-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 1. Tổng quan về tư pháp quốc tế - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài 1. Tổng quan về tư pháp quốc tế - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài 1. Tổng quan về tư pháp quốc tế - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài 1. Tổng quan về tư pháp quốc tế - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
TƯ PHÁP QUỐC TẾ MỤC LỤC
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Đối tượng điều chỉnh ...................................................................................................... 1
1.1. Quan hệ dân sự .......................................................................................................... 1
1.2. Có yếu tố nước ngoài ................................................................................................. 1
1.2.1. Chủ thể - Có ít nhất một ...................................................................................... 2
1.2.2. Sự kiện pháp lý - Công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam ............................ 2
1.2.3. Khách thể (đối tượng) - Công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam ................. 2
1.3. Phạm vi điều chỉnh .................................................................................................... 3
2. Phương pháp điều chỉnh ................................................................................................ 3
2.1. Phương pháp xung đột (phương pháp gián tiếp) ..................................................... 3
2.2. Phương pháp thực chất (phương pháp trực tiếp) .................................................... 5
3. Chủ thể của Tư pháp quốc tế ......................................................................................... 7
3.1. Cá nhân nước ngoài .................................................................................................. 8
3.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 8
3.1.2. Tiêu chí phân nhóm người nước ngoài ................................................................ 8
3.1.3. Quy chế pháp lý dân sự ........................................................................................ 8
3.1.4. Căn cứ xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho người nước ngoài ...................... 10
3.2. Pháp nhân nước ngoài ............................................................................................ 11
3.2.1. Khái niệm pháp nhân nước ngoài ...................................................................... 11
3.2.2. Xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài ................................................. 11
3.2.3. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài .......................................... 11
3.2.4. Căn cứ xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho phép nhân nước ngoài .............. 12
3.3. Quốc gia - Chủ thể đặc biệt ..................................................................................... 12
4. Nguồn của Tư pháp quốc tế ......................................................................................... 14
4.1. Điều ước quốc tế ...................................................................................................... 15
4.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 15
4.1.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 15
4.2. Pháp luật quốc gia ................................................................................................... 16
4.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 16
4.2.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 17
4.2.3. Trường hợp áp dụng .......................................................................................... 17
4.3. Tập quán quốc tế ..................................................................................................... 18
4.3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 18
4.3.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 18
BÀI 2. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
A. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT .......................................................................................... 20
1. Khái quát về xung đột pháp luật ................................................................................. 20
1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 20
1.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật ........................................................... 22
1.3. Phạm vi phát sinh xung đột pháp luật .................................................................... 23
2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật .............................................................. 23
2.1. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột (PPXĐ) → Phương pháp
điều chỉnh trực tiếp ......................................................................................................... 23
2.2. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất (PPTC) → Phương
pháp điều chỉnh trực tiếp ............................................................................................... 23
3. Quy phạm xung đột ...................................................................................................... 24
3.1. Khái niệm ................................................................................................................. 24
3.2. Đặc điểm................................................................................................................... 25
3.3. Cơ cấu ...................................................................................................................... 25
3.4. Phân loại .................................................................................................................. 25
4. Các kiểu hệ thuộc luật cơ bản ...................................................................................... 26
4.1. Hệ thuộc luật nhân thân ......................................................................................... 26
4.2. Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân ................................................................. 28
4.3. Hệ thuộc luật nơi có tài sản .................................................................................... 30
4.4. Hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất .............................................................. 32
4.5. Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi....................................................................... 34
4.6. Hệ thuộc luật Tòa án ............................................................................................... 35
4.6.1. Tố tụng ............................................................................................................... 36
4.6.2. Nội dung ............................................................................................................. 36
4.7. Hệ thuộc luật lựa chọn ............................................................................................ 37
B. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI .................................................................. 38
1. Khái quát về áp dụng pháp luật nước ngoài .............................................................. 38
1.1. Sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài ............................................. 38
1.2. Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài ............................................................... 39
1.3. Xác định nội dung pháp luật nước ngoài ............................................................... 39
2. Một số vấn đề phát sinh thì áp dụng pháp luật nước ngoài ...................................... 41
2.1. Bảo lưu trật tự công cộng ....................................................................................... 41
2.2. Dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba ....................... 43
2.3. Lẩn tránh pháp luật ................................................................................................. 45
BÀI 3. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN
SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Khái quát về thẩm quyền của toà án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài .......................................................................................................................... 46
1.1. Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ..................................................... 46
