-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn thi cuối kì | Mỹ học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trước kỳ thi cuối kỳ môn Mỹ Học Đại Cương tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, hoạt động ôn thi đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên. Hoạt động này bao gồm việc ôn lại các chủ đề chính, phân tích các tác phẩm nghệ thuật, và giải các bài tập thực hành. Sinh viên sẽ được tiếp cận với các tài liệu ôn thi, bao gồm các tóm tắt, bài tập, và câu hỏi mẫu để củng cố kiến thức và nắm vững định hướng của môn học. Qua hoạt động ôn thi, sinh viên sẽ tự tin hơn và sẵn sàng để đối mặt với kỳ thi cuối kỳ.
Mỹ học đại cương (XH&NV-ĐHQGHCM) 7 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Ôn thi cuối kì | Mỹ học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trước kỳ thi cuối kỳ môn Mỹ Học Đại Cương tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, hoạt động ôn thi đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên. Hoạt động này bao gồm việc ôn lại các chủ đề chính, phân tích các tác phẩm nghệ thuật, và giải các bài tập thực hành. Sinh viên sẽ được tiếp cận với các tài liệu ôn thi, bao gồm các tóm tắt, bài tập, và câu hỏi mẫu để củng cố kiến thức và nắm vững định hướng của môn học. Qua hoạt động ôn thi, sinh viên sẽ tự tin hơn và sẵn sàng để đối mặt với kỳ thi cuối kỳ.
Môn: Mỹ học đại cương (XH&NV-ĐHQGHCM) 7 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ÔN THI MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG **********
1. Tại sao Mỹ học là khoa học nhân văn? Tại sao Mỹ học lại nghiên cứu về cái Đẹp và
Nghệ thuật? Tính ứng dụng của Mỹ học?
Mỹ học thể hiện những sự vật khá mơ hồ, mông lung, không thể định hình và đa dạng đến mức có thể
đưa ra nhiều định nghĩa không phân định đúng sai, nhưng nó lại cung cấp nhiều kỹ năng quan trọng,
trừu tượng hóa những cảm xúc cụ thể. Con người có lý tính và cảm xúc, mọi hoạt động của chúng ta
đều được điều khiển bằng lý tính. Lý tính phân định cảm xúc, lựa chọn cảm xúc đúng cho mình, loại
bỏ những cảm xúc tiêu cực và không có lợi. Cảm xúc buồn bao giờ cũng nhiều hơn vui vì vốn dĩ trong
tiếng việt những từ diễn tả buồn nhiều hơn vui. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, nó phản ánh tư duy
của con người. Mỹ học mở ra chiều hướng mới trong nhận thức (vấn đề không thể thống nhất) -> Mỹ
học không thể thống nhất
Mỹ học là khoa học nhân văn: Nhân văn là vẻ đẹp về con người không chỉ bên ngoài mà còn bên
trong: phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp và sức mạnh. Nhân văn giúp hoàn thiện phần tính vốn có,
dần hoàn thiện bản thân con người, năng lực , bản chất riêng của con người, đặc tính vốn có của con
người và chỉ duy nhất có ở con người
Con người nhìn về mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội,.. Mỹ học nhìn nhận lại chính bản thân
con người -> nhân văn ra đời. Đi tìm căn nguyên sự lý giải: Nhân văn nói về năng lực, phẩm chất của
con người. Khoa học tự nhiên: thế giới khác quan, đối tượng bên ngoài hiểu tự nhiên để khai thác tự
nhiên. Khoa học quay về khoa học lịch sử, khoa học lịch sử quya về khoa học con người. Khoa học
nhân văn và khoa học xã hội khác về đối tượng nghiên cứu ( con người – tự nhiên ). Đời sống tinh thần
con người là trọng điểm, lĩnh vực xác định giá trị con người: đều làm nên giá trị là những điều đáp ứng
cuộc sống con người ( thực chất cuộc sống con người là tinh thần) đáp ứng vật chất chỉ tồn tại về mặt
sinh học. Khoa học nhân văn khác với khoa học xã hội: phương pháp, đối tượng, cách thức xử lý vấn
đề. Đối xử với tự nhiên khác với người. Khi đã trở thành con người thì phải biểu thị văn hóa ( đời sống ).
“ Văn học là nhân học”. Tình dục là bản năng, con người mang văn hóa người, tình yêu là phát độ cao
của ý thức, nhu cầu sinh học cần được giải quyết ở tầm văn hóa người ( ràng buộc pháp luật, đạo đức,..)
Sống là thích nghi. Khoa học nhân văn tái tạo xây dựng kiến tạo xã hội nguy cơ tiêu diệt con người
trên mọi phương diện, giá trị con người con nguy cơ phá vỡ, con người phá hủy tự nhiên, tự nhiên mất
cân bằng quay lại phá hoại con người. Con người phải đối xử tự nhiên 1 cách nhân văn. Con người
sống trong xã h hiện đại nhưng lại rất man rợ, chế tạo vũ khí, bom hạt nhân đủ sức nổ tung 50 trái đất
này. Con người phá hủy thế cân bằng của tự nhiên,. Vấn đề của khoa học nhân văn. Nhăn văn kiến tạo
cuộc sống con người, làm cho con người có cuộc sống hạnh phúc, hạnh phúc không phải là công cụ và
biến người khác thành công cụ và không biến mình thành công cụ. Con người chỉ có giá trị không
bao giờ có giá cả. Con người quy ra giá cả -> nô lệ. Giá trị nhân văn bị xóa mòn xóa bỏ, hình hài như
1 người sinh học ngày càng nhiều. Tự đặt câu hỏi giá trị của bản thân là gì ?. Đặt mình trong quan hệ
người khác để hiểu giá trị bản thân. Phẩm chất tạo giá trị hay phá bỏ giá trị cho mình. Sử dụng đồng
tiền để nâng cao giá trị phẩm chất người mình lên chứ không phải phục vụ cho những nhu cầu “thú
tính”. Mỹ học là khoa học của khoa học nhân văn đi đến vấn đề tích cực vạch ra sự vận động mang tính quy luật. lOMoAR cPSD| 41487147
Cái đẹp mang tính chủ quan. Phạm trù quan trọng nhất của Mỹ học là cái đẹp. Mỹ học trạng thái
nghiên cứu cảm xúc, nhưng cảm xúc không ổn định. Bản thân khoa học mang tính tất yếu sv mang tính
quy luật. Nghê thuật là tác phẩm, là cảm hứng nghệ sĩ, không ai giống ai, cảm xúc chợt đến chợt đi.
