1.NHỮNG VẤN ĐỀ LUÔN ĐẶT RA CHO MỸ HỌC | Mỹ học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Môn học này tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, đưa ra cái nhìn tổng quan về các vấn đề chung và đa dạng trong lĩnh vực Mỹ Học. Sinh viên sẽ khám phá những khái niệm cơ bản, các phong cách nghệ thuật, và các vấn đề lý thuyết quan trọng. Môn học tập trung vào việc khuyến khích suy luận và phân tích sâu sắc về các vấn đề như ý thức văn hóa, tác động của nghệ thuật đối với xã hội, và biến đổi của phong cách nghệ thuật qua các thời kỳ. Đồng thời, nó cũng mở ra không gian cho sinh viên thảo luận và đóng góp ý kiến cá nhân, từ đó phát triển kỹ năng phản biện và sáng tạo.

Thông tin:
45 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

1.NHỮNG VẤN ĐỀ LUÔN ĐẶT RA CHO MỸ HỌC | Mỹ học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Môn học này tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, đưa ra cái nhìn tổng quan về các vấn đề chung và đa dạng trong lĩnh vực Mỹ Học. Sinh viên sẽ khám phá những khái niệm cơ bản, các phong cách nghệ thuật, và các vấn đề lý thuyết quan trọng. Môn học tập trung vào việc khuyến khích suy luận và phân tích sâu sắc về các vấn đề như ý thức văn hóa, tác động của nghệ thuật đối với xã hội, và biến đổi của phong cách nghệ thuật qua các thời kỳ. Đồng thời, nó cũng mở ra không gian cho sinh viên thảo luận và đóng góp ý kiến cá nhân, từ đó phát triển kỹ năng phản biện và sáng tạo.

