Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp tại JW Marriott Hà Nội | Khoa Du Lịch | Trường Đại học Phenikaa

Ngày 16/10/2013, Tập đoàn khách sạn Marriott International đã chính thức giới thiệu khách sạn mang thương hiệu JW Marriott đầu tiên tại Hà Nội. Cùng với khách sạn Renaissance Riverside tại TP. Hồ Chí Minh, JW Marriott Hà Nội là khách sạn thứ hai của Marriott International tại Việt Nam. Kiến trúc của khách sạn dựa trên ý tưởng về những bờ biển thơ mộng của Việt Nam và cảm hứng từ hình ảnh “con rồng huyền thoại”. Dưới bàn tay tài hoa của kiến trúc sư người Mỹ - Carlos Zapata, tác giả thiết kế Tòa tháp tài chính Bitexco Financial Tower tại TP. Hồ Chí Minh, JW Marriott Hà Nội tựa hình dáng một con rồng đang cuộn mình bay lên trên bờ biển Đông. JW Marriott Hà Nội có kiến trúc độc đáo, riêng biệt không hề giống bất cứ một kiến trúc khách sạn nào trên thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu
trường Đại học PHENIKAA, thầy cô giáo và ban lãnh đạo Khoa Du lịch đã tạo điều
kiện cho sinh viên chúng em được tham gia trải nghiệm thực tế, thực tập trực tiếp với
ngành nghề tại khách sạn 5 sao. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đức
Thành, thầy Lê Quang Huy đã luôn sát cánh, đồng hành cùng chúng em trong suốt 2
tháng thực tập. Đây hội cũng như thách thức đầu tiên chúng em phải đối mặt,
từ đó chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất cho con đường hướng tới ngành dịch vụ
trong tương lai.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn tới cơ sở thực tập JW Marriott Hà Nội đã tạo
hội cho em được đến đây thực tập. Được làm việc tại đây, em đã điều kiện để
tiếp xúc trực tiếp, ứng dụng các kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình học tập
vào hoạt động thực tiễn.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới nhà hàng The Lounge bộ phận đã
đồng hành cùng em trong suốt 2 tháng vừa qua. Cảm ơn các anh, chị đã tận tình hướng
dẫn chúng em từ những việc nhỏ nhặt nhất, san sẻ trong công việc, nhờ có sự chỉ bảo
của các chị em đã thêm phần tự tin thực hiện những công việc trước đây
với em đó là con số 0. Ngoài ra, rất cảm ơn Loan và các bạn thực tập sinh tại trường
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Ngoại Thương, đã luôn những đồng đội đồng
hành kề vai sát cánh cùng nhau hỗ trợ trong công việc.
Một lần nữa, em xin cảm ơn tất cả mọi người đã tạo điều kiện tốt nhất
động lực to lớn cho em xuyên suốt kì thực tập này.
Em xin cam đoan những gì em viết trong bài báo cáo thực tập là những gì em
học tập, đúc kết trong quá trình thực tập tại bộ phận. Bài báo cáo này là của bản thân
em tự hoàn thành. Trong trường hợp phát hiện sao chép của bất cứ ai, em xin chịu mọi
trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 1
MỤC LỤC ................................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ............................................. 5
1.1. Tên cơ sở lưu trú ............................................................................................. 5
1.2. Địa chỉ ............................................................................................................... 8
1.3. Công ty quản lý ............................................................................................... 8
1.4. Thương hiệu ................................................................................................... 11
1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý .................................................................................... 12
1.6. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận ................................................................ 14
1.7. Các loại hình dịch vụ .................................................................................... 17
1.7.1. Dịch vụ lưu trú ............................................................................................ 17
1.7.2. Dịch vụ ăn uống .......................................................................................... 17
1.7.3. Dịch vụ MICE ............................................................................................. 22
1.7.4. Dịch vụ bổ sung ........................................................................................... 23
1.8. Mối quan hệ các loại hình dịch vụ khách sạn với các bộ phận có liên .... 23
quan ....................................................................................................................... 23
1.9. Các vị trí chức danh trong công việc ........................................................... 24
1.10. SOP (tiêu chuẩn để thực hiện công việc) của vị trí thực tập ................... 24
1.11. Quản trị rủi ro tại cơ sở lưu trú ................................................................. 31
1.12. Hoạt động kiểm soát chất lượng ................................................................ 32
CHƯƠNG 2: TIÊU CHUẨN DỊCH VỤ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP ..................... 33
2.1. Chuẩn mực về hình ảnh ................................................................................ 33
2.2. Chuẩn mực về giao tiếp ................................................................................ 37
2.3. Chuẩn mực về tác phong .............................................................................. 39
2.4. Định hướng xử lý và giải quyết vấn đề tồn đọng tại cơ sở thực tập ......... 40
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .................................................... 41
3.1. Mô tả công việc, nhiệm vụ được giao .......................................................... 41
3
3.2. Thực trạng tại cơ sở thực tập ....................................................................... 42
3.3. Đề xuất giải pháp sáng tạo có tính ứng dụng cho cơ sở thực tập ............. 43
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 44
4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Hình 1
Thiết kế của JW Marriott Hà Nội
Hình 2
Logo khách sạn JW Marriott Hà Nội
Hình 3
Phân loại thương hiệu Tập đoàn Marriott International
Sơ đồ 1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức JW Marriott Hà Nội
Hình 4
Hội đồng quản trị tập đoàn Bitexco
Hình 5
Thành viên ban điều hành khách sạn JW Marriott Hà
Nội
Bảng 1
Giá phòng tham khảo tại JW Marriott Hà Nội
Bảng 2
Các loại phòng họp – hội nghị tại JW Marriott Hà Nội
Hình 6
Tiêu chuẩn tóc với nữ giới
Hình 7
Tiêu chuẩn tóc với nam giới
5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Tên cơ sở lưu trú
Tên khách sạn: JW Marriott Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3833 5588
Fax: +84 24 3833 5599
Email: mhrs.hanjw.reservation@marriott.com
Ngày 16/10/2013, Tập đoàn khách sạn Marriott International đã chính thức
giới thiệu khách sạn mang thương hiệu JW Marriott đầu tiên tại Nội. Cùng với
khách sạn Renaissance Riverside tại TP. Hồ Chí Minh, JW Marriott Hà Nội là khách
sạn thứ hai của Marriott International tại Việt Nam.
Kiến trúc của khách sạn dựa trên ý tưởng về những bờ biển thơ mộng của Việt
Nam và cảm hứng từ hình ảnh “con rồng huyền thoại”. Dưới bàn tay tài hoa của kiến
trúc người Mỹ - Carlos Zapata, tác giả thiết kế a tháp tài chính Bitexco Financial
Tower tại TP. Hồ Chí Minh, JW Marriott Nội tựa hình dáng một con rồng đang
cuộn mình bay lên trên bờ biển Đông. JW Marriott Nội kiến trúc độc đáo, riêng
biệt không hề giống bất cứ một kiến trúc khách sạn nào trên thế giới.
Khách sạn kết cấu theo kiểu đường cong xoắn ốc với hình tượng hai con rồng
đang nằm uốn mình vào nhau tạo nên một kiến trúc kiệt tác có một không hai. Ngoài
ra khách sạn hướng về phía mặt hồ nước, biểu hiện cho sự hưng thịnh đất trời rộng
mở, kết hợp với khoảng sân vườn bên trong đầy màu xanh mát của thiên nhiên tạo
nên một dáng vẻ thanh thoát.
