Tổng hợp câu hỏi ôn tập cuối kì | Mỹ học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong giai đoạn ôn tập cuối kỳ môn học Mỹ Học Đại Cương tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, việc tổng hợp các câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho kỳ thi. Các câu hỏi này sẽ bao gồm một loạt các chủ đề quan trọng đã được học trong suốt học kỳ, từ các phong cách nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu, đến các trường phái và trào lưu nghệ thuật. Việc ôn tập thông qua việc giải đáp các câu hỏi này sẽ giúp sinh viên củng cố và nắm vững kiến thức, sẵn sàng cho kỳ thi cuối kỳ.

CÂU HỎI ÔN TẬP MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Nguyễn Đình Sơn
1. Tại sao Mỹ học là khoa học nhân văn? Tại sao Mỹ học lại nghiên cứu cái
Đẹp và Nghệ thuật? Tính ứng dụng của Mỹ học?
Tại sao Mỹ học là KHNV
- “Mỹ học là khoa học về cái đẹp” - Baumgarten.
- Mỹ học chính là cảm năng học, tức là khoa học giúp con người tạo lập những cảm xúc
tích cực để cho con người sống đẹp hơn. Khi sống đẹp, từ thân tâm biết được giá trị của
mình, từ đó sẽ thấy mình đẹp. Học mỹ học chính là trau dồi khả năng cảm thụ cái đẹp.
- Mỹ học là khoa học nhân văn, bởi vì cái đẹp là một phạm trù mang tính nhân văn,
hướng tới vẻ đẹp của con người.
- Cái đẹp mang tính chủ quan, vì cùng một sự vật hiện tượng, mỗi người có thể có những ý
kiến, nhận định khác nhau.
Tổng hợp từ luận điểm trên mà có thể nói: Mỹ học là khoa học nhân văn. Bởi lẽ như bao
ngành khoa học khác, Mỹ học cũng có phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
riêng cho lĩnh vực của mình. Thêm nữa, Mỹ học là khoa học nghiên cứu giúp con người
tạo lập những cảm xúc tích cực trong cuộc sống. Từ đó nhận ra giá trị của mình và thấy
mình đẹp. Tiếp nữa là thấy mình có giá trị, thêm trân trọng và sống hết mình với cuộc
đời của mình.
Mỹ học lại nghiên cứu cái Đẹp và Nghệ thuật
- M hc là một bước trung gian, m hc nghiên cu v cái đp, mà ngh thut là
nơi tập trung cái đẹp.
- Cái đp và ngh thuật mang đến cm xúc tích cực cho người tiếp nhận. Đó là
cảm năng
- M hc là phm trù trung tâm ca khoa hc. Và Cái Đẹp là phm trù trung
tâm ca M hc
- Ngh thuật: là lĩnh vực tp trung của cái Đẹp, mà cái Đẹp trong ngh
thuật là cái đem lại cảm xúc cho con người. Đó là cảm xúc kép: cái đp v ngh
thuật đ ng thời là cái đẹp v cm xúc.
- Ngh thuật là cái đp đưc th hiện dưới dng vt chất. Như bản nhc (sóng
âm), bc tranh hay bức tượng (thc th hữu hình, mình đụng chm cm nm),
mùi hương (các phân tử). Tác phm ngh thut có th đưc sáng tác trong
nhng hoàn cnh khác nhau, cm hng sáng to ca mi ngh sĩ cũng không
ging nhau. Mt tác phm ngh thut có th đưc sáng tác trong mt khonh
khc bt cht và không mang tính quy lut.
lOMoARcPSD| 41487147
- => Cm hng ngh thut và vic sáng to ngh thut không tuân theo bt k
quy lut nào c, vy sao mình nghiên cứu nó đây? Không dễ m ngay được câu
tr lời xác đáng. Đó là quá trình tìm tòi không mệt mi ca nhiu nhà m hc
danh tiếng thuc nhiu dân tc trong sut chiu dài lch s.
- M học quan tâm đến cái Đp. Và ngh thut lại là lĩnh vực tập trung cái Đẹp. Do
vậy mà, cái Đẹp và ngh thuật là hai lĩnh vực nghiên cu ca M hc.
Tính ng dng ca M hc
- Mĩ hc có tiềm năng ứng dng rt ln trong vic nghiên cu và biên son lch s
văn học, nghiên cu tác phẩm văn học nước ngoài, nghiên cu vic tiếp nhn
ngh thut nói chung, nghiên cu các lĩnh vực văn hóa đại chúng, nghiên cu
vic dy học văn trong nhà trường…. Trong bối cảnh văn hóa và nghiên cứu Văn
hc Vit Nam hin nay, nghiên cu và vn dụng Mĩ học tiếp nhn mt cách bài
bản là điều rt cn thiết.
- T nhìn nhận cái Đẹp ca bn thân mình.
- Biết sống đẹp là như thế nào
- Lao đng đẹp là như thế nào
2. Phân tích và chứng minh lao động là nguồn gốc hình thành quan
hệ thẩm mỹ. Tính thẩm mỹ của sản phẩm lao động hình thành như thế nào?
Lao động là nguồn gốc hình thành quan hệ thẩm mỹ
- Nguồn gốc làm xuất hiện ý thức thẩm mỹ là hoạt động lao động của con người. Trong
hoạt động có tính mục đích, con người đã tạo ra chính mình trong việc xác lập kiểu quan
hệ chủ thể – đối tượng. Quan hệ chủ thể - đối tượng là cơ sở, là điều kiện hình thành chủ
thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ tương ứng với nó. Trong hoạt động của mình, chủ thể
thẩm mỹ, liên tiếp sản sinh ra đối tượng thẩm mỹ trong các quan hệ thẩm mỹ. Đây chính
là quá trình tạo lập bản chất người và do đó, nó phản ánh những năng lực và hình thành
các lực lượng bản chất ở con người.
- Quá trình nảy sinh ý thức thẩm mỹ cần được khảo sát trước hết ở quá trình sáng tạo công
cụ của người tiền sử. Từ xa xưa, người nguyên thuỷ đã biết chế tạo công cụ phục vụ cho
những nhu cầu cơ bản của mình là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Điều này cho
phép chúng ta nhìn nhận một cách biện chứng hơn về cơ sở của hai nhân tố vật chất và
tinh thần trong hoạt động con người. Trong hoạt động con người, nhu cầu vật chất đi
trước, nhưng ngay sau đó và đồng thời với nó, nhu cầu tinh thần được nảy nở; chúng luôn
tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề và ảnh hưởng tới sự phát triển của nhau trong mọi
hoạt động của con người.
lOMoARcPSD| 41487147
- Lúc đầu do nhu cầu sống của cộng đồng, tập thể, con người đã tạo ra cái ăn, cái mặc, cái
ở, Quan hệ thực dụng đã xuất hiện trong các quan hhội của con người. Từ đó nảy
sinh quan hệ thẩm mỹ
- Lao đng là ngu n gốc, cơ sởnh thành quan h thm m và góp phn hình
thành hai giác quan và đôi bàn tay.
- Mỹ học Mác – Lênin khẳng định nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ: Quan hệ thẩm
mỹ là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất vật chất và đấu tranh xã hội, nó chính là quá
trình phát hiện, cảm thụ các thuộc tính thẩm mỹ của thế giới và sáng tạo ra những giá
trị thẩm mỹ trong đời sống văn hóa nghệ thuật của con người.
Lao động là nguồn gốc, cơ sở hình thành quan hệ thẩm mỹ, thực tiễn lao động đã biến con
người không chỉ là chủ thể xã hội, mà còn là chủ thể thẩm mỹ, biến giới tự nhiên thành
khách thể thẩm mỹ. Trong lao động, con người vừa đổi mới cuộc sống, đến lượt mình,
cuộc sống cũng lại làm đổi mới con người. Đó là quá trình hoàn thiện cuộc sống. Lao
động và thông qua quá trình lao động, các giác quan của con người mới có tính thẩm mỹ,
đó cũng là quá trình thành năng lực thẩm mỹ của con người, cái tai mới biết thưởng thức
âm nhạc, con mắt mới biết nhận định được cái đẹp của hình thức. Các giác quan thẩm mỹ
chỉ phát sinh khi có đối tượng tương ứng.
Tính thẩm mỹ của sản phẩm lao động được hình thành như sau
- Quá trình lao động đem lại sự hoàn thiện về cả kỹ năng (bàn tay) và các giác quan (mắt,
tai) cho con người. Quá trình con người tác động vào tự nhiên để nuôi sống bản thân
(hái lượm/ săn bắt canh tác, trồng trọt bàn tay).
- Đôi tay con ngưi va là công c lao động vừa là quan lao động to ra sn phm
mang tính thc dng cho nhu cu vt cht và mang tính thm m cao.
VD: Đ th công m ngh là các tác phm ngh thut mang tính thm m cao, là
sn phm to ra bởi năng lc tinh thn, k năng, kỹ xo và th pháp ngh thut.
Thông qua các sn phm này, cm xúc của người sáng tạo được truyn đt đến
ngưi tiếp nhận. Ban đầu, đ đápng nhu cu che nắng, che mưa người ta to
ra nón lá. Ban đầu nón lá có màu trng nguyên thy ca lá c, nhưng theo thời
gian người ta lại nâng lên đòi hỏi nón lá phi đưc trang trí thêm màu sắc để
phc v nhng nhu cầu khác như trang trí, phụ kin chp ảnh,… Khi này tính
thm m của nón lá được hình thành. Người ngh nhân s thêm vào nhng chi
tiết như thêm nhng chiếc hoa, viết những dòng thơ,…trên nón lá
Chính yếu tố nghệ thuật, văn hóa vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của các sản
phẩm lao động. Sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ
thuật của nghệ nhân, thợ thủ công để tạo ra sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao
lOMoARcPSD| 41487147
3. Phân tích chứng minh sự đồng hóa trên lĩnh vực tinh thần
nội dung của quan hệ thẩm mỹ. Ý nghĩa của vấn đề này trong đời sống
thẩm mỹ.
- Giới tự nhiên phản ánh qua não người, nó tiếp nhận và lưu trữ cũng như tái tạo thông tin,
nhưng khi con người tái tạo trong cảm xúc thì sẽ sinh ra sự tưởng tượng, hình ảnh trong
hiện thực đã được thăng hoa trong ý thức. Ý thức thực thể hóa sự thăng hoa này thành
biểu trưng, chuyện kể mang tính thần thoại. Đây chính là quá trình diễn ra sự “Đồng hóa
tinh thần” Tưởng tượng là yếu tố quan trọng nhất, làm nên tính người
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và là tiêu chuẩn của sự đồng hoá tinh thần nói
chung của con người về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo…
sự đồng hoá tinh thần về mặt thẩm mỹ nói riêng chính là sự khác nhau của sự đồng hoá
tinh thần này.
- Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ về mặt thẩm mỹ giữa chủ thể thẩm mỹ với đối tượng thẩm
mỹ. Do vậy mà, những gì tạo nên được mối quan hệ thẩm mỹ sẽ là nội dung của nó. Sự
đồng hóa tinh thần là quá trình làm cho sự vật hiện tượng có những tư tưởng, tình cảm,
đặc tính của con người. Đây phương thức dùng sự vật hiện tượng biểu đạt cảm xúc, tạo
nên những cái Đẹp trong cuộc sống, thơ văn, nghệ thuật,… Để con người thưởng thức, suy
ngẫm đó là quan hệ thẩm mỹ.
Ví dụ điển hình cho sự đồng hóa tinh thần là những câu thơ
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Giọt vào đài các, giọt rơi xuống bùn
Thân em như củ ấu gai
Bên trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
Như vậy, để xác định được bản chất của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện
thực, những đặc điểm phân biệt nó với các quan hệ chính trị, pháp quyền, đạo đức,
triết học, khoa học, tôn giáo thì cần phải nghiên cứu sự nảy sinh hình thành và phát
triển của nó, phân tích mặt khách thể chủ thể của nó
Ý nghĩa
Yếu tố đồng hóa tinh thần có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống, nó là phương thức để
con người thể hiện được những tâm tình cảm của mình, thể hiện sự đồng cảm của sự
vật hiện tượng xung quanh đối với con người.
4. Phân tích và chứng minh giá trị thẩm mỹ là hệ quả của quan
hệ thẩm mỹ. Ý nghĩa của giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống.
lOMoARcPSD| 41487147
- Giá trị của quan hệ thẩm mỹ được phản ánh qua mức độ đáp ứng được nhu cầu sống, tồn
tại của loài người. Giá trị thẩm mỹ là giá trị mà qua đó đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ
của con người, đáp ứng cho sự thiết định của cái đẹp.
- Giá trị phản ánh nhu cầu, nhu cầu thay đổi thì giá trị sẽ thay đổi, nhu cầu mất đi giá trị sẽ
mất đi. Điều này đặc biệt rõ ràng trong nghệ thuật, nơi một số tác phẩm mất đi giá trị
thẩm mỹ của chúng và những tác phẩm khác vẫn tồn tại với thời gian được các thế hệ
tương lai đánh giá cao.
- Qua các quan hệ thẩm mỹ giữa con người với tự nhiên thì sẽ sinh ra các giá trị thẩm mỹ
giữa các mối quan hệ đó tương ứng, giá trị thẩm mỹ ấy phải phù hợp với nhu cầu thực
tiễn, phản ánh hiện thực của nhận thức con người về thế giới quan xung quanh. Mỗi xã hội
và mỗi thời đại sẽ có một góc nhìn về giá trị thẩm mỹ riêng, qua đó ta cần phải linh hoạt
trong việc xác định giá trị thẩm mỹ trong các tương quan giữa các khách thể thẩm mỹ.
- Quan hệ thẩm mỹ không phải là quan hệ có sẵn mà qua những xúc động, vui sướng, niềm
hân hoan của con người mới mang ý nghĩa thẩm mỹ chân chính, bởi vì lao động đã tạo
nên cái mới, làm ra một vật hữu ích cho xã hội nên thông qua lao động đã dựng nên được
một sản phẩm mới cũng tạo ra sự tự tin, tài năng, trí tuệ và tình cảm của con người, qua đó
thể hiện giá trị thẩm mỹ của vật đó, chính lao động đã mang các giá trị bên trong của con
người thể hiện ra bên ngoài và các giá trị ấy được mọi người tán thưởng, yêu quý
Vd: Khi chúng ta đi xem kịch, sẽ diễn ra quan hệ thẩm mỹ. Đó là quan hệ giữa khán giản
và nhân vật trong vở kịch. Trong quá trình chúng ta xem kịch chúng ta sẽ cảm thấy đồng
cảm, thương cảm cho nhân vật được thể hiện qua nhiều cảm xúc xoay quanh quá trình
chúng ta xem kịch. Chúng ta có thể cười, khóc, vỗ tay đây là những giá trị thẩm mỹ được
tạo ra từ quan hệ thẩm mỹ giữa người xem và nhân vật của vở kịch. Giá trị thẩm mỹ này
xuất hiện để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ, khi thưởng thức cái đẹp họ
thương cảm cho cái đẹp.
Ý nghĩa
- Ý nghĩa của giá trị thẩm mỹ trong đời sống. Cái đẹp là nhu cầu của con người, mong
muốn làm đẹp là bản tính tự nhiên của con người. Do vậy, giá trị thẩm mỹ có một vai trò
rất quan trọng trong đời sống, nó đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, nâng cao thị
hiếu thẩm mỹ của con người. Giá trị thẩm mỹ cũng thể hiện được tính đa dạng trong nhu
cầu về thẩm mỹ của con người qua các giai đoạn, thời kì lịch sử.