Cảm hứng sáng tác làm nên giá trị tác phẩm. Cảm hứng sáng tạo không mang tính quy luật, quan trọng
nhất của Nghệ thuật. Vấn đề tâm lý sáng tạo của nghệ sĩ. Mỹ học, thẩm mỹ trong đời sống con người
MỸ HỌC LÀ CẢM NĂNG HỌC khoa học đi tới sự tái tạo sáng tạo nên cảm xúc tích cực của con
người, bàn tới tri giác, tiếp nhận của cảm giác định hình thành cảm xúc, biến động. Từ lâu quan trọng
lý tính nhưng Baumgarten cho rằng cảm xúc có tầm quan trọng. Mỹ học dùng lý trí kiểm soát cảm xúc,
tạo lập nên cảm xúc tích cực là cảm năng học, Cảm xúc rất quan trọng bộc lộ rất sớm, tiếp nhận phát
sinh định hình tri giác cảm xúc. Nghệ thuật biểu hiện tập trung nhất của cái đẹp, cái đẹp nhân tố đem
lại cảm xúc tích cực của con người. Mỹ học đem lại cảm xúc tích cực, vừa đem tri thức hiểu biết về cái
đẹp, nghệ thuật , đem lại trạng thái cảm xúc tích cực với sự tác động tương tác với cái đẹp và nghệ
thuật. Cái đẹp...của kẻ si tình: chủ quan trong nhận định về cái đẹp.
Khoa học nhân văn đảm bảo tính chân lý đảm bảo Chân – Thiện Mỹ, giao lưu trong sự trộn lẫn của 3 yếu tố.
2. Phân tích và chứng minh lao động là nguồn gốc hình thành quan hệ thẩm mỹ. Tính thẩm mỹ
của sản phẩm lao động hình thành như thế nào?
Lao động đáp ứng cho nhu cầu sống của con người. Lao động đáp ứng nhu cầu vật chất để
cho con người tồn tại. (Lao động đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, cho con người
làm nên lịch sử của mình, tạo nên văn hóa của con người.)
Lao động tạo ra sự tiến hóa, đôi bàn tay có tiến hóa qua lao động, có kĩ năng, kĩ xảo khéo léo.
Giác quan gồm thính giác và thị giác tạo ra sự truyền dẫn cảm xúc từ người chế tác đến
người cảm thụ. Quá trình lao động là quá trình tiếp nhận tri thức từ thông tin tự nhiên (hình ảnh, âm thanh là chính).
_______________________________________________________
Quan hệ thẩm mỹ là đối tượng nghiên cứu của Mỹ học. Lý giải những vấn đề cơ bản, là 1 quan hệ xã hội
riêng của con người, thẩm mỹ là thẩm định về cái đẹp, tư duy mô tả, đại học trả lời cho câu hỏi tại sao,
quan hệ xã hội chỉ riêng có của con người xác lập chủ thể con người với chủ thể thẩm mỹ. Con người gắn
chặt với tự nhiên là thực thể sống của tự nhiên tuy nhiên trong giới tiến hóa của nó tách ra khỏi tự nhiên
đối lập tự nhiên tác động tự nhiên phục vụ nhu cầu sống bản năng con người có mục đích cách thức sáng
tạo ra cuộc sống con người. Con người sống cần được đáp ứng nhu cầu vật chất ăn mặc
ở khác con vật - bản năng, tạo ra sản phẩm, chủ động, kế hoạch phụ vụ cho nhu cầu sống: vd trồng trọt, ..
Con người trở thành chủ thể khi chủ động trong hoạt động sống của mình, biết sử dụng lý trí vào
hoạt đống sống, hiểu đc nội dung bản chất quan tâm tìm hiểu, suy nghĩ về nội dung mục đích hướng đi
cách thức sống sao cho tốt hơn hiệu quả hơn. Lý tính qua khả năng rèn luyện của họat động sống, quá
trình đầu tiên lý tính là ngạc nhiên. Lý tính trở thành chủ thể những gì liên quan sau lưng nó là khách thể
vùng quan tâm của chủ thể, hướng về bắt đầu tìm hiểu nội dung bản chất -> trở thành đối tượng lOMoAR cPSD| 41487147
thẩm mỹ, đối tượng đó đem lại cảm xúc rung động giao tiếp qua tương quan đồng hóa tinh thẩn thẩm mỹ xuất hiện
Quá trình con người đi từ thực thể sinh học tự nhiên đến chủ thể là tiến trình lịch sử lâu dài, sinh hoạt
tư cách 1 cộng đồng người, con người dần hình thàng năng lục nhân cách người đối lập tự nhiên
thành chủ thể chủ động trong cuộc sống trở thành lý tính, khách thể đồng hóa thẩm mỹ đối tượng
thẩm mỹ đồng hóa khoa học, đối tượng khoa học. Xuyên xuốt là quá trình ldd, là hoạt động có mục
đích thỏa mãn nhu cầu sống, khi con người lao động, lịch sử con người được xác lập, lao động giúp
con người hoành thiện thể chất tinh thần.
Con người thì có nhu cầu sống, sống thì phải sản xuất. Mắt và tai là giác quan vô cùng quan trọng,
mắt hình thể màu sắc, tai nghe giai điệu, tính nhạc tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ. Rèn luyện từ thực
tiễn, giác quan trở thành những nhà lý luận, cung cấp thông tin và xử lý. Quá trình lao động đem lại
hoàn thiện giác quan. BÀN TAY -> kỹ năng là khéo léo, nghệ thuật bắt đầu từ thủ công là bàn tay,
hoàn thiện kỹ năng bàn tay trở thành kỹ năng, trong quá trình tạo ra sản phẩm bàn tay vàng truyền dẫn
cảm xúc vào trong sản phẩm đến với người sở hữu nó, đôi bàn tay cực kỳ quan trọng, thuần túy mang
tính công năng, bàn tay truyền dẫn công năng thẩm mỹ, đem lại sự vui mắt thích thú. Chú trọng tính
năng thẩm mỹ thì tác phẩm nghệ thuật xuất hiện, Tại sao con người có năng lực, do con người có lao
động, chuyển đổi phải truyền năng lực giác quan, đôi bàn tay con người (sinh thể - xã hội – khéo léo –
tính năng thẩm mỹ - đời sống thẩm mỹ).
3. Phân tích và chứng minh sự đồng hóa trên lĩnh vực tinh thần là nội dung của quan hệ thẩm
mỹ. Ý nghĩa vấn đề này trong đời sống thẩm mỹ?
Giới tự nhiên: phản ánh, não người tiếp nhận, lưu giữ và tái tạo thông tin từ đó tái tạo cảm xúc, tưởng
tượng đến hình ảnh trong hiện thực đã được thăng hoa trong ý thức. Ý thức thực thể hóa sự thăng hoa
này thành biểu trưng, chuyện kể mang tính thần thoại. Đây chính là quá trình diễn ra sự Đồng hóa tinh thần.
Đồng hóa tinh thần: chiếm lĩnh đối tượng, kéo đối tượng vào đời sống tình cảm, vật chất hóa cụ thể
hóa về tình cảm, trao cho nó hình hài, tính chất, về mặt tinh thần, trao cho đối tượng bên ngoài thuộc
tính như mình. Như tiếng việt là phép nhân hóa. Tái tạo bằng cảm xúc hình thành tưởng tượng, thực
thể hóa bằng sự nội sinh của ý thức. Biểu trưng là ý nghĩa toát ra từ đối tượng ví dụ: loài hoa lưu ly
đỏ (forget me not) phẩm chất riêng có vì con người có năng lực tưởng tượng, làm khác đi xây dựng
khác đi dối chiếu lại làm hiệu quả cao hơn. Một yếu tố giúp con người trở thành chủ thể thực sự là
tưởng tượng. Âm nhạc hội hạ thăng hoa gợi trí tưởng tượng chứ không phải là một sự sao chép.
