Đề cương ôn tập | Mỹ học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trong giai đoạn ôn tập cuối kỳ môn học Mỹ Học Đại Cương tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, việc tổng hợp các câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho kỳ thi. Các câu hỏi này sẽ bao gồm một loạt các chủ đề quan trọng đã được học trong suốt học kỳ, từ các phong cách nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu, đến các trường phái và trào lưu nghệ thuật. Việc ôn tập thông qua việc giải đáp các câu hỏi này sẽ giúp sinh viên củng cố và nắm vững kiến thức, sẵn sàng cho kỳ thi cuối kỳ.
Môn: Mỹ học đại cương (XH&NV-ĐHQGHCM)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487147
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Tại sao Mỹ học là khoa học nhân văn? Tại sao Mỹ học lại nghiên
cứu cái đẹp và nghệ thuật? Tính ứng dụng của Mỹ học?
* Mỹ học là khoa học nhân văn:
Mỹ học là khoa học nhân văn, bởi vì cái đẹp là một phạm trù mang tính
nhân văn, hướng tới vẻ đẹp của con người. Cái đẹp mang tính chủ quan, vì cùng
một sự vật hiện tượng, mỗi người có thể có những ý kiến, nhận định khác nhau.
Mỹ học là một bộ phận của Triết học, quan tâm đến bản chất và mối liên
hệ giữa các khách thể như cái Đẹp, cái Bi, cái Hài và cái Cao Cả. Học mỹ học
chính là trau dồi khả năng cảm thụ cái đẹp. Mỹ học là một ngành khoa học, vậy
nên các kết quả nghiên cứu của môn học này là các lập luận logic, khách quan.
Bản thân Mỹ học không dạy con người trở nên tốt đẹp hơn hay xấu xa hơn. Thế
nhưng những công trình nghiên cứu Mỹ học có thể cung cấp cho con người
nhiều kiến thức về cái Đẹp và Nghệ thuật, từ đó nâng cao khả năng cảm thụ của
con người. Bằng con đường nói trên, Mỹ học giúp con người có năng lực tạo
lập cảm xúc tích cực trong chính cuộc sống của mình thông quan việc việc nâng
cao khả năng cảm thụ cái đẹp và nghệ thuật. Từ thời Hy Lạp cố đại, Aristotle đã
cho rằng nghệ thuật có khả năng "thanh lọc" (catharsis) tâm hồn con người,
giúp họ loại bỏ cảm xúc tiêu cực và hướng đến sự tích cực. Một bộ phim hay,
một bản nhạc du dương hay một món ăn ngon có thể làm tâm trạng chúng ta tốt
lên nhiều. Nếu chúng ta trau dồi kiến thức Mỹ học nhiều hơn, ta có thể cảm thụ
nghệ thuật ở một mức độ cao hơn, được “thanh lọc” một cách triệt để hơn, đồng
thời cũng có thể cảm thụ được cái đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật trừu
tượng, khó hiểu hơn so với nghệ thuật đại chúng. Như vậy, Mỹ học là ngành
khoa học nhân văn không phải vì nó dạy chúng ta phải nhân văn mà cung cấp
cho ta những tri thức cần thiết để có thể cảm nhận cái Đẹp sâu sắc hơn, từ đó
thúc đẩy các cảm xúc tích cực trong ta, khiến ta có năng lực để sống đẹp hơn, sống nhân văn hơn. lOMoAR cPSD| 41487147
* Mỹ học lại nghiên cứu cái đẹp và nghệ thuật vì:
Nghệ thuật chính là dạng vật chất của cái Đẹp - một trong những đối
tượng nghiên cứu cơ bản của Mỹ học.
Mỹ học là một bước trung gian, mỹ học nghiên cứu về cái đẹp, mà nghệ
thuật là nơi tập trung cái đẹp.
Cái đẹp và nghệ thuật mang đến cảm xúc tích cực cho người tiếp nhận.
Đó là cảm năng học, cái mà mỹ học hướng đến.
* Tính ứng dụng của Mỹ học:
Mỹ học hay có thể nói là giáo dục thẩm mỹ giúp phát triển nhân cách nói
chung và khả năng thưởng thức nghệ thuật và cái đẹp nói riêng vậy nên mỹ học
được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn. Mà đơn giản hơn, có thể hiểu và ứng
dụng mỹ học chính ở sự nhận thức, thưởng thức cảm nhận cái đẹp bằng sự rung
động bản năng của con người, điều ai cũng có thể rèn luyện và học hỏi được,
càng sớm càng tốt và không phân biệt lứa tuổi. Càng tiếp xúc với nhiều điều tốt
đẹp thì tư duy càng có cơ hội cởi mở, càng hiểu được sự đa dạng và khác biệt
của cái đẹp, để từ đó con người có thể tự học được cách tôn trọng sự khác biệt
và cũng sớm định vị được bản thân để không tự ti.
Câu 2: Phân tích và chứng minh lao động là nguồn gốc hình thành quan hệ
thẩm mỹ. Tính thẩm mỹ của sản phẩm lao động hình thành như thế nào?
Con người ban đầu là sinh thể tự nhiên, sau nhờ quá trình lao động mà
phát triển thành sinh thể xã hội. Độc lập khỏi giới tự nhiên, không những không
phụ thuộc mà còn lợi dụng, tận dụng tự nhiên, biết khai thác sản vật từ tự nhiên
để phục vụ cho nhu cầu sống của mình. Khi đó, con người trở thành chủ thể,
chủ động và bắt đầu hoạt động thực tiễn. Hoàn cảnh sống xung quanh con
người chính là khách thể, mà khách thể chính là vùng quan tâm của chủ thể là con người.
Lao động chính là quá trình khởi nguồn của quan hệ thẩm mỹ. Lao động
là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự lOMoAR cPSD| 41487147
nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Có thể hiểu lao động là vận dụng các
sức mạnh của tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo thiên
nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người. Càng phát triển, càng có
nhiều dạng thức lao động (lao động tay chân, lao động trí óc, lao động phức tạp,
lao động nghệ thuật…). Học tập là lao động dự trữ, càng xài càng không mất đi mà nó nhiều lên.
Lao động là nguồn gốc hình thành quan hệ thẩm mỹ bởi quá trình lao
động giúp cho con người hoàn thiện các giác quan và đôi bàn tay. Giác quan
bao gồm mắt và tai, đó chính là năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Đôi bàn tay là kỹ
năng kỹ xảo, chính là năng lực sáng tạo thẩm mỹ. Đôi tay con người vừa là
công cụ lao động vừa là quan lao động tạo ra sản phẩm mang tính thực dụng
cho nhu cầu vật chất và mang tính thẩm mỹ cao. VD: Đồ thủ công mỹ nghệ là
các tác phẩm nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao, là sản phẩm tạo ra bởi năng
lực tinh thần, kỹ năng, kỹ xảo và thủ pháp nghệ thuật. Thông qua các sản phẩm
này, cảm xúc của người sáng tạo được truyền đạt đến người tiếp nhận
Câu 3: Phân tích và chứng minh sự đồng hóa trên lĩnh vực tinh thần là nội
dung của quan hệ thẩm mỹ. Ý nghĩa của vấn đề này trong đời sống thẩm mỹ?
Khái niệm quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ giữa chủ thế thẩm mỹ - tức là
chủ thể người xã hội có nhu cầu và khả năng đánh giá, thưởng thức, sáng tạo
các giá trị thẩm mỹ, với khách thể thẩm mỹ - tức là những thuộc tính, khía cạnh,
phẩm chất thẩm mỹ ở các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên, trong xã hội và con người.
Đồng hóa là làm cho giống mình, làm cho những khách thể tự nhiên có
những tư tưởng, tình cảm , đặc tính của con người, chiếm lĩnh thực thể vô tri vô
giác trên một phương diện tinh thần.
Đồng hóa tinh thần diễn ra trong ý thức, tư tưởng. Sự đồng hoá về mặt
tinh thần này cũng trên cơ sở hoạt động thực tiễn của xã hội, nhưng đến lượt lOMoAR cPSD| 41487147
mình nó có ý nghĩa xác định tính mục đích, phương pháp và định hướng cho
hoạt động của con người. Đồng hoá tinh thần là năng lực chiếm lĩnh đối tượng
của chủ thể trong lĩnh vực tinh thần, làm cho đối tượng đó có năng lực, phẩm
chất như chủ thể mong muốn. Đối tượng trở thành phương tiện để vật chất hoá tình cảm con người.
Giới tự nhiên: phản ánh vào não người, não bắt đầu tiếp nhận và lưu giữ
cũng như tái tạo thông tin (tái tạo + cảm xúc), xuất hiện những tưởng tượng và
các hình ảnh trong hiện thực đã được thăng hoa trong ý thức. Ý thức thực thể
hóa sự thăng hoa thành biểu trưng, chuyện kể mang tính thần thoại. Đây là quá
trình của sự đồng hóa tinh thần. Đây cũng là nội dung của quan hệ thẩm mỹ.
Câu 4: Phân tích và chứng minh giá trị thẩm mỹ là hệ quả của quan hệ
thẩm mỹ. Ý nghĩa của giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống?