5. Trình bày quan niệm về cái Đẹp trong lịch sử phương Tây. Ý nghĩa
của quan niệm này trong Mỹ học hiện nay
Quan niệm cái đẹp phương Tây
- Theo Plato cho rằng: “ Cái Đẹp là ý niệm”. Điều này có nghĩa rằng cái Đẹp là những ý
niệm tồn tại ngoài thế giới của chúng ta, ý niệm đó nhập vào con người theo một mức độ
khác nhau cho nên con người có một năng lực cảm nhận về cái đẹp khác nhau. Có thể
thấy, mỗi vùng miền, mỗi đất nước khác nhau con người ta lại có những quan niệm về cái
đẹp khác nhau.
lOMoARcPSD| 41487147
- Ví dụ quan niệm về cái Đẹp đối với phụ nữ ở khu vực văn hóa Đông Á là môi trái tim,
lông mày lá liễu, má ửng hồng, mắt phượng. Còn quan niệm về cái Đẹp ở Tây Âu thời
hậu kì trung đại là gương mặt trắng bệch, cạo lông mày và búi tóc cao lộ phần trán, trán
càng cao càng thể hiện mình tri thức.
- Theo Aristoteles thì cho rằng: “Cái Đẹp là thực thể”. Thực thể là tồn tại có thực. Từ đó
có thể suy ra một sự vật đẹp là sự vật có hình dáng, kết cấu và sự liên kết rõ ràng. Ta có
thể nhìn nhìn, chạm được vào sự vật đó.
- Cách nhận biết cái Đẹp theo như Kant thì cái gì đem lại cho ta cảm giác vui sướng,
hân hoan thì cái đó là Đẹp
- Để hiểu được cái Đẹp thì phải thông qua ngôn ngữ, không chỉ tiếng nói và chữ viết
còn màu sắc, âm thanh, dáng điệu, ký hiệu, biểu trưng, nghi thức
Ý nghĩa
- Ý nghĩa của vấn đề này trong đời sống. Đó là ý nghĩa về mặt nhân văn, giáo dục.
- Thứ nhất, Cái đẹp sẽ được con người cảm nhận ở những mức độ khác nhau. Mỗi quốc
gia, dân tộc sẽ có một quan niệm về cái đẹp riêng và chúng ta không có quyền chỉ trích,
chê bai, hay nhục mạ bất kỳ một quan niệm về cái Đẹp của quốc gia, dân tộc nào. Mọi
việc điều mang tính tương đối. Chúng ta đừng áp đặt cảm nhận của mình về cái Đẹp cho
mọi người vì đó thuộc về cảm nhận riêng, cảm xúc riêng của mỗi người.
- Thứ hai, cái Đẹp chỉ được cảm nhận khi một sự vật hiện tượng có hình hài, tồn tại thực,
đã được tạo hình hoàn chỉnh, có hình thù nhất định có thể chạm vào được.
- Quan niệm về cái đẹp trong mỹ học phương Tây cổ đại mà điển hình là mỹ học Hy Lạp
La Mã cổ đại đã đặt nền móng cho sự phát triển của mỹ học sau này.
- Các quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ cổ đại phương Tây cũng hướng đến những giá
trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến và đều để lại những tư tưởng quý báu cho
những thế hệ mai sau làm giàu thêm tư tưởng thẩm mỹ của mình.
6. Trình bày quan niệm về cái Đẹp trong lịch sử phương Đông. Ý
nghĩa của quan niệm này trong Mỹ học hiện nay
Quan niệm cái đẹp phương Đông
Ở Trung Quốc cổ đại cho rằng: “Cái đẹp phải phản ánh thông qua đạo đức, sự vận
hành của âm dương (cái đẹp của dương là cái đẹp thấy được, cái đẹp của âm là cái
không thấy được).
- Khổng giáo quan niệm “mỹ” phải đi kèm với “thiện”. “Mỹ” và “thiện”
đều là cái đẹp mà con người phải hướng tới theo lẽ trời đất, về cả hình
thức và nội dung.
- Khổng Tử gắn cái đẹp với bậc quân tử, cái xấu với kẻ tiểu nhân. Cái
đẹp gắn với đạo thánh hiền, người học đạo để sửa cho mình thành người
có phẩm giá tôn quý, không làm điều trái đạo, ấy là quân tử.
lOMoARcPSD| 41487147
- Mạnh Tử đề cao mỹ học nguyên thủy về “Tâm” và “Tính”, cho rằng vẻ đẹp
bề ngoài cảm nhận được đều thấy giống nhau nhưng vẻ đẹp bên trong
không phải ai cũng giống nhau; tuy thế, có cái tâm mọi người đều giống
nhau, đó là tính thiện vẻ đẹp bản nguyên của tinh thần, và cả đời người thì
phải giữ được “nhân chi sơ, tính bản thiện”
- Trái lại Tuân Tử xem cái ác là khởi đầu bản tính, con người phải tôi rèn
tâm đạo, cho đến khi vượt được bản gốc ác tính mà nắm được đạo tính thì
mới là đạt tới đỉnh cao thiện tính, nhân tâm
Cái Đẹp của Trung Quốc quan trọng đạo
đức. Quan niệm cái đẹp trong mỹ học Nhật Bản
- Với sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo Thiền tông và Thần đạo, “cái
đẹp” đóng vai trò quan trọng trong mỹ học Nhật Bản. Cái đẹp trở thành tôn giáo và
triết học đối với người Nhật. Nó trở thành đích sống, trở thành niềm đam mê, tr
thành quyết định cho tư tưởng và hành động mang bản sắc dân tộc.
- Cái đẹp hình thành đã chứa trong nó sự diệt vong. Chính bởi vậy, nó mới là cái đẹp
thật sự, xứng đáng được quý trọng giữ gìn. Cái đẹp ấy như những cánh hoa anh đào
mong manh “sớm nở”, “chóng tàn”, con người sớm nhận thức được sự “vô
thường” trong cõi đời nhỏ bé, giữa vũ trụ mênh mông mà hình thành nên những
rung cảm đặc biệt sâu lắng.
- “Đặc trưng lớn nhất trong mỹ học truyền thống Nhật Bản đã xem trọng lối biểu
hiện tượng trưng hơn là lối miêu tả thực. Một đặc trưng khác của nghệ thuật
chân chính là sự biểu hiện có chọn lọc những cái gì đẹp đẽ và loại bỏ những cái
gì thô mạt và hạ phẩm như là chuyện đương nhiên” (Suzuki Setsuko)
Ý nghĩa
- Ý nghĩa của vấn đề trong đời sống. Quan niệm về cái đẹp của phương Đông có ý nghĩa
về mặt giáo dục, định hướng cho con người.
- Cụ thể thứ nhất, bản chất thật của mỗi người đều là cái ta thật, tốt đẹp nhưng theo thời
gian trưởng thành dưới tác động khách quan của xã hội con người dần thay đổi theo chiều
hướng xấu. Theo quan niệm cái Đẹp phương Đông thì cái Đẹp chỉ có thể nhận biết và thấu
hiểu nếu chúng ta tránh xa mọi tội lỗi, dục vọng. Bởi lẽ cái Đẹp phải dựa trên cái Thiện
nên khi tâm trong sạch, thư thái thì chúng ta mới có thể cảm nhận được cái Đẹp xung
quanh ta. Muốn có được sự thư thái, trong sạch trong tâm hồn thì cần rèn luyện thông qua
thiền định.
- Thứ hai, cái đẹp phải được nhìn nhận thông qua đạo đức, chứ cái đẹp không chỉ nằm tỉ
lệ chuẩn trên gương mặt hay đường nétthể. Cái Đẹp là sự hội tụ của nhiều yếu tố trong
đó phải luôn có đạo đức
- Các quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ cổ đại phương Đông cũng hướng đến những giá
trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến và đều để lại những tư tưởng quý báu cho
những thế hệ mai sau làm giàu thêm tư tưởng thẩm mỹ của mình.
lOMoARcPSD| 41487147
7. Phân tích cái Đẹp là biểu tượng của những giá trị, đáp ứng những
nhu cầu và khát vọng Sống của con Người, đem lại cho con người những cảm xúc
tích cực, thôi thúc con người sáng tạo. Thế nào là sống Đẹp?
- Con người luôn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp, mong muốn làm đẹp. Vì vậy cái Đẹp là
một ý niệm toát ra từ đối tượng của những gì đáp ứng nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ của
con người. Một gương mặt đẹp mà chỉ xét tỉ lệ cân xứng thì đó chưa phải là đẹp. Mà cái
đẹp của con người sẽ phải xét trên nhiều bình diện và sự dung hòa các bình diện đó. Nhu
cầu thẩm mỹ thì rất đa dạng. Vậy nên có lúc đáp ứng được, có lúc lại không đáp ứng
được. Không chỉ vậy, cái đẹp còn đáp ứng nhu cầu và khát vọng sống của con người.
Như đã nói con người luôn nung nấu, khát khao khám phá vẻ đẹp tự nhiên, cuộc sống
xung quanh mình. Do vậy mà cái Đẹp hiện hữu là để đáp ứng nhu cầu và khát vọng sống
của con người. Bên cạnh đó, cái Đẹp còn đem lại cho con người những cảm xúc tích cực,
thôi thúc con người sáng tạo và chinh phục các mục tiêu đề ra trong thực tiễn. Điều này
có thể dễ dàng hiểu khi quan sát được vẻ đẹp của tự nhiên những cảnh sắc, sự vật đang
vươn lên sinh tồn từng ngày một cách xanh tốt ta sẽ như bị một lực đẩy thôi thúc bản
thân phải luôn cố gắng. Và trong nghệ thuật khi cảm nhận được cái Đẹp của cảnh vật
xung quanh rồi người nghệ sĩ sẽ tìm cách sáng tạo, biến hóa cái đẹp đó để mang nó vào
trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Cái đẹp còn là lý do sáng tạo của con người như
tranh vẽ, đồ mỹ nghệ.
- Sống đẹp là sống xứng đáng tư cách con người. Sống làm nên những việc có ích cho xã
hội, làm tươi đẹp thêm cuộc đời này. Người xưa có câu: “ Hổ chết để da, người chết để
tiếng” đây cũng là một mình chứng cho việc giáo dục con cháu về lối sống đẹp. Sống
đẹp còn là sống tốt đời đẹp đạo. Con người khi sống phải quan tâm đến danh dự, nhân
phẩm của bản thân, có như vậy khi mất đi rồi, tuy thân xác sớm trở thành cát bụi, nhưng
những hình ảnh đẹp, những giá trị về một tâm hồn cao quý vẫn luôn tồn tại mãi trở thành
tấm gương cho người ở lại học tập, tôn thờ.
8. Phân tích và dẫn chứng những biểu hiện của cái Đẹp trong tự
nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật
Trong tự nhiên
- Tự nhiên chỉ đẹp khi ở trong quan hệ thẩm mỹ và được sự thừa nhận của con người
- Nói tới cái đẹp trong tự nhiên là nói tới những cái đẹp tồn tại một cách khách quan, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là những cái đẹp thuộc về thế giới t
nhiên vô sinh như sông, núi, biển, trời,… Nó cũng bao gồm cả những cái đẹp của thế giới
hữu sinh như cỏ cây, hoa lá,… trong đó thì cái đẹp của hình thể con người cũng là một sự
kì diệu của thế giới tự nhiên. Thế giới tự nhiên quanh ta đa dạng bao
lOMoARcPSD| 41487147
nhiêu thì sự hiện hữu của cái đẹp cũng phong phú bấy nhiêu. Đặc trưng thẩm mỹ của
cái đẹp trong lĩnh vực này được biểu hiện qua những thuộc tính vật chất của các sự vật,
hiện tượng như hình dáng, màu sắc, đường nét, âm thanh... được cấu tạo một cách cân
đối, hài hòa với một mức độ và tỉ lệ hợp lí, có khả năng tác động trực tiếp đến giác quan
của con người gây nên những cảm xúc thẩm mỹ. Mỹ học duy vật không chỉ thừa nhận
sự tồn tại khách quan của cái đẹp trong tự nhiên mà còn coi đây là cội nguồn của mọi
cái đẹp. Nhờ có thế giới tự nhiên mà con người mới hình thành cảm xúc về cái đẹp, ý
niệm về cái đẹp, và khi đã có ý niệm về cái đẹp thì con người lại sáng tạo ra những cái
đẹp mới theo tiêu chuẩn và mong muốn của mình. Đặc biệt, đối với nghệ thuật thì vẻ
đẹp đa dạng của thế giới tự nhiên luôn luôn là nguồn cảm hứng, là đề tài bất tận cho
thơ, ca, nhạc, họa...
- Thế nhưng khi xem xét về cái đẹp trong tự nhiên cũng có nhiều vấn đề đặt ra, chẳng hạn
như thiên nhiên là nguồn cảm hứng, say mê của con người, nhưng phải chăng mọi cái
trong thiên nhiên đều đẹp? Tại sao có cảnh này đẹp, cảnh kia xấu? Chẳng hạn n
chúng ta xem ánh trăng đẹp vì nó hấp dẫn, gợi cảm, nhưng tại nó sao lại hấp dẫn, gợi
cảm như thế đối với con người... Trả lời vấn đề này không phải dễ dàng, ngay cả những
nhà mỹ học theo quan điểm Marxist cũng có hai cách giải thích khác nhau: “Phái xã hội
” cho rằng sở dĩ ánh trăng đẹp là do trăng có mối quan hệ với quá trình lao động thực
tiễn của con người. Từ xa xưa, con người sống trong bóng đêm, nhờ ánh sáng của mặt
trăng nên con người bớt sợ sệt và họ có thể lao động, sản xuât cũng như vui chơi... Như
vậy, ban đầu ánh trăng chưa phải là một hiện tượng thẩm mỹ mà chỉ là cái có ích, cái
quí báu. Dần dần, từ cái có ích, quí báu, nó chuyển thành cái đẹp. “Phái tự nhiên ” lại
cho rằng cái đẹp của cảnh vật bắt nguồn từ chính những phẩm chất vốn có của nó.
Trăng đẹp là do ánh sáng dịu dàng, do hình ảnh nổi bật của nó giữa bầu trời đêm tạo
nên một khung cảnh mơ màng và lãng mạn. Cảnh vật thiên nhiên mà con người cảm
nhận là đẹp hay xấu còn do những liên tưởng rất phức tạp, quanh co của con người từ
những điều kiện của đời sống tự nhiên, xã hội, văn hóa dân tộc, đặc biệt là qua những
sáng tạo nghệ thuật từ đời này sang đời khác. Ví dụ cây trúc, cây tùng, cây thông... được
coi là đẹp vì nó tượng trưng cho người quân tử. Cây tre được coi là đẹp vì nó tượng
trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan, nhưng cái đẹp ấy chỉ là một
tiềm năng, một sức sống. Nó chỉ đẹp theo đúng nghĩa chân chính của nó khi được con
người “đồng hóa” bằng thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn của con người.
Trong xã hội
- Con người luôn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp, từ nhu cầu này thì để nhìn được cái
đẹp trong xã hội phải thông qua sự thăng hoa. Cái đẹp của con người được nhìn thông
qua hoạt động sống của con người như lao động, giao tiếp.
