3 hình thức pháp luật và liên hệ Việt Nam môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội
3 hình thức pháp luật và liên hệ Việt Nam môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Khái niệm hình thức phát luật: là cách thức mà nhà nước sử dụng để thể hiện ý chí
của mình, là phương thức tồn tại, dạng tồn tại thực tế của pháp luật.
2. Ý nghĩa đối với việc tìm hiểu về hình thức bên ngoài của phát luật
Nắm được khái niệm, có được những hiểu biết cơ bản về hình thức bên
ngoài của pháp luật:
Hình thức bên ngoài của pháp luật là dạng tồn tại thực tế của các quy
phạm pháp luật, là dáng vẻ bên ngoài mà pháp luật thể hiện, hay còn gọi là nguồn của phát luật
Phát luật được hình thành từ ba hình thức chính: tập quán pháp, tiền lệ
pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
Tập quán pháp: là các quy tắc xử sự đã tồn tại trong xã hội dưới dạng
phong tục tập quán, đạo đức, các tín điều tôn giáo nhưng phù hợp với ý
chí của nhà nước nên được nhà nước thừa nhận thành pháp luật.
Tiền lệ pháp: là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi
giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu
để giải quyết các vụ việc khác tương tự. Đó là kết quả từ hoạt động của
cơ quan xét xử và cơ quan nhà nước khác.
Văn bản quy phạm phát luật: là văn bản do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có
thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định.
Trong đó có các quy phạm được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh
quan hệ xã hội theo mục dích của nhà nước
Hiểu rõ được ưu, nhược điểm của từng hình thức bên ngoài của pháp luật: Ưu điểm Nhược điểm
Tập quán pháp Xuất phát từ những thói Do phần lớn tập quán
quen, quy tắc xử sự lâu đời pháp được hình thành
nên gần gũi, dễ dàng được một cách tự phát nên
người dân thực hiện và ghi thiếu cơ sở khoa học nhớ.
Là hình thức pháp luật không thành văn nên
Góp phần khắc phục tình
việc áp dụng có thể sẽ
trạng thiếu pháp luật, không thống nhất
khắc phục các lỗ hổng của pháp luật thành văn.
Hình thành từ lâu đời nên thường mang tính bảo
thủ, khó thay đổi, không
đáp ứng được những đổi mới trong xã hội Tiền lệ pháp
Thời gian hình thành Do cơ quan không có
nhanh, thủ tục đơn giản chức năng xây dựng
Có tính xác định cụ thể
pháp luật tạo ra nên hiệu nên dễ thực hiện, áp
lực pháp luật của chúng dụng không cao
Do phải hình thành từ Không mang tính hệ một tranh chấp cụ thể thống và khái quát, nên nên mang tính thực tiễn
dưới số lượng tiền lệ cao
pháp quá lớn sẽ dẫn đến
Linh hoạt, uyển chuyển, khó khăn trong việc tra thích ứng nhanh chóng
cứu và đưa ra phương án
với các thay đổi xã hội xử sự
Văn bản quy Do nhà nước ban hành Thời gian hình thành dài, phạm pháp nên hiệu lực pháp luật
tốn kém chi phí, sức lực luật cao, có tính khái quát cao do phải trải qua nhiều
Cụ thể hóa ý chí của nhà
quá trình sửa đổi với sự
nước một cách thuận lợi, kết hợp của nhiều tổ
đáp ứng kịp thời nhu cầu chức, cá nhân
điều chỉnh của các quan Do tính khái quát cao hệ xã hội nên để thực hiện trên
Là hình thức thành văn
thực tế thường cần phải
nên có nội dung chặt chễ có những văn bản quy
thống nhất, dễ hiểu, dễ
định chi tiết, hướng dẫn thực hiện thi hành
Dân chủ của cơ quan lập pháp là dân chủ theo số
đông nên có thể lợi ích
của thiểu số sẽ bị bỏ qua
Nắm chắc mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hình thức và
các hình thức đối với pháp luật:
Một quy phạm pháp luật phải chứa đựng quy tắc xử sự chung nhưng việc áp dụng
chúng vào mọi trường hợp trong cuộc sống thì điều đó lại không thể bởi văn bản
pháp luật thường có độ khái quát cao và lạc hậu so với cuộc sống. Đứng trước tình
trạng này thì tập quán pháp, án lệ đã đóng góp, cải thiện, bổ sung cho văn bản
pháp luật để làm hoàn thiện hơn hình thức, cấu trúc pháp luật.
Tập quán tạo ra sự hài hòa giữa thực tế và lí luận, giúp cho pháp luật sẽ
được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng dựa trên tinh thần tự giác, tình nguyện của mỗi người.
Pháp luật cũng có tác động quan trọng trong việc duy trì, phát huy nét đẹp
của những phong tục tập quán đồng thời ngăn chặn những tập quán lạc hậu, cổ hủ.