Hình 1. Thiết kế của JW Marriott Hà Nội
6
(Nguồn: JW Marriott Hà Nội)
Logo của khách sạn:
Hình 2. Logo khách sạn JW Marriott Hà Nội
(Nguồn: JW Marriott Hà Nội)
7
Điểu là hình ảnh quen thuộc trong nhiều câu chuyện thần thoại thế giới, linh
vật điểu sư được lựa chọn là biểu trưng cho thương hiệu JW Marriot. Sự kết hợp giữa
sức mạnh của sư tử và tầm nhìn của đại bàng điểm nhấn hoàn hảo cho tinh thần của
thương hiệu. Vượt trên sự tượng trưng, với ý nghĩa là người bảo vệ chu đáo và trung
thành nhất, điểu đại diện cho tính cách của người sáng lập tập đoàn J.Willard
Marriott, và là một tấm gương sáng về tinh thần phục vụ cho toàn bộ nhân viên.
Trong suốt quá trình hoạt động, JW Marriott Hà Nội đã nhận được những giải
thưởng danh giá nhờ vào sự vận hành chuyên nghiệp của mình. Gần đây nhất, một s
giải thưởng đã trao tặng cho khách sạn có thể kể đến như: Top 10 Khách sạn 5 sao do
Tổng cục Du lịch Việt Nam bình chọn (2019), Giải thưởng Phong cách sống sang
trọng - Khách sạn sang trọng nhất Việt Nam do Luxury Lifestyle Award (2019), Khách
sạn hàng đầu Việt Nam bởi VCCI (2020), Giải thưởng “Best of the Best for Best Fine
Dining” cho nhà hàng French Grill bởi Tripadvisor Travelers’ Choice
(2020), Giải thưởng “Best of the Best for Best Luxury” bởi Tripadvisor Travelers’
Choice (2020), Top 25 Khách sạn Châu Á từ Travelers' Choice Awards bởi
TripAdvisor (2021), Khách sạn số 1 Việt Nam từ Travelers' Choice Awards bởi
TripAdvisor (2021).
Tầm nhìn và sứ mệnh
JW Marriott có tầm nhìn trở thành khách sạn 5 sao uy tín cũng như có tên tuổi
đối với ngành kinh doanh khách sạn trong cả nước cũng như thị trường châu Á. Khách
sạn cũng theo đuổi sứ mệnh trở thành khách sạn MICE với không gian hội thảo chuyên
nghiệp, tiện lợi sẽ đem đến cho quý khách những trải nghiệm ấn tượng và phong phú.
Bên cạnh đó, khách sạn cũng đưa ra tiêu chí để đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng đối với JW Marriott Hà Nội dựa trên 3 tiêu chí:
Guest voice = GSS + ESS + Social media
Trong đó:
8
GSS (Guest Satisfaction Survey): đánh giá mức độ hài lòng của khách về các dịch
vụ của khách sạn như dịch vụ buồng phòng, nhà hàng,…
ESS (Event Satisfaction Survey): đánh giá mức độ hài lòng của khách về các sự
kiện, hội thảo.
Social media: đánh giá mức độ hài lòng của khách thông qua các trang mạng xã hội
(Facebook, Tripadvisor,…).
1.2. Địa chỉ
Khách sạn JW Marriott hiện nay một khách sạn quy lớn nhất của
thành phố Hà Nội, vị trí địa lý rất thuận lợi nằm trong tổ hợp công trình Trung tâm
Hội nghị Quốc gia và Hội trường Ba Đình (mới) tại số 8 đường Đỗ Đức Dục, Mễ Trì,
Nội. Cho dù thực khách khách du lịch hay đi công tác, JW Marriott Hà Nội luôn
là sự lựa chọn tuyệt vời để nghỉ lại khi đến thành phố Hà Nội. Nằm ở vị trí cách sân
bay quốc tế Nội Bài 27 km và chỉ cách khu trung tâm Hà Nội 30 phút đi xe. Như một
thiên đường nghỉ dưỡng thư giãn, khách sạn 5 sao duy nhất nằm liền kề với
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
1.3. Công ty quản lý
JW Marriott Nội thuộc sự quản của Marriott International Tập đoàn
khách sạn đa quốc gia của Mỹ, sở hữu chuỗi hơn 8000 khách sạn lớn nhất trên thế
giới với hơn 30 thương hiệu, gần 1.500.000 phòng tại 139 quốc gia và các vùng lãnh
thổ tính đến 2023.
Công ty có trụ sở chính tại Bethesda, Maryland, Mỹ, được thành lập năm 1927
bởi J. Willard Marriott và vợ của ông Alice Marriott. Chủ tịch điều hành của công
ty hiện là con trai của họ, Bill Marriott gia đình Marriott vẫn giữ phần lớn quyền
sở hữu công ty. Sau thương vụ thâu tóm Starwood thành công với trị giá 12,2 tỷ USD,
tập đoàn Marriott International chính thức trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới.
Lịch sử hình thành và phát triển
9
John Willard Marriott, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1900, sáng lập Marriott
International. Năm 1927, ông mở quán nước giải khát A&W đầu tiên. Năm 1957,
khách sạn Twin Bridges Marriott Motor ra đời. Marriott phát triển với các thương hiệu
như Courtyard (1983) và Autograph Collection (2009). Năm 2015, Marriott mua lại
Starwood Hotels, trở thành tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới. Năm 2021, Anthony
Capuano trở thành CEO sau khi Arne Sorenson qua đời. Năm 2022, Marriott khánh
thành trụ sở mới tại Bethesda, Maryland.
Giá trị cốt lõi
Đặt con người lên hàng đầu (Put people first): Theo Marriott, tất cả nhân viên
tại đây đều có quan niệm coi trọng và quan tâm các cộng sự của họ để từ đó sự quan
tâm được phát triển thành sự tận tâm chăm lo cho khách hàng. Ban lãnh đạo tại khách
sạn luôn tạo cơ hội phát triển và thành công trong công việc cho tất cả các nhân viên.
Như John Willard Marriott (người sáng lập tập đoàn Marriott International) đã từng
nói: “Công việc kinh doanh liên quan đến con người nhiều hơn là dịch vụ, và nếu bạn
đối xử với nhân viên tử tế, họ sẽ vui vẻ phục vụ khách một cách chu đáo. Nếu nhân
viên cảm thấy không hài lòng hay căng thẳng, chính khách hàng sẽ người cảm nhận
hậu quả”.
Theo đuổi sự xuất sắc (Pursue Excellence): Giá trị trên thể hiện sự tận tâm của
toàn bộ nhân viên khách sạn đối với khách hàng trong tất cả những gì được cung cấp.
Marriott tự hào đem đến những dịch vụ hoàn hảo, chu đáo mọi lúc mọi nơi.
Phục vụ cộng đồng (Serve Our World): Tinh thần phục vụ là yếu tố khiến giao
tiếp công việc kinh doanh vững mạnh. Tại Marriott, các thành viên luôn cố gắng
phục vụ và hỗ trợ cộng đồng nơi họ đang sống và làm việc. “Tinh thần phục vụ” làm
cho tập thể lớn mạnh hơn. Marriott International tập trung vào năm vấn đề chính của
hội toàn cầu bao gồm: xóa đói giảm nghèo, các vấn đề môi trường, phát triển lực
lượng lao động cho cộng đồng, các phúc lợi cho trẻ em và sự đa dạng tính hội nhập
toàn cầu.
10
Hành động liêm chính (Act With Integrity): “Cách chúng ta tiến hành hoạt động
kinh doanh cũng quan trọng như việc kinh doanh chúng ta làm”. Tuân thủ các quy
định tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý là tôn chỉ cũng như cách thức kinh doanh của tập
đoàn. Đối với cách thức trên, Marriott International luôn cam kết giữ lập trường quan
điểm. Hành động tuân thủ các quy định tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý được thể hiện
thông qua các ứng xử hàng ngày, các chính sách cho nhân viên của công ty, chính
sách cho các bên liên quan, các chương trình hoạt động môi trường. Tập đoàn cam
kết tuân thủ các quy định về nhân quyền và là tổ chức kinh doanh có trách nhiệm với
xã hội.