Giá trị là đáp ứng được nhu cầu thì sẽ mang tính giá trị. Giá trị thẩm mỹ
là nhu cầu thẩm mỹ, biến đổi theo giá trị của lịch sử, là những gì đáp ứng cho
nhu cầu của con người về cái đẹp. Giá trị sống đẹp là nhiệm vụ của quan hệ
thẩm mỹ. Có những thuộc tính chung quy định giá trị thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ
khách quan với cá nhân, chủ quan với quy định chung của cộng đồng.
Thẩm mỹ không chỉ đòi hỏi về mặt nội dung mà còn về mặt nhận thức.
Ngoài ra, giá trị thẩm mỹ còn có tính dân tộc, thời đại, khách quan và chủ quan.
Cái thẩm mỹ không chỉ là một thuộc tính của vật chất mà nó còn là một
giá trị xã hội quan hệ với con người trong quan hệ thẩm mỹ. Cái thẩm mỹ là
một loại giá trị xã hội được đo bằng thước đo thẩm mỹ của xã hội. Luận điểm
này dựa trên học thuyết Mác – Lênin về vai trò của thực tiễn trong quá trình
nhận thức, quá trình đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ.
Giá trị phản ánh qua mức độ đáp ứng được nhu cầu sống, tồn tại của loài
người. Giá trị thẩm mỹ là giá trị mà qua đó đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của
con người, đáp ứng cho sự thiết định của cái đẹp. lOMoAR cPSD| 41487147
Giá trị phản ánh nhu cầu, nhu cầu thay đổi thì giá trị sẽ thay đổi, nhu cầu
mất đi giá trị sẽ mất đi. * Ý nghĩa:
Những giá trị được hình thành và phát minh trên cơ sở quy luật của cái
đẹp, tức là những giá trị thẩm mỹ. Nói đến giá trị là nói đến cách nhìn, cách
đánh giá, từ cách đánh giá của con người đối với thế giới về nhiều mối quan hệ
khác nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức, triết học, pháp quyền, khoa học.
Trong đó, cái thẩm mỹ không hẳn phải đối lập với các quan hệ xã hội đó, nhưng
nhất thiết phải khác về bản chất với các quan hệ đó. Bởi, cái thẩm mỹ không đặt
nền tảng trên sự thỏa mãn những động cơ về kinh tế, sự mưu cầu những lợi ích
vật chất trực tiếp của con người.
Con người tiếp nhận thông tin, sau đó tái hiện lại thông tin và cảm xúc
thông qua sự tưởng tượng, đồng thời tái hiện lại thông tin vốn có, đôi lúc phóng
đại nó lên. Giáo dục là nghệ thuật phát huy năng lực và phẩm chất của con người.
Câu 5: Trình bày quan niệm về cái Đẹp trong lịch sử phương Tây. Ý nghĩa
của quan niệm này trong Mỹ học hiện nay?
* Quan niệm cái đẹp trong lịch sử phương Tây:
• Về mặt bản thể học: Thực chất cái đẹp là gì?
Theo quan niệm của Plato: Đẹp là ý niệm - giữ ý niệm bên trong và
không thể bị phai mờ. Còn trong quan niệm của Aristotle: Đẹp là thực thể - thể
hiện ra bên ngoài, là cái có thể nhìn thấy và thay đổi theo thời gian.
Ý niệm đó tồn tại ngoài thế giới của chúng ta, ý niệm đó nhập vào con
người theo một mức độ khác nhau cho nên con người có một năng lực cảm
nhận về cái đẹp khác nhau. Có thể thấy, mỗi vùng miền, mỗi đất nước khác
nhau con người ta lại có những quan niệm về cái đẹp khác nhau.
Cái Đẹp là Thực thể (Kant): Môṭsự vâṭđẹp là có hình dáng, kết cấu, sự liên kết lOMoAR cPSD| 41487147
• Về mặt tâm thức luận: Làm thế nào tôi biết đó là đẹp?
Cái gì gây cho ta một cảm xúc vui sướng và sự hân hoan chính là cái đẹp.
Đây là cái đẹp không nghĩ về lợi ích mà phụ thuộc vào tâm ý, cảm xúc
Biểu trưng là ý nghĩa toát ra từ đối tượng, từ môṭhành đông ̣. Từ cái A d ̀n
dắt đến cái B, vd thấy hoa sen liên tưởng đến tính cách con người.
• Làm thế nào để hiểu về cái đẹp:
Phải thông qua ngôn ngữ, không chỉ tiếng nói và chữ viết mà còn màu
sắc, âm thanh, dáng điệu, ký hiệu, biểu trưng, nghi thức
Đến giai đoạn này, sự thể hiện của cái đẹp bắt đầu mở rộng về chiều sâu
lý tính. Hiểu về cái đẹp là hiểu về nghệ thuật, hiểu về nghệ thuật là hiểu được
ngôn ngữ của nghệ thuật, tạo hình và biểu hiện của nghệ thuật (văn chương).
Hiểu về chiều sâu lý tính là hiểu được ý tưởng sâu xa, thấy được ý nghĩa
thoát ra từ đối tượng.
* Ý nghĩa: Cái đẹp theo quan niệm mỹ học ở phương Tây và Phương Đông
được tiếp cận ở nhiều cách nhìn khác nhau hoặc trên lập trường duy vật, hoặc
trên lập trường duy tâm. Có quan niệm nhấn mạnh cái đẹp ở sự hòa điệu, có
quan niệm đồng nhất cái đẹp với tính thiện, với đức hạnh, đồng nhất cái đẹp với
tính tự nhiên, có quan niệm đi tìm cái đẹp từ thế giới siêu tự nhiên, ý niệm, tinh
thần ở bên ngoài con người; song cũng có quan niệm phủ nhận cái đẹp, coi đó là
sản phẩm của tầng lớp thống trị, là cái không cần thiết. Tuy nhiên, nhìn chung
các quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ cổ đại cũng hướng đến những giá trị
chung nhất để con người phấn đấu đạt đến và đều để lại những tư tưởng quý báu
cho những thế hệ mai sau làm giàu thêm tư tưởng thẩm mỹ của mình.
Câu 6: Trình bày quan niệm về cái Đẹp trong lịch sử phương Đông. Ý
nghĩa của quan niệm này trong mỹ học hiện nay?
❖ Trung Quốc:
- Theo Kinh dịch: Cái sinh mệnh (sự sống) của con người bắt nguồn từ sự
vận động, biến đổi của trời đất, đây chính là bản chất của sinh mệnh. Bên lOMoAR cPSD| 41487147
cạnh đó là sự thống nhất hài hoà tam tài, Thiên - Địa - Nhân, đây là yêu cầu của sinh mệnh.
- Sự vận động biến đổi phối hợp với sự thống nhất hài hoà d ̀n đến đạo Âm - Dương hòa hợp.
- Nghệ thuật trong tranh vẽ, văn chương của TQ thống nhất một quy luật
chung: Dương hiện Âm ẩn.
- Người TQ quan niệm về cái đẹp: Chú trọng cái đẹp ở con người, quan
niệm rằng các phẩm chất cần có của cái đẹp là: Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh. Nghĩa là:
● Nguyên → bản nguyên, nguyên thủy của muôn vât,̣ khởi nguồn,
được cho là đứng đầu cái “thiện”, trong con người có những thứ tự nhiên, không chỉnh sửa
● Hanh → sự tốt đẹp có quan hệ màu sắc, hình thức cái đẹp và sự
hưởng thụ cái đẹp của con người
● Lợi → có nghĩa là lợi ích, gắn bó với quan hệ giữa cái đẹp và sự
tồn tại, phát triển của sự sống; còn được hiểu là sự tương quan giữa
cảm thụ thẩm mỹ với dục vọng sinh lý như là một cảm quan tự
nhiên như là sự phát triển lành mạnh bình thường của sự sống tự
nhiên, phù hợp với đặc điểm sinh lý con người
● Trinh → có nghĩa là phù hợp với chính đạo, giữ vững chính đạo có
quan hệ giữa cái đẹp và quy luật tự nhiên, giữa cái Đẹp và đạo đức
phẩm cách của con người. ❖ Ấn Độ:
- Thờ ba vị thần chính là Brahama, Shiva, Vishiu, ngoài ra còn thờ thần Agai. lOMoAR cPSD| 41487147
- Người Ấn Độ quan niệm rằng, con người phải giải phóng từ tâm linh của
chính mình, và trong con người có 2 “cái ta” (cái tôi), một ta thật và một
ta giả - làm những gì không thật với chính mình. Cũng từ đây tạo ra
nghiệt, sinh ra khổ, vì thế con người phải tu tập, tìm đến thiền định, tìm
thấy được cái an bình tĩnh lặng trong tâm hồn, để có thể trở về với cái ta thật của chính mình.
- Quan niệm triết học Ấn Độ cổ đại:
● Cái đẹp bản chất (chân thực) đằng sau vô vàn cái đẹp hỗn tạp, mà chỉ
thông qua tu tập mới giác ngộ được.
● Cái đẹp này luôn trong tiềm thức của con người nhưng phải tự giác ngộ lấy.
