Quiz: TOP 40 câu hỏi trắc nghiệm Luật (ĐHHĐ) Kỹ năng STVBHCTD (có đáp án) | Đại học Hồng Đức
Câu hỏi trắc nghiệm
Theo Nghị định số: 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính thông dụng về định dạng lề trang là: Lề trên 20-25mm, lề dưới 20-25mm, lề trái 30-35mm, lề phải 15-20mm
Quy định của khổ giấy trong văn bản hành chính thông dụng là: Khổ A4 ( 210 x 297)
Số trang văn bản hành chính thông dụng được đánh theo: Được đánh từ số 1, trang đầu tiên, bằng chữ số ả rập, cỡ chữ 13 đến 14, không hiển thị số trang thứ nhất.
Yêu cầu về nội dung của văn bản hành chính thông dụng: Đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lí
Yêu cầu về ngôn ngữ và văn phong trong văn bản hành chính thông dụng: Đảm bảo chính xác, rõ ràng, trang trọng, lịch sự, phổ thông, thống nhất
Số, kí hiệu của văn bản hành chính thông dụng nhằm mục đích: Giúp cho việc theo dõi, quản lí và tra cứu văn bản được thuận tiện và khoa học
Loại văn bản hành chính thông dụng nào dưới đây không cần xác lập địa danh và thời gian dưới tiêu ngữ: Biên Bản
Loại văn bản hành chính thông dụng nào dưới đây không có tên loại ở chính giữa văn bản: Công Văn
Loại văn bản hành chính thông dụng nào dưới đây được soạn theo hình thức chương, điều, khoản, điểm: Điều lệ
Khi trường Đại học Hồng Đức có sự thay đổi trong hoạt động của Ban giám hiệu thì nhà trường dùng loại văn bản hành chính thông dụng nào để cán bộ, giảng viên biết được sự thay đổi đó: Thông báo
Trong các loại văn bản hành chính thông dụng sau đây, loại văn bản hành chính nào được trình bày theo kết cấu nghị luận: Công văn
Khi đóng dấu lên chữ kí thì dấu đóng phải trùm lên 1/3 chữ kí về phía bên trái
Nhìn trên bình diện chung nhất, dựa vào tính chất khách quan, chủ quancủa sự kiện xảy ra, thì biên bản được chia thành mấy loại: 2
Dựa vào nội dung, mục đích sử dụng và mối quan hệ giữa các chủ thể ban hành, công văn được phân chia thành mấy loại: 4
Kết cấu ( bố cục) của công văn có mấy phần: 9
Loại văn bản hành chính thông dụng sau đây mở đầu của văn bản là trình bày địa chỉ nơi văn bản được gửi đến thông qua từ “Kính gửi”: Công văn
Căn cứ vào thời gian phản ánh tình hình, kì hạn làm báo cáo. Theo tiêu chí này báo cáo được chia thành: Báo cáo thường kì và báo cáo bất thường
Căn cứu vào nội dụng báo cáo có các loại báo cáo: Báo cáo chung và báo cáo chuyên đề
Yêu cầu đối với báo cáo: Đảm bảo tính chính xác, trung thực, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm
Yêu cầu về nội dung đối với điều lệ, quy chế, quy định và nội quy: Phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lí, phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức bàn hành, phù hợp với nguyện vong chính đáng của cán bộ, nhân viên trong cơ quan và sắp xếp hợp lí, khoa học
Yêu cầu đối với dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác: Tất cả các đáp án trên
Văn bản hành chính thông dụng có 5 chức năng
Số của văn bản hành chính thông dụng được ghi như: Được ghi bằng chữ Ả rập và đánh liên tục cho các văn bản do mỗi cơ quan, tổ chức ban hành theo năm dương lịch
Phần địa danh, thời gian trong văn bản hành chính thông dụng được quy định như: Trình bày ngang hàng với phần số và kí hiệu của văn bản, dưới Quốc hiệu và tiêu ngữ, in thường cỡ chữ 13 đến 14, in nghiêng, giữa địa danh và thời gian dùng dấu phẩy
Tên loại và trích yếu của văn bản hành chính thông dụng được trình bày: Tên loại văn bản được trình bày ở chính giữa dòng theo chiều ngang tờ giấy (dưới địa danh và thời gian), in hoa, cỡ chữ 14, đứng, đậm
Trích yếu nội dung văn bản hành chính thông dụng được Trình bày dưới tên của văn bản, thường đặt sau cụm từ “Về việc”, in thường ,cỡ chữ 14, in đứng, đậm, dưới trích yếu có đường kẻ ngang, độ dài đường kẻ ngang 1/2 đến 1/3 trích yếu cân đối với dòng chữ
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản hành chính thông dụng được trình bày Bên trái, phía trên, chữ in hoa, in đậm, cỡ chữ bằng cỡ chữ của Quốc hiệuphía dưới có đường kẻ ngang bằng 1/3 đến 1/2 độ dài dòng chữ và cân đối với dòng chữ
Trong các trường hợp sau, trường hợp phải làm văn bản báo cáo là: Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc và kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể
Văn bản hành chính thông dụng Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết
Những mục cần phải có trong văn bản hành chính thông dụng: Quốc hiệu, tiêu ngữ
Tình huống người viết không phải viết văn bản hành chính là: Có một sự việc làm em hết sức xúc động muốn ghi lại những cảm xúc đó
Khi người viết muốn truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho quần chúng rộng rãi đều biết người ta viết văn bản thông báo
Trường hợp nào phải làm văn bản báo cáo: Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc và kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể
Dựa vào mục đích sử dụng, văn bản hành chính thông dụng được chia thành: Cả A,B,C
Tiêu chí để phân loại văn bản hành chính thông dụng: Dựa vào chủ thể ban hành văn bản; dựa vào tên loại văn bản hành chính thông dụng; dựa và mục đích sử dụng và ban hành
Văn bản hành chính thông dụng đáp ứng được tính hợp lí khi: Phù hợp với thực tiễn, ban hành kịp thời, phù hợp với tên loại, bố cục lôgic
Văn bản hành chính thông dụng đáp ứng được tính hợp pháp khi: Đúng thẩm quyền, nội dung hợp pháp, đúng thể thức và đúng thủ tục ban hành
Biên bản vụ việc là loại biên bản: Ghi nhận lại vụ việc khách quan xảy ra
Biên bản hội nghị là loại biện bản: Ghi lại toàn bộ diễn biến của đại hội, hội nghị, cuộc họp
Phần chữ kí trong biên bản tối thiểu phải có: 2 chữ kí