-
Thông tin
-
Quiz
5 Sự kiện chính trị nổi bật ở Đông Nam Á từ 1945 đến 1991 và quá trình vận động địa chính trị ở Đông Nam Á từ 1991 đến nay | Báo cáo địa chính trị thế giới
Khái quát chung về Đông Nam Á. 5 sự kiện nổi bật ở Đông Nam Á từ 1945 - 1991. Quá trình vận động địa chính trị của Đông Nam Á từ năm 1991 - nay. Sự hợp tác liên kết chính trị. Hợp tác liên kết về an ninh, quốc phòng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Địa chính trị thế giới 4 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
5 Sự kiện chính trị nổi bật ở Đông Nam Á từ 1945 đến 1991 và quá trình vận động địa chính trị ở Đông Nam Á từ 1991 đến nay | Báo cáo địa chính trị thế giới
Khái quát chung về Đông Nam Á. 5 sự kiện nổi bật ở Đông Nam Á từ 1945 - 1991. Quá trình vận động địa chính trị của Đông Nam Á từ năm 1991 - nay. Sự hợp tác liên kết chính trị. Hợp tác liên kết về an ninh, quốc phòng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Địa chính trị thế giới 4 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÁO CÁO
MÔN: ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI Đ ề tài
: 5 Sự kiện chính trị nổi bật ở Đông Nam Á từ
1945 đến 1991 và quá trình vận động địa chính trị ở
Đông Nam Á từ 1991 đến nay
Giảng viên hướng dẫn : Ngô Thị Thúy Hiền
Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hiền Đoàn Thị Hồng Ngọc Nguyễn Thị Tú Ngọc Nguyễn Thanh Phong Nguyễn Kim Tuyến Lớp : TTĐC K40-A2 MỤC LỤC
Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2022
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN........................................................................1
I. Khái quát chung về Đông Nam Á....................................................................2
1. Đặc điểm địa lý................................................................................................2
2. Đặc điểm chính trị...........................................................................................2
3. Đặc điểm kinh tế.............................................................................................2
4. Đặc điểm văn hóa - xã hội..............................................................................3 II.
5 sự kiện nổi bật ở Đông Nam Á từ 1945 - 1991..........................................4
1. Sự kiện quân Nhật đầu hàng Đồng minh......................................................4
2. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.......................................................4
3. Chiến thắng Điện Biên Phủ...........................................................................4
4. ASEAN được thành lập..................................................................................5
5. Hiệp ước Bali được ký kết..............................................................................6
III. Quá trình vận động địa chính trị của Đông Nam Á từ năm 1991 - nay....6
1. Sự hợp tác liên kết chính trị...........................................................................6
2. Hợp tác liên kết về an ninh, quốc phòng.....................................................10
a. Diễn đàn ARF.............................................................................................10
b. Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC).........................................................11
c. Hiệp định Thương mại tự do (FTA)............................................................12
3. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế........................................................................13
4. Hợp tác liên kết trên lĩnh vực văn hóa - xã hội và các vấn đề môi trường 16
⇒ Tổng kết quá trình vận động địa chính trị ở Đông Nam Á từ năm 1991 - nay:17
5. Việt Nam trong quá trình hợp tác, liên kết ở Đông Nam Á........................17
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá (Hệ 10) 1 Nguyễn Thu Hiền
Tổng kết quá trình vận động địa 9
chính trị ở Đông Nam Á 1991 - nay.
Liên hệ Việt Nam trong liên kết, hợp tác với Đông Nam Á. 2 Đoàn Thị Hồng Ngọc
Quá trình vận động địa chính trị 9.5
Đông Nam Á 1991 - nay trên phương
diện chính trị và quốc phòng, an ninh.
5 sự kiện nổi bật diễn ra ở Đông Nam Á từ năm 1945 - 1991. Tổng hợp bản Word. 3 Nguyễn Thị Tú Ngọc
Đặc điểm địa lý tự nhiên; đặc điểm 8.5
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. 4 Nguyễn Thanh Phong
5 sự kiện nổi bật diễn ra ở Đông 9.5 Nam Á từ năm 1945 - 1991. Thiết kế PowerPoint 5 Nguyễn Kim Tuyến
Quá trình vận động địa chính trị 9.5
Đông Nam Á 1991 - nay trên phương
diện kinh tế và văn hóa - xã hội.
5 sự kiện nổi bật diễn ra ở Đông Nam Á từ năm 1945 - 1991. 1
5 SỰ KIỆN NỔI BẬT Ở ĐÔNG NAM Á TỪ 1945 - 1991 VÀ QUÁ TRÌNH
VẬN ĐỘNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA ĐÔNG NAM Á TỪ 1991 - NAY I.
