-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu từ xây dựng "Khu nhà ở thấp tầng tại các ô quy hoạch ký hiệu K3": Bài thuyết minh
Bài báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu từ xây dựng "Khu nhà ở thấp tầng tại các ô quy hoạch ký hiệu K3": Bài thuyết minh của Đại học Xây dựng Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 38841209 Chủ đầu tư
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THT THUYẾT MINH BÁO
CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
KHU NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CÁC Ô
QUY HOẠCH KÝ HIỆU K3
(K3-TT1, K3-CX1, K3-TT2 VÀ K3-CX2) lOMoARcPSD| 38841209 THUYẾT MINH BÁO
CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
KHU NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CÁC Ô
QUY HOẠCH KÝ HIỆU K3 (K3-TT1,
K3-CX1, K3-TT2 VÀ K3-CX2)
ĐỊA ĐIỂM: QUẬN BẮC TỪ LIÊM VÀ TÂY HỒ, HÀ NỘI, VIỆT NAM
TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CP TƯ VẤN KIẾN TRÚC KỸ THUẬT CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THT VÀ MÔI TRƯỜNG NDC MỤC LỤC
THUYẾT MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN
KHU TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY
CÔNG TRÌNH: KHU NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CÁC Ô QUY HOẠCH KÝ HIỆU
K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2)
Địa điểm: Phường Xuân Tảo thuộc quận Bắc Từ Liêm, phường Xuân La
thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Nội dung
PHẦN 1- GIỚI THIỆU TÓM TẮT DỰ ÁN
PHẦN 2- NỘI DUNG THUYẾT MINH DỰ ÁN
Chương I: Cơ sở lập Dự án, mục tiêu và hình thức đầu tư
1.1- NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ 1.2- SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 1.3- GIỚI THIỆU
CHỦ ĐẦU TƯ 1.4- MỤC TIÊU VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 1.5- ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP NGUYÊN
LIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC
Chương II: Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện tự nhiên của khu đất dự án
2.1- NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA DỰ ÁN 2.2- ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Chương III: Quy mô và nội dung đầu tư – Phân chia giai đoạn đầu tư của dự án
3.1- NỘI DUNG VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ
3.2 - PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
Chương IV: Lựa chọn phương án quy hoạch kiến trúc và các giải pháp kỹ thuật
4.1 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH 4.2 PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC 4.3 PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
4.3.1. Phương án kết cấu
4.3.2 Hệ thống cấp điện
4.3.3 Hệ thống truyền thông
4.3.4 Hệ thống cấp thoát nước
4.3.5 Hệ thống thông gió và điều hòa không khí
4.3.6 Hệ thống phòng cháy và chữa cháy
4.3.7 Giải pháp phòng chống mối
4.3.8 Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật khu đất dự án và Trạm xử lý nước thải
4.4- PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1
Chương V: Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các
yêu cầu về trật tự an ninh.
5.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
5.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
5.3 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.
5.4 YÊU CẦU VÈ TRẬT TỰ AN NINH,
Chương VI: Hình thức quản lý, phương án khai thác dự án và tiến độ thực hiện
6.1 HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 6.2 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 6.3 PHƯƠNG ÁN TỔ
CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC DỰ ÁN VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Chương VII: Tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế
7.1 CĂN CỨ PHÁP LÝ TÍNH TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 7.2 NGUỒN VỐN 7.3 TỔNG
MỨC ĐẦU TƯ 7.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
Chương VIII: Kết luận và kiến nghị 8.1 KẾT LUẬN 8. 2 KIẾN NGHỊ GIỚI THIỆU CHUNG
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
KHU NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CÁC Ô QUY HOẠCH KÝ
1. Tên dự án:
HIỆU K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2)
2. Chủ đầu tư:
Công ty TNHH Phát triển THT
Phường Xuân Tảo thuộc quận Bắc Từ Liêm, phường Xuân La
3. Địa điểm xây dựng:
thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Dự án đầu tư khu nhà ở thấp tầng tại các ô quy hoạch ký hiệu k3
(K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm Khu đô
thị Tây Hồ Tây là dự án lớn tại quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội nhằm xây dựng khu nhà ở thấp tầng và khu nhà ở
thương mại (shophouse) theo hướng hiện đại, thân thiện với môi
trường, đảm bảo môi trường xanh trong quy hoạch phát triển và phù hợp với mục tiêu:
+ Cung cấp một khu ở thấp tầng với số lượng lớn để quy tụ về
đây những người dân ưu thích thiên nhiên và cuộc sống văn minh
4. Mục tiêu dự án: hiện đại.
+ Cung cấp dịch vụ nhà ở thương mại hiện đại kết hợp với nhà
ở nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và kinh doanh trên các tuyến đường nội bộ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu diện tích nhà ở thấp tầng và góp phần
vào sự phát triển của khu đô thị Tây Hồ Tây nói riêng và quận Bắc
Từ Liêm và quận Tây Hồ của tành phố Hà Nội nói chung.
Đầu tư xây dựng Khu nhà ở thấp tầng tại các ô quy hoạch ký hiệu
K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm Khu
đô thị Tây Hồ Tây dự kiến triển khai trên khu đất với diện tích
16.446 m2 (lô quy hoạch K3-TT1), 16.618 m2 (lô quy hoạch K3-
TT2), được bố trí ở giữa khu Trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây cao
03-04 tầng tiếp giáp các mặt đường quy hoạch đô thị lớn với khu
5. Quy mô dự án:
shophouse và các khu nhà ở thấp tầng giáp các tuyến đường nội bộ yên tĩnh đẹp.
Dự án đã được UBND Hà Nội phê duyệt tại Văn bản số 4200/QĐ-
UBND ngày 6/8/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê
duyệt Điều chỉnh Quy hoạch cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực
Trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỉ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu K3.
Dự án đã được UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận Công ty
TNHH Phát triển THT là Nhà đầu tư thực hiện dự án và Sở Quy 3
hoạch – Kiến trúc Hà Nội chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng với
các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án cụ thể như sau:
1/ Ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1: -
Diện tích khu đất : 16.446 m2 -
Diện tích xây dựng : 6.226 m2 - Tổng diện tích sàn : 19.869 m2 -
Mật độ xây dựng khối đế: 37,9% -
Hệ số sử dụng đất: 1,13 lần - Tầng cao: 03 -04 tầng - Số căn: 54 nhà - Dân số: 420 người
2/ Ô quy hoạch ký hiệu K3-TT2: -
Diện tích khu đất : 16.618 m2 -
Diện tích xây dựng : 6.022 m2 - Tổng diện tích sàn : 17.542 m2 -
Mật độ xây dựng khối đế: 36,2% -
Hệ số sử dụng đất: 0,97 lần - Tầng cao: 03 tầng - Số căn: 53 nhà - Dân số: 360 người
3/ Ô quy hoạch ký hiệu K3-CX1, K3-CX2: -
Có vị trí nằm phân tán xung quanh các ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1 và K3-TT2 - Diện tích khu đất: Ô đất K3-CX1 ~ 1184m2, Ô đất K3-CX2 ~ 1010m2
6. Tổng kinh phí thực
Tổng mức đầu tư toàn dự án: 747.891.000.000 đồng
hiện dự án
Bằng chữ: Bảy trăm bốn mươi bẩy tỉ, tám trăm chín mươi mốt triệu đồng./.
- Vốn chủ sở hữu của Chủ đầu tư
7. Nguồn vốn:
- Vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án (thành lập Ban Quản
8. Hình thức tổ chức lý dự án)
quản lý dự án
9. Thời gian hoàn thành: Đưa vào sử dụng dự kiến tháng 12 năm 2020 CHƯƠNG I
CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1.1 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP DỰ ÁN: */
Các căn cứ pháp lý chung: -
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; -
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; -
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; -
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; -
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng; Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng; -
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; -
Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; -
Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
*/ Các văn bản pháp lý liên quan tới dự án: -
Quyết định số 145/2007/QĐ-UBND ngày 18/12/2007 và số
146/2007/QĐUBND ngày 18/12/2007 của UBND Thành phố về việc phê duyệt và ban hành
Điều lệ quản lý xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500; -
Quyết định giao đất số 3725/QĐ-UBND do UBND Thành phố Hà Nội ban
hành ngày 20/08/2012; Quyết định số 3009/QD-UBND của UBND Thành phố ngày
30/6/2015 điều chỉnh một số nội dung của Quyết định 3725/QĐ-UBND; -
Giấy phép số 2542/GP ngày 19/01/2006 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp; Giấy
chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2542/GCNDDC1/01/1 do UBND Thành phố
cấp ngày 29/9/2009 cho Công ty TNHH Phát triển THT; -
Giấy chứng nhận đầu tư số 011043001347, điều chỉnh lần 3 ngày 22/01/2015
do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp; -
Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500; -
Văn bản số 2239/QHKT ngày 03/05/2019 báo cáo UBND Thành phố xem
xét chấp thuận chủ trương và các chỉ tiêu quy hoạch Kiến trúc đồ án Điều chỉnh cục bộ
QHCT Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây tỉ lệ 1/500 tại ô đất K3 phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm. -
Văn bản số 5456/VP-ĐT của UBND thành phố Hà Nội về việc quy hoạch
Kiến trúc xây dựng khu nhà ở thấp tầng tại ô Quy hoạch ký hiệu K3 (TT1 và TT2) thuộc dự
án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây. -
Văn bản số 4044-Ttr-QHKT ngày 22/7/2019 của Sở Quy hoạch Kiến trúc
gửi UBND thành phố Hà Nội về việc xin phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết
Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỉ lệ 1/500 tại ô quy hoạch ký hiệu K3.
*/ Các nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ: -
Hồ sơ bản vẽ kèm theo chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án
kiến trúc sơ bộ của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội. -
Bản đồ hiện trạng và Chỉ giới đường đỏ thực hiện theo hồ sơ Quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt. -
Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
1.2 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LÔ K3-TT1, K3-TT2:
1.2.1 Giới thiệu khái quát về Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ:
Thủ đô Hà Nội là thành phố lớn của cả nước, là trung tâm của vùng Bắc bộ và là đầu
mối giao thông quan trọng đi các tỉnh, Hà Nội có khả năng to lớn thu hút nguồn lực của cả
nước, của bên ngoài cho sự phát triển của mình cũng như cho cả vùng, cho cả nước. Sự phát
triển của Thủ đô Hà Nội là niềm tự hào của người dân Hà Nội đồng thời cũng là niềm tự
hào của đất nước, của dân tộc. Là Thành phố lớn thứ hai của Việt Nam về dân số với 6,233
triệu người và thứ nhất về diện tích sau đợt mở rộng địa giới hành chỉnh vào tháng 8 năm
2008. Hà Nội hiện có diện tích 3.324,92 km2, gồm 12 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm,
Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc
Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông) và 17 huyện ngoại thành và 01 thị xã. Về vị trí địa lý, Hà
Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20053’
đến 21023’ vĩ độ Bắc và 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hoà Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hưng Yên phía Đông, Hoà Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
Dự án đầu tư xây dựng “Ô K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 thuộc Khu trung
tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây” vị trí nằm tại quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội. Khu đô thị Tây Hồ Tây có rất nhiều lô đất và trước đây chủ đầu tư đã triển khai xây
dựng và đưa vào sử dụng các khu nhà ở thấp tầng ở Lô H6, H7, H10 và H11 và xây dựng
nhà cao tầng tại Lô H9-CT1. Do lô đất dự án nằm tại 2 quận của thành phố Hà Nội nên giới thiệu sơ qua như sau: - Quận Bắc Từ Liêm:
Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú
Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của
xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn
Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số 320.414 người.
Các đơn vị hành chính: Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2,
Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng
Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
Diện tích: 43,35 km²; Dân số: 320.414 người; Mật độ: 7.381 người/km²
Quận Bắc Từ Liêm luôn duy trì phát triển kinh tế nhanh và bền vững, triển khai thực hiện
một số trọng tâm về phát triển kinh tế những năm tiếp theo và tiếp tục triển khai thực hiện
chương trình 03 – CTr/TU ngày 9/9/2011 của Thành ủy Hà Nội về ‘‘Tập trung nâng cao
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền
vững’’; thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tạo môi
trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế đô thị; thực
hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng
đất. Tích cực xúc tiến, xã hội hoá đầu tư; hỗ trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm, ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Triển khai thực hiện quyết định số 6023/QĐ-UBND ngày
24/12/2012 của UBND thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015; kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 04/6/2013 về
triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2020 và tầm nhìn 2050 của Thành phố.
+ Công nghiệp: Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh; khuyến khích chuyển dịch sản xuất theo hướng phát triển công nghiệp sạch, thân
thiện với môi trường, công nghệ cao. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có
trên địa bàn. Thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án công nghệ cao sinh học. Quan tâm,
khuyến khích tạo điều kiện về môi trường sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình, làng
nghề, ngành nghề hiện có.
+ Thương mại, dịch vụ: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các loại hình sở hữu; tăng cường
hướng dẫn nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh; đặc biệt là các
loại hình dịch vụ chất lượng cao trong thương mại, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng...
+ Nông nghiệp: phát triển nông nghiệp sinh thái. Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng
vành đai xanh Thủ đô Hà Nội và dịch vụ du lịch xanh theo quy hoạch. Tiếp tục thực hiện
các biện pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Về phòng chống thảm họa thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn: Thực hiện tốt công tác
phòng chống thảm họa thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn từ tháng 4/2014; tiến hành xây
dựng hệ thống thoát nước, cải tạo, nạo vét hệ thống thủy lợi trên địa bàn nhằm hạn chế,
phòng chống úng ngập sản xuất và dân cư trên địa bàn.
+ Củng cố và phát triển quan hệ sản xuất: Đảm bảo sự phát triển vững chắc của các ngành
kinh tế và quan hệ sản xuất theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Làm tốt
công tác quản lý thị trường; phòng, chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận
thương mại; quản lý chống đầu cơ, nâng giá và đảm bảo bình ổn thị trường. Thực hiện tốt
công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; không để phát sinh dịch trên địa bàn
Quận. Thực hiện có hiệu quả các chương trình bán hàng bình ổn giá và cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Định kỳ 6 tháng một lần, lãnh đạo Quận tổ chức tiếp xúc với đại diện doanh nghiệp để nắm
tình hình, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
+ Về thực hiện dự toán ngân sách; huy động nguồn lực, đầu tư phát triển: Hoàn thành các
chỉ tiêu, sắc thuế và thu ngân sách nhà nước do Thành phố giao năm 2014; tăng cường quản
lý, chống thất thu thuế; hoàn thành dự án đấu giá quyền sử dụng đất, tích cực thực hiện các khoản thu khác.
Xây dựng kế hoạch khai thác các nguồn lực, đảm bảo cho nhu cầu đầu tư phát triển trước mắt và lâu dài. - Quận Tây Hồ:
Quận được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích
24,0km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân
La, Phú Thương. Phía đông giáp quận Long Biên; Phía Tây giáp quận Bắc Từ
Liêm và quận Cầu Giấy; Phía Nam giáp quận Ba Đình; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh.
Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống
Nam. Dân số của quận (đến năm 2005) là 109.163 người, mật độ dân số là 4.547 người/km2,
quận Tây Hồ có mật độ dân số thấp nhất trong các quận nội thành.
Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới Quận,
là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía Bắc và phía Đông là sông
Hồng chảy từ phía Bắc xuống phía Nam. Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm
tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống. Với các công trình di tích lịch sử có
giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.
Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh. Trong
5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất
tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị
quyết Đại hội II đề ra.
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch vụ -
du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: Dịch vụ 51,8%,
công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%.
Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, 5 năm qua quận đã được Thành phố phê
duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn 2001-2010; quy hoạch mạng lưới trường học và mạng lưới điện, quy hoạch
cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm 2010. Đặc biệt là thực hiện quy hoạch khu đô
thị mới Nam Thăng Long (CIPUTRA) và chuẩn bị đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây. Phối hợp
với các Sở, Ngành của Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết phường phú Thượng,
quy hoạch vùng trồng hoa đạo truyền thống và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trình Thành phố
phê duyệt. Các quy hoạch được duỵet đã tạo cơ sơt pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản
lý đô thị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Quận uỷ tập trung lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ tổ chức nhiều hoạt động phong
phú, có hiệu qủ trong việc thực hiện Nghị quyết. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá" được nhân dân hưởng ứng tích cực. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn
"Gia đình văn hoá", "Tổ dân phố văn hoá", "Khu dân cư tiên tiến xuất sắc" tăng cả về số và
chất lượng góp phần xây dựng nếp sống văn hoá người Hà Nội. Tỷ lệ các cập học đều đạt
và vượt chỉ tiêu hàng năm. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và
học. Đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Sự nghiệp y tế được quan tâm chỉ đạo, mạng lướic
y tế cơ sở từng bước được củng cố và kiện toàn, có 5/8 phường được công nhận đạt chuẩn
quốc gia về y tế. Hoàn thành xây dựng mới và đưa vào sử dụng Trung tâm y tế quận có
phòng khám đa khoa. Trang thiết bị được đầu tư mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - công tác quân sự địa phương, công tác tuyển
chọn và gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm được thực hiện đúng luật, công khai, công bằng,
dân chủ (đảm bảo 100% chỉ tiêu giao quận).
Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ thuộc
khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu
vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu
hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học - công
nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
1.2.2 Định hướng phát triển Nhà ở:
Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh. Các đô thị hiện
có phát triển cả về chiều sâu lẫn quy mô, đồng thời hình thành nhiều đô thị mới. Bắt đầu có
sự tăng dân số cơ học tại các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Điều này làm nóng thêm nhu cầu về nhà ở mà vốn dĩ đã rất bức xúc. “Đất chật người đông”,
giá đất đội lên cao làm cho nhiều người phải khốn khó về vấn đề nhà ở.
Sự hấp dẫn của loại hình bất động sản shophouse nằm ở tỷ trọng sản phẩm thấp trong
toàn bộ mặt hàng của dự án; vị trí đẹp, thuận lợi cho giao thương; khả năng sinh lời tốt do
kết hợp được nhiều công năng từ tự kinh doanh đến cho thuê.
Tại khu vực phía Hồ Tây (bao gồm khu đô thị Tây Hồ Tây và các dự án quanh hồ
Tây), nơi đã hình thành và tập trung các cộng đồng dân cư lớn bao gồm cả trong nước lẫn
nước ngoài, luôn có nhu cầu mua sắm và ăn uống cao. Qua thời gian dẫn đến sự hình thành
của các khu shophouse tại các tiểu khu thuộc khu đô thị Tây Hồ Tây.
Hiện nay, tại khu vực Ô K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 tại khu đô thị Tây Hồ
Tây đã có các khu vực ở Lô H6, H7, H10 và H11 đã hình thành một số dãy phố và đang phát triển.
Các loại hình kinh doanh chính tại các shophouse chủ yếu là dịch vụ, ăn uống, nội
thất và các cửa hàng tiện lợi với sự góp mặt của nhiều nhãn hàng quốc tế và trong nước.
Không chỉ ở các khu vực truyền thống, sức hấp dẫn của sẩn phẩm này hiện đã lan
sang cả các khu vực mới phát triển sẽ là một thị trường mới và đầy tiềm năng cho loại hình bất động sản này.
Sự gia tăng đáng kể các dự án chung cư cao tầng cũng như các dự án nhà ở thấp tầng,
nhất là các khu nhà ở cao cấp như khu đô thị Tây Hồ Tây cũng như các khu đô thị cao cấp
khác như khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), khu đô thị Gamuda, Vinhome…đều có
cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, hệ thống cây xanh kết hợp hồ nước tạo sự hấp dẫn
cho người có thu nhập cao ưu chuộng.
Việc kết hợp khu ở thấp tầng và khu shophouse, đây là loại nhà phố thương mại nên
tính thương mại chính là yếu tố quan trọng nhất làm nên sức hấp dẫn cho khu vực.
1.2.4. Giới thiệu Khu đô thị Tây Hồ Tây- Quá trình hình thành và phát triển:
Khu đô thị Tây Hồ Tây là khu đô thị cao cấp nhất Việt Nam và Starlake Hà Nội nằm tại
KĐT Tây Hồ Tây Hà Nội về phía sân bay nội bài với đầy đủ chức năng đa dạng: hành chính,
khách sạn, tài chính, giáo dục, thương mại và giải trí…thể hiện đẳng cấp, dự án Starlake là
biểu tượng cho kỳ vọng khu đô thị ngôi sao kiểu mẫu đẳng cấp nhất khu vực Đông Nam Á,
Starlake hà nội - khu đô thị Tây Hồ Tây có vị trí thuộc địa giới hành chính phường Xuân La
thuộc quận Tây Hồ, phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy, phường Xuân Tảo và Cổ Nhuế
thuộc quận Bắc Từ Liêm. Khu đô thị này có khoảng cách lý tưởng khi chỉ cách trung tâm
thành phố 5 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài chỉ 14 km.
Nằm tại khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển giao thông của thành phố, dễ
dàng tiếp cận đường vành đai 2 (cầu Nhật Tân), đường vành đai 2,5 (phía Tây Hà Nội),
đường vành đai 3 (cầu Thăng Long), và đường sắt đô thị số 2 và 4 trong tương lai.
