Ý thức xã hội triết mác lênin - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. - Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1) Khái niệm tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
- Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ
giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.
- Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội:
1) Phương thức sản xuất ra của cải vật chất.
Ví dụ: phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh
hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.
2) Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý
Ví dụ: khí hậu, đất đai, sông hồ,... tạo nên đặc điểm riêng của mỗi không gian sinh sống khác
nhau
3) Dân cư
Bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, mô hình tổ chức dân cư.
=> Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành
điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố
cơ bản nhất bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động
của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.
2) Ý thức xã hội và kết cấu xã hội
a) Khái niệm ý thức xã hội
- Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hoá tinh thần của xã hội.
- Văn hoá tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng của hình thái kinh tế-xã hội và giai
cấp đã tạo ra nó.
*Ví dụ: Kinh tế chính là tồn tại xã hội trong khi nền văn hoá là ý thức xã hội.
b) Kết cấu của YTXH
- Ý thức xã hội có kết cấu cực kì phức tạp, có thể tiếp cận theo nhiều phương diện khác nhau:
+ Căn cứ theo nội dung và lĩnh vực phản ánh => Ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác
nhau như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền,….
+ Căn cứ theo trình độ phản ánh => Gồm ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
- Khi tiếp cận kết cấu xã hội căn cứ theo trình độ phản ánh, ta sẽ có các ý thức xã hội như sau:
+ Ý thức xã hội thông thường: Những tri thức, quan niệm của con người hình thành từ các hoạt động
trực tiếp hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa
=> Tâm lý xã hội: Là YTXH thể hiện trong ý thức cá nhân, vd như tư tưởng, tình cảm, phong tục,… của
một cộng đồng và phản ánh cuộc sống đó
+ Ý thức lý luận: Là các tư tưởng, quan điểm được tổng hợp, hệ thống hóa thành các học thuyết xã hội
=> Hệ tư tưởng: Là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã
hội, gồm hệ tư tưởng khoa học và không khoa học
=> Ý thức xã hội thông thường và ý thức cá nhân có thể tạo điều kiện hoặc kìm hãm lẫn nhau, dẫn đến
việc thúc đẩy hoặc làm chậm sự phát triển của xã hội
- Ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức cá nhân:
Ý thức cá nhân biểu hiện ý thức xã hội nhưng vẫn có đặc thù riêng. Ý thức xã hội thể hiện và ảnh hưởng
ngược lại ý thức cá nhân
c) Tính giai cấp của ý thức xã hội
- Các giai cấp có điều kiện, địa vị, lợi ích… khác nhau, nên ý thức xã hội cũng khác nhau.
- Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong các xã hội có giai cấp đối kháng bao giờ cũng bảo vệ địa vị và
lợi ích của giai cấp thống trị, của chế độ người bóc lột người. Trái lại, hệ tư tưởng của giai cấp bị trị bao
giờ cũng bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột, của đông đảo quần chúng nhân dân bị áp bức nhằm
lật đổ chế độ người bóc lột người đó
3) Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội và được biểu hiện như sau
Tồn tại xã hội có vai trò quyết định đối với ý thức xã hội:
- Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc
điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã hội.
- Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì những tư tưởng và lý luận xã
hội, những quan điểm về chính trị, triết học,… sớm muộn sẽ biến đổi theo.
Ví dụ: Khi sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh quan niệm cho
rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái với đạo đức con người và cần được thay thế bằng
chế độ công bằng hơn.
Tính độc lập tương đối và tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
1) Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội do
xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Điều đó cho thấy không phải lúc nào YTXH cũng phản
ánh đúng TTXH mà thường có khuynh hướng lạc hậu hơn.
VD điển hình nhất đó là các phong tập tập quán như ngày tết, lễ cưới hỏi vẫn tồn tại trong xã hội
chúng ta cho đến nay.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do những nguyên nhân sau đây:
a) Ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu so với sự biến đổi của tồn tại xã
hội.
b) Tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
c) Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư
tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ bảo vệ và truyền bá
2) Ý thức xã hội có thể vượt trước sự tồn tại của xã hội:
YTXH đôi khi phản ảnh vượt TTXH, thể hiện rõ nét nhất qua các tư tưởng khoa học, ví dụ rõ
ràng nhất là chủ nghĩa Mác – Lê Nin
3) Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội
Sự vận động, phát triển của YTXH có khuynh hướng kế thừa lẫn nhau của các YTXH chứ không
phải lúc nào cũng phụ thuộc vào TTXH
Việc kế thừa làm cho sự phát triển của YTXH diễn ra như một quá trình tự nhiên và tiếp nối liên
tục của tư duy giữa các thế hệ.