Quan hệ thẩm mỹ được đồng hóa, chủ thể tác động qua lại với đối tượng thẩm mỹ. Thông tin
bên trong được lưu giữ sẽ đi đến thông tin được tái hiện và cảm xúc tạo nên sự tưởng
tượng. Hình ảnh có thực và không có thực sẽ đồng hóa tinh thần. Đồng hóa tinh thần là một
phương thức biến đối tượng có những thuộc tính của chủ thể (con người). lOMoAR cPSD| 41487147
4. Phân tích và chứng minh giá trị thầm mỹ là hệ quả của quan hệ thẩm mỹ. Ý nghĩa của giá trị
thẩm mỹ trong cuộc sống?
Giá trị: làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó, đáp ứng được nhu cầu nào đó
Giá trị thấm mỹ là những gì đáp ứng cho nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sống đẹp của con người. Hoàn
cảnh điều kiện khác nhau nhu cầu khác nhau, thẩm mỹ đi từ cá nhân con người, con người có nhu
cầu thẩm mỹ chung và riêng.
Nhu cầu thẩm mỹ xuất phát từ tồn tại xã hội, tồn tại xã hội thay đổi nhu cầu thẩm mỹ thay
đổi, thì giá trị thẩm mỹ xã hội thay đổi, cho nên mỗi thời kì khác nhau thể hiện nội dung khác
nhau của nhu cầu thẩm mỹ, nên giá trị thẩm mỹ có tính lịch sử và phát triển của nó.
Mỗi cá nhân có tồn tại riêng biệt cho nên có định hình nhu cầu thẩm mỹ riêng, vì thế một sự
vật sẽ được cảm thụ khác nhau về mặt thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Nhu cầu cá nhân lại có sự
thay đổi bởi kinh nghiệm, tri thức cá nhân do đó giá trị thẩm mỹ thay đổi theo cảm nhận của cá nhân.
5. Trình bày quan niệm về cái Đẹp trong lịch sử phương Tây. Ý nghĩa của quan niệm này trong mỹ học hiện nay?
Cái đẹp là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cái đẹp là ý niệm không mang hình dáng thực tế, gương mặt
đẹp phản chiếu lại gương mặt có trong ý thức ý niệm, người phụ nữ đẹp chỉ là hiện hữu ra các cấu trúc
có trong ý niệm trên gương mặt con người, gương mặt đẹp chứ kh thuộc tính đẹp, hiện hữu hóa từ thế
giới tính thần đẹp. Trong ý niệm đẩy nên ý niệm tuyệt đối, nguồn sáng tạo ra tia ánh sáng đến với con
người. Người đẹp là nhận được cái đẹp từ nguồn sáng đó. Đẹp là trong thực tế tinh thần, cái đẹp được
ban trao từ trong tinh thần, ý niệm.
ARISTOTELES: Cái đẹp toát ra từ thực thể, do cấu trúc từ sự vật đó, từ liên kết đó cho ta cảm nhận
đẹp, ý niệm đó toát ra từ bản thân sự vật, thực thể là theo quy tắc của tỉ lệ vàng, sự vật có kết cấu tỉ lệ
mới đạt được sự sinh động. Đẹp thực thể và đẹp sinh động phải hợp với nhau. Đẹp là nhu cầu đáp ứng,
khi ở trong cái chia phối nhu cầu thì không nhìn cái đó dưới góc độ thẩm mỹ nữa. Ở một trạng thái nhu
cầu khác không ở tâm trạng cảm nhận thẩm mỹ. Ở vị trí nhu cầu khác nhau, mang tính khách mang và
chủ quan. Nhìn nhau ở góc độ khác, mối quan hệ, vị thế khác.
Biểu trưng ý nghĩa toát ra từ hoạt động, biểu tượng, quy ước xã hội, có liên kết. Nghi thức là lễ nghi
giao tiếp có tính thiêng liêng.
Thực thể quy định bởi yếu tố kết cấu tỉ lệ đạt đến sự hài hòa, cái đẹp ứng dụng hết thành tựu kiến thức
con người, thoát ra khỏi cái đẹp từ yếu tố thần thánh mang cái đẹp thực thể, ý thức của con người.
Sống đẹp mà ở đó mang lại bình yên, tích cực, ham sống muốn sống, đáng sống lOMoAR cPSD| 41487147
Biểu trưng là ý nghĩa toát ra từ đối tượng thông qua hình tượng để con người cảm nhận trực tiếp, hiểu
được ý nghĩa, phản ánh đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ. Giá trị là những gì đáp ứng cho nhu cầu, cái
đẹp – nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sâu xa mang yếu tố cảm xúc: vui vẻ, hân hoan,..sâu xa hơn nữa đó là
đáp ứng nhu cầu về khát vọng sống, mơ ước về cuộc sống, nhu cầu tinh thần khai phóng tinh thần con
người - ý nghĩa nhân văn. Cái đẹp là cuộc sống. Nhu cầu đa dạng, thẩm mỹ đa dạng, giá trị cơ bản là
cuộc sống của con người, cứu người là hành động đạo đức, là hành động đẹp. Giáo dục, nuôi dưỡng
con người là hành động đẹp. Người mẹ là hình tượng đẹp nhất. Đem lại cảm xúc tích cực giúp con người sáng tạo.
Thống nhất tính khách quan chủ quan, có thuộc tính của nó, mặt trời đem lại cuộc sống mang ánh sáng
khách quan, đẩy lùi bóng tối đem lại ánh sáng cho con người. Đẹp vì có thuộc tính để người ta cảm
nhận đó là đẹp. Hãy tự biết mình là ai trong tổng thể, bình tĩnh trước lời khen, chê mới chính là mình,
tạo lập yếu tố khách quan muốn hay không muốn vẫn phải thừa nhận. Dựa trên tính khách quan có tính
chủ quan mang lại cảm xúc đẹp về nó, đáp ứng nhu cầu chủ quan thì đó là đẹp, ánh sáng mặt trời mang
tính khách quan, nhưng đáp ứng chủ quan là đẩy lùi bóng tối mang ánh sáng, cuộc sống tính cực cho con người
Cái đẹp gắn bó nhu cầu thường trực, tùy thời gian, trạng thái, cảm nhận, thời đại. Tự nhiên chỉ đẹp khi
có sự thừa nhận của con người.
Lao động đẹp là lao động thoát ra khỏi áp bức, bóc lột, trong vui sướng của sự sáng tạo. Hành vi đẹp
trong giao tiếp: là hành vi biết bảo vệ và tôn trọng giá trị của đối tượng giao tiếp một cách chân thành.
