy, ý thức, tư tưởng, tình cảm… của con người chẳng qua chỉ là sự
phản ánh, là hình ảnh của vật chất trong bộ óc con người.