Khái quát chung về Đông Nam Á
1. Đặc điểm địa lý
- Đông Nam Á (Đông Nam Á) nằm trong lục địa Đông Nam Á, gồm 11 quốc gia:
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Philippin, Inđônêxia, Brunây,
Singapore, Malaysia, Đông timor, Philippin.
- Diện tích hơn 4,7 triệu km vuông, phía Đông giáp Thái Bình Dương, Đông Nam giáp Australia.
- Tất cả các nước Đông Nam Á đều có đường biên giới giáp biển (trừ Lào) đa số là
đảo và bán đảo, nước lớn nhất là Indonesia với 17.508 đảo lớn nhỏ, diện tích
2.027.087km2 và nhỏ nhất là Singapore với diện tích 648,1 km2
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với các loại khoáng sản, kim loại đen:
than đá, đồng, chì, kẽm, dầu mỏ, khí đốt,…
- Tài nguyên sinh vật đa dạng: hồ tiêu, sa nhân, hồi, quế, trầm hương, đàn hương,…
- ĐNA có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo tạo ra những địa bàn sinh tụ nhỏ,
phong phú. Có hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông ngắn, nhỏ, lớn nhất là Sông Mê Kông.
2. Đặc điểm chính trị
- Việt Nam và Lào là hai nước xã hội chủ nghĩa
- Brunei là chính thể quân chủ
- Thái Lan là quân chủ lập hiến
- Philippines là cộng hòa tổng thống.
- Singapore là một nước cộng hòa
- Myanmar là một nước cộng hòa liên bang
- 10/11 quốc gia Đông Nam Á là thành viên của tổ chức khu vực ASEAN.
3. Đặc điểm kinh tế
- Là một trong những khu vực giàu có nhất thế giới cả về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động 2
- Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
và thủy sản với các sản phẩm chính là lúa, ngô, cao su, điều, cà phê, tôm, cá và cây ăn quả.
- Công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản, thủy hải sản, giày da, dệt may.
- Công nghiệp nặng tập trung vào các lĩnh vực khai thác và đóng tàu. Thương mại
phát triển năng động, những năm gần đây công nghiệp dịch vụ phát triển với một số
dịch vụ du lịch, văn hoá ....
- Đông Nam Á đã thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa, thu hút các khoản đầu tư
lớn. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, cung cấp dịch vụ và xuất khẩu hàng may mặc, linh kiện điện tử.
4. Đặc điểm văn hóa - xã hội
- Đông Nam Á có nhiều dân tộc với nguồn gốc, ngôn ngữ, tôn giáo khác nhau.
- Đông Nam Á là khu vực giàu truyền thống văn hóa lịch sử, trên nền tảng văn minh
nông nghiệp lúa nước mang sắc thái đan xen giữa văn hóa miền núi, đồng bằng và
miền biển, đây là nơi giao thoa của hai nền văn hoá lớn là Ấn Độ, Trung Quốc.
- Tôn giáo và tín ngưỡng ở các nước Đông Nam Á rất đa dạng: Phật giáo và Hồi
giáo, Cơ đốc giáo và các tôn giáo và phong tục bản địa khác.
- Đông Nam Á có hàng trăm ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ các dân tộc, tiếng anh, tiếng pháp,…
+ Indonesia có gần 200 ngôn ngữ của các dân tộc
+ Philippines có khoảng 80 ngôn ngữ cùng tồn tại
- Các loại hình nghệ thuật ở Đông Nam Á rất đặc sắc với nhiều loại hình khác nhau
như Angkor Wat, Angkor Thom, Tháp Chăm, chùa Một Cột, cụm đền Prambanan
trên đảo Java, Indonesia, chùa Vàng ở Myanmar…
- Dân số các nước Đông Nam Á trên 600 triệu người tuy nhiên mật độ không đồng đều
+ Singapore có mật độ dân số cao nhất thế giới (4.647 người / km2)
+ Lào mật độ thấp hơn mức trung bình thế giới (16,5 người / km2)…
+ 85% dân số của khu vực tập trung ở 4 quốc gia đông dân là Indonesia, Việt
Nam, Thái Lan và Philippines. 3 II.
5 sự kiện nổi bật ở Đông Nam Á từ 1945 - 1991
1. Sự kiện quân Nhật đầu hàng Đồng minh
- Năm 1945, quân Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
- Tạo thời cơ cho các nước Đông Nam Á đứng lên giành độc lập, trong đó 3 nước
giành độc lập là Việt Nam, Lào, Indonesia.
- Nhiều nước giành độc lập hoặc giải phóng được phần lớn lãnh thổ nhưng thực dân
Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm
lược và giành độc lập hoàn toàn.
=> Đây là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo của các nước nói riêng và của khu vực nói chung.
2. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công
- 1945: Cách mạng tháng Tám 1945 thành công tại Việt Nam, cùng với các thắng lợi
của các nước khác trong cuộc đấu giành độc lập
- Sự kiện có tầm ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến Việt Nam nói riêng mà cả Đông Nam Á nói chung.