1.2. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của toà án quốc gia ................................. 47
1.3. Xung đột thẩm quyền .............................................................................................. 47
2. Dấu hiệu xác định thẩm quyền .................................................................................... 49
3. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
............................................................................................................................................. 50
4. Ủy thác tư pháp ............................................................................................................. 54
BÀI 4. CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA
TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI - PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
1. Khái quát công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài - phán quyết của Trọng tài nước ngoài ................................................................ 55
1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 55
1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn .............................................................................. 55
1.2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 55
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 55
1.3. Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành ......................................................... 55
2. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự có yếu tố nước ngoài ......... 56
2.1. Theo quy định của Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt - Nga ................................ 56
2.2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam .................................................................. 57
2.2.1. Các loại bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được xem xét công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam ............................................................................... 57
2.2.2. Quyền yêu cầu .................................................................................................... 57
2.2.3. Thẩm quyền ........................................................................................................ 58
2.2.4. Các trường hợp đương nhiên được công nhận tại Việt Nam ............................. 58
2.2.5. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam ............................................................................... 59
3. Công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài .......................... 60
3.1. Theo Công ước New York 1958 .............................................................................. 60
3.2 . Công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài theo pháp luật
Việt Nam .......................................................................................................................... 61
BÀI 5. QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Khái quát về sở hữu trong Tư pháp quốc tế .............................................................. 63
1.1. Khái niệm về sở hữu và quyền sở hữu ................................................................... 63
1.2. Khái niệm về quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế ............................................... 63
1.3. Sự công nhận các hình thức sở hữu và quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế .... 63
2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế ................. 64
2.1. Nguyên tắc chung .................................................................................................... 64
2.2. Phạm vi, nội dung, điều kiện phát sinh, chấm dứt và chuyển dịch quyền sở hữu
......................................................................................................................................... 64
2.3. Bảo hộ quyền của những người chiếm hữu ngay tình .......................................... 64
2.4. Giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài sản .............................................. 64
2.5. Giải quyết xung đột pháp luật đối với tài sản đang trên đường vận chuyển ........ 65
2.6. Xác lập quyền đối với tài sản trong một số trường hợp đặc biệt ........................... 66
3. Giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu và chuyển dịch
rủi ro theo pháp luật các nước ......................................................................................... 66
3.1. Nguyên tắc chung .................................................................................................... 66
3.2. Giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu và chuyển dịch
rủi ro theo pháp luật một số nước .................................................................................. 66
3.3. Giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu và rủi ro theo
pháp luật Việt Nam ......................................................................................................... 66
3.4. Thời điểm chuyển rủi ro theo Công ước viên 1980 ............................................... 66
4. Vấn đề quốc hữu hóa trong Tư pháp quốc tế ............................................................. 67
4.1. Khái niệm về quốc hữu hóa .................................................................................... 67
4.2. Đặc điểm của quốc hữu hóa ................................................................................... 67
4.3. Hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa ...................................................................... 67
5. Đầu tư nước ngoài trong Tư pháp quốc tế ................................................................. 67
5.1. Điều chỉnh pháp luật trong hoạt động đầu tư nước ngoài .................................... 67
5.2. Bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ................................................ 67
BÀI 6. THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Khái quát về thừa kế trong Tư pháp quốc tế ............................................................. 68
1.1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ thừa kế trong Tư pháp quốc tế ....................... 68
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 68
1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................................ 68
1.1.2. Nguồn luật .......................................................................................................... 68
2. Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế ........ 69
2.1. Khái niệm xung đột pháp luật về thừa kế............................................................... 69
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật thừa kế ................................................................... 69
2.2.1. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế .................................... 69
2.2.2. Các hệ thống pháp luật thường được áp dụng................................................... 69
2.3. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế tại Việt Nam ......................................... 70
2.3.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký với các nước .................... 70
2.3.2. Theo pháp luật Việt Nam ................................................................................... 71
2.4. Di sản không người thừa kế trong Tư pháp quốc tế.............................................. 71
3. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài .. 71
3.1. Xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo các Hiệp định tương trợ tư pháp
và pháp lý Việt Nam ký với các nước ............................................................................. 71
3.2. Theo pháp luật Việt Nam ........................................................................................ 71
BÀI 7. HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
A. HỢP ĐỒNG .................................................................................................................. 72
1. Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng trong Tư pháp quốc tế ........................... 72
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong Tư pháp quốc tế ............................... 72
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 72
1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................................ 72
1.2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài ........................................ 72
2. Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài.............. 73
2.1. Thẩm quyền của Tòa án quốc gia ở một số nước và Điều ước quốc tế ................ 73
2.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam ............................... 73
2.2.1. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam .................................................... 73
2.2.2. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam .......................................................... 74
3. Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước
ngoài ................................................................................................................................... 75
3.1. Khái niệm xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài ........................ 75
3.2. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài ........................ 75
3.2.1. Đối với hình thức của hợp đồng......................................................................... 75
3.2.2. Đối với nội dung của hợp đồng .......................................................................... 76
B. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG .................................................. 76
1. Những vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư
pháp quốc tế ....................................................................................................................... 76
1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế .............. 76
1.2. Nguồn luật điều chỉnh ............................................................................................. 77
2. Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng ............................................................................................................................ 77
2.1. Khái quát xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ................ 77
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp
luật của một số quốc gia ................................................................................................. 78
2.3. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam .................................................................................................................. 78
2.3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Hiệp
định tương trợ tư pháp Việt Nam và các nước ............................................................. 78
2.3.2. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo
pháp luật Việt Nam....................................................................................................... 78
3. Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài ................................................................................................ 79
3.1. Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
các nước .......................................................................................................................... 79
3.2. Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam .................................................... 80
BÀI 8. HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Những vấn đề lý luận chung về hôn nhân và gia đình trong Tư pháp quốc tế ....... 81
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 81
1.2. Khái niệm về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ...................... 81
1.1.2. Xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình ..................... 81
1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài ............................................................................................................................. 82
1.3. Đặc điểm của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ..................... 82
1.4. Vấn đề xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền trong quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài ........................................................................................ 83
1.4.1. Xung đột pháp luật trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 83
1.4.2. Xung đột thẩm quyền trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
...................................................................................................................................... 83
A. KẾT HÔN ..................................................................................................................... 84
2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài ....................................................................................... 84
2.1. Khái niệm ................................................................................................................. 84
2.2. Xung đột và giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật các nước ......................................................................................................... 84
2.2.1. Điều kiện kết hôn ................................................................................................ 84
2.2.1.1. Độ tuổi kết hôn ............................................................................................ 84
2.2.1.2. Các trường hợp cấm kết hôn ........................................................................ 85
2.2.2. Nghi thức kết hôn ............................................................................................... 85
2.3. Kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam .............................................................. 85
2.3.1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam theo các Hiệp định tương trợ tư pháp .......................................................... 85
2.3.1.1. Về điều kiện kết hôn .................................................................................... 85
2.3.1.2. Về nghi thức kết hôn .................................................................................... 85
2.3.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam theo pháp luật Việt Nam ............................................................................... 85
2.3.2.1. Về điều kiện kết hôn .................................................................................... 85
2.3.2.2. Về nghi thức kết hôn .................................................................................... 86
B. LY HÔN ........................................................................................................................ 86
3. Ly hôn có yếu tố nước ngoài ........................................................................................ 86
3.1. Khái niệm ................................................................................................................. 86
3.2. Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước
ngoài ................................................................................................................................ 86
3.3. Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ............................................................. 86
3.3.1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam theo các Hiệp định tương trợ tư pháp .......................................................... 86
3.3.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam theo pháp luật Việt Nam ............................................................................... 87
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội trong một lĩnh vực của đời sống xã hội
hoặc những nhóm quan hệ xã hội có tính chất giống nhau, gần gũi với nhau do một ngành
luật điều chỉnh - Mối quan hệ mà ngành luật điều chỉnh. Quan hệ xã hội?
Ví dụ 1. Pháp nhân A (Hà Lan) ký kết hợp đồng với anh B (Việt Nam).
Ví dụ 2. Pháp nhân A (Việt Nam) ký kết hợp đồng mua bán thép tấm với một pháp nhân
B (Việt Nam) tại Bỉ.
Ví dụ 3. Anh A (Việt Nam) bán cho chị B (Việt Nam) một căn biệt thự ở Đan Mạch.
⇒ QUAN HỆ 1. QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
→ Xác định QUAN HỆ DÂN SỰ → Xác định CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
1.1. Quan hệ dân sự
Quan hệ dân sự là gì?
Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản
của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý
chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).”.
1.2. Có yếu tố nước ngoài
Có yếu tố nước ngoài?
Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra tại nước ngoài; 1
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự ở nước ngoài.”.
1.2.1. Chủ thể - Có ít nhất một Có 03 chủ thể:
- Cá nhân nước ngoài: Có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch.
- Pháp nhân nước ngoài: Cơ quan, tổ chức nước ngoài có tư cách pháp nhân.
Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham
gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho
người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập
thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải
thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện
thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.”.
Theo đó, cơ quan, tổ chức nước ngoài có không tư cách pháp nhân theo pháp luật nước
ngoài hoặc theo pháp luật Việt Nam vẫn có thể tham gia thông qua người đại diện. - Quốc gia.
Điều 97 Bộ luật Dân sự 2015 về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ
quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự quy định: “Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia
quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định
tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này.”.
1.2.2. Sự kiện pháp lý - Công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam
Công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam → Xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm
dứt quan hệ dân sự đó xảy ra tại nước ngoài.
1.2.3. Khách thể (đối tượng) - Công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam
Đối tượng ở nước ngoài. 2
⇒ QUAN HỆ 2. QUAN HỆ TỐ TỤNG DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
Câu 1. Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhận định SAI.
Còn có quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Câu 2. Theo pháp luật Việt Nam, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ là quan
hệ phát sinh giữa các bên khác quốc tịch. Nhận định SAI.
Điểm b và c khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có thể cùng quốc tịch nhưng sự kiện
pháp lý hoặc đối tượng xảy ra ở nước ngoài.
1.3. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh được hiểu là giới hạn của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp
luật - Vấn đề pháp lý mà ngành luật đó điều chỉnh.
Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế?
Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế:
1. Xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
2. Xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
3. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán
quyết của Trọng tài nước ngoài.
2. Phương pháp điều chỉnh
2.1. Phương pháp xung đột (phương pháp gián tiếp)
Là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật
để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Ví dụ 1. Hai công dân Việt Nam và Nga kết hôn.
Khoản 1 Điều 24 Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt - Nga, về điều kiện kết hôn, mỗi
bên đương sự phải tuân theo pháp luật của Bên ký kết mà người đó là công dân. Ngoài 3
ra, về những trường hợp cấm kết hôn, việc kết hôn còn phải tuân theo pháp luật của Bên ký
kết nơi tiến hành kết hôn.
Ví dụ 2. Anh A (Việt Nam) bị tai nạn mất, A để lại tài sản là một tài khoản 2 tỷ đồng tại
Ngân hàng BIDV Việt Nam và một tài khoản 3 tỷ đồng tại ngân hàng Thụy Sĩ. A không để lại di chúc.
Khoản 1 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế được xác định theo pháp luật của
nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
Quy phạm xung đột? Quy phạm xung đột:
- Xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng.
- Không trực tiếp giải quyết nội dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Là quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế.
Vì sao quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế?
Nguồn chứa đựng quy phạm xung đột?
Nguồn chứa đựng quy phạm xung đột:
- Điều ước quốc tế (quy phạm xung đột thống nhất). - Pháp luật quốc gia.
Tại sao phương pháp xung đột gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp?
- Là phương pháp điều chỉnh dựa vào các quy phạm xung đột. 4
- Quy phạm xung đột không trực tiếp điều chỉnh nội dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Quy phạm xung đột chỉ làm bước trung gian là chỉ ra hệ thống pháp luật cần được áp dụng.
Ưu và nhược điểm của phương pháp xung đột? Ưu điểm:
- Giải quyết vấn đề linh hoạt, mềm dẻo, mang tính khách quan cao.
- Các quy phạm xung đột dễ xây dựng.
- Số lượng quy phạm xung đột phong phú. Hạn chế:
- Không trực tiếp giải quyết vấn đề.
- Áp dụng pháp luật nước ngoài.
- Đòi hỏi người làm công tác áp dụng pháp luật phải có kiến thức về pháp luật nước ngoài.
2.2. Phương pháp thực chất (phương pháp trực tiếp)
Là phương pháp sử dụng các quy phạm thực chất nhằm điều chỉnh trực tiếp các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Ví dụ 1. Công ty A (quốc tịch Việt Nam) ký kết một hợp đồng bán gạo ST25 cho Công
ty B (quốc tịch Đức). Hai bên chọn giao hàng theo điều kiện CPT. Hàng hóa đã được Công
ty A giao cho Công ty chuyên chở C (Hà Lan) để vận chuyển từ Việt Nam sang Đức, trong
quá trình vận chuyển hàng hoá đã gặp một cơn bão và toàn bộ số hàng hoá trên đã hư hỏng. Rủi ro thuộc về ai?
Điều kiện CPT: Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro kể từ khi hàng đã được giao cho
người chuyên chở.
Ví dụ 2. Điều 30 Công ước viên 1980, người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng
từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định
của hợp đồng và của Công ước này.
Quy phạm thực chất? 5
Là loại quy phạm trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nội
dung các quy phạm này thường quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, về các biện pháp
hình thức chế tài có thể được áp dụng.
Tại sao phương pháp thực chất được xem là phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế?
Nguồn chứa đựng quy phạm thực chất?
Nguồn chứa đựng quy phạm thực chất:
- Điều ước quốc tế (quy phạm thực chất thống nhất).
- Tập quán quốc tế (quy phạm thực chất thống nhất). - Pháp luật quốc gia.
Vì sao trong tập quán quốc tế lại không có quy phạm xung đột?
Tập quán quốc tế là những tập quán được áp dụng trong một thời gian dài trong thực
tiễn, các quan hệ quốc tế thể hiện tập quán được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá
trình liên tục và các quốc gia khi áp dụng tập quán đó tin chắc rằng mình xử sự như vậy là đúng.
Tuy nhiên trong quy phạm xung đột thì chưa giải quyết được vấn đề mà chỉ đưa ra sự
lựa chọn hệ thống pháp luật, không trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Tại sao phương pháp thực chất được gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp?
- Phương pháp thực chất là phương pháp sử dụng quy phạm thực chất. 6
- Phương pháp thực chất trực tiếp điều chỉnh nội dung các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài bằng chính các quy phạm của mình.
Ưu và nhược điểm của phương pháp xung đột? Ưu điểm:
- Giải quyết trực tiếp các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả. Hạn chế:
- Quy phạm thực chất khó xây dựng.
- Số lượng quy phạm thực chất không nhiều.
Vì sao phải sử dụng cả hai phương pháp điều chỉnh (phương pháp xung đột và
phương pháp thực chất) để giải quyết tranh chấp?
- Phương pháp xung đột mang tính khách quan và linh hoạt cao → Giải quyết được hầu
hết các quan hệ nước ngoài.
- Phương pháp thực chất giải quyết trực tiếp, nhưng khó xây dựng và số lượng quy phạm thực chất không nhiều.
→ Ưu điểm của cái này bổ sung cho nhược điểm của cái kia nên áp dụng cả hai.
3. Chủ thể của Tư pháp quốc tế
Theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ thể của Tư pháp quốc tế:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Gồm 5 chủ thể:
- Dân sự: Cá nhân Việt Nam, Pháp nhân Việt Nam.
- Tư pháp quốc tế: Cá nhân nước ngoài, Pháp nhân nước ngoài, Quốc gia - chủ thể đặc biệt. 7
3.1. Cá nhân nước ngoài 3.1.1. Khái niệm
Cá nhân nước ngoài?
Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) thì người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc
tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Theo khoản 1 và 2 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 thì quốc tịch nước ngoài là quốc tịch
của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam và người không quốc tịch là người
không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
→ Người nước ngoài: NGƯỜI MANG QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI và NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH.
3.1.2. Tiêu chí phân nhóm người nước ngoài Theo cư trú:
- Nơi cư trú: Ở nước ngoài, ở Việt Nam.
- Thời hạn cư trú: Tạm trú, thường trú. Theo quốc tịch:
- Quốc tịch nước ngoài: Quốc tịch của một nước khác, mang hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài. - Không quốc tịch. Quy chế pháp lý:
- Hướng quy chế ngoại giao. - Quy chế đặc biệt. - Nhóm còn lại.
3.1.3. Quy chế pháp lý dân sự
Đặc điểm: Hai hệ thống pháp luật. - Nước mang quốc tịch.
- Nước nơi cư trú hoặc thực hiện hành vi. 8
Năng lực pháp luật dân sự:
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 673 Bộ luật Dân sự 2015.
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch.”.
Năng lực pháp luật dân sự:
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 673 Bộ luật Dân sự 2015.
“Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam,
trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.”.
Ví dụ. Anh A là người mang quốc tịch Đức nhưng sinh sống tại Việt Nam.
Anh A là người mang quốc tịch Đức nên theo khoản 1 Điều 673 Bộ luật Dân sự 2015
thì năng lực pháp luật dân sự của A sẽ xác định theo pháp luật Đức. Tuy nhiên, A lại sinh
sống tại Việt Nam nên khoản 2 Điều 673 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực pháp luật dân sự
của A sẽ xác định theo pháp luật Việt Nam.
Năng lực hành vi dân sự:
Cơ sở pháp lý: Điều 674 Bộ luật Dân sự 2015.
“1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam,
năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp
luật Việt Nam.”.
Cá nhân là người không quốc tịch:
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 672 Bộ luật Dân sự 2015.
“Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc
tịch nhưng cá nhân đỏ là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước
nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người
đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có
mối liên hệ gắn bó nhất.".
Ví dụ. Anh A là người không quốc tịch ký kết hợp động với chị B mang quốc tịch Việt
Nam tại Anh. Khi có tranh chấp năng lực hành vi dân sự? 9
Căn cứ khoản 1 Điều 674 Bộ luật Dân sự 2015 đề xác định năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, chị B mang quốc tịch Việt Nam nên năng lực hành vi dân sự sẽ xác định theo pháp
luật Việt Nam. Anh A là người không quốc tịch nên xác định năng lực hành vi dân sự theo
khoản 1 Điều 672 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, anh A có năng lực hành vi dân sự xác định
theo pháp luật của nước nơi A cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài hoặc pháp luật của nước nơi A có mối liên hệ gắn bó nhất.
Cá nhân là người nhiều quốc tịch:
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 672 Bộ luật Dân sự 2015.
“Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc
tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của
nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc
nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối
liên hệ gắn bó nhất.”.
3.1.4. Căn cứ xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho người nước ngoài
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT).
Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc mà một quốc gia dành cho người nước ngoài
sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà quốc gia đó dành cho công dân nước sở tại.
Ví dụ. Tại nước A, công dân nước B được đối xử như công dân nước A.
- Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).
Nguyên tắc tối huệ quốc là nguyên tắc mà một quốc gia dành cho người nước ngoài sự
đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà quốc gia dành cho công dân nước thứ ba.
Ví dụ. Tại nước A, công dân nước B được đối xử như công dân nước C, D.
- Nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt.
Nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt là các quốc gia sẽ dành cho những người nước ngoài nhất
định các quyền ưu đãi đặc biệt mà những người nước ngoài khác hay ngay cả công dân
nước sở tại cũng không được hưởng.
- Nguyên tắc có đi có lại. 10
Nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc mà một quốc gia dành cho người nước ngoài chế
độ pháp lý tương ứng như chế độ pháp lý mà quốc gia nước ngoài đó dành cho công dân nước mình.
3.2. Pháp nhân nước ngoài
3.2.1. Khái niệm pháp nhân nước ngoài
Điều 80 Bộ luật Dân sự 2015: “Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là
pháp nhân Việt Nam.”.
Khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp
được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.”.
Khoản 32 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành
lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.”.
→ Pháp nhân nước ngoài là PHÁP NHÂN ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI NƯỚC
NGOÀI, THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI.
3.2.2. Xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài
- Nơi thành lập của pháp nhân (Anh, Mỹ...).
- Nơi pháp nhân đặt trụ sở (Pháp...).
- Nơi pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh (Ai Cập, Siri...).
3.2.3. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài
Đặc điểm: Hai hệ thống pháp luật.
- Pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch.
- Pháp luật của nước nơi pháp nhân hoạt động.
Năng lực pháp luật dân sự:
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015.
“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo
pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp
nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân 11
đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân
có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam
thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”.
3.2.4. Căn cứ xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho phép nhân nước ngoài
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT).
- Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).
- Nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt.
- Nguyên tắc có đi có lại.
Xem căn cứ xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho người nước ngoài (tương tự).
3.3. Quốc gia - Chủ thể đặc biệt
Quốc gia được hưởng 04 quyền miễn trừ: - Miễn trừ xét xử.
Nếu không được sự đồng ý của quốc gia thì không tòa án của nước nào được quyền
thụ lý và giải quyết một vụ việc quốc gia là bị đơn.
Ngay cả trong trường hợp quốc gia đồng ý để một quốc gia khác xem xét vụ việc liên
quan đến quốc gia là bị đơn sẽ không đồng nghĩa với việc quốc gia bị đơn phải chấp nhận
phán quyết của tòa án đối với vụ việc đó.
- Miễn trừ biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện.
Trong trường hợp nếu quốc gia đồng ý để Tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ
tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì Tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử
nhưng toà án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch
thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Toà án chỉ được áp dụng các biện pháp
này nếu được quốc gia cho phép.
- Miễn trừ cưỡng chế thi hành án.
Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một tòa án giải quyết một tranh chấp mà quốc
gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của Tòa án nước ngoài 12