Khu đô thị Tây Hồ Tây mang đến môi trường kinh doanh chuyên nghiệp cho các
doanh nhân trong nước và quốc tế. Bạn cũng sẽ được trải nghiệm những sắc màu văn hóa
của Việt Nam và thế giới, nhữngcon phố nghệ thuật Broadway (Mỹ), hay một thoáng Venice
(Ý), hay không gian sôi động sầm uất của quảng trường Times Square (Mỹ) ngay tại Starlake Hà Nội. -
Dành 8ha diện tích đất cho trường học, luôn coi trọng giáo dục toàn diện ở
tất cả các cấp. Các trường học tiêu chuẩn quốc tế sẽ sánh vai bên cạnh các trường UNIS,
SIS, HIS, CAS, Hanoi Academy… trong khu vực. Gần các trường đại học danh tiếng hàng
đầu Việt Nam, cư dân tại khu đô thị dễ dàng tiếp cận các cơ sở đào tạo học vấn cao. -
Khu đô thị Tây Hồ Tây là nơi Chính phủ lựa chọn để đặt trụ sở của các Bộ
ngành, khu Ngoại giao đoàn, công trình văn hóa quốc gia, biến nơi đây trở thành trung tâm
hành chính mới của Hà Nội. Đây là khu mua sắm phức hợp với đầy đủ những tiện ích thương
mại tân tiến nhất của thế giới, điển hình của phong cách sống văn minh và đẳng cấp. -
Không gian Hồ Tây kết nối với trục không gian xanh và hệ thống hồ điều
hòa tuyệt đẹp tạo nên môi trường sống hài hòa với thiên nhiên. Kết nối với Công viên Hòa
Bình, Công viên Hữu Nghị, Công viên nước Hồ Tây, Starlake hiện đại nhưng vẫn hòa quyện
với hệ sinh thái xanh và không gian mặt nước khu vực, tạo môi trường sống lý tưởng cho cư dân.
Theo dự kiến đến năm 2030, Khu đô thị Tây Hồ Tây sẽ phát triển thành khu đô thị kiểu mẫu
đầu tiên tại Việt Nam, sánh ngang với các khu đô thị trên thế giới. Dự án có 2 giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn 1: Có tổng diện tích quy hoạch là 114.5 ha gồm các hạng mục liền kề, biệt
thự và chung cư cao cấp. Trường học, khách sạn, sân tennis, bể bơi, phòng tập, hồ điều hòa
trung tâm. Căn hộ, văn phòng cho thuê, trung tâm mua sắm.
Giai đoạn 2: Có tổng diện tích xây dựng là 71ha sẽ được hoàn thành trong vòng 5 năm
kể từ ngày UBND thành phố Hà Nội bàn giao đất
1.2.5. Sự phát triển ngành thương mại, khách sạn, bất động sản của Tập đoàn Daewoo E&C:
* Sự phát triển của Tập đoàn Daewoo E&C:
Ra đời từ năm 1973, Deawoo E&C là một trong bốn Tập đoàn xây dựng lớn nhất
Hàn Quốc và có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Với kinh nghiệm xây dựng hơn 150
công trình nhà ở và khu chung cư cao cấp trong đó có: Yongsan City Park, Haeun dae
Jungdong (Hàn Quốc), Hawail Country village (Mỹ), KLCC project (Malayxia), Deaha
Business center, dự án Starlake Hà Nội – Khu đô thị Tây Hồ Tây (Việt Nam).
Công ty TNHH Phát triển THT (tên nước ngoài T.H.T Development Company) gồm
tổ hợp 5 công ty xây dựng Hàn Quốc thành lập doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài theo
quy định đầu tư tại Việt Nam.
* Sự đầu tư của Daewoo E&C tại Việt Nam:
Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và phát triển khu đô thị mới tại Hàn Quốc
và 47 nước trên thế giới, Daewoo E&C sở hữu đội ngũ chuyên gia và bí quyết công nghệ
hàng đầu thế giới. Chủ đầu tư có tầm nhìn dài hạn về quy hoạch đô thị và chiến lược phát
triển tối ưu. Bên cạnh đó, dư án khu đô thị Tây Hồ Tây còn được KDB – Ngân hàng lớn
nhất Hàn Quốc đảm bảo nguồn vốn để triển khai theo đúng kế hoạch.
1.2.6. Sự cần thiết đầu tư xây dựng :
Công ty TNHH Phát triển THT đã được UBND thành phố Hà Nội giao cho thuê
1.148.074m2 đất tại phường Cổ Nhuế và phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây – giai đoạn 1 tại Quyết định số
3009/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 về việc điều chỉnh một số nội dung ghi tại Quyết định số
3725/QĐ-UBND ngày 20/8/2012. Tại văn bản quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến
trúc sơ bộ đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội chấp thuận cho ô K3-TT1,
K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 chức năng bố trí các cụm nhà ở thấp tầng để ở và các cụm nhà
ở thương mại (shophouse) với chiều cao từ 3-4 tầng. Các khối nhà được bố trí sát liền kề
nhau kết hợp với sân vườn tạo sự thống nhất, hiện đại và hài hòa cảnh quan chung cho khu ở.
Trên cơ sở Quyết định số 1259/QÐ-TTg ngày 26/7/2011của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 và Quyết định
Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây,
tỷ lệ 1/500. Lô đất K3-TT1, K3-TT2 phân loại là đất nhà ở để bán, vì vậy nhà đầu tư thực
hiện thủ tục đất đai và các quy định hiện hành cho khách hàng.
Việc điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng dự án Ô K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-
CX2 là phù hợp với tổng quan chung, điều chỉnh lại hướng sắp xếp các khu nhà ở cho phù
hợp hơn và tránh mặt chính tiếp cận hướng nắng nóng trong mùa hè. Nhằm thuận tiện cho
giao thông trong các khu nhà và tiếp cận thuận lợi sau khi hoàn thiện xây dựng hệ thống
giao thông và hạ tầng kỹ thuật xung quanh ô K3-TT1, K3-TT2 và đã được ban ngành phê
duyệt. Xây dựng cụm nhà ở thấp tầng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, giải trí, sinh hoạt
cộng đồng và nghỉ ngơi khép kín của người dân và phù hợp với mục tiêu phát triển của khu
đô thị Tây Hồ Tây. Ngoài ra, công trình đi vào hoạt động góp phần thu hút người dân khi
về ở và sinh sống để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội bền vững của khu vực.
Vì vậy, việc thực hiện đầu tư và đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa dự án vào thi công là
thực sự cần thiết, một mặt góp phần vào hoàn thiện quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây đã
được cơ quan nhà nước phê duyệt, một mặt đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án mang lại cho
nhà đầu tư, tạo ra không gian ở và môi trường hiện đại phục vụ nhu cầu của người dân.
1.3 GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN:
* Thông tin về Chủ đầu tư:
Tên doanh nghiêp: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THT
Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp số: 0101864535
Ngày cấp: Cấp lần đầu ngày 07/07/2011, thay đổi đăng ký lần 7 ngày 07/01/2019.
Cơ quan cấp: Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, thành phố Hà Nội
Địa chỉ trụ sở: Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, phường Xuân Tào, quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 024 37245835 Fax: 024 37245839
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký đầu tư: Họ tên: KIM SANG REAL Giới tính: Nam
Chức danh: Tổng Giám đốc Sinh ngày: 05/03/1961 Quốc tịch: Hàn Quốc Hộ chiếu số: M91459347 Ngày cấp: 13/01/2016
Nơi cấp: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc
Địa chỉ thường trú: 406-1205 phường 85, Byeoryang-ro, quận Gwacheon-si, thành
phố Gyeonggi-do, Hàn Quốc.
Chỗ ở hiện tại: Phòng A1102 Khu căn hộ Daeha 360 Phố Kim Mã, phường Ngọc
Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
1.4 MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ HÌNH THỨC XÂY DỰNG
1.4.1 Mục tiêu của dự án:
Đầu tư xây dựng mới Nhà ở thấp tầng để bán phù hợp với Quyết định số
5581/QĐUBND ngày 13/9/2013 của UBND Thành phố phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy
hoạch chi tiết Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/500;
Quy mô dự án và nội dung đầu tư: Tuân thủ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết
Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành phố phê duyệt
tại Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013
- Mục tiêu dự án: đầu tư, xây dựng nhà ở thấp tầng để bán trên khu đất đã được phân
ô theo đồ án quy hoạch chi tiết đã được duyệt của Khu đô thị Tây Hồ Tây.
- Cùng với ô đất H6, H7, H10 và H11 đã và đang xây dựng khu nhà ở thấp tầng và
khu chung cư H9-CT1 khu đô thị Tây Hồ Tây, việc đầu tư xây dựng tiếp khu K3-TT1, K3-
TT2 tạo thành một khu ở tại trung tâm gồm các hạng mục công trình với đầy đủ chức năng,
phục vụ nhu cầu của người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi
trong quần thể kiến trúc hiện đại, không gian xanh thân thiện với môi trường.
- Việc đầu tư và xây dựng tiếp theo của các lô đất trong dự án nhằm hoàn thiện dần
dự án và là nền tảng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu phát triển tổng thể của xã hội, góp phần
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và của cả nước.
1.4.2 Hình thức xây dựng:
- Đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình với công nghệ xây dựng đảm bảo an
toàn và kinh tế cho công trình và lắp đặt thiết bị cơ bản cho công trình;
- Đầu tư mới toàn bộ đồng bộ, đảm bảo đấu nối kỹ thuật khu nhà thấp tầng của dự án
với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có xung quanh khu vực
1.5 ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC
Để tiến hành xây dựng công trình, ngoài hệ thống điều hành dự án và các cán bộ gồm
kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và lực lượng nhân công lao động trực tiếp trên công trường, nguồn
nguyên vật liệu phục vụ cho công trình bao gồm: thép, xi măng, cát, sỏi, kính xây dựng,
v.v... và các nguyên liệu khác. Hiện nay, nguồn nguyên vật liệu trên thị trường xây dựng rất
dồi dào, chủ đầu tư có điều kiện xem xét và lựa chọn cho phù hợp với năng lực kinh tế và nhu cầu đầu tư. CHƯƠNG II
NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG, KHÍ HẬU, ĐỊA CHẤT CỦA DỰ ÁN
2.1 NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA DỰ ÁN
Theo Quyết định 3009/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 về việc điều chỉnh một số nội
dung ghi tại Quyết định số 3725/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND Thành phố Hà Nội
giao cho thuê 1.148.074m2 đất tại phường Cổ Nhuế và phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm
để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây – giai đoạn 1
Nhu cầu sử dụng đất của dự án ô đất K3-TT1 là: 16.446 m2, ô đất K3-TT2 sẽ là
16.618 m2, ô đất K3-CX1 khoảng 1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng 1010m2.
2.2 ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT CỦA DỰ ÁN:
2.2.1. Địa điểm, vị trí, ranh giới và diện tích của khu đất dự án:
*/ Vị trí, địa điểm:
Dự án xây dựng khu nhà thấp tầng tại Ô K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 xây
dựng tại địa điểm thuộc phường Xuân Tảo thuộc quận Bắc Từ Liêm, phường Xuân La thuộc
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội và có vị trí tại ô đất có ký hiệu Ô K3-TT1, K3TT2, K3-
CX1, K3-CX2 thuộc Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Tây Hồ Tây được duyệt.
*/ Ph ạ m vi, ranh gi ớ i nghiên c ứ u:
Khu đất nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án K3-TT1, K3-TT2 đã
được Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án
kiến trúc sơ bộ và có vị trí tại ô đất có ký hiệu K3-TT1, K3-TT2 (Khu trung tâm khu đô thị
Tây Hồ Tây) với tổng diện tích đất 33.064 m2 (trong đó ô đất K3-TT1 là: 16.446 m2, ô đất
K3-TT2 sẽ là 16.618 m2, ô đất K3-CX1 là 1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng 1010m2)
Phạm vi ranh giới đất của dự án như sau:
Ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1:
- Phía Bắc là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 24m);
- Phía Nam là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
- Phía Đông là ô quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
- Phía Tây là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 50m). Ô quy hoạch ký hiệu K3-TT2:
- Phía Bắc là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 24m);
- Phía Nam là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
- Phía Đông là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 30m); - Phía Tây là đường quy hoạch
(mặt cắt ngang 13m); Ô quy hoạch ký hiệu K3-CX1 và K3-CX2:
- Có vị trí nằm phân tán xung quanh các ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1 và K3-TT2.
Tổng diện tích đất khu dự án 33.064 m2
(trong đó ô K3-TT1 là: 16.446 m2, ô K3-TT2 sẽ là 16.618 m2, ô đất K3-CX1 khoảng
1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng 1010m2)
2.2.2. Đặc điểm hiện trạng của khu đất
Khu đất dự án K3-TT1, K3-TT2 đã được Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội báo cáo
tài Văn bản số 4044-Ttr-QHKT ngày 22/7/2019 của Sở Quy hoạch Kiến trúc gửi UBND
thành phố Hà Nội về việc xin phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu vực trung
tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỉ lệ 1/500 tại ô quy hoạch ký hiệu K3 và được UBND thành
phố Hà Nội chấp thuận tại văn bản số 4200/QĐ-UBND ngày 6/8/2019 về việc phê duyệt
Điều chỉnh Quy hoạch cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực Trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây,
tỉ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu K3 với tổng diện tích đất 35.258 m2 (trong đó ô đất K3-TT1 là:
16.446 m2, ô đất K3-TT2 sẽ là 16.618 m2, ô đất K3-CX1 là 1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng
1010m2); Theo số liệu khảo sát điều tra tại thời điểm lập dự án, các vấn đề về hiện trạng
được xác định cụ thể như sau:
1. Hiện trạng dân cư:
Trong phạm vi khu đất dự án đã được giải tỏa, bồi thường, san nền và hoàn thành
xong hạ tầng kỹ thuật nên không có dân cư sinh sống.
2. Hiện trạng sử dụng đất:
Hiện nay khu vực này phần lớn là diện tích đổ bãi thải vật liệu xây dựng có cao độ thay
đổi từ 6,33 m đến 10.40 m, một phần diện tích phía Đông Bắc là ruộng canh tác hoa màu,
ao hồ xen với nhà ở của dân địa phương với cao độ khoảng từ 4,90 m đến 5,74m
Giao thông: giao thông các hướng tiếp cận lô đất tương đối hoàn chỉnh. Đã có tuyến đường
quy hoạch đều là các tuyến đường giao thông lớn rất thuận lợi cho việc khai thác vận hành dự án.
Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất: Hiện trạng khu đất dành cho nghiên cứu đã được
giải phóng mặt bằng (đất sạch) nên rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng.
3. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan các khu vực lân cận:
Cảnh quan xung quanh khu vực nghiên cứu có nhiều giá trị về mặt sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên hài hòa. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự án ô K3-TT1,
K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 cần lưu ý đến việc đảm bảo duy trì giá trị vốn có và gắn kết hài
hòa những yếu tố phát triển mới với những yếu tố cảnh quan đã có.
4. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
a./ Giao thông:
Khu vực nghiên cứu quy hoạch Tổng mặt bằng nằm trong khu đô thị Tây Hồ Tây có
tính chất đã hình thành và xây dựng hệ thống giao thông theo quy hoạch được duyệt. Các
phía của khu đất dự án đã có tuyến đường trong khu đô thị tiếp cận, sau khi hoàn thành xây
dựng xong công trình, dự án có 2 tuyến đường lớn và sẽ là khu phố để bố trí dãy nhà
shophouse thuận lợi cho việc kinh doanh phục vụ cho dự án và lân cận. b./ Hiện trạng san
nền - thoát nước mưa: -
San nền: Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch chủ yếu hiện đang là đất
trống chủ yếu đang trồng hoa màu và hồ nước nhỏ, có địa hình tương đối bằng phẳng.
Cao độ cao nhất ở phía Đông khu đất có cốt cao độ +7.1m; Cao độ thấp nhất ở phía
Tây khu đất có cốt cao độ +6.8m. Nền hiện trạng địa hình tự nhiên có cao độ chênh
nhau giữa các vị trí trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch là không lớn. -
Thoát nước mưa: Dọc theo tuyến đường quy hoạch hiện đang thi
công sẽ có tuyến cống thoát nước có tiết diện khoảng D800 – D1000 chạy xuyên
suốt chiều dài tuyến đường trục chính nhằm phục vụ cho thoát nước tự nhiên của
khu vực. c./ Hiện trạng cấp điện, thông tin
Trên các trục đường quy hoạch trong khu đô thị Tây Hồ Tây hiện có tuyến cáp ngầm
22KV chạy ngầm trong hào cáp cùng với cáp thông tin, truyền hình... cung cấp điện và các
dịch vụ khác cho các dự án dọc tuyến đường.
Ngoài ra trong Khu đô thị Tây Hồ Tây một số khu vực đã xây dựng xong hạ tầng kỹ
thuật và cũng xây dựng tuyến cáp điện ngầm để cấp điện từ trạm của khu đô thị cho dự án.
d./ Hiện trạng cấp nước:
Trong thời gian thi công đường cấp nước dọc các tuyến đường quy hoạch xung quanh
dự án, có các điểm đấu nối chờ khi dự án thực hiện sẽ thi công các tuyến phụ vào từng tiểu
khu và cấp vào đồng hồ nước của các nhà.
e./ Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
Khu đô thị Tây Hồ Tây đã có dự án thoát nước thải và hệ thống xử lý nước thải đã
được thiết kế cấp chung cả khu đô thị Tây Hồ Tây, các ống thoát nước từ xí, tiểu của từng
nhà được thu gom vào mạng lưới thoát nước thải ngoài nhà đưa về trạm xử lý của dự án và
thoát ra tuyến chung của đô thị trước khi ra tuyến thoát nước của Thành phố.
2.2.3 . Đánh giá chung:
Khu vực nghiên cứu dự án có điều kiện thuận lợi ưu thế về vị trí, về giải phóng mặt
bằng. Tuy nhiên cũng có những thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội trong quá trình xây
dựng theo quy hoạch. Cụ thể như sau: */ Thuận lợi: -
Khu đất dự án có rất gần tuyến đường lớn và tương lai có tuyến đường sắt
công cộng kết nối giữa khu đô thị ra bên ngoài hướng vào trung tâm thành phố và đi về
huyện Đông Anh. -
Địa hình của khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng và có một số tuyến
đường của khu đô thị đã hình thành sẽ thuận lợi cho việc xây dựng, sự di chuyển cũng như
sự hỗ trợ cho các khu vực xung quanh. -
Đất đai đã có giấy quyền sử dụng đất và trực tiếp chủ đầu tư quản lý. -
Nền địa chất công trình thuận lợi để xây dựng công trình. -
Một số dự án xung quanh khu vực nghiên cứu đã thực hiện theo quy hoạch
được duyệt và đã đưa vào sử dụng; -
Khu vực nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 phần lớn là đất
trống đã giải phóng mặt bằng do vậy dự án sẽ mang tính khả thi cao. -
Tiếp cận tuyến đường giao thông Thành phố rất thuận lợi cho xây dựng phát
triển nghiên cứu dự án. */Khó khăn: -
Do hiện trạng khu đất chưa san nền đồng bộ, còn nhiều khu đất trồng hoa
màu, hồ nước nhỏ và nhà tạm của dân, vì vậy khi vào thi công phải phá dỡ và san lấp toàn
bộ để thuận lợi cho công tác xây dựng. */Cơ hội: -
Dự án Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1,
K3CX2) là dự án có chức năng nhà ở thấp tầng và nhà ở thương mại (shophouse). Với khu
shophouse sẽ là cơ hội thuận lợi cho việc hình thành một dự án khang trang hiện đại với chất lượng cao. -
Tuyến đường quy hoạch rộng 50m kết hợp với tuyến sắt đô thị số 2 được từ
sân bay về qua cầu Nhật Tân đến dự án và vào trung tâm thành phố là điểm hấp dẫn cho
khách hàng lựa chọn và tiếp cận. -
Tạo thêm thương hiệu cho Tập đoàn Daewoo đầu tư lớn tại Việt Nam và làm
tăng doanh thu và đóng góp vào ngân sách Thành phố qua các loại thuế. */Thách thức: -
Hiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thành đồng bộ, do đó đòi hỏi xây dựng
mới phải đồng bộ, hiện đại. -
Phần thi công đồng bộ và hoàn thiện đồng nhất sẽ tránh ảnh hưởng đến người
dân đã ở xung quanh. -
Các yếu tố môi trường bị tác động do quá trình phát triển đô thị đòi hỏi cần
có các giải pháp khắc phục đảm bảo cho phát triển bền vững. 2.2.4. Kết luận: -
Dự án để nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng nằm trong ranh giới khu đất
và được thiết kế các cụm công trình có chức năng khác nhau (nhà ở và thương mại) được
kết nối dễ dàng với nhau trong toàn dự án cũng như bên ngoài khu đất. Đây là những điều
kiện thuận lợi và cơ hội để xây dựng khu ở thân thiện với môi trường, phù hợp với nhu cầu
của phát triển chung của khu đô thị Tây Hồ Tây nói riêng và toàn khu vực xung quanh nói
chung, cũng như tạo diện mạo mới cho Thành phố Hà Nội.
2.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
2.3.1 Đặc điểm địa hình:
Khu đất nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc nhà ở thấp tầng
thuộc khu vực phía Bắc của Thành phố Hà Nội có địa hình tương đối thuận lợi cho việc xây
dựng các công trình. Có độ dốc dần về phía tuyến đường lớn rộng 50m, các tuyến đường
quy hoạch trong khu đô thị và xung quanh dự án đã xây dựng xong với địa hình tương đối bằng phẳng. 2.3.2. Khí hậu:
Dự án Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3CX2)
thuộc vùng Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm
ướt, mùa đông lạnh và tương đối khô, mùa hè nóng và ẩm ướt, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô: -
Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa
tập trung vào các tháng 7, 8 ,9, chiếm 70% lượng mưa của cả năm, hướng gió chủ đạo là
hướng Đông Nam (mùa hè). -
Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau, ít mưa, thời tiết rét, hướng
gió chủ đạo là Đông Bắc. Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn cộng với giá rét là kết
quả của các đợt gió mùa Đông Bắc thổi về.