- Lao động đẹp là là khi con người lao động mà thoát khỏi được sự áp bức, bốc lột, lao
động không còn vì miếng ăn, nhu cầu thể xác. Khi lao động mà không còn vì nguyên
lOMoARcPSD| 41487147
nhân vật chất và tinh thần nữa thì con người sẽ cảm thấy thoải mái, có được sự thông
thái trong công việc của mình, khi đó nét đẹp trong lao động sẽ xuất hiện. Ví dụ như
hình ảnh các nghệ nhân đan từng chiếc nón Bàng Luông, dệt từng tấm chiếu thủ
công. Đó những hình ảnh lao động vì đam mê, vì tình yêu dành cho nghề truyền
thống của ông cha xưa để lại nên nó được xem là lao động đẹp.
- Còn cái đẹp trong giao tiếp tức là hành vi đẹp trong giao tiếp, là những hành vi làm cho
người ta có thiện cảm với mình và còn là hành vi biết bảo toàn và tôn trọng giá trị của
đối tượng. Ví dụ như trong một trò chuyện giữa mình và một người lần đầu gặp mặt,
cái đẹp trong giao tiếp sẽ được thể hiện thông qua cách mình ăn mặc chỉnh chu, các nói
chuyện lịch sự của mình dành đối tượng mà mình giao tiếp. Hay nụ cười thiện cảm, cởi
mở khi mình giao tiếp với họ.
Trong nghệ thuật
- Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp sáng tạo của con người. Nó vẫn là thực thể, hình hài;
ý nghĩa toát ra từ hình hài đó. Cái xấu trong nghệ thuật nếu thể hiện truyền tải
được thông điệp thì nó trở nên đẹp.
- Ví dụ mẹ con nhân vật Cám dù đóng vai ác trong câu chuyện Tấm Cám nhưng đã
truyền tải một thông điệp làm toát nên cái đẹp trong nội dung nghệ thuật.
9. Trình bày phân tích nguồn gốc, bản chất, hệ quả và các hình
thức biểu hiện của cái Bi? Dẫn chứng một tình huống bi trong đời sống hoặc trong
nghệ thuật.
Nguồn gốc
- Cái bi là hiện tượng thẩm mỹ, diễn tả quy mô của một hành động hoàn chỉnh
thường kết thúc bằng một cái chết.
- Cái bi xuất hiện khi cái đẹp bị tổn thương, thất bại trong quá trình đấu tranh với
cái xấu.
Bản chất
- Là sự xung đột giữa cái đẹp và cái xấu, thiện và ác. Nó diễn ra:
Trong mỗi cá nhân:
- Sự xung đột giữa thiện ý niệm ác. Thiện ác không thể thấy ngay lúc đó, cần
trải qua thời gian quan sát, đúc kết kinh nghiệm. Con người khi mới sinh ra hành
động theo cảm xúc, sau một thời gian học tập, trưởng thành con người có lý tính.
- Mâu thuẫn diễn ra trong mỗi người còn là mâu thuẫn khi phải hành động theo lý
tính hay cảm xúc.
Giữa cá nhân và xã hội
- Xung đột giữa đạo đức cá nhân và luân lý xã hội. Luân lý thì lại có pháp luật
đạo đức công dân, theo pháp luật nhà nước và đạo đức cộng đồng.
lOMoARcPSD| 41487147
- Cái xấu trong xã hội đang đơn độc và bị cô lập cái bi xuất hiện ngày càng nhiều.
- Nhưng con người chỉ được lựa chọn một trong hai và bi kịch nảy sinh.
Trong xã hội
- Xung đột giữa lực lượng tiến bộ và lực lượng lạc hậu. Bi kịch xảy ra là do mâu
thuẩn giữa cái hoàn hảo và cái không hoàn hảo.
Theo lý luận của Hegel:
- Bi kịch là do mâu thuẫn trong bản thân của sự thống nhất giữa cái Thiện phiến diện
với cái Thiện hoàn thiện.
- Xung đột bi kịch tập trung trong loại hình nghệ thuật thi ca. Chủ đề chính trong
những bi kịch cổ đại là mâu thuẫn tự do của con người với quá trình vận động của
Tự nhiên
Engels:
- “Xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào
thực hiện được điều đó thực tiễn… Bỏ qua yếu tố ấy thì đã làm giảm sự bi kịch”.
- Bi kịch cách mạng: một cuộc cách mạng khi phản ánh vào trong nghệ thuật vừa
phải mang tính hiện thực và mang tính lãng mạng của nó.
Hệ quả
- Hệ quả của cái bi là cái chết
- Cảm xúc cái bi mang lại cho con người, đa dạng: đau đớn, giận dữ, phẫn nộ, căm
thù cái xấu, xót thương cái đẹp...
- Bi kịch tẩy rửa những cảm xúc qua cách gợi lên sự thương xót nhằm thanh khiết hóa
tình cảm con người.
- Cảm xúc có được ở chủ thể cảm thụ, có sự đồng cảm, xót thương. Cảm xúc kinh
sợ của cái ác cái xấu. Cảm xúc đồng cảm, tự hào của cái đẹp, chết để bảo vệ cái
đẹp. Người ta thấy được cái xấu, sẵn sàng đứng lên.
Biểu hiện
- Bi của cái cũ: những LLXH xác định được vai trò giá trị nhưng biến cố xảy ra mất
vị thế bị xóa sổ cái bi xuất hiện.
- Bi của cái mới: Cái mới xuất hiện cái cũ không chấp nhận biến mất. Cái bi của cái
cũ là cái chết bình minh, đấu tranh chống lại tiêu cực nhưng bị thất bại
- Bi của sự lầm lạc: do sự hạn chế trong hiểu biết.
Dẫn chứng bi kịch: Sự phản kháng, đối đầu của 2 phe trong triều đình phong kiến nhà
Nguyễn khi đánh Pháp: Phe chủ chiến (Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết) >< Phe chủ hòa đã
nảy sinh bi kịch trong nội bộ vua – quan. Kết quả phe chủ chiến thất bại, khiến hơn 1000
người chết, quyền lực triều đình rơi vào tay thực dân Pháp, vua Hàm Nghi bị truất ngôi và
đày đi Algerie, phong trào Cần Vương thất bại nhưng lại để lại một mối thù rất lớn
lOMoARcPSD| 41487147
nung nấu nhân dân lòng căm thù giặc ngoài xâm. Bi kịch trên đã hóa nên cao cả, là sự
hy sinh những lúc bình minh, thức tỉnh tinh thần đoàn kết nhân dân.
10. Trình bày và phân tích nguồn gốc, bản chất, hệ quả và các hình
thức biểu hiện của cái Hài? Dẫn chứng một tình huống bi trong đời sống
hoặc trong nghệ thuật
Nguồn gốc
- Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống xã hội mà hệ quả của nó là
tiếng cười.
- Cái hài xuất hiện khi chủ thể phát hiện ra một nội dung xấu ngụy sau cái đẹp
Bản chất
- Bản thân những cái xấu vẫn chưa phải cái hài. Xấu nhưng lại đội lốt cái đẹp, tự cho
mình là đẹp thì mới là cái hài. Phải có tiếng cười của nhà trào phúng, rồi giật phăng cái
mặt nạ giả dối để làm trơ ra sự thật thảm hại của cái xấu ấy. Vì thế bản chất cái hài là sự
mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, giữa nội dung và hình thức, giữa đạo đức và phi đạo
đức, giữa hèn kém và cao thượng, giữa dốt nát ngu đần và trí tuệ hiền minh…
Hệ quả
- Hệ quả của hài là tiếng cười
- Cười trong hài là cái cười trí tuệ. Vì có trí tuệ mới phát hiện ra sự ngụy tạo của cái
xấu đằng sau cái đẹp.
- Tiếng cười trong cái hài là tiếng cười của người chiến thắng. Phát hiện cái xấu, đẩy
đối phương vào thế bị động.
- Tiếng cười trong cái hài là tiếng cười của sự khoan dung, không đáng để bụng. Tiếng
cười còn thể hiện thái độ sẵn sàng tiễn biệt quá khứ của một cái xấu một cách vui vẻ
- Tiếng cười trong hài thể hiện tính nhân văn.
- Tiếng cười phê phán, lên án.
Biểu hiện
- Cái hài đi từ cuộc sống vào nghệ thuật
- Phương tiện phản ánh con người và xã hội
- Mang tính giải trí
- Phương thức phê bình, phản ánh phê phán xã hội
- Sinh ra để bảo vệ, giữ gìn cái đẹp
- Chất liệu sáng tác nghệ thuật
lOMoARcPSD| 41487147
Ví dụ một tình huống hài trong nghệ thuật: “Thầy bói xem voi”
Trong ngày ế ẩm, các thầy bói rủ nhau đi xem voi để biết coi con voi nó như thế nào. Đến
nơi 5 thầy sờ 5 bộ phận con voi, thầy sờ vòi thì bảo con voi giống con đỉa, thầy sờ ngà thì
bảo voi dài giống cái đòn, thầy sờ tai thì cho rằng giống cái quạt, thầy sờ chân lại nói voi
giống cái cột đình, thầy còn lại sờ đuôi thì bảo voi giống cái chổi xể cùn. Không thầy nào
chấp nhận ý kiến nhau, đã đánh nhau toác đầu chảy máu. Câu chuyện hài ngụ ngôn dân
gian trên đã mang lại cho chúng ta một tiếng cười đầy châm biếm về những cách nhìn
đầy phiến diện và đặt góc nhìn chủ quan trong một vấn đề, cũng qua câu chuyện ấy chính
ta cũng rút ra được bài học về cuộc sống, phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc
đời này
11. Trình bày cấu trúc của ý thức thẩm mỹ, vai trò của tình cảm,
thế giới quan và hệ tư tưởng trong đời sống thẩm mỹ.
Cấu trúc
- Ý thức thẩm mỹ được cấu thành bởi cảm xúc thẩm mỹ, thế giới quan và hệ
tư tưởng.
- Trong đó thế giới quan bị chi phối bởi hệ tư tưởng. Điều này có nghĩa là bản thân
mỗi người sẽ chịu sự chi phối của hệ tư tưởng khi nhìn nhận và đánh giá thế giới
quan xung quanh mình. Hệ tư tưởng chi phối thế giới quan và kéo theo đó là thế
giới quan sẽ chi phối cảm xúc thẩm mỹ của con người. Ví dụ ngày hôm nay là một
ngày trời xanh mây trắng trong lành, thời tiết rất dễ chịu, điều này làm cho cảm
xúc của chúng ta dễ chịu theo
Vai trò tình cảm
- Tình cảm là những rung động cảm xúc khi có sự tác động trực tiếp của hiện
thực khách quan vào các giác quan của con người.
- Tình cảm thẩm mỹ cũng là một hình thái tình cảm xã hội của con người; nhưng nó
khác với tình cảm đạo đức, trí tuệ, tôn giáo… Đó là sự rung động cảm xúc bởi
cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
+ Trước cái đẹp – vui sướng, hân hoan, thoả mãn. Đó là sự cảm thụ những giá trị
thẩm mỹ mang lại cho con người những khoái cảm tinh thần – khoái cảm thẩm mỹ
+ Trước cái xấu – khó chịu, bực tức, căm ghét,
+ Trước cái bi – đau đớn, thương tiếc; đồng cảm và khao khát muốn trả thù vì
lý tưởng cao đẹp của cuộc sống
+ Trước cái hài – tiếng cười tích cực, phê phán những thói hư tật xấu nói chung
của con người nhằm hướng đến sự hoàn thiện của bản thân con người và xã hội
+ Trước cái cao cả – khâm phục, khát vọng vươn lên để chế ngự, để chinh phục,
để khẳng định vai trò và sức mạnh của con người
lOMoARcPSD| 41487147
Vai trò của tình cảm: giúp con người có thể cảm nhận những vẻ đẹp của sự vật,
hiện tượng một cách chân thực nhất, đúng như cách nó được sinh ra và tồn tại.
Vai trò của thế giới quan: ảnh hưởng đến cảm xúc thẩm mỹ của con người khi nhìn
nhận và đánh giá một sự vật, hiện tượng.
Vai trò của hệ tư tưởng: định hướng nhận thức của con người về cái đẹp của sự vật
hiện tượng xung quanh
12. Trình bày khái niệm, tính chất và vai trò thị hiếu thẩm mỹ. Đặc
trưng của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ.
Khái niệm
- Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực tiếp nhận đồng thời là năng lực tái tạo của chủ thể.
Trong đó bao gồm: năng lực đánh giá, tiếp nhận, tái tạo thẩm mỹ vào trong
chính bản thân của chủ thể.
Ví dụ:
- Sinh viên A chọn lựa một chiếc áo len để mặc đi học, vén tóc trước gương thì
điều đó đang thể hiện thị hiếu thẩm mỹ.
- Góc học tập của bản thân nếu vừa ý thì góc này đặt lọ hoa, góc kia đặt bức tranh
thì điều đó tạo nên không gian thể hiện thị hiếu.
- Vấn đề được đặt ra: Thị hiếu vừa liên quan đến sở thích, mà sở thích hoàn toàn
mang tính cá nhân. Nhưng khi hành động, chủ thể thường nói: “ Vì tôi thích” thế
nhưng ẩn sau sâu bên trong đó là cả một sự chi phối của thế giới quan, bởi cả
một hệ tư tưởng để nó kết tinh thẩm mỹ trong cảm xúc gọi là: “Thích”.
- Từ đó có thể lý giải được: Vì sao anh A thích cái này mà không thích cái kia?;
Vì sao người lớn thích nghe cải lương?; Vì sao người ta thích nghe tân nhạc?
- Nó được kết tinh tất cả và kế tục trong môi trường hoạt động văn hóa của xã hội.
- Sở thích mang tính bền vững: tức trong rất nhiều cái khi ta thích thì chỉ có một
vài cái đọng lại và chi phối xuyên suốt chúng ta.
Ví dụ:
- Chúng ta thích màu đỏ. Ta sẽ chọn quần áo, giày dép, phụ kiện có một ít màu đỏ.
Thậm chí người “cuồng” màu đỏ đến mức toàn bộ từ trong các mối quan hệ
từ trong nhà cửa đến tất cả những thứ liên quan, phục vụ cuộc sống đều màu đỏ.
- Điều này là sự kết hợp tất cả những yếu tố của hoàn cảnh sống đã đặt định bản thân.
Tính chất
- Tính cộng đồng, tính dân tộc và tính thời đại của thị hiếu thẩm mỹ
- Sở thích cá nhân tưởng chừng như của cá nhân đó vẫn mang tính chất xã hội.
- Câu hỏi được đặt ra: Có thể giáo dục thị hiếu được không?
Sở thích là riêng tư không thể động chạm nhưng thực ra ta có thể tác động. Điều này
được lý giải do không có cá nhân nào tách ra khỏi xã hội và không có sở thích
lOMoARcPSD| 41487147
nào của cá nhân mà không được định hình từ xa xưa, từ góc độ nào đó kết hợp
mang tính chất cộng đồng. Thế nên, ta mới có thị hiếu thẩm mỹ của vùng miền,
của các dân tộc.
Ví dụ:
- Trang phục của người phụ nữ Nam Bộ là cái nón lá, là bộ đồ bà ba khác với phụ
nữ ở Bắc Bộ hay Trung Bộ. Nó có tính chất cộng đồng bởi nó gắn liền với các điều
kiện sinh hoạt, vật chất đời sống của vùng miền đó.
- Thị hiếu của dân tộc Việt Nam cũng sẽ khác với thị hiếu của những dân tộc khác.
