-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài báo cáo môn Tài chính tiền tệ chủ đề "Nghiệp vụ cơ bản của NHTM HSBC"
Bài báo cáo môn Tài chính tiền tệ chủ đề "Nghiệp vụ cơ bản của NHTM HSBC" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (FIA1326)
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Báo cáo nội dung
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Chủ đề: Nghiệp vụ cơ bản của NHTM HSBC Nhóm lớp học: 09
Giảng viên giảng dạy: Lê Thị Ánh lOMoARcPSD| 36086670 MỤC LỤC
I. Tổng quan về ngân hàng HSBC .................................................................. 1
1. Giới thiệu ............................................................................................. 1
2. Lịch sử phát triển của ngân hàng HSBC tại Việt Nam ................... 1
3. Các nhóm và bộ phận kinh doanh chính của ngân hàng HSBC .... 1
II. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại HSBC ................... 2
1. Nghiệp vụ tài sản nợ - Huy động vốn ................................................ 2
1.1 Cách thức huy động vốn qua vốn của ngân hàng ............................... 2
1.2 Huy động vốn bằng hình thức vốn tiền gửi ......................................... 2
1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm .................................................................................... 2
1.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn ................................................................................... 3
1.2.3 Tiền gửi xanh ........................................................................................... 3
1.3 Ngân hàng HSBC huy động vốn qua vốn đi vay................................. 4
2. Nghiệp vụ tài sản vốn Có – Sử dụng vốn .......................................... 6
2.1 Quản lý tài sản ....................................................................................... 6
2.2 Các hoạt động của nghiệp vụ sử dụng vốn của HSBC ....................... 6
2.3 Các loại tài sản mà HSBC đầu tư ......................................................... 6
3. Nghiệp vụ trung gian của ngân hàng thương mại HSBC ............... 7
3.1 Nghiệp vụ chuyển tiền - thanh toán hộ ................................................ 7
3.2 Nghiệp vụ thu hộ .................................................................................... 7
3.3 Nghiệp vụ tín thác .................................................................................. 8
3.4 Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp ............................................................. 8
III. Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 9 lOMoARcPSD| 36086670
I. Tổng quan về ngân hàng HSBC 1. Giới thiệu
HSBC Holdings pls là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty cổ phần
dịch vụ tài chính của Anh. Đây là ngân hàng lớn thứ hai ở châu Âu sau BNP
Paribas, với tổng vốn chủ sở hữu là 206,777 tỷ USD và tài sản là 2,958 nghìn tỷ
USD tính đến tháng 12 năm 2021.HSBC có nguồn gốc từ một ngân hàng hong ở
Hồng Kông thuộc Anh, và hình thức hiện tại của nó được thành lập tại Luân Đôn
bởi Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, nhằm hoạt động như một
công ty cổ phần mới vào năm 1991;tên của nó bắt nguồn từ tên viết tắt của công
ty đó.Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải đã mở chi nhánh tại Thượng
Hải vào năm 1865 và chính thức được thành lập vào năm 1866.
Ngân hàng HSBC là ngân hàng có vốn 100% đầu tư của nước ngoài nên đây
là ngân hàng thuộc quyền sở hữu của tư nhân và hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước.
Sau hơn 50 năm hoạt động, HSBC đang là ngân hàng nước ngoài hàng đầu
tại Việt Nam với mạng lưới hệ thống phòng giao dịch và chi nhánh rộng lớn trên toàn quốc.
2. Lịch sử phát triển của ngân hàng HSBC tại Việt Nam
- Năm 1870: Mở văn phòng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Tháng 8/1995: Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt
động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Năm 2005: Khai trương chi nhánh thứ hai tại Hà Nội và thành lập văn phòng
đại diện tại thành phố Cần Thơ.
- 1/1/2009: Trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lâp ngân hàng̣ con tại Viêt Nam. ̣
- Năm 2022: HSBC cam kết nối khách hàng với nhiều cơ hội phát triển và
hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.