176 88 lượt tải Tải xuống
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LUÔN ĐẶT RA CHO MỸ HỌC
- Là một bộ phận hợp thành các khoa triết học Mac – Lenin, Mỹ học Mac – Lenin quán triệt các quan điểm thẩm mỹ của
chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử, khẳng định mọi niềm vui, khát vọng và những đam mê của
con người trong cuộc sống đều gắn liền với hoạt động lao động và thực tiễn xã hội của con người.
- Mỹ học Mac – Lenin là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thẩm mỹ,công cụ nhận thức, hiểu biết, khám phá và
sáng tạo quan hệ thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật một cách đúng đắn.
Mỹ học là gì?
- Mỹ học là một khoa học hợp thành các khoa học triết học. Đối tượng chủ yếu của nó là các dạng biểu hiện của cái
thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động đời sống con người. Thuật ngữ quốc tế của khoa học này Aesthétics.
- Các tư tưởng của nhân loại nghiên cứu về cái thẩm mỹ đã xuất hiện từ 500 năm trước Công nguyên, song các tư tưởng
đó thường gắn với đạo đức học, xã hội học, luật học, văn học, sử học, nghệ thuật học -thời kỳ văn, sử, triết bất phân.
- Năm 1735, học giả trường Đại học Frankfurt (Đức) Alechxander Gotlieb Baumgarten đã công bố bài báo “Những suy
xét có tính chất triết học trong việc xây dựng thi ca, trong đó, ông đặt vấn đề xây dựng một khoa nghiên cứu tình cảm song
song với khoa học nghiên cứu lý trí.
- Năm 1750, Baumgarten hoàn thành công trình Aesthétik, đồng thời giới định ranh giới của Mỹ học trong tương quan
với các khoa học khác như sau:
Khoa logic học là khoa học nghiên cứu nhận thức hợp lý xuất phát từ lý trí. Song nhận thức của con người ta
không chỉ bằng tư duy lý luận mà còn phải dựa vào cảm giác và tình cảm nữa. Vì vậy, bên cạnh và đồng thời với
khoa logic học, muốn nghiên cứu tốt nhận thức của con người phải có khoa học nghiên cứu về tình cảm. Khoa
logic học thì nghiên cứu những quy luật của nhận thức lí tính, của nhận thức dựa vào tư duy và dạy cho ta cách
đạt được, cách nắm bắt được chân lý.
Còn Mỹ học thì phải tìm hiểu những quy luật của nhận thức, tình cảm, cảm tính; hay nói cách khác, mỹ học giúp
ta nhận thức được cái đẹp. Logic học hướng tới những chân lý, mỹ học hướng tới cái đẹp. Mỹ học khoa học
nghiên cứu sự cảm thụ cái đẹp”.
Mỹ học của Baumgarten
NGUYÊN LÝ THÍCH THÚ
Chức năng nhận thức chức năng tính dục
Các tình cảm, sự phấn khích, sự khoan khoái của con người thường thông qua các giác quan có. Các giác
quan đã mang lại sự đam mê quá khích thường không tỉnh táo, không phục tùng lý trí. sự xúc động tập
trung nhất là lĩnh vực nghệ thuật. Chân lý nghệ thuật chấp nhận sự ưu tiên cho tình cảm.
Lý trí trong nghệ thuật chịu sự khoan dung của tình cảm. Mọi cái đúng, cái tốt trong mỹ học đều
được nghiên cứu từ dạng xúc cảm (Sinlichkeit). Chân lý thẩm mỹ tồn tại dưới dạng tình cảm.
lOMoARcPSD| 41487147
2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỸ HỌC
- Những tư tưởng của mỹ học đã manh nha từ thời cổ đại qua quan niệm của Pythagore (580 - 500 TCN), Heraclite (530 -
470 TCN), của Soecrates (469 - 399 TCN), của Plato (427 -347 TCN), của Aristotle (384-322 TCN) về cái đẹp, về hoạt
động thẩm mỹ của con người. Nhưng chỉ đến giai đoạn Mac - Lenin, Mỹ học mới thực sự trở thành một khoa học, có cơ
sở triết học đúng đắn và tiêu biểu cho tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Mỹ học trước và sau Marx có những đặc điểm nổi bật gì?
1. Mỹ học thời kỳ nguyên thủy
- Thời kỳ này chưa xuất hiện các tư tưởng về mỹ học nhưng đời sống thẩm mỹ đã hình thành đã hình thành và phát triển.
Một số hình vẽ, hoa văn, đồ vật, đặc biệt là đồ gốm được tìm thấy, mặc dù còn rất thô sơ và trừu tượng nhưng đã mô tả
đời sống tinh thần của người nguyên thủy có xuất hiện yếu tố thẩm mỹ.
- Cơ sở cho sự sáng tạo thẩm mỹ là từ nhu cầu hướng đến thiện công cụ.
- Các đề tài trong đời sống thẩm mỹ người nguyên thủy có thể thấy là: Đề tài về sự vật, đề tài về con người, đề tài về
phong cảnh thiên nhiên.
2. Mỹ học thời kỳ cổ đại (thế kỷ thứ VIII TCN - thế kỷ thứ 4 TCN)
- Trung Quốc cổ đại: tưởng Mỹ học rất ít được đề cập đến, chỉ gói gọn đầu tiên trong chữ “Nghệ” của người Trung
Quốc. “Nghệ” () lúc đầu để chỉ việc chăm sóc cây cối, về sau mới dùng chỉ nghệ thuật. Sau đó xuất hiện chữ “Họa”
(),“Nhạc” (), “Thi” ()… Tuy nhiên, sự phát triển của Mỹ học ở Trung Quốc thể hiện không rõ ràng. Có lẽ, do
tính đặc thù của nền triết học mang nặng tính chính trị xã hội nên chỉ tập trung giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, ít
quan tâm đến đời sống thẩm mỹ.
- Hy Lạp cổ đại (TK VIII TCN - IV TCN): Giai đoạn này, Mỹ học là một bộ phận của Triết học, nhưng là giai đoạn đặt
nền móng cho toàn bộ tư tưởng triết học cũng như Mỹ học cho thế giới phương Tây sau này.
- Nghệ thuật Hy Lạp mang tính xã hội công dân, thấm nhuần lòng tin vào vẻ đẹp và sự cao cả của con người tự do biết đón
nhận trách nhiệm. Điều này được do tác động của kiểu tổ chức hội dựa trên nguyên tắc dân chủ khẳng định vai trò
và vị trí quan trọng của con người.
- Đây cũng là lần đầu tiên vẻ đẹp toàn diện của con người trở thành lý tưởng thẩm mỹ trong sáng, thành nguồn cảm
hứng chủ yếu cho sáng tạo nghệ thuật.
Hy Lạp thời cổ đại là thời đại của nghệ thuật điêu khắc, một số nhà triết học - mỹ học tiêu biểu:
Prôtago - Con người là thước đo của muôn
loài. Pitagore - Hòa điệu.
Heraclite - Cụ thể, tương đối.
Democrite - Mức độ, trật
tự. Aristole - Tỉ lệ, hài hòa.
3. Mỹ học Trung cổ phương Tây (thế kỷ IV TCN - đầu thế kỷ XIV) - Thời kỳ Mỹ học thần học
- Đặc điểm nổi bật của tổ chức chính trị thời kỳ này là hệ thống phức tạp về đẳng cấp của xã hội phong kiến và nhà thờ
bởi cơ chế kép: Bên cạnh vương quyền là thần quyền, nên người dân chịu hai tầng áp bức.
- Thần học thống trị tuyệt đối, những hình thái ý thức xã hội khác như Triết học, Mỹ học, Nghệ thuật... trở thành công
cụ truyền giáo.
lOMoARcPSD| 41487147
- Tư tưởng triết học điển hình thể hiện ở hai trường phái: Chủ nghĩa kinh viện - tuyệt đối hóa kinh thánh, lối tư duy
giáo điều; Chủ nghĩa giáo điều - đặt niềm tin huyễn hoặc vào một cuộc sống trên thiên đàng.
- Đặc điểm Mỹ học là phủ nhận cái đẹp nơi trần thế, mà tuyệt đối hóa cái đẹp trên thiên đường. Nghệ thuật chỉ là công
cụ truyền giáo, hướng đến cái đẹp tâm linh.
- Thời đại trung cổ ở phương Tây là thời đại của nghệ thuật kiến trúc. Các hình thái kiến trúc đặc trưng: Byzantine;
Roman; Gothique.
Một số nhà Mỹ học tiêu biểu:
Tertullien (160 - 230): Lòng tin về Chúa là cái đẹp duy nhất, nên trí tuệ và khoa học không có giá trị. Tôn
giáo chính là lòng tin, dựa trên cảm nhận dù nó là vô lý - “Tôi tin bởi điều đó là vô lý”.
Augustine (354 - 430): Thừa nhận vẻ đẹp trần thế nhưng tất thảy đều do Chúa trời ban cho. Cái gì làm người
ta thích thú bằng tỉ lệ, cân xứng, hài hòa thì là đẹp.
Thomas D’Aquin (1225 - 1274): Chúa trời là nguồn gốc tỏa sáng của cái đẹp. Mọi vẻ đẹp đều có hình thức, nhưng
hình thức đó do Chúa tạo ra, nên ta có thể đánh giá nó bằng các giác quan. Xem giác quan là cơ sở để vươn đến
cái đẹp, tuy nhiên khởi nguyên là từ Chúa.
4. Mỹ học Phục hưng (thế kỷ XIV – XVI)
- Mỹ học thời kỳ Phục hưng còn gọi là mỹ học nhân văn, gắn với cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng do giai
cấp tư sản thực hiện. Phục hưng thực chất là khôi phục lại sự hưng thịnh những giá trị nhân văn của nền văn hóa Hy Lạp
- La Mã cổ đại nhằm bác bỏ tư tưởng thần quyền Kitô giáo.
- Với cái cớ của thời kỳ cổ đại, đó là: Coi con người là trung tâm, là thước đo của muôn loài; Cần phải đấu tranh cho tự
do của con người. Từ đó giai cấp tư sản có cơ sở để so sánh với thời kỳ trung cổ, khi con người bị chà đạp thô bạo lên
quyền sống và quyền tự do. Với sự so sánh này, giai cấp tư sản chỉ rõ được sự thối nát, lộng quyền của nhà thờ trung cổ
và đánh thức được tinh thần đấu tranh vì con người trong lòng người dân. Đây chính là nền tảng cho cuộc Cách mạng tư
sản sau này.
Tư tưởng Mỹ học thời kỳ này:
+ Thế giới tự nhiên sinh ra, tự vận động, tự phát triển, không phải do Chúa trời tạo nên. Con người cũng là sản
phẩm của sự phát triển tự nhiên, không phải do Chúa trời tạo nên từ mẫu đất sét hay đốt xương sườn cụt.
+ Trần thế là đẹp, không phải là nơi đày ải, mà là nơi con người có thể xây dựng hạnh phúc, chẳng phải đợi ngày
mai trên thiên đường.
+ Con người là trung tâm cái đẹp trong vô vàn cái đẹp của cuộc đời và con người là trung tâm, là đối tượng của
nghệ thuật. Ba mẫu người lý tưởng của thời đại:
Người công dân anh hùng có tầm vóc khổng lồ - Thể hiện tinh thần sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ để
xây dựng 1 xã hội mới - Tượng David của Michelangelo.
Con người trí tuệ và nội tâm phong phú - Tác phẩm nàng Mona Lisa của
Leonardo DaVinci.
Doanh nghiệp tài năng - Tác phẩm Thương gia George Gisze của Bobbein.
+ Mỹ học Phục hưng là Mỹ học hành động, chưa xuất hiện các nhà Mỹ học lý luận, tư tưởng chủ yếu thể hiện
thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Các nhà Mỹ học tiêu biểu như:
lOMoARcPSD| 41487147
Ở giai đoạn mở đầu có Botticelli (1445 - 1510) với các tác phẩm “Mùa
xuân”, “Venus tái sinh”.
Ở giai đoạn cực thịnh có Leonardo Da VinCi với “Bữa tiệc ly biệt”, “Mona Lisa”, Raphael
với “Trường Academy”, Michelangelo với “Người khổng lồ bị trói”.
Ở giai đoạn suy tàn có William Shakespeare với vở kịch Hamlet.
Nghệ thuật Phục Hưng là nghệ thuật hội họa.
5. Mỹ học Cổ điển Pháp (thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII)
- Đây là thời kỳ hòa hoãn giai cấp lớn nhất và đầu tiên trong lịch sử, giữa một bên là giai cấp tư sản đang lên với một bên
là giai cấp phong kiến đang thất thế.
- Cơ chế kép này tác động mạnh mẽ tạo nên yếu tố nhị nguyên trong Triết học và cả Mỹ học. Trong Mỹ học là sự thừa
nhận cả hai thị hiếu cơ bản của hai giai cấp nổi trội trong xã hội: giai cấp phong kiến chuộng nghĩa vụ; giai cấp tư sản
chuộng dục vọng.
- Về cái đẹp: do cơ chế kép, đã tạo ra cái đẹp trở trêu giữa một bên là nghĩa vụ và một bên là dục vọng. Sự giằng co
giữa nghĩa vụ và dục vọng mà không thiên hẳn về một bên.
- Về nghệ thuật: Kịch nghệ trở thành hình thái nghệ thuật độc tôn, bởi qua đối thoại, người diễn viên dễ dàng làm bật
lên được sự giằng xé tư tưởng biểu hiện sự hòa hoãn giữa nghĩa vụ và dục vọng. Chủ đề chính cũng là khai thác mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Tác phẩm tiêu biểu của thời đại: Le Cid của Pierre Corneille.
6. Mỹ học Khai sáng (thế kỷ XVIII)
- Đây là giai đoạn thế cân bằng của thời kỳ cổ điển bị phá vỡ khi triều đình phong kiến càng lúc càng lệ thuộc vào giai cấp
tư sản. Về kinh tế, nền sản xuất công nghiệp cơ khí ra đời thay thế cho nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Điều này đòi hỏi
con người phải có trí tuệ, có trình độ, học vấn nhất định để đáp ứng nhu cầu thời đại. Bên cạnh đó, giai cấp tư sản đã đưa
ra lý tưởng về một xã hội tự do - bình đẳng - bác ái thay thế cho xã hội Phong kiến đang thối nát đã kích thích mở mang
dân trí và khai sáng đầu óc con người.
- Giai đoạn này là giai đoạn của cuộc Cách mạng tư sản 1789 đánh dấu sự lên ngôi của giai cấp tư sản, nên Mỹ học
cũng mang màu sắc tư sản. Cảm hứng cơ bản của thời đại là cảm hứng về cuộc đổi đời.
- Sự phát triển của văn minh công nghiệp dẫn đến mở mang đô thị. Thị dân phát triển cũng xuất hiện nhu cầu thẩm
mỹ riêng. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân vật quần chúng xuất hiện với tư cách là một đám đông.
- Về cái đẹp: Cái đẹp phải hướng đến khai mở dân trí. Cái đẹp và cái thiện phải thắng lợi trong xã hội, thể hiện trong
khoa học, trong đạo đức, pháp luật...
- Về nghệ thuật: Văn học bước lên giữ vị trí trung tâm vì một số lý do:
Do bản chất khai sáng nên số người biết chữ càng nhiều, nhu cầu thẩm
mỹ. Kỹ thuật in ấn phát triển nhanh chóng.
Bằng văn chương có thể diễn đạt rất rõ nét cảm hứng của thời đại - cảm hứng về một cuộc đổi đời. Ngôn từ xuất
phát từ chính cuộc sống phố thị, phản ánh được hình tượng những con người bon chen, hy vọng đổi đời trong
một xã hội đầy biến động, con người hướng đến đồng tiền.
7. Mỹ học Cổ điển Đức (thế kỷ XIX)
lOMoARcPSD| 41487147
- Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nền văn minh công nghiệp đã có những thành tựu to lớn. Nguyên lý tính hệ thống trở
thành nguyên lý chung, I.Kant “cần hiểu toàn bộ thế giới tự nhiên trong toàn bộ tính vô cùng của nó như một hệ thống
duy nhất”.
- Mỹ học cổ điển Đức có công lao hệ thống hóa tư tưởng Mỹ học của con người, đồng thời mở ra một kiểu tư duy mới -
tư duy đoán định - khoa học dự báo.
- Mỹ học cổ điển Đức kết tinh ở hai nhà mỹ học tiêu biểu là I. Kant và F. Hegel.
- I.Kant, các tác phẩm Mátcơva (bản dịch), 1964, tr. 206.
Immanuel Kant (1724-1804)
- Cơ sở mỹ học của I.Kant là tư tưởng về “nguyên lý về tính hệ thống” và “nguyên lý vô cùng tận của đối
tượng nhận thức”, từ đó đưa ra khái niệm “vật tự nó”.
- Nhận thức một quá trình giải mã, mở dần “chiếc hộp đen” - “vật tự nó”, song việc nhận thức luôn giới
hạn không thể giải được - gọi “lim”. Để khắc phục giới hạn đó phải dùng phương pháp nhận thức “tiên nghiệm”.
Khi lý tính bất lực, con người quay lại bản thân mình, dùng “nội tỉnh” để nhận thức, qua đó “giác ngộ”. Nó đột khởi như
một sự “hồi âm”, nhưng là “hồi âm phản chiếu”.
- Từ quan điểm về nhận thức trên, I. Kant cho rằng “không có khoa học về cái đẹp, chỉ có sự phán đoán về cái
đẹp mà thôi”. Theo đó, con người không thể dùng tư duy lý tính để vạch ra quy luật của cái đẹp, mà phải bằng năng lực
cảm nhận qua chiêm nghiệm đối tượng trên cơ sở phán đoán thẩm mỹ của chủ thể.
- Phán đoán thẩm mỹ phải được tiến hành theo các bước sau:
Năng lực cảm thụ thẩm m, một loại trực giác đầy cảm xúc, tiên nghiệm
Năng lực đánh giá thẩm mỹ, để khám phá cái đẹp bản chất một cách vô tư, không vụ lợi vừa có tính
cá nhân, vừa có tính phổ biến.
Năng lực thỏa mãn, là đáp ứng mục đích khám phá bản chất đích thực của
đối đem lại “khoái cảm tuyệt đối” của chủ thể thẩm mỹ.
Với ba năng lực trên I. Kant cho rằng:
- Cái đẹp là cái gây thích thú một cách tất yếu, phổ quát cho mọi người một cách vô tư và
bằng tỉnh hình thức thuần túy tuyệt đối của nó.
- Năng khiếu thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ - khả năng phản tư, cảm nhận tiên nghiệm trước đối tượng thẩm mỹ.
Đây là yêu tố quan trọng quyết định con đường đạt được “giác ngộ”. Theo I. Kant, bản thân cái đẹp tự nó đã đẹp “vật tự
nó”, con người có thể cảm nhận, đánh giá và thưởng ngoạn nó để vươn tới cái ý niệm cao đẹp, toàn vẹn, phổ biến. “vẻ đẹp
không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình”.
Về cái trác tuyệt - cái cao cả.
- Khác với cái đẹp ở chỗ: cái đẹp có liên quan đến hình dạng, còn cái trác tuyệt có thể thấy được ở cái
vô dạng. Cái đẹp trực tiếp làm nảy sinh sự phấn khởi, còn cái trác tuyệt là một sự khoái lạc nảy sinh gián tiếp.
- Xét ở mặt chất, cái trác tuyệt được chia làm 3 loại:
Loại trác tuyệt kinh khủng: khi tình cảm về cái trác tuyệt mang lại sự khủng khiếp hoặc buồn phiền.
Loại trác tuyệt thanh cao: mang lại lòng khâm phục trầm lắng.
lOMoARcPSD| 41487147
Loại huy hoàng: gắn liền với tình cảm về cái đẹp tràn lan trên một phạm vi rộng lớn. Xét ở mặt lực
lượng, được chia làm 2 loại:
o Cái trác tuyệt toán học - chính là những cái vĩ đại một cách tuyệt đối, nghĩa là so với nó, mọi cái khác
đều bé cả.
o Cái trác tuyệt uy lực - chính là sức mạnh tinh thần của con người vượt qua thách, bất chấp mọi khó
khăn, khắc phục mọi sợ hãi.
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831)
- Là nhà Triết học, Mỹ học cổ điển hàng đầu ở Đức. Đóng vai trò quyết định trong xây dựng lý -luận biện chứng
về sự phát triển.
- Theo Hegel, “Mỹ học là triết học về nghệ thuật”. Đó là luận điểm quan trọng, đặt cơ sở
cho toàn bộ hệ thống mỹ học của ông.
- Xuất phát từ quan điểm duy tâm khách quan về thế giới - “ỷ niệm tuyệt đối” Hegel đưa ra phạm trù “ý niệm đẹp”
- bản thân cái đẹp cần được lý giải là một ý niệm, thậm chí ý niệm ấy lại mang nội dung lý tưởng.
- Nếu Kant tuyệt đối hóa cái “tôi” chủ quan thì ngược lại, Hegel đứng trên quan niệm lịch sử để giải quyết vấn đề
cái đẹp. Chính điều này tạo ra mẫu thuẫn trong quan niệm về cái đẹp của Hegel. Một mặt, ông thừa nhận cái đẹp trong
tự nhiên và xã hội theo quy luật riêng của nó nhưng lại cho cái đẹp đó mờ nhạt, thấp kém vì nó có tính vật chất và
khởi nguyên từ “ý niệm đẹp” - chỉ có “ý niệm đẹp” mới là cái đẹp chân chính.
- Hegel, Mỹ học, tập 1, NXB Văn học, 1999, tr.55
- Về chủ thể sáng tạo, hoạt động sáng tạo nghệ thuật là hoạt động thống lĩnh hai phương diện chủ quan và khách
quan. Hegel đưa ra khái niệm “thiên tài trong nghệ thuật” để nói về chủ thể nghệ sĩ, chủ thể đó thể hiện ở 3 mặt:
Hư cấu: là óc sáng tạo, đòi hỏi chủ thể phải có biệt tài và sự mẫn cảm. Hư cấu là phương tiện để thể
hiện cái tôi bên trong nghệ sĩ.
Tài năng: là khả năng thể hiện thực tế vào tác phẩm bằng những hình thức đặc biệt khác nhau với cá
tính khác nhau của chủ thể nghệ sĩ.
Thiên tài; là một khả năng khái quát để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Nghệ sĩ phải có tài
năng bẩm sinh cùng sự tập dợt khả năng ấy để đạt tới thiên tước mới vượt qua giới hạn của sự khéo léo
bên ngoài mà hình thành nên tác phẩm nghệ thuật.
- Người chủ thể nghệ sĩ thể hiện nội dung của mình không phải chỉ bằng hình thức thuần túy mà còn có trực giác
nhạy bén, cảm quan chính xác để nắm bắt những khoảnh khắc biểu hiện của cái đẹp. Để làm được điều đó tài năng và
thiên tài chưa đủ mà cần phải có cảm hứng và hư cấu. Những yếu tố trên thống nhất chặt chẽ với nhau làm nên điều kiện
để tạo ra tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa.
- Tác phẩm nghệ thuật là sự kết cấu vật thể hữu hạn, nhưng nội dung mỹ cảm thì lan tỏa vô hạn qua trí tưởng
tượng và cảm nhận của mỗi người.
8. Mỹ học Marx – Lenin
- Những nhà mỹ học trước Marx có những sai lầm và phiến diện ở một số điểm như sau:
Coi cái thẩm mỹ là cái vốn có của ý niệm, của cá nhân con người, của tự nhiên hiện thực;
Coi chủ thể thẩm mỹ là chủ thể thần thánh, chủ thể sinh vật, chủ thể người cá nhân tách biệt khỏi yếu tố xã hội;
lOMoARcPSD| 41487147
Coi lĩnh vực nghệ thuật là cái vượt ra ngoài bản chất xã hội đích thực của nó.
- Khác với các nhà mỹ học trước đó, Marx xem xét đời sống thẩm mỹ trên tất cả các bình diện của nó: bình diện
đời sống, bình diện chủ quan, bình diện nghệ thuật - “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến
nay là sự vật, hiện thực, cái cảm giác chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không
được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn.”
- C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.3, tr.9
- Từ quan điểm về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ nêu trên, Hegel tiếp tục phân tích các khái niệm:
Cảm hứng: có thể xuất phát từ tâm trạng, nhưng nhiều khi cũng có từ yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến. Nó là sự
kết hợp giữa hoạt động của hư cấu và hoàn thành ý định về mặt kỹ thuật với trạng thái tâm hồn của nghệ sĩ.
Phong cách: là tư chất đặc biệt của nghệ sĩ trong việc nắm bắt bản chất của sự vật và năng lực biểu hiện sự vật
với một hình thức đặc sắc.
Cả tính: là sự độc đáo của nghệ sĩ, là cảm hứng chủ quan, phản ánh chính xác tâm hồn của nghệ sĩ.
Lý tưởng: là cái hoàn thiện, thể hiện khát vọng vươn tới chân lý và luôn mang hình thức cái đẹp. Tính vượt trước
là một đặc điểm quan trọng của lý tưởng. Hegel xét lý tưởng trong quan hệ với cái đẹp hoàn mỹ của nghệ thuật -
nghệ thuật lý tưởng. Lý tưởng và nghệ thuật luôn biện chứng, nhờ có lý tưởng, nghệ thuật mới có thể nâng cao
những sự vật vốn không có giá trị và ngược lại.
- Marx coi mỹ học là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng
mỹ học của ông gắn với triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Marx khẳng định, cái thẩm mỹ là một quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ, tuyệt đối không phải là cái
vốn có của tư tưởng, của động vật hay của các dạng tồn tại bất kỳ. Cái thẩm mỹ có nguồn gốc từ lao động, không phải là
thuộc tính sẵn có của tự nhiên. Phải bằng lao động con người mới biến các hiện tượng trong tự nhiên thành các hiện
tượng thẩm mỹ gắn với xã hội loài người. Vì thế, cải thẩm mỹ là một giá trị xã hội, tuyệt đối không phải là cái tự có theo
chủ nghĩa duy tâm khách quan, hoặc xuất phát từ tình cảm của mỗi cá nhân theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Cái thẩm
mỹ không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn có tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã cung cấp cho mỹ học cách nhìn toàn diện về các quan
hệ thẩm mỹ trong quá trình vận động của nó, trong đó cái thẩm mỹ là một quan hệ gồm ba mặt hợp thành:
Mặt đối tượng trong quan hệ thẩm mỹ: Đó là cái đẹp, cái bị, cái hài, cái cao cả tồn tại khắp mọi nơi trong đời
sống xã hội.
Mặt chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ: Đó là các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ; về thị hiếu thẩm mỹ; về
tưởng thẩm mỹ của những con người xã hội.
Mặt nghệ thuật trong quan hệ thẩm mỹ: Đó là các hoạt động hưởng thụ nghệ thuật, đánh giá nghệ thuật, sáng tạo
nghệ thuật bao gồm các đặc trưng của nghệ thuật, bản chất xã hội của nghệ thuật và chức năng của nghệ thuật.
- Ba mặt trong quan hệ thẩm mỹ tồn tại trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời.
- Quan hệ thẩm mỹ trong phạm vi nghiên cứu của mỹ học Marx - Lenin không phải là quan hệ bất động, tĩnh tại mà nó
luôn vận động theo dân tộc, giai cấp và thời đại, với cái đẹp ở vị trí trung tâm.
- Tóm lại, mỹ học Marx - Lenin có những giá trị thực tiễn sau:
- Với hệ thống phạm trù có tính chất khoa học và biện chứng, là cơ sở cần thiết cho chủ thể đi sâu vào quan hệ thẩm mỹ
và là tiền đề đem lại tính năng động tự giác cho chủ thể chỉ phối quan hệ ấy;
lOMoARcPSD| 41487147
- Góp phần củng cố niềm tin vào con người, vào tương lai tươi sáng, khẳng định cái đẹp và con đường hiện thực để
đấu tranh cho cái đẹp thắng lợi;
- Góp phần phê bình khắc phục một cách tích cực độ lệch tự do của thị hiếu cá nhân số với các chuẩn mực của cuộc sống;
- công cụ phương pháp luận quan trọng hướng dẫn việc hưởng thụ thẩm mỹ đúng đắn đấu tranh chống các
tưởng thẩm mphản động, thị hiếu thẩm mthấp hèn, kích dâm, bạo lực do hội nhập mang lại đang khả năng làm
băng hoại các giá trị thẩm mỹ, tinh hoa văn hóa của dân tộc.
3. ĐỐI TƯỢNG CỦA MỸ HỌC
- Định nghĩa “Mỹ học là Triết học về nghệ thuật”đã nêu bật được đối tượng then chốt nhất của Mỹ học là sự sáng tạo
nghệ thuật, nhưng vẫn chưa làm bằng lòng tất cả các nhà nghiên cứu, đặc biệt là những nhà nghiên cứu Macxist.
- Bên cạnh sự khác nhau về cách nhìn, quan điểm, quan niệm, nguyên nhân còn nằm ở chỗ nền văn minh nhân loại đã phát triển
mạnh mẽ đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của Mỹ học, khiến cho đối tượng của nó là một vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ.
- Các nhà Mỹ học Macxist cho rằng quan niệm “Mỹ học là Triết học về nghệ thuật vô hình trung đã gạt bỏ một bộ phận
hết sức quan trọng có vai trò nguồn gốc, cội rễ của nghệ thuật, đó là đời sống thẩm mỹ.
- Mỹ học Macxist khước từ cách nhìn nghệ thuật trước hết như sự tự biểu hiện, sự hoá thân của thế giới tâm linh người
nghệ sĩ, để kiến trì luận điểm cho rằng, nghệ thuật xét cho cùng là sự phản ánh hiện thực khách quan, một sự phản ánh
năng động và đặc thù.
Nghiên cứu đời sống thẩm mỹ với những khách thể thẩm mỹ tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác, tư
tưởng, tình cảm của con người.
Cái đẹp trước hết là cuộc sống, nghĩa là một thực thể khách quan.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA MỸ HỌC
- Trong nghiên cứu mỹ học, việc nghiên cứu đối tượng thường được tiến hành với phương pháp luận của phép biện
chứng duy vật, tức là hệ thống lý luận về phương pháp chung đối với các ngành khoa học.
- Bên cạnh đó, các phương pháp cụ thể cũng được sử dụng như mọi khoa học khác: Phương pháp logic - lịch sử,
phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so sánh,...
- Các phương pháp đặc thù của nghiên cứu mỹ học, đó là: Phương pháp hệ hình, phương pháp hình thái cấu trúc và
phương pháp tổng thể luận.
Tham khảo: Lạc Quốc Khánh (2017), “Các phương pháp đặc thù trong nghiên cứu mỹ học”, Tạp chí Khoa học Xã hội
và Nhân văn.
lOMoARcPSD| 41487147
BÀI 2 : QUAN H THM M
- Đối tượng của Mỹ học Mac – Lenin là nghiên cứu quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực Quan
hệ thẩm mỹ là gì, nội dung cơ bản và các đặc trưng chủ yếu của nó so với các quan hệ khác là gì?
1. Quan hệ và quan hệ thẩm mỹ
- Con người có rất nhiều mối quan hệ với thế giới, chính vì thế con người vô cùng phong phú
Tính vt lý ca thế gii
- Trọng lượng của cơ thể
con người tn ti trong
không gian và thòi gian;
Có quan h
mi liên h vi các vt th vt lý khác
CON
NGƯỜI
- Quy lut vn vt hp dn
(mi vật đều có sc hp
dn)
Chi phi
- Quy lut quán nh (li nói chng mt
琀椀ền mua…)
- Quy lut dn nhit (xa
mt cách lòng)
- Quy lut chuyn biến và
bảo toàn năng lượng
- Tuy vậy, xét trên phương diện vật lý thì sẽ không thể phản ánh hết tính phong phú và phức tạp
của con người
- Con người là một thực thể sống động, là một sinh vật, vì thế, con người còn có quan hệ sinh học
- Với tư cách một động vật cấp cao, con người bị quy định bởi các quan hệ sinh học
- Trao đổi vật chất với môi trường để tồn tại
- Các nhu cầu sinh lý (ăn, thở,…) thường xuyên lặp lại
- Hình thành quan hệ thực dụng giữa con người đối với hiện thực
- Ngoài 2 quan hệ cơ bản đó với hiện thực, con người có những quan hệ đặc trưng riêng của mình
Con người
Động vt
biết lao động
sn xut
Lao động sn xut là
đặc trưng riêng bit
của con người trong
thế gii hin thc
Con người tr thành
mt đng vt xã hi
lOMoARcPSD| 41487147
- Lúc đầu do nhu cầu sống của cộng đồng, tập thể, con người đã tạo ra cái ăn, cái mặc, cái ở,…
- Quan hệ thực dụng đã xuất hiện trong các quan hệ xã hội của con người
- Xuất hiện quan hệ thẩm mỹ
Đối với mỹ
học chú
trọng đến
các mối
quan hệ
thẩm mỹ,
đặc biệt
khách thể
thẩm mỹ
- Con người nằm
trong các quan
hệ khác nhau
với hiện thực
xung quanh.
lOMoARcPSD| 41487147
Các quan hệ đó, một mặt được quy định bởi tính phức tạp bên trong con người, mặt khác được
quy định bởi sự đa dạng của môi trường sống con người
- Con người, cá nhân được đặc trưng bởi sự tồn tại trong thời gian và trong không gian với tư cách
quan hệ vật lý; quan hệ sinh học; quan hệ thực dụng; quan hệ thẩm mỹ
- Con người có tình cảm lý chí ý chí
- Mối quan hệ qua lại của con người với toàn bộ hiện thực là rất phức tạp. lúc nào con người là một
chủ thể thực dụng, chủ thể vật lý, chủ thể sinh học, chủ thể vật lý, chủ thể sinh học, chủ thể thẩm
mỹ là do hoạt động con người xác định
Các nhà mỹ học Marxit trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của các nhà duy vật, mỹ học trước đó, khẳng
định:
- Quan hệ thẩm mỹ là đối tượng của mỹ học marxit, xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật, coi hiện tượng thẩm mỹ đều có mối liên hệ bên
trong và tương tác lẫn nhau với các quan hệ khác.
Quan hệ thẩm mỹ là các quan hệ của con người với cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao
cả, cái thấp hèn,…; là những xúc động, niềm vui sướng, niềm tự hào của con người trong
lao động, trong sáng tạo, trong học tập và trong cuộc sống.
Lao động học tập và sáng tạo là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ
- Quan hệ thẩm mỹ không phải là quan hệ có sẵn
- Những xúc động, vui sướng, niềm hân hoan của con người có ý nghĩa thẩm mỹ chân chính,
bởi vì lao động đã tạo nên cái mới, làm ra một vật hữu ích cho xã hội
- Lao động khi tạo ra được một sản phẩm mới cũng tạo ra sự tự tin, tài năng, trí tuệ và
tình cảm của con người
- Lao động đã mang các giá trị bên trong của con người thể hiện ra bên ngoài
- Các giá trị ấy được mọi người tán thưởng, yêu quý
Quá trình lao động ấy cũng là quá trình con người hiểu biết các giá trị cuộc sống để
làm phong phú bản thân mình
Lao động là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ. Trong lao động, con người vừa đổi
mới cuộc sống, đến lượt mình, cuộc sống cũng lại làm đổi mới con người. Đó là quá trình
hoàn thiện cuộc sống
lOMoARcPSD| 41487147
Lao động sáng tạo tự do là điểm tập trung của quan hệ thẩm mỹ, là chỗ khác nhau giữa
con người có ý thức thẩm mỹ và con người không có ý thức thẩm mỹ.
Mac khẳng định: lao động là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ.
Hoạt động sản xuất của con người là vương quốc chân chính của các quan hệ thẩm mỹ
Bằng lao động, con người đã phát hiện ra và đưa thiên nhiên vào quan hệ thẩm mỹ và
chủ thể thực dụng người trở thành chủ thể thẩm mỹ
Lao động sáng tạo là một dạng sản xuất ra giá trị mới theo quy luật cái đẹp, trong đó
sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện tập trung của sáng tạo thẩm mỹ
Sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật là hoạt động mang bản chất người, mang tính
chất biến đổi đối tượng, tạo ra một sản phẩm thẩm mỹ mới chưa từng có trong tự nhiên.
Đó là quan hệ thẩm mỹ rất cơ bản
Đánh giá thẩm mỹ
- Phán đoán về giá trị thẩm mỹ của khách thể, của tác phẩm nghệ thuật, là xác định ý
nghĩa của thảm mỹ của khách thể của tác phẩm đó đối với con người và xã hội.
- Đánh giá thẩm mỹ là quá trình thẩm định mức độ phù hợp của khách thể, của tác phẩm
đối với lý tưởng thẩm mỹ, với những chuẩn mực, những tiêu chí nhất định, mà những
chuẩn mực, những tiêu chí này được rút ra từ thực tiễn xã hội và nghệ thuật
- Đánh giá thẩm mỹ là hoạt động phức tạp của quan hệ thẩm mỹ. Nó là sự tổng hợp của các yếu
tố: đối tượng đánh giá, chủ thể đánh giá, cơ sở đánh giá, thước đo và tính chất đánh giá.
Thường thức thẩm mỹ
- Là hoạt động có tính tự nguyện, tự do của từng chủ thể
lOMoARcPSD| 41487147
- Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động của toàn bộ thế giới nội tâm con người, chịu sự chi
phối của một loạt những yếu tố bên trong như:
+ Quan điểm
+ Lý tưởng Thẩm mỹ
+ Tình cảm và tri thức thẩm mỹ
+ Thị hiếu thẩm mỹ
+ Sự từng trải, lối sống, đạo đức
+ Sự am hiểu nghệ thuật
+ Điều kiện tâm sinh lý
- Tri thức thẩm mỹ tạo ra sự nhạy cảm, tinh tế trong thường thức thẩm mỹ
- Quan điểm và lý tưởng định hướng cho tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ, tạo ra khuynh hướng
trong thường thức (của các nhóm người, cộng đồng người hoặc giai cấp)
- Thường thức thẩm mỹ là hoạt động đặc thù của con người. Nó không phải là hoạt động tùy
tiện mà là hoạt động lựa chọn, Sự lựa chọn ấy không phải thuần túy do lý trí mà còn và chủ
yếu do tình cảm trong quan hệ thẩm mỹ quyết định
- Mục đích quan trọng nhất của thưởng thức thẩm mỹ là nhằm tạo ra sự thích thú, nhằm
đạt tới khoái cảm thẩm mỹ
- Nói quan hệ thẩm mỹ xuất hiện trong quá trình sáng tạo, đánh giá và thưởng thức thẩm
mỹ, có nghĩa là quan hệ thẩm mỹ xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống, trong lối sống, trong
lao động và sinh hoạt hằng ngày
- Khía cạnh thẩm mỹ của lối sống cũng là biểu hiện cơ bản của quan hệ thẩm mỹ trong
đời sống
- Nói cái đẹp là trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, vì cái đẹp gắn bó toàn diện với cuộc sống
và lối sống của con người
- Lĩnh vực phổ biến nhất của quan hệ thẩm mỹ là cái đẹp trong đời sống hàng ngày
2. Đặc trưng và bản chất của các quan hệ thẩm m
- Quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực không phải là các quan hệ vật
lý, sinh học, thực dụng, mặc dù nó có liên quan đến cái vật lý, cái sinh học,
cái thực dụng
- Quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực không phải một quan hệ
vốn có, mà được hình thành trong hoạt động thực tiễn thẩm mỹ của con người
(chủ thể thẩm mỹ/ khách thể thẩm mỹ)
Đặc trưng cơ bản của thực tiễn thẩm mỹ là con người hoạt động và sáng
tạo theo quy luật của cái đẹp
- Thực tiễn thẩm mỹ của con người là sáng tạo ra cái mới theo thước đo của
con người
- Thực tiễn thẩm mỹ tuy là một trong những hình thức thực tiễn tinh thần
song gắn với hoạt động vật chất
lOMoARcPSD| 41487147
- Thực tiễn thẩm mỹ là một quan hệ, đặc trưng trước hết của nó là nằm trong
quan hệ thẩm mỹ của các hoạt động thẩm mỹ của con người; quan hệ chủ thể -
đối tượng
- Trong quan thẩm mỹ đối với hiện thực, đặc trưng nổi bật là con người tự
khẳng định mình về mặt cảm xúc đối với hiện thực đó
- Cảm xúc của con người gắn với cái thích về vẻ đẹp của thế giới và gắn với
cái đẹp con người đã rèn luyện cảm giác của mình với tư cách một chủ thể
thẩm mỹ
- Các cảm xúc của con người quay lại phục vụ thực tiễn con người. Cảm xúc
đó làm cho con người khao khát vươn lên hoàn thiện chính mình, tự hào về
cuộc sống của mình
Đặc trưng thứ hai của quan hệ thẩm mỹ là quá trình con người khẳng
định chính mình bằng toàn bộ thế giới tình cảm, thế giới cảm xúc
Không có sự tham gia của cảm xúc với tư cách là một yếu tố tâm lý thì
không thể có một quan hệ thẩm mỹ nào
- Xúc cảm là yếu tố đặc trưng tạo cho quan hệ thẩm mỹ khác với các
quan hệ khác
- Nhà triết học Đức Immanuel Kant cho rằng, cảm xúc thẩm mỹ khác với
cảm xúc phi/ ngoài thẩm mỹ ở chỗ tính vụ lợi và tính không vụ lợi. Ông cho
rằng các cảm xúc có tính lợi ích được xem như cảm xúc ngoài thẩm mỹ, các
cảm xúc không vụ lợi là các cảm xúc thẩm mỹ
- Các triết gia sau này như Hegel, Nikolay, Chermyshevky, Ludwig Feurbach,…
cũng đồng tình với quan điểm này
- Tuy vậy, quan điểm Mac chỉ ra rằng
“Con người cùng khổ bị những nỗi lo lắng dày vò hững hờ ngay cả đối với
một cảnh tượng tuyệt đẹp; người buôn bán khoáng vật chỉ thấy giá trị thương
nghiệp, chứ không thấy vẻ đẹp và bản tính độc đáo của khoáng vật; anh ta
không có cảm giác khoáng vật học.”
- Xúc cảm nói chung và xúc cảm thẩm mỹ có cùng một cơ sở tâm lý là nhu cầu.
Sự khác nhau giữa xúc cảm thẩm mỹ và xúc cảm nói chung được quy định ở
tính phù hợp mục đích của yêu cầu
- Các nhu cầu ngoài thẩm mỹ luôn hướng đến đối tượng, còn nhu cầu thẩm
mỹ hướng tới sự cảm thụ nội tâm, sự thưởng ngoạn và đánh giá
lOMoARcPSD| 41487147
Về bản chất, quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ miêu tả, quan hệ hình
dung; thông qua giác quan tái hiện lại vẻ đẹp của thế giới.
- Các hoạt động miêu tả thường được biểu hiện trạng thái thích thú của con
người khi nắm được sự vật và nhờ sự vật biểu hiện giúp ra bên ngoài cái nội
tâm của con người
- Quá trình miêu tả các quan hệ thẩm mỹ xuất hiện dưới hai hình thái:
+ Một là, cái thích thú xuất hiện khi con người thâm nhập sâu vào đối tượng
và chứng tỏ khả năng của mình phát hiện được đối tượng
+ Hai là, thành quả miêu tả được trình bày dưới dạng cuộc sống mà mình yêu
thích, mong muốn, làm nảy sinh tình cảm thẩm mỹ khi con người khám phá
thế giới
Ch th thm m
Đối tượng thm m
Khách th thm
m
3. Kết cấu của quan hệ thẩm m
-
lOMoARcPSD| 41487147
BÀI 3: “CÁI ĐẸP” VÀ CÁC KHÁCH THỂ THẨM MỸ TRONG
MỸ HỌC
1. Cái đẹp là gì?
- Theo từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê, “đẹp” có nghĩa là “có hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự
hứng thú đặc biệt, làm cho người ta thích nhìn ngắm hoặc kính phục”
- Cái đẹp” tiếng Pháp là beau, tiếng Anh là beauty, được xem là một phảm trù cơ bản của mỹ học.
Theo đó, “cái đẹp” có thể an ủi hay náo loạn, có thể thiêng liêng hay trần tục. Nó có thể phấn chấn, lôi
cuốn, tạo cảm hứng hoặc ớn lạnh. Nó có thể tác động đến chúng ta theo vô số cách khác nhau. Nhưng
nó chưa bao giờ bị nhìn nhận với sự thờ ơ; cái đẹp đòi hỏi phải được chú ý, nó nói trực tiếp với chúng
ta bằng giọng nói thân tình. Nếu có người thờ ơ với cái đẹp, chắc chắn là vì họ không cảm nhận được
nó”. Cái đẹp như thế được xem là cứu cánh để hoàn thiện nhân loại và vũ trụ.
- Tuy nhiên, để trả lời một cách rành mạch cho câu hỏi “cái đẹp là gì?” lại không phải là một điều dễ
dàng; bởi cái đẹp muôn màu, muôn dạng,… Chính vì thế, từ cổ đại tới hiện đại, từ Đông sang Tây,
con người vẫn không ngừng khám phá cái đẹp, cũng như tìm cách lí giải định nghĩa về cái đẹp bằng tri
nhận mỹ quan đặc thù của cá nhân, dân tộc và văn hóa
Cái đẹp trong quan niệm phương Tây
- Ở phương Tây, tuy ‘mỹ học’ (Aethetics) đến thế kỉ XVIII mới được công nhận như là một bộ môn của
triết học, nhưng những cuộc thảo luận về cái đẹp đã sớm khơi nguồn từ xa xưa trong lịch sử. Trong
chuỗi tri nhận quy luật vận hành của con người tự nhiên và của con người xã hội, xuất phát từ các lăng
kính khác nhau, các triết gia đã đưa ra quan điểm đang dạng và phong phú về cái đẹp
lOMoARcPSD| 41487147
- Trong tác phẩm Tư bản và Phép biện chứng của tự nhiên, Marx cùng Engels khẳng định cái đẹp là
phạm trù của giá trị chứ không phải của thực thể. Nói cách khác, cái đẹp không hình thành do đánh giá
chủ quan của cá nhân mà phải thông qua thực tiễn của con người
- Cái đẹp không phải sẵn có mà được tạo ra với tư cách sản phẩm lao động mà con người đã thay đổi
và biến thiên nhiên thành cái đẹp: “Cái đẹp chân chính trước hết là sản phẩm lao động đem lại một
hứng thú phổ biến cho chủ thể từ tính hoàn thiện, tính hình tượng và tính xã hội của nó
Cái đẹp trong quan niệm phương Đông
- Khổng giáo quan niệm “mỹ” phải đi kèm với “thiện”. “Mỹ” và “thiện” đều là cái đẹp mà con
người phải hướng tới theo lẽ trời đất, về cả hình thức và nội dung.
- Khổng Tử gắn cái đẹp với bậc quân tử, cái xấu với kẻ tiểu nhân. Cái đẹp gắn với đạo thánh hiền, người học
đạo để sửa cho mình thành người có phẩm giá tôn quý, không làm điều trái đạo, ấy là quân tử.
lOMoARcPSD| 41487147
Như vậy trong quá trình vận động của mỹ học phương Đông và phương Tây, khái niệm về cái
đẹp đều hướng tới sự hoàn thiện với giá trị thẩm mỹ cao nhất. Cái đẹp được xem như những giá
trị xã hội – nhân bản thể hiện giá trị của con người trong thế giới, phát triển hài hòa nhân cách,
sức mạnh và năng lực của con người. Chính vì thế, nên hướng đến việc tiếp nhận cái đẹp ở trạng
thái tích cực tự do, đạt đến lý tưởng thẩm mỹ.
Mặc dù mỹ học phương Tây nhìn nhận cái đẹp có phần hệ thống hơn, nhưng xét cho cùng phương
Đông và phương Tây cũng có những điểm tương đồng khi cùng cho cái đẹp là một lý tưởng thẩm
mỹ trong mối quan hệ: tinh thần và vật chất, khách quan và chủ quan, tự nhiên và xã hội, nội
dung và hình thức
- Đặc trưng của cái đẹp được xác định ở mối quan hệ của nó với các giá trị: thực dụng (lợi ích), nhận
thức (chân lý), đạo đức (cái thiện). Trong mối quan hệ đó, cái đẹp phải được tiếp nhận vô tư, vượt qua
những dung tục và vị lợi, vị kỉ.
Quan niệm về cái đẹp trong mỹ học của Nhật Bản
- Với sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo Thiền tông và Thần đạo, “cái đẹp” đóng vai trò quan
trọng trong mỹ học Nhật Bản. Cái đẹp trở thành tôn giáo và triết học đối với người Nhật. Nó trở thành
đích sống, trở thành niềm đam mê, trở thành quyết định cho tư tưởng và hành động mang bản sắc dân
tộc. Đối với người Nhật, suy niệm về cái đẹp được Nakae Chomin gọi tên đầu tiên Bigaku. Đây
thể xem như là một khái niệm gần với Aethetics của phương Tây.
- “Mỹ” – Cái đẹp trong tâm thức người Nhật – cũng là cái kích thích tình cảm, cảm giác, cũng như tri
giác, gợi lên cho con người những khoái cảm. Những “khoái cảm” này không phải là thứ “khoái lạc”
chủ quan, vị kỉ. Cái đẹp phải là những thứ được “giải phóng” khỏi những quan tâm tới lợi ích cá nhân,
đạt tới sự giao hòa với cả thiên nhiên, con người…tự nhiên, chân thành, thanh khiết. Trong đó, “ưu
nhã” và “ngắn ngủi, phù du” là hai yếu tố song hàng chặt chẽ trong quan niệm của người Nhật về cuộc
sống cũng như nghệ thuật
- Cái đẹp hình thành đã chứa trong nó sự diệt vong. Chính bởi vậy, nó mới là cái đẹp thật sự, xứng
đáng được quý trọng giữ gìn. Cái đẹp ấy như những cánh hoa anh đào mong manh “sớm nở”, “chóng
tàn”, con người sớm nhận thức được sự “vô thường” trong cõi đời nhỏ bé, giữa vũ trụ mênh mông mà
hình thành nên những rung cảm đặc biệt sâu lắng.
lOMoARcPSD| 41487147
“Đặc trưng lớn nhất trong mỹ học truyền thống Nhật Bản đã xem trọng lối biểu hiện tượng trưng hơn
là lối miêu tả thực. Một đặc trưng khác của nghệ thuật chân chính là sự biểu hiện có chọn lọc những
cái gì đẹp đẽ và loại bỏ những cái gì thô mạt và hạ phẩm như là chuyện đương nhiên” (Suzuki
Setsuko)
- Tính duy mỹ trong nghệ thuật người Nhật chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của tôn giáo Thần đạo và Thiền
tông. Văn học, nghệ thuật của Nhật Bản luôn hướng tới một đặc thù mang tính “ưu nhã” không cầu kì,
phức tạp.
Bản chất và đặc tính của cái đẹp là gì?
Bản chất của cái đẹp
- Cái đẹp, trong quan điểm phương Đông, còn được xem như cái đẹp của sự dịu dàng, uyển
chuyển mang tính âm hay cái đẹp của sự dịu dàng, uyển chuyển mang nh âm hay cái
đẹp của sự phóng khoáng, mạnh mẽ và dứt khoát mang tính dương
- Cái đẹp có hình thức lôi cuốn, hấp dẫn và cân đối, hài hòa
- Hàm ý thẩm mỹ và sức mạnh cảm xúc của nó thường được biểu hiện thông qua các
cảnh giới tươi đẹp, nhã nhặn, sang trọng, tươi mát, nhẹ nhàng và yên bình; đồng thời
cũng có những đặc tính của sự nhỏ bé, thầm lặng, êm dịu, mượt mà, đơn thuần
- Bất kể là cảnh quan thiên nhiên phong hoa, gió tuyết, nhật nguyệt tương giao, chim hót, hoa
thơm hay những cảnh sắc tự nhiên như non xanh nước biếc, mặt hồ gợn sóng, bóng nước
thoi đưa hay sự tĩnh lặng thuần khiết, ý cảnh hài hòa của các tác phẩm nghệ thuật,… cảnh
giới của nó đều được biểu hiện thông qua hình thức của cái đẹp; đem đến cho mọi người
những cảm thụ thẩm mỹ hài hòa, trọn vẹn
- Cái đẹp là sự hiện thực hóa và là kết quả của sự khách thể hóa bản chất con người, là kết
quả cuối cùng của sự thống nhất giữa tính hợp mục đích và tính quy luật; đồng thời, là sự
khẳng định toàn diện đối với thực tế.
- Trong quá trình hiện thực hóa bản chất con người, cái đẹp tập trung vào sự biểu hiện của kết
quả hoạt động, vốn có tính chất tĩnh, ít dấu vết của xung đột và căng thẳng thẩm mỹ
- Các đặc trưng của cái đẹp:
+ Được thể hiện trực tiếp qua hình thức biểu hiện, không chỉ mang hàm ý có tính chất khái
quát, mà còn dần hình thành một số đặc tính tương đối ổn định với hình thái “hài hòa” đặc
lOMoARcPSD| 41487147
trưng. Nhưng trên phương diện khác, lại tương đối trừu tượng, có quan hệ gián tiếp với
các nội dung mà nó biểu hiện.
+ Cái đẹp do có sự thống nhất về mặt trạng thái giữa chủ thể (người cảm nhận) và
khách thể (vẻ đẹp bông hoa, đối tượng mới là bông hoa) mà có những đặc trưng cảm
xúc vui tươi trực tiếp. Hiệu quả thẩm mỹ của nó chính là cái mà chúng ta thường gọi là
“khoái cảm thẩm mỹ”
2. Bản chất và đặc trung của cái cao c
Bản chất cái cao cả
- Cái cao cả là một loại phạm trù thẩm mỹ đề cao sự mâu thuẫn và đối lập của chủ thể và
khách thể, giữa con người với tự nhiên, giữa cảm tính và lí trí, có sức mạnh cảm xúc vô
cùng mạnh mẽ, có trải nghiệm tâm lí phức tạp dựa trên đau đớn và uất ức, từ bất hòa đến hài
hòa, từ đau đớn đến khoái cảm, và với những đặc điểm cơ bản như hoang dã, dữ dội, vô tận,
mơ hồ, bí hiểm,…
- Mưa gió bão bùng, sấm sét, những dòng nước chảy cuồn cuộn, những ngọn núi chọc trời,
vách núi cheo leo,… tất cả những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đó đều mang đến những đặc
trưng của cái cao cả
- Theo mỹ học Marx – Lenin: “Cái cao cả là một phẩm chất thẩm mỹ khách quan của những
sự vật, hiện tượng có tầm vóc lớn, có sự mạnh phi thường gây nên ở con người cảm xúc
ngưỡng mộ, thần phục, sảng khoái, phấn chấn khi vượt qua trạng thái choáng ngợp, bối rối
ban đầu do chưa làm chủ được đối tượng. Từ đó, có khả năng khơi dậy sức mạnh bản chất
của con người, kích thích ở con người ý chí, khát vọng vượt qua những khó khăn, thử
thách để vươn tới những đỉnh cao”
Đặc trưng của cái cao cả:
- Tập trung vào quá trình khúc chiết của việc đối tượng hóa (sự thống nhất giữa quy luật và
mục đích) bản chất con người (thực tiễn lao động và sự tự do của nó). Sức mạnh của vẻ
đẹp cao cả bắt nguồn từ sự thăng hoa của một đặc tính nào đó của con người
- Đặc điểm hình thức nổi bật của cái cao cả là sự “to lớn”, tức là nó có tính chất bao hàm,
bao hàm các hình thức giới hạn cụ thể khác nhau, có đặc tính hướng tới vô hạn
- Theo Kant, cảm giác và hiệu quả thẩm mỹ cao cả là một loại khoái cảm đau đớn, kèm theo
những thay đổi mạnh mẽ trong trí tưởng tượng và cảm xúc thẩm mỹ, cũng như sự siêu việt
thăng hoa không ngừng của nhận thức hiểu biết thẩm mỹ (VD: sự hi sinh của các
anh hùng đau đớn nhưng là động lực cách mạng)
lOMoARcPSD| 41487147
Ví dụ về cái đẹp tiến xa là cái cao cả
Có hai quan niệm về quan hệ giữa cái đẹp và cái cao cả
- Một là cho rằng cái cao cả là loại cảm xúc tiêu cực, chỉ đem lại cái cảm giác bị đè nén, bó
buộc, gây khó chịu, còn cái đẹp đem lại sự dễ chịu, là cảm xúc tích cực
- Hai là cho rằng cái cao cả là mức độ cao nhất của cái đẹp, là cái đẹp vô tân vì cả hai
đều đem lại cảm xúc thẩm mỹ tích cực cho con người
- Mỹ học Marx – Lenin không đồng nhất hay đối lập cái cao cả với cái đẹp. Mặc dù thừa nhận cái
đẹp chính là nền tảng cái cao cả, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất, và đã chỉ ra
lOMoARcPSD| 41487147
những đặc điểm khác biệt giữa chúng:
Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa cái đẹp và cái cao cả
- Sự chuyển hóa lẫn nhau của cái đẹp và cái cao cả chỉ mối quan hệ giữa các phạm trù thẩm
mỹ khác nhau trong quá trình khách thể hóa, đồng thời là sự mô tả rõ hơn về hoạt động và
sự phát triển của chúng
Quy luật:
- Theo chiều dọc vận động của sự khách thể hóa bản chất con người, bản chất của sự cuyển
hóa lẫn nhau của các phạm trù thẩm mỹ là nói đến sự vận động mâu thuẫn của sự thống
nhất giữa các mặt đối lập giữa chủ thể và khách thể. Do sự thay đổi vị trí của chủ thể trong
mối quan hệ đã hình thành nên một chuỗi các hình thức thẩm mỹ phát triển theo chiều dọc:
cao cả, bi kịch, hài kịch và cái đẹp
- Biểu hiện của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa cái đẹp và cái cao cả hết sức phức tạp. Trong
quá trình chuyển hóa theo chiều ngang của cái cao cả sang cái đẹp, do có sự thay đổi vị trí
và môi trường hoạt động của chủ thể, mà rất có thể sẽ nảy sinh các xu hướng và các phạm
trù thẩm mỹ mới
- Điều đáng chú ý là, sự biến hóa khôn lường của thẩm mỹ hiện đại cũng gắn với quá trình
giải cấu trúc cái cao cả hay sự xuất hiện đặc biệt của cái xấu trong tác phẩm nghệ thuật.
Đây là sự phản ánh trực tiếp của các phương thức thẩm mỹ trong việc biểu đạt sự biến đổi
sâu sắc của trạng thái tự thân của con người. Có người thậm chí còn gọi nghệ thuật và thẩm
mỹ phương Tây là anh hùng “không cao cả” và nghệ thuật “không đẹp đẽ”
3. Cái bi
Bản chất thẩm mỹ của cái bi
- Cái bi là một phạm trù cơ bản và có mặt từ rất sớm của mỹ học. Trước Mác có một số quan
niệm về cái bi như sau:
+ Aristotle người được xem là người có công đầu tiên trong việc nghiên cứu có hệ
thống và sâu sắc bản chất của cái bi. Theo ông, bi kịch chính là đỉnh cao nhất của nghệ
thuật, bi kịch làm cho tâm hồn người xem được thanh khiết hơn, nó có sức tác động rất
sâu sắc về đạo đức và thẩm mỹ đối với chủ thể thưởng thức nó
+ Hegel được xem là người nghiên cứu toàn diện nhất về cái bi kịch. Hegel đưa ra hai khái
niệm: “Tính cách bi kịch” và “xung đột bi kịch”
Xung đột trong cái bi
- Cái bi trước hết phải gắn liền với sự xong đột. Nhưng không phải xung đột nào cũng dẫn
đến bi kịch. Những xung đột cá nhân do va chạm về quan hệ tình cảm, quan hệ lợi ích vật
lOMoARcPSD| 41487147
chất ích kỉ dẫn đến những cái chết thương tâm không có khả năng chứa đựng ý nghĩa
thẩm mỹ thật sự của cái bi
- Xung đột bi kịch phải là những xung đột không khoan nhượng giữa những lực lượng đối lập
và có ý nghĩa xã hội. “Mỗi bên trong đó đều tỏ ra có đủ tính tất yếu và đầy đủ sức mạnh để
coi mình là hợp pháp và không chịu nhượng bộ”. Đó là xung đột giữa những lý tưởng xã
hội cao đẹp, những khát vọng chính đáng của con người với khả năng thực tế, với hoàn
cảnh cụ thể không thể thực hiện được lý tưởng, khát vọng đó. Kết quả là lực lượng chính
nghĩa phải chịu một kết cục bi thảm là cái chết.
Những tình huống bi kịch:
- Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cách mạng khi nó chưa đủ sức để chiến thắng cái cũ, cái
lạc hậu, phản động
- Bi kịch của cái cũ trong đấu tranh chống lại cái mới đang nảy sinh những cái cũ vẫn
chưa mất hết khả năng phát triển nội tại của nó
- Bi kịch của sự nhầm lẫn, hạn chết về mặt nhận thức
Tóm lại, xung đột bi kịch là những xung đột có ý nghĩa xã hội lớn lao và phổ biến. Cái chết, sự tiêu
vong của lực lượng chính nghĩa vì vậy có ý nghĩa xã hội rộng lớn và tích cực, đồng thời mang
ý nghĩa thẩm mỹ.
Cái bi trong cuộc sống
Trong cuộc sống, cái bi nảy sinh trong quá trình con người chinh phục tự nhiên và đấu tranh
xã hội.
- Tự nhiên luôn tiềm ẩn những sức mạnh khủng khiếp và bí ẩn gây cho con người nhiều
thảm kịch
- Những đối kháng giai cấp cũng đem lại những bi kịch cho con người. Trong những cuộc
đấu tranh giai cấp, không bao giờ lực lượng tiến bộ, cách mạng cũng chiến thắng mà
ngược lại còn bị rơi vào tình huống bi kịch
- Ngoài ra còn có: bi kịch của xung đột sắc tộc; bi kịch của các cuộc đình công, biểu tình; bi
kịch của các cuộc đấu tranh đòi tự do, độc lập, đòi chủ quyền
4. Cái hài
Tsecnuwshevski “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng
một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự
Bản chất của cái hài
Tiếng cười trong cái hài
- Tiếng cười là yếu tố không thể vắng mặt trong cái hài, nó là phản ứng chủ quan của con
người trước cái hài. Nói cách khác, tiếng cười là kết quả của cái hài, do cái hài gây nên.
Cái cười trong cái hài là những cái cười gắn liền với ý nghĩa xã hội, là kết quả của “sự va
đập, cọ xát giữa cái đẹp và cái xấu, giữa văn hóa và vô văn hóa”. Đó là tiếng cười tích cực,
là tiếng cười của cái đẹp chiến thắng cái xấu, cái cao cả chiến thắng cái tầm thường, ti tiện.
Vì lý do đó, tiếng cười trong cái hài là loại vũ khí, phương tiện để phê phán mặt trái của
cuộc sống
Tóm lại, tiếng cười trong cái hài là tiếng cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là tiếng cười
có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tiếng cười do tính khách quan của cái hài chi phối, đồng
thời do trình độ nhận thức của chủ thể xác định. Bởi vậy, tiếng cười liên quan đến cả hai phương