● Khi sinh ra, con ng mang bản chất thật sự, phản ánh những gì họ thấy,
nghe, cảm nhận đc. Nhưng sau 1 thời gian, con ng sẽ dần thành bản
chất giả, do mọi thứ xung quanh tác động lên khiến bản chất bị thay
đổi, phải mang bộ mặt giả để thích nghi với xã hội
● Quan điểm Ấn Độ: Tư tưởng mỹ học quan niệm rằng cái đẹp là cái
đẹp có thực, nhưng không phải là cái đẹp chân thực (cái hình ảnh ko
phai mờ, lưu giữ mãi trong tim, đó mới là cái đẹp chân thực nhất)
● Tóm lại: cái đẹp của Ấn Độ cổ đại được hiểu như là cái đẹp của
Brahman (linh hồn vĩ đại) đc nhận thức trong trạng thái con ng đã lánh
xa đc tội lỗi, đạt đc đến sự thanh thoát, thư thái, ko còn ham muốn dục vọng
Tạm kết: Trong quan niệm cái đẹp Triết học Đông phương:
- Trung Quốc: cái đẹp chú trọng đạo đức con người: nó là cái thiện, hình thức là cái mỹ. lOMoAR cPSD| 41487147
- Ấn Độ: cái đẹp mang ý nghĩa tôn giáo, cái đẹp mang tính chất thiêng
liêng đầy yếu tố tâm linh.
* Ý nghĩa: cái đẹp theo quan niệm mỹ học cổ đại ở phương Đông và phương
Tây cũng được tiếp cận ở nhiều cách nhìn khác nhau hoặc trên lập trường duy
vật, hoặc trên lập trường duy tâm. Có quan niệm nhấn mạnh cái đẹp ở sự hòa
điệu, có quan niệm đồng nhất cái đẹp với tính thiện, với đức hạnh, đồng nhất cái
đẹp với tính tự nhiên, có quan niệm đi tìm cái đẹp từ thế giới siêu tự nhiên, ý
niệm, tinh thần ở bên ngoài con người; song cũng có quan niệm phủ nhận cái
đẹp, coi đó là sản phẩm của tầng lớp thống trị, là cái không cần thiết. Tuy nhiên,
nhìn chung các quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ cổ đại cũng hướng đến
những giá trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến và đều để lại những tư
tưởng quý báu cho những thế hệ mai sau làm giàu thêm tư tưởng thẩm mỹ của mình. Câu 7: Câu 8:
Câu 9: Trình bày và phân tích nguồn gốc, bản chất, hệ quả và các hình
thức biểu hiện của cái Bi? Dẫn chứng một tình huống Bi trong đời sống
hoặc trong nghệ thuật.
* Nguồn gốc:
Khi con người ta rơi vào bi kịch nhưng họ sẽ không thấy đời mình bi
kịch. Khi mà vượt qua được rồi, nhìn lại, tách chủ thể và đối tượng ra khỏi, mới thấy bi kịch.
Cái bi là hiện tượng thẩm mỹ, diễn tả quy mô của một hành động hoàn
chỉnh (bao gồm tình tiết như là linh hồn, cơ sở của bi kịch và tính cách đi theo
sau tình tiết) thường kết thúc bằng một cái chết. Mặc dù cái chết không phải lúc
nào cũng là cái bi. Vì thực chất cái bi là cái đẹp bị thất bại, bị huỷ diệt trong quá
trình đấu tranh với cái xấu. lOMoAR cPSD| 41487147
Cái Bi là thất bại của cái đẹp, là cái chết của cái “đẹp” trong quá trình
chống lại cái “xấu”.
Người học mỹ học phải biết tới Katharcis, 1 sự phản tính trong nhân
cách. (Phản tính là sự nhận thức lại cái sự việc, xđ lại giá trị của nó cũng như
làm quay lưng lại vs cái xấu, đấu tranh chống lại cái xấu và quay lưng lại vs cái xấu)
Có 3 nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh cái Bi:
- Cái bi nảy sinh do những hiện tượng tự nhiên quái ác, bất ngờ gây ra và để lại
những hậu quả nghiêm trọng cho người lương thiện: động đất, bão lụt, nước dâng…
- Cái bi nảy sinh từ các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội khi những lực
lượng tiến bộ cách mạng đứng lên nhằm lật đổ các thế lực phản động lạc hậu
nhưng vì lực bất tòng tâm không những không chiến thắng mà còn phải nhận
đòn thất bại (VD: công xã Pari, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh…)
- Cái bi là hậu quả của sự ngu dốt của con người. Vì ngu dốt mà con người đã
có những việc làm trái với tự nhiên, trái với quy luật nên bị thất bại thảm hại.
Cũng vì ngu dốt mà con người đã tự đặt ra những hủ tục lạc hậu để trói buộc
mình và gây nên những hậu quả thương tâm
* Bản chất:
Bản chất của cái bi là sự xung đột. Giữa cái đẹp/ cái thiện với cái xấu/ cái
ác. Nó diễn ra trong mỗi cá nhân, ý niệm của cái thiện đối chọi với cái ác, là sự
đấu tranh giữa cá nhân với xã hội, giữa đạo đức cá nhân với luân lý xã hội.
Cái bi thường gắn liền với sự thất bại, nỗi đau đớn, niềm bất hạnh của
một con người hay của một hiện tượng xã hội nào đó mà xét về mặt bản chất nó
vốn thuộc về cái đẹp, cái cao cả hoặc cái anh hùng. Nói một cách khái quát, cái
bi là cái đẹp bị thất bại tạm thời, là cái đẹp nửa đường đứt gánh. Mặc dầu bị thất
bại nhưng cái bi không gợi lên cảm giác về sự bi quan, bi lụy mà ngược lại nó
v ̀n mang âm hưởng lạc quan bởi lẽ sự thất bại của cái bi chỉ là sự thất bại có lOMoAR cPSD| 41487147
tính chất ng ̀u nhiên tạm thời, sự thất bại để gieo mầm chiến thắng. Trước cái bi
người ta thường bộc lộ sự đồng cảm và tiếc thương sâu sắc.
“Xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng ko tài
nào thực hiện đc điều đó thực tiễn. Bỏ qua yếu tố ấy thì đã làm giảm sự bi kịch” (Engels)
* Hệ quả:
- Cái bi tạo ra sự đa dạng về mặt cảm xúc (sợ hãi, tích cực, vui vẻ, căm giận,...).
Nhưng những cảm xúc đó hoàn toàn mang tính tích cực vì đó là sự thăng hoa từ
những giá trị thẩm mỹ cái bi mang lại.
=> Trạng thái: thanh lọc, thanh tẩy.
Khi một giọt nước mắt nhỏ xuống xót thương cho cái đẹp bị thất bại, hủy diệt,
nghĩa là ở đó đã sinh ra sự phản đối, không đồng tình với cái xấu, đấu tranh tiêu
diệt cái xấu, phục sinh cái đẹp.
* Biểu hiện:
- Bi của cái cũ: những lực lượng xã hội đã xác lập được vị thế trong lịch sử, v ̀n
còn năng lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhưng vì một lí do nào đó bị thất
bại, huỷ diệt từ đó nảy sinh cái bi.
- Bi của cái mới: những con người xã hội, cá nhân đại diện cho một trào lưu tiến
bộ mở đường cho sự phát triển, tuy nhiên trong quá trình phát triển lại bị cái xấu
chống đối tiêu diệt d ̀n đến thất bại (“chết trong bình minh”).
- Cái bi lầm lạc: sự hạn chế năng lực của nhận thức * Dẫn chứng:
Đây là câu chuyện có thật xảy ra từ thời Trung Cổ, “Romeo và Juliet” kể
về tình yêu lãng mạn nhưng cũng đầy bi kịch giữa Romeo Montague – một
chàng trai lương thiện, tốt bụng – và Juliet Capulet – một cô gái xinh đẹp, thánh thiện và thơ ngây.
Tóm tắt: Trong thành Verona của Italy, hai dòng họ Montague và
Capulet vốn có mối hận thù lâu đời. Bi kịch bắt đầu từ khi con trai của dòng họ
Montague là Romeo trà trộn và dạ tiệc hóa trang của nhà Capulet, chàng đã gặp lOMoAR cPSD| 41487147
nàng Juliet và hai người yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, do mối
hận thù sâu sắc giữa hai dòng họ, lại thêm sự cố khiến Romeo giết chết người
họ hàng của Juliet là Tybalt, nên hai người không thể đến được với nhau.
Romeo bị trục xuất khỏi thành Verona, còn Juliet thì bị gia đình ép gả cho bá
tước Paris. Nhờ tu sĩ nhà thờ giúp đỡ, nàng đã uống một liều thuốc ngủ để giả
chết trong vòng 24 giờ, vì thế đám cưới giữa Juliet và Paris lại trở thành đám
tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ của gia đình. Nghe tin nàng chết,
Romeo đau đớn trốn về Verona. Khi ngắm nhìn dung nhan người yêu thương đã
khuất, chàng uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống
thì cũng là lúc thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác
Romeo bên cạnh. Quá tuyệt vọng, nàng rút dao tự v ̀n.
Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Họ đã xóa
sạch mối thù truyền kiếp và bắt tay hữu nghị. Nhưng những gì còn lại v ̀n là nỗi
xót xa cho một cuộc tình đẹp tựa bài thơ. Câu chuyện Romeo và Juliet không
chỉ ngợi ca tình yêu lãng mạn và trong sáng, mà nó còn gửi gắm thông điệp đầy
tính nhân văn. Quả thật, tình yêu trong ngần và đẹp tựa pha lê có thể làm tan
chảy những gì là “thù hận”, là “định kiến”, hay là bảo thủ truyền thống. Hành
động của Spartacus là hành động bi kịch của nô lệ cách mạng khác với nô lệ
thuần túy và nô lệ thô bỉ.
