Ảnh hưởng của giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam | Kinh doanh quốc tế

Ảnh hưởng của giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam | Kinh doanh quốc tế với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy trên trái đất, một kỷ nguyên mới cho ngành
năng lượng đã thực sự bắt đầu. Dầu mỏ, cùng với các sản phẩm dầu mỏ-trong đó
xăng dầu trở thành năng lượng không thể thiếu đối với loài người. Thị trường dầu mỏ
thế giới liên tục biến động ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả các sản phẩm dầu mỏ.
Nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăngcác quốc gia trong khi nguồn cung dầu mỏ hạn
đã làm cho thị trường dầu mỏ liên tục căng thẳng trong những năm gần đây.
Một trong những sản phẩm dầu mỏ thiết yếu đối với đời sống là xăng dầu. Xăng
dầu nhiên liệu cần thiết cho tất cả các loại phương tiện hiện đại, giúp con người
thuận tiện trong lưu thông, đi lại. Chúng cũng nhiên liệu dùng cho máy móc trong
sản xuất, gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho hội. vậy, xăng dầu ý nghĩa rất
quan trọng trong đời sống dân sinh, sản xuất và thương mại.
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế không ngừng, nhu cầu sử dụng năng lượng
của con người tăng mạnh. Những tác động của cung-cầu và một số nhân tố khách quan
khác khiến giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng mạnh, kéo giá xăng dầu thế giới tăng
cao. Trong khi đó, cho đến khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng
02/2009, Việt Nam nhập khẩu 100% xăng dầu nên trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến
động giá xăng dầu thế giới. Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2012-2014,
giá cả xăng dầu trong nước luôn trong tình trạng bất ổn và khó dự đoán, gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sản xuất và tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, vấn đề
đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá từ đó rút ra các giải pháp cần
thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, nhóm đã chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của
biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận
môn Kinh tế vĩ mô.
i
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu nhữngt khái quát chung về mặt hàng xăng dầu thị trường xăng
dầu Việt nam để có cái nhìn tổng quan nhất.
Phân tích nghiên cứu biến động của giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường
Việt Nam và đặc biệt đi sâu tìm hiểu những tác động của nó tới nền kinh tế nói riêng và
toàn bộ đời sống hội nói chung trong giai đoạn 2012- 2014. Từ đó chúng ta cái
nhìn tổng quát nhất nhằm đưa ra được những nguyên nhân chính gây nên tình trạng giá
cả tăng giảm thất thường nêu trên.
Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến
động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm điều tiết
giá cả trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là phương pháp phân tích-tổng
hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hoá tài liệu, phương pháp so
sánh… Các số liệu được sử dụng trong khoá luận được thống từ nhiều nguồn tài
liệu: các loại văn bản của Bộ Tài Chính, trang web, các phương tiện thông tin đại
chúng … Ngoài ra những số liệu còn có sẵn tác giả tự tổng hợp thành các bản thống kê,
biểu đồ so sánh, hệ thống nhằm cụ thể hóa nội dung cần phân tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mặt hàng xăng dầuthị trường xăng dầu nội địa; diễn
biến giá cả xăng dầu trên thị trường; các chính sách của nhà nước có liên quan tới quản
lý giá cả xăng dầu.
Phạm vi nghiên cứu: giá xăng dầu thế giới và Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1. Một số vấn đề về xăng dầu và mô hình tổng cung tổng cầu.
ii
Chương 2. Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2012-2014.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời
gian tới.
iii
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................iii
MỤC LỤC.....................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................ix
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về xăng dầu và mô hình tổng cung tổng cầu................1
1.1. Tổng quan về xăng dầu..........................................................................................1
1.1.1. Dầu mỏ............................................................................................................1
1.1.2. Xăng dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ...........................................1
1.2. Vai trò của xăng dầu trong nền kinh tế và xã hội.................................................2
1.3. Mô hình tổng cung tổng cầu phân tích kinh tế vĩ mô...........................................3
CHƯƠNG 2: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2012-2014.......................................................................................................6
2.1. Thị trường dầu thô thế giới....................................................................................6
2.1.1. Diễn biến.........................................................................................................6
2.1.1.1. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2012.....................................................6
2.1.1.2. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2013.....................................................8
2.1.1.3. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2014...................................................10
2.1.2. Nguyên nhân.................................................................................................11
2.2. Thị trường xăng dầu Việt Nam............................................................................11
2.1.1. Diễn biến.......................................................................................................11
2.1.2. chế chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn
2012-2014......................................................................................................................14
2.3. Ảnh hưởng của giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2014...18
2.2.1. Ảnh hưởng tới lạm phát...............................................................................18
2.2.2. Ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước.....................................................25
2.2.3. Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam............................................31
iv
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời
gian tới..........................................................................................................................34
3.1. Sự cần thiết của việc bình ổn giá xăng dầu trong nước.....................................34
3.2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước.................................35
3.2.1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu........35
3.2.2. Sử dụng tiết kiệm xăng dầu hiện đồng thời khai thác những nguồn
năng lượng mới thay thế.............................................................................................36
3.2.2.1. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có.........................................36
3.2.2.2. Bảo đảm đầy đủ nguồn dự trữ xăng dầu trong nước........................36
3.2.2.3. Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế.....................................37
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước..................37
3.2.3.1. Chính sách tài khóa - tiền tệ................................................................38
3.2.3.2. Hoàn thiện chính sách thuế.................................................................38
3.2.3.3. Quản lý tốt chính sách giá...................................................................39
3.2.3.4. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu....................41
3.2.3.5. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.....................41
3.2.4. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước.......43
3.2.4.1. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu................43
3.2.4.2. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh cho thị trường xăng dầu
trong nước....................................................................................................................44
KẾT LUẬN..................................................................................................................46
PHỤ LỤC.....................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.1. Giá dầu thô thế giới năm 2012
Biểu đồ 2.2. Giá dầu thô thế giới năm 2013
Biểu đồ 2.3. Giá dầu thô thế giới năm 2014
Biểu đồ 2.4. Diễn biến giá xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.5. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2012
Biểu đồ 2.6. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2013
Biểu đồ 2.7. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2014
Biểu đồ 2.8. Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.9. Tình hình tổng thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nguồn thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng nguồn thu từ dầu thô trong tổng thu NSNN giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.12. Tình hình xuất khẩu dầu thô Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.13. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Hình 1.1. Thay đổi tổng cung khi giá dầu tăng
Sơ đồ 1.1. Tác động của tăng giá xăng dầu
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI (Consumer Price Index) : Chỉ số giá tiêu dung
GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội
DN : Doanh nghiệp
IEA (International Energy Agency) : Tổ chức năng lượng quốc tế
EU (European Union) : Liên minh Châu Âu
BOG : Quỹ bình ổn giá xăng dầu
ADB (The Asian Development Bank): Ngân hàng Phát triển Châu Á
vii
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Chương 1. Một số vấn đề về xăng dầu và mô hình tổng cung tổng cầu
1.1. Tổng quan về xăng dầu
1.1.1. Dầu mỏ
Năm 1859, dòng chất lỏng màu đen lần đầu tiên được khai thác Hoa Kỳ, từ
chất lỏng kỳ diệu này, người ta đã điều chế ta hàng loạt các sản phẩm phục vụ cho mọi
mặt của đời sống kinh tế hội, đặc biệt trong ngành công nghiệp năng lượng. Chất
lỏng này được gọi là dầu mỏ.
Từ khi dầu mỏ được phát hiện đưa vào khai thác, lần đầu tiên, dầu mỏ đã
được loài người sử dụng làm nhiên liệu chiếu sáng làm thuốc chữa bệnh ngoài da,
dần dần theo sự phát triển của kinh tế kỹ thuật cùng với sự hiểu biết ngày càng đầy đủ
hơn về dầu mỏ dầu thô đã được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất điện, làm nhiên
liệu cho tất cả các phương tiện giao thông vận tải, hơn nữa còn được sử dụng trong
công nghiệp hóa học để sản xuất ra chất dẻo (plastic) sản xuất ra trên 2.000 sản
phẩm thông dụng khác, vì thế mà dầu mỏ dược gọi là “ vàng đen”.
1.1.2. Xăng dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Xăng dầu một trong những sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ. Từ khi được
phát hiện đến nay, xăng dầu vẫn giữ vị trí độc tôn trong các nguồn năng lượng trên thế
giới. Ngày nay, gần như toàn bộ các phương tiện giao thông vận tải, máy móc công
nghiệp đều sử dụng nhiên liệu xăng dầu. Hiện nay rất nhiều loại năng lượng khác
nhau được ứng dụng như điện, gió, hạt nhân,…nhưng chưa loại nào đủ khả năng
thay thế cho xăng dầu.
Trên thị trường hiện nay nhiều loại xăng như A92, A95, A97, A98 được
phân loại dựa trên chỉ số octan (2 số cuối trong tên của từng loại xăng ám chỉ tỷ lệ
octan trong loại xăng đó), chỉ số octan càng cao thì chất lượng xăng càng tốt. Mỗi loại
động cơ thích hợp với một hoặc một số loại xăng nhất định. Xăng được dùng trong các
loại động cơ đốt như xe máy, ô tô, máy phát điện…
Bên cạnh xăng, dầu cũng có nhiều loại như dầu DO (diezen), dầu KO (dầu hỏa)
và FO (dầu mazut hay dầu cạn). Dầu DO dùng chạy các loại động cơ có công suất lớn,
Trang 1
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
tốc độ chậm, các loại máy móc công nghiệp. Dầu KO có độ nhớt ít hơn dầu DO, cháy
sáng tỏa nhiệt hơn, dùng làm chất đốt, làm dung môi cho các ngành công nghiệp.
Dầu FO màu đen, quánh, độ nhớt cao, dùng làm nhiên liệu cho các loại động cơ công
suất lớn, các loại lò công nghiệp…
Ngoài ra còn các loại sản phẩm khác từ dầu mỏ như dầu nhờn dùng để bôi
trơn máy móc, làm sạch, chống ăn mòn kim loại…; khí đốt – một dạng nhiên liệu ở thể
khí dùng rộng rãi trong các gia đình để nấu ăn, sưởi ấm, hàn cắt…
1.2. Vai trò của xăng dầu trong nền kinh tế và xã hội
Tất cả các nền kinh tế đều liên quan đến ng dầu. Từ công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt dân cư,… đều cần đến nhiên liệu xăng dầu và các
chế phẩm khác từ dầu mỏ. Xăng dầu cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dân sinh, an ninh quốc phòng, nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
Các quốc gia trên thế giới đều nhu cầu tiêu thụ xăng dầu rất lớn, lượng tiêu
thụ bình quân đầu người cao thuộc các nước có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do
kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất , vận tải, công nghiệp… càng cần tiêu thụ
nhiều. Hơn nữa, mức sống của người dân cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết
bị hiện đại sử dụng năng lượng hoặc các phương tiện giao thông cho hoạt động đi lại,
du lịch…
thể nói xăng dầu như huyết mạch của nền kinh tế. Khi sự lưu thông huyết
mạch này bị tắc nghẽn hoặc thay đổi bất thường thì chắc chắn các bộ phận khác của
nền kinh tế vì thế mà bất ổn theo. Mỗi quốc gia được đảm bảo an ninh xăng dầu sẽ
một quốc gia có sức mạnh kinh tế.
Ngoài ý nghĩa kinh tế, xăng dầu nói riêng và dầu mỏ nói chung còn mang một ý
nghĩa quốc phòng to lớn . Những xung đột khu vực Trung Đông hay những tranh
chấp ở biển Đông hiện nay giữa các quốc gia đều có nguồn gốc sâu xa dầu mỏ. Đất
nước có nguồn dầu mỏ công nghiệp lọc hóa dầu phát triển sẽvị thế quốc phòng
vững mạnh.
Trang 2
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
1.3. Mô hình tổng cung tổng cầu phân tích kinh tế vĩ mô
Trong bài vềhình tổng cung tổng cầu ta biết rằng khi giá biến đổi thì lượng
sẽ chạy dọc đường cung, các yếu tố khác thay đổi thì làm tổng cung dịch chuyển. Một
trong các yếu tố đó sốc dầu mỏ. Khi giá dầu mỏ tăng sẽ làm đường cung dịch
chuyển sang trái. Điều này làm cho sản lượng của nền kinh tế giảm xuốnggiá tăng
lên (CPI tăng). ngược lại, khi giá dầu mỏ giảm thì đường cung sdịch phải. Điều
này làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên và giá giảm xuống (CPI giảm ).
Hình 1.1. Thay đổi tổng cung khi giá dầu tăng
Sơ đồ 1.1. Tác động của tăng giá xăng dầu
Trang 3
Y
1
Y
0
E
0
AS
0
AS
1
E
1
AD
P
0
P
1
Y
0
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Trang 4
Ban đầu nền kinh tế tại điểm cân bằng: E
0
(p ;y )
0 0
Khi giá xăng dầu của thế giới tăng
Giá dầu trong nước tăng, mà xăng dầu là nguyên liệu đầu vào
đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế
Chi phí sản xuất tăng
Tổng cung giảm Dịch chuyển bên trái AS
1
Trong khi PAD chưa kịp thay đổi Dư cầu Y
0
-Y
2
Tạo sức ép làm cho P: p
0 1
p
Tác động đồng thời
Doanh nghiệp mở rộng sản xuất : Y từ y
2
y
1
AD , từ Y y y
0 1
Kết luận:
Nền kinh tế xác lập trạng thái cân bằng mới: E
1
(p ;y )
1 1
Sản lượng sản phẩm giảm, thất nghiệp tăng, lạm phát tăng
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Tại thị trường yếu tố đầu vào: Xăng được bán làm nguyên liệu cho sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ (vận tải, chạy máy, sản xuất điện).
Tại thị trường hàng hóa và dịch vụ: Xăng được hộ gia đình mua để phục vụ cho
nhu cầu đi lại của họ.
Khi giá xăng giảm thì chi phí đầu vào của DN giảm làm cho lợi nhuận của DN
tăng lên nếu giữ giá cũ. Trong nền kinh tế thị trường vận hành bởi cạnh tranh, một DN
sẽ khơi mào giảm giá để bán được nhiều hàng hơn, các DN khác cũng phải giảm giá
theo. Hộ gia đình được hưởng lợi nhờ mua hàng hóa/dịch vụ rẻ hơn.
Khi giá xăng giảm thì cũng làm giảm chi phí mua xăng của hộ gia đình nhờ vậy
hộ gia đình có nhiều tiền hơn để mua sắm. Kết quả là tiêu dùng tăng kích thích sản xuất
tăng theo. Sản xuất tăng thì DN phải tuyển nhiều lao động hơn nhờ vậy thu nhập của
người dân tăng lên.
Kết luận: khi xăng giảm thì sẽ kích thích nền kinh tế sản xuất ra nhiều giá trị
hơn (GDP tăng)
Ngược lại, khi giá xăng tăng thì chi phí đầu vào của DN cũng tăng khiến cho
DN phải tăng giá bán. Hộ gia đình ít tiền hơn trong khi phải mua hàng với giá cao hơn
nên giảm chi tiêu. Kết quả là nền kinh tế sản xuất ra ít hàng hóa hơn.
Yếu tố tích cực của tăng giá xăng dầu về mặt dài hạn. Xăng dầu một loại
nguyên liệu hóa thạch hữu hạn, khi đốt tạo ra khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Giá
xăng tăng sẽ kích thích DN tìm ra các loại nguyên liệu thay thế rẻ tiền hơn, thay đổi
công nghệ để tiết kiệm nguyên liệu hơn.
Nếu giá xăng giảm trong một thời gian dài thì các máy móc khai thác ng
lượng mặt trời, gió, sóng biển,… sẽ không thể bán được. DN không bán được thì
không đủ tiền để tái nghiên cứu; làm chậm lại sự phát triển của ngành này.
Trong nền kinh tế mở, nếu như một đất nước có tổng thu từ bán dầu mỏ lớn hơn
tổng chi từ mua thì việc tăng giá xăng dầu là có lợi và ngược lại.
Chương 2. Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2012-2014
Trang 5
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
2.1. Thị trường dầu thô thế giới
2.1.1. Diễn biến
2.1.1.1. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2012
Biểu đồ 2.1. Giá dầu thô thế giới năm 2012
(Nguồn: http://www.eia.gov/)
Giá dầu thô thế giới đã nhiều biến động mạnh trong năm 2012, nhất nửa
đầu năm 2012. Giá dầu thô trên thị trường thế giới trong giai đoạn 3 tháng đầu năm chủ
yếu xu hướng tăng giữ mức cao do các quốc gia cung dầu lớn nhất thế giới
đang siết chặt sản lượng, việc Mỹ và EU mạnh tay tiến hành các biện pháp trừng phạt
đối với Iran (do quốc gia này bị cáo buộc đang đẩy mạnh nghiên cứu vũ khí hạt nhân),
đã làm xuất hiện lo ngại nguồn cung dầu thô cho thị trường thế giới bị thiếu hụt,
khuyến khích hoạt động đầu cơ.
Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 6/2012, giá dầu chủ yếu theo xu hướng giảm
mạnh do ảnh hưởng từ việc tăng trưởng yếu kém của Mỹ, Trung Quốc (là những nước
sử dụng dầu thô nhiều nhất thế giới) cũng như việc Ireland, Bồ Đào Nha Tây Ban
Trang 6
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Nha tiếp bước Hy Lạp để nhận gói cứu trợ từ liên minh châu Âu làm dấy lên lo ngại về
đà phục hồi của kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu về dầu thô sụt giảm.
Theo báo cáo hàng tháng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, giá
dầu tại các nước OPEC giảm từ mức trung bình 118,18 USD/thùng trong tháng 4
xuống 108,07 USD/thùng trong tháng 5, mức suy giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2008;
giá dầu WTI giảm từ mức trung bình 103,35 USD/thùng trong tháng 4 xuống 94,45
USD/thùng trong tháng 5 85,04 USD/thùng trong tháng 6; dầu thô Brent giảm từ
119,71 USD/thùng trong tháng 4 xuống 110,27 USD/thùng trong tháng 5 94,17
USD/thùng trong tháng 6.
Bước sang quý III/2012, giá dầu bắt đầu hồi phục và có biến động hẹp trong quý
IV/2012. Giá dầu tăng giá kể từ cuối tháng 6 do nhiều nguyên nhân như việc cấm vận
xuất khẩu dầu thô của Iran bắt đầu hiệu lực từ 1/7, các hoạt động đầu cơ, hạn chế
nguồn cung ở Biển Bắc, sụt giảm trong tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ, hy vọng về gói kích
thích kinh tế từ các ngân hàng trung ương và yếu tố địa chính trị bất ổn ở Trung Đông.
Tất cả những yếu tố trên cùng hy vọng các quan chức Mỹ đạt được thỏa thuận
về ngân sách vào những thời điểm cuối cùng của năm 2012 đã phần nào giúp giá dầu
thô không bị mất giá quá mạnh trong năm 2012. Chốt phiên giao dịch ngày
31/12/2012, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2/2013 đã lên mức 91,82 USD/thùng.
Như vậy, tính toàn bộ năm giao dịch 2012, giá dầu giảm tới 7,1%.
Đây là năm đầu tiên giá dầu kỳ hạn suy giảm kể từ năm 2008, thời điểm các thị
trường hàng hóa chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo
giới phân tích, năm 2012, thị trường năng lượng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh
tế không ràng. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất lên thị trường năng lượng thế
giới vẫn chủ yếu là vấn đề cung cầu.
Trong năm, giá dầu thô giao ngay đã đạt mức đỉnh của năm 2012 109,39
USD/thùng vào ngày 24/2 sau đó giảm xuống mức thấp nhất của năm 77,72
USD/thùng vào hôm 28/6. Còn dầu Brent đạt đỉnh 128,14 USD/thùng hôm 13/3 và sau
đó cũng giảm xuống mức đáy 88,69 USD/thùng vào này 25/6.
Trang 7
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
2.1.1.2. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2013
Kinh tế thế giới vẫn còn khủng hoảng, nhiều nước phát triển tiêu thụ dầu giảm
đi (nhất là các nước châu Âu và Nhật), các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam
Á tuy vẫn tăng trưởng nhưng mức độ thấp hơn các năm trước. Các nước Trung
Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh lượng tiêu thụ tăng nhẹ (1-2%). Tổng lượng tiêu thụ
trong năm 2013 là khoảng gần 90 triệu thùng/ngày.
Tuy vẫn đảm bảo khoảng 40% lượng cung dầu thế giới nhưng vai trò của OPEC
đã phần bị giảm sút so với các năm trước. Mỹ đã thành cường quốc số 1 về sản
lượng dầu khai thác dẫn đến việc giảm nhập khẩu. Một số sự kiện địa chính trị tại Bắc
Phi và Trung Đông làm giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu của một số nước nhưng
không có những hậu quả nghiêm trọng do sự gia tăng khai thác tại Ả rập út và các
nước ngoài OPEC khác như Nga, Brazil,… Tuy một vài giai đoạn ngắn khi nguồn
hàng bị khan hiếm nhưng nhìn chung trong năm 2013 nguồn cung tương đối bảo
đảm,không bị đứt đoạn. Nguyên nhân quan trọng nhất của sự tiến bộ này là do sự phát
triển của công nghiệp đá phiến và dầu cát.
Diễn biến thị trường dầu thô năm qua được đánh giá khá bằng lặng so với 2 năm
trước đây. Mức giá trung bình năm của dầu dated brent - một loại dầu chuẩn trên thế
giới đạt 109,1USD/thùng, thấp hơn 2,4% so với giá trung bình năm 2012 thấp hơn
1,8% so với trung bình giá năm 2011. Nguyên nhân chính khiến giá dầu thô giảm là do
suy thoái kinh tế khiến nhu cầu thế giới giảm sút trong khi nguồn cung dầu tăng, đặc
biệt từ nguồn dầu đá phiến (shale oil) của Mỹ. Mức giá cao nhất mà du Brent đạt đưc
trong năm là 119 USD/thùng (vào ngày 8/2).
Biểu đồ 2.2. Giá dầu thô thế giới năm 2013
Trang 8
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
(Nguồn: http://www.eia.gov/)
Đây là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và thể hiện sự cân bằng
tương đối giữa cung và cầu. Khi một số biến động chính trị (tại Libya hay Iran,…)
giá dầu cũng chỉ tăng hạn chế trong một thời gian ngắn vì vẫn có các nguồn cung khác
đủ bù đắp cho các thiếu hụt tạm thời này.
Vai trò lớn nhất trong việc ổn định giá Mỹ (sản lượng khai thác tăng, nguồn
dự trữ chiến lược dồi dào) và Ả rập Xê út (sẵn sàng nâng sản lượng khai thác). Và cũng
cần nói thêm rằng giá xăng dầu còn chịu ảnh hưởng từ sự đầu cơ (chủ yếumua bán
khống qua các sàn giao dịch). Tuy nhiên, các nhà đầu này hiện vẻ ít quan tâm
hơn tới xăng dầu, một phần cũng do sự siết chặt hơn của hệ thống giám sát pháp
(chủ yếu là tại Mỹ).
2.1.1.3. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2014
Trang 9
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Năm 2014 một năm đầy biến động với thị trường dầu mỏ Thế giới. Nửa đầu
năm 2014 giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ đóng cửa phiên giao dịch 30/6/2014 mức
105,37 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giá 112,36 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ
tại Mỹ đã tăng 2,6% trong tháng 6, tăng 3,7% trong cả quý II tăng 7,1% trong 6
tháng đầu năm 2014. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng 2,7% trong tháng 6, 4,3%
trong quý II và 1,4% trong nửa đầu năm 2014. Giá dầu tăng chủ yếu bởi lo ngại bất ổn
tại Iraq sẽ ảnh hưởng đến cung dầu của thế giới.
Biểu đồ 2.3. Giá dầu thô thế giới năm 2014
(Nguồn: http://www.eia.gov/)
Đà giảm giá dầu thô bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 năm 2014 với mức giá WTI
bình quân tháng 8 là 96,54 USD/thùng, giảm 6,8% so với mức giá bình quân WTI của
tháng 7 năm 2014. Đến tháng 12 năm 2014, giá WTI bình quân của tháng chỉ còn
75,79 USD/ thùng, giảm 28,3% so với tháng 6 với mức giá bình quân 105,79.
Trang 10
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Giá dầu ngọt nhẹ WTI đóng cửa phiên giao dịch 29/12/2014 trên Sàn giao dịch
New York bất ngờ giảm 1,12 USD (tương đương 2%) xuống 53,61 USD/thùng - mức
thấp nhất kể từ tháng 5/2009.
Giá dầu thô trên sàn giao dịch New York giảm 4,2% và là tuần giảm giá thứ năm
liên tiếp.Tính chung từ giữa tháng 6 tới cuối năm 2014, dầu đã giảm hơn 50%. Đây
tốc độ giảm giá nhanh nhất kể từ năm 2008, gần bằng so với hai sốc giảm giá dầu
giai đoạn 1985-1986 và 1990-1991.
2.1.2. Nguyên nhân
Nhu cầu năng lượng quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế. Ngoài ra,
nhu cầu này cũng tăng mạnh trong mùa đông ở bán cầu Bắctrong mùanhững
nước sử dụng phổ biến máy điều hòa nhiệt độ. Trong khi đó, nguồn cung thể chịu
ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết (thời tiết xấu cản trở việc đưa dầu lên các tàu vận
chuyển) bởi tình hình địa chính trị. 4 yếu tố chính khiến giá dầu liên tục giảm
sâu, giảm mạnh.
Thứ nhất, nhu cầu dầu hiện đang mức thấp do hoạt động kinh tế diễn ra với
tốc độ yếu trên phạm vi toàn cầu, cộng thêm hiệu suất gia tăng xu hướng dịch
chuyển từ dầu thô sang các loại nhiên liệu khác.
Thứ hai, bất ổn chính trị ở Iraq và Libya và một số yếu tố chính trị khác.
Thứ ba, Mỹ đã trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù Mỹ không
xuất khẩu dầu thô, nhưng với sản lượng dầu đá phiến trong nước tăng bùng nổ, Mỹ
nhập khẩu ít dầu đi, dẫn tới sự dư thừa nguồn cung cầu trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, Saudi Arabia và các nước đồng minh vùng vịnh đã quyết định sẽ không
hy sinh thị phần của mình để cứu giá dầu.
2.2. Thị trường xăng dầu Việt Nam
2.1.1. Diễn biến
Theo biểu đồ 2.4 ta thấy, giá xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014 có nhiều
biến động trong năm, tuy nhiên xu hướng chung là giảm dần qua các năm.
Biểu đồ 2.4. Diễn biến giá xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Trang 11
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/)
Cụ thể, năm 2012, giá xăng dầu Việt Nam có xu hướng giảm trong những tháng
đầu năm, tăng vào giữa năm và cuối năm lại giảm dần. Đây là năm mở ra một giai đoạn
đầy sóng gió đối với thị trường trong nước. Trong 9 tháng đầu năm 2012, giá dầu thế
giới đã có những biến động mạnh, tăng trong tháng 1, 2 và bắt đầu giảm từ tháng 3 đến
cuối tháng 6 sau đó bắt đầu tăng. Cũng theo xu hướng giá dầu thế giới, giá xăng dầu
trong nước cũng biến động mạnh với rất nhiều đợt tăng/giảm giá với thời gian gần. Vào
ngày 1/8 xăng A92 tăng 900 đồng/lít. Ngày 13/8, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) cho hay, giá xăng dầu trong toàn hệ thống doanh nghiệp sẽ tăng 1.100
đồng/lít so với giá hiện hành. Trong khi đó, giá các mặt hàng dầu tăng 500-800 đồng/lít
hoặc kg. Quyết định tăng giá xăng dầu lần thứ hai trong tháng 8 này được đưa ra gần
một tuần sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động và 13 ngày sau đợt điều
chỉnh gần nhất. Ngày 28/8, giá xăng bán lẻ trong nước được Petrolimex, Saigon
Petro… điều chỉnh tăng thêm 650 đồng/lít, đưa giá xăng A92 lên mức 23.650 đồng/lít,
các loại dầu tăng từ 300 - 450 đồng/lít. Đây lần thứ 3 liên tiếp trong 29 ngày, giá
Trang 12
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
xăng dầu lại tăng. Như vậy, tổng mức tăng của cả 3 lần đối với xăng đã lên tới 3.100
đồng/lít 2.050 đồng/lít đối với dầu diezen. Đặc biệt giá xăng dầu đã được điều
chỉnh tăng lên mức cao nhất trong năm vào ngày 11/9/2012 với giá xăng A92 được bán
với giá 24.545 đồng/lít. Đáng chú ý, thuế nhập khẩu xăng dầu vẫn giữ nguyên. Theo
đó, trừ dầu diezen thuế suất 10%, xăng và các mặt hàng dầu còn lại đều đang chịu
thuế nhập khẩu 12%.
Ngày 11/9, liên bộ Tài chính Công thương đã bác đề xuất xin tăng giá xăng
của các doanh nghiệp. Thay vào đó Bộ sẽ giảm thuế nhập khẩu 2% và đồng loạt xả quỹ
bình ổn từ 500-600 đồng/lít, kg cho cả 4 mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên các doanh
nghiệp vẫn phải tiếp tục trích quỹ bình ổn theo quy định hiện hành với mức 300
đồng/lít, kg. Việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu 3 lần trong tháng 8 đã khiến giá cả
nhiều mặt hàng khác cũng bị điều chỉnh tăng theo, đặc biệt là giá cước vận tải.