3. Các nhóm và bộ phận kinh doanh chính của ngân hàng HSBC
- Ngân hàng thương mại (CMB)
Ngân hàng HSBC (Việt Nam) cung cấp các dịch vụ tài chính cho các doanh
nghiệp vừa, nhỏ và trung bình.
- Ngân hàng và thị trường toàn cầu (GBM)
Ngân hàng và Thị trường toàn cầu là chi nhánh ngân hàng đầu tư của HSBC.
Đối với Ngân hàng toàn cầu, ngân hàng cung cấp các sản phẩm ngân hàng đầu tư
và tài trợ cho khách hàng doanh nghiệp và tổ chức, bao gồm ngân hàng doanh
nghiệp, ngân hàng đầu tư, thị trường vốn, dịch vụ thương mại, thanh toán và quản
lý tiền mặt, và đòn bẩy tài chính mua lại. Đối với Thị trường và Dịch vụ Chứng
khoán, ngân hàng cung cấp các dịch vụ về cổ phiếu, tín dụng và tỷ giá, ngoại hối,
thị trường tiền tệ và dịch vụ chứng khoán. Ngân hàng và Thị trường toàn cầu có
văn phòng tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đồng thời tự
định vị mình là “thị trường mới nổi dẫn đầu và tập trung vào tài chính”. lOMoARcPSD| 36086670
- Tài sản và Ngân hàng cá nhân (WPB)
Tài sản và Ngân hàng Cá nhân giúp khách hàng chăm sóc tài chính hàng ngày
và quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản của họ. HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ
tài chính cá nhân, bao gồm tài khoản hiện tại và tài khoản tiết kiệm, khoản vay thế
chấp, tài trợ ô tô, bảo hiểm, thẻ tín dụng, khoản vay, lương hưu và đầu tư.
II. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại HSBC
1. Nghiệp vụ tài sản nợ - Huy động vốn
1.1 Cách thức huy động vốn qua vốn của ngân hàng
Từ khi ra đời và hoạt động, tập đoàn HSBC liên tục mở rộng quy mô hoạt
động của mình hơn trước. Cụ thể, HSBC đã xây dựng nhiều chi nhánh có mặt hầu
hết các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tập đoàn tài chính lớn này còn đem đến
các dịch vụ tài chính hấp dẫn và tiện ích cho khách hàng. Những hoạt động tài trợ
và đẩy mạnh thương mại cũng là điểm nổi bật của HSBC trên thị trường tài chính
trong nước và quốc tế. Không chỉ đem về nhiều thành tích doanh số mà nó còn
mang đến sự tin tưởng từ đối tác và khách hàng dành cho HSBC.
1.2 Huy động vốn bằng hình thức vốn tiền gửi
1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm 1.2.1.1. Đối tượng
Đối tượng gửi Tiền Gửi Tiết Kiệm:
- Công dân Việt Nam được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.
- Công dân Việt Nam là người cư trú được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
1.2.1.2. Loại tiền tệ: VND, USD, EUR, GBP, AUD, CAD, JPY, SGD, và HKD 1.2.1.3. Lãi suất a.
Lãi suất tiền gửi Khách Hàng có thể tham khảo tại các Chi Nhánh/ Phòng
GiaoDịch, trang hsbc.com.vn, kênh Ngân Hàng Trực Tuyến hoặc gọi tới Trung
Tâm Dịch Vụ Khách Hàng. b. Yếu tố tính lãi
Thời hạn tính lãi: kể từ và bao gồm ngày Khách Hàng gửi tiền và không bao gồm ngày đáo hạn.
