Ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 lên Truyền thông quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 lên Truyền thông quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 lên TTQT (các phương tiện truyền thông mới
ra đời)
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi hình thức, nội dung, cách thức, vai
trò của truyền thông quốc tế ngược lại chính truyền thông quốc tế góp phần như
tác nhân quan trọng, động lực thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhờ tác
động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa thông tin sẽ ngày càng rõ nét
và tác động trở lại tích cực. Có thể nhận thấy quá trình truyền thông trên thế giới được
diễn ra nhanh chóng, phong phú, dễ dàng, đa chiều, đa cấp, đa tầng, liên tục tới các lớp
công chúng toàn cầu. Không chỉ truyền thông quốc gia, truyền thông công/tư,
truyền thông nhân, truyền thông nhóm, truyền thông của các tổ chức truyền
thông đa quốc gia hoạt động nhộn nhịp, tùy theo chức năng, mục tiêu, sự hiện đại của
phương tiện truyền thông mình đã tham gia vào hệ sinh thái truyền thông ngày
càng mang màu sắc, dấu ấn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tóm tắt bức tranh về
ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động truyền thông quốc tế như sau:
1. Báo chí robot.
Để chỉ loại hình báo chí truyền thông sản xuất tin tức, bài vở tdữ liệu đầu tiên
phục vụ mục đích đưa tin thể thao, tài chính để hỗ trợ phóng viên thoát khỏi những
công việc lặp đi lặp lại nhàm chán, giảm chi phí tăng hiệu quả nhờ tạo điều kiện
phóng viên tập trung những việc đòi hỏi phân tích, duy chuyên môn hơn. Hãng AP
có sáng kiến dùng phần mềm Wordsmith để biến các con số, dữ liệu về tài chính thành
bài viết đúng kiểu báo chí, còn tờ Washington Post thì sử dụng công nghệ tự phát triển
Heliograt đưa tin về hoạt động tranh cử và tin thể thao sinh động.
2. Tổ chức quy trình.
Các đơn vị báo chí thời công nghiệp 4.0 đã cải tiến việc theo dõi tin nóng, tập
hợp, xử lý, tổ chức thông tin thông qua sử dụng tag, link, quản comment, tự động
tạo các bản ghi giọng nói. Chính tờ New York Times dùng công cụ Perspective API do
Jigsaw (thuộc Alphabet) phát triển nền tảng để quản comment công chúng thuận
tiện. Hãng Reuters dùng nền tảng chuyên dụng của mình Reuters Connect để nhà
báo có thể xem hiển thị mọi nội dung đa dạng của chính Hãng này, tính cả nội dung từ
các đối tác liên kết trên toàn thế giới theo thời gian thực.
3. Theo dõi tin trên mạng xã hội.
Nhờ các nền tảng công nghệ mới, người ta có thể phân tích các dữ liệu theo thời
gian thực, xác định chính xác các nhân vật có ảnh hưởng lớn và có nhiều tương tác với
độc giả. Ví dụ, Hãng AP đã dùng Newswip theo dõi các xu hướng trên mạng xã hội
tăng các tương tác.
4. Tương tác với độc giả.
Nhờ ứng dụng của Chatbot của Quat Bot người dùng có thể gõ câu hỏi về các sự
kiện thời sự, nhân vật, địa điểm ứng dụng đó sẽ lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất
với người hỏi. BBC thì dùng bot để đưa tin về trưng cầu n ý của EU, còn tờ
Guardian thường dùng bot cho Facebook Messenger.
5. Tự động kiểm chứng thông tin (fact-check).
Các nhà báo thể dùng ứng dụng này để mau chóng kiểm chứng các tuyên bố
hoặc khiếu nại công khai. dụ, Full Fact UK đối tác đã đang phát triển trên
máy kiểm chứng thông tin tự động biết xác định những khiếu nại đã được kiểm chứng;
hoặc có thể phát hiện và kiểm chứng thêm những khiếu nại mới xuất hiện, sử dụng quá
trình ngôn ngữ tự nhiên và các dữ liệu khác đã được sắp xếp theo cấu trúc nhất định.
6. Phân tích cơ sở dữ liệu quy mô lớn.
thể dùng phần mềm quét các dữ liệu tìm kiếm các mẫu giống nhau hoặc
phát hiện được những thay đổi bất thường. Ví dụ, Reuters dùng hệ thống Lynx Insight
có năng lực xử lý những bộ dữ liệu khổng lồ và cung cấp cho các nhà báo các kết quả
cùng các thông tin về bối cảnh kèm theo.
7. Nhận biết hình ảnh.
Nền tảng công nghệ mới thể nhận biết được các khuôn mặt nhân vật, đồ vật,
địa điểm cả xúc cảm của nhân vật trong hình ảnh. Chẳng hạn tờ New York Times
dùng Rekognition API của Amazon để nhận dạng các nghị Quốc hội trong các bức
ảnh. Còn công nghệ nhận dạng hình ảnh Vision API của Google cho phép mọi người
dùng miễn phí.
8. Sản xuất video.
Robot có thể tự động viết nội dung tin, bài dựa vào lượng tin bài đa dạng, khổng
lồ các tin bài có sẵn và sản xuất được các video ngắn kèm lời bình. Các hãng như USA
Today, Bloomberg, NBC hay sử dụng phần mềm Wibbitz để soạn tin bài. Tại Đại học
Stanford, người ta mới nghiên cứu được công cụ biên tập video tự động .
1
1 https://dhtn.ttxvn.org.vn/tintuc/ung-dung-tritue-nhan-tao-trong-bao-chi-cho-doi-hay-hanh-dong-
6572).
| 1/3

Preview text:

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 lên TTQT (các phương tiện truyền thông mới ra đời)
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi hình thức, nội dung, cách thức, vai
trò của truyền thông quốc tế và ngược lại chính truyền thông quốc tế góp phần như là
tác nhân quan trọng, là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhờ tác
động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa thông tin sẽ ngày càng rõ nét
và tác động trở lại tích cực. Có thể nhận thấy quá trình truyền thông trên thế giới được
diễn ra nhanh chóng, phong phú, dễ dàng, đa chiều, đa cấp, đa tầng, liên tục tới các lớp
công chúng toàn cầu. Không chỉ có truyền thông quốc gia, truyền thông công/tư,
truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, mà truyền thông của các tổ chức truyền
thông đa quốc gia hoạt động nhộn nhịp, tùy theo chức năng, mục tiêu, sự hiện đại của
phương tiện truyền thông mà mình có đã tham gia vào hệ sinh thái truyền thông ngày
càng mang màu sắc, dấu ấn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tóm tắt bức tranh về
ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động truyền thông quốc tế như sau: 1. Báo chí robot.
Để chỉ loại hình báo chí truyền thông sản xuất tin tức, bài vở từ dữ liệu đầu tiên
phục vụ mục đích đưa tin thể thao, tài chính để hỗ trợ phóng viên thoát khỏi những
công việc lặp đi lặp lại nhàm chán, giảm chi phí và tăng hiệu quả nhờ tạo điều kiện
phóng viên tập trung những việc đòi hỏi phân tích, tư duy chuyên môn hơn. Hãng AP
có sáng kiến dùng phần mềm Wordsmith để biến các con số, dữ liệu về tài chính thành
bài viết đúng kiểu báo chí, còn tờ Washington Post thì sử dụng công nghệ tự phát triển
Heliograt đưa tin về hoạt động tranh cử và tin thể thao sinh động. 2. Tổ chức quy trình.
Các đơn vị báo chí thời công nghiệp 4.0 đã cải tiến việc theo dõi tin nóng, tập
hợp, xử lý, tổ chức thông tin thông qua sử dụng tag, link, quản lý comment, tự động
tạo các bản ghi giọng nói. Chính tờ New York Times dùng công cụ Perspective API do
Jigsaw (thuộc Alphabet) phát triển nền tảng để quản lý comment công chúng thuận
tiện. Hãng Reuters dùng nền tảng chuyên dụng của mình là Reuters Connect để nhà
báo có thể xem hiển thị mọi nội dung đa dạng của chính Hãng này, tính cả nội dung từ
các đối tác liên kết trên toàn thế giới theo thời gian thực. 3.
Theo dõi tin trên mạng xã hội.
Nhờ các nền tảng công nghệ mới, người ta có thể phân tích các dữ liệu theo thời
gian thực, xác định chính xác các nhân vật có ảnh hưởng lớn và có nhiều tương tác với
độc giả. Ví dụ, Hãng AP đã dùng Newswip theo dõi các xu hướng trên mạng xã hội và tăng các tương tác. 4.
Tương tác với độc giả.
Nhờ ứng dụng của Chatbot của Quat Bot người dùng có thể gõ câu hỏi về các sự
kiện thời sự, nhân vật, địa điểm và ứng dụng đó sẽ lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất
với người hỏi. BBC thì dùng bot để đưa tin về trưng cầu dân ý của EU, còn tờ
Guardian thường dùng bot cho Facebook Messenger. 5.
Tự động kiểm chứng thông tin (fact-check).
Các nhà báo có thể dùng ứng dụng này để mau chóng kiểm chứng các tuyên bố
hoặc khiếu nại công khai. Ví dụ, Full Fact UK và đối tác đã và đang phát triển trên
máy kiểm chứng thông tin tự động biết xác định những khiếu nại đã được kiểm chứng;
hoặc có thể phát hiện và kiểm chứng thêm những khiếu nại mới xuất hiện, sử dụng quá
trình ngôn ngữ tự nhiên và các dữ liệu khác đã được sắp xếp theo cấu trúc nhất định. 6.
Phân tích cơ sở dữ liệu quy mô lớn.
Có thể dùng phần mềm quét các dữ liệu và tìm kiếm các mẫu giống nhau hoặc
phát hiện được những thay đổi bất thường. Ví dụ, Reuters dùng hệ thống Lynx Insight
có năng lực xử lý những bộ dữ liệu khổng lồ và cung cấp cho các nhà báo các kết quả
cùng các thông tin về bối cảnh kèm theo. 7.
Nhận biết hình ảnh.
Nền tảng công nghệ mới có thể nhận biết được các khuôn mặt nhân vật, đồ vật,
địa điểm và cả xúc cảm của nhân vật trong hình ảnh. Chẳng hạn tờ New York Times
dùng Rekognition API của Amazon để nhận dạng các nghị sĩ Quốc hội trong các bức
ảnh. Còn công nghệ nhận dạng hình ảnh Vision API của Google cho phép mọi người dùng miễn phí. 8. Sản xuất video.
Robot có thể tự động viết nội dung tin, bài dựa vào lượng tin bài đa dạng, khổng
lồ các tin bài có sẵn và sản xuất được các video ngắn kèm lời bình. Các hãng như USA
Today, Bloomberg, NBC hay sử dụng phần mềm Wibbitz để soạn tin bài. Tại Đại học
Stanford, người ta mới nghiên cứu được công cụ biên tập video tự động1. 1
https://dhtn.ttxvn.org.vn/tintuc/ung-dung-tritue-nhan-tao-trong-bao-chi-cho-doi-hay-hanh-dong- 6572).