Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

Thông tin:
4 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

47 24 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|27879 799
YẾU TỐ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Khái niệm
- Kinh tế là tổng thể các yếu t sản xuất, các điều kiện sống của con người, các
mối quan h trong quá trình sản xuất và tái sản xuất hội. Trong mối quan h
với kinh tế, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, phản ánh trình độ phát triển kinh tế,
phân phối lợi ích cho các nhóm xã hội.
- Tham nhũng là tệ nạn gắn liền với yếu tố kinh tế, bởi tham nhũng chính là sự
trục lợi nhân về lợi ích, trong đó lợi ích vật chất trọng tâm. Chính vậy,
yếu tố kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới thực hiện pháp luật phòng chống tham
nhũng.
2. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến viẹc thực hiện pháp luật về phòng
chống tham nng nước ta hiện nay.
Yếu tố kinh tế
- Kinh tế tác động tích cực đến hiệu lực, hiệu quphòng, chống tham nhũng.
Trước tiên, khi kinh tế ng trưởng mạnh, bền vững điều kiện thuận lợi cho
hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiu biết pháp
luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội đphòng chống tham nhũng. Kinh
tế phát triển, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện, lợi ích được đảm bảo
thì nhân dân sẽ phấn đấu, tin tưởng vào đường lối lãnh đo của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Niềm tin của c chủ th đối với pháp luật được củng cố, hoạt
động thực hiện pháp luật để phòng chống tham nhũng sẽ tích cực. Đồng thời,
kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, c cán bộ, công
chức có điều kiện thỏa mãn nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật. Các
chương trình phổ biến, giáo dục, pháp luật đ phòng chống tham nhũng sẽ được
phổ biến hơn từ đó góp phn răn đe người n cũng như cán bcông chức nhà
nước.
- Hai là, lĩnh vực kinh tế nơi mà kh năng tham nhũng dễ nảy sinh nhất,
vậy, các quy định pháp luật vquản kinh tế yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động thực hiện pháp luật PCTN. Một chế kinh tế minh bạch, công khai,
đảm bảo sự khách quan, công bằng thì sẽ là một môi tờng lành mạnh để nguy
lOMoARcPSD|27879 799
tham nhũng kthể xy ra. Ngược lại, nếu pháp luật, chính sách kinh tế
không chặt chẽ, nhiều k hở thì sẽ mảnh đất dung dưỡng các hành vi tham
nhũng. Chính thế, để góp phn thực hiện pháp luật PCTN có hiệu quả thì các
chủ trương, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế phải tiên lượng được mọi
tình huống thtrao hội trục lợi cho các nhân, tchức liên quan, từ đó
hạn chế một cách tối đa khnăng và môi trường sản sinh tham nhũng.
- Ba là, kinh tế cũng yếu tố có khả ng kích thích việc thực hiện phòng
chống tham nhũng có hiệu quả. c chthể tham gia công cuộc phòng chống
tham nhũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, thậm chí phải
gánh chịu những rủi ro, hiểm nguy cho cuộc sống của bản tn mình, bởi chống
tham nhũng chống lại những đối tượng sức mạnh quyn lực nhất đnh.
thế, nếu nnước quan tâm đến lợi ích (cvật chất lẫn tinh thần) ca những người
tham gia phòng chống tham nhũng thì sẽ khuyến khích, động viên hsẵn sàng
cùng với các cơ quan chức năng vạch mặt và trừng trị các hành vi tham nhũng.
Tạo điều kiện, tạo niềm tin cho các công dân để họ vững tâm sát cánh cùng các
quan nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng s một trong
nhng yếu tố góp phn thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng đạt kết quả
cao, đem lại sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng Nhà nước trong cuc đấu
tranh cam go này.