Bước sang năm 2013, mặc giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp trong
nhiều thời điểm, nhưng giá bán xăng dầu trong nước đã được giữ ổn định, do kết hợp
hài hòa việc tăng/giảm mức sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu và/hoặc giảm
thuế nhập khẩu và/hoặcgiảm lợi nhuận định mức trong cấu giá sở. Mặt hàng
xăng dầu giảm giá lần lượt vào các thời điểm: ngày 9/4 giảm 500 đồng/lít; ngày 18/4
giảm 410 đồng/lít; ngày 22/8 với 300 đồng/lít; ngày 7/10 giảm 390 đồng/lít, ngày
11/11 với mức 250 đồng/lít, tổng số tiền giảm cho mỗi lít là khoảng 1.850 đồng/lít.
Trong khi đó, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trong các khoảng thời gian:
ngày 28/3 tăng sốc với 1.400 đồng, ngày 14/6 tăng tối đa 420 đồng/lít, ngày 28/6 tăng
360 đồng/lít, ngày 17/7 giá xăng tăng tối đa 460 đồng/lít, ngày 18/12 tăng thêm 580
đồng/lít, tổng số tiền tăng thêm cho mỗi lít là khoảng 3.200 đồng/lít. Giá bán xăng dầu
trong nước thời gian qua đã được điều chỉnh tăng khi mức độ kiềm chế do kết hợp với
việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá yêu cầu doanh nghiệp không tính đủ lợi nhuận định
mức trong cấu giá sở. Khi giá xăng dầu thế giới giảm, Liên Bộ Tài chính-Công
thương đã kịp thời yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá bán xăng dầu trong nước.
Trang 13
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Năm 2014, nếu nhịp điệu tăng/giảm của giá xăng dầu trong năm 2014 như
một bản nhạc, thì những đợt giảm giá vào cuối năm là những nốt nhạc đầy hứng khởi
cho nền kinh tế. Năm 2014, giá xăng dầu trong nước đã thay đổi tổng cộng 17 lần tăng,
giảm trong đó tăng 5 lần và giảm 12 lần, đánh dấu mức thay đổi kỷ lục của mặt hàng
này trong một năm.
Giá xăng tăng mạnh vào những tháng đầu năm, với đỉnh điểm được thiết lập vào
ngày 7/7 khi giá xăng RON 95 lần đầu tiên vượt mốc 26.000 đồng. Giá xăng RON 92
cũng đạt mức 25.640 đồng/lít.
Giá xăng trong nước mức thấp nhất trong lần giảm giá cuối cùng trong năm
vào ngày 22/12/2014 17.880 đồng/ lít, so với giá xăng thời điểm cao nhất trong
tháng 7 là 25.640đ/ lít, giảm 7.760 đồng/ lít tương ứng giảm 29,3%. Giá xăng cuối năm
giảm liên tục theo đà giảm của giá dầu thô thế giới.
2.1.2. chế chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn
2012-2014
Nghị định 84/2009/NĐ-CP
Nghị định 84/2009/NĐ-CP chính thức hiệu lực kể từ ngày 15/12/2009. So
với Nghị định 55 CP và những văn bản pháp quy đã được ban hành trước đây về hoạt
động kinh doanh xăng dầu, Nghị định 84/2009/NĐ-CP một bước chuyển biến rất
tích cực trong việc cụ thể hóa quan điểm điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được phép
công bố giá dựa trên sở giá theo quy định. Cụ thể: Giá sở giá hình thành giá
bản lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng :
Giá cơ sở = Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt * tỷ giá ngoại tệ + chi
phí kinh doanh định mức + Quỹ bình ổn giá cả + Lợi nhuận định mức trước thuế +
VAT + Phí xăng dầu + Các loại thuế, phí các khoản trích nộp khác theo quy định
hiện hành (Giá CIF được tính trên sbình quân giá 30 ngày trên thị trường Platts
Singapo).
Trang 14
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Đây là những tiền đề pháp lý quan trọng để thị trường xăng dầu Việt Nam phản
ánh được xu hướng của giá xăng dầu Thế giới, tiệm cận theo chế thị trường nhưng
sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Tuy nhiên, thị trường xăng dầu thực chất vẫn
chưa vận hành theo cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện vẫn
chưa hoàn toàn có thực quyền về xác định giá bán như các văn bản quy định.
Thực tế, để đảm bảo ổn định mặt bằng giá, tránh những xáo trộn lớn về giá cả
ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng, mặt bằng giá xăng dầu được Nhà nước giữ tương
đối ổn định trong những khoảng thời gian tương đối dài, bất chấp thị trường biến
động lớn.
Nhà nước can thiệp vào giá cả xăng dầu thông qua các công cụ tài chính. Khi
giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá bán xăng dầu trong nước thường không được
điều chỉnh xuống theo,giữ nguyên để tăng phần thu của Nhà nước thông qua tăng
thuế suất thuế nhập khẩu và các khoản thu khác, thậm chí để doanh nghiệp có thể bố trí
trả những khoản được Nhà nước “bù lỗ” trước đó.
Ngược lại, khi giá thị trường thế giới lên cao, giá trong nước lại chỉ được điều
chỉnh lên ít hơn và Nhà nước lại phải cắt giảm các khoản thu, thậm chí còn phải hỗ trợ
tài chính (bù lỗ) thông qua quỹ bình ổn xăng dầu của doanh nghiệp.
Có thể thấy quản lý kinh doanh xăng dầu còn có một số nội dung quy định chưa
phù hợp với thực tiễn đó là: nguyên tắc trích lập, quản lý sử dụng quỹ Bình ổn giá;
không thực hiện thẩm quyền quyết định giá của doanh nghiệp; không ổn định thuế suất
thuế nhập khẩu với từng chủng loại xăng dầu; việc tính giá cơ sở bình quân 30 ngày tạo
ra độ trễ khá lớn so với biến động của giá Thế giới.
Từ những bất cập trên, sau nhiều lần xin ý kiến của các cấp, các ngành, ngày
03/09/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về
kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP hiệu lực kể từ ngày
01/11/2014.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP chính thức được ban hành
Trang 15
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Nghị định mới thay thế đã giải quyết được tương đối triệt để những bất cập của
Nghị định cũ. Nghị định mới cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng,
nếu như trước đây chỉ 3 thành phần tham gia thị trường này đầu mối xuất nhập
khẩu, tổng đại đại xăng dầu thì giờ đây thêm 2 thành phần nữa thương
nhân phân phối và thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
Tư tưởng và nội dung chủ đạo của Nghị định 83/2014/NĐ-CP
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tiếp tục vận hành theo chế thị trường sự
quản của nhà nước, phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật. Bảo đảm thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản
lý nhà nước, hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.
Tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong kinh doanh xăng dầu;
quản chặt chẽ hệ thống phân phối xăng dầu, bảo đảm cung ứng ổn định xăng dầu
trong hệ thống, bảo đảm chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường.
Giá xăng dầu trong nước phản ánh kịp thời diễn biến giá xăng dầu thế giới; tần
suất, biên độ điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tâm
người tiêu dùng.
Khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên
liệu có nguồn gốc hóa thạch, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP tạo điều kiện để thị trường xăng dầu Việt Nam
khả năng tiếp cận thị trường xăng dầu khu vực và thế giới. Hơn nữa, tính minh bạch và
công khai được đẩy mạnh trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu. Nghị định cũng
quy định rõ nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bình ổn giá.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 83/2014/NĐ-CP trong
thực tiễn vẫn gây cho doanh nghiệp kinh doanh một số khó khăn như chưa lường hết
các yếu tố giá xăng dầu thế giới giảm liên tục, nên không có các điều kiện đảm bảo cho
các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu Bộ giao; chưa
chế, công cụ điều tiết phù hợp, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh
kinh doanh nhiên liệu sinh học.
Trang 16
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam được thành lập
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam được thành lập ngày 13/3/2013 với kỳ vọng bảo
vệ quyền lợi chính đáng của hội viên người tiêu dùng. Trong thời gian qua, Hiệp
hội đã tích cực tham gia phản ánh ý kiến của các Hội viên người tiêu dùng tới các
quan quản nhà nước nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh,
minh bạch và hướng thị trường hơn. Đặc biệt, Hiệp hội đã đóng góp nhiều ý kiến trong
việc chuẩn bị cho sự ra đời của Nghị định mới thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP
về kinh doanh xăng dầu; tích cực kiến nghị với các quan nhà nước về vấn đề truy
thu thuế tạm nhập tái xuất năm 2012 cũng như các nội dung trong thông báo số 135 và
308 của Bộ Tài chính.
Ngày 19/09/2014, Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phổ biến
Nghị định 83-CP tới các Hội viên. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Hội viên, ngày
25/09/2014 thường trực Hiệp Hội đã chủ độngvăn bản gửi Liên bộ Công thương –
Tài chính và Ban soạn thảo đề xuất những nội dung của Thông tư Liên bộ để Nghị định
83-CP được triển khai thực hiện đồng bộ, cụ thể và minh bạch.
Ngày 17/10/2014, Hiệp Hội tiếp tục văn bản gửi Liên bộ Công thương – Tài
chính tham gia góp ý dự thảo Thông tư Liên tịch hướng dẫn Nghị định 83-CP, trong đó
tập trung vào các nội dung: Về thuế nhập khẩu xăng dầu, về chi phí kinh doanh định
mức để tính giá cơ sở, về cơ chế sử dụng Quỹ BOG, về hình thức Đại lý xăng du.
Ngày 29/10/2014, Liên bộ Công thương Tài chính ban hành Thông Liên
tịch số 39/2014/TTLT – BCT – BTC “Quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế
hình thành, quản lý, sử dụng quỹ BOG điều hành giá xăng dầu theo quy định tại
Nghị định số 83-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”. Theo
những nội dung của Thông Liên tịch, Liên bộ đã tiếp thu một phần kiến nghị, đề
xuất của thường trực Hiệp Hội.
2.3. Ảnh hưởng của giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2014
2.2.1. Ảnh hưởng tới lạm phát
Trang 17
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Với người
tiêu dùng, lạm phát gần như một loại thuế hình đánh vào họ, những người chịu
hậu quả nặng nề nhất của thứ thuế này những người thu nhập cố định, không
được điều chỉnh theo mức tăng giá như công nhân viên chức hưởng lương cố định theo
ngạch của nhà nước, người nghỉ hưu, sinh viên v.v.
Đối với ngân hàng, lạm phát cũng gây n áp lực tăng lãi suất tiền gửi lãi
suất cho vay, khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh tín dụng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất, lạm phát khiến giá cả đầu vào tăng,
khiến giảm lượng tiêu thụ và áp lực tăng lương từ người lao động. Nói tóm lại, khi giá
cả trung bình của các mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng của tính chất lan tỏa, tác
động toàn diện tới các lĩnh vực của sản xuất, tiêu dùng khác. Ảnh hưởng của lạm phát
sẽ giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập, có ảnh hưởng
tiêu cực tới tăng trưởng. Hơn nữa, khi lạm phát vượt qua ngưỡng nhất định thì sẽ làm
ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Lạm phát được đo bằng 2 chỉ số bản chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer
price index) chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator). Do xăng dầu một trong
những mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa tiêu dùng để tính chỉ số CPI nên sự gia
tăng liên tục của mặt hàng này sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên, tức là đẩy chỉ số lạm phát
lên cao. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế, nên khi giá đầu
vào tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản
phẩm tăng dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng tới sức mua ca xã hội
gây ra áp lực lạm phát, đây chính lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo.
Phản ứng dây chuyền tăng giá sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước 2 sự lựa chọn: nếu
giữ nguyên mức giá cũ thì sẽ dẫn tới thua lỗ hoặc phá sản, hoặc tăng giá nếu muốn giữ
nguyên sản lượng. Nếu nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất sẽ tạo ra cung không đủ so
với cầu và kéo theo tăng giá chung trong nền kinh tế và lạm phát xảy ra. Ngược lại, nếu
nhiều doanh nghiệp cùng tăng giá thì sẽ làm tăng giá diện rộng cũng sẽ làm tăng mức
giá chung trong nền kinh tế.
Trang 18
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan
trọng, thường được sử dụng trong phân tích kinh tế, đánh giá tình hình lạm phát, quan
hệ cung cầu, sức mua của dân cư. CPI không phản ánh mức giá mà phản ánh xu hướng
và mức độ biến động giá theo thời gian của các mặt hàng trong "rổ" hàng hóa dịch
vụ đại diện.
“Rổ” hàng hóa, dịch vụ đại diện để tính chỉ số giá tiêu dùng danh mục gồm
các loại hàng hóa dịch vụ phổ biến, đại diện cho sự tiêu dùng của dân cư. Theo
thông lệ quốc tế, cứ 4-5 năm/lần sẽ sự điều chỉnh cập nhật mới về mặt hàng trong
giỏ hàng hóa tính CPI. Hiện nay, tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hóa thời kỳ
2009 – 2014 tại nước ta gồm572 mặt hàng và được chia thành 11 nhóm hàng khác
nhau.
Để tính CPI, Tổng cục Thống phải xác định danh mục các loại hàng hoá
dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân thu thập giá hàng tháng của chúng. Do
mức tiêu dùng mỗi loại hàng hoá, dịch vụ không giống nhau nên CPI được tính (theo
công thức Laspeyres) bằng phương pháp bình quân gia quyền giữa biến động giá của
mỗi nhóm hàng hoá, dịch vụ trong danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện với quyền số
tỷ trọng mức tiêu dùng tương ứng của chúng trong tổng mức chi tiêu dùng cho đời
sống hàng ngày của người dân. Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng được tính theo 5 gốc so
sánh: năm gốc 2009, cùng kỳ năm trước, tháng 12 năm trước, kỳ trước, chỉ số giá
bình quân cùng kỳ. Thời gian lấy giá tính CPI theo quy định của Tổng cục Thống kê
từ ngày 15 tháng này đến ngày 15 tháng kế tiếp.
Xăng dầu thuộc nhóm hàng hóa “Nhà ở, điện, nước, chất đốt vật liệu xây
dựng” và là một trong 572 mặt hàng được quy định để tính CPI. Hiện xăng dầu là hàng
hóa quyền số chiếm tỷ trọng 10,01% trong rổ CPI (theo Bảng Quyền số dùng tính
chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009 – 2014 của toàn quốc). Vì thế, sự thay đổi về giá của
mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định trong giá cả của các mặt hàng khác,
thể hiện qua sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng.
Trang 19
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Xét về mặt thuyết, khi giá xăng dầu biến động thì mức độ tác động trực tiếp
đến CPI không quá lớn. Tuy nhiên, xăng dầu là yếu tố phản ánh chi phí đầu vào của
rất nhiều sản phẩm khác trong “rổhàng hóa tính CPI, bởi vậy, từ trước đến nay, việc
điều chỉnh giá xăng dầu luôn được coi yếu tố sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng,
đặc biệt là theo chiều hướng tăng.
Biểu đồ 2.5. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2012
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/; Tổng cục thống kê)
Năm 2012 vừa qua, giá xăng đã thay đổi tổng cộng 12 lần, trong đó có 6 lần
tăng và 6 lần giảm. Tổng mức xăng tăng giá là 6.050 đồng/lít, trong khi chỉ giảm được
3.700 đồng/lít. Như vậy, tính tổng lại cả năm, giá xăng tăng 2.350 đồng/lít. Số lần giảm
chủ yếu tập trung vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 - đây cũng là thời điểm mà lạm phát
cả nước xuống thấp nhất trong năm 2012. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2012, lạm
phát đã ở mức âm (với mức tăng CPI lần lượt là -0,26% và -0,29% so với tháng trước).
Qua đó, lạm phát so với cùng kỳ cũng đã giảm nhanh từ 17,27% vào tháng 1/2012
xuống mức 5,04% trong tháng 8/2012 Sự sụt giảm giá xăng dầu thế giới đã gây tác
dộng trực tiếp đến nhóm hàng “giao thông” trong rổ hàng hóa CPI với mức giảm lần
Trang 20
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
lượt trong 2 tháng 6 và 7 là -1,64% vả -2,71%). Tương tự nhóm hàng giao thông, nhóm
hàng “nhà vật liệu xây dựng" chiếm tỷ trọng cao trong CPI cũng tới 4 tháng
liên tiếp giảm giá (từ tháng 4 tới tháng 7) với mức giảm từ -0,44% đến -1,21%
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu của
Chính phủ, khi nhóm hàng dầu thônăng lượng trên thế giới tăng mạnh trở lại, mức
giá được điều chỉnh tăng dồn dập 4 lần, việc tăng làm cho nhóm hàng giao thông đã
tăng giá liên tiếp trở lại, với mức tăng cao nhất được ghi nhận vào tháng 9 (3,83%),còn
nhóm hàng “nhà vật liệu xây dựng" cũng tăng mạnh (trong đó tháng 9 tăng tới
2,2%), đã đẩy tỷ lệ đóng góp của nhóm hàng này lên cao (tính đến hết tháng 12/2012,
nhóm hàng này đã đóng góp 13,49% vào mức tăng CPI chung. Song khi bước sang
tháng 10, 11, giá dầu năng lượng thế giới xu hướng giảm nhẹ, Do vậy, giá mặt
hàng xăng dầu trong nước cũng đã được điều chỉnh giảm cũng tốc độ tăng giá của
nhóm hàng giao thông đã hạ nhiệt theo (với mức tăng lần lượt 0,61% 0,03%).
Điều này đã góp phần làm giảm áp lực tăng giá lên nhóm hàng giao thông trong những
tháng cuối năm. mức tăng CPI trong 3 tháng 10, 11 và 12 lần lượt là 0,85%, 0,47% và
0,27% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2012, lạm phát tăng 6,81% so với
tháng 12/2011, thấp hơn so với mức tăng của năm 2011 (18,13%) năm 2010
(11,75%). Như vậy là lạm phát năm 2012 đã dừng ở mức dưới 7%. (Biểu đồ 2.5).
Biểu đồ 2.6. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2013
Trang 21
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/; Tổng cục thống kê)
Trong năm 2013 giá xăng điều chỉnh 11 lần với 5 lần tăng 6 lần giảm. Theo
thống của Tạp chí thị trường giá cthì trong 3 tháng đầu năm 2013: sau đợt điều
chỉnh giá xăng dầu tăng 25.050 đồng/lít với xăng Ron 95 xăng Ron 92 24.550
đồng/lít đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng lên 2,4%. Tháng 4 năm 2013, giá xăng
dầu giảm 4,77% - 4,87% góp phần làm chỉ số CPI giảm xuống còn 2,34%. Như vậy
trong 6 tháng đầu năm 2013, đã có 3 lần điều chỉnh giá xăng dầu với 2 lần tăng và 1 lần
giảm, sự điều chỉnh này đã làm thay đổi CPI 6 tháng đầu năm 2013 tăng 2,86% so với
cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đợt điều chỉnh tăng giá ngày 17/7 đẩy giá xăng lên cao
nhất trong lịch sử, với xăng Ron92 24.570 đồng/lít xăng Ron95 hơn 25.000
đồng/lít. Việc tăng giá này đã đẩy chỉ số CPI tháng 8/2013 lên 3,49% tăng 0,83% so
với tháng trước. Cuối năm 2013, giá xăng đã giảm 1,44% so với tháng 7/2013,chỉ
số CPI tháng 12/2013 chỉ tăng 0,51% so với tháng trước. Như vậy, cộng dồn các tháng
qua thì CPI cả nước năm 2013 chỉ tăng 6,04% so với năm 2012. Mặc dù có 6 đợt giảm
nhưng tính chung cả năm, giá xăng dầu vẫn tăng mạnh 2,18%. Giá xăng dầu sau nhiều
Trang 22
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
đợt điều chỉnh tăng và giảm nhưng cả năm vẫn tăng mạnh 2,18%, góp vào CPI chung
cả nước mức tăng 0,08%. (Biểu đồ 2.6).
Trong năm 2014, giá xăng dầu đã điều chỉnh 17 lần trong đó có 5 lần tăng giá và
12 lần giảm giá. Tháng 3/2014, chỉ số CPI giảm 0,44% so với tháng 2 và tăng 4,39% so
với cùng kỳ tháng 3/201. Nguyên nhân của việc giảm này do sự giảm giá của 4
mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa, trong đó mặt hàng giao thông giảm 0,03% do
sự giảm giá của xăng dầu. Với mức giảm này, CPI so với đầu năm đã thu hẹp biên độ
tăng xuống còn 0,8%. Điển hình của việc tăng giá được thiết lập vào ngày 7/7 khi giá
xăng RON 95 lần đầu tiên vượt mốc 26.000 đồng với giá bán tại vùng 2 lên tới 26.660
đồng/lít. Giá xăng RON 92vùng 1 cũng đạt mức 25.640 đồng/lít. Mức giá này được
nhiều báo cho rằng xăng dầu ở Việt Nam đang cao hơn một số nước, thậm chí cao hơn
ở Mỹ vài nghìn đồng/lít. “Tát nước theo mưa”, hàng loạt mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ
vận tải bị đẩy giá lên cao, viện lý do xăng, dầu tăng giá. Tuy nhiên, ngày 28/7 giá xăng
đã được điều chỉnh giảm 300đồng/lít. việc điều chỉnh giá này đã đẩy chỉ số CPI
tháng 7/2014 tăng 0,23%, mức tăng không cao. Đến tháng 8/2014, với 3 lần giảm giá
xăng với tổng mức giảm 1564đồng/lít khiến chỉ số giá giao thông giảm 0,02%, thì
CPI của tháng 8 tăng 0,22% so với tháng trước tăng 4,31% so với cùng tháng năm
trước. Như vậy, sau 8 tháng, CPI cả nước mới chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong vòng 5
năm qua. Mức tăng CPI tháng này chỉ tương đương mức tăng của tháng trước đã gây
bất ngờ đối với không ít người bởi trong tháng 8 của ba năm gần đây, CPI luôn tăng
mức cao, thậm chí gần 1% so với tháng trước.
Theo báo cáo do Tổng cục Thống công bố ngày 24/12, chỉ số CPI của Việt
Nam trong tháng 12 giảm 0,24% so với tháng 11, ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp
(tháng 11 giảm 0,27%). Đây lần thứ ba trong năm nay CPI đứng ở mức âm, với lần
đầu vào tháng 3 khi CPI giảm 0,44%, một lần vào ngay tháng trước khi CPI giảm
0,27%. So với tháng 12 năm trước, chỉ số CPI chỉ tăng 1,84%. Tính bình quân cả năm
2014, chỉ số CPI tăng 4,09% so với năm 2013. Đây mức tăng thấp nhất kể từ năm
2004. (Biểu đồ 2.7).
Trang 23
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Biểu đồ 2.7. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2014
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/; Tổng cục thống kê)
Nguyên nhân là do hai tháng cuối năm 2014, giá xăng dầu đã giảm mạnh. Trong
tháng 12, nhóm giao thông giảm giá mạnh nhất với mức 3,09% khi giá xăng dầu có 2
đợt điều chỉnh giảm trong tháng này, đặc biệt là đợt giảm kỷ lục hơn 2.000 đồng/lít vào
ngày 22/12. Tổng cộng 12 lần giảm giá từ đầu năm tới nay, xăng mức giảm mạnh
nhất với 7.750 đồng/lít. Từ đó, chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất sẽ giảm do
vậy sẽ kéo theo sự giảm giá của nhiều ngành. Với mức 4,09%, con số CPI của năm
2014 thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7% Chính phủ đặt ra hồi đầu năm cũng
thấp hơn so với mục tiêu 5% mà Chính phủ đã điều chỉnh hồi giữa năm. Con số này sát
với mức dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Trong báo cáo Triển vọng
Phát triển Châu Á bổ sung công bố trước đó trong tháng 12, ADB đã điều chỉnh giảm
dự báo lạm phát của Việt Nam năm nay từ 4,5% xuống 4,2%.
Biểu đồ 2.8. Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Trang 24
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
(Nguồn: Tổng Cục thống kê)
Nhìn vào biểu đồ 2.8, ta thấy tình hình lạm phát của Việt Nam xu hướng
giảm dần trong 3 năm trở lại đây (từ 2012-2014). Tỷ lệ lạm phát giảm tín hiệu tốt,
tuy nhiên trong khi giá dầu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm, như vậy nếu giá xăng
dầu thế giới tiếp tục xuống thì giá các mặt hàng trong nước sẽ giảm. Nếu tiếp tục giảm,
nguy cơ giảm phát của chúng ta là hiện hữu.
2.2.2. Ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước
Theo biểu đồ 2.8 ta thấy, tổng thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012, tổng thu ngân sách đạt 765.590 tỷ
đồng, tăng 13,5% so với năm 2011, bằng 88,9% dự toán năm. Trong đó, thu từ dầu t
113 nghìn tỷ đồng, bằng 129,9% dự toán năm. Năm 2013, tổng thu ngân sách tăng
3,29% so với năm 2012, đạt mức 790.800 tỷ đồng, bằng 96,9% dự toán năm, trong đó
thu từ dầu thô 115 nghìn tỷ đồng, bằng 116,2%. Đến năm 2014, tổng thu ngân sách
tăng nhẹ so với năm trước đó, chỉ đạt 814.100 tỷ đồng, , bằng 104% dự toán năm, thu
từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, bằng 115,2%.
Trang 25
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Biểu đồ 2.9. Tình hình tổng thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nguồn thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Nguồn thu ngân sách nhà nước phân theo lĩnh vực gồm thu nội địa, thu từ
dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu viện trợ không hoàn lại. Trong
đó, thu nội địa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu và có xu hướng tăng
đều qua các năm, từ 61,05% trong năm 2012 tăng lên 67,02% trong năm 2013, năm
Trang 26
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
2014 chiếm 67,73%. Ngược lại, thu từ viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng nguồn thu ngân sách, lần lượt cho các năm 2012, 2013, 2014 3,95%,
0,63%, 0,53%. Nếu như tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu có xu hướng
tăng qua các năm thì tỷ trọng thu từ dầu thô trong tổng thu ngân sách Việt Nam lại
xu hướng giảm dần. Thu từ dầu thô trong năm 2012 chiếm tới 18,3% thì năm 2013
giảm xuống chỉ còn chiếm 14,54%. Năm 2014 tiếp tục giảm còn 12,05% tổng thu ngân
sách (biểu đồ 2.10).
Có thể thấy, vai trò của khai thác và xuất khẩu dầu thô đối với nền kinh tế giảm
xuống, kéo theo tỷ trọng thu NSNN từ dầu thô cũng có xu hướng giảm rõ rệt với tốc độ
giảm chậm hơn, song khai thác xuất khẩu dầu thô nói chung, thu NSNN từ dầu
thô nói riêng, vẫn đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí cứu cánh trong một số giai
đoạn phát triển của đất nước. Chính vậy, khi giá dầu thô biến động sẽ ảnh hưởng
không nhỏ tới nguồn thu ngân sách nhà nước.
Nhìn vào biểu đồ 2.11 ta thấy tỷ trọng đóng góp nguồn thu từ dầu thô trong tổng
thu ngân sách của Việt Nam xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2014. Cụ thể,
trong năm 2012, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 765.590 tỷ đồng, tăng 13,5% so với
năm 2011. Trong đó thu từ dầu thô đạt 140.107 tỷ đồng, chiếm 18,3% tổng thu ngân
sách Việt Nam, tăng 2,17% so với năm 2011. Trong năm 2012, giá dầu thế giới có xu
hướng giảm nhưng không nhiều, giá dầu tăng trong những tháng đầu năm, giảm trong
khoảng giữa nămcó dấu hiệu phục hồi vào cuối năm. Vì vậy, mặc dù tổng thu ngân
sách chỉ đạt 89,9% dự toán năm, nhưng nguồn thu từ dầu thô lại vượt dự toán, bằng
129,9%. Sang năm 2013, thu từ dầu thô giảm 17,92% so với năm 2012, chỉ đạt 115.000
tỷ đồng. Mức thu từ dầu thô này chỉ đóng góp 14,54% vào tổng thu ngân sách nhà
nước trong năm 2013. Thu từ dầu thô giảm trong năm 2013 ảnh hưởng đến tốc độ tăng
tổng thu ngân sách nhà nước, do đó tổng thu ngân sách trong năm chỉ tăng 3,29%, đạt
mức 790.800 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2013, nền kinh tế thế giới vẫn còn
trong tình trạng suy thoái khiến, đồng thời nguồn cung dầu tăng, đặc biệt dầu đá phiến
của Mđã làm giá dầu thế giới giảm, từ đó ảnh hưởng đến thu ngân sách Việt Nam.
Trang 27
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Đến năm 2014, mức thu từ dầu thô tiếp tục giảm còn 98.100 tỷ đồng, giảm 14,7% so
với năm trước. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường
thế giới giảm sâu vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá
dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng đầu nhân cũng như cải thiện cán cân thanh
toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm
sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi khó khăn đan xen. Tổng
thu ngân sách trong năm này xu hướng tăng nhẹ, đạt mức 814.100 tỷ đồng. Tuy
nhiên, nguồn thu từ dầu thô giảm làm tỷ trọng đóng góp nguồn thu từ dầu thô trong
tổng thu ngân sách nhà nước trong năm 2014 giảm còn 12,05%.
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng nguồn thu từ dầu thô trong tổng thu NSNN
giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Nhìn chung, thu từ dầu thô giảm đã tác động làm tổng thu ngân sách nhà nước
trong giai đoạn 2012-2014 không tăng nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này do giá dầu thế giới giảm. Trong khi đó, Việt Nam
nước xuất khẩu dầu thô nên khi giá dầu giảm làm giảm lượng xuất khẩu dầu thô của
Việt Nam, từ đó thu nhập từ xuất khẩu dầu thô cũng giảm. Vấn đề dầu thô giảm liên tục
hệ quả của cuộc chiến giữa Mỹ OPEC, nhưng thực ra đây “cuộc chiến không
Trang 28
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
tiếng súng” giữa dầu thô khai thác truyền thống với dầu khí đá phiến. Câu chuyện
tưởng tận bên kia bán cầu, nhưng nó lại đang tác động trực tiếp tới Việt Nam. Sở
Việt Nam bị ảnh hưởng, do Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nên khi giá dầu giảm
làm giảm lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, từ đó thu nhập từ xuất khẩu dầu thô
cũng giảm nên rủi ro về giảm giá dầu tác động đến giảm thu ngân sách khá lớn.