• Nhiệt độ không khí
+ Trung bình cả năm: 27,3 oC
+ Tháng cao nhất: 36,8 o C/ Tháng 6
+ Tháng thấp nhất: 13,8 oC/ Tháng 1 • Mưa
+ Hàng năm: 1.628,8 mm/ Năm
+ Tháng nhiều nhất: 270 mm/ Tháng 8
+ Tháng ít nhất: 41,35 mm/ Tháng 12
+ Số ngày mưa trong năm: 146 (87,9% vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10) -
Đây là khu vực có lượng mưa trung bình khá lớn • Độ ẩm + Hàng năm: 85%
+ Tháng cao nhất: 90%/ Tháng 4 +
Tháng thấp nhất: 80%/ Tháng 12 - Lượng bốc hơi:
+ Lượng bốc hơi trung bình: 859
+ Tháng nhiều nhất: 109/ Tháng 7
+ Tháng ít nhất: 52/ Tháng 3 • Nắng
+ Lượng bức xạ tổng cộng tại khu vực: 123,7 Kcal/ cm2 / năm
+ Tổng thời gian chiếu sáng: 12,5 - 13,5 h/ ngày từ tháng 4 đến tháng 9
10,5 - 11,5 h/ ngày từ tháng 11 đến tháng 3
+ Số giờ nắng trong năm là 1.550 - 1.700 h, trong đó mùa hè chiếm 1.000 - 1.300 h
+ Số ngày nhiều mây khoảng 80% (190-210 ngày chủ yếu là mùa đông) • Gió
- Mùa hè: tốc độ gió trung bình 2,2m/s. Hướng gió chủ đạo Đông Nam.
- Mùa đông: tốc độ gió trung bình 2,8m/s. Hướng gió chủ đạo Đông Bắc.
- Tốc độ gió trung bình theo các hướng 2,4m/s.
- Áp lực gió tác dụng lên công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam 1737-95 về tải
trojng và tác động: 95 kg/ m2 • Bão
- Khu vực này hàng năm chịu ảnh hưởng của một số cơn bão nhưng vận tốc nhỏ V = 20 – 30m/s.
2.3.3. Điều kiện Thuỷ văn:
Nghiên cứu cấu trúc địa chất - địa chất thủy văn dải ven sông Hồng thuộc thành phố Hà
Nội bằng các tài liệu khảo sát địa vật lý góp phần làm cơ sở khoa học cho việc triển khai
các đề án thấm lọc trong quy hoạch quản lý và khai thác nguồn nuớc dưới đất có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn hiện nay.
Vùng ven sông, hồ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình khai thác thấm.
Nguyên lý làm việc của công trình khai thác thấm ven bờ là khi khai thác, mực nước dưới
đất hạ thấp xuống dưới mực nước sông hoặc hồ, từ các nguồn nước mặt sẽ thấm xuyên qua
các lớp đất đá bổ sung cho công trình khai thác. Thực chất đó là một dạng bổ sung tự nhiên
đơn giản, thuận lợi vì một mặt lợi dụng được các nguồn nước trên mặt sẵn có mà không
cần phải xây dựng các bồn chứa nhân tạo cho nước thấm, mặt khác các công trình khai thác
thường có lưu lượng lớn và chất lượng tốt. Sông
Số liệu của thủy văn cho phép xây dựng các mặt cắt cấu trúc tầng nông vùng nghiên cứu
với độ chính xác và độ phân giải chấp nhận, giúp ta liên kết để làm rõ được đặc điểm cấu
trúc bất đẳng hướng và bất đồng nhất dải ven bờ phải sông Hồng cũng như dưới đáy sông
thuộc Tây Hồ - Hà Nội. Đến độ sâu 30m, mặt cắt cấu trúc được phân chia ra 5 lớp với hình
thái xen kẹp nhau, nhất là ở các lớp 2 và 3, tương ứng với độ sâu đáy sông và bằng các vật
liệu có khả năng thấm nước tốt là tiền đề cho sự bổ cập nước sông cho các tầng chứa nước
ngầm đang khai thác. Hình thái cấu trúc của các lớp ở độ sâu lớn hơn 30m có bề mặt đa
dạng là điều kiện thuận lợi cho việc chứa và liên thông của các tầng chứa nước ngầm trong
vùng nghiên cứu. Việc hình thành các đới cấu trúc phân chia theo độ dẫn điện cũng là cơ sở
cho việc phân chia theo cấu trúc địa chất thủy văn, nhất là các cấu trúc ở độ sâu đến gần
100m. Tình hình khai thác nước dưới đất tập trung ở Hà Nội đang tăng lên mạnh mẽ theo
thời gian, khoảng 700.000m3/ngày trong năm 2011. Như vậy, công tác điều tra nghiên cứu
đánh giá tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng phải được đẩy mạnh, nhất
là việc đánh giá nguồn bổ cập làm cơ sở cho các giải pháp phát triển bền vững nguồn nước
thì kết quả nghiên cứu trên đây đã có ý nghĩa thực tiễn.
2.3.4. Điều kiện địa chất, địa tầng công trình:
1. Địa chất:
Tổng quan về điều kiện địa chất:
Theo tài liệu Bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 thành phố Hà Nội do Viện
Địa chất và Môi trường tiến hành đã được Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội công bố năm
2015, khu vực vùng trũng Hà Nội có đặc trưng trầm tích khá dày, phát triển chủ yếu trong Giới Kainozoi (Kz).
Nhìn chung bề dày trầm tích tăng dần từ Tây-Bắc xuống Đông-Nam, bao gồm các tích
tụ Neogen và Đệ tứ. Do tái hoạt động của các đứt gãy sâu sông Hồng và sông Chảy, vùng
Hà Nội nói chung bị lún sụt mạnh mẽ vào đầu Miocen sớm kéo dài theo suốt Pliocen.
Bước sang Kỷ Đệ tứ, mức độ chuyển động ôn hoà hơn, không có pha đột biến, xen
trong thời kỳ nông, sụt có những giai đoạn ngừng nghỉ. Tính chu kỳ đó được thể hiện rõ bởi
5 nhịp trầm tích Đệ tứ, ứng với các phân vị địa tầng: - Hệ tầng Lệ Chi, - Hệ tầng Hà Nội, - Hệ tầng Vĩnh Phúc, - Hệ tầng Hải Hưng, - Hệ tầng Thái Bình.
Dưới trầm tích Đệ tứ là trầm tích Neogen Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2 vb)
Khu vực khảo sát chủ yếu bắt gặp các lớp đất thuộc trầm tích Đệ tứ thuộc hệ tầng Thái Bình.
Tổng quan về động đất vùng Hà Nội:
Theo QCVN 02:2009: Khu vực khảo sát thuộc xã Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội là vùng có đỉnh gia tốc nền agr = 1,0601m/s2 (Đỉnh gia tốc nền tham chiếu trên
nền loại A), với đỉnh gia tốc nền trên khu vực nằm trong vùng có cấp động đất cấp VII theo thang MSK – 64.
2. Địa tầng
Trên cơ sở nhận biết, phân loại và mô tả đất đá ngoài hiện trường, trong quá trình khoan và
thí nghiệm SPT, kết hợp với kết quả thí nghiệm trong phòng cho phép phân chia khu vực
khảo sát từ trên mặt xuống đến độ sâu 31.5m thành các lớp đất khác nhau.
2.1 Đất lấp, đất trồng(1).
Lớp này phân bố đều khắp khu vực khảo sát và nằm ngay trên mặt đất bao gồm đất
lấp và đất trồng có chiều dày từ 1,0 m đến 5,2 m
Lớp Đất lấp chiếm chủ yếu, phân bố ở diện tích có địa hình cao là bãi thải vật liệu xây
dựng có thành phần là gạch, vữa và bê tông ở phía trên, dưới là cát, sét pha lẫn rác thải.
Chiều dày thay đổi từ 1.5 m (LK7) đến 5.2m (LK05A), chiều dày trung bình khoảng 3,1 m.
Lớp đất trồng gặp chủ yếu ở một phần diện tích phía Đông Nam khu vực khảo sát;
thành phần chủ yếu là sét pha lẫn dễ cây, Chiều dày thay đổi từ 1,0 m (LK9 và LK10) đến
1,5 m (LK05A), chiều dày trung bình khoảng 3,1 m.
2.2 Sét dẻo thấp lẫn ít hữu cơ, trạng thái dẻo mềm (2)
Lớp Sét dẻo thấp lẫn ít hữu cơ (2) nằm dưới lớp đất lấp (1). Lớp này phân bố không đều
trong khu vực khảo sát; chỉ gặp tại hố khoan (LK02, LK03, LK05, LK06, LK01A, LK02A
và LK05A) ở độ sâu khoảng từ 1.8 m (LK02) đến 5.2 m (LK05A) và kết thúc ở độ sâu
khoảng từ 4.7 m (LK01A) đến 7.5 m (LK02, LK03). Chiều dày của lớp thay đổi từ 1.3 m
đến 5.7m, trung bình khoảng 2.8m.
Sét dẻo thấp lẫn ít hữu cơ có màu xám nâu, xám vàng, trạng thái phổ biến dẻo mềm, đôi
chỗ có trạng thái dẻo cứng, độ ẩm trung bình khoảng 33.7%, hàm lượng hữu cơ chiếm
khoảng 5.71%. Giá trị xuyên tiêu chuẩn NSPT thay đổi từ 4 đến 11, trung bình khoảng 8 búa.
2.3 Sét hữu cơ, trạng thái dẻo mềm (3)
Lớp Sét hữu cơ (3) nằm dưới lớp Đất lấp (1) và lớp Sét dẻo thấp (2), phân bố không đều
trong khu vực khảo sát, chỉ gặp tại hố khoan LK01, LK02, LK05 và LK12. Lớp này gặp ở
độ sâu khoảng từ 2.6m (LK01) đến 7.5 m (LK02) và kết thúc lớp ở độ sâu khoảng từ 5.1m
(LK12) đến 12.7m (LK02). Chiều dày lớp thay đổi khoảng từ 2.4 m (LK12) đến 9.4m
(LK01) và trung bình khoảng 5.2 m.
Thành phần chủ yếu là Sét, đất có màu xám ghi, xám trắng, độ ẩm trung bình 70.6%, hệ số
rỗng lớn khoảng 2.043, hàm lượng hữu cơ khoảng 14.28%. Thành phần vật chất hữu cơ là
dạng những cành, lá cây nhỏ chưa bị phân hủy hoàn toàn vẫn còn giữ được hình thái ban
đầu. Giá trị xuyên tiêu chuẩn NSPT thay đổi từ 3 đến 9, trung bình khoảng 6 búa.
2.4 Sét hữu cơ, trạng thái dẻo mềm (3)
Lớp Sét hữu cơ (3) nằm dưới lớp Đất lấp (1) và lớp Sét dẻo thấp (2), phân bố không đều
trong khu vực khảo sát, chỉ gặp tại hố khoan LK01, LK02, LK05 và LK12. Lớp này gặp ở
độ sâu khoảng từ 2.6m (LK01) đến 7.5 m (LK02) và kết thúc lớp ở độ sâu khoảng từ 5.1m
(LK12) đến 12.7m (LK02). Chiều dày lớp thay đổi khoảng từ 2.4 m (LK12) đến 9.4m
(LK01) và trung bình khoảng 5.2 m.
Thành phần chủ yếu là Sét, đất có màu xám ghi, xám trắng, độ ẩm trung bình 70.6%, hệ số
rỗng lớn khoảng 2.043, hàm lượng hữu cơ khoảng 14.28%. Giá trị xuyên tiêu chuẩn NSPT
thay đổi từ 3 đến 9, trung bình khoảng 6 búa.
2.5 Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo cứng (4)
Lớp Sét dẻo thấp (4) nằm dưới lớp Đất lấp (1), lớp Sét dẻo thấp lẫn ít hữu cơ (2) và lớp
Sét hữu cơ (3); phân bố đều trong khu vực khảo sát, không gặp tại hố khoan (LK02). Lớp
này gặp ở độ sâu khoảng từ 1.0 m (LK13) đến 12.0 m (LK01) và kết thúc lớp ở độ sâu
khoảng từ 6.2m (LK07) đến 15.5m (LK03). Chiều dày lớp thay đổi khoảng từ 1.5m (LK01)
đến 10.5m (LK10, LK13) và trung bình khoảng 7.0 m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn NSPT thay
đổi từ 7 đến 15, trung bình khoảng 11 búa.
2.6 Cát hạt mịn lẫn bụi, trạng thái chặt vừa (5)
Lớp Cát hạt mịn (5) nằm dưới lớp Sét hữu cơ (3) và lớp Sét dẻo thấp (4), lớp này gặp
tại tất cả các hố khoan trong khu vực khảo sát; phân bố đều theo diện cũng như theo chiều
sâu, gặp lớp ở độ sâu từ 6.2 m (LK07) đến 15.5 m (LK03). Chiều dày lớp chưa được xác
định, đã khoan sâu vào lớp này từ 9.5m (LK03) đến 18.8m (LK07 và LK02A) vẫn chưa hết lớp này.
Cát hạt mịn lẫn bụi có màu xám trắng, xám vàng, xám xanh. Phần đáy một số hố khoan
trong khu vực khảo sát đất đôi chỗ có lẫn dăm sạn, sỏi nhỏ. Giá trị NSPT thay đổi từ 10 đến
37, trung bình khoảng 22 búa.
3. Địa chất thuỷ văn:
Trong khu vực khảo sát nước dưới đất phân bố trong lỗ rỗng của các lớp Sét dẻo thấp
lẫn ít hữu cơ trạng thái dẻo mềm (2), lớp Sét hữu cơ trạng thái dẻo mềm (3), lớp Sét dẻo
thấp trạng thái dẻo cứng (4) và lớp Cát hạt mịn lẫn bụi (5) thuộc tầng chứa nước Holocen
(qh) của khu vực Hà Nội. Tầng chứa nước này nghèo và không ổn định. Nguồn bổ cấp chủ
yếu là nước mặt (nước mưa và nước mặt ở các hồ ao xung quanh trong khu vực) thấm xuống
do vậy mực nước tầng này chịu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng thuỷ văn và thay đổi
theo mùa. Mực nước dưới đất đo được trong thời gian thi công khảo sát dao động phổ biến
ở độ sâu khoảng từ 2.29 m đến 6.83 m kể từ trên mặt ứng với cao độ từ -0.85 m đến +6.37 m.
Nước dưới đất có tính ăn mòn xâm thực mức độ nhẹ đối với bê tông và bê tông cốt thép (XA1)
4. Kết luận:
Công trình xây dựng Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3-TT2,
K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm khu đô thị mới Tây Hồ Tây có thể sử dụng giải
pháp móng cọc là lựa chọn phù hợp với kết quả khảo sát nêu trên cũng như đặc điểm quy
mô của công trình xây dựng. Cọc có thể lựa chọn là loại cọc ma sát sử dụng cọc ép bê tông
ứng lực đúc sẵn đặt trong lớp Cát hạt mịn lẫn bụi, trạng thái chặt vừa (5) ở độ sâu khoảng
18,0 đến 20,0 m tùy theo địa tầng của từng vị trí công trình xây dựng
2.3.5. Cảnh quan thiên nhiên:
Do vị trí đặc thù, dự án nằm gần Hồ Tây và sông Hồng nên có cảnh quan tự nhiên
tương đối đẹp, tuyến đường quy hoạch rộng 50m kết hợp tuyến đường sắt đô thị số 2 nối từ
hướng cầu Nhật Tân qua huyện Đông Anh và hướng về trung tâm thành phố với hệ thống
dải phân cách cây xanh và hệ thống đèn đường đẹp. Hệ thống cây xanh trong đô thị và không
gian mặt nước lớn tạo nên những tầm nhìn rộng, phong cảnh đẹp. \ CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ
PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
3.1 NỘI DUNG VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ
3.1.1 Cơ sở xác định nội dung và quy mô đầu tư: -
Quyết định số 145/2007/QĐ-UBND ngày 18/12/2007 và số
146/2007/QĐUBND ngày 18/12/2007 của UBND Thành phố về việc phê duyệt và ban hành
Điều lệ quản lý xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500; -
Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND Thành phố Hà Nội
về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500; -
Quyết định giao đất số 3725/QĐ-UBND do UBND Thành phố Hà Nội ban hành
ngày 20/08/2012; Quyết định số 3009/QD-UBND của UBND Thành phố ngày 30/6/2015
điều chỉnh một số nội dung của Quyết định 3725/QĐ-UBND; -
Quyết định số 4200/QĐ-UBND ngày 6/8/2019 của UBND thành phố Hà Nội
về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực Trung tâm khu
đô thị Tây Hồ Tây, tỉ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu K3. -
Tiêu chuẩn và quy phạm thiết kế Việt Nam hiện hành; -
Nhu cầu sử dụng các phòng chức năng và mục tiêu của Dự án;
Khu đất dự án có diện tích 33.064 m2 (trong đó ô đất K3-TT1 là: 16.446 m2, ô đất
K3-TT2 sẽ là 16.618 m2, ô đất K3-CX1 là 1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng 1010m2)
3.1.2 Nội dung đầu tư
Công ty TNHH Phát triển THT đã được UBND thành phố Hà Nội giao cho thuê
1.148.074m2 đất tại phường Cổ Nhuế và phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây – giai đoạn 1 tại Quyết định số
3009/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 về việc điều chỉnh một số nội dung ghi tại Quyết định số
3725/QĐ-UBND ngày 20/8/2012. Tại văn bản quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến
trúc sơ bộ đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội chấp thuận cho ô K3-TT1,
K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 chức năng bố trí các cụm nhà ở thấp tầng để ở và các cụm nhà
ở thương mại (shophouse) với chiều cao từ 3-4 tầng. Các khối nhà được bố trí sát liền kề
nhau kết hợp với sân vườn tạo sự thống nhất, hiện đại và hài hòa cảnh quan chung cho khu ở.
Trên cơ sở Quyết định số 1259/QÐ-TTg ngày 26/7/2011của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 và Quyết định
Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây,
tỷ lệ 1/500. Lô đất K3-TT1, K3-TT2 phân loại là đất nhà ở để bán, vì vậy nhà đầu tư thực
hiện thủ tục đất đai và các quy định hiện hành cho khách hàng.
1. Tính chất của dự án:
Dự án Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3CX2)
thuộc Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây sẽ cung cấp lượng nhà ở thấp tầng hiện đại và
khu nhà ở thương mại (shophouse) theo tuyến phố đẹp và hiện đại cũng như kết hợp không
gian sân vườn, khu vui chơi giải trí, cây xanh thảm cỏ kết hợp thiên nhiên đẹp tạo cuộc sống
trong lành và thân thiện.
Các khu nhà ở thấp tầng của dự án là là địa điểm lý tưởng trong quy hoạch phát triển
trong khu đô thị và là nền tảng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu phát triển tổng thể của xã hội,
góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ và của cả nước.
2. Chức năng của dự án:
Việc triển khai xây dựng dự án Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1,
K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2) theo hướng hiện đại, đáp ứng cao về cảnh quan kiến trúc với
vườn hoa cây xanh, sân đường nội bộ,...đảm bảo hài hòa với kiến trúc các công trình lân cận
và đồng bộ, khớp nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, bao gồm các chức năng chính như sau:
+ Khu nhà ở thấp tầng chia nhiều cụm
+ Khu nhà ở thương mại (shophouse) bám theo các tuyến phố chính
+ Khu sân vườn, cây xanh 3. Các hạng mục đầu tư của dự án:
Xây dựng các hạng mục công trình theo Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đã
được phê duyệt theo hướng hiện đại đáp ứng cao về cảnh quan kiến trúc với vườn hoa cây
xanh, sân nội bộ,...đảm bảo hài hòa với kiến trúc các công trình lân cận và đồng bộ, khớp
nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực và bao gồm các hạng mục sau:
+Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ mặt đứng tất cả các công trình; Hoàn thiện và bàn giao
nhà cho khách hàng cả hai khu nhà ở thấp tầng và khu nhà ở thương mại; Hoàn thiện bên
trong và đưa vào sử dụng đồng bộ.