- Ngược lại, kinh tế chậm phát triển, kém năng động hiệu quả thể sẽ
ảnhhưởng tiêu cực đối với việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong ng
tác phòng chống tham nhũng. Khi yếu tố kinh tế không bảo đảm cho cuộc sống
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái
xấu hội nảy sinh. Họ sẽ không đủ khả năng đduy trì sự liêm chính của
một bộ phận, nhất trong điều kiện họ thể “cải thiện” cuộc sống của mình
thông qua việc thực thi công vụ của họ. Điều đó nghĩa, thu nhập của cán bộ,
công chức, vn chức một trong những do thdẫn tới tình trạng tham
nhũng. vậy, nếu nhà nước có sbảo đảm về mặt kinh tế, đời sống cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức thì họ sẽ không phải tính toán, tìm cách trc lợi cá
nhân trong quá trình thực thi công vụ của mình.
- Bên cạnh đó, chế, cnh sách pháp luật n nước trên các lĩnh vực kinh
tếvẫn n những hạn chế, thiếu sót để các đi tượng lợi dụng thực hiện hành vi
tham nhũng, đặc biệt trên các lĩnh vực: Quản ngân sách, vốn, tài sản nhà nước,
quản đất đai, đầu xây dựng , tchức - cán bộ, tín dụng, ngân hàng... còn
một số kẽ hở để các đối ợng lợi dụng phạm tội; thể chế về quản lý kinh tế - xã
lOMoARcPSD|27879 799
hội góp phần phòng ngừa, chống tham nhũng, ng pn bất cập; công c quản
lý, thanh tra, kiểm tra của Nhà nước trên một số nh vực phức tạp, nhạy cảm dễ
xảy ra sai phạm còn lỏng lẻo, yếu kém, chưa thường xuyên, hiệu quả, chế tài x
chưa mang tính n đe. Các yếu tố trên dễ bị các đối tượng lợi dụng để thực
hiện hành vi tham nhũng, nếu không giải quyết kịp thời sẽ làm cho tình trạng
tham nhũng gia tăng và khó có thể ngăn chặn, phát hiện và xử lý.
cấu kinh tế
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN mô hình kinh tế trong thời kỳ quá đ
đilên chủ nghĩa xã hội. Phát triển KTTT định ớng XHCN là sự tiếp thu chọn
lọc thành tựu của nhân loại, phát huy vai trò tích cực của KTTT trong việc thúc
đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội a lao động, cải tiến kỹ thuật - ng nghệ,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phn m giàu cho
hội và cải thiện đời sống nhân dân. Hiện nay chúng ta đang y dựng và phát
triển nn KTTT định hướng XHCN có sự quản lý ca nhà nước. Nhà nước quản
nền kinh tế bng cchiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật
bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ
chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp qun lý của KTTT
để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và
khắc phục mặt tiêu cực của chế thtrường, bo vlợi ích ca nhân dân lao
động, của tn thể nhân dân. Trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng
XHCN, chắc chắn sẽ gặp phải nhiều trngại, trong đó có thể thấy KTTT
hội đny sinh tham nhũng và cũng mảnh đất màu mđtham nhũng phát
triển. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu
a và hội nhp quốc tế, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, ng nghệ đã
tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi đcác đối tượng lợi dụng thực hiện hành
vi tham nhũng, che du, chuyển hóa, tẩu n tài sản tham nhũng như: Lợi dụng
cơ chế, chính sách ứng dụng khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư; chuyển tài sản
ra nước ngoài, mua tiền k thuật số, tiền đin tử; mua quốc tịch ớc ngoài... gây
khó khăn cho công tác điều tra, phát hiện, thu thập, thu hồi các i sản trong các
vụ án tham nhũng.