⇒ Cách mạng tháng Tám đã mở ra bước ngoặt lịch sử cho dân tộc Việt Nam, phá tan xiềng
xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của Nhật trong 5 năm, lật nhào
ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
⇒ Cách mạng tháng Tám cũng đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt
Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của độc lập, tự do cho dân tộc, nhân dân lao động lên nắm
chính quyền, làm chủ đất nước, vận mệnh dân tộc. Cách mạng tháng Tám chính là dấu
mốc thay đổi đất nước từ quốc gia Pháp thuộc, “một cổ ba tròng”, trở thành quốc gia độc lập, tự do.
Với Đông Nam Á, cách mạng tháng ⇒
Tám thành công tại Việt Nam góp phần cổ vũ mạnh
mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giải phóng. Đồng thời, cuộc đấu tranh giành và bảo vệ
dân tộc đã thúc đẩy sự phát triển tình đoàn kết, giúp đỡ nhau của các quốc gia khu vực
Đông Nam Á. Từ đó, có các nước trong khu vực thắng lợi, được tuyên bố giành được độc
lập, tự do như Lào (12/10/1945).
3. Chiến thắng Điện Biên Phủ
- 07/5/1954: Là một mốc chói lọi của lịch sử Việt Nam. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực
dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới 4
đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn
⇒ là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới
⇒ Góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp
Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra
một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối
với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới
⇒ Giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập
thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản
cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên
Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
4. ASEAN được thành lập.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập.
- Tạo điều kiện cho các nước trong khu vực có cơ hội giao lưu, hợp tác với nhau trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
⇒ Góp phần tạo nên một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển như ngày
nay. Năm nước tham gia ASEAN: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và
Thái Lan. 1984, Brunei trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
⇒ Tác động tích cực đến quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, đây là điều ai cũng có thể
nhìn thấy, quan hệ giữa hai bên sẽ được cải thiện, phát triển, là cơ sở tạo ra dòng chảy về
con người, hàng hoá, tiền tệ và thông tin
- Tuy nhiên trong giai đoạn thành lập và phát triển, ASEAN và 3 nước Đông Dương
có mối quan hệ đan xen giữa đối đầu và đối thoại
● Thời kỳ 1967-1973 (Đối đầu): Một số nước ASEAN là thành viên của khối SEATO
(Philippines và Thái Lan) là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam,
dẫn đến quan hệ căng thẳng.
● Thời kỳ 1973-1978: Đối thoại. 5
+ Sau hiệp định Pari (1973) Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Malaysia và
Singapore, đến 1976 đặt quan hệ ngoại giao với Thái lan và Philippines.
+ Các bên đã tổ chức nhiều cuộc thăm chính thức lẫn nhau, đặt quan hệ hợp tác
song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực.
● Thời kỳ 1979-1989 (Đối đầu): Do Việt Nam đưa quân sang giúp đỡ nhân dân
Campuchia chống chế độ diệt chủng Pôn Pốt (Vấn đề Campuchia), nên có quan hệ
đối đầu, các quan hệ bị đình trệ.
5. Hiệp ước Bali được ký kết
- Tháng 2/1976, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết (Hiệp ước Bali).
⇒ Đánh dấu bước chuyển mình trong quan hệ ASEAN
- Hiệp ước nêu mục đích, nguyên tắc, cam kết của các quốc gia thành viên duy trì
quan hệ thân thiện, hợp tác và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
⇒ Hiệp định đã đặt nền móng cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia ở
khu vực nhằm thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác giữa nhân dân các
quốc gia tham gia Hiệp ước.
- Cùng với quá trình ASEAN mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN, các Đối tác
của ASEAN đã lần lượt tham gia vào Hiệp ước TAC. Mở ra con đường giao lưu,
hội nhập và quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN. III.
Quá trình vận động địa chính trị của Đông Nam Á từ năm 1991 - nay
1. Sự hợp tác liên kết chính trị
- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại
Bangkok (Thái Lan) với 5 thành viên ban đầu gồm: Indonesia, Thái Lan,
Philippines, Malaysia và Singapore.
+ Mục tiêu của ASEAN: tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá – xã hội giữa các
nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
- Ngày 27/11/1971: ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập
(ZOPFAN) ⇒ quyết tâm trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông
Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất
kỳ hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực 6
- Tháng 2/1976: Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết (Hiệp
ước Bali) đánh dấu bước chuyển mình trong quan hệ ⇒ ASEAN
⇒ Hiệp định đã đặt nền móng cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia ở
khu vực nhằm thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác giữa nhân dân các
quốc gia tham gia Hiệp ước.
⇒ Đánh dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ hòa bình hợp tác của khu vực từ đối đầu sang
đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
- Các nước Đông Nam Á lần lượt tham gia ASEAN:
+ Ngày 18/7/1995: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN
+ Ngày 23/7/1997: Lào và Myanmar gia nhập ASEAN
+ Ngày 30/4/1999 Campuchia gia nhập ASEAN + Đông Timor:
/ Tháng 8/1999: tuyên bố độc lập tách ra từ Indonesia
/ 2002: được công nhận là quốc gia độc lập
/ Là ứng cử viên của ASEAN mở ⇒
ra quy trình hội nhập tất cả các quốc gia
khu vực Đông Nam Á thống nhất hợp tác cùng phát triển.
⇒ ASEAN từ năm nước thành viên sáng lập, đến năm 1999, tất cả các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á đều là thành viên của tổ chức khu vực ASEAN.
- Tháng 3/1996, tại hội nghị cấp cao Á - Âu ASEM (Băng Cốc) và 3/1998 (Luân
Đôn): Các nước Đông Nam Á chủ động tạo lập được sự gắn kết giữa hai lục địa Á – Âu
⇒ Quan hệ Á - Âu trở thành một cạnh của tam giác quan hệ mang tính toàn cầu của
ASEAN: ASEAN+3 với ASEM và APEC làm cho tam giác quan hệ mang tính toàn cầu hoàn thiện hơn.
- Tháng 12/1997: văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 ra đời: + Mục tiêu:
/ Đông Nam Á trở thành nhóm hài hòa dân tộc.
/ Đông Nam Á xây dựng quan hệ đối tác trong phát triển năng động: Hợp tác
kinh tế qua các chiến lược phát triển, phù hợp nội dung, xây dựng một khu
vực kinh tế ổn định, có độ tăng trưởng cao, thực hiện đầy đủ chương trình 7
khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hòa hợp hoạt động thương mại thế giới.
/ Đông Nam Á trở thành cộng đồng các xã hội đùm bọc nhau trên cơ sở mối
liên hệ lịch sử, các di sản văn hóa, gắn bó với nhau bằng bản sắc chung của khu vực.
/ Đông Nam Á hướng ngoại: có quan hệ quốc tế rộng rãi và đóng vai trò
trung tâm trên các diễn đàn quốc tế.
- Năm 1998: tuyên bố Hà Nội được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần
thứ VI họp tại Hà Nội với các điểm chính:
+ Khẳng định sự tồn tại và vai trò của ASEAN trong lịch sử cũng như trong tương lai.
+ Thúc đẩy cải cách kinh tế và tài chính, tăng cường liên kết kinh tế giữa các
nước thành viên, kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, tiếp tục mở rộng
thị trường, kêu gọi đầu tư nước ngoài, thực hiện đúng tiến độ AFTA và các
kế hoạch dự án đã được thông qua.
+ Bảo vệ môi trường, kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm xuyên biên giới
+ Đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức sống nhân
dân, tạo việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, bồi dưỡng nhân lực phù hợp
với yêu cầu mới của công nghiệp hiện đại.
+ Hoan nghênh các nước ngoài khu vực tham gia Hiệp ước Bali
+ Nỗ lực giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình; phát
triển quan hệ lâu dài với các nước lớn, các nước khác, các tổ chức khu vực
và quốc tế; củng cố diễn đàn khu vực (ARF) như một diễn đàn về đối thoại
các vấn đề chính trị an ninh và hợp tác.
- Tháng 4/1997: ASEAN đưa ra sáng kiến thành lập ASEAN+3 nhằm:
+ Cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
+ Đề xuất khả năng soạn thảo Hiến chương ASEAN
- Năm 2000: ASEAN+3 chính thức được thể chế hóa là hội nghị cấp cao hàng năm
giữa các nguyên thủ quốc gia của các nước thành viên, đến nay ASEAN +3 đã có
48 hiệp định trong 17 lĩnh vực được ký kết. 8
- Ngày 7/10/2003: các lãnh đạo ASEAN thảo luận về việc sẽ không thiết lập bất kỳ
một liên minh chính thức nào giống NATO, đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II
(Hiệp ước Bali II) mang tính bước ngoặt ⇒
⇒ Thể hiện ý chí của các nước ASEAN đưa khu vực Đông Nam Á trở thành một cộng
đồng liên kết mạnh, tự cường.
⇒ Hiệp định đặt nền móng cho việc thiết lập một cộng đồng khu vực được hình thành trên
nền tảng của trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (ASC), hợp tác kinh tế (AEC), và
hợp tác xã hội/văn hoá (ASCC)
⇒ nhằm tạo nền hòa bình bền vững, ổn định và phát triển phồn vinh
- Tháng 11/2007: các lãnh đạo ASEAN đã ký thông qua Hiến chương, ra tuyên bố thể
hiện quyết tâm hoàn toàn phê chuẩn để Hiến chương có thể đi vào hiệu lực trong một năm
- Ngày 15/12/2008: Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực.