Số dư thực tế: số tiền gốc được duy trì trong suốt thời hạn tính lãi của khoản tiền gửi
Số ngày duy trì số dư thực tế: số ngày mà số dư thực tế không đổi
Lãi suất tính lãi: lãi suất hằng năm trên cơ sở một năm có 365 ngày do Ngân
Hàng quy định tại từng thời điểm trong suốt kỳ hạn của khoản tin gửi. Tổng lãi
suất tiền gửi (bao gồm các lãi suất ưu đãi) sẽ tuân theo các quy định của
Ngân Hàng Nhà Nuớc Việt Nam tại từng thời điểm. Khách hàng có thể liên hệ
quầy giao dịch tại các chi nhánh và phòng giao dịch hoặc truy cập trang thông tin
điện tử của Ngân Hàng tại hsbc.com.vn để biết về lãi suất. lOMoARcPSD| 36086670
c. Công thức tính lãi Ngày hiệu lực| 01/08/2022 Phát hành bởi Ngân hàng TNHH
một thành viên HSBC (Việt Nam)
Số tiền lãi = ∑ (Số dư thực tế x Số ngày duy trì thực tế x Lãi suất tính lãi) / 365
Lãi suất tính lãi được tính theo phương pháp tính lãi theo quy định pháp luật hiện hành.
1.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn 1.2.2.1. Đối tượng
Đối tượng gửi Tiền Gửi Có Kỳ Hạn - Công dân Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 (sáu)
tháng trở lên và kỳ hạn gửi không được phép vượt quá thời hạn được phép
cư trú còn lại tại Việt Nam.
1.2.2.2. Loại tiền tệ: VND, USD, EUR, GBP, AUD, CAD, JPY, SGD, và HKD 1.2.2.3. Lãi suất
a. Lãi suất tiền gửi Khách Hàng có thể tham khảo tại các Chi Nhánh/ Phòng Giao
Dịch, trang hsbc.com.vn, kênh Ngân Hàng Trực Tuyến hoặc gọi tới Trung Tâm
Dịch Vụ Khách Hàng. b. Yếu tố tính lãi
Thời hạn tính lãi: kể từ và bao gồm ngày Khách Hàng gửi tiền và không bao gồm ngày đáo hạn.
Số dư thực tế: số tiền gốc được duy trì trong suốt thời hạn tính lãi của khoản tiền gửi.
Số ngày duy trì số dư thực tế: số ngày mà số dư thực tế không đổi.
Lãi suất tính lãi: lãi suất hằng năm trên cơ sở một năm có 365 ngày do Ngân
hàng quy định tại từng thời điểm trong suốt kỳ hạn của khoản tiền gửi. Tổng lãi
suất tiền gửi (bao gồm các lãi suất ưu đãi) sẽ tuân theo các quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam tại từng thời điểm. Khách hàng có thể liên hệ quầy giao dịch
tại các chi nhánh và phòng giao dịch hoặc truy cập trang thông tin điện tử của Ngân
hàng tại hsbc.com.vn để biết về lãi suất. c. Công thức tính lãi
Số tiền lãi = ∑ (Số dư thực tế x Số ngày duy trì thực tế x Lãi suất tính lãi) / 365
Lãi suất tính lãi được tính theo phương pháp tính lãi theo quy định pháp luật hiện hành.
1.2.3 Tiền gửi xanh
Ngoài các hình thức vồn tiền gửi chính nêu trên, hiện nay HSBC còn đang
triển khai một loại tiền gửi nữa đó là tiền gửi xanh. Đây là sản phẩm mới thuộc
dòng giải pháp ngân hàng bền vững mà HSBC đã giới thiệu tại Việt Nam, hỗ trợ
chiến lược phát triển bền vững của khách hàng doanh nghiệp bằng cách đảm bảo
nguồn vốn của họ được rót vào các dự án và doanh nghiệp xanh. Tiền gửi xanh
của HSBC có thể đảm bảo khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư khoản lOMoARcPSD| 36086670
tiền nhàn rỗi của họ vào các dự án và sáng kiến thân thiện với môi trường với lợi
nhuận ổn định và được xác định trước.
Thông qua hoạt động cho vay, các khoản tiền gửi tại chương trình tiền gửi
xanh được sử dụng để tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường, tuân thủ theo
Các Quy định Trái phiếu xanh của HSBC và bộ Nguyên tắc Tín dụng xanh, trong
các lĩnh vực xanh đủ điều kiện. Doanh nghiệp có thể gửi tiền bằng cả đồng Việt
Nam và đô la Mỹ, với kỳ hạn ít nhất ba tháng. Hàng quý, khách hàng sẽ nhận được
các báo cáo với thông tin danh mục đầu tư liên quan đến việc ngân hàng sử dụng
nguồn tiền gửi của họ như thế nào.