diện: đối tượng gây cười và chủ thể cười
lOMoARcPSD| 41487147
Đối tượng gây cười
- “cái xấu là nguồn gốc, là bản chất cái hài kịch” – đây là cơ sở khách quan của cái hài kịch.
Tuy nhiên, không phải mọi cái xấu đều gây hài. Trước cái xấu về mặt sinh học, khuyết tật
bẩm sinh làm xúc động cảm, xót xa. Chỉ cps những cái xấu về mặt xã hội mới là đối tượng
gây cười. Cái xấu đáng cười tồn tại phổ biến trong cái đã cũ, cái lạc hậu, lỗi thời.
- Cái hài cũng có thể là kết quả của những mâu thuẫn, đối lập, không tương xứng giữa thực
chất bên trong với biểu hiện bên ngoài. Xa hơn, đó là mâu thuẫn giữa cái đẹp với cái xấu,
cái cao thượng với cái nhỏ nhen, cái trọng đại với cái vô nghĩa…
Những mâu thuẫn có tính hài có 2 dạng biểu hiện như sau:
- Loại mâu thuẫn do không hài hòa, không tương xứng, không cân đối giữa mặt nào đó
trong một con người hay một hiện tượng xã hội so với những hiện tượng bình thường của
cuộc sống, những biểu hiện lệch lạc nhất thời so với những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ
của xã hội.
- Loại mâu thuẫn mang tính chất đối kháng được bắt nguồn từ bản chất xấu xa của
đối tượng độc lập với lý tưởng xã hội – thẩm mỹ tiến bộ và các chuẩn mực tốt đẹp
Chủ thể cười
- Tiếng cười trong cái hài hước trước hết là một kiểu nhận thức của chủ thể, nó xuất hiện
khi chủ thể nhận ra mặt đối lập có tính hài của đối tượng.
- Việc nhận thức cái hài thường diễn ra một cách nhanh chóng, bất ngờ, đột ngột mà bản thân
chủ thể không thể lường trước. Chính tính bị động này, đòi hỏi chủ thể phải huy động năng
lực trí tuệ nhiều nhất, cao nhất. Đó là năng lực trí tuệ sắc xảo, linh hoạt, nhạy cảm, khả
năng liên tưởng nhạy bén với các mâu thuẫn và các sự tương phản.
- Cái hài là một phương diện để phát hiện mâu thuẫn, chỉ ra những mặt đối lập trong các
hiện tượng khách quan, giúp ta nhận ra bản chất thực của chúng. Tiếng cười do cái hài đem
lại trước hết là một sự phủ định của những điều vi phạm những chuẩn mực của cái đẹp,
nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định những phẩm chất trí tuệ, đạo đức và năng lực thẩm
mỹ cao của con người. Mọi sự phủ định hay khẳng định do cái hài mang lại phải dựa trên
những tiêu chuẩn, những căn cứ nhất định đó là lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp phản ánh các
quan điểm thẩm mỹ tiến bộ của nhân dân.
Cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật
- Cái hài trong cuộc sống, cái hài nảy sinh trong cuộc đối đấu giữa cái đẹp và cái xấu. Cái
hài trong cuộc sống được biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng và trực tiếp trong mọi lĩnh
vực khác nhau. Mỗi hình thái xã hội khi đã trở nên lỗi thời thường che đậy những cái xấu
xa, lạc hậu, những dấu hiệu của sự diệt vong bằng hình thức bề ngoài cố tỏ ra dồi dào sức
sống. Hay là một hình thái xã hội mới lên thay thế cũng không thể loại trừ những cơ sở tạo
nên cái hài bởi những tàn tích của cái cũ không dễ bị gội sạch. Nói tóm lại, khi xã hội còn
tồn tại cái xấu thì cái hài còn lý do để tồn tại.
- Cái hài trong nghệ thuật, là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống nhưng lại ở dạng tiêu
biểu, tinh túy và ổn định hơn. Cái hài có mặt trong mọi hình thái nghệ thuật (trừ kiến
trúc) bằng quá trình điển hình hóa và kết hợp với những thủ pháp nghệ thuật như: phóng
đại, cường điệu, nhân đôi, nói giảm, giả tạo lật nghĩa bất ngờ, đánh lừa,…
lOMoARcPSD| 41487147
- Cái hài trong nghệ thuật có sức tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội. Sức mạnh này
còn được nhân lên bởi tính thời sự nóng hổi của mâu thuẫn. “Hài kịch là hoa của văn
minh, là quả của dư luận xã hội phát triển”
lOMoARcPSD| 41487147
BÀI 4: CÁI ĐẸP VÀ NGH THUT
1. Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật
(1) “Nghệ thuật của cái đẹp” và tính hiện đại của nghệ thuật độc lập
(2) Cái đẹp trong nghệ thuật là sự tái hiện hoàn hảo của cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội
(3) Cái đẹp trong nghệ thuật với tư cách là một biểu hiện của lý tưởng thẩm mỹ
(4) Cái đẹp trong nghệ thuật là sự kết tinh của quá trình giao tiếp thẩm mỹ
(5) Sự “cáo chung” của nghệ thuật
Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật nhu cầu tất yếu của bản chất thẩm mỹ đối với nghệ thuật. Cái đẹp
trong nghệ thuật lấy cảm hứng từ thế giới hiện thực và thực tế đời sống, lấy hiện thực thẩm mỹ làm trung
gian; đồng thời, với cách một hình thái thẩm mỹ tự giác, cái đẹp trong nghệ thuật biểu thị cảm
hứng thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của một ý thức (chủ thể) thẩm mỹ nào đó.
1.1) “Nghệ thuật của cái đẹp” và tính hiện đại của nghệ thuật độc lập
- “Cái đẹp nghệ thuật” chứa đựng cấu trúc tinh thần và tính hiện đại của chủ thể nhân văn.
- “Cái đẹp nghệ thuật” về mặt bản chất đã đặt nền móng cho tính độc lập nghệ thuật và là
yêu cầu tất yếu của tính độc lập nghệ thuật trên bình diện tư tưởng; trong khi đó tính độc
p
của nghệ thuật lại là sự bảo đảm tất yếu cho “cái đẹp nghệ thuật”, tính độc lập của nghệ
thuật tạo ra những điều kiện thuận lợi cho “cái đẹp nghệ thuật” có được không gian phát
triển sâu.
Nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật độc lập (nghệ thuật riêng cá nhân sáng tác)
- Khi mới ra đời, nghệ thuật thường được sử dụng như một công cụ tinh thần. Do đó, con
người đặc biệt chú trọng chức năng của nó, trước hết là đối với việc truyền đạt các quan
niệm nguyên thủy, thứ đến là biểu tượng cho địa vị và thân phận. Nhãn quan của chủ thể
thẩm mỹ bị che lấp bởi tính thực dụng, do đó ý thức thẩm mỹ khá mong manh.
- Sự xuất hiện của tính hiện đại khiến cho tính hợp pháp của nghệ thuật độc lập trở thành
hiện thực. Giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật được xác lập cùng với sự trưởng thành của ý thức
chủ thể của tính hiện đại.
Tính hiện đại của nghệ thuật độc lập
- Tính tự chủ của nghệ thuật đã nảy sinh nhu cầu tổng thể của nghệ thuật độc lập. Tính tự kỉ
luật của nghệ thuật lại sắm vai những bước phát triển thực tế của nghệ thuật độc lập trước
những yêu cầu của tính tự chủ. Trong khi đó, tính hợp pháp hóa của bản thân nghệ thuật
chính là hệ quả sau cùng của nghệ thuật độc lập
- Dưới sự dẫn dắt của nguyên tắc tự chủ nghệ thuật, cách nhìn cụ thể đã chuyển từ “hướng
ngoại” sang “hướng nội”, sự chuyển hướng cách nhìn của chủ thể như vậy càng đảm bảo
tính độc lập của nghệ thuật, khiến cho bản chất cái đẹp có được sự ổn định và lâu dài hơn.
1.2) Cái đẹp trong nghệ thuật là sự tái hiện hoàn hảo của cái đẹp trong tự nhiên và trong đời
sống xã hội
- Theo yêu cầu của nguyên tắc thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ “tái hiện” một cách hoàn hảo
nội dung và hình thức của cái đẹp trong tự nhiên và xã hội
- “Tái hiện” là phương thức hiệu quả nhất để chủ thể có thể thể hiện cảm xúc trong thẩm
mỹ nghệ thuật
- Cái đẹp nghệ thuật là sự tái hiện hoàn hảo cái đẹp xã hội
lOMoARcPSD| 41487147
- Đời sống xã hội là một bộ phận quan trọng của thẩm mỹ nhân loại. Cái đẹp xã hội là hình
thái thẩm mỹ gắn bó mật thiết với đời sống chủ thể, đồng thời cũng là một trong những đối
tượng phản ánh quan trọng của nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ thuật và trong đời sống xã
hội có mối liên hệ mật thiết. Những phương diện nguyên sơ, sâu sắc và độc đáo của cái
đẹp xã hội thường sẽ được chuyển hóa thành các đề tài, chủ đề quan trọng của thẩm mỹ
nghệ thuật.
- Cái đẹp xã hội thường tập trung trong đời sống thường nhật của con người, vào việc xây
dựng thẩm mỹ của xã hội con người, nhất là vào bản chất của cái đẹp trong quá trình chủ thể
cải tạo thế giới và kiến tạo xã hội.
- Vẻ đẹp nghệ thuật với tư cách là các đại diện hoàn hảo của vẻ đẹp xã hội có thể được
nhìn theo ba cách
(1) Vẻ đẹp nghệ thuật với tư cách là sự thể hiện hoàn hảo của vẻ đẹp kỹ thuật, chủ yếu thể
hiện sự đánh giá thẩm mỹ đối với các công cụ tạo tác trong nghệ thuật thủ công
sự tôn thờ các kỹ năng nghệ thuật
(2) Vẻ đẹp nghệ thuật với tư cách là sự thể hiện hoàn thiện cái đẹp trong giao tiếp xã
hội, chủ yếu được biểu hiện ở hai phương diện – “khuyến thiện” và “trừng trị cái ác”
(3) Vẻ đẹp nghệ thuật với tư cách là sự thể hiện hoàn hảo vẻ đẹp của nhân vật, chủ yếu
thể hiện ở tư cách và thành tựu đạo đức của nhân vật, vẻ đẹp của nhân vật chủ yếu
được chia thành hai loại – “hiền nhân” và “anh hùng”
Vẻ đẹp nghệ thuật là sự thể hiện hoàn hảo của vẻ đẹp tự nhiên
- Cái đẹp của nghệ thuật hấp thụ cảm giác hình thức từ vẻ đẹp của tự nhiên để tạo thành cấu
trúc hình thức của cái đẹp ở trong nghệ thuật. Ý thức thẩm mỹ bên trong của chủ thể tìm
thấy đối tượng thích hợp của sự biểu hiện tự nhiên bên ngoài. Đặc điểm thẩm mỹ của các
đối tượng tự nhiên bên ngoài là do chủ thể phát hiện ra trong quá trình tái hiện vẻ đẹp của
tự nhiên. Sự sáng tạo của vẻ đẹp tự nhiên thành cái đẹp nghệ thuật đã trải qua một quá trình
đi sâu từ “vật thể” đến “tâm hồn” từng lớp một, bắt đầu từ cái nhìn đơn thuần về thiên
nhiên, cho đến sự hài hòa của tự nhiên cho đến “sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên”
Vẻ đẹp nghệ thuật như một đại diện hoàn hảo của vẻ đẹp tự nhiên có thể được thể hiện theo
bốn cách
(1) Biểu hiện như một bức tranh, chủ thể sử dụng tính thẩm mỹ của tự nhiên như một
khía cạnh quan trọng của nghệ thuật đẹp
(2) Biểu hiện qua phức cảm đạo đức, chủ thể sau khi quan sát và nhận thức được vẻ đẹp của
cảnh quan tự nhiên, sẽ chủ động quay lại quan sát bản luận
(3) Nó thể hiện ở việc đặt vấn đề bản thể luận vũ trụ, chủ thể đi vào mỹ học ở cấp độ
bản thể luận vũ trụ dưới chức năng tư duy hài hòa
(4) Biểu hiện như một sự hòa hợp giữa chủ thể và tự nhiên, tức là mục tiêu thẩm mỹ cuối
cùng của tự nhiên là trạng thái thống nhất của “sự hòa hợp giữa tự nhiên và con
người” 1.3) Cái đẹp trong nghệ thuật với tư cách là một biểu hiện của lý tưởng thẩm mỹ
- Cái đẹp nghệ thuật làm phong phú thêm nội hàm nghệ thuật, đặt cơ sở cho việc thể hiện
cái đẹp bằng cách tái tạo cái đẹp xã hội và cái đẹp tự nhiên.
- Đồng thời, vẻ đẹp nghệ thuật, với tư cách là biểu hiện của ý thức thẩm mỹ do nghệ sĩ
thể hiện, là sự khách thể hóa thứ cấp có ý thức hơn bản chất tự do của con người
lOMoARcPSD| 41487147
- Nó nổi bật với tư cách là phương hướng nội tại của sự tái hiện hoàn hảo hiện thực thẩm
mỹ lấy lý tưởng thẩm mỹ làm cốt lõi, trở thành linh hồn của cái đẹp nghệ thuật
- Lý tưởng thẩm mỹ nâng cao tư tưởng cảnh giới tư tưởng nghệ thuật, định hướng hoạt
động thẩm mỹ nghệ thuật ở tầm thẩm mỹ
Biểu hiện cảm xúc của lý tưởng thẩm mỹ
- Yếu tố tình cảm trong nghệ thuật thúc đẩy quá trình nhận thức cái đẹp nghệ thuật và trở
thành nhân tố quan trọng thể hiện lý tưởng thẩm mỹ, đồng thời, cụ thể hóa thành biểu hiện
cảm xúc của chủ thể. Việc biểu hiện thành công cảm xúc đó là tiền đề để thể hiện thực
hóa lý tưởng thẩm mỹ
- Lý tưởng thẩm mỹ là mục tiêu thẩm mỹ mà chủ thể hướng tới, là sự mong đợi về cái đẹp, sự
mong đợi này tồn tại vì nó phù hợp với những giá trị, quan điểm thẩm mỹ của chủ thể.
Chủ thể vì thế có tình cảm đặc biệt đối với bản thân lý tưởng thẩm mỹ
1.4) Cái đẹp trong nghệ thuật là sự kết tinh của quá trình giao tiếp thẩm mỹ
- Truyền bá và trao đổi cái đẹp nghệ thuật là một quá trình liên tục đi sâu vào hoạt động thẩm mỹ
nghệ thuật sau khi hình thành cảm giác thẩm mỹ. thể hình thành một cấu trúc tâm ổn
định và tạo ra tính phổ quát thẩm mỹ trong ý thức tập thể, tức là ý thức thẩm mỹ chung
Cảm nhận thẩm mỹ chung và ý nghĩa của nó
- Cảm nhận thẩm mỹ chung là một trạng thái hòa hợp cảm nhận của các giác quan, không bị
ràng buộc bởi sự khác biệt của đối tượng thẩm mỹ, có thể giúp nhìn nhận toàn diện hoạt
động thẩm mỹ và giúp tình huống đẹp xuất hiện trong nhiều hình thức nghệ thuật khác
nhau. Sự tồn tại của cảm nhận thẩm mỹ chung kích hoạt nhận thức thẩm mỹ tập thể của chủ
thể, tìm thấy sự đồng nhất văn hóa và cảm giác thuộc vể tập thể trong hoạt động thẩm mỹ
Vẻ đẹp nghệ thuật trong giao tiếp thẩm mỹ
- Với tư cách là phương thức giao tiếp thẩm mỹ chủ yếu, nghệ thuật là phương thức hỗ trợ
của sự giao tiếp khách quan giữa các cá nhân có thẩm mỹ khác nhau, đồng thời cũng là
phương thức tích lũy và kế thừa chủ yếu của ý thức thẩm mỹ của con người, trong phạm vi
lớn nhất, và nhiều đối tượng hơn có thể được huy động để trải nghiệm sự thưởng thức thẩm
mỹ do nghệ thuật mang lại, để vẻ đẹp của nghệ thuật có thể vượt ra khỏi giới hạn khu vực
địa phương, phản ánh mối quan tâm chung của xã hội loài người và thể hiện vẻ đẹp tổng
thể của xã hội loài người
1.5) Sự “cáo chung” của nghệ thuật
Các quan điểm tiêu biểu của thuyết “kết thúc nghệ thuật”
- Giorgio Vasari (1511 1574), nhà sử học nghệ thuật người Ý, cho rằng lịch sử nghệ thuật
là một quá trình tương tự như quá trình phát triển của cuộc sống, nó cũng sẽ trải qua các
giai đoạn: ra đời, lớn lên, trưởng thành và cuối cùng là suy tàn
- Hegel cho rằng nghệ thuật cổ điển là hoàn hảo và đạt đến trạng thái lý tưởng, sau nghệ thuật
lãng mạn, nghệ thuật cuối cùng sẽ bị triết học và tôn giáo thay thế.
lOMoARcPSD| 41487147
Nghệ thuật là thánh địa và xứ sở cái đẹp
Cái đẹp là một đỉnh cao của nghệ thuật, là đích đến của chủ thể sáng tác, là cầu nối chủ thể
sáng tạo và chủ thể tiếp nhận, được phơi bày ra để đạt đến trạng thái lý tưởng
1. Khi nào thì các hiện tượng đời sống trở thành “cái đẹp”
- “Thế giới đời sống” là một thế giới của các thực thể sinh mệnh, là thế giới mà con người và
vạn vật cùng chung sống một cách hòa hợp, một thế giới đầy ý vị sắc thái. Đời sống
xã hội là bộc lộ bản chất xã hội chính của “thế giới đời sống” của con người.
- Trong lĩnh vực đời sống xã hội, quan hệ lợi ích thường đứng ở vị trí thống trị, thêm vào
đó, sự tẻ nhạt, đơn điệu và không ngừng lặp đi lặp lại, ngày này qua tháng khác của đời
sống, khiến cho con người dễ rời vào trạng thái “thẫm mỹ lãnh đạm” hoặc “thi vị hóa, lãng
mạn hóa” cuộc sống
- Thông qua những thế giới tưởng tượng được sáng tác ra, con người vượt lên trên những thế
tục, thực dụng, quan hệ vụ lợi của đời sống xã hội, trở về đời sống xã hội mà họ cho là lý
tưởng hoặc rốt ráo, để từ đó tạm “quên đi chính mình” và đắm chìm trong trạng thái tự do,
say đắm và hạnh phúc (Biểu hiện qua vẻ đẹp của truyền thống, phong tục, trong sự cuồng
hoan thường thấy trong các lễ hội hoặc trong giải trí, du lịch)
- Vượt qua tính chất thực dụng và phá vỡ sự lãnh đạm và tê liệt trong cuộc sống hàng ngày
để khám phá vẻ đẹp cũng có thể tạo ra trong thế giới tưởng tượng. Qua đó, tạo ra một bầu
không khí thơ mộng trong lĩnh vực cuộc sống hàng ngày và tận hưởng được “cái đẹp” trong
những bầu không khí ấy
2. Vẻ đẹp của con người
Con người là chủ thể của đời sống xã hội
1.1) Vẻ đẹp của hình thể con người
Vẻ đẹp hình thể
- Vẻ đẹp của cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố như hình thể, tỷ lệ, đường cong,
màu sắc và những yếu tố khác, tạo thành một thế giới ý tượng đầy sức sống
- Yếu tố hình thể trong vẻ đẹp cơ thể không thể tách rời khỏi cuộc sống cảm xúc của con
người và cũng không thể tách rời khỏi môi trường văn hóa xã hội cũng như đời sống
tinh thần của con người. Vẻ đẹp của hình thể con người cuối sau cũng sẽ trở thành biểu
trưng cho vẻ đẹp giàu sức sống của đời sống cảm xúc.
- Vẻ đẹp hình thể của con người được tạo nên từ những đường nét tinh tế, tỉ lệ hài hòa, hình
dáng tươi sáng và màu sắc đẹp. Nó tạo nên một hình ảnh tươi đẹp, gợi cảm, mê hoặc, và đầy
sức sống, là một phần không thể thiếu của văn hóa và cuộc sống của con người
Vẻ đẹp phong thái và tinh thần của con người
- Khi hành động, lời nói cử chỉ của một người phản ánh cái đẹp tâm hồn cái đẹp tinh
thần bên trong của họ, thì sẽ hình thành nên một loại sắc đẹp của phong cách và tinh thần
Vẻ đẹp của con người trong những hoàn cảnh lịch sử đặc thù
- Vẻ đẹp của con người trên phương diện này thường bao hàm nội hàm lịch sử hàm ẩn
các giá trị nhân sinh. thế, dễ tạo ra cho chủ thể tiếp nhận các xúc cảm về giá trị nhân
sinh và thời thế lịch sử
Cái đẹp trong đời sống thường nhật
- Nếu con người có thể dùng nhãn quan thẩm mỹ để quan sát đời sống thường ngày, cái mà
bạn có thể nhìn thấy sẽ là một thế giới ý tượng với đa dạng sắc thái
lOMoARcPSD| 41487147
- Vẻ đẹp của đời sống thường nhật, trong rất nhiều trường hợp được biểu thị thông qua vẻ
đẹp của bối cảnh sống, không khí cuộc sống. Dạng thức đẹp này giống như hương thơm của
đóa hồng trong vườn nhà, tuy không thể nhìn thấy được, cũng không thể sờ thấy được,
nhưng mọi người đều có thể cảm nhận được và có thể lan tỏa vào trong tận cùng đáy sâu
tâm hồn của con người
- Người Việt đặc biệt chú trọng việc tạo tác vẻ đẹp của đời sống thường ngày
- Bàn về thế giới đời sống thế tục của người Hà Lan, Hegel cho rằng: “Họ có thể sống một
cách giản dị chất phác, biết đủ trong sự giàu có. Trên phương diện chỗ ở và môi trường sinh
sống của họ, có thể cảm nhân được sự giản dị, đẹp đẽ, sạch sẽ. Trong bất kể tình huống nào
đều cẩn trọng, tỉ mỉ. Họ có thể ứng phó với mọi tình huống, vừa yêu sự độc lập và nỗ lực
hết sức để mở rộng, tăng cường sự độc lập, nhưng cũng biết cách làm thế nào để duy trì
những phẩm chất đạo đức cao quý và truyền thống tốt đẹp.
- Vẻ đẹp trong xã hội là vẻ đẹp của thế giới biểu tượng. Trong đó bao hàm những ẩn ý lịch sử sâu
xa, lột tả trạng thái chân thực của đời sống xã hội thường nhật của nhà nhà, người người
Vẻ đẹp truyền thống văn hóa, phong tục dân tộc
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của một dân tộc là một trong những lĩnh vực
thẩm mỹ quan trọng. Bởi nó bao hàm cả bối cảnh lịch sử và cuộc đời, nó là sự kết tinh cả
những hỷ nộ ái ố, cho đến chua cay ngọt bùi trong đời sống của người dân.
- Sự cuồng hoan trong các dịp lễ tết là một dạng thức vượt lên trên cuộc sống thường ngày
của con người. “Dựa vào phương thức đặc biệt hơn so với thường ngày để trải nghiệm sự
hoan lạc đến từ sự hòa hợp của một thế giới đại đồng, bất chấp thân phận, địa vị,… đồng
thời tạm thoát ra khỏi những đắng cay mặn ngọt của đời thường để đắm chìm trong không
khí vui tươi, náo nhiệt ấy”
- “Người ta nhảy múa với âm nhạc, như là thành viên của một cộng đồng tưởng tượng,
họ quên đi bước chân, quên đi lời nói, lảng vảng bay trên gió…”
- Đạt đến được tâm thức như thế, “chơi” liền trở thành một hoạt động thẩm mỹ cao cấp.
Trong quá trình tiêu khiển ấy, người chơi có thể thể nghiệm một thế giới ý tượng, từ đó có
được cảm xúc thẩm mỹ và thưởng thức thẩm mỹ.
- Bản chất của hoạt động du lịch là một dạng thức của hoạt động thẩm mỹ, cũng có nghĩa là
đạt đến nhãn quan vượt lên trên tâm thế thực dụng, vụ lợi, nhằm đạt đến cảnh giới tự do tự
tại về mặt tinh thần, qua đó đạt được trải nghiệm về sự thưởng ngoạn thẩm mỹ
lOMoARcPSD| 41487147
BÀI 5: CH TH THM M
1. Chủ thể và chủ thể thẩm mỹ
- Theo từ điển triết học, “chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành hoạt động nhận
thức và hoạt động cải tạo thực tiễn…”
- Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể người hoạt động về mặt thẩm mỹ. Trong các hoạt động của
mình, con người có rất nhiều mối liên hệ với thực tiễn, trong đó có thực tiễn thẩm mỹ
- Thực tiễn thẩm mỹ của con người là hoạt động hướng về cái đẹp, hoàn thiện cuộc sống theo
quy luật của cái đẹp.
- Thực tiễn thẩm mỹ của con người vô cùng phong phú. Nó gắn với toàn bộ cảm xúc, tình
cảm, các quan hệ thưởng ngoạn, đánh giá và sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp
- Trong lịch sử mỹ học, mỹ học duy tâm khách quan Platon, Hegel đều coi ý niệm và ý niệm
tuyệt đối là chủ thể của mọi hoạt động thẩm mỹ của con người, hay nói một cách khác con
người là chủ thể thẩm mỹ với tư cách là hiện thân của “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”
- Platon coi sáng tạo nghệ thuật là hoạt động linh cảm. Còn Hegel coi sáng tạo nghệ thuật là
sự vận động của ý niệm tuyệt đối ở trong hoạt động tinh thần của con người
- Platon: “Những bài thơ đẹp, thơ hay không có tính người, không phải là tác phẩm của con người.
Chúng có tính thần thánh và do thần làm ra. Các nhà thơ không phải là cái gì khác hơn là người
phát ngôn cho thần thánh. Mỗi nhà thơ là sở hữu của một vị thần mà ông ta chịu ảnh hưởng.
Chính để chứng minh cho điều này mà thần đã cố đặt bài thơ tình hay nhất vào miệng
của một nhà thơ tồi nhất”
Sáng tác nghệ thuật không phải là một thứ kỹ nghệ, mà do một loại thần lực làm phấn chấn
giống như điều đã xảy ra với hòn đá nam châm mà mọi người gọi là Heracles.
- Đại diện của Mỹ học duy tâm chủ quan Cant, Hium coi chủ thể thẩm mỹ là những chủ thể cá
nhân, và mặt cá nhân của các thị hiểu trong hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo.
Hoạt động của chủ thể thẩm mỹ chủ yếu là hoạt động của thị hiếu thẩm mỹ, tức các hoạt
động tình cảnh tự tìm thấy mình, mà không liên quan đến các quan hệ xã hội.
Chú thể thẩm mỹ có những năng lực bẩm sinh, nó sáng tạo ra các quy tắc cho các hoạt
động thẩm mỹ và tạo ra cái đẹp cho thế giới.
- Chủ nghĩa duy vật tầm thường coi chủ thể thẩm mỹ có ở tất cả mọi động vật. → khẳng định
con vật cũng có năng khiếu thẩm mỹ.
- Các nhà Mỹ học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng:
Chủ thể thẩm mỹ trước hết là con người xã hội.
• Hoạt động thẩm mỹ mang bản chất của một chủ thể thẩm mỹ, trước hết phải là hoạt động có
mục đích.
Con người biển tự nhiên thành tự nhiên của con người, biến con người thành con người xã
hội. Con người biết sáng tạo trong toàn bộ cuộc sống của mình.
Hoạt động sáng tạo ấy là điều kiện chủ yếu để con người thoát khỏi tình trạng động vật và
là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
lOMoARcPSD| 41487147
- Nói đến chủ thể thẩm mỹ là nói đến khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm
mỹ. Khả năng này không phải là bẩm sinh, vì không thông qua hoạt động sáng tạo trong lao động
thì con người không thể có khả năng ấy.
- Các hoạt động thẩm mỹ đầu tiên của con người là những hoạt động kết hợp giữa cái thực
dụng và cái thẩm mỹ.
Nghệ thuật chỉ ra đời khi tình cảm, xúc cảm của con người đã phát triển khá phong phủ. Chủ
thể thẩm mỹ là chủ thể người xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm
mỹ thông qua các giác quan tay, mắt và tai được rèn luyện về sự đồng hoá thế giới tự nhiên về
mặt thẩm mỹ
Nói tới năng lực thẩm mỹ là nói tới trình độ của tỉnh cảm, đặc biệt là các xúc cảm, khoái
cảm thị hiểu và lý tưởng thẩm mỹ.
2. Các năng lực hoạt động cơ bản của chủ thể thẩm mỹ
2.1. Hoạt động nhận thức thẩm mỹ
- Các nhà Mỹ học Macxist chia năng lực hoạt động nhận thức thẩm mỹ ra làm ba quá trình:
Trị giác thẩm mỹ
Hình thành các biểu tượng thẩm mỹ.
Hoạt động phán đoán thẩm mỹ.
Tri giác thẩm mỹ
- Là sự nhận biết ban đầu của chủ thể thẩm mỹ về đối tượng thẩm mỹ. Tức sự thâm nhập của
đối tượng thẩm mỹ thông qua các giác quan.
- Cơ cấu của tri giác thẩm mỹ là tổng hợp các ấn tượng cảm tính, đánh thức các kinh nghiệm
thẩm mỹ ẩn tàng, hình thành một tỉnh cảm ban đầu về đối tượng.
Biểu tượng thẩm mỹ
- Phản ánh các đặc tính căn bản của đối tượng thẩm mỹ, sự đánh giá của chủ thể thẩm mỹ trước đối
tượng thẩm mỹ phản ảnh tính tích cực của chủ thể thẩm mỹ trước đối tượng thẩm mỹ.
- Có hai hình thức biểu tượng thẩm mỹ:
Biểu tượng trị giác thẩm mỹ sự kết hợp các khả năng tình cảm, tưởng tượng.
Biểu tượng tư duy thẩm mỹ: sự kết hợp giữa tình cảm và lý trí.
- Trị giác hướng vào tầng ngoài của ý thức thẩm mỹ, còn biểu tượng thì hướng vào tầng sâu của
ý thức thẩm mỹ.
Phán đoán thẩm mỹ
- Là hình thức logic của hoạt động đánh giá thẩm mỹ của chủ thể.
- Tổng hợp toàn bộ tri thức lý luận và thực tiễn cũng như tình cảm hoà vào hình ảnh phán
đoán. Phán đoán thẩm mỹ là nhận thức thẩm mỹ về quan hệ giữa hai hiện tượng thẩm mỹ.
VD: “Hào quang rực rỡ” Phán đoán giá trị
2.2. Nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ
- Nhu cầu thẩm mỹ là loại nhu cầu riêng biệt trong chủng hệ nhu cầu xã hội của con người. Nó
là trạng thái cần thiết đòi hỏi thoả mãn các thiếu hụt về thẩm mỹ mà trung tâm là thoả mãn về
cái đẹp.
- Có thể chia khát vọng về cái đẹp của con người làm hai loại:
Nhu cầu chính đảng thể hiện ở các chủ thể có ý thức đúng, có tình cảm lành mạnh, có thái
độ tốt
lOMoARcPSD| 41487147
Nhu cầu giả tạo, xa xỉ: Thưởng có ở những chủ thể ít được rèn luyện trong thực tế, xã
lãnh lao động, nhiều ảo tưởng, lười biếng và ích kỷ.
- Cả hai loại nhu cầu này đều tham gia hình thành năng lực thẩm mỹ của chủ thể và đều có
khả năng tồn tại trong một chủ thể thẩm mỹ.
- Với tính cách là những tình cảm đặc thù của con người, tình cảm thẩm mỹ này sinh khi tri giác các
khách thể, đặc biệt các tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm đẹp của lao động, vẻ đẹp của tự nhiên. Những
tình cảm đó kích thích tính tích cực về mặt xã hội của con người, điều tiết hành vi của họ và tác động
đến sự hình thành những lý tưởng chính trị - xã hội, thẩm mỹ, đạo đức... của cá nhân.
Tình cảm thẩm mỹ
- Tình cảm thẩm mỹ trước hết phải là tình cảm đạo đức, tức bắt nguồn từ cái tốt, từ lao động
và đấu tranh cho guồn hạnh phúc của mọi người.
- Tình cảm thẩm mỹ chân chính là những xúc động trước cảnh vật đẹp đẽ, rung cảm trước cái
hài hoà, khâm phục trước những phẩm chất cao cả.
- Cái đẹp giữ vai trò trung tâm trong các quan hệ thẩm mỹ, thì tình cảm thẩm mỹ cũng xoay
quanh cái đẹp. Những biểu hiện buồn, vui, yêu, ghét, trong tình cảm thẩm mỹ đều liên hệ với cái
đẹp, đều xuất phát từ một lập trường đạo đức nhất định.
- Tình cảm thẩm mỹ tuy gắn với tính cảm đạo đức nhưng không hề đồng nhất với tình cảm
đạo đức.
- Tình cảm thẩm mỹ bao giờ cũng bao hàm một nội dung hưởng thụ, thưởng thức, biểu hiện
như một nhu cầu được thoả mãn.
Khoái cảm thẩm mỹ
- Thiếu yếu tố khoái cảm, thì tình cảm chưa thể trở thành tỉnh cảm thẩm mỹ.
- Khi xem những vở kịch hay, những cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, nghe những bản nhạc xúc
động, ngâm một câu thơ tuyệt diệu, ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.
Trạng thái thức tỉnh tình cảm trước sự hưởng thụ nghệ thuật đó chính là tỉnh cảm thẩm mỹ.
- Không phải bất cứ một sự thoả mãn nào cũng là tình cảm thẩm mỹ. Những cảm giác thích thú
do sự tác động trực tiếp của sự vật khách quan vào cơ thể chúng ta theo quy luật của sinh lý học
không phải là những khoái cảm thẩm mỹ.
VD: Ăn ngon, tắm mát, ngủ đẫy,...
- Không phải tất cả những khoái cảm của con người về mặt tinh thần đều là tỉnh cảm thẩm mỹ.
VD: Các lạc thú của con người thể nảy sinh từ quá trình hăng hái phục vụ hội, nỗ lực
học tập văn hoá, say mê phát minh khoa học, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch,...
Tình cảm thẩm mỹ là tình cảm nảy sinh từ sự tác động giữa con người với hiện thực, chủ
thể và đối tượng thông qua khâu hình tượng.
Do hình tượng có vai trò rất cơ bản trong tình cảm thẩm mỹ, vì thế tình cảm thẩm mỹ đã
trở thành động lực để sáng tạo nghệ thuật.
- Giá trị của hình tượng trước hết phụ thuộc vào trình độ sâu sắc của tỉnh cảm thẩm mỹ.
- Tính chân thực của hình tượng nghệ thuật phụ thuộc vào sự đúng đắn của tình cảm thẩm mỹ.
2.2. Thị hiếu thẩm mỹ
- Thị hiếu là khả năng lực chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá
nhân và tập thể.
- Thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi con người không phải là cái bẩm sinh, bất biến.
lOMoARcPSD| 41487147
- Thị hiếu thẩm mỹ là thái độ tình cảm khiến người ta phản ứng mau lẹ trước những cái đẹp,
cái xấu, cái bị, cái hài trong cuộc sống và nghệ thuật.
- Thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái không thể bàn cãi được. Không nên đem cái ưa hay
không ưa của mình về nghệ thuật mà gán ép cho người khác.
- Trong lịch sử Mỹ học, ở phương Tây khi bàn về bản chất của thị hiếu thẩm mỹ đã có những
ý kiến nghiêng về tình cảm, lại có ý kiến nghiêng về lý trí.
Thực chất của thị hiểu thẩm mỹ là sự thống nhất hài hoà giữa nhận xét với cảm xúc.
Một thị hiếu thẩm mỹ phát triển ở mức độ đáng kể đã thấm nhuần một lý tưởng thẩm mỹ cụ
thể về mặt lịch sử rồi.
Thị hiếu thẩm mỹ mang tính chất ổn định tương đối trong hệ thống tình cảm.
Mỹ học Macxist xác định thị hiếu thẩm mỹ có những đặc trưng cơ bản sau:
- Sự phản ứng mau lẹ: gần như bản năng của chủ thể thẩm mỹ trước các hiện tượng đẹp, xấu,
bí, hải....do tình cảm thẩm mỹ tinh luyện, do kinh nghiệm tích luỹ những giá trị thẩm mỹ mà tạo
thành sự ổn định của tình cảm.
- Tính khoái cảm: Thụ cảm và đánh giá hiện tượng để xác định đâu là tốt, xấu, đẹp... chủ thể
thẩm mỹ không muốn thủ tiêu những hiện tượng ấy mà chỉ là thưởng thức nó.
- Tính cá biệt: Tuy thị hiếu có tính chất chung, hình thành từ những chuẩn mực xã hội, song vẫn
là một hình thức thụ cảm đặc biệt tồn tại ở các cá nhân.
- Tính kế thừa: Trình độ phát triển của thị hiếu thẩm mỹ là nguồn gốc tình cảm cho việc đánh
giá đúng các hiện tượng thẩm mỹ khách quan, phê bình đúng các tác phẩm nghệ thuật.
- Thị hiếu thẩm mỹ gắn bó với hệ thần kinh, gắn bó với truyền thống gia đình nhưng nó
không phải là cái cố định bất biến.
- Thị hiếu thẩm mỹ ra đời trong những thời đại nhất định và biến đổi cùng với thời đại Thị hiếu có
tính thời đại.
- Thị hiếu thẩm mỹ không phải có tính chất nhất thành bất biến mà thay đổi theo từng giai cấp.
Không thể có một thị hiếu thẩm mỹ cho mọi giai cấp. > Những lợi ích của các giai cấp khác
nhau trong xã hội không chỉ được củng cố từ các thiết chế chính trị pháp luật và các tư tưởng
thống trị tương ứng mà còn nhờ vào sự khẳng định những chỉ tiêu, tiêu chuẩn thẩm mỹ nữa. Tuy
thế, nó không hoàn toàn đồng nghĩa với việc hiện tượng này giai cấp này ưa thích thì các giai
cấp khác liền ghét bỏ.
- Thị hiếu thẩm mỹ gắn với và chịu sự chi phối của tính dân tộc.
Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và mốt là gì?
2.4. Lý tưởng thẩm mỹ
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: tưởng trước hết sự phản ánh thực tại khách quan. Sự
phản ánh hiện thực trong hình thức luận không đồng nhất với sự phản ánh hiện thực dưới
hình thức cụ thể - cảm tính, là lý tưởng thẩm mỹ.
- Lý tưởng thẩm mỹ luôn phản ánh bản thân những xu hướng phát triển của lịch sử, nói cách
khác, nó phản ánh những khả năng căn bản của sự phát triển.
- Lý tưởng không chỉ phản ánh thực tại mà còn là động cơ chủ đạo, là mục đích tối cao của
hoạt động con người trong một khoảng thời gian xác định về mặt lịch sử.
tưởng một mặt phản ánh những khía cạnh căn bản ý nghĩa nhất trong thực tiễn hội
của một giai cấp nhất định, phản ánh những xu hướng căn bản, những tinh quy luật những khả
năng thực tế phát triển xã hội Mặt khác, là một phạm trù đánh giá chủ yếu, quy định nhân tố kích
lOMoARcPSD| 41487147
thích tự giác, động cơ chủ đạo, mục đích cao nhất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, cho
hoạt động cải tạo của con người, cho các giai cấp xã hội.
- Lý tưởng thẩm mỹ là sự khái quát kinh nghiệm thẩm mỹ của con người, của các giai cấp xã hội và
thậm chí, trong ý nghĩa nhất định, của các thời đại một cách sâu sắc hơn, khách quan hơn.
- Nó đồng thời cũng nảy sinh trên cơ sở thực tiễn thẩm mỹ của con người và của xã hội, trên cơ
sở những thụ cảm và cảm xúc thẩm mỹ thường hay lặp lại, trên cơ sở những thị hiếu thẩm mỹ...
Đặc trưng của lý tưởng thẩm mỹ
- Đối tượng phản ánh và phương thức phản ánh thực tại không ngừng phát triển.
- Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ được biểu hiện tập trung nhất. Bằng những hình tượng,
các nghệ sĩ miêu tả sự xung đột các lý tưởng đang diễn ra trong hiện thực, trình bảy và phát hiện
các lý tưởng thẩm mỹ đang hình thành, đang xâm chiếm tình cảm thẩm mỹ của xã hội. Bằng
hình tượng, các lý tưởng thẩm mỹ đề xuất một lối sống, một nhân cách cần phải có.
Nói tới lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật có nghĩa là nói tới thế giới quan của nghệ sĩ, nói
đến hình thức tồn tại đặc biệt trong việc phản ánh những xung đột hội, nói tới ước về
cái hoàn thiện thông qua phương tiện đặc thù hình tượng.
Nghệ thuật mang lại cho nhân loại những suy tư, những day dứt khôn nguôi về hành trình
đến với cái đẹp lý tưởng
3. Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ
- Mỹ học Mac - Lenin chia chủ thể thẩm mỹ về các nhóm cơ bản sau:
Nhóm chủ thể hoạt động thưởng thức thẩm mỹ
Nhóm chủ thể hoạt động đánh giá thẩm mỹ
Nhóm chủ thể hoạt động sáng tạo thẩm mỹ
- Trên cơ sở ba nhóm chủ thể thẩm mỹ nêu trên, các nhà mỹ học hiện đại đề xuất 5 nhóm chủ
thể thẩm mỹ cơ bản:
1. Nhóm chủ thể thưởng thức thẩm mỹ
2. Nhóm chủ thể đánh giá thẩm mỹ
3. Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ
4. Nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ
5. Nhóm chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ
Nhóm chủ thể thưởng thức thẩm mỹ
- Là nhóm chủ thể rộng lớn. Đặc trưng chủ yếu của nhóm chủ thể này là phản ánh thụ cảm
những quá trình thẩm mỹ xảy ra trong cuộc sống và nghệ thuật. Nhóm chủ thể này còn được gọi
là chủ thể tiêu thụ những giá trị thẩm mỹ.
- Trong quá trình tiêu thụ, chủ thể thẩm mỹ thực hiện những quan sát nói chung. Nhờ sự quan
sát của tai và mắt mà chủ thể tích luỹ được những giá trị thẩm mỹ phong phú của đời sống và
biến thành những xúc động, những cảm giác, những kinh nghiệm thẩm mỹ của bản thân.
- Chủ thể đánh giá thẩm mỹ giữ vai trò quan trọng trong việc liên kết các sản phẩm sản xuất
và người tiêu thụ.
- Vai trò lớn của chủ thể đánh giá là nêu lên được những giá trị và phản giá trị chính xác, rút ra
được các quy luật tồn tại của các sản phẩm sáng tạo, giúp cho cả chủ thể sáng tạo và chủ thể
tiêu thụ những định hướng cần thiết,
- Đối với nghệ thuật, chủ thể đánh giá thẩm mỹ chính là các chủ thể phê bình nghệ thuật.
lOMoARcPSD| 41487147
- Ngoài ra, không thể không nói đến những nhà định hướng lớn, những nhà lãnh đạo văn hoá
- nghệ thuật.
Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ
- Đây là những chủ thể tiếp nối quá trình tiêu thụ, quan sát của nhóm chủ thể thưởng thức
để chuyển sang một quá trình mới: quá trình sản xuất.
- Quá trình sáng tạo là quá trình nhào nặn, tái tạo bằng nhiệt huyết của những cảm xúc biến đổi
của chủ thể sáng tạo. Những cảm xúc trong hoạt động sáng tạo phải được vật chất hoá - các
xúc cảm để lại dấu vét.
Chủ thể biểu hiện thẩm mỹ
- Nhóm chủ thể thực hiện việc truyền đạt sản phẩm của chủ thể sáng tạo thẩm mỹ cho chủ thể
tiêu thụ thẩm mỹ.
- Đặc trưng của nhóm chủ thể biểu đạt khác với chủ thể định hướng là nhằm truyền đạt một
cách trung thành bản chất của toàn bộ sản phẩm đã sáng tạo đến người tiêu thụ.
- Vấn đề cơ bản của chủ thể biểu diễn đó là khả năng rèn luyện, khả năng lao động kiên trì.
Họ đồng thời cũng là những chủ thể sáng tạo, nâng cao giá trị của sản phẩm thẩm mỹ.
Nhóm chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ
- Nhóm chủ thể mà trong hình thái học nghệ thuật gọi là nhóm chủ thể tổng hợp các giá trị
nghệ thuật. Nhóm này có thể vừa là người cảm thụ, vừa là người sáng tạo, vừa là người biểu
hiện và cũng là nhà phê bình.
- Đặc trưng của nhóm chủ thể này là khả năng đạo diễn, thông hiểu cả các loại hình nghệ
thuật không gian lẫn nghệ thuật thời gian.
Khả năng sáng tạo của các chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ rất to lớn.
lOMoARcPSD| 41487147
BÀI 7: NGHỆ THUẬT TỪ GÓC NHÌN THẨM MỸ
NT là hình thái tập trung cao nhất của mối quan hệ giữa con người với thực tại
Ngh thut
Hình thái cao nht, tp
trung nht ca mi quan
h thm m ca con
ngưi vi thc ti
NGHĨA RỘNG: Tài ngh; S điêu
luyn
NGHĨA HẸP: Mi hoạt động,
mi sn phẩm được sáng to
theo quy lut của cái đẹp
Hai khuynh hướng chính trong việc đi tìm bản thể của nghệ thuật trong nghĩa hẹp:
- Xác định bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với thực tại coi nghệ thuật là sự thống
nhất sinh động của nhận thức hình tượng về hiện thực và sự tái hiện cảm tính hiện thực
trong một chất liệu nhất định nhờ lao động sáng tạo của người nghệ sỹ
- Tìm bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với con người nghệ thuật là phương tiện
bộc lộ tư tưởng, tình cảm của con người
Sự khác biệt giữa nghệ thuật và thẩm mỹ
2. Đối tượng nghệ thuật
- Cái mà nghệ thuật quan tâm, thể hiện đó là đối tượng
- Cái được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật cụ thể qua hoạt động sáng tạo của người
nghệ sĩ, đó là nội dung
- Đối tượng là cái thông qua đó biểu thị nội dung
lOMoARcPSD| 41487147
- Mỹ học duy tâm khách quan yêu cầu nghệ thuật hướng tới cái đẹp biểu hiện “ý niệm
tuyệt đối” (Platon) hay “tinh thần vĩnh viễn” (Hegel), nghĩa là những yếu tố ở bên ngoài đời
sống, ở bên trên con người như thần linh, thượng đế
- Mỹ học duy tâm chủ quan coi tinh thần chủ quan của nghệ sĩ là nơi khởi nguồn của nghệ
thuật. Sáng tạo nghệ thuật theo họ là sự biểu hiện rực cháy của tinh thần chủ quan, là một
hoạt động cá nhân, tự do và không vụ lợi (Kant)
- Đối tượng thẩm mỹ theo quan điểm mỹ học duy vật là toàn bộ thực tại khách quan, tồn
tại bên ngoài và độc lập với ý muốn chủ quan của con người
Mặt thẩm mỹ mà đối tượng nghệ thuật coi trọng:
- Vẻ độc đáo thẩm mỹ. Nghệ thuật luôn chú ý tới cái cụ thể, sinh động muôn hình vạn
trạng của sự vật, hiện tượng, con người ngoài đời sống
VD: Vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân
- Tính người của đối tượng nghệ thuật: Bất kì hiện tượng nào từ đời sống muốn đi vào tác
phẩm nghệ thuật phải được đặt trong tương quan tư tưởng – thẩm mỹ với con người. Nghệ
thuật là tiếng nói đặc biệt của con người về cuộc sống, vì cuộc sống. Mọi cái xa lạ với con
người, với đời sống vật chất và tinh thần của con người đều khó tìm thấy chỗ đứng trong tác
phẩm nghệ thuật
- Con người là đối tượng nghệ thuật đặc biệt coi trọng trở thành nguyên lý phổ biến, không
chỉ đúng với nghệ thuật trong quá khứ mà còn mãi mãi đúng với nghệ thuật trong tương
lai khi khoa học, kỹ thuật tiên tiến tạo ra máy móc vi tính dần dần thay thế con người.
Việc hoài nghi vai trò chủ nhân của con người trong đời sống và trong nghệ thuật là đi
ngược lại bản chất đích thực của nghệ thuật
- Con người với tư cách là đối tượng trung tâm, hàng dầu của nghệ thuật phải là con người đa
diện
- VD: hình tượng Chí Phèo
3. Nội dung và hình thức nghệ thuật
Thi pháp: quy luật sáng tạo nghệ thuật gắn với một loại hình nghệ thuật nào đó
4. Hình tượng nghệ thuật
lOMoARcPSD| 41487147
II/ Các loại hình nghệ thuật
1. Những khuynh hướng sai lầm trong phân chia các loại hình nghệ thuật
1.1.Đối lập với các loại hình nghệ thuật
- Việc đối lập các loại hình nghệ thuật khác nhau đã xuất hiện từ rất xa xưa trong lịch sử
mỹ học nhân loại
- Ngay từ thời cổ đại Hy Lạp, Platon đã phân chia nghệ thuật thành 2 loại “cao quý” và
“thấp hèn”
- Với ông, nghệ thuật là sự biểu hiện của thế giới “ý niệm” bên trên và xa rời thế giới “vật
thể” tầm thường. Loại hình nào càng gần thế giới “ý niệm” , càng giúp con người nhận
thức trực tiếp và sâu sắc thế giới đó càng được ông đề cao.
- Ngược lại, loại hình nghệ thuật nào càng gần thế giới vật thể, càng coi trọng nguyên tắc
phản ánh hiện thực, thì với ông, càng ít giá trị, thậm chí có hại. Từ đó, Platon phủ nhận
hội họa và điêu khắc, không tin vào sân khấu, trong khi đó lại đánh giá rất cao âm nhạc,
kiến trúc và thơ trữ tình
- Đến thế kỷ XVIII, nhà mỹ học Đức Kant vẫn tiếp tục phân nghệ thuật thành “thượng đẳng”
và “hạ đẳng”, mặc dầu chỗ dựa có phần khác. Ông yêu cầu nghệ thuật phải mang vẻ đẹp
“thuần túy”. Sự sáng tạo ra những hình thức đẹp “tự do”, “không vụ lợi” được Kant đặc
biệt tán dương
- Ông xếp âm nhạc, thi ca vào loại hình hoàn hảo vì chúng đáp ứng được những đòi hỏi
của ông về thứ nghệ thuật lý tưởng. Nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc mặc
cũng được nảy sinh bởi ý thức sáng tạo tự do của người nghệ sĩ song ít nhiều đều bắt
chước các hình thức tự nhiên bên ngoài nên đứng ở vị trí thấp hơn âm nhạc và thi ca
Nghệ thuật không có thứ bậc cao thấp, sang hèn. Tính đa dạng của các loại hình nghệ thuật là để
phù hợp với sự phong phú của hiện thực, sự độc đáo của cá tính sáng tạo và những nhu cầu
thẩm mỹ khác nhau của công chúng. Sự giàu có của các loại hình nghệ thuật biểu hiện trạng thái
giàu có và đời sống thẩm mỹ và nói riêng là của đời sống nghệ thuật. Đời sống văn hóa đạt đến
trình độ phát triển không thể nghèo nàn và đơn điệu.
lOMoARcPSD| 41487147
1.2) Đồng nhất các loại hình nghệ thuật
- Từ chỗ quan niệm có hai thứ nghệ thuật “hoàn hảo” và “không hoàn hảo”, các khuynh
hướng nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa đi tới xóa nhòa ranh giới các loại hình nghệ thuật. Họ
chỉ thừa nhận có một loại hình duy nhất: nghệ thuật trừu tượng. Theo họ, đó là nhưng đỉnh
cao mà nghệ thuật muôn đời hằng vươn tới, là nơi gặp gỡ của những tài năng nghệ thuật
thật sự vĩ đại
- Chủ nghĩa hiện đại đặc biệt xem thường những tác phẩm nghệ thuật hiện thực. Họ chế
nhạo các nghệ sĩ hiện thực là nô lệ và khuôn sáo. Họ đòi hỏi “giải phóng” nghệ thuật ra
khỏi những nguyên lý cũ kỹ trói buộc khả năng sáng tạo của những người nghệ sĩ. Với họ,
nghệ thuật phải kiến tạo thế giới “thiên nhiên thứ hai” và có khả năng thay thế “thiên nhiên
thứ nhất”, nhưng là một thế giới khác, thậm chí xa lạ với thế giới hiện thực
- Chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật đồng thời đề cao vai trò của vô thức, trực giác trong
sáng tạo của người nghệ sĩ
- Theo họ, sự khám phá tâm lý học ở thế kỷ XX về thế giới tiềm thức sâu xa, vô hình trong
con người đã trao vào tay người nghệ sĩ một vũ khí lợi hại, đã giúp lý giải lao động nghệ
thuật một cách thấu đáo và thuyết phục nhất. Họ nhắm mắt tôn sùng một chiều học
thuyết của Freud
- Trên thực tế, họ đẩy hoạt động sáng tạo nghệ thuật vào mê cung của cái vô thức
Với tất cả những đặc điểm trên vừa nêu, chủ nghĩa hiện đại cố nhiên chỉ tuyên truyền và chủ
trương duy nhất loại hình nghệ thuật trừu tượng. Đó là thứ nghệ thuật “mới”, phi lý tính, phi
hiện thực đủ loại. Việc đồng nhất hóa các loại hình nghệ thuật chỉ chứng tỏ sự đơn điệu của thực
tiễn sáng tạo và cảm thụ, sự nghèo nàn của cá tính nghệ thuật trong xã hội phồn vinh tinh thần
một cách giả tạo
Nghệ thuật có chỗ đứng cho mọi khuynh hướng, trào lưu. Cái đích chung của nghệ thuật là vì
con người, sự tinh tế và giàu có trong đời sống tinh thần mà nói riêng là đời sống thẩm mỹ của
con người và xã hội
2. Cách phân loại nghệ thuật hiện đại
- Sự phân loại chỉ xét trên đại thể mang tính tương đối. Thực tiễn nghệ thuật cùng
phong phú sinh động. Mọi cách nhìn khuôn cứng đều tỏ ra không mấy thích hợp. thế,
không được đối lập các loại hình nghệ thuật với nhau. Mỗi loại hình nghệ thuật có sở
trường, sở đoàn riêng. Chúng bổ sung cho nhau, làm phong phú cho hoạt động nghệ thuật
của con người, nhằm đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ của xã hội
2.1) Dựa vào đối tượng chủ yếu của sự phản ánh
Nghệ thuật không gian: hội họa, điêu khắc, đồ họa
- Đặc điểm: gắn với ấn tượng thị giác, màu sắc, hình dáng, đường nét được đặc biệt coi trọng.
Hình tượng tĩnh của nghệ thuật không gian để tạo nên cảm nghĩ sâu sắc và lắng đọng trong
tâm trí của người cảm thụ.
Nghệ thuật thời gian: âm nhạc, văn chương, múa
- Đặc điểm: có sở trường trong việc diễn tả quá trình của tâm trạng và hành động. Tính hợp
lý trong sự vận động và biến đổi luôn được xem trọng. Người thưởng thức có điều kiện hòa
nhập vào dòng chảy của con người và cuộc đời, cảm nhận được đến tận cùng lẽ biến huyền
vĩ của tạo vật
Dựa vào một số tiêu chí khác
lOMoARcPSD| 41487147
- Dựa vào tiêu chí tính năng:
+ Nghệ thuật thuần nhất (Nghệ thuật đơn tính)
+ Nghệ thuật ứng dụng (Nghệ thuật lưỡng tính)
- Dựa vào sự lệ thuộc lẫn nhau:
+ Nghệ thuật có trước: Biên kịch, âm nhạc, kịch bản điện ảnh, kịch bản múa,…
+ Nghệ thuật có sau: Sân khấu, biểu diễn âm nhạc, điện ảnh, biểu diễn múa…
- Dựa vào tính chất của sự tồn tại:
+ Nghệ thuật độc lập
+ Nghệ thuật tổng hợp: ca khúc (âm nhạc + ca từ), vũ đạo (múa + nhạc), sân khấu, điện ảnh
(tổng hợp nhiều phương tiện)
- Ngoài ra, người ta còn kể tới nhiều cơ sở phân loại khác như: trình diễn – không trình diễn,
ngôn ngữ - phi ngôn ngữ,…
3. Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật cơ bản
3.1) Nhóm nghệ thuật ứng dụng
- Ra đời từ sớm, ngay trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại, gồm: nghệ thuật trang
trí (mỹ thuật ứng dụng) và kiến trúc
- Vừa thuộc lĩnh vực sáng tạo tinh thần, vừa thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, vừa có
công dụng thực tế, vừa mang tính thẩm mỹ
- Mỹ thuật ứng dụng: hình trang trí, hoa văn
- Kiến trúc: chiếm lĩnh không gian bằng phương pháp tạo hình, kết hợp cái đẹo với cái thực
dụng để sáng tạo không gian sinh tồn cho con người, thể hiện tình cảm, tư tưởng, phong
cách đại diện cho một dân tộc hay một thời đại
3.2) Nhóm nghệ thuật tạo hình
- Sử dụng phương pháp tạo hình để phản ánh hiện thực, đáp ứng nhu cầu chủ yếu của thị giác
- Điêu khắc: sử dụng vật liệu tự nhiên hay nhân tạo để phản ánh con người và cảnh vật trong
không gian ba chiều, dùng kết cấu hình thức để thể hiện nội dung ý tưởng. Ngôn ngữ
bản của điêu khắc khối, mảng, nét. Sản phẩm chính: Tượng đài, tượng chân dung, tượng
trang trí
- Hội họa: thể hiện thế giới hữu hình trên mặt phẳng nhờ vào đường nét, hình vẽ và màu sắc.
Biểu hiện sự phong phú của cuộc sống về màu sắc, mô tả con người và môi trường xung
quanh con người, phát triển khả năng thưởng ngoạn tối đa của thị giác và cảm thụ cụ thể đối
với hình tượng được tái hiện trong tranh và có sức khải quát hóa rộng. Các loại tranh cơ
bản: Tranh lịch sử, tranh phong cảnh (tự nhiên, sinh hoạt, chân dung, tĩnh vật,…). Hoặc
chia theo chất liệu: tranh sơn dầu, sơn mài, thủy mặc,…
- Đồ họa: loại hình nghệ thuật tạo hình gần với hội họa. Trong đồ họa, đường nét dù vẽ thế
nào, rõ ràng hay đứt đoạn, vẫn là phương tiện biểu hiện cơ bản. Màu sắc trong hình vẽ đồ
họa chỉ đóng vai trò hỗ trợ và thường hạn hẹp ở hai màu đen trắng hạn chế phần nào khả
năng miêu tả so với hội họa; Ưu thế: đồ họa khi được sử dụng vào loại tranh cổ động có
thể in rất nhiều bản vẽ mà vẫn giữ được giá trị nghệ thuật đầy đủ của nguyên bản
Đồ họa có tính chất quần chúng, tính thời sự, được sử dụng rộng rãi trong việc truyền bá kịp
thời những tư tưởng xã hội, chính trị cấp thiết
3.3) Nhóm nghệ thuật biểu hiện
Âm nhạc
lOMoARcPSD| 41487147
- Xử lý âm thanh theo nhịp điệu, tiết tấu nhằm biểu hiện sự rung động cảm xúc, tâm trạng con
người. Thuộc tính cơ bản của âm nhạc: cao độ và trường độ…
- Âm nhạc có sự tinh tế, uyển chuyển trong việc truyền đạt thế giới tinh thần của con
người, giúp con người bày tỏ tâm tư, tình cảm, khát vọng của mình trước hiện thực
- Yếu tố đồng sáng tạo thể hiện rõ
- Trong đời sống âm nhạc của một dân tộc thường có hai dòng âm nhạc tồn tại song song:
âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc đại chúng và âm nhạc kinh điển)
Múa
- Là loại hình nghệ thuật lấy hình thể và động tác diễn xuất của con người làm phương
tiện xây dựng hình tượng
- Động tác múa mang lại tính tượng trưng, ước lệ, có giá trị biểu cảm cao
- Múa có sự gắn bó chặt chẽ với âm nhạc, động tác múa dựa trên nhịp điệu của âm nhạc, qua
đó bộc lộ tính cách, tư tưởng và tình cảm của con người
- Có hai dòng múa song song tồn tại: múa dân gian và múa chuyên nghiệp
3.4) Nghệ thuật ngôn từ
- Là loại hình nghệ thuật giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các loại hình nghệ thuật,
giữ vị trí chủ đạo và xếp ngang hàng với tổng số các loại hình nghệ thuật còn lại
- Dựa trên đặc điểm thi pháp và cấu trúc ngôn ngữ, có thể chia văn chương thành: văn xuôi và văn
vần, hoặc thành ba thể loại: tự sự, trữ tình, kịch
3.5) Các loại hình nghệ thuật tổng hợp
- Trong sân khấu và điện ảnh dường như có mặt tất cả các loại hình nghệ thuật khác. Sự có
mặt của các loại hình nghệ thuật ấy không phải là số cộng đơn giản, hay sự lấy ghép tùy tiện
mà được kết nối với nhau trong một chỉnh thể thống nhất và duy nhất nhằm tạo ra những
độc đáo cho nghệ thuật mới lạ
- Có sự tham gia của một tập thể các nghệ sĩ sáng tác: kịch bản, họa sĩ, nhạc sĩ,… cho đến các
chủ thể biểu diễn: diễn viên,…
- Tính tổng hợp làm cho sân khấu và điện ảnh vừa mang tính tạo hình, vừa mang tính biểu
hiện, vừa là nghệ thuật thời gian, vừa là nghệ thuật không gian, vừa là nghệ thuật thị
giác, vừa là nghệ thuật thính giác
Sân khấu
- Ngôn ngữ nghệ thuật của sân khấu là hành động (hành động hình thể, hành động tâm
lý, hành động ngôn ngữ) thông qua diễn xuất của diễn viên
- Hành động sân khấu là hành động kịch nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch chứ không phải
bất kỳ hành động ngẫu nhiên nào
- Đặc điểm quan trọng của sân khấu là hành động sáng tạo diễn ra ngay trước mắt người
xem người xem có thể đồng sáng tạo với diễn viên
- Sân khấu mang đậm dấu ấn tượng trưng, ước lệ cả về không gian, thời gian và hành động
- Sân khấu có ba thể loại chính: chính kịch, bi kịch, hành kịch
Điện ảnh
- Ngôn ngữ của điện ảnh là hình ảnh. Do ít bị hạn chế về không gian, thời gian, điện ảnh có
khả năng trình bài cuộc sống phong phú, nhiều mặt hơn sân khấu
- Điện ảnh có khả năng rộng lớn trong việc bao quát cuộc sống, cả quá khứ, hiện tại, tương lai
lOMoARcPSD| 41487147
- Kịch bản của điện ảnh là một loại tác phẩm văn học đặc biệt (bao gồm cả những chi tiết yêu
cầu và không gian, trang phục, cử chỉ của diễn viên, âm thanh, ánh sáng…)
- Tiếp nhận điện ảnh là quá trình tiếp nhận một chiều
- Điện ảnh gồm các thể loại: phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình, phim khoa học,…
Chia theo đề tài: phim tâm lý xã hội, phim hài, phim trinh thám… Chia theo phương diện kỹ
thuật: phim đen trắng, phim màu, phim ảnh nhỏ, phim màn ảnh rộng…
III/ Giá trị và ý nghĩa xã hội của nghệ thuật
1. Giá trị của nghệ thuật
- Giá trị nghệ thuật nảy sinh từ sự đánh giá nghệ thuật: quan hệ giữa tác phẩm và
người thưởng thức nó
- Tiểu chuẩn khách quan để đánh giá nghệ thuật là khả năng đáp ứng của nó với cuộc
sống, đối với sự phát triển, tiến bộ xã hội
- Khi đánh giá nghệ thuật, phải đánh giá trên cả hai bình diện: nội dung và hình thức của
tác phẩm
- Công chúng cần có quan điểm lịch sử, cụ thể và sự am hiểu về ngôn ngữ đặc trưng của
các loại hình nghệ thuật khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật cụ thể
2. Ý nghĩa xã hội của nghệ thuật
lOMoARcPSD| 41487147
lOMoARcPSD| 41487147
| 1/45