+ Bản Hiến chương gồm 13 chương, 55 điều sau khi được 10 nước ký thông
qua đã chính thức trao cho ASEAN, một tổ chức liên chính phủ có tư cách pháp lý.
+ ASEAN là một tổ chức hoạt động theo luật lệ và việc đưa ra các quyết định
được dựa trên cơ sở bàn thảo và đồng thuận.
+ Hội nghị cấp cao thường niên của ASEAN sẽ là nơi giải quyết những bất
đồng mà cơ chế đồng thuận không đi đến kết quả
+ ASEAN hoạt động dựa trên một khung pháp lý vững vàng, trở thành một tổ
chức. hoạt động dựa trên các quy tắc pháp lý; các thỏa thuận, quyết định sẽ
được thực hiện nghiêm túc hơn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác ASEAN.
⇒ ASEAN đã xác định mục tiêu phát triển cao hơn trong giai đoạn mới là xây dựng một
cộng đồng ASEAN vững mạnh trên ba trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội vào 2015.
- Cơ chế hợp tác của ASEAN: được củng cố và phát triển
+ Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, các nhà lập pháp ASEAN nhận thức rằng,
sự lớn mạnh của ASEAN gắn liền với sự liên kết giữa các nghị viện, là cơ
quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong ASEAN. 9
+ Những thành công ban đầu của ASEAN ⇒ đẩy nhanh quá trình thiết lập quan
hệ hợp tác liên nghị viện khu vực.
+ Quá trình thành lập Tổ chức Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (AIPO) ⇒ đánh dấu sự nỗ lực của 5 thành viên ban đầu là Indonesia,
Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan, trong đó Indonesia là quốc gia khởi xướng
+ Tiền thân của AIPO là Hội nghị Nghị viện ASEAN (APM) (1975)
+ Bản dự thảo Điều lệ tổ chức liên nghị viện ASEAN đã được trưởng đoàn các
nghị viện thông qua 2/9/1977: thành lập tổ chức ⇒ AIPO
+ 14/9/2006: Tổ chức Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
chính thức đổi tên thành Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA)
+ Đến nay, AIPA có 9 nghị viện thành viên: Campuchia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Bruney.
+ Để mở rộng hợp tác giữa ASEAN với các đối tác ngoài khu vực Đông Nam
Á, tại các kỳ họp thường niên của Đại hội đồng, AIPA tổ chức các phiên họp
đối thoại với nghị viện các nước quan sát viên như Australia, New Zealand,
Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Papua Niu Ghinê, Liên bang
Nga và Nghị viện châu Âu
2. Hợp tác liên kết về an ninh, quốc phòng a. Diễn đàn ARF
- Tháng 7/1993: ASEAN đưa ra sáng kiến thành lập Diễn đàn khu vực (ARF -
ASEAN Regional Forum) tổ chức hàng năm.
+ Đây là diễn đàn đa phương thúc đẩy chính sách ngoại giao phòng ngừa và
xây dựng sự tin cậy giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ ARF cố gắng né tránh bất đồng với những nước lớn mà vẫn giữ được tính
độc lập tự chủ của mình.
+ ARF chia làm 2 giai đoạn: Xây dựng lòng tin (Building of belief) và ngoại
giao phòng ngừa (Preventive Diplomacy)
⇒ là cơ sở để xây dựng cơ chế an
ninh với trục chính ASEAN. 10
- Tháng 7/1994: Hội nghị ARF lần thứ nhất tiến hành tại Bangkok với sự tham gia
của 18 nước, trong đó có 6 nước ASEAN, 3 nước quan sát viên và 7 thành viên đối
thoại là Mỹ, Canada, EU, Nhật, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và hai nước
hiệp thương là Nga và Trung Quốc, sau đó thêm Myanmar, Campuchia và Ấn Độ.
- Ngày 15/12/1995: Hiệp ước Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ -
Southeast Asia Nuclear Weapons Free Zone Treaty) đã được ký kết với mục tiêu
biến Đông Nam Á trở thành vùng không có vũ khí hạt nhân.
- Từ 1994 - 2013, diễn đàn ARF đã có 19 kỳ họp, đây là giai đoạn gặp nhiều khó
khăn, nhưng thể hiện nỗ lực, ý chí chính trị cao của các nước Đông Nam Á trong
hợp tác an ninh, chính trị.
- Từ ARF - 1, các bên đã chấp nhận những mục tiêu, nguyên tắc của Hiệp ước Bali
như là phương châm ứng xử giữa các quốc gia và là phương tiện để xây dựng lòng
tin, ngoại giao phòng ngừa, hợp tác chính trị và an ninh khu vực.