- Do đó, bên cạnh phát huy những mặt tích cực của chế thị trường thì cũng
cầnphải những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của KTTT, nhất
lOMoARcPSD|27879 799
các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Để phòng ngừa tham nhũng nảy
sinh từ quá trình phát triển KTTT t trước hết cần phải xác định các yếu tố
của nền KTTT, các quan hệ phát sinh, tồn tại trong nền KTTT, từ đó tìm ra những
quy phạm pp luật đđiều chỉnh các quan hệ phát sinh trong nền KTTT. Các
quy định của pháp luật đòi hỏi phải phù hợp, chặt chẽ, tạo điều kiện để các quan
hệ lành mạnh phát triển và hạn chế, kìm hãm sự ny sinh những hiện tượng tu
cực, lợi dụng chế thị trường để tham nhũng. Chính các yêu cầu của phát triển
KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã và đang đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện
hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về phòng chống tham nhũng nói riêng.
| 1/4

Preview text:

lOMoARc PSD|27879799
YẾU TỐ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Khái niệm
- Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các
mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Trong mối quan hệ
với kinh tế, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, phản ánh trình độ phát triển kinh tế,
phân phối lợi ích cho các nhóm xã hội.
- Tham nhũng là tệ nạn gắn liền với yếu tố kinh tế, bởi tham nhũng chính là sự
trục lợi cá nhân về lợi ích, trong đó lợi ích vật chất là trọng tâm. Chính vì vậy,
yếu tố kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng.
2. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến viẹc thực hiện pháp luật về phòng
chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Yếu tố kinh tế
- Kinh tế tác động tích cực đến hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng.
Trước tiên, khi kinh tế tăng trưởng mạnh, bền vững là điều kiện thuận lợi cho
hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp
luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội để phòng chống tham nhũng. Kinh
tế phát triển, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện, lợi ích được đảm bảo
thì nhân dân sẽ phấn đấu, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt
động thực hiện pháp luật để phòng chống tham nhũng sẽ tích cực. Đồng thời,
kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán bộ, công
chức có điều kiện thỏa mãn nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật. Các
chương trình phổ biến, giáo dục, pháp luật để phòng chống tham nhũng sẽ được
phổ biến hơn từ đó góp phần răn đe người dân cũng như cán bộ công chức nhà nước.
- Hai là, lĩnh vực kinh tế là nơi mà khả năng tham nhũng dễ nảy sinh nhất, vì
vậy, các quy định pháp luật về quản lý kinh tế là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động thực hiện pháp luật PCTN. Một cơ chế kinh tế minh bạch, công khai,
đảm bảo sự khách quan, công bằng thì sẽ là một môi trường lành mạnh để nguy lOMoARc PSD|27879799
cơ tham nhũng khó có thể xảy ra. Ngược lại, nếu pháp luật, chính sách kinh tế
không chặt chẽ, nhiều kẽ hở thì sẽ là mảnh đất dung dưỡng các hành vi tham
nhũng. Chính vì thế, để góp phần thực hiện pháp luật PCTN có hiệu quả thì các
chủ trương, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế phải tiên lượng được mọi
tình huống có thể trao cơ hội trục lợi cho các cá nhân, tổ chức liên quan, từ đó
hạn chế một cách tối đa khả năng và môi trường sản sinh tham nhũng.
- Ba là, kinh tế cũng là yếu tố có khả năng kích thích việc thực hiện phòng
chống tham nhũng có hiệu quả. Các chủ thể tham gia công cuộc phòng chống
tham nhũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, thậm chí phải
gánh chịu những rủi ro, hiểm nguy cho cuộc sống của bản thân mình, bởi chống
tham nhũng là chống lại những đối tượng có sức mạnh quyền lực nhất định. Vì
thế, nếu nhà nước quan tâm đến lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) của những người
tham gia phòng chống tham nhũng thì sẽ khuyến khích, động viên họ sẵn sàng
cùng với các cơ quan chức năng vạch mặt và trừng trị các hành vi tham nhũng.
Tạo điều kiện, tạo niềm tin cho các công dân để họ vững tâm sát cánh cùng các
cơ quan nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ là một trong
những yếu tố góp phần thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng đạt kết quả
cao, đem lại sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh cam go này.
