27 CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2024
Trìnhbàynhữngđiềukiệnkinhtế–xãhộicủasựtồntạinềnquânchủphânquyềncátcứởTâyÂuthời kỳphong kiến. Phântíchnhữngđiềukiệnkinhtế-xãhộidẫnđếnsựxuấthiệnchếđộtựtrịcủacácthànhthịvàcơquanđại diệnđẳng cấpở Tây Âu trongthờikỳphong kiến. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740153
CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Áp dụng với hệ luật học chuẩn, 4 tín chỉ, hình thức thi viết, năm 2024
PHẦN NHẬP MÔN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
Câu 1. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật, ý nghĩa, yêu cầu,
phong cách nghiên cứu, học tập LSNNPL.
Câu 2. Cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà nước Phương Đông cổ đại
(Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc).
Câu 3. Nội dung cơ bản của Bộ luật Hammurabi (ở Lưỡng Hà cổ đại), và so sánh nó với Bộ luật Manu (ở ấn Độ cổ đại).
Câu 4. Trình bày khái quát quá trình dân chủ hoá bộ máy nhà nước Aten, tổ chức bộ máy nhà nước Cộng
hoà dân chủ chủ nô Aten và nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước này.
Câu 5. So sánh và chỉ ra nét khác biệt cơ bản giữa nhà nước Xpác và nhà nước Aten (Hy Lạp cổ đại).
Câu 6. Các giai đoạn phát triển cơ bản của Nhà nước và pháp luật phong kiến Tây Âu.
Câu 7. Trình bày những điều kiện kinh tế – xã hội của sự tồn tại nền quân chủ phân quyền cát cứ ở Tây Âu thời kỳ phong kiến.
Câu 8. Phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự xuất hiện chế độ tự trị của các thành thị và
cơ quan đại diện đẳng cấp ở Tây Âu trong thời kỳ phong kiến.
Câu 9. Tính chất của cách mạng tư sản, Hiến pháp bất thành văn, chính thể và khái quát tổ chức bộ máy
nhà nước tư sản Anh thời cận đại.
Câu 10. Tính chất của cách mạng tư sản, Hiến pháp, chính thể và khái quát tổ chức bộ máy nhà nước tư
sản Mỹ thời cận đại.
Câu 11. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật tư sản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Câu 12. Những điểm mới cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến.
PHẦN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Câu 13. Sự hình thành, tổ chức bộ máy và đặc trưng cơ bản của nhà nước Văn lang- Âu lạc.
Câu 14. Đặc điểm cơ bản về nhà nước và pháp luật ở Việt nam thời Bắc thuộc.
Câu 15. Những đặc trưng cơ bản về mô hình tổ chức chính quyền thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần – Hồ
Câu 16. Những đặc trưng cơ bản về mô hình tổ chức chính quyền thời Lê sơ.
Câu 17. Sự thể hiện các quan điểm cơ bản của Nho giáo, tính dân tộc trong Quốc triều hình luật thời Lê.
Câu 18. Nội dung cơ bản của chế định hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, các quy định tố tụng trong
Quốc triều hình luật thời Lê.
Câu 19. Những nội dung cơ bản, ý nghĩa của Quốc triều khám tụng điều lệ.
Câu 20. Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ Pháp thuộc.
Câu 21. Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp đến pháp luật Việt nam thời kỳ Pháp thuộc.
Câu 22. Hiến pháp năm 1946: tính chất, phạm vi điều chỉnh, giá trị kế thừa
Câu 23. Tổ chức quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 1946
Câu 24. Quyền, nghĩa vụ cá nhân trong Hiến pháp năm 1946, giá trị kế thừa.
Câu 25. Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959, 1980, 1992.
Câu 26. Những điểm mới cơ bản về pháp luật từ thời kỳ đổi mới đến nay.
Câu 27. Bình luận về những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013.