Đây cũng là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng của Tập đoàn HSBC
nhằm cung cấp từ 750 tỷ USD đến 1.000 tỷ USD tài trợ và đầu tư bền vững hướng
đến quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp.
1.3 Ngân hàng HSBC huy động vốn qua vốn đi vay
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng khi dư vốn, đủ vốn, thiếu vốn là lẽ
tất nhiên, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Khi một NHTM thiếu vốn để đáp ứng
nhu cầu vốn của khách hàng hay cho mục đích đầu tư phát triển mà các nguồn
khác chưa đủ đáp ứng thì NHTM có thể đi vay vốn từ Ngân hàng Trung ương
hay các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước.
Đối tượng vay vốn:
a. Vay vốn từ Ngân hàng Trung ương
Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngân hàng trung ương cho phép
thành lập hoạt động đều hưởng quyền vay tiền tại NHTW trong trường hợp thiếu
hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân
hàng thương mại chủ yếu dưới hai hình thức, đó là:
• Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá
• Cho vay thế chấp hay ứng trước
Do đó việc phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn của bất cứ
ngân hàng thương mại nào bao gồm cả HSBC dưới hình thức phát hành các chứng
từ như: Chứng chỉ tiền gửi (kỳ phiếu), trái phiếu…
Trong nghiệp vụ này, HSBC phải chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội
bằng việc phát hành các giấy tờ có giá nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Thông
thường việc phát hành được thực hiện sau khi đã tiến hành nên cân đối toàn hệ
thống của NHTM giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, phát hành giấy tờ
có giá là nghiệp vụ huy động vốn theo sáng kiến riêng của từng NHTM với hình
thức và kỳ hạn rất đa dạng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và huy động
được vốn cho ngân hàng.
b. Vay từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Bộ tài chính (BTC)
Vay từ NHNN: Trong quan hệ giữa NHTM và NHNN thì NHNN có tư cách
là Ngân hàng của các Ngân hàng, là “Người cho vay cuối cùng” đối với các
NHTM. Thông thường các NHTM chỉ được vay NHNN để bù đắp những thiếu hụt
ngắn hạn, tạm thời dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn. Tuy nhiên, lOMoAR cPSD| 36086670
có những trường hợp đặc biệt, NHNN vẫn cho NHTM vay để cho vay lại nền kinh
tế theo kế hoạch của Nhà nước với một mức lãi suất ưu đãi. Nhưng khoản vay này
thường bị hạn chế số lượng, đặc biệt là khi chính sách tiền tệ quốc gia đang thắt chặt.
Vay từ Bộ Tài chính: Mặc dù đã có Tổng cục đầu tư phát triển nhưng Bộ tài
chính vẫn có sự hỗ trợ cho các chương trình tín dụng Ngân hàng. Do đó NHTM có
thể vay một phần từ Bộ Tài chính để tài trợ cho các dự án này, Bộ Tài chính sẽ
chuyển tiền để cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay trung và dài hạn của
NHTM là lãi suất ưu đãi để NHTM không bị lỗ trong kinh doanh. c. Vay từ các
NHTM và Tổ chức tín dụng khác
Khi cần vốn thì các NHTM có thể đi vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng
khác, Ngân hàng nước ngoài, từ công ty mẹ… Nhưng dù vay ở nguồn nào thì nhìn
chung chi phí cho các khoản vay trực tiếp thường cao hơn chi phí phải trả cho các
hình thức huy động vốn khác. Ngoài nghiệp vụ vay từ NHNN và Bộ Tài chính thì
các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau hoặc vay từ các Công ty Bảo biểm để đảm
bảo vốn cho hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc:
- Các NHTM phải hoạt động hợp pháp
- Thực hiện việc đi vay và cho vay theo hợp đồng tín dụng.
