Anh/chị hãy phân tích cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực? | Tiểu luận Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất

Là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ lớn  của cơ thể như: lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đi, đứng, lò cò, đá chân,  ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, giữ thăng bằng trên một chân,... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
6 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Anh/chị hãy phân tích cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực? | Tiểu luận Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất

Là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ lớn  của cơ thể như: lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đi, đứng, lò cò, đá chân,  ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, giữ thăng bằng trên một chân,... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

21 11 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
----------------------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Sinh viên:
Lớp: Quản lý công
Mã sinh viên:
Số điện thoại:
Câu hỏi: Anh/chị hãy phân tích cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực?
1. Kỹ năng vận động:
- Là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ
lớn của cơ thể như: lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đi, đứng, lò cò, đá
chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, giữ thăng bằng trên một chân Là tất
cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là
phản xạ.
- Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới sinh ra
được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của
các hành vi bản năng.
- Trong quá trình sống và rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không điều kiện,
có thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều kiện sống, những
phản xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện.
Ví dụ: Khi đặt chuông báo thức vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, vào sáng
hôm sau khi tiếng chuông vang lên, não bộ con người sẽ tự nhận thức được và
ngồi bật dậy và trở thành phản xạ có điều kiện: “Tiếng chuông báo thức đánh
thức con người” -> xây dựng phản xạ.
- Do yêu cầu của mục đích vận động để thích nghi với điều kiện sống các
phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác
ý nghĩa trở thành kỹ năng vận động. Kỹ năng vận động một hình thức
hành động, được hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập
luyện thường xuyên.
- Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một
cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy,... các
kỹ năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều các kỹ năng
vận động.
- Kỹ năng vận dộng được hình thành từ từ và dần dần, theo 3 giai đoạn sau: lan
tỏa, tập trung và tự động hóa.
+) giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não chưa hình thành
được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần thiết cũng tham gia
vào quá trình vận động. Chính vậy động tác sẽ không chính xác hoàn
toàn, nhiều cử động thừa, thiếu tinh tế.
+) Sau một thời gian lặp đi lặp lại, từ giai đoạn lan tỏa sẽ chuyển thành giai
đoạn tập trung. giai đoạn này hưng phấn tập trung những vùng nhất định
trên vỏ não, cần thiết cho vận động. Những động tác thừa dần mất đi, căng
co bóp một tần suất hợp lý, động tác từ đó cũng trở nên nhịp hàng, thoải
mái và chính xác hơn. Kỹ năng vận động được hình thành tương đối ổn định.
+) Tại giai đoạn tự động hóa (kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động được củng
cố đén mức thực hiện tự động, không cần sự chú ý của ý thức. Kỹ năng vận
động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau trong cùng một thời điểm.
2. Những tố chất vận dộng trong sinh hoạt, lao động cũng như trong tập
luyện thể dục thể thao:
- Con người có những lúc phải hoạt động rất nhanh, có lúc cần phải làm việc
lâu dài với một lực tương đối nhỏ, có khi lại phải thực hiện các động tác mang
vác rất nặng, tức là phải thực hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động.
Những mặt khác nhau ấy được gọi là các tố chất vận dộng hoặc tố chất thể lực.
- Trong luận phương pháp giáo dục, tố chất vận động (tố chất thể
lực) là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con
người thường được chia thành năm loại bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức
bền và khéo léo.
- Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể hiện riêng
lẻ, luôn kết hợp hữu với nhau. Đồng thời trong các hoạt động thể lực cụ
thể, bao giờ cũng một hoặc vài tố chất thể lực thể hiện hơn, quyết định
thành tích của toàn bộ hoạt động.
dụ: Cử tạ là sức mạnh, bơi lội là sức bền, điền kinh sức nhanh thể dục
dụng cụ sự khéo léo,...tất cả đều được phát triển thống nhất với kỹ năng vận
động. Sự hình thành kỹ năng vận động luôn phụ thuộc vào mức độ phát triển
của các tố chất vận động. Ngược lại, kỹ năng vận động góp phần làm cho các tố
chất vận động được hoàn thiện từ từ và dần có hiệu quả hơn.
a) Sức mạnh là gì ?
- Là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sức mạnh cơ bắp, nói cách
khác, sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài
hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
- Sức mạnh bắp phụ thuộc vào đặc tính của quá trình thần kinh điều
khiển sự co cơ và vào số lượng các đơn vị chứa trong cơ. Để phát huy được sức
mạnh tối đa, cần phải huy động được số lượng tối đa các đơn vị vận động tham
gia vào hoạt động.