- Những thị hiếu còn mang tính thời đại. Thời đại này định hình một khung giá trị
thế này, thời đại khác lại định hình một khung giá trị khác và thị hiếu sẽ khác.
- Trong một vấn đề thị hiếu luôn có các giá trị tiềm ẩn mà chúng ta không biết, không
cần chạy theo những xu thế nhất thời mà đánh đi giá trị thẩm mỹ tìm ẩn bên trong.
Vai trò
- Thị hiếu thẩm mĩ có vai trò quan trọng
- Nếu có thị hiếu đúng đắn sẽ giúp cho các cá nhân phát triển hài hoà, và còn tạo
ra những giá trị đẹp cho xã hội.
- Vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho người
ta thưởng thức cái đẹp một cách chân chính, nhận thức được giá trị thẩm mỹ của
cuộc sống và nghệ thuật một cách sâu sắc toàn diện. VD: nhận diện đúng thời trang
phù hợp, tránh đua đòi thời trang không mang lại giá trị, mà còn phi văn hóa.
- Khả năng đánh giá thẩm mỹ được biểu lộ qua các nhận xét, cảm xúc, thái độ của
chủ thể thẩm mỹ trước khách thể thẩm mỹ. Những người có thị hiếu thẩm mỹ phát
triển thường có trình độ hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm phong phú, nhờ vậy
mà đánh giá của họ toàn diện và đúng đắn cả về nội dung và hình thức của sự vật
hiện tượng. Ngược lại những người có thị hiểu thẩm mĩ chưa phát triển hay lệch
lạc thường có những nhìn nhận đánh giá phiếm diện và sai lệch.
- Thị hiếu thẩm mĩ không chỉ thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn ở nhiều lĩnh
vực khác của cuộc sống. Có thể kể ra như thẩm mỹ trong xây dựng, trang trí nội
thất nhà ở, trong văn hoá giao tiếp, … Cuộc sống chúng ta cần có những con
người hiểu biết về cái đẹp, từ đó mới có thể gìn giữ những nét đẹp truyền thống và
tạo dựng thêm những giá trị mới.
- Thị hiếu thẩm mĩ cũng ảnh hưởng đến cách ăn mặc, đi đứng, thú vui giải trí,…
của một con người. Mặc dù là khái niệm trừu tượng nhưng thật ra thị hiếu thẩm
mỹ rất gần gũi với cuộc sống của con người hằng ngày và ảnh hưởng đến nhiều
mặt của đời sống.
Đặc trưng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
lOMoARcPSD| 41487147
- thể giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. Việc giáo dục định hướng thị hiếu thẩm mỹ
sẽ giúp cho con người biết được thị hiếu về cái đẹp hiện nay là như thế nào và cũng
để các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của công chúng
- Xã hội đào tạo cá nhân. Và cá nhân làm phong phú xã hội. Giáo dục thẩm mỹ không
mang tính áp đặt mà mang tính vận động, định hướng. Người được giáo dục thị hiếu
thẩm mỹ phải có tri thức để nhận biết và đánh giá thẩm mỹ xung quanh.
- Sở thích mang tính cá nhân mà cá nhân là thành viên xã hội, cùng với việc giáo dục
thị hiếu thẩm mỹ cá nhân sẽ tham gia vào thị hiếu thẩm mỹ xã hội (thông qua
truyền thông, giới thiệu mẫu mã,...). Giáo dục thẩm mỹ mang tính gợi mở, tôn trọng
sự chọn lựa cá nhân, cũng mang tính cộng đồng (thị hiếu cộng đồng), tính dân tộc,
tính thời đại của thị hiếu thẩm mỹ
13. Phân tích, nhận định dẫn chứng từ luận đề: Nghệ thuật sự phản
ánh hiện thực cuộc sống con Người bằng tình yêu rộng lớn - tình yêu đối với cái Đẹp
- Nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực cuộc sống của con người bằng tình yêu
rộng lớn – tình yêu đối với cái đẹp.
- Hiện thực cuộc sống của con người diễn ra trong ba quan hệ: con người với
tự nhiên, con người với con người, con người với bản thân con người.
+ Lĩnh vực phản ánh của nghệ thuật cùng rộng tức nghĩa cuộc sống cái
nghệ thuật cái đó. Tuy nhiên, cái trong nghệ thuật chưa hẳn trong
cuộc sống.
+ Ví dụ sau mọi sóng gió thì gia đình vẫn về lại bên nhau. Bởi vì lĩnh vực phản
ánh của nghệ thuật rất rộng, do vậy cần một tình yêu rộng lớn với cuộc sống xung
quanh thì người nghệ sĩ mới tái hiện và sáng tạo được nghệ thuật.
+ Một sự thuần khiết trong nghệ thuật như một tình yêu thuần khiết. Nó mang
tính lý tưởng thế nên nghệ thuật mới thể hiện tính lý tưởng là vậy. Nó khắc họa
những thứ đã thoát ra khỏi hiện thực thì nó mới là nghệ thuật, còn nó y như hiện
thực thì nó chưa phải là sự mong muốn của nghệ thuật. Thế nên nghệ thuật mới
phân ra nhiều trường phái.
+ Nghệ thuật không phải là vẽ một khuôn mặt đẹp mà là vẻ đẹp của khuôn
mặt. Nghệ thuật còn cần quan trọng đến thủ pháp.
- Do yêu cầu của nghệ thuật là đẹp nên để phản ánh được hiện thực đời sống
người nghệ sĩ phải có một tình yêu lớn đối với cái đẹp. Cảm nhận cái đẹp xung
quanh bằng cả con tim từ đó tái hiện và sáng tạo nên cái đẹp trong nghệ thuật.
- Ví dụ như đối với thể loại hội họa, đối với những bức tranh thỏa thân, nếu không
có một tình yêu lớn với cái đẹp người nghệ sĩ sẽ không có đủ khả năng thể hiện
tính thẩm mỹ trong loại hình nghệ thuật này.
- Nghệ thuật là phải có sự dẫn truyền hay lan truyền cảm xúc về ý niệm
lOMoARcPSD| 41487147
14. Phân tích và dẫn chứng từ nhận định: Bản chất của nghệ thuật
là những giá trị của xã hội được đánh giá theo quy định của cái Đẹp
- Cái đẹp mang sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan, giá trị xã hội phải
giá trị thẩm mỹ tác động đem lại cảm xúc tích cực cho con người trong cái
Bi, cái Hài, cái Cao Cả, cái Mỹ của con người đúng nghĩa
- Nghệ thuật là giá trị thẩm mỹ trên cơ sở của giá trị xã hội (là những gì đáp ứng cho
nhu cầu của xã hội → đạo đức, chân lý, cái đẹp…) được thiết lập → nói về đạo
đức, chân lý, khoa học, chính trị... theo góc nhìn của cái đẹp.
- Giá trị thẩm mỹ có sự thăng hoa.
- Giá trị xã hội là những gì đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Nhu cầu cao nhất và
đi đến tận cùng của xã hội là nhu cầu được sống.
+ Đều đáp ứng cho nhu cầu sống đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu
cầu vật chất sẽ đem lại giá trị về vật chất nhưng điều đó không nằm trong lĩnh
vực nghệ thuật.
+ Để con người làm nên lịch sử phát triển của chính mình đó là nhu cầu về
tinh thần. Và nghệ thuật là một trong những đáp ứng cho nhu cầu về tinh thần.
+ Vì nghệ thuật là sự tập trung của cái đẹp. Mà cái đẹp thực chất là biểu trưng
của những giá trị đáp ứng cho nhu cầu, khát vọng sống của con người.
- Vậy nên cái gì đẹp là cái phù hợp với cuộc sống, bảo toàn sự sống.
- Nghệ thuật là giá trị của những giá trị:
+ Giá trị đầu là một sự tinh lọc khi được xây dựng, chắc lọc trong những
hình tượng.
+ Giá trị sau chính là giá trị xã
hội. Ví dụ
- Giá trị xã hội là những hành động xả thân để bảo vệ tổ quốc trước những trận chiến
của quân thù. Nhưng từ giá trị xã hội đó mới chắt lọc lên thành một giá trị thẩm
mỹ. Đó là cái đẹp, mà cái đẹp này phản ánh được nhu cầu, nó là biểu trưng của
những giá trị xã hội. Người ta kết thành câu ca dao:
Em đi đâu đó em ơi
Em đi gởi áo ra nơi chiến trường
Chị còn chiếc áo trong rương
Em đem gởi đến che sương cho người
Thà rằng uống nước hố bom
Còn hơn theo giặc, lưng khom, chân quỳ
- Thực chất là người ta ca ngợi lên một hành động hy sinh của một người xả thân vì
tổ quốc. Hành động đó mang tính giá trị xã hội, nó có ý nghĩa về mặt đạo đức.
Nhưng giờ đây bài ca dao đó là giá trị của những giá trị vì nó mang tính chất thẩm
mỹ, nó xây dựng nên một hình tượng để nó truyền tải những giá trị xã hội đó.
Trong hình tượng dấy lên một cảm xúc rúng động thẩm mỹ đặc biệt của con người.
lOMoARcPSD| 41487147
Ví dụ 2: (tham khảo)
Tại sao hoa sen lại trở thành hình tượng nghệ thuật?
Vì nó chứa đựng giá trị của những giá trị. Gía trị giả đầu tiên là giá trị xã hội, ở đó nó
biểu trưng cho cái gọi là những sự thanh khiết của một đời ô trọc sống trong sự bùn lầy,
nước đọng, trong sự đa đoan của xã hội nó vẫn giữ được vẻ thanh khiết (giữ mình trong
sạch). Đó là giá trị về đạo đức, tu thân.
Nhưng khitrở thành một hoa sen mang ý nghĩa nghệ thuật có nghĩa là giá trị thẩm mỹ.
Người ta nhìn hoa sen không phải bằng những thuyết khô khan mà ở đây người ta thấy
cánh sen, đài sen, nhụy sen, búp sen, … tất cả những điều đó tưởng như một thực thể sinh
vật. Trên khung vải hiện ra như một tác phẩm nghệ thuật biểu đạt được những
giá trị của xã hội.
15. Phân tích và dẫn chứng từ luận điểm: Bản chất của nghệ thuật
là những giá trị của xã hội được đánh giá theo quy luật riêng của tình cảm.
- Thẩm mỹ không đánh giá theo chuẩn mực của khoa học. Nhận thức thẩm mỹ
khác với nhận thức khoa học
+ Thẩm mỹ là đánh giá trên góc độ cảm xúc,
+ Giá trị thẩm mỹ được tạo ra trên cơ sở của giá trị xã hội
Nghệ thuật những giá trị hội được đánh giá theo quy luật riêng của tình cảm. -
Có công chúng nghệ thuật thì có tồn tại nghệ thuật, không có công chúng thì nghệ
thuật chết. Tác phẩm không có ai nhớ đến là tác phẩm chết.
- Lý tính: chỉ có đúng và sai; còn nghệ thuật nói về thích hay không thích Cảm xúc
hành động
- Giá trị xã hội là những gì đáp ứng nhu cầu xã hội
- Mỗi loại hình nghệ thuật có những khán giả riêng của mình và một khán giả tức là
một chủ thể thẩm mỹ cũng có những đối tượng riêng. Điều đó phụ thuộc vào môi
trường sống, lứa tuổi, các nền văn hóa.
- Theo quy luật riêng của tình cảm vì: Tình cảm không ai giống ai như vậy nghệ thuật
mới tồn tại. Nghệ thuật có thể không phù hợp với đối tượng này nhưng lại phù hợp
với đối tượng khác.
- Công chúng đến với thẩm mỹ trước hết ở góc độ tình cảm. Cho nên tình cảm của
công chúng là một trong những tiêu chí đánh giá nghệ thuật.
Ví dụ: So với thập niên trước thì hiện nay, các thể loại âm nhạc truyền thống như (cải
lương, tuồng, chèo,..) đang dần ít nhận được sự quan tâm của khán giả, đặc biệt là khán
giả trẻ. Điều này cho thấy loại hình nghệ thuật cải lương không nhận được nhiều tình cảm
từ khán giả trẻ, song loại hình này lại nhận được tình cảm to lớn từ các cô chú thuộc thập
niên trước. Điều này cho thấy nhu cầu xã hội đã thay đổi. Thông qua tình cảm của chủ thể
thẩm mỹ dành cho từng đối tượng thẩm mỹ, ta có thể biết được tệp khán giả chính của đối
tượng thẩm mỹ này để có cách sắp xếp cho phù hợp với chương trình nghệ thuật. Như Hòa
Minzi đã khéo léo lồng ghép vở chèo “Quan Âm Thị Kính”, kết hợp với nhạc hiện đại và
góc nhìn mới để cho ra tác phẩm âm nhạc “Thị Mầu”
lOMoARcPSD| 41487147
Hai yếu tố này mới là cho nghệ thuật tồn tại và phát triển. Nếu nghệ thuật không đẹp thì
không ai đến với nghệ thuật . Nếu nghệ thuật không gây ra cảm xúc thì không ai đến bên
nghệ thuật. Nếu nghệ thuật không có những tác phẩm dành riêng cho những lứa tuổi mà
bao trùm như một khuôn mẫu, kiến thức chung thì người ta cũng không đến với nghệ
thuật làm gì.
16. Trình bày định nghĩa, đặc trưng và vai trò của hình tượng nghệ thuật?
Định nghĩa
- Hình tượng nghệ thuật là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực
theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật.
Đặc trưng
- Trong hình tượng nghệ thuật đôi khi có sự thăng hoa thoát ra khỏi hiện thực.
- Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư
tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể chiêm nghiệm ý vị của cuộc đời
và ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác
với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng
khái niệm trừu tượng, bằng định lý, công thức mà bằng hình tượng về tình đời, tình
người qua một chất liệu cụ thể.
- Tưởng tượng là hành vi có thật. Cái được tưởng tượng là cái không có thật, cái
không có thật đó được hiện ra trong những sản phẩm của tưởng tượng là tác phẩm
nghệ thuật. [Phương thức tái tạo nghệ thuật bằng thi pháp]. Hình tượng nghệ
thuật là kết quả của sự tưởng tượng.
Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái
hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật.
- Hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm
cả hình tượng một tập thể người (như nh tượng nhân dân hoặc hình tượng T
quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú.
- Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên
những hiện tượng có thật, mà tái hiện có chọn lọc sáng tạo thông qua trí tưởng
tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng
sâu sắc, từng làm nghệ sĩ day dứt. Gây trăn trở cho người khác.
Vai trò
- Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp
lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người
hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.
lOMoARcPSD| 41487147
- Hình tượng nghệ thuật thể hiện toàn bộ quan niệm cảm thụ sống động của chủ
thể đối với thực tại. Người xem không chỉ thưởng thức "bức tranh" hiện thực,
còn thưởng thức cả nét vẽ sắc màu, cả nụ cười → Suy tư ẩn trong bức tranh ấy.
- Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mỹ của nghệ
thuật.
Vì những lẽ trên, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao
độ giữa các mặt đối lập: chủ quan - khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát,
hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Và cũng chính vì
những lẽ trên, hình tượng còn là một quan hệ xã hội - thẩm mỹ vô cùng
phức tạp.
- Hình tượng nghệ thuật không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó. Hình
tượng nghệ thuật còn là quan hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng của nghệ
thuật, giữa hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa.
- Hình tượng nghệ thuật giữ mối liên hệ giữa nhận thức cảm tính với chiều sâu
trong nhận thức và sự độc đáo của nội dung nghệ thuật.
- Hình tượng nghệ thuật không có gì khác hơn là biểu hiện quan niệm trừu
tượng dưới hình thức cụ thể.
- Truyền tải thông điệp, nghệ thuật tới người xem, tái hiện thực tại trong cuộc sống
| 1/20

Preview text:


CÂU HỎI ÔN TẬP MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG Nguyễn Đình Sơn
1. Tại sao Mỹ học là khoa học nhân văn? Tại sao Mỹ học lại nghiên cứu cái
Đẹp và Nghệ thuật? Tính ứng dụng của Mỹ học?
Tại sao Mỹ học là KHNV
- “Mỹ học là khoa học về cái đẹp” - Baumgarten.
- Mỹ học chính là cảm năng học, tức là khoa học giúp con người tạo lập những cảm xúc
tích cực để cho con người sống đẹp hơn. Khi sống đẹp, từ thân tâm biết được giá trị của
mình, từ đó sẽ thấy mình đẹp. Học mỹ học chính là trau dồi khả năng cảm thụ cái đẹp.
- Mỹ học là khoa học nhân văn, bởi vì cái đẹp là một phạm trù mang tính nhân văn,
hướng tới vẻ đẹp của con người.
- Cái đẹp mang tính chủ quan, vì cùng một sự vật hiện tượng, mỗi người có thể có những ý
kiến, nhận định khác nhau.
Tổng hợp từ luận điểm trên mà có thể nói: Mỹ học là khoa học nhân văn. Bởi lẽ như bao
ngành khoa học khác, Mỹ học cũng có phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
riêng cho lĩnh vực của mình. Thêm nữa, Mỹ học là khoa học nghiên cứu giúp con người
tạo lập những cảm xúc tích cực trong cuộc sống. Từ đó nhận ra giá trị của mình và thấy
mình đẹp. Tiếp nữa là thấy mình có giá trị, thêm trân trọng và sống hết mình với cuộc đời của mình.
Mỹ học lại nghiên cứu cái Đẹp và Nghệ thuật
- Mỹ học là một bước trung gian, mỹ học nghiên cứu về cái đẹp, mà nghệ thuật là nơi tập trung cái đẹp.
- Cái đẹp và nghệ thuật mang đến cảm xúc tích cực cho người tiếp nhận. Đó là cảm năng
- Mỹ học là phạm trù trung tâm của khoa học. Và Cái Đẹp là phạm trù trung tâm của Mỹ học
- Nghệ thuật: là lĩnh vực tập trung của cái Đẹp, mà cái Đẹp ở trong nghệ
thuật là cái đem lại cảm xúc cho con người. Đó là cảm xúc kép: cái đẹp về nghệ
thuật đ ng thời là cái đẹp về cảm xúc.
- Nghệ thuật là cái đẹp được thể hiện dưới dạng vật chất. Như bản nhạc (sóng
âm), bức tranh hay bức tượng (thực thể hữu hình, mình đụng chạm cầm nắm),
mùi hương (các phân tử). Tác phẩm nghệ thuật có thể được sáng tác trong
những hoàn cảnh khác nhau, cảm hứng sáng tạo của mỗi nghệ sĩ cũng không
giống nhau. Một tác phẩm nghệ thuật có thể được sáng tác trong một khoảnh
khắc bất chợt và không mang tính quy luật. lOMoAR cPSD| 41487147
- => Cảm hứng nghệ thuật và việc sáng tạo nghệ thuật không tuân theo bất kỳ
quy luật nào cả, vậy sao mình nghiên cứu nó đây? Không dễ tìm ngay được câu
trả lời xác đáng. Đó là quá trình tìm tòi không mệt mỏi của nhiều nhà mỹ học
danh tiếng thuộc nhiều dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.
- Mỹ học quan tâm đến cái Đẹp. Và nghệ thuật lại là lĩnh vực tập trung cái Đẹp. Do
vậy mà, cái Đẹp và nghệ thuật là hai lĩnh vực nghiên cứu của Mỹ học.
Tính ứng dụng của Mỹ học
- Mĩ học có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử
văn học, nghiên cứu tác phẩm văn học nước ngoài, nghiên cứu việc tiếp nhận
nghệ thuật nói chung, nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa đại chúng, nghiên cứu
việc dạy học văn trong nhà trường…. Trong bối cảnh văn hóa và nghiên cứu Văn
học Việt Nam hiện nay, nghiên cứu và vận dụng Mĩ học tiếp nhận một cách bài
bản là điều rất cần thiết.
- Tự nhìn nhận cái Đẹp của bản thân mình.
- Biết sống đẹp là như thế nào
- Lao động đẹp là như thế nào 2.
Phân tích và chứng minh lao động là nguồn gốc hình thành quan
hệ thẩm mỹ. Tính thẩm mỹ của sản phẩm lao động hình thành như thế nào?
Lao động là nguồn gốc hình thành quan hệ thẩm mỹ
- Nguồn gốc làm xuất hiện ý thức thẩm mỹ là hoạt động lao động của con người. Trong
hoạt động có tính mục đích, con người đã tạo ra chính mình trong việc xác lập kiểu quan
hệ chủ thể – đối tượng. Quan hệ chủ thể - đối tượng là cơ sở, là điều kiện hình thành chủ
thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ tương ứng với nó. Trong hoạt động của mình, chủ thể
thẩm mỹ, liên tiếp sản sinh ra đối tượng thẩm mỹ trong các quan hệ thẩm mỹ. Đây chính
là quá trình tạo lập bản chất người và do đó, nó phản ánh những năng lực và hình thành
các lực lượng bản chất ở con người.
- Quá trình nảy sinh ý thức thẩm mỹ cần được khảo sát trước hết ở quá trình sáng tạo công
cụ của người tiền sử. Từ xa xưa, người nguyên thuỷ đã biết chế tạo công cụ phục vụ cho
những nhu cầu cơ bản của mình là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Điều này cho
phép chúng ta nhìn nhận một cách biện chứng hơn về cơ sở của hai nhân tố vật chất và
tinh thần trong hoạt động con người. Trong hoạt động con người, nhu cầu vật chất đi
trước, nhưng ngay sau đó và đồng thời với nó, nhu cầu tinh thần được nảy nở; chúng luôn
tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề và ảnh hưởng tới sự phát triển của nhau trong mọi
hoạt động của con người. lOMoAR cPSD| 41487147
- Lúc đầu do nhu cầu sống của cộng đồng, tập thể, con người đã tạo ra cái ăn, cái mặc, cái
ở, … Quan hệ thực dụng đã xuất hiện trong các quan hệ xã hội của con người. Từ đó nảy sinh quan hệ thẩm mỹ
- Lao động là ngu n gốc, cơ sở hình thành quan hệ thẩm m ỹ và góp phần hình
thành hai giác quan và đôi bàn tay.
- Mỹ học Mác – Lênin khẳng định nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ: Quan hệ thẩm
mỹ là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất vật chất và đấu tranh xã hội, nó chính là quá
trình phát hiện, cảm thụ các thuộc tính thẩm mỹ của thế giới và sáng tạo ra những giá
trị thẩm mỹ trong đời sống văn hóa nghệ thuật của con người.
Lao động là nguồn gốc, cơ sở hình thành quan hệ thẩm mỹ, thực tiễn lao động đã biến con
người không chỉ là chủ thể xã hội, mà còn là chủ thể thẩm mỹ, biến giới tự nhiên thành
khách thể thẩm mỹ. Trong lao động, con người vừa đổi mới cuộc sống, đến lượt mình,
cuộc sống cũng lại làm đổi mới con người. Đó là quá trình hoàn thiện cuộc sống. Lao
động và thông qua quá trình lao động, các giác quan của con người mới có tính thẩm mỹ,
đó cũng là quá trình thành năng lực thẩm mỹ của con người, cái tai mới biết thưởng thức
âm nhạc, con mắt mới biết nhận định được cái đẹp của hình thức. Các giác quan thẩm mỹ
chỉ phát sinh khi có đối tượng tương ứng.
Tính thẩm mỹ của sản phẩm lao động được hình thành như sau
- Quá trình lao động đem lại sự hoàn thiện về cả kỹ năng (bàn tay) và các giác quan (mắt,
tai) cho con người. Quá trình con người tác động vào tự nhiên để nuôi sống bản thân
(hái lượm/ săn bắt canh tác, trồng trọt bàn tay).
- Đôi tay con người vừa là công cụ lao động vừa là quan lao động tạo ra sản phẩm
mang tính thực dụng cho nhu cầu vật chất và mang tính thẩm mỹ cao.
VD: Đ thủ công mỹ nghệ là các tác phẩm nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao, là
sản phẩm tạo ra bởi năng lực tinh thần, kỹ năng, kỹ xảo và thủ pháp nghệ thuật.
Thông qua các sản phẩm này, cảm xúc của người sáng tạo được truyền đạt đến
người tiếp nhận. Ban đầu, để đáp ứng nhu cầu che nắng, che mưa người ta tạo
ra nón lá. Ban đầu nón lá có màu trắng nguyên thủy của lá cọ, nhưng theo thời
gian người ta lại nâng lên đòi hỏi nón lá phải được trang trí thêm màu sắc để
phục vụ những nhu cầu khác như trang trí, phụ kiện chụp ảnh,… Khi này tính
thẩm mỹ của nón lá được hình thành. Người nghệ nhân sẽ thêm vào những chi
tiết như thêm những chiếc hoa, viết những dòng thơ,…trên nón lá
Chính yếu tố nghệ thuật, văn hóa vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của các sản
phẩm lao động. Sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ
thuật của nghệ nhân, thợ thủ công để tạo ra sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao lOMoAR cPSD| 41487147 3.
Phân tích và chứng minh sự đồng hóa trên lĩnh vực tinh thần
là nội dung của quan hệ thẩm mỹ. Ý nghĩa của vấn đề này trong đời sống thẩm mỹ.
- Giới tự nhiên phản ánh qua não người, nó tiếp nhận và lưu trữ cũng như tái tạo thông tin,
nhưng khi con người tái tạo trong cảm xúc thì sẽ sinh ra sự tưởng tượng, hình ảnh trong
hiện thực đã được thăng hoa trong ý thức. Ý thức thực thể hóa sự thăng hoa này thành
biểu trưng, chuyện kể mang tính thần thoại. Đây chính là quá trình diễn ra sự “Đồng hóa
tinh thần” Tưởng tượng là yếu tố quan trọng nhất, làm nên tính người
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và là tiêu chuẩn của sự đồng hoá tinh thần nói
chung của con người về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo…
sự đồng hoá tinh thần về mặt thẩm mỹ nói riêng chính là sự khác nhau của sự đồng hoá tinh thần này.
- Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ về mặt thẩm mỹ giữa chủ thể thẩm mỹ với đối tượng thẩm
mỹ. Do vậy mà, những gì tạo nên được mối quan hệ thẩm mỹ sẽ là nội dung của nó. Sự
đồng hóa tinh thần là quá trình làm cho sự vật hiện tượng có những tư tưởng, tình cảm,
đặc tính của con người. Đây phương thức dùng sự vật hiện tượng biểu đạt cảm xúc, tạo
nên những cái Đẹp trong cuộc sống, thơ văn, nghệ thuật,… Để con người thưởng thức, suy
ngẫm đó là quan hệ thẩm mỹ.
Ví dụ điển hình cho sự đồng hóa tinh thần là những câu thơ
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Giọt vào đài các, giọt rơi xuống bùn
Thân em như củ ấu gai
Bên trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
Như vậy, để xác định được bản chất của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện
thực, những đặc điểm phân biệt nó với các quan hệ chính trị, pháp quyền, đạo đức,
triết học, khoa học, tôn giáo thì cần phải nghiên cứu sự nảy sinh hình thành và phát
triển của nó, phân tích mặt khách thể – chủ thể của nó Ý nghĩa
Yếu tố đồng hóa tinh thần có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống, nó là phương thức để
con người thể hiện được những tâm tư tình cảm của mình, thể hiện sự đồng cảm của sự
vật hiện tượng xung quanh đối với con người. 4.
Phân tích và chứng minh giá trị thẩm mỹ là hệ quả của quan
hệ thẩm mỹ. Ý nghĩa của giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống. lOMoAR cPSD| 41487147
- Giá trị của quan hệ thẩm mỹ được phản ánh qua mức độ đáp ứng được nhu cầu sống, tồn
tại của loài người. Giá trị thẩm mỹ là giá trị mà qua đó đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ
của con người, đáp ứng cho sự thiết định của cái đẹp.
- Giá trị phản ánh nhu cầu, nhu cầu thay đổi thì giá trị sẽ thay đổi, nhu cầu mất đi giá trị sẽ
mất đi. Điều này đặc biệt rõ ràng trong nghệ thuật, nơi một số tác phẩm mất đi giá trị
thẩm mỹ của chúng và những tác phẩm khác vẫn tồn tại với thời gian được các thế hệ tương lai đánh giá cao.
- Qua các quan hệ thẩm mỹ giữa con người với tự nhiên thì sẽ sinh ra các giá trị thẩm mỹ
giữa các mối quan hệ đó tương ứng, giá trị thẩm mỹ ấy phải phù hợp với nhu cầu thực
tiễn, phản ánh hiện thực của nhận thức con người về thế giới quan xung quanh. Mỗi xã hội
và mỗi thời đại sẽ có một góc nhìn về giá trị thẩm mỹ riêng, qua đó ta cần phải linh hoạt
trong việc xác định giá trị thẩm mỹ trong các tương quan giữa các khách thể thẩm mỹ.
- Quan hệ thẩm mỹ không phải là quan hệ có sẵn mà qua những xúc động, vui sướng, niềm
hân hoan của con người mới mang ý nghĩa thẩm mỹ chân chính, bởi vì lao động đã tạo
nên cái mới, làm ra một vật hữu ích cho xã hội nên thông qua lao động đã dựng nên được
một sản phẩm mới cũng tạo ra sự tự tin, tài năng, trí tuệ và tình cảm của con người, qua đó
thể hiện giá trị thẩm mỹ của vật đó, chính lao động đã mang các giá trị bên trong của con
người thể hiện ra bên ngoài và các giá trị ấy được mọi người tán thưởng, yêu quý
Vd: Khi chúng ta đi xem kịch, sẽ diễn ra quan hệ thẩm mỹ. Đó là quan hệ giữa khán giản
và nhân vật trong vở kịch. Trong quá trình chúng ta xem kịch chúng ta sẽ cảm thấy đồng
cảm, thương cảm cho nhân vật được thể hiện qua nhiều cảm xúc xoay quanh quá trình
chúng ta xem kịch. Chúng ta có thể cười, khóc, vỗ tay đây là những giá trị thẩm mỹ được
tạo ra từ quan hệ thẩm mỹ giữa người xem và nhân vật của vở kịch. Giá trị thẩm mỹ này
xuất hiện để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ, khi thưởng thức cái đẹp họ
thương cảm cho cái đẹp. Ý nghĩa
- Ý nghĩa của giá trị thẩm mỹ trong đời sống. Cái đẹp là nhu cầu của con người, mong
muốn làm đẹp là bản tính tự nhiên của con người. Do vậy, giá trị thẩm mỹ có một vai trò
rất quan trọng trong đời sống, nó đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, nâng cao thị
hiếu thẩm mỹ của con người. Giá trị thẩm mỹ cũng thể hiện được tính đa dạng trong nhu
cầu về thẩm mỹ của con người qua các giai đoạn, thời kì lịch sử. 5.
Trình bày quan niệm về cái Đẹp trong lịch sử phương Tây. Ý nghĩa
của quan niệm này trong Mỹ học hiện nay
Quan niệm cái đẹp phương Tây
- Theo Plato cho rằng: “ Cái Đẹp là ý niệm”. Điều này có nghĩa rằng cái Đẹp là những ý
niệm tồn tại ngoài thế giới của chúng ta, ý niệm đó nhập vào con người theo một mức độ
khác nhau cho nên con người có một năng lực cảm nhận về cái đẹp khác nhau. Có thể
thấy, mỗi vùng miền, mỗi đất nước khác nhau con người ta lại có những quan niệm về cái đẹp khác nhau. lOMoAR cPSD| 41487147
- Ví dụ quan niệm về cái Đẹp đối với phụ nữ ở khu vực văn hóa Đông Á là môi trái tim,
lông mày lá liễu, má ửng hồng, mắt phượng. Còn quan niệm về cái Đẹp ở Tây Âu thời
hậu kì trung đại là gương mặt trắng bệch, cạo lông mày và búi tóc cao lộ phần trán, trán
càng cao càng thể hiện mình tri thức.
- Theo Aristoteles thì cho rằng: “Cái Đẹp là thực thể”. Thực thể là tồn tại có thực. Từ đó
có thể suy ra một sự vật đẹp là sự vật có hình dáng, kết cấu và sự liên kết rõ ràng. Ta có
thể nhìn nhìn, chạm được vào sự vật đó.
- Cách nhận biết cái Đẹp theo như Kant thì cái gì đem lại cho ta cảm giác vui sướng,
hân hoan thì cái đó là Đẹp
- Để hiểu được cái Đẹp thì phải thông qua ngôn ngữ, không chỉ tiếng nói và chữ viết mà
còn màu sắc, âm thanh, dáng điệu, ký hiệu, biểu trưng, nghi thức Ý nghĩa
- Ý nghĩa của vấn đề này trong đời sống. Đó là ý nghĩa về mặt nhân văn, giáo dục.
- Thứ nhất, Cái đẹp sẽ được con người cảm nhận ở những mức độ khác nhau. Mỗi quốc
gia, dân tộc sẽ có một quan niệm về cái đẹp riêng và chúng ta không có quyền chỉ trích,
chê bai, hay nhục mạ bất kỳ một quan niệm về cái Đẹp của quốc gia, dân tộc nào. Mọi
việc điều mang tính tương đối. Chúng ta đừng áp đặt cảm nhận của mình về cái Đẹp cho
mọi người vì đó thuộc về cảm nhận riêng, cảm xúc riêng của mỗi người.
- Thứ hai, cái Đẹp chỉ được cảm nhận khi một sự vật hiện tượng có hình hài, tồn tại thực,
đã được tạo hình hoàn chỉnh, có hình thù nhất định có thể chạm vào được.
- Quan niệm về cái đẹp trong mỹ học phương Tây cổ đại mà điển hình là mỹ học Hy Lạp
– La Mã cổ đại đã đặt nền móng cho sự phát triển của mỹ học sau này.
- Các quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ cổ đại phương Tây cũng hướng đến những giá
trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến và đều để lại những tư tưởng quý báu cho
những thế hệ mai sau làm giàu thêm tư tưởng thẩm mỹ của mình. 6.
Trình bày quan niệm về cái Đẹp trong lịch sử phương Đông. Ý
nghĩa của quan niệm này trong Mỹ học hiện nay
Quan niệm cái đẹp phương Đông
Ở Trung Quốc cổ đại cho rằng: “Cái đẹp phải phản ánh thông qua đạo đức, sự vận
hành của âm dương (cái đẹp của dương là cái đẹp thấy được, cái đẹp của âm là cái không thấy được).
- Khổng giáo quan niệm “mỹ” phải đi kèm với “thiện”. “Mỹ” và “thiện”
đều là cái đẹp mà con người phải hướng tới theo lẽ trời đất, về cả hình thức và nội dung.
- Khổng Tử gắn cái đẹp với bậc quân tử, cái xấu với kẻ tiểu nhân. Cái
đẹp gắn với đạo thánh hiền, người học đạo để sửa cho mình thành người
có phẩm giá tôn quý, không làm điều trái đạo, ấy là quân tử. lOMoAR cPSD| 41487147
- Mạnh Tử đề cao mỹ học nguyên thủy về “Tâm” và “Tính”, cho rằng vẻ đẹp
bề ngoài cảm nhận được đều thấy giống nhau nhưng vẻ đẹp bên trong
không phải ai cũng giống nhau; tuy thế, có cái tâm mọi người đều giống
nhau, đó là tính thiện – vẻ đẹp bản nguyên của tinh thần, và cả đời người thì
phải giữ được “nhân chi sơ, tính bản thiện”
- Trái lại Tuân Tử xem cái ác là khởi đầu bản tính, con người phải tôi rèn
tâm đạo, cho đến khi vượt được bản gốc ác tính mà nắm được đạo tính thì
mới là đạt tới đỉnh cao thiện tính, nhân tâm
Cái Đẹp của Trung Quốc quan trọng đạo
đức. Quan niệm cái đẹp trong mỹ học Nhật Bản
- Với sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo Thiền tông và Thần đạo, “cái
đẹp” đóng vai trò quan trọng trong mỹ học Nhật Bản. Cái đẹp trở thành tôn giáo và
triết học đối với người Nhật. Nó trở thành đích sống, trở thành niềm đam mê, trở
thành quyết định cho tư tưởng và hành động mang bản sắc dân tộc.
- Cái đẹp hình thành đã chứa trong nó sự diệt vong. Chính bởi vậy, nó mới là cái đẹp
thật sự, xứng đáng được quý trọng giữ gìn. Cái đẹp ấy như những cánh hoa anh đào
mong manh “sớm nở”, “chóng tàn”, con người sớm nhận thức được sự “vô
thường” trong cõi đời nhỏ bé, giữa vũ trụ mênh mông mà hình thành nên những
rung cảm đặc biệt sâu lắng.
- “Đặc trưng lớn nhất trong mỹ học truyền thống Nhật Bản đã xem trọng lối biểu
hiện tượng trưng hơn là lối miêu tả thực. Một đặc trưng khác của nghệ thuật
chân chính là sự biểu hiện có chọn lọc những cái gì đẹp đẽ và loại bỏ những cái
gì thô mạt và hạ phẩm như là chuyện đương nhiên”
(Suzuki Setsuko) Ý nghĩa
- Ý nghĩa của vấn đề trong đời sống. Quan niệm về cái đẹp của phương Đông có ý nghĩa
về mặt giáo dục, định hướng cho con người.
- Cụ thể thứ nhất, bản chất thật của mỗi người đều là cái ta thật, tốt đẹp nhưng theo thời
gian trưởng thành dưới tác động khách quan của xã hội con người dần thay đổi theo chiều
hướng xấu. Theo quan niệm cái Đẹp phương Đông thì cái Đẹp chỉ có thể nhận biết và thấu
hiểu nếu chúng ta tránh xa mọi tội lỗi, dục vọng. Bởi lẽ cái Đẹp phải dựa trên cái Thiện
nên khi tâm trong sạch, thư thái thì chúng ta mới có thể cảm nhận được cái Đẹp xung
quanh ta. Muốn có được sự thư thái, trong sạch trong tâm hồn thì cần rèn luyện thông qua thiền định.
- Thứ hai, cái đẹp phải được nhìn nhận thông qua đạo đức, chứ cái đẹp không chỉ nằm ở tỉ
lệ chuẩn trên gương mặt hay đường nét cơ thể. Cái Đẹp là sự hội tụ của nhiều yếu tố trong
đó phải luôn có đạo đức
- Các quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ cổ đại phương Đông cũng hướng đến những giá
trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến và đều để lại những tư tưởng quý báu cho
những thế hệ mai sau làm giàu thêm tư tưởng thẩm mỹ của mình. lOMoAR cPSD| 41487147 7.
Phân tích cái Đẹp là biểu tượng của những giá trị, đáp ứng những
nhu cầu và khát vọng Sống của con Người, đem lại cho con người những cảm xúc
tích cực, thôi thúc con người sáng tạo. Thế nào là sống Đẹp?

- Con người luôn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp, mong muốn làm đẹp. Vì vậy cái Đẹp là
một ý niệm toát ra từ đối tượng của những gì đáp ứng nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ của
con người. Một gương mặt đẹp mà chỉ xét tỉ lệ cân xứng thì đó chưa phải là đẹp. Mà cái
đẹp của con người sẽ phải xét trên nhiều bình diện và sự dung hòa các bình diện đó. Nhu
cầu thẩm mỹ thì rất đa dạng. Vậy nên có lúc đáp ứng được, có lúc lại không đáp ứng
được. Không chỉ vậy, cái đẹp còn đáp ứng nhu cầu và khát vọng sống của con người.
Như đã nói con người luôn nung nấu, khát khao khám phá vẻ đẹp tự nhiên, cuộc sống
xung quanh mình. Do vậy mà cái Đẹp hiện hữu là để đáp ứng nhu cầu và khát vọng sống
của con người. Bên cạnh đó, cái Đẹp còn đem lại cho con người những cảm xúc tích cực,
thôi thúc con người sáng tạo và chinh phục các mục tiêu đề ra trong thực tiễn. Điều này
có thể dễ dàng hiểu khi quan sát được vẻ đẹp của tự nhiên những cảnh sắc, sự vật đang
vươn lên sinh tồn từng ngày một cách xanh tốt ta sẽ như bị một lực đẩy thôi thúc bản
thân phải luôn cố gắng. Và trong nghệ thuật khi cảm nhận được cái Đẹp của cảnh vật
xung quanh rồi người nghệ sĩ sẽ tìm cách sáng tạo, biến hóa cái đẹp đó để mang nó vào
trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Cái đẹp còn là lý do sáng tạo của con người như
tranh vẽ, đồ mỹ nghệ.
- Sống đẹp là sống xứng đáng tư cách con người. Sống làm nên những việc có ích cho xã
hội, làm tươi đẹp thêm cuộc đời này. Người xưa có câu: “ Hổ chết để da, người chết để
tiếng” đây cũng là một mình chứng cho việc giáo dục con cháu về lối sống đẹp. Sống
đẹp còn là sống tốt đời đẹp đạo. Con người khi sống phải quan tâm đến danh dự, nhân
phẩm của bản thân, có như vậy khi mất đi rồi, tuy thân xác sớm trở thành cát bụi, nhưng
những hình ảnh đẹp, những giá trị về một tâm hồn cao quý vẫn luôn tồn tại mãi trở thành
tấm gương cho người ở lại học tập, tôn thờ. 8.
Phân tích và dẫn chứng những biểu hiện của cái Đẹp trong tự
nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật
Trong tự nhiên
- Tự nhiên chỉ đẹp khi ở trong quan hệ thẩm mỹ và được sự thừa nhận của con người
- Nói tới cái đẹp trong tự nhiên là nói tới những cái đẹp tồn tại một cách khách quan, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là những cái đẹp thuộc về thế giới tự
nhiên vô sinh như sông, núi, biển, trời,… Nó cũng bao gồm cả những cái đẹp của thế giới
hữu sinh như cỏ cây, hoa lá,… trong đó thì cái đẹp của hình thể con người cũng là một sự
kì diệu của thế giới tự nhiên. Thế giới tự nhiên quanh ta đa dạng bao lOMoAR cPSD| 41487147
nhiêu thì sự hiện hữu của cái đẹp cũng phong phú bấy nhiêu. Đặc trưng thẩm mỹ của
cái đẹp trong lĩnh vực này được biểu hiện qua những thuộc tính vật chất của các sự vật,
hiện tượng như hình dáng, màu sắc, đường nét, âm thanh... được cấu tạo một cách cân
đối, hài hòa với một mức độ và tỉ lệ hợp lí, có khả năng tác động trực tiếp đến giác quan
của con người gây nên những cảm xúc thẩm mỹ. Mỹ học duy vật không chỉ thừa nhận
sự tồn tại khách quan của cái đẹp trong tự nhiên mà còn coi đây là cội nguồn của mọi
cái đẹp. Nhờ có thế giới tự nhiên mà con người mới hình thành cảm xúc về cái đẹp, ý
niệm về cái đẹp, và khi đã có ý niệm về cái đẹp thì con người lại sáng tạo ra những cái
đẹp mới theo tiêu chuẩn và mong muốn của mình. Đặc biệt, đối với nghệ thuật thì vẻ
đẹp đa dạng của thế giới tự nhiên luôn luôn là nguồn cảm hứng, là đề tài bất tận cho thơ, ca, nhạc, họa...
- Thế nhưng khi xem xét về cái đẹp trong tự nhiên cũng có nhiều vấn đề đặt ra, chẳng hạn
như thiên nhiên là nguồn cảm hứng, say mê của con người, nhưng phải chăng mọi cái
trong thiên nhiên đều đẹp? Tại sao có cảnh này đẹp, cảnh kia xấu? Chẳng hạn như
chúng ta xem ánh trăng đẹp vì nó hấp dẫn, gợi cảm, nhưng tại nó sao lại hấp dẫn, gợi
cảm như thế đối với con người... Trả lời vấn đề này không phải dễ dàng, ngay cả những
nhà mỹ học theo quan điểm Marxist cũng có hai cách giải thích khác nhau: “Phái xã hội
” cho rằng sở dĩ ánh trăng đẹp là do trăng có mối quan hệ với quá trình lao động thực
tiễn của con người. Từ xa xưa, con người sống trong bóng đêm, nhờ ánh sáng của mặt
trăng nên con người bớt sợ sệt và họ có thể lao động, sản xuât cũng như vui chơi... Như
vậy, ban đầu ánh trăng chưa phải là một hiện tượng thẩm mỹ mà chỉ là cái có ích, cái
quí báu. Dần dần, từ cái có ích, quí báu, nó chuyển thành cái đẹp. “Phái tự nhiên ” lại
cho rằng cái đẹp của cảnh vật bắt nguồn từ chính những phẩm chất vốn có của nó.
Trăng đẹp là do ánh sáng dịu dàng, do hình ảnh nổi bật của nó giữa bầu trời đêm tạo
nên một khung cảnh mơ màng và lãng mạn. Cảnh vật thiên nhiên mà con người cảm
nhận là đẹp hay xấu còn do những liên tưởng rất phức tạp, quanh co của con người từ
những điều kiện của đời sống tự nhiên, xã hội, văn hóa dân tộc, đặc biệt là qua những
sáng tạo nghệ thuật từ đời này sang đời khác. Ví dụ cây trúc, cây tùng, cây thông... được
coi là đẹp vì nó tượng trưng cho người quân tử. Cây tre được coi là đẹp vì nó tượng
trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan, nhưng cái đẹp ấy chỉ là một
tiềm năng, một sức sống. Nó chỉ đẹp theo đúng nghĩa chân chính của nó khi được con
người “đồng hóa” bằng thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong xã hội
- Con người luôn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp, từ nhu cầu này thì để nhìn được cái
đẹp trong xã hội phải thông qua sự thăng hoa. Cái đẹp của con người được nhìn thông
qua hoạt động sống của con người như lao động, giao tiếp.