- Vốn vay phải được bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố hay xin bảo lãnh của NHNN.
Nguồn vay mượn này thường có chi phí cao, kỳ hạn trung hạn là chủ yếu,
phụ thuộc nhiều vào quan hệ cũng như uy tín của NHTM đi vay. Do đó để vay
được vốn ở những nơi này thì HSBC cần đảm bảo và tuân thủ theo những nguyên tắc trên.
d. Vay từ nước ngoài
Theo tinh thần Nghị định 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 thì các NHTM có
thể vay vốn ở Ngân hàng nước ngoài để cho vay lại trong nước. Các NHTM Việt
Nam hiện có quan hệ đại lý và quan hệ thanh toán rộng rãi với các Ngân hàng trong
khu vực và trên thế giới nên nghiệp vụ này tiến hành cũng khá thuận lợi. Lãi suất
vay được áp dụng theo lãi suất trên thị trường tiền tệ thế giới. Tuy nhiên, khi vay
thì các NHTM Việt Nam phải chấp hành một hạn mức tín dụng do nước ngoài quy
định. Hạn mức này phải được. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Chính phủ hoặc NHNN Việt Nam bảo lãnh. Theo Nghị định 90/CP, thì mức
bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho một tổ chức tín dụng không quá 6 lần vốn tự có
của tổ chức đó. Nhưng hạn mức trên phải trừ đi số nợ trước chưa trả đến thời điểm
đến thời điểm vay mới. Như vậy muốn tận dụng hạn mức tín dụng của nước ngoài,
các NHTM Việt Nam phải thực hiện tốt khâu hoàn trả. Các khoản vay từ Ngân
hàng nước ngoài của các NHTM Việt Nam đều do NHNN trực tiếp kiểm soát và
quản lý. Vì vậy, các hồ sơ vay vốn đều phải quan NHNN xét duyệt. lOMoARcPSD| 36086670
2. Nghiệp vụ tài sản vốn Có – Sử dụng vốn
HSCB là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, tài
chính, bảo hiểm và quản lý tài sản. HSBC sử dụng vốn để đầu tư vào các lĩnh vực
này, với mục tiêu tăng trưởng tài sản và sinh lợi nhuận cho ngân hàng.
2.1 Quản lý tài sản
HSBC quản lý các khoản tài sản của mình như tiền gửi, khoản vay cho khách
hàng, đầu tư vào chứng khoán, ngoại tệ, và các khoản tài sản khác.
- Tín dụng: Ngân hàng HSBC cung cấp các dịch vụ tín dụng, bao gồm cho
vay tiền cá nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, cho vay bất động
sản và các sản phẩm tài chính khác.
- Đầu tư: HSBC đầu tư vào các sản phẩm tài chính khác nhau, bao gồm chứng
khoán, quỹ đầu tư, ngoại tệ và tài sản khác.
- Phát hành thẻ tín dụng: HSBC phát hành thẻ tín dụng Visa và Mastercard,
cung cấp các dịch vụ thẻ cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
2.2 Các hoạt động của nghiệp vụ sử dụng vốn của HSBC
- Cho vay tín dụng: HSBC sử dụng vốn của mình để cấp cho vay tín dụng
cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
- Đầu tư tài sản: HSBC sử dụng vốn để đầu tư vào các sản phẩm tài chính
khác nhau, nhằm tăng thu nhập và giảm rủi ro.
- Tài trợ dự án: HSBC cung cấp vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư, bao gồm
cả các dự án công nghiệp, bất động sản, và các dự án phát triển năng lượng tái tạo.
2.3 Các loại tài sản mà HSBC đầu tư.
- Cổ phiếu: HSBC có thể mua cổ phiếu của các công ty khác để tăng trưởng
tài sản và kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá cổ phiếu hoặc cổ tức.
- Trái phiếu: HSBC có thể đầu tư vào các trái phiếu do các công ty phát hành
để tạo thu nhập từ lãi suất.
- Bất động sản: HSBC có thể đầu tư vào các dự án bất động sản để tạo ra thu
nhập từ cho thuê hoặc án lại đối với giá cao hơn.