Biểu đồ 2.12. Tình hình xuất khẩu dầu thô Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Việt Nam có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28
trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ trên thế giới và là nước đứng thứ nhì ở khu vực
Đông Á về trữ lượng dầu, chỉ sau Trung Quốc. Dầu Việt Nam loại dầu ngọt, nhẹ,
nhiều paraphin, loại dầu giá cao nhất trong khu vực. Các mỏ dầu sản lượng
cung cấp lớn tại Việt Nam có thể kể tới là mỏ Bạch Hổ (trên 100.000 thùng/ngày); mỏ
Tử Đen (70.000 thùng/ngày); mỏ Giác Trắng (45.000 thùng/ngày)... Từ năm
1986, dòng dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Đến tháng 4 năm 1987,
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô. Hiện nay, Việt Nam xếp thứ 4 trong khối Đông
Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ. Việt Nam thể sẽ duy trì sản lượng khai thác mức
khoảng 340.000 thùng/ngày trong một vài năm tới.
Trang 29
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Sản lượng xuất khẩu dầu thô hàng năm của Việt Nam phụ thuộc vào sản lượng
khai thác. Biểu đồ 2.12 cho thấy cả sản lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu và giá bình
quân dầu thô giai đoạn 2012-2014 đều xu hướng giảm. Trong năm 2012, Việt Nam
đã xuất khẩu 9.251 nghìn tấn dầu thô, thu về 8.212 triệu USD, tăng 12,27% về sản
lượng xuất khẩu tăng 13,4% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước. Đơn giá
bình quân trong năm đạt 126,81 USD/thùng. Sang đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu
dầu thô giảm 9,14% so với năm 2013, chỉ đạt 8.406 nghìn tấn. Cùng với đó giá trị
xuất khẩu giảm 11,88%, chỉ đạt 7.236 triệu USD và giá bình quân trong năm giảm còn
122,98 USD/thùng. Năm 2014, sản lượng xuất khẩu dầu thô tăng mạnh, đạt mức 9.306
nghìn tấn. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu dầu thô lại không tăng xu hướng giảm
nhẹ, chỉ đạt 7.224 triệu USD. Đồng thời, giá dầu bình quân trong năm cũng giảm còn
110,9 USD/thùng. Xu hướng giá dầu thô xuất khẩu bình quân giảm trong giai đoạn
2012-2014 cũng cùng xu hướng giảm của giá dầu thế giới.
Giá dầu giảm tác động trực tiếp làm giảm thu NSNN từ xuất khẩu dầu thô. Thu
từ dầu khí chiếm 12% ngân sách, dự tính sẽ giảm đáng kể từ nguồn thu này vào năm
2015. Bộ Tài Chính cho rằng, giá dầu giảm 20% thì ngân sách thất thu khoảng 4%
với giá dầu giảm 1 USD/thùng thì ngân sách nhà nước (NSNN) hụt thu khoảng 1.000
tỷ đồng. Đồng thời, hàng năm chúng ta cũng phải nhập về một lượng không nhỏ xăng
dầu thành phẩm và chỉ riêng mặt hàng xăng hiện chịu thuế suất nhập khẩu 20% thì số
thuế thu được cũng là không nhỏ. vậy, việc giảm giá xăng dầu một lần nữa lại làm
giảm thu cho ngân sách ở khâu nhập khẩu. Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm, lợi nhuận
của hoạt động khai thác, chế biến dầu khí bị giảm cũng sẽ khiến ngân sách bị giảm thu
đáng kể. Điều này có tác động đáng kể tới kế hoạch chi ngân sách, đặc biệt là chi cho
đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi hỗ trợ cho những đối tượng chính sách.
Tuy nhiên, khi giá dầu giảm, chúng ta cũng được lợi khi nhập khẩu dầu thô về
giá rẻ. Giá dầu tăng giảm xưa nay ảnh hưởng rất lớn đến giá của các mặt hàng khác.
Ngoài lĩnh vực vận tải được hưởng lợinhất từ việc giảm giá xăng dầu thì hàng loạt
những lĩnh vực khác như sản xuất phân bón, nhựa, khai thác tài nguyên, luyện kim,
Trang 30
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
đánh bắt thủy sản… cũng được lợi khi xăng dầu hiện chiếm từ 20% đến 30% chi phí
đầu vào. Ngoài ra, giá xăng dầu giảm cũng sẽ giúp các hộ gia đình bớt được một khoản
chi tiêu không nhỏ cho việc đi lại hàng ngày, qua đó sẽ kích thích tiêu dùng nhờ
khoản tiền dôi ra tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn, người dân DN được
hưởng lợi. Từ đó, tiêu dùng và kinh doanh cải thiện sẽ gia tăng thuế giá trị gia tăng
thuế thu nhập DN, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, theo đó số thu từ thuế thu nhập
cũng tăng lên và đầu vào của nền kinh tế giảm, lợi nhuận tăng kéo tăng được số thu từ
thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên khoản tăng thu này có bù đắp nổi khoản hụt thu
do xăng dầu giảm hay không, bởi hoạt động xuất khẩu dầu thô chiếm tới hơn 12,5%
tổng số thu ngân sách nhà nước.
Do đó, thể thấy giá dầu giảm hiện nay cũng chưa hẳn làm thất thu ngân
sách của Nhà nước. Cần phải tính toán cụ thể xem những tác động gián tiếp của việc
giảm giá dầu mang lại cho ngân sách nguồn thu bao nhiêu, mới xác định được việc
giảm giá dầu thô tác động làm tăng hay giảm thu ngân sách của nước ta.
2.2.3. Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Xét theo phương pháp chi tiêu Tổng sản phẩm quốc dân GDP = C + I + G + X -
M, trong đó: C là các khoản chi tiêu của hộ gia đình về hàng hóa, dịch vụ; I là tổng đầu
của khu vực nhân; G chi tiêu của chính phủ về hàng hóa, dịch vụ; X là giá trị
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và M là giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.
Khi giá dầu thô giảm, doanh thu từ xuất khẩu dầu thô giảm (X ), trong điều
kiện các yếu tố khác ổn định thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại (GDP ). Tuy
nhiên, nước xuất khẩu ròng dầu thô nhưng chênh lệch giữa doanh thu từ xuất
khẩu dầu thô và chi phí nhập khẩu xăng dầu nhiên liệu không lớn ở Việt Nam. Mỗi
năm, Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một khối lượng sản phẩm dầu (xăng dầu nhiên
liệu) gần tương đương với khối lượng dầu thô xuất khẩu. Do đó, khi giá dầu thô giảm
sẽ ảnh hưởng đến giá bán các sản phẩm dầu giúp giảm bớt chi phí nhập khẩu xăng
dầu kéo theo giá trị nhập khẩu giảm (M ).
B ng 2.1. Tình hình xuấất nh p kh u xăng dấầu c a Vi t Nam giai đo n 2012-2014
Trang 31
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Trị giá 2012 2013 2014
XK dầu thô 8.211.457.000 USD 7.226.163.000 USD 7.229.457.000 USD
NK Xăng dầu 8.960.228.000 USD 6.951.941.000 USD 7.665.245.000 USD
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bên cạnh đó, khi giá dầu thô hạ thấp dẫn đến giá xăng dầu trong nước giảm thì
chi phí cho nhiên liệu trong thu nhập khả dụng của hộ gia đình sẽ giảm đi, làm cho sức
mua của người dân đối với hàng hóa, dịch vụ tăng lên (C ). Tương tự, chi phí cho vận
tải của doanh nghiệp cũng sẽ giảm đi, giúp doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm, dịch
vụ, đồng thời cải thiện thu nhập, mở rộng hoạt động sản xuất (I ).
Thực tế cho thấy, Theo số liệu do Tổng Cục Thống công bố, năm 2014
năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh
tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh
tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền
kinh tế Việt Nam.
Biểu đồ 2.13. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trang 32
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Một trong những nguyên nhân mà tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch đề ra là do
hích từ việc giá dầu giảm. thể thấy, Việt Nam nước xuất khẩu dầu thô
nhưng Việt Nam cũng là nước nhập khẩu ròng năng lượng dầu khí nên giảm giá dầu sẽ
một “cú hích” tích cực từ phía cung, giá xăng dầu tác động hầu hết đến các ngành
kinh tế nên giá dầu thế giới giảm tác động tích cực, làm giảm giá xăng dầu trong
nước, giảm chi phí đầu vào, giá thành sản xuất, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản
xuất.Theo tính toán sơ bộ, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, nếu giá xăng dầu trong
nước giảm 10%, chi phí sản xuất sẽ giảm khoảng 0,57%, CPI giảm 0,55%, GDP tăng
0,91%.
Nhìn từ phân tích thế thấy giá dầu giảm hiện nay đang đem lại lợi thế cho
phát triển kinh tế Việt Nam nhưng xét về lâu dài, việc giá dầu giảm liên tục giảm
sâu có thể dẫn đến giảm phát, lạm phát thấp sẽ đă t ra những thách thức không nhỏ đối
với nền kinh tế trong thời gian tới. Giá cả thấp sẽ không khuyến khích đầu tư, thất
nghiệp sẽ tăng lên, tăng trưởng kinh tế khó đạt được mức cao, mức độ tụt hậu so với
các nước trên thế giới ngày càng xa. Vì thế, nhà nước cần có có những biện pháp nhằm
bình ổn giá dầu để ổn định kinh tế vĩ mô.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời
gian tới
3.1. Sự cần thiết của việc bình ổn giá xăng dầu trong nước
Giá cả xăng dầu biến động trong thời gian qua một trong những yếu tố ảnh
hưởng quan trọng tới sự ổn định của nền kinh tế đời sống hội. Việc giá cả lên
xuống thường xuyên gây khó khăn cho việc dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế
nói chung. Đối với Nhà nước, áp lực từ nguy cơ lạm phát gia tăng, ngân sách phải chịu
gánh nặng quá lơn, khó khăn trong kiểm soát phát triển kinh tế…Những bất ổn về
giá cả đồng thời trở thành hội tốt cho những kẻ đầu buôn lậu mặt hang này.
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, biến động giá cả làm cản trở hoạt động kinh
doanh. Thông thường là do ảnh hưởng từ giá xăng dầu khiến chi phí đầu vào tăng giảm
bất thường khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc điều chỉnh giá sản phẩn, làm cho
Trang 33
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
lợi nhuận giảm sút. Người tiêu dùng cũng chịu áp lực từ việc giá cả các mặt hàng khác
tăng theo, trong khi thu nhập thường cố định hoặc tăng chậm, do đó tiêu dùng phải co
hẹp lại, đời sống khó khăn.
Do đó, một vấn đề cấp bách được đặt ra, đó là cần thiết phải ổn định giá cả xăng
dầu hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do gây ra. Như vậy mới giảm bớt gánh
nặng với Nhà nước, giảm thiểu tâm lý bất an của các doanh nghiệp, các nhà đầu
người tiêu dung trong hội. Bình ổn giá cả nói chung giá cả xăng dầu nói riêng
nhằm mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững. rất nhiều
các giải pháp lớn đã và đang được áp dụng như xây dựng mới các nhà máy lọc dầu, chủ
trương tiết kiệm xăng dầu hiện đưa ra các chính sách quản của Nhà
nước…Ngoài ra, còn một số biện pháp tính khả thi mà nhiều nước trên thế giới
từng áp dụng như: tích cực tìm nguồn năng lượng thay thế, quản lý thị trường xăng dầu
theo cơ chế thị trường do cạnh tranh…Như vậy, để ổn định giá cả trên thị trường xăng
dầu nội địa hiện nay, chúng ta cần áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp mới đạt được hiệu
quả cao nhất.
3.2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước
3.2.1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu
Hiện nay lượng cung ứng xăng dầu trên thị trường nước ta đều nguồn nhập
khẩu nên giá xăng dầu nội địa bị phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới và của nước xuất
khẩu xăng dầu. Thêm vào đó, mức tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng cao, trong
khi các nước lại tăng cường dự trữ, nguồn cung thế giới xu hướng giảm dần. Hơn
nữa Việt Namưu thế về nguồn dầu thô, nếu chỉ dành cho xuất khẩu sẽ một thiệt
thòi cho nền kinh tế trong nước. vậy, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị
trường nội địa, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng từ biến động giá xăng dầu thế giới, việc
xây dựng các nhà máy lọc dầu. hóa dầu là thực sự cần thiết và cần được chú trọng.
Một số quốc gia Châu Á như Singapore, Philippines, Thái Lan đều có từ 5 nhà
máy lọc dầu trở lên với công suất không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu ra nước ngoài. Đây cũng là vấn đề cho chúng ta nghiên cứu và học tập.
Trang 34
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Sau khi gia nhập WTO mở cửa thị trường xăng dầu, cạnh tranh quốc tế về
phân phối sản phẩm ngay trong thị trường nội địa sẽ trở nên gay gắt. Đặc biệt là, khi
đó các nhà máy lọc dầu của các nước phần lớn đã gần hết thời kỳ khấu hao cơ bản nên
giá thành rẻ, trong khi đó các nhà máy xăng dầu nước ta đều hoàn toàn mới, lợi
nhuận cận biên sẽ giảm đáng kể. vậy, không nên xây dựng các nhà máy công
suất quá nhỏ (dưới 3 triệu tấn/năm) do dễ bị thua lỗ, lãng phí. Thêm vào đó, nguồn dầu
thô cung cấp cũng không nên quá dựa vào sản lượng trong nước sau vài chục năm
nữa, sản lượng dầu thô nước ta chưa có gì đảm bảo sẽ tiếp tục duy trì mức cao như
kế hoạch. Đồng thời, cần tích cực huy động vốn đầu nước ngoài, trong đó cần đảm
bảo mức lợi nhuận hợp lý cho người đầu tư như tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cho
phép họ cùng tham gia phân phối sản phẩm, áp dụng biện pháp miễn giảm thuế…Sau
khi các nhà máy lọc hóa dầu đi vào hoạt động, cần cổ phần hóa ngay từ đầu để
nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhà nước chỉ cần giữ cổ phần tới mức cần thiết để
chi phối quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với loại hàng hóa chiến lược.
3.2.2. Sử dụng tiết kiệm xăng dầu hiện đồng thời khai thác những nguồn
năng lượng mới thay thế
Với điều kiện giá cả xăng dầu tăng nhanh như hiện nay, nước ta cần tổ chức
thực hiện ngay chiến lược sử dụng nhiên liệu tiết kiện hợp trong cả sản xuất và tiêu
dung như nhiều nước đang áp dụng như: thứ nhất, điều chỉnh cấu ngành kinh tế
thông qua việc xây dựng những ngành sản xuất hàm lượng cacbon thấp (tức
những ngành kinh tế sdụng ít nhiện liệu); thứ hai, cần thực hiện việc điều chỉnh
cấu tiêu dùng nhiên liệu thông qua việc đa dạng hóa cung ứng sử dụng các nguồn
năng lượng khác, không để nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ như: khí đốt, sức
gió, điện mặt trời, thủy điện, điện nguyên tử, nhiêu liệu sinh học…
3.2.2.1. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có
Tiết kiệm nguồn năng lượng không chỉ là yêu cầu cấp thiết đặt ra với nước ta mà
còn vấn đề được toàn cầu quan tâm. Trong hoàn cảnh hiện nay bên cạnh việc tích
cực tìm ra nguồn năng lượng thay thế, chúng ta vẫn cần tiết kiệm tối đa lượng xăng dầy
Trang 35
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
hiện có. Việc tiết kiệm này cần xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân, tập thể, các hộ gia
đình cũng như các cơ quan, xí nghiệp…
3.2.2.2. Bảo đảm đầy đủ nguồn dự trữ xăng dầu trong nước
Cần thiết phải có dự trữ của Nhà nước và của doanh nghiệp để đảm bảo an ninh
năng lượng, tham gia diều hòa cung cầu khi thị trường có những biến động bất thường.
Các nước trên thế giới hiện nay tích cực tăng cường dự trữ xăng dầu. Tuy nhiên, kho
dự trữ quốc gia nêu trên chỉ sử dụng trong các trường hợp bão lụt, thiên tai, những
trường hợp bất khả kháng và chưa đáp ứng được mục tiêu bình ổn thị trường giá nhiên
liệu xăng dầu trong nước trong thời gian dài. vậy, về lâu dài theo các chuyên gia,
Việt Nam phải tính đến việc lập kế hoạch, quy hoạch, xác định mục tiêu, quy dự
trữ xăng dầu quốc gia theo các giai đoạn khác nhau (cân đối với dự trữ trong lưu
thông); xác định khu vực dự trữ; tổng vốn nguồn vốn; phân công công việc giữa
các bộ, ngành… Tiếp theo hoàn thiện Quy chế quản xăng dầu dự trữ quốc gia
(ban hành kèm theo 10/CP-TTg) cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước,
theo đó, cần chú ý đến kế hoạch tăng, giảm dự trữ, luân phiên đổi xăng dầu trong kho;
kế hoạch phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng…
3.2.2.3. Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế
Theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), từ nay tới đến năm 2030
tỷ trọng tiêu thụ dầu lửa trong tổng tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ giảm xuống còn
33% (so với mức 38% hiện nay), trong cùng thời gian trên, tiêu thụ than đá sẽ tăng từ
24% hiện nay lên tới 27%, các dạng nhiên liệu tái tạo thể lên tới 8-9%. Mặt khác,
cũng theo đánh giá của IEA trong trường hợp không sự thay đổi lớn nào về chính
sách năng lượng hiện nay thì nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng từ mức 85 triệu
thùng/ngày hiện nay lên 118 triệu thùng/ngày vào năm 2030, trong đó riêng Mỹ, Trung
Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50% toàn bộ tiêu thụ thế giới. Do đó, đứng trước nguy cơ
cạn kiệt nguồn dầu thô, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đang tích cc đầu
nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế. Trong đó, một số loại
Trang 36
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
nhiên liệu như nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, tế bào nhiên
liệu…đang là những nguồn năng lượng tiềm năng nhất.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra
môi trường và các điều kiện kinh tế để thị trường phát huy hết hiệu quả của mình. Nhà
nước thực hiện việc quản lý, điều hành sự vận động của thị trường giá cả và bình ổn giá
cả chủ yếu bằng phương thức gián tiếp thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý; sử
dụng các chính sách, biện pháp kinh tế để tác động đến sự hình thành vận
động của giá cả, cụ thể như: chính sách phát triển sản xuất, điều hòa cung cầu, chính
sách tài chính tiền tệ, chính sách thương mại, tổ chức kiểm soát thị trường, chống buôn
lậu và gian lận thương mại dưới mọi hình thức…Cùng với việc đổi mới hàng loạt chính
sách kinh tế vĩ mô trong tiến trình cải cách kinh tế như: kế hoạch, tài chính, tiền tệ, cơ
cấu kinh tế, mở rộng và đa dạng hóa kinh tế đối ngoại.
3.2.3.1. Chính sách tài khóa- tiền tệ
Mặc dù giá cả vận động theo quy luật cung- cầu trên thị trường song Nhà nước
vẫn khả năng vận dụng quy luật giá cả tích cực thông qua một trong những chính
sách quản chính sách tài khóa- tiền tệ như lạm phát, tăng trưởng hay thất
nghiệp và cán cân thanh toán. Do đó, thông thường Ngân hàng sẽ áp dụng 2 động thái:
thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ. Thắt chặt tiền tệ sẽ có tác động vào lãi suất của các ngân
hàng khiến chi phí sản xuất tăng lên nhưng sẽ góp phần hạn chế nhu cầu đầu tư và làm
giảm sức ép lạm phát. Hơn nữa, nó cũng giúp ngăn chặn ảnh hưởng lan truyền đến giá
của các nhóm hàng hóa khác cũng như tác động tới yếu tố tâm lý “lạm phát kỳ vọng”.
Tuy nhiên cũng phải linh hoạt kết hợp với động thái nới lỏng tiền tệ khi cần thiết nhằm
hài hòa cân đốicho nền kinh tế. Đây cũng chínhbiện pháp Ngân hàng Trung
đã áp dụng khi giá cả hàng hóa nói chung và giá xăng dầu nói riêng trên thị trường nội
địa không ngừng biến động trong thời gian qua.
3.2.3.2. Hoàn thiện chính sách thuế
Trang 37
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Thuế có vai trò quan trọng, nếu mức thuế hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế
phát triển, ổn định lâu dài. ngược lại, thể cản trở cho nền kinh tế, làm sản xuất
kém phát triển. Sử dụng thuế, Nhà nước có thể tác động tới việc khuyến khích hoặc hạn
chế phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, đối với mặt hàng xăng dầu cũng như các mặt hàng nhập khẩu khác,
cần lưu ý là đề ra thuế phải tương đối ổn định ở mức nào đó để doanh nghiệp chủ động
phương án kinh doanh và ổn định đầu vào. Trong trường hợp thật cần thiết khi giá thế
giới tăng quá cao hoặc giảm quá thấp thì mới điều chỉnh song cần công khai chính sách
này để doanh nghiệp biết biện pháp phản ứng kịp thời. Như hiện nay, mặc
doanh nghiệp được quyết định giá song Bộ tài chính sẽ quản thuế theo chế mới
theo nguyên tắc nhất định. Cụ thể, khi giá dầu thô tăng bao nhiêu thì phải giảm thuế và
ngược lại, nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp tự ý tăng giá quá mức. Các năm
trước đây thuế suất xăng là 25%.
Để thực hiện chính sách tài khóa cần phân tích, đánh giá, đề xuất các quan hệ v
giá cả các biến số kinh tế khác (tăng trưởng, tỷ giá, thu chi Ngân sách…)
nghiên cứu đề xuất các chính sách, chiến lược quan trọng về giá cả; thu thập, phân tích
dự báo diễn biến giá cả, chủ động dự đoán những biến động khó lường do tính bất ổn
của thị trường thế giới đưa lại góp phần giúp Nhà nước làm tốt chức năng hoạch định
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển.
3.2.3.3. Quản lý tốt chính sách giá
Nền kinh tế giá ổn định xu hướng thấp nền kinh tế lành mạnh trong
kinh doanh, doanh nghiệp thông qua giá cả thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Giá hợp lý là
thước đo đánh giá khách quan để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường.
Tháng 5/2007, Nhà nước ban hành quy chế mới về kinh doanh xăng dầu theo
Nghị định số 55/2007/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 187 nhằm thực hiện giá bán xăng
theo chế thị trường trong khi đó, Nhà nước vẫn kiểm soát bằng những biện pháp
thích hợp nhằm ổn định giá cả trong nước. Theo nghị định mới, Nhà nước rời bỏ quyền
Trang 38
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
định giá, chuyển giao quyền này cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Giá xăng dầu
theo đó sẽ vận hành theo quy luật cung - cầu trực tiếp chịu ảnh hưởng của giá thế
giới. Do giá điều chỉnh theo tín hiệu thị trường nên sẽ linh hoạt hơn giá định hướng
(thực tế giá bán lẻ cứng). Trong khi đó, doanh nghiệp được quyền căn cứ vào giá
nhập khẩu trên thị trường thế giới, tính đủ giá vốn nhập khẩu, các loại thuế, phí theo
luật định, chi phí kinh doanh và lợi nhuận hợp để tái đầuphát triển quy định
mức giá bán. Hơn nữa, doanh nghiệp được quyền chủ động trong kinh doanh như: tự
lựa chọn bạn hàng, thời điểm nhập khẩu, thị trường lợi nhất, chủ động lựa chọn áp
dụng các phương thức kinh doanh hiện đại, phòng chống rủi ro; tự chịu trách nhiệm về
hiệu quả kinh doanh làm đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo luật định. Sau đó,
Nhà nước ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP chính thức hiệu lực kể từ ngày
15/12/2009 thay cho Nghị định số 55/2007/NĐ-CP. So với Nghị định 55 CP và những
văn bản pháp quy đã được ban hành trước đây về hoạt động kinh doanh xăng dầu, Nghị
định 84/2009/NĐ-CP có một bước chuyển biến rất tích cực trong việc cụ thể hóa quan
điểm điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó,
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được phép công bố giá dựa trên cơ sở giá theo
quy định. Tuy nhiên, trong nghị định này cũng cònmột số nội dung quy định chưa
phù hợp với thực tiễn đó là: quy định cho tất cả các đầu mối chi phí kinh doanh định
mức tối đa 600đ/lít là không hợp lý, nguyên tắc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ Bình
ổn giá; không thực hiện thẩm quyền quyết định giá của doanh nghiệp; không ổn định
thuế suất thuế nhập khẩu với từng chủng loại xăng dầu; việc tính giá sở bình quân
30 ngày tạo ra độ trễ khá lớn so với biến động của giá Thế giới. Từ những bất cập trên,
sau nhiều lần xin ý kiến của các cấp, các ngành, ngày 03/09/2014, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thay thế
Nghị định 84/2009/NĐ-CP và hiệu lực kể từ ngày 01/11/2014. Như vậy, thị trường
xăng dầu chuyển sang một giai đoạn mới, phù hợp với chế thị trường mở cửa hiện
nay.
Trang 39
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Sau khi Nghị định mới được ban hành,nhiều lo ngại rằng các doanh nghiệp
khả năng sẽ tăng giá tùy ý trong khi người tiêu dùng không nắm được giá trên thị
trường thế giới. Trên thực tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu xăng chủ
yếu từ một số nguồn cung cấp chính như từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan…nên
Nhà nước sẽ dễ dàng trong việc xác định giá gốc.
Ngoài ra, Bộ tài chính cũng đã đang hoàn chỉnh công thức tính giá xăng để
người dân tiện theo dõi những biến động trên thị trường để xem giá mình mua hợp
lý không. Những thông số cơ bản để tính giá bán lẻ cho người tiêu dùng gồm giá nhập
khẩu cộng thêm các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, tỷ giá
USD/VND, lệ phí giao thông, chi phí quản lý, bán hàng, khấu hao.
Đi liền với chính sách giá như trên, cần phải tổ chức thiết kế và thực thi có hiệu
quả ngay các biện pháp để hạn chế những tác động bất lợi khi giá xăng dầu tăng đột
biến đối với nền kinh tế trong nước như: phải dự đoán, dự báo sự vận động của giá
xăng dầu trên thị trường thế giới một cách thường xuyên và sát thực; trên cơ sở đó để
phản ứng chính sách thích hợp, để điều hành việc nhập khẩu vào thời gian lợi
nhất cả về slượng giá cả, không được để xảy ra đứt đoạn nguồn cung. Việc xây
dựng được chính sách quản giá hợp lý, phù hợp là điều cần thiết nhằm đảm bảo lợi
ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3.2.3.4. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu
Xuất nhập khẩu là khâu quan trọng của mỗi quốc gia. Hoạt động có hiệu quả sẽ
đem lại lợi ích cho kinh tế- hội. Tuy nhiên, trong kinh doanh bán buôn, nhập khẩu
xăng dầu phải là những doanh nghiệp lớn, có độ tích tụ cao, tiềm lực về vốn, cơ sở vật
chất kỹ thuật, công nghệ đều phải lớn mới có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước
ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường. Hơn nữa, khi trong nướcquá nhiều đầu mối
nhập khẩu xăng dầu, chất lượng không đảm bảo, giá không thống nhất. Do đó nên thu
hẹp đầu mối nhập khẩu từ 1 đến 2 đầu mối. Hơn thế nữa, việc nhập khẩu tập trung
một vài đầu mối sẽ giúp Nhà nước dễ dàng kiểm tra và giám sát thị trường nhập khẩu,
giá gốc chất lượng mặt hàng. Hiện nay các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu xăng
Trang 40
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
dầu chủ yếu từ một vài thị trường châu Á như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc… thì
việc giám sát giá nhập khẩu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên khi thị trường xăng dầu thực
sự cạnh tranh và mở cửa thì việc có quá nhiều đầu mối nhập khẩu sẽ thực sự trở thành
một khó khăn đối với Nhà nước trong quản lý giá cả và chất lượng xăng dầu.
3.2.3.5. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Gián tiếp quản chế tính giá xăng dầu của doanh nghiệp. Nhà nước kiểm
soát doanh nghiệp gián tiếp thông qua quy định của pháp luật như: kiểm soát chặt chẽ
các điều kiện kinh doanh như: kho tàng, mạng lưới, dự trữ; nhà nước phải yêu cầu
doanh nghiệp tính theo Quy chế tính giá hàng hóa dịch vụ được ban hành tại quyết định
số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Tính giá thành sản
xuất hàng hóa dịch vụ; chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ; chi phí quản doanh
nghiệp theo các điều 24, 25, 26 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
15/9/2005 quyết định thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Áp dụng quy chế tính
giá hàng hóa không chỉ tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệpđủ các căn cứ tính
giá, phương pháp tính giá, quy định những loại chi phí nào được tính vào giá loại
chi phí nào không được tính vào giá… mà còn là cơ sở để Nhà nước thể kiểm soát
được các yếu tố hình thành giá khibiến động hoặc khi phát hiện doanh nghiệp tính
giá không đúng.