- Cơ sở sinh lý để phát triển sức mạnh là: Cần phải có số lượng lớn cơ tham gia
co một lúc, thả lỏng lực đối kháng và kéo căng các cơ cùng phía (cơ hưởng
ứng), tăng cường sự phối hợp đồng bộ hoạt động của nhóm cơ đối kháng.
b) Sức nhanh (tốc độ) là gì ?
- Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất, là một tổ hợp thuộc
tính chức năng của con người, nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ
động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.
- Trong thể thao sức nhanh có thể hiểu là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động
với thời gian ngắn nhất. Sức nhanh biểu hiện ở 3 hình thái cơ bản: Phản ứng
nhanh, tần số động tác nhanh và thực hiện động tác đơn nhanh.
- Để hình thành tất cả các hình thức sức nhanh, các quá trình hưng phấn và các
phản ứng sinh hóa trong thần kinh và cơ phải xảy ra thật nhanh, các trung tâm
thần kinh phải có tính linh hoạt cao.
- Trong nhiều động tác thể thao tốc độ và sức mạnh liên quan chặt chẽ với nhau.
Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ.
- Cơ sở sinh lý để phát triển tốc độ là: Tăng cường độ linh hoạt và tốc độ lan tỏa
hưng phấn ở trung tâm thần kinh, tăng cường tốc độ co cơ, tăng cường tính
đồng bộ trong hoạt động của các cơ quan khác nhau, tăng tốc độ thả lỏng cơ.
: + Lặp lại nhiều lần với tiếng súng lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu. Ví dụ
Đối với người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt,
sau đó sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó có thể phát triển thêm.
+ VĐV đấu kiếm khi phòng thủ có thể lựa chọn một trong những động
tác có thể sử dụng tuỳ theo động tác tấn công của đối phương.
c) Sức bền là gì ?
- Là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực
duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng
được.
- Nó thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, xảy
ra do hoạt động cơ bắp kéo dài. Sự phát triền sức bền phụ thuộc vào mức độ
hoàn thiện của sự phối hợp giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng,
vào độ bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng.
- Đặc biệt là hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ đảm bảo việc cung cấp oxi cho
cơ thể.
- Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: Mức độ phát triển của tim
mạnh và hô hấp. Đó là trạng thái máu; dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và
khả năng sử dụng chúng; công suất của các quá trình trao đổi năng lượng có và
không có oxi, đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái của các tuyến nội tiết
bên trong cơ thể.
Ví dụ: Khả năng chạy bền của VĐV điền kinh trong cự li ngắn 10km, 20km,...
d) Khéo léo là gì ?
- Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong
điều kiện môi trường thay đổi.
- Cơ sở sinh lý của tố chất này là: Phản xạ phối hợp phức tạp, chính vì thế mức
độ phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung ương, tốc độ
xử lí thông tin và hình thành các hành động.
- Tố chất khéo léo phụ thuộc rất chặt chẽ với mức độ phát triển của các tố chất
khác như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động.
- Tập luyện thể dục thể thao có hệ thống phát triển tất cả các tố chất vận động.
Chúng có nhiều điểm giống nhau về cơ chế phát triển vì vậy khi hoàn thiện một
tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nhất định cũng từ đó mà biến đổi theo.
Ảnh hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi mới bắt đầu luyện tập thường xuyên.
Tuy nhiên, một số bài tập thể lực có thể gây ra ảnh hưởng xấu đối với việc phát
triển một số chất vận động.
Ví dụ: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức bền trong
chạy cự ly.
3. Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trưng:
*Tố chất:
- Các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình thành
kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển các tố chất thể lực.
- Sự vận động trong quá trình giáo dục thể chất, về bản chất là nhằm làm cho cơ
thể thích nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường khả năng thực hiện gắng
sức nhanh, mạnh hoặc lâu dài của cơ thể.
- Sự thích nghi hoạt động cơ bắp làm cho quá trình sinh hóa, hình thái,
chức năng trong cơ thể có thể biến đổi sâu sắc và làm hoàn thiện sự điều khiển
phối hợp các quá trình đó của các cơ quan điều khiển.
- Các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện thể dục thể thao xảy ra hầu
như trong tất cả các cơ quan và tổ chức trong cơ thể.
