Bài báo cáo cuối kỳ - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ở giai đoạn này chúng ta đã có cách hiểu sai lệch về việc vận dụng các quy luật giá trị dẫn đến thiếu công bằng, bình đẳng trong xã hội làm mất đi những nhân tố quan trọng. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
II) V ận dụng
hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN 1.
Thực trạng việc vận dụng giá trị thặng dư ở nước ta hiện nay
1.1 Vận dụng quy luật giá trị thặng dư trước thời kỳ đổi mới
Ở giai đoạn này chúng ta đã có cách hiểu sai lệch về việc vận dụng các
quy luật giá trị dẫn đến thiếu công bằng, bình đẳng trong xã hội làm
mất đi những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của đất nước và để lại hậu quả vô cùng khôn lường là nền kinh tế rơi
vào khủng hoảng trầm trọng.
1.2 Vận dụng quy luật giá trị thặng dư sau thời kỳ đổi mới
Việc áp dụng các quy luật giá trị thặng dư được xem là rất cần thiết, là
cốt lõi quyết định tương lai của đất nước. Cho đến bây giờ vẫn chưa có
một quốc gia nào trên thế giới được xem là phát triển một cách hoàn
mĩ, tuyệt đích. Bài học trong quá khứ cho chúng ta thấy việc vận dụng
sai các quy luật giá trị đã để lại hậu quả thảm khốc như thế nào và nền
kinh tế của một quốc gia luôn chịu rất nhiều tác động ảnh hưởng của
nền kinh tế toàn cầu, vì thế để nền kinh tế phát triển một cách bền
vững, tiến nhanh vững chắc lên chủ nghĩa xã hội hiện nay chúng ta phải
xem xét lại những hạn chế thiếu sót đang tồn tại trong nền kinh tế để
tìm ra phương hướng giải quyết thích hợp. Một trong những thực trạng
mà hiện nay chúng ta đang vận dụng trong nền kinh tế là “phát triển
nguồn nhân lực; khuyến khích đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả kinh
tế; áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao
động và việc phân phối giá trị thặng dư” .1
Đầu tiên, về việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nước ta đang ở
giai đoạn dân số vàng khi có đến gần 70% dân số đang ở trong độ tuổi
lao động. Không dừng lại ở đó nhân dân ta rất siêng năng cần cù chăm
chỉ lao động và có khả năng thích nghi tốt với môi trường làm việc.
Những lợi thế mà chúng ta có được hiện nay là rất lớn, dù vậy chất
lượng lao động vẫn còn thấp trong khi lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao chỉ chiếm 23,1% tức khoảng dân số cả nước theo kết quả
điều tra dân số năm 2009. Ngoài ra còn có một bộ phận lao động làm
việc với thái độ chưa thực sự nghiêm túc dẫn đến những sai phạm
nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước.
Thứ hai là việc khuyến khích đầu tư và sử dụng vốn cho có hiệu quả,
hiện nay chúng ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vì thế
việc tăng cường quan hệ ngoại giao, mở cửa và thu hút những nguồn
lực đầu tư trong và ngoài nước là hết sức quan trọng để phát triển sức
1 https://text.123docz.net/document/2743881-thuc-trang-viec-nghien-cuu-va-van-dung-gia-tri-thang-du-onuoc-ta- hien-nay.htm
mạnh nội tại bên trong cũng như thay đổi mạnh mẽ về nguồn lực và cơ
cấu các ngành kinh tế. Cụ thể nước ta đã làm rất tốt về “Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD,
tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD,
tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu
19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay” .2
Thứ ba là áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, Đảng ta đã xác
định “khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển
lực lượng sản xuất hiện đại”3 và với việc áp dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất chúng ta đã dần thành công trong việc thay thế các sản
phẩm nhập khẩu tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng tốt và giá
thành thấp để phục vụ nhu cầu của người dân, đồng thời hướng đến
xuất khẩu một cách bền vững. Bên cạnh những thành tựu đó, việc
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài cho ta cũng bộc lộ không ít
những hạn chế. Chúng ta phải sử dụng những công nghệ cũ với mức
giá ngang bằng những công nghệ mới hiện đại và nước ta cũng không
có khâu quy trình kiểm tra việc chuyển giao công nghệ.
Cuối cùng là về vấn đề bóc lột trong sản xuất và phân phối giá trị thặng
dư, hiện nay trên thị trường việc cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh
ngày một lớn dần. Để đạt được những thành tựu nhất định, người sản
xuất kinh doanh không chỉ bỏ vốn, tiền bạc, tài sản mà cần phải đóng
góp, đầu tư thêm sức lao động của mình trong việc sản xuất kinh doanh
mua bán. Sức lao động là một thành tố quan trọng, nó góp phần trực
tiếp trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Tài sản, tiền bạc là hai nhân tố để
lôi kéo, thu hút sức lao động để tạo ra giá trị trong sản xuất và từ đó tạo
ra giá trị thặng dư. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa việc phân phối giá trị thông qua sức lao động diễn ra một cách
công bằng, bình đẳng. Cụ thể nó được biểu hiện qua các quỹ phúc lợi
xã hội và rõ ràng qua việc “mọi công dân đều phải có nghĩa vụ đóng
thuế cho Nhà nước – Nhà nước là đại diện lợi ích của toàn dân, toàn xã
hội. Nhà nước trích một phần ở trong ngân sách thu từ thuế lập quỹ
phúc lợi xã hội. Những người được hưởng họ sẽ không trực tiếp được
hưởng ngay một lúc toàn bộ giá trị mà họ đã sáng tạo ra mà họ sẽ được
2 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/xuat-nhap-khau-nam-2020-no-luc-va-thanh-cong/
3 https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-
nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/khoa-hoc-va-cong-nghe-dong-luc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-571642.html
hưởng gián tiếp từ từ thông qua các quỹ phúc lợi hay các hàng hóa công cộng”4.