- Quỹ đầu tư: HSBC có thể đầu tư vào các quỹ đầu tư để tăng trưởng tài sản
và kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá của quỹ.
HSBC cũng có thể đầu tư vào các sản phẩm tài chính khác như ngoại tệ, hàng
hóa hoặc chứng khoán để tạo lợi nhuận.
Về việc sử dụng vốn của HSBC để đầu tư vào các tài sản này, ngân hàng sẽ
đánh giá rủi ro và tiềm năng sinh lợi của từng loại tài sản trước khi quyết định đầu
tư. Các quyết định đầu tư của HSCB cũng phải tuân thủ các quy định của nhà nước
về hoạt động ngân hàng và đầu tư tài sản.
HSBC cũng có thể sử dụng vốn để cấp tín dụng cho các khách hàng, tức là
cho vay tiền để mua nhà, mua ô tô, mở doanh nghiệp, đầu tư vào sản xuất kinh lOMoARcPSD| 36086670
doanh, hoặc để tiêu dùng cá nhân. Đây là một trong những nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại.
Để quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn vốn, HSBC thường áp dụng các phương
pháp quản lý rủi ro tài sản như đánh giá định giá tài sản, phân tích các rủi ro tiềm
ẩn và xác định hệ số rủi ro tối đa cho từng loại tài sản. HSBC cũng sử dụng các
công cụ tài chính để bảo vệ vốn và giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như hợp đồng
tương lai, phái sinh tài sản, hoặc các giao dịch đối chứng.
HSBC cũng thường xuyên cập nhật và đánh giá lại chiến lược đầu tư để đảm
bảo tính hiệu quả và thích ứng với biến động của thị trường và kinh tế. Họ cũng có
các chuyên gia đầu tư chuyên nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu nhất cho ngân hàng.
Cuối cùng, HSBC cũng tuân thủ các quy định của ngành và luôn cập nhật và
áp dụng các tiêu chuẩn quản lý rủi ro, quản lý tài sản và đầu tư theo các quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Nghiệp vụ trung gian của ngân hàng thương mại HSBC
3.1 Nghiệp vụ chuyển tiền - thanh toán hộ
Là nghiệp vụ mà Ngân hàng nhận sự uỷ thác của khách hàng, dùng phương
tiện mà khách hàng yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác
ở một địa điểm quy định trong hay ngoài nước.
Ngân hàng HSBC cung cấp các dịch vụ chuyển tiền - thanh toán hộ sau đây:
- Chuyển tiền quốc tế: HSBC cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế, cho phép
khách hàng chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng khác nhau ở các quốc
gia khác nhau, bao gồm chuyển tiền nhanh, chuyển tiền qua thẻ và chuyển tiền qua internet banking.
- Thanh toán bằng thẻ: HSBC cung cấp các dịch vụ thanh toán bằng thẻ, bao
gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, cho phép khách hàng thanh toán các sản phẩm
và dịch vụ của mình một cách dễ dàng và an toàn.
- Thanh toán hóa đơn: Ngân hàng HSBC cũng cung cấp cho khách hàng của
mình dịch vụ thanh toán hóa đơn. Khách hàng có thể thanh toán các khoản
phí dịch vụ, tiền điện, tiền nước và các khoản tiền khác thông qua nghiệp vụ này.
3.2 Nghiệp vụ thu hộ
Là nghiệp vụ mà Ngân hàng thương mại nhận sự uỷ thác của khách hàng để
thu hộ các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng giao như séc, thương phiếu, các chứng khoán.
Những nghiệp vụ thu hộ của Ngân hàng Thương mại HSBC bao gồm:
- Thu hộ tiền gửi: Ngân hàng HSBC thu hộ tiền gửi từ khách hàng thông qua
các hình thức như tiền mặt, chuyển khoản, nạp tiền qua thẻ tín dụng… Khách
hàng có thể yêu cầu HSBC thu hộ tiền gửi từ khách hàng khác và gửi vào tài lOMoARcPSD| 36086670
khoản của mình qua việc hoàn thành biểu mẫu và cung cấp chi tiết về khoản
thanh toán sẽ được thu, chẳng hạn như tên và số tài khoản của người trả tiền.