+ Xây dựng đường giao thông nội bộ;
+ Xây dựng hệ thống cấp điện, cấp thoát nước;
+ Xây dựng công viên cây xanh (Sân vườn trong và bên ngoài công trình);
+ Trên cơ sở khớp nối với các hệ thống hạ tầng các khu lân cận của dự án
3.1.4 Quy mô đầu tư: -
Quy mô diện tích đất nghiên cứu của dự án: 33.064 m2 (trong đó ô đất K3-TT1
là: 16.446 m2, ô đất K3-TT2 sẽ là 16.618 m2, ô đất K3-CX1 là 1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng 1010m2) -
Các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án: LÔ ĐẤT K3-TT1 LÔ ĐẤT K3-TT2 STT CHỈ TIÊU No Criteria QUY HOẠCH ĐỀ XUẤT CHÊNH LỆCH QUY HOẠCH ĐỀ XUẤT CHÊNH LỆCH MP Approval Design Comparison MP Approval Design Comparison DIỆN TÍCH ĐẤT Không Không 1 Total land area đổi No đổi No 16.446 m2 16.446 m2 change 16.618 m2 16.618 m2 change Không Không
1.1 ĐẤT Ở THẤP TẦNG đổi No đổi No Low-rise land 12.556 m2 12.556 m2 change 12.069 m2 12.069 m2 change Không
1.2 ĐƯỜNG NỘI BỘ đổi No Không thay đổi Internal road 3.890 m2 3.890 m2 change 4.549 m2 4.549 m2 No change
DIỆN TÍCH XÂY DỰNG 3 Construction area 6.282 m2 6.226 m2 -56 m2 6.032 m2 6.022 m2 -10 m2
MẬT ĐỘ XÂY DỰNG 4 Construction Density 38,2 % 37,9 % -0,3 % 36,3 % 36,2 % -0,1 %
ĐẤT Ở THẤP TẦNG
4.1 Low-rise land 50,0 % 49,6 % -0,4 % 50,0 % 49,9 % -0,1 %
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN 5 Gross Floor area 21.380 m2 19.869 m2 -1.511 m2 18.114 m2 17.542 m2 -572 m2
5.1 PHẦN NGẦM Underground part * 1.309 m2 * * 1.342 m2 *
5.2 PHẦN NỔI Super structure part 21.380 m2 18.560 m2 -2.820 m2 18.114 m2 16.200 m2 -1.914 m2
HỆ SỐ DỬ DỤNG ĐẤT 6 Plot ratio 1,30 lần 1,13 lần -0,17 lần 1,09 lần 0,97 lần -0,12 lần
ĐẤT Ở THẤP TẦNG
6.1 Low-rise land 1,70 lần 1,48 lần -0,22 lần 1,50 lần 1,34 lần -0,16 lần SỐ NGƯỜI 7 Number of people 420 * * 360 * * SỐ CĂN 8 Number of house * 54 * * 53 * SỐ TẦNG Không Không 9 Number of storey đổi No đổi No 3-4 tầng 3-4 tầng change 3 tầng 3 tầng change
3.1.5 Phân loại và cấp công trình dự án:
Căn cứ Phụ lục số 1 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Dự án Ô K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 có
tổng diện tích đất 33.064 m2 (trong đó ô đất K3-TT1 là: 16.446 m2, ô đất K3-TT2 sẽ là
16.618 m2, ô đất K3-CX1 là 1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng 1010m2) tại Khu trung tâm khu
đô thị Tây Hồ Tây, có tổng vốn đầu tư khoảng 561.048.000.000 đồng.
Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định
về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng;
theo đó các công trình xây dựng thuộc dự án được phân cấp thuộc loại công trình dân dụng cấp III.
3.2 PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ:
Kế hoạch triển khai dự án Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3TT2,
K3-CX1, K3-CX2) được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 được triển khai trước,
cụ thể như sau: -
Phía Chủ đầu tư: Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ mặt đứng tất cả các công
trình; Hoàn thiện và đưa vào sử dung từng khu và cùng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ khu đất
(đường giao thông, cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật). -
Phía khách hàng: Hoàn thiện bên trong và nội thất sau khi chủ đầu tư hoàn thành và đã bàn giao nhà CHƯƠNG IV
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, CÁC
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHÁC
4.1. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU ĐẤT CỦA DỰ ÁN
MÔ TẢ DỰ ÁN
4.1.1 Vị trí, giới hạn khu đất
Các ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 thuộc dự án Khu trung
tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây thuộc địa giới hành chính của quận Bắc Từ Liêm (huyện Từ
Liêm cũ) và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, được giới hạn bởi: Ô quy hoạch ký hiệu K3- TT1:
- Phía Bắc là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 24m);
- Phía Nam là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
- Phía Đông là ô quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
- Phía Tây là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 50m).
Ô quy hoạch ký hiệu K3-TT2:
- Phía Bắc là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 24m);
- Phía Nam là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
- Phía Đông là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 30m);
- Phía Tây là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m); Ô quy hoạch ký hiệu K3-CX1 và K3-CX2:
- Có vị trí nằm phân tán xung quanh các ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1 và K3-TT2
Trong đó ô K3-TT1 là: 16.446 m2, ô K3-TT2 sẽ là 16.618 m2, ô đất K3-CX1 khoảng
1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng 1010m2
4.1.2 Quy mô, cấp công trình:
Quy mô diện tích: 16.446 m2 (ô K3-TT1), 16.618 m2 (ô K3-TT2), khoảng 1184m2 (ô
đất K3-CX1), khoảng 1010m2 (ô đất K3-CX2).
- Dân số: 420 người (lô quy hoạch K3-TT1), 360 người (lô quy hoạch K3-TT2).
- Cấp công trình: Công trình cấp III.
4.1.3 Các chỉ tiêu quy hoạch
Các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc tại các ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1, K3-TT2 thuộc
dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, quận Bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ, Hà Nội như sau: LÔ ĐẤT K3-TT1 LÔ ĐẤT K3-TT2 STT CHỈ TIÊU No Criteria QUY HOẠCH ĐỀ XUẤT CHÊNH LỆCH QUY HOẠCH ĐỀ XUẤT CHÊNH LỆCH MP Approval Design Comparison MP Approval Design Comparison DIỆN TÍCH ĐẤT Không Không 1 Total land area đổi No đổi No 16.446 m2 16.446 m2 change 16.618 m2 16.618 m2 change Không Không
1.1 ĐẤT Ở THẤP TẦNG đổi No đổi No Low-rise land 12.556 m2 12.556 m2 change 12.069 m2 12.069 m2 change Không
1.2 ĐƯỜNG NỘI BỘ đổi No Không thay đổi Internal road 3.890 m2 3.890 m2 change 4.549 m2 4.549 m2 No change
DIỆN TÍCH XÂY DỰNG 3 Construction area 6.282 m2 6.226 m2 -56 m2 6.032 m2 6.022 m2 -10 m2
MẬT ĐỘ XÂY DỰNG 4 Construction Density 38,2 % 37,9 % -0,3 % 36,3 % 36,2 % -0,1 %
ĐẤT Ở THẤP TẦNG
4.1 Low-rise land 50,0 % 49,6 % -0,4 % 50,0 % 49,9 % -0,1 %
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN 5 Gross Floor area 21.380 m2 19.869 m2 -1.511 m2 18.114 m2 17.542 m2 -572 m2
5.1 PHẦN NGẦM Underground part * 1.309 m2 * * 1.342 m2 * PHẦN NỔI
5.2 Super structure part 21.380 m2 18.560 m2 -2.820 m2 18.114 m2 16.200 m2 -1.914 m2
HỆ SỐ DỬ DỤNG ĐẤT 6 Plot ratio 1,30 lần 1,13 lần -0,17 lần 1,09 lần 0,97 lần -0,12 lần
ĐẤT Ở THẤP TẦNG
6.1 Low-rise land 1,70 lần 1,48 lần -0,22 lần 1,50 lần 1,34 lần -0,16 lần SỐ NGƯỜI 7 Number of people 420 * * 360 * * SỐ CĂN 8 Number of house * 54 * * 53 * SỐ TẦNG Không Không 9 Number of storey đổi No đổi No 3-4 tầng 3-4 tầng change 3 tầng 3 tầng change 4.1.4 Bãi đỗ xe
- Chỗ đỗ xe phục vụ dân cư trong khu được bố trí trong khuôn viên sân vườn từng nhà.
- Đối với khách vãng lai, bố trí bãi đỗ xe tập trung trong các khu vực đất cây xanh xen
kẽ trong các khu đất xây dựng nhà ở thấp tầng phù hợp với quy hoạch được duyệt tại
Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 và Quyết định số 4200/QĐ-UBND ngày 6/8/2019.
4.2 GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
4.2.1 Quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế
- Bộ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định số 439/BXD - CSXD ngày 25/09/1997;
- QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng
(thay thế hần 2, tập 1, QCXD 1997);
- QCXDVN 05:2008/BXD - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe;
- QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- QCVN 03:2012/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân
cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- QCVN 10:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng công trình đảm
bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;
- TCVN 9255:2012 - Tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà - Định nghĩa, phương pháp
tính chỉ số và không gian;
- TCVN 9258:2012 - Chống nóng cho nhà ở - Hướng dẫn thiết kế;
- TCXDVN 264:2002 - Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình
để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;
- TCXDVN 9411:2012 - Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;
4.2.2 Hạng mục nhà biệt thự đơn lập gồm các mẫu: SV-A, SV-B, SV-C -
Tầng cao: 3 tầng + kỹ thuật mái (chưa kể tầng hầm lửng).
- Chiều cao tầng hầm: 3,0m. Chiều cao tầng 1: 3,9m; Tầng 2 và 3: 3,4m/tầng; Kỹ thuật
mái: 2,4m. Tổng chiều cao công trình: 14,30m
4.2.2.1 Giải pháp thiết kế mặt bằng
a./ Mẫu SV-A: bao gồm 25 căn, diện tích xây dựng khoảng 151,21m2; tổng diện tích sàn
xây dựng khoảng 366,23m2; trong đó:
- Tầng hầm: Chức năng: Để xe, kho.
- Tầng 1: Chức năng: phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ.
- Tầng 2: Chức năng: phòng ngủ, phòng làm việc, phòng sinh hoạt chung.
- Tầng 3: Chức năng: phòng ngủ, phòng thờ.
- Tầng kĩ thuật mái: Chức năng: Phòng kĩ thuật.
b./ Mẫu SV-B: bao gồm 3 căn, có diện tích xây dựng khoảng 171,80m2; tổng diện tích sàn
xây dựng khoảng 410,43m2; trong đó:
- Tầng hầm: Chức năng: Để xe, kho.
- Tầng 1: Chức năng: phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ.
- Tầng 2: Chức năng: phòng ngủ, phòng làm việc, phòng sinh hoạt chung.
- Tầng 3: Chức năng: phòng ngủ, phòng thờ.
- Tầng kĩ thuật mái: Chức năng: Phòng kĩ thuật.
c./ Mẫu SV-C: bao gồm 02 mẫu, diện tích xây dựng khoảng 189,37m2; tổng diện tích sàn
xây dựng khoảng 470,58m2; trong đó:
- Tầng hầm: Chức năng: Để xe, kho.
- Tầng 1: Chức năng: phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ.
- Tầng 2: Chức năng: phòng ngủ, phòng làm việc, phòng sinh hoạt chung.
- Tầng 3: Chức năng: phòng ngủ, phòng thờ.
- Tầng kĩ thuật mái: Chức năng: Phòng kĩ thuật.
4.2.2.2 Giải pháp thiết kế mặt đứng
- Tổng chiều cao công trình từ cốt tự nhiên đến cốt đỉnh mái: 14,3m
- Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển Châu Âu. Đường nét kiến trúc tinh
tế đó là trong sự thống nhất của phong cách cổ điển Châu Âu, chẳng hạn như các chi
tiết cổ điển, trán tường, gờ, trụ cột và được lặp lại nhiều lần theo quy luật trên mặt đứng.
4.2.3 Hạng mục nhà biệt thự song lập gồm các mẫu SD-A
- số lượng: 28 căn, trong đó SD-A: 16 căn, SD-A.1: 02 căn, SD-A.2: 01 căn, SDA.3:
06 căn, SD-A.4: 01 căn, SD-A.5: 02 căn. Các mẫu nhà có số tầng, chiều cao tầng và
chiều cao công trình bằng nhau:
- Tầng cao: 3 tầng + kỹ thuật mái.
- Chiều cao tầng 1: 3,9m; Tầng 2 và 3: 3,4m/tầng; Kỹ thuật mái: 2,4m. Tổng chiều cao công trình: 13,60m.
- Diện tích xây dựng: 104,81m2 (mật độ xây dựng từ 36,08% đến 48,85%).
- Diện tích xây dựng tầng 1: 93,24m2; Tầng 2: 91,68m2; Tầng 3: 87,78m2. Tổng diện tích sàn: 272,7m2.
4.2.3.1 Giải pháp thiết kế mặt bằng
Các mẫu biệt thự song lập có chức năng chính và chiều cao tầng cụ thể như sau:
- Tầng 1: Chức năng: phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ.
- Tầng 2: Chức năng: phòng ngủ, thay đồ, phòng tắm.
- Tầng 3: Chức năng: phòng ngủ, thay đồ, phòng tắm. - Tầng kĩ thuật mái: Chức năng: Phòng kĩ thuật.
4.2.3.2 Giải pháp thiết kế mặt đứng
- Tổng chiều cao công trình từ cốt tự nhiên đến cốt đỉnh mái: 13,6m
- Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển Châu Âu. Đường nét kiến trúc tinh
tế đó là trong sự thống nhất của phong cách cổ điển Châu Âu, chẳng hạn như các chi
tiết cổ điển, trán tường, gờ, trụ cột và được lặp lại nhiều lần theo quy luật trên mặt đứng.
4.2.4 Hạng mục nhà liền kề gồm các mẫu: H-A, SH-B, SH-C, SH-D, SH-E, SH-F, SH-
G, SH-H, SH-I, SH-J, SH-K, SH-L, SH-M, SH-N.
- Các mẫu nhà thấp tầng liên kế SH tại ô đất K3-TT1: SH-A, SH-B, SH-C, SH-D, SH-
E, SH-F, SH-J, SH-L, SH-M (Các mẫu nhà có số tầng, chiều cao tầng và chiều cao
công trình bằng nhau): Tầng cao: 4 tầng + kỹ thuật mái, chiều cao tầng 1: 4,2m; Tầng
2-4: 3,4m/tầng; Kỹ thuật mái: 3,1m. Tổng chiều cao công trình:18m.
- Các mẫu nhà thấp tầng liên kế SH tại ô đất K3-TT2: SH-G, SH-H, SH-I, SH-K, SH-
N, (Các mẫu nhà có số tầng, chiều cao tầng và chiều cao công trình bằng nhau): Tầng
cao: 3 tầng + kỹ thuật mái. Chiều cao tầng 1: 4,5m; Tầng 2-3: 3,4m/tầng; Kỹ thuật
mái: 3,1m. Tổng chiều cao công trình: 14,9m.
4.2.4.1 Giải pháp thiết kế mặt bằng
a./ Các mẫu nhà thấp tầng liên kế SH tại ô đất K3-TT1: SH-A, SH-B, SH-C, SH-E,
SH-F, SH-J, SH-L, SH-M có chức năng chính cụ thể như sau:
- Tầng 1: Chức năng: Không gian kinh doanh. - Tầng 2: Chức năng: Không gian kinh doanh.
- Tầng 3: Chức năng: Phòng khách, phòng bếp, phòng ăn.
- Tầng 4: Chức năng: Phòng ngủ.
- Tầng kĩ thuật : Chức năng : Phòng kĩ thuật.
Diện tích xây dựng theo bảng số liệu cụ thể như sau: Số lượng
Diện tích xây dựng Tổng diện tích sàn TT Tên mẫu nhà (căn) (m2) (m2) 1 SH-A 2 87,83 338,71 2 SH-B 5 81,72 323,82 3 SH-C 3 89,29 339,22 4 SH-D 2 105,39 401,95 5 SH-E 4 99,73 385,59 6 SH-F 4 106,85 402,37 7 SH-J 1 83,18 325,95 8 SH-L 1 118,45 478,05 9 SH-M 1 118,76 481,06
b./ Các mẫu nhà thấp tầng liên kế SH tại ô đất K3-TT2: SH-G, SH-H, SH-I, SH-K,
SH-N, có chức năng chính và chiều cao tầng cụ thể như sau:
- Tầng 1: Chức năng: Không gian kinh doanh.
- Tầng 2: Chức năng: Phòng khách, phòng bếp, phòng ăn.
- Tầng 3: Chức năng: Phòng ngủ.
- Tầng kĩ thuật : Chức năng : Phòng kĩ thuật, vườn mái.
Diện tích xây dựng theo bảng số liệu cụ thể như sau: Số lượng
Diện tích xây dựng Tổng diện tích sàn TT Tên mẫu nhà (căn) (m2) (m2) 1 SH-G 5 87,83 261,17 2 SH-H 10 81,72 249,44 3 SH-I 7 89,29 264,98 4 SH-K 2 118,78 371,9 5 SH-N 1 118,76 368,69
4.2.4.2 Giải pháp thiết kế mặt đứng
- Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển Châu Âu. Đường nét kiến trúc tinh
tế đó là trong sự thống nhất của phong cách cổ điển Châu Âu, chẳng hạn như các chi
tiết cổ điển, trán tường, gờ, trụ cột và được lặp lại nhiều lần theo quy luật trên mặt đứng
4.2.5 Hạng mục nhà vườn gồm mẫu GH -
Diện tích đất: 386,10m2.
- Diện tích xây dựng: 167,17m2 (mật độ xây dựng 43,3%).
- Diện tích xây dựng tầng 1: 146,41m2; Tầng 2: 147,16m2; Tầng 3: 152,19m2. Tầng
kỹ thuật mái: 21,54m2. Tổng diện tích sàn: 467,3m2.
- Chiều cao tầng 1: 4,5m; Tầng 2 và 3: 3,4m/tầng; Kỹ thuật mái: 3,1m. Tổng chiều cao công trình: 16,5m.
4.2.5.1 Giải pháp thiết kế mặt bằng
- Tầng 1: Chức năng: phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ.
- Tầng 2: Chức năng: phòng ngủ, phòng đọc, phòng sinh hoạt chung.
- Tầng 3: Chức năng: phòng ngủ, phòng ăn lớn, phòng xông hơi, phòng thờ.
4.2.5.2 Giải pháp thiết kế mặt đứng
- Tổng chiều cao công trình từ cốt tự nhiên đến cốt đỉnh mái: 16,5m
- Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển Châu Âu. Đường nét kiến trúc tinh
tế đó là trong sự thống nhất của phong cách cổ điển Châu Âu, chẳng hạn như các chi
tiết cổ điển, trán tường, gờ, trụ cột và được lặp lại nhiều lần theo quy luật trên mặt đứng.
4.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
4.3.1 GIẢI PHÁP KẾT CẤU
Tổng quan về kết cấu
4.3.1.1 Phạm vi, ranh giới công trình
Hiện trạng khu đất
Các ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1, K3-TT2 thuộc dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây
Hồ Tây thuộc địa giới hành chính của quận Bắc Từ Liêm (huyện Từ Liêm cũ) và quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội, được giới hạn bởi:
- Ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1:
- Phía Bắc là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 24m);
- Phía Nam là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
- Phía Đông là ô quy hoạch (mặt cắt ngang 13m); - Phía Tây là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 50m).
- Ô quy hoạch ký hiệu K3-TT2:
- Phía Bắc là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 24m);
- Phía Nam là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
- Phía Đông là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 30m);
- Phía Tây là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);
4.3.1.2 Quy mô công trình
- Công trình “Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1,
K3-CX2)” thuộc Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây được xây dựng tại ô đất K3
Khu đô thị Tây Hồ Tây, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Đây là khu tổ hợp
căn hộ nhà ở thấp tầng bao gồm chức năng nhà ở và nhà ở thương mại. Do vậy, hệ
kết cấu áp dụng cho công trình phải đảm bảo độ vững chắc, độ bền và độ ổn định
theo các quy định của Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Đồng thời, hệ kết cấu này còn
phải thỏa mãn các yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc và các phương án kỹ thuật của bộ
môn khác như điện, cấp thoát nước, điều hòa thông gió, thông tin, viễn thông,...
- Về tổng thể, công trình “Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3TT2,
K3-CX1, K3-CX2)” bao gồm một số đặc trưng chính như sau: + Hạng mục nhà biệt
thự đơn lập: gồm các mẫu SV-A, SV-B, SV-C Tầng cao: 3 tầng + kỹ thuật mái (chưa kể tầng hầm lửng).
Chiều cao tầng hầm: 3,0m. Chiều cao tầng 1: 3,9m; Tầng 2 và 3: 3,4m/tầng; Kỹ thuật
mái: 2,4m. Tổng chiều cao công trình: 14,30m + Hạng mục nhà biệt thự song lập:
gồm các mẫu SD-A Tầng cao: 3 tầng + kỹ thuật mái.
Chiều cao tầng 1: 3,9m; Tầng 2 và 3: 3,4m/tầng; Kỹ thuật mái: 2,4m. Tổng chiều cao công trình: 13,60m.
Diện tích xây dựng tầng 1: 93,24m2; Tầng 2: 91,68m2; Tầng 3: 87,78m2. Tổng diện tích sàn: 272,7m2.
+ Hạng mục nhà liên kế: gồm các mẫu SH-A, SH-B, SH-C, SH-D, SH-E, SH-F, SH-
G, SH-H, SH-I, SH-J, SH-K, SH-L, SH-M, SH-N
Các mẫu nhà thấp tầng liên kế SH tại ô đất K3-TT1: SH-A, SH-B, SH-C, SH-D, SH-
E, SH-F, SH-J, SH-L, SH-M (Các mẫu nhà có số tầng, chiều cao tầng và chiều cao
công trình bằng nhau): Tầng cao: 4 tầng + kỹ thuật mái, chiều cao tầng 1: 4,2m; Tầng
2-4: 3,4m/tầng; Kỹ thuật mái: 3,1m. Tổng chiều cao công trình:18m.
Các mẫu nhà thấp tầng liên kế SH tại ô đất K3-TT2: SH-G, SH-H, SH-I, SH-K, SH-
N, (Các mẫu nhà có số tầng, chiều cao tầng và chiều cao công trình bằng nhau): Tầng
cao: 3 tầng + kỹ thuật mái. Chiều cao tầng 1: 4,5m; Tầng 2-3:
3,4m/tầng; Kỹ thuật mái: 3,1m. Tổng chiều cao công trình: 14,9m.