- Ngược lại, kinh tế chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả có thể sẽ
ảnhhưởng tiêu cực đối với việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong công
tác phòng chống tham nhũng. Khi yếu tố kinh tế không bảo đảm cho cuộc sống
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái
xấu có cơ hội nảy sinh. Họ sẽ không đủ khả năng để duy trì sự liêm chính của
một bộ phận, nhất là trong điều kiện họ có thể “cải thiện” cuộc sống của mình
thông qua việc thực thi công vụ của họ. Điều đó có nghĩa, thu nhập của cán bộ,
công chức, viên chức là một trong những lý do có thể dẫn tới tình trạng tham
nhũng. Vì vậy, nếu nhà nước có sự bảo đảm về mặt kinh tế, đời sống cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức thì họ sẽ không phải tính toán, tìm cách trục lợi cá
nhân trong quá trình thực thi công vụ của mình.
- Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách pháp luật nhà nước trên các lĩnh vực kinh
tếvẫn còn những hạn chế, thiếu sót để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi
tham nhũng, đặc biệt trên các lĩnh vực: Quản lý ngân sách, vốn, tài sản nhà nước,
quản lý đất đai, đầu tư xây dựng , tổ chức - cán bộ, tín dụng, ngân hàng... còn
một số kẽ hở để các đối tượng lợi dụng phạm tội; thể chế về quản lý kinh tế - xã lOMoARc PSD|27879799
hội góp phần phòng ngừa, chống tham nhũng, lãng phí còn bất cập; công tác quản
lý, thanh tra, kiểm tra của Nhà nước trên một số lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm dễ
xảy ra sai phạm còn lỏng lẻo, yếu kém, chưa thường xuyên, hiệu quả, chế tài xử
lý chưa mang tính răn đe. Các yếu tố trên dễ bị các đối tượng lợi dụng để thực
hiện hành vi tham nhũng, nếu không giải quyết kịp thời sẽ làm cho tình trạng
tham nhũng gia tăng và khó có thể ngăn chặn, phát hiện và xử lý. Cơ cấu kinh tế
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ
đilên chủ nghĩa xã hội. Phát triển KTTT định hướng XHCN là sự tiếp thu có chọn
lọc thành tựu của nhân loại, phát huy vai trò tích cực của KTTT trong việc thúc
đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã
hội và cải thiện đời sống nhân dân. Hiện nay chúng ta đang xây dựng và phát
triển nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước quản
lý nền kinh tế bằng cchiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật và
bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ
chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của KTTT
để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và
khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao
động, của toàn thể nhân dân. Trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng
XHCN, chắc chắn sẽ gặp phải nhiều trở ngại, trong đó có thể thấy KTTT là cơ
hội để nảy sinh tham nhũng và cũng là mảnh đất màu mỡ để tham nhũng phát
triển. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ đã
tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành
vi tham nhũng, che dấu, chuyển hóa, tẩu tán tài sản tham nhũng như: Lợi dụng
cơ chế, chính sách ứng dụng khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư; chuyển tài sản
ra nước ngoài, mua tiền kỹ thuật số, tiền điện tử; mua quốc tịch nước ngoài... gây
khó khăn cho công tác điều tra, phát hiện, thu thập, thu hồi các tài sản trong các vụ án tham nhũng.
- Do đó, bên cạnh phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị trường thì cũng
cầnphải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của KTTT, nhất lOMoARc PSD|27879799
là các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Để phòng ngừa tham nhũng nảy
sinh từ quá trình phát triển KTTT thì trước hết cần phải xác định rõ các yếu tố
của nền KTTT, các quan hệ phát sinh, tồn tại trong nền KTTT, từ đó tìm ra những
quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong nền KTTT. Các
quy định của pháp luật đòi hỏi phải phù hợp, chặt chẽ, tạo điều kiện để các quan
hệ lành mạnh phát triển và hạn chế, kìm hãm sự nảy sinh những hiện tượng tiêu
cực, lợi dụng cơ chế thị trường để tham nhũng. Chính các yêu cầu của phát triển
KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã và đang đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện
hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về phòng chống tham nhũng nói riêng.