Khuyến khích thay đổi ( Embrace Change): “Thành công không bao giờ
điểm dừng”. Yếu tố đổi mới luôn một phần của lịch sử Marriott. Tập đoàn luôn
thách thức hiện trạng dự báo nhu cầu thay đổi của khách hàng với thương hiệu mới,
địa điểm mới trên toàn cầu và cung cấp những trải nghiệm mới cho khách hàng.
Tầm nhìn
“Build the most loyal and valuable travel community by serving and
welcoming all” Xây dựng cộng đồng du lịch trung thành giá trị nhất bằng cách
phục vụ và chào đón tất cả mọi người.
Mục đích
“Connecting people through the power of travel” Kết nối mọi người thông
qua sức mạnh của du lịch.
Những thương hiệu nằm dưới sự sở hữu của tập đoàn Marriott
International
Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Marriott International đang sở hữu
vận hành hơn 30 thương hiệu khách sạn khu căn hộ lưu trú dài hạn trên toàn thế
giới. Các thương hiệu được phân theo các hạng mục là Luxury, Premium, Select dựa
trên hai phân cấp cơ bản do công ty đề ra là Classic và Distinctive.
11
Hình 3. Phân loại thương hiệu Tập đoàn Marriott International
(Nguồn: Marriott International)
1.4. Thương hiệu
JW Marriott thương hiệu khách sạn cao cấp của Marriott International, mang
tên nhà sáng lập John Willard Marriott. Thương hiệu này cung cấp dịch vụ sang trọng
và đẳng cấp tại các địa điểm chiến lược toàn cầu. Các khách sạn JW Marriott nổi bật
với thiết kế hiện đại, tinh tế, và dịch vụ vượt trội, bao gồm nhà hàng cao cấp, spa, và
các tiện ích đa dạng, nhằm mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp cho khách
hàng.
Giá trị thương hiệu
Ấm áp (Warm): Lấy cảm hứng từ chính tên gọi của thương hiệu, JW Marriott
luôn chào đón khách hàng một cách chân thành. Nơi không gian, dịch vụ trải
nghiệm của chúng ta mang đến một cảm giác sâu lắng với ý nghĩa “tất cả đều tuyệt
vời”.
Tận tâm (Intentional): JW Marriott luôn thấu hiểu sự ảnh hưởng của mình tới
thế giới và những người xung quanh. Thiết kế của thương hiệu thể hiện sự sâu sắc và
12
dịch vụ của khách sạn thật chu đáo trực giác, không bao giờ nặng nề hay mang
tính xâm phạm.
Tự nhiên (Natural): Không gian của JW Marriott được truyền cảm hứng bởi
nét đẹp đơn thuần của thế giới tự nhiên. Thoải mái với vẻ ngoài của bản thân, luôn
chân thành và thật tâm với chính mình.
Nâng tầm (Uplifting): JW Marriott luôn mang lại cho khách hàng những nguồn
năng lượng tươi vui chỉ thể tạo dựng từ việc hiện diện trọn vẹn, cân bằng
tràn đầy sức sống.
Bản sắc thương hiệu
Sâu sắc Hiện diện (Be Mindful & Present): Khách hàng của của JW những người
sâu sắc và hoàn thiện, họ là những người có nhận thức sâu sắc về bản thân cũng như
các mối quan hệ của mình với thế giới xung quanh, họ theo đuổi các trải nghiệm giúp
bản thân được hiện diện, xây dựng các mối quan hệ và đem lại sức sống mới cho tâm
trí, cơ thể và tinh thần.
Nuôi dưỡng tâm hồn (Nourish the Soul)
Come together (Chung vui)
1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý
Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức JW Marriott Hà Nội
(Nguồn: Phòng Nhân sự JW Marriott Hà Nội)
Hình 4. Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bitexco
13
(Nguồn: Phòng Nhân sự JW Marriott Hà Nội)
Hình 5. Thành viên ban điều hành khách sạn JW Marriott Hà Nội
14
(Nguồn: Phòng Nhân sự JW Marriott Hà Nội)
1.6. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
Tiền sảnh
Chức năng: bộ phận chính trong khách sạn, tiếp c trực tiếp với khách hàng,
cầu nối giữa khách hàng, nhà cung cấp đối tác. Đây cũng trợ thủ đắc lực của
quản trong việc góp ý về tình hình khách sạn, nhu cầu thị trường, thị hiếu khách
hàng,…giúp ban giám đốc tìm ra xu hướng khách hàng trong tương lai, kế hoạch
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho khách sạn.
Nhiệm vụ: Phụ trách các vấn đề về thủ tục lưu trú cho khách từ nhận, trả phòng, dịch
vụ vận chuyển trong nội vi khách sạn, cuộc gọi báo thức, dịch vụ hành lý, giải đáp
thắc mắc khách hàng. Đây là nơi chịu trách nhiệm về thông tin khách hàng, kiểm soát
và thanh toán các chi phí của khách trong khách sạn.
Buồng phòng
15
Chức năng: Là bộ phận chịu trách nhiệm về vệ sinh tại mọi khu vực của khách sạn từ
phòng khách tới các khu vực công cộng, trong và ngoài phòng. Đây cũng là bộ phận
phối hợp chặt chẽ với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng.
Thông thường buồng phòng chia làm các nhóm nhân viên buồng, nhân viên vệ sinh
công cộng, nhân viên cắm hoa, nhân viên giặt là.
Nhiệm vụ: Chuẩn bị phòng, đảm bảo phòng sạch, vệ sinh hàng ngày buồng, khu vực
tiền sảnh, khu vực công cộng, kiểm tra tình trạng phòng, các thiết bị, dụng cụ, sản
phẩm khác trong khi làm vệ sinh, báo cho bộ phận tiền sảnh các vấn đề liên quan,
nhận thông tin từ bộ phận tiền sảnh khi phát sinh thông tin.
Ẩm thực
Chức năng: Phục vụ và cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng.
Nhiệm vụ: Lưu thông, và tổ chức phục vụ các dịch vụ ăn uống cho khách trong khách
sạn, bao gồm tiệc, hội nghị hội thảo, dịch vụ trên phòng.
Bếp
Chức năng: Chế biến thức ăn, đồ uống cho khách hàng.
Nhiệm vụ: Nhập và chế biến thực phẩm được phục vụ tại các nơi trong khách sạn.
Gym/ Spa
Chức năng: Gia tăng doanh thu cho khách sạn, tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng
trong thời gian lưu trú.
Nhiệm vụ: Cung cấp dịch vụ làm đẹp, các hoạt động thể thao
Kĩ thuật
Chức năng: Quản lý, giám sát các trang thiết bị trong khách sạn, đảm bảo vận hành.
Nhiệm vụ: Sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản trong khách sạn, từ vật dụng trong phòng
khách, khu vực công cộng, các hệ thống máy, trang thiết bị cung cấp năng lượng.
16
Kinh doanh
Chức năng: Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, thu hút quảng khách sạn,
thu hút những khách hàng tiềm năng. Bộ phận các mảng công việc như Sales, quản
lý doanh thu (Revenue), Marketing.
Nhiệm vụ: Quảng hình ảnh, bán sản phẩm/dịch vụ của khách sạn ra ngoài thị trường.
Hành chính nhân sự
Chức năng: Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho toàn bộ các bộ phận.
Nhiệm vụ: Thực hiện công tác đào tạo nhân sự, lập bảng tính lương, các chế độ cho
nhân viên.
Kế toán
Chức năng: Theo dõi, quản lý báo cáo thu, chi, công nợ; quyết định về các chiến lược
về tài chính; tìm nguồn vốn cho khách sạn.
Nhiệm vụ: Lập chứng từ hình thành và sử dụng vốn, xác định kết quả kinh doanh của
từng bộ phận và toàn khách sạn, lập báo cáo tài chính theo thàng, quý, năm, giám sát
thu, chi.