Cái xấu được tái hiện theo cách làm cho người ta sợ cái xấu, thì cái xấu sẽ đẹp về mặt nghệ thuật
Về mặt nhân trắc học người trung bình là người đẹp nhất. Đặc tính cân đối là gen tốt, điều mà quyến rũ
con người là sự cân đối. Cái đẹp về con người nhấn mạnh về tính cách. Hành vi đẹp là hành vi trong
giao tiếp. Phụ nữ được gọi là phái đẹp vì phụ nữ mang thiên chất làm mẹ, mang tính nhân sinh nhìn
thấy sự tái tạo sự sống.
6. Trình bày quan niệm về cái Đẹp trong lịch sử phương Đông. Ý nghĩa của quan niệm này trong mỹ học hiện nay?
Trong lịch sử phương Đông: * Trung Quốc:
Kinh Dịch là tiền đề trực tiếp của tư tưởng mỹ học Trung Quốc. Tuy Kinh Dịch không trực
tiếp luận bàn về mỹ học nhưng chính những tư tưởng và ý nghĩa của những phạm trù trong
Kinh Dịch đã xác lập nên những cơ sở cho lý luận mỹ học Trung Quốc với những đặc điểm
riêng so với các lý luận mỹ học khác như của Ấn Độ và phương Tây. Nội dung của Kinh Dịch
được xác lập từ tiền đề cơ bản: Trời và Người phải có sự tương thông, cho nên phải xuất
phát từ sự biến hóa của vạn vật trong trời đất để giải thích và dự báo sự phát triển của xã
hội. Trong Kinh Dịch, cái Đẹp không chỉ là cái Đẹp của trời đất mà còn là cái Đẹp từ sự sinh
tồn và phát triển của con người. Cái lợi trong quan hệ với cái Đẹp, làm nên cái Đẹp ở con
người chính là đạo đức, phẩm chất ở con người. lOMoAR cPSD| 41487147
Cái Đẹp là một hình thức hợp quy luật, có sự biến hóa đa dạng, gắn với cái Thiện và sự tu
dưỡng đạo đức cá nhân. Lý tưởng thẩm mỹ là lý tưởng nhân sinh mà cái Đẹp là sự kết hợp trọn vẹn yếu tố:
+ Nguyên: có nghĩa là bản nguyên, nguyên thủy của muôn vật và được cho là đứng đầu cái
Thiện (thiện chi trưởng)
+ Hanh: có nghĩa là sự tốt đẹp có quan hệ màu sắc, hình thức cái Đẹp và sự hưởng thụ cái Đẹp của con người.
+ Lợi: có nghĩa là lợi ích, gắn bó với quan hệ giữa cái Đẹp và sự tồn tại, phát triển của sự
sống. Lợi còn được hiểu là sự tương quan giữa cảm thụ thẩm mỹ với dục vọng sinh lý như
là một cảm quan tự nhien của con người như là sự phát triển lành mạnh bình thường của sự sống tự nhiên.
+ Trinh: có nghĩa là phù hợp với chính đạo, giữ vững chính đạo có quan hệ giữa cái Đẹp và
quy luật tự nhiên, giữa cái Đẹp và đạo đức phẩm cách của con người.
- Triết học mỹ học Trung Quốc là xuất phát từ mối quan hệ giữa người với người. Quan
điểm của Trung Hoa cổ đại có sự thống nhất, thậm chí là đồng nhất giữa cái thiện và mỹ.
Thiện là nội dung, mỹ là hình thức, thiện quyết định cái mỹ.
- Thẩm mỹ Trung Quốc phải có âm dương, là tạo hình và biểu hiện. “Chí tại ngôn ngoại”. Ẩn ý
thông qua ngôn từ hình ảnh của cái dương dẫn dắt ra hình tượng âm ẩn bản tính tự nhiên vốn có, cái
muốn gọi là đẹp là thiện, thiện bảo toàn sự sống phát triển sự sống, đối lập thiện là ác, trang phục
diện mạo tướng đi kiểu dáng, cách tiếp nhận: vd văn hóa uống rượu uống trà. Trung Quốc chú trọng
về con người, quan tâm về đạo đức. * Ấn Độ:
Nền văn hóa phát triển tôn giáo, tư duy Ấn Độ cổ đại đậm đặc tôn giáo. TÔN GIÁO LÀ HƠI THỞ
CÚA NGƯỜI Ấn Độ. Chia ra 3 phần Thông giới, trung giới, địa giới, có những vị thần cai quản khác
nhau. Ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo bao gồm Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ,
còn Shiva là đấng hủy diệt (có hủy diệt mới có sinh thành và sáng tạo mới). Cái chết là cái ám ảnh nhất
con người, xóa bỏ cái chết bằng cách luận bàn về nó, xem chết là sự trở về. Việt Nam ảnh hưởng Phật
giáo sớm hơn Trung Quốc. Từ vĩnh biệt mới có sau này, khi mất gọi là về nơi chín suối, cỡi hạt quy
tiên. Chết là vui chứ không buồn, Thờ thần thứ 4 là Agni là thần lửa, đem lại nống ấm, sự hồi sinh. Tư
tưởng triết học làm nền tảng, có hai ta bản chất và hiện tượng, càng lớn càng va vào ta hiện tượng,
sống không thật với chính mình, cuộc đời như vở kịch mỗi con người như diễn viên. Nghiệp là phạm
trù cơ bản trường phái triết học Ấn Độ. Nghiệp là cái trong kiếp người, 1 kiếp là 10 năm, mang luật
nhân quả, khổ là phạm trù cở bản của Phật giáo, khổ phải tụ tập giữ giới, thiền đình – niết bàn, an bình,
tĩnh lặng trong trạng thái tâm lý nhìn ra giá trị đích thực.
Kinh nghiệm là mắt thấy tai nghe, nhưng không chân thực vì Ấn Độ quan niệm cái ta thấy hàng ngày
là có thực, bông hoa đẹp hiện trước mặt sẽ tàn, hình ảnh đẹp của gương mặt, bông hoa đẹp vẫn còn đó
là sự hoài niệm nhớ lại. Cái đẹp trong sự suy tưởng, nhìn hàng ngàn hoa hồng đẹp chỉ chỉ tồn tại một
biểu tượng về hoa hồng đẹp, thế giới đó là chân như, thế giới đó đứng sau tg thực tại, thế giới ý niệm.
Gương mặt đẹp mang tính phổ quát trong sự suy tưởng có quy tắc chung lOMoAR cPSD| 41487147
Ta có thể gặp hàng ngàn cái đẹp, chỉ có một cái đẹp tuyệt đối tồn tại trong tinh thần ẩn chứa sự an
bình, tĩnh lặng, niết bàn là cõi giới an bình không vấy lên dục vọng, trạng thái thiền định. Cái đẹp dựa trên cái thiện.
Đẹp trong Ấn Độ mang tính tâm linh, có tính tôn giáo và chỉ cảm nhận được khi tâm trí gạt bỏ tất cả
ham muốn dục vọng, thoát ra suy nghĩ thông thường, hướng đến sự bình yên an lạc trong tâm hồn. Họ
chủ ý về nội tâm con người. Xã hội Ấn Độ phân chia đẳng cấp nghiệt ngã. Hướng về sự giải thoát tinh
thần con người. Cái đẹp vừa mang cụ thể vừa mang trừu tượng.