⇒ ARF có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị khu vực và thế giới với mục tiêu tập
hợp những ý nguyện tiến tới xây dựng ở Đông Nam Á và mở rộng ra châu Á - Thái Bình
Dương, một cơ chế an ninh chung có hiệu quả.
⇒ Sự tham gia của các nước lớn vào các thảo luận về vấn đề an ninh khu vực ⇒ trở ngại
đối với ASEAN trên con đường xúc tiến hợp tác an ninh và chính trị
b. Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC)
- Biển Đông với vị trí chiến lược quan trọng là một trong những tuyến đường giao
thông trên biển nhộn nhịp nhất thế giới, con đường huyết mạch vận chuyển dầu,
hàng hóa và trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển dịch về châu Á – Thái Bình Dương
⇒ Đông Nam Á trở thành khu vực quan trọng, diễn ra quá trình tạo ra thế cân bằng mới
trong tương quan lực lượng giữa các thế lực chính trị trong phạm vi khu vực và thế giới.
- Mục đích: giải quyết các vấn đề liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải giữa các nước
trong khu vực ĐNÁ. Giải quyết những tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông liên
quan đến các vùng biển chồng lấn giữa các nước: Việt Nam và Thái Lan với
Malaysia, Việt Nam với Malaysia và vùng biển tranh chấp giwuax các nước
Philippin với Việt Nam, Malaysia, Bruney với Trung Quốc.
- Quá trình hình thành, phát triển: 11
+ Năm 1996: các nước ASEAN đưa ra ý tưởng về Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC)
+ Tháng 7/1999: bản dự thảo quy tắc ứng xử do Philippin đề xuất được thảo
luận sôi nổi, chưa đạt được sự nhất trí của tất cả các nước thành viên bước ⇒
khởi động đầu tiên ⇒ đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài trong khu vực và
tăng cường sự hiểu biết giữa các bên có yêu sách chủ quyền ở biển Đông.
+ Tháng 11/2002: ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các
bên (DOC) tại biển Đông gồm 5 nước 6 bên: Trung Quốc, Đài Loan, Việt
Nam, Philippin, Malaysia, Bruney với nội dung:
/ Cùng nhau khai thác biển, theo đó quy định các nước thành viên ASEAN
muốn tập trận với nước khác trên vùng biển này phải báo trước với các nước liên quan.
/ Giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán hòa bình.
⇒ Đây là cơ sở để tiến đến xây dựng Bộ quy ứng xử biển Đông (COC) ở cấp độ cao hơn,
có sự ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế, quy định hành vi ứng xử của các bên trên biển
Đông nhằm làm giảm tình hình căng thẳng hiện nay về vấn đề này.
+ Ngày 13/7/2012: Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 diễn ra đã không ra
được thông cáo chung do bất đồng quan điểm về việc đề cập tranh chấp ở biển Đông
+ Ngày 20/7/2012: 10 nước ASEAN cùng tuyên bố 6 điểm về biển Đông:
(1) Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông - DOC năm 2002.
(2) Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011.
(3) Sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông.
(4) Tôn trọng hoàn toàn các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó
có Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.
(5) Tất cả các bên tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực.
(6) Giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.
c. Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
- Ngày 18 - 20/11/2012: Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra nhấn mạnh
vai trò của ASEAN trong xử lý các vấn đề trọng tâm của khối liên quan đến hòa 12
bình, an ninh, ổn định và hợp tác khu vực như vấn đề biển Đông và bất ổn ở Myanmar.
+ 2 hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được ký kết, liên quan đến tiêu chuẩn
thú y và cây trồng, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN
+ Hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh
ASEAN (ABAC): các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết tuyên bố về nhân
quyền - một thỏa thuận có thể giúp bảo vệ người dân trong khu vực. Tuyên
bố về nhân quyền của ASEAN bao gồm các lĩnh vực như: quyền công dân,
chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.
- Ngày 24 - 25/4/2013: Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 22 diễn đã đạt được hai thành
công lớn: Đi đến lộ trình ASEAN trở thành một cộng đồng kinh tế với hơn 600 triệu
người vào cuối năm 2015, xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN thành công ⇒ tạo
cơ hội tốt cho sự phát triển thịnh vượng của các nước thành viên ASEAN và làm
giảm khả năng xung đột.
+ Tuy nhiên vấn đề tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Quốc và một số
nước ASEAN không có bước tiến triển
+ Nước Chủ tịch luân phiên ASEAN 2013 cũng tuyên bố, một trong những ưu
tiên của nước này là đạt được sự chấp thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về COC.
⇒ Một ASEAN đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, nếu lòng tin chiến lược đủ mạnh và được coi
trọng đúng mức bởi các nước thành viên trong hiệp hội thì Trung Quốc khó có thể bất chấp
luật pháp quốc tế, căn cứ khoa học, lịch sử để thực hiện các kế hoạch nhằm chiếm biển
Đông, xâm phạm chủ quyền biển đảo các nước láng giềng.