An ninh
Chức năng: Đảm bảo an ninh an toàn trong và ngoài khách sạn
Nhiệm vụ: Tuần tra, canh gác theo ca, điều phối, hướng dẫn công tác cứu hộ, cứu nạn
tại cơ sở.
Công nghệ thông tin
Chức năng: Quản lý công nghệ thông tin trong khách sạn
Nhiệm vụ: Quản lý vận hành hệ thống máy tính, mạng internet,…hỗ trợ nhân viên và
khách lưu trú các vấn đề công nghệ thông tin.
17
1.7. Các loại hình dịch vụ
1.7.1. Dịch vụ lưu trú
Khách sạn 450 phòng, trong đó 394 phòng sang trọng với diện tích 48m², 53 phòng
cao cấp, 2 phòng Chủ tịch và 1 phòng Tổng thống. Ngoài ra có tổng cộng 271 phòng
giường King (bao gồm phòng cao cấp) và 179 phòng giường đôi.
Bảng 1. Giá phòng tham khảo JW Marriott Hà Nội
STT
Hạng phòng
Giá tham khảo (VNĐ)
1
Deluxe City View
4.500.000 – 5.500.000
2
Deluxe Lake View
4.800.000 – 6.000.000
3
Executive City View
6.000.000 – 6.800.000
4
Executive Lake View
6.900.000 – 7.100.000
5
Deluxe Suite
7.000.000 – 8.000.000
6
Executive Suite City View
9.000.000 – 10.000.000
7
Executive Suite Lake View
11.000.000 – 12.000.000
8
Grand Suite
19.000.000 – 20.000.000
9
Chairman Suite
140.000.000 – 158.000.000
10
Presidential Suite
165.000.000 – 170.000.000
(Nguồn: Bộ phận Lễ tân JW Marriott Hà Nội)
1.7.2. Dịch vụ ăn uống
JW Marriott Nội tất cả 9 nhà hàng & bar đến từ nhiều nền văn hóa ẩm
thực khác nhau trên thế giới mang lại nhiều sự lựa chọn cho thực khách (Trung Quốc,
Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Địa Trung Hải, Việt Nam).
1.7.2.1. JW Café
Tọa lạc tại tầng G của khách sạn JW Marriott Hà Nội.
Thời gian mở cửa:
18
Bữa sáng:
Thứ 2 – Thứ 6: 5:45am – 10:00am
Thứ 7 – Chủ nhật: 5:45am – 10:30am
Bữa trưa:
Thứ 2 – Thứ 6: 11:30am – 2:30pm
Thứ 7: 12:00pm – 2:30pm Chủ nhật
brunch: 12:00pm – 3:00pm Bữa tối:
Thứ 2 – Chủ nhật: 6:00pm – 9:30pm
Menu A la carte: 6:00am – 9:30pm
JW Café có sức chứa 244 khách với khung cảnh nhìn ra hồ, là nhà hàng buffet và a la
carte với đa dạng ẩm thực các nước, bao gồm năm quầy ăn tự chọn mang đến các món
ăn chính thống, nguyên bản từ 5 vùng khác nhau trên thế giới Việt, Nhật, Hàn, Trung
đồ Âu. Nhà hàng JW Café hiện đang xếp thứ 2/2395 nhà hàng tại Nội với 4447
đánh giá.
1.7.2.2. Kumihimo
Tọa lạc tại tầng L của khách sạn
Thời gian mở cửa:
Bữa trưa (Thứ 7 – Chủ nhật): 11:30am – 2:30pm
Bữa tối (Thứ 2 – Chủ nhật): 5:30pm – 9:30pm
Quầy bar và sân thượng (bar&terrace) (Thứ 2 – Chủ nhật): 5:30pm – 11:00pm
Live music ( Thứ 5 – Thứ 7): 9:00pm – đêm muộn
Nhà hàng Nhật mang phong cách hiện đại với thực đơn a la carteset menu. Cái tên
Kumihimo xuất phát từ hình ảnh chiếc vòng tay truyền thống ‘Kumihimo’ gồm nhiều
19
sợ dây mảnh được đan tinh tế, tượng trưng cho sự tự tin, mạnh mẽ vững bền,
nhà hàng tin rằng ‘ẩm thực có sức mạnh kết nối con người’. Đây cũng là cách mà đội
ngũ đầu bếp Bếp trưởng James, Bếp trưởng Tanaka, Quản lý nhà hàng Liên Phạm đã
đồng hành cùng nhau trong suốt 5 năm qua. Nhà hàng có 1 sảnh chính và 6 phòng ăn
riêng. Theo Tripadvisor, hiện tại nhà hàng đang xếp thứ 51/2395 nhà hàng tại Hà Nội
với 105 đánh giá.
1.7.2.3. John Anthony Cantonese Grill & Dim Sum
Tọa lạc tại tầng L của khách sạn và thực đơn theo dạng a la carte
Thời gian mở cửa:
Bữa trưa:
Thứ 2 Thứ 6: 11:30am – 2:00pm Thứ
7 – Chủ nhật: 11:30am – 2:30pm
Bữa tối:
Hàng ngày: 5:30pm – 9:00pm
Nhà hàng lấy cảm hứng từ những chuyến hành trình bất tận từ Phương Đông sang
Phương Tây, John Anthony Cantonese Grill & Dim Sum nhà hàng Quảng Đông
mang hơi thở ẩm thực đương đại được đặt tên theo người Trung Quốc nhập tịch
đầu tiên tại Anh Quốc vào năm 1805. Bếp trưởng Wong Chi Ming cùng tuyệt kĩ ẩm
thực của mình đã đem đến một làn gió mới cho những món ăn Quảng Châu truyền
thống như Dim Sum, thịt nướng than củi hay những món ăn hải sản tươi sống. Ngoài
ra, đây cũng nhà hàng đầu tiên tại Nội nướng củi chuyên dụng cho món
vịt quay Bắc Kinh. Nhà hàng được thiết kế với tầm nhìn ra hồ với ban công với 5
phòng ăn riêng và nhà hàng sức chứa khoảng 134 khách. Hiện tại nhà hàng đang
xếp hạng thứ 34/2395 các nhà hàng tại Hà Nội với 367 đánh giá trên Tripadvisor.
20
1.7.2.4. French Grill
Tọa lạc tại tầng L khách sạn và thực đơn theo a la carte và set menu
Thời gian mở cửa:
Bữa tối: 6:00pm – 10:30pm
Bữa trưa Chủ nhật – Théâtre à la table: 11:30pm – 2:30pm
Đây một trong những nhà hàng Bếp mở (Open Kitchen) lớn nhất hiếm hoi tại
Nội, tại đây thực khách có thể trực tiếp chiêm ngưỡng các đầu bếp của nhà hàng
chế biến món ăn. Được chèo lái bởi bếp trưởng Jean - Francois Nulli, người mà tình
yêu với các món ăn ngon được khơi nguồn từ những ngày thơ khi còn quê nhà
tại Saint - Raphael, Pháp, trong căn bếp với những nguyên liệu địa phương tươi ngon
bậc nhất. Nhà hàng được thiết kế 92 chỗ ngồi với 2 phòng riêng và quầy hải sản tươi.
Bữa trưa chủ nhật - Théâtre à la table đượcl lấy cảm hứng từ phong cách phục vụ
truyền thống của những nhà hàng Pháp, món ăn sẽ được chuẩn bị trước mắt thực
khách tựa như một buổi trình diễn nghệ thuật đầy đủ sắc hương – vị. Hiện tại, nhà
hàng đang xếp thứ 50/2395 nhà hàng tại Hà Nội với 1343 đánh giá trên Tripadvisor.
1.7.2.5. Rendezvous Champagne Bar
Một góc nhỏ thuộc nhà hàng French Grill, tại đây khách hàng thể thưởng thức
những chai vang sủi lâu đời từ các hãng rượu nổi tiếng cùng với đó là món trứng
tầm – một món ăn vô cùng đẳng cấp trên bản đồ ẩm thực thế giới.