Tóm lại, cái Đẹp trong lịch sử tư tưởng mỹ học Ấn Độ được hiểu như là cái Đẹp của
Brahman (linh hồn vĩ đại) được nhận thức trong trạng thái con người đã lánh xa được
tội lỗi, đạt đến sự thanh thoát, thư thái, không còn ham muốn dục vọng.
7. Phân tích cái Đẹp là biểu trưng của những giá trị, đáp ứng những nhu cầu và khát vọng sống
của con người, đem lại cho con người những cảm xúc tích cực, thôi thúc con người sáng tạo. Thế nào là sống đẹp?
8. Phân tích và dẫn chứng những biểu hiện của cái Đẹp trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật.
- Trong giới tự nhiên: Những hiện tượng tự nhiên thuần túy tuy không phải là sản phẩm của lao dộng
sáng tạo nhưng từ hàng ngàn đời nay chúng vẫn trực tiếp hay gián iếp tham gia vào quá trình sáng tạo
của con người và được coi nhu bộ hận hợp thành của các tiến trình lao động xã hội nên vẫn được con
người nhận thức và đánh giá hoạt động thẩm mỹ. Song chỉ thực sự là đẹp đối với hiện tượng tự nhiên
nào vừa gắn với lợi ích vừa mang lại khoái cảm thẩm mỹ cho người lao động.
- Trong xã hội: Mỹ học Mác xít quan niệm rằng lao động sáng tạo là nguồn gốc nảy sinh, là cơ sở tồn
tại, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi cái đẹp trong cuộc sống. Chính lao động, sáng tạo đã sản
sinh ra con người và hoàn thiện con người với tư cách là chủ thể thẩm mỹ. Chủ thể của nhận thức và
sự đánh giá cái đẹp. Cũng nhờ có lao động mà con người đã sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, tinh thần
đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội mà trong đó có rất nhiều sự vật, hiện tượng được đánh
giá là đẹp. Chấm dứt lao động thì cả con người và xã hội loài người sẽ bị triệt tiêu. Mọi cái đẹp trong
cuộc sống không có cơ sở để tồn tại.
- Trong nghệ thuật: Cái đẹp trong nghệ thuật được tạo nên bởi cái hay, cái đẹp của các tác phẩm nghệ
thuật cụ thể. Một tác phẩm nghệ thuật cụ thể hay và đẹp cần được đánh giá thẩm mỹ toàn diện và nội dung lẫn hình thức.
+ Về nội dung: tác phẩm phản ánh hiện thực đời sống chân thực, sâu sắc, mang tư tưởng tiến bộ
+ Về hình thức: tác phẩm có một kết cấu hợp lý, chặt chẽ, giúp tác giả thể hiện đầy đủ và sâu sắc nội
dung tác phẩm, đồng thời mang lại khoái cảm thẩm mỹ cho người thưởng thức.
9. Trình bày và phân tích nguồn gốc, bản chất, hệ quả và các hình thức biểu hiện của cái Bi?
Dẫn chứng một tình huống hài trong đời sống hoặc trong nghệ thuật. lOMoAR cPSD| 41487147
Cái Bi là hiện tượng thẩm mỹ, diễn tả quy mô của một hành đọng hoàn chỉnh (bao gồm tình tiết như là
linh lồn, cơ sở của bi kịch và tính cách đi theo sau tình tiết) thường kết thúc bằng một cái chết. Bi kịch
tẩy rửa những cảm xúc qua cách gợi lên sự thương xót nhằm thanh khiết hóa tình cảm con người.
Là hiện tượng thẩm mỹ diễn ra trong đời sống xã hội, theo nghệ thuật là Bi kịch. Kinh điển: khuôn
vàng thước ngọc mẫu mực chung. Tình tiết của kịch làm cho cái bi trong nghệ thuật có linh hồn, vở
kịch có cơ sở, đi liền kịch tính là tính cách, thường là cái chết của cái bi. Cái chết gây sự xúc cảm cho cả cộng đồng,.
Bản chất cái bi là sự xung đột cái thiện - cái ác, cái xấu – cái đẹp. Kết quả cái đẹp bị hủy diệt. Cái
bi là cái chết của cái đẹp trong quá trình đấu tranh với cái xấu. Đại diện phẩm chất tốt đẹp, xu thế phát
triển của lịch sử, cái xấu là mưu mô hủy hoại, tìm cách kìm hãm sự phát triển -> hủy diệt đem ra sự xót
thương. Cảm xúc của cái bi rất đa dạng về mặt sắc thái: tự hào, trân trọng, yêu thương, nuối tiếc, sợ
hãi; mang hi sinh mất mác hướng đến mục tiêu cao đẹp hơn -> thất bại. Xót thương cho cái đẹp bị hủy
diệt nhưng đều cx tích cực vì đây là cx thẩm mỹ.
Nhận thức lại giá trị cần thiết cho cuộc sống của mình. Thức tỉnh lương tri con người cách khủng
khiếp. Phê phán bằng tiếng nói lương tri, cho con người thức tĩnh ý thức bảo vệ. Cơ sở của cái bi là sự
xung đột giữa cái thiện ác, cái tốt - cái xấu đây là cách nói phổ quát; về phương diện xã hội . Ăngghen
“Bi kịch được nảy sinh khi yêu cầu tất yếu của lịch sử cần phải được thực hiện nhưng con người
lại chưa có năng lực để thực hiện yêu cầu tất yếu đó ”. Yêu cầu tất yếu lịch sử cần thực hiện cải
cách,. nhưng xã hội chưa có năng lực để thực hiện -> bi kịch của lịch sử.
Bản chất cái bi là cái chết của cái đẹp, đem lại ý thức về nguy cơ hủy hoại của cái xấu. Thờ ơ với cái
ác đến 1 ngày cái ác sẽ phủ lên cuộc đời bạn. Cái bi trong Nghệ thuật đem lại thông điệp cho con người.
Trong con người luôn có ý niệm tốt và xấu. Con người thường xuyên đấu tranh với chính mình, thất
bại tạo bi kịch cho chính mình, ý thức thương mình.
Bi của cái cũ: bi của lực lượng xh cũ nhưng vẫn còn năng lực đóng góp cho xh nhưng có 1 lý do nào
đó nên bị thất bại. VD thất bại vương triều tây sơn sụp đổ, cái chết vua quang trung
Bi của cái mới: Cái chết trc bình minh, có đầy đủ năng lực nhưng bị thất bại bởi xu hướng tiến bộ
Bi của sự lầm lạc: trong mỗi con người và cả xh, do sự hạn chế nhận thức dốt nát ngu muội, bỏ qua
nhiều cơ hội gây mất mác đau thương. VD: mị châu,..
____________________________________________________________________
Cái bi trong tác phẩm "Bỉ vỏ" (1937) của nhà văn Nguyên Hồng.