Preview text:


1. NHỮNG VẤN ĐỀ LUÔN ĐẶT RA CHO MỸ HỌC
- Là một bộ phận hợp thành các khoa triết học Mac – Lenin, Mỹ học Mac – Lenin quán triệt các quan điểm thẩm mỹ của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khẳng định mọi niềm vui, khát vọng và những đam mê của
con người trong cuộc sống đều gắn liền với hoạt động lao động và thực tiễn xã hội của con người.
- Mỹ học Mac – Lenin là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thẩm mỹ, là công cụ nhận thức, hiểu biết, khám phá và
sáng tạo quan hệ thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật một cách đúng đắn. Mỹ học là gì?
- Mỹ học là một khoa học hợp thành các khoa học triết học. Đối tượng chủ yếu của nó là các dạng biểu hiện của cái
thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động đời sống con người. Thuật ngữ quốc tế của khoa học này là Aesthétics.
- Các tư tưởng của nhân loại nghiên cứu về cái thẩm mỹ đã xuất hiện từ 500 năm trước Công nguyên, song các tư tưởng
đó thường gắn với đạo đức học, xã hội học, luật học, văn học, sử học, nghệ thuật học -thời kỳ văn, sử, triết bất phân.
- Năm 1735, học giả trường Đại học Frankfurt (Đức) Alechxander Gotlieb Baumgarten đã công bố bài báo “Những suy
xét có tính chất triết học trong việc xây dựng thi ca, trong đó, ông đặt vấn đề xây dựng một khoa nghiên cứu tình cảm song
song với khoa học nghiên cứu lý trí.
- Năm 1750, Baumgarten hoàn thành công trình Aesthétik, đồng thời giới định ranh giới của Mỹ học trong tương quan
với các khoa học khác như sau:
“Khoa logic học là khoa học nghiên cứu nhận thức hợp lý xuất phát từ lý trí. Song nhận thức của con người ta
không chỉ bằng tư duy lý luận mà còn phải dựa vào cảm giác và tình cảm nữa. Vì vậy, bên cạnh và đồng thời với
khoa logic học, muốn nghiên cứu tốt nhận thức của con người phải có khoa học nghiên cứu về tình cảm. Khoa
logic học thì nghiên cứu những quy luật của nhận thức lí tính, của nhận thức dựa vào tư duy và dạy cho ta cách
đạt được, cách nắm bắt được chân lý.
Còn Mỹ học thì phải tìm hiểu những quy luật của nhận thức, tình cảm, cảm tính; hay nói cách khác, mỹ học giúp
ta nhận thức được cái đẹp. Logic học hướng tới những chân lý, mỹ học hướng tới cái đẹp. Mỹ học là khoa học
nghiên cứu sự cảm thụ cái đẹp”. Mỹ học của Baumgarten
NGUYÊN LÝ THÍCH THÚ Chức năng nhận thức chức năng tính dục
Các tình cảm, sự phấn khích, sự khoan khoái của con người thường thông qua các giác quan mà có. Các giác
quan đã mang lại sự đam mê quá khích và thường không tỉnh táo, không phục tùng lý trí. Và sự xúc động tập
trung nhất là lĩnh vực nghệ thuật. Chân lý nghệ thuật chấp nhận sự ưu tiên cho tình cảm.
Lý trí trong nghệ thuật chịu sự khoan dung của tình cảm. Mọi cái đúng, cái tốt trong mỹ học đều
được nghiên cứu từ dạng xúc cảm (Sinlichkeit). Chân lý thẩm mỹ tồn tại dưới dạng tình cảm. lOMoAR cPSD| 41487147
2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỸ HỌC
- Những tư tưởng của mỹ học đã manh nha từ thời cổ đại qua quan niệm của Pythagore (580 - 500 TCN), Heraclite (530 -
470 TCN), của Soecrates (469 - 399 TCN), của Plato (427 -347 TCN), của Aristotle (384-322 TCN) về cái đẹp, về hoạt
động thẩm mỹ của con người. Nhưng chỉ đến giai đoạn Mac - Lenin, Mỹ học mới thực sự trở thành một khoa học, có cơ
sở triết học đúng đắn và tiêu biểu cho tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Mỹ học trước và sau Marx có những đặc điểm nổi bật gì?
1. Mỹ học thời kỳ nguyên thủy
- Thời kỳ này chưa xuất hiện các tư tưởng về mỹ học nhưng đời sống thẩm mỹ đã hình thành đã hình thành và phát triển.
Một số hình vẽ, hoa văn, đồ vật, đặc biệt là đồ gốm được tìm thấy, mặc dù còn rất thô sơ và trừu tượng nhưng đã mô tả
đời sống tinh thần của người nguyên thủy có xuất hiện yếu tố thẩm mỹ.
- Cơ sở cho sự sáng tạo thẩm mỹ là từ nhu cầu hướng đến thiện công cụ.
- Các đề tài trong đời sống thẩm mỹ người nguyên thủy có thể thấy là: Đề tài về sự vật, đề tài về con người, đề tài về phong cảnh thiên nhiên.
2. Mỹ học thời kỳ cổ đại (thế kỷ thứ VIII TCN - thế kỷ thứ 4 TCN)
- Trung Quốc cổ đại: Tư tưởng Mỹ học rất ít được đề cập đến, chỉ gói gọn đầu tiên trong chữ “Nghệ” của người Trung
Quốc. “Nghệ” (艺) lúc đầu để chỉ việc chăm sóc cây cối, về sau mới dùng chỉ nghệ thuật. Sau đó xuất hiện chữ “Họa”
(画),“Nhạc” (乐), “Thi” (诗)… Tuy nhiên, sự phát triển của Mỹ học ở Trung Quốc thể hiện không rõ ràng. Có lẽ, do
tính đặc thù của nền triết học mang nặng tính chính trị xã hội nên chỉ tập trung giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, ít
quan tâm đến đời sống thẩm mỹ.
- Hy Lạp cổ đại (TK VIII TCN - IV TCN): Giai đoạn này, Mỹ học là một bộ phận của Triết học, nhưng là giai đoạn đặt
nền móng cho toàn bộ tư tưởng triết học cũng như Mỹ học cho thế giới phương Tây sau này.
- Nghệ thuật Hy Lạp mang tính xã hội công dân, thấm nhuần lòng tin vào vẻ đẹp và sự cao cả của con người tự do biết đón
nhận trách nhiệm. Điều này có được do tác động của kiểu tổ chức xã hội dựa trên nguyên tắc dân chủ khẳng định vai trò
và vị trí quan trọng của con người.
- Đây cũng là lần đầu tiên vẻ đẹp toàn diện của con người trở thành lý tưởng thẩm mỹ trong sáng, thành nguồn cảm
hứng chủ yếu cho sáng tạo nghệ thuật.
Hy Lạp thời cổ đại là thời đại của nghệ thuật điêu khắc, một số nhà triết học - mỹ học tiêu biểu:
Prôtago - Con người là thước đo của muôn
Democrite - Mức độ, trật
loài. Pitagore - Hòa điệu.
tự. Aristole - Tỉ lệ, hài hòa.
Heraclite - Cụ thể, tương đối.
3. Mỹ học Trung cổ phương Tây (thế kỷ IV TCN - đầu thế kỷ XIV) - Thời kỳ Mỹ học thần học
- Đặc điểm nổi bật của tổ chức chính trị thời kỳ này là hệ thống phức tạp về đẳng cấp của xã hội phong kiến và nhà thờ
bởi cơ chế kép: Bên cạnh vương quyền là thần quyền, nên người dân chịu hai tầng áp bức.
- Thần học thống trị tuyệt đối, những hình thái ý thức xã hội khác như Triết học, Mỹ học, Nghệ thuật... trở thành công cụ truyền giáo. lOMoAR cPSD| 41487147
- Tư tưởng triết học điển hình thể hiện ở hai trường phái: Chủ nghĩa kinh viện - tuyệt đối hóa kinh thánh, lối tư duy
giáo điều; Chủ nghĩa giáo điều - đặt niềm tin huyễn hoặc vào một cuộc sống trên thiên đàng.
- Đặc điểm Mỹ học là phủ nhận cái đẹp nơi trần thế, mà tuyệt đối hóa cái đẹp trên thiên đường. Nghệ thuật chỉ là công
cụ truyền giáo, hướng đến cái đẹp tâm linh.
- Thời đại trung cổ ở phương Tây là thời đại của nghệ thuật kiến trúc. Các hình thái kiến trúc đặc trưng: Byzantine; Roman; Gothique.
Một số nhà Mỹ học tiêu biểu:
Tertullien (160 - 230): Lòng tin về Chúa là cái đẹp duy nhất, nên trí tuệ và khoa học không có giá trị. Tôn
giáo chính là lòng tin, dựa trên cảm nhận dù nó là vô lý - “Tôi tin bởi điều đó là vô lý”.
Augustine (354 - 430): Thừa nhận vẻ đẹp trần thế nhưng tất thảy đều do Chúa trời ban cho. Cái gì làm người
ta thích thú bằng tỉ lệ, cân xứng, hài hòa thì là đẹp.
Thomas D’Aquin (1225 - 1274): Chúa trời là nguồn gốc tỏa sáng của cái đẹp. Mọi vẻ đẹp đều có hình thức, nhưng
hình thức đó do Chúa tạo ra, nên ta có thể đánh giá nó bằng các giác quan. Xem giác quan là cơ sở để vươn đến
cái đẹp, tuy nhiên khởi nguyên là từ Chúa.
4. Mỹ học Phục hưng (thế kỷ XIV – XVI)
- Mỹ học thời kỳ Phục hưng còn gọi là mỹ học nhân văn, gắn với cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng do giai
cấp tư sản thực hiện. Phục hưng thực chất là khôi phục lại sự hưng thịnh những giá trị nhân văn của nền văn hóa Hy Lạp
- La Mã cổ đại nhằm bác bỏ tư tưởng thần quyền Kitô giáo.
- Với cái cớ của thời kỳ cổ đại, đó là: Coi con người là trung tâm, là thước đo của muôn loài; Cần phải đấu tranh cho tự
do của con người. Từ đó giai cấp tư sản có cơ sở để so sánh với thời kỳ trung cổ, khi con người bị chà đạp thô bạo lên
quyền sống và quyền tự do. Với sự so sánh này, giai cấp tư sản chỉ rõ được sự thối nát, lộng quyền của nhà thờ trung cổ
và đánh thức được tinh thần đấu tranh vì con người trong lòng người dân. Đây chính là nền tảng cho cuộc Cách mạng tư sản sau này.
Tư tưởng Mỹ học thời kỳ này:
+ Thế giới tự nhiên sinh ra, tự vận động, tự phát triển, không phải do Chúa trời tạo nên. Con người cũng là sản
phẩm của sự phát triển tự nhiên, không phải do Chúa trời tạo nên từ mẫu đất sét hay đốt xương sườn cụt.
+ Trần thế là đẹp, không phải là nơi đày ải, mà là nơi con người có thể xây dựng hạnh phúc, chẳng phải đợi ngày mai trên thiên đường.
+ Con người là trung tâm cái đẹp trong vô vàn cái đẹp của cuộc đời và con người là trung tâm, là đối tượng của
nghệ thuật. Ba mẫu người lý tưởng của thời đại:
Người công dân anh hùng có tầm vóc khổng lồ - Thể hiện tinh thần sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ để
xây dựng 1 xã hội mới - Tượng David của Michelangelo.
Con người trí tuệ và nội tâm phong phú - Tác phẩm nàng Mona Lisa của Leonardo DaVinci.
Doanh nghiệp tài năng - Tác phẩm Thương gia George Gisze của Bobbein.
+ Mỹ học Phục hưng là Mỹ học hành động, chưa xuất hiện các nhà Mỹ học lý luận, tư tưởng chủ yếu thể hiện
thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Các nhà Mỹ học tiêu biểu như: lOMoAR cPSD| 41487147
Ở giai đoạn mở đầu có Botticelli (1445 - 1510) với các tác phẩm “Mùa
xuân”, “Venus tái sinh”.

Ở giai đoạn cực thịnh có Leonardo Da VinCi với “Bữa tiệc ly biệt”, “Mona Lisa”, Raphael
với “Trường Academy”, Michelangelo với “Người khổng lồ bị trói”.
Ở giai đoạn suy tàn có William Shakespeare với vở kịch Hamlet.
Nghệ thuật Phục Hưng là nghệ thuật hội họa.
5. Mỹ học Cổ điển Pháp (thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII)
- Đây là thời kỳ hòa hoãn giai cấp lớn nhất và đầu tiên trong lịch sử, giữa một bên là giai cấp tư sản đang lên với một bên
là giai cấp phong kiến đang thất thế.
- Cơ chế kép này tác động mạnh mẽ tạo nên yếu tố nhị nguyên trong Triết học và cả Mỹ học. Trong Mỹ học là sự thừa
nhận cả hai thị hiếu cơ bản của hai giai cấp nổi trội trong xã hội: giai cấp phong kiến chuộng nghĩa vụ; giai cấp tư sản chuộng dục vọng.
- Về cái đẹp: do cơ chế kép, đã tạo ra cái đẹp trở trêu giữa một bên là nghĩa vụ và một bên là dục vọng. Sự giằng co
giữa nghĩa vụ và dục vọng mà không thiên hẳn về một bên.
- Về nghệ thuật: Kịch nghệ trở thành hình thái nghệ thuật độc tôn, bởi qua đối thoại, người diễn viên dễ dàng làm bật
lên được sự giằng xé tư tưởng biểu hiện sự hòa hoãn giữa nghĩa vụ và dục vọng. Chủ đề chính cũng là khai thác mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Tác phẩm tiêu biểu của thời đại: Le Cid của Pierre Corneille.
6. Mỹ học Khai sáng (thế kỷ XVIII)
- Đây là giai đoạn thế cân bằng của thời kỳ cổ điển bị phá vỡ khi triều đình phong kiến càng lúc càng lệ thuộc vào giai cấp
tư sản. Về kinh tế, nền sản xuất công nghiệp cơ khí ra đời thay thế cho nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Điều này đòi hỏi
con người phải có trí tuệ, có trình độ, học vấn nhất định để đáp ứng nhu cầu thời đại. Bên cạnh đó, giai cấp tư sản đã đưa
ra lý tưởng về một xã hội tự do - bình đẳng - bác ái thay thế cho xã hội Phong kiến đang thối nát đã kích thích mở mang
dân trí và khai sáng đầu óc con người.
- Giai đoạn này là giai đoạn của cuộc Cách mạng tư sản 1789 đánh dấu sự lên ngôi của giai cấp tư sản, nên Mỹ học
cũng mang màu sắc tư sản. Cảm hứng cơ bản của thời đại là cảm hứng về cuộc đổi đời.
- Sự phát triển của văn minh công nghiệp dẫn đến mở mang đô thị. Thị dân phát triển cũng xuất hiện nhu cầu thẩm
mỹ riêng. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân vật quần chúng xuất hiện với tư cách là một đám đông.
- Về cái đẹp: Cái đẹp phải hướng đến khai mở dân trí. Cái đẹp và cái thiện phải thắng lợi trong xã hội, thể hiện trong
khoa học, trong đạo đức, pháp luật...
- Về nghệ thuật: Văn học bước lên giữ vị trí trung tâm vì một số lý do:
Do bản chất khai sáng nên số người biết chữ càng nhiều, nhu cầu thẩm
mỹ. Kỹ thuật in ấn phát triển nhanh chóng.
Bằng văn chương có thể diễn đạt rất rõ nét cảm hứng của thời đại - cảm hứng về một cuộc đổi đời. Ngôn từ xuất
phát từ chính cuộc sống phố thị, phản ánh được hình tượng những con người bon chen, hy vọng đổi đời trong
một xã hội đầy biến động, con người hướng đến đồng tiền.
7. Mỹ học Cổ điển Đức (thế kỷ XIX) lOMoAR cPSD| 41487147
- Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nền văn minh công nghiệp đã có những thành tựu to lớn. Nguyên lý tính hệ thống trở
thành nguyên lý chung, I.Kant “cần hiểu toàn bộ thế giới tự nhiên trong toàn bộ tính vô cùng của nó như một hệ thống duy nhất”.
- Mỹ học cổ điển Đức có công lao hệ thống hóa tư tưởng Mỹ học của con người, đồng thời mở ra một kiểu tư duy mới -
tư duy đoán định - khoa học dự báo.
- Mỹ học cổ điển Đức kết tinh ở hai nhà mỹ học tiêu biểu là I. Kant và F. Hegel.
- I.Kant, các tác phẩm Mátcơva (bản dịch), 1964, tr. 206.
Immanuel Kant (1724-1804)
- Cơ sở mỹ học của I.Kant là tư tưởng về “nguyên lý về tính hệ thống” và “nguyên lý vô cùng tận của đối
tượng nhận thức”, từ đó đưa ra khái niệm “vật tự nó”.
- Nhận thức là một quá trình giải mã, mở dần “chiếc hộp đen” - “vật tự nó”, song việc nhận thức luôn có giới
hạn không thể giải mã được - gọi là “lim”. Để khắc phục giới hạn đó phải dùng phương pháp nhận thức “tiên nghiệm”.
Khi lý tính bất lực, con người quay lại bản thân mình, dùng “nội tỉnh” để nhận thức, qua đó “giác ngộ”. Nó đột khởi như
một sự “hồi âm”, nhưng là “hồi âm phản chiếu”.
- Từ quan điểm về nhận thức trên, I. Kant cho rằng “không có khoa học về cái đẹp, chỉ có sự phán đoán về cái
đẹp mà thôi”. Theo đó, con người không thể dùng tư duy lý tính để vạch ra quy luật của cái đẹp, mà phải bằng năng lực
cảm nhận qua chiêm nghiệm đối tượng trên cơ sở phán đoán thẩm mỹ của chủ thể.
- Phán đoán thẩm mỹ phải được tiến hành theo các bước sau:
Năng lực cảm thụ thẩm mỹ, một loại trực giác đầy cảm xúc, tiên nghiệm
Năng lực đánh giá thẩm mỹ, để khám phá cái đẹp bản chất một cách vô tư, không vụ lợi vừa có tính
cá nhân, vừa có tính phổ biến.
Năng lực thỏa mãn, là đáp ứng mục đích khám phá bản chất đích thực của
đối đem lại “khoái cảm tuyệt đối” của chủ thể thẩm mỹ.
Với ba năng lực trên I. Kant cho rằng:
- Cái đẹp là cái gây thích thú một cách tất yếu, phổ quát cho mọi người một cách vô tư và
bằng tỉnh hình thức thuần túy tuyệt đối của nó.
- Năng khiếu thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ - là khả năng phản tư, cảm nhận tiên nghiệm trước đối tượng thẩm mỹ.
Đây là yêu tố quan trọng quyết định con đường đạt được “giác ngộ”. Theo I. Kant, bản thân cái đẹp tự nó đã đẹp — “vật tự
nó”, con người có thể cảm nhận, đánh giá và thưởng ngoạn nó để vươn tới cái ý niệm cao đẹp, toàn vẹn, phổ biến. “vẻ đẹp
không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình”.
Về cái trác tuyệt - cái cao cả.
- Khác với cái đẹp ở chỗ: cái đẹp có liên quan đến hình dạng, còn cái trác tuyệt có thể thấy được ở cái
vô dạng. Cái đẹp trực tiếp làm nảy sinh sự phấn khởi, còn cái trác tuyệt là một sự khoái lạc nảy sinh gián tiếp.
- Xét ở mặt chất, cái trác tuyệt được chia làm 3 loại:
Loại trác tuyệt kinh khủng: khi tình cảm về cái trác tuyệt mang lại sự khủng khiếp hoặc buồn phiền.
Loại trác tuyệt thanh cao: mang lại lòng khâm phục trầm lắng. lOMoAR cPSD| 41487147
Loại huy hoàng: gắn liền với tình cảm về cái đẹp tràn lan trên một phạm vi rộng lớn. Xét ở mặt lực
lượng, được chia làm 2 loại:
o Cái trác tuyệt toán học - chính là những cái vĩ đại một cách tuyệt đối, nghĩa là so với nó, mọi cái khác đều bé cả.
o Cái trác tuyệt uy lực - chính là sức mạnh tinh thần của con người vượt qua thách, bất chấp mọi khó
khăn, khắc phục mọi sợ hãi.
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831)
- Là nhà Triết học, Mỹ học cổ điển hàng đầu ở Đức. Đóng vai trò quyết định trong xây dựng lý -luận biện chứng về sự phát triển.
- Theo Hegel, “Mỹ học là triết học về nghệ thuật”. Đó là luận điểm quan trọng, đặt cơ sở
cho toàn bộ hệ thống mỹ học của ông.
- Xuất phát từ quan điểm duy tâm khách quan về thế giới - “ỷ niệm tuyệt đối” Hegel đưa ra phạm trù “ý niệm đẹp”
- bản thân cái đẹp cần được lý giải là một ý niệm, thậm chí ý niệm ấy lại mang nội dung lý tưởng.
- Nếu Kant tuyệt đối hóa cái “tôi” chủ quan thì ngược lại, Hegel đứng trên quan niệm lịch sử để giải quyết vấn đề
cái đẹp. Chính điều này tạo ra mẫu thuẫn trong quan niệm về cái đẹp của Hegel. Một mặt, ông thừa nhận cái đẹp trong
tự nhiên và xã hội theo quy luật riêng của nó nhưng lại cho cái đẹp đó mờ nhạt, thấp kém vì nó có tính vật chất và
khởi nguyên từ “ý niệm đẹp” - chỉ có “ý niệm đẹp” mới là cái đẹp chân chính.
- Hegel, Mỹ học, tập 1, NXB Văn học, 1999, tr.55
- Về chủ thể sáng tạo, hoạt động sáng tạo nghệ thuật là hoạt động thống lĩnh hai phương diện chủ quan và khách
quan. Hegel đưa ra khái niệm “thiên tài trong nghệ thuật” để nói về chủ thể nghệ sĩ, chủ thể đó thể hiện ở 3 mặt:
Hư cấu: là óc sáng tạo, đòi hỏi chủ thể phải có biệt tài và sự mẫn cảm. Hư cấu là phương tiện để thể
hiện cái tôi bên trong nghệ sĩ.
Tài năng: là khả năng thể hiện thực tế vào tác phẩm bằng những hình thức đặc biệt khác nhau với cá
tính khác nhau của chủ thể nghệ sĩ.
Thiên tài; là một khả năng khái quát để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Nghệ sĩ phải có tài
năng bẩm sinh cùng sự tập dợt khả năng ấy để đạt tới thiên tước mới vượt qua giới hạn của sự khéo léo
bên ngoài mà hình thành nên tác phẩm nghệ thuật.
- Người chủ thể nghệ sĩ thể hiện nội dung của mình không phải chỉ bằng hình thức thuần túy mà còn có trực giác
nhạy bén, cảm quan chính xác để nắm bắt những khoảnh khắc biểu hiện của cái đẹp. Để làm được điều đó tài năng và
thiên tài chưa đủ mà cần phải có cảm hứng và hư cấu. Những yếu tố trên thống nhất chặt chẽ với nhau làm nên điều kiện
để tạo ra tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa.
- Tác phẩm nghệ thuật là sự kết cấu vật thể hữu hạn, nhưng nội dung mỹ cảm thì lan tỏa vô hạn qua trí tưởng
tượng và cảm nhận của mỗi người.
8. Mỹ học Marx – Lenin
- Những nhà mỹ học trước Marx có những sai lầm và phiến diện ở một số điểm như sau:
• Coi cái thẩm mỹ là cái vốn có của ý niệm, của cá nhân con người, của tự nhiên hiện thực;
• Coi chủ thể thẩm mỹ là chủ thể thần thánh, chủ thể sinh vật, chủ thể người cá nhân tách biệt khỏi yếu tố xã hội; lOMoAR cPSD| 41487147
• Coi lĩnh vực nghệ thuật là cái vượt ra ngoài bản chất xã hội đích thực của nó.
- Khác với các nhà mỹ học trước đó, Marx xem xét đời sống thẩm mỹ trên tất cả các bình diện của nó: bình diện
đời sống, bình diện chủ quan, bình diện nghệ thuật - “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến
nay là sự vật, hiện thực, cái cảm giác chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không
được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn.”
- C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.3, tr.9
- Từ quan điểm về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ nêu trên, Hegel tiếp tục phân tích các khái niệm:
Cảm hứng: có thể xuất phát từ tâm trạng, nhưng nhiều khi cũng có từ yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến. Nó là sự
kết hợp giữa hoạt động của hư cấu và hoàn thành ý định về mặt kỹ thuật với trạng thái tâm hồn của nghệ sĩ.
Phong cách: là tư chất đặc biệt của nghệ sĩ trong việc nắm bắt bản chất của sự vật và năng lực biểu hiện sự vật
với một hình thức đặc sắc.
Cả tính: là sự độc đáo của nghệ sĩ, là cảm hứng chủ quan, phản ánh chính xác tâm hồn của nghệ sĩ.
Lý tưởng: là cái hoàn thiện, thể hiện khát vọng vươn tới chân lý và luôn mang hình thức cái đẹp. Tính vượt trước
là một đặc điểm quan trọng của lý tưởng. Hegel xét lý tưởng trong quan hệ với cái đẹp hoàn mỹ của nghệ thuật -
nghệ thuật lý tưởng. Lý tưởng và nghệ thuật luôn biện chứng, nhờ có lý tưởng, nghệ thuật mới có thể nâng cao
những sự vật vốn không có giá trị và ngược lại.
- Marx coi mỹ học là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng
mỹ học của ông gắn với triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Marx khẳng định, cái thẩm mỹ là một quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ, tuyệt đối không phải là cái
vốn có của tư tưởng, của động vật hay của các dạng tồn tại bất kỳ. Cái thẩm mỹ có nguồn gốc từ lao động, không phải là
thuộc tính sẵn có của tự nhiên. Phải bằng lao động con người mới biến các hiện tượng trong tự nhiên thành các hiện
tượng thẩm mỹ gắn với xã hội loài người. Vì thế, cải thẩm mỹ là một giá trị xã hội, tuyệt đối không phải là cái tự có theo
chủ nghĩa duy tâm khách quan, hoặc xuất phát từ tình cảm của mỗi cá nhân theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Cái thẩm
mỹ không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn có tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã cung cấp cho mỹ học cách nhìn toàn diện về các quan
hệ thẩm mỹ trong quá trình vận động của nó, trong đó cái thẩm mỹ là một quan hệ gồm ba mặt hợp thành:
Mặt đối tượng trong quan hệ thẩm mỹ: Đó là cái đẹp, cái bị, cái hài, cái cao cả tồn tại khắp mọi nơi trong đời sống xã hội.
Mặt chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ: Đó là các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ; về thị hiếu thẩm mỹ; về lý
tưởng thẩm mỹ của những con người xã hội.
Mặt nghệ thuật trong quan hệ thẩm mỹ: Đó là các hoạt động hưởng thụ nghệ thuật, đánh giá nghệ thuật, sáng tạo
nghệ thuật bao gồm các đặc trưng của nghệ thuật, bản chất xã hội của nghệ thuật và chức năng của nghệ thuật.
- Ba mặt trong quan hệ thẩm mỹ tồn tại trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời.
- Quan hệ thẩm mỹ trong phạm vi nghiên cứu của mỹ học Marx - Lenin không phải là quan hệ bất động, tĩnh tại mà nó
luôn vận động theo dân tộc, giai cấp và thời đại, với cái đẹp ở vị trí trung tâm.
- Tóm lại, mỹ học Marx - Lenin có những giá trị thực tiễn sau:
- Với hệ thống phạm trù có tính chất khoa học và biện chứng, là cơ sở cần thiết cho chủ thể đi sâu vào quan hệ thẩm mỹ
và là tiền đề đem lại tính năng động tự giác cho chủ thể chỉ phối quan hệ ấy; lOMoAR cPSD| 41487147
- Góp phần củng cố niềm tin vào con người, vào tương lai tươi sáng, khẳng định cái đẹp và con đường hiện thực để
đấu tranh cho cái đẹp thắng lợi;
- Góp phần phê bình khắc phục một cách tích cực độ lệch tự do của thị hiếu cá nhân số với các chuẩn mực của cuộc sống;
- Là công cụ phương pháp luận quan trọng hướng dẫn việc hưởng thụ thẩm mỹ đúng đắn và đấu tranh chống các tư
tưởng thẩm mỹ phản động, thị hiếu thẩm mỹ thấp hèn, kích dâm, bạo lực do hội nhập mang lại đang có khả năng làm
băng hoại các giá trị thẩm mỹ, tinh hoa văn hóa của dân tộc.
3. ĐỐI TƯỢNG CỦA MỸ HỌC
- Định nghĩa “Mỹ học là Triết học về nghệ thuật”đã nêu bật được đối tượng then chốt nhất của Mỹ học là sự sáng tạo
nghệ thuật, nhưng vẫn chưa làm bằng lòng tất cả các nhà nghiên cứu, đặc biệt là những nhà nghiên cứu Macxist.
- Bên cạnh sự khác nhau về cách nhìn, quan điểm, quan niệm, nguyên nhân còn nằm ở chỗ nền văn minh nhân loại đã phát triển
mạnh mẽ đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của Mỹ học, khiến cho đối tượng của nó là một vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ.
- Các nhà Mỹ học Macxist cho rằng quan niệm “Mỹ học là Triết học về nghệ thuật vô hình trung đã gạt bỏ một bộ phận
hết sức quan trọng có vai trò nguồn gốc, cội rễ của nghệ thuật, đó là đời sống thẩm mỹ.
- Mỹ học Macxist khước từ cách nhìn nghệ thuật trước hết như sự tự biểu hiện, sự hoá thân của thế giới tâm linh người
nghệ sĩ, để kiến trì luận điểm cho rằng, nghệ thuật xét cho cùng là sự phản ánh hiện thực khách quan, một sự phản ánh
năng động và đặc thù.
→ Nghiên cứu đời sống thẩm mỹ với những khách thể thẩm mỹ tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác, tư
tưởng, tình cảm của con người.
→ Cái đẹp trước hết là cuộc sống, nghĩa là một thực thể khách quan.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA MỸ HỌC
- Trong nghiên cứu mỹ học, việc nghiên cứu đối tượng thường được tiến hành với phương pháp luận của phép biện
chứng duy vật, tức là hệ thống lý luận về phương pháp chung đối với các ngành khoa học.
- Bên cạnh đó, các phương pháp cụ thể cũng được sử dụng như mọi khoa học khác: Phương pháp logic - lịch sử,
phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so sánh,...
- Các phương pháp đặc thù của nghiên cứu mỹ học, đó là: Phương pháp hệ hình, phương pháp hình thái cấu trúc và
phương pháp tổng thể luận.
Tham khảo: Lạc Quốc Khánh (2017), “Các phương pháp đặc thù trong nghiên cứu mỹ học”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. lOMoAR cPSD| 41487147
BÀI 2 : QUAN HỆ THẨM MỸ -
Đối tượng của Mỹ học Mac – Lenin là nghiên cứu quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực Quan
hệ thẩm mỹ là gì, nội dung cơ bản và các đặc trưng chủ yếu của nó so với các quan hệ khác là gì?
1. Quan hệ và quan hệ thẩm mỹ -
Con người có rất nhiều mối quan hệ với thế giới, chính vì thế con người vô cùng phong phú -
Quy luật vạn vật hấp dẫn
Tính vật lý của thế giới
(mọi vật đều có sức hấp -
Trọng lượng của cơ thể con ngườ dẫn) i tồn tại trong CON Chi phối NGƯỜ
- Quy luật quán 琀 nh (lời nói chẳng mất I
không gian và thòi gian; Có quan hệ có 琀椀ền mua…)
mối liên hệ với các vật thể vật lý khác - Quy luật dẫn nhiệt (xa mặt cách lòng) -
Quy luật chuyển biến và bảo toàn năng lượng
- Tuy vậy, xét trên phương diện vật lý thì sẽ không thể phản ánh hết tính phong phú và phức tạp của con người
- Con người là một thực thể sống động, là một sinh vật, vì thế, con người còn có quan hệ sinh học
- Với tư cách một động vật cấp cao, con người bị quy định bởi các quan hệ sinh học
- Trao đổi vật chất với môi trường để tồn tại
- Các nhu cầu sinh lý (ăn, thở,…) thường xuyên lặp lại
- Hình thành quan hệ thực dụng giữa con người đối với hiện thực
- Ngoài 2 quan hệ cơ bản đó với hiện thực, con người có những quan hệ đặc trưng riêng của mình Lao động sản xuất là đặc trưng riêng biệt Động vật Con ngườ của con người trong i biết lao động thế giới hiện thực sản xuất Con người trở thành một động vật xã hội lOMoAR cPSD| 41487147
- Lúc đầu do nhu cầu sống của cộng đồng, tập thể, con người đã tạo ra cái ăn, cái mặc, cái ở,…
- Quan hệ thực dụng đã xuất hiện trong các quan hệ xã hội của con người
- Xuất hiện quan hệ thẩm mỹ Đối với mỹ học chú trọng đến các mối quan hệ thẩm mỹ, đặc biệt khách thể thẩm mỹ - Con người nằm trong các quan hệ khác nhau với hiện thực xung quanh. lOMoAR cPSD| 41487147
Các quan hệ đó, một mặt được quy định bởi tính phức tạp bên trong con người, mặt khác được
quy định bởi sự đa dạng của môi trường sống con người
- Con người, cá nhân được đặc trưng bởi sự tồn tại trong thời gian và trong không gian với tư cách
quan hệ vật lý; quan hệ sinh học; quan hệ thực dụng; quan hệ thẩm mỹ
- Con người có tình cảm lý chí ý chí
- Mối quan hệ qua lại của con người với toàn bộ hiện thực là rất phức tạp. lúc nào con người là một
chủ thể thực dụng, chủ thể vật lý, chủ thể sinh học, chủ thể vật lý, chủ thể sinh học, chủ thể thẩm
mỹ là do hoạt động con người xác định
Các nhà mỹ học Marxit trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của các nhà duy vật, mỹ học trước đó, khẳng định:
- Quan hệ thẩm mỹ là đối tượng của mỹ học marxit, xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật, coi hiện tượng thẩm mỹ đều có mối liên hệ bên
trong và tương tác lẫn nhau với các quan hệ khác.
Quan hệ thẩm mỹ là các quan hệ của con người với cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao
cả, cái thấp hèn,…; là những xúc động, niềm vui sướng, niềm tự hào của con người trong
lao động, trong sáng tạo, trong học tập và trong cuộc sống.