⇒ Trung Quốc cũng không thể chi phối vào những vấn đề nội bộ ASEAN như trong cuộc
họp cấp cao của tổ chức này ở Campuchia năm 2012 và các nước thành viên sẽ không quá
trông đợi vào “chiếc ô an ninh” của các cường quốc trong giải quyết xung đột ở khu vực
3. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế
- Ngày 28/1/1992: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV. Các quốc gia Đông
Nam Á thông qua hai hiệp định về hợp tác kinh tế và chương trình giảm thuế quan. 13
+ Các nước Đông Nam Á thông qua hiệp định khung về hợp tác kinh tế giữa
các nước (AFTA - ASEAN Free Trade Area), thông qua hiệp định về chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT - Common Effective Preferential Tariff)
+ Các hiệp định này quy định các biện pháp và giai đoạn giảm thuế nhập khẩu
đối với từng loại sản phẩm để tiến tới thực hiện Chương trình AFTA trong vòng 10 năm.
⇒ Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của các nước Đông Nam Á. Xây dựng quá trình
liên kết quốc tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư các nước trong khu vực.
- 1997 - 1998: Cuộc khủng hoảng tiền tệ các nước Đông Nam Á
+ Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu
thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các
ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.
Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Thị trường chứng khoán đi
xuống và giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản,
dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998.
+ Các nước Đông Nam Á phải nhanh chóng điều chỉnh, cải cách thể chế tiền tệ
và cơ cấu kinh tế, áp dụng các biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề. Từ
đây các nước ĐNA cũng đã thực hiện điều chỉnh, các cách mạnh mẽ chính
sách, tiếp tục là một khu vực phát triển mạnh mẽ của thế kỷ 21.
- Từ 1993 đến 2008 là khoảng thời gian kế hoạch thực hiện AFTA. Đến hội nghị các
bộ trưởng kinh tế ASEAN tháng 9/1994 ASEAN thống nhất thực hiện mục tiêu AFTA vào năm 2003.
+ Chương trình CEPT giảm thuế quan áp dụng cho 15 nhóm sản phẩm và là
sản phẩm được sản xuất, chế tạo tại các nước ASEAN. Điều này phản ánh sự
cố gắng lớn của các nước Đông Nam Á nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa
các nước thành viên. Đây là chương trình hợp tác kinh tế lớn nhất từ trước đến nay của ASEAN. 14
- Tháng 12/1995, thỏa thuận khung của ASEAN về Hiệp định khung về Thương mại
dịch vụ (AFAS - ASEAN Framework Agreement on Services) được thông qua tại
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Bangkok. Theo AFAS, các quốc gia thành viên
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải, ý tưởng về một thị trường hàng không ASEAN
được Nhóm làm việc vận tải hàng không ASEAN đưa ra trong cuộc họp các quan
chức vận tải cao cấp ASEAN.
+ Ngày 12/1/2010 các nước thành viên ký kết Hiệp định đa phương ASEAN về
tự do hóa hoàn toàn dịch vụ hàng không chở khách. Hiệp định có hiệu lực
vào cuối năm 2015, mở ra cơ hội cho các hãng hàng không trong việc mở
rộng thị trường. Tự do hóa các dòng chảy du lịch, thương mại, đầu tư và dịch
vụ giữa các nước thành viên
- 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
+ Các hiệp định quan trọng và được thực thi tương đối đầy đủ trong quá trình hiện thực hóa AEC là:
/ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)
/ Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS)
/ Hiệp định về Di chuyển thể nhân trong ASEAN
/ Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN
/ Các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về một số lĩnh vực dịch vụ
+ Thực hiện hóa AEC mở ra cho các quốc gia trong khu vực một thị trường
chung rộng lớn với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội
khối, mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực, tạo sức ép, nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,...
- Diễn đàn đối thoại hợp tác châu Á (ACD - ASIA Cooperation Dialog) được thành
lập theo sáng kiến của Thái Lan.
+ Hội nghị được họp tại Thái Lan giữa tháng 6 năm 2002 với sự tham gia của
17 bộ trưởng từ 9 nước thành viên ASEAN (trừ Myanmar) và các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bangladesh, Cata, Baren, 15
Pakistan. Hội nghị tập trung thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác kinh
tế, bảo vệ các nền kinh tế trước ảnh hưởng bất lợi của toàn cầu hóa.
4. Hợp tác liên kết trên lĩnh vực văn hóa - xã hội và các vấn đề môi trường
- 2002: Thỏa thuận về ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới ASEAN được ký như một nỗ
lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á
+ Thỏa thuận nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí
hậu, đây là vấn đề được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên thỏa thuận không
thành công vì những vụ bùng phát khói bụi ở Malaysia năm 2005 - 2006.