Trong quá trình xét xử trên Tòa án, tiền lệ pháp đã hỗ trợ văn bản quy phạm
pháp luật tạo nên tính công bằng cho pháp luật, đảm bảo tính cập nhật, hạn
chế tình trạng xét xử sai oan.
Ví dụ về các hình thức của pháp luật:
Tập quán pháp: tập quán ăn tết cổ truyền, giỗ tổ Hùng Vương,..
Theo khoản 2 Điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Họ của cá nhân được
xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu
không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp
chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.”
Khoản 1 Điều 28 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh
ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ,
mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân
tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp
không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường
hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của
dân tộc ít người hơn”.
Tiền lệ pháp: Vụ án Elizabeth Manley: Một ngày, Elizabeth Manley đã tố
cáo với cảnh sát rằng cô đã bị một người đàn ông bạo lực và cướp hết tiền
bạc. Nhưng khi bắt tay vào điều tra, cảnh sát lại phát hiện ra rằng không có
người đàn ông nào ở đây cả, Elizabeth cũng không có ảnh hưởng gì về thân
thể. Vụ án này đã hình thành nên tiền lệ trong phán quyết của tòa án: “Bất kỳ
người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải
điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh hưởng
đến trật tự công cộng.”
Vụ án con ốc sên trong chai bia
Văn bản quy phạm pháp luật:
“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân,
với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo
vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây
dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013).
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng
ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.” (Điều
127 Bộ luật Dân sự 2015). Câu b
Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật được thể hiện dưới hình thức Văn bản quy
phạm pháp luật là chủ yếu, cốt lõi và quan trọng nhất. Ngoài ra, Tập quán
pháp và Tiền lệ pháp là 2 hình thức pháp luật bổ sung bên cạnh hình thức
Văn bản quy phạm pháp luật.
Có thể thấy, các hình thức pháp luật của Việt Nam rất đa dạng. Trước hết, ta xét
sự đa dạng đó trên phương diện của Văn bản quy phạm pháp luật :
ăn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật phổ biến nhất ở Việt
Nam. Nó tồn tại dưới dạng văn bản chứa các quy tắc xử sự chung do
Vchủ thể có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, quy tắc nhất định. Và
được Nhà nước đảm bảo, thực hiện một cách thường xuyên trong đời sống.
Văn bản quy phạm pháp luật có tính rõ ràng, minh bạch và tính quy phạm phổ biến.
Không chỉ vậy, văn bản quy phạm pháp luật mang tính pháp lý cao.
Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 26 loại văn bản chính ( theo điều
4 của bộ Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật ) Hiến pháp
Bộ luật của Quốc hội Luật của Quốc hội
Nghị quyết của Quốc hội
Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Lệnh của Chủ tịch nước.
Nghị quyết của Chủ tịch nước
Nghị định của Chính phủ
Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
VBQPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là cấp huyện)
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
Tuy nhiên, Văn bản quy phạm pháp luật vẫn tồn tại một số hạn chế :
Hầu hết quy định của văn bản quy phạm pháp luật thường mang
tính khái quát nên khó dự kiến được hết các tình huống xảy ra
đột ngột trong thực tế, vì vậy dẫn đến những lỗ hổng, những
khoảng trống trong pháp luật.
Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
thường lâu dài và tốn kém.
Lúc này, Tập quán pháp và Tiền lệ pháp sẽ được sử dụng thay thế Văn
bản quy phạm pháp luật để xử lý những tình huống trên.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ với tổng dân số
khoảng 98.487.118 người (ngày 26/11/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên
Hợp Quốc). Với số lượng các dân tộc phong phú như vậy, phong tục, tập quán
cũng song song trường tồn và có những nét riêng đa dạng, phản ánh bản sắc
dân tộc khá rõ. Có những tập quán đã được áp dụng giải quyết những tranh
chấp trong cộng đồng dân cư. (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/).
Bên cạnh đó, Việt Nam ta có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, các dân tộc Việt
Nam có hệ thống tập quán rất đa dạng, phong phú và nhiều tập quán có tính
hiện đại và văn minh. Cho nên, khi xây dựng và ban hành pháp luật, có những
tập quán được pháp luật thừa nhận, bảo vệ và trở thành Tập quán pháp.
Ví dụ về tập quán pháp : Điều 121 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 “Giao dịch dân
sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân
sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
1. Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
2. Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
T 3. Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập”
iền lệ pháp là là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các
vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác
tương tự. Đó là kết quả từ hoạt động của cơ quan xét xử và cơ quan nhà nước khác.
Tiền lệ pháp thể hiện khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải… nên nó dễ
dàng được xã hội chấp nhận.
Tiền lệ pháp có tính linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Ở Việt Nam, Tiền lệ pháp đã và đang tồn tại dưới các nghị quyết hướng dẫn
xét xử, trao đổi nghiệp vụ tại các buổi tổng kết ngành và thông qua các quyết
định của giám đốc thẩm được tập hợp và phát hành. Do vậy, những vấn đề
vướng mắc sẽ được Hội đồng Thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối cao giải quyết,
định hướng cho các tòa cấp dưới làm theo.