2. Các biện pháp vận dụng giá trị thặng dư vào nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1 Đầu tư vào việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ
Với thực trạng khoa học-kỹ thuật của đất nước hiện nay, việc đầu tư phát
triển khoa học công nghệ là rất cần thiết trong việc phát triển và chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế. Chúng ta cần phổ cập giáo dục cơ sở, phổ thông
cho những người lao động và phân luồng chất lượng học sinh trong năm
cuối của các bậc giáo dục, tạo ra cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực cung cấp
cho xã hội một cách hợp lý đặc biệt chúng ta phải phát triển bổ sung thêm
nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề, có năng lực thích ứng nhanh với
công nghệ và môi trường làm việc. Ngoài ra Nhà nước ta cần phải tăng
cường hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ vì “đây được xem là con
đường tốt nhất để thương mại hóa các công trình khoa học và cũng là cách
làm để đưa các công trình khoa học vào cuộc sống và hơn hết chúng ta phải
tăng cường hoạt động giải mã công nghệ. Đi tắt, đón đầu, sáng tạo làm chủ
công nghệ là con đường ngắn nhất để Việt Nam bứt phá trên con đường
chinh phục khoa học công nghệ” .5
2.2 Lưu thông hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng khuôn khổ chính sách tạo
điểu kiện cho doanh nghiệp tiến hành cơ cấu lại sản xuất có hiệu quả, tăng
khả năng cạnh tranh, hỗ trợ xúc tiến thương mại giàu tiềm năng. Tăng
cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đầu
tư ra nước ngoài. Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của chính sách khuyến
khích đầu tư sản xuất, đặc biệt là hàng xuất khẩu các vùng khó khăn, chính
sách phát triển các vùng nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất và chúng ta
đã đạt được một số thành tựu nổi bật “Nhiều ngành như dệt may, chế biến
thực phẩm, nông - thủy sản… đã tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, giúp doanh
nghiệp không chỉ tăng xuất khẩu mà còn chắc chân tại nội địa. Nhiều người
tiêu dùng cho biết, nếu như cách đây 5 năm, họ thường tìm đến các sản
phẩm Thái Lan, Nhật Bản… để mua sắm thì nay đã chuyển hướng qua
dùng sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Điều này xuất phát từ
4 https://text.123docz.net/document/2743881-thuc-trang-viec-nghien-cuu-va-van-dung-gia-tri-thang-du-onuoc-ta- hien-nay.htm
5 https://niptex.gov.vn/vi/dau-tu-du-an/du-an-de-tai/184-de-tai-du-an/630-dau-tu-cho-phat-trien-cong-nghe-kinh-
nghiem-quoc-te-va-khuyen-nghi-cho-viet-nam
việc chất lượng sản phẩm đã được cải thi
ện hơn so với trước đây. Thêm vào
đó, mẫu mã cũng khá đẹp, giá cả phù hợp. Đặc biệt, trong 9 tháng năm
2020, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu nhiều ngành hàng
bị sụt giảm, song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
nội địa vẫn đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng,
chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước” . Đây thực 6
sự là một kết quả rất đáng khích lệ.
3.Tầm quan trọng của việc áp dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ở nước ta
Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay việc kết hợp cả
hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối là rất cần thiết
trong việc phát triển đất nước hóa rồng và nền tảng đó được thể hiện trong việc
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là:
“Thứ nhất, học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về bản chất bóc lột và địa vị
lịch sử của chủ nghĩa tư bản vẫn là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đúng
chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan
trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Thứ hai, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế nước ta trong một chừng
mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể xóa bỏ ngay. Chừng nào quan hệ bóc lột
còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, thì chừng đó nước ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Thứ ba, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải được thể
chế hóa thành luật để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa phát triển, góp phần xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ tư, phát triển kinh tế thị trường nhưng phải bảo vệ được quyền lợi chính
đáng của cả người lao động và các chủ doanh nghiệp bằng luật và bằng chế tài cụ
thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế”7.
6 https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/tang-suc-canh-tranh-cua-hang-viet-trong-boi-canh-moi-567253.html
7 http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-ly-luan-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh/van-dung-ly-luan-gia-tri-
thang-du-cua-cac-mac-doi-voi-su-phat-trien-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.html