1.7.2.6. The Lounge
Tọa lạc tại tầng L, nơi đây phục vụ theo thực đơn a la carte với các món ăn quốc tế
lẫn ẩm thực Việt Nam và các loại trà, cà phê đặc trưng.
Thời gian phục vụ:
7:00am – 10:30pm (đồ ăn bắt đầu từ 8:00am)
Trà chiều: 2:00pm – 5:00pm
| 1/45

Preview text:

1 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu
trường Đại học PHENIKAA, thầy cô giáo và ban lãnh đạo Khoa Du lịch đã tạo điều
kiện cho sinh viên chúng em được tham gia trải nghiệm thực tế, thực tập trực tiếp với
ngành nghề tại khách sạn 5 sao. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đức
Thành, thầy Lê Quang Huy đã luôn sát cánh, đồng hành cùng chúng em trong suốt 2
tháng thực tập. Đây là cơ hội cũng như thách thức đầu tiên mà chúng em phải đối mặt,
từ đó chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất cho con đường hướng tới ngành dịch vụ trong tương lai.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn tới cơ sở thực tập JW Marriott Hà Nội đã tạo
cơ hội cho em được đến đây thực tập. Được làm việc tại đây, em đã có điều kiện để
tiếp xúc trực tiếp, ứng dụng các kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình học tập
vào hoạt động thực tiễn.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới nhà hàng The Lounge – bộ phận đã
đồng hành cùng em trong suốt 2 tháng vừa qua. Cảm ơn các anh, chị đã tận tình hướng
dẫn chúng em từ những việc nhỏ nhặt nhất, san sẻ trong công việc, nhờ có sự chỉ bảo
của các chị mà em đã có thêm phần tự tin thực hiện những công việc mà trước đây
với em đó là con số 0. Ngoài ra, rất cảm ơn Loan và các bạn thực tập sinh tại trường
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Ngoại Thương, đã luôn là những đồng đội đồng
hành kề vai sát cánh cùng nhau hỗ trợ trong công việc.
Một lần nữa, em xin cảm ơn tất cả mọi người đã tạo điều kiện tốt nhất và là
động lực to lớn cho em xuyên suốt kì thực tập này.
Em xin cam đoan những gì em viết trong bài báo cáo thực tập là những gì em
học tập, đúc kết trong quá trình thực tập tại bộ phận. Bài báo cáo này là của bản thân
em tự hoàn thành. Trong trường hợp phát hiện sao chép của bất cứ ai, em xin chịu mọi trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn ! 2 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 1
MỤC LỤC ................................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ............................................. 5
1.1. Tên cơ sở lưu trú ............................................................................................. 5
1.2. Địa chỉ ............................................................................................................... 8
1.3. Công ty quản lý ............................................................................................... 8
1.4. Thương hiệu ................................................................................................... 11
1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý .................................................................................... 12
1.6. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận ................................................................ 14
1.7. Các loại hình dịch vụ .................................................................................... 17
1.7.1. Dịch vụ lưu trú ............................................................................................ 17
1.7.2. Dịch vụ ăn uống .......................................................................................... 17
1.7.3. Dịch vụ MICE ............................................................................................. 22
1.7.4. Dịch vụ bổ sung ........................................................................................... 23
1.8. Mối quan hệ các loại hình dịch vụ khách sạn với các bộ phận có liên .... 23
quan ....................................................................................................................... 23
1.9. Các vị trí chức danh trong công việc ........................................................... 24
1.10. SOP (tiêu chuẩn để thực hiện công việc) của vị trí thực tập ................... 24
1.11. Quản trị rủi ro tại cơ sở lưu trú ................................................................. 31
1.12. Hoạt động kiểm soát chất lượng ................................................................ 32
CHƯƠNG 2: TIÊU CHUẨN DỊCH VỤ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP ..................... 33
2.1. Chuẩn mực về hình ảnh ................................................................................ 33
2.2. Chuẩn mực về giao tiếp ................................................................................ 37
2.3. Chuẩn mực về tác phong .............................................................................. 39
2.4. Định hướng xử lý và giải quyết vấn đề tồn đọng tại cơ sở thực tập ......... 40
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .................................................... 41
3.1. Mô tả công việc, nhiệm vụ được giao .......................................................... 41 3
3.2. Thực trạng tại cơ sở thực tập ....................................................................... 42
3.3. Đề xuất giải pháp sáng tạo có tính ứng dụng cho cơ sở thực tập ............. 43
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 44 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Hình 1
Thiết kế của JW Marriott Hà Nội Hình 2
Logo khách sạn JW Marriott Hà Nội Hình 3
Phân loại thương hiệu Tập đoàn Marriott International Sơ đồ 1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức JW Marriott Hà Nội Hình 4
Hội đồng quản trị tập đoàn Bitexco Hình 5
Thành viên ban điều hành khách sạn JW Marriott Hà Nội Bảng 1
Giá phòng tham khảo tại JW Marriott Hà Nội Bảng 2
Các loại phòng họp – hội nghị tại JW Marriott Hà Nội Hình 6
Tiêu chuẩn tóc với nữ giới Hình 7
Tiêu chuẩn tóc với nam giới 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Tên cơ sở lưu trú
Tên khách sạn: JW Marriott Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3833 5588 Fax: +84 24 3833 5599
Email: mhrs.hanjw.reservation@marriott.com
Ngày 16/10/2013, Tập đoàn khách sạn Marriott International đã chính thức
giới thiệu khách sạn mang thương hiệu JW Marriott đầu tiên tại Hà Nội. Cùng với
khách sạn Renaissance Riverside tại TP. Hồ Chí Minh, JW Marriott Hà Nội là khách
sạn thứ hai của Marriott International tại Việt Nam.
Kiến trúc của khách sạn dựa trên ý tưởng về những bờ biển thơ mộng của Việt
Nam và cảm hứng từ hình ảnh “con rồng huyền thoại”. Dưới bàn tay tài hoa của kiến
trúc sư người Mỹ - Carlos Zapata, tác giả thiết kế Tòa tháp tài chính Bitexco Financial
Tower tại TP. Hồ Chí Minh, JW Marriott Hà Nội tựa hình dáng một con rồng đang
cuộn mình bay lên trên bờ biển Đông. JW Marriott Hà Nội có kiến trúc độc đáo, riêng
biệt không hề giống bất cứ một kiến trúc khách sạn nào trên thế giới.
Khách sạn kết cấu theo kiểu đường cong xoắn ốc với hình tượng hai con rồng
đang nằm uốn mình vào nhau tạo nên một kiến trúc kiệt tác có một không hai. Ngoài
ra khách sạn hướng về phía mặt hồ nước, biểu hiện cho sự hưng thịnh đất trời rộng
mở, kết hợp với khoảng sân vườn bên trong đầy màu xanh mát của thiên nhiên tạo
nên một dáng vẻ thanh thoát.
Hình 1. Thiết kế của JW Marriott Hà Nội 6
(Nguồn: JW Marriott Hà Nội) Logo của khách sạn:
Hình 2. Logo khách sạn JW Marriott Hà Nội
(Nguồn: JW Marriott Hà Nội) 7
Điểu sư là hình ảnh quen thuộc trong nhiều câu chuyện thần thoại thế giới, linh
vật điểu sư được lựa chọn là biểu trưng cho thương hiệu JW Marriot. Sự kết hợp giữa
sức mạnh của sư tử và tầm nhìn của đại bàng là điểm nhấn hoàn hảo cho tinh thần của
thương hiệu. Vượt trên sự tượng trưng, với ý nghĩa là người bảo vệ chu đáo và trung
thành nhất, điểu sư đại diện cho tính cách của người sáng lập tập đoàn J.Willard
Marriott, và là một tấm gương sáng về tinh thần phục vụ cho toàn bộ nhân viên.