Khi nhắc đến cái "bi", người ta luôn nghĩ về sự đau thương, mất mát và sẽ luôn sợ hãi, trốn
tránh khỏi điều ấy. Nhưng tiếc thay, cái "bi" vẫn luôn tồn tại trong cuộc đời này, nó xuất hiện
trong tất cả mọi vấn đề, ở mọi thời đại, từ đời sống thực tiễn đến vào trong cả những áng
văn chương nghệ thuật. Như một động lực thôi thúc con người ta phải luôn vượt qua được
số phận, phải chiến thắng những điều gian dối, xấu xa để bước qua được cái bóng của "bi",
tìm về một tương lai tươi sáng.
Ở xã hội Việt Nam thời tiền chiến, bên cạnh những ông cử, bà tuần, cậu ấm, cô chiêu sống
trong nhung lụa, gấm vóc, một cuộc sống yên bình, khoan thai, lOMoAR cPSD| 41487147
không màng thế sự; thì đâu đó, trong những ngôi làng xưa cũ, nơi mà nhà ở chỉ được dựng
bằng vài viên gạch cũ và mái nhà thì lợp bằng tranh, vẫn luôn văng vẳng tiếng khóc xót
thương cho những số phận bi kịch, cuộc đời cứ cuộn trào như con sông Hồng vào mùa
nước lũ, tất cả những khốn khổ ấy, đều xuất phát từ sự nghèo khổ, cùng cực.
Với tuổi thơ đầy bất hạnh và chông gai, có lẽ sẽ không có ai hiểu cảm giác bất lực khi cứ
mãi nheo nhóc, ngụp lặn dưới lớp đáy của xã hội hơn Nguyên Hồng. Bằng lòng thương xót
những người cùng cảnh ngộ, ông đã viết nên những trang văn để ngợi ca, bênh vực kẻ
yếu, phản ánh chân thực, rõ nét những khó khăn thời gian ấy.
Và tác phẩm "Bỉ vỏ" ra đời chỉ khi ông vừa tròn tuổi 19 (1937). "Bỉ" là con, "vỏ" là đánh cắp.
"Bỉ vỏ" là một con ăn cắp. Đúng như với cuộc sống nhân vật với mẩu chuyện của chính nó.
"Bỉ vỏ" viết về số phận của một người đàn bà lưu manh mang tên Tám Bính. Mở đầu câu
chuyện, Bính là một thiếu nữ hồn nhiên, chân chất, thực thà. Cô sinh ra tại một gia đình
theo đạo nhưng tấn bi kịch của Bính bắt đầu đổ ập xuống khi cô bị tên tham đạc điền lừa
bịp và phụ bạc. Tên tham Chung là người đầu tiên gieo tai họa cho Bình, kẻ đã phủi áo ra
đi khi nàng con đang bụng mang dạ chửa. Tiếp đó các phong tục lạc hậu, ấu trĩ và vô đạo
bấy giờ đã đẩy lòng bạc ác của bố mẹ Bính lên cao. Ông bà bán cháu để đổi lấy thanh
danh gia tộc, mặc cho Bính đang ngơ ngác, thẫn thờ không hiểu chuyện gì xảy ra. Thời
gian sau, Bính bỏ nhà lên Hải Phòng tìm tình nhân thì bị một thằng thanh niên lừa bịp,
cưỡng hiếp. Cô bị đánh ghen và đưa vào nhà thổ của mụ Tài sế cấu. Trước hoàn cảnh khó
khăn, nhục nhã ấy, Bính gặp Năm Sài Gòn - một gã du thử du thực sống bằng nghề trộm
cắp, đâm thuê chém mướn, mà theo tiếng lóng của giới lưu manh xã hội gọi là "chạy vỏ".
Từ một cô gái nông trong sáng, Bính đã dần trở thành một "bỉ vỏ" thực thụ. Cô theo hắn
tham gia những phi vụ trộm cắp, chứng kiến cảnh đâm chém mà không mảy may kinh sợ.
Sau này, giữa lúc cơ nhỡ vì bị Năm Sài Gòn đuổi đi và nghe tin bố mẹ đang gặp cảnh khó,
dễ phải vào tù, Bính đã nhắm mắt chấp nhận về làm vợ lẽ của một tên mật thám. Trong một
lần vô tình, Bính biết được Nam Sài Gòn bị bắt bởi tên mật thám, vì thế chẳng cần suy
nghĩ, cô đã cùng hắn trốn đi, tiếp tục hành nghề chạy vỏ. Vào một lần hành nghề trên tàu,
Bính đã phải nhận nỗi đau tột cùng khi nhìn đứa con mà mình ngày đêm mong nhớ đã bị
chính Năm Sài Gòn dìm chết. Cuối cùng, khi bị chính người chồng cũ - tên mật thám ập
vào bắt, Bính quay sang Năm mà nói "thế là hết".
Một đời người con gái, từ sự cạn nghĩ, dại dột, cả tin của bản thân mình đến sự thiếu hiểu
biết, cổ hủ của cả một hệ tư tưởng, đặc biệt là từ cha mẹ, đã kết thúc trong sự tiếc thương
vô hạn sau những lần lạc lối. Dù cho hoàn cảnh có đẩy đưa trở thành con người xấu xa
nhất trong xã hội, nhưng đâu đó trong tâm hồn Bính vẫn luôn mơ về một cuộc sống thiện
lương, làm ăn chân chính, một mái ấm gia đình, hạnh phúc như bao người. Bính bỏ lên Hải
Phòng để tìm tình nhân, mộng tưởng hắn sẽ trở về cùng cô chuộc con và sống cuộc sống
hạnh phúc mãi về sau. Rồi khi Năm Sài Gòn bị bắt, cô không hề nhận một đồng từ đàn em của hắn mà lOMoAR cPSD| 41487147
mưu sinh bằng nghề buôn bán lương thiện, trong lòng vẫn mong mỏi đến một ngày khi
Năm ra tù, Bính sẽ khuyên được hắn trở về cuộc sống của một con người lương thiện.
Nhưng trớ trêu thay, tất cả ước mơ đều chỉ là mơ ước.
Cuộc đời Bính chính là một bức tranh rõ nét, đậm màu cho cái bi của sự lầm lạc. Từ lầm
lạc này đến sự lầm lạc khác cứ nối tiếp đuôi nhau kéo đến dày vò, làm khổ đau người con
gái nông dân ngày nào. Và Bính chính là một hình mẫu do Nguyên Hồng tưởng tượng nên
dựa trên chính những số phận bi khổ của những số phận trong khu nhà thổ thời gian ấy.