+ Hạng mục nhà vườn: mẫu GH Diện tích đất: 386,10m2.
Diện tích xây dựng: 167,17m2 (mật độ xây dựng 43,3%).
Diện tích xây dựng tầng 1: 146,41m2; Tầng 2: 147,16m2; Tầng 3: 152,19m2. Tầng
kỹ thuật mái: 21,54m2. Tổng diện tích sàn: 467,3m2.
Chiều cao tầng 1: 4,5m; Tầng 2 và 3: 3,4m/tầng; Kỹ thuật mái: 3,1m. Tổng chiều cao công trình: 16,5m.
Về hệ thống kết cấu của công trình, chúng tôi áp dụng hệ kết cấu khung BTCT bao gồm
hệ cột và dầm sàn đổ toàn khối. Kết cấu khung bê tông cốt thép với hệ sàn dày đổ toàn khối
đã được khẳng định là giải pháp kết cấu chịu lực kinh tế và hợp lý cho các công trình có độ
cao và khoảng cách bước cột trung bình hoặc khá lớn, đã và đang được áp dụng nhiều trên
thế giới trong những năm gần đây, phù hợp với điều kiện và trình độ thi công tại Việt Nam.
Đối với phần móng, áp dụng giải pháp móng cọc để đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi
phí xây dựng. Hệ đài cọc cùng các dầm móng tạo thành một hệ móng hoàn chỉnh và bền
vững. Với quy mô công trình và cấu tạo địa chất tại khu vực xây dựng, đây là một giải pháp
móng hoàn toàn phù hợp, đảm bảo sự ổn định lâu dài và an toàn cho công trình.
4.3.2 Yêu cầu chung về thiết kế kết cấu:
- An toàn bền vững theo tính chất công trình và theo thời gian;
- Đảm bảo các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, kỹ thuật của công trình;
- Vật liệu sử dụng phù hợp với giải pháp kết cấu và khả thi cho thi công;
- Bảo đảm khả năng chống dột, chống thấm theo yêu cấu;
- Bảo đảm được khả năng chống cháy theo quy định;
- Tuân thủ các quy chuẩn, quy phạm hiện hành;
- Cập nhập được tính tiên tiến hiện nay trong thiết kế công trình .
4.3.3 Cơ sở thiết kế:
a./ Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng trong thiết kế
• Khảo sát địa chất:
- TCXDVN 4419-1987 Khảo sát xây dựng- Nguyên tắc cơ bản - TCVN 9437-2012
Khoan thăm dò địa chất công trình
- TCVN 9398-2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung. - TCVN 9363-2012
Công tác khảo sát địa kỹ thuật – Nhà cao tầng; - TCVN 9351-2012
Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường - thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).
- TCVN 9153:2012 Đất xây dựng - Phương pháp chỉnh lý thống kê các kết quả thí nghiệm mẫu đất.
• Móng và tầng hầm;
- TCVN 9362:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình - TCXD 10304: 2014
Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 9393: 2012
Cọc – Phương pháp thí nghiệm tại hiện trường bằng tải trọng tĩnh nén dọc trục
• Thiết kế kết cấu - TCVN 2737-95
Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 5574-1012
Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 5575-2012
Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9386-1,2:2012 Thiết kế công trình chịu động đất - TCVN 9292:2012 Xi măng xây trát - TCVN 5573:2011
Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế
• Tài liệu tham khảo
Các tài liệu, giáo trình, hướng dẫn tính toán, cấu tạo kết cấu trong và ngoài nước b./
Hồ sơ bản vẽ
Phần bản vẽ hồ sơ phần Kiến trúc, Cơ Điện,… công trình “Khu trung tâm khu đô thị Tây
Hồ Tây – Ô K3TT1, K3TT2” do công ty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc, Kỹ thuật và Môi
trường NDC lập tháng 05 năm 2019.
c./ Báo cáo khảo sát địa chất công trình
- Theo tài liệu Báo cáo khảo sát địa chất công trình Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ
Tây – Ô K3TT1, K3TT2 do công ty Cổ phần khảo sát và xây dựng - USCO lập năm 2019.
d./ Các phần mềm máy tính sử dụng trong tính toán và thiết kế
- Chương trình phân tích kết cấu ETABS; KCW - Chương trình phân tích kết cấu sàn
SAFE, ADAPT; - Các phần mềm khác: AutoCAD, MS Word, MS Excel...
4.3.4 Vật liệu sử dụng: a./ Bê tông
- Các kết cấu bê tông tiếp xúc trực tiếp với đất, nước ngầm sử dụng phụ gia chống ăn mòn.
- Đối với lớp vữa lót nền: sử dụng bê tông nghèo mác M100.
Cấp độ bền bê tông Rbt TT Cấu kiện
và mác tương ứng
Rb (MPa) (MPa)
1 Bể ngầm, bể mái, đường dốc B22.5 (#300) 13.0 1.0
2 Móng, dầm móng, sàn tầng hầm B22.5 (#300) 13.0 1.0 3 Cột, dầm, sàn B22.5 (#300) 13.0 1.0
Cầu thang bộ, lanh tô, giằng tường, 4 tam cấp, ... B20 (#250) 11,5 0,9
5 Bê tông lót, bê tông tạo mặt B7,5 (#100) 4,5 0,48
Cấp độ bền bê tông Rbt TT Cấu kiện
và mác tương ứng
Rb (MPa) (MPa) phẳng
b./ Cốt thép trong bê tông
- Cốt thép cho các cấu kiện
Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn
TT Đường kính danh nghĩa Nhóm cốt thép Rsn (MPa) 1 d < 10 CB240-T 2 14≥d ≥ 10 CB300-V 3 d ≥ 16 CB400-V 390
c./ Kết cấu thép
- Đối với thép tấm, thép bản: sử dụng thép CCT38 có R = 230 Mpa.
- Đối với thép hình, thép tổ hợp: sử dụng thép CCT38 có R = 230 Mpa. 4.3.5 Tải trọng
và tổ hợp tải trọng
a./ Tĩnh tải.
- Tĩnh tải bao gồm trọng lượng các vật liệu cấu tạo nên công trình.
Tải trọng tiêu chuẩn TT Vật liệu (kN/m3)
Hệ số vượt tải 1 Bê tông cốt thép 2,50 1,10 2 Thép 7,85 1,05
3 Khối xây gạch nung đặc 1,80 1,10 4 Khối xây gạch 2 lỗ 1,50 1,10
5 Khối xây gạch không nung 1,20 1,10 6 Vữa xi măng 1,80 1,30 7 Trần treo 0,10 1,10
8 Hệ thống điện nước, kỹ thuật 0,30 1,10
9 Đất đắp (trồng cây) 1,80 1,15 10 Nước 1,00 1,00
b./ Hoạt tải
Hoạt tải tiêu chuẩn (kN) Hệ số vượt TT
Các phòng chức năng
Toàn phần Dài hạn tải 1 - Phòng ngủ (a) 2 0.7 1.2 2 - Phòng ngủ (b) 1.5 0.3 1.3 Hệ số vượt TT
Các phòng chức năng
Hoạt tải tiêu chuẩn (kN) tải
Toàn phần Dài hạn
3 - Phòng khách, phòng ăn, vệ sinh (a) 1.5 0.3 1.3 4 - Nhà trẻ 2 0.7 1.2
5 - Phòng khách, phòng ăn, vệ sinh (b) 2 0.7 1.2 6 - Bếp, phòng giặt (a) 1.5 1.30 1.3 7 - Bếp, phòng giặt (b) 3 1 1.2
8 - Văn phòng, phòng thí nghiệm 2 1 1.2 9 - Phòng thiết bị, máy 7.5 7.5 1.2 10 - Phòng đọc sách (a) 4 1.4 1.2 11 - Phòng đọc sách (b) 2 0.7 1.2 12 - Nhà hàng ăn uống 3 1 1.2
13 - Triển lãm, trưng bày, cửa hàng 4 1.4 1.3
- Phòng hội họp, phòng đợi, khán đài 14 (a) 4 1.4 1.2
- Phòng hội họp, phòng đợi, khán đài 15 (b) 5 1.8 1.2 16 - Sân khấu 7.5 2.7 1.2 17 - Kho sách lưu trữ (a) 4.8 4.8 1.2 18 - Kho sách lưu trữ (b) 2.4 2.4 1.2 19 - Kho giấy 4 4 1.2 20 - Kho lạnh 5 5 1.2 21 - Phòng học 2 0.7 1.2 22 - Xưởng (a) 20 20 1.2 23 - Xưởng (b) 5 5 1.2 24 - Xưởng (c) 4 4 1.2 25 - Ban công, lô gia 4 0.7 1.2
26 - Sảnh, phòng giải lao, cầu thang (a) 3 1 1.2
27 - Sảnh, phòng giải lao, cầu thang (b) 4 1.4 1.2
28 - Sảnh, phòng giải lao, cầu thang (c) 5 1.8 1.2 29 - Mái tôn 0.3 0.3 1.3
30 - Mái bằng có sử dụng 1.5 0.5 1.3
31 - Mái bê tông không có người sử dụng 0.75 0.75 1.2
Hoạt tải tiêu chuẩn (kN) Hệ số vượt TT
Các phòng chức năng
Toàn phần Dài hạn tải 32 - Gara để xe 5 1.80 1.2
33 - Hoạt tải nước Seno 2 1 1.2
c./ Tải trọng gió.
- Tải trọng gió được tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995 tại Thành
phố Hà Nội có W0 = 95 daN/m2 (Vùng II-B).
- Với hạng mục nhà ở thấp tầng có chiều cao nhỏ hơn 40m nên không xét tới thành
phần động của tải trọng gió.
- Phần diễn giải tính toán xem theo phụ lục tính toán kết cấu.
- Các thông số thiết kế theo giả thiết chu kỳ lặp lại là 100 năm, xác suất xảy ra trong 3s.
+ Áp lực gió cơ bản: 95daN/m2 (0,95 kPa) + Vùng áp lực gió: II-B
+ Hệ số tầm quan trọng: 1,2
d./ Tải trọng động đất.
- Việt Nam đã chính thức ban hành Tiêu chu ẩn về xác định tải trọng động đất TCVN
9386-2012, kết cấu công trình đã tính toán với các số liệu cụ thể sau:
- Gia tốc nền và hệ số tầm quan trọng được lấy theo TCVN 9386-2012, thông số về
động đất được tính toán với các số liệu:
+ Gia tốc nền agr= 0,1081g (Địa điểm: Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội);
+ Gia tốc nền agr= 0,0819g (Địa điểm: Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội);
+ Loại nền đất theo Bảng 3.1: loại C;
+ Hệ số tầm quan trọng: I = 0.75;
+ Tính dẻo của Kết cấu loại: Trung bình;
e./ Tải trọng khác
Công trình không được tính toán cho các tải trọng khác như: - Tải trọng do nổ;
- Tải trọng do va chạm mạnh như xe tải, máy bay;
- Trong quá trình thi công đổ bê tông sàn nhà thầu thi công cần tính toán hệ thống
chống đỡ bên dưới cho đến khi bê tông đủ cường độ chịu lực theo tiêu chuẩn. g./ Tổ hợp tải trọng.
- Tổ hợp tải trọng tiêu chuẩn để tính toán và kiểm tra kết cấu theo các yêu cầu về biến
dạng và bề rộng vết nứt.
- Tổ hợp tải trọng tính toán để thiết kế và kiểm tra kết cấu theo các yêu cầu về khả
năng chịu lực của cấu kiện. Gió Gió Tổ hợp
phương phương Động đất Động đất tải X Y Tĩnh
phương phương TT trọng tải Hoạt tải X Y 1 1 1,00 1,00 2 2 1,00 + 0,90 + 0,90 3 3 1,00 + 0,90 - 0,90 4 4 1,00 + 0,90 + 0,90 5 5 1,00 + 0,90 - 0,90 6 6,7 0,90 0,8dh + 0,5 ngh ± 1,00 ± 0,30 7 8,9 0,90 0,8dh + 0,5 ngh ± 0,30 ± 1,00
Ghi chú: Tải trọng gió có kể đến theo các phương trước, sau, trái, phải, chéo.
4.3.6 Giải pháp kết cấu:
4.3.6.1 Phân tích kết cấu
- Kết cấu tiến hành phân tích tổng thể (3D) bằng phần mềm phân tích kết cấu ETABS;
đây là phần mềm sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn và chuyên dụng cho tính
toán kết cấu công trình nhà cao tầng.
- Các điều kiện chuyển vị, điều kiện ổn định tổng thể và ổn định cục bộ của các cấu
kiện được tính toán, kiểm tra phù hợp với Tiêu chuẩn & Quy phạm xây dựng hiện hành. 4.3.6.2 Phần móng
a./ Địa chất công trình
- Theo tài liệu Báo cáo khảo sát địa chất công trình do công ty công ty CP khảo sát và
xây dựng – USCO lập năm 2019, điều kiện địa chất tại khu vực xây dựng công trình có cấu tạo như sau: Bề dày Độ sâu Giá trị Ghi
lớp (m) đáy lớp SPT chú TT
Mô tả loại đất (m) (N30) Lớp 1 Đất lấp 1.0÷4.5 3.8÷7.5 10 Đất lấp
Lớp Sét dẻo thấp có lẫn ít hữu cơ, trạng thái 2 dẻo mềm 1.16÷3.9 1.5÷3.4 10 Lớp 3
Sét hữu cơ, trạng thái dẻo mềm 2.4÷9.4 2.5÷-4.26 5
Lớp Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo cứng-nửa 4 cứng 1.5÷10.5 0.3÷-6.70 12
Lớp Cát hạt mịn lẫn bụi, màu xám vàng, -9.6÷- 5
xám trắng, trạng thái chặt vừa 4.5÷13.8 15.1 20
b./ Giải pháp thiết kế móng công trình
- Căn cứ vào quy mô, tính chất, tải trọng công trình và điều kiện địa chất công trình,
phương án móng đưa ra trên cơ sở đảm bảo tính kỹ thuật, an toàn đồng thời có cân
nhắc đến điều kiện kinh tế và tính khả thi của phương án. Sau đây chúng tôi xin đề
xuất phương án móng lựa chọn như sau:
+ Phương án: Sử dụng phương án móng cọc tròn ly tâm ứng suất trước D300. Đài
móng được đặt vào lớp đất tốt, ổn định. Mũi cọc tựa vào lớp đất số 5: cát hạt mịn lẫn
bụi, màu xám vàng, xám trắng, trạng thái chặt vừa.
SCT cọc đơn theo đất nền tương ứng là 45T với cọc D300.
Tùy thuộc vào tải trọng tính toán xuống các vị trí chân cột, chúng tôi sẽ tính toán thiết
kế số lượng cọc và kích thước đài dưới chân cột phù hợp với tải trọng để đảm bảo an
toàn cho kết cấu cho từng hạng mục.
Đây là giải pháp móng phổ biến và hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật đối với các công trình thấp tầng.
+ Ưu điểm: Độ tin cậy cao nếu được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, không làm ảnh
hưởng tới các công trình lân cận trong quá trình thi công, thời gian thi công nhanh, giá thành thấp.
+ Nhược điểm: Quy trình kiểm soát chất lượng tương đối khó khăn.
c./ Thiết kế các cấu kiện phần móng Móng cọc
- Kích thước móng cọc và số lượng cọc được tính toán đảm bảo khả năng chịu lực tại
các vị trí chân cột – vách, đảm bảo theo yêu cầu cấu tạo. Việc thiết kế và lựa chọn
kích thước móng đã có tính đến khả năng chịu lún ứng với điều kiện đất nền. Chi tiết
xem thêm trong Hồ sơ bản vẽ Kết cấu
4.3.6.3 Phần kết cấu thân
a./ Giải pháp kết cấu phần thân
- Căn cứ vào tính chất sử dụng, quy mô và tải trọng công trình, Tư vấn thiết kế đề xuất
lựa chọn giải pháp kết cấu phần thân cho công trình như sau:
Sử dụng hệ kết cấu khung BTCT toàn khối đổ tại chỗ. Tiết diện cột và dầm theo tính
toán (xem chi tiết bản vẽ kết cấu). Trong đó, sử dụng hệ sàn BTCT đổ tại chỗ dày từ
100mm, 120mm, 150 mm, 180mm được đỡ bởi hệ cột dầm. Hệ dầm chính sẽ có tiết
diện lựa chọn tùy theo từng nhịp và tải trọng. Để tăng cứng cho sàn sẽ bổ sung thêm
một số dầm phụ kết hợp với đỡ tường xây.
- Đây là dạng kết cấu khá phổ biến hiện nay với nhà ở thấp tầng, với ưu điểm là giá
thành hợp lý, độ an toàn cao và có thời gian thi công tương đối nhanh.
b./ Thiết kế các cấu kiện phần thân
Yêu cầu về mặt chịu lực * Cấu kiện ngang
- Trong sơ đồ tính toán, hệ sàn dầm bê tông cốt thép được giả thiết có độ cứng trong
mặt phẳng vô cùng lớn, có khả năng phân phối lực ngang cho các cấu kiện đứng. Để
đảm bảo điều kiện này, chiều dày sàn tối thiểu của sàn dsàn >100 mm.
Đối với công trình này, Tư vấn thiết kế lựa chọn chiều dày sàn từ 10÷18 cm đối với
các sàn. Chi tiết xem thêm trong Hồ sơ bản vẽ Kết cấu.
- Đối với hệ dầm, ngoài việc chịu tải trọng đứng do sàn truyền sang còn phải chịu thêm
phần lực cắt và mô men bổ sung do tải trọng ngang gây ra có giá trị khá lớn so với tổ
hợp tải trọng thẳng đứng. Do đó việc lựa chọn tiết diện dầm phải đảm bảo được các
tiêu chí kỹ thuật kết cấu và an toàn cho công trình. Chi tiết xem trên Hồ sơ bản vẽ
Kết cấu. * Cấu kiện đứng
- Cấu kiện cột tiếp nhận hật hết tải trọng đứng (Tĩnh tải + Hoạt tải) của công trình và
một phần tải trọng ngang. Vì vậy cần thiết kế tiết diện cột phù hợp để đảm bảo khả
năng chịu lực và độ ổn định cho công trình. Chi tiết xem trên Hồ sơ bản vẽ Kết cấu.
Yêu cầu về mặt sử dụng
- Khi công trình đưa vào sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu của con người
sống hoặc hoạt động trong đó. Bao gồm:
+ Công trình phải đảm bảo ổn định dưới tác dụng của các tải trọng đứng: đảm bảo độ
võng, độ nứt của sàn và dầm trong giới hạn cho phép.
+ Công trình phải đảm bảo ổn định dưới tác dụng của các tải trọng ngang như gió,
bão, động đất: đảm bảo khống chế biến dạng phương ngang, độ nứt của vách, tường, vách
kính,... trong giới hạn cho phép. Đảm bảo độ rung lắc, chuyển vị ngang của các tầng không
vượt quá giới hạn cho phép. Yêu cầu về mặt thẩm mỹ kiến trúc
- Cấu kiện kết cấu phải thỏa mãn công năng kiến trúc và không ảnh hưởng đến tính
thẩm mỹ của công trình.
Yêu cầu kỹ thuật công nghệ của Dự án
- Ngoài các yêu cầu kể trên, các cấu kiện kết cấu còn phải đáp ứng được các yêu cầu
về kỹ thuật đối với các phần điện, nước, điều hòa, thông gió, thông tin,... sao cho
không ảnh hưởng đến công năng yêu cầu phải có của chúng và sự có mặt của các hệ
thống này không làm ảnh hưởng đến công năng, thẩm mỹ của công trình. c./ Tính
toán kết cấu Sơ đồ kết cấu
- Mô hình tính toán độc lập phù hợp với cách thức làm việc thực tế của công trình trên
cơ sở Hồ sơ bản vẽ kết cấu và tải trọng tính toán Phần mềm tính toán
- Kết cấu công trình được tiến hành phân tích tổng thể (3D) bằng phần mềm phân tích
kết cấu ETABS. Đây là các chương trình phần tử hữu hạn chuyên dụng cho tính toán
kết cấu công trình xây dựng.
- Các tính năng cơ bản của phần mềm bao gồm:
+ Tính toán và thiết kế kết cấu theo mô hình không gian ba chiều với các loại tải
trọng (Tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng gió bão, động đất,...);
+ Giả thiết về ứng xử của vật liệu bê tông cốt thép: vật liệu làm việc trong giai
đoạn đàn hồi tuyến tính;
+ Thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép có tham khảo thêm theo các tiêu chuẩn: BS 8110
97, ACI 318, TCVN 9386:2012 – Thiết kế công trình chịu động đất.
+ Ngoài ra để tính toán kết cấu bản sàn, chúng tôi tham khảo chương trình tính toán
sàn SAFE kết hợp với các bảng tính bằng excel.
- Các điều kiện chuyển vị, các điều kiện ổn định tổng thể và ổn định cục bộ của các
cấu kiện và công trình sẽ được tính toán, kiểm tra để đảm bảo phù hợp với Tiêu chuẩn
và Quy phạm xây dựng hiện hành.