Lao động học tập và sáng tạo là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ
- Quan hệ thẩm mỹ không phải là quan hệ có sẵn
- Những xúc động, vui sướng, niềm hân hoan của con người có ý nghĩa thẩm mỹ chân chính,
bởi vì lao động đã tạo nên cái mới, làm ra một vật hữu ích cho xã hội
- Lao động khi tạo ra được một sản phẩm mới cũng tạo ra sự tự tin, tài năng, trí tuệ và
tình cảm của con người
- Lao động đã mang các giá trị bên trong của con người thể hiện ra bên ngoài
- Các giá trị ấy được mọi người tán thưởng, yêu quý
Quá trình lao động ấy cũng là quá trình con người hiểu biết các giá trị cuộc sống để
làm phong phú bản thân mình

Lao động là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ. Trong lao động, con người vừa đổi
mới cuộc sống, đến lượt mình, cuộc sống cũng lại làm đổi mới con người. Đó là quá trình
hoàn thiện cuộc sống
lOMoAR cPSD| 41487147
Lao động sáng tạo tự do là điểm tập trung của quan hệ thẩm mỹ, là chỗ khác nhau giữa
con người có ý thức thẩm mỹ và con người không có ý thức thẩm mỹ.

Mac khẳng định: lao động là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ.
Hoạt động sản xuất của con người là vương quốc chân chính của các quan hệ thẩm mỹ
Bằng lao động, con người đã phát hiện ra và đưa thiên nhiên vào quan hệ thẩm mỹ và
chủ thể thực dụng người trở thành chủ thể thẩm mỹ

Lao động sáng tạo là một dạng sản xuất ra giá trị mới theo quy luật cái đẹp, trong đó
sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện tập trung của sáng tạo thẩm mỹ

Sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật là hoạt động mang bản chất người, mang tính
chất biến đổi đối tượng, tạo ra một sản phẩm thẩm mỹ mới chưa từng có trong tự nhiên.
Đó là quan hệ thẩm mỹ rất cơ bản

Đánh giá thẩm mỹ
- Phán đoán về giá trị thẩm mỹ của khách thể, của tác phẩm nghệ thuật, là xác định ý
nghĩa của thảm mỹ của khách thể của tác phẩm đó đối với con người và xã hội.
- Đánh giá thẩm mỹ là quá trình thẩm định mức độ phù hợp của khách thể, của tác phẩm
đối với lý tưởng thẩm mỹ, với những chuẩn mực, những tiêu chí nhất định, mà những
chuẩn mực, những tiêu chí này được rút ra từ thực tiễn xã hội và nghệ thuật -
Đánh giá thẩm mỹ là hoạt động phức tạp của quan hệ thẩm mỹ. Nó là sự tổng hợp của các yếu
tố: đối tượng đánh giá, chủ thể đánh giá, cơ sở đánh giá, thước đo và tính chất đánh giá.
Thường thức thẩm mỹ
- Là hoạt động có tính tự nguyện, tự do của từng chủ thể lOMoAR cPSD| 41487147
- Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động của toàn bộ thế giới nội tâm con người, chịu sự chi
phối của một loạt những yếu tố bên trong như: + Quan điểm + Lý tưởng Thẩm mỹ
+ Tình cảm và tri thức thẩm mỹ + Thị hiếu thẩm mỹ
+ Sự từng trải, lối sống, đạo đức
+ Sự am hiểu nghệ thuật
+ Điều kiện tâm sinh lý
- Tri thức thẩm mỹ tạo ra sự nhạy cảm, tinh tế trong thường thức thẩm mỹ
- Quan điểm và lý tưởng định hướng cho tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ, tạo ra khuynh hướng
trong thường thức (của các nhóm người, cộng đồng người hoặc giai cấp)
- Thường thức thẩm mỹ là hoạt động đặc thù của con người. Nó không phải là hoạt động tùy
tiện mà là hoạt động lựa chọn, Sự lựa chọn ấy không phải thuần túy do lý trí mà còn và chủ
yếu do tình cảm trong quan hệ thẩm mỹ quyết định
- Mục đích quan trọng nhất của thưởng thức thẩm mỹ là nhằm tạo ra sự thích thú, nhằm
đạt tới khoái cảm thẩm mỹ
- Nói quan hệ thẩm mỹ xuất hiện trong quá trình sáng tạo, đánh giá và thưởng thức thẩm
mỹ, có nghĩa là quan hệ thẩm mỹ xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống, trong lối sống, trong
lao động và sinh hoạt hằng ngày
- Khía cạnh thẩm mỹ của lối sống cũng là biểu hiện cơ bản của quan hệ thẩm mỹ trong đời sống
- Nói cái đẹp là trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, vì cái đẹp gắn bó toàn diện với cuộc sống
và lối sống của con người
- Lĩnh vực phổ biến nhất của quan hệ thẩm mỹ là cái đẹp trong đời sống hàng ngày
2. Đặc trưng và bản chất của các quan hệ thẩm mỹ
- Quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực không phải là các quan hệ vật
lý, sinh học, thực dụng, mặc dù nó có liên quan đến cái vật lý, cái sinh học, cái thực dụng
- Quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực không phải là một quan hệ
vốn có, mà được hình thành trong hoạt động thực tiễn thẩm mỹ của con người
(chủ thể thẩm mỹ/ khách thể thẩm mỹ)

Đặc trưng cơ bản của thực tiễn thẩm mỹ là con người hoạt động và sáng
tạo theo quy luật của cái đẹp

- Thực tiễn thẩm mỹ của con người là sáng tạo ra cái mới theo thước đo của con người
- Thực tiễn thẩm mỹ tuy là một trong những hình thức thực tiễn tinh thần
song gắn với hoạt động vật chất lOMoAR cPSD| 41487147
- Thực tiễn thẩm mỹ là một quan hệ, đặc trưng trước hết của nó là nằm trong
quan hệ thẩm mỹ của các hoạt động thẩm mỹ của con người; quan hệ chủ thể - đối tượng
- Trong quan thẩm mỹ đối với hiện thực, đặc trưng nổi bật là con người tự
khẳng định mình về mặt cảm xúc đối với hiện thực đó
- Cảm xúc của con người gắn với cái thích về vẻ đẹp của thế giới và gắn với
cái đẹp con người đã rèn luyện cảm giác của mình với tư cách một chủ thể thẩm mỹ
- Các cảm xúc của con người quay lại phục vụ thực tiễn con người. Cảm xúc
đó làm cho con người khao khát vươn lên hoàn thiện chính mình, tự hào về
cuộc sống của mình
Đặc trưng thứ hai của quan hệ thẩm mỹ là quá trình con người khẳng
định chính mình bằng toàn bộ thế giới tình cảm, thế giới cảm xúc

Không có sự tham gia của cảm xúc với tư cách là một yếu tố tâm lý thì
không thể có một quan hệ thẩm mỹ nào

- Xúc cảm là yếu tố đặc trưng tạo cho quan hệ thẩm mỹ khác với các quan hệ khác
- Nhà triết học Đức Immanuel Kant cho rằng, cảm xúc thẩm mỹ khác với
cảm xúc phi/ ngoài thẩm mỹ ở chỗ tính vụ lợi và tính không vụ lợi. Ông cho
rằng các cảm xúc có tính lợi ích được xem như cảm xúc ngoài thẩm mỹ, các
cảm xúc không vụ lợi là các cảm xúc thẩm mỹ
- Các triết gia sau này như Hegel, Nikolay, Chermyshevky, Ludwig Feurbach,…
cũng đồng tình với quan điểm này
- Tuy vậy, quan điểm Mac chỉ ra rằng
“Con người cùng khổ bị những nỗi lo lắng dày vò hững hờ ngay cả đối với
một cảnh tượng tuyệt đẹp; người buôn bán khoáng vật chỉ thấy giá trị thương
nghiệp, chứ không thấy vẻ đẹp và bản tính độc đáo của khoáng vật; anh ta
không có cảm giác khoáng vật học.”

- Xúc cảm nói chung và xúc cảm thẩm mỹ có cùng một cơ sở tâm lý là nhu cầu.
Sự khác nhau giữa xúc cảm thẩm mỹ và xúc cảm nói chung được quy định ở
tính phù hợp mục đích của yêu cầu
- Các nhu cầu ngoài thẩm mỹ luôn hướng đến đối tượng, còn nhu cầu thẩm
mỹ hướng tới sự cảm thụ nội tâm, sự thưởng ngoạn và đánh giá lOMoAR cPSD| 41487147
Về bản chất, quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ miêu tả, quan hệ hình
dung; thông qua giác quan tái hiện lại vẻ đẹp của thế giới.

- Các hoạt động miêu tả thường được biểu hiện trạng thái thích thú của con
người khi nắm được sự vật và nhờ sự vật biểu hiện giúp ra bên ngoài cái nội
tâm của con người
- Quá trình miêu tả các quan hệ thẩm mỹ xuất hiện dưới hai hình thái:
+ Một là, cái thích thú xuất hiện khi con người thâm nhập sâu vào đối tượng
và chứng tỏ khả năng của mình phát hiện được đối tượng
+ Hai là, thành quả miêu tả được trình bày dưới dạng cuộc sống mà mình yêu
thích, mong muốn, làm nảy sinh tình cảm thẩm mỹ khi con người khám phá thế giới Chủ thể thẩm mỹ Đối tượng thẩm mỹ Khách thể thẩm mỹ
3. Kết cấu của quan hệ thẩm mỹ - lOMoAR cPSD| 41487147
BÀI 3: “CÁI ĐẸP” VÀ CÁC KHÁCH THỂ THẨM MỸ TRONG MỸ HỌC
1. Cái đẹp là gì?
- Theo từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê, “đẹp” có nghĩa là “có hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự
hứng thú đặc biệt, làm cho người ta thích nhìn ngắm hoặc kính phục”
- “Cái đẹp” tiếng Pháp là beau, tiếng Anh là beauty, được xem là một phảm trù cơ bản của mỹ học.
Theo đó, “cái đẹp” có thể an ủi hay náo loạn, có thể thiêng liêng hay trần tục. Nó có thể phấn chấn, lôi
cuốn, tạo cảm hứng hoặc ớn lạnh. Nó có thể tác động đến chúng ta theo vô số cách khác nhau. Nhưng
nó chưa bao giờ bị nhìn nhận với sự thờ ơ; cái đẹp đòi hỏi phải được chú ý, nó nói trực tiếp với chúng
ta bằng giọng nói thân tình. Nếu có người thờ ơ với cái đẹp, chắc chắn là vì họ không cảm nhận được
nó”. Cái đẹp như thế được xem là cứu cánh để hoàn thiện nhân loại và vũ trụ.
- Tuy nhiên, để trả lời một cách rành mạch cho câu hỏi “cái đẹp là gì?” lại không phải là một điều dễ
dàng; bởi cái đẹp muôn màu, muôn dạng,… Chính vì thế, từ cổ đại tới hiện đại, từ Đông sang Tây,
con người vẫn không ngừng khám phá cái đẹp, cũng như tìm cách lí giải định nghĩa về cái đẹp bằng tri
nhận mỹ quan đặc thù của cá nhân, dân tộc và văn hóa
Cái đẹp trong quan niệm phương Tây
- Ở phương Tây, tuy ‘mỹ học’ (Aethetics) đến thế kỉ XVIII mới được công nhận như là một bộ môn của
triết học, nhưng những cuộc thảo luận về cái đẹp đã sớm khơi nguồn từ xa xưa trong lịch sử. Trong
chuỗi tri nhận quy luật vận hành của con người tự nhiên và của con người xã hội, xuất phát từ các lăng
kính khác nhau, các triết gia đã đưa ra quan điểm đang dạng và phong phú về cái đẹp lOMoAR cPSD| 41487147
- Trong tác phẩm Tư bản và Phép biện chứng của tự nhiên, Marx cùng Engels khẳng định cái đẹp là
phạm trù của giá trị chứ không phải của thực thể. Nói cách khác, cái đẹp không hình thành do đánh giá
chủ quan của cá nhân mà phải thông qua thực tiễn của con người
- Cái đẹp không phải sẵn có mà được tạo ra với tư cách sản phẩm lao động mà con người đã thay đổi
và biến thiên nhiên thành cái đẹp: “Cái đẹp chân chính trước hết là sản phẩm lao động đem lại một
hứng thú phổ biến cho chủ thể từ tính hoàn thiện, tính hình tượng và tính xã hội của nó
Cái đẹp trong quan niệm phương Đông
- Khổng giáo quan niệm “mỹ” phải đi kèm với “thiện”. “Mỹ” và “thiện” đều là cái đẹp mà con
người phải hướng tới theo lẽ trời đất, về cả hình thức và nội dung. -
Khổng Tử gắn cái đẹp với bậc quân tử, cái xấu với kẻ tiểu nhân. Cái đẹp gắn với đạo thánh hiền, người học
đạo để sửa cho mình thành người có phẩm giá tôn quý, không làm điều trái đạo, ấy là quân tử. lOMoAR cPSD| 41487147
Như vậy trong quá trình vận động của mỹ học phương Đông và phương Tây, khái niệm về cái
đẹp đều hướng tới sự hoàn thiện với giá trị thẩm mỹ cao nhất. Cái đẹp được xem như những giá
trị xã hội – nhân bản thể hiện giá trị của con người trong thế giới, phát triển hài hòa nhân cách,
sức mạnh và năng lực của con người. Chính vì thế, nên hướng đến việc tiếp nhận cái đẹp ở trạng
thái tích cực tự do, đạt đến lý tưởng thẩm mỹ.
Mặc dù mỹ học phương Tây nhìn nhận cái đẹp có phần hệ thống hơn, nhưng xét cho cùng phương
Đông và phương Tây cũng có những điểm tương đồng khi cùng cho cái đẹp là một lý tưởng thẩm
mỹ trong mối quan hệ: tinh thần và vật chất, khách quan và chủ quan, tự nhiên và xã hội, nội dung và hình thức
- Đặc trưng của cái đẹp được xác định ở mối quan hệ của nó với các giá trị: thực dụng (lợi ích), nhận
thức (chân lý), đạo đức (cái thiện). Trong mối quan hệ đó, cái đẹp phải được tiếp nhận vô tư, vượt qua
những dung tục và vị lợi, vị kỉ.
Quan niệm về cái đẹp trong mỹ học của Nhật Bản
- Với sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo Thiền tông và Thần đạo, “cái đẹp” đóng vai trò quan
trọng trong mỹ học Nhật Bản. Cái đẹp trở thành tôn giáo và triết học đối với người Nhật. Nó trở thành
đích sống, trở thành niềm đam mê, trở thành quyết định cho tư tưởng và hành động mang bản sắc dân
tộc. Đối với người Nhật, suy niệm về cái đẹp được Nakae Chomin gọi tên đầu tiên là Bigaku. Đây có
thể xem như là một khái niệm gần với Aethetics của phương Tây.
- “Mỹ” – Cái đẹp trong tâm thức người Nhật – cũng là cái kích thích tình cảm, cảm giác, cũng như tri
giác, gợi lên cho con người những khoái cảm. Những “khoái cảm” này không phải là thứ “khoái lạc”
chủ quan, vị kỉ. Cái đẹp phải là những thứ được “giải phóng” khỏi những quan tâm tới lợi ích cá nhân,
đạt tới sự giao hòa với cả thiên nhiên, con người…tự nhiên, chân thành, thanh khiết. Trong đó, “ưu
nhã” và “ngắn ngủi, phù du” là hai yếu tố song hàng chặt chẽ trong quan niệm của người Nhật về cuộc
sống cũng như nghệ thuật
- Cái đẹp hình thành đã chứa trong nó sự diệt vong. Chính bởi vậy, nó mới là cái đẹp thật sự, xứng
đáng được quý trọng giữ gìn. Cái đẹp ấy như những cánh hoa anh đào mong manh “sớm nở”, “chóng
tàn”, con người sớm nhận thức được sự “vô thường” trong cõi đời nhỏ bé, giữa vũ trụ mênh mông mà
hình thành nên những rung cảm đặc biệt sâu lắng. lOMoAR cPSD| 41487147
“Đặc trưng lớn nhất trong mỹ học truyền thống Nhật Bản đã xem trọng lối biểu hiện tượng trưng hơn
là lối miêu tả thực. Một đặc trưng khác của nghệ thuật chân chính là sự biểu hiện có chọn lọc những
cái gì đẹp đẽ và loại bỏ những cái gì thô mạt và hạ phẩm như là chuyện đương nhiên”
(Suzuki Setsuko)
- Tính duy mỹ trong nghệ thuật người Nhật chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của tôn giáo Thần đạo và Thiền
tông. Văn học, nghệ thuật của Nhật Bản luôn hướng tới một đặc thù mang tính “ưu nhã” không cầu kì, phức tạp.
Bản chất và đặc tính của cái đẹp là gì?
Bản chất của cái đẹp
- Cái đẹp, trong quan điểm phương Đông, còn được xem như cái đẹp của sự dịu dàng, uyển
chuyển mang tính âm hay cái đẹp của sự dịu dàng, uyển chuyển mang tính âm hay cái
đẹp của sự phóng khoáng, mạnh mẽ và dứt khoát mang tính dương
- Cái đẹp có hình thức lôi cuốn, hấp dẫn và cân đối, hài hòa
- Hàm ý thẩm mỹ và sức mạnh cảm xúc của nó thường được biểu hiện thông qua các
cảnh giới tươi đẹp, nhã nhặn, sang trọng, tươi mát, nhẹ nhàng và yên bình; đồng thời
cũng có những đặc tính của sự nhỏ bé, thầm lặng, êm dịu, mượt mà, đơn thuần
- Bất kể là cảnh quan thiên nhiên phong hoa, gió tuyết, nhật nguyệt tương giao, chim hót, hoa
thơm hay những cảnh sắc tự nhiên như non xanh nước biếc, mặt hồ gợn sóng, bóng nước
thoi đưa hay sự tĩnh lặng thuần khiết, ý cảnh hài hòa của các tác phẩm nghệ thuật,… cảnh
giới của nó đều được biểu hiện thông qua hình thức của cái đẹp; đem đến cho mọi người
những cảm thụ thẩm mỹ hài hòa, trọn vẹn
- Cái đẹp là sự hiện thực hóa và là kết quả của sự khách thể hóa bản chất con người, là kết
quả cuối cùng của sự thống nhất giữa tính hợp mục đích và tính quy luật; đồng thời, là sự
khẳng định toàn diện đối với thực tế.
- Trong quá trình hiện thực hóa bản chất con người, cái đẹp tập trung vào sự biểu hiện của kết
quả hoạt động, vốn có tính chất tĩnh, ít dấu vết của xung đột và căng thẳng thẩm mỹ
- Các đặc trưng của cái đẹp:
+ Được thể hiện trực tiếp qua hình thức biểu hiện, không chỉ mang hàm ý có tính chất khái
quát, mà còn dần hình thành một số đặc tính tương đối ổn định với hình thái “hài hòa” đặc lOMoAR cPSD| 41487147
trưng. Nhưng trên phương diện khác, lại tương đối trừu tượng, có quan hệ gián tiếp với
các nội dung mà nó biểu hiện.
+ Cái đẹp do có sự thống nhất về mặt trạng thái giữa chủ thể (người cảm nhận) và
khách thể (vẻ đẹp bông hoa, đối tượng mới là bông hoa)
mà có những đặc trưng cảm
xúc vui tươi trực tiếp. Hiệu quả thẩm mỹ của nó chính là cái mà chúng ta thường gọi là
“khoái cảm thẩm mỹ”
2. Bản chất và đặc trung của cái cao cả
Bản chất cái cao cả
- Cái cao cả là một loại phạm trù thẩm mỹ đề cao sự mâu thuẫn và đối lập của chủ thể và
khách thể, giữa con người với tự nhiên, giữa cảm tính và lí trí, có sức mạnh cảm xúc vô
cùng mạnh mẽ, có trải nghiệm tâm lí phức tạp dựa trên đau đớn và uất ức, từ bất hòa đến hài
hòa, từ đau đớn đến khoái cảm, và với những đặc điểm cơ bản như hoang dã, dữ dội, vô tận, mơ hồ, bí hiểm,…
- Mưa gió bão bùng, sấm sét, những dòng nước chảy cuồn cuộn, những ngọn núi chọc trời,
vách núi cheo leo,… tất cả những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đó đều mang đến những đặc trưng của cái cao cả
- Theo mỹ học Marx – Lenin: “Cái cao cả là một phẩm chất thẩm mỹ khách quan của những
sự vật, hiện tượng có tầm vóc lớn, có sự mạnh phi thường gây nên ở con người cảm xúc
ngưỡng mộ, thần phục, sảng khoái, phấn chấn khi vượt qua trạng thái choáng ngợp, bối rối
ban đầu do chưa làm chủ được đối tượng. Từ đó, có khả năng khơi dậy sức mạnh bản chất
của con người, kích thích ở con người ý chí, khát vọng vượt qua những khó khăn, thử
thách để vươn tới những đỉnh cao”
Đặc trưng của cái cao cả:
- Tập trung vào quá trình khúc chiết của việc đối tượng hóa (sự thống nhất giữa quy luật và
mục đích) bản chất con người (thực tiễn lao động và sự tự do của nó). Sức mạnh của vẻ
đẹp cao cả bắt nguồn từ sự thăng hoa của một đặc tính nào đó của con người
- Đặc điểm hình thức nổi bật của cái cao cả là sự “to lớn”, tức là nó có tính chất bao hàm,
bao hàm các hình thức giới hạn cụ thể khác nhau, có đặc tính hướng tới vô hạn
- Theo Kant, cảm giác và hiệu quả thẩm mỹ cao cả là một loại khoái cảm đau đớn, kèm theo
những thay đổi mạnh mẽ trong trí tưởng tượng và cảm xúc thẩm mỹ, cũng như sự siêu việt
và thăng hoa không ngừng của nhận thức và hiểu biết thẩm mỹ (VD: sự hi sinh của các
anh hùng đau đớn nhưng là động lực cách mạng) lOMoAR cPSD| 41487147
Ví dụ về cái đẹp tiến xa là cái cao cả
Có hai quan niệm về quan hệ giữa cái đẹp và cái cao cả
- Một là cho rằng cái cao cả là loại cảm xúc tiêu cực, chỉ đem lại cái cảm giác bị đè nén, bó
buộc, gây khó chịu, còn cái đẹp đem lại sự dễ chịu, là cảm xúc tích cực
- Hai là cho rằng cái cao cả là mức độ cao nhất của cái đẹp, là cái đẹp vô tân vì cả hai
đều đem lại cảm xúc thẩm mỹ tích cực cho con người -
Mỹ học Marx – Lenin không đồng nhất hay đối lập cái cao cả với cái đẹp. Mặc dù thừa nhận cái
đẹp chính là nền tảng cái cao cả, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất, và đã chỉ ra lOMoAR cPSD| 41487147
những đặc điểm khác biệt giữa chúng:
Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa cái đẹp và cái cao cả
- Sự chuyển hóa lẫn nhau của cái đẹp và cái cao cả chỉ mối quan hệ giữa các phạm trù thẩm
mỹ khác nhau trong quá trình khách thể hóa, đồng thời là sự mô tả rõ hơn về hoạt động và
sự phát triển của chúng Quy luật:
- Theo chiều dọc vận động của sự khách thể hóa bản chất con người, bản chất của sự cuyển
hóa lẫn nhau của các phạm trù thẩm mỹ là nói đến sự vận động mâu thuẫn của sự thống
nhất giữa các mặt đối lập giữa chủ thể và khách thể. Do sự thay đổi vị trí của chủ thể trong
mối quan hệ đã hình thành nên một chuỗi các hình thức thẩm mỹ phát triển theo chiều dọc:
cao cả, bi kịch, hài kịch và cái đẹp
- Biểu hiện của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa cái đẹp và cái cao cả hết sức phức tạp. Trong
quá trình chuyển hóa theo chiều ngang của cái cao cả sang cái đẹp, do có sự thay đổi vị trí
và môi trường hoạt động của chủ thể, mà rất có thể sẽ nảy sinh các xu hướng và các phạm trù thẩm mỹ mới
- Điều đáng chú ý là, sự biến hóa khôn lường của thẩm mỹ hiện đại cũng gắn với quá trình
giải cấu trúc cái cao cả hay sự xuất hiện đặc biệt của cái xấu trong tác phẩm nghệ thuật.
Đây là sự phản ánh trực tiếp của các phương thức thẩm mỹ trong việc biểu đạt sự biến đổi
sâu sắc của trạng thái tự thân của con người. Có người thậm chí còn gọi nghệ thuật và thẩm
mỹ phương Tây là anh hùng “không cao cả” và nghệ thuật “không đẹp đẽ” 3. Cái bi
Bản chất thẩm mỹ của cái bi
- Cái bi là một phạm trù cơ bản và có mặt từ rất sớm của mỹ học. Trước Mác có một số quan niệm về cái bi như sau:
+ Aristotle – người được xem là người có công đầu tiên trong việc nghiên cứu có hệ
thống và sâu sắc bản chất của cái bi. Theo ông, bi kịch chính là đỉnh cao nhất của nghệ
thuật, bi kịch làm cho tâm hồn người xem được thanh khiết hơn, nó có sức tác động rất
sâu sắc về đạo đức và thẩm mỹ đối với chủ thể thưởng thức nó
+ Hegel – được xem là người nghiên cứu toàn diện nhất về cái bi kịch. Hegel đưa ra hai khái
niệm: “Tính cách bi kịch” và “xung đột bi kịch”
Xung đột trong cái bi
- Cái bi trước hết phải gắn liền với sự xong đột. Nhưng không phải xung đột nào cũng dẫn
đến bi kịch. Những xung đột cá nhân do va chạm về quan hệ tình cảm, quan hệ lợi ích vật lOMoAR cPSD| 41487147
chất ích kỉ dẫn đến những cái chết thương tâm không có khả năng chứa đựng ý nghĩa
thẩm mỹ thật sự của cái bi
- Xung đột bi kịch phải là những xung đột không khoan nhượng giữa những lực lượng đối lập
và có ý nghĩa xã hội. “Mỗi bên trong đó đều tỏ ra có đủ tính tất yếu và đầy đủ sức mạnh để
coi mình là hợp pháp và không chịu nhượng bộ”. Đó là xung đột giữa những lý tưởng xã
hội cao đẹp, những khát vọng chính đáng của con người với khả năng thực tế, với hoàn
cảnh cụ thể không thể thực hiện được lý tưởng, khát vọng đó. Kết quả là lực lượng chính
nghĩa phải chịu một kết cục bi thảm là cái chết.
Những tình huống bi kịch:
- Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cách mạng khi nó chưa đủ sức để chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu, phản động
- Bi kịch của cái cũ trong đấu tranh chống lại cái mới đang nảy sinh những cái cũ vẫn
chưa mất hết khả năng phát triển nội tại của nó
- Bi kịch của sự nhầm lẫn, hạn chết về mặt nhận thức
Tóm lại, xung đột bi kịch là những xung đột có ý nghĩa xã hội lớn lao và phổ biến. Cái chết, sự tiêu
vong của lực lượng chính nghĩa vì vậy có ý nghĩa xã hội rộng lớn và tích cực, đồng thời mang ý nghĩa thẩm mỹ.
Cái bi trong cuộc sống
Trong cuộc sống, cái bi nảy sinh trong quá trình con người chinh phục tự nhiên và đấu tranh xã hội.
- Tự nhiên luôn tiềm ẩn những sức mạnh khủng khiếp và bí ẩn gây cho con người nhiều thảm kịch
- Những đối kháng giai cấp cũng đem lại những bi kịch cho con người. Trong những cuộc
đấu tranh giai cấp, không bao giờ lực lượng tiến bộ, cách mạng cũng chiến thắng mà
ngược lại còn bị rơi vào tình huống bi kịch
- Ngoài ra còn có: bi kịch của xung đột sắc tộc; bi kịch của các cuộc đình công, biểu tình; bi
kịch của các cuộc đấu tranh đòi tự do, độc lập, đòi chủ quyền 4. Cái hài
Tsecnuwshevski – “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng
một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự

Bản chất của cái hài
Tiếng cười trong cái hài
- Tiếng cười là yếu tố không thể vắng mặt trong cái hài, nó là phản ứng chủ quan của con
người trước cái hài. Nói cách khác, tiếng cười là kết quả của cái hài, do cái hài gây nên.
Cái cười trong cái hài là những cái cười gắn liền với ý nghĩa xã hội, là kết quả của “sự va
đập, cọ xát giữa cái đẹp và cái xấu, giữa văn hóa và vô văn hóa”. Đó là tiếng cười tích cực,
là tiếng cười của cái đẹp chiến thắng cái xấu, cái cao cả chiến thắng cái tầm thường, ti tiện.
Vì lý do đó, tiếng cười trong cái hài là loại vũ khí, phương tiện để phê phán mặt trái của cuộc sống
Tóm lại, tiếng cười trong cái hài là tiếng cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là tiếng cười
có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tiếng cười do tính khách quan của cái hài chi phối, đồng
thời do trình độ nhận thức của chủ thể xác định. Bởi vậy, tiếng cười liên quan đến cả hai phương
diện: đối tượng gây cười và chủ thể cười lOMoAR cPSD| 41487147
Đối tượng gây cười
- “cái xấu là nguồn gốc, là bản chất cái hài kịch” – đây là cơ sở khách quan của cái hài kịch.
Tuy nhiên, không phải mọi cái xấu đều gây hài. Trước cái xấu về mặt sinh học, khuyết tật
bẩm sinh làm xúc động cảm, xót xa. Chỉ cps những cái xấu về mặt xã hội mới là đối tượng
gây cười. Cái xấu đáng cười tồn tại phổ biến trong cái đã cũ, cái lạc hậu, lỗi thời.
- Cái hài cũng có thể là kết quả của những mâu thuẫn, đối lập, không tương xứng giữa thực
chất bên trong với biểu hiện bên ngoài. Xa hơn, đó là mâu thuẫn giữa cái đẹp với cái xấu,
cái cao thượng với cái nhỏ nhen, cái trọng đại với cái vô nghĩa…
Những mâu thuẫn có tính hài có 2 dạng biểu hiện như sau:
- Loại mâu thuẫn do không hài hòa, không tương xứng, không cân đối giữa mặt nào đó
trong một con người hay một hiện tượng xã hội so với những hiện tượng bình thường của
cuộc sống, những biểu hiện lệch lạc nhất thời so với những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ của xã hội.
- Loại mâu thuẫn mang tính chất đối kháng được bắt nguồn từ bản chất xấu xa của
đối tượng độc lập với lý tưởng xã hội – thẩm mỹ tiến bộ và các chuẩn mực tốt đẹp Chủ thể cười
- Tiếng cười trong cái hài hước trước hết là một kiểu nhận thức của chủ thể, nó xuất hiện
khi chủ thể nhận ra mặt đối lập có tính hài của đối tượng.
- Việc nhận thức cái hài thường diễn ra một cách nhanh chóng, bất ngờ, đột ngột mà bản thân
chủ thể không thể lường trước. Chính tính bị động này, đòi hỏi chủ thể phải huy động năng
lực trí tuệ nhiều nhất, cao nhất. Đó là năng lực trí tuệ sắc xảo, linh hoạt, nhạy cảm, khả
năng liên tưởng nhạy bén với các mâu thuẫn và các sự tương phản.
- Cái hài là một phương diện để phát hiện mâu thuẫn, chỉ ra những mặt đối lập trong các
hiện tượng khách quan, giúp ta nhận ra bản chất thực của chúng. Tiếng cười do cái hài đem
lại trước hết là một sự phủ định của những điều vi phạm những chuẩn mực của cái đẹp,
nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định những phẩm chất trí tuệ, đạo đức và năng lực thẩm
mỹ cao của con người. Mọi sự phủ định hay khẳng định do cái hài mang lại phải dựa trên
những tiêu chuẩn, những căn cứ nhất định đó là lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp phản ánh các
quan điểm thẩm mỹ tiến bộ của nhân dân.
Cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật
- Cái hài trong cuộc sống, cái hài nảy sinh trong cuộc đối đấu giữa cái đẹp và cái xấu. Cái
hài trong cuộc sống được biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng và trực tiếp trong mọi lĩnh
vực khác nhau. Mỗi hình thái xã hội khi đã trở nên lỗi thời thường che đậy những cái xấu
xa, lạc hậu, những dấu hiệu của sự diệt vong bằng hình thức bề ngoài cố tỏ ra dồi dào sức
sống. Hay là một hình thái xã hội mới lên thay thế cũng không thể loại trừ những cơ sở tạo
nên cái hài bởi những tàn tích của cái cũ không dễ bị gội sạch. Nói tóm lại, khi xã hội còn
tồn tại cái xấu thì cái hài còn lý do để tồn tại.
- Cái hài trong nghệ thuật, là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống nhưng lại ở dạng tiêu
biểu, tinh túy và ổn định hơn. Cái hài có mặt trong mọi hình thái nghệ thuật (trừ kiến
trúc) bằng quá trình điển hình hóa và kết hợp với những thủ pháp nghệ thuật như: phóng
đại, cường điệu, nhân đôi, nói giảm, giả tạo lật nghĩa bất ngờ, đánh lừa,… lOMoAR cPSD| 41487147
- Cái hài trong nghệ thuật có sức tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội. Sức mạnh này
còn được nhân lên bởi tính thời sự nóng hổi của mâu thuẫn. “Hài kịch là hoa của văn
minh, là quả của dư luận xã hội phát triển”
lOMoAR cPSD| 41487147
BÀI 4: CÁI ĐẸP VÀ NGHỆ THUẬT
1. Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật
(1) “Nghệ thuật của cái đẹp” và tính hiện đại của nghệ thuật độc lập
(2) Cái đẹp trong nghệ thuật là sự tái hiện hoàn hảo của cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội
(3) Cái đẹp trong nghệ thuật với tư cách là một biểu hiện của lý tưởng thẩm mỹ
(4) Cái đẹp trong nghệ thuật là sự kết tinh của quá trình giao tiếp thẩm mỹ
(5) Sự “cáo chung” của nghệ thuật
Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật là nhu cầu tất yếu của bản chất thẩm mỹ đối với nghệ thuật. Cái đẹp
trong nghệ thuật lấy cảm hứng từ thế giới hiện thực và thực tế đời sống, lấy hiện thực thẩm mỹ làm trung
gian; đồng thời, với tư cách là một hình thái thẩm mỹ tự giác, cái đẹp trong nghệ thuật biểu thị cảm
hứng thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của một ý thức (chủ thể) thẩm mỹ nào đó.
1.1)
“Nghệ thuật của cái đẹp” và tính hiện đại của nghệ thuật độc lập
- “Cái đẹp nghệ thuật” chứa đựng cấu trúc tinh thần và tính hiện đại của chủ thể nhân văn.
- “Cái đẹp nghệ thuật” về mặt bản chất đã đặt nền móng cho tính độc lập nghệ thuật và là
yêu cầu tất yếu của tính độc lập nghệ thuật trên bình diện tư tưởng; trong khi đó tính độc
lâp ̣ của nghệ thuật lại là sự bảo đảm tất yếu cho “cái đẹp nghệ thuật”, tính độc lập của nghệ
thuật tạo ra những điều kiện thuận lợi cho “cái đẹp nghệ thuật” có được không gian phát triển sâu.
Nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật độc lập (nghệ thuật riêng cá nhân sáng tác)
- Khi mới ra đời, nghệ thuật thường được sử dụng như một công cụ tinh thần. Do đó, con
người đặc biệt chú trọng chức năng của nó, trước hết là đối với việc truyền đạt các quan
niệm nguyên thủy, thứ đến là biểu tượng cho địa vị và thân phận. Nhãn quan của chủ thể
thẩm mỹ bị che lấp bởi tính thực dụng, do đó ý thức thẩm mỹ khá mong manh.
- Sự xuất hiện của tính hiện đại khiến cho tính hợp pháp của nghệ thuật độc lập trở thành
hiện thực. Giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật được xác lập cùng với sự trưởng thành của ý thức
chủ thể của tính hiện đại.
Tính hiện đại của nghệ thuật độc lập
- Tính tự chủ của nghệ thuật đã nảy sinh nhu cầu tổng thể của nghệ thuật độc lập. Tính tự kỉ
luật của nghệ thuật lại sắm vai những bước phát triển thực tế của nghệ thuật độc lập trước
những yêu cầu của tính tự chủ. Trong khi đó, tính hợp pháp hóa của bản thân nghệ thuật
chính là hệ quả sau cùng của nghệ thuật độc lập
- Dưới sự dẫn dắt của nguyên tắc tự chủ nghệ thuật, cách nhìn cụ thể đã chuyển từ “hướng
ngoại” sang “hướng nội”, sự chuyển hướng cách nhìn của chủ thể như vậy càng đảm bảo
tính độc lập của nghệ thuật, khiến cho bản chất cái đẹp có được sự ổn định và lâu dài hơn. 1.2)
Cái đẹp trong nghệ thuật là sự tái hiện hoàn hảo của cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội
- Theo yêu cầu của nguyên tắc thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ “tái hiện” một cách hoàn hảo
nội dung và hình thức của cái đẹp trong tự nhiên và xã hội
- “Tái hiện” là phương thức hiệu quả nhất để chủ thể có thể thể hiện cảm xúc trong thẩm mỹ nghệ thuật
- Cái đẹp nghệ thuật là sự tái hiện hoàn hảo cái đẹp xã hội lOMoAR cPSD| 41487147
- Đời sống xã hội là một bộ phận quan trọng của thẩm mỹ nhân loại. Cái đẹp xã hội là hình
thái thẩm mỹ gắn bó mật thiết với đời sống chủ thể, đồng thời cũng là một trong những đối
tượng phản ánh quan trọng của nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ thuật và trong đời sống xã
hội có mối liên hệ mật thiết. Những phương diện nguyên sơ, sâu sắc và độc đáo của cái
đẹp xã hội thường sẽ được chuyển hóa thành các đề tài, chủ đề quan trọng của thẩm mỹ nghệ thuật.
- Cái đẹp xã hội thường tập trung trong đời sống thường nhật của con người, vào việc xây
dựng thẩm mỹ của xã hội con người, nhất là vào bản chất của cái đẹp trong quá trình chủ thể
cải tạo thế giới và kiến tạo xã hội.
- Vẻ đẹp nghệ thuật với tư cách là các đại diện hoàn hảo của vẻ đẹp xã hội có thể được nhìn theo ba cách
(1) Vẻ đẹp nghệ thuật với tư cách là sự thể hiện hoàn hảo của vẻ đẹp kỹ thuật, chủ yếu thể
hiện ở sự đánh giá thẩm mỹ đối với các công cụ tạo tác trong nghệ thuật thủ công và
sự tôn thờ các kỹ năng nghệ thuật
(2) Vẻ đẹp nghệ thuật với tư cách là sự thể hiện hoàn thiện cái đẹp trong giao tiếp xã
hội, chủ yếu được biểu hiện ở hai phương diện – “khuyến thiện” và “trừng trị cái ác”
(3) Vẻ đẹp nghệ thuật với tư cách là sự thể hiện hoàn hảo vẻ đẹp của nhân vật, chủ yếu
thể hiện ở tư cách và thành tựu đạo đức của nhân vật, vẻ đẹp của nhân vật chủ yếu
được chia thành hai loại – “hiền nhân” và “anh hùng”
Vẻ đẹp nghệ thuật là sự thể hiện hoàn hảo của vẻ đẹp tự nhiên
- Cái đẹp của nghệ thuật hấp thụ cảm giác hình thức từ vẻ đẹp của tự nhiên để tạo thành cấu
trúc hình thức của cái đẹp ở trong nghệ thuật. Ý thức thẩm mỹ bên trong của chủ thể tìm
thấy đối tượng thích hợp của sự biểu hiện tự nhiên bên ngoài. Đặc điểm thẩm mỹ của các
đối tượng tự nhiên bên ngoài là do chủ thể phát hiện ra trong quá trình tái hiện vẻ đẹp của
tự nhiên. Sự sáng tạo của vẻ đẹp tự nhiên thành cái đẹp nghệ thuật đã trải qua một quá trình
đi sâu từ “vật thể” đến “tâm hồn” từng lớp một, bắt đầu từ cái nhìn đơn thuần về thiên
nhiên, cho đến sự hài hòa của tự nhiên cho đến “sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên”
Vẻ đẹp nghệ thuật như một đại diện hoàn hảo của vẻ đẹp tự nhiên có thể được thể hiện theo bốn cách
(1) Biểu hiện như một bức tranh, chủ thể sử dụng tính thẩm mỹ của tự nhiên như một
khía cạnh quan trọng của nghệ thuật đẹp
(2) Biểu hiện qua phức cảm đạo đức, chủ thể sau khi quan sát và nhận thức được vẻ đẹp của
cảnh quan tự nhiên, sẽ chủ động quay lại quan sát bản luận
(3) Nó thể hiện ở việc đặt vấn đề bản thể luận vũ trụ, chủ thể đi vào mỹ học ở cấp độ
bản thể luận vũ trụ dưới chức năng tư duy hài hòa
(4) Biểu hiện như một sự hòa hợp giữa chủ thể và tự nhiên, tức là mục tiêu thẩm mỹ cuối
cùng của tự nhiên là trạng thái thống nhất của “sự hòa hợp giữa tự nhiên và con
người” 1.3) Cái đẹp trong nghệ thuật với tư cách là một biểu hiện của lý tưởng thẩm mỹ
- Cái đẹp nghệ thuật làm phong phú thêm nội hàm nghệ thuật, đặt cơ sở cho việc thể hiện
cái đẹp bằng cách tái tạo cái đẹp xã hội và cái đẹp tự nhiên.
- Đồng thời, vẻ đẹp nghệ thuật, với tư cách là biểu hiện của ý thức thẩm mỹ do nghệ sĩ
thể hiện, là sự khách thể hóa thứ cấp có ý thức hơn bản chất tự do của con người lOMoAR cPSD| 41487147
- Nó nổi bật với tư cách là phương hướng nội tại của sự tái hiện hoàn hảo hiện thực thẩm
mỹ lấy lý tưởng thẩm mỹ làm cốt lõi, trở thành linh hồn của cái đẹp nghệ thuật
- Lý tưởng thẩm mỹ nâng cao tư tưởng cảnh giới tư tưởng nghệ thuật, định hướng hoạt
động thẩm mỹ nghệ thuật ở tầm thẩm mỹ
Biểu hiện cảm xúc của lý tưởng thẩm mỹ
- Yếu tố tình cảm trong nghệ thuật thúc đẩy quá trình nhận thức cái đẹp nghệ thuật và trở
thành nhân tố quan trọng thể hiện lý tưởng thẩm mỹ, đồng thời, cụ thể hóa thành biểu hiện
cảm xúc của chủ thể. Việc biểu hiện thành công cảm xúc đó là tiền đề để thể hiện thực hóa lý tưởng thẩm mỹ
- Lý tưởng thẩm mỹ là mục tiêu thẩm mỹ mà chủ thể hướng tới, là sự mong đợi về cái đẹp, sự
mong đợi này tồn tại vì nó phù hợp với những giá trị, quan điểm thẩm mỹ của chủ thể.
Chủ thể vì thế có tình cảm đặc biệt đối với bản thân lý tưởng thẩm mỹ 1.4)
Cái đẹp trong nghệ thuật là sự kết tinh của quá trình giao tiếp thẩm mỹ -
Truyền bá và trao đổi cái đẹp nghệ thuật là một quá trình liên tục đi sâu vào hoạt động thẩm mỹ
nghệ thuật sau khi hình thành cảm giác thẩm mỹ. Nó có thể hình thành một cấu trúc tâm lý ổn
định và tạo ra tính phổ quát thẩm mỹ trong ý thức tập thể, tức là ý thức thẩm mỹ chung
Cảm nhận thẩm mỹ chung và ý nghĩa của nó
- Cảm nhận thẩm mỹ chung là một trạng thái hòa hợp cảm nhận của các giác quan, không bị
ràng buộc bởi sự khác biệt của đối tượng thẩm mỹ, có thể giúp nhìn nhận toàn diện hoạt
động thẩm mỹ và giúp tình huống đẹp xuất hiện trong nhiều hình thức nghệ thuật khác
nhau. Sự tồn tại của cảm nhận thẩm mỹ chung kích hoạt nhận thức thẩm mỹ tập thể của chủ
thể, tìm thấy sự đồng nhất văn hóa và cảm giác thuộc vể tập thể trong hoạt động thẩm mỹ
Vẻ đẹp nghệ thuật trong giao tiếp thẩm mỹ
- Với tư cách là phương thức giao tiếp thẩm mỹ chủ yếu, nghệ thuật là phương thức hỗ trợ
của sự giao tiếp khách quan giữa các cá nhân có thẩm mỹ khác nhau, đồng thời cũng là
phương thức tích lũy và kế thừa chủ yếu của ý thức thẩm mỹ của con người, trong phạm vi
lớn nhất, và nhiều đối tượng hơn có thể được huy động để trải nghiệm sự thưởng thức thẩm
mỹ do nghệ thuật mang lại, để vẻ đẹp của nghệ thuật có thể vượt ra khỏi giới hạn khu vực
địa phương, phản ánh mối quan tâm chung của xã hội loài người và thể hiện vẻ đẹp tổng
thể của xã hội loài người 1.5)
Sự “cáo chung” của nghệ thuật
Các quan điểm tiêu biểu của thuyết “kết thúc nghệ thuật”
- Giorgio Vasari (1511 – 1574), nhà sử học nghệ thuật người Ý, cho rằng lịch sử nghệ thuật
là một quá trình tương tự như quá trình phát triển của cuộc sống, nó cũng sẽ trải qua các
giai đoạn: ra đời, lớn lên, trưởng thành và cuối cùng là suy tàn
- Hegel cho rằng nghệ thuật cổ điển là hoàn hảo và đạt đến trạng thái lý tưởng, sau nghệ thuật
lãng mạn, nghệ thuật cuối cùng sẽ bị triết học và tôn giáo thay thế. lOMoAR cPSD| 41487147
Nghệ thuật là thánh địa và xứ sở cái đẹp
Cái đẹp là một đỉnh cao của nghệ thuật, là đích đến của chủ thể sáng tác, là cầu nối chủ thể
sáng tạo và chủ thể tiếp nhận, được phơi bày ra để đạt đến trạng thái lý tưởng

1. Khi nào thì các hiện tượng đời sống trở thành “cái đẹp”
- “Thế giới đời sống” là một thế giới của các thực thể sinh mệnh, là thế giới mà con người và
vạn vật cùng chung sống một cách hòa hợp, là một thế giới đầy ý vị và sắc thái. Đời sống
xã hội là bộc lộ bản chất xã hội chính của “thế giới đời sống” của con người.
- Trong lĩnh vực đời sống xã hội, quan hệ lợi ích thường đứng ở vị trí thống trị, thêm vào
đó, sự tẻ nhạt, đơn điệu và không ngừng lặp đi lặp lại, ngày này qua tháng khác của đời
sống, khiến cho con người dễ rời vào trạng thái “thẫm mỹ lãnh đạm” hoặc “thi vị hóa, lãng mạn hóa” cuộc sống
- Thông qua những thế giới tưởng tượng được sáng tác ra, con người vượt lên trên những thế
tục, thực dụng, quan hệ vụ lợi của đời sống xã hội, trở về đời sống xã hội mà họ cho là lý
tưởng hoặc rốt ráo, để từ đó tạm “quên đi chính mình” và đắm chìm trong trạng thái tự do,
say đắm và hạnh phúc (Biểu hiện qua vẻ đẹp của truyền thống, phong tục, trong sự cuồng
hoan thường thấy trong các lễ hội hoặc trong giải trí, du lịch)
- Vượt qua tính chất thực dụng và phá vỡ sự lãnh đạm và tê liệt trong cuộc sống hàng ngày
để khám phá vẻ đẹp cũng có thể tạo ra trong thế giới tưởng tượng. Qua đó, tạo ra một bầu
không khí thơ mộng trong lĩnh vực cuộc sống hàng ngày và tận hưởng được “cái đẹp” trong
những bầu không khí ấy
2. Vẻ đẹp của con người
Con người là chủ thể của đời sống xã hội
1.1) Vẻ đẹp của hình thể con người
Vẻ đẹp hình thể
- Vẻ đẹp của cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố như hình thể, tỷ lệ, đường cong,
màu sắc và những yếu tố khác, tạo thành một thế giới ý tượng đầy sức sống
- Yếu tố hình thể trong vẻ đẹp cơ thể không thể tách rời khỏi cuộc sống cảm xúc của con
người và cũng không thể tách rời khỏi môi trường văn hóa xã hội cũng như đời sống
tinh thần của con người. Vẻ đẹp của hình thể con người cuối sau cũng sẽ trở thành biểu
trưng cho vẻ đẹp giàu sức sống của đời sống cảm xúc.
- Vẻ đẹp hình thể của con người được tạo nên từ những đường nét tinh tế, tỉ lệ hài hòa, hình
dáng tươi sáng và màu sắc đẹp. Nó tạo nên một hình ảnh tươi đẹp, gợi cảm, mê hoặc, và đầy
sức sống, là một phần không thể thiếu của văn hóa và cuộc sống của con người
Vẻ đẹp phong thái và tinh thần của con người -
Khi hành động, lời nói và cử chỉ của một người phản ánh cái đẹp tâm hồn và cái đẹp tinh
thần bên trong của họ, thì sẽ hình thành nên một loại sắc đẹp của phong cách và tinh thần
Vẻ đẹp của con người trong những hoàn cảnh lịch sử đặc thù
- Vẻ đẹp của con người trên phương diện này thường bao hàm nội hàm lịch sử và hàm ẩn
các giá trị nhân sinh. Vì thế, dễ tạo ra cho chủ thể tiếp nhận các xúc cảm về giá trị nhân
sinh và thời thế lịch sử
Cái đẹp trong đời sống thường nhật
- Nếu con người có thể dùng nhãn quan thẩm mỹ để quan sát đời sống thường ngày, cái mà
bạn có thể nhìn thấy sẽ là một thế giới ý tượng với đa dạng sắc thái lOMoAR cPSD| 41487147
- Vẻ đẹp của đời sống thường nhật, trong rất nhiều trường hợp được biểu thị thông qua vẻ
đẹp của bối cảnh sống, không khí cuộc sống. Dạng thức đẹp này giống như hương thơm của
đóa hồng trong vườn nhà, tuy không thể nhìn thấy được, cũng không thể sờ thấy được,
nhưng mọi người đều có thể cảm nhận được và có thể lan tỏa vào trong tận cùng đáy sâu tâm hồn của con người
- Người Việt đặc biệt chú trọng việc tạo tác vẻ đẹp của đời sống thường ngày
- Bàn về thế giới đời sống thế tục của người Hà Lan, Hegel cho rằng: “Họ có thể sống một
cách giản dị chất phác, biết đủ trong sự giàu có. Trên phương diện chỗ ở và môi trường sinh
sống của họ, có thể cảm nhân được sự giản dị, đẹp đẽ, sạch sẽ. Trong bất kể tình huống nào
đều cẩn trọng, tỉ mỉ. Họ có thể ứng phó với mọi tình huống, vừa yêu sự độc lập và nỗ lực
hết sức để mở rộng, tăng cường sự độc lập, nhưng cũng biết cách làm thế nào để duy trì
những phẩm chất đạo đức cao quý và truyền thống tốt đẹp. -
Vẻ đẹp trong xã hội là vẻ đẹp của thế giới biểu tượng. Trong đó bao hàm những ẩn ý lịch sử sâu
xa, lột tả trạng thái chân thực của đời sống xã hội thường nhật của nhà nhà, người người
Vẻ đẹp truyền thống văn hóa, phong tục dân tộc
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của một dân tộc là một trong những lĩnh vực
thẩm mỹ quan trọng. Bởi nó bao hàm cả bối cảnh lịch sử và cuộc đời, nó là sự kết tinh cả
những hỷ nộ ái ố, cho đến chua cay ngọt bùi trong đời sống của người dân.
- Sự cuồng hoan trong các dịp lễ tết là một dạng thức vượt lên trên cuộc sống thường ngày
của con người. “Dựa vào phương thức đặc biệt hơn so với thường ngày để trải nghiệm sự
hoan lạc đến từ sự hòa hợp của một thế giới đại đồng, bất chấp thân phận, địa vị,… đồng
thời tạm thoát ra khỏi những đắng cay mặn ngọt của đời thường để đắm chìm trong không
khí vui tươi, náo nhiệt ấy”
- “Người ta nhảy múa với âm nhạc, như là thành viên của một cộng đồng tưởng tượng,
họ quên đi bước chân, quên đi lời nói, lảng vảng bay trên gió…”
- Đạt đến được tâm thức như thế, “chơi” liền trở thành một hoạt động thẩm mỹ cao cấp.
Trong quá trình tiêu khiển ấy, người chơi có thể thể nghiệm một thế giới ý tượng, từ đó có
được cảm xúc thẩm mỹ và thưởng thức thẩm mỹ.
- Bản chất của hoạt động du lịch là một dạng thức của hoạt động thẩm mỹ, cũng có nghĩa là
đạt đến nhãn quan vượt lên trên tâm thế thực dụng, vụ lợi, nhằm đạt đến cảnh giới tự do tự
tại về mặt tinh thần, qua đó đạt được trải nghiệm về sự thưởng ngoạn thẩm mỹ lOMoAR cPSD| 41487147
BÀI 5: CHỦ THỂ THẨM MỸ
1. Chủ thể và chủ thể thẩm mỹ -
Theo từ điển triết học, “chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành hoạt động nhận
thức và hoạt động cải tạo thực tiễn…” -
Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể người hoạt động về mặt thẩm mỹ. Trong các hoạt động của
mình, con người có rất nhiều mối liên hệ với thực tiễn, trong đó có thực tiễn thẩm mỹ -
Thực tiễn thẩm mỹ của con người là hoạt động hướng về cái đẹp, hoàn thiện cuộc sống theo quy luật của cái đẹp. -
Thực tiễn thẩm mỹ của con người vô cùng phong phú. Nó gắn với toàn bộ cảm xúc, tình
cảm, các quan hệ thưởng ngoạn, đánh giá và sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp -
Trong lịch sử mỹ học, mỹ học duy tâm khách quan Platon, Hegel đều coi ý niệm và ý niệm
tuyệt đối là chủ thể của mọi hoạt động thẩm mỹ của con người, hay nói một cách khác con
người là chủ thể thẩm mỹ với tư cách là hiện thân của “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” -
Platon coi sáng tạo nghệ thuật là hoạt động linh cảm. Còn Hegel coi sáng tạo nghệ thuật là
sự vận động của ý niệm tuyệt đối ở trong hoạt động tinh thần của con người -
Platon: “Những bài thơ đẹp, thơ hay không có tính người, không phải là tác phẩm của con người.
Chúng có tính thần thánh và do thần làm ra. Các nhà thơ không phải là cái gì khác hơn là người
phát ngôn cho thần thánh. Mỗi nhà thơ là sở hữu của một vị thần mà ông ta chịu ảnh hưởng.
Chính để chứng minh cho điều này mà thần đã cố đặt bài thơ tình hay nhất vào miệng

của một nhà thơ tồi nhất”
Sáng tác nghệ thuật không phải là một thứ kỹ nghệ, mà do một loại thần lực làm phấn chấn
giống như điều đã xảy ra với hòn đá nam châm mà mọi người gọi là Heracles.
- Đại diện của Mỹ học duy tâm chủ quan Cant, Hium coi chủ thể thẩm mỹ là những chủ thể cá
nhân, và mặt cá nhân của các thị hiểu trong hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo.
Hoạt động của chủ thể thẩm mỹ chủ yếu là hoạt động của thị hiếu thẩm mỹ, tức các hoạt
động tình cảnh tự tìm thấy mình, mà không liên quan đến các quan hệ xã hội.
Chú thể thẩm mỹ có những năng lực bẩm sinh, nó sáng tạo ra các quy tắc cho các hoạt
động thẩm mỹ và tạo ra cái đẹp cho thế giới.
- Chủ nghĩa duy vật tầm thường coi chủ thể thẩm mỹ có ở tất cả mọi động vật. → khẳng định
con vật cũng có năng khiếu thẩm mỹ.
- Các nhà Mỹ học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng:
•Chủ thể thẩm mỹ trước hết là con người xã hội.
• Hoạt động thẩm mỹ mang bản chất của một chủ thể thẩm mỹ, trước hết phải là hoạt động có mục đích.
Con người biển tự nhiên thành tự nhiên của con người, biến con người thành con người xã
hội. Con người biết sáng tạo trong toàn bộ cuộc sống của mình.
Hoạt động sáng tạo ấy là điều kiện chủ yếu để con người thoát khỏi tình trạng động vật và
là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. lOMoAR cPSD| 41487147
- Nói đến chủ thể thẩm mỹ là nói đến khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm
mỹ. Khả năng này không phải là bẩm sinh, vì không thông qua hoạt động sáng tạo trong lao động
thì con người không thể có khả năng ấy.
- Các hoạt động thẩm mỹ đầu tiên của con người là những hoạt động kết hợp giữa cái thực dụng và cái thẩm mỹ.
Nghệ thuật chỉ ra đời khi tình cảm, xúc cảm của con người đã phát triển khá phong phủ. Chủ
thể thẩm mỹ là chủ thể người xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm
mỹ thông qua các giác quan tay, mắt và tai được rèn luyện về sự đồng hoá thế giới tự nhiên về mặt thẩm mỹ
Nói tới năng lực thẩm mỹ là nói tới trình độ của tỉnh cảm, đặc biệt là các xúc cảm, khoái
cảm thị hiểu và lý tưởng thẩm mỹ. 2.
Các năng lực hoạt động cơ bản của chủ thể thẩm mỹ
2.1. Hoạt động nhận thức thẩm mỹ
- Các nhà Mỹ học Macxist chia năng lực hoạt động nhận thức thẩm mỹ ra làm ba quá trình: •Trị giác thẩm mỹ
•Hình thành các biểu tượng thẩm mỹ.
•Hoạt động phán đoán thẩm mỹ.
Tri giác thẩm mỹ
- Là sự nhận biết ban đầu của chủ thể thẩm mỹ về đối tượng thẩm mỹ. Tức sự thâm nhập của
đối tượng thẩm mỹ thông qua các giác quan.
- Cơ cấu của tri giác thẩm mỹ là tổng hợp các ấn tượng cảm tính, đánh thức các kinh nghiệm
thẩm mỹ ẩn tàng, hình thành một tỉnh cảm ban đầu về đối tượng.
Biểu tượng thẩm mỹ
- Phản ánh các đặc tính căn bản của đối tượng thẩm mỹ, sự đánh giá của chủ thể thẩm mỹ trước đối
tượng thẩm mỹ phản ảnh tính tích cực của chủ thể thẩm mỹ trước đối tượng thẩm mỹ.
- Có hai hình thức biểu tượng thẩm mỹ: •
Biểu tượng trị giác thẩm mỹ sự kết hợp các khả năng tình cảm, tưởng tượng. •
Biểu tượng tư duy thẩm mỹ: sự kết hợp giữa tình cảm và lý trí.
- Trị giác hướng vào tầng ngoài của ý thức thẩm mỹ, còn biểu tượng thì hướng vào tầng sâu của ý thức thẩm mỹ.
Phán đoán thẩm mỹ
- Là hình thức logic của hoạt động đánh giá thẩm mỹ của chủ thể.
- Tổng hợp toàn bộ tri thức lý luận và thực tiễn cũng như tình cảm hoà vào hình ảnh phán
đoán. Phán đoán thẩm mỹ là nhận thức thẩm mỹ về quan hệ giữa hai hiện tượng thẩm mỹ.
VD: “Hào quang rực rỡ” Phán đoán giá trị
2.2. Nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ
- Nhu cầu thẩm mỹ là loại nhu cầu riêng biệt trong chủng hệ nhu cầu xã hội của con người. Nó
là trạng thái cần thiết đòi hỏi thoả mãn các thiếu hụt về thẩm mỹ mà trung tâm là thoả mãn về cái đẹp.
- Có thể chia khát vọng về cái đẹp của con người làm hai loại: •
Nhu cầu chính đảng thể hiện ở các chủ thể có ý thức đúng, có tình cảm lành mạnh, có thái độ tốt lOMoAR cPSD| 41487147 •
Nhu cầu giả tạo, xa xỉ: Thưởng có ở những chủ thể ít được rèn luyện trong thực tế, xã
lãnh lao động, nhiều ảo tưởng, lười biếng và ích kỷ.
- Cả hai loại nhu cầu này đều tham gia hình thành năng lực thẩm mỹ của chủ thể và đều có
khả năng tồn tại trong một chủ thể thẩm mỹ.
- Với tính cách là những tình cảm đặc thù của con người, tình cảm thẩm mỹ này sinh khi tri giác các
khách thể, đặc biệt các tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm đẹp của lao động, vẻ đẹp của tự nhiên. Những
tình cảm đó kích thích tính tích cực về mặt xã hội của con người, điều tiết hành vi của họ và tác động
đến sự hình thành những lý tưởng chính trị - xã hội, thẩm mỹ, đạo đức... của cá nhân.
Tình cảm thẩm mỹ
- Tình cảm thẩm mỹ trước hết phải là tình cảm đạo đức, tức bắt nguồn từ cái tốt, từ lao động
và đấu tranh cho guồn hạnh phúc của mọi người.
- Tình cảm thẩm mỹ chân chính là những xúc động trước cảnh vật đẹp đẽ, rung cảm trước cái
hài hoà, khâm phục trước những phẩm chất cao cả.
- Cái đẹp giữ vai trò trung tâm trong các quan hệ thẩm mỹ, thì tình cảm thẩm mỹ cũng xoay
quanh cái đẹp. Những biểu hiện buồn, vui, yêu, ghét, trong tình cảm thẩm mỹ đều liên hệ với cái
đẹp, đều xuất phát từ một lập trường đạo đức nhất định.
- Tình cảm thẩm mỹ tuy gắn với tính cảm đạo đức nhưng không hề đồng nhất với tình cảm đạo đức.
- Tình cảm thẩm mỹ bao giờ cũng bao hàm một nội dung hưởng thụ, thưởng thức, biểu hiện
như một nhu cầu được thoả mãn.
Khoái cảm thẩm mỹ
- Thiếu yếu tố khoái cảm, thì tình cảm chưa thể trở thành tỉnh cảm thẩm mỹ.
- Khi xem những vở kịch hay, những cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, nghe những bản nhạc xúc
động, ngâm một câu thơ tuyệt diệu, ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.
Trạng thái thức tỉnh tình cảm trước sự hưởng thụ nghệ thuật đó chính là tỉnh cảm thẩm mỹ.
- Không phải bất cứ một sự thoả mãn nào cũng là tình cảm thẩm mỹ. Những cảm giác thích thú
do sự tác động trực tiếp của sự vật khách quan vào cơ thể chúng ta theo quy luật của sinh lý học
không phải là những khoái cảm thẩm mỹ.
VD: Ăn ngon, tắm mát, ngủ đẫy,...
- Không phải tất cả những khoái cảm của con người về mặt tinh thần đều là tỉnh cảm thẩm mỹ.
VD: Các lạc thú của con người có thể nảy sinh từ quá trình hăng hái phục vụ xã hội, nỗ lực
học tập văn hoá, say mê phát minh khoa học, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch,...
Tình cảm thẩm mỹ là tình cảm nảy sinh từ sự tác động giữa con người với hiện thực, chủ
thể và đối tượng thông qua khâu hình tượng.
Do hình tượng có vai trò rất cơ bản trong tình cảm thẩm mỹ, vì thế tình cảm thẩm mỹ đã
trở thành động lực để sáng tạo nghệ thuật.
- Giá trị của hình tượng trước hết phụ thuộc vào trình độ sâu sắc của tỉnh cảm thẩm mỹ.
- Tính chân thực của hình tượng nghệ thuật phụ thuộc vào sự đúng đắn của tình cảm thẩm mỹ.
2.2. Thị hiếu thẩm mỹ
- Thị hiếu là khả năng lực chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể.
- Thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi con người không phải là cái bẩm sinh, bất biến. lOMoAR cPSD| 41487147
- Thị hiếu thẩm mỹ là thái độ tình cảm khiến người ta phản ứng mau lẹ trước những cái đẹp,
cái xấu, cái bị, cái hài trong cuộc sống và nghệ thuật.
- Thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái không thể bàn cãi được. Không nên đem cái ưa hay
không ưa của mình về nghệ thuật mà gán ép cho người khác.
- Trong lịch sử Mỹ học, ở phương Tây khi bàn về bản chất của thị hiếu thẩm mỹ đã có những
ý kiến nghiêng về tình cảm, lại có ý kiến nghiêng về lý trí.
Thực chất của thị hiểu thẩm mỹ là sự thống nhất hài hoà giữa nhận xét với cảm xúc.
Một thị hiếu thẩm mỹ phát triển ở mức độ đáng kể đã thấm nhuần một lý tưởng thẩm mỹ cụ
thể về mặt lịch sử rồi.
Thị hiếu thẩm mỹ mang tính chất ổn định tương đối trong hệ thống tình cảm.
Mỹ học Macxist xác định thị hiếu thẩm mỹ có những đặc trưng cơ bản sau:
- Sự phản ứng mau lẹ: gần như bản năng của chủ thể thẩm mỹ trước các hiện tượng đẹp, xấu,
bí, hải....do tình cảm thẩm mỹ tinh luyện, do kinh nghiệm tích luỹ những giá trị thẩm mỹ mà tạo
thành sự ổn định của tình cảm.
- Tính khoái cảm: Thụ cảm và đánh giá hiện tượng để xác định đâu là tốt, xấu, đẹp... chủ thể
thẩm mỹ không muốn thủ tiêu những hiện tượng ấy mà chỉ là thưởng thức nó.
- Tính cá biệt: Tuy thị hiếu có tính chất chung, hình thành từ những chuẩn mực xã hội, song vẫn
là một hình thức thụ cảm đặc biệt tồn tại ở các cá nhân.
- Tính kế thừa: Trình độ phát triển của thị hiếu thẩm mỹ là nguồn gốc tình cảm cho việc đánh
giá đúng các hiện tượng thẩm mỹ khách quan, phê bình đúng các tác phẩm nghệ thuật.
- Thị hiếu thẩm mỹ gắn bó với hệ thần kinh, gắn bó với truyền thống gia đình nhưng nó
không phải là cái cố định bất biến.
- Thị hiếu thẩm mỹ ra đời trong những thời đại nhất định và biến đổi cùng với thời đại Thị hiếu có tính thời đại.
- Thị hiếu thẩm mỹ không phải có tính chất nhất thành bất biến mà thay đổi theo từng giai cấp.
Không thể có một thị hiếu thẩm mỹ cho mọi giai cấp. > Những lợi ích của các giai cấp khác
nhau trong xã hội không chỉ được củng cố từ các thiết chế chính trị pháp luật và các tư tưởng
thống trị tương ứng mà còn nhờ vào sự khẳng định những chỉ tiêu, tiêu chuẩn thẩm mỹ nữa. Tuy
thế, nó không hoàn toàn đồng nghĩa với việc hiện tượng này giai cấp này ưa thích thì các giai
cấp khác liền ghét bỏ.
- Thị hiếu thẩm mỹ gắn với và chịu sự chi phối của tính dân tộc.
Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và mốt là gì?
2.4. Lý tưởng thẩm mỹ
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Lý tưởng trước hết là sự phản ánh thực tại khách quan. Sự
phản ánh hiện thực trong hình thức lý luận không đồng nhất với sự phản ánh hiện thực dưới
hình thức cụ thể - cảm tính, là lý tưởng thẩm mỹ.
- Lý tưởng thẩm mỹ luôn phản ánh bản thân những xu hướng phát triển của lịch sử, nói cách
khác, nó phản ánh những khả năng căn bản của sự phát triển.
- Lý tưởng không chỉ phản ánh thực tại mà còn là động cơ chủ đạo, là mục đích tối cao của
hoạt động con người trong một khoảng thời gian xác định về mặt lịch sử.
Lý tưởng một mặt phản ánh những khía cạnh căn bản và có ý nghĩa nhất trong thực tiễn xã hội
của một giai cấp nhất định, phản ánh những xu hướng căn bản, những tinh quy luật và những khả
năng thực tế phát triển xã hội Mặt khác, là một phạm trù đánh giá chủ yếu, quy định nhân tố kích lOMoAR cPSD| 41487147
thích tự giác, động cơ chủ đạo, mục đích cao nhất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, cho
hoạt động cải tạo của con người, cho các giai cấp xã hội.
- Lý tưởng thẩm mỹ là sự khái quát kinh nghiệm thẩm mỹ của con người, của các giai cấp xã hội và
thậm chí, trong ý nghĩa nhất định, của các thời đại một cách sâu sắc hơn, khách quan hơn.
- Nó đồng thời cũng nảy sinh trên cơ sở thực tiễn thẩm mỹ của con người và của xã hội, trên cơ
sở những thụ cảm và cảm xúc thẩm mỹ thường hay lặp lại, trên cơ sở những thị hiếu thẩm mỹ...
Đặc trưng của lý tưởng thẩm mỹ
- Đối tượng phản ánh và phương thức phản ánh thực tại không ngừng phát triển.
- Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ được biểu hiện tập trung nhất. Bằng những hình tượng,
các nghệ sĩ miêu tả sự xung đột các lý tưởng đang diễn ra trong hiện thực, trình bảy và phát hiện
các lý tưởng thẩm mỹ đang hình thành, đang xâm chiếm tình cảm thẩm mỹ của xã hội. Bằng
hình tượng, các lý tưởng thẩm mỹ đề xuất một lối sống, một nhân cách cần phải có.
Nói tới lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật có nghĩa là nói tới thế giới quan của nghệ sĩ, nói
đến hình thức tồn tại đặc biệt trong việc phản ánh những xung đột xã hội, nói tới ước mơ về
cái hoàn thiện thông qua phương tiện đặc thù hình tượng.
Nghệ thuật mang lại cho nhân loại những suy tư, những day dứt khôn nguôi về hành trình
đến với cái đẹp lý tưởng 3.
Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ
- Mỹ học Mac - Lenin chia chủ thể thẩm mỹ về các nhóm cơ bản sau:
•Nhóm chủ thể hoạt động thưởng thức thẩm mỹ
•Nhóm chủ thể hoạt động đánh giá thẩm mỹ
•Nhóm chủ thể hoạt động sáng tạo thẩm mỹ
- Trên cơ sở ba nhóm chủ thể thẩm mỹ nêu trên, các nhà mỹ học hiện đại đề xuất 5 nhóm chủ thể thẩm mỹ cơ bản:
1. Nhóm chủ thể thưởng thức thẩm mỹ
2. Nhóm chủ thể đánh giá thẩm mỹ
3. Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ
4. Nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ
5. Nhóm chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ
Nhóm chủ thể thưởng thức thẩm mỹ
- Là nhóm chủ thể rộng lớn. Đặc trưng chủ yếu của nhóm chủ thể này là phản ánh thụ cảm
những quá trình thẩm mỹ xảy ra trong cuộc sống và nghệ thuật. Nhóm chủ thể này còn được gọi
là chủ thể tiêu thụ những giá trị thẩm mỹ.
- Trong quá trình tiêu thụ, chủ thể thẩm mỹ thực hiện những quan sát nói chung. Nhờ sự quan
sát của tai và mắt mà chủ thể tích luỹ được những giá trị thẩm mỹ phong phú của đời sống và
biến thành những xúc động, những cảm giác, những kinh nghiệm thẩm mỹ của bản thân.
- Chủ thể đánh giá thẩm mỹ giữ vai trò quan trọng trong việc liên kết các sản phẩm sản xuất và người tiêu thụ.
- Vai trò lớn của chủ thể đánh giá là nêu lên được những giá trị và phản giá trị chính xác, rút ra
được các quy luật tồn tại của các sản phẩm sáng tạo, giúp cho cả chủ thể sáng tạo và chủ thể
tiêu thụ những định hướng cần thiết,
- Đối với nghệ thuật, chủ thể đánh giá thẩm mỹ chính là các chủ thể phê bình nghệ thuật. lOMoAR cPSD| 41487147
- Ngoài ra, không thể không nói đến những nhà định hướng lớn, những nhà lãnh đạo văn hoá - nghệ thuật.
Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ
- Đây là những chủ thể tiếp nối quá trình tiêu thụ, quan sát của nhóm chủ thể thưởng thức
để chuyển sang một quá trình mới: quá trình sản xuất.
- Quá trình sáng tạo là quá trình nhào nặn, tái tạo bằng nhiệt huyết của những cảm xúc biến đổi
của chủ thể sáng tạo. Những cảm xúc trong hoạt động sáng tạo phải được vật chất hoá - các
xúc cảm để lại dấu vét.
Chủ thể biểu hiện thẩm mỹ
- Nhóm chủ thể thực hiện việc truyền đạt sản phẩm của chủ thể sáng tạo thẩm mỹ cho chủ thể tiêu thụ thẩm mỹ.
- Đặc trưng của nhóm chủ thể biểu đạt khác với chủ thể định hướng là nhằm truyền đạt một
cách trung thành bản chất của toàn bộ sản phẩm đã sáng tạo đến người tiêu thụ.
- Vấn đề cơ bản của chủ thể biểu diễn đó là khả năng rèn luyện, khả năng lao động kiên trì.
Họ đồng thời cũng là những chủ thể sáng tạo, nâng cao giá trị của sản phẩm thẩm mỹ.
Nhóm chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ
- Nhóm chủ thể mà trong hình thái học nghệ thuật gọi là nhóm chủ thể tổng hợp các giá trị
nghệ thuật. Nhóm này có thể vừa là người cảm thụ, vừa là người sáng tạo, vừa là người biểu
hiện và cũng là nhà phê bình.
- Đặc trưng của nhóm chủ thể này là khả năng đạo diễn, thông hiểu cả các loại hình nghệ
thuật không gian lẫn nghệ thuật thời gian.
Khả năng sáng tạo của các chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ rất to lớn. lOMoAR cPSD| 41487147
BÀI 7: NGHỆ THUẬT TỪ GÓC NHÌN THẨM MỸ
NT là hình thái tập trung cao nhất của mối quan hệ giữa con người với thực tại
NGHĨA RỘNG: Tài nghệ; Sự điêu Hình thái cao nhất, tập luyện Nghệ thuật trung nhất của mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thực tại
NGHĨA HẸP: Mọi hoạt động,
mọi sản phẩm được sáng tạo
theo quy luật của cái đẹp
Hai khuynh hướng chính trong việc đi tìm bản thể của nghệ thuật trong nghĩa hẹp:
- Xác định bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với thực tại coi nghệ thuật là sự thống
nhất sinh động của nhận thức hình tượng về hiện thực và sự tái hiện cảm tính hiện thực
trong một chất liệu nhất định nhờ lao động sáng tạo của người nghệ sỹ
- Tìm bản chất của nghệ thuật trong mối liên hệ với con người nghệ thuật là phương tiện
bộc lộ tư tưởng, tình cảm của con người
Sự khác biệt giữa nghệ thuật và thẩm mỹ
2. Đối tượng nghệ thuật
- Cái mà nghệ thuật quan tâm, thể hiện đó là đối tượng
- Cái được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật cụ thể qua hoạt động sáng tạo của người
nghệ sĩ, đó là nội dung
- Đối tượng là cái thông qua đó biểu thị nội dung lOMoAR cPSD| 41487147
- Mỹ học duy tâm khách quan yêu cầu nghệ thuật hướng tới cái đẹp biểu hiện “ý niệm
tuyệt đối” (Platon) hay “tinh thần vĩnh viễn” (Hegel), nghĩa là những yếu tố ở bên ngoài đời
sống, ở bên trên con người như thần linh, thượng đế
- Mỹ học duy tâm chủ quan coi tinh thần chủ quan của nghệ sĩ là nơi khởi nguồn của nghệ
thuật. Sáng tạo nghệ thuật theo họ là sự biểu hiện rực cháy của tinh thần chủ quan, là một
hoạt động cá nhân, tự do và không vụ lợi (Kant)
- Đối tượng thẩm mỹ theo quan điểm mỹ học duy vật là toàn bộ thực tại khách quan, tồn
tại bên ngoài và độc lập với ý muốn chủ quan của con người
Mặt thẩm mỹ mà đối tượng nghệ thuật coi trọng:
- Vẻ độc đáo thẩm mỹ. Nghệ thuật luôn chú ý tới cái cụ thể, sinh động muôn hình vạn
trạng của sự vật, hiện tượng, con người ngoài đời sống
VD: Vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân
- Tính người của đối tượng nghệ thuật: Bất kì hiện tượng nào từ đời sống muốn đi vào tác
phẩm nghệ thuật phải được đặt trong tương quan tư tưởng – thẩm mỹ với con người. Nghệ
thuật là tiếng nói đặc biệt của con người về cuộc sống, vì cuộc sống. Mọi cái xa lạ với con
người, với đời sống vật chất và tinh thần của con người đều khó tìm thấy chỗ đứng trong tác phẩm nghệ thuật
- Con người là đối tượng nghệ thuật đặc biệt coi trọng trở thành nguyên lý phổ biến, không
chỉ đúng với nghệ thuật trong quá khứ mà còn mãi mãi đúng với nghệ thuật trong tương
lai khi khoa học, kỹ thuật tiên tiến tạo ra máy móc vi tính dần dần thay thế con người.
Việc hoài nghi vai trò chủ nhân của con người trong đời sống và trong nghệ thuật là đi
ngược lại bản chất đích thực của nghệ thuật
- Con người với tư cách là đối tượng trung tâm, hàng dầu của nghệ thuật phải là con người đa diện
- VD: hình tượng Chí Phèo
3. Nội dung và hình thức nghệ thuật
Thi pháp: quy luật sáng tạo nghệ thuật gắn với một loại hình nghệ thuật nào đó
4. Hình tượng nghệ thuật lOMoAR cPSD| 41487147
II/ Các loại hình nghệ thuật
1. Những khuynh hướng sai lầm trong phân chia các loại hình nghệ thuật
1.1.Đối lập với các loại hình nghệ thuật
- Việc đối lập các loại hình nghệ thuật khác nhau đã xuất hiện từ rất xa xưa trong lịch sử
mỹ học nhân loại
- Ngay từ thời cổ đại Hy Lạp, Platon đã phân chia nghệ thuật thành 2 loại “cao quý” và “thấp hèn”
- Với ông, nghệ thuật là sự biểu hiện của thế giới “ý niệm” bên trên và xa rời thế giới “vật
thể” tầm thường. Loại hình nào càng gần thế giới “ý niệm” , càng giúp con người nhận
thức trực tiếp và sâu sắc thế giới đó càng được ông đề cao.
- Ngược lại, loại hình nghệ thuật nào càng gần thế giới vật thể, càng coi trọng nguyên tắc
phản ánh hiện thực, thì với ông, càng ít giá trị, thậm chí có hại. Từ đó, Platon phủ nhận
hội họa và điêu khắc, không tin vào sân khấu, trong khi đó lại đánh giá rất cao âm nhạc,
kiến trúc và thơ trữ tình
- Đến thế kỷ XVIII, nhà mỹ học Đức Kant vẫn tiếp tục phân nghệ thuật thành “thượng đẳng”
và “hạ đẳng”, mặc dầu chỗ dựa có phần khác. Ông yêu cầu nghệ thuật phải mang vẻ đẹp
“thuần túy”. Sự sáng tạo ra những hình thức đẹp “tự do”, “không vụ lợi” được Kant đặc biệt tán dương
- Ông xếp âm nhạc, thi ca vào loại hình hoàn hảo vì chúng đáp ứng được những đòi hỏi
của ông về thứ nghệ thuật lý tưởng. Nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc mặc dù
cũng được nảy sinh bởi ý thức sáng tạo tự do của người nghệ sĩ song ít nhiều đều bắt
chước các hình thức tự nhiên bên ngoài nên đứng ở vị trí thấp hơn âm nhạc và thi ca
Nghệ thuật không có thứ bậc cao thấp, sang hèn. Tính đa dạng của các loại hình nghệ thuật là để
phù hợp với sự phong phú của hiện thực, sự độc đáo của cá tính sáng tạo và những nhu cầu
thẩm mỹ khác nhau của công chúng. Sự giàu có của các loại hình nghệ thuật biểu hiện trạng thái
giàu có và đời sống thẩm mỹ và nói riêng là của đời sống nghệ thuật. Đời sống văn hóa đạt đến
trình độ phát triển không thể nghèo nàn và đơn điệu. lOMoAR cPSD| 41487147 1.2)
Đồng nhất các loại hình nghệ thuật
- Từ chỗ quan niệm có hai thứ nghệ thuật “hoàn hảo” và “không hoàn hảo”, các khuynh
hướng nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa đi tới xóa nhòa ranh giới các loại hình nghệ thuật. Họ
chỉ thừa nhận có một loại hình duy nhất: nghệ thuật trừu tượng. Theo họ, đó là nhưng đỉnh
cao mà nghệ thuật muôn đời hằng vươn tới, là nơi gặp gỡ của những tài năng nghệ thuật thật sự vĩ đại
- Chủ nghĩa hiện đại đặc biệt xem thường những tác phẩm nghệ thuật hiện thực. Họ chế
nhạo các nghệ sĩ hiện thực là nô lệ và khuôn sáo. Họ đòi hỏi “giải phóng” nghệ thuật ra
khỏi những nguyên lý cũ kỹ trói buộc khả năng sáng tạo của những người nghệ sĩ. Với họ,
nghệ thuật phải kiến tạo thế giới “thiên nhiên thứ hai” và có khả năng thay thế “thiên nhiên
thứ nhất”, nhưng là một thế giới khác, thậm chí xa lạ với thế giới hiện thực
- Chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật đồng thời đề cao vai trò của vô thức, trực giác trong
sáng tạo của người nghệ sĩ
- Theo họ, sự khám phá tâm lý học ở thế kỷ XX về thế giới tiềm thức sâu xa, vô hình trong
con người đã trao vào tay người nghệ sĩ một vũ khí lợi hại, đã giúp lý giải lao động nghệ
thuật một cách thấu đáo và thuyết phục nhất. Họ nhắm mắt tôn sùng một chiều học thuyết của Freud
- Trên thực tế, họ đẩy hoạt động sáng tạo nghệ thuật vào mê cung của cái vô thức
Với tất cả những đặc điểm trên vừa nêu, chủ nghĩa hiện đại cố nhiên chỉ tuyên truyền và chủ
trương duy nhất loại hình nghệ thuật trừu tượng. Đó là thứ nghệ thuật “mới”, phi lý tính, phi
hiện thực đủ loại. Việc đồng nhất hóa các loại hình nghệ thuật chỉ chứng tỏ sự đơn điệu của thực
tiễn sáng tạo và cảm thụ, sự nghèo nàn của cá tính nghệ thuật trong xã hội phồn vinh tinh thần một cách giả tạo
Nghệ thuật có chỗ đứng cho mọi khuynh hướng, trào lưu. Cái đích chung của nghệ thuật là vì
con người, sự tinh tế và giàu có trong đời sống tinh thần mà nói riêng là đời sống thẩm mỹ của con người và xã hội
2. Cách phân loại nghệ thuật hiện đại -
Sự phân loại chỉ là xét trên đại thể và mang tính tương đối. Thực tiễn nghệ thuật vô cùng
phong phú sinh động. Mọi cách nhìn khuôn cứng đều tỏ ra không mấy thích hợp. Vì thế,
không được đối lập các loại hình nghệ thuật với nhau. Mỗi loại hình nghệ thuật có sở
trường, sở đoàn riêng. Chúng bổ sung cho nhau, làm phong phú cho hoạt động nghệ thuật
của con người, nhằm đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ của xã hội 2.1)
Dựa vào đối tượng chủ yếu của sự phản ánh
Nghệ thuật không gian: hội họa, điêu khắc, đồ họa
- Đặc điểm: gắn với ấn tượng thị giác, màu sắc, hình dáng, đường nét được đặc biệt coi trọng.
Hình tượng tĩnh của nghệ thuật không gian để tạo nên cảm nghĩ sâu sắc và lắng đọng trong
tâm trí của người cảm thụ.
Nghệ thuật thời gian: âm nhạc, văn chương, múa
- Đặc điểm: có sở trường trong việc diễn tả quá trình của tâm trạng và hành động. Tính hợp
lý trong sự vận động và biến đổi luôn được xem trọng. Người thưởng thức có điều kiện hòa
nhập vào dòng chảy của con người và cuộc đời, cảm nhận được đến tận cùng lẽ biến huyền vĩ của tạo vật
Dựa vào một số tiêu chí khác lOMoAR cPSD| 41487147
- Dựa vào tiêu chí tính năng:
+ Nghệ thuật thuần nhất (Nghệ thuật đơn tính)
+ Nghệ thuật ứng dụng (Nghệ thuật lưỡng tính)
- Dựa vào sự lệ thuộc lẫn nhau:
+ Nghệ thuật có trước: Biên kịch, âm nhạc, kịch bản điện ảnh, kịch bản múa,…
+ Nghệ thuật có sau: Sân khấu, biểu diễn âm nhạc, điện ảnh, biểu diễn múa…
- Dựa vào tính chất của sự tồn tại: + Nghệ thuật độc lập
+ Nghệ thuật tổng hợp: ca khúc (âm nhạc + ca từ), vũ đạo (múa + nhạc), sân khấu, điện ảnh
(tổng hợp nhiều phương tiện)
- Ngoài ra, người ta còn kể tới nhiều cơ sở phân loại khác như: trình diễn – không trình diễn,
ngôn ngữ - phi ngôn ngữ,…
3. Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật cơ bản 3.1)
Nhóm nghệ thuật ứng dụng
- Ra đời từ sớm, ngay trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại, gồm: nghệ thuật trang
trí (mỹ thuật ứng dụng) và kiến trúc
- Vừa thuộc lĩnh vực sáng tạo tinh thần, vừa thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, vừa có
công dụng thực tế, vừa mang tính thẩm mỹ
- Mỹ thuật ứng dụng: hình trang trí, hoa văn
- Kiến trúc: chiếm lĩnh không gian bằng phương pháp tạo hình, kết hợp cái đẹo với cái thực
dụng để sáng tạo không gian sinh tồn cho con người, thể hiện tình cảm, tư tưởng, phong
cách đại diện cho một dân tộc hay một thời đại 3.2)
Nhóm nghệ thuật tạo hình
- Sử dụng phương pháp tạo hình để phản ánh hiện thực, đáp ứng nhu cầu chủ yếu của thị giác
- Điêu khắc: sử dụng vật liệu tự nhiên hay nhân tạo để phản ánh con người và cảnh vật trong
không gian ba chiều, dùng kết cấu hình thức để thể hiện nội dung ý tưởng. Ngôn ngữ cơ
bản của điêu khắc là khối, mảng, nét. Sản phẩm chính: Tượng đài, tượng chân dung, tượng trang trí
- Hội họa: thể hiện thế giới hữu hình trên mặt phẳng nhờ vào đường nét, hình vẽ và màu sắc.
Biểu hiện sự phong phú của cuộc sống về màu sắc, mô tả con người và môi trường xung
quanh con người, phát triển khả năng thưởng ngoạn tối đa của thị giác và cảm thụ cụ thể đối
với hình tượng được tái hiện trong tranh và có sức khải quát hóa rộng. Các loại tranh cơ
bản: Tranh lịch sử, tranh phong cảnh (tự nhiên, sinh hoạt, chân dung, tĩnh vật,…). Hoặc
chia theo chất liệu: tranh sơn dầu, sơn mài, thủy mặc,…
- Đồ họa: loại hình nghệ thuật tạo hình gần với hội họa. Trong đồ họa, đường nét dù vẽ thế
nào, rõ ràng hay đứt đoạn, vẫn là phương tiện biểu hiện cơ bản. Màu sắc trong hình vẽ đồ
họa chỉ đóng vai trò hỗ trợ và thường hạn hẹp ở hai màu đen trắng hạn chế phần nào khả
năng miêu tả so với hội họa; Ưu thế: đồ họa khi được sử dụng vào loại tranh cổ động có
thể in rất nhiều bản vẽ mà vẫn giữ được giá trị nghệ thuật đầy đủ của nguyên bản
Đồ họa có tính chất quần chúng, tính thời sự, được sử dụng rộng rãi trong việc truyền bá kịp
thời những tư tưởng xã hội, chính trị cấp thiết
3.3) Nhóm nghệ thuật biểu hiện Âm nhạc lOMoAR cPSD| 41487147
- Xử lý âm thanh theo nhịp điệu, tiết tấu nhằm biểu hiện sự rung động cảm xúc, tâm trạng con
người. Thuộc tính cơ bản của âm nhạc: cao độ và trường độ…
- Âm nhạc có sự tinh tế, uyển chuyển trong việc truyền đạt thế giới tinh thần của con
người, giúp con người bày tỏ tâm tư, tình cảm, khát vọng của mình trước hiện thực
- Yếu tố đồng sáng tạo thể hiện rõ
- Trong đời sống âm nhạc của một dân tộc thường có hai dòng âm nhạc tồn tại song song:
âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc đại chúng và âm nhạc kinh điển) Múa
- Là loại hình nghệ thuật lấy hình thể và động tác diễn xuất của con người làm phương
tiện xây dựng hình tượng
- Động tác múa mang lại tính tượng trưng, ước lệ, có giá trị biểu cảm cao
- Múa có sự gắn bó chặt chẽ với âm nhạc, động tác múa dựa trên nhịp điệu của âm nhạc, qua
đó bộc lộ tính cách, tư tưởng và tình cảm của con người
- Có hai dòng múa song song tồn tại: múa dân gian và múa chuyên nghiệp 3.4)
Nghệ thuật ngôn từ -
Là loại hình nghệ thuật giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các loại hình nghệ thuật,
giữ vị trí chủ đạo và xếp ngang hàng với tổng số các loại hình nghệ thuật còn lại -
Dựa trên đặc điểm thi pháp và cấu trúc ngôn ngữ, có thể chia văn chương thành: văn xuôi và văn
vần, hoặc thành ba thể loại: tự sự, trữ tình, kịch
3.5) Các loại hình nghệ thuật tổng hợp
- Trong sân khấu và điện ảnh dường như có mặt tất cả các loại hình nghệ thuật khác. Sự có
mặt của các loại hình nghệ thuật ấy không phải là số cộng đơn giản, hay sự lấy ghép tùy tiện
mà được kết nối với nhau trong một chỉnh thể thống nhất và duy nhất nhằm tạo ra những
độc đáo cho nghệ thuật mới lạ
- Có sự tham gia của một tập thể các nghệ sĩ sáng tác: kịch bản, họa sĩ, nhạc sĩ,… cho đến các
chủ thể biểu diễn: diễn viên,…
- Tính tổng hợp làm cho sân khấu và điện ảnh vừa mang tính tạo hình, vừa mang tính biểu
hiện, vừa là nghệ thuật thời gian, vừa là nghệ thuật không gian, vừa là nghệ thuật thị
giác, vừa là nghệ thuật thính giác Sân khấu
- Ngôn ngữ nghệ thuật của sân khấu là hành động (hành động hình thể, hành động tâm
lý, hành động ngôn ngữ) thông qua diễn xuất của diễn viên
- Hành động sân khấu là hành động kịch nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch chứ không phải
bất kỳ hành động ngẫu nhiên nào
- Đặc điểm quan trọng của sân khấu là hành động sáng tạo diễn ra ngay trước mắt người
xem người xem có thể đồng sáng tạo với diễn viên
- Sân khấu mang đậm dấu ấn tượng trưng, ước lệ cả về không gian, thời gian và hành động
- Sân khấu có ba thể loại chính: chính kịch, bi kịch, hành kịch Điện ảnh
- Ngôn ngữ của điện ảnh là hình ảnh. Do ít bị hạn chế về không gian, thời gian, điện ảnh có
khả năng trình bài cuộc sống phong phú, nhiều mặt hơn sân khấu -
Điện ảnh có khả năng rộng lớn trong việc bao quát cuộc sống, cả quá khứ, hiện tại, tương lai lOMoAR cPSD| 41487147
- Kịch bản của điện ảnh là một loại tác phẩm văn học đặc biệt (bao gồm cả những chi tiết yêu
cầu và không gian, trang phục, cử chỉ của diễn viên, âm thanh, ánh sáng…)
- Tiếp nhận điện ảnh là quá trình tiếp nhận một chiều
- Điện ảnh gồm các thể loại: phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình, phim khoa học,…
Chia theo đề tài: phim tâm lý xã hội, phim hài, phim trinh thám… Chia theo phương diện kỹ
thuật: phim đen trắng, phim màu, phim ảnh nhỏ, phim màn ảnh rộng…
III/ Giá trị và ý nghĩa xã hội của nghệ thuật
1. Giá trị của nghệ thuật
- Giá trị nghệ thuật nảy sinh từ sự đánh giá nghệ thuật: quan hệ giữa tác phẩm và
người thưởng thức nó
- Tiểu chuẩn khách quan để đánh giá nghệ thuật là khả năng đáp ứng của nó với cuộc
sống, đối với sự phát triển, tiến bộ xã hội
- Khi đánh giá nghệ thuật, phải đánh giá trên cả hai bình diện: nội dung và hình thức của tác phẩm
- Công chúng cần có quan điểm lịch sử, cụ thể và sự am hiểu về ngôn ngữ đặc trưng của
các loại hình nghệ thuật khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật cụ thể
2. Ý nghĩa xã hội của nghệ thuật lOMoAR cPSD| 41487147 lOMoAR cPSD| 41487147