Câu 10: Trình bày và phân tích nguồn gốc, bản chất, hệ quả và các
hình thức biểu hiện của cái Hài? Dẫn chứng một tình huống Hài trong đời
sống hoặc trong nghệ thuật. * Nguồn gốc:
Cái hài là sự ngụy tạo của một nội dung xấu trong một hình thức đẹp
nhưng lại bị phát hiện và tạo ra tiếng cười phê phán.
Cái hài từ một hiện tượng trong đời sống xã hội mà hệ quả của nó thường
đem lại tiếng cười. Tuy nhiên không phải tiếng cười nào cũng là hệ quả của cái
hài. Có những tiếng cười bắt nguồn từ tâm sinh lý hay bệnh lý.
Cái hài hước được hình thành từ khập khiễng, từ sự mâu thu ̀n: lOMoAR cPSD| 41487147
- Sự khập khiễng, mất cân xứng (“so le”) về hình thức.
- Sự mâu thu ̀n ở hình thức và nội dung. * Bản chất:
Cái hài là cái xấu nhưng không cam phận xấu. Để che đậy bản chất xấu
xa, đồi bại của nó cái hài đã tự khoác lên mình một bộ áo giả tạo bên ngoài là
hiện thân của cái đẹp để đánh lừa dư luận xã hội, để kéo dài sự tồn tại vốn đã lỗi
thời của nó. Tuy nhiên, dù cố tình che đậy hay bưng bít thế nào chăng nữa thì
cuối cùng bản chất đích thực của nó v ̀n bị lộ trần. Cái hài bộc lộ hàng loạt các
mâu thu ̀n gay gắt giữa nội dung và hình thức, giữa bên ngoài và bên trong, giữa
bản chất và hiện tượng, giữa khả năng và hiện thực… Người ta dùng tiếng cười
để cảm nhận, đánh giá và phê phán cái hài. Đây không phải là tiếng cười sinh lý
giản đơn, tiếng cười vô thưởng vô phạt mà là tiếng cười của lý trí, của trí tuệ
mang ý nghĩa tố cáo quyết liệt. Tiếng cười được sử dụng ở đây giống như một
thứ vũ khí đấu tranh sắc bén nhằm lật mặt và công kích cái hài. Cái hài được
tiếp cận theo nhiều cách khác nhau:
- Tự trào bằng cách thừa nhận khuyết điểm của mình và người thân, nói quá lên
để làm cho mình tồn tại.
- Châm biếm, mỉa mai, tỏ thái độ nghiêm khắc, không đồng tình, phê phán đối
tượng một cách sâu cay.
- Đả kích phê phán bằng thái độ quyết liệt, đấu tranh không chấp nhận cái xấu.
Cái hài trong nghệ thuật phải mang tính nhân văn, không cười trên nỗi bất hạnh của người khác.
* Biểu hiện:
Tiếng cười trong cái hài là vũ khí phê phán, mang tính nhân văn. Đặc
trưng tiếng cười của cái hài là tiếng cười của trí tuệ, là tiếng cười của ng chiến
thắng, tiếng cười mang tính nhân văn
Tiếng cười của trí tuệ là phát hiện những hiện tượng chứa đựng sự khác
biệt đã tạo ra vô số những nghịch lý, những mâu thu ̀n mà không thể xếp đặt lOMoAR cPSD| 41487147
vào trong những khuôn khổ của hiện tượng được coi là thống nhất và thuần
nhất, theo thước đo mà con người được giáo dục, được nhận biết
Tiếng cười của người chiến thắng là khi phát hiện được sự việc bị che
đậy, ng chiến thắng sử dụng tiếng cười
Sự khoan dung là khi phát hiện, chủ thể đã thể hiện sự cảm thông, bỏ qua
và không quan tâm đến, đó cũng chính là hình phạt nặng nề chứ không phải chỉ
là mặc kệ cho qua. Tiếng cười thể hiện thái độ sẵn sàng tiễn biệt quá khứ của 1
cái xấu (cái quá khứ ko hẳn là cái xấu mà là cái không còn phù hợp nữa) 1 cách vui vẻ
Tiếng cười mang tính nhân văn là cái hài không đến từ sự khiếm khuyết
cơ thể, từ sự bất bình thường như là nỗi bất hạnh của ng khác
* Dẫn chứng: Phim Tiệc trăng máu - Khôi hài
- Mỉa mai, châm biếm: Hôn nhân trở thành nấm mồ của tình yêu → cưới nhau,
nhưng chưa học được cách ở bên nhau; Ngoại tình; sự vô tâm; Cái xấu - Cái đẹp
- Đả kích: cái nhìn về LGBTQIA+
→ Mâu thuâ n giua nộ i dung và hình thuc Mỹ học đại cương
Câu 11: Trình bày cấu trúc của ý thức thẩm mỹ. Vai trò của tình cảm, thế
giới quan và hệ tư tưởng trong đời sống thẩm mỹ?
* Cấu trúc của ý thức thẩm mỹ:
Những thành tố cơ bản hợp thành ý thức TM là cảm xúc thẩm mỹ, thị
hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. -
Cảm xúc thẩm mỹ: Cảm xúc thẩm mỹ là cảm xúc được nảy sinh nơi con
người khi có một khách thể thẩm mỹ nào đó tác động tới. Cái bên ngoài (rung
động trực tiếp trước cái đẹp) → vô tư, không vụ lợi → tự nhiên xúc động là xúc
động → làm giàu cho đời sống tinh thần, là yếu tố giúp con người vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống. lOMoAR cPSD| 41487147 +
Tính liên tưởng: khi cảm xúc thẩm mỹ hình thành nó có tính liên tưởng, 3
dạng thức: nhớ về quá khứ (hồi tưởng, hoài niêm),̣ phóng chiếu tới tương lai,
suy ng ̀m, suy tư về hiêṇ tại. +
Tính nhập cảm → đồng cảm với nhân vật → sân khấu “lấy cảm xúc”
khán giả hay “thức tỉnh” khán giả?
- Thị hiếu thẩm mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ (còn được gọi là óc thẩm mỹ, khiếu thẩm
mỹ, gu thẩm mỹ, sở thích thẩm mỹ) biểu hiện sự say mê, hứng thú đặc biệt của
con người trước một loại hiện tượng thẩm mỹ khách quan nhất định. Nếu cảm
xúc thẩm mỹ mang nặng tính chất cảm tính thì thị hiếu thẩm mỹ lại chứa đựng
nhân tố lý tính. Vì nó luôn gắn với lựa chọn và đánh giá của chủ thể trước đối
tượng. Thị hiếu thẩm mỹ là một hiện tượng phức tạp mà trong đó chứa đựng
hàng loạt các mâu thu ̀n – thống nhất: giữa cái riêng và chung; giữa cái cũ và
mới; giữa xu thế hướng nội và hướng ngoại...sự thể hiêṇ môṭnăng lực cảm nhân,̣
đánh giá, tiếp nhâṇ thẩm mĩ vào trong chính bản thân đời sống của thẩm mĩ→
“sở thích tương đối ổn định của cá nhân hay cộng đồng về phương diện thẩm mỹ”
- Lý tưởng thẩm mỹ → ước mơ, khát vọng đẹp sẽ có trong tương lai ( có ở trong
1 thi nhân đẹp, 1 công ̣ đồng đẹp) dần loại bỏ đi sự tiêu cực. Lý tưởng thẩm mỹ
là một bộ phận hợp thành của lý tưởng xã hội (bên cạnh lý tưởng chính trị,
lý tưởng đạo đức, lý tưởng luật pháp, lý tưởng tôn giáo, lý tưởng khoa học)
Lý tưởng thẩm mỹ là sự khát khao, mong mỏi của con người được vươn tới sự
hoàn thiện hoàn mỹ trong cuộc sống. Nói một cách khái quát, lý tưởng thẩm mỹ
là lý tưởng vươn tới cái đẹp. Lý tưởng thẩm mỹ của con người được biểu hiện
ra sự hình dung cụ thể trong đầu óc của họ về những m ̀u đời, m ̀u người, m ̀u
vật, m ̀u việc hoàn thiện hoàn mỹ mà họ khát khao có được. Lý tưởng thẩm mỹ
không phải là cái gì cao siêu hay xa lạ mà nó vốn thường trực trong đầu óc của
mỗi chúng ta, trực tiếp chỉ đạo mọi hành động sống của chúng ta. Bởi vì trước lOMoAR cPSD| 41487147
khi làm bất cứ điều gì con người cũng hình dung ra trước cái kết quả tốt đẹp của
công việc mình làm và phấn đấu hết mình cho nó. +
Nội dung của lý tưởng thẩm mỹ:
● Môi trường thiên nhiên Đẹp
● Cộng đồng xã hội Đẹp ● Một nhân cách đẹp
* Vai trò của tình cảm, thế giới quan và hệ tư tưởng:
- Cảm xúc thẩm mỹ trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật: Mặc dù mang
nặng tính chất cảm tính nhưng cảm xúc thẩm mỹ lại giữ một vai trò rất quan
trọng trong đời sống tâm lý cá nhân, bởi lẽ nó là cơ sở để tạo dựng nên chiều
sâu, sự phong phú trong thế giới tâm hồn tình cảm của mỗi người. Thực tế xác
nhận rằng người nào càng giàu cảm xúc thẩm mỹ và cảm xúc thẩm mỹ của họ
càng nhạy bén, tinh tế thì họ càng có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo nên cho
mình một thế giới tâm hồn rộng mở, phong phú, sâu sắc. Ngược lại người nào
càng ít cảm xúc thẩm mỹ hoặc cảm xúc thẩm mỹ của họ bị chai lì thì chắc chắn
họ sẽ có một tâm hồn nông cạn, nhạt nhẽo, trống rỗng. Trong lĩnh vực hoạt
động nghệ thuật (bao gồm hoạt động sáng tác, hoạt động biểu diễn, hoạt động
cảm thụ) thì cảm xúc thẩm mỹ lại đặc biệt cần thiết. Chinh cảm xúc thẩm mỹ đã
tạo nên niềm say mê, sự hứng thú cho con người trong toàn bộ quá trình hoạt
động nghệ thuật. Và như vậy, nó trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động nghệ thuật.