4.3.2 GIẢI PHÁP CẤP ĐIỆN
1. Cơ sở thiết kế
a./ Quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế
- QCXDVN 05:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở và công trình công
cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe;
- QCVN 13:2018/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô-tô;
- QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- QCVN 09:2017/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử
dụng năng lượng hiệu quả;
- QCVN 12:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng;
- 11 TCN (18-21):2006 - Quy phạm trang bị điện;
- TCXD 16:1986 - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng;
- TCXD 333:2005 - Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật
hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- TCXD 9206:2012 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCVN 9207:2012 - Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCVN 7447 (gồm 14 TCVN) – Hệ thống lắp đặt điện hạ áp. Phần an toàn điện;
- TCVN 4756:1989 - Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện;
- TCVN 9385 : 2012 - Chống sét cho các công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống;
b./ Các tài liệu liên quan:
- Hồ sơ thiết kế cơ sở phần kiến trúc của công trình.
2. Lưới phân phối điện trong nhà.
Nguồn điện cấp cho các căn hộ là nguồn điện 380V/220V từ các tủ phân phối ngoài nhà của khu vực.
Tại tầng 1 của mỗi nhà sẽ bố trí 01 tủ điện tổng để cấp điện cho các tủ điện tầng và các
phụ tải chung của nhà như bơm nước, bếp từ, thang máy … Mỗi tầng sẽ bố trí 01 tủ điện
tầng để cấp điện cho các phụ tải điện của tầng như: ổ cắm, chiếu sáng, điều hòa, bình nước nóng….
Chiếu sáng trong các căn hộ bằng các đèn trang trí treo trần, đèn tường, đèn downlight,
đèn sát trần, đèn huỳnh quang… tuỳ theo nội thất của từng phòng. đảm bảo độ rọi tối thiểu
tại các khu vực như sau: - Phòng khách: 200 Lux - Phòng bếp: 200 Lux - Phòng ngủ: 100 Lux
Dây dẫn điện đi trong nhà dùng dây lõi đồng, cách điện PVC, luồn trong ống nhựa
cứng chôn ngầm tường hoặc đi trên trần giả.
Việc đấu nối, rẽ nhánh dây dẫn phải được thực hiện bằng cầu nối, kẹp nối và phải được
thực hiện trong hộp nối dây.
3. Hệ thống chống sét.
Sử dụng các kim thu sét thép mạ đồng f16mm lắp đặt trên các vị trí cao nhất trên mái
các căn hộ. Các kim thu sét được kết nối với nhau và kết nối với hệ thống nối đất bằng các dây thoát sét đồng f8mm
Hệ thống nối đất bao gồm các cụm cọc nối đất bằng đồng f18mm dài 2,4m; dây nối
đất bằng đồng f8mm. Điện trở nối đất của hệ thống chống sét được thiết kế bảo đảm £ 10W.
4. Hệ thống nối đất an toàn.
Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị được thiết kế độc lập với hệ thống nối đất chống
sét, bảo đảm £ 4W. Hệ thống nối đất bao gồm các cụm cọc nối đất bằng đồng f18mm dài
2,4m; dây nối đất bằng đồng f8mm. Tất cả các vỏ kim loại của thiết bị như: khung tủ điện,
bảng điện, vỏ động cơ máy bơm, động cơ thang máy, máy điều hoà nhiệt độ, bình đun nước
nóng, v.v... đều được nối vào hệ thống nối đất này.
4.3.3 GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG
1. Cơ sở thiết kế.
a./ Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế:
- TCVN 8071: 2009 Công trình viễn thông qui tắc thực hành chống sét tiếp đất.
- TCVN 8700: 2011 Cống, bể, hầm, hố, rãnh kỹ thuật và tủ đấu cáp viễn thông - yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 10251: 2013 Thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp thông tin trong các tòa nhà - yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 8699:2011 Mạng viễn thông - Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm - yêu cầu kỹ thuật
- EIA: Hiệp Hội Công Nghiệp Điện Tử
- TLA : Hiệp Hội Công Nghệ Viễn Thông
b./ Các tài liệu liên quan:
- Hồ sơ thiết kế cơ sở phần kiến trúc của công trình.
2. Hệ thống điện thoại, internet và truyền hình
Tại tầng 1 của công trình bố trí 01 tủ điện nhẹ chứa các bộ chuyển đổi tín hiệu, bộ phân
phối tín hiệu cho hệ thống mạng điện thoại, truyền hình cáp.
Cáp tín hiệu mạng từ tủ điện nhẹ đến các ổ cắm mạng dùng cáp UTP cat5E.
Cáp tín hiệu truyền hình cáp từ tủ điện nhẹ đến ổ cắm tivi sử dụng cáp đồng trục RG6- 75 Ohm
Cáp tín hiệu luồn trong ống nhựa cứng chôn ngầm tường hoặc đi trên trần giả. Các ổ
cắm mạng điện thoại, ti vi lắp cùng cao độ với ổ cắm điện.
4.3.4 GIẢI PHÁP CẤP THOÁT NƯỚC
1. Cơ sở thiết kế
a./ Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình;
- QCXDVN 05:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở và công trình công
cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe;
- QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- QCVN 09:2017/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử
dụng năng lượng hiệu quả;
- QCVN 04-1:2015/BXD - Quy chuẩn quốc gia về nhà ở và công trình công cộng - Phần 1: Nhà ở
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt - TCVN
4037:1985 - Cấp nước. Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 4038:1985 - Thoát nước. Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4474:1987 - Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4615:1988 - Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu trang thiết bị vệ sinh.
- TCVN 4036:1985 - Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu đường ống trên hệ
thống kỹ thuật vệ sinh.
- TCXD 33:2006 - Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 7957:2008 - Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
- QCVN 07:2016 – Quy chuẩn quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- TCVN 5502:2003 - Cấp nước sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng.
b./ Các tài liệu liên quan:
- Hồ sơ thiết kế cơ sở phần kiến trúc của công trình.
- Các bản vẽ hiện trạng của khu đất
2. Chỉ tiêu thiết kế
a./ Cấp nước trong nhà.
- Chỉ tiêu dùng nước : 350 lít/ người / ngày.
- Áp lực: lớn nhất 300 Kpa, bé nhất 150 Kpa.
- Vận tốc : không vượt quá 2.0 m/s.
- Tiêu chuẩn thiết kế: theo tiêu chuẩn hiện hành.
b./ Thoát nước thải.
Lưu lượng tính toán nước thải sinh hoạt của các đoạn ống thoát nước được tính
theo công thức sau (Theo điều 6.1 TCVN 4474:1987): qtt = qc + qdc (l/s) Trong đó:
+ q: Lưu lượng tính toán nước thải
+ qc: Lưu lượng tính toán cấp nước bên trong nhà (l/s) xác định theo lưu lượng nước
cấp được tính toán ở phần tính toán thủy lực cấp nước của thuyết minh này.
+ qdc: Lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất lấy theo
bảng 1 “Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474:1987”. c./ Thoát nước mái.
Lượng nước mưa mái được xác định theo công thức:
Q = K x F x q5 / 10000 Trong đó:
Q : Lưu lượng nước mưa mái (l/s).
F : Diện tích thu nước mưa (m2). F = Fmái + 0.3 Ftường Fmái :
Diện tích hình chiếu của mái (m2).
Ftường: Diện tích tường đướng tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái (m2) K
: Hệ số lấy bằng 2 q5: Cường độ mưa (l/s.ha ) tính cho địa phương có thời
gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1 năm)
3. Giải pháp thiết kế
a./ Hệ thống cấp nước trong nhà.
* Đường ống đấu nối cấp nước.
- Nước được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của khu vực.
- Nước sạch được chứa trong bể ngầm đặt ngoài nhà, dung tích bể 3.5m3. Nước trước
khi vào bể chứa được đi qua hố đồng hồ nằm trên vỉa hè.
* Hệ thống phân phối nước trong nhà.
- Nước từ bể chứa được bơm lên téc nước thông qua bơm cấp nước đặt ở gầm cầu thang
tầng 1. Sau đó, nước từ bể mái được cung cấp tới các đối tượng dùng nước thông qua
hệ thống ống cấp nước trục đứng.
- Đường ống cấp nước trong nhà sẽ cấp đến các điểm tiêu thụ nước theo dạng cấp nước
trọng lực từ các bể nước dự trữ phía trên xuống. Riêng đối với 2 tầng trên cùng sẽ
được cấp nước nhờ máy bơm tăng áp đặt trên mái.
b./ Hệ thống thoát nước khu vệ sinh.
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được thiết kế cho tất cả các khu vệ sinh của công trình.
- Nước thải từ các khu vệ sinh, nhà bếp được thiết kế theo hai hệ thống riêng biệt, hệ
thống thoát nước rửa và hệ thống thoát nước xí tiểu.
- Tất cả nước thải từ các âu xí, tiểu được gom vào hệ thống ống đứng D42-D110 đi
trong hộp kỹ thuật và dẫn tới trạm xử lý đặt dưới khu vực cảnh quan của dự án.
- Nước rửa được gom vào hệ thống ống đứng D42-D110 đi trong hộp kỹ thuật sau đó
nước được thoát ra mạng lưới thoát nước khu vực.
c./ Hệ thống thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước mưa bao gồm hệ thống thoát nước mái và thoát nước mặt từ sân
đường trong khu vực xây dựng.
- Hệ thống thoát nước mưa bố trí riêng biệt sau khi thu gom và thoát thẳng ra hệ thống thoát nước bên ngoài.
d./ Tính toán hệ thống cấp thoát nước
* Nhu cầu dùng nước
Qngày.đêm = q*N = 350x6/1000 = 2,1 m3/ngày.đêm.
Trong đó: q: Tiêu chuẩn cấp nước = 350l/ng.ngđ N: Số người trong gia đình * Bể nước ngầm
Dung tích toàn phần của bể chứa nước sạch được xác định theo công thức: VBC = WBC Trong đó:
WBC : Dung tích điều hoà nước sinh hoạt của bể chứa nước (m3)
WBC = n x Qngày = 3.15 (m3 )
Qngày : Lượng nước sinh hoạt cần dùng trong ngày ( m3/ngày) n : Số
ngày dự trữ; n = 1.5 ngày.
Vậy: dung tích toàn phần của chứa nước sạch: VBC = 3.5m3 * Bể nước mái
Dung tích toàn phần của bể nước mái được xác định theo công thức: VK = k x WĐH Trong đó:
VK : Dung tích két nước trên mái (m3)
WĐH : Dung tích điều hoà của bể nước mái (m3) lấy bằng 100% nhu cầu dùng nước lớn nhất ngày đêm
Qngđ = 2,1 m3/ngày.đêm. Qngđ = Qb
Wdh = Qb/2n =2.1/2x1 = 1,05 m3 Trong đó: n: Số lần
bơm trong ngày k: Hệ số dự trữ kể đên chiều cao xây dựng và phần lắng cặn ở đáy két nước, (k = 1,2)
Vk = 1,2 x 1,05 m3= 1,26 m3
Chọn dung tích két mái 1,5 m3
* Hệ thống thoát nước trong nhà
• Xác định nhu cầu thoát nước thải Qth = 100% Qc
• Nguồn tiếp nhận nước thải
- Nước thải thu của công trình sau khi được thu gom ra mạng lưới thoát nước ngoài nhà,
nước thải sau đó được dẫn về trạm xử lý của dự án.
• Phương án thoát nước
- Hệ thống thoát nước trong nhà được thiết kế phân thành các loại sau:
- Ống thoát nước xí, tiểu: Tất cả các ống thoát nước từ xí, tiểu được thu gom về trạm
xử lý của dự án. ống đứng thoát nước xí tiểu có đường kính D60 – D110
- Ống thoát nước từ chậu rửa, phễu thu sàn được thoát ra hố ga bên ngoài nhà rồi thoát
vào hệ thống thoát nước của thành phố. ống đứng thoát nước tắm rửa có đường kính D42 – D90.
- Các ống thoát nước tự chảy ở trong nhà có độ dốc 1-3% hoặc không được nhỏ hơn 1/D.
4.3.5 PHẦN GIAO THÔNG NỘI BỘ
Hệ thống đường giao thông gồm các tuyến đường được đánh số từ RD-01 đến RD-06, tuyến
đường BN2-2, có mặt cắt điển hình là 1-1, 2-2, 3-3 và A-A, chiều rộng 1 làn xe là ≥3.00m, tốc độ thiết kế 40km/h.
Hệ thống đường giao thông thiết kế được tuân thủ trên cơ sở quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500,
đồng thời cao độ của các tuyến đường tuân thủ cao độ tại các điểm đấu nối của các tuyến đường bên ngoài.
Căn cứ theo chức năng của hệ thống đường giao thông của dự án, theo tiêu chuẩn đường đô
thị TCXDVN 104:2007 hệ thống giao thông nội bộ dự án có các thông số cơ bản sau:
- Cấp đường: đường phố nội bộ-đường nội bộ.
- Độ dốc dọc tối đa : 6%
- Độ dốc ngang phần xe chạy : 2%
- Mặt cắt ngang đường điển hình tuyến giao thông cơ giới có mặt cắt:
Mặt cắt A-A:
+ Chỉ giới đường đỏ : 13.00 (m)
+ Mặt đường xe chạy : 3.50 x 2 = 7.00 (m) + Vỉa hè : 3.00 x 2 = 6.00 (m)
Mặt cắt 1-1:
+ Chỉ giới đường đỏ : 10.00 (m)
+ Mặt đường xe chạy : 3.50 x 2 = 7.00 (m) + Vỉa hè : 1.50 x 2 = 3.00 (m)
Mặt cắt 2-2:
+ Chỉ giới đường đỏ : 11.00 (m)
+ Mặt đường xe chạy : 4.00 x 2 = 8.00 (m) + Vỉa hè : 1.50 x 2 = 3.00 (m)
Mặt cắt 3-3:
+ Chỉ giới đường đỏ : 12.00 (m)
+ Mặt đường xe chạy : 4.50 x 2 = 9.00 (m) + Vỉa hè : 1.50 x 2 = 3.00 (m)
Thiết kế nền đường
- Hệ số đầm nén: Nền đường K≥0,95.
- Đảm bảo ổn định nền đường lớp nền sát đáy áo đường K=0,98 dày 50cm đảm bảo Eo>40Mpa.
- Nền đường khi thi công công tác đào đắp nền đầm nền đảm bảo độ chặt theo yêu cầu,
trong quá trình thi công cần theo dõi kiểm soát chặt chẽ Eo yêu cầu của nền đường.
Trong trường hợp khi thi công lu nèn nền đường không đạt được Eo yêu cầu cần phải
báo cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế để đề ra phương án xử lý.
- Nền đường đắp đạt độ chặt tối thiểu K≥0.95. Đối với lớp nền dày 50cm dưới đáy lớp
cấp phối đá dăm loại II yêu cầu đắp đất cấp phối đạt độ chặt K≥0,98. Thiết kế mặt đường
- Đề xuất kết cấu mặt đường như sau:
+ BTNC dày 12.5, dày 40 mm rải nóng
+ Nhựa dính bám TCN 0.5kg/m2
+ BTNC dày 19, dày 60 mm rải nóng
+ Nhựa thấm bám TCN 1.0kg/m2
+ Cấp phối đá dăm loại I, dày 160 mm
+ Cấp phối đá dăm loại II, dày 250 mm
+ Đất cấp phối đầm chặt, K≥0.98 dày 500 mm
+ Nền đầm chặt, K≥0.95 Vỉa hè
- Thiết kế vỉa hè có độ dốc 2.00% dốc về phía mặt đường. - Kết cấu hè áp dụng:
+ Đá granite vàng băm mặt 200x400x30 mm
+ Vữa xi măng mác 100, dày 25 mm
+ Bê tông xi măng mác 150, dày 100 mm
+ Nền đầm chặt, K≥0.90
- Tại vỉa hè có bố trí bó vỉa dạng vát, bằng đá tự nhiên (KT 150x220x1000). Một số vị
trí trên vỉa hè có bố trí lối hạ hè xuống đường.
An toàn giao thông:
Bố trí hệ thống an toàn giao thông tuân thủ theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu
đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
4.4 PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG.
Để thực hiện đầu tư xây dựng Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3-
TT2, K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây thuộc quận Bắc Từ
Liêm và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội thì công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định
cư không phải thực hiện. Trước khi vào thi công chủ đầu tư thực hiện công tác san lấp mặt
bằng và thực hiện nghĩa vụ về đóng thuế cho Nhà nước theo quy định. CHƯƠNG V
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG,
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ TRẬT TỰ AN NINH CỦA DỰ ÁN
Trong nội dung chương này sẽ chỉ đề cập khái quát các cơ sở pháp lý, các tác động
và biện pháp giảm thiểu để đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Chi tiết sẽ được trình bày
trong Báo cáo kế hoạch môi trường của dự án Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-
TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây thuộc quận
Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội và được cấp có thẩm quyền phê duyệt căn
cứ theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày
01/04/2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
5.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 về việc Quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 về việc Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 về việc Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 15/07/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
- QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 04:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 25:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;
- QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống;
- QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
Và các văn bản quy định hiện hành khác
5.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5.2.1 Đánh giá tác động môi trường:
Trong quá trình thực hiện dự án, việc san ủi mặt bằng, vận chuyển vật liệu, xây dựng
công trình sẽ có những tác động ảnh hưởng tới môi trường. Việc đánh giá tác động môi
trường của dự án nhằm phân tích, dự báo các tác động trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và
lâu dài, tích cực và tiêu cực của dự án tới môi trường tự nhiên, xã hội để từ đó đề ra phương
án tối ưu, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Việc thực hiện dự án và vận hành khai thác công trình sau khi hoàn thành công tác thi
công chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nếu vấn đề môi trường được giải quyết tốt. Vì vậy
đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường của dự án là việc làm cần thiết để xác định mức
độ ảnh hưởng, đưa ra các biện pháp khống chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường, hạn
chế các tác động tiêu cực.
5.2.2 Tác động trong giai đoạn đầu tư xây dựng:
Trong quá trình thi công, một khối lượng đất đá được chuyển tới địa điểm của dự án
và quá trình san lấp mặt bằng, do đó hoạt động san nền sẽ ảnh hưởng tới môi trường không
khí, tiếng ồn trong khu vực và khu vực xung quanh.
Giai đoạn xây dựng có khối lượng công việc khá lớn, nhiều hạng mục thi công với các
hoạt động đắp nền, đóng cọc, đào hố móng, vận chuyển tập kết nguyên vật liệu và đổ thải
đều có thể tạo ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường: bụi khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn.
1. Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn:
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, việc san lấp mặt bằng, vận chuyển vật
liệu ...sẽ làm phát sinh bụi, tiếng ồn, khí thải ảnh hưởng tới môi trường không khí, cuộc sống
người dân xung quanh khu vực và công nhân trực tiếp thi công.
Các tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do - Bụi:
+ Bụi đất do hoạt động đổ đất và san gạt đất đá. Lượng bụi đất sinh ra do hoạt động
san lấp mặt bằng sẽ làm tăng hàm lượng bụi trong không khí, ảnh hưởng trực tếp tới người dân;
Việc chuyên chở vật liệu xây dựng gây bụi và ồn nếu không có bạt che phủ, chở quá trọng tải xe.
Các chất thải trong xây dựng nếu tập kết không đúng nơi quy định cũng như không
được thu gom và xử lý trong ngày sẽ gây ra bụi, đặc biệt khi có gió to hay có xe ô tô đi qua.
Việc san ủi mặt bằng cần một lượng xe, máy thi công chuyên chở vật liệu, do đó sẽ có bụi phát sinh từ:
* San ủi mặt bằng khu dự án;
* Từ các xe và các máy thi công trên công trường;
* Vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển
Như vậy bụi sẽ ảnh hưởng tới công nhân và khu vực người dân xung quanh
+ Ngoài ra còn có các nguồn khác gây ô nhiễm không khí trong khu vực: khí thải từ
máy phát điện, hàn kim loại, các máy xây dựng và các phương tiện giao thông vận tải. Tuy
nhiên tải lượng ô nhiễm các nguồn ô nhiễm không khí này không đáng kể. - Khí thải:
Ô nhiễm khí thải từ các phương tiện vận tải và thi công như SO2, CO, THC , hợp chất từ khói xăng dầu.
Lượng khí thải phụ thuộc vào các loại xe, máy sử dụng trên công trường
Ngoài ra còn có các nguồn khác gây ô nhiễm không khí trong khu vực: khí thải từ máy
phát điện, hàn kim loại, các máy xây dựng và các phương tiện giao thông vận tải. Tuy nhiên
tải lượng ô nhiễm các nguồn ô nhiễm không khí này không đáng kể. - Ô nhiễm tiếng ồn:
Ô nhiễm tiếng ồn do các phương tiện vận tải và máy móc thi công gây ra.
Tuy nhiên, tiếng ồn phát sinh không liên tục. Đơn vị thi công cần có những biện pháp
giảm thiểu tiếng ồn lớn và bố trí thời gian làm việc hợp lý.
2. Tác động đến môi trường đất do chất thải rắn:
Trong giai đoạn xây dựng, một lượng lớn chất thải rắn được sinh ra:
-Vật liệu xây dựng bị thải bỏ: đất cát, phế liệu sắt thép.
- Rác thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường.
Những nguồn này nếu không được thu gom, xử lý mà thải bừa bãi rs xung quanh sẽ là nguồn
gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan khu vực.
Ngoài ra nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn chứa đất cát, bùn thải, dầu mỡ nếu chảy
tràn trực tiếp xuống đất sẽ làm suy giảm chất lượng đất, nang suất cây trồng.