- Lao động đẹp là là khi con người lao động mà thoát khỏi được sự áp bức, bốc lột, lao
động không còn vì miếng ăn, nhu cầu thể xác. Khi lao động mà không còn vì nguyên lOMoAR cPSD| 41487147
nhân vật chất và tinh thần nữa thì con người sẽ cảm thấy thoải mái, có được sự thông
thái trong công việc của mình, khi đó nét đẹp trong lao động sẽ xuất hiện. Ví dụ như
hình ảnh các nghệ nhân đan từng chiếc nón Bàng Luông, dệt từng tấm chiếu thủ
công. Đó những hình ảnh lao động vì đam mê, vì tình yêu dành cho nghề truyền
thống của ông cha xưa để lại nên nó được xem là lao động đẹp.
- Còn cái đẹp trong giao tiếp tức là hành vi đẹp trong giao tiếp, là những hành vi làm cho
người ta có thiện cảm với mình và còn là hành vi biết bảo toàn và tôn trọng giá trị của
đối tượng. Ví dụ như trong một trò chuyện giữa mình và một người lần đầu gặp mặt,
cái đẹp trong giao tiếp sẽ được thể hiện thông qua cách mình ăn mặc chỉnh chu, các nói
chuyện lịch sự của mình dành đối tượng mà mình giao tiếp. Hay nụ cười thiện cảm, cởi
mở khi mình giao tiếp với họ.
Trong nghệ thuật
- Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp sáng tạo của con người. Nó vẫn là thực thể, hình hài;
ý nghĩa toát ra từ hình hài đó. Cái xấu trong nghệ thuật nếu thể hiện truyền tải
được thông điệp thì nó trở nên đẹp.
- Ví dụ mẹ con nhân vật Cám dù đóng vai ác trong câu chuyện Tấm Cám nhưng đã
truyền tải một thông điệp làm toát nên cái đẹp trong nội dung nghệ thuật. 9.
Trình bày và phân tích nguồn gốc, bản chất, hệ quả và các hình
thức biểu hiện của cái Bi? Dẫn chứng một tình huống bi trong đời sống hoặc trong nghệ thuật. Nguồn gốc
- Cái bi là hiện tượng thẩm mỹ, diễn tả quy mô của một hành động hoàn chỉnh
thường kết thúc bằng một cái chết.
- Cái bi xuất hiện khi cái đẹp bị tổn thương, thất bại trong quá trình đấu tranh với cái xấu. Bản chất
- Là sự xung đột giữa cái đẹp và cái xấu, thiện và ác. Nó diễn ra:
Trong mỗi cá nhân:
- Sự xung đột giữa thiện và ý niệm ác. Thiện – ác không thể thấy ngay lúc đó, mà cần
trải qua thời gian quan sát, đúc kết kinh nghiệm. Con người khi mới sinh ra là hành
động theo cảm xúc, sau một thời gian học tập, trưởng thành con người có lý tính.
- Mâu thuẫn diễn ra trong mỗi người còn là mâu thuẫn khi phải hành động theo lý tính hay cảm xúc.
Giữa cá nhân và xã hội
- Xung đột giữa đạo đức cá nhân và luân lý xã hội. Luân lý thì lại có pháp luật –
đạo đức công dân, theo pháp luật nhà nước và đạo đức cộng đồng. lOMoAR cPSD| 41487147
- Cái xấu trong xã hội đang đơn độc và bị cô lập cái bi xuất hiện ngày càng nhiều.
- Nhưng con người chỉ được lựa chọn một trong hai và bi kịch nảy sinh. Trong xã hội
- Xung đột giữa lực lượng tiến bộ và lực lượng lạc hậu. Bi kịch xảy ra là do mâu
thuẩn giữa cái hoàn hảo và cái không hoàn hảo. Theo lý luận của Hegel:
- Bi kịch là do mâu thuẫn trong bản thân của sự thống nhất giữa cái Thiện phiến diện
với cái Thiện hoàn thiện.
- Xung đột bi kịch tập trung trong loại hình nghệ thuật thi ca. Chủ đề chính trong
những bi kịch cổ đại là mâu thuẫn tự do của con người với quá trình vận động của Tự nhiên Engels:
- “Xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào
thực hiện được điều đó thực tiễn… Bỏ qua yếu tố ấy thì đã làm giảm sự bi kịch”.
- Bi kịch cách mạng: một cuộc cách mạng khi phản ánh vào trong nghệ thuật vừa
phải mang tính hiện thực và mang tính lãng mạng của nó. Hệ quả
- Hệ quả của cái bi là cái chết
- Cảm xúc cái bi mang lại cho con người, đa dạng: đau đớn, giận dữ, phẫn nộ, căm
thù cái xấu, xót thương cái đẹp...
- Bi kịch tẩy rửa những cảm xúc qua cách gợi lên sự thương xót nhằm thanh khiết hóa tình cảm con người.
- Cảm xúc có được ở chủ thể cảm thụ, có sự đồng cảm, xót thương. Cảm xúc kinh
sợ của cái ác cái xấu. Cảm xúc đồng cảm, tự hào của cái đẹp, chết để bảo vệ cái
đẹp. Người ta thấy được cái xấu, sẵn sàng đứng lên. Biểu hiện
- Bi của cái cũ: những LLXH xác định được vai trò giá trị nhưng biến cố xảy ra mất
vị thế bị xóa sổ cái bi xuất hiện.
- Bi của cái mới: Cái mới xuất hiện cái cũ không chấp nhận biến mất. Cái bi của cái
cũ là cái chết bình minh, đấu tranh chống lại tiêu cực nhưng bị thất bại
- Bi của sự lầm lạc: do sự hạn chế trong hiểu biết.
Dẫn chứng bi kịch: Sự phản kháng, đối đầu của 2 phe trong triều đình phong kiến nhà
Nguyễn khi đánh Pháp: Phe chủ chiến (Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết) >< Phe chủ hòa đã
nảy sinh bi kịch trong nội bộ vua – quan. Kết quả phe chủ chiến thất bại, khiến hơn 1000
người chết, quyền lực triều đình rơi vào tay thực dân Pháp, vua Hàm Nghi bị truất ngôi và
đày đi Algerie, phong trào Cần Vương thất bại nhưng lại để lại một mối thù rất lớn lOMoAR cPSD| 41487147
nung nấu nhân dân lòng căm thù giặc ngoài xâm. Bi kịch trên đã hóa nên cao cả, là sự
hy sinh những lúc bình minh, thức tỉnh tinh thần đoàn kết nhân dân. 10.
Trình bày và phân tích nguồn gốc, bản chất, hệ quả và các hình
thức biểu hiện của cái Hài? Dẫn chứng một tình huống bi trong đời sống
hoặc trong nghệ thuật
Nguồn gốc
- Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống xã hội mà hệ quả của nó là tiếng cười.
- Cái hài xuất hiện khi chủ thể phát hiện ra một nội dung xấu ngụy sau cái đẹp Bản chất
- Bản thân những cái xấu vẫn chưa phải cái hài. Xấu nhưng lại đội lốt cái đẹp, tự cho
mình là đẹp thì mới là cái hài. Phải có tiếng cười của nhà trào phúng, rồi giật phăng cái
mặt nạ giả dối để làm trơ ra sự thật thảm hại của cái xấu ấy. Vì thế bản chất cái hài là sự
mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, giữa nội dung và hình thức, giữa đạo đức và phi đạo
đức, giữa hèn kém và cao thượng, giữa dốt nát ngu đần và trí tuệ hiền minh…
Hệ quả
- Hệ quả của hài là tiếng cười
- Cười trong hài là cái cười trí tuệ. Vì có trí tuệ mới phát hiện ra sự ngụy tạo của cái
xấu đằng sau cái đẹp.
- Tiếng cười trong cái hài là tiếng cười của người chiến thắng. Phát hiện cái xấu, đẩy
đối phương vào thế bị động.
- Tiếng cười trong cái hài là tiếng cười của sự khoan dung, không đáng để bụng. Tiếng
cười còn thể hiện thái độ sẵn sàng tiễn biệt quá khứ của một cái xấu một cách vui vẻ
- Tiếng cười trong hài thể hiện tính nhân văn.
- Tiếng cười phê phán, lên án. Biểu hiện
- Cái hài đi từ cuộc sống vào nghệ thuật
- Phương tiện phản ánh con người và xã hội - Mang tính giải trí
- Phương thức phê bình, phản ánh phê phán xã hội
- Sinh ra để bảo vệ, giữ gìn cái đẹp
- Chất liệu sáng tác nghệ thuật lOMoAR cPSD| 41487147
Ví dụ một tình huống hài trong nghệ thuật: “Thầy bói xem voi”
Trong ngày ế ẩm, các thầy bói rủ nhau đi xem voi để biết coi con voi nó như thế nào. Đến
nơi 5 thầy sờ 5 bộ phận con voi, thầy sờ vòi thì bảo con voi giống con đỉa, thầy sờ ngà thì
bảo voi dài giống cái đòn, thầy sờ tai thì cho rằng giống cái quạt, thầy sờ chân lại nói voi
giống cái cột đình, thầy còn lại sờ đuôi thì bảo voi giống cái chổi xể cùn. Không thầy nào
chấp nhận ý kiến nhau, đã đánh nhau toác đầu chảy máu. Câu chuyện hài ngụ ngôn dân
gian trên đã mang lại cho chúng ta một tiếng cười đầy châm biếm về những cách nhìn
đầy phiến diện và đặt góc nhìn chủ quan trong một vấn đề, cũng qua câu chuyện ấy chính
ta cũng rút ra được bài học về cuộc sống, phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc đời này 11.
Trình bày cấu trúc của ý thức thẩm mỹ, vai trò của tình cảm,
thế giới quan và hệ tư tưởng trong đời sống thẩm mỹ. Cấu trúc
- Ý thức thẩm mỹ được cấu thành bởi cảm xúc thẩm mỹ, thế giới quan và hệ tư tưởng.
- Trong đó thế giới quan bị chi phối bởi hệ tư tưởng. Điều này có nghĩa là bản thân
mỗi người sẽ chịu sự chi phối của hệ tư tưởng khi nhìn nhận và đánh giá thế giới
quan xung quanh mình. Hệ tư tưởng chi phối thế giới quan và kéo theo đó là thế
giới quan sẽ chi phối cảm xúc thẩm mỹ của con người. Ví dụ ngày hôm nay là một
ngày trời xanh mây trắng trong lành, thời tiết rất dễ chịu, điều này làm cho cảm
xúc của chúng ta dễ chịu theo
Vai trò tình cảm
- Tình cảm là những rung động cảm xúc khi có sự tác động trực tiếp của hiện
thực khách quan vào các giác quan của con người.
- Tình cảm thẩm mỹ cũng là một hình thái tình cảm xã hội của con người; nhưng nó
khác với tình cảm đạo đức, trí tuệ, tôn giáo… Đó là sự rung động – cảm xúc bởi
cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
+ Trước cái đẹp – vui sướng, hân hoan, thoả mãn. Đó là sự cảm thụ những giá trị
thẩm mỹ mang lại cho con người những khoái cảm tinh thần – khoái cảm thẩm mỹ
+ Trước cái xấu – khó chịu, bực tức, căm ghét,
+ Trước cái bi – đau đớn, thương tiếc; đồng cảm và khao khát muốn trả thù vì
lý tưởng cao đẹp của cuộc sống
+ Trước cái hài – tiếng cười tích cực, phê phán những thói hư tật xấu nói chung
của con người nhằm hướng đến sự hoàn thiện của bản thân con người và xã hội
+ Trước cái cao cả – khâm phục, khát vọng vươn lên để chế ngự, để chinh phục,
để khẳng định vai trò và sức mạnh của con người lOMoAR cPSD| 41487147
Vai trò của tình cảm: giúp con người có thể cảm nhận những vẻ đẹp của sự vật,
hiện tượng một cách chân thực nhất, đúng như cách nó được sinh ra và tồn tại.
Vai trò của thế giới quan: ảnh hưởng đến cảm xúc thẩm mỹ của con người khi nhìn
nhận và đánh giá một sự vật, hiện tượng.
Vai trò của hệ tư tưởng: định hướng nhận thức của con người về cái đẹp của sự vật hiện tượng xung quanh 12.
Trình bày khái niệm, tính chất và vai trò thị hiếu thẩm mỹ. Đặc
trưng của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. Khái niệm
- Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực tiếp nhận đồng thời là năng lực tái tạo của chủ thể.
Trong đó bao gồm: năng lực đánh giá, tiếp nhận, tái tạo thẩm mỹ vào trong
chính bản thân của chủ thể. Ví dụ:
- Sinh viên A chọn lựa một chiếc áo len để mặc đi học, vén tóc trước gương thì
điều đó đang thể hiện thị hiếu thẩm mỹ.
- Góc học tập của bản thân nếu vừa ý thì góc này đặt lọ hoa, góc kia đặt bức tranh
thì điều đó tạo nên không gian thể hiện thị hiếu.
- Vấn đề được đặt ra: Thị hiếu vừa liên quan đến sở thích, mà sở thích hoàn toàn
mang tính cá nhân. Nhưng khi hành động, chủ thể thường nói: “ Vì tôi thích” thế
nhưng ẩn sau sâu bên trong đó là cả một sự chi phối của thế giới quan, bởi cả
một hệ tư tưởng để nó kết tinh thẩm mỹ trong cảm xúc gọi là: “Thích”.
- Từ đó có thể lý giải được: Vì sao anh A thích cái này mà không thích cái kia?;
Vì sao người lớn thích nghe cải lương?; Vì sao người ta thích nghe tân nhạc?
- Nó được kết tinh tất cả và kế tục trong môi trường hoạt động văn hóa của xã hội.
- Sở thích mang tính bền vững: tức trong rất nhiều cái khi ta thích thì chỉ có một
vài cái đọng lại và chi phối xuyên suốt chúng ta. Ví dụ:
- Chúng ta thích màu đỏ. Ta sẽ chọn quần áo, giày dép, phụ kiện có một ít màu đỏ.
Thậm chí có người “cuồng” màu đỏ đến mức toàn bộ từ trong các mối quan hệ
từ trong nhà cửa đến tất cả những thứ liên quan, phục vụ cuộc sống đều màu đỏ.
- Điều này là sự kết hợp tất cả những yếu tố của hoàn cảnh sống đã đặt định bản thân. Tính chất
- Tính cộng đồng, tính dân tộc và tính thời đại của thị hiếu thẩm mỹ
- Sở thích cá nhân tưởng chừng như của cá nhân đó vẫn mang tính chất xã hội.
- Câu hỏi được đặt ra: Có thể giáo dục thị hiếu được không?
Sở thích là riêng tư không thể động chạm nhưng thực ra ta có thể tác động. Điều này
được lý giải do không có cá nhân nào tách ra khỏi xã hội và không có sở thích lOMoAR cPSD| 41487147
nào của cá nhân mà không được định hình từ xa xưa, từ góc độ nào đó kết hợp
mang tính chất cộng đồng. Thế nên, ta mới có thị hiếu thẩm mỹ của vùng miền, của các dân tộc. Ví dụ:
- Trang phục của người phụ nữ Nam Bộ là cái nón lá, là bộ đồ bà ba khác với phụ
nữ ở Bắc Bộ hay Trung Bộ. Nó có tính chất cộng đồng bởi nó gắn liền với các điều
kiện sinh hoạt, vật chất đời sống của vùng miền đó.
- Thị hiếu của dân tộc Việt Nam cũng sẽ khác với thị hiếu của những dân tộc khác.
- Những thị hiếu còn mang tính thời đại. Thời đại này định hình một khung giá trị
thế này, thời đại khác lại định hình một khung giá trị khác và thị hiếu sẽ khác.