- Thu hộ lương: Ngân hàng HSBC có thể được ủy thác thu hộ lương từ các
doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan. Khi được ủy thác, HSBC sẽ đảm bảo
việc thu hộ lương cho nhân viên được thực hiện đúng thời hạn và đủ số tiền.
- Thu hộ hoá đơn: Ngân hàng HSBC thu hộ các khoản phí hoá đơn từ các đối
tác của mình, trong đó có các chi phí sử dụng điện, nước, Internet, điện thoại di động, etc.
- Thu hộ các khoản nợ: Ngân hàng HSBC có thể được ủy thác thu hộ các
khoản nợ từ khách hàng, ví dụ như tổ chức tài chính, các công ty bảo hiểm,
hợp đồng tín dụng… Tùy vào loại khoản nợ và khách hàng, HSBC có thể áp
dụng các phương thức thu hộ khác nhau như thu trực tiếp tại chi nhánh, thu
tự động từ tài khoản của khách hàng hoặc thu qua các đối tác thu hộ.
HSBC luôn làm việc để đảm bảo tính đúng đắn của các giao dịch thu hộ và
bảo vệ lợi ích của khách hàng.
3.3 Nghiệp vụ tín thác
Là nghiệp vụ mà Ngân hàng thương mại nhận sự uỷ thác của khách hàng,
đứng ra mua bán hộ khách hàng các loại chứng khoán, kim loại quý, ngoại hối
hoặc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức hay cá nhân theo hợp đồng (ví dụ tài
sản đang tranh chấp, tài sản thanh lý trong quá trình phá sản, tài sản của cô nhi, quả phụ v.v…).
Khi được giao trọng trách quản lý tài sản của khách hàng, HSBC cung cấp
dịch vụ mua bán nhiều loại chứng khoán, kim loại quý, ngoại tệ và quản lý tài sản
theo thỏa thuận trong hợp đồng. Họ hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản, thanh lý
tài sản trong thủ tục phá sản, quản lý tài sản của trẻ mồ côi, quả phụ và những
người khác. Chuyên môn về quản lý tài sản và đầu tư của HSBC, cùng với mạng
lưới toàn cầu, cho phép HSBC cung cấp các giải pháp phù hợp cho khách hàng để
đáp ứng các mục tiêu đầu tư riêng của họ. Cam kết của HSBC trong việc cung cấp
dịch vụ đặc biệt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng khiến ngân hàng này trở thành
đối tác ưu tiên của các doanh nghiệp và cá nhân đang tìm kiếm các dịch vụ quản
lý tài sản và đầu tư đáng tin cậy.
3.4 Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp
Là nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại thu chi hộ lẫn nhau trên cơ sở
ngân hàng này mở một tài khoản vãng lai tại ngân hàng kia và việc thanh toán giữa
hai ngân hàng được tiến hành theo định kỳ sau khi đã bù trừ những khoản tiền mà
hai bên đã thu chi hộ cho nhau trong thời gian của định kỳ đó.
Trong nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp, ngân hàng HSBC không thu thủ tục
phí. Khi tiến hành thu chi hộ, nếu trên tài khoản vãng lai không còn tiền thì ngân
hàng này sẽ cung cấp tín dụng cho ngân hàng kia theo phương thức tín dụng cho vay vượt chi. lOMoARcPSD| 36086670
III. Tài liệu tham khảo
1. Đặng Thị Việt Đức, Vũ Quang Kết, Phan Anh Tuấn (2019), Giáo trình
tàichính tiền tệ, Bài giảng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông. 2. https://www.hsbc.com.vn/
3. https://thebank.vn/blog/15461-chuyen-tien-hsbc-an-toan-va-tien-loi-nhat-hien- nay.html
4. https://www.hsbc.com.vn/loans/faq/
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/HSBC_(Vi%E1%BB%87t_Nam)