3. Tác động đến môi trường nước:
- Tác động tới môi trường nước ngầm:
Nguồn nước sinh hoạt của công nhân xây dựng tại công trường được lấy từ hệ thống nước
sạch cung cấp cho khu vực nên không có hoạt động khoan giếng khai thác nước ngầm. Do
đó mức độ ảnh hưởng tới môi trường nước ngầm, ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân
trong khu vực dự án là không đáng kể.
- Tác động tới môi trường nước mặt:
Trong giai đoạn này chủ yếu là nguồn nước bị tăng độ đục do sự rửa trôi đất đá trong quá
trình thi công, san nền và đào đắp; Ngoài ra còn có một lượng dầu mỡ do hoạt động của máy
móc thi công, của xe vận chuyển nguyên vật liệu thải ra môi trường. Khối lượng này thường
nhỏ và sẽ được thu gom hàng ngày nên ảnh hưởng của chúng tới môi trường là không lớn.
4. Một số tác động khác: -
Tai nạn lao động: Điều kiện làm việc trên công trường, thủ công hoặc cơ giới, tiếp xúc
nhiều loại thiết bị công suất lớn, cộng với thời tiết khắc nghiệt, môi trường làm việc có nồng
độ bụi cao, khí thải và tiếng ồn lớn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất làm việc
của công nhân, thậm chí có thể xảy ra tai nạn. -
Sự cố môi trường: Kho chứa nguyên liệu, nhiên liệu, hệ thống điện tạm thời là những
nguồn có khả năng xảy ra sự cố cháy nổ gây thiệt hại về tài sản và con người. -
Tác động đến cộng đồng: các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường đều có những ảnh
hưởng nhất định đến sức khỏe của người dân trong khu vực, làm xáo trộn cuộc sống, gây
phiền nhiễu đến các hoạt động xã hội khác. -
Tác động đến cảnh quan môi trường: Trong quá trình vận chuyển vật tư vật liệu, đất đá
rơi vãi sẽ sinh bụi, làm ảnh hưởng cảnh quan khu vực.
5.2.3 Các tác động đến môi trường sau khi dự án hoàn thành
1. Tác động do khí thải và bụi:
- Khí thải từ bếp nấu của mỗi nhà thải ra trong khu vực. Lượng khí này không ảnh hưởng
lớn đến môi trương do được xử lý qua hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cơ khí trước khi thải ra môi trường.
2. Tác động do nước thải: -
Nguồn nước thải từ sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các
chất lơ lửng (SS), BOD, COD, các vi sinh vật. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ
dễ phân hủy sinh học. Sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy hòa
tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy chất hữu cơ. Ôxy hòa tan
giảm sẽ khiến cho các loài thủy sinh trong thủy vực thiếu ôxy để phát triển. Ngoài ra, đây
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. -
Tác động do nước mưa chảy tràn, nước mặt: Nước mưa chảy tràn kéo theo bụi từ mái
nhà, đất, cát, sỏi từ sân bãi và đường đi của dự án. Nước mưa chảy tràn khi xả vào hệ thống
cống thoát nước sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt như gây ngập úng, làm giảm và
ảnh hưởng đến thủy sinh trong lưu vực. Tuy nhiên, do hệ thống cống thoát nước đã được
xây dựng đồng bộ để thu gom và thoát nước cho toàn bộ dự án nên tác động do nước mưa
chảy tràn trong khu vực dự án là không đáng kể.
3. Tác động do chất thải rắn:
- Nguồn chất thải rắn trong khu vực:
+ Chất thải rắn dễ phân hủy là các loại chất tải hữu cơ như lương thực, thực phẩm dư thừa bị thải loại.
+ Chất thải rắn khó phân hủy: như các loại vỏ hộp, bao bì bằng kim loại, polymer....
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, các loại rác thải này có đặc tính chung là
phân hủy nhanh, gây mùi hôi thối.
Vì vậy, rác thải cần được thu gom, phân loại, xử lý ngay trong ngày. Đặc biệt trong rác thải
có rất nhiều túi nilon, vật dụng bằng nhựa (polyme) nhưng lại rất khó phân hủy, tồn tại trong
môi trường tự nhiên lâu, nếu đốt dễ sinh khi dioxin độc hại nên cần được phân loại, tái sử dụng.
4. Các sự cố môi trường: -
Trong các công trình: Sự cố cháy nổ, chập điện liên quan đến việc sử dụng lò đốt (khí
gas), các vật dụng dùng điện đều có thể xảy ra nếu công tác đảm bảo an toàn điện, phòng
chống cháy nổ không được quan tâm và thường xuyên thực hiện. -
Ngoài công trình: Sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ tại các trạm biến áp, đường dây tải
điện từ trạm đến công trình.
5.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
5.3.1. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công:
1. Các biện pháp quản lý:
+ Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau: *
Lên kế hoạch thi công, cung cấp vật tư, quản lý công nhân và bố trí nơi ăn ở tại công
trường chặt chẽ, tránh chồng chéo gây ách tắc giao thông; *
Cắm biển báo tốc độ, biển báo công trường, có rào chắn tại các vị trí nguy hiểm (cống, hố đào) *
Không đặt các trạm trộn bê tông quá gần khu dân cư lân cận * Không để vật liệu xây
dựng, vật liệu độc hại gần nguồn nước; * Quản lý chặt chẽ xăng dầu, vật liệu nổ.. *
Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân như nhà ăn, nghỉ, tắm giặt, y tế,
vệ sinh: bố trí đường vận chuyển hợp lý; có rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm; che
chắn những khu vực phát sinh bụi; quy định cụ thể vị trí khu vệ sinh, bãi rác...tránh phóng
uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
2. Các biện pháp kỹ thuật:
Thành phần gây ô nhiễm là bụi đất đá, tiếng ồn, khí thải máy chuyên dụng: CO2, SO2, NO,
NO2, bụi lơ lửng. Chất gây ô nhiễm có đặc điểm phát tán không liên tục, gây ảnh hưởng
trong phạm vi hẹp, tùy thuộc vào tiến độ xây dựng, số lượng ca máy, ca xe hoạt động.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu và giám sát đơn vị thi công thực
hiện những biện pháp như sau:
+ Đối với bụi, khí thải và tiếng ồn:
* Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư hợp lý, hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm.
* Các xe vận tải chuyên chở vật liệu phải được phủ kín, tránh rơi vãi xi măng, cát sỏi, gạch
ngói. Phải rửa xe trước khi ra khỏi công trường vì khu vực dự án nằm gần khu vực dân cư
và các đường giao thông chính.
* Trong những ngày nắng nóng, hanh khô thường xuyên phun nước tại khu vực công trường,
tưới rửa đường để hạn chế bụi theo gió bay vào không khí. Thường xuyên thu dọn nguyên
vật liệu rơi vãi trên đường giảm lượng cát bụi.
* Phân bố hợp lý các luồng giao thông chuyên chở nguyên vật liệu và các ca xe, máy, tránh
hoạt động tập trung của nhiều loại máy móc.
* Hạn chế sử dụng xe chạy dầu Diezen để giảm thiểu phát thải khí SO2.
* Xe không được chở quá trọng tải quy định.
* Vận chuyển trên những tuyến đường nhất định
* Không dùng các xe hoặc máy thi công quá cũ đã hết niên hạn sử dụng.
* Định kỳ kiểm tra các phương tiện vận tải hoặc các máy xây dựng để đảm bảo vận hành tốt
giảm thiểu ô nhiễm phát sinh.
* Sử dụng các máy xây dựng mới, chất lượng tốt, khả năng gây ồn thấp.
* Thiết kế giảm âm cho một số loại máy, gia cường đế máy.
* Các máy gây ồn lớn như máy đóng cọc, khoan lỗ, máy xúc… không được vận hành vào ban đêm.
* Trong giai đoạn thi công xây dựng có nhà vệ sinh công cộng cho công nhân xây dựng;
* Có bể thu gom nước thải để tập trung toàn bộ nước thải của công nhân công trường, không
để nước thải chảy tự do gây ô nhiễm nguồn nước của khu vực. Xử lý nước thải sơ bộ và
đảm bảo Quy chuẩn môi trưởng số QCVN 04:2011/BTNMT trước khi thải vào hệ thống
thoát nước chung của khu vực này.
+ Nước thải trong qúa trình thi công do rửa vật liệu, rửa chân tay sẽ được thu gom về bể
lắng sơ bộ loại bỏ các chất rắn lơ lửng trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
+ Thường xuyên nạo vét cống rãnh thoát nước, tránh ngập úng khi có mưa.
- Đối với chất thải rắn:
* Thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn và vệ sinh thường xuyên khu vực công trường
xây dựng. Rác thải sinh hoạt của công nhân được thu gom vào nơi quy định.
* Phế liệu xây dựng cũng phải được tập trung để chuyển đến nơi quy định.
* Chủ đầu tư yêu cầu giám sát của mình thường xuyên kiểm tra để bảo đảm chất thải được
thu gom và đổ đúng nơi quy định.
5.3.2. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn sau khi dự án hoàn thành
1. Khống chế, xử lý các nguồn gây ô nhiễm không khí -
Khi dự án hoàn thành đi vào khai thác, sử dụng thì các tác động như trong quá trình
xây dựng không còn nữa. Đem lại cho khu vực môi trường sống tốt hơn, hệ thống hạ tầng
kỹ thuật được cải thiện. -
Bố trí trồng cây xanh sân vườn kết nối hệ thống cây xanh giữa các công trình trong khu
vực để tạo môi trường cảnh quan, đồng thời làm giảm tiếng ồn và khói bụi từ các phương tiện giao thông gây ra. -
Các loại khí thải ra ngoài môi trường phải có các thiết lọc khử trước khi thải vào không khí.
2. Khống chế ô nhiễm, xử lý nước thải
- Nước cấp sinh hoạt cho dự án phải đảm bảo theo QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn quốc
gia về chất lượng nước sinh hoạt;
- Các thiết bị xử lý khí, nước thải phải sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại
- Khi đi vào hoạt động toàn bộ nước thải sinh hoạt qua hệ thống thoát nước chung đều được
thu gom và xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn môi trường số QCVN 04:2011/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và TCVN 6722/2000 trước khi dẫn vào hệ thống thoát nước khu vực.
3. Xử lý các loại chất thải rắn:
Chất thải rắn của dự án sau khi đưa vào hoạt động là rác thải sinh hoạt. Lượng rác
thải sinh hoạt cần có biện pháp quản lý chặt chẽ , được xem xét đến ngay từ khâu thiết kế kiến trúc
- Đối với khu văn phòng làm việc: cần có thùng rác có nắp đậy kín cho từng tầng, từng vị
trí làm việc. Lượng rác thải này sẽ được thu gom và vận chuyển đi hàng ngày bằng hệ thống
thu gom rác thải của khu vực thông qua hợp đồng với đơn vị có chức năng vệ sinh môi
trường theo đúng quy định.
Ngoài ra, Công ty cần thường xuyên phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường. Yêu cầu
các cán bộ công nhân viên Công ty cũng như các khách đến liên hệ làm việc tại khu vực cần
thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh môi trường.
5.4. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ
Dự án Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3CX2) bao
gồm các hạng mục Nhà ở và nhà ở thương mại nên việc phòng chữa cháy là rất cần thiết,
phải được đặt ra và thực hiện một cách nghiêm túc.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí phù hợp trong dự án. Quy mô và thiết bị được
bố trí đáp ứng các quy định của Nhà nước về an toàn phòng cháy và được cơ quan chức
năng kiểm tra, thẩm định và chấp thuận.
Mỗi công trình được bố trí bảo đảm các tiêu chuẩn phòng chống cháy. Tổ chức hệ thống
giao thông nội bộ hợp lý tuân thủ theo các quy định hiện hành, đảm bảo thoát người và tài
sản ra khỏi khu vực khi có sự cố.
Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị điện, kịp thời thay thế các thiết bị hư hỏng, xuống
cấp, kiểm tra sự an toàn về điện như khả năng rò rỉ, chập mạch, điện áp không ổn định, đặc
biệt là các đường điện đi trong ống nhựa PVC, các thiết bị máy móc đều được tiếp địa thật an toàn.
5.5. YÊU CẦU VỀ TRẬT TỰ AN NINH
Do khu nhà ở thấp tầng ở khu đô thị nên vấn đề trật tự an ninh của công trình cần
được đặc biệt quan tâm để đảm bảo dịch vụ tốt nhất cho công trình.
Về giữ gìn trật tự an ninh trong quá trình thi công: -
Chủ đầu tư cũng như bộ phận thiết kế nhận thức rõ ràng rằng vị trí của dự án nằm trong
Khu đô thị Tây Hồ Tây. Vì vậy, để đảm bảo trật tự cho khu vực xung quanh công trình và lân cận. -
Chủ đầu tư cần có biện pháp tổ chức quản lý cán bộ công nhân một cách chặt chẽ trong
quá trình thi công công trình:
+ Thiết lập nội quy đối với cán bộ, công nhân trong giờ làm việc để giữ gìn an ninh
trật tự trong công trường và xung quanh khu vực;
+ Thực hiện công tác đăng ký tạm trú cho lực lượng cán bộ công nhận cần lưu trú
tại địa phương trong thời gian thực hiện dự án đối với Công an khu vực và phối hợp với địa
phương trong công tác quản lý cán bộ;
+ Tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền giữ gìn trật tự an ninh tại địa phương
cho đơn vị thi công và ban quản lý dự án trong suốt quá trình thi công xây dựng có nhận
thức rõ ràng rằng để đảm bảo trật tự cho khu vực dự án và khu vực xung quanh lân cận.
Về giữ gìn an ninh cho công trình: -
Trước tiên, đội ngũ nhân viên bảo vệ được tuyển chọn và đào tạo một cách chuyên
nghiệp để giữ gìn an ninh trật tư cũng như tài sản cho những đơn vị sử dụng các diện tích
chức năng trong công trình. -
Ngoài việc quản lý công trình bằng con người, để đảm bảo an ninh trật tự, công trình
cũng được đầu tư trang thiết bị như Camera giám sát tại những khu vực công cộng. -
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và lực lượng công an, tổ chức đội bảo
vệ, đảm bảo trật tự an ninh tốt. CHƯƠNG VI
QUẢN LÝ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
6.1. QUẢN LÝ DỰ ÁN :
6.1.1 Hình thức tổ chức quản lý dự án
Lựa chọn hình thức tổ chức quản lý dự án: Công ty TNHH Phát triển THT sẽ thành
lập Ban Quản lý dự án để tổ chức thực hiện việc quản lý dự án đầu tư theo các quy định
chung của Tập đoàn Daewoo cũng như tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về quản
lý dự án đầu tư xây dựng.
6.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án: Phân công trách nhiệm
- Người quyết định đầu tư: Tập đoàn Daewoo
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Phát triển THT
- Trưởng Ban quản lý - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển THT: người quyết định cao
nhất liên quan đến các quyết định về phương án, chi phí, hình thức:
+ Quyết định, phê duyệt các vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng dự án bao gồm
các công tác đấu thầu, hợp đồng, thanh quyết toán;
+ Ký và đóng dấu tròn toàn bộ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động đầu tư xây
dựng của dự án, bao gồm nhưng không giới hạn: *
Các Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình để đưa
vào sử dụng, nghiệm thu hoàn thành công việc tư vấn; *
Các văn bản xác nhận về khối lượng, chất lượng; các đề nghị tạm ứng và thanh
toán cho các nhà thầu, đơn vị tư vấn để chuyển cho đơn vị, bộ phận, cá nhân có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; *
Phê duyệt vật tư, vật liệu, thiết bị, máy móc sử dụng cho công trình trên cơ sở
phải phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của Daewoo; *
Các giấy tờ giao dịch trong Dự án với các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn,
các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan hữu quan khác.
- Quản trị dự án xây dựng - Trưởng ban quản lý, Tổng giám đốc công ty: quản lý thực hiện
công việc kiểm soát về tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng; kiểm tra, giám sát
trong quá trình đánh giá lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp; kiểm tra, giám sát chất lượng,
tiến độ, khối lượng thực hiện công tác xây lắp; lắp đặt thiết bị và các hạng mục liên quan
để đưa tòa nhà vào sử dụng phù hợp với yêu cầu của đơn vị; kiểm tra giám sát các thủ
tục thanh quyết toán các hợp đồng, các gói thầu; hỗ trợ giám đốc dự án trong các quyết
định về vấn đề chuyên môn kỹ thuật.
- Giám đốc dự án xây dựng: Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng
+ Tổ chức vận hành, quản lý dự án, tổ chức lựa chọn nhà thầu theo các quy định của
Lotte và các quy định của pháp luật hiện hành.
+ Chịu trách nhiệm xác nhận về khối lượng, chất lượng; các đề nghị tạm ứng và thanh
toán cho các nhà thầu, đơn vị tư vấn để chuyển cho đơn vị, bộ phận, cá nhân có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
+ Phê duyệt Tiến độ thi công, Hồ sơ biện pháp thi công, Đề cương thực hiện công việc
và các Biện pháp kỹ thuật khác của các nhà thầu;
+ Phê duyệt vật tư, vật liệu, thiết bị, máy móc sử dụng cho công trình trên cơ sở phải
phù hợp với các hợp đồng đã ký;
+ Các giấy tờ giao dịch trong Dự án với các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn trên cơ
sở phải phù hợp với các hợp đồng đã ký.
- Kỹ sư xây dựng - phụ trách quản lý tiến độ, quản lý điều hành công trường.
- Kỹ sư kinh tế xây dựng - quản lý dự toán, báo giá.
- Kỹ sư M&E - phụ trách quản lý hệ thống điện, động lực, điện lạnh, PCCC.
- Thư ký dự án, quản lý quy trình: lưu trữ, giao nhận hồ sơ, soạn thảo công văn. - Kế toán
dự án - kiệm nhiệm của bộ phận chuyên môn; quản lý dòng tiền, các chế độ thanh toán,
quyết toán, chi phí trong quá trình triển khai dự án. - Pháp chế:
+ Hỗ trợ, hướng dẫn khung pháp lý đối với các hình thức hợp đồng. Soạn thảo các mẫu HĐ dùng cho dự án.
+ Rà soát HĐ, tư vấn cho Công ty những điều khoản đảm bảo rủi ro pháp lý ở mức
cho phép (theo quy định của THT) tại thời điểm ký hợp đồng.
+ Cử cán bộ chuyên trách đủ năng lực tham gia dự án để nắm bắt tình hình. Theo dõi
quá trình thực hiện hợp đồng, kịp thời phát hiện những rủi ro pháp lý, đề xuất hướng giải quyết.
+ Cùng Công ty và Ban quản lý dự án tham gia đàm phán với đối tác trong những
trường hợp cần thiết/hoặc khi có yêu cầu.
+ Có quyền phủ quyết việc ký hợp đồng nếu rủi ro vượt mức cho phép. +
Đảm bảo tính hợp pháp của các điều khoản hợp đồng.
+ Cùng chịu trách nhiệm về tiến độ dự án, bao gồm cả các mốc tiến độ.
+ Tham gia giải quyết các vấn đề tranh chấp hợp đồng. Là đầu mối làm việc với các cơ quan luật pháp.
- Kiểm soát tài chính, kiểm soát nội bộ:
+ Tham gia đàm phán hợp đồng, đảm bảo các điều khoản thanh toán phù hợp kế
hoạch dòng tiên theo tiến độ của dự án, đảm bảo khả năng thanh toán của hợp đồng.
+ Tham gia ý kiến vê giá trúng thầu cho các gói thầu, dựa trên định mức nhà nước và giá thị trường.
+ Kiêm soát khối lượng các lần thanh toán theo tiến độ hợp đồng.
+ Lập báo cáo kiêm soát hàng tháng gửi Ban lãnh đạo.
+ Có quyền phủ quyết việc ký HĐ nếu các rủi ro tài chính vượt mức quy định.
+ Có quyền phủ quyết việc thanh toán theo khối lượng nếu hồ sơ không đúng.
+ Cử cán bộ chuyên trách đủ năng lực tham gia dự án đê nắm bắt tình hình.
+ Cùng chịu trách nhiệm về tiến độ dự án, bao gồm cả các mốc tiến độ.
+ Cùng chịu trách nhiệm giải quyết các vướng mắc/tranh chấp về tài chính trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
6.1.3. Quản lý việc khai thác dự án, phương án sử dụng lao động:
1. Quản lý việc tổ chức, khai thác dự án:
Sau khi dự án hoàn thành, Ban Quản lý dự án sẽ tổ chức bàn giao công trình cho
Công ty TNHH Phát triển THT để quản lý sử dụng theo các quy định chung của Tập đoàn
Daewoo cũng như theo các quy định pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
2. Phương án sử dụng lao động:
Yêu cầu về số lượng cán bộ theo từng giai đoạn của dự án sẽ khác nhau; Ban QLDA
sẽ lên kế hoạch cụ thể về nhân sự của Ban và trình Công ty TNHH Phát triển THT và Tập
đoàn Daewoo xem xét và phê duyệt.
6.1.4. Bảo trì công trình:
Bảo trì công trình là yêu cầu bắt buộc theo quy định về chất lượng.
Công tác bảo trì sẽ thực hiện theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của
Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định về cấp công trình.
Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng như sau:
- Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
- Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
- Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
- Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.
- Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
Thực hiện bảo trì công trình xây dựng như sau:
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo
dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều
kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
- Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu
hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở
cho việc bảo dưỡng công trình.
- Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hằng năm và quy trình bảo trì
công trình xây dựng được phê duyệt.
- Sửa chữa công trình bao gồm:
+ Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình,
thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
+ Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng
do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột
xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an
toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
Kinh phí bảo trì công trình xây dựng được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình kinh doanh; - Nguồn đóng
góp và huy động của các tổ chức, cá nhân; - Các nguồn vốn hợp pháp khác.