- 11/1995 Chính thức thành lập Mạng lưới trường đại học ASEAN (AUN)
+ Hiến chương và hiệp định thành lập Mạng lưới trường đại học ASEAN
(AUN) đã được Ban thư ký ASEAN chính thức thông báo đến các quốc gia
thành viên, được 11 trường đại học ở các quốc gia thành viên tham gia. Hiện
tại tổng số các đại học thành viên của mạng lưới này đạt 30 thành viên thuộc 10 nước
+ Mục tiêu của AUN là tăng cường mạng lưới hợp tác hiện thành giữa các
trường đại học của các thành viên, hỗ trợ chương trình hợp tác giữa các giới
nghiên cứu và cán bộ khoa học ASEAN, truyền bá các công trình nghiên cứu
khoa học và thông tin phục vụ cho mục đích phát triển.
- ASEAN có Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN, Giải thưởng Nhà khoa học và nhà
kỹ thuật xuất sắc ASEAN, học bổng ASEAN do Singapore tài trợ.
- ASEAN có bài ca chính thức và lá cờ riêng. Thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất
và mong muốn thịnh vượng của các quốc gia. - Về thể thao:
+ Định kỳ 2 năm một lần, các nước Đông Nam Á tổ chức chương trình thể
thao SEA Games cho các vận động viên đến từ 11 quốc gia Đông Nam Á thi
đấu. Tháng 5/2022 Đại hội thể thao Đông Nam Á sẽ chính thức khai mạc tại
VIệt Nam. Ngoài ra còn có sự kiện thể thao ASEAN Para Games dành cho
các vận động viên khuyết tật, tổ chức theo mô hình Paralympic Games, dành
cho các vận động viên khuyết tật về thể hình như khả năng vận động, khuyết
tật thị giác, người mất chân tay và những người liệt não. 16
- Trong quá trình hội nhập các quốc gia Đông Nam Á đối mặt với thách thức bị mai
một, xói mòn văn hóa, truyền thống dân tộc. Vấn đề giữ gìn và phát huy truyền
thống dân tộc trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thế giới là một thách thức lớn
đối với các nước Đông Nam Á
⇒ Tổng kết quá trình vận động địa chính trị ở Đông Nam Á từ năm 1991 - nay:
- Sự phát triển của quá trình hợp tác giữa các nước ĐNA đã đạt được những thành
tựu quan trọng, góp phần phát triển KT-XH của mỗi nước trong khu vực
- Tuy nhiên, thế kỷ XXI Đông Nam Á đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn:
+ Khoảng cách giữa các nước trong khu vực còn cao, chênh lệch về trình độ,
cạnh tranh chưa lành mạnh
+ Khác biệt về thể chế chính trị cản trở tiến trình hội nhập; tính pháp lý không
cao, liên kết lỏng lẻo và phương thức hoạt động chưa hiệu quả.
+ Quá trình hợp tác cùng các cường quốc có thể khiến vai trò của trung tâm
ASEAN có thể bị suy giảm, đánh mất bản sắc.
+ Mất cân bằng trong việc lựa chọn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực
⇒ Các nước ASEAN phải củng cố, liên kết hơn nữa mối quan hệ song phương phát triển
mạnh mẽ. Không để các thế lực khác lôi kéo làm mất đoàn kết, kiên quyết giải quyết
những vấn đề liên quan đến các nước thành viên.
5. Việt Nam trong quá trình hợp tác, liên kết ở Đông Nam Á
- Mối quan hệ của Việt Nam mà các nước láng giềng được kết tinh và xây dựng dựa
trên những nét tương đồng về lịch sử, văn hoá.
- Trong quá trình đấu tranh giành giữ nền độc lập dân tộc, các nước trong khu vực
thường xuyên củng cố coi trọng phát triển hòa bình
- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trở thành động lực cho phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc trong khu vực và trên thế giới.
- Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập đoàn
kết, “cởi nút” vấn đề Campuchia.
- Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN : bước ngoặt
quan trọng, phát huy nguồn lực bên ngoài lẫn bên trong, đẩy mạnh hội nhập.
- Việt Nam tích cực hoạt động, tạo dựng lòng tin, ngăn chặn xung đột tạo nên nền an
ninh bền vững Đông Nam Á 17
- Những đóng góp của Việt Nam:
+ Năm 1998, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ
VI trong bối cảnh kinh tế- tài chính khủng hoảng gay gắt.
+ Tích cực đề xuất thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên qua văn kiện
Chương trình hành động Hà Nội và Tuyên bố Hà Nội
⇒ Đưa kinh tế ASEAN hồi phục, góp phần thúc đẩy hợp tác vào những thập niên đầu thế kỉ XXI
- Việt Nam và các nước ASEAN giao lưu thương mại, đầu tư, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ.
- Việt Nam tham gia Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do AFTA, cam kết hợp tác
trong khuôn khổ hợp tác ASEAN 18