- Trong một vấn đề thị hiếu luôn có các giá trị tiềm ẩn mà chúng ta không biết, không
cần chạy theo những xu thế nhất thời mà đánh đi giá trị thẩm mỹ tìm ẩn bên trong. Vai trò
- Thị hiếu thẩm mĩ có vai trò quan trọng
- Nếu có thị hiếu đúng đắn sẽ giúp cho các cá nhân phát triển hài hoà, và còn tạo
ra những giá trị đẹp cho xã hội.
- Vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho người
ta thưởng thức cái đẹp một cách chân chính, nhận thức được giá trị thẩm mỹ của
cuộc sống và nghệ thuật một cách sâu sắc toàn diện. VD: nhận diện đúng thời trang
phù hợp, tránh đua đòi thời trang không mang lại giá trị, mà còn phi văn hóa.
- Khả năng đánh giá thẩm mỹ được biểu lộ qua các nhận xét, cảm xúc, thái độ của
chủ thể thẩm mỹ trước khách thể thẩm mỹ. Những người có thị hiếu thẩm mỹ phát
triển thường có trình độ hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm phong phú, nhờ vậy
mà đánh giá của họ toàn diện và đúng đắn cả về nội dung và hình thức của sự vật
hiện tượng. Ngược lại những người có thị hiểu thẩm mĩ chưa phát triển hay lệch
lạc thường có những nhìn nhận đánh giá phiếm diện và sai lệch.
- Thị hiếu thẩm mĩ không chỉ thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn ở nhiều lĩnh
vực khác của cuộc sống. Có thể kể ra như thẩm mỹ trong xây dựng, trang trí nội
thất nhà ở, trong văn hoá giao tiếp, … Cuộc sống chúng ta cần có những con
người hiểu biết về cái đẹp, từ đó mới có thể gìn giữ những nét đẹp truyền thống và
tạo dựng thêm những giá trị mới.
- Thị hiếu thẩm mĩ cũng ảnh hưởng đến cách ăn mặc, đi đứng, thú vui giải trí,…
của một con người. Mặc dù là khái niệm trừu tượng nhưng thật ra thị hiếu thẩm
mỹ rất gần gũi với cuộc sống của con người hằng ngày và ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống.
Đặc trưng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ lOMoAR cPSD| 41487147
- Có thể giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. Việc giáo dục và định hướng thị hiếu thẩm mỹ
sẽ giúp cho con người biết được thị hiếu về cái đẹp hiện nay là như thế nào và cũng
để các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của công chúng
- Xã hội đào tạo cá nhân. Và cá nhân làm phong phú xã hội. Giáo dục thẩm mỹ không
mang tính áp đặt mà mang tính vận động, định hướng. Người được giáo dục thị hiếu
thẩm mỹ phải có tri thức để nhận biết và đánh giá thẩm mỹ xung quanh.
- Sở thích mang tính cá nhân mà cá nhân là thành viên xã hội, cùng với việc giáo dục
thị hiếu thẩm mỹ cá nhân sẽ tham gia vào thị hiếu thẩm mỹ xã hội (thông qua
truyền thông, giới thiệu mẫu mã,...). Giáo dục thẩm mỹ mang tính gợi mở, tôn trọng
sự chọn lựa cá nhân, cũng mang tính cộng đồng (thị hiếu cộng đồng), tính dân tộc,
tính thời đại của thị hiếu thẩm mỹ 13.
Phân tích, nhận định và dẫn chứng từ luận đề: Nghệ thuật là sự phản
ánh hiện thực cuộc sống con Người bằng tình yêu rộng lớn - tình yêu đối với cái Đẹp
- Nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực cuộc sống của con người bằng tình yêu
rộng lớn – tình yêu đối với cái đẹp.
- Hiện thực cuộc sống của con người diễn ra trong ba quan hệ: con người với
tự nhiên, con người với con người, con người với bản thân con người.
+ Lĩnh vực phản ánh của nghệ thuật vô cùng rộng tức nghĩa cuộc sống có cái gì
là nghệ thuật có cái đó. Tuy nhiên, cái gì có trong nghệ thuật chưa hẳn có trong cuộc sống.
+ Ví dụ sau mọi sóng gió thì gia đình vẫn về lại bên nhau. Bởi vì lĩnh vực phản
ánh của nghệ thuật rất rộng, do vậy cần một tình yêu rộng lớn với cuộc sống xung
quanh thì người nghệ sĩ mới tái hiện và sáng tạo được nghệ thuật.
+ Một sự thuần khiết trong nghệ thuật như một tình yêu thuần khiết. Nó mang
tính lý tưởng thế nên nghệ thuật mới thể hiện tính lý tưởng là vậy. Nó khắc họa
những thứ đã thoát ra khỏi hiện thực thì nó mới là nghệ thuật, còn nó y như hiện
thực thì nó chưa phải là sự mong muốn của nghệ thuật. Thế nên nghệ thuật mới
phân ra nhiều trường phái.
+ Nghệ thuật không phải là vẽ một khuôn mặt đẹp mà là vẻ đẹp của khuôn
mặt. Nghệ thuật còn cần quan trọng đến thủ pháp.
- Do yêu cầu của nghệ thuật là đẹp nên để phản ánh được hiện thực đời sống
người nghệ sĩ phải có một tình yêu lớn đối với cái đẹp. Cảm nhận cái đẹp xung
quanh bằng cả con tim từ đó tái hiện và sáng tạo nên cái đẹp trong nghệ thuật.
- Ví dụ như đối với thể loại hội họa, đối với những bức tranh thỏa thân, nếu không
có một tình yêu lớn với cái đẹp người nghệ sĩ sẽ không có đủ khả năng thể hiện
tính thẩm mỹ trong loại hình nghệ thuật này.
- Nghệ thuật là phải có sự dẫn truyền hay lan truyền cảm xúc về ý niệm lOMoAR cPSD| 41487147 14.
Phân tích và dẫn chứng từ nhận định: Bản chất của nghệ thuật
là những giá trị của xã hội được đánh giá theo quy định của cái Đẹp
- Cái đẹp mang sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan, giá trị xã hội phải
có giá trị thẩm mỹ → tác động đem lại cảm xúc tích cực cho con người trong cái
Bi, cái Hài, cái Cao Cả, cái Mỹ của con người đúng nghĩa
- Nghệ thuật là giá trị thẩm mỹ trên cơ sở của giá trị xã hội (là những gì đáp ứng cho
nhu cầu của xã hội → đạo đức, chân lý, cái đẹp…) được thiết lập → nói về đạo
đức, chân lý, khoa học, chính trị... theo góc nhìn của cái đẹp.
- Giá trị thẩm mỹ có sự thăng hoa.
- Giá trị xã hội là những gì đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Nhu cầu cao nhất và
đi đến tận cùng của xã hội là nhu cầu được sống.
+ Đều đáp ứng cho nhu cầu sống đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu
cầu vật chất sẽ đem lại giá trị về vật chất nhưng điều đó không nằm trong lĩnh vực nghệ thuật.
+ Để con người làm nên lịch sử phát triển của chính mình đó là nhu cầu về
tinh thần. Và nghệ thuật là một trong những đáp ứng cho nhu cầu về tinh thần.
+ Vì nghệ thuật là sự tập trung của cái đẹp. Mà cái đẹp thực chất là biểu trưng
của những giá trị đáp ứng cho nhu cầu, khát vọng sống của con người.
- Vậy nên cái gì đẹp là cái phù hợp với cuộc sống, bảo toàn sự sống.
- Nghệ thuật là giá trị của những giá trị:
+ Giá trị đầu là một sự tinh lọc khi được xây dựng, chắc lọc trong những hình tượng.
+ Giá trị sau chính là giá trị xã hội. Ví dụ
- Giá trị xã hội là những hành động xả thân để bảo vệ tổ quốc trước những trận chiến
của quân thù. Nhưng từ giá trị xã hội đó mới chắt lọc lên thành một giá trị thẩm
mỹ. Đó là cái đẹp, mà cái đẹp này phản ánh được nhu cầu, nó là biểu trưng của
những giá trị xã hội. Người ta kết thành câu ca dao:
Em đi đâu đó em ơi
Em đi gởi áo ra nơi chiến trường
Chị còn chiếc áo trong rương
Em đem gởi đến che sương cho người
Thà rằng uống nước hố bom
Còn hơn theo giặc, lưng khom, chân quỳ
- Thực chất là người ta ca ngợi lên một hành động hy sinh của một người xả thân vì
tổ quốc. Hành động đó mang tính giá trị xã hội, nó có ý nghĩa về mặt đạo đức.
Nhưng giờ đây bài ca dao đó là giá trị của những giá trị vì nó mang tính chất thẩm
mỹ, nó xây dựng nên một hình tượng để nó truyền tải những giá trị xã hội đó.
Trong hình tượng dấy lên một cảm xúc rúng động thẩm mỹ đặc biệt của con người. lOMoAR cPSD| 41487147 Ví dụ 2: (tham khảo)
Tại sao hoa sen lại trở thành hình tượng nghệ thuật?
Vì nó chứa đựng giá trị của những giá trị. Gía trị giả đầu tiên là giá trị xã hội, ở đó nó
biểu trưng cho cái gọi là những sự thanh khiết của một đời ô trọc sống trong sự bùn lầy,
nước đọng, trong sự đa đoan của xã hội nó vẫn giữ được vẻ thanh khiết (giữ mình trong
sạch). Đó là giá trị về đạo đức, tu thân.
Nhưng khi nó trở thành một hoa sen mang ý nghĩa nghệ thuật có nghĩa là giá trị thẩm mỹ.
Người ta nhìn hoa sen không phải bằng những lý thuyết khô khan mà ở đây người ta thấy
cánh sen, đài sen, nhụy sen, búp sen, … tất cả những điều đó tưởng như một thực thể sinh
vật. Trên khung vải nó hiện ra như một tác phẩm nghệ thuật vì nó biểu đạt được những giá trị của xã hội. 15.
Phân tích và dẫn chứng từ luận điểm: Bản chất của nghệ thuật
là những giá trị của xã hội được đánh giá theo quy luật riêng của tình cảm.
- Thẩm mỹ không đánh giá theo chuẩn mực của khoa học. Nhận thức thẩm mỹ
khác với nhận thức khoa học
+ Thẩm mỹ là đánh giá trên góc độ cảm xúc,
+ Giá trị thẩm mỹ được tạo ra trên cơ sở của giá trị xã hội
Nghệ thuật là những giá trị xã hội được đánh giá theo quy luật riêng của tình cảm. -
Có công chúng nghệ thuật thì có tồn tại nghệ thuật, không có công chúng thì nghệ
thuật chết. Tác phẩm không có ai nhớ đến là tác phẩm chết.
- Lý tính: chỉ có đúng và sai; còn nghệ thuật nói về thích hay không thích Cảm xúc hành động
- Giá trị xã hội là những gì đáp ứng nhu cầu xã hội
- Mỗi loại hình nghệ thuật có những khán giả riêng của mình và một khán giả tức là
một chủ thể thẩm mỹ cũng có những đối tượng riêng. Điều đó phụ thuộc vào môi
trường sống, lứa tuổi, các nền văn hóa.
- Theo quy luật riêng của tình cảm vì: Tình cảm không ai giống ai như vậy nghệ thuật
mới tồn tại. Nghệ thuật có thể không phù hợp với đối tượng này nhưng lại phù hợp với đối tượng khác.
- Công chúng đến với thẩm mỹ trước hết ở góc độ tình cảm. Cho nên tình cảm của
công chúng là một trong những tiêu chí đánh giá nghệ thuật.
Ví dụ: So với thập niên trước thì hiện nay, các thể loại âm nhạc truyền thống như (cải
lương, tuồng, chèo,..) đang dần ít nhận được sự quan tâm của khán giả, đặc biệt là khán
giả trẻ. Điều này cho thấy loại hình nghệ thuật cải lương không nhận được nhiều tình cảm
từ khán giả trẻ, song loại hình này lại nhận được tình cảm to lớn từ các cô chú thuộc thập
niên trước. Điều này cho thấy nhu cầu xã hội đã thay đổi. Thông qua tình cảm của chủ thể
thẩm mỹ dành cho từng đối tượng thẩm mỹ, ta có thể biết được tệp khán giả chính của đối
tượng thẩm mỹ này để có cách sắp xếp cho phù hợp với chương trình nghệ thuật. Như Hòa
Minzi đã khéo léo lồng ghép vở chèo “Quan Âm Thị Kính”, kết hợp với nhạc hiện đại và
góc nhìn mới để cho ra tác phẩm âm nhạc “Thị Mầu” lOMoAR cPSD| 41487147
Hai yếu tố này mới là cho nghệ thuật tồn tại và phát triển. Nếu nghệ thuật không đẹp thì
không ai đến với nghệ thuật . Nếu nghệ thuật không gây ra cảm xúc thì không ai đến bên
nghệ thuật. Nếu nghệ thuật không có những tác phẩm dành riêng cho những lứa tuổi mà
bao trùm như một khuôn mẫu, kiến thức chung thì người ta cũng không đến với nghệ thuật làm gì. 16.
Trình bày định nghĩa, đặc trưng và vai trò của hình tượng nghệ thuật? Định nghĩa
- Hình tượng nghệ thuật là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực
theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Đặc trưng
- Trong hình tượng nghệ thuật đôi khi có sự thăng hoa thoát ra khỏi hiện thực.
- Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư
tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể chiêm nghiệm ý vị của cuộc đời
và ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác
với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng
khái niệm trừu tượng, bằng định lý, công thức mà bằng hình tượng về tình đời, tình
người qua một chất liệu cụ thể.
- Tưởng tượng là hành vi có thật. Cái được tưởng tượng là cái không có thật, cái
không có thật đó được hiện ra trong những sản phẩm của tưởng tượng là tác phẩm
nghệ thuật. [Phương thức tái tạo nghệ thuật bằng thi pháp]. Hình tượng nghệ
thuật là kết quả của sự tưởng tượng.

Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái
hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật.
- Hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm
cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ
quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú.
- Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên
những hiện tượng có thật, mà tái hiện có chọn lọc sáng tạo thông qua trí tưởng
tượng và tài năng của nghệ sĩ,
sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng
sâu sắc, từng làm nghệ sĩ day dứt. Gây trăn trở cho người khác. Vai trò
- Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp
lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người
hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. lOMoAR cPSD| 41487147
- Hình tượng nghệ thuật thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ
thể đối với thực tại. Người xem không chỉ thưởng thức "bức tranh" hiện thực, mà
còn thưởng thức cả nét vẽ sắc màu, cả nụ cười → Suy tư ẩn trong bức tranh ấy.
- Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mỹ của nghệ thuật.
Vì những lẽ trên, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao
độ giữa các mặt đối lập: chủ quan - khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát,
hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Và cũng chính vì
những lẽ trên, hình tượng còn là một quan hệ xã hội - thẩm mỹ vô cùng phức tạp.
- Hình tượng nghệ thuật không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó. Hình
tượng nghệ thuật còn là quan hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng của nghệ
thuật, giữa hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa.
- Hình tượng nghệ thuật giữ mối liên hệ giữa nhận thức cảm tính với chiều sâu
trong nhận thức và sự độc đáo của nội dung nghệ thuật.
- Hình tượng nghệ thuật không có gì khác hơn là biểu hiện quan niệm trừu
tượng dưới hình thức cụ thể.
- Truyền tải thông điệp, nghệ thuật tới người xem, tái hiện thực tại trong cuộc sống