6.3. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
6.3.1 Phân chia giai đoạn đầu tư:
Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở thấp tầng tại các ô quy hoạch ký hiệu K3 (K3TT1,
K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, quận Bắc Từ
Liêm và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội được thực hiện theo kế hoạch phát triển của Công
ty TNHH Phát triển THT, cụ thể như sau:
- Phía Chủ đầu tư: Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ mặt đứng tất cả các công trình; Hoàn
thiện và đưa vào sử dung từng khu và cùng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ khu đất (đường giao
thông, cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật).
- Phía khách hàng: Hoàn thiện bên trong và nội thất sau khi chủ đầu tư hoàn thành và đã bàn giao nhà
6.3.2 Tiến độ thực hiện dự án:
Thời gian thực hiện các giai đoạn xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển nhân sự
của chủ đầu tư từ 2019 đến năm 2022. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án như sau: * Công tác chuẩn bị đầu tư:
+ Từ tháng 02/2019 đến tháng 5/2019: Hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tổng mặt
bằng và phương án kiến trúc sơ bộ.
+ Từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019: Thực hiện triển khai lập dự án, thiết kế cơ sở,
thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
+ Đến tháng 10/2019: Hoàn thành phê duyệt thiết kế và công tác chuẩn bị khởi công.
* Công tác thực hiện đầu tư:
+ Chủ đầu tư: Từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2021 triển khai xây dựng và hoàn thiện toàn
bộ mặt đứng tất cả các công trình và cùng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ khu đất (đường giao
thông, cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật). Tháng 12/2021 hoàn thành xây dựng và bàn giao cho khách hàng
+ Khách hàng: Từ tháng 01/2022 nhận nhà hoàn thiện trong nhà và kế hoạch đến tháng
12/2022 dự án ổn định đưa vào sử dụng đồng bộ CHƯƠNG VII
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
7.1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ. -
Khối lượng tính theo Hồ sơ thiết kế cơ sở do Công ty Heerim Architect & Planner và
Công ty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc, Kỹ thuật và Môi trường NDC lập tháng 6/2019. -
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội; -
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 10/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; -
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng; Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng;Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2015 của
Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; -
Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn
xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; -
Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập
và quản lý chi phí xây dựng công trình; -
Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2019 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc công bố giá nhân công thị trường đối với các công trình sử dụng vốn ngân
sách trên địa bàn Thành phố Hà Nội. -
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng công bố Định mức chi
phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; -
Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc Quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; -
Đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà Nội - Phần Xây dựng và Lắp đặt công bố
kèm theo Quyết định số 5481 và 5479/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Thành phố Hà Nội. -
Đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà Nội - Phần Xây dựng công bố kèm theo
Quyết định số 6168/2012/QĐ-UBXD ngày 28/12/2012 của UBND Thành phố Hà Nội. -
Đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà Nội - Phần Xây dựng công bố kèm theo
Quyết định số 462/2014/QĐ-UBXD ngày 21/01/2014 của UBND Thành phố Hà Nội. -
Đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà Nội - Phần Xây dựng công bố kèm theo
Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của UBND Thành phố Hà Nội. -
Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng. -
Văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần Lắp đặt. -
Văn bản số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng (sửa đổi và bổ sung). - Văn bản
số 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán
xây dựng công trình - Phần Lắp đặt (sửa đổi và bổ sung). -
Văn bản số 588/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng (sửa đổi và bổ sung). -
Văn bản số 587/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần Lắp đặt (sửa đổi và bổ sung). -
Văn bản số 235/QĐ-BXD ngày 04/04/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức
Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, công tác làm đường,
công tác hoàn thiện áp dụng các loại sơn đang sử dụng rộng rãi trên thị trường. -
Văn bản số 234/QĐ-BXD ngày 04/04/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố bổ sung
Định mức Công tác lắp đặt ống nhựa HDPE và phụ tùng bằng phương pháp hàng gia nhiệt. -
Căn cứ vào bảng công bố giá vật liệu xây dựng Thành phố Hà Nội quý III năm 2017
ngày 01/09/2017 của Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội. -
Những vật liệu không có trong đơn giá và thông báo giá được lấy theo giá thị trường.
- Các hạng mục chưa có khối lượng từ hồ sơ thiết kế cơ sở được tạm tính theo suất đầu
tư của các công trình tương tự đã được đầu tư. - Căn cứ các văn bản hiện hành khác. 7.2. NGUỒN VỐN:
Công ty TNHH Phát triển THT dự kiến chia nguồn vốn của dự án gồm: - Vốn chủ sở hữu; -
Vốn huy động từ các nguồn khác.
Vốn chủ sở hữu sẽ chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư và vốn huy động từ các nguồn khác
chiếm 70% tổng mức đầu tư.
Việc huy động vốn sẽ được tiến hành theo trình tự: Ưu tiên việc sử dụng vốn chủ sở hữu
phục vụ cho những công việc có tiến độ gấp và trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư (giai
đoạn lập dự án), thực hiện đầu tư (giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công, thẩm định thiết kế...).
Các công việc không đòi hỏi về tiến độ, kế hoạch sử dụng vốn tương đối rõ ràng có thể được
huy động từ các nguồn khác như vay ngân hàng.
7.3. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:
Tổng mức đầu tư được xác định trong dự án phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ
sở, bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái
định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
CỤ THỂ CÁC CHI PHÍ TRONG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Tổng mức đầu tư được xác định theo công thức:
TMĐT = GXD + GTB + GGPMB + GTV + GQLDA + GKHÁC + GDP
GXD : Chi phí xây dựng các hạng mục bao gồm cả thuế VAT
GTB : Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị bao gồm cả thuế VAT
GGPMB : Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư
GTV : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình bao gồm cả thuế VAT
GQLDA : Chi phí quản lý dự án bao gồm cả thuế VAT
GKHÁC : Chi phí khác bao gồm cả thuế VAT
GDP: Chi phí dự phòng bao gồm cả thuế VAT Chi phí xây dựng.
Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí tháo dỡ các công trình hiện có trên mặt bằng, san
lấp mặt bằng, chi phí xây dựng công trình chính.
Chi phí xây dựng trong tổng mức được xác định theo diện tích sàn trên bản vẽ thiết kế
cơ sở và suất chi phí xây dựng tham khảo theo quyết định 1291/QĐ- BXD ngày 12/10/2018
của Bộ Xây Dựng. Tham khảo một số công trình tương tự đã thi công có điều chỉnh cho phù
hợp điều kiện dự án. Chi phí thiết bị
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư bao gồm : chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến
trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu
hồi đất, chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của
dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí sử dụng đất trong thời gian
xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kĩ thuật đã đầu tư;
Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án được lấy theo tỉ lệ quy định ở quyết định 79/QĐ-BXD ngày
15/02/2017 về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí tư vấn đầu tư
Chi phí tư vấn đầu tư được lấy theo tỉ lệ quy định ở quyết định 79/QĐ-BXD ngày
15/02/2017 về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công
trình. Chi phí khác
Các nội dung chi phí được tính theo quy định của nhà nước. Những chi phí không có
định mức thì được tạm tính theo các công trình có quy mô tương tự để dự trù vốn. Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và
chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. Giá trị tổng mức đầu tư
Giá trị tổng mức đầu tư của dự án: 747.891.119.000 đồng Trong đó:
BẢNG KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ Đvt: đồng STT Nội dung Giá trị sau VAT 1 Chi phí sử dụng đất 44.415.119.000 2 Chi phí xây dựng 525.763.893.000 3
Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng 22.316.459.000
Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí 4 khác 49.137.988.000 5 Dự phòng phí 32.304.983.000 6
Lãi vay trong thời gian xây dựng 73.952.577.000
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (làm tròn) 748.891.119.000
Ghi chú: Chi phí Khái toán tổng mức đầu tư của dự án xem phụ lục khái toán chi tiết.
7.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN:
Phân tích hiệu quả tài chính
a. Cơ sở phân tích
Cơ cấu vốn
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình gồm: Vốn tự có, huy động của chủ đầu tư, vốn vay thương mại.
- Tỷ lệ vốn tự có: 20% tổng vốn đầu tư.
- Tỷ lệ vốn vay thương mại: 54% tổng vốn đầu tư. - Vốn từ doanh thu bán hàng: 26% tổng vốn đầu tư.
Thời gian khai thác dự án:
- Thời gian đầu tư xây dựng công trình (2 năm): từ T9/2019 đến năm 2021.
- Thời gian thực hiện dự án: 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Thời gian phân tích hiệu quả dự án: 50 năm (2 năm xây dựng và 48 năm vận hành).
b. Xác định các yếu tố đầu vào
Doanh thu của dự án
Căn cứ xác định:
- Diện tích bán khu Shophouse;
- Diện tích bán khu Villa; - Gía bán khu Shophouse; - Giá bán khu Villa
Kết quả tính toán:
Doanh thu từ cho thuê diện tích thương mại:
Doanh thu = đơn giá/m2/tháng x diện tích cho bán(m2)
Kết quả tính toán doanh thu thể hiện trong phụ lục tính toán
c. Phân tích hiệu quả tài chính cho dự án
Phân tích lỗ lãi trong kinh doanh Công thức tính toán lỗ lãi:
- LNtrước thuế = Doanh thu (không VAT) - Chi phí SXKD (không VAT) - Thuế thu nhập doanh nghiệp:
TTNDN = LNtrước thuế x TS
TS: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (20%)
- Lợi nhuận ròng thu được: LNròng = LNtrước thuế - TTNDN
Lợi nhuận ròng hàng năm được tính toán cụ thể trong bảng phân tích lỗ lãi phần phụ
lục. Theo đó hàng năm doanh nghiệp đều có lãi. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng dần theo số năm hoạt động
Kết quả phân tích lỗ lãi thể hiện trong phụ lục tính toán.
Chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi (NPV) Căn cứ xác định:
- Dòng tiền hiệu số thu chi của dự án trong thời gian hoạt động
- Lãi suất tối thiểu chấp nhận được : 9,0%/năm - Thời gian tính toán dự án. = -
Chỉ tiêu NPV theo quan điểm vốn chung: B C NPV t t n t
Bt: Khoản thu của dự án ở năm t: t 0= (1+r)
- Doanh thu của dự án;
- Giá trị thu hồi, thanh lý của tài sản;
- Giá trị còn lại của tài sản ở cuối thời kỳ phân tích nếu chưa được khấu hao xong;
- Thu hồi vốn lưu động ở cuối đời dự án; Ct : Chi phí của dự án ở năm t gồm
- Chi phí đầu tư ban đầu không bao gồm lãi vay;
- Chi phí vận hành dự án;
- Chi phí đầu tư thay thế tài sản;
- Tiền thuê đất hàng năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết quả phân tích hiệu quả thể hiện trong phụ lục tính toán.
Thấy giá trị NPV (vốn chung) >0, dự án là đáng giá. =
Chỉ tiêu NPV theo quan điểm vốn chủ sở hữu: NPV n Bt - Ctt
Bt: Khoản thu của dự án ở năm t: t 0= (1+r)
- Doanh thu của dự án;
- Giá trị thu hồi, thanh lý của tài sản;
- Giá trị còn lại của tài sản ở cuối thời kỳ phân tích nếu chưa được khấu hao xong;
- Thu hồi vốn lưu động ở cuối đời dự án; - Vay vốn đầu tư xây dựng.
Ct : Chi phí của dự án ở năm t gồm
- Chi phí đầu tư ban đầu không bao gồm lãi vay;
- Chi phí vận hành dự án;
- Chi phí đầu tư thay thế tài sản;
- Tiền thuê đất hàng năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Các khoản chi trả nợ ở năm t (bao gồm cả nợ gốc và lãi).
Kết quả phân tích hiệu quả thể hiện trong bảng phụ lục tính toán Thấy
giá trị NPV (vốn CSH) >0, dự án là đáng giá.
Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại (IRR) Công thức xác định: Trong đó:
Cũng như khi xác định NPV của dự án trong mục trên, các đại lượng mang ý nghĩa như sau: - Bt: Lợi ích năm thứ t - Ct: Chi phí năm thứ t -
N: Số năm phân tích dự án Kết quả phân tích cho thấy :
IRR (theo quan điểm vốn chung) > 9,0%
IRR (theo quan điểm vốn chủ sở hữu) > 9,0% Như
vậy, dự án là đáng giá, nên đầu tư.
d. Phân tích an toàn cho dự án
Chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn
Thời hạn hoàn vốn là thời gian cần thiết để lợi nhuận hay các lợi ích khác của dự án
bù đắp được các chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Kết quả xác định thời hạn hoàn vốn thể hiện trong bảng phụ lục tính toán.
Chỉ tiêu hệ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án ở một năm nào đó, kí hiệu là Kn, được tính theo công thức sau:
Áp dụng công thức tính: Trong đó:
+ Kn(t): hệ số khả năng trả nợ ở năm t của dự án. - Knt< 1
Tại năm thứ t dự án không có khả năng trả nợ. - 1 ≤ Knt ≤ 2
Tại năm thứ t dự án có khả năng trả nợ. - K ‡ nt 2
Tại năm thứ t dự án có khả năng trả nợ vững chắc.
+ Nn(t): nguồn tiền dùng để trả nợ ở năm thứ t của dự án, bao gồm lợi nhuận ròng ở năm
thứ t, khấu hao tài sản cố định ở năm thứ t và lãi vay phải trả ở năm thứ t.
+ An(t): tổng số tiền phải trả nợ ở năm thứ t của dự án (bao gồm nợ gốc và tiền lãi vay
phải trả ở năm thứ t).
* Chỉ tiêu giới hạn khả năng trả nợ Căn cứ xác định:
Tổng số nợ phải trả ở thời điểm bắt đầu trả nợ (thời điểm đưa dự án vào vận hành).
Nguồn tài chính dùng để trả nợ từng năm (Nnt): Lợi nhuận ròng, khấu hao tài sản cố định.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của dự án: TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Ghi chú 1 Tổng mức đầu tư Tỉ đồng 747.891 Sau thuế 2 Tổng doanh thu Tỉ đồng 1.415.322 3 Tổng chi phí Tỉ đồng 1.223.829 4 Tổng lợi nhuận Tỉ đồng 261.751
5 Suất thu lợi nội tại dự án (vốn CSH) % 36,73%
6 Giá trị hiện tại ròng NVP (r = 12,0%) Tỉ đồng 98.072 Kể từ khi vận hành dự 7 Thời gian hoàn vốn năm 3 án
8 Khả năng trả nợ bình quân lần 9 Nộp ngân sách Tỉ đồng Thuế VAT Tỉ đồng 24.593 Tỉ
Thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân đồng/năm 89.540 Tỉ Tiền thuê đất đồng/năm 158.549
7.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
Dự án đầu tư xây dựng: Khu nhà ở thấp tầng ô quy hoạch K3 (K3-TT1, K3-TT2,
K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây quận Bắc Từ Liêm và quận
Tây Hồ, thành phố Hà Nội, được đầu tư xây dựng và khi đi vào hoạt động có ý nghĩa to lớn
về kinh tế cho doanh nghiệp và phát triển đồng bộ hoàn thiện cho khu đô thị Tây Hồ Tây
thúc đẩy phát triển toàn khu vực.
Dự án giúp cho Công ty TNHH Phát triển THT có một không gian nhà ở khang trang,
rộng rãi và môi trường thân thiện, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh với quy mô lớn của toàn đô
thị để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng của Chủ đầu tư.
Dự án góp phần vào việc tạo được kiến trúc cảnh quan cho khu vực đô thị Tây Hồ
Tây cho quận Bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ và cho Thành phố.
Dự án góp phần tạo công ăn việc làm cho cán bộ và công nhân ngành Xây dựng. CHƯƠNG VIII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8.1. KẾT LUẬN
Tập đoàn Daewoo trong thời gian qua đã tăng trưởng và rất hiệu quả nhất trong lĩnh
vực xây dựng và trở thành một trong 05 doanh nghiệp xây dựng lớn tại Hàn Quốc.
Xuất phát từ việc đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây, được sự quan của Chính phủ, nhà
nước Việt Nam Tập đoàn Daewoo tiếp tục đầu tư dự án Ô K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-
CX2 và do Công ty TNHH Phát triển THT quản lý và vận hành.
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng dự án Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3TT1,
K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây quận Bắc Từ Liêm
và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, địa điểm của dự án rất
phù hợp khu đô thị và tạo điều kiện tiếp cận và hưởng lợi ở các dự án lân cận của khu đô
thị, ở đó tập trung nhiều dự án như khu trụ sở trung tâm hành chính Hà Nội, các tổ hợp khách
sạn, văn phòng, thương mại, siêu thị, nhà ở cao tầng, nhà hát, bảo tàng...
Nội dung cơ bản của Dự án như sau:
Mục tiêu đầu tư : -
Cụ thể hoá đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu vực trung tâm
Khu đô thị Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của
UBND Thành phố phê duyệt; -
Quy mô dự án và nội dung đầu tư: Tuân thủ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi
tiết Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành phố phê
duyệt tại Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/9/2013; -
Đầu tư xây dựng dự án Ô K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 thuộc Khu trung
tâm khu đô thị Tây Hồ Tây quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đảm bảo
theo đúng mục tiêu xây dựng Khu đô thị Tây Hồ Tây và thực hiện đúng chủ trương đầu tư
đã được UBND Thành phố cho phép. -
Đầu tư xây dựng dự án Ô K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2 thuộc Khu trung
tâm khu đô thị Tây Hồ Tây quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội nhằm xây
dựng nhà ở và nhà ở thương mại (shophouse) theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường,
đảm bảo môi trường xanh trong quy hoạch phát triển.
Các nội dung cơ bản của dự án: 1.
Tên dự án : Khu nhà ở thấp tầng tại ô quy hoạch K3 (K3TT1, K3-TT2, K3- CX1, K3-CX2) 2.
Địa điểm : Phường Xuân Tảo thuộc quận Bắc Từ Liêm, phường Xuân La
thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội 3.
Chủ đầu tư : Công ty TNHH Phát triển THT 4.
Đơn vị tư vấn thiết kế kiến : Công ty Heerim Architect & Planner
trúc Công ty CP Tư vấn Kiến trúc, Kỹ thuật và Môi Đơn vị tư vấn thiết kế
địa : trường NDC phương 5.
Nội dung và công suất thiết kế:
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và kỹ thuật chính: 1/ Ô K3-TT1:
- Diện tích khu đất : 16.446 m2 - Diện tích xây dựng : 6.226
m2 - Tổng diện tích sàn : 19.869 m2
- Mật độ xây dựng khối đế: 37,9%
- Hệ số sử dụng đất: 1,13 lần - Tầng cao: 03 -04 tầng
- Số căn: 54 nhà - Dân số: 420 người 2/ Ô K3-TT2:
- Diện tích khu đất : 16.618 m2 - Diện tích xây dựng : 6.022
m2 - Tổng diện tích sàn : 17.542 m2
- Mật độ xây dựng khối đế: 36,2%
- Hệ số sử dụng đất: 0,97 lần - Tầng cao: 03 tầng - Số căn: 53 nhà - Dân số: 360 người
2/ Ô K3-CX1 và K3-CX2:
Có vị trí nằm phân tán xung quanh các ô quy hoạch ký hiệu K3-TT1 và K3-TT2 Ô
đất K3-CX1 khoảng 1184m2, ô đất K3-CX2 khoảng 1010m2 6.
Tổng mức đầu tư: 747.891.000.000 đồng
Bằng chữ: Bảy trăm bốn mươi bảy tỷ, tám trăm chín mươi mốt triệu đồng chẵn./. 7.
Thời gian thực hiện dự án:
Thời gian thực hiện các giai đoạn xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển nhân sự
của chủ đầu tư từ 2019 đến năm 2022. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án như sau:
* Công tác chuẩn bị đầu tư:
+ Từ tháng 02/2019 đến tháng 5/2019: Hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tổng mặt
bằng và phương án kiến trúc sơ bộ.
+ Từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019: Thực hiện triển khai lập dự án, thiết kế cơ sở,
thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
+ Đến tháng 10/2019: Hoàn thành phê duyệt thiết kế và công tác chuẩn bị khởi công.
* Công tác thực hiện đầu tư:
+ Chủ đầu tư: Từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2021 triển khai xây dựng và hoàn thiện toàn
bộ mặt đứng tất cả các công trình và cùng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ khu đất (đường giao
thông, cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật). Tháng 12/2021 hoàn thành xây dựng và bàn giao cho khách hàng
+ Khách hàng: Từ tháng 01/2022 nhận nhà hoàn thiện trong nhà và kế hoạch đến tháng
12/2022 dự án ổn định đưa vào sử dụng đồng bộ 8.2. KIẾN NGHỊ
Công ty TNHH Phát triển THT kính trình cấp có thẩm quyền Khu nhà ở thấp tầng tại các ô
quy hoạch ký hiệu K3 (K3-TT1, K3-TT2, K3-CX1, K3-CX2) thuộc Khu trung tâm khu đô
thị Tây Hồ Tây, quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội để được xem xét và
chấp thuận dự án, giúp cho Công ty có điều kiện thuận lợi triển khai dự án theo đúng tiến độ đã đề ra.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn . lOMoARcPSD| 38841209 PHẦN PHỤ LỤC
I- CHI TIẾT KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
II- CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN III- QUY HOẠCH
TỔNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209