Ví dụ: Cơ, xương, tim, phổi, các hệ thần kinh,...77 động tác toàn bộ những biến
đổi thích nghi với hoạt động thể lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng và quyết
định đối với sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường xung quanh luôn không
ngừng thay đổi. Những bài tập thể lực không chỉ có tác dụng tốt đối với sức
khỏe mà còn tăng hiệu suất khả năng làm việc của con người. Tập luyện thể lực
có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao giá trị đời sống, nâng cao khả năng thích
nghi của cơ thể với những biến đổi của khí hậu, của môi trường ngày nay và là
yếu tố quyết định đến sự sống của mỗi người.
| 1/6

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC THỂ CHẤT ----------------------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT Sinh viên: Lớp: Quản lý công Mã sinh viên: Số điện thoại:
Câu hỏi: Anh/chị hãy phân tích cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực?
1. Kỹ năng vận động:
- Là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ
lớn của cơ thể như: lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đi, đứng, lò cò, đá
chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, giữ thăng bằng trên một chân… Là tất
cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ.
- Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới sinh ra
được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng.
- Trong quá trình sống và rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không điều kiện,
có thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều kiện sống, những
phản xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện.
Ví dụ: Khi đặt chuông báo thức vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, vào sáng
hôm sau khi tiếng chuông vang lên, não bộ con người sẽ tự nhận thức được và
ngồi bật dậy và trở thành phản xạ có điều kiện: “Tiếng chuông báo thức đánh
thức con người” -> xây dựng phản xạ.
- Do yêu cầu của mục đích vận động và để thích nghi với điều kiện sống các
phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác có
ý nghĩa và trở thành kỹ năng vận động. Kỹ năng vận động là một hình thức
hành động, được hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên.
- Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một
cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy,... là các
kỹ năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều là các kỹ năng vận động.
- Kỹ năng vận dộng được hình thành từ từ và dần dần, theo 3 giai đoạn sau: lan
tỏa, tập trung và tự động hóa.
+) Ở giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình thành
được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần thiết cũng tham gia
vào quá trình vận động. Chính vì vậy mà động tác sẽ không chính xác hoàn
toàn, nhiều cử động thừa, thiếu tinh tế.
+) Sau một thời gian lặp đi lặp lại, từ giai đoạn lan tỏa sẽ chuyển thành giai
đoạn tập trung. Ở giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất định
trên vỏ não, cần thiết cho vận động. Những động tác thừa dần mất đi, cơ căng
và co bóp ở một tần suất hợp lý, động tác từ đó cũng trở nên nhịp hàng, thoải
mái và chính xác hơn. Kỹ năng vận động được hình thành tương đối ổn định.
+) Tại giai đoạn tự động hóa (kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động được củng
cố đén mức thực hiện tự động, không cần sự chú ý của ý thức. Kỹ năng vận
động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau trong cùng một thời điểm.
2. Những tố chất vận dộng trong sinh hoạt, lao động cũng như trong tập
luyện thể dục thể thao:
- Con người có những lúc phải hoạt động rất nhanh, có lúc cần phải làm việc
lâu dài với một lực tương đối nhỏ, có khi lại phải thực hiện các động tác mang
vác rất nặng, tức là phải thực hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động.
Những mặt khác nhau ấy được gọi là các tố chất vận dộng hoặc tố chất thể lực.
- Trong lý luận và phương pháp giáo dục, tố chất vận động (tố chất thể
lực) là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con
người và thường được chia thành năm loại cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo.
- Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể hiện riêng
lẻ, mà luôn kết hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời trong các hoạt động thể lực cụ
thể, bao giờ cũng có một hoặc vài tố chất thể lực thể hiện rõ hơn, quyết định
thành tích của toàn bộ hoạt động.
Ví dụ: Cử tạ là sức mạnh, bơi lội là sức bền, điền kinh là sức nhanh và thể dục
dụng cụ là sự khéo léo,...tất cả đều được phát triển thống nhất với kỹ năng vận
động. Sự hình thành kỹ năng vận động luôn phụ thuộc vào mức độ phát triển
của các tố chất vận động. Ngược lại, kỹ năng vận động góp phần làm cho các tố
chất vận động được hoàn thiện từ từ và dần có hiệu quả hơn.
a) Sức mạnh là gì ?
- Là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sức mạnh cơ bắp, nói cách
khác, sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài
hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
- Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của quá trình thần kinh điều
khiển sự co cơ và vào số lượng các đơn vị chứa trong cơ. Để phát huy được sức
mạnh tối đa, cần phải huy động được số lượng tối đa các đơn vị vận động tham gia vào hoạt động.
- Cơ sở sinh lý để phát triển sức mạnh là: Cần phải có số lượng lớn cơ tham gia
co một lúc, thả lỏng lực đối kháng và kéo căng các cơ cùng phía (cơ hưởng
ứng), tăng cường sự phối hợp đồng bộ hoạt động của nhóm cơ đối kháng.
b) Sức nhanh (tốc độ) là gì ?
- Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất, là một tổ hợp thuộc
tính chức năng của con người, nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ
động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.
- Trong thể thao sức nhanh có thể hiểu là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động
với thời gian ngắn nhất. Sức nhanh biểu hiện ở 3 hình thái cơ bản: Phản ứng
nhanh, tần số động tác nhanh và thực hiện động tác đơn nhanh.
- Để hình thành tất cả các hình thức sức nhanh, các quá trình hưng phấn và các
phản ứng sinh hóa trong thần kinh và cơ phải xảy ra thật nhanh, các trung tâm
thần kinh phải có tính linh hoạt cao.
- Trong nhiều động tác thể thao tốc độ và sức mạnh liên quan chặt chẽ với nhau.
Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ.
- Cơ sở sinh lý để phát triển tốc độ là: Tăng cường độ linh hoạt và tốc độ lan tỏa
hưng phấn ở trung tâm thần kinh, tăng cường tốc độ co cơ, tăng cường tính
đồng bộ trong hoạt động của các cơ quan khác nhau, tăng tốc độ thả lỏng cơ.
Ví dụ: + Lặp lại nhiều lần với tiếng súng lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu.
Đối với người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt,
sau đó sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó có thể phát triển thêm. + VĐV đấu kiế
m khi phòng thủ có thể lựa chọn một trong những động
tác có thể sử dụng tuỳ theo động tác tấn công của đối phương.
c) Sức bền là gì ?
- Là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực
duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
- Nó thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, xảy
ra do hoạt động cơ bắp kéo dài. Sự phát triền sức bền phụ thuộc vào mức độ
hoàn thiện của sự phối hợp giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng,
vào độ bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng.
- Đặc biệt là hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ đảm bảo việc cung cấp oxi cho cơ thể.
- Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: Mức độ phát triển của tim
mạnh và hô hấp. Đó là trạng thái máu; dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và
khả năng sử dụng chúng; công suất của các quá trình trao đổi năng lượng có và
không có oxi, đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái của các tuyến nội tiết bên trong cơ thể.
Ví dụ: Khả năng chạy bền của VĐV điền kinh trong cự li ngắn 10km, 20km,... d) Khéo léo là gì ?
- Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong
điều kiện môi trường thay đổi.
- Cơ sở sinh lý của tố chất này là: Phản xạ phối hợp phức tạp, chính vì thế mức
độ phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung ương, tốc độ
xử lí thông tin và hình thành các hành động.
- Tố chất khéo léo phụ thuộc rất chặt chẽ với mức độ phát triển của các tố chất
khác như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động.
- Tập luyện thể dục thể thao có hệ thống phát triển tất cả các tố chất vận động.
Chúng có nhiều điểm giống nhau về cơ chế phát triển vì vậy khi hoàn thiện một
tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nhất định cũng từ đó mà biến đổi theo.
Ảnh hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi mới bắt đầu luyện tập thường xuyên.
Tuy nhiên, một số bài tập thể lực có thể gây ra ảnh hưởng xấu đối với việc phát
triển một số chất vận động.
Ví dụ: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức bền trong chạy cự ly.
3. Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường: *Tố chất:
- Các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình thành
kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển các tố chất thể lực.
- Sự vận động trong quá trình giáo dục thể chất, về bản chất là nhằm làm cho cơ
thể thích nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường khả năng thực hiện gắng
sức nhanh, mạnh hoặc lâu dài của cơ thể.
- Sự thích nghi hoạt động cơ bắp làm cho quá trình sinh hóa, hình thái,
chức năng trong cơ thể có thể biến đổi sâu sắc và làm hoàn thiện sự điều khiển
phối hợp các quá trình đó của các cơ quan điều khiển.
- Các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện thể dục thể thao xảy ra hầu
như trong tất cả các cơ quan và tổ chức trong cơ thể.
Ví dụ: Cơ, xương, tim, phổi, các hệ thần kinh,...77 động tác toàn bộ những biến
đổi thích nghi với hoạt động thể lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng và quyết
định đối với sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường xung quanh luôn không
ngừng thay đổi. Những bài tập thể lực không chỉ có tác dụng tốt đối với sức
khỏe mà còn tăng hiệu suất khả năng làm việc của con người. Tập luyện thể lực
có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao giá trị đời sống, nâng cao khả năng thích
nghi của cơ thể với những biến đổi của khí hậu, của môi trường ngày nay và là
yếu tố quyết định đến sự sống của mỗi người.