4) Giữa các YTXH có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển
Mỗi hình thái ý thức phản ánh một khía cạnh khác nhau và không thể thay thế của tồn tại xã hội
nhưng giữa chúng luôn tồn tại sự ảnh hưởng, tác động qua lại nhau.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại sẽ có những hình thái
ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác.
Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH
Có 2 khuynh hướng chính:
+ YTXH sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển nếu nó phản ánh đúng quy luật phát triển khách
quan của xã hội. Ngược lại, nếu là ý thức lạc hậu, phản tiến bộ thì nó tác động làm kìm hãm sự
phát triển của tồn tại xã hội.
VD https://www.youtube.com/watch?v=mg44e9hF370 => Tư tưởng trọng nam khinh nữ là một
YTXH lạc hậu và phản tiến bộ
4) Các hình thái ý thức xã hội
Có tất cả 7 hình thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm:
- Ý thức chính trị
+ Là hình thái ý thức phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các
dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
+ Ý thức chính trị, nhất là hệ tư tưởng chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của xã hội
- Ý thức pháp quyền
+ Ý thức pháp quyền phản ảnh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp luật
+ Là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật,
về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.
- Ý thức đạo đức
+ Là toàn bộ những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, v.v… và về những quy tắc
đánh giá, những chuẩn mực hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá
nhân với xã hội.
+ Vd: Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút ra những bài học về đạo đức để răn dạy con người,
thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
- Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ
+ Là hình thái ý thức phản ảnh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật, xoay quanh các khái
niệm cái đẹp và cái xấu , nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp.
- Ý thức tôn giáo
+ Là hình thái ý thức phản ảnh hư ảo về thế giới trần tục, nảy sinh trong điều kiện con ngươi
bất lực trước các thế lực tự nhiện và xã hội nhất định.
- Ý thức khoa học
+ Là hình thái ý thức phản ánh sự vận động và sự phát triển của giới tự nhiên của giới tự
nhiên và xã hội loài người bằng tư duy logic, thông qua các hệ thống khái niệm, phạm trù, quy
luật
+ Là hình thức ý thức đối lập về bản chất với ý thức tôn giáo
- Ý thức triết học
+ Là hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức
+ Cung cấp cho con người tri thức về một thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết
toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và của bản thân triết học
=> Tính phong phú đa dạng của các hình thái ý thức xã hội phản ánh tính phong phú, đa dạng
của bản thân đời sống xã hội.
| 1/5

Preview text:

1) Khái niệm tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
- Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ
giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.
- Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội:
1) Phương thức sản xuất ra của cải vật chất.
Ví dụ: phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh
hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.
2) Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý
Ví dụ: khí hậu, đất đai, sông hồ,... tạo nên đặc điểm riêng của mỗi không gian sinh sống khác nhau 3) Dân cư
Bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, mô hình tổ chức dân cư.
=> Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành
điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố
cơ bản nhất bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động
của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.
2) Ý thức xã hội và kết cấu xã hội
a) Khái niệm ý thức xã hội
- Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hoá tinh thần của xã hội.
- Văn hoá tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng của hình thái kinh tế-xã hội và giai cấp đã tạo ra nó.
*Ví dụ: Kinh tế chính là tồn tại xã hội trong khi nền văn hoá là ý thức xã hội.
b) Kết cấu của YTXH
- Ý thức xã hội có kết cấu cực kì phức tạp, có thể tiếp cận theo nhiều phương diện khác nhau:
+ Căn cứ theo nội dung và lĩnh vực phản ánh => Ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác
nhau như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền,….
+ Căn cứ theo trình độ phản ánh => Gồm ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
- Khi tiếp cận kết cấu xã hội căn cứ theo trình độ phản ánh, ta sẽ có các ý thức xã hội như sau:
+ Ý thức xã hội thông thường: Những tri thức, quan niệm của con người hình thành từ các hoạt động
trực tiếp hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa
=> Tâm lý xã hội: Là YTXH thể hiện trong ý thức cá nhân, vd như tư tưởng, tình cảm, phong tục,… của
một cộng đồng và phản ánh cuộc sống đó
+ Ý thức lý luận: Là các tư tưởng, quan điểm được tổng hợp, hệ thống hóa thành các học thuyết xã hội
=> Hệ tư tưởng: Là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã
hội, gồm hệ tư tưởng khoa học và không khoa học
=> Ý thức xã hội thông thường và ý thức cá nhân có thể tạo điều kiện hoặc kìm hãm lẫn nhau, dẫn đến
việc thúc đẩy hoặc làm chậm sự phát triển của xã hội
- Ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức cá nhân:
Ý thức cá nhân biểu hiện ý thức xã hội nhưng vẫn có đặc thù riêng. Ý thức xã hội thể hiện và ảnh hưởng
ngược lại ý thức cá nhân
c) Tính giai cấp của ý thức xã hội
- Các giai cấp có điều kiện, địa vị, lợi ích… khác nhau, nên ý thức xã hội cũng khác nhau.
- Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong các xã hội có giai cấp đối kháng bao giờ cũng bảo vệ địa vị và
lợi ích của giai cấp thống trị, của chế độ người bóc lột người. Trái lại, hệ tư tưởng của giai cấp bị trị bao
giờ cũng bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột, của đông đảo quần chúng nhân dân bị áp bức nhằm
lật đổ chế độ người bóc lột người đó
3) Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội và được biểu hiện như sau
Tồn tại xã hội có vai trò quyết định đối với ý thức xã hội:
- Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc
điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã hội.
- Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì những tư tưởng và lý luận xã
hội, những quan điểm về chính trị, triết học,… sớm muộn sẽ biến đổi theo.
Ví dụ: Khi sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh quan niệm cho
rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái với đạo đức con người và cần được thay thế bằng
chế độ công bằng hơn.
Tính độc lập tương đối và tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
1) Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội do
xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Điều đó cho thấy không phải lúc nào YTXH cũng phản
ánh đúng TTXH mà thường có khuynh hướng lạc hậu hơn.
VD điển hình nhất đó là các phong tập tập quán như ngày tết, lễ cưới hỏi vẫn tồn tại trong xã hội chúng ta cho đến nay.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do những nguyên nhân sau đây:
a) Ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu so với sự biến đổi của tồn tại xã hội.
b) Tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
c) Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư
tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ bảo vệ và truyền bá
2) Ý thức xã hội có thể vượt trước sự tồn tại của xã hội:
YTXH đôi khi phản ảnh vượt TTXH, thể hiện rõ nét nhất qua các tư tưởng khoa học, ví dụ rõ
ràng nhất là chủ nghĩa Mác – Lê Nin
3) Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội
Sự vận động, phát triển của YTXH có khuynh hướng kế thừa lẫn nhau của các YTXH chứ không
phải lúc nào cũng phụ thuộc vào TTXH
Việc kế thừa làm cho sự phát triển của YTXH diễn ra như một quá trình tự nhiên và tiếp nối liên
tục của tư duy giữa các thế hệ.
4) Giữa các YTXH có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển
Mỗi hình thái ý thức phản ánh một khía cạnh khác nhau và không thể thay thế của tồn tại xã hội
nhưng giữa chúng luôn tồn tại sự ảnh hưởng, tác động qua lại nhau.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại sẽ có những hình thái
ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác.
Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH Có 2 khuynh hướng chính:
+ YTXH sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển nếu nó phản ánh đúng quy luật phát triển khách
quan của xã hội. Ngược lại, nếu là ý thức lạc hậu, phản tiến bộ thì nó tác động làm kìm hãm sự
phát triển của tồn tại xã hội.
VD https://www.youtube.com/watch?v=mg44e9hF370 => Tư tưởng trọng nam khinh nữ là một
YTXH lạc hậu và phản tiến bộ
4) Các hình thái ý thức xã hội
Có tất cả 7 hình thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm: - Ý thức chính trị
+ Là hình thái ý thức phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các
dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
+ Ý thức chính trị, nhất là hệ tư tưởng chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội - Ý thức pháp quyền
+ Ý thức pháp quyền phản ảnh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp luật
+ Là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật,
về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân. - Ý thức đạo đức
+ Là toàn bộ những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, v.v… và về những quy tắc
đánh giá, những chuẩn mực hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với xã hội.
+ Vd: Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút ra những bài học về đạo đức để răn dạy con người,
thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
- Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ
+ Là hình thái ý thức phản ảnh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật, xoay quanh các khái
niệm cái đẹp và cái xấu , nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. - Ý thức tôn giáo
+ Là hình thái ý thức phản ảnh hư ảo về thế giới trần tục, nảy sinh trong điều kiện con ngươi
bất lực trước các thế lực tự nhiện và xã hội nhất định. - Ý thức khoa học
+ Là hình thái ý thức phản ánh sự vận động và sự phát triển của giới tự nhiên của giới tự
nhiên và xã hội loài người bằng tư duy logic, thông qua các hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật
+ Là hình thức ý thức đối lập về bản chất với ý thức tôn giáo - Ý thức triết học
+ Là hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức
+ Cung cấp cho con người tri thức về một thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết
toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và của bản thân triết học
=> Tính phong phú đa dạng của các hình thái ý thức xã hội phản ánh tính phong phú, đa dạng
của bản thân đời sống xã hội.