Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đề bài: Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng “Ý thức con người không chỉphản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Trần Quỳnh Nhi STT: 21 Lớp: IBC02 MSSV: 31211023176
Mã lớp HP: 22D1PHI51002706
GVHD: TS. Bùi Xuân Thanh
KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề bài: Bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng “Ý thức con người không chỉ
phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới” Bằng lý luận:
Theo triết học duy vật biện chứng, ý thức con người không phải là một điều
thần bí, tách rời khỏi vật chất mà là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức.
Trong đó, khối óc chính là sự phản ánh sự vật, hiện tượng từ thế giới bên ngoài
vào trên nền tảng của hoạt động lao động, sáng tạo, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội.
Ý thức có nguồn gốc từ tự nhiên và xã hội:
- Về nguồn gốc tự nhiên, các nhà duy vật biện chứng, sau những thành
tựu đáng nể của khoa học tự nhiên, đã đưa ra kết luận rằng nguồn gốc tự
nhiên của ý thức gồm 2 phần luôn đi liền với nhau: khối óc và thế giới
bên ngoài tác động lên khối óc con người.
- Về nguồn gốc xã hội, triết học duy vật biện chứng cho rằng “lao động”
và “ngôn ngữ” chính là 2 nguồn gốc quyết định trực tiếp đến sự hình
thành và phát triển của ý thức. Thông qua lao động, tư duy trừu tượng
của con người càng ngày càng phát triển, bộ não ngày càng hoàn thiện
và nhờ đó, con người cải tạo, đổi mới thế giới và phát triển bản thân
ngày càng toàn diện hơn. Lao động chính là cơ sở hình thành và phát
triển ngôn ngữ. Bằng sự ra đời của mình, ngôn ngữ giúp con người phản
ánh sự vật khái quát hơn, và góp một phần cùng với lao động thúc đẩy
tư duy trừu tượng phát triển. Chính vì thế, “lao động” và “ngôn ngữ” -
hai sức kích thích chủ yếu - chính là hai yếu tố quan trọng để phát triển ý thức. ● Dựa
vào bản chất ý thức : Như Các Mác đã cho chúng ta thấy, ý thức không là
gì ngoài vật chất được di chuyển vào trong khối óc của con người và được nhào
nặn, cải tiến tại đó. Vì thế cho nên, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan.
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người nhưng đó là
phản ánh sáng tạo. Sự sáng tạo ấy được thể hiện một cách rất phong
phú: tạo ra tri thức mới về sự vật, tiên tri tương lai, tưởng tượng ra cái
không có, vẽ ra những giả thuyết, huyền thoại,... Phản ánh của ý thức là
tích cực, chủ động: Dưới sự chủ động tác động của con người đã làm rõ
thuộc tính, tính chất và đặc điểm của sự vật hiện tượng.
- Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo về thế giới. Thế giới vật chất
rất sâu rộng, và không bao giờ thể hiện hết bản chất của nó, trong khi
đó, với mong muốn được cung cấp đầy đủ khi có nhu cầu cuộc sống,
mong muốn chinh phục tự nhiên,... con người đã đề xuất các giả thuyết,
các mô hình, các đề án và tiên đoán về sự vật, hiện tượng với mục đích
kiểm chứng giả thuyết của mình để khẳng định, chứng minh nó đúng.
Không chỉ có vậy, thông qua các hoạt động thực tiễn, ý thức con người
dần xâm nhập vào lực lượng vật chất để hiện thực hóa các đề án, dự án,
kế hoạch, thí nghiệm, v.v đã góp một phần rất lớn phát triển thế giới -
đời sống xã hội của loài người.
● Dựa vào vai trò của ý thức:
- Tính sáng tạo của ý thức trở nên rõ ràng nhất khi ý thức bắt đầu xâm
nhập và phản ánh hiện thực cuộc sống
+ Càng thâm nhập sâu, ý thức lại tạo ra sức mạnh càng lớn, và cùng
với nó, sức sáng tạo cũng càng lớn. Thông qua thực tiễn lao động,
ý thức con người xâm nhập hiện thực vật chất và nhận được sức
mạnh của tinh thần. Nhờ đó, ý thức tác động và làm biến đổi thế
giới. Thật vậy, ý thức con người không những phản ánh thế giới
mà còn sáng tạo nên thế giới theo nhu cầu thực tiễn xã hội.
- Ý thức góp phần tạo nên thế giới tự nhiên thứ 2 - Xã hội loài người:
+ Con người là chủ thể sáng tạo ra đời sống xã hội, họ có ý thức và
họ vận dụng hiện tượng vật chất để ý thức xâm nhập vào các hoạt
động thực tiễn - Xã hội loài người.
+ Trật tự xã hội, chế độ xã hội là giới tự nhiên thứ hai với những
thành tựu khoa học công nghệ và cả thành tựu trong các lĩnh vực
văn hóa xã hội. Do đó, ý thức con người không chỉ phản ánh thế
giới mà còn góp phần tạo nên thế giới. Bằng thực tiễn:
● Bệnh bảo thủ trì trệ là một thực tế tồn tại khá dai dẳng trong suốt thời kỳ trước
đổi mới. Xuất phát từ đây, tình trạng kinh tế và xã hội ngày càng xuống dốc
trầm trọng. Bệnh bảo thủ trì trệ được thể hiện qua những việc như chậm đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế lỗi thời. Việc lựa chọn các cán bộ và bố trí các cơ
quan lãnh đạo và quản lý các capas còn theo quan niệm cũ, không đúng tiêu
chuẩn và từ đó, dẫn đến một căn bệnh hình thức.
● Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Chính là sự yếu kém lạc hậu về tư duy lý
luận không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Điều này thể hiện ở chỗ: hiểu nhưng
chưa vận dụng đúng nguyên lý, quy luật, phạm trù, chưa coi trọng, chú ý những
thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới của nhân loại, thậm chí còn đưa ra
những định kiến phủ nhận một cách đầy cực đoan và chưa tổng kết được những
cái hay, cái dở, cái mới, cái cũ của những thành tựu. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh thì nguyên nhân gốc rễ của bệnh bảo thủ là kém lý luận, mà nếu có thì
cũng chỉ là lý luận suông.
● Sau đó, các quy luật thông qua, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước ta đã được vận dụng đúng đắn, đời sống vật chất cũng như tinh thần của
nhân dân từng bước được đầy đủ, ổn định. Đồng thời, các lĩnh vực trong đời
sống xã hội cũng đang có những bước chuyển biến rất tích cực.
● Vậy nên, dựa vào những phân tích thắng lợi của công cuộc đổi mới có được là
nhờ một nền tư tưởng đúng - chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
mà trong đó, sự quán triệt và vận dụng đúng quy luật, nguyên tắc khách quan là
điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng.