Bài 3: Khát khao đoàn tụ - Giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Khát khao đoàn tụ - Giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Giáo án Ngữ Văn 11
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trường:.......................................................
Họ và tên giáo viên:………………………
Tổ:..............................................................
……………………………………………. TÊN BÀI DẠY:
BÀI 3 – KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 11
Thời gian thực hiện: ….. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về năng lực chung
- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
2. Về năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ
dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,...
- Học sinh phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện,
sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của
tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.
- Học sinh phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp
mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật
của văn bản truyện thơ.
- Học sinh phân tích được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói. 3. Về kĩ năng
- Học sinh viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học
(truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát); nêu và nhận xét
về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
- Học sinh giới thiệu một tác phẩm văn học (truyện thơ), nghệ thuật
(bài hát) theo lựa chọn cá nhân.
- Học sinh nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của
người nói; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình;
biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. 4. Về phẩm chất
Học sinh có ý thức trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình. NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc
● Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – dân tộc Thái)
● Tú Uyên gặp Giáng Kiều (Trích Bích Câu kì ngộ) – Vũ Quốc Trân
● KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)
● MỞ RỘNG: Thị Kính nuôi con Thị Mầu (Trích Quan Âm Thị Kính)
Thực hành Tiếng Việt
● Đặc điểm ngôn ngữ nói Viết
● Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ)
hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) Nói và nghe
● Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân Ôn tập ● Ôn tập chủ đề
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
- Học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt
truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,...
2. Về năng lực chung
❖ Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Học sinh hiểu và trân trọng giá trị nhân văn sâu sắc trong truyện thơ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV đặt câu hỏi: Kể tên và giới thiệu một số thể loại văn học dân gian mà em biết?
❖ HS suy nghĩ và trả lời
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập HS có thể trả lời:
GV đặt câu hỏi: Kể tên và giới thiệu một - Truyện cổ tích
số thể loại văn học dân gian mà em biết? - Truyện truyền thuyết
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Ca dao/Dân ca
Học sinh suy nghĩ và trả lời
GV có thể giới thiệu một số thể loại văn học dân
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
gian và phân loại các thể loại
Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình
+ Tự sự: truyền thuyết, thần thoại, sử thi, cổ tích,
truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
+ Trữ tình: gồm những vần thơ ngắn dài khác
nhau được thiết kế theo quy tắc gieo vần gồm có
ca dao tục ngữ, thành ngữ, câu đố và vè.
+ Nghệ thuật biểu diễn sân khấu kết hợp giữa
thơ ca và âm nhạc gồm có hát chèo.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
Học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt
truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,...
b. Nội dung thực hiện:
❖ Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu và trả lời các ô chữ
để tìm hiểu về truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
I. Truyện thơ dân gian
Giáo viên giao nhiệm vụ giải ô chữ để tìm 1. Định nghĩa: Truyện thơ dân gian là một thể hiểu về truyện thơ
loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn
vần, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân;
Ô CHỮ HÀNG DỌC: TRUYỆN THƠ
kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, Ô CHỮ HÀNG NGANG
dân ca; phát truển nhiều ở các dân tộc miền núi.
1. Truyện thơ dân gian là sự kết hợp giữa 2. Cốt truyện: Cốt truyện đơn giản, thường xoay
yếu tố tự sự và …..
quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể Trữ tình
sử dụng yếu tố kì ảo hoặc không sử dụng. Các mối
quan hệ trong cốt truyện phần lớn lấy từ truyện cổ
2. Phần lớn cốt truyện của truyện thơ dân tích đề cập tới thời điểm xã hội có giai cấp phát gian lấy từ đâu?
triển. Truyện thơ ra đời nhằm thể hiện nhận thức Truyện cổ tích
của nhân dân về xã hội phân hóa phức tạp đang
3. Truyện thơ là tiếng nói bệnh vực và diễn ra, từ đó lên tiếng bênh vực, đấu tranh cho
…….. cho những con người nghèo khổ
những con người nghèo khổ, hướng tới khát vọng
cao đẹp và mơ ước một xã hội công bằng bằng, tự Đấu tranh do
4. Đề tài chủ yếu của truyện thơ dân gian là 3. Phân loại: gì?
- Cách chia thứ nhất: Đề tài tình yêu, Đề tài sự
Tình yêu và hôn nhân
nghèo khổ và đề tài chính nghĩa
5. Ngôn ngữ của truyện thơ dân gian có đặc - Cách chia thứ hai: trữ tình – tự sự, tự sự - trữ điểm gì? tình Truyền khẩu 4. Nhân vật
6. Truyện thơ dân gian mang âm hưởng của - Nhân vật chính thường là một đôi nam nữ xuất thể loại dân gian nào?
thân tầng lớp bình dân, gặp nhau trước tiên ở
những nơi gian truân, vất vả, thiệt thòi trong cuộc Làn điệu dân ca
sống “Em mồ côi, anh cũng mồ côi” (Nam Kim –
7. Truyện thơ dân gian đề tài tình yêu và hôn Thị Đan, Tày); có tên hoặc chỉ là tên gọi phiếm
nhân đề cao phẩm chất gì?
chỉ “anh” – “em” (Tiễn dặn người yêu) Chung thủy
- Hai cơ thể khỏe và hai tâm hồn trẻ, khao khát
8. Nhân vật trong truyện thơ dân gian tình yêu lứa đôi bình dị, thủy chung
thường xuất thân ở tầng lớp gì?
Ước cùng nahu cho nên đàng cửa Bình dân
Quyết chơi cùng nhau cho nên đàng nhà
9. Hoàn cảnh xã hội để truyện thơ dân gian (Nàng Ờm – chàng Bồng Hương – Mường) xuất hiện?
- Sự bất hạnh của họ là tình yêu nảy nở trong tam Phong kiến
cương ngũ thường, trọng nam khinh nữ. Xã hội Thời gian: 20 phút
coi trọng hôn nhân theo sự sắp đặt của cha mẹ chứ
không coi trọng tình yêu, vì vậy nó không cho
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
phép các chàng trai, cô gái tự do yêu đương, thái
Học sinh suy nghĩa và trả lời
độ phân biệt giàu nghèo, sang hèn, coi trọng đồng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
tiền và xem nhẹ tình yêu đôi lứa
Nghe lời mẹ, cúi mặt bước chân Học sinh chia sẻ
Mẹ có biết đâu nước mắt con đang chảy
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
Chỉ biết ép con về nhà chồng
Bắt con cúi đầu cất bước (Nam Kim – Thị Đan)
Bố nàng tham bạc tham vàng
Chú bác họ hàng tham cơm sang cỗ lớn
Thuận gà nàng cho Vua Ao ước (Nàng Nga – Hai Mối)
Mô hình hóa cốt truyện: Gặp gỡ, yêu nhau và thề
nguyền, đính ước à Bị cha mẹ ngăn cấm, ép gả,
rẽ duyên à Tìm đến cái chết để giữ thủy chung
và đoàn tụ với người yêu
- Giá trị: Tiếng nói kêu cứu đòi giải phóng con
người, giải phóng tình yêu chân chính khỏi bàn
tay phong kiến thô bại, ca ngợi tình yêu không vụ
lợi, tự do, sự thủy chung và ý chí kiên cường đấu tranh.
5. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất
trữ tình, mang âm hưởng làn điệu dân ca, giàu
hình ảnh biện pháp tu từ, giai điệu du dương, êm ái
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập II. Truyện thơ Nôm
Giáo viên giao nhiệm vụ hoàn thành phiếu 1. Định nghĩa: Truyện thơ Nôm (hay truyện
học tập để tìm hiểu về truyện thơ Nôm (vận Nôm) là một thể loại văn học độc đáo của văn học
dụng các kiến thức đã học từ lớp 9)
Việt Nam, sáng tác dưới hình thức văn vần (lục
bát hoặc song thất lục bát), có cốt truyện, phát Thời gian: 20 phút
triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX;
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường
Học sinh suy nghĩa và trả lời
là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người
với một phạm vi tương đối rộng. Học sinh chia sẻ 2. Phân loại:
Bước 4. Kết luận, nhận định
Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại:
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
- Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong
giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác,
chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản
ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng
lớp dưới, ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói
hằng ngày của nhân dân. Ví dụ: Thạch Sanh,
Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa,...
- Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí
thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng)
sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn
trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh
số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng
nghệ thuật cao. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du),
Mai đình mộng kí (Nguyễn Huy Hổ), Sơ kính tân trang (Phạm Thái),. 3. Cốt truyện:
Cốt truyện trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ
Nôm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt
truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt
truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn
đời sống. Cốt truyện trong truyện thơ Nôm
thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các mô hình sau:
*Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) à Tai biến (Lưu lạc)
à Đoàn tụ (Đoàn viên)
Ví dụ: Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Truyện Kiểu,…
*Mô hình Nhân – Quả Ở hiền Gặp lành Tai biến (Thử thách) Ở ác Gặp dữ
Ví dụ: Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính,… 4. Nhân vật:
- Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được
chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện
(đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân
vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ).
- Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được xây
dựng theo khuôn mẫu như: chàng trai tài giỏi (tài
tử), chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn
về sau thành đạt; cô gái xinh đẹp (giai nhân), nết
na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sắt son chung thuỷ,... 5. Ngôn ngữ
- Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự
kết hợp giữa tự sự với trữ tình. T
- Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với
lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn truyện thơ Nôm
bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều điển tích, điển cố.
- Có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện.
Phụ lục. Phiếu học tập tìm hiểu truyện thơ Nôm
TIẾT 2. VĂN BẢN ĐỌC LỜI TIỄN DẶN
(Trích Tiễn dặn người yêu – Dân tộc Thái) I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh xác định ngôi kể của văn bản
❖ Học sinh phân tích và nhận xét cách xây dựng hình tượng nhân vật (nhân vật nam và nhân vật nữ) trong truyện
❖ Học sinh phân tích các chi tiết quan trọng trong văn bản
❖ Học sinh chỉ ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản truyền tải
2. Về năng lực chung
❖ Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Chia sẻ về khát khao đoàn tụ, bình đẳng giới, tự do hôn nhân trong xã hội ngày nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV chiếu hình ảnh Thúy Kiều và truyện thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du
❖ GV giới thiệu lại về truyện thơ và mối tình Kim Kiều
❖ GV đặt câu hỏi: Theo em, thời kì phong kiến ngày xưa có những quan niệm về hạnh phúc và tình yêu như thế nào?
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng câu trả lời của HS để dẫn dắt
❖ GV chiếu hình ảnh Thúy Kiều và
truyện thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du
❖ GV giới thiệu lại về truyện thơ và mối tình Kim Kiều
❖ GV đặt câu hỏi: Theo em, thời kì
phong kiến ngày xưa có những quan
niệm về hạnh phúc và tình yêu như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài học.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng tri thức ngữ văn để:
❖ Học sinh xác định ngôi kể của văn bản
❖ Học sinh phân tích và nhận xét cách xây dựng hình tượng nhân vật (nhân vật nam và nhân vật nữ) trong truyện
❖ Học sinh phân tích các chi tiết quan trọng trong văn bản
❖ Học sinh chỉ ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản truyền tải
b. Nội dung thực hiện:
❖ Học sinh tiến hành chia nhóm tìm hiểu về tác phẩm qua các hoạt động: Phiếu học tập, thảo
luận nhóm và phát vấn cá nhân
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập I. Tìm hiểu chung
• GV cùng HS đọc văn bản 1. Tác phẩm.
• Chú thích các từ ngữ khó
- "Tiễn dặn người yêu" (Nguyên văn tiếng Thái là
• Tóm tắt nội dung chính của văn bản Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái là một truyện
và những thông tin chính về tác phẩm thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ thiểu số. HS làm phiếu học tập
- Bản dịch Mạc Phi, gồm 1846 câu thơ, trong đó có
Bước 3. Báo cáo, thảo luận gần 400 câu tiễn dặn.
Học sinh chia sẻ bài làm - Tóm tắt:
Bước 4. Kết luận, nhận định
+ Truyện kể từ khi chàng trai và cô gái còn nằm trong
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
bụng mẹ, cùng ra đời, cùng lớn lên, càng lớn càng
quấn quýt nhau hơn. Chàng trai đã mang sính lễ đến
xin ở rể nhưng cha mẹ cô gái chê anh nghèo và nhận
lời gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ
nhưng không thể cãi lời cha mẹ. Chàng trai quyết đi
làm ăn xa và dặn cô gái đợi anh mang tiền về chuộc.
Khi người chồng hết thời hạn ở rể', cô gái phải rời
nhà cha mẹ để về nhà chồng. Chàng trai trở về thì
mọi sự đã muộn. Anh đành chỉ biết dặn dò cô “hết
lời, hết lẽ” và tiễn cô về tận nhà chồng. Chứng kiến
cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, anh chăm sóc
thuốc thang cho cô và càng ước mong có ngày cả hai
được đoàn tụ. Vài năm sau, cô gái bị nhà chồng đuổi
về nhưng vừa về nhà, cô lại bị cha mẹ bán đứt cho
một nhà quan. Ở đây, cô gái đau khổ, trở nên ngẩn
ngơ. Họ mang cô ra chợ bán, cô gái xinh đẹp ngày
nào mà nay chỉ đổi ngang một bó lá dong. Người đổi
được cô may sao lại là chàng trai năm xưa nhưng vì
cô đổi khác quá nhiều, anh không nhận ra và chỉ coi
cô như một kẻ hầu. Tủi phận, một ngày kia cô mang
đàn môi, kỉ vật ngày xưa, ra thổi. Anh bàng hoàng
nhận ra người yêu cũ và quyết định cưới cô làm vợ.
2. Đoạn trích “Lời tiễn dặn” Bố cục:
Phần 1 (Từ đầu đến "thẳng tới tận nhà"): Lời dặn dò
của chàng trai khi anh tiễn cô về tận nhà chồng
Phần 2 (Từ "dậy đi em" đến hết): Lời khẳng định mối
tình tha thiết, bền chặt của anh khi chứng kiến cảnh
cô bị nhà chồng hắt hủi, hành hạ
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
II. Đọc hiểu văn bản
• GV phát vấn: Lời “tiễn dặn” được 1. Ngôi kể
thuật lại theo ngôi kể nào? Vì sao bạn - Lời tiễn dặn được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất. biết?
Theo điểm nhìn của nhân vật “anh” – chàng trai
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Vì: HS suy nghĩ và trả lời
+ Nhân vật trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến,
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
đã trải qua để thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình. Học sinh chia sẻ
+ Thông qua các từ ngữ “đôi ta”, “người anh yêu”,
Bước 4. Kết luận, nhận định
“ta”… và cách xưng hô “anh” với “em” trong văn
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản bản
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
II. Đọc hiểu văn bản 2. Nhân vật a. Nhân vật anh
• GV chia nhóm HS lựa chọn tìm hiểu * Diễn biến tâm trạng của chàng trai:
nhân vật anh hoặc nhân vật em qua + Đau xót khi phải tiễn người yêu về nhà chồng câu hỏi gợi ý sau:
+ Gọi người yêu thân mật “người đẹp anh yêu”
1. Em hiểu gì về nhân vật anh/nhân vật + Khẳng định tình yêu thắm thiết trong anh
em qua lời tiễn dặn?
+ Đôi lúc tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực
* Về nhân vật anh: Diễn biến tâm trạng Chị đang theo chồng.
của chàng trai trên đường tiễn người yêu *Cử chỉ hành động của chàng trai
về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích + Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương
những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện người, lửa đượm xác hơi.
tâm trạng đó. Phân tích những câu thơ, + Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con
những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân phượng” như chính con của mình
cần của chàng trai đối với cô gái trong è Như vậy, lúc tiễn đưa, Anh sống trong tâm trạng
những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng dằn vặt, day dứt khổ đau. Phải chăng chính vì thế mà của cô.
hai câu thơ cuối đoạn như là một sự phá phách. Nó
* Về nhân vật em: Phân tích những câu khẳng định cái ý chí quyết tâm đoàn tụ của cả hai
thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái người.
trên đường về nhà chồng.
*Thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô
2. Nhận xét cách xây dựng nhân vật gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng trong truyện thơ của cô
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng HS làm phiếu học tập
đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”
Học sinh chia sẻ bài làm
è Anh thể hiện sự xót xa, thương cảm đối với nỗi
Bước 4. Kết luận, nhận định
đau của người yêu. Từ đó, trỗi dậy ý chí đưa người
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
yêu về đoàn tụ với mình b. Nhân vật em
Cô gái đưa ra những lý do chính đáng chờ đợi chàng trai:
+ Chân bước xa lòng càng nhớ
+ Em từng ngắt lá ớt ngồi chờ/ Tới rừng lá ngón ngóng trông
è Cô gái sống trong sự dằn vặt, đau khổ khi chia xa,
ngăn cách, tất cả không thốt nên lời chỉ thông qua
cảm nhận nơi chàng trai. Giữa hai người có sợi dây
tình cảm bền chặt, tình nghĩa. NHẬN XÉT:
+ Thường là những người có số phận bất hạnh.
+ Phải trải qua mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
II. Đọc hiểu văn bản • GV phát vấn:
3. Chi tiết quan trọng
- Chỉ ra các chi tiết quan trọng trong văn Chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn là chi
bản và phân tích vai trò của chúng tiết:
- Nêu chủ đề của văn bản và cho biết qua “Quẩy gánh qua đồng ruộng
văn bản này, tác giả dân gian muốn gửi Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng”
gắm thông điệp gì?
Sự việc này gây ra hàng loạt các biến cố trong cuộc
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
đời của chàng trai và cô gái. Cũng từ đó, theo năm HS suy nghĩ và trả lời
tháng chúng ta thấy được tình yêu thủy chung và sự
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
hi sinh cao cả của người con trai dành cho cô gái của Học sinh chia sẻ mình.
Bước 4. Kết luận, nhận định
4. Chủ đề, thông điệp
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
- Chủ đề: Khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc đôi lứa.
- Tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp: Hãy
loại bỏ các hủ tục phong kiến, ủng hộ những tình yêu,
tình cảm chân thành và tác hợp cho những người yêu thương nhau.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động: Dựa vào nội dung tìm hiểu về văn bản, HS khái quát các dấu hiệu để
xác định văn bản là truyện thơ
b. Nội dung thực hiện
GV hỏi và HS xác định các dấu hiệu cho thấy đây là văn bản Truyện thơ
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Những yếu tố về hình thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
Xác định các dấu hiệu cho thấy đây là + Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn
văn bản Truyện thơ
(khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…) Học sinh chia sẻ
Những yếu tố về nội dung:
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
+ Yếu tố miêu tả: Làm rõ tâm trạng và cảm xúc của
Học sinh trình bày phần bài làm của mình nhân vật anh và em khi phải chia xa.
Bước 4. Kết luận, nhận định
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện sự xa GV chốt các ý cơ bản
cách và hoàn cảnh éo le của hai nhân vật anh và em
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh,
thể hiện những rung động, suy tư của người viết.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh liên hệ và thảo luận về vấn đề khát khao đoàn tự của đôi lứa xưa và nay
b. Nội dung thực hiện: HS chia sẻ và làm bài tập thực hành sáng tạo
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng sản phẩm của HS Giáo viên giao nhiệm vụ
- Các vấn đề về hôn nhân đồng giới
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Các vấn đề về tự do hôn nhân, cha mẹ đặt đâu con Học sinh thực hiện ngồi đấy
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Chúng ta thấy được khát khao về tự do yêu thương
Học sinh trình bày phần bài làm của và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày mình
xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn
Bước 4. Kết luận, nhận định
nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân
sẻ tốt để cả lớp tham khảo
thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát
khỏi cảnh ngộm có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau
Phụ lục 1. Phiếu học tập – Dành cho GV muốn định hướng HS làm phiếu
Phụ lục 2. Rubric thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG ĐÃ LÀM TỐT RẤT XUẤT SẮC (0 – 4 điểm) (5 – 7 điểm) (8 – 10 điểm) Hình thức 0 điểm 1 điểm 2 điểm (2 điểm)
Bài làm còn sơ sài, Bài làm tương đối đẩy đủ, Bài làm tương đối đẩy trình bày cẩu thả chỉn chu đủ, chỉn chu Sai lỗi chính tả Trình bày cẩn thận Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung 1 - 3 điểm 4 – 5 điểm 6 điểm (6 điểm)
Chưa trả lơi đúng Trả lời tương đối đầy đủ Trả lời tương đối đầy đủ câu hỏi trọng tâm các câu hỏi gợi dẫn các câu hỏi gợi dẫn
Không trả lời đủ hết Trả lời đúng trọng tâm
Trả lời đúng trọng tâm
các câu hỏi gợi dẫn Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng Có nhiều hơn 2 ý mở
Nội dung sơ sài mới nâng cao rộng nâng cao dừng lại ở mức độ Có sự sáng tạo biết và nhận diện
Hiệu quả nhóm 0 điểm 1 điểm 2 điểm (2 điểm)
Các thành viên chưa Hoạt động tương đối gắn Hoạt động gắn kết gắn kết chặt chẽ
kết, có tranh luận nhưng Có sự đồng thuận và
Vẫn còn trên 2 thành vẫn đi đến thông nhát
nhiều ý tưởng khác biệt,
viên không tham gia Vẫn còn 1 thành viên sáng tạo hoạt động
không tham gia hoạt động
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG
TIẾT 3. VĂN BẢN ĐỌC
TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỂU
(Trích Bích Câu kì ngộ - Vũ Quốc Trân) I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh xác định mô hình cốt truyện
❖ Học sinh chỉ ra và phân tích chi tiết có vai trò quan trọng
❖ Học sinh phân tích được đặc điểm của hai nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều
❖ Học sinh chỉ ra và phân tích được thông điệp văn bản
❖ Học sinh chỉ ra được đặc điểm của truyện thơ Nôm bác học
2. Về năng lực chung
- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Học sinh liên hệ tới khát khao đoàn tụ, hạnh phúc lứa đôi, gia đình xưa và nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV giới thiệu các bức họa về phụ nữ đẹp qua tranh và đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là “người
đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV có thể sử dụng các hình ảnh sau:
GV giới thiệu các bức họa về phụ nữ đẹp qua - Thiếu nữ bên hoa huệ là bức tranh gắn liền
tranh và đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là với tên tuổi danh họa Tô Ngọc Vân, cũng là tác
“người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam. Tranh thể tranh”
hiện chân dung thiếu nữ mặc áo dài trắng nghiêng
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
mình về phía bình huệ tây trắng (hoa loa kèn).
HS chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ và Hình dáng cô gái cùng không gian toát lên nét
quan sát các bức tranh giáo viên chiếu
dung dị, buồn vương nhẹ nhàng. Bên cạnh giá trị
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
nghệ thuật, tranh thể hiện thú chơi hoa loa kèn Học sinh chia sẻ
tao nhã của người Hà Nội. Ngoài bức Thiếu nữ
Bước 4. Kết luận, nhận định
bên hoa huệ, Tô Ngọc Vân còn là tác giả 2 bức
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
tranh nổi tiếng khác vẽ người thiếu nữ Việt Nam
là Hai thiếu nữ và em bé và Thiếu nữ bên hoa sen.
- Nàng Mona Lisa có lẽ là họa phẩm nổi tiếng
nhất trong lịch sử. Tác phẩm do Leonardo da
Vinci hoàn thành năm 1506, vẽ chân dung Lisa
Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo. Nụ
cười của Mona Lisa tỏa ra sự bí ẩn, gợi cảm và
mãn nguyện. Đôi bàn tay với làn da mỏng manh,
ngón tay thon dài, những đường chỉ thêu trên áo
được vẽ hết sức công phu, tỉ mỉ. Tác phẩm cho
thấy kỹ thuật điêu luyện của Leonardo khi thể
hiện sự chuyển sắc tinh tế.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
❖ Học sinh xác định mô hình cốt truyện
❖ Học sinh chỉ ra và phân tích chi tiết có vai trò quan trọng
❖ Học sinh phân tích được đặc điểm của hai nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều
❖ Học sinh chỉ ra và phân tích được thông điệp văn bản
❖ Học sinh chỉ ra được đặc điểm của truyện thơ Nôm bác học
b. Nội dung thực hiện: Học sinh tìm hiểu văn bản theo hình thức phát vấn, thảo luận nhóm và suy ngẫm cá nhân
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập I. Tìm hiểu chung
• GV cùng HS đọc văn bản 1. Tác phẩm
• Chú thích các từ ngữ khó
- Bích Câu kì ngộ (Sự gặp gỡ lạ lùng ở đất Bích
• Tóm tắt nội dung chính của văn bản và Câu)
những thông tin chính về tác phẩm
- Tác giả: Tác phẩm nguyên là truyện viết bằng
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
chữ Hán, được cho là của Đoàn Thị Điểm, về sau HS làm phiếu học tập
được dịch ra truyện thơ Nôm và phổ biến rộng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
rãi. Trước đây, nhiều người cho rằng truyện thơ
Học sinh chia sẻ bài làm
này là của một tác giả khuyết danh, nhưng theo
Bước 4. Kết luận, nhận định
các nhà nghiên cứu hiện nay thì người sáng tác
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
truyện thơ là Vũ Quốc Trân (? – ?), người làng
Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải - Dương,
từng sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng
Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỉ XIX.
- Nội dung chính: Chuyện kể về một thư sinh ở
vào đời Lê Thánh Tôn' tên gọi Trần Tú Uyên.
Cha mẹ mất sớm, chàng dựng nhà ở giữa hồ Bích
Câu để chuyên tâm đèn sách. Trong một dịp tình
cờ, Tú Uyên gặp được một cô gái đẹp như tiên
giáng trần, bèn đi theo thì nàng chợt biến mất
không rõ tung tích, nên chàng mắc bệnh tương tư.
Sau đó, Tú Uyên mua được một bức tranh vẽ hình
mĩ nữ hệt như người chàng đã gặp, mang về treo
trong nhà. Một thời gian sau, lúc nào từ trường
về nhà, Tú Uyên cũng thấy cơm nước sẵn sàng.
Chàng rình xem, thấy mĩ nhân trong tranh bước
ra, vội chạy vào chào hỏi. Người con gái xưng là
tiên nữ Giáng Kiều, nguyện cùng chàng kết nhân
duyên. Hai người sống với nhau hạnh phúc được
ba năm, song Tú Uyên dần trở nên nghiện rượu.
Giáng Kiều khuyên chồng không được, bèn bỏ về
tiên giới. Tú Uyên hối hận, sinh ra sầu não, đau
ốm, định quyên sinh. Đúng lúc ấy, Giảng Kiều
hiện ra, tha lỗi cho chồng, hai vợ chồng nối lại
duyên xưa. Từ đó, Tú Uyên nghe lời vợ chuyên
tâm tu đạo. Cuối cùng, có đôi chim hạc từ trên
mây bay xuống đưa hai vợ chồng về cõi tiên.
- Mô hình cốt truyện:
*Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) à Tai biến (Lưu lạc)
à Đoàn tụ (Đoàn viên) 2. Đoạn trích:
- Đoạn trích từ câu 305 – câu 400 của tác phẩm
- Nội dung: Kể về chàng Tú Uyên lúc nào cũng
ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người
đẹp. Cho tới một ngày kia, chàng bắt gặp người
đẹp bước ra từ trong tranh. - Bố cục:
+ Từ câu 305 đến câu 334 (Từ đầu đến “lòng nào
chẳng nghi”): Nỗi niềm tương tư và sự nghi ngờ của chàng Tú Uyên
+ Từ câu 335 đến câu 388 (Tiếp theo đến “ép nài
mây mưa”): Sự gặp gỡ và kết duyên của Tú Uyên và Giáng Kiều
+ Từ câu 390 đến câu 400 (Còn lại): Khung cảnh
sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
II. Đọc hiểu văn bản
• GV cùng HS đọc văn bản
1. Chi tiết có vai trò quan trọng
• GV phát vấn: Chỉ ra chi tiết có vai trò - Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện
quan trọng trong việc thể hiện nội dung nội dung văn bản là chi tiết: Chàng Tú Uyên rình văn bản.
xem, thấy mĩ nhân bước ra từ trong tranh và vội
• Vì sao chi tiết này là chi tiết quan trọng? chạy đến chào hỏi.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS có thể lí giải theo nhiều cách khác nhau HS suy nghĩ và trả lời nhưng có thể chỉ ra:
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
+ Việc Tú Uyên được gặp Giáng Kiều ngoài đời Học sinh chia sẻ
thật đánh dấu mối quan hệ thay đổi của hai nhân
Bước 4. Kết luận, nhận định
vật. Không phải mối tình đơn phương của Tú
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
Uyên với người trong tranh nữa.
+ Chi tiết gây bất ngờ cho truyện khi nhân vật
phải “rình” để bắt gặp được nàng Giáng Kiều bước ra từ tranh.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
II. Đọc hiểu văn bản
• GV giao nhiệm vụ thảo luận nhóm (4 – 2. Phân tích đặc điểm nhân vật
6HS) hoàn thiện phiếu học tập gợi dẫn để a. Nhân vật Tú Uyên
tìm hiểu hai nhân vật Tú Uyên và Giáng - Khái quát nhân vật Tú Uyên: giàu tình cảm, Kiều
si mê và chung thủy; một lòng một dạ yêu Giáng • Thời gian: 15ph
Kiều từ cái nhìn đầu tiên.
• Chia sẻ và thảo luận: 10ph
- Biểu hiện tình cảm và hành động của Tú
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Uyên trước khi Giáng Kiều xuất hiện: HS làm phiếu học tập
+ Nơi đọc sách, học tập của anh trò nghèo cũng
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
là nơi chàng treo bức hình và gửi gắm tương tư
Học sinh chia sẻ bài làm
Mưa hoa khép cánh song hồ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Sớm khuya với bức họa đồ làm đôi
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
Mâm chung một, đũa thêm hai
Thơ trao dưới nguyệt, rượu mời trước hoa
è Những từ ngữ thể hiện tình yêu đôi lứa: Sớm
khuya – với bức họa đồ làm đôi thể hiện được sự
quấn quýt gắn bó giữa Tú Uyên và bức họa.
è Tưởng tượng ra khung cảnh chung mâm bát
đũa, trao lời hẹn ước dưới trăng, trao chén rượu thề nguyền đôi lứa.
Tưởng gần thôi lại nghĩ xa
Có khi hình ảnh cũng là phát phu
è Nhìn ảnh mà cũng tưởng như người thật “phát
phu”, cảm giác chân thật, gần gũi và khao khát
bức họa ấy chính là người con gái mà mình yêu thương.
+ Cảm xúc tràn ngập trong nỗi tương tư, thương nhớ
Chiều thu như gợi tấm thương à So sánh, nhìn
cảnh vật, thiên nhiên mà như gợi tấm lòng
Lòng người trông xuống sông Tương mơ hình.
Điển tích về Sông Tương: hai bà Nga Hoàng và
Nữ Anh – vợ vua Thuấn đã khóc trên bờ sông
Tương à Thể hiện nỗi tương tư của nhân vật
+ Nỗi tương tư ấy còn khiến Tú Uyên cảm thấy
mệt mỏi khi nhớ người yêu, ngày nhớ, tưởng tượng, đêm mơ
Kề bên năn nỉ bày tình è Mong muốn giãi bày tình cảm
Nỗi nhà thưở trước, nỗi mình ngày xưa
Từ phen giáp mặt đến giờ
Những là ngày tưởng đêm mơ đã chồn
Ấy ai điểm phấn tô son
Để ai ruột héo, gan mòn vì ai? è Câu nói dân
gian quen thuộc để nói về dây tơ lòng.
+ Sẵn sàng làm tất cả để đổi lấy niềm vui của
người yêu, không thể rời khỏi bức vẽ
Buồng đào nửa bước chẳng rời
Nghìn vàng đổi được trận cười ấy chăng? à Ví
nụ cười với nghìn vàng
Rày xin bẻ khóa cung trăng
Vén mây mở mặt chị Hằng chút nao!
à Mong làm những việc phi thường, tưởng
chừng không thể: Bẻ khóa cung trăng, Vén mây, mở mặt chị
- Sự hoài nghi và sự việc Tú Uyên bắt gặp
Giáng Kiều từ trong tranh bước ra:
Một khi ra việc trường văn
Trở về đã thấy bát trân sẵn sàng
So xem phong vị khác thường
Mùi hoa sực nức, mùi hương ngọt ngào
Bếp trời sẵn đó hay sao?
Của đâu thấy lạ, lòng nào chẳng nghi!
- Cơm canh tiếp đón không chỉ là cơm canh bình
thường mà đầy đủ, sung túc như “bát trân”. Bát
trên là mâm cơm với 6 món ăn quý giá, chàng
không tin vào mắt mình, chắc hẳn chỉ có “bếp
trời” mới làm được như vậy.
- Liên tưởng đến hình ảnh cô Tấm và chi tiết Tấm
bước ra từ quả thị trong tích truyện cổ tích xưa.
Chăm lo cuộc sống cho bà cụ già. Điều này khiến
bà cụ nghi ngờ và cũng rình để phát hiện sự thật
- Chi tiết bước ngoặt của truyện là chi tiết, Tú
Uyên rình gặp và đã chứng kiến nàng Giáng Kiều từ trong tranh bước ra
Sáng mai cứ buổi ra đi
Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi
Trong tranh sao có bóng người vào ra?
- Khi gặp Giáng Kiều, cảm xúc của Tú Uyên vô
cùng mừng rỡ, xúc động
Vội vàng đánh tiếng ra chào
Bên mừng bên lệ, xiết bao là tình!
- Biểu hiện tình cảm và hành động của Tú
Uyên khi găp gỡ và tỏ ý kết duyên cùng Giáng Kiều:
+ Khẳng định mối nhân duyên là duyên trời, là sự
sắp đặt của tạo hóa, không nỡ chia lìa:
Sinh rằng: “Trong bấy lâu nay
Nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi Đã rằng:
tác hợp duyên trời
Làm chi cho bận lòng người lắm nào!”
+ Tôn trọng Giáng Kiều, mở tiệc tiếp đãi bè bạn,
để nàng từ biệt các bạn tương tri trước khi cùng
nàng kết duyên trăm năm vợ chồng
Trước xin từ biệt cùng nhau
Chữ duyên này trở về sau còn dài”
Nghe lời nói cũng êm tai
Chiều lòng chi nỡ ép nài mưa mây
b. Nhân vật Giáng Kiều
- Khái quát nhân vật Giáng Kiều: xinh đẹp,
hiền dịu, thủy chung, hiểu lễ nghĩa và giữ gìn tiết hạnh.
- Giáng Kiều có ngoại hình xinh đẹp “mày liễu
mặt hoa” à Vẻ đẹp tiêu chuẩn của người phụ nữ
xưa, ước lệ với sự thanh tú của liễu, sự đẹp đẽ của các loài hoa
- Giáng Kiều hiền dịu, hiểu lễ nghĩa:
+ Chào hỏi, xưng tên tuổi và xuất thân với Tú Uyên
Nàng rằng: “Bồ liễu' phận thường è Khiêm
tốn nhận bản thân là phận thường
Vì mang má phấn nên vương tơ điều è Hiểu số
phận của người phụ nữ “má phân” mọi mối nhân
duyên đề là do sự sắp đặt
Vốn xưa thiếp khách thanh tiêu è Xuất thân là người nhà trời
Tiên Thù là hiệu, Giáng Kiều là tên
Ba sinh đã nặng vì duyên
Đem thân liễu yếu kết nguyền đào thơ
Nhân duyên đã định từ xưa
Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân
Cũng là nhờ đức tiên quân
Đoá hoa biết mặt chúa xuân từ rày”
è Khẳng định mối nhân duyên với Tú Uyên là
mối nhân duyên đã định có từ kiếp trước, là do
chúa tiên sắp đặt mới có thể gặp gỡ và quen biết Tú Uyên.
- Giáng Kiều là người thủy chung, son sắt:
+ Khẳng định tình yêu thủy chung gắn bó như lẽ
nhân duyên, tấm lòng thủy chung nguyện thề với
trời xanh. Không theo lối gió trăng, ham vui mà
để nhạt nhòa tình cảm vợ chồng
Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu
Tấm son thề với trên đầu xanh xanh”
Dám đâu học thói yến oanh'
Mặn tình trăng gió, nhạt tình lửa hương
Gieo thoi trước đã dở dang
Sao nên nát đá phai vàng như chơi
+ Ý thức về danh dự và tiết hạnh của người con
gái, sợ để lại tiếng xấu muôn đời. Nàng hiểu được
lí lẽ thói yến oanh cũng chỉ là thói vui chơi qua
đường, không thể gắn bó bền chặt mãi mãi
Mái Tây còn để tiếng đời
Treo gương kim cổ cho người soi chung
Lạ gì hoa với gió đông
Tiếc hương vả cũng nể lòng chim xanh
Một mai mưa gió bất tình
Vóc tàn nên để yến oanh hững hờ
Nghĩ trong thân phận yếu thơ
Làm chi để tiếng sờ sờ lại sau!”
Phép đối “mặn tình” – “nhạt tình” “trăng gió” (sự
ham vui bên ngoài” – “lửa hương” (tình nghĩa
gắn bó mặn nồng “Nửa năm hương lửa đương nồng”
Từ ngữ chỉ tình cảm gắn bó lứa đôi: Tấm son,
gieo thoi, Mái Tây (tích về chuyện nàng Thôi
Oanh cùng chàng trò nghèo Trương Quân Thụy)
+ Giáng Kiều là người trọng tình, trọng nghĩa,
hiểu biết trước sau. Nàng hiểu câu chuyện kết
duyên với Tú Uyên là duyên tiền kiếp, khó lòng
chia xa. Vì vậy, nàng mong muốn gặp gỡ các bạn
tương tri rồi sau đó sẽ cùng chàng kết duyên trăm năm vợ chồng
Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân
Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi
Song còn mấy bạn tương tri
Bấy lâu chưa có chút gì là đâu
Trước xin từ biệt cùng nhau
Chữ duyên này trở về sau còn dài”?
c. So sánh khung cảnh trước và sau khi Tú
Uyên gặp Giáng Kiều
- Trước: Chỉ trong căn phòng đọc sách, thể hiện sự u sầu của Tú Uyên
- Sau: Nhộn nhịp, đông vui, tràn đầy sức sống,
sau sự hóa phép kì diệu của Giáng Kiều
Trước sân mừng cuộc tỉnh say
Tiếng vui đãi nguyệt, tiệc bày đối hoa
Bóng mây bỗng kéo quanh nhà
Thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài
Tường quang sáng một góc trời
Nhởn nhơ áo, mũ, xiêm, hài, biết bao!
Người yểu điệu, khách thanh tao
Mỗi người một vẻ, ai nào kém ai
Lả lơi bên nói bên cười
Bên mừng cố hữu, bên mời tân lang
Đong đưa khoe thắm đua vàng
Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha.
- Liệt kê: cuộc tình say, tiếng vui, đãi nguyệt, tiệc
bày, sáng một góc trời, bên nói bên cười, yểu
điệu, thanh tao, vũ y, nghê thường, khoe thắm đua vàng,….
- Từ láy: lả lơi, nhởn nhơ, lả lơi, thấp thoáng, thiết tha, đong đưa,…
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
II. Đọc hiểu văn bản
• GV giao nhiệm vụ thảo luận nhóm theo 3. Dấu hiệu cho thấy văn bản là truyện thơ
sơ đồ tư duy (4 – 6HS) tìm hiểu những Nôm bác học
dấu hiệu cho thấy văn bản là tác phẩm
truyện thơ bác học và bức thông điệp của Yếu tố truyện thơ: văn bản.
- Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay • Thời gian: 15ph quanh đề tài tình yêu.
• Chia sẻ và thảo luận: 10ph
- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Cốt truyện xoay quanh số phận của 2 nhân vật
HS thực hiện thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy chính với nội dung phản ánh số phận.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Yếu tố truyện thơ bác học:
Học sinh chia sẻ bài làm
- Nhân vật nam – nữ là nam thanh – nữ tú, người
Bước 4. Kết luận, nhận định
có học thức, hiểu lí lẽ, biết đối nhân xử thế và có
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
xuất thân học thức, xuất thân cao (Giáng Kiều là người nhà trời)
- Có chất lượng nghệ thuật cao khi nói đến hình ảnh Giáng Kiều.
- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố
- Từ ngữ có độ tinh luyện cao, giàu hình ảnh
- Sử dụng các phép điệp, đối, ước lệ, ẩn dụ, so
sánh,.. mang tính hình tượng
4. Thông điệp của văn bản
- Hình ảnh Giáng Kiều từ trong tranh bước ra cho
thấy mong muốn thoát li cuộc sống thực tại (Cụ
thể là cuộc sống trong chế độ phong kiến với lưu
lạc, chiến tranh và những hủ tục)
- Khẳng định tình yêu son sắt của lứa đôi và khát khao đoàn tụ
- Mong muốn thoát li Nho giáo để đến với Phật
giáo và Đạo giáo (Đề cập nhiều đến duyên phận theo Đạo Phật)
HS có thể tìm hiểu và suy nghĩ nhiều thông điệp khác nhau
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh luyện tập phân tích cảm nhận một trích đoạn ngắn khác trong Bích Câu kì ngộ
b. Nội dung thực hiện
- HS thực hiện bài phân tích (cá nhân hoặc theo nhóm)
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Gợi ý:
GV giao nhiệm vụ thực hiện đoạn trích
HS đề cập được đoạn trích nói đến nỗi tương tư
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
của nhân vật Tú Uyên khi nghĩ về nàng Giáng
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên. Kiều
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
- Ta có thể thấy được nét si tình ở chàng Tú Uyên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!
chỉ vì một giây trông thấy, mà giường như chàng
Bướm kia vương lấy sầu hoa,
đã cả một đời nhớ thương. Chàng si mê nàng đến
Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!
nỗi “ngơ ngẩn”, đến nỗi đèn thông cháy đã cạn ….
mà chàng vẫn thao thức chưa ngủ được “giấc hòe
Ngổn ngang cảnh nọ tình kia,
chưa nên”. Chàng nghĩ về người con gái xinh đẹp
Nỗi riêng, riêng biết, dã đề với ai!
Vui xuân chung cảnh một trời,
đó phải chăng là tiên nữ, biết bao giờ mới được
Sầu xuân riêng nặng một người tương tư gặp lại.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Dù đã mượn “khúc đàn tranh”, mượn “chén
Học sinh suy ngẫm và thực hành viết
rượu đào” nhưng tình nồng đâu biết “đã đề với
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
ai? Dù cảnh Xuân có vui nhưng không gặp được
Học sinh trình bày phần bài làm của mình.
nàng thì vơi Tú Uyên vẫn chỉ có một “Sầu xuân
Bước 4. Kết luận, nhận định
riêng nặng một người tương tư.
GV chốt lại các chia sẻ
- Với lời thơ kết hợp giữa tự sự và trữ tình, đoạn
trích “Nỗi niềm tương tư” cho ta thấy được nỗi
niềm tương tư và khát vọng tình yêu đôi lứa cháy
bỏng của chàng thư sinh Tú Uyên. Có phải chăng
một tình yêu cuồng nhiệt, hết lòng hết dạ là đáp
số chung cho những ai đang chìm đắm trong
mộng tình, có phải chăng từng lời thơ như muốn
nói hộ tấm chân tình đó!
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh liên hệ và so sánh cách thể hiện đoạn trích và đoạn diễn văn
xuôi về hiệu quả nghệ thuật
b. Nội dung thực hiện
* Bài tập sáng tạo: Hãy diễn xuôi đoạn trích này và nhận xét sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn
diễn văn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng câu trả lời của HS
GV giao nhiệm vụ có thể chiếu video về câu
chuyện Tú Uyên Giáng Kiều cổ tích
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ
Phụ lục 1. Phiếu học tập – Nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiếu
Phụ lục 2. Rubric thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG ĐÃ LÀM TỐT RẤT XUẤT SẮC (0 – 4 điểm) (5 – 7 điểm) (8 – 10 điểm) Hình thức 0 điểm 1 điểm 2 điểm (2 điểm)
Bài làm còn sơ sài, Bài làm tương đối đẩy đủ, Bài làm tương đối đẩy trình bày cẩu thả chỉn chu đủ, chỉn chu Sai lỗi chính tả Trình bày cẩn thận Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung 1 - 3 điểm 4 – 5 điểm 6 điểm (6 điểm)
Chưa trả lơi đúng Trả lời tương đối đầy đủ Trả lời tương đối đầy đủ câu hỏi trọng tâm các câu hỏi gợi dẫn các câu hỏi gợi dẫn
Không trả lời đủ hết Trả lời đúng trọng tâm
Trả lời đúng trọng tâm
các câu hỏi gợi dẫn Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng Có nhiều hơn 2 ý mở nâng cao rộng nâng cao Nội dung sơ sài mới Có sự sáng tạo dừng lại ở mức độ biết và nhận diện
Hiệu quả nhóm 0 điểm 1 điểm 2 điểm (2 điểm)
Các thành viên chưa Hoạt động tương đối gắn Hoạt động gắn kết gắn kết chặt chẽ
kết, có tranh luận nhưng Có sự đồng thuận và
Vẫn còn trên 2 thành vẫn đi đến thông nhát
nhiều ý tưởng khác biệt,
viên không tham gia Vẫn còn 1 thành viên sáng tạo hoạt động
không tham gia hoạt động Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG
TIẾT 4. ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ
(Huỳnh Như Phương) I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh nêu cảm nhận về hình ảnh người vợ trong văn bản
❖ Học sinh phân tích các chi tiết thể hiện niềm khao khát đoàn tụ trong văn bản
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: HS chia sẻ thêm các câu chuyện về sự chia li và khát khao đoàn tụ trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV chiếu video về người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ:
https://www.youtube.com/watch?v=ud6u7U54Qyc
HS theo dõi video và suy ngẫm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV dẫn dắt vào bài học Giáo viên chiếu video
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh theo dõi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên gợi dẫn vào bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
❖ Học sinh nêu cảm nhận về hình ảnh người vợ trong văn bản
❖ Học sinh phân tích các chi tiết thể hiện niềm khao khát đoàn tụ trong văn bản
b. Nội dung thực hiện
HS vận dụng kiến thức đã học về chủ điểm, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu bài tập tìm hiểu về tác phẩm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập I. Tìm hiểu chung
Giáo viên giao nhiệm vụ hoàn thành tìm 1. Tác giả hiểu nội dung theo nhóm:
- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở
Câu hỏi 1. Hình ảnh người vợ trong văn Quang Ngãi
bản hiện lên là người như thế nào? Vì sao - GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng
em lại có những cảm nhận như vậy?
dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV –
Câu hỏi 2. Chỉ ra các chi tiết thể hiện sự ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê
khát khao đoàn tụ trong văn bản. Phân tích bình văn học trước năm 1975.
một chi tiết mà em cảm thấy ấn tượng nhất 2. Tác phẩm
Thời gian thảo luận: 15 phút
Chia văn bản làm 3 đoạn:
Chia sẻ và trao đổi: 5 phút
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình
Học sinh thực hiện đọc và thảo luận
có người tập kết ra Bắc.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “tìm mộ phần của dượng”:
Học sinh trình bày phần bài làm của mình Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy
Bước 4. Kết luận, nhận định ra chiến trận.
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia - Đoạn 3: còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của
sẻ tốt để cả lớp tham khảo Dì
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật dì Bảy – người vợ trong văn bản a. Hoàn cảnh
- Mới lấy nhau được 1 tháng, Dượng Bảy đã phải ra
Bắc tập kết à Đôi người đôi ngả
- Cuối năm 1975 gia đình nhận được giấy báo tử:
dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa
ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước
khi chiến tranh ngưng tiếng súng à Hạnh phúc ngắn
chẳng tày gang, dì dượng đã phải chia ly mãi mãi.
b. Tính cách, phẩm chất
- Yêu thương chồng
+ Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi
thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con
ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng
đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.
+ Cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.
- Thủy chung, tình nghĩa
+ Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau
đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không
lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.
+ Ngày hòa bình, dì đã qua tuổi 40. Vẫn có người
đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì đã không còn
rung động. Dù cho có cô đơn, lẻ loi dì Bảy vẫn một
lòng thủy chung với người chồng đã khuất của mình
Dì Bảy là người phụ nữ đức hạnh, đại diện cho
phẩm chất của những người mẹ, người vợ Việt Nam
anh hùng hi sinh cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình,
nén nỗi đau cá nhân vào bên trong, âm thầm góp sức
vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
2. Chi tiết tiêu biểu thể hiện sự khát khao đoàn tụ
a. Niềm khao khát đoàn tụ được thể hiện qua
những ngóng trông người từ phương xa trở về.
- “Mỗi ngày sau khi đi làm đồng về, dì tôi thường
ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi
ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu
đến nhà tôi xin chỗ trú quân.”
- […] Những ngày sau đó, gia đình tôi nao nức trong niềm vui chờ đợi.
- Dì không lấy chồng mà vẫn đợi dượng
b. Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện qua
tình cảm của người phương xa hướng về gia đình
- Thỉnh thoảng dượng lại gửi thư về, lá thư được gói trong bọc ni-lông bé tí
- Gần cuối cuộc chiến tranh, tin nhắn của dượng về nhà thường xuyên hơn
- Khi bị lỡ mất chuyến xe về thăm gia đình. Dượng
nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi
tặng dì chiếc nón bài thơ “Hai mươi năm, dượng
không quên người xưa nhưng đã quên cảnh cũ.
Dượng đảo mắt tìm cảnh quê vợ nhưng không nhận
ra. Trên đường tiến quân đâu thể quay lại, dượng
đành nhờ người báo tin cho gia đình.” III. Tổng kết 1. Nội dung
- Phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy
những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác.
- Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung,
son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm
lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước. 2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.
- Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ - VẬN DỤNG
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh tìm kiếm và chia sẻ thêm các câu chuyện về sự chia li và khát
khao đoàn tụ trong chiến tranh
b. Nội dung thực hiện:
- HS tìm hiểu và chia sẻ
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Một số nguồn tham khảo: HS có thể tham khảo Giáo viên giao nhiệm vụ
và xem chương trình Như chưa hề có cuộc chia Học sinh thực hiện li (VTV)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 1.
Học sinh suy nghĩ và làm bài
https://www.youtube.com/watch?v=g6SYv6gxlv4
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 2. Bài làm của học sinh
https://www.youtube.com/watch?v=tC6HE1EoStQ
Bước 4. Kết luận, nhận định 3.
GV chốt lại các chia sẻ
https://www.youtube.com/watch?v=PJ5ZK9T6bjo
Phụ lục 1. Rubric thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG ĐÃ LÀM TỐT RẤT XUẤT SẮC (0 – 4 điểm) (5 – 7 điểm) (8 – 10 điểm) Hình thức 0 điểm 1 điểm 2 điểm (2 điểm)
Bài làm còn sơ sài, Bài làm tương đối đẩy đủ, Bài làm tương đối đẩy trình bày cẩu thả chỉn chu đủ, chỉn chu Sai lỗi chính tả Trình bày cẩn thận Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung 1 - 3 điểm 4 – 5 điểm 6 điểm (6 điểm)
Chưa trả lơi đúng Trả lời tương đối đầy đủ Trả lời tương đối đầy đủ câu hỏi trọng tâm các câu hỏi gợi dẫn các câu hỏi gợi dẫn
Không trả lời đủ hết Trả lời đúng trọng tâm
Trả lời đúng trọng tâm
các câu hỏi gợi dẫn Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng Có nhiều hơn 2 ý mở
Nội dung sơ sài mới nâng cao rộng nâng cao dừng lại ở mức độ Có sự sáng tạo biết và nhận diện
Hiệu quả nhóm 0 điểm 1 điểm 2 điểm (2 điểm)
Các thành viên chưa Hoạt động tương đối gắn Hoạt động gắn kết gắn kết chặt chẽ
kết, có tranh luận nhưng Có sự đồng thuận và
Vẫn còn trên 2 thành vẫn đi đến thông nhát
nhiều ý tưởng khác biệt,
viên không tham gia Vẫn còn 1 thành viên sáng tạo hoạt động
không tham gia hoạt động Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG
TIẾT 5. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ NÓI I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh ghi nhớ các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói
❖ Học sinh thực hành nhận diện ngôn ngữ nói
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Trân trọng và yêu sự trong sáng của tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV phát vấn và đặt vấn đề cho HS
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy gòi
GV chiếu đoạn hội thoại và hỏi:
thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ Thị cong cớn:
đối thoại của hai nhân vật trong đoạn trích - Có khối cơm trắng mầy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, sau?
nói thật hay nói khoác đấy?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
Học sinh suy nghĩ và thực hiện
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Học sinh chia sẻ Trành.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc
Giáo viên dẫn dắt vào bài học mắt, cười tít. (Vợ nhặt, Kim Lân) Nhận xét:
- Ngôn ngữ đơn giản, gần với lời ăn tiếng nói
- Lời đối thoại hằng ngày
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
❖ Học sinh ghi nhớ các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói
❖ Học sinh thực hành nhận diện ngôn ngữ nói
b. Nội dung thực hiện
HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói
Giáo viên yêu cầu HS đọc phần tri thức - Ngôn ngữ nói là lời nói sử dụng trong giao tiếp Ngữ văn
hằng ngày; thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
người nói và người nghe. Vì vậy, ngôn ngữ nói
Học sinh trình bày các nội dung về ngôn thường có những đặc điểm cơ bản sau: ngữ nói
- Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to,
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái
Học sinh trình bày phần bài làm của mình độ của người nói.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,...
sẻ tốt để cả lớp tham khảo
- Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố
dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường được dùng
để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do
người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt
giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người
nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như:
nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... Lưu ý:
- Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau.
Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù
vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế
của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi
ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn.
- Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết,
chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong
văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo,...
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Tham khảo bài giải ở phụ lục
Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập trong SGK
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh trình bày
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia
sẻ tốt để cả lớp tham khảo
3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động: HS thực hành từ đọc đến viết
b. Nội dung thực hiện
HS hoàn thành yêu cầu: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu nhận xét về một nhân vật/
chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Đoạn văn tham khảo
Giáo viên yêu cầu Hãy viết đoạn văn Trong văn bản “Lời tiễn dặn”, diễn biến tâm trạng
(khoảng 200 chữ) nêu nhận xét về một của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà
nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ chồng đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Đưa
đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất. tiễn người yêu về nhà chồng, chàng trai vô cùng đau
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
khổ, xót xa. Chàng trai vẫn dành rất nhiều tình cảm Học sinh thực hiện
cho cô gái. Điều này thể hiện qua cách gọi cô gái
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
của chàng trai là “người đẹp anh yêu”, khẳng định
Học sinh trình bày phần bài làm của mình tình yêu dành cho cô gái vẫn vô cùng thắm thiết.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Lúc đưa tiễn chàng trai có nhiều cử chỉ, hành động
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia như muốn níu kéo những phút giây cuối cùng được
sẻ tốt để cả lớp tham khảo
ở bên cạnh người yêu, muốn ngồi lại, âu yếm chị,
nựng con của chị…Chàng trai dặn dò người mình
yêu đôi câu rồi nặng nề quay trở về. Qua hành động
ấy ta thấy được tình yêu cao cả đến nhường nào của
anh đối với cô gái, bỏ qua tất cả để đến với chị bằng
tấm lòng chân thành, thật đáng ngợi ca.
Phụ lục 1. Giải bài tập
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại
bằng chữ viết. Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp đó.
- Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết như các văn bản truyện có lời nói
của các nhân vật, bài báo ghi lại cuộc phỏng vấn hoặc tọa đàm, bài ghi lại cuộc nói chuyện…
- Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp đó:
+ Thường sửu dụng khẩu ngữ, từ địa phương…
+ Được trình bày theo dạng đối thoại.
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây
có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?
a. – Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.
- Cám ơn nhé, Nhật Giang!
Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:
- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?
Tôi cười, không đáp.
- À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên,
Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?
- Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được. (Bảo Ninh, Giang)
b. Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay vò trán lia lịa.
- Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!
Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một
nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:
- Tía ơi, đốt nó đi, tía!
Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:
- Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương nam)
Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích trên có những đặc điểm của ngôn ngữ nói là:
a. - Sử dụng khẩu ngữ, được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. - Sử dụng thán từ.
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ: nụ cười, cử chỉ.
- Sử dụng đa dạng về ngữ điệu.
b. - Sử dụng từ ngữ địa phương.
- Sử dụng đa dạng về ngữ điệu.
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ: nụ cười, cử chỉ.
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dật giũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ!”
(Truyện thơ dân tộc Thái, Tiễn dặn người yêu)
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
b. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật
trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ.
a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:
- Có sử dụng ngữ điệu.
- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:
- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự
kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…
- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và
câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…
Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn
ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn
ngữ nói không? Vì sao?
Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần
đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:
- Người đọc có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu.
- Có thể chêm xen và sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để cho phần đọc trở nên diễn cảm hơn.
TIẾT 6. ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
THỊ KÍNH NUÔI CON CỦA THỊ MẦU
(Trích Quan Âm Thị Kính – truyện thơ khuyết danh Việt Nam) I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh tóm tắt nội dung của văn bản, xác định ngôi kể và chỉ ra những đặc điểm truyện thơ trong văn bản
❖ Học sinh phân tích nhân vật Thị Kính trong văn bản và nhận xét cách tác giả dân gian xây
dựng nhân vật trong truyện thơ
❖ Học sinh phân tích đặc điểm của ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ truyện thơ Nôm trong văn bản
❖ Học sinh chỉ ra được thông điệp của văn bản trên
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,..
3. Về phẩm chất: Liên hệ về tình yêu thương, sự hi sinh cao thượng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV chiếu hình ảnh về Quan Âm Thị Kính và giới thiệu về vở chèo Quan Âm Thị Kính
❖ HS theo dõi và lắng nghe
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV dẫn dắt vào bài học
GV chiếu hình ảnh và gợi dẫn
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh theo dõi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh theo dõi
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
❖ Học sinh tóm tắt nội dung của văn bản, xác định ngôi kể và chỉ ra những đặc điểm truyện thơ trong văn bản
❖ Học sinh phân tích nhân vật Thị Kính trong văn bản và nhận xét cách tác giả dân gian xây
dựng nhân vật trong truyện thơ
❖ Học sinh phân tích đặc điểm của ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ truyện thơ Nôm trong văn bản
❖ Học sinh chỉ ra được thông điệp của văn bản trên
b. Nội dung thực hiện:
❖ Giáo viên chia nhóm, HS thảo luận và tìm hiểu về văn bản
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập I. Tìm hiểu chung
Giáo viên chia nhóm và đưa ra từng nhiệm Tóm tắt: vụ:
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng
❖ Nhiệm vụ 1. Học sinh tóm tắt nội Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo.
dung của văn bản, xác định ngôi kể và Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu
chỉ ra những đặc điểm truyện thơ ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, trong văn bản
Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật
❖ Nhiệm vụ 2. Học sinh phân tích nhân mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt
vật Thị Kính trong văn bản và nhận xét cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về
cách tác giả dân gian xây dựng nhân nhà bố đẻ. Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, vật trong truyện thơ
Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp
❖ Nhiệm vụ 3. Học sinh phân tích đặc hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn
điểm của ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm
truyện thơ Nôm trong văn bản
không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với Thời gian: 20 phút
anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế,
Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị
Chia sẻ và phản biện: 5 phút/nhóm
đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
cho Kính Tâm. Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa Học sinh thảo luận
từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Khi sức càn lực
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
kiệt, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ. Bấy giờ
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ bài làm
được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
Bước 4. Kết luận, nhận định
II. Đọc hiểu văn bản
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
1. Nội dung chính văn bản – Ngôi kể - Đặc điểm
cơ bản của truyện thơ
a. Nội dung: Văn bản kể về việc Thị Mầu mang
thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm.
Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính
suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng
thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết
đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ,
bèn lập đàn giải oan cho nàng. b. Ngôi kể:
- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật
lại theo ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả.
- Dựa vào nội dung văn bản, người kể giấu mình
không xưng (tôi) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi
thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và
kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.
c. Đặc điểm của truyện thơ
- Yếu tố tự sự: + Có cốt truyện
+ Nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của tầng lớp nhân dân.
+ Được viết theo mô hình nhân quả.
- Yếu tố trữ tình: Tác giả kết hợp giữa yếu tố tự sự
và trữ tình, vừa kể chuyện vừa vận dụng những yếu
tố trữ tình giúp câu chuyện dễ nghe, dễ đọc, đưa vào
lòng người đọc một cách dễ dàng, thuyết phục.
2. Nhân vật Thị Kính
- Thị Kính hiện lên là người có tấm lòng nhân hậu,
có lòng hiếu sinh và xót thương cho những thân
phận nhỏ bé dù cho hi sinh cả thanh danh của mình.
+ Thị Kính nhặt nuôi đứa trẻ cửa chùa dù biết việc
này có thể làm “dơ” thanh danh nơi linh thiêng của mình
Tiểu đương tụng niệm khấn nguyền,
Bỗng nghe tiếng trẻ tá lên giật mình.
Ngoảnh đi thì dạ chẳng đành,
Nhận ra thì hoá là tình chẳng ngay.
Gớm thay mặt dạn mày dày,
Trân trân rằng giả con đây mà về.
Cơ thiền kể đã khắt khe,
Khéo xui ra đứa làm rể riếu mình.
Nhưng mà trong dạ hiếu sinh,
Phúc thì làm phúc, do thì đành do.
Cá trong chậu nước sơn sơ,
Thì nay chẳng cứu còn chờ khi nao
+ Mặc cho người đời dị nghị, cười chê, Thị Kính
vẫn hết lòng nuôi con và nén sự thật không nói ra
Nâng niu xiết nỗi truân chuyên,
Nhai cơm móm sữa để nên con người.
Đến dân ai cũng chê cười,
Tiểu kia tu có trót đời được đâu.
Biết chăng một đứa thương đâu,
Mình là hai với Thị Mầu là ba.
- Kính Tâm là người yêu mến trẻ, hết mực chăm lo, săn sóc cho đứa trẻ
+ Lo thuốc thang, chăm sóc, độ kinh
Ra công nuôi bộ thực là,
Nhưng buồn có trẻ hoá ra đỡ buồn.
Khi trống tàn, lúc chuông dồn,
Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày.
Phù trì như thổi ra ngay,
Lọ phương hoạt ấu lọ thầy bảo anh.
Bùa thiêng đã sẵn kim kinh,
Ma vương kia cũng phải kiêng lọ là. + Lo dạy dỗ, nâng đỡ
Thoi đưa tháng trọn ngày qua,
Mấy thu mà đã lên ba tuổi rồi.
Con mày mà giống cha nuôi,
Hình dung ý tứ khác nào bản sinh.
Mai ngày đến lúc trưởng thành,
Cơ cầu dễ rạng tiền trình hơn xưa.
Cách xây dựng nhân vật:
+ Được tác giả chia thành hai tuyến rõ ràng: chính
diện và phản diện. Kính Tâm hiện lên là người có
đức độ, yêu thương và biết hi sinh
+ Nhân vật trong truyện thơ gặp phải những biến cố
cuộc đời mang đến sự hấp dẫn và nét đặc biệt cho nhân vật
3. Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ truyện thơ Nôm
+ Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
“Rõ là nước lã mà nhầm,
Cũng đem giọt máu tình thâm hòa vào
Mẹ vò thì sữa khát khao
Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền.
Nâng niu xiết nỗi truân chuyên,
Nhai cơm mớm sữa để nên con người.”
+ Tác giả kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, vừa
kể chuyện vừa vận dụng những yếu tố trữ tình giúp
câu chuyện dễ nghe, dễ đọc, đưa vào lòng người đọc
một cách dễ dàng, thuyết phục.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
4. Thông điệp của văn bản
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận: Theo em, - Qua nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian muốn
thông điệp của văn bản là gì? Vì sao em nhắn nhủ đến người đọc người nghe về người có
lại rút ra được thông điệp như vậy?
tấm lòng nhân hậu, những người ở hiền gặp lành.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Dựa vào nội dung văn bản, cho ta thấy cuộc đời Học sinh thảo luận
của Thị Kính đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
thách nhưng vẫn giữ cho mình một tấm lòng trong Học sinh chia sẻ sáng, nhân hậu.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động: HS thực hành diễn xuôi hoặc dựng tiểu phẩm đoạn truyện thơ
b. Nội dung thực hiện
Từ nội dung văn bản HS thực hành diễn xuôi và dựng tiểu phẩm đoạn truyện thơ.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Sản phẩm của HS
Giáo viên giao nhiệm vụ: Từ nội dung văn
bản HS thực hành diễn xuôi và dựng tiểu phẩm đoạn truyện thơ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia
sẻ tốt để cả lớp tham khảo
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh liên hệ chia sẻ về sự hi sinh, lòng bao dung của con người.
Liên hệ tới các vấn đề cha mẹ ruột, hay cha mẹ dượng bạo hành trẻ em ngày nay
b. Nội dung thực hiện: HS tìm hiểu và chia sẻ về vấn đề: Nhà nước có nên để trẻ em sống với
cha mẹ dượng khi còn quá nhỏ?
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng phần chia sẻ của HS
Giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu Gợi ý:
HS tìm hiểu và chia sẻ về vấn đề: Nhà Sự kiện có thật: vụ việc bé Vân Anh bị mẹ kế bạo
nước có nên để trẻ em sống với cha mẹ hành tới chết hay bé mới sinh bị người tình của mẹ
dượng khi còn quá nhỏ? bạo hành,…
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
• Có thể vẫn sống cùng nhưng cha mẹ đẻ cần có
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
trách nhiệm bảo vệ con cái, tìm hiểu kĩ đối
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
phương và nâng cao tinh thần cảnh giác vì tương
Học sinh trình bày phần bài làm của mình lai của trẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia • Cần có trách nhiệm trong hôn nhân để xây dựng
sẻ tốt để cả lớp tham khảo mái ấm cho trẻ
Phụ lục. Rubric thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG ĐÃ LÀM TỐT RẤT XUẤT SẮC (0 – 4 điểm) (5 – 7 điểm) (8 – 10 điểm) Hình thức 0 điểm 1 điểm 2 điểm (2 điểm)
Bài làm còn sơ sài, Bài làm tương đối đẩy đủ, Bài làm tương đối đẩy trình bày cẩu thả chỉn chu đủ, chỉn chu Sai lỗi chính tả Trình bày cẩn thận Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung 1 - 3 điểm 4 – 5 điểm 6 điểm (6 điểm)
Chưa trả lơi đúng Trả lời tương đối đầy đủ Trả lời tương đối đầy đủ câu hỏi trọng tâm các câu hỏi gợi dẫn các câu hỏi gợi dẫn
Không trả lời đủ hết Trả lời đúng trọng tâm
Trả lời đúng trọng tâm
các câu hỏi gợi dẫn Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng Có nhiều hơn 2 ý mở
Nội dung sơ sài mới nâng cao rộng nâng cao dừng lại ở mức độ Có sự sáng tạo biết và nhận diện
Hiệu quả nhóm 0 điểm 1 điểm 2 điểm (2 điểm)
Các thành viên chưa Hoạt động tương đối gắn Hoạt động gắn kết gắn kết chặt chẽ
kết, có tranh luận nhưng Có sự đồng thuận và
Vẫn còn trên 2 thành vẫn đi đến thông nhát
nhiều ý tưởng khác biệt,
viên không tham gia Vẫn còn 1 thành viên sáng tạo hoạt động
không tham gia hoạt động Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG TIẾT 7. VIẾT
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (TRUYỆN THƠ) HOẶC
MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT (BÀI HÁT) I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh ghi nhớ được phương pháp nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một
tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
❖ Học sinh phân tích được bài viết tham khảo
❖ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để tạo lập văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học
(truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Tỉ mỉ, ham học hỏi và nghiên cứu chuyên sâu vấn đề
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV cho HS ghi lại những bài hát, tác phẩm truyện thơ mà em ấn tượng và nêu lí do tại sao
lại có ấn tượng với tác phẩm đó
❖ Hoặc GV có thể chiếu một số bài hát hay, ý nghĩa dành cho giới trẻ ngày nay: Ví dụ Nấu cơm cho em (Đen Vâu),…
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học GV giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
❖ Học sinh ghi nhớ được phương pháp nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc
một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
❖ Học sinh phân tích được bài viết tham khảo
❖ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để tạo lập văn bản nghị luận về một tác phẩm văn
học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
b. Nội dung thực hiện:
❖ Học sinh định hướng cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc
một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong bài tham khảo
Ngữ liệu thứ nhất
● Giáo viên yêu cầu HS đọc thật kỹ bài 1. Vấn đề nghị luận của bài viết là gì? Với vấn đề
viết tham khảo và tự trả lời các câu hỏi ấy, tác giả đã triển khai thành các luận điểm
theo nhóm đôi hoặc cá nhân
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
• Học sinh trả lời câu hỏi
nào? Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài
• Học sinh rút ra được các bước thực viết đã hợp lí chưa?
hiện kiểu bài văn nghị luận về một tác - Vấn đề nghị luận của bài viết là: Giá trị về nội
phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một dung và nghệ thuật của truyện thơ Trê Cóc.
tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
+ Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật tác
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần giả muốn truyền tải thông qua truyện thơ. bài làm
- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã
Bước 4. Kết luận, nhận định
hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục
người đọc, người nghe.
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bảm
2. Mỗi luận điểm được làm sáng rõ bằng những
lí lẽ và bằng chứng nào? Các lí lẽ và bằng chứng
có thuyết phục không? Vì sao?
- Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc
+ Cóc sinh ra một đàn nòng nọc nhưng bị Trê cướp về nuôi.
+ Cóc kiện Trê, Trê tìm đến Lý Ngạnh – một thủ hạ
âm tường việc quan lo lót lễ vật và khiếu nại cho Trê khiến Cóc bị giam.
+ Ếch giới thiệu Nhái Bén cho Cóc, Nhái Bén
khuyên Cóc chờ thời gian, khi đàn nòng nọc đứt
đuôi sẽ trở về bên mẹ.
+ Cuối cùng Cóc dẫn đàn con đến kêu oan, Trê thú tội và bị kết án.
- Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật
tác giả muốn truyền tải thông qua truyện thơ.
+ Nội dung, tư tưởng: tác giả đã thành công trong
việc mượn chuyện về loài vật để nói về chuyện con
người. Phản ánh những thực trạng cuộc sống, xã hội
con người: kiện tụng, đút lót, quan lại…
+ Hình thức, nghệ thuật: xây dựng hình tượng
phúng dụ giàu chất ngụ ngôn. + …
- Các lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, vì nó giúp
bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.
3. Bạn học được điều gì về cách viết bài văn nghị
luận về một tác phẩm văn học từ bài viết trên?
Từ bài viết trên ta thấy được, khi viết bài văn nghị
luận về một tác phẩm văn học chúng ta cần:
- Chú ý đến nội dung, cốt truyện, nhân vật và tình huống truyện.
- Khi phân tích cần tách nội dung và nghệ thuật riêng.
- Lựa chọn và sắp xếp luận điểm phù hợp, để bài
viết trở nên mạch lạc, rõ ràng. Ngữ liệu thứ hai
1. Vấn đề nghị luận của bài viết; với vấn đề ấy,
tác giả đã triển khai thành các luận điểm nào;
nhận xét của bạn về trình tự sắp xếp các luận
điểm trong bài viết.
- Vấn đề nghị luận của bài viết là: “Những cánh
chim chào đón tương lai” của nhạc sĩ Văn Ký
- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Sự xuất hiện của cánh chim.
+ Luận điểm 2: Ý nghĩa và lời nhắn nhủ của đôi cánh chim.
- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã
hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục
người đọc, người nghe.
2. Bài viết tách riêng thành luận điểm về giá trị
nội dung, luận điểm về giá trị nghệ thuật hay
trình bày kết hợp trong mỗi luận điểm?
Bài viết trình bày kết hợp giữa giá trị nội dung, luận
điểm về giá trị nghệ thuật trong mỗi luận điểm.
3. Bài viết đã đáp ứng những yêu cầu của kiểu
bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) chưa?
Bài viết đã đáp ứng được những yêu cầu của kiểu
bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát).
II. Kiểu bài và các bước thực hiện bài viết
1. Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm văn học
(truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để
làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ
thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.
2. Yêu cầu đối với kiểu bài:
• Về nội dung: Nêu và nhận xét được một số nét
đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/
bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng
tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.
• Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài
nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc;
sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp
các thao tác lập luận hợp lí.
• Bố cục bài viết gồm ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tên truyện
thơ/ bài hát, tác giả, khái quát nội dung chính của
tác phẩm) hoặc nêu định hướng của bài viết.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để
làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và hình
thức nghệ thuật; đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng,
thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận
điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
+ Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác
phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản
thân và người đọc/ người nghe.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để tạo lập văn bản nghị luận về
về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
b. Nội dung thực hiện
HS vận dụng kiến thức đã học đã hoàn thành bài viết theo hai bước
• Tạo lập dàn ý theo hướng dẫn phiếu học tập
• Hoàn thành bài viết theo rubric chấm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
HS thực hiện phiếu học tập dàn ý theo hướng dẫn
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hành hoàn thiện dàn ý
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia
sẻ tốt để cả lớp tham khảo
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh hoàn thiện bài viết hoàn chỉnh (Ở nhà hoặc tại lớp)
b. Nội dung thực hiện: HS hoàn thành bài viết và tự đối chiếu với rubric chấm trước khi nộp cho GV
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng phần chia sẻ bài làm của HS Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh nộp bài
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia
sẻ tốt để cả lớp tham khảo
Phụ lục 1. Phiếu thực hiện dàn ý (Có hướng dẫn dàn ý)
Phụ lục 2. Bài viết tham khảo
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tác phẩm thơ văn nổi tiếng của cụ
Nguyễn Đình Chiểu như: Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận
vong Lục tỉnh… thì truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam, có
ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.
Đây là tác phẩm được cụ Đồ Chiểu viết trước khi Pháp xâm lược đất nước ta. Tác phẩm có
tổng 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn vần (hay còn gọi là truyện thơ) cùng nhiều hình
tượng nghệ thuật đẹp trong văn chương đã được nhân dân đón nhận, yêu thích. Trong đó, nhân vật
nam chính của tác phẩm là người hết mực hiếu thảo, nêu cao lý tưởng, dũng cảm đánh cướp Phong
Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu nước. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga, là cô gái thủy chung
son sắt với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Các nhà nghiên cứu nhận định,
tác phẩm có sức sống rất lớn trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ.
Tác phẩm Lục Vân Tiên đã thể hiện tư tưởng của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi một nhân
vật trong tác phẩm không chỉ là gửi gắm niềm khát vọng, lý tưởng sống, mục đích sống, ý chí sống
to lớn của cụ Nguyễn Đình Chiểu mà còn phản ánh cuộc đời của cụ. Thông qua các tuyến nhân
vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội.
Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng nhiều thế hệ như:
“Trước đèn xem chuyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ “nhơn tình” éo le/ Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe/
Giữ răn việc trước, lành dè thân sau/ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình…”.
Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm độc đáo “có một không hai” trong số
những truyện thơ ở Việt Nam. Cụ đã tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách
cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục
Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca.
Tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ được xuất bản ở nhiều giai đoạn, mà còn được đưa vào
dưới dạng đờn ca tài tử, với hình thức “ca ra bộ” đầu tiên của hình thức đờn ca tài tử, là một bước
đệm để xây dựng nghệ thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra đời
loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên.
Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên trên vùng đất Bến Tre đã lan tỏa và có mặt trong
một không gian rộng lớn cho thấy rằng, tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên có một giá trị rất sâu
sắc trong đời sống cộng đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của nhiều
người lớn tuổi và được truyền dạy cho các thế hệ trẻ về sau.
Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp
của Bến Tre, trong đó, cần phát huy loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên phù hợp với điều kiện
hiện nay như: trong sinh hoạt đoàn thể, trong giao lưu, trong các cuộc thi diễn…
Để tuyên truyền về các tác phẩm thơ văn của cụ Đồ Chiểu, nhất là truyện thơ Lục Vân Tiên,
Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhiều năm tổ chức Liên hoan Đờn
ca tài tử và Hội thi hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Trong đó, có trình diễn lại truyện
thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có những định hướng
về nội dung này. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu, dự kiến sẽ có lớp tập huấn cho các đối
tượng như: học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, lao động, hướng dẫn viên và những người
hoạt động trong hoạt động du lịch…
Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành tác phẩm quen thuộc trong các tầng lớp nhân dân cả
xưa và nay, có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân
Tiên, Kiều Nguyệt Nga… đã đi sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, và nhiều người vẫn nhớ vài
đoạn thơ trong số ấy: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng...”.
Phụ lục 3. Rubric đánh giá bài viết Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
Giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật (tên tác phẩm, tác giả, thể loại,…) Mở bài
Nêu được khái quát giá trị của tác phẩm
Trình bày tóm tắt nội dung của tác phẩm
Phân tích đánh giá giá trị đặc sắc về nội dung của tác Thân bài phẩm
Phân tích đánh giá giá trị đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tác phẩm
Khẳng định lại khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm Kết bài
Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc
Kết hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc.
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. Kĩ năng
trình bày, Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài. diễn đạt
Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận
điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và bảo đảm mạch lạc cho bài viết.
TIẾT 8. NÓI VÀ NGHE
GIỚI THIỆU MỘT TRUYỆN THƠ HOẶC MỘT BÀI HÁT
THEO LỰA CHỌN CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh ghi nhớ được các bước giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân
❖ Học sinh tự tin trình bày bài giới thiệu
❖ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để thực hành nói và nghe
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Phẩm chất và tinh thần về công dân số, công dân toàn cầu được rút ra từ tác phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV giới thiệu về bài viết đã chuẩn bị
❖ HS tạo tâm thế để vào tiết nói
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu và dẫn dắt
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
❖ Học sinh ghi nhớ được các bước giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân
❖ Học sinh tự tin trình bày bài giới thiệu
❖ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để thực hành nói và nghe
b. Nội dung thực hiện:
❖ Học sinh đọc thật kỹ các thao tác chuẩn bị nói và nghe
❖ Học sinh hoàn thiện phiếu học tập về kỹ năng nói nghe
❖ Học sinh chuẩn bị bài nói dưới dạng dàn ý và chia sẻ bài nói
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
● Học sinh đọc tài liệu và xác định những
nội dung cần chuẩn bị nói
● Giáo viên yêu cầu HS đọc thật kĩ phần nội Bước 1: Chuẩn bị nói dung chuẩn bị
● HS đọc và ghi chép lại các thông tin và suy - Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghĩ của bản thân người nghe
● HS thực hành lập dàn ý và nói
• Đề tài: Giới thiệu một tác phẩm truyện thơ
Đề bài: Hãy trình bày về giá trị của một truyện
hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân.
thơ hoặc một bài hát mà bạn yêu thích.
• Mục đích nói: Giúp người nghe hiểu được
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
lí do lựa chọn tác phẩm và cái hay, cái đẹp
Học sinh thực hành nói theo chủ đề của tác phẩm. •
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Đối tượng người nghe có thể là bạn học
cùng lớp, thầy, cô giáo, thành viên trong
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm
câu lạc bộ…- Tìm ý và lập dàn ý
Bước 4. Kết luận, nhận định
- Tìm ý và lập dàn ý
Giáo viên chốt những kiến thức • Tìm ý
Để tìm ý cho bài nói, bạn cần:
+ Xác định tác phẩm của ai, ra đời năm nào,
trong bối cảnh nào, thuộc thể loại hay loại hình nghệ thuật gì.
+ Xác định thể loại của tác phẩm.
+ Xác định nội dung của tác phẩm.
+ Xác định những biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng.
+ Nhận xét, đánh giá về tác phẩm. • Lập dàn ý
+ Dựa vào những ý đã tìm, bạn có thể phác
thảo dàn ý theo gợi ý dưới đây: Truyện thơ Bài hát Tác giả (nếu có), tên Tác giả, tên tác tác phẩm, hoàn cảnh phẩm, hoàn cảnh sáng tác sáng tác Lí do lựa chọn tác Lí do lựa chọn tác phẩm phẩm Thể loại Thể loại – Tóm tắt nội dung, Giới thiệu nội cốt truyện dung, phương thức thể hiện
– Giới thiệu nhân vật
- Nếu điểm nổi bật về Nêu điểm nổi bật nghệ thuật (kết cấu, về nghệ thuật (tiết tấu, ca từ, hòa âm, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật diễn nghệ thuật...) xướng...) Khái quát chủ đề, Khái quát chủ đề, thông điệp thông điệp Ý kiến đánh giá Ý kiến đánh giá
- Luyện tập: Dựa vào gợi ý trên, bạn có thể
luyện nói một mình hoặc với bạn bè.
Bước 2: Trình bày bài nói
Khi trình bày bài nói, hãy nhớ một số yêu cầu cơ bản sau:
• Nói từ tốn, tự tin, với âm lượng đủ nghe.
• Tương tác với người nghe.
• Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách chừng
mực để giúp cho bài nói thêm sinh động.
• Sử dụng các phương tiện hỗ trợ để giới thiệu
được tác phẩm nghệ thuật một cách trực quan sinh động.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá Trao đổi
Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe. Đánh giá
Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
Lần lượt đóng hai vai: người nói và người nghe.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động: Vận dụng năng lực ngôn ngữ và năng lực cảm thụ thực hành bài nói và nghe
b. Nội dung thực hiện
HS vận dụng kiến thức đã học đã hoàn thành bài nói và nghe theo rubic chấm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Dàn ý bài nói HS dựa vào dàn ý bài viết đã chuẩn bị Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hành nói – nghe theo nhóm hoặc nói trước cả lớp
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh bàn luận về một vấn đề được đưa ra trong bài nói
b. Nội dung thực hiện: HS hoàn thành bài phân tích, đánh giá, chọn một vấn đề mang tính toàn
cầu, xã hội để bàn luận cùng bạn bè trong lớp
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng phần chia sẻ bài làm của HS Giáo viên giao nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và thực hiện
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện thảo luận, tranh biện
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
Phụ lục 1. Bảng kiểm kĩ năng nói Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu (nếu cần). Mở đầu
Giới thiệu vấn đề cần trình bày.
Nêu khái quát nội dung bài nói.
Thể hiện rõ quan điểm của người nói về vấn đề xã hội cần bàn luận.
Trình bày hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục. Nội dung chính
Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, mạch lạc
để làm rõ luận điểm.
Nêu và phân tích, đánh giá, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
Tóm lược nội dung đã trình bày và khẳng định lại quan điểm của mình. Kết thúc
Nêu vấn đề thảo luận và mời người nghe phản hồi, trao đổi
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nội dung bài nói. Kĩ năng
trình bày, Sử dụng hiệu quả, đa dạng các phương tiện phi ngôn ngữ. tương tác
với người Tương tác tích cực với người nghe. nghe
Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
Phụ lục 2. Bài nói tham khảo
Xin chào thầy cô và các bạn, tôi là ….. học sinh lớp….. trường…..
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng được lắng nghe ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” (thơ Phan
Vũ, nhạc Phú Quang). Bài hát ấy thực sự là hoài niệm níu chân kẻ si tình.
Ca khúc phổ thơ Phan Vũ gợi cảm giác bâng khuâng, nhớ nhung về thủ đô lãng mạn nhưng cũng đầy buồn thương.
Bài hát do Phú Quang phổ nhạc năm 1986, dựa lời thơ Phan Vũ. Nhạc sĩ kể khi vào Sài Gòn sống
được nửa năm, ông nhớ Hà Nội. Trong buổi trà chiều, Phan Vũ đọc cho ông nghe bài thơ Em ơi,
Hà Nội phố - trường ca dài 443 câu thơ, chia làm 24 khổ. Nghe xong, Phú Quang xúc động và nói
với Phan Vũ chắc chắn có một bài hát hay.
“Vẫn biết một bài ca có đáng là bao để trả món nợ ra đi, nhưng khi bài ca được viết ra, tôi đã giải
thoát dù chỉ phần nào. Và dẫu chỉ là ít ỏi thì tôi cũng đã xây dựng được chút gì cho kỷ niệm về Hà
Nội, nơi chứng kiến bao buồn vui của tôi trong suốt nửa cuộc đời”, nhạc sĩ bộc bạch. Ông đã chọn
21 câu thơ trong sáng tác của Phan Vũ, kết hợp cảm xúc của mình làm nên Em ơi, Hà Nội phố.
Những câu thơ Phú Quang chọn phổ nhạc gắn với hình ảnh đặc trưng của Hà Nội mà hễ mở lời, dễ
dẫn dụ người nghe đồng cảm. Phú Quang rời Hà Nội năm 37 tuổi để tìm điều mới lạ cũng như
muốn giã từ vài thứ phiền muộn. Ở Sài Gòn được ba tháng, ông khao khát trở về. Thế nhưng, phải
25 năm sau, ông mới quay lại Hà Nội. “Hà Nội có thể không sang trọng bằng khách sạn nào đó,
không hoành tráng như thủ đô nào đó. Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc
lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác”, Phú Quang thú nhận. Em ơi Hà Nội phố Ta còn em mùi hoàng lan Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm
Lời ca đầy dịu dàng mở ra thứ cảm xúc lãng mạn, tình tứ. Nhân vật chính là “em” - Hà Nội - được
gọi thân mật. Hà Nội tựa như người tình, bạn tri kỷ níu chân Phú Quang. Hà Nội mơ màng và mong
manh, thanh lịch. Hoàng lan, hoa sữa tồn tại như thực thể có hồn, phảng phất mùi hương rồi ăn sâu
vào tiềm thức. Lối đi xưa bảng lảng bóng một người con gái.
Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Mùa đông năm 1972, Hà Nội tang tóc bởi trận dội bom của quân đội Mỹ. Nỗi mất mát đóng hình
trong Em ơi, Hà Nội phố. Con chữ mộc mạc khắc sâu cảnh phố xá trơ trụi, ký ức đau thương. Hà
Nội thêm cô đơn, trống vắng giữa trời đông rét buốt. Sự sống thưa thớt, bám trụ trên nền đất hoang
tàn. Tiếng dương cầm như mới dứt, gây thổn thức khôn cùng. Hình ảnh chuyển hóa từ kỷ niệm của
nhà thơ Phan Vũ với cô gái tên Trịnh Thị Nhàn - người ông thầm thương. Nhà Nhàn ở phố Chân
Cầm. Phan Vũ si mê khúc dương cầm réo rắt và dành sự cảm mến cho cô.
Em ơi, Hà Nội phố không chỉ là lời thủ thỉ tự tình mà ẩn sâu nỗi xót xa. Phan Vũ chia sẻ: Cụm từ
“ta còn em” trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần
nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về".
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay Chợt nhòa chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường
Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ
Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, nghệ sĩ chẳng thể trốn
tránh nỗi đơn côi, phút chạnh lòng. Hình ảnh thiếu nữ ẩn hiện trong Em ơi Hà Nội phố, không rõ
bóng hình, không dòng địa chỉ. Họ chợt hiện rồi chợt tan tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến kẻ si tình
vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài không dấu chân, kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ
tịch mịch, vẻ trầm mặc của 36 phố phường, ánh hoàng hôn buông trên sóng nước Hồ Tây.
“Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối,
màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ chấm phá đôi nét mờ nhòa, tạo không gian lắng đọng
cho người thưởng thức. “Em ơi, Hà Nội” phố đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ - Phú
Quang, thể hiện tình yêu mãnh liệt và chân thành.
Phan Vũ viết “Em ơi, Hà Nội phố” trong căn gác số 4 Hàng Bún ngay sau trận trút bom. Hiện nay,
tuổi ngoài 90, ông khao khát một lần trở lại Hà Nội, nơi có hương hoàng lan, hoa sữa và kỷ niệm
về phụ nữ đẹp. Còn Phú Quang: “mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về”.
Trên đây là những lời giới thiệu về bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã
chú ý lắng nghe. Mong được sự góp ý của các bạn.
Phụ lục 3. Bảng kiểm kĩ năng nghe Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
CHUẨN BỊ Tìm hiểu thông tin về đề tài thuyết trình NGHE
Quan sát gương mặt, thái độ, cử chỉ, ánh mắt, lắng nghe
giọng điệu của người thuyết trình
Ghi chép tóm tắt nội dung thuyết trình bằng các từ khóa,
cụm từ, sơ đồ dàn ý.
Đánh dấu những thông tin quan trọng
Ghi chú những điểm mới mẻ, thú vị về nội dung và cách TRONG thức thuyết trình. KHI NGHE
Ghi lại những câu hỏi muốn trao đổi, tranh luận
Sử dụng kĩ thuật PMI để nhân xét, đánh giá những ưu
điểm, hạn chế của bài thuyết trình về nội dung, cách thức thuyết trình.
Có thái độ lịch sự, tích cực khi trao đổi (biết chờ đến
lượt mình, xác nhận quan điểm của người nói trước khi SAU KHI
trao đổi tôn trọng quan điểm người nói. NGHE
Trình bày rõ ràng, gãy gọn, mạch lạc vấn đề muốn trao đổi. TIẾT 9. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù:
v Học sinh ôn tập các văn bản truyện thơ đã học trong chủ đề 3
v Học sinh thực hành phân tích một ví dụ của ngôn ngữ nói
v Học sinh nhắc lại các lưu ý khi thực hành viết và nghe nói chủ đề phân tích tác phẩm truyện thơ hoặc bài hát
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Liên hệ các vấn đề về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
❖ GV cho HS điền bảng K – W – L nhắc lại những kiến thức đã học trong chủ đề
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng phần trả lời GV chiếu bảng của HS
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
v Học sinh ôn tập các văn bản truyện thơ đã học trong chủ đề 3
v Học sinh thực hành phân tích một ví dụ của ngôn ngữ nói
v Học sinh nhắc lại các lưu ý khi thực hành viết và nghe nói chủ đề phân tích tác phẩm truyện thơ hoặc bài hát
b. Nội dung thực hiện: Học sinh thảo luận nhóm – Làm phiếu bài tập – Thuyết trình tranh luận.
VỀ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU (kết hợp THỰC HÀNH Tham khảo phần giải bài tập ở phụ lục TIẾNG VIỆT)
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
● Giáo viên giao nhiệm vụ
Câu 1 – 2 HS thảo luận nhóm 4 – 6 HS Thời gian: 15ph
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
VỀ KĨ NĂNG VIẾT – NÓI NGHE
Tham khảo đáp án ở phần phụ lục
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
● Giáo viên giao nhiệm vụ
Câu 3 – 4. HS thảo luận nhóm đôi Thời gian: 10ph
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
3. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ - MỞ RỘNG
a. Mục tiêu hoạt động: Liên hệ các vấn đề về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách
b. Nội dung thực hiện: Học sinh tranh biện – thuyết trình
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV linh hoạt sử dụng câu trả lời của HS
Giáo viên giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi 5
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện chia sẻ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
Phụ lục 1. Đáp án bài tập
Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở, nêu các đặc điểm của thể loại
truyện thơ được thể hiện qua các đoạn trích: Tú Uyên gặp Giáng
Thị Kính nuôi con cho Lời tiễn dặn Kiều Thị Mầu - Sử dụng cốt truyện
- Sử dụng cốt truyện dân - Sử dụng cốt truyện dân gian: nói về tình gian: nói về câu chuyện dân gian với mô hình Cốt yêu và cuộc sống hôn
tình yêu với mô hình Gặp nhân quả. truyện nhân với mô hình Gặp
gỡ - tại biến- đoàn tụ.
gỡ - tại biến- đoàn tụ. - Được xây dựng theo - Được xây dựng theo - Được xây dựng khuôn mẫu chung tình, khuôn mẫu chung tình, theo khuôn mẫu đại Nhân vật luôn sắt son chung
luôn sắt son chung thủy; là diện cho cái tốt, cái thủy. cô gái xinh đep nết na. đẹp. Người kể Ngôi kể thứ nhất Ngôi kể thứ ba Ngôi kể thứ ba chuyện
- Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Có sử dụng ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ
+ Đa dạng về ngữ liệu.
+ Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ. + …
- Cả ba văn bản đều mang nét đặc sắc và tiêu biểu chính của thể loại truyện Nhận xét thơ. chung
- Gửi gắm những thông điệp và ý nghĩa tốt đẹp đến với người đọc và người nghe. - …
Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới
hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu)
có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đầu bạn nhận xét như vậy?
Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà
liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, dựa vào:
- Có sử dụng khẩu ngữ góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm và thái độ của người nói.
- Sử dụng trợ từ và các từ ngữ chêm chen…
Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học
(truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát), bạn cần lưu ý những điều gì?
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài
hát), chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật
của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.
- Về nội dung bài viết cần nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của
truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.
- Về hình thức bài viết cần đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn
đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. Và
đảm bảo bố cục 3 phần.
Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn cần chú ý những gì khi giới thiệu một truyện
thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân?
Khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân chúng ta cần chú ý:
- Sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để người nghe có hứng thú.
- Lựa chọn các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật sắc để giới thiệu và làm sáng truyện thơ/ bài hát.
Câu 5 (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời
tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà, bạn hiểu gì về bi kịch và
vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách?
Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi
đợi trước hiên nhà ta thấy: bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cách xa cách gây cho con
người rất nhiều khó khăn và thử thách, nó đưa con người tới nhiều nỗi đau đớn về thể xác, tinh
thần. Tuy nhiên cũng qua đó, ta nhìn thấy được tấm lòng của những con người trong sáng, sống
hiền hậu, phúc đức, son sắt và tình yêu thủy chung của con người với con người trong sự khốc liệt của cuộc sống.