- Thị hiếu thẩm mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ liên quan trực tiếp và góp phần quan
trọng vào việc hình thành lối sống, phong cách sống của mỗi người. Vì vậy, để
xây dựng lối sống có văn hóa, nhân cách có văn hóa thì mỗi người cần có được
một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ.
- Lý tưởng thẩm mỹ: Trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật thì lý tưởng thẩm mỹ
giữ vai trò quyết định bởi nó chi phối trực tiếp tới động cơ và mục tiêu sáng tác của người nghệ sĩ. lOMoAR cPSD| 41487147
Câu 12: Trình bày khái niệm, tính chất, vai trò của thị hiếu thẩm mỹ. Đặc
trưng của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ? * Khái niệm:
Thị hiếu là sở thích cá nhân, cá nhân có sở thích riêng về cái đẹp và cảm nhận cái đẹp.
Thị hiếu thẩm mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ (còn được gọi là óc thẩm mỹ, khiếu
thẩm mỹ, gu thẩm mỹ, sở thích thẩm mỹ) biểu hiện sự say mê, hứng thú đặc
biệt của con người trước một loại hiện tượng thẩm mỹ khách quan nhất định.
Nếu cảm xúc thẩm mỹ mang nặng tính chất cảm tính thì thị hiếu thẩm mỹ lại
chứa đựng nhân tố lý tính. Vì nó luôn gắn với lựa chọn và đánh giá của chủ thể trước đối tượng
* Tính chất của thị hiếu thẩm mỹ:
▪Tính phản ứng mau lẹ:
Khi tiếp xúc với các hiện tượng thẩm mỹ ( trong đời sống và trong nghệ
thuật ) nơi chứa đựng các phạm trù thẩm mĩ và những mặt đối lập, con người
lập tức bộc lộ thái độ một cách tự do, không e dè.
Những con người từng trải, vốn văn hóa cao, năng lực thẩm mĩ và nghệ
thuật sâu sắc thì càng tự tin khi biểu lộ phản ứng và có cảm xúc mãnh liệt hơn. ▪Tính hài hoà vô tư
Đó là sự đánh giá thẩm mỹ không vụ lợi, chỉ nhằm thỏa mãn lòng hâm
mộ của mình. Một thị hiếu vô tư giúp con người lựa chọn đúng các giá trị Chân
– Thiện – Mỹ. Con người phải chọn một giữa hai hướng: mơ mộng hay thực
dụng. Mơ mộng quá sẽ rơi vào phiêu lưu, không tưởng. Thực dụng quá d ̀n đến
khô khan, nghèo nàn cảm xúc trước vẻ đẹp của đối tượng, và khi chán nản thì
đã muộn. Người thực dụng sẽ không tránh khỏi dục vọng tầm thường.
Một thị hiếu vô tư là sự hài hòa giữa mơ mộng và thực tế.
▪Tính cá biệt và tính xã hội: lOMoAR cPSD| 41487147
Mỗi cá nhân có sự thích thú khác nhau, xã hội được hình thành từ nhiều
cá nhân, không có nghĩa là một tập hợp lộn xộn các thị hiếu thẩm mĩ cá nhân.
Đó là những giá trị thẩm mĩ chung của cộng đồng, có tác dụng lôi cuốn, định
hướng thị hiếu thẩm mĩ cá nhân (nói cách khác, cá nhân chịu áp lực tự nhiên
của xã hội ). Nhưng đó là mối quan hệ hai chiều, biện chứng trong đời sống thẩm mỹ.
Một cá nhân nghệ sĩ sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật, sau đó được cả
cộng đồng thừa nhận như một giá trị chung của xã hội, thậm chí của chung nhân loại.
Nhà triết học I.Kant, người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về thị hiếu
thẩm mỹ, ông đã tuyệt đối hóa vai trò của thị hiếu thẩm mĩ cá nhân (cá biệt) .
Ông lúng túng không lý giải được sự song hành của cả hai loại thị hiếu đó. Ông
cho rằng, sở dĩ có thị hiếu thẩm mĩ xã hội là do ng ̀u nhiên nhiều người có cùng
thị hiếu thẩm mỹ với những cái đẹp phổ quát.
Mỹ học Mác- Lênin lý giải đúng đắn hơn: không có cá nhân nào sống
tách biệt xã hội mà hình thành được thị hiếu thẩm mỹ (hãy xem nhân vật
Robinson Crusoe trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Daniel Defoe thế
kỉ 19- khi sống một mình trên đảo, anh ta hầu như chẳng có thị hiếu thẩm mỹ gì
nữa !) . Thực ra, trong cộng đồng tồn tại cùng lúc các thị hiếu cá nhân, thị hiếu
giai cấp, thị hiếu xã hội và thị hiếu nhân loại. ▪Tính giai cấp:
Mỗi giai cấp có một thị hiếu riêng, nghĩa là, có quan niệm khác nhau về cái đẹp.
Quý tộc phong kiến ca tụng và ưa chuộng m ̀u người “yểu điệu thục nữ” ,
“liễu yếu đào tơ”, “hào hoa phong nhã”, “nho nhã”. Người nông dân đề cao con
người khỏe mạnh thậm chí mập mạp, chất phác, có duyên. Ca dao “Mười
thương” bộc lộ quan niệm của nhân dân xưa về cái đẹp phụ nữ thôn quê (Một lOMoAR cPSD| 41487147
thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên, Ba thương má lúm đồng tiền . . . .).
Nhân vật Natasha trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của
L.Tolstoi mang cả vẻ đẹp của tiểu thư bá tước thượng lưu quý tộc vừa có vẻ đẹp
cô thiếu nữ làng quê Nga . Theo nhà văn, đó là sắc đẹp hài hòa, hoàn hảo nhất.
Nhìn chung, nếu so với giai cấp tư sản ưa chuộng vẻ đẹp hình thức, thậm chí
thiên về thể chất, thì quý tộc phong kiến ưa vẻ đẹp tinh thần hơn, cao nhã hơn.
(Quan niệm thẩm mĩ của giới quí tộc tinh tế, sắc sảo hơn tư sản. Vở hài kịch
“Gã tư sản học đòi quý tộc” của Moliere đã chứng minh điều đó). ▪Tính dân tộc:
Trải qua lịch sử, mỗi dân tộc hình thành một thị hiếu thẩm mỹ riêng, có
khi trái ngược với dân tộc khác phương Đông: con rồng là đẹp đẽ cao quý, còn
phương Tây, con rồng là độc ác, xảo quyệt …). Nghệ thuật phương Tây ưa tả
thực, chuẩn xác khiến khán giả thán phục, còn nghệ thuật phương Đông ưa tạo
“khoảng trống” và ước lệ khiến cho người thưởng thức phải tưởng tượng và
đồng sáng tạo. Mặt khác, có những chuẩn mực chung về Chân – Thiện – Mỹ
đặc biệt cái đẹp được cả nhân loại công nhận. Chẳng hạn, màu xanh da trời
được coi là màu hy vọng, ước mơ, hòa bình. Màu đỏ hạnh phúc, màu trắng bình
đẳng, màu đen tang tóc, buồn bã… Cành nguyệt quế (olive) được coi là biểu
tượng của chiến thắng vinh quang. Con chim bồ câu tượng trưng ước vọng hoà bình .v.v… ▪Tính thời đại:
Thẩm mỹ trang phục thay đổi theo mùa, theo lứa tuổi, theo mode
(model), rất hiếm có loại trang phục được ưa chuộng lâu bền như chiếc áo dài
phụ nữ Việt Nam, bộ complet châu Âu … Chưa ai biết chiếc quần jeans Âu Mỹ
sẽ còn tồn tại bao lâu. Có những tác phẩm nghệ thuật vừa ra đời đã được trao
ngày vòng nguyệt quế và trường tồn mãi mãi. Lại có tác phẩm phải chờ đợi một lOMoAR cPSD| 41487147
thời gian dài mới bừng sáng, vì nó đi trước thời đại (Hồng Lâu Mộng, Đường
Thi, Truyện Kiều, nhạc cổ điển châu Âu thế kỉ 18-19. Nhiều tác phẩm nghệ
thuật sớm nở tối tàn.
* Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ:
- Thị hiếu thẩm mỹ đông vai trò chủ đạo trong thưởng thức thẩm mỹ, góp phần
tạo ra khuynh hướng cá nhân và nhu cầu thưởng thức của chủ thể.