Trong suốt quá trình hoạt động, JW Marriott Hà Nội đã nhận được những giải
thưởng danh giá nhờ vào sự vận hành chuyên nghiệp của mình. Gần đây nhất, một số
giải thưởng đã trao tặng cho khách sạn có thể kể đến như: Top 10 Khách sạn 5 sao do
Tổng cục Du lịch Việt Nam bình chọn (2019), Giải thưởng Phong cách sống sang
trọng - Khách sạn sang trọng nhất Việt Nam do Luxury Lifestyle Award (2019), Khách
sạn hàng đầu Việt Nam bởi VCCI (2020), Giải thưởng “Best of the Best for Best Fine
Dining” cho nhà hàng French Grill bởi Tripadvisor Travelers’ Choice
(2020), Giải thưởng “Best of the Best for Best Luxury” bởi Tripadvisor Travelers’
Choice (2020), Top 25 Khách sạn ở Châu Á từ Travelers' Choice Awards bởi
TripAdvisor (2021), Khách sạn số 1 Việt Nam từ Travelers' Choice Awards bởi TripAdvisor (2021). Tầm nhìn và sứ mệnh
JW Marriott có tầm nhìn trở thành khách sạn 5 sao uy tín cũng như có tên tuổi
đối với ngành kinh doanh khách sạn trong cả nước cũng như thị trường châu Á. Khách
sạn cũng theo đuổi sứ mệnh trở thành khách sạn MICE với không gian hội thảo chuyên
nghiệp, tiện lợi sẽ đem đến cho quý khách những trải nghiệm ấn tượng và phong phú.
Bên cạnh đó, khách sạn cũng đưa ra tiêu chí để đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng đối với JW Marriott Hà Nội dựa trên 3 tiêu chí:
Guest voice = GSS + ESS + Social media Trong đó: 8
GSS (Guest Satisfaction Survey): đánh giá mức độ hài lòng của khách về các dịch
vụ của khách sạn như dịch vụ buồng phòng, nhà hàng,…
ESS (Event Satisfaction Survey): đánh giá mức độ hài lòng của khách về các sự kiện, hội thảo.
Social media: đánh giá mức độ hài lòng của khách thông qua các trang mạng xã hội (Facebook, Tripadvisor,…). 1.2. Địa chỉ
Khách sạn JW Marriott hiện nay là một khách sạn có quy mô lớn nhất của
thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý rất thuận lợi nằm trong tổ hợp công trình Trung tâm
Hội nghị Quốc gia và Hội trường Ba Đình (mới) tại số 8 đường Đỗ Đức Dục, Mễ Trì,
Hà Nội. Cho dù thực khách là khách du lịch hay đi công tác, JW Marriott Hà Nội luôn
là sự lựa chọn tuyệt vời để nghỉ lại khi đến thành phố Hà Nội. Nằm ở vị trí cách sân
bay quốc tế Nội Bài 27 km và chỉ cách khu trung tâm Hà Nội 30 phút đi xe. Như một
thiên đường nghỉ dưỡng và thư giãn, là khách sạn 5 sao duy nhất nằm liền kề với
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
1.3. Công ty quản lý
JW Marriott Hà Nội thuộc sự quản lý của Marriott International – Tập đoàn
khách sạn đa quốc gia của Mỹ, sở hữu chuỗi hơn 8000 khách sạn lớn nhất trên thế
giới với hơn 30 thương hiệu, gần 1.500.000 phòng tại 139 quốc gia và các vùng lãnh thổ tính đến 2023.
Công ty có trụ sở chính tại Bethesda, Maryland, Mỹ, được thành lập năm 1927
bởi J. Willard Marriott và vợ của ông là Alice Marriott. Chủ tịch điều hành của công
ty hiện là con trai của họ, Bill Marriott và gia đình Marriott vẫn giữ phần lớn quyền
sở hữu công ty. Sau thương vụ thâu tóm Starwood thành công với trị giá 12,2 tỷ USD,
tập đoàn Marriott International chính thức trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới.
• Lịch sử hình thành và phát triển 9
John Willard Marriott, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1900, sáng lập Marriott
International. Năm 1927, ông mở quán nước giải khát A&W đầu tiên. Năm 1957,
khách sạn Twin Bridges Marriott Motor ra đời. Marriott phát triển với các thương hiệu
như Courtyard (1983) và Autograph Collection (2009). Năm 2015, Marriott mua lại
Starwood Hotels, trở thành tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới. Năm 2021, Anthony
Capuano trở thành CEO sau khi Arne Sorenson qua đời. Năm 2022, Marriott khánh
thành trụ sở mới tại Bethesda, Maryland. • Giá trị cốt lõi
Đặt con người lên hàng đầu (Put people first): Theo Marriott, tất cả nhân viên
tại đây đều có quan niệm coi trọng và quan tâm các cộng sự của họ để từ đó sự quan
tâm được phát triển thành sự tận tâm chăm lo cho khách hàng. Ban lãnh đạo tại khách
sạn luôn tạo cơ hội phát triển và thành công trong công việc cho tất cả các nhân viên.
Như John Willard Marriott (người sáng lập tập đoàn Marriott International) đã từng
nói: “Công việc kinh doanh liên quan đến con người nhiều hơn là dịch vụ, và nếu bạn
đối xử với nhân viên tử tế, họ sẽ vui vẻ phục vụ khách một cách chu đáo. Nếu nhân
viên cảm thấy không hài lòng hay căng thẳng, chính khách hàng sẽ là người cảm nhận hậu quả”.
Theo đuổi sự xuất sắc (Pursue Excellence): Giá trị trên thể hiện sự tận tâm của
toàn bộ nhân viên khách sạn đối với khách hàng trong tất cả những gì được cung cấp.
Marriott tự hào đem đến những dịch vụ hoàn hảo, chu đáo mọi lúc mọi nơi.
Phục vụ cộng đồng (Serve Our World): Tinh thần phục vụ là yếu tố khiến giao
tiếp và công việc kinh doanh vững mạnh. Tại Marriott, các thành viên luôn cố gắng
phục vụ và hỗ trợ cộng đồng nơi họ đang sống và làm việc. “Tinh thần phục vụ” làm
cho tập thể lớn mạnh hơn. Marriott International tập trung vào năm vấn đề chính của
xã hội toàn cầu bao gồm: xóa đói giảm nghèo, các vấn đề môi trường, phát triển lực
lượng lao động cho cộng đồng, các phúc lợi cho trẻ em và sự đa dạng và tính hội nhập toàn cầu. 10
Hành động liêm chính (Act With Integrity): “Cách chúng ta tiến hành hoạt động
kinh doanh cũng quan trọng như việc kinh doanh chúng ta làm”. Tuân thủ các quy
định tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý là tôn chỉ cũng như cách thức kinh doanh của tập
đoàn. Đối với cách thức trên, Marriott International luôn cam kết giữ lập trường quan
điểm. Hành động tuân thủ các quy định tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý được thể hiện
thông qua các ứng xử hàng ngày, các chính sách cho nhân viên của công ty, chính
sách cho các bên liên quan, các chương trình và hoạt động môi trường. Tập đoàn cam
kết tuân thủ các quy định về nhân quyền và là tổ chức kinh doanh có trách nhiệm với xã hội.
Khuyến khích thay đổi ( Embrace Change): “Thành công không bao giờ có
điểm dừng”. Yếu tố đổi mới luôn là một phần của lịch sử Marriott. Tập đoàn luôn
thách thức hiện trạng và dự báo nhu cầu thay đổi của khách hàng với thương hiệu mới,
địa điểm mới trên toàn cầu và cung cấp những trải nghiệm mới cho khách hàng. • Tầm nhìn
“Build the most loyal and valuable travel community by serving and
welcoming all” – Xây dựng cộng đồng du lịch trung thành và giá trị nhất bằng cách
phục vụ và chào đón tất cả mọi người. • Mục đích
“Connecting people through the power of travel” – Kết nối mọi người thông
qua sức mạnh của du lịch.
• Những thương hiệu nằm dưới sự sở hữu của tập đoàn Marriott International
Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Marriott International đang sở hữu và
vận hành hơn 30 thương hiệu khách sạn và khu căn hộ lưu trú dài hạn trên toàn thế
giới. Các thương hiệu được phân theo các hạng mục là Luxury, Premium, Select dựa
trên hai phân cấp cơ bản do công ty đề ra là Classic và Distinctive. 11
Hình 3. Phân loại thương hiệu Tập đoàn Marriott International
(Nguồn: Marriott International) 1.4. Thương hiệu
JW Marriott là thương hiệu khách sạn cao cấp của Marriott International, mang
tên nhà sáng lập John Willard Marriott. Thương hiệu này cung cấp dịch vụ sang trọng
và đẳng cấp tại các địa điểm chiến lược toàn cầu. Các khách sạn JW Marriott nổi bật
với thiết kế hiện đại, tinh tế, và dịch vụ vượt trội, bao gồm nhà hàng cao cấp, spa, và
các tiện ích đa dạng, nhằm mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp cho khách hàng. Giá trị thương hiệu
Ấm áp (Warm): Lấy cảm hứng từ chính tên gọi của thương hiệu, JW Marriott
luôn chào đón khách hàng một cách chân thành. Nơi không gian, dịch vụ và trải
nghiệm của chúng ta mang đến một cảm giác sâu lắng với ý nghĩa “tất cả đều tuyệt vời”.
Tận tâm (Intentional): JW Marriott luôn thấu hiểu sự ảnh hưởng của mình tới
thế giới và những người xung quanh. Thiết kế của thương hiệu thể hiện sự sâu sắc và 12
dịch vụ của khách sạn thật chu đáo mà trực giác, không bao giờ nặng nề hay mang tính xâm phạm.
Tự nhiên (Natural): Không gian của JW Marriott được truyền cảm hứng bởi
nét đẹp đơn thuần của thế giới tự nhiên. Thoải mái với vẻ ngoài của bản thân, luôn
chân thành và thật tâm với chính mình.
Nâng tầm (Uplifting): JW Marriott luôn mang lại cho khách hàng những nguồn
năng lượng tươi vui mà chỉ có thể tạo dựng từ việc hiện diện trọn vẹn, cân bằng và tràn đầy sức sống. Bản sắc thương hiệu
Sâu sắc và Hiện diện (Be Mindful & Present): Khách hàng của của JW là những người
sâu sắc và hoàn thiện, họ là những người có nhận thức sâu sắc về bản thân cũng như
các mối quan hệ của mình với thế giới xung quanh, họ theo đuổi các trải nghiệm giúp
bản thân được hiện diện, xây dựng các mối quan hệ và đem lại sức sống mới cho tâm
trí, cơ thể và tinh thần.
Nuôi dưỡng tâm hồn (Nourish the Soul)
Come together (Chung vui)
1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý
Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức JW Marriott Hà Nội
(Nguồn: Phòng Nhân sự JW Marriott Hà Nội)
Hình 4. Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bitexco 13
(Nguồn: Phòng Nhân sự JW Marriott Hà Nội)
Hình 5. Thành viên ban điều hành khách sạn JW Marriott Hà Nội 14
(Nguồn: Phòng Nhân sự JW Marriott Hà Nội)
1.6. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận • Tiền sảnh
Chức năng: Là bộ phận chính trong khách sạn, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là
cầu nối giữa khách hàng, nhà cung cấp và đối tác. Đây cũng là trợ thủ đắc lực của
quản lý trong việc góp ý về tình hình khách sạn, nhu cầu thị trường, thị hiếu khách
hàng,…giúp ban giám đốc tìm ra xu hướng khách hàng trong tương lai, kế hoạch
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho khách sạn.
Nhiệm vụ: Phụ trách các vấn đề về thủ tục lưu trú cho khách từ nhận, trả phòng, dịch
vụ vận chuyển trong nội vi khách sạn, cuộc gọi báo thức, dịch vụ hành lý, giải đáp
thắc mắc khách hàng. Đây là nơi chịu trách nhiệm về thông tin khách hàng, kiểm soát
và thanh toán các chi phí của khách trong khách sạn. • Buồng phòng 15
Chức năng: Là bộ phận chịu trách nhiệm về vệ sinh tại mọi khu vực của khách sạn từ
phòng khách tới các khu vực công cộng, trong và ngoài phòng. Đây cũng là bộ phận
phối hợp chặt chẽ với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng.
Thông thường buồng phòng chia làm các nhóm nhân viên buồng, nhân viên vệ sinh
công cộng, nhân viên cắm hoa, nhân viên giặt là.
Nhiệm vụ: Chuẩn bị phòng, đảm bảo phòng sạch, vệ sinh hàng ngày buồng, khu vực
tiền sảnh, khu vực công cộng, kiểm tra tình trạng phòng, các thiết bị, dụng cụ, sản
phẩm khác trong khi làm vệ sinh, báo cho bộ phận tiền sảnh các vấn đề liên quan,
nhận thông tin từ bộ phận tiền sảnh khi phát sinh thông tin. • Ẩm thực
Chức năng: Phục vụ và cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng.
Nhiệm vụ: Lưu thông, và tổ chức phục vụ các dịch vụ ăn uống cho khách trong khách
sạn, bao gồm tiệc, hội nghị hội thảo, dịch vụ trên phòng. • Bếp
Chức năng: Chế biến thức ăn, đồ uống cho khách hàng.
Nhiệm vụ: Nhập và chế biến thực phẩm được phục vụ tại các nơi trong khách sạn. • Gym/ Spa
Chức năng: Gia tăng doanh thu cho khách sạn, tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng trong thời gian lưu trú.
Nhiệm vụ: Cung cấp dịch vụ làm đẹp, các hoạt động thể thao • Kĩ thuật
Chức năng: Quản lý, giám sát các trang thiết bị trong khách sạn, đảm bảo vận hành.
Nhiệm vụ: Sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản trong khách sạn, từ vật dụng trong phòng
khách, khu vực công cộng, các hệ thống máy, trang thiết bị cung cấp năng lượng. 16 • Kinh doanh
Chức năng: Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, thu hút và quảng bá khách sạn,
thu hút những khách hàng tiềm năng. Bộ phận có các mảng công việc như Sales, quản
lý doanh thu (Revenue), Marketing.
Nhiệm vụ: Quảng bá hình ảnh, bán sản phẩm/dịch vụ của khách sạn ra ngoài thị trường. • Hành chính nhân sự
Chức năng: Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho toàn bộ các bộ phận.
Nhiệm vụ: Thực hiện công tác đào tạo nhân sự, lập bảng tính lương, các chế độ cho nhân viên. • Kế toán
Chức năng: Theo dõi, quản lý báo cáo thu, chi, công nợ; quyết định về các chiến lược
về tài chính; tìm nguồn vốn cho khách sạn.
Nhiệm vụ: Lập chứng từ hình thành và sử dụng vốn, xác định kết quả kinh doanh của
từng bộ phận và toàn khách sạn, lập báo cáo tài chính theo thàng, quý, năm, giám sát thu, chi. • An ninh
Chức năng: Đảm bảo an ninh an toàn trong và ngoài khách sạn
Nhiệm vụ: Tuần tra, canh gác theo ca, điều phối, hướng dẫn công tác cứu hộ, cứu nạn tại cơ sở. • Công nghệ thông tin
Chức năng: Quản lý công nghệ thông tin trong khách sạn
Nhiệm vụ: Quản lý vận hành hệ thống máy tính, mạng internet,…hỗ trợ nhân viên và
khách lưu trú các vấn đề công nghệ thông tin. 17
1.7. Các loại hình dịch vụ
1.7.1. Dịch vụ lưu trú
Khách sạn có 450 phòng, trong đó 394 phòng sang trọng với diện tích 48m², 53 phòng
cao cấp, 2 phòng Chủ tịch và 1 phòng Tổng thống. Ngoài ra có tổng cộng 271 phòng
giường King (bao gồm phòng cao cấp) và 179 phòng giường đôi.