Tất thảy những bi kịch đớn đau cũng không thể khiến cho những con người khốn khổ, đang
chết dần chết mòn trong cái xã hội đương thời buông xuôi với số phận. Họ luôn gắng
gượng cái thân mòn, tìm kiếm một giọt sáng trong căn phòng tối đen, để mơ về một tương
lai tươi sáng, một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm. Và thay vì trốn tránh, tìm mọi cách để thêu
hoa dệt gấm một cuộc sống giả tạo, thì Nguyên Hồng đã mạnh dạn đứng lên, phơi bày tất
thảy những bi kịch đớn đau, tàn khốc của xã hội thời tiền chiến. Để từ đó, người ta có thể
nhận ra rằng, đằng sau dãy nhà cao tầng, thành phố hoa lệ kia, vẫn còn tồn tại một xã hội
lầm than nơi mà con người chỉ biết mơ ước về sự lương thiện và hạnh phúc. Qua Bính, và
qua cuộc đời của chính tác giả, con người ta cần phải thức tỉnh, phải hiện thực hóa ước mơ
của cả cuộc đời, phải đứng lên đấu tranh để vượt qua số phận bi kịch của chính bản thân
mình. Đúng theo như hệ quả Katharcis rằng "cái bi chính là sự phản tỉnh trên tầm cao của quy mô nhân cách".
10. Trình bày và phân tích nguồn gốc, bản chất, hệ quả và các hình thức biểu hiện của cái Hài?
Dẫn chứng một tình huống hài trong đời sống hoặc trong nghệ thuật.
Hài: hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống xã hội để nói về hệ quả trường hợp nội dung xấu
bị phát hiện ra thông qua sự ngụy tạo bằng hình thức đẹp. Cho nên tiếng cười trong cái
hài khác với tiếng cười hằng ngày. Vũ khí của sự phê phán, hoa của văn minh hoa của
nhân loại. Biểu hiện thái độ sẵn sàng từ biệt cái xấu một. cách vui vẻ
Tiếng cười trong cái hài
Tiếng cười của trí tuệ vì không dễ dàng gì mà phát hiện ra sự ngụy tạo của cái xấu bằng
hình thức đẹp, ngôn từ mỹ mìu đẹp đẽ hào nhoáng bên ngoài -> gây ra sự uất hận căm
phẫn, tiếng cười xuất hiện.
Tiếng cười của người chiến thắng khi phát hiện ra sự ngụy tạo này vì phát hiện ra cái
xấu bị phơi bày bộc lộ, nhưng có quyền tỏ thái độ khinh bỉ bằng tiếng cười mà cái xấu
không làm gì được, cái xấu thất bại. Đẩy đối phương vào thế không thể chống cãi. Không
có quyền lực phản bác bằng tiếng cười.
Tiếng cười mang tính nhân văn, không nên cười trên những thân phận đau khổ bất hạnh
của người khác, trong nghệ thuật tạo sự mâu thuẫn về hình thức khập khiễng, phê phán cái
xấu, quay lưng cái xấu, đấu tranh cái xấu khôi phục cái đẹp. lOMoAR cPSD| 41487147
Biểu hiện: Khôi hài, trào lộng: phê phán trong sự thương yêu / Châm biếm, mỉa
mai: phê phán thói hư tật xấu 1 cách hài hước / Đả kích: phê phán đối với kẻ thù __________________________
Cao cả là hiện tượng thẩm mỹ thể hiện sự kết hợp đỉnh cao cái đẹp và tận cùng cái bi
11. Trình bày cấu trúc của ý thức thẩm mỹ. Vai trò của tình cảm, thế giới quan và hệ tư tưởng
trong đời sống thẩm mỹ?
Ý thức khoa học (cảm nhận gián tiếp, khái niệm: trừu tượng, lý tính) và ý thức thẩm mỹ (cảm nhận
trực tiếp, hình tượng: cụ thể, cảm tính) cùng có năng lực đánh giá, so sánh, lựa chọn, kết nối thông tin
và tưởng tượng. Cả hai tương tác, bổ sung cho nhau, tạo nên ý thức tái tạo toàn cảnh thế giới khách
vận động theo tính quy luật cùng với những biểu hiện đa dạng, phong phú và sinh động trong sự cảm nhận của người
Nắm hình tượng mang tính cụ thể, cảm tính nhận thức bằng cảm giác, tin trạng thái của tâm lý, hiểu
biết là lý tính. Ý thức thẩm mỹ và khoa học có sự khác biệt tuy nhiên vẫn tồn tại trong bộ não, luôn có
sự đấu tranh có lúc lý tính thắng thế, cảm tính thắng thế. Khi lý tính chế tự cảm xúc sống bằng trạng
thái cân bằng, tính đạt được là thanh thản = sự cân = lý và tình
Sâu trong thế giới quan lập hệ giá trị riêng, thế giới quan là quan niệm con người về thế giới, cài đặt
bởi hệ giá trị vừa mang tính cộng đồng, cá nhân, biểu hiện cảm xúc khác nhau -> sự khác biệt về thái
độ đánh giá, khi phân chia giai cấp, tạo vòng xoáy trung tâm, tranh giành về lợi ích, hệ tư tưởng là hệ
thống quan niệm tư tưởng của 1 giai cấp về lợi ích đc hệ thống hóa = quan niệm, cảm xúc thẩm mỹ; thế
giới quan tác động hệ tư tưởng nhận thức vấn đề là lý tính, mấy cái kia đều trong khoa học và thẩm
mỹ, bật lên đặc trưng riêng.
12. Trình bày khái niệm, tính chất, vai trò của thị hiếu thẩm mỹ. Đặc trưng của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ?
Thị hiếu thẩm mỹ: sự thể hiện năng lực cảm thụ, tiếp nhận đánh giá và tái tạo giá trị thẩm mỹ trong
chính đời sống chủ thể thẩm mỹ, trong sự tái tạo, hình thành trực tiếp dến sở thích tạo thành THỊ HIẾU
THẨM MỸ CÁ NHÂN. Có và cần thiết giáo dục thị hiếu thẩm mỹ vì chúng ta có và đang bị giáo dục
nhưng không biết, mỗi cá nhân đều có cá tinh và là 1 thành viên trên xã hội lớn lên và chịu sự tác động
của xã hội. Giáo dục thị hiếu khác với giáo dục thông thường. Phải chuyển đổi giá trị, hợp giá trị bản
thân. Thị hiếu mang tính cộng đồng, dân tộc, thời đại, thời sự nhưng bị chi phối. Thị hiếu làm cho cuộc
sống con người phong phú.
Thị hiếu thấm mỹ (thị hiếu nghệ thuật) là khả năng lựa chọn đánh giá cảm xúc, trực tiếp tức thì các
hiện tượng thẩm mỹ bao gồm cả tác phẩm nghệ thuật. Trong sự lựa chọn đánh giá này, các yếu tố lý
tính được tích đọng trong tình cảm – cảm xúc, các yếu tố xã hội được thẩm thấu trong sự hứng thú thẩm mỹ cá nhân.
Nhũng đặc trưng cơ bản:
- Thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá trực tiếp, tức thời hoặc là sự phản ánh mau lẹ.
- Thị hiếu thẩm mỹ có tính cá biệt và xã hội. lOMoAR cPSD| 41487147
+ Những phán đoán và đánh giá thị hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng mang tính cá nhân tình cảm không lặp lại.
+ Những phán đoán, đánh giá thị hiếu thẩm mỹ lại bị chi phối bởi những quan điểm thẩm mỹ, quan
điểm chính trị, đạo đức, triết học và thị hiếu thẩm mỹ có ý nghĩa định hướng những giá trị của mỗi cá
nhân thành giá trị chung của toàn xã hội.