- Thị hiếu thẩm mỹ là cơ chế độc đáo bảo đảm cho chủ thể kết hợp và vận dụng
các tiêu chuẩn trong hoạt động đánh giá thẩm mỹ, biểu hiện như một tiêu chuẩn
để đánh giá dạng phán đoán “thích hay không thích”.
- Đóng vai trò trong sự sáng tạo thẩm mỹ, kích thích bên trong đối với hoạt
động sáng tạo, là một nhân tố hướng d ̀n chủ thể lựa chọn đề tài, chất liệu, hình
thức,… Góp phần tạo ra thiên hướng cá nhân, tạo ra phong cách độc đáo của cá nhân
- Tạo ra nhu cầu thưởng thức, trong đời sống hằng ngày thị hiếu thẩm mỹ của
đông đảo công chúng có sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật.
- Thị hiếu thẩm mỹ không chỉ thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn ở nhiều
lĩnh vực khác của cuộc sống. Có thể kể ra như thẩm mỹ trong xây dựng, trang
trí nội thất nhà ở, trong văn hoá giao tiếp, … Cuộc sống chúng ta cần có những
con người hiểu biết về cái đẹp, từ đó mới có thể gìn giữ những nét đẹp truyền
thống và tạo dựng thêm những giá trị mới.
* Đặc trưng của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ:
- Bản chất của giáo dục thẩm mỹ theo quan điểm của mỹ học Mác – Lênin gắn
liền với các hoạt động sáng tạo, nghĩa là con người luôn hướng tới những giá trị
mới. Giáo dục thẩm mỹ làm hình thái năng động của chủ thể thẩm mỹ phát triển
mạnh mẽ và tự do trên cơ sở nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn. Mỹ học
Mác – Lênin khẳng định giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp
giáo dục toàn xã hội. Nó gắn bó chặt chẽ với giáo dục lao động, giáo dục chủ lOMoAR cPSD| 41487147
nghĩa yêu nước, tinh thần quốc tế và sự hài hoà giữa truyền thống với hiện đại,
cá nhân với xã hội, thể xác với tinh thần. Nhưng giáo dục thẩm mỹ có tính đặc
thù khác với mọi phương tiện giáo dục khác là ở bản chất của cái thẩm mỹ của
nó. Tuy nhiên giáo dục thẩm mỹ và các hình thức giáo dục khác có mối liên hệ
biện chứng với nhau và đều có một mục đích chung đó là sự hoàn thiện nhân cách con người.
- Giáo dục thẩm mỹ mang nội dung xã hội sâu sắc trước hết phải nói đến tính
dân tộc. Các chủ thể thẩm mỹ hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp bao giờ
cũng ở một dân tộc nhất định. Xa rời nội dung tính dân tộc, giáo dục thẩm mỹ
sẽ đánh mất bản chất xã hội của nó.Mỗi dân tộc trong xã hội có giai cấp đều có
những quan hệ giai cấp khác nhau. Các tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và
lý tưởng thẩm mỹ của giai cấp đều phụ thuộc vào điều kiện sinh sống và mục
tiêu giáo dục của giai cấp đó. Trong xã hội có giai nhiều cấp khác nhau cùng tồn
tại thì thước đo giá trị thẩm mỹ bao giờ cũng thuộc về giai cấp thống trị.Tĩnh xã
hội của giáo dục thẩm mỹ còn gắn liền với tính thời đại, mỗi thời đại có mục
tiêu, hình thức, biện pháp giáo dục và xây dựng các chủ thể thẩm mỹ khác nhau.
Thời nô lệ, phong kiến, tư bản và ngày nay, các chủ thể đều mang dấu ấn của thời đại mình.
Câu 13: Phân tích, nhận định và dẫn chứng từ luận đề: Nghệ thuật là sự
phản ánh hiện thực cuộc sống con người bằng tình yêu rộng lớn – tình yêu đối với cái đẹp
Hiện thực cuộc sống con người có 3 mối liên hệ: giữa con người với tự
nhiên, với người khác (quan hệ xã hội) và với chính bản thân. Chính là phản ánh
toàn bộ những gì diễn ra trong ba mối quan hệ này. Đó chính là nội dung của nghệ
thuật (cuộc sống của con người). Do đó, phạm vi phản ánh của nghệ thuật vô cùng
rộng. Trung tâm của hiện thực là đời sống của con người. Hơn thế, con người là
con người xã hội. Nghệ thuật vì xã hội cũng chính là nghệ thuật vì con người. Hiện
thực phong phú vô cùng vô tận của tự nhiên và xã hội là đối tượng lOMoAR cPSD| 41487147
của nghệ thuật. Biélinski đã từng xác nhận: tất cả thế giới, tất cả những bông
hoa, màu sắc và âm thanh, tất cả các hình thức của tự nhiên và đời sống đều có
thể là những hiện tượng của thơ ca. Xác định một phạm vi phản ánh rộng lớn
như vậy của nghệ thuật là để khẳng định khả năng to lớn của nghệ thuật trong
việc miêu tả và phản ánh. Hay Chernychevski đã khẳng định phạm vi của nghệ
thuật bao hàm trong nó tất cả những gì có trong hiện thực (trong tự nhiên và
trong xã hội) khơi gợi được hứng thú của con người- không phải với tư cách là
học giả mà với tư cách là con người bình thường; cái mọi người quan tâm trong
đời sống-đó là nội dung của nghệ thuật.
Trong đời sống, con người có hai mối quan tâm lớn: mối quan tâm tới tự
nhiên và mối quan tâm tới xã hội. Tức chính là hai mối quan tâm đảm bảo cho
con người tồn tại và phát triển: quan hệ tự nhiên và quan hệ xã hội. Hai mối
quan hệ này quay quanh một trung tâm là con người. Chính những mối quan hệ
trung tâm con người là trung tâm chú ý của nghệ sĩ. Nếu như đối tượng của
khoa học là sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập với ý thức con người thì đối tượng
của nghệ thuật là tất cả những gì quan hệ với con người.
Chính vì yêu cuộc sống mà những nhà làm nghệ thuật đã tái tạo, tái hiện
những hiện thực để phản ánh cuộc sống. Qua đó gửi gắm những ước mơ, khát
vọng về cuộc sống hoàn thiện, cuộc sống tốt đẹp hơn -> mang tính lý tưởng. Có
thể thấy, nhà chính trị xem chiến tranh là sự xung đột tất yếu giữa hai lực lượng
xã hội đối kháng nhau về mặt lợi ích nhưng qua góc nhìn từ nghệ thuật chiến
tranh là một sự kiện, một tình huống để bộc lộ tính cách, số phận con người, để
bộc lộ những lý tưởng, khát vọng của con người dựa trên góc nhìn nhân đạo,
tình yêu thương con người, yêu cuộc sống. Nghệ thuật là tình yêu đối với cuộc
sống, một cuộc sống không đẹp nhưng nghệ thuật phải đẹp mặc dù trong khi tái
tạo hiện thực cuộc sống vào trong nghệ thuật, người nghệ sĩ không chỉ tái tạo
mặt tối mà còn gián tiếp/trực tiếp tái tạo nên một mảng sáng của cuộc sống vào
trong nghệ thuật. Cho nên tính phê phán trong nghệ thuật là một sự phê phán
nhằm đi đến sự hoàn thiện chứ không đơn thuần là phê phán đi đến sự huỷ diệt. lOMoAR cPSD| 41487147
Tất nhiên cái xấu cần được huỷ diệt, nhưng huỷ diệt để làm gì thì câu hỏi này
nghệ thuật cần có trách nhiệm trả lời.
Câu 14: Phân tích và dẫn chứng từ nhận định: Bản chất của nghệ thuật là
những giá trị của xã hội được đánh giá theo quy định của cái Đẹp
Bản chất của nghệ thuật là những thuộc tính, những yếu tố sự tồn tại bản
chất của nghệ thuật, không có những thuộc tính và yếu tố này thì bản chất của
nghệ thuật không tồn tại. Nó là những yếu tố thuộc tính quy định cho sự tồn tại,
phát triển của nghệ thuật. Cái đẹp được tạo ra mang giá trị của nghệ thuật (phụ
thuộc vào thị hiểu thẩm mỹ của con người) là cái đẹp được sự thừa nhận của
công chúng. Ngoài ra bản chất của nghệ thuật còn là những giá trị xã hội được
đánh giá theo sự thiết định của cái đẹp. Giá trị là những gì đáp ứng cho nhu cầu
của con người xét từ tận cùng nhu cầu xã hội là nhu cầu sống (Con người không
có giá cả, khi gắn giá cả nô lệ). Giá trị xã hội là các giá trị văn học, cuộc sống,
kinh tế, xã hội, đạo đức, thẩm mỹ,... nói lên giá trị của con người, nói lên nhu
cầu, những gì đáp ứng nhu cầu, khát vọng sống của con người. Nó là giá trị của
giá trị. Là những giá trị xã hội được đánh giá theo quy định riêng của tình cảm.
Cái đẹp biểu trưng cho những giá trị vậy nên cái đẹp trong nghệ thuật là giá trị
của giá trị - giá trị của đời thường thăng hoa lên thành giá trị của thẩm mỹ.
Tại sao người ta thấy mình không đẹp? Do người ta không thấy ở thứ đó
sự đáp ứng nhu cầu sâu xa của bản thân họ: yếu tố chủ quan tác động hệ giá trị
khác nhau. Ở trong mối quan hệ khác có nhu cầu khác.
Hay ở Phương Đông quan niệm da trắng là đẹp có những người phụ nữ
tìm đến các loại kem trộn…
Câu 15: Phân tích và dẫn chứng từ luận điểm: “Bản chất của nghệ thuật là
những giá trị của xã hội được đánh giá theo quy luật riêng của tình cảm” lOMoAR cPSD| 41487147
Giá trị XH là các giá trị văn học, cuộc sống, kinh tế, xã hội, đạo đức,
thẩm mỹ,…=> nói lên giá trị của con người, nói lên nhu cầu, những gì đáp ứng
nhu cầu, khát vọng sống của con người.
Bản chất của nghệ thuật là những giá trị của xã hội được đánh giá theo
quy luật riêng của tình cảm không đánh giá theo chuẩn mực của khoa học bởi
nhận thức thẩm mỹ khác với nhận thức khoa học. -
Thẩm mỹ là đánh giá trên góc độ cảm xúc -
Giá trị thẩm mỹ được tạo ra trên cơ sở của giá trị xã hội
Nghệ thuật là những giá trị xã hội được đánh giá theo quy luật riêng của tình cảm.
Có công chúng nghệ thuật thì có tồn tại nghệ thuật, không có công chúng thì
nghệ thuật chết. Tác phẩm không có ai nhớ đến là tác phẩm chết.
Lý tính có đúng và sai. Nghệ thuật có Thích hay không
thích Cảm xúc -> Hành động
Câu 16: Trình bày định nghĩa, đặc trưng và vai trò của hình tượng nghệ thuật
* Định nghĩa:
Hình tượng nghệ thuật (tiếng Anh: image) là phương thức chiếm lĩnh, thể
hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Là
một phương thức phản ánh, đặc biệt riêng có của nghệ thuật. Tính hình tượng là
sự liên kết giữa các yếu tố nhằm tạo nên chính thể mang tính sinh động của nó,
biểu hiện bên ngoài và trực quan (Nó đem lại một hình ảnh cụ thể, sinh động)
về một sự vật, chủ thể nhằm truyền tải ý nghĩa.
Sự phân tuyến giữa thế giới nghệ thuật và thực tại cuộc sống, chính nhờ
hình tượng nghệ thuật mà ý thức nghệ thuật hàm chứa nhiều tư tưởng, cảm xúc,
tình cảm của cuộc sống thật. lOMoAR cPSD| 41487147
Hình tượng nghệ thuật là kết quả của sự tưởng tượng, → Như vậy, hình
tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng
tưởng tượng sáng tạo trong
Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mỹ
của nghệ thuật, Vì những lẽ trên, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ
cũng là suy thống nhất cao do giữa các mặt đối lập: chủ quan - khách quan, lý
trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lý tưởng, tạo hình và biểu
hiện, hữu hình và vô hình. Và cũng chính vì những lẽ trên, hình tượng còn là
một quan hệ xã hội - thẩm mỹ võ cùng phức tạp. Nghệ thuật có thể cho con
người nhận thức về chân lý, chân lý có thể trực quan được thông qua hình trọng nghệ thuật.
Có thể nói hình tượng nghệ thuật là sự kiến tạo nghệ thuật. Hình tượng
nghệ thuật có yếu tố cần thiết có được ở hình thức truyền tải của nghệ thuật nên
khi nói hình tượng nghệ thuật, bức tranh được truyền tải hiện ra giữa thế giới
nghệ thuật và thế giới thực tại giúp liên kết giữa cuộc sống của người xem, trải
nghiệm và thế giới tâm tư. Hình tượng nghệ thuật là mối liên hệ nhận thức cảm
tính và chiều sâu trong nhận thức.
− Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa 3 cấp độ (222 - tâm lý - vật
chất) mà thực chất là 2 cấp độ tinh thần và vật chất.
+ Tinh thần: cảm xúc của người nghệ sĩ và người tiếp nhận
+ Vật chất: ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc... sự kết hợp của chúng — vật chất hóa
− Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất của ba cấp độ: tư tưởng - tình
cảm - hình tượng → sự liên kết chất liệu.
+ Hình tượng - ý đồ: phát huy tính tưởng tượng của người nghệ sĩ (vạch ra
đường viền cơ bản của tác phẩm). lOMoAR cPSD| 41487147
+ Hình tượng - cảm thụ; có tình cảm biến trong cảm thụ và có tính bất biến
trong hình tượng. Vấn đề ở đây là ý nghĩa lịch sử - xã hội đặt ra trong tác phẩm.
+ Hình tượng - tác phẩm: là sự thống nhất giữa tinh thần và vật chất làm
nên sự tác động toàn vẹn của nghệ thuật.
* Đặc trưng:
▪Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống:
Nhắc đến hai chữ nghệ thuật đôi khi người ta nhầm tưởng nó là hiện thân
của những cái hoa mỹ, diễm lệ, của những thứ lãng mạn, viển vông, xa rời thực
tế, nhưng thực chất nghệ thuật luôn đi liền với đời thực, nó bám sát cuộc sống,
nó dựa hơi người, đời, vật để nảy sinh, tồn tại và trường tồn cùng thời gian.
Nghệ thuật luôn gần gũi với cuộc đời, sống trong cuộc đời, phát triển theo nhịp
sống của cuộc đời như một người bạn đồng hành tận tụy, một người thư ký
trung thành của thời đại.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần là
sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện một cách có chọn
lọc, sáng tạo thông qua tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ, bằng sự khéo
léo và tinh tế của mình, họ biến những sự vật dù tầm thường nhất trở thành các
hình tượng đẹp có sức truyền cảm mạnh mẽ, mang những ấn tượng sâu sắc đến với người cảm thụ.
▪Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất của cái cụ thể, cá biệt, cảm tính với cái khái quát.
Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất và dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hình
tượng nhưng đồng thời cũng quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa
hình tượng và khái niệm. Mọi sự vật, hiện tượng trong thể giới khách quan đều
tồn tại ở dạng riêng biệt, là một cá thể độc lập, cụ thể. Ngay chính bản thân con
người cũng tồn tại là những cá nhân cụ thể, độc đáo, không lặp lại. Song không lOMoAR cPSD| 41487147
phải vì thế mà chúng sống tách rời, riêng rẽ, mọi sự vật hiện tượng chỉ có tồn tại
được khi chúng được đặt trong mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác
xung quanh. Vì vậy, trong mỗi hiện tượng, sự vật cá biệt đều chứa đựng sự
thống nhất giữa hai mặt đối lập nhau: cái chung và cái riêng. Nghĩa là, nó mang
những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, không lặp lại ở những hiện tượng khác, lại vừa
mang những đặc điểm bản chất đại diện cho những hình tượng cùng loại, điển
hình cho loại của mình. Một người nghệ sĩ xuất sắc hay một nhà bác học tài
năng cũng đều phải biết nắm bắt những gì chủ yếu thuộc về bản chất của sự vật,
hiện tượng, để biết tập trung sự chú ý của mình vào những sự kiện, những quá
trình của sự vật, hiện tượng mà trong đó bộc lộ đầy đủ nhất ý nghĩa của đối
tượng mình nghiên cứu và khám phá.
Điều này được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực văn học: “Chí Phèo” của
Nam Cao là một tác phẩm điển hình với hai hình tượng nhân vật tiêu biểu là Chí
Phèo và Bá Kiến. Bằng ngòi bút sắc bén của mình, Nam Cao sử dụng ngôn từ
để vẽ lên chân dung Chí – một anh nông dân lành như cục đất, thế nhưng từ bốn
bức tường lao lý ra cuộc đời Chí đã trở thành một “con quỷ” của làng Vũ Đại.
Chí mang những nét tính cách riêng, cá biệt mà chẳng ai có được: hắn mãi chìm
sâu trong cơn say, ngủ trong lúc say. Cứ mỗi lần say là hắn chửi, tiếng chửi của
hắn trở thành nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Nam Cao đã xây dựng nhân vật
Chí như một chân dung điển hình cho những người nông dân bế tắc lâm vào
bước đường cùng để rồi mất dần đi cả nhân hình, nhân phẩm, họ phản kháng lại
xã hội, phản kháng lại bất công của cuộc đời bằng con đường lưu manh hóa.
Bên cạnh chân dung một anh Chí lưu manh là hình ảnh của Bá Kiến – tên Lý
trưởng hách dịch. Nam Cao đã dựng lên chân dung tên địa chủ với những nét vẽ
sinh động, đầy ấn tượng và mang tính điển hình cao: giọng quát “rất sang”, “cái
cười Tào Tháo”, giọng nói “ngọt nhạt”, những thủ đoạn thống trị khôn ngoan
“mềm nắn rắn buông”, “nắm thằng có tóc không ai dám thằng trọc đầu”, bóp
người ta thì “chỉ bóp đến nửa chừng”, “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống
sông rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”,… Tất cả những chi tiết trên đã đủ để Bá lOMoAR cPSD| 41487147
Kiến trở thành hình tượng điển hình cho bọn địa chủ, cường hào phong kiến của
xã hội cũ với bản chất gian hùng, nham hiểm, độc ác và cáo già.
Từ chính đặc điểm này mà hình tượng nghệ thuật có khả năng tái hiện
lại cuộc sống một cách hoàn chỉnh và toàn vẹn. Vậy nên, khi tiếp xúc với những
tác phẩm nghệ thuật, ta như được tận mắt chứng kiến, được tham gia vào câu
chuyện đời thực mà tác giả đề cập.
Bằng những hình tượng cụ thể, sinh động mang tính điển hình, nghệ thuật
đã truyền đến con người không chỉ những thông tin, những kiến thức mới mẻ về
cuộc sống mà còn đem đến cho họ những xúc cảm mới lạ, gọi dậy những tình
cảm thiêng liêng khiến con người ta nghĩ tốt và sống đẹp hơn, có ích hơn.
▪Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan.
Nghệ thuật là hình ảnh của cuộc sống khách quá được phản chiếu qua
đôi mắt chủ quan của người nghệ sĩ đa cảm, tinh tế, sâu sắc . Nghệ thuật là hình
ảnh của cuộc sống khách quá được phản chiếu qua đôi mắt chủ quan của người
nghệ sĩ đa cảm, tinh tế, sâu sắc. Trong nghệ thuật, yếu tố chủ quan chi phối đến
cả quá trình sáng tạo của tác giả, hơn thế tính chất chủ quan còn in dấu rõ nét
trên mỗi tác phẩm nghệ thuật, và chính điều đó làm đã làm nên phong cách
riêng của người nghệ sĩ. Nghệ thuật phản ánh thế giới khách quan qua cái nhìn
chủ quan của người nghệ sĩ. Vì vậy, trong một tác phẩm nghệ thuật luôn có sự
hòa quyện không thể tách rời của hai yếu tố khách quan và chủ quan.
Ví dụ: Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Tác phẩm xoanh quanh nhân
vật chính là chị Dậu và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của
cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã
hội Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn không chỉ phản ánh được sự hống hách, bất
nhân, tàn nh ̀n của bộ máy quan lại đương thời, mà còn cho thấy những phẩm
chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy xã hội qua
hình ảnh chị Dậu. Dù họ có bị tầng lớp thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ lOMoAR cPSD| 41487147
có tăm tối, cùng qu ̀n đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những
đức tính cao đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm
tàng mạnh mẽ của những người nông dân nghèo. Và dù khi câu chuyện kết
thúc, chị Dậu v ̀n không thoát khỏi cuộc đời tăm tối của mình, nhưng qua đoạn
trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã nêu lên một quy luật tự nhiên rằng: ở đâu
có áp bức thì ở đó có đấu tranh, và có lẽ đoạn trích trên chính là dấu hiệu báo
trước cho cuộc cách mạng năm 1945.
Như vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đặt tình
cảm chủ quan của bản thân vào trong chính hình tượng mình xây dựng. Hình
tượng nghệ thuật do đó không chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện thái độ
chủ quan của người nghệ sĩ đối với hiện thực ấy.
▪Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm:
So với những hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật có sức tác động
kỳ diệu đến tư tưởng, tình cảm của con người . So với những hình thái ý thức xã
hội khác, nghệ thuật có sức tác động kỳ diệu đến tư tưởng, tình cảm của con
người. Sự ám ảnh kỳ lạ của nó có thể khiến cho con người ta dù ở thế hệ nào,
thời đại nào, tầng lớp nào cũng đều bị cuốn theo những ấn tượng về xúc cảm đó,
để rồi cứ thế say mê, thèm muốn hai chữ “nghệ thuật”. Sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa lý trí và tình cảm là nhân tố đưa các tác phẩm nghệ thuật trở thành
những kiệt tác trường tồn cùng thời gian. Một tác phẩm càng chứa đựng nhiều
cung bậc cảm xúc thì càng dễ đi vào lòng người vì vậy mà càng dễ chiến thắng
cái khắc nghiệt của không gian và thoát khỏi quy luật bào mòn của thời gian.
Chắc hẳn không ít người đã từng rơi nước mắt khi đọc những trang
văn cảm động viết về cảnh đời bất hạnh, hẳn không ít người thấy bâng khuâng
xao xuyến khi nghe một bản nhạc hay về tình quê, tình người, hẳn không ít
người phải bàng hoàng, thờ th ̀n khi đứng trước những bức tranh làm sống dậy
một thời tuổi thơ đẹp đẽ,… Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang đến cho người
cảm thụ chúng những cảm xúc riêng, có quen, có lạ, có tốt, có xấu, điều đó lOMoAR cPSD| 41487147
không chỉ phụ thuộc vào cách diễn đạt của người nghệ sĩ mà còn ở cái cách tiếp
nhận của mỗi người… Và, mang được cảm xúc của mình truyền đến mọi người,
đó chính là thành công lớn nhất của người nghệ sĩ.
Từ tất cả những điều trên, ta có thể khẳng định một cách khái quát rằng,
trong hình tượng nghệ thuật, tình cảm không những đối lập với lý trí mà chúng
còn có quan hệ trống nhất chặt chẽ với nhau. Tình cảm được kiểm định bằng lý
trí, lý trí mượn tình cảm để đi vào lòng người. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa
tình cảm và lí trí trong một chỉnh thể nghệ thuật.
▪Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
Ước lệ là biện pháp tái hiện sự vật, hiện tượng bằng hình tượng có tính
quy ước. Nghệ thuật được hiểu là một cách thức mô phỏng lại cuộc sống. Song,
dù phản chiếu cuộc sống chân thực đến đâu nghệ thuật cũng không thể mất đi
yếu tố sáng tạo, tưởng tượng trong mỗi tác phẩm mà tất cả những yếu tố ấy gọi
chung là tính ước lệ của hình tượng. Không có tính ước lệ, nghệ thuật sẽ chỉ là
một bản sao đơn điệu của cuộc sống, sẽ chỉ là cái khuôn đúc khô cứng không có
hơi thở của sự sống. Nghệ thuật tái hiện cuộc sống một cách có chọn lọc, có
sáng tạo bằng hoạt động hư cấu trong qua trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Kết quả
của quá trình đó là những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Người nghệ
sĩ thực sự tài năng là người có thể mang cả cái hơi thở phập phồng của sự sống
vạn vật vào trong tác phẩm của mình.
Cuộc sống luôn vận động và phát triển nó không bị giới hạn bởi không
gian và thời gian, trong khi nghệ thuật lại chịu sự chi phối về giới hạn của ngôn
từ. Mà nhiệm vụ của nghệ thuật là phải khái quát được phạm vi rộng lớn của
hiện thực cả về chiều rộng và chiều sâu mà v ̀n không phá vỡ tính hoàn chỉnh,
toàn vẹn của tổng thể tác phẩm. Bởi vậy, sự xuất hiện của tính ước lệ như một
lối thoát cho người nghệ sĩ. Bằng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ,
người nghệ sĩ có thể thả sức sáng tạo. Song, tính ước lệ không đồng nghĩa với
việc xa rời thực tế, càng không hề đồng nghĩa với việc xuyên tạc sự thực, chân lOMoAR cPSD| 41487147
lí. Ngược lại, nhờ tính ước lệ mà nghệ thuật có thể phản ánh chân thực cuộc
sống, nhờ tính ước lệ mà bản chất cuộc sống được thể hiện một cách đầy đủ về
cả chiều rộng và chiều sâu.
▪Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa:
Nghệ thuật là một trong những lĩnh vực sáng tạo phức tạp nhất của con
người để phản ánh thực tại. Sản phẩm của quá trình sáng tạo đó là những hình
tượng nghệ thuật chứa đựng trong bản thân nó sự thống nhất biện chứng giữa
các mặt đối lập: hiện thực khách quan hòa nhập với thế giới chủ quan; tình cảm
được soi sáng trong lý trí; sự thật cuộc sống được phản ánh trong cái ước lệ,
tượng trưng,... Sự thống nhất giữa các mặt đối lập đã làm cho hình tượng nghệ
thuật trở thành một tín hiệu đặc biệt chứa đựng những thông điệp về cuộc sống,
lưu giữ những tín hiệu chồng chéo về cuộc đời.
Bởi vậy, một hình tượng nghệ thuật có thể đem đến cho người thưởng
thức những cách nhìn nhiều chiều, những cách lý giải ở nhiều góc độ khác
nhau. Đó chính là tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật. Tính đa nghĩa cũng
là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên tính khác biệt giữa hình tượng
nghệ thuật với các khái niệm khoa học. Nếu như khái niệm khoa học chỉ có một
nghĩa và phải rõ ràng thì trong nghệ thuật, một hình tượng được coi là điển hình
và xây dựng thành công là khi nó có khả năng chứa đựng, bao hàm nhiều tầng
nghĩa mà khi càng tìm hiểu người ta càng phát hiện ra những lớp ý nghĩa sâu xa
hơn. Đôi khí có những ý nghĩa còn nằm ngoài ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ.
Nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hemingway là một khẳng định vững vàng cho
tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật. * Vai trò:
− Chính nhờ hình tượng nghệ thuật mà ý thức nghệ thuật hàm chứa nhiều
tư tưởng. cảm xúc, tình cảm của cuộc sống thật. lOMoAR cPSD| 41487147
− Hình tượng nghệ thuật là mối liên hệ nhận thức cảm tính và chiều sâu
trong nhận thức. Truyền tải thông điệp, nghệ thuật tới ng xem, tái hiện
thực tại trong cuộc sống