Bảng 1. Giá phòng tham khảo JW Marriott Hà Nội STT Hạng phòng
Giá tham khảo (VNĐ) 1 Deluxe City View 4.500.000 – 5.500.000 2 Deluxe Lake View 4.800.000 – 6.000.000 3 Executive City View 6.000.000 – 6.800.000 4 Executive Lake View 6.900.000 – 7.100.000 5 Deluxe Suite 7.000.000 – 8.000.000 6 Executive Suite City View 9.000.000 – 10.000.000 7 Executive Suite Lake View 11.000.000 – 12.000.000 8 Grand Suite 19.000.000 – 20.000.000 9 Chairman Suite 140.000.000 – 158.000.000 10 Presidential Suite 165.000.000 – 170.000.000
(Nguồn: Bộ phận Lễ tân JW Marriott Hà Nội)
1.7.2. Dịch vụ ăn uống
JW Marriott Hà Nội có tất cả 9 nhà hàng & bar đến từ nhiều nền văn hóa ẩm
thực khác nhau trên thế giới mang lại nhiều sự lựa chọn cho thực khách (Trung Quốc,
Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Địa Trung Hải, Việt Nam).
1.7.2.1. JW Café
Tọa lạc tại tầng G của khách sạn JW Marriott Hà Nội. Thời gian mở cửa: 18 Bữa sáng:
Thứ 2 – Thứ 6: 5:45am – 10:00am
Thứ 7 – Chủ nhật: 5:45am – 10:30am Bữa trưa:
Thứ 2 – Thứ 6: 11:30am – 2:30pm
Thứ 7: 12:00pm – 2:30pm Chủ nhật
brunch: 12:00pm – 3:00pm Bữa tối:
Thứ 2 – Chủ nhật: 6:00pm – 9:30pm
Menu A la carte: 6:00am – 9:30pm
JW Café có sức chứa 244 khách với khung cảnh nhìn ra hồ, là nhà hàng buffet và a la
carte với đa dạng ẩm thực các nước, bao gồm năm quầy ăn tự chọn mang đến các món
ăn chính thống, nguyên bản từ 5 vùng khác nhau trên thế giới – Việt, Nhật, Hàn, Trung
và đồ Âu. Nhà hàng JW Café hiện đang xếp thứ 2/2395 nhà hàng tại Hà Nội với 4447 đánh giá.
1.7.2.2. Kumihimo
Tọa lạc tại tầng L của khách sạn Thời gian mở cửa:
Bữa trưa (Thứ 7 – Chủ nhật): 11:30am – 2:30pm
Bữa tối (Thứ 2 – Chủ nhật): 5:30pm – 9:30pm
Quầy bar và sân thượng (bar&terrace) (Thứ 2 – Chủ nhật): 5:30pm – 11:00pm
Live music ( Thứ 5 – Thứ 7): 9:00pm – đêm muộn
Nhà hàng Nhật mang phong cách hiện đại với thực đơn a la carte và set menu. Cái tên
Kumihimo xuất phát từ hình ảnh chiếc vòng tay truyền thống ‘Kumihimo’ gồm nhiều 19
sợ dây mảnh được đan tinh tế, tượng trưng cho sự tự tin, mạnh mẽ và vững bền, và
nhà hàng tin rằng ‘ẩm thực có sức mạnh kết nối con người’. Đây cũng là cách mà đội
ngũ đầu bếp Bếp trưởng James, Bếp trưởng Tanaka, Quản lý nhà hàng Liên Phạm đã
đồng hành cùng nhau trong suốt 5 năm qua. Nhà hàng có 1 sảnh chính và 6 phòng ăn
riêng. Theo Tripadvisor, hiện tại nhà hàng đang xếp thứ 51/2395 nhà hàng tại Hà Nội với 105 đánh giá.
1.7.2.3. John Anthony Cantonese Grill & Dim Sum
Tọa lạc tại tầng L của khách sạn và thực đơn theo dạng a la carte Thời gian mở cửa: Bữa trưa:
Thứ 2 – Thứ 6: 11:30am – 2:00pm Thứ
7 – Chủ nhật: 11:30am – 2:30pm Bữa tối:
Hàng ngày: 5:30pm – 9:00pm
Nhà hàng lấy cảm hứng từ những chuyến hành trình bất tận từ Phương Đông sang
Phương Tây, John Anthony Cantonese Grill & Dim Sum là nhà hàng Quảng Đông
mang hơi thở ẩm thực đương đại và được đặt tên theo người Trung Quốc nhập tịch
đầu tiên tại Anh Quốc vào năm 1805. Bếp trưởng Wong Chi Ming cùng tuyệt kĩ ẩm
thực của mình đã đem đến một làn gió mới cho những món ăn Quảng Châu truyền
thống như Dim Sum, thịt nướng than củi hay những món ăn hải sản tươi sống. Ngoài
ra, đây cũng là nhà hàng đầu tiên tại Hà Nội có lò nướng củi chuyên dụng cho món
vịt quay Bắc Kinh. Nhà hàng được thiết kế với tầm nhìn ra hồ với ban công với 5
phòng ăn riêng và nhà hàng có sức chứa khoảng 134 khách. Hiện tại nhà hàng đang
xếp hạng thứ 34/2395 các nhà hàng tại Hà Nội với 367 đánh giá trên Tripadvisor. 20
1.7.2.4. French Grill
Tọa lạc tại tầng L khách sạn và thực đơn theo a la carte và set menu Thời gian mở cửa:
Bữa tối: 6:00pm – 10:30pm
Bữa trưa Chủ nhật – Théâtre à la table: 11:30pm – 2:30pm
Đây là một trong những nhà hàng Bếp mở (Open Kitchen) lớn nhất và hiếm hoi tại
Hà Nội, tại đây thực khách có thể trực tiếp chiêm ngưỡng các đầu bếp của nhà hàng
chế biến món ăn. Được chèo lái bởi bếp trưởng Jean - Francois Nulli, người mà tình
yêu với các món ăn ngon được khơi nguồn từ những ngày thơ bé khi còn ở quê nhà
tại Saint - Raphael, Pháp, trong căn bếp với những nguyên liệu địa phương tươi ngon
bậc nhất. Nhà hàng được thiết kế 92 chỗ ngồi với 2 phòng riêng và quầy hải sản tươi.
Bữa trưa chủ nhật - Théâtre à la table đượcl lấy cảm hứng từ phong cách phục vụ
truyền thống của những nhà hàng Pháp, món ăn sẽ được chuẩn bị trước mắt thực
khách tựa như một buổi trình diễn nghệ thuật đầy đủ sắc – hương – vị. Hiện tại, nhà
hàng đang xếp thứ 50/2395 nhà hàng tại Hà Nội với 1343 đánh giá trên Tripadvisor.
1.7.2.5. Rendezvous Champagne Bar
Một góc nhỏ thuộc nhà hàng French Grill, tại đây khách hàng có thể thưởng thức
những chai vang sủi lâu đời từ các hãng rượu nổi tiếng cùng với đó là món trứng cá
tầm – một món ăn vô cùng đẳng cấp trên bản đồ ẩm thực thế giới.
1.7.2.6. The Lounge
Tọa lạc tại tầng L, nơi đây phục vụ theo thực đơn a la carte với các món ăn quốc tế
lẫn ẩm thực Việt Nam và các loại trà, cà phê đặc trưng. Thời gian phục vụ:
7:00am – 10:30pm (đồ ăn bắt đầu từ 8:00am)
Trà chiều: 2:00pm – 5:00pm