Nếu phát hiện các doanh nghiệp quy định giá không hợp lý, Nhà nước yêu cầu
doanh nghiệp báo cáo phương án tính giá, các quyết định giá do doanh nghiệp định
thực hiện việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Những quy định Nhà nước đưa ra
như trên nhằm hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách quản lý giá mới để
tùy ý tăng giá, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
Ngăn chặn tình trạng liên minh độc quyền. Trong trường hợp các doanh nghiệp
liên kết độc quyền mà định giá độc quyền để thu lợi thì sẽ bị xử lý theo các điều 19, 20,
21 Pháp lệnh giá. Nhìn chung việc xử các vi phạm như vậy theo quy định sẽ rất
nặng, đó là: đình chỉ thi hành mức giá bất hợp do doanh nghiệp quy định phải
định lại mức giá hợp hơn, phạt tiền, tịch thu toàn bộ số tiền thu lợi do định giá bất
Trang 41
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
hợp lý…Nếu tình tiết nặng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc chuyển sang truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Do thị trường xăng dầu nước ta cạnh tranh còn yếu, việc cho phép doanh nghiệp
tự định giá nếu không có quản lý gián tiếp dễ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp liên minh
chiếm lĩnh thị trường. Do đó, sự ra đời của Luật cạnh tranh giải pháp cần thiết với
quy định rất nghiêm ngặt về hành vi liên minh độc quyền của tất cả các ngành, lĩnh vực
trong đó xăng dầu. Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích ấn định
giá mua bán, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số
lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán…kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp đều có thể bị coi
vi phạm Luật cạnh tranh. Các vi phạm dạng nàythể bị xử phạt với mức cao, lên
tới 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm
thực hiện hành vi vi phạm. Luật cạnh tranh cũng cho phép tịch thu toàn bộ khoản lợi
nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Chống tình trạng đầu cơ, buôn lậu xăng dầu. Với quy định mới ban hành về
Quản lý kinh doanh xăng dầu chính một giải pháp tối ưu nhất đối với tình trạng đầu
cơ, buôn lậu xăng dầu. Tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới trước đây do
chênh lệch giá quá lớn giữa giá xăng dầu trong nước với các nước trong khu vực, khi
giá xăng dầu nước ta luôn thấp hơn nhiều các nước cùng biên giới. Tuy nhiên, khi giá
xăng dầu được quản theo chế thị trường, dần dần mức giá trong nước sẽ xu
hướng tiến gần đến mặt bằng chung của giá thế giới. Khi đó, chênh lệch giá không còn
hoặc không đáng kể thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng buôn lậu xăng dầu.
Tóm lại, Nhà nước mặckhông trực tiếp quản giá song thông qua một số
chính sách như: quy chế tính giá ng hóa, Luật cạnh tranh, Pháp lệnh giá
55/CP-TTg, nghị định 84/2009/NĐ-CP, nghị định số 83/2014/NĐ-CP …là những biện
pháp quản lý gián tiếp hiệu quả thị trường xăng dầu nội địa để phát triển đúng theo quy
luật thị trường.
3.2.4. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước
3.2.4.1. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Trang 42
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Khi nước ta thực sự nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu trong một môi trường cạnh tranh tự do cần tìm ra giải pháp nhằm kiểm soát
giá xăng dầu nội địa bất kể các diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới. Một trong
những công cụ có thể tính đến là xây dựng thị trường giao sau xăng dầu ở Việt Nam.
Khi đã thị trường giao sau xăng dầu thì doanh nghiệp thể chủ động mua
các hợp đồng kỳ hạn hoặc giao sau xăng dầu với thời hạn vài tháng hoặc cả năm ở một
mức giá cố định sẵn, tùy theo tính toán của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp
không cần phải có kho bãi để tích trữ số xăng dầu giao sau đã mua mà chính thị trường
giao sau sẽ làm nhiệm vụ tích trữ này. Khi đến thời hạn, doanh nghiệp cần xăng dầu sẽ
được nhận được từ thị trường với mức giá thỏa thuận. Điều này vừa giúp doanh nghiệp
bớt nỗi lo về giá xăng dầu tăng, vừa chủ động kiểm soát được chi phí đầu vào của
mình. Đồng thời, đây cũng là giải pháp có lợi đối với cả người tiêu dùng, vì mức giá cả
sẽ được bảo đảm ổn định trong một thời gian dài. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập
khẩu cũng cần tăng cường tìm kiếm hợp tác với những bạn hàng kinh doanh lớn.
Trong môi trường kinh tế đang mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc tìm hiểu và lựa
chọn đúng những bạn hàng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
cùng quan trọng. không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp
còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
3.2.4.2. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh cho thị trường xăng dầu
trong nước
Hiện nay trên thị trường xăng dầu có nhiều doanh nghiệp được quyền nhập khẩu
với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này “hợp tác” với nhau
để lôi kéo khách hàng thì có lợi hơn việc cạnh tranh, gây căng thẳng với nhau. Tuy
nhiên, nếu các doanh nghiệp liên minh với nhau tăng giá sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích
của người tiêu dùng. Do đó, điều cần thiết là phải mở rộng thị trường kinh doanh xăng
dầu, tạo môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự do cạnh tranh
với nhau. Do từ trước tới nay, các doanh nghiệp nhập khẩu luôn được Nhà nước bảo trợ
nên sinh ra tâm lại, dựa dẫm vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp
Trang 43
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
thường lợi dụng nguồn Ngân sách của Nhà nước, thu lợi cho mình, gây thiệt hại cho
nền kinh tế. Hơn nữa, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên
kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh yếu kém. Việc xóa bỏ trợ cấp xăng dầu giúp doanh
nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh.
Thứ hai, để kích thích môi trường kinh doanh trong nước, Nhà nước nên
chính sách khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ngoài tham gia vào
thị trường trong nước. Mặc khi tham gia Tổ chức thương mại WTO ta không cam
kết mở cửa thị trường xăng dầu, tuy vậy, theo xu thế chung của thị trường, trong tương
lai thị trường xăng dầu trong nước cần hội nhập với thị trường xăng dầu thế giới. Khi
đó, các doanh nghiệp nước ngoài hội gia nhập thị trường trong nước để cùng
tham gia kinh doanh xăng dầu. Để có thể tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh thì
các doanh nghiệp kinh doanh trong nước sẽ phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình thông qua chính sách giá cả hợp lý, dịch vụ chu đáo. Chắc chắn khi đó, người
tiêu dùng sẽ được hưởng mức giá cạnh tranh hơn, chất lượng mặt hàng tốt hơn. Khi
càng nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau,
muốn lôi kéo khách hàng thì phải giảm giá sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa
dịch vụ. Như thị trường xăng dầu Nhật Bản và Trung Quốc, do cung cấp xăng dầu với
giá rẻ theo thị trường quyết định cung cấp với lượng ổn định nên kinh doanh xăng
dầu ở 2 thị trường này diễn ra rất quyết liệt.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để thể chủ động hội nhập với môi
trường quốc tế thì cần phải hoàn thiện chế quản lý, đổi mới hình tổ chức theo
hướng tinh gọn, hiện đại. Bên cạnh đó phải xác lập các phương án huy động vốn cho
nhu cầu đầu tư dài hạn để tạo thế mạnh về hạ tầng kinh doanh khi nước ta thực sự mở
cửa hội nhập. Trước mắt, các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống phân phối lâu dài và
ổn định. Hệ thống phân phối mạnh cùng với chất lượng giá cả, dịch vụ tốt sẽ yếu tố
bảo đảm cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Việt Nam nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình thị trường trong nước thị trường thế giới trước thềm hội
nhập.
Trang 44
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
KẾT LUẬN
Đối với toàn cầu nói chung Việt Nam nói riêng, những quan ngại về an ninh
năng lượng trong những năm gần đây không ngừng gia tăng. Những căng thẳng về
nguồn cung, nhu cầu cũng như biến động về giá cả dầu mỏ luôn chủ đề nóng bỏng
trong những năm gần đây. Với đặc điểm nổi bật thị trường nhập khẩu xăng dầu, sự
biến động giá xăng dầu nước ta trong thời gian qua hầu như cùng chiều với giá dầu thô
thế giới song mức độ không giống nhau.
Tiểu luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, xăng dầu là nguồn năng lượng có vị trí chiến lược trong các ngành sản
xuất vật chất, dịch vụ như giao thông vận tải, sản xuất than, điện, thép… an ninh quốc
phòng tiêu dùng. Đối với tất cả các quốc gia, xăng dầu động lực thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhu cầu không thể thiếu của một
hội hiện đại.
Thứ hai, việc điều chỉnh giá xăng dầu đãchế ràng; liên quan cả đế
vấn đề đảm bảo tính bình ổn, đồng thời liên quan đến việc điều hành giá theo thị
trường, thế chúng ta chưa thể áp dụng việc thả giá xăng dầu theo thị trường ngay
được mà phải cân nhắc cả hai trong bối cảnh này.Vậy nên trong chừng mực nhất định,
việc điều chỉnh giá xăng dầu vẫn cần có sự can thiệp của nhà nước để phục vụ mục tiêu
vĩ mô. Tuy nhiên, mục tiêu đó cần phải căn cứ vào việc đánh giá các diễn biến, các chỉ
số quan trọng về kinh tế.Cần nhận định rõ các yếu tố tác động đến việc tăng lạm phát,
mức độ chịu đựng của nền kinh tế, lúc đó đặt việc điều chỉnh giá xăng dầu trong bài
Trang 45
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
toán đó sẽ hợp lý hơn vì giá xăng dầu chi phối đến nhiều lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư
sản xuất kinh doanh. Nguy cơ tăng lạm phát bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó,
nguyên nhân khả năng gây áp lực lạm phát lớn nhất khối lượng tiền đưa ra thị
trường, và khả năng thu hồi thông qua lượng hàng hóa trong lưu thông. Tuy nhiên, điều
đó có thể gây áp lực lạm phát hay không là còn phụ thuộc vào khả năng điều hành của
bộ máy quản lý..
Thứ ba, trước tình hình bất ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian qua, các
giải pháp cần thiết đã và đang được áp dụng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới
đời sống - hội. Trong điều kiện hiện tại của nước ta, việc cần thiết nhất phải
các nhà máy lọc hóa dầu nhằm đảm bảo một nguồn cung trong nước. Tiếp đó chúng ta
cần tích cực nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới thay thế. Nhà nước cần tăng
cường mức dự trữ xăng dầu quốc gia để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, hạn chế những
bất lợi từ biến động giá xăng dầu trên thị trường thế giới tới nền kinh tế trong nước.
Bên cạnh đó, các chính sách quản của Nhà nước cần phát huy hiệu quả tốt
nhất trong việc quản hoạt động kinh doanh xăng dầu điều hành giá cả mặt hàng
này, mở rộng và khuyến khích cho thị trường xăng dầu cạnh tranh và phát triển.
Trang 46
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Trang 47
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giá xăng dầu trong nước năm 2012
Đ n v tnh: đồầng/lít (kg)ơ
Chủng loại Mức giá cũ Tăng Mức giá mới
Ngày 7/3/2012
Xăng RON 92 20.800 + 2.100 22.900
Diesel 0,05S 20.400 + 1.000 21.400
Dầu hỏa 20.200 + 600 20.800
Dầu mazut 16.800 2.000 18.800
Ngày 20/4/2012
Xăng RON 92 22.900 + 900 23.800
Diesel 0,05S 21.400 + 500 21.900
Dầu hỏa 20.800 + 600 21.400
Dầu mazut 18.800 + 400 19.200
Ngày 9/5/2012
Xăng RON 92 23.800 - 828 22.972
Diesel 0,05S 21.900 - 616 21.284
Dầu hỏa 21.400 - 542 20.858
Dầu mazut 19.200 - 509 18.691
Ngày 23/5/2012
Xăng RON 92 23.300 - 904 22.396
Diesel 0,05S 21.600 - 567 21.033
Dầu hỏa 21.400 - 624 20.776
Dầu mazut 19.200 - 620 18.580
Ngày 7/6/2012
Xăng RON 92 22.700 -800 21.900
Diesel 0,05S 21.200 -700 20.500
Dầu hỏa 21.100 -700 20.400
Dầu mazut 18.900 -650 18.250
Ngày 21/6/2012
Xăng RON 92 21.900 -700 21.200
Diesel 0,05S 20.500 - 400 21.100
Dầu hỏa 20.400 - 350 20.050
Trang 48
Dầu mazut 18.250 -300 17.950
Ngày 2/7/2012
Xăng RON 92 21.200 - 600 20.600
Diesel 0,05S 21.100 - 200 19.850
Dầu hỏa 20.050 -200 19.850
Dầu mazut 17.950 -300 17.650
Ngày 20/7/2012
Xăng RON 92 20.600 + 390 20.990
Diesel 0,05S 19.900 + 412 20.312
Dầu hỏa 19.850 + 348 20.198
Dầu mazut 17.650 + 71 17.721
Ngày 1/8/2012
Xăng RON 92 21.000 +900 21.900
Diesel 0,05S 20.300 +500 20.800
Dầu hỏa 20.150 +500 20.650
Dầu mazut 17.650 +500 18.150
Ngày 13/8/2012
Xăng RON 92 21.900 +1.100 23.000
Diesel 0,05S 20.800 +750 21.550
Dầu hỏa 20.650 +800 21.450
Dầu mazut 18.150 +500 18.650
Ngày 28/8/2012
Xăng RON 92 23.000 + 652 23.652
Diesel 0,05S 21.550 +317 21.867
Dầu hỏa 21.450 +458 21.908
Dầu mazut 18.650 +74 18.724
Ngày 11/9/2012
Xăng RON 92 23.650 + 895 24.545
Diesel 0,05S 21.850 +1.366 23.216
Dầu hỏa 21.900 +1.415 23.315
Dầu mazut 18.650 +1.219 19.869
Ngày 30/10/2012
Xăng RON 92 23.650 -419 24.069
Diesel 0,05S 21.850 -472 22.322
Trang 49
Dầu hỏa 21.900 -661 22.561
Dầu mazut 18.650 -18 18.668
Ngày 11/11/2012
Xăng RON 92 23.128 +522 23.650
Diesel 0,05S 21.905 -55 21.850
Dầu hỏa 22.068 -168 21.900
Dầu mazut 18.141 +509 18.650
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/)
Phụ lục 2. Giá xăng dầu trong nước năm 2013
Đ n v tnh: đồầng/lít ơ
Chủng loại Mức giá Tăng/Giảm
Ngày 9/4/2013
Xăng RON 92 24.050 -500
Diesel 0,05S 21.450 -450
Dầu hỏa 21.600 -450
Dầu mazut 18.750 0
Ngày 18/4/2013
Xăng RON 92 23.640 -410
Diesel 0,05S 21.350 -100
Dầu hỏa 21.400 -200
Dầu mazut 18.750 0
Ngày 22/8/2013
Xăng RON 92 24.270 -300
Diesel 0,05S 22.310 0
Dầu hỏa 22.020 0
Dầu mazut 18.810 -260
Ngày 07/10/2013
Xăng RON 92 23.880 -390
Diesel 0,05S 22.310 0
Trang 50
Dầu hỏa 22.020 0
Dầu mazut 18.810 0
Ngày 11/11/2013
Xăng RON 92 23.630 -250
Diesel 0,05S 22.310 0
Dầu hỏa 22.020 0
Dầu mazut 18.810 0
Ngày 28/3/2013
Xăng RON 92 24.550 1.400
Diesel 0,05S 21.900 350
Dầu hỏa 22.050 450
Dầu mazut 18.750 800
Ngày 14/6/2013
Xăng RON 92 23.750 420
Diesel 0,05S 21.470 220
Dầu hỏa 21.300 100
Dầu mazut 18.750 0
Ngày 28/6/2013
Xăng RON 92 24.110 360
Diesel 0,05S 21.840 370
Dầu hỏa 21.600 300
Dầu mazut 19.070 320
Ngày 17/7/2013
Xăng RON 92 24.570 460
Diesel 0,05S 22.310 470
Dầu hỏa 22.020 420
Dầu mazut 19.070 0
Ngày 18/12/2013
Xăng RON 92 24.210 580
Diesel 0,05S 22.960 650
Dầu hỏa 22.400 380
Dầu mazut 18.810 0
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/)
Phụ lục 3. Giá xăng dầu trong nước năm 2014
Trang 51
Đ n v tnh: đồầng/lít ơ
Chủng loại Mức giá Tăng/Giảm
Ngày 15/01/2014
Xăng RON 92 24.210 0
Diesel 0,05S 22.960 0
Dầu hỏa 22.400 0
Dầu mazut 18.810 0
Ngày 10/02/2014
Xăng RON 92 24.210 0
Diesel 0,05S 22.530 -110
Dầu hỏa 22.400 0
Dầu mazut 18.810 0
Ngày 19/03/2014
Xăng RON 92 24.690 180
Diesel 0,05S 22.840 180
Dầu hỏa 22.630 0
Dầu mazut 18.890 -120
Ngày 11/04/2014
Xăng RON 92 24.690 0
Diesel 0,05S 22.510 -90
Dầu hỏa 22.350 -130
Dầu mazut 18.660 -100
Ngày 15/05/2014
Xăng RON 92 24.900 0
Diesel 0,05S 22.680 0
Dầu hỏa 22.480 0
Dầu mazut 18.590 0
Ngày 12/06/2014
Xăng RON 92 24.900 0
Diesel 0,05S 22.530 -150
Dầu hỏa 22.370 -110
Dầu mazut 18.590 0
Ngày 07/07/2014
Xăng RON 92 25.640 +410
Trang 52
Diesel 0,05S 22.820 +290
Dầu hỏa 22.950 +410
Dầu mazut 18.990 +130
Ngày 18/08/2014
Xăng RON 92 24.210 -600
Diesel 0,05S 22.090 -80
Dầu hỏa 22.250 -70
Dầu mazut 18.750 -60
Ngày 09/09/2014
Xăng RON 92 23.710 -30
Diesel 0,05S 21.770 -160
Dầu hỏa 21.920 -150
Dầu mazut 18.590 -100
Ngày 13/10/2014
Xăng RON 92 22.890 -670
Diesel 0,05S 20.240 -880
Dầu hỏa 20.500 -850
Dầu mazut 17.500 -730
Ngày 07/11/2014
Xăng RON 92 21.390 -950
Diesel 0,05S 19.240 -520
Dầu hỏa 19.700 -360
Dầu mazut 16.040 -900
Ngày22/12/2014
Xăng RON 92 17.880 -2.050
Diesel 0,05S 16.990 -1.420
Dầu hỏa 17.400 -1.570
Dầu mazut 13.500 -1.690
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/)
Trang 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thu Hương (2014), Giá dầu giảm ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam trong năm
2015?, tham khảo tại trang web: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/gia-dau-giam-anh-huong-
nhu-the-nao-den-viet-nam-trong-nam-2015-2014122608332087314.chn (tham khảo
ngày 21/06/2015).
2. Nguyên Thảo (2014), Kịch bản nào cho Việt Nam khi giá dầu giảm chóng mặt?,
tham khảo tại trang web: http://vneconomy.vn/thoi-su/kich-ban-nao-cho-viet-nam-khi-
gia-dau-giam-chong-mat-20141211091334675.htm (tham khảo ngày 21/06/2015).
3. Mỹ Lệ (2014), , tham khảo tại trang web:“Cú sốc” giá dầu?
http://www.thesaigontimes.vn/122581/%E2%80%9CCu-soc%E2%80%9D-gia-
dau.html (tham khảo ngày 21/06/2015).
4. Khánh Nhi (2014), Biến động giá dầu và các kịch bản tác động đến kinh tế VN trong
năm 2015, tham khảo tại trang web: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/bien-dong-gia-dau-
va-cac-kich-ban-tac-dong-den-kinh-te-vn-trong-nam-2015-20150206100546644.chn
(tham khảo ngày 21/06/2015).
5. TTXVN (2015), Giá dầu thế giới giảm tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?, Tạp
chí Cộng sản, tham khảo tại trang web: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-
Trang 54
te-thi-truong-XHCN/2015/31782/Gia-dau-the-gioi-giam-tac-dong-the-nao-toi-kinh-
te.aspx (tham khảo ngày 21/06/2015).
6. Hường (2014), , tham khảo tạiGiá dầu giảm mạnh mối lo ngân sách 2015
trang web: http://vneconomy.vn/tai-chinh/gia-dau-giam-manh-va-moi-lo-ngan-sach-
2015-2014120803307331.htm (tham khảo ngày 21/06/2015).
7. Hồ Quang Phương (2015), Kinh tế Việt Nam - Thách thức và cơ hội từ giá dầu thô
thấp, tham khảo tại trang web: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phan-
tich/kinh-te-viet-nam-thach-thuc-va-co-hoi-tu-gia-dau-tho-thap/344599.html (tham
khảo ngày 21/06/2015).
Trang 55
8. Bộ Tài chính, , tham khảo tại trangquyết toán cân đối ngân sách nhà nước năm 2012
web:
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2115685/2134
513/134886238/98140099?
p_folder_id=115360568&p_recurrent_news_id=134887864 (tham khảo ngày
21/06/2015).
9. TS. Nguyễn Mạnh Thường (2015), Thị trường dầu thô thế giới Việt Nam, tham
khảo tại trang web: http://www.vinpa.org.vn/nd/kien-thuc/vfvf/default.aspx (tham
khảo ngày 21/06/2015).
10. Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley (Hoa Kỳ) (2014), Kịch bản tác động
ứng phó với giá dầu giảm, tham khảo tại trang web:
http://www.thesaigontimes.vn/124121/Kich-ban-tac-dong-va-ung-pho-voi-gia-dau-
giam.html (tham khảo ngày 21/06/2015).
11. Phan Minh Ngọc (2014), Giá dầu tác động lên Việt Nam trong năm 2015,
tham khảo tại trang web: http://www.thesaigontimes.vn/124784/Gia-dau-va-tac-
dong-len-Viet-Nam-trong-nam-2015.html (tham khảo ngày 21/06/2015).
12. Thanh Hải (2013), , tham khảo tại trangGiá dầu thô thế giới đột ngột giảm mạnh
web: http://vneconomy.vn/thi-truong/gia-dau-tho-the-gioi-dot-ngot-giam-manh-
20130905091158520.htm (tham khảo ngày 21/06/2015).
13. TS. Vũ Đình Ánh (2014), , tham khảoXăng dầu cơ cấu thu ngân sách nhà nước
tại trang web: http://hiephoixangdau.org/ndc/tin-trong-nuoc/xang-dau-va-co-cau-
thu-ngan-sach-nha-nuoc/default.aspx (tham khảo ngày 21/06/2015).
14. Nguyên Hằng (2014), , tham khảo tại trangGiảm thiệt hại ngân sách do giá dầu
web: http://hiephoixangdau.org/ndc/tin-trong-nuoc/giam-thiet-hai-ngan-sach-do-
gia-dau/default.aspx (tham khảo ngày 21/06/2015).
Trang 56
15. Lương Bằng (2014), ,Giá dầu giảm 1 USD, số thu ngân sách giảm 1.000 tỉ đồng
tham khảo tại trang web: http://hiephoixangdau.org/ndc/tin-trong-nuoc/gia-dau-
giam-1-usd-so-thu-ngan-sach-giam-1-000-ti-dong/default.aspx (tham khảo ngày
21/06/2015).
16. Xăng dầu chỉ số CPI, tham khảo tại trang web:
http://www.vinpa.org.vn/ndc/hoat-dong-vinpa/xang-dau-va-chi-so-
cpi/default.aspx (tham khảo ngày 20/06/2015).
17. Bích Diệp (2013), tham khảo tạiXăng dầu, Y tế đẩy CPI lên cao nhất 6 tháng,
trang web: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/xang-dau-y-te-day-cpi-len-cao-nhat-6-
thang-770879.htm (tham khảo ngày 20/6/15).
18. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), Diễn biến giá cả năm 2012 và xu hướng 2013,
tham khảo tại trang web: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/thi-truong---gia-
ca-/dien-bien-gia-ca-nam-2012-va-xu-huong-nam-2013-22530.html (tham khảo
ngày 20/6/2015).
19. TS. Trần Văn Hùng (2012), Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam năm 2012 dự
báo kinh tế năm 2013,tham khảo tại trang web: http://news.go.vn/kinh-te/tin-
986072/tong-quan-ve-kinh-te-viet-nam-nam-2012-va-du-bao-kinh-te-vi-mo-nam-
2013.htm (tham khảo ngày 20/6/2015).
20. Baodientu.chinh phủ, Sự hiếm thấy của CPI năm 2014,tham khảo tại
http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Su-hiem-thay-cua-CPI-2014/216883.vgp
(tham khảo ngày 20/6/2015).
21. BBc.com, Giá tham khảo tại trang web:dầu thấp được bao lâu nữa?
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/02/150224_low_oil_price_to_stay
(tham khảo ngày 20/6/2015).
22. Tổng cục thống kê, tham khảo tại trangChỉ số giá tiêu dùng năm 2012-12014,
web: http//www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628 (tham khảo ngày 20/6/2015).
Trang 57
23. Theo VOV 2011, Linh hoạt trong sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, truy cập
tại:https://www.pvoil.com.vn/vi-VN/zone/linh-hoat-trong-su-dung-quy-binh-on-gia-
xang-dau/249/827 (tham khảo ngày: 21/6/2015).
24. Nguồn Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2011, Việt Nam sẽ thừa nhà máy lọc dầu?
tham khảo tại trang web :http://hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-hoc-
dau-khi/1342-viet-nam-se-du-thua-nha-may-loc-dau.html ( tham khảo ngày:19/6/2015).
25. PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh, Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam khả năng
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tham khảo tại trang web
http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/984- ngun-tai-nguyen-nng-lng-vit-nam-va-kh-
nng-ap-ng-nhu-cu-phat-trin-kinh-t (tham khảo ngày: 21/6/2015).
26. Đinh Công Thành 2006, , tham khảo tại trangGiải pháp thay thế dầu hỏa
web :http://khoahoc.tv/congnghemoi/cong-nghe-moi/8191_giai-phap-thay-the-dau-
hoa.aspx, (tham khảo ngày: 19/6/2015).
27. ĐL & Phương Minh - Điện Việt Nam, Châu Á tìm kiếm nguồn năng lượng hay thế
mới, tham khảo tại trang web :http://www.epu.edu.vn/Default.aspx?BT=4472 (tham
khảo ngày: 19/6/2015).
28.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/lam-phat-thap-gia-dau-giam-va-dau-la-tru-do-cho-nen-
kinh-te-vn-nam-2015-201501051136445936.chn (tham khảo ngày: 9/6/2015).
29.http://vtc.vn/gia-dau-lien-tuc-giam-sau-kinh-te-viet-nam-2015-co-that-su-dang-
lo.1.536685.htm (tham khảo ngày: 19/6/2015).
30.http://dantri.com.vn/kinh-doanh/gia-dau-duoi-50usdthung-se-thay-doi-nen-kinh-te-
viet-nam-ra-sao-1018125.htm (tham khảo ngày: 18/6/2015).
31.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-2013-nhung-vung-sang-toi-
201402021621057536.chn (tham khảo ngày: 19/6/2015).
32.http://cafef.vn/kinh-te-vi-modau-tu-/gia-dau-giam-anh-huong-nhu-the-nao-den-viet-
nam-trong-nam-2015-2014122608332087314.chn(tham khảo ngày:21/6/15).
33.http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/gia-dau-giam-khong-han-la-tin-xau-doi-voi-thi-
truong-moi-noi-2014121816364681315.chn (tham khảo ngày: 19/6/2015).
Trang 58
34.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/lam-phat-thap-gia-dau-giam-va-dau-la-tru-do-cho-nen-
kinh-te-vn-nam-2015-201501051136445936.chn (tham khảo ngày: 19/6/15).
35.http://www.vinpa.org.vn/nd/kien-thuc/vfvf/default.aspx truy câp, 20/6/2015 (thị
trường dầu thô thế giới và việt nam) (tham khảo ngày: 19/6/2015).
36.http://www.petrolimex.com.vn/nd/bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang-dau/phai-
nhin-ban-chat-hinh-thanh-gia-xang-dau.html truy cập 19/6/2015(tham khảo ngày:
20/6/2015).
37.http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/knd/ttsk/1501527/52782607/564
36025 (tham khảo ngày: 19/6/2015).
38. (tham khảo ngày:19/6/2015).http://xangdau.net/thong-tin-chung/gia-ban-le
39.http://xangdau.net/tin-tuc/thi-truong-xang-dau-the-gioi(tham khảo ngày: 19/6/2015).
40. Theo Tuổi trẻ Online, tham khảo tại trang web http://tuoitre.vn/tin/kinh-
te/20141222/gia-xang-giam-toi-2050d-lit/688860.html,(tham khảo ngày: 21/6/2015).
41. Theo Tạp Chí Tài Chính, báo cáo thống tài chính, tham khảo tại trang web
http://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/tinh-hinh-gia-thi-truong-thang-
09-nam-2013-34176.html, (tham khảo ngày: 19/6/2015).
42. Theo Tạp Chí Tài Chính, Thị trường xăng dầu trong nước năm 2012, tham khảo tại
trang web http://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/thi-truong-xang-dau-
trong-nuoc-nam-2012-22196.html,(tham khảo ngày: 21/6/2015).
43. Theo Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, tham khảo tại trang web
http://www.petrolimex.com.vn/nd/bao_cao.htm, (tham khảo ngày: 21/6/2015).
44. Theo Bộ tài chính, Tình hình giá xăng dầu trên thị trường và biện pháp điều hành
giá xăng dầu trong nước, tham khảo tại trang web
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?
pers_id=2177092&item_id=62173424&p_details=1>(tham khảo ngày: 21/6/2015).
45. Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 hiệu lực từ 01/07/2005, tham khảo tại trang
web: http://thuvienphapluat.vn/ (tham khảo ngày 20/6/2015)
Trang 59
46. Nghị định 55/2007/CP-TTg, ngày 31/05/2007 về quy chế quản lý kinh doanh xăng
dầu, tham khảo tại trang web: (tham khảo ngày http://thuvienphapluat.vn/
20/6/2015).
47. Nghị định 84/2009/NĐ-CP, ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, tham khảo
tại trang web: (tham khảo ngày 20/6/2015). http://thuvienphapluat.vn/
48. Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, ngày 03/09/2014 về kinh doanh xăng dầu
http://thuvienphapluat.vn/ (tham khảo ngày 20/6/2015).
Trang 60
| 1/67

Preview text:

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy trên trái đất, một kỷ nguyên mới cho ngành
năng lượng đã thực sự bắt đầu. Dầu mỏ, cùng với các sản phẩm dầu mỏ-trong đó có
xăng dầu trở thành năng lượng không thể thiếu đối với loài người. Thị trường dầu mỏ
thế giới liên tục biến động và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả các sản phẩm dầu mỏ.
Nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng ở các quốc gia trong khi nguồn cung dầu mỏ có hạn
đã làm cho thị trường dầu mỏ liên tục căng thẳng trong những năm gần đây.
Một trong những sản phẩm dầu mỏ thiết yếu đối với đời sống là xăng dầu. Xăng
dầu là nhiên liệu cần thiết cho tất cả các loại phương tiện hiện đại, giúp con người
thuận tiện trong lưu thông, đi lại. Chúng cũng là nhiên liệu dùng cho máy móc trong
sản xuất, gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy, xăng dầu có ý nghĩa rất
quan trọng trong đời sống dân sinh, sản xuất và thương mại.
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế không ngừng, nhu cầu sử dụng năng lượng
của con người tăng mạnh. Những tác động của cung-cầu và một số nhân tố khách quan
khác khiến giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng mạnh, kéo giá xăng dầu thế giới tăng
cao. Trong khi đó, cho đến khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng
02/2009, Việt Nam nhập khẩu 100% xăng dầu nên trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến
động giá xăng dầu thế giới. Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2012-2014,
giá cả xăng dầu trong nước luôn trong tình trạng bất ổn và khó dự đoán, gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sản xuất và tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, vấn đề
đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá từ đó rút ra các giải pháp cần
thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, nhóm đã chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của
biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô. i
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những nét khái quát chung về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng
dầu Việt nam để có cái nhìn tổng quan nhất.
Phân tích nghiên cứu biến động của giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường
Việt Nam và đặc biệt đi sâu tìm hiểu những tác động của nó tới nền kinh tế nói riêng và
toàn bộ đời sống xã hội nói chung trong giai đoạn 2012- 2014. Từ đó chúng ta có cái
nhìn tổng quát nhất nhằm đưa ra được những nguyên nhân chính gây nên tình trạng giá
cả tăng giảm thất thường nêu trên.
Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến
động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm điều tiết
giá cả trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là phương pháp phân tích-tổng
hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hoá tài liệu, phương pháp so
sánh… Các số liệu được sử dụng trong khoá luận được thống kê từ nhiều nguồn tài
liệu: các loại văn bản của Bộ Tài Chính, trang web, các phương tiện thông tin đại
chúng … Ngoài ra những số liệu còn có sẵn tác giả tự tổng hợp thành các bản thống kê,
biểu đồ so sánh, hệ thống nhằm cụ thể hóa nội dung cần phân tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu nội địa; diễn
biến giá cả xăng dầu trên thị trường; các chính sách của nhà nước có liên quan tới quản lý giá cả xăng dầu.
Phạm vi nghiên cứu: giá xăng dầu thế giới và Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1. Một số vấn đề về xăng dầu và mô hình tổng cung tổng cầu. ii
Chương 2. Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới. iii MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................iii
MỤC LỤC.....................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................ix
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về xăng dầu và mô hình tổng cung tổng cầu................1
1.1. Tổng quan về xăng dầu..........................................................................................1
1.1.1. Dầu mỏ............................................................................................................1
1.1.2. Xăng dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ...........................................1
1.2. Vai trò của xăng dầu trong nền kinh tế và xã hội.................................................2
1.3. Mô hình tổng cung tổng cầu phân tích kinh tế vĩ mô...........................................3
CHƯƠNG 2: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2012-2014.......................................................................................................6
2.1. Thị trường dầu thô thế giới....................................................................................6
2.1.1. Diễn biến.........................................................................................................6
2.1.1.1. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2012.....................................................6
2.1.1.2. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2013.....................................................8
2.1.1.3. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2014...................................................10
2.1.2. Nguyên nhân.................................................................................................11
2.2. Thị trường xăng dầu Việt Nam............................................................................11
2.1.1. Diễn biến.......................................................................................................11
2.1.2. Cơ chế chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn
2012-2014......................................................................................................................14
2.3. Ảnh hưởng của giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2014...18
2.2.1. Ảnh hưởng tới lạm phát...............................................................................18
2.2.2. Ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước.....................................................25
2.2.3. Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam............................................31 iv
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời
gian tới..........................................................................................................................34
3.1. Sự cần thiết của việc bình ổn giá xăng dầu trong nước.....................................34
3.2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước.................................35
3.2.1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu........35
3.2.2. Sử dụng tiết kiệm xăng dầu hiện có đồng thời khai thác những nguồn
năng lượng mới thay thế.............................................................................................36
3.2.2.1. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có.........................................36
3.2.2.2. Bảo đảm đầy đủ nguồn dự trữ xăng dầu trong nước........................36
3.2.2.3. Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế.....................................37
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước..................37
3.2.3.1. Chính sách tài khóa - tiền tệ................................................................38
3.2.3.2. Hoàn thiện chính sách thuế.................................................................38
3.2.3.3. Quản lý tốt chính sách giá...................................................................39
3.2.3.4. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu....................41
3.2.3.5. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.....................41
3.2.4. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước.......43
3.2.4.1. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu................43
3.2.4.2. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh cho thị trường xăng dầu
trong nước....................................................................................................................44
KẾT LUẬN..................................................................................................................46
PHỤ LỤC.....................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56 v DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.1. Giá dầu thô thế giới năm 2012
Biểu đồ 2.2. Giá dầu thô thế giới năm 2013
Biểu đồ 2.3. Giá dầu thô thế giới năm 2014
Biểu đồ 2.4. Diễn biến giá xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.5. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2012
Biểu đồ 2.6. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2013
Biểu đồ 2.7. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2014
Biểu đồ 2.8. Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.9. Tình hình tổng thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nguồn thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng nguồn thu từ dầu thô trong tổng thu NSNN giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.12. Tình hình xuất khẩu dầu thô Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.13. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Hình 1.1. Thay đổi tổng cung khi giá dầu tăng
Sơ đồ 1.1. Tác động của tăng giá xăng dầu vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPI (Consumer Price Index) : Chỉ số giá tiêu dung GDP (Gross Domestic Product)
: Tổng sản phẩm quốc nội DN : Doanh nghiệp
IEA (International Energy Agency)
: Tổ chức năng lượng quốc tế EU (European Union) : Liên minh Châu Âu BOG
: Quỹ bình ổn giá xăng dầu
ADB (The Asian Development Bank): Ngân hàng Phát triển Châu Á vii
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Chương 1. Một số vấn đề về xăng dầu và mô hình tổng cung tổng cầu
1.1. Tổng quan về xăng dầu 1.1.1. Dầu mỏ
Năm 1859, dòng chất lỏng màu đen lần đầu tiên được khai thác ở Hoa Kỳ, từ
chất lỏng kỳ diệu này, người ta đã điều chế ta hàng loạt các sản phẩm phục vụ cho mọi
mặt của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt trong ngành công nghiệp năng lượng. Chất
lỏng này được gọi là dầu mỏ.
Từ khi dầu mỏ được phát hiện và đưa vào khai thác, lần đầu tiên, dầu mỏ đã
được loài người sử dụng làm nhiên liệu chiếu sáng và làm thuốc chữa bệnh ngoài da,
dần dần theo sự phát triển của kinh tế kỹ thuật cùng với sự hiểu biết ngày càng đầy đủ
hơn về dầu mỏ mà dầu thô đã được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất điện, làm nhiên
liệu cho tất cả các phương tiện giao thông vận tải, hơn nữa còn được sử dụng trong
công nghiệp hóa học để sản xuất ra chất dẻo (plastic) và sản xuất ra trên 2.000 sản
phẩm thông dụng khác, vì thế mà dầu mỏ dược gọi là “ vàng đen”.
1.1.2. Xăng dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Xăng dầu là một trong những sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ. Từ khi được
phát hiện đến nay, xăng dầu vẫn giữ vị trí độc tôn trong các nguồn năng lượng trên thế
giới. Ngày nay, gần như toàn bộ các phương tiện giao thông vận tải, máy móc công
nghiệp đều sử dụng nhiên liệu xăng dầu. Hiện nay có rất nhiều loại năng lượng khác
nhau được ứng dụng như điện, gió, hạt nhân,…nhưng chưa có loại nào đủ khả năng thay thế cho xăng dầu.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại xăng như A92, A95, A97, A98 … được
phân loại dựa trên chỉ số octan (2 số cuối trong tên của từng loại xăng ám chỉ tỷ lệ
octan trong loại xăng đó), chỉ số octan càng cao thì chất lượng xăng càng tốt. Mỗi loại
động cơ thích hợp với một hoặc một số loại xăng nhất định. Xăng được dùng trong các
loại động cơ đốt như xe máy, ô tô, máy phát điện…
Bên cạnh xăng, dầu cũng có nhiều loại như dầu DO (diezen), dầu KO (dầu hỏa)
và FO (dầu mazut hay dầu cạn). Dầu DO dùng chạy các loại động cơ có công suất lớn, Trang 1
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
tốc độ chậm, các loại máy móc công nghiệp. Dầu KO có độ nhớt ít hơn dầu DO, cháy
sáng và tỏa nhiệt hơn, dùng làm chất đốt, làm dung môi cho các ngành công nghiệp.
Dầu FO màu đen, quánh, độ nhớt cao, dùng làm nhiên liệu cho các loại động cơ công
suất lớn, các loại lò công nghiệp…
Ngoài ra còn có các loại sản phẩm khác từ dầu mỏ như dầu nhờn dùng để bôi
trơn máy móc, làm sạch, chống ăn mòn kim loại…; khí đốt – một dạng nhiên liệu ở thể
khí dùng rộng rãi trong các gia đình để nấu ăn, sưởi ấm, hàn cắt…
1.2. Vai trò của xăng dầu trong nền kinh tế và xã hội
Tất cả các nền kinh tế đều có liên quan đến xăng dầu. Từ công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt dân cư,… đều cần đến nhiên liệu xăng dầu và các
chế phẩm khác từ dầu mỏ. Xăng dầu cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dân sinh, an ninh quốc phòng, là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
Các quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu rất lớn, lượng tiêu
thụ bình quân đầu người cao thuộc các nước có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do
kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất , vận tải, công nghiệp… càng cần tiêu thụ
nhiều. Hơn nữa, mức sống của người dân cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết
bị hiện đại sử dụng năng lượng hoặc các phương tiện giao thông cho hoạt động đi lại, du lịch…
Có thể nói xăng dầu như huyết mạch của nền kinh tế. Khi sự lưu thông huyết
mạch này bị tắc nghẽn hoặc thay đổi bất thường thì chắc chắn các bộ phận khác của
nền kinh tế vì thế mà bất ổn theo. Mỗi quốc gia được đảm bảo an ninh xăng dầu sẽ là
một quốc gia có sức mạnh kinh tế.
Ngoài ý nghĩa kinh tế, xăng dầu nói riêng và dầu mỏ nói chung còn mang một ý
nghĩa quốc phòng to lớn . Những xung đột ở khu vực Trung Đông hay những tranh
chấp ở biển Đông hiện nay giữa các quốc gia đều có nguồn gốc sâu xa là dầu mỏ. Đất
nước có nguồn dầu mỏ và công nghiệp lọc hóa dầu phát triển sẽ có vị thế quốc phòng vững mạnh. Trang 2
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
1.3. Mô hình tổng cung tổng cầu phân tích kinh tế vĩ mô
Trong bài về mô hình tổng cung tổng cầu ta biết rằng khi giá biến đổi thì lượng
sẽ chạy dọc đường cung, các yếu tố khác thay đổi thì làm tổng cung dịch chuyển. Một
trong các yếu tố đó là cú sốc dầu mỏ. Khi giá dầu mỏ tăng sẽ làm đường cung dịch
chuyển sang trái. Điều này làm cho sản lượng của nền kinh tế giảm xuống và giá tăng
lên (CPI tăng). Và ngược lại, khi giá dầu mỏ giảm thì đường cung sẽ dịch phải. Điều
này làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên và giá giảm xuống (CPI giảm ).
Hình 1.1. Thay đổi tổng cung khi giá dầu tăng AS1 AS0 E1 P 1 P E 0 0 AD Y Y Y 0 1 0
Sơ đồ 1.1. Tác động của tăng giá xăng dầu Trang 3
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Ban đầu nền kinh tế tại điểm cân bằng: E (p ;y ) 0 0 0
Khi giá xăng dầu của thế giới tăng
Giá dầu trong nước tăng, mà xăng dầu là nguyên liệu đầu vào
đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế Chi phí sản xuất tăng Tổng cung giảm Dịch chuyển bên trái AS1
Trong khi P và AD chưa kịp thay đổi Dư cầu Y -Y 0 2 Tạo sức ép làm cho P: p p 0 1
Doanh nghiệp mở rộng sản xuất : Y từ y y 2 1 Tác động đồng thời AD , từ Y y y 0 1
Nền kinh tế xác lập trạng thái cân bằng mới: E (p ;y ) 1 1 1 Kết luận:
Sản lượng sản phẩm giảm, thất nghiệp tăng, lạm phát tăng Trang 4
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Tại thị trường yếu tố đầu vào: Xăng được bán làm nguyên liệu cho sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ (vận tải, chạy máy, sản xuất điện).
Tại thị trường hàng hóa và dịch vụ: Xăng được hộ gia đình mua để phục vụ cho
nhu cầu đi lại của họ.
Khi giá xăng giảm thì chi phí đầu vào của DN giảm làm cho lợi nhuận của DN
tăng lên nếu giữ giá cũ. Trong nền kinh tế thị trường vận hành bởi cạnh tranh, một DN
sẽ khơi mào giảm giá để bán được nhiều hàng hơn, các DN khác cũng phải giảm giá
theo. Hộ gia đình được hưởng lợi nhờ mua hàng hóa/dịch vụ rẻ hơn.
Khi giá xăng giảm thì cũng làm giảm chi phí mua xăng của hộ gia đình nhờ vậy
hộ gia đình có nhiều tiền hơn để mua sắm. Kết quả là tiêu dùng tăng kích thích sản xuất
tăng theo. Sản xuất tăng thì DN phải tuyển nhiều lao động hơn nhờ vậy thu nhập của người dân tăng lên.
Kết luận: khi xăng giảm thì sẽ kích thích nền kinh tế sản xuất ra nhiều giá trị hơn (GDP tăng)
Ngược lại, khi giá xăng tăng thì chi phí đầu vào của DN cũng tăng khiến cho
DN phải tăng giá bán. Hộ gia đình ít tiền hơn trong khi phải mua hàng với giá cao hơn
nên giảm chi tiêu. Kết quả là nền kinh tế sản xuất ra ít hàng hóa hơn.
Yếu tố tích cực của tăng giá xăng dầu là về mặt dài hạn. Xăng dầu là một loại
nguyên liệu hóa thạch hữu hạn, khi đốt tạo ra khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Giá
xăng tăng sẽ kích thích DN tìm ra các loại nguyên liệu thay thế rẻ tiền hơn, thay đổi
công nghệ để tiết kiệm nguyên liệu hơn.
Nếu giá xăng giảm trong một thời gian dài thì các máy móc khai thác năng
lượng mặt trời, gió, sóng biển,… sẽ không thể bán được. DN không bán được thì
không đủ tiền để tái nghiên cứu; làm chậm lại sự phát triển của ngành này.
Trong nền kinh tế mở, nếu như một đất nước có tổng thu từ bán dầu mỏ lớn hơn
tổng chi từ mua thì việc tăng giá xăng dầu là có lợi và ngược lại.
Chương 2. Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2014 Trang 5
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
2.1. Thị trường dầu thô thế giới 2.1.1. Diễn biến
2.1.1.1. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2012
Biểu đồ 2.1. Giá dầu thô thế giới năm 2012
(Nguồn: http://www.eia.gov/)
Giá dầu thô thế giới đã có nhiều biến động mạnh trong năm 2012, nhất là nửa
đầu năm 2012. Giá dầu thô trên thị trường thế giới trong giai đoạn 3 tháng đầu năm chủ
yếu có xu hướng tăng và giữ ở mức cao do các quốc gia cung dầu lớn nhất thế giới
đang siết chặt sản lượng, việc Mỹ và EU mạnh tay tiến hành các biện pháp trừng phạt
đối với Iran (do quốc gia này bị cáo buộc đang đẩy mạnh nghiên cứu vũ khí hạt nhân),
đã làm xuất hiện lo ngại nguồn cung dầu thô cho thị trường thế giới bị thiếu hụt,
khuyến khích hoạt động đầu cơ.
Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 6/2012, giá dầu chủ yếu theo xu hướng giảm
mạnh do ảnh hưởng từ việc tăng trưởng yếu kém của Mỹ, Trung Quốc (là những nước
sử dụng dầu thô nhiều nhất thế giới) cũng như việc Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Trang 6
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Nha tiếp bước Hy Lạp để nhận gói cứu trợ từ liên minh châu Âu làm dấy lên lo ngại về
đà phục hồi của kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu về dầu thô sụt giảm.
Theo báo cáo hàng tháng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, giá
dầu tại các nước OPEC giảm từ mức trung bình 118,18 USD/thùng trong tháng 4
xuống 108,07 USD/thùng trong tháng 5, mức suy giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2008;
giá dầu WTI giảm từ mức trung bình 103,35 USD/thùng trong tháng 4 xuống 94,45
USD/thùng trong tháng 5 và 85,04 USD/thùng trong tháng 6; dầu thô Brent giảm từ
119,71 USD/thùng trong tháng 4 xuống 110,27 USD/thùng trong tháng 5 và 94,17 USD/thùng trong tháng 6.
Bước sang quý III/2012, giá dầu bắt đầu hồi phục và có biến động hẹp trong quý
IV/2012. Giá dầu tăng giá kể từ cuối tháng 6 do nhiều nguyên nhân như việc cấm vận
xuất khẩu dầu thô của Iran bắt đầu có hiệu lực từ 1/7, các hoạt động đầu cơ, hạn chế
nguồn cung ở Biển Bắc, sụt giảm trong tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ, hy vọng về gói kích
thích kinh tế từ các ngân hàng trung ương và yếu tố địa chính trị bất ổn ở Trung Đông.
Tất cả những yếu tố trên cùng hy vọng các quan chức Mỹ đạt được thỏa thuận
về ngân sách vào những thời điểm cuối cùng của năm 2012 đã phần nào giúp giá dầu
thô không bị mất giá quá mạnh trong năm 2012. Chốt phiên giao dịch ngày
31/12/2012, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2/2013 đã lên mức 91,82 USD/thùng.
Như vậy, tính toàn bộ năm giao dịch 2012, giá dầu giảm tới 7,1%.
Đây là năm đầu tiên giá dầu kỳ hạn suy giảm kể từ năm 2008, thời điểm các thị
trường hàng hóa chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo
giới phân tích, năm 2012, thị trường năng lượng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh
tế không rõ ràng. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất lên thị trường năng lượng thế
giới vẫn chủ yếu là vấn đề cung cầu.
Trong năm, giá dầu thô giao ngay đã đạt mức đỉnh của năm 2012 là 109,39
USD/thùng vào ngày 24/2 và sau đó giảm xuống mức thấp nhất của năm là 77,72
USD/thùng vào hôm 28/6. Còn dầu Brent đạt đỉnh 128,14 USD/thùng hôm 13/3 và sau
đó cũng giảm xuống mức đáy 88,69 USD/thùng vào này 25/6. Trang 7
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
2.1.1.2. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2013
Kinh tế thế giới vẫn còn khủng hoảng, nhiều nước phát triển tiêu thụ dầu giảm
đi (nhất là các nước châu Âu và Nhật), các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam
Á tuy vẫn có tăng trưởng nhưng ở mức độ thấp hơn các năm trước. Các nước Trung
Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh có lượng tiêu thụ tăng nhẹ (1-2%). Tổng lượng tiêu thụ
trong năm 2013 là khoảng gần 90 triệu thùng/ngày.
Tuy vẫn đảm bảo khoảng 40% lượng cung dầu thế giới nhưng vai trò của OPEC
đã có phần bị giảm sút so với các năm trước. Mỹ đã thành cường quốc số 1 về sản
lượng dầu khai thác dẫn đến việc giảm nhập khẩu. Một số sự kiện địa chính trị tại Bắc
Phi và Trung Đông làm giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu của một số nước nhưng
không có những hậu quả nghiêm trọng do sự gia tăng khai thác tại Ả rập Xê út và các
nước ngoài OPEC khác như Nga, Brazil,… Tuy có một vài giai đoạn ngắn khi nguồn
hàng bị khan hiếm nhưng nhìn chung trong năm 2013 nguồn cung tương đối bảo
đảm,không bị đứt đoạn. Nguyên nhân quan trọng nhất của sự tiến bộ này là do sự phát
triển của công nghiệp đá phiến và dầu cát.
Diễn biến thị trường dầu thô năm qua được đánh giá khá bằng lặng so với 2 năm
trước đây. Mức giá trung bình năm của dầu dated brent - một loại dầu chuẩn trên thế
giới đạt 109,1USD/thùng, thấp hơn 2,4% so với giá trung bình năm 2012 và thấp hơn
1,8% so với trung bình giá năm 2011. Nguyên nhân chính khiến giá dầu thô giảm là do
suy thoái kinh tế khiến nhu cầu thế giới giảm sút trong khi nguồn cung dầu tăng, đặc
biệt từ nguồn dầu đá phiến (shale oil) của Mỹ. Mức giá cao nhất mà dầu Brent đạt được
trong năm là 119 USD/thùng (vào ngày 8/2).
Biểu đồ 2.2. Giá dầu thô thế giới năm 2013 Trang 8
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
(Nguồn: http://www.eia.gov/)
Đây là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và thể hiện sự cân bằng
tương đối giữa cung và cầu. Khi có một số biến động chính trị (tại Libya hay Iran,…)
giá dầu cũng chỉ tăng hạn chế trong một thời gian ngắn vì vẫn có các nguồn cung khác
đủ bù đắp cho các thiếu hụt tạm thời này.
Vai trò lớn nhất trong việc ổn định giá là Mỹ (sản lượng khai thác tăng, nguồn
dự trữ chiến lược dồi dào) và Ả rập Xê út (sẵn sàng nâng sản lượng khai thác). Và cũng
cần nói thêm rằng giá xăng dầu còn chịu ảnh hưởng từ sự đầu cơ (chủ yếu là mua bán
khống qua các sàn giao dịch). Tuy nhiên, các nhà đầu cơ này hiện có vẻ ít quan tâm
hơn tới xăng dầu, một phần cũng do sự siết chặt hơn của hệ thống giám sát pháp lý (chủ yếu là tại Mỹ).
2.1.1.3. Diễn biến giá dầu thế giới năm 2014 Trang 9
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Năm 2014 là một năm đầy biến động với thị trường dầu mỏ Thế giới. Nửa đầu
năm 2014 giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ đóng cửa phiên giao dịch 30/6/2014 ở mức
105,37 USD/thùng. Giá dầu thô Brent có giá 112,36 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ
tại Mỹ đã tăng 2,6% trong tháng 6, tăng 3,7% trong cả quý II và tăng 7,1% trong 6
tháng đầu năm 2014. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng 2,7% trong tháng 6, và 4,3%
trong quý II và 1,4% trong nửa đầu năm 2014. Giá dầu tăng chủ yếu bởi lo ngại bất ổn
tại Iraq sẽ ảnh hưởng đến cung dầu của thế giới.
Biểu đồ 2.3. Giá dầu thô thế giới năm 2014
(Nguồn: http://www.eia.gov/)
Đà giảm giá dầu thô bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 năm 2014 với mức giá WTI
bình quân tháng 8 là 96,54 USD/thùng, giảm 6,8% so với mức giá bình quân WTI của
tháng 7 năm 2014. Đến tháng 12 năm 2014, giá WTI bình quân của tháng chỉ còn
75,79 USD/ thùng, giảm 28,3% so với tháng 6 với mức giá bình quân 105,79. Trang 10
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Giá dầu ngọt nhẹ WTI đóng cửa phiên giao dịch 29/12/2014 trên Sàn giao dịch
New York bất ngờ giảm 1,12 USD (tương đương 2%) xuống 53,61 USD/thùng - mức
thấp nhất kể từ tháng 5/2009.
Giá dầu thô trên sàn giao dịch New York giảm 4,2% và là tuần giảm giá thứ năm
liên tiếp.Tính chung từ giữa tháng 6 tới cuối năm 2014, dầu đã giảm hơn 50%. Đây là
tốc độ giảm giá nhanh nhất kể từ năm 2008, gần bằng so với hai cú sốc giảm giá dầu
giai đoạn 1985-1986 và 1990-1991. 2.1.2. Nguyên nhân
Nhu cầu năng lượng có quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế. Ngoài ra,
nhu cầu này cũng tăng mạnh trong mùa đông ở bán cầu Bắc và trong mùa hè ở những
nước sử dụng phổ biến máy điều hòa nhiệt độ. Trong khi đó, nguồn cung có thể chịu
ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết (thời tiết xấu cản trở việc đưa dầu lên các tàu vận
chuyển) và bởi tình hình địa chính trị. Có 4 yếu tố chính khiến giá dầu liên tục giảm sâu, giảm mạnh.
Thứ nhất, nhu cầu dầu hiện đang ở mức thấp do hoạt động kinh tế diễn ra với
tốc độ yếu trên phạm vi toàn cầu, cộng thêm hiệu suất gia tăng và xu hướng dịch
chuyển từ dầu thô sang các loại nhiên liệu khác.
Thứ hai, bất ổn chính trị ở Iraq và Libya và một số yếu tố chính trị khác.
Thứ ba, Mỹ đã trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù Mỹ không
xuất khẩu dầu thô, nhưng với sản lượng dầu đá phiến trong nước tăng bùng nổ, Mỹ
nhập khẩu ít dầu đi, dẫn tới sự dư thừa nguồn cung cầu trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, Saudi Arabia và các nước đồng minh vùng vịnh đã quyết định sẽ không
hy sinh thị phần của mình để cứu giá dầu.
2.2. Thị trường xăng dầu Việt Nam 2.1.1. Diễn biến
Theo biểu đồ 2.4 ta thấy, giá xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014 có nhiều
biến động trong năm, tuy nhiên xu hướng chung là giảm dần qua các năm.
Biểu đồ 2.4. Diễn biến giá xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014 Trang 11
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/)
Cụ thể, năm 2012, giá xăng dầu Việt Nam có xu hướng giảm trong những tháng
đầu năm, tăng vào giữa năm và cuối năm lại giảm dần. Đây là năm mở ra một giai đoạn
đầy sóng gió đối với thị trường trong nước. Trong 9 tháng đầu năm 2012, giá dầu thế
giới đã có những biến động mạnh, tăng trong tháng 1, 2 và bắt đầu giảm từ tháng 3 đến
cuối tháng 6 sau đó bắt đầu tăng. Cũng theo xu hướng giá dầu thế giới, giá xăng dầu
trong nước cũng biến động mạnh với rất nhiều đợt tăng/giảm giá với thời gian gần. Vào
ngày 1/8 xăng A92 tăng 900 đồng/lít. Ngày 13/8, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) cho hay, giá xăng dầu trong toàn hệ thống doanh nghiệp sẽ tăng 1.100
đồng/lít so với giá hiện hành. Trong khi đó, giá các mặt hàng dầu tăng 500-800 đồng/lít
hoặc kg. Quyết định tăng giá xăng dầu lần thứ hai trong tháng 8 này được đưa ra gần
một tuần sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động và 13 ngày sau đợt điều
chỉnh gần nhất. Ngày 28/8, giá xăng bán lẻ trong nước được Petrolimex, Saigon
Petro… điều chỉnh tăng thêm 650 đồng/lít, đưa giá xăng A92 lên mức 23.650 đồng/lít,
các loại dầu tăng từ 300 - 450 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong 29 ngày, giá Trang 12
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
xăng dầu lại tăng. Như vậy, tổng mức tăng của cả 3 lần đối với xăng đã lên tới 3.100
đồng/lít và 2.050 đồng/lít đối với dầu diezen. Đặc biệt là giá xăng dầu đã được điều
chỉnh tăng lên mức cao nhất trong năm vào ngày 11/9/2012 với giá xăng A92 được bán
với giá 24.545 đồng/lít. Đáng chú ý, thuế nhập khẩu xăng dầu vẫn giữ nguyên. Theo
đó, trừ dầu diezen có thuế suất 10%, xăng và các mặt hàng dầu còn lại đều đang chịu thuế nhập khẩu 12%.
Ngày 11/9, liên bộ Tài chính – Công thương đã bác đề xuất xin tăng giá xăng
của các doanh nghiệp. Thay vào đó Bộ sẽ giảm thuế nhập khẩu 2% và đồng loạt xả quỹ
bình ổn từ 500-600 đồng/lít, kg cho cả 4 mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên các doanh
nghiệp vẫn phải tiếp tục trích quỹ bình ổn theo quy định hiện hành với mức 300
đồng/lít, kg. Việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu 3 lần trong tháng 8 đã khiến giá cả
nhiều mặt hàng khác cũng bị điều chỉnh tăng theo, đặc biệt là giá cước vận tải.
Bước sang năm 2013, mặc dù giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp trong
nhiều thời điểm, nhưng giá bán xăng dầu trong nước đã được giữ ổn định, do kết hợp
hài hòa việc tăng/giảm mức sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu và/hoặc giảm
thuế nhập khẩu và/hoặcgiảm lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở. Mặt hàng
xăng dầu giảm giá lần lượt vào các thời điểm: ngày 9/4 giảm 500 đồng/lít; ngày 18/4
giảm 410 đồng/lít; ngày 22/8 với 300 đồng/lít; ngày 7/10 giảm 390 đồng/lít, ngày
11/11 với mức 250 đồng/lít, tổng số tiền giảm cho mỗi lít là khoảng 1.850 đồng/lít.
Trong khi đó, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trong các khoảng thời gian:
ngày 28/3 tăng sốc với 1.400 đồng, ngày 14/6 tăng tối đa 420 đồng/lít, ngày 28/6 tăng
360 đồng/lít, ngày 17/7 giá xăng tăng tối đa 460 đồng/lít, ngày 18/12 tăng thêm 580
đồng/lít, tổng số tiền tăng thêm cho mỗi lít là khoảng 3.200 đồng/lít. Giá bán xăng dầu
trong nước thời gian qua đã được điều chỉnh tăng khi mức độ kiềm chế do kết hợp với
việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá và yêu cầu doanh nghiệp không tính đủ lợi nhuận định
mức trong cơ cấu giá cơ sở. Khi giá xăng dầu thế giới giảm, Liên Bộ Tài chính-Công
thương đã kịp thời yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá bán xăng dầu trong nước. Trang 13
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Năm 2014, nếu ví nhịp điệu tăng/giảm của giá xăng dầu trong năm 2014 như
một bản nhạc, thì những đợt giảm giá vào cuối năm là những nốt nhạc đầy hứng khởi
cho nền kinh tế. Năm 2014, giá xăng dầu trong nước đã thay đổi tổng cộng 17 lần tăng,
giảm trong đó tăng 5 lần và giảm 12 lần, đánh dấu mức thay đổi kỷ lục của mặt hàng này trong một năm.
Giá xăng tăng mạnh vào những tháng đầu năm, với đỉnh điểm được thiết lập vào
ngày 7/7 khi giá xăng RON 95 lần đầu tiên vượt mốc 26.000 đồng. Giá xăng RON 92
cũng đạt mức 25.640 đồng/lít.
Giá xăng trong nước ở mức thấp nhất trong lần giảm giá cuối cùng trong năm
vào ngày 22/12/2014 là 17.880 đồng/ lít, so với giá xăng thời điểm cao nhất trong
tháng 7 là 25.640đ/ lít, giảm 7.760 đồng/ lít tương ứng giảm 29,3%. Giá xăng cuối năm
giảm liên tục theo đà giảm của giá dầu thô thế giới.
2.1.2. Cơ chế chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Nghị định 84/2009/NĐ-CP
Nghị định 84/2009/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2009. So
với Nghị định 55 CP và những văn bản pháp quy đã được ban hành trước đây về hoạt
động kinh doanh xăng dầu, Nghị định 84/2009/NĐ-CP có một bước chuyển biến rất
tích cực trong việc cụ thể hóa quan điểm điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được phép
công bố giá dựa trên cơ sở giá theo quy định. Cụ thể: Giá cơ sở là giá hình thành giá
bản lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng :
Giá cơ sở = Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt * tỷ giá ngoại tệ + chi
phí kinh doanh định mức + Quỹ bình ổn giá cả + Lợi nhuận định mức trước thuế +
VAT + Phí xăng dầu + Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định
hiện hành (Giá CIF được tính trên cơ sở bình quân giá 30 ngày trên thị trường Platts Singapo). Trang 14
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Đây là những tiền đề pháp lý quan trọng để thị trường xăng dầu Việt Nam phản
ánh được xu hướng của giá xăng dầu Thế giới, tiệm cận theo cơ chế thị trường nhưng
có sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Tuy nhiên, thị trường xăng dầu thực chất vẫn
chưa vận hành theo cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện vẫn
chưa hoàn toàn có thực quyền về xác định giá bán như các văn bản quy định.
Thực tế, để đảm bảo ổn định mặt bằng giá, tránh những xáo trộn lớn về giá cả
ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng, mặt bằng giá xăng dầu được Nhà nước giữ tương
đối ổn định trong những khoảng thời gian tương đối dài, bất chấp thị trường có biến động lớn.
Nhà nước can thiệp vào giá cả xăng dầu thông qua các công cụ tài chính. Khi
giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá bán xăng dầu trong nước thường không được
điều chỉnh xuống theo, mà giữ nguyên để tăng phần thu của Nhà nước thông qua tăng
thuế suất thuế nhập khẩu và các khoản thu khác, thậm chí để doanh nghiệp có thể bố trí
trả những khoản được Nhà nước “bù lỗ” trước đó.
Ngược lại, khi giá thị trường thế giới lên cao, giá trong nước lại chỉ được điều
chỉnh lên ít hơn và Nhà nước lại phải cắt giảm các khoản thu, thậm chí còn phải hỗ trợ
tài chính (bù lỗ) thông qua quỹ bình ổn xăng dầu của doanh nghiệp.
Có thể thấy quản lý kinh doanh xăng dầu còn có một số nội dung quy định chưa
phù hợp với thực tiễn đó là: nguyên tắc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ Bình ổn giá;
không thực hiện thẩm quyền quyết định giá của doanh nghiệp; không ổn định thuế suất
thuế nhập khẩu với từng chủng loại xăng dầu; việc tính giá cơ sở bình quân 30 ngày tạo
ra độ trễ khá lớn so với biến động của giá Thế giới.
Từ những bất cập trên, sau nhiều lần xin ý kiến của các cấp, các ngành, ngày
03/09/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về
kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP và có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2014. 
Nghị định 83/2014/NĐ-CP chính thức được ban hành Trang 15
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Nghị định mới thay thế đã giải quyết được tương đối triệt để những bất cập của
Nghị định cũ. Nghị định mới cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng,
nếu như trước đây chỉ có 3 thành phần tham gia thị trường này là đầu mối xuất nhập
khẩu, tổng đại lý và đại lý xăng dầu thì giờ đây có thêm 2 thành phần nữa là thương
nhân phân phối và thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. 
Tư tưởng và nội dung chủ đạo của Nghị định 83/2014/NĐ-CP
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tiếp tục vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước, phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật. Bảo đảm thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản
lý nhà nước, hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.
Tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong kinh doanh xăng dầu;
quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối xăng dầu, bảo đảm cung ứng ổn định xăng dầu
trong hệ thống, bảo đảm chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường.
Giá xăng dầu trong nước phản ánh kịp thời diễn biến giá xăng dầu thế giới; tần
suất, biên độ điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý người tiêu dùng.
Khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên
liệu có nguồn gốc hóa thạch, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP tạo điều kiện để thị trường xăng dầu Việt Nam có
khả năng tiếp cận thị trường xăng dầu khu vực và thế giới. Hơn nữa, tính minh bạch và
công khai được đẩy mạnh trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu. Nghị định cũng
quy định rõ nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bình ổn giá.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 83/2014/NĐ-CP trong
thực tiễn vẫn gây cho doanh nghiệp kinh doanh một số khó khăn như chưa lường hết
các yếu tố giá xăng dầu thế giới giảm liên tục, nên không có các điều kiện đảm bảo cho
các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu Bộ giao; chưa có cơ
chế, công cụ điều tiết phù hợp, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh
kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trang 16
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam được thành lập
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam được thành lập ngày 13/3/2013 với kỳ vọng bảo
vệ quyền lợi chính đáng của hội viên và người tiêu dùng. Trong thời gian qua, Hiệp
hội đã tích cực tham gia phản ánh ý kiến của các Hội viên và người tiêu dùng tới các
cơ quan quản lý nhà nước nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh,
minh bạch và hướng thị trường hơn. Đặc biệt, Hiệp hội đã đóng góp nhiều ý kiến trong
việc chuẩn bị cho sự ra đời của Nghị định mới thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP
về kinh doanh xăng dầu; tích cực kiến nghị với các cơ quan nhà nước về vấn đề truy
thu thuế tạm nhập tái xuất năm 2012 cũng như các nội dung trong thông báo số 135 và 308 của Bộ Tài chính.
Ngày 19/09/2014, Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phổ biến
Nghị định 83-CP tới các Hội viên. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Hội viên, ngày
25/09/2014 thường trực Hiệp Hội đã chủ động có văn bản gửi Liên bộ Công thương –
Tài chính và Ban soạn thảo đề xuất những nội dung của Thông tư Liên bộ để Nghị định
83-CP được triển khai thực hiện đồng bộ, cụ thể và minh bạch.
Ngày 17/10/2014, Hiệp Hội tiếp tục có văn bản gửi Liên bộ Công thương – Tài
chính tham gia góp ý dự thảo Thông tư Liên tịch hướng dẫn Nghị định 83-CP, trong đó
tập trung vào các nội dung: Về thuế nhập khẩu xăng dầu, về chi phí kinh doanh định
mức để tính giá cơ sở, về cơ chế sử dụng Quỹ BOG, về hình thức Đại lý xăng dầu.
Ngày 29/10/2014, Liên bộ Công thương – Tài chính ban hành Thông tư Liên
tịch số 39/2014/TTLT – BCT – BTC “Quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế
hình thành, quản lý, sử dụng quỹ BOG và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại
Nghị định số 83-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”. Theo
những nội dung của Thông tư Liên tịch, Liên bộ đã tiếp thu một phần kiến nghị, đề
xuất của thường trực Hiệp Hội.
2.3. Ảnh hưởng của giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2014
2.2.1. Ảnh hưởng tới lạm phát Trang 17
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Với người
tiêu dùng, lạm phát gần như một loại thuế vô hình đánh vào họ, và những người chịu
hậu quả nặng nề nhất của thứ thuế này là những người có thu nhập cố định, không
được điều chỉnh theo mức tăng giá như công nhân viên chức hưởng lương cố định theo
ngạch của nhà nước, người nghỉ hưu, sinh viên v.v.
Đối với ngân hàng, lạm phát cũng gây nên áp lực tăng lãi suất tiền gửi và lãi
suất cho vay, khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh tín dụng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất, lạm phát khiến giá cả đầu vào tăng,
khiến giảm lượng tiêu thụ và áp lực tăng lương từ người lao động. Nói tóm lại, khi giá
cả trung bình của các mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng của nó có tính chất lan tỏa, tác
động toàn diện tới các lĩnh vực của sản xuất, tiêu dùng khác. Ảnh hưởng của lạm phát
sẽ giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập, có ảnh hưởng
tiêu cực tới tăng trưởng. Hơn nữa, khi lạm phát vượt qua ngưỡng nhất định thì sẽ làm
ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Lạm phát được đo bằng 2 chỉ số cơ bản là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer
price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator). Do xăng dầu là một trong
những mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa tiêu dùng để tính chỉ số CPI nên sự gia
tăng liên tục của mặt hàng này sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên, tức là đẩy chỉ số lạm phát
lên cao. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế, nên khi giá đầu
vào tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản
phẩm tăng dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng tới sức mua của xã hội
và gây ra áp lực lạm phát, đây chính là lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo.
Phản ứng dây chuyền tăng giá sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước 2 sự lựa chọn: nếu
giữ nguyên mức giá cũ thì sẽ dẫn tới thua lỗ hoặc phá sản, hoặc tăng giá nếu muốn giữ
nguyên sản lượng. Nếu nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất sẽ tạo ra cung không đủ so
với cầu và kéo theo tăng giá chung trong nền kinh tế và lạm phát xảy ra. Ngược lại, nếu
nhiều doanh nghiệp cùng tăng giá thì sẽ làm tăng giá diện rộng cũng sẽ làm tăng mức
giá chung trong nền kinh tế. Trang 18
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan
trọng, thường được sử dụng trong phân tích kinh tế, đánh giá tình hình lạm phát, quan
hệ cung cầu, sức mua của dân cư. CPI không phản ánh mức giá mà phản ánh xu hướng
và mức độ biến động giá theo thời gian của các mặt hàng trong "rổ" hàng hóa và dịch vụ đại diện.
“Rổ” hàng hóa, dịch vụ đại diện để tính chỉ số giá tiêu dùng là danh mục gồm
các loại hàng hóa và dịch vụ phổ biến, đại diện cho sự tiêu dùng của dân cư. Theo
thông lệ quốc tế, cứ 4-5 năm/lần sẽ có sự điều chỉnh cập nhật mới về mặt hàng trong
giỏ hàng hóa tính CPI. Hiện nay, tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hóa thời kỳ
2009 – 2014 tại nước ta gồm có 572 mặt hàng và được chia thành 11 nhóm hàng khác nhau.
Để tính CPI, Tổng cục Thống kê phải xác định danh mục các loại hàng hoá và
dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân và thu thập giá hàng tháng của chúng. Do
mức tiêu dùng mỗi loại hàng hoá, dịch vụ không giống nhau nên CPI được tính (theo
công thức Laspeyres) bằng phương pháp bình quân gia quyền giữa biến động giá của
mỗi nhóm hàng hoá, dịch vụ trong danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện với quyền số
là tỷ trọng mức tiêu dùng tương ứng của chúng trong tổng mức chi tiêu dùng cho đời
sống hàng ngày của người dân. Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng được tính theo 5 gốc so
sánh: năm gốc 2009, cùng kỳ năm trước, tháng 12 năm trước, kỳ trước, và chỉ số giá
bình quân cùng kỳ. Thời gian lấy giá tính CPI theo quy định của Tổng cục Thống kê là
từ ngày 15 tháng này đến ngày 15 tháng kế tiếp.
Xăng dầu thuộc nhóm hàng hóa “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây
dựng” và là một trong 572 mặt hàng được quy định để tính CPI. Hiện xăng dầu là hàng
hóa có quyền số chiếm tỷ trọng 10,01% trong rổ CPI (theo Bảng Quyền số dùng tính
chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009 – 2014 của toàn quốc). Vì thế, sự thay đổi về giá của
mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định trong giá cả của các mặt hàng khác,
thể hiện qua sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng. Trang 19
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Xét về mặt lý thuyết, khi giá xăng dầu biến động thì mức độ tác động trực tiếp
đến CPI là không quá lớn. Tuy nhiên, xăng dầu là yếu tố phản ánh chi phí đầu vào của
rất nhiều sản phẩm khác trong “rổ” hàng hóa tính CPI, bởi vậy, từ trước đến nay, việc
điều chỉnh giá xăng dầu luôn được coi là yếu tố sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng,
đặc biệt là theo chiều hướng tăng.
Biểu đồ 2.5. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2012
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/; Tổng cục thống kê)
Năm 2012 vừa qua, giá xăng đã thay đổi tổng cộng 12 lần, trong đó có 6 lần
tăng và 6 lần giảm. Tổng mức xăng tăng giá là 6.050 đồng/lít, trong khi chỉ giảm được
3.700 đồng/lít. Như vậy, tính tổng lại cả năm, giá xăng tăng 2.350 đồng/lít. Số lần giảm
chủ yếu tập trung vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 - đây cũng là thời điểm mà lạm phát
cả nước xuống thấp nhất trong năm 2012. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2012, lạm
phát đã ở mức âm (với mức tăng CPI lần lượt là -0,26% và -0,29% so với tháng trước).
Qua đó, lạm phát so với cùng kỳ cũng đã giảm nhanh từ 17,27% vào tháng 1/2012
xuống mức 5,04% trong tháng 8/2012 Sự sụt giảm giá xăng dầu thế giới đã gây tác
dộng trực tiếp đến nhóm hàng “giao thông” trong rổ hàng hóa CPI với mức giảm lần Trang 20
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
lượt trong 2 tháng 6 và 7 là -1,64% vả -2,71%). Tương tự nhóm hàng giao thông, nhóm
hàng “nhà ở và vật liệu xây dựng" chiếm tỷ trọng cao trong CPI cũng có tới 4 tháng
liên tiếp giảm giá (từ tháng 4 tới tháng 7) với mức giảm từ -0,44% đến -1,21%
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu của
Chính phủ, khi nhóm hàng dầu thô và năng lượng trên thế giới tăng mạnh trở lại, mức
giá được điều chỉnh tăng dồn dập 4 lần, việc tăng làm cho nhóm hàng giao thông đã
tăng giá liên tiếp trở lại, với mức tăng cao nhất được ghi nhận vào tháng 9 (3,83%),còn
nhóm hàng “nhà ở và vật liệu xây dựng" cũng tăng mạnh (trong đó tháng 9 tăng tới
2,2%), đã đẩy tỷ lệ đóng góp của nhóm hàng này lên cao (tính đến hết tháng 12/2012,
nhóm hàng này đã đóng góp 13,49% vào mức tăng CPI chung. Song khi bước sang
tháng 10, 11, giá dầu và năng lượng thế giới có xu hướng giảm nhẹ, Do vậy, giá mặt
hàng xăng dầu trong nước cũng đã được điều chỉnh giảm cũng tốc độ tăng giá của
nhóm hàng giao thông đã hạ nhiệt theo (với mức tăng lần lượt là 0,61% và 0,03%).
Điều này đã góp phần làm giảm áp lực tăng giá lên nhóm hàng giao thông trong những
tháng cuối năm. mức tăng CPI trong 3 tháng 10, 11 và 12 lần lượt là 0,85%, 0,47% và
0,27% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2012, lạm phát tăng 6,81% so với
tháng 12/2011, thấp hơn so với mức tăng của năm 2011 (18,13%) và năm 2010
(11,75%). Như vậy là lạm phát năm 2012 đã dừng ở mức dưới 7%. (Biểu đồ 2.5).
Biểu đồ 2.6. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2013 Trang 21
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/; Tổng cục thống kê)
Trong năm 2013 giá xăng điều chỉnh 11 lần với 5 lần tăng và 6 lần giảm. Theo
thống kê của Tạp chí thị trường giá cả thì trong 3 tháng đầu năm 2013: sau đợt điều
chỉnh giá xăng dầu tăng 25.050 đồng/lít với xăng Ron 95 và xăng Ron 92 là 24.550
đồng/lít đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng lên 2,4%. Tháng 4 năm 2013, giá xăng
dầu giảm 4,77% - 4,87% góp phần làm chỉ số CPI giảm xuống còn 2,34%. Như vậy
trong 6 tháng đầu năm 2013, đã có 3 lần điều chỉnh giá xăng dầu với 2 lần tăng và 1 lần
giảm, sự điều chỉnh này đã làm thay đổi CPI 6 tháng đầu năm 2013 tăng 2,86% so với
cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đợt điều chỉnh tăng giá ngày 17/7 đẩy giá xăng lên cao
nhất trong lịch sử, với xăng Ron92 là 24.570 đồng/lít và xăng Ron95 hơn 25.000
đồng/lít. Việc tăng giá này đã đẩy chỉ số CPI tháng 8/2013 lên 3,49% tăng 0,83% so
với tháng trước. Cuối năm 2013, giá xăng đã giảm 1,44% so với tháng 7/2013, và chỉ
số CPI tháng 12/2013 chỉ tăng 0,51% so với tháng trước. Như vậy, cộng dồn các tháng
qua thì CPI cả nước năm 2013 chỉ tăng 6,04% so với năm 2012. Mặc dù có 6 đợt giảm
nhưng tính chung cả năm, giá xăng dầu vẫn tăng mạnh 2,18%. Giá xăng dầu sau nhiều Trang 22
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
đợt điều chỉnh tăng và giảm nhưng cả năm vẫn tăng mạnh 2,18%, góp vào CPI chung
cả nước mức tăng 0,08%. (Biểu đồ 2.6).
Trong năm 2014, giá xăng dầu đã điều chỉnh 17 lần trong đó có 5 lần tăng giá và
12 lần giảm giá. Tháng 3/2014, chỉ số CPI giảm 0,44% so với tháng 2 và tăng 4,39% so
với cùng kỳ tháng 3/201. Nguyên nhân của việc giảm này là do có sự giảm giá của 4
mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa, trong đó mặt hàng giao thông giảm 0,03% do
sự giảm giá của xăng dầu. Với mức giảm này, CPI so với đầu năm đã thu hẹp biên độ
tăng xuống còn 0,8%. Điển hình của việc tăng giá được thiết lập vào ngày 7/7 khi giá
xăng RON 95 lần đầu tiên vượt mốc 26.000 đồng với giá bán tại vùng 2 lên tới 26.660
đồng/lít. Giá xăng RON 92 ở vùng 1 cũng đạt mức 25.640 đồng/lít. Mức giá này được
nhiều báo cho rằng xăng dầu ở Việt Nam đang cao hơn một số nước, thậm chí cao hơn
ở Mỹ vài nghìn đồng/lít. “Tát nước theo mưa”, hàng loạt mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ
vận tải bị đẩy giá lên cao, viện lý do xăng, dầu tăng giá. Tuy nhiên, ngày 28/7 giá xăng
đã được điều chỉnh giảm 300đồng/lít. Và việc điều chỉnh giá này đã đẩy chỉ số CPI
tháng 7/2014 tăng 0,23%, mức tăng không cao. Đến tháng 8/2014, với 3 lần giảm giá
xăng với tổng mức giảm là 1564đồng/lít khiến chỉ số giá giao thông giảm 0,02%, thì
CPI của tháng 8 tăng 0,22% so với tháng trước và tăng 4,31% so với cùng tháng năm
trước. Như vậy, sau 8 tháng, CPI cả nước mới chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong vòng 5
năm qua. Mức tăng CPI tháng này chỉ tương đương mức tăng của tháng trước đã gây
bất ngờ đối với không ít người bởi trong tháng 8 của ba năm gần đây, CPI luôn tăng ở
mức cao, thậm chí gần 1% so với tháng trước.
Theo báo cáo do Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/12, chỉ số CPI của Việt
Nam trong tháng 12 giảm 0,24% so với tháng 11, ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp
(tháng 11 giảm 0,27%). Đây là lần thứ ba trong năm nay CPI đứng ở mức âm, với lần
đầu vào tháng 3 khi CPI giảm 0,44%, và một lần vào ngay tháng trước khi CPI giảm
0,27%. So với tháng 12 năm trước, chỉ số CPI chỉ tăng 1,84%. Tính bình quân cả năm
2014, chỉ số CPI tăng 4,09% so với năm 2013. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2004. (Biểu đồ 2.7). Trang 23
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Biểu đồ 2.7. Biến động giá xăng dầu và CPI Việt Nam năm 2014
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/; Tổng cục thống kê)
Nguyên nhân là do hai tháng cuối năm 2014, giá xăng dầu đã giảm mạnh. Trong
tháng 12, nhóm giao thông giảm giá mạnh nhất với mức 3,09% khi giá xăng dầu có 2
đợt điều chỉnh giảm trong tháng này, đặc biệt là đợt giảm kỷ lục hơn 2.000 đồng/lít vào
ngày 22/12. Tổng cộng 12 lần giảm giá từ đầu năm tới nay, xăng có mức giảm mạnh
nhất với 7.750 đồng/lít. Từ đó, chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất sẽ giảm do
vậy sẽ kéo theo sự giảm giá của nhiều ngành. Với mức 4,09%, con số CPI của năm
2014 thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7% mà Chính phủ đặt ra hồi đầu năm và cũng
thấp hơn so với mục tiêu 5% mà Chính phủ đã điều chỉnh hồi giữa năm. Con số này sát
với mức dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Trong báo cáo Triển vọng
Phát triển Châu Á bổ sung công bố trước đó trong tháng 12, ADB đã điều chỉnh giảm
dự báo lạm phát của Việt Nam năm nay từ 4,5% xuống 4,2%.
Biểu đồ 2.8. Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2012-2014 Trang 24
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
(Nguồn: Tổng Cục thống kê)
Nhìn vào biểu đồ 2.8, ta thấy tình hình lạm phát của Việt Nam có xu hướng
giảm dần trong 3 năm trở lại đây (từ 2012-2014). Tỷ lệ lạm phát giảm là tín hiệu tốt,
tuy nhiên trong khi giá dầu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm, như vậy nếu giá xăng
dầu thế giới tiếp tục xuống thì giá các mặt hàng trong nước sẽ giảm. Nếu tiếp tục giảm,
nguy cơ giảm phát của chúng ta là hiện hữu.
2.2.2. Ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước
Theo biểu đồ 2.8 ta thấy, tổng thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014 có
xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012, tổng thu ngân sách đạt 765.590 tỷ
đồng, tăng 13,5% so với năm 2011, bằng 88,9% dự toán năm. Trong đó, thu từ dầu thô
113 nghìn tỷ đồng, bằng 129,9% dự toán năm. Năm 2013, tổng thu ngân sách tăng
3,29% so với năm 2012, đạt mức 790.800 tỷ đồng, bằng 96,9% dự toán năm, trong đó
thu từ dầu thô 115 nghìn tỷ đồng, bằng 116,2%. Đến năm 2014, tổng thu ngân sách
tăng nhẹ so với năm trước đó, chỉ đạt 814.100 tỷ đồng, , bằng 104% dự toán năm, thu
từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, bằng 115,2%. Trang 25
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Biểu đồ 2.9. Tình hình tổng thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nguồn thu ngân sách Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Nguồn thu ngân sách nhà nước phân theo lĩnh vực gồm có thu nội địa, thu từ
dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu viện trợ không hoàn lại. Trong
đó, thu nội địa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu và có xu hướng tăng
đều qua các năm, từ 61,05% trong năm 2012 tăng lên 67,02% trong năm 2013, năm Trang 26
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
2014 chiếm 67,73%. Ngược lại, thu từ viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng nguồn thu ngân sách, lần lượt cho các năm 2012, 2013, 2014 là 3,95%,
0,63%, 0,53%. Nếu như tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu có xu hướng
tăng qua các năm thì tỷ trọng thu từ dầu thô trong tổng thu ngân sách Việt Nam lại có
xu hướng giảm dần. Thu từ dầu thô trong năm 2012 chiếm tới 18,3% thì năm 2013
giảm xuống chỉ còn chiếm 14,54%. Năm 2014 tiếp tục giảm còn 12,05% tổng thu ngân sách (biểu đồ 2.10).
Có thể thấy, vai trò của khai thác và xuất khẩu dầu thô đối với nền kinh tế giảm
xuống, kéo theo tỷ trọng thu NSNN từ dầu thô cũng có xu hướng giảm rõ rệt với tốc độ
giảm có chậm hơn, song khai thác và xuất khẩu dầu thô nói chung, thu NSNN từ dầu
thô nói riêng, vẫn đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí là cứu cánh trong một số giai
đoạn phát triển của đất nước. Chính vì vậy, khi giá dầu thô biến động sẽ ảnh hưởng
không nhỏ tới nguồn thu ngân sách nhà nước.
Nhìn vào biểu đồ 2.11 ta thấy tỷ trọng đóng góp nguồn thu từ dầu thô trong tổng
thu ngân sách của Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2014. Cụ thể,
trong năm 2012, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 765.590 tỷ đồng, tăng 13,5% so với
năm 2011. Trong đó thu từ dầu thô đạt 140.107 tỷ đồng, chiếm 18,3% tổng thu ngân
sách Việt Nam, tăng 2,17% so với năm 2011. Trong năm 2012, giá dầu thế giới có xu
hướng giảm nhưng không nhiều, giá dầu tăng trong những tháng đầu năm, giảm trong
khoảng giữa năm và có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm. Vì vậy, mặc dù tổng thu ngân
sách chỉ đạt 89,9% dự toán năm, nhưng nguồn thu từ dầu thô lại vượt dự toán, bằng
129,9%. Sang năm 2013, thu từ dầu thô giảm 17,92% so với năm 2012, chỉ đạt 115.000
tỷ đồng. Mức thu từ dầu thô này chỉ đóng góp 14,54% vào tổng thu ngân sách nhà
nước trong năm 2013. Thu từ dầu thô giảm trong năm 2013 ảnh hưởng đến tốc độ tăng
tổng thu ngân sách nhà nước, do đó tổng thu ngân sách trong năm chỉ tăng 3,29%, đạt
mức 790.800 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2013, nền kinh tế thế giới vẫn còn
trong tình trạng suy thoái khiến, đồng thời nguồn cung dầu tăng, đặc biệt dầu đá phiến
của Mỹ đã làm giá dầu thế giới giảm, từ đó ảnh hưởng đến thu ngân sách Việt Nam. Trang 27
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Đến năm 2014, mức thu từ dầu thô tiếp tục giảm còn 98.100 tỷ đồng, giảm 14,7% so
với năm trước. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường
thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá
dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh
toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm
sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen. Tổng
thu ngân sách trong năm này có xu hướng tăng nhẹ, đạt mức 814.100 tỷ đồng. Tuy
nhiên, nguồn thu từ dầu thô giảm làm tỷ trọng đóng góp nguồn thu từ dầu thô trong
tổng thu ngân sách nhà nước trong năm 2014 giảm còn 12,05%.
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng nguồn thu từ dầu thô trong tổng thu NSNN giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Nhìn chung, thu từ dầu thô giảm đã tác động làm tổng thu ngân sách nhà nước
trong giai đoạn 2012-2014 không tăng nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này là do giá dầu thế giới giảm. Trong khi đó, Việt Nam là
nước xuất khẩu dầu thô nên khi giá dầu giảm làm giảm lượng xuất khẩu dầu thô của
Việt Nam, từ đó thu nhập từ xuất khẩu dầu thô cũng giảm. Vấn đề dầu thô giảm liên tục
là hệ quả của cuộc chiến giữa Mỹ và OPEC, nhưng thực ra đây là “cuộc chiến không Trang 28
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
tiếng súng” giữa dầu thô khai thác truyền thống với dầu khí đá phiến. Câu chuyện
tưởng ở tận bên kia bán cầu, nhưng nó lại đang tác động trực tiếp tới Việt Nam. Sở dĩ
Việt Nam bị ảnh hưởng, do Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nên khi giá dầu giảm
làm giảm lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, từ đó thu nhập từ xuất khẩu dầu thô
cũng giảm nên rủi ro về giảm giá dầu tác động đến giảm thu ngân sách khá lớn.
Biểu đồ 2.12. Tình hình xuất khẩu dầu thô Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Việt Nam có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28
trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ trên thế giới và là nước đứng thứ nhì ở khu vực
Đông Á về trữ lượng dầu, chỉ sau Trung Quốc. Dầu Việt Nam là loại dầu ngọt, nhẹ,
nhiều paraphin, là loại dầu có giá cao nhất trong khu vực. Các mỏ dầu có sản lượng
cung cấp lớn tại Việt Nam có thể kể tới là mỏ Bạch Hổ (trên 100.000 thùng/ngày); mỏ
Sư Tử Đen (70.000 thùng/ngày); mỏ Tê Giác Trắng (45.000 thùng/ngày)... Từ năm
1986, dòng dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Đến tháng 4 năm 1987,
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô. Hiện nay, Việt Nam xếp thứ 4 trong khối Đông
Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ. Việt Nam có thể sẽ duy trì sản lượng khai thác ở mức
khoảng 340.000 thùng/ngày trong một vài năm tới. Trang 29
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Sản lượng xuất khẩu dầu thô hàng năm của Việt Nam phụ thuộc vào sản lượng
khai thác. Biểu đồ 2.12 cho thấy cả sản lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu và giá bình
quân dầu thô giai đoạn 2012-2014 đều có xu hướng giảm. Trong năm 2012, Việt Nam
đã xuất khẩu 9.251 nghìn tấn dầu thô, thu về 8.212 triệu USD, tăng 12,27% về sản
lượng xuất khẩu và tăng 13,4% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước. Đơn giá
bình quân trong năm đạt 126,81 USD/thùng. Sang đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu
dầu thô giảm 9,14% so với năm 2013, chỉ đạt 8.406 nghìn tấn. Cùng với đó là giá trị
xuất khẩu giảm 11,88%, chỉ đạt 7.236 triệu USD và giá bình quân trong năm giảm còn
122,98 USD/thùng. Năm 2014, sản lượng xuất khẩu dầu thô tăng mạnh, đạt mức 9.306
nghìn tấn. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu dầu thô lại không tăng mà có xu hướng giảm
nhẹ, chỉ đạt 7.224 triệu USD. Đồng thời, giá dầu bình quân trong năm cũng giảm còn
110,9 USD/thùng. Xu hướng giá dầu thô xuất khẩu bình quân giảm trong giai đoạn
2012-2014 cũng cùng xu hướng giảm của giá dầu thế giới.
Giá dầu giảm tác động trực tiếp làm giảm thu NSNN từ xuất khẩu dầu thô. Thu
từ dầu khí chiếm 12% ngân sách, dự tính sẽ giảm đáng kể từ nguồn thu này vào năm
2015. Bộ Tài Chính cho rằng, giá dầu giảm 20% thì ngân sách thất thu khoảng 4% và
với giá dầu giảm 1 USD/thùng thì ngân sách nhà nước (NSNN) hụt thu khoảng 1.000
tỷ đồng. Đồng thời, hàng năm chúng ta cũng phải nhập về một lượng không nhỏ xăng
dầu thành phẩm và chỉ riêng mặt hàng xăng hiện chịu thuế suất nhập khẩu 20% thì số
thuế thu được cũng là không nhỏ. Vì vậy, việc giảm giá xăng dầu một lần nữa lại làm
giảm thu cho ngân sách ở khâu nhập khẩu. Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm, lợi nhuận
của hoạt động khai thác, chế biến dầu khí bị giảm cũng sẽ khiến ngân sách bị giảm thu
đáng kể. Điều này có tác động đáng kể tới kế hoạch chi ngân sách, đặc biệt là chi cho
đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi hỗ trợ cho những đối tượng chính sách.
Tuy nhiên, khi giá dầu giảm, chúng ta cũng được lợi khi nhập khẩu dầu thô về
giá rẻ. Giá dầu tăng giảm xưa nay ảnh hưởng rất lớn đến giá của các mặt hàng khác.
Ngoài lĩnh vực vận tải được hưởng lợi rõ nhất từ việc giảm giá xăng dầu thì hàng loạt
những lĩnh vực khác như sản xuất phân bón, nhựa, khai thác tài nguyên, luyện kim, Trang 30
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
đánh bắt thủy sản… cũng được lợi khi xăng dầu hiện chiếm từ 20% đến 30% chi phí
đầu vào. Ngoài ra, giá xăng dầu giảm cũng sẽ giúp các hộ gia đình bớt được một khoản
chi tiêu không nhỏ cho việc đi lại hàng ngày, qua đó sẽ kích thích tiêu dùng nhờ có
khoản tiền dôi ra tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn, người dân và DN được
hưởng lợi. Từ đó, tiêu dùng và kinh doanh cải thiện sẽ gia tăng thuế giá trị gia tăng và
thuế thu nhập DN, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, theo đó số thu từ thuế thu nhập
cũng tăng lên và đầu vào của nền kinh tế giảm, lợi nhuận tăng kéo tăng được số thu từ
thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên khoản tăng thu này có bù đắp nổi khoản hụt thu
do xăng dầu giảm hay không, bởi hoạt động xuất khẩu dầu thô chiếm tới hơn 12,5%
tổng số thu ngân sách nhà nước.
Do đó, có thể thấy giá dầu giảm hiện nay cũng chưa hẳn là làm thất thu ngân
sách của Nhà nước. Cần phải tính toán cụ thể xem những tác động gián tiếp của việc
giảm giá dầu mang lại cho ngân sách nguồn thu là bao nhiêu, mới xác định được việc
giảm giá dầu thô tác động làm tăng hay giảm thu ngân sách của nước ta.
2.2.3. Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Xét theo phương pháp chi tiêu Tổng sản phẩm quốc dân GDP = C + I + G + X -
M, trong đó: C là các khoản chi tiêu của hộ gia đình về hàng hóa, dịch vụ; I là tổng đầu
tư của khu vực tư nhân; G là chi tiêu của chính phủ về hàng hóa, dịch vụ; X là giá trị
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và M là giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.
Khi giá dầu thô giảm, doanh thu từ xuất khẩu dầu thô giảm (X ), trong điều
kiện các yếu tố khác ổn định thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại (GDP ). Tuy
nhiên, dù là nước xuất khẩu ròng dầu thô nhưng chênh lệch giữa doanh thu từ xuất
khẩu dầu thô và chi phí nhập khẩu xăng dầu nhiên liệu là không lớn ở Việt Nam. Mỗi
năm, Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một khối lượng sản phẩm dầu (xăng dầu nhiên
liệu) gần tương đương với khối lượng dầu thô xuất khẩu. Do đó, khi giá dầu thô giảm
sẽ ảnh hưởng đến giá bán các sản phẩm dầu và giúp giảm bớt chi phí nhập khẩu xăng
dầu kéo theo giá trị nhập khẩu giảm (M ).
B ng 2.1. Tình hình xuấất nh ả p kh ậ u xăn ẩ g dấầu c a Vi ủ t Nam giai đo ệ n 2012-2014 ạ Trang 31
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam Trị giá 2012 2013 2014 XK dầu thô 8.211.457.000 USD 7.226.163.000 USD 7.229.457.000 USD NK Xăng dầu 8.960.228.000 USD 6.951.941.000 USD 7.665.245.000 USD
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bên cạnh đó, khi giá dầu thô hạ thấp dẫn đến giá xăng dầu trong nước giảm thì
chi phí cho nhiên liệu trong thu nhập khả dụng của hộ gia đình sẽ giảm đi, làm cho sức
mua của người dân đối với hàng hóa, dịch vụ tăng lên (C ). Tương tự, chi phí cho vận
tải của doanh nghiệp cũng sẽ giảm đi, giúp doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm, dịch
vụ, đồng thời cải thiện thu nhập, mở rộng hoạt động sản xuất (I ).
Thực tế cho thấy, Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là
năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh
tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh
tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
Biểu đồ 2.13. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê) Trang 32
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Một trong những nguyên nhân mà tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch đề ra là do
cú hích từ việc giá dầu giảm. Có thể thấy, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô
nhưng Việt Nam cũng là nước nhập khẩu ròng năng lượng dầu khí nên giảm giá dầu sẽ
là một “cú hích” tích cực từ phía cung, giá xăng dầu tác động hầu hết đến các ngành
kinh tế nên giá dầu thế giới giảm có tác động tích cực, làm giảm giá xăng dầu trong
nước, giảm chi phí đầu vào, giá thành sản xuất, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản
xuất.Theo tính toán sơ bộ, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, nếu giá xăng dầu trong
nước giảm 10%, chi phí sản xuất sẽ giảm khoảng 0,57%, CPI giảm 0,55%, GDP tăng 0,91%.
Nhìn từ phân tích có thế thấy giá dầu giảm hiện nay đang đem lại lợi thế cho
phát triển kinh tế Việt Nam nhưng xét về lâu dài, việc giá dầu giảm liên tục và giảm
sâu có thể dẫn đến giảm phát, lạm phát thấp sẽ đă •t ra những thách thức không nhỏ đối
với nền kinh tế trong thời gian tới. Giá cả thấp sẽ không khuyến khích đầu tư, thất
nghiệp sẽ tăng lên, tăng trưởng kinh tế khó đạt được mức cao, mức độ tụt hậu so với
các nước trên thế giới ngày càng xa. Vì thế, nhà nước cần có có những biện pháp nhằm
bình ổn giá dầu để ổn định kinh tế vĩ mô.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới
3.1. Sự cần thiết của việc bình ổn giá xăng dầu trong nước
Giá cả xăng dầu biến động trong thời gian qua là một trong những yếu tố ảnh
hưởng quan trọng tới sự ổn định của nền kinh tế và đời sống xã hội. Việc giá cả lên
xuống thường xuyên gây khó khăn cho việc dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế
nói chung. Đối với Nhà nước, áp lực từ nguy cơ lạm phát gia tăng, ngân sách phải chịu
gánh nặng quá lơn, khó khăn trong kiểm soát và phát triển kinh tế…Những bất ổn về
giá cả đồng thời trở thành cơ hội tốt cho những kẻ đầu cơ và buôn lậu mặt hang này.
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, biến động giá cả làm cản trở hoạt động kinh
doanh. Thông thường là do ảnh hưởng từ giá xăng dầu khiến chi phí đầu vào tăng giảm
bất thường khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc điều chỉnh giá sản phẩn, làm cho Trang 33
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
lợi nhuận giảm sút. Người tiêu dùng cũng chịu áp lực từ việc giá cả các mặt hàng khác
tăng theo, trong khi thu nhập thường cố định hoặc tăng chậm, do đó tiêu dùng phải co
hẹp lại, đời sống khó khăn.
Do đó, một vấn đề cấp bách được đặt ra, đó là cần thiết phải ổn định giá cả xăng
dầu và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do nó gây ra. Như vậy mới giảm bớt gánh
nặng với Nhà nước, giảm thiểu tâm lý bất an của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và
người tiêu dung trong xã hội. Bình ổn giá cả nói chung và giá cả xăng dầu nói riêng
nhằm mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Có rất nhiều
các giải pháp lớn đã và đang được áp dụng như xây dựng mới các nhà máy lọc dầu, chủ
trương tiết kiệm xăng dầu hiện có và đưa ra các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà
nước…Ngoài ra, còn có một số biện pháp có tính khả thi mà nhiều nước trên thế giới
từng áp dụng như: tích cực tìm nguồn năng lượng thay thế, quản lý thị trường xăng dầu
theo cơ chế thị trường do cạnh tranh…Như vậy, để ổn định giá cả trên thị trường xăng
dầu nội địa hiện nay, chúng ta cần áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp mới đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước
3.2.1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu
Hiện nay lượng cung ứng xăng dầu trên thị trường nước ta đều là nguồn nhập
khẩu nên giá xăng dầu nội địa bị phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới và của nước xuất
khẩu xăng dầu. Thêm vào đó, mức tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng cao, trong
khi các nước lại tăng cường dự trữ, nguồn cung thế giới có xu hướng giảm dần. Hơn
nữa Việt Nam có ưu thế về nguồn dầu thô, nếu chỉ dành cho xuất khẩu sẽ là một thiệt
thòi cho nền kinh tế trong nước. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị
trường nội địa, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng từ biến động giá xăng dầu thế giới, việc
xây dựng các nhà máy lọc dầu. hóa dầu là thực sự cần thiết và cần được chú trọng.
Một số quốc gia Châu Á như Singapore, Philippines, Thái Lan đều có từ 5 nhà
máy lọc dầu trở lên với công suất không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu ra nước ngoài. Đây cũng là vấn đề cho chúng ta nghiên cứu và học tập. Trang 34
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Sau khi gia nhập WTO và mở cửa thị trường xăng dầu, cạnh tranh quốc tế về
phân phối sản phẩm ngay trong thị trường nội địa sẽ trở nên gay gắt. Đặc biệt là, khi
đó các nhà máy lọc dầu của các nước phần lớn đã gần hết thời kỳ khấu hao cơ bản nên
giá thành rẻ, trong khi đó các nhà máy xăng dầu ở nước ta đều hoàn toàn mới, lợi
nhuận cận biên sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, không nên xây dựng các nhà máy có công
suất quá nhỏ (dưới 3 triệu tấn/năm) do dễ bị thua lỗ, lãng phí. Thêm vào đó, nguồn dầu
thô cung cấp cũng không nên quá dựa vào sản lượng trong nước vì sau vài chục năm
nữa, sản lượng dầu thô nước ta chưa có gì đảm bảo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao như
kế hoạch. Đồng thời, cần tích cực huy động vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cần đảm
bảo mức lợi nhuận hợp lý cho người đầu tư như tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cho
phép họ cùng tham gia phân phối sản phẩm, áp dụng biện pháp miễn giảm thuế…Sau
khi các nhà máy lọc hóa dầu đi vào hoạt động, cần cổ phần hóa ngay từ đầu để có
nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhà nước chỉ cần giữ cổ phần tới mức cần thiết để
chi phối quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với loại hàng hóa chiến lược.
3.2.2. Sử dụng tiết kiệm xăng dầu hiện có đồng thời khai thác những nguồn
năng lượng mới thay thế
Với điều kiện giá cả xăng dầu tăng nhanh như hiện nay, nước ta cần tổ chức
thực hiện ngay chiến lược sử dụng nhiên liệu tiết kiện hợp lý trong cả sản xuất và tiêu
dung như nhiều nước đang áp dụng như: thứ nhất, điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế
thông qua việc xây dựng những ngành sản xuất có hàm lượng cacbon thấp (tức là
những ngành kinh tế sử dụng ít nhiện liệu); thứ hai, cần thực hiện việc điều chỉnh cơ
cấu tiêu dùng nhiên liệu thông qua việc đa dạng hóa cung ứng và sử dụng các nguồn
năng lượng khác, không để nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ như: khí đốt, sức
gió, điện mặt trời, thủy điện, điện nguyên tử, nhiêu liệu sinh học…
3.2.2.1. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có
Tiết kiệm nguồn năng lượng không chỉ là yêu cầu cấp thiết đặt ra với nước ta mà
còn là vấn đề được toàn cầu quan tâm. Trong hoàn cảnh hiện nay bên cạnh việc tích
cực tìm ra nguồn năng lượng thay thế, chúng ta vẫn cần tiết kiệm tối đa lượng xăng dầy Trang 35
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
hiện có. Việc tiết kiệm này cần xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân, tập thể, các hộ gia
đình cũng như các cơ quan, xí nghiệp…
3.2.2.2. Bảo đảm đầy đủ nguồn dự trữ xăng dầu trong nước
Cần thiết phải có dự trữ của Nhà nước và của doanh nghiệp để đảm bảo an ninh
năng lượng, tham gia diều hòa cung cầu khi thị trường có những biến động bất thường.
Các nước trên thế giới hiện nay tích cực tăng cường dự trữ xăng dầu. Tuy nhiên, kho
dự trữ quốc gia nêu trên chỉ sử dụng trong các trường hợp bão lụt, thiên tai, những
trường hợp bất khả kháng và chưa đáp ứng được mục tiêu bình ổn thị trường giá nhiên
liệu xăng dầu trong nước trong thời gian dài. Vì vậy, về lâu dài theo các chuyên gia,
Việt Nam phải tính đến việc lập kế hoạch, quy hoạch, xác định mục tiêu, quy mô dự
trữ xăng dầu quốc gia theo các giai đoạn khác nhau (cân đối với dự trữ trong lưu
thông); xác định khu vực dự trữ; tổng vốn và nguồn vốn; phân công công việc giữa
các bộ, ngành… Tiếp theo là hoàn thiện Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia
(ban hành kèm theo NĐ 10/CP-TTg) cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước,
theo đó, cần chú ý đến kế hoạch tăng, giảm dự trữ, luân phiên đổi xăng dầu trong kho;
kế hoạch phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng…
3.2.2.3. Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế
Theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), từ nay tới đến năm 2030
tỷ trọng tiêu thụ dầu lửa trong tổng tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ giảm xuống còn
33% (so với mức 38% hiện nay), trong cùng thời gian trên, tiêu thụ than đá sẽ tăng từ
24% hiện nay lên tới 27%, các dạng nhiên liệu tái tạo có thể lên tới 8-9%. Mặt khác,
cũng theo đánh giá của IEA trong trường hợp không có sự thay đổi lớn nào về chính
sách năng lượng hiện nay thì nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng từ mức 85 triệu
thùng/ngày hiện nay lên 118 triệu thùng/ngày vào năm 2030, trong đó riêng Mỹ, Trung
Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50% toàn bộ tiêu thụ thế giới. Do đó, đứng trước nguy cơ
cạn kiệt nguồn dầu thô, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đang tích cực đầu
tư nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế. Trong đó, một số loại Trang 36
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
nhiên liệu như nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, tế bào nhiên
liệu…đang là những nguồn năng lượng tiềm năng nhất.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra
môi trường và các điều kiện kinh tế để thị trường phát huy hết hiệu quả của mình. Nhà
nước thực hiện việc quản lý, điều hành sự vận động của thị trường giá cả và bình ổn giá
cả chủ yếu bằng phương thức gián tiếp thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý; sử
dụng các chính sách, biện pháp kinh tế vĩ mô để tác động đến sự hình thành và vận
động của giá cả, cụ thể như: chính sách phát triển sản xuất, điều hòa cung cầu, chính
sách tài chính tiền tệ, chính sách thương mại, tổ chức kiểm soát thị trường, chống buôn
lậu và gian lận thương mại dưới mọi hình thức…Cùng với việc đổi mới hàng loạt chính
sách kinh tế vĩ mô trong tiến trình cải cách kinh tế như: kế hoạch, tài chính, tiền tệ, cơ
cấu kinh tế, mở rộng và đa dạng hóa kinh tế đối ngoại.
3.2.3.1. Chính sách tài khóa- tiền tệ
Mặc dù giá cả vận động theo quy luật cung- cầu trên thị trường song Nhà nước
vẫn có khả năng vận dụng quy luật giá cả tích cực thông qua một trong những chính
sách quản lý vĩ mô là chính sách tài khóa- tiền tệ như lạm phát, tăng trưởng hay thất
nghiệp và cán cân thanh toán. Do đó, thông thường Ngân hàng sẽ áp dụng 2 động thái:
thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ. Thắt chặt tiền tệ sẽ có tác động vào lãi suất của các ngân
hàng khiến chi phí sản xuất tăng lên nhưng sẽ góp phần hạn chế nhu cầu đầu tư và làm
giảm sức ép lạm phát. Hơn nữa, nó cũng giúp ngăn chặn ảnh hưởng lan truyền đến giá
của các nhóm hàng hóa khác cũng như tác động tới yếu tố tâm lý “lạm phát kỳ vọng”.
Tuy nhiên cũng phải linh hoạt kết hợp với động thái nới lỏng tiền tệ khi cần thiết nhằm
hài hòa cân đối vĩ mô cho nền kinh tế. Đây cũng chính là biện pháp Ngân hàng Trung
đã áp dụng khi giá cả hàng hóa nói chung và giá xăng dầu nói riêng trên thị trường nội
địa không ngừng biến động trong thời gian qua.
3.2.3.2. Hoàn thiện chính sách thuế Trang 37
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Thuế có vai trò quan trọng, nếu mức thuế hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế
phát triển, ổn định lâu dài. ngược lại, nó có thể cản trở cho nền kinh tế, làm sản xuất
kém phát triển. Sử dụng thuế, Nhà nước có thể tác động tới việc khuyến khích hoặc hạn
chế phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, đối với mặt hàng xăng dầu cũng như các mặt hàng nhập khẩu khác,
cần lưu ý là đề ra thuế phải tương đối ổn định ở mức nào đó để doanh nghiệp chủ động
phương án kinh doanh và ổn định đầu vào. Trong trường hợp thật cần thiết khi giá thế
giới tăng quá cao hoặc giảm quá thấp thì mới điều chỉnh song cần công khai chính sách
này để doanh nghiệp biết và có biện pháp phản ứng kịp thời. Như hiện nay, mặc dù
doanh nghiệp được quyết định giá song Bộ tài chính sẽ quản lý thuế theo cơ chế mới
theo nguyên tắc nhất định. Cụ thể, khi giá dầu thô tăng bao nhiêu thì phải giảm thuế và
ngược lại, nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp tự ý tăng giá quá mức. Các năm
trước đây thuế suất xăng là 25%.
Để thực hiện chính sách tài khóa cần phân tích, đánh giá, đề xuất các quan hệ về
giá cả và các biến số kinh tế vĩ mô khác (tăng trưởng, tỷ giá, thu chi Ngân sách…)
nghiên cứu đề xuất các chính sách, chiến lược quan trọng về giá cả; thu thập, phân tích
dự báo diễn biến giá cả, chủ động dự đoán những biến động khó lường do tính bất ổn
của thị trường thế giới đưa lại góp phần giúp Nhà nước làm tốt chức năng hoạch định
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển.
3.2.3.3. Quản lý tốt chính sách giá
Nền kinh tế giá ổn định và có xu hướng thấp là nền kinh tế lành mạnh trong
kinh doanh, doanh nghiệp thông qua giá cả thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Giá hợp lý là
thước đo đánh giá khách quan để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường.
Tháng 5/2007, Nhà nước ban hành quy chế mới về kinh doanh xăng dầu theo
Nghị định số 55/2007/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 187 nhằm thực hiện giá bán xăng
theo cơ chế thị trường trong khi đó, Nhà nước vẫn kiểm soát bằng những biện pháp
thích hợp nhằm ổn định giá cả trong nước. Theo nghị định mới, Nhà nước rời bỏ quyền Trang 38
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
định giá, chuyển giao quyền này cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Giá xăng dầu
theo đó sẽ vận hành theo quy luật cung - cầu và trực tiếp chịu ảnh hưởng của giá thế
giới. Do giá điều chỉnh theo tín hiệu thị trường nên sẽ linh hoạt hơn giá định hướng
(thực tế là giá bán lẻ cứng). Trong khi đó, doanh nghiệp được quyền căn cứ vào giá
nhập khẩu trên thị trường thế giới, tính đủ giá vốn nhập khẩu, các loại thuế, phí theo
luật định, chi phí kinh doanh và lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư phát triển mà quy định
mức giá bán. Hơn nữa, doanh nghiệp được quyền chủ động trong kinh doanh như: tự
lựa chọn bạn hàng, thời điểm nhập khẩu, thị trường có lợi nhất, chủ động lựa chọn áp
dụng các phương thức kinh doanh hiện đại, phòng chống rủi ro; tự chịu trách nhiệm về
hiệu quả kinh doanh làm đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo luật định. Sau đó,
Nhà nước ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày
15/12/2009 thay cho Nghị định số 55/2007/NĐ-CP. So với Nghị định 55 CP và những
văn bản pháp quy đã được ban hành trước đây về hoạt động kinh doanh xăng dầu, Nghị
định 84/2009/NĐ-CP có một bước chuyển biến rất tích cực trong việc cụ thể hóa quan
điểm điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó,
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được phép công bố giá dựa trên cơ sở giá theo
quy định. Tuy nhiên, trong nghị định này cũng còn có một số nội dung quy định chưa
phù hợp với thực tiễn đó là: quy định cho tất cả các đầu mối chi phí kinh doanh định
mức tối đa 600đ/lít là không hợp lý, nguyên tắc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ Bình
ổn giá; không thực hiện thẩm quyền quyết định giá của doanh nghiệp; không ổn định
thuế suất thuế nhập khẩu với từng chủng loại xăng dầu; việc tính giá cơ sở bình quân
30 ngày tạo ra độ trễ khá lớn so với biến động của giá Thế giới. Từ những bất cập trên,
sau nhiều lần xin ý kiến của các cấp, các ngành, ngày 03/09/2014, Thủ tướng Chính
phủ đã ký ban hành Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thay thế
Nghị định 84/2009/NĐ-CP và có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2014. Như vậy, thị trường
xăng dầu chuyển sang một giai đoạn mới, phù hợp với cơ chế thị trường mở cửa hiện nay. Trang 39
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Sau khi Nghị định mới được ban hành, có nhiều lo ngại rằng các doanh nghiệp
có khả năng sẽ tăng giá tùy ý trong khi người tiêu dùng không nắm được giá trên thị
trường thế giới. Trên thực tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu xăng chủ
yếu từ một số nguồn cung cấp chính như từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan…nên
Nhà nước sẽ dễ dàng trong việc xác định giá gốc.
Ngoài ra, Bộ tài chính cũng đã và đang hoàn chỉnh công thức tính giá xăng để
người dân tiện theo dõi những biến động trên thị trường để xem giá mình mua có hợp
lý không. Những thông số cơ bản để tính giá bán lẻ cho người tiêu dùng gồm giá nhập
khẩu cộng thêm các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, tỷ giá
USD/VND, lệ phí giao thông, chi phí quản lý, bán hàng, khấu hao.
Đi liền với chính sách giá như trên, cần phải tổ chức thiết kế và thực thi có hiệu
quả ngay các biện pháp để hạn chế những tác động bất lợi khi giá xăng dầu tăng đột
biến đối với nền kinh tế trong nước như: phải dự đoán, dự báo sự vận động của giá
xăng dầu trên thị trường thế giới một cách thường xuyên và sát thực; trên cơ sở đó để
có phản ứng chính sách thích hợp, để điều hành việc nhập khẩu vào thời gian có lợi
nhất cả về số lượng và giá cả, không được để xảy ra đứt đoạn nguồn cung. Việc xây
dựng được chính sách quản lý giá hợp lý, phù hợp là điều cần thiết nhằm đảm bảo lợi
ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3.2.3.4. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu
Xuất nhập khẩu là khâu quan trọng của mỗi quốc gia. Hoạt động có hiệu quả sẽ
đem lại lợi ích cho kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, trong kinh doanh bán buôn, nhập khẩu
xăng dầu phải là những doanh nghiệp lớn, có độ tích tụ cao, tiềm lực về vốn, cơ sở vật
chất kỹ thuật, công nghệ đều phải lớn mới có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước
ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường. Hơn nữa, khi trong nước có quá nhiều đầu mối
nhập khẩu xăng dầu, chất lượng không đảm bảo, giá không thống nhất. Do đó nên thu
hẹp đầu mối nhập khẩu từ 1 đến 2 đầu mối. Hơn thế nữa, việc nhập khẩu tập trung ở
một vài đầu mối sẽ giúp Nhà nước dễ dàng kiểm tra và giám sát thị trường nhập khẩu,
giá gốc và chất lượng mặt hàng. Hiện nay các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu xăng Trang 40
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
dầu chủ yếu từ một vài thị trường châu Á như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc… thì
việc giám sát giá nhập khẩu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên khi thị trường xăng dầu thực
sự cạnh tranh và mở cửa thì việc có quá nhiều đầu mối nhập khẩu sẽ thực sự trở thành
một khó khăn đối với Nhà nước trong quản lý giá cả và chất lượng xăng dầu.
3.2.3.5. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Gián tiếp quản lý cơ chế tính giá xăng dầu của doanh nghiệp. Nhà nước kiểm
soát doanh nghiệp gián tiếp thông qua quy định của pháp luật như: kiểm soát chặt chẽ
các điều kiện kinh doanh như: kho tàng, mạng lưới, dự trữ; nhà nước phải yêu cầu
doanh nghiệp tính theo Quy chế tính giá hàng hóa dịch vụ được ban hành tại quyết định
số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Tính giá thành sản
xuất hàng hóa dịch vụ; chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ; chi phí quản lý doanh
nghiệp theo các điều 24, 25, 26 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày
15/9/2005 quyết định thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Áp dụng quy chế tính
giá hàng hóa không chỉ tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có đủ các căn cứ tính
giá, phương pháp tính giá, quy định những loại chi phí nào được tính vào giá và loại
chi phí nào không được tính vào giá… mà còn là cơ sở để Nhà nước có thể kiểm soát
được các yếu tố hình thành giá khi có biến động hoặc khi phát hiện doanh nghiệp tính giá không đúng.
Nếu phát hiện các doanh nghiệp quy định giá không hợp lý, Nhà nước yêu cầu
doanh nghiệp báo cáo phương án tính giá, các quyết định giá do doanh nghiệp định và
thực hiện việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Những quy định Nhà nước đưa ra
như trên nhằm hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách quản lý giá mới để
tùy ý tăng giá, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
Ngăn chặn tình trạng liên minh độc quyền. Trong trường hợp các doanh nghiệp
liên kết độc quyền mà định giá độc quyền để thu lợi thì sẽ bị xử lý theo các điều 19, 20,
21 Pháp lệnh giá. Nhìn chung việc xử lý các vi phạm như vậy theo quy định sẽ rất
nặng, đó là: đình chỉ thi hành mức giá bất hợp lý do doanh nghiệp quy định và phải
định lại mức giá hợp lý hơn, phạt tiền, tịch thu toàn bộ số tiền thu lợi do định giá bất Trang 41
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
hợp lý…Nếu tình tiết nặng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc chuyển sang truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Do thị trường xăng dầu nước ta cạnh tranh còn yếu, việc cho phép doanh nghiệp
tự định giá nếu không có quản lý gián tiếp dễ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp liên minh
chiếm lĩnh thị trường. Do đó, sự ra đời của Luật cạnh tranh là giải pháp cần thiết với
quy định rất nghiêm ngặt về hành vi liên minh độc quyền của tất cả các ngành, lĩnh vực
trong đó có xăng dầu. Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích ấn định
giá mua bán, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số
lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán…kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp đều có thể bị coi
là vi phạm Luật cạnh tranh. Các vi phạm dạng này có thể bị xử phạt với mức cao, lên
tới 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm
thực hiện hành vi vi phạm. Luật cạnh tranh cũng cho phép tịch thu toàn bộ khoản lợi
nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Chống tình trạng đầu cơ, buôn lậu xăng dầu. Với quy định mới ban hành về
Quản lý kinh doanh xăng dầu chính là một giải pháp tối ưu nhất đối với tình trạng đầu
cơ, buôn lậu xăng dầu. Tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới trước đây là do
chênh lệch giá quá lớn giữa giá xăng dầu trong nước với các nước trong khu vực, khi
giá xăng dầu nước ta luôn thấp hơn nhiều các nước cùng biên giới. Tuy nhiên, khi giá
xăng dầu được quản lý theo cơ chế thị trường, dần dần mức giá trong nước sẽ có xu
hướng tiến gần đến mặt bằng chung của giá thế giới. Khi đó, chênh lệch giá không còn
hoặc không đáng kể thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng buôn lậu xăng dầu.
Tóm lại, Nhà nước mặc dù không trực tiếp quản lý giá song thông qua một số
chính sách như: quy chế tính giá hàng hóa, Luật cạnh tranh, Pháp lệnh giá và NĐ
55/CP-TTg, nghị định 84/2009/NĐ-CP, nghị định số 83/2014/NĐ-CP …là những biện
pháp quản lý gián tiếp hiệu quả thị trường xăng dầu nội địa để phát triển đúng theo quy luật thị trường.
3.2.4. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước
3.2.4.1. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu Trang 42
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
Khi nước ta thực sự có nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu trong một môi trường cạnh tranh tự do cần tìm ra giải pháp nhằm kiểm soát
giá xăng dầu nội địa bất kể các diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới. Một trong
những công cụ có thể tính đến là xây dựng thị trường giao sau xăng dầu ở Việt Nam.
Khi đã có thị trường giao sau xăng dầu thì doanh nghiệp có thể chủ động mua
các hợp đồng kỳ hạn hoặc giao sau xăng dầu với thời hạn vài tháng hoặc cả năm ở một
mức giá cố định sẵn, tùy theo tính toán của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp
không cần phải có kho bãi để tích trữ số xăng dầu giao sau đã mua mà chính thị trường
giao sau sẽ làm nhiệm vụ tích trữ này. Khi đến thời hạn, doanh nghiệp cần xăng dầu sẽ
được nhận được từ thị trường với mức giá thỏa thuận. Điều này vừa giúp doanh nghiệp
bớt nỗi lo về giá xăng dầu tăng, vừa chủ động kiểm soát được chi phí đầu vào của
mình. Đồng thời, đây cũng là giải pháp có lợi đối với cả người tiêu dùng, vì mức giá cả
sẽ được bảo đảm ổn định trong một thời gian dài. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập
khẩu cũng cần tăng cường tìm kiếm và hợp tác với những bạn hàng kinh doanh lớn.
Trong môi trường kinh tế đang mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc tìm hiểu và lựa
chọn đúng những bạn hàng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là vô
cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp mà
còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
3.2.4.2. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh cho thị trường xăng dầu trong nước
Hiện nay trên thị trường xăng dầu có nhiều doanh nghiệp được quyền nhập khẩu
với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này “hợp tác” với nhau
để lôi kéo khách hàng thì có lợi hơn là việc cạnh tranh, gây căng thẳng với nhau. Tuy
nhiên, nếu các doanh nghiệp liên minh với nhau tăng giá sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích
của người tiêu dùng. Do đó, điều cần thiết là phải mở rộng thị trường kinh doanh xăng
dầu, tạo môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự do cạnh tranh
với nhau. Do từ trước tới nay, các doanh nghiệp nhập khẩu luôn được Nhà nước bảo trợ
nên sinh ra tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp Trang 43
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
thường lợi dụng nguồn Ngân sách của Nhà nước, thu lợi cho mình, gây thiệt hại cho
nền kinh tế. Hơn nữa, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên
kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh yếu kém. Việc xóa bỏ trợ cấp xăng dầu giúp doanh
nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh.
Thứ hai, để kích thích môi trường kinh doanh trong nước, Nhà nước nên có
chính sách khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ngoài tham gia vào
thị trường trong nước. Mặc dù khi tham gia Tổ chức thương mại WTO ta không cam
kết mở cửa thị trường xăng dầu, tuy vậy, theo xu thế chung của thị trường, trong tương
lai thị trường xăng dầu trong nước cần hội nhập với thị trường xăng dầu thế giới. Khi
đó, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội gia nhập thị trường trong nước để cùng
tham gia kinh doanh xăng dầu. Để có thể tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh thì
các doanh nghiệp kinh doanh trong nước sẽ phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình thông qua chính sách giá cả hợp lý, dịch vụ chu đáo. Chắc chắn khi đó, người
tiêu dùng sẽ được hưởng mức giá cạnh tranh hơn, chất lượng mặt hàng tốt hơn. Khi
càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau,
muốn lôi kéo khách hàng thì phải giảm giá sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và
dịch vụ. Như thị trường xăng dầu Nhật Bản và Trung Quốc, do cung cấp xăng dầu với
giá rẻ theo thị trường quyết định và cung cấp với lượng ổn định nên kinh doanh xăng
dầu ở 2 thị trường này diễn ra rất quyết liệt.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể chủ động hội nhập với môi
trường quốc tế thì cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới mô hình tổ chức theo
hướng tinh gọn, hiện đại. Bên cạnh đó phải xác lập các phương án huy động vốn cho
nhu cầu đầu tư dài hạn để tạo thế mạnh về hạ tầng kinh doanh khi nước ta thực sự mở
cửa hội nhập. Trước mắt, các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống phân phối lâu dài và
ổn định. Hệ thống phân phối mạnh cùng với chất lượng giá cả, dịch vụ tốt sẽ là yếu tố
bảo đảm cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Việt Nam nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước và thị trường thế giới trước thềm hội nhập. Trang 44
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam KẾT LUẬN
Đối với toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, những quan ngại về an ninh
năng lượng trong những năm gần đây không ngừng gia tăng. Những căng thẳng về
nguồn cung, nhu cầu cũng như biến động về giá cả dầu mỏ luôn là chủ đề nóng bỏng
trong những năm gần đây. Với đặc điểm nổi bật là thị trường nhập khẩu xăng dầu, sự
biến động giá xăng dầu nước ta trong thời gian qua hầu như cùng chiều với giá dầu thô
thế giới song mức độ không giống nhau.
Tiểu luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, xăng dầu là nguồn năng lượng có vị trí chiến lược trong các ngành sản
xuất vật chất, dịch vụ như giao thông vận tải, sản xuất than, điện, thép… an ninh quốc
phòng và tiêu dùng. Đối với tất cả các quốc gia, xăng dầu là động lực thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là nhu cầu không thể thiếu của một xã hội hiện đại.
Thứ hai, việc điều chỉnh giá xăng dầu đã có cơ chế rõ ràng; nó liên quan cả đế
vấn đề đảm bảo tính bình ổn, đồng thời liên quan đến việc điều hành giá theo thị
trường, vì thế chúng ta chưa thể áp dụng việc thả giá xăng dầu theo thị trường ngay
được mà phải cân nhắc cả hai trong bối cảnh này.Vậy nên trong chừng mực nhất định,
việc điều chỉnh giá xăng dầu vẫn cần có sự can thiệp của nhà nước để phục vụ mục tiêu
vĩ mô. Tuy nhiên, mục tiêu đó cần phải căn cứ vào việc đánh giá các diễn biến, các chỉ
số quan trọng về kinh tế.Cần nhận định rõ các yếu tố tác động đến việc tăng lạm phát,
mức độ chịu đựng của nền kinh tế, lúc đó đặt việc điều chỉnh giá xăng dầu trong bài Trang 45
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam
toán đó sẽ hợp lý hơn vì giá xăng dầu chi phối đến nhiều lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư và
sản xuất kinh doanh. Nguy cơ tăng lạm phát bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó,
nguyên nhân có khả năng gây áp lực lạm phát lớn nhất là khối lượng tiền đưa ra thị
trường, và khả năng thu hồi thông qua lượng hàng hóa trong lưu thông. Tuy nhiên, điều
đó có thể gây áp lực lạm phát hay không là còn phụ thuộc vào khả năng điều hành của bộ máy quản lý..
Thứ ba, trước tình hình bất ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian qua, các
giải pháp cần thiết đã và đang được áp dụng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới
đời sống - xã hội. Trong điều kiện hiện tại của nước ta, việc cần thiết nhất là phải có
các nhà máy lọc hóa dầu nhằm đảm bảo một nguồn cung trong nước. Tiếp đó chúng ta
cần tích cực nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới thay thế. Nhà nước cần tăng
cường mức dự trữ xăng dầu quốc gia để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, hạn chế những
bất lợi từ biến động giá xăng dầu trên thị trường thế giới tới nền kinh tế trong nước.
Bên cạnh đó, các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần phát huy hiệu quả tốt
nhất trong việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu và điều hành giá cả mặt hàng
này, mở rộng và khuyến khích cho thị trường xăng dầu cạnh tranh và phát triển. Trang 46
Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam Trang 47 PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giá xăng dầu trong nước năm 2012
Đơ n vị tnh: đồầng/lít (kg) Chủng loại Mức giá cũ Tăng Mức giá mới Ngày 7/3/2012 Xăng RON 92 20.800 + 2.100 22.900 Diesel 0,05S 20.400 + 1.000 21.400 Dầu hỏa 20.200 + 600 20.800 Dầu mazut 16.800 2.000 18.800 Ngày 20/4/2012 Xăng RON 92 22.900 + 900 23.800 Diesel 0,05S 21.400 + 500 21.900 Dầu hỏa 20.800 + 600 21.400 Dầu mazut 18.800 + 400 19.200 Ngày 9/5/2012 Xăng RON 92 23.800 - 828 22.972 Diesel 0,05S 21.900 - 616 21.284 Dầu hỏa 21.400 - 542 20.858 Dầu mazut 19.200 - 509 18.691 Ngày 23/5/2012 Xăng RON 92 23.300 - 904 22.396 Diesel 0,05S 21.600 - 567 21.033 Dầu hỏa 21.400 - 624 20.776 Dầu mazut 19.200 - 620 18.580 Ngày 7/6/2012 Xăng RON 92 22.700 -800 21.900 Diesel 0,05S 21.200 -700 20.500 Dầu hỏa 21.100 -700 20.400 Dầu mazut 18.900 -650 18.250 Ngày 21/6/2012 Xăng RON 92 21.900 -700 21.200 Diesel 0,05S 20.500 - 400 21.100 Dầu hỏa 20.400 - 350 20.050 Trang 48 Dầu mazut 18.250 -300 17.950 Ngày 2/7/2012 Xăng RON 92 21.200 - 600 20.600 Diesel 0,05S 21.100 - 200 19.850 Dầu hỏa 20.050 -200 19.850 Dầu mazut 17.950 -300 17.650 Ngày 20/7/2012 Xăng RON 92 20.600 + 390 20.990 Diesel 0,05S 19.900 + 412 20.312 Dầu hỏa 19.850 + 348 20.198 Dầu mazut 17.650 + 71 17.721 Ngày 1/8/2012 Xăng RON 92 21.000 +900 21.900 Diesel 0,05S 20.300 +500 20.800 Dầu hỏa 20.150 +500 20.650 Dầu mazut 17.650 +500 18.150 Ngày 13/8/2012 Xăng RON 92 21.900 +1.100 23.000 Diesel 0,05S 20.800 +750 21.550 Dầu hỏa 20.650 +800 21.450 Dầu mazut 18.150 +500 18.650 Ngày 28/8/2012 Xăng RON 92 23.000 + 652 23.652 Diesel 0,05S 21.550 +317 21.867 Dầu hỏa 21.450 +458 21.908 Dầu mazut 18.650 +74 18.724 Ngày 11/9/2012 Xăng RON 92 23.650 + 895 24.545 Diesel 0,05S 21.850 +1.366 23.216 Dầu hỏa 21.900 +1.415 23.315 Dầu mazut 18.650 +1.219 19.869 Ngày 30/10/2012 Xăng RON 92 23.650 -419 24.069 Diesel 0,05S 21.850 -472 22.322 Trang 49 Dầu hỏa 21.900 -661 22.561 Dầu mazut 18.650 -18 18.668 Ngày 11/11/2012 Xăng RON 92 23.128 +522 23.650 Diesel 0,05S 21.905 -55 21.850 Dầu hỏa 22.068 -168 21.900 Dầu mazut 18.141 +509 18.650
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/)
Phụ lục 2. Giá xăng dầu trong nước năm 2013
Đơ n vị tnh: đồầng/lít Chủng loại Mức giá Tăng/Giảm Ngày 9/4/2013 Xăng RON 92 24.050 -500 Diesel 0,05S 21.450 -450 Dầu hỏa 21.600 -450 Dầu mazut 18.750 0 Ngày 18/4/2013 Xăng RON 92 23.640 -410 Diesel 0,05S 21.350 -100 Dầu hỏa 21.400 -200 Dầu mazut 18.750 0 Ngày 22/8/2013 Xăng RON 92 24.270 -300 Diesel 0,05S 22.310 0 Dầu hỏa 22.020 0 Dầu mazut 18.810 -260 Ngày 07/10/2013 Xăng RON 92 23.880 -390 Diesel 0,05S 22.310 0 Trang 50 Dầu hỏa 22.020 0 Dầu mazut 18.810 0 Ngày 11/11/2013 Xăng RON 92 23.630 -250 Diesel 0,05S 22.310 0 Dầu hỏa 22.020 0 Dầu mazut 18.810 0 Ngày 28/3/2013 Xăng RON 92 24.550 1.400 Diesel 0,05S 21.900 350 Dầu hỏa 22.050 450 Dầu mazut 18.750 800 Ngày 14/6/2013 Xăng RON 92 23.750 420 Diesel 0,05S 21.470 220 Dầu hỏa 21.300 100 Dầu mazut 18.750 0 Ngày 28/6/2013 Xăng RON 92 24.110 360 Diesel 0,05S 21.840 370 Dầu hỏa 21.600 300 Dầu mazut 19.070 320 Ngày 17/7/2013 Xăng RON 92 24.570 460 Diesel 0,05S 22.310 470 Dầu hỏa 22.020 420 Dầu mazut 19.070 0 Ngày 18/12/2013 Xăng RON 92 24.210 580 Diesel 0,05S 22.960 650 Dầu hỏa 22.400 380 Dầu mazut 18.810 0
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/)
Phụ lục 3. Giá xăng dầu trong nước năm 2014 Trang 51
Đơ n vị tnh: đồầng/lít Chủng loại Mức giá Tăng/Giảm Ngày 15/01/2014 Xăng RON 92 24.210 0 Diesel 0,05S 22.960 0 Dầu hỏa 22.400 0 Dầu mazut 18.810 0 Ngày 10/02/2014 Xăng RON 92 24.210 0 Diesel 0,05S 22.530 -110 Dầu hỏa 22.400 0 Dầu mazut 18.810 0 Ngày 19/03/2014 Xăng RON 92 24.690 180 Diesel 0,05S 22.840 180 Dầu hỏa 22.630 0 Dầu mazut 18.890 -120 Ngày 11/04/2014 Xăng RON 92 24.690 0 Diesel 0,05S 22.510 -90 Dầu hỏa 22.350 -130 Dầu mazut 18.660 -100 Ngày 15/05/2014 Xăng RON 92 24.900 0 Diesel 0,05S 22.680 0 Dầu hỏa 22.480 0 Dầu mazut 18.590 0 Ngày 12/06/2014 Xăng RON 92 24.900 0 Diesel 0,05S 22.530 -150 Dầu hỏa 22.370 -110 Dầu mazut 18.590 0 Ngày 07/07/2014 Xăng RON 92 25.640 +410 Trang 52 Diesel 0,05S 22.820 +290 Dầu hỏa 22.950 +410 Dầu mazut 18.990 +130 Ngày 18/08/2014 Xăng RON 92 24.210 -600 Diesel 0,05S 22.090 -80 Dầu hỏa 22.250 -70 Dầu mazut 18.750 -60 Ngày 09/09/2014 Xăng RON 92 23.710 -30 Diesel 0,05S 21.770 -160 Dầu hỏa 21.920 -150 Dầu mazut 18.590 -100 Ngày 13/10/2014 Xăng RON 92 22.890 -670 Diesel 0,05S 20.240 -880 Dầu hỏa 20.500 -850 Dầu mazut 17.500 -730 Ngày 07/11/2014 Xăng RON 92 21.390 -950 Diesel 0,05S 19.240 -520 Dầu hỏa 19.700 -360 Dầu mazut 16.040 -900 Ngày22/12/2014 Xăng RON 92 17.880 -2.050 Diesel 0,05S 16.990 -1.420 Dầu hỏa 17.400 -1.570 Dầu mazut 13.500 -1.690
(Nguồn: http://hiephoixangdau.org/) Trang 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thu Hương (2014), Giá dầu giảm ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam trong năm
2015?, tham khảo tại trang web: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/gia-dau-giam-anh-huong-
nhu-the-nao-den-viet-nam-trong-nam-2015-2014122608332087314.chn (tham khảo ngày 21/06/2015).
2. Nguyên Thảo (2014), Kịch bản nào cho Việt Nam khi giá dầu giảm chóng mặt?,
tham khảo tại trang web: http://vneconomy.vn/thoi-su/kich-ban-nao-cho-viet-nam-khi-
gia-dau-giam-chong-mat-20141211091334675.htm (tham khảo ngày 21/06/2015).
3. Mỹ Lệ (2014), “Cú sốc” giá dầu?, tham khảo tại trang web:
http://www.thesaigontimes.vn/122581/%E2%80%9CCu-soc%E2%80%9D-gia-
dau.html (tham khảo ngày 21/06/2015).
4. Khánh Nhi (2014), Biến động giá dầu và các kịch bản tác động đến kinh tế VN trong
năm 2015, tham khảo tại trang web: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/bien-dong-gia-dau-
va-cac-kich-ban-tac-dong-den-kinh-te-vn-trong-nam-2015-20150206100546644.chn
(tham khảo ngày 21/06/2015).
5. TTXVN (2015), Giá dầu thế giới giảm tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?, Tạp
chí Cộng sản, tham khảo tại trang web: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh- Trang 54
te-thi-truong-XHCN/2015/31782/Gia-dau-the-gioi-giam-tac-dong-the-nao-toi-kinh-
te.aspx (tham khảo ngày 21/06/2015).
6. Lê Hường (2014), Giá dầu giảm mạnh và mối lo ngân sách 2015, tham khảo tại
trang web: http://vneconomy.vn/tai-chinh/gia-dau-giam-manh-va-moi-lo-ngan-sach-
2015-2014120803307331.htm (tham khảo ngày 21/06/2015).
7. Hồ Quang Phương (2015), Kinh tế Việt Nam - Thách thức và cơ hội từ giá dầu thô
thấp, tham khảo tại trang web: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phan-
tich/kinh-te-viet-nam-thach-thuc-va-co-hoi-tu-gia-dau-tho-thap/344599.html (tham khảo ngày 21/06/2015). Trang 55
8. Bộ Tài chính, quyết toán cân đối ngân sách nhà nước năm 2012, tham khảo tại trang web:
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2115685/2134 513/134886238/98140099?
p_folder_id=115360568&p_recurrent_news_id=134887864 (tham khảo ngày 21/06/2015).
9. TS. Nguyễn Mạnh Thường (2015), Thị trường dầu thô thế giới và Việt Nam, tham
khảo tại trang web: http://www.vinpa.org.vn/nd/kien-thuc/vfvf/default.aspx (tham khảo ngày 21/06/2015).
10. Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley (Hoa Kỳ) (2014), Kịch bản tác động và
ứng phó với giá dầu giảm, tham khảo tại trang web:
http://www.thesaigontimes.vn/124121/Kich-ban-tac-dong-va-ung-pho-voi-gia-dau-
giam.html (tham khảo ngày 21/06/2015).
11. Phan Minh Ngọc (2014), Giá dầu và tác động lên Việt Nam trong năm 2015,
tham khảo tại trang web: http://www.thesaigontimes.vn/124784/Gia-dau-va-tac-
dong-len-Viet-Nam-trong-nam-2015.html (tham khảo ngày 21/06/2015).
12. Thanh Hải (2013), Giá dầu thô thế giới đột ngột giảm mạnh, tham khảo tại trang web:
http://vneconomy.vn/thi-truong/gia-dau-tho-the-gioi-dot-ngot-giam-manh-
20130905091158520.htm (tham khảo ngày 21/06/2015).
13. TS. Vũ Đình Ánh (2014), Xăng dầu và cơ cấu thu ngân sách nhà nước, tham khảo
tại trang web: http://hiephoixangdau.org/ndc/tin-trong-nuoc/xang-dau-va-co-cau-
thu-ngan-sach-nha-nuoc/default.aspx (tham khảo ngày 21/06/2015).
14. Nguyên Hằng (2014), Giảm thiệt hại ngân sách do giá dầu, tham khảo tại trang
web: http://hiephoixangdau.org/ndc/tin-trong-nuoc/giam-thiet-hai-ngan-sach-do-
gia-dau/default.aspx (tham khảo ngày 21/06/2015). Trang 56
15. Lương Bằng (2014), Giá dầu giảm 1 USD, số thu ngân sách giảm 1.000 tỉ đồng,
tham khảo tại trang web: http://hiephoixangdau.org/ndc/tin-trong-nuoc/gia-dau-
giam-1-usd-so-thu-ngan-sach-giam-1-000-ti-dong/default.aspx (tham khảo ngày 21/06/2015).
16. Xăng dầu và chỉ số CPI, tham khảo tại trang web:
http://www.vinpa.org.vn/ndc/hoat-dong-vinpa/xang-dau-va-chi-so- cpi/default.aspx
(tham khảo ngày 20/06/2015).
17. Bích Diệp (2013), Xăng dầu, Y tế đẩy CPI lên cao nhất 6 tháng, tham khảo tại
trang web: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/xang-dau-y-te-day-cpi-len-cao-nhat-6-
thang-770879.htm
(tham khảo ngày 20/6/15).
18. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), Diễn biến giá cả năm 2012 và xu hướng 2013,
tham khảo tại trang web: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/thi-truong---gia-
ca-/dien-bien-gia-ca-nam-2012-va-xu-huong-nam-2013-22530.html
(tham khảo ngày 20/6/2015).
19. TS. Trần Văn Hùng (2012), Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam năm 2012 và dự
báo kinh tế vĩ mô năm 2013,tham khảo tại trang web: http://news.go.vn/kinh-te/tin-
986072/tong-quan-ve-kinh-te-viet-nam-nam-2012-va-du-bao-kinh-te-vi-mo-nam-
2013.htm (tham khảo ngày 20/6/2015).
20. Baodientu.chinh phủ, Sự hiếm thấy của CPI năm 2014,tham khảo tại
http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Su-hiem-thay-cua-CPI-2014/216883.vgp (tham khảo ngày 20/6/2015).
21. BBc.com, Giá dầu thấp được bao lâu nữa? tham khảo tại trang web:
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/02/150224_low_oil_price_to_stay (tham khảo ngày 20/6/2015).
22. Tổng cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012-12014, tham khảo tại trang web: http//www
.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628 (tham khảo ngày 20/6/2015). Trang 57
23. Theo VOV 2011, Linh hoạt trong sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, truy cập
tại:https://www.pvoil.com.vn/vi-VN/zone/linh-hoat-trong-su-dung-quy-binh-on-gia-
xang-dau/249/827 (tham khảo ngày: 21/6/2015).
24. Nguồn Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2011, Việt Nam sẽ dư thừa nhà máy lọc dầu?
tham khảo tại trang web :http://hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-hoc-
dau-khi/1342-viet-nam-se-du-thua-nha-may-
loc-dau.html ( tham khảo ngày:19/6/2015).
25. PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh, Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
, tham khảo tại trang web http://isponr
e.gov.vn/home/dien-dan/984- ngun-tai-nguyen-nng- lng-vit-nam-va-kh-
nng-ap-ng-nhu-cu-phat-trin-kinh-t (tham khảo ngày: 21/6/2015).
26. Đinh Công Thành 2006, Giải pháp thay thế dầu hỏa, tham khảo tại trang
web :http://khoahoc.tv/congnghemoi/cong-nghe-moi/8191_giai-phap-thay-the-dau-
hoa.aspx, (tham khảo ngày: 19/6/2015).
27. ĐL & Phương Minh - Điện Việt Nam, Châu Á tìm kiếm nguồn năng lượng hay thế
mới, tham khảo tại trang web :http://www.epu.edu.vn/Default.aspx?BT=4472 (tham khảo ngày: 19/6/2015).
28.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/lam-phat-thap-gia-dau-giam-va-dau-la-tru-do-cho-nen-
kinh-te-vn-nam-2015-201501051136445936.chn (tham khảo ngày: 9/6/2015).
29.http://vtc.vn/gia-dau-lien-tuc-giam-sau-kinh-te-viet-nam-2015-co-that-su-dang-
lo.1.536685.htm (tham khảo ngày: 19/6/2015).
30.http://dantri.com.vn/kinh-doanh/gia-dau-duoi-50usdthung-se-thay-doi-nen-kinh-te-
viet-nam-ra-sao-1018125.htm (tham khảo ngày: 18/6/2015).
31.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-2013-nhung-vung-sang-toi-
201402021621057536.chn (tham khảo ngày: 19/6/2015).
32.http://cafef.vn/kinh-te-vi-modau-tu-/gia-dau-giam-anh-huong-nhu-the-nao-den-viet-
nam-trong-nam-2015-2014122608332087314.chn(tham khảo ngày:21/6/15).
33.http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/gia-dau-giam-khong-han-la-tin-xau-doi-voi-thi-
truong-moi-noi-2014121816364681315.chn (tham khảo ngày: 19/6/2015). Trang 58
34.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/lam-phat-thap-gia-dau-giam-va-dau-la-tru-do-cho-nen-
kinh-te-vn-nam-2015-201501051136445936.chn (tham khảo ngày: 19/6/15).
35.http://www.vinpa.org.vn/nd/kien-thuc/vfvf/default.aspx truy câp, 20/6/2015 (thị
trường dầu thô thế giới và việt nam) (tham khảo ngày: 19/6/2015).
36.http://www.petrolimex.com.vn/nd/bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang-dau/phai-
nhin-ban-chat-hinh-thanh-gia-xang-dau.html truy cập 19/6/2015(tham khảo ngày: 20/6/2015).
37.http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/knd/ttsk/1501527/52782607/564
36025 (tham khảo ngày: 19/6/2015).
38. http://xangdau.net/thong-tin-chung/gia-ban-le (tham khảo ngày:19/6/2015).
39.http://xangdau.net/tin-tuc/thi-truong-xang-dau-the-gioi(tham khảo ngày: 19/6/2015).
40. Theo Tuổi trẻ Online, tham khảo tại trang web http://tuoitre.vn/tin/kinh-
te/20141222/gia-xang-giam-toi-2050d-lit/688860.html,(tham khảo ngày: 21/6/2015).
41. Theo Tạp Chí Tài Chính, báo cáo và thống kê tài chính, tham khảo tại trang web
http://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/tinh-hinh-gia-thi-truong-thang-
09-nam-2013-34176.html, (tham khảo ngày: 19/6/2015).
42. Theo Tạp Chí Tài Chính, Thị trường xăng dầu trong nước năm 2012, tham khảo tại
trang web http://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/thi-truong-xang-dau-
trong-nuoc-nam-2012-22196.html,(tham khảo ngày: 21/6/2015).
43. Theo Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, tham khảo tại trang web
http://www.petrolimex.com.vn/nd/bao_cao.htm, (tham khảo ngày: 21/6/2015).
44. Theo Bộ tài chính, Tình hình giá xăng dầu trên thị trường và biện pháp điều hành
giá xăng dầu trong nước, tham khảo tại trang web
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?
pers_id=2177092&item_id=62173424&p_details=1>(tham khảo ngày: 21/6/2015).
45. Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 có hiệu lực từ 01/07/2005, tham khảo tại trang
web: http://thuvienphapluat.vn/ (tham khảo ngày 20/6/2015) Trang 59
46. Nghị định 55/2007/CP-TTg, ngày 31/05/2007 về quy chế quản lý kinh doanh xăng
dầu, tham khảo tại trang web: http://thuvienphapluat.vn/ (tham khảo ngày 20/6/2015).
47. Nghị định 84/2009/NĐ-CP, ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, tham khảo
tại trang web: http://thuvienphapluat.vn/ (tham khảo ngày 20/6/2015).
48. Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, ngày 03/09/2014 về kinh doanh xăng dầu
http://thuvienphapluat.vn/ (tham khảo ngày 20/6/2015). Trang 60