Tính xã hội của thị hiếu thẩm mỹ là tính giai cấp, dân tộc.
13. Phân tích, nhận định và dẫn chứng từ luận đề: Nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực cuộc
sống con người bằng tình yêu rộng lớn – tình yêu đối với cái Đẹp?
NGHỆ THUẬT: là sự phản ảnh hiện thực cuộc sống con người bằng một tình yêu rộng lớn –
tình yêu đối với cái đẹp.
Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của
mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc dời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu
muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn
đạt trực tiếp ý nghĩa và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình
tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng
đáng làm ta suy nghĩa về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể.
14. Phân tích và dẫn chứng từ nhận định: Bản chất của nghệ thuật là những giá trị của xã hội
được đánh giá theo quy định của cái Đẹp
NGHỆ THUẬT LÀ NHỮNG GIÁ TRỊ XÃ HỘI ĐƯỢC TÁI TẠO,THIẾT ĐỊNH TRONG QUY
LUẬT CỦA CÁI ĐẸP. GIÁ TRỊ XÃ HỘI LÀ NHỮNG GÌ ĐÁP ỨNG CHO NHU CẦU XÃ HỘI.
Tái tạo thiết định theo quy luật của cái đẹp TÁI TẠO HÌNH TƯỢNG ĐỂ TRUYỀN TẢI CẢM XÚC
ĐẾN CON NGƯỜI, CÁI ĐẸP LÀ BIỂU TRƯNG GIÁ TRỊ đáp ứng nhu cầu CỦA CON NGƯỜI.
Nghệ thuật thăng hóa giá trị ban đầu bằng giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật là giá trị của những giá trị .
Nghệ thuật là những tình cảm: Đến với nghệ thuật là đến với sự cảm thông chia sẻ, tự tìm thấy mình
trong đó, để có cảm xúc thẩm mỹ, hoài niệm với quá khứ, hiện tại, tương lai phụ thuộc vào sự trải
nghiệm và độ tuổi. Phụ thuộc quy luật riêng của tình cảm: Không được đánh giá bởi lý trí (trừ trong
nhận xét, đánh giá phê bình nghệ thuật), còn ở cảm thụ nghệ thuật là bộc lộ thích hay không hướng đến
công chúng nghệ thuật với nhiều độ tuổi khác nhau, do đó mỗi tác phẩm nghệ thuật lại được cảm nhận
ở từng độ tuổi khác nhau, không có công chúng nghệ thuật sẽ chết. Bản chất của nghệ thuật là nghệ
thuật sống: sống bằng cảm xúc thanh thản, tràn đầy thiện cảm.
15. Phân tích và dẫn chứng từ luận điểm: Bản chất của nghệ thuật là những giá trị của xã hội
được đánh giá theo quy luật riêng của tình cảm.
Nghệ thuật không đánh giá theo chuẩn mực của khoa học. Nhận thức thẩm mỹ khác với nhận thức
khoa học. Thẩm mỹ là đánh giá trên góc độ cảm xúc, giá trị thẩm mỹ được tạo ra trên cơ sở của giá trị
xã hội. Do đó, nghệ thuật là những giá trị xã hội được đánh giá theo quy luật riêng của tình cảm. Có
công chúng nghệ thuật thì có tồn tại nghệ thuật, không có công chúng thì nghệ thuật chết. Tác phẩm lOMoAR cPSD| 41487147
không có ai nhớ đến là tác phẩm chết. Lý tính chỉ có đúng và sai. Cũng như Nghệ thuật chỉ có thích
hay không thích. Từ cảm xúc sẽ tạo thành những hành động.
16. Trình bày định nghĩa, đặc trưng và vai trò của hình tượng nghệ thuật?
Nghệ thuật: nghệ thuật là nghề thủ công. Tất cả mọi thứ đầu tiên đều là lao động, lao động bàn tay ->
chế tác công cụ, công năng thẩm mỹ, đem lại khoái cảm cho con người. Công năng là chức năng thẩm
mỹ mà nó đem lại, thủ công mỹ nghệ là chức năng sử dụng. Cội nguồn của nghệ thuật là lao động, tạo
ra giá trị thẩm mỹ là sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật trở thành hoạt động tinh thần -> hình thái ý thức
xã hội, giá trị tinh thần, đời sống văn hóa con người là nghệ thuật: âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thi cả,..
nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực cuộc sống con người, đời sống thực mà con người diễn ra trong
cuộc sống diễn ra trên 3 quan hệ: con người với thiên nhiên, con người với con người, và con người
với chính mình đều được phản ảnh trong nghệ thuật, nội dung của nghệ thuật vô cùng rộng lớn vì đó là
hiện thực cuộc sống con người, cái gì có trong đời sống là có trong nghệ thuật. Lĩnh cực tình yêu: tình
yêu với cuộc sống con người, con người . Nghệ thuật phản ánh mặt sáng mặt tối, phản ánh tình yêu
cuộc sống là mảng sáng, phản ánh mặt tối là sự vạch trần, giúp con người nhận ra dùng ánh sáng lương
tri diệt trừ mảng tối đấy đi. Nghệ thuật là hình thức giãi bày cuộc sống. Tưởng tượng là hư cấu, đưa chi
tiết thật vào trong thực thể qua sự sáng tạo, đặt ra tình tiết biến động không có nhưng có phần thuyết
phục, luôn có sự sáng tạo nhưng phải thuyết phục vì nghệ thuật vượt qua yếu tố phi sự thật nhưng là
thực, không có trong thực thể nhưng dễ dàng chấp nhận trong nghệ thuật: vd đối thoại với người chết
trong vở kịch. Phản ảnh hiện thực cuộc sống vì tình yêu cuộc sống -> mong muốn cuộc sống tốt đẹp
hơn -> tưởng tượng và sáng tạo, nghệ thuật là lĩnh vực biểu hiện tập trung của cái đẹp. Nghệ thuật là sự
sáng tạo chủ quan, tiếp nhận yếu tố khách quan là hiện thực cuộc sống. Cái đẹp trong nghệ thuật khác
với cái đẹp trong quan hệ với tự nhiên.
Hình tượng nghệ thuật: chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng
sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật tạo nên giá trị thẩm mỹ. Có thể
nói hình tượng nghệ thuật là sự kiến tạo nghệ thuật.
Theo nghĩa rộng nói lên phương thức phán ánh mang dấu hiệu đặc trưng của nghệ thuật. Theo
nghĩa hẹp, hình tượng dùng để chỉ nhân vân. Có 2 loại: hình tượng tạo hình và hình tượng biểu hiện.
Đặc trưng: Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh
thần. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả
hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết
biểu hiện cảm tính phong phú. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt
không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá
trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.
Các đặc trưng: tính chất cụ thể, cảm tính; thống nhất giữa khách quan và chủ quan, cái riêng và
cái chung, giữa lí trí và tình cảm; mang tính ước lệ, mang tính đa nghĩa.
Vai trò: Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện
tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ lOMoAR cPSD| 41487147
sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác.