Bài báo cáo về chủ đề doanh nhân - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài báo cáo về chủ đề doanh nhân - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

BÀI BÁO CÁO VỀ DOANH NHÂN
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NHÂN & THƯƠNG HIỆU/SẢN
PHẨM/DỊCH VỤ
Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại một gia đình Hà Nội gốc. Bà là
một nữ doanh nhân tài ba và là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được tạp chí
Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện bà đang nắm giữ chức vụ tổng
giám đốc hãng bay nổi tiếng Vietjet Air. còn nắm trong tay với tổng số tài sản
2,3 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 1284 danh sách tỉ phú thế giới tính từ tháng 4/2024. Về
học vị, bước ra từ giảng đường Đại học Moscow Cử nhân Kinh tế Tài chính
và còn là Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế tại Học viện Mendeleev.
Từ khi còn nhỏ, đã khả năng tiếp thu vượt trội môn Toán Học. Cho đến
năm 17 tuổi, trong khi các bạn cùng trang lứa vẫn đang học cấp ba, thì đã may
mắn có được cơ hội du học tại trường Đại Học Moscow (Nga) chuyên ngành Kinh
tế - Tài chính. nhanh chóng gây được tiếng tâm trong ngành nhờ khả năng học
tập xuất sắc tài năng kinh doanh thiên bẩm của mình. Thật đáng kinh ngạc khi
từ những năm đôi mươi, đã thể nắm bắt thị trường làm giàu bằng nghề
bán máy fax và nguyên liệu nhựa cao su thô.
Sau khi quay trở về Việt Nam bà vẫn tiếp tục với sự nghiệp kinh doanh, Nguyễn
Thị Phương Thảo góp vốn cùng với một số các doanh nhân khác thành lập nên
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và ngay sau
đó Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đây 2 trong số những ngân hàng
nhân đầu tiên Việt Nam. Gần 25 năm sau, danh tiếng của Nguyễn Thị Phương
Thảo nổi lên như mốt hiện ợng nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Song
phần lớn tài sản của bà chủ yêu đến từ cổ phần của hãng hàng không VietJet Air.
VietJet Air ra đời vào tháng 11/2007 với vốn điều l600 tỷ đồng (khoảng 37.5
triệu USD). Vào ngày 18/02/2017 tại TP.HCM, Hiệp hội Vận tải hàng khống quốc
tế (IATA) đã trao giấy Chứng nhận thành viên đầy đủ cho hãng hàng không
VietJet. VietJet Air đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng
không Quốc tế (IATA). Hãng hàng không Vietjet Air hãng hàng không nhân
đầu tiên mặt trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh hoạt động vận chuyển hàng
không, doanh nghiệp còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng, hàng hoá, dịch vụ thông
qua các hệ thống công nghệ thương mại điện tử được phát hành riêng cho doanh
nghiệp. Vietjet Air còn hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo
mô hình hãng hàng không thế hệ mới, chi phí thấp và cung cấp đa dạng các dịch vụ
cho khách hàng lựa chọn. Hãng không chỉ vận chuyển hàng không còn cung
cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoádịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng
dịnh công nghệ điện tử thương mại tiên tiến. Với phân khúc giá rẻ, hãng hàng
không mang đến nhiều trải nghiệm với mẻ, thuận tiện, rút ngắn thời gian trong suốt
quá trình di chuyển, đáp ứng được nhu cầu phần lớn khách hàng. Hiện nay Vietjet
đã mặt khắp các sân bay của Việt Nam hơn 30 điểm khác tại các khu vực
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công. Các
tàu bay của Vietjet độ tuổi còn rất mới, chỉ bình quân 3.3 năm tuổi. Từ khi
đưa vào hoạt động thì Vietjet đã gạt hái được rất nhiều thành công. Ví dụ như:
o “Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016”
o “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất Châu Á 2015”
o “Hãng hàng không được yêu thích nhất tại Việt Nam”
o “Nơi làm việc tốt nhất”
o “Thương hiệu tuyển dụng tốt nhất Châu Á”
2. CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI DOANH NHÂN ĐÃ XÂY DỰNG THÀNH
CÔNG CHO THƯƠNG HIỆU/SẢN PHẨM/DỊCH VỤ (vietjet air)
Trước khi đi sâu vào giá trị cốt lõi, chắc hẵn mỗi công ty, doanh nghiệp, tập
đoàn đềucho mình những tầm nhìn định hướng phát triểnsứ mệnh mang lại
đối với nước nhà và đoàn thể. Vietjet Air cũng không là ngoại lệ, hãng hàng không
giá rẻ đã có những định hướng cho riêng mình được điều hành bởi chính nữ doanh
nhân tài ba Nguyễn Thị Phương Thảo.Và tầm nhìn của hãng hàng không giá rẻ
Vietjet Air đó trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, mạng bay rộng
khắp khu vực thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không còn cung
cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, thương hiệu được khách
hàng yêu thích và tin dùng. Không những thế Vietjer Air còn mang trong mình một
sứ mệnh khai thác phát triển mạng lưới đường bay rộng khắp trong nước
quốc tế. Mang đến sự độtphá trong dịch vụ hàng không. Làm cho dịch vụ hàng
không trở thành phương tiênh di chuyển phổ biến Việt Nam quốc tế. Mang
đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không. Làm cho dịch vụ hàng không trở thành
phương tiện di chuyển phổ biến Việt Nam quốc tế Mang lại niềm vui, sự hài
lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng những nụ cười thân
thiện. Qua những điều trên cho ta thấy được định hướng của Vietjet Air được xây
dựng bởi nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo có một tầm nhìn xa trông rộng,
hướng đến một doanh nghiệp phát triển bền vững.
Với giá trị cốt lõi của một nhãn hàng chính nguyên tắc chung, niềm tin,
tưởng vàchuẩn mựcbản giúp tổ chức tuân thủ trong mọi hoạt động quyết
định. Các yếu tố này được tạo ra trong một thời gian dài để nó hình thành nên tính
cách của mỗi doanh nghiệp. Và đối với Vietjet Air, các giá trị cốt lõi mà nữ doanh
nhân Nguyễn Thị Phương Thảo đã xây dựng thành công thương hiệu chính là “An
toàn - Vui vẻ - Giá rẻ - Đúng giờ”. Giá trị đầu tiên Vietjet đặt vị trí ưu tiên
chính “An toàn”. Bởi khi đi máy bay, lo ngại lớn nhất của khách hàng chính
an toàn hàng không. Mặc tỉ lệ xảy ra tai nạn hàng không cùng hi hữu so
với những loại giao thông khác. Song một sự cố về an toàn hàng không cũng có thể
gây nên tai nạn thảm khốc cho rất nhiều người. thế, các hãng hàng không luôn
đặt yêu cầu an toàn lên hàng đầu. Khi đề cập đến an toàn, Vietjet Air muốn xóa bỏ
những lo ngại của khách hàng liên quan đến giá rẻ. thông thường, chúng ta
thường quan niệm giá rẻ sẽ đi đôi với chất lượng kém, không đảm bảo. Nhưng
qua thông điệp an toàn, Vietjet Air muốn khẳng định đảm bảo về an toàn của
khách hàng khi lựa chọn hãng hàng không vượt qua trở ngại tâm lý, mang một tâm
trạng thoải mái, an tâm khi lựa chọn mua vé của hãng.
Giá trị thứ 2 hãng hàng không hướng đến chính “Vui vẻ”. Sự vui vẻ của
VietjetAir gắn chặt với sự trẻ trung, năng động mà khách hàng có thể dễ dàng nhìn
thấy thông qua trang phục, màu sắc chủ đạo, website, ấn phẩm truyền thông, độ
tuổi trẻ trung cũng như nụ cười thân thiện của đội ngũ tiếp viên. Tuy nhiên, không
gian bị hạn chế của máy bay một trong những yếu tố khiến sự vui vẻ của khách
hàng không được cao. Cái giá phải trả cho hình kinh doanh hàng không giá rẻ
là Vietjet phải giảm bớt hoặc loại bỏ hẳn các dịch vụ gia tăng như giải trí, ăn uống,
lắp đặt thêm ghế, khoảng cách bị rút ngắn,… Chính những điều này đã làm cho giá
trị “Vui vẻ” mà Vietjet đặt ra không thực sự khả thimang đến giá trị cho khách
hàng. Trên nguyên tắc, giá trị doanh nghiệp mang lại cho khách hàng càng
nhiều thì càng thu hút họ khiến họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên,
những giá trị này cần được khách hàng đánh giá cao xứng đáng với số tiền
họ đã bỏ ra. Giá trị thứ 3 hãng đã đánh vào điểm mạnh của mình để cạnh tranh với
các đối thủ chính “Giá rẻ”. Với phân khúc nhắm đến những khách hàng nhu
cầu tiết kiệm chi phí song cũng tiết kiệm thời gian di chuyển. Vì thế giá rẻ là là yếu
tố hiển nhiên mà hãng muốn xây dựng giá trị cốt lõi của mình.
giá trị cuối cùng không thể thiếu thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình
hoạt động hiệu quả chính “Đúng giờ”. nhu cầu lớn nhất của khách hàng
Vietjet Air tiết kiệm tiền nên yếu tố đúng giờ tiết kiệm thời gian cũng đồng
nghĩa với tiết kiệm tiền. Nhưng với hình kinh doanh giá rẻ hãng đang theo
đuổi khiến việc đúng giờ trong các chuyến bay là điều khá xa xỉ. Không khó để bắt
gặp những bài báo hay những tài khoản hội phàn nàn về vấn đề delay của
Vietjet. thể thấy, giá trị “Đúng giờ” của Vietjet Air không thực sự phù hợp
kém khả thi với mô hình kinh doanh hiện tại của hãng. Nếu Vietjet vẫn muốn củng
cố giá trị này thì cần phải nghiêm túc hơn nữa. Nếu còn duy trì tình trạng này thì
nó có thể trở thành con dao hai lưỡi cho thương hiệu
Ngoài định hướng tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi, hãng hàng không còn
xây dựng tinh thần trách nhiệm của mình đối với cộng đồng qua các hành động.
Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới, nhiều công
dân Việt Nam mắc k„t tại nước ngoài, Vietjet đã thực hiện hàng nghìn chuyến bay
hồi hương, giải cứu, đưa hơn 15.000 người v nước. Không chỉ thực hiện các
chuyến bay giải cứu công dân Việt, Vietjet còn tặng hơn 2,5 triệu khẩu trang cho
người dân các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ... góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam
tương thân tương ái trong mắt bạn b… quốc tế. Đại dịch chưa qua, tháng 10/2020,
hàng loạt cơn bão lớn lần lượt đổ bộ vào miền Trung gây thiệt hại nặng nề về
người và tài sản. Nhiều tỉnh, thành phố ở miền Trung, đặc biệt là Huế đã bị cô lập,
không điện, không thức ăn, không nước sạch. Vietjet đã lập tức cho cất cánh
những chuyến bay chuyên chở hàng trăm nghìn tấn lương thực, nhu yếu phẩm,
thiết bị y tế đưa hàng chục đoàn công tác, quan chức năng đến miền Trung
hoàn toàn miễn phí, kịp thờing cứu đồng bào đang gặp nạn. Vietjet còn ủng hộ
10.000 đồng trên mỗi bán được để hỗ trợ người dân miền Trung bị lụt. Toàn
thể cán bộ, nhân viên đã tổ chức quyên góp thông qua nhiều hình thức khác nhau
để ủng hộ đồng bào miền Trung. Ngoài ra, hãng cũng duy trì các chương trình
thường niên “Tết ấm cho em” giúp đỡ trẻ em vùng sâu vùng xa, tiếp tục các học
bổng sự nghiệp giáo dục... Hay gần đây nhất tại thành phố Hamburg (CHLB
Đức), chuyến bay miễn phí của Vietjet đang tiếp nhận hàng cứu trợ vật tư trang
thiết bị y tế từ các tổ chức, doanh nghiệp và bạn b… các nước châu †u ủng hộ Việt
Nam phòng chống dịch Covid-19.
3. KẾT LUẬN & BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Những giá trị hãng hàng không mang lại không chỉ góp phần cho nền kinh tế
Việt Nam phát triển đó còn là sự sẻ chia, thấu cảm về nỗi niềm được sum vầy
bên mâm cơm mỗi dịp lễ tết đối với những người con xa xứ bôn ba miếng cơm
manh áo. Hay đem đến những trải nghiệm mới mẻ với nhiều người là được đi máy
bay với một mức phí phù hợp với túi tiền. Không những thế, Vietjet trở thành điểm
sáng của ngành hàng không khi không sa thải một ai, ngược lại, tiếp tục tạo thêm
việc làm cho người lao động với sự ra đời và đi vào hoạt động của Trung tâm Khai
thác mặt đất Vietjet (VJGS), việc đó giúp hãng nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng
bộ nhận diện thương hiệu và quảntốt chi phí vận hành. Đặc biệt, Vietjet đã cho
ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ, vừa giúp hãng tăng doanh thu, vừa đem đến cho
hành khách những tiện ích mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng. Qua đây chúng ta có thể thấy Vietjet đã có những chiến lược khôn ngoan cho
chính mình để không tụt hậu về sau, gây khủng hoảng cho nền kinh tế của doanh
nghiệp đồng thời còn khẳng định thương hiệu mình hơn trên thị trường trong
nước cũng như quốc tế. Để một Vietjet gây được nhiều tiếng vang trong thị
trường hiện nay thì không thể nào không nhớ đến nữ doanh nhân tài ba Nguyễn
Thị Phương Thảo. Người có sức ảnh hưởng và đóng góp nhiều nhất về định hướng
phát triển của hãng hàng không Vietjet Air từ khi thành lập cho đến nay. Nữ doanh
nhân đã thể hiệngiá trị đạo đức, duy, trách nhiệm hội, tầm nhìn, sứ mệnh
các giá trị cốt lõi của mình thông qua thương hiệu hãng hàng không giá rẻ
Vietjet Air. cũng chính tấm gương truyền động lực đến với nhiều người
thông qua tài năng phải đi đôi với đạo đức.
Qua những thành tựu của doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, nhóm chúng tôi
được bài học kinh nghiệm đầu tiên chính sự chia sẻ với cộng đồng. Bởi khi
bản thân thấu cảm với nỗi trăn trở của nhiều người thì ta mới tiếp thêm động lực
cho chính mình để phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm phụng sự đoàn thể. Bài
học thứ hai tinh thần doanh chủ. Mỗi chúng tôi, mỗi người sinh viên đều mang
cho mình một sứ mệnh thiêng liêng cho sự phát triển của xã hội mai sau. Là nguồn
lực tri thức để thúc đẩy trở thành một xã hội văn minh, hiện đại và giàu mạnh. Thế
nên, mỗi thành viên trong nhóm chúng tôi đều sẽ bắt đầu xây dựng cho chính mình
một tinh thần doanh chủ, luôn nỗ lực trau dồi kiến thức, tin tưởng năng lực của
chính mìnhcan đảm đối diện với mọi thách thức để mở ra một con đường mới.
Bài học cuối cùng chính niềm đam bởi chỉ khi niềm đam thì mới
thể thúc đẩy ta đạt được những mục tiêu, coi đó nhiệm vụ bản thân đã cam
kết thực hiện và chinh phục dần dần đi đến nấc thành công.
| 1/5

Preview text:

BÀI BÁO CÁO VỀ DOANH NHÂN
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NHÂN & THƯƠNG HIỆU/SẢN PHẨM/DỊCH VỤ
Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại một gia đình Hà Nội gốc. Bà là
một nữ doanh nhân tài ba và là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được tạp chí
Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện bà đang nắm giữ chức vụ tổng
giám đốc hãng bay nổi tiếng Vietjet Air. Và còn nắm trong tay với tổng số tài sản
2,3 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 1284 danh sách tỉ phú thế giới tính từ tháng 4/2024. Về
học vị, bước ra từ giảng đường Đại học Moscow bà là Cử nhân Kinh tế Tài chính
và còn là Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế tại Học viện Mendeleev.
Từ khi còn nhỏ, bà đã có khả năng tiếp thu vượt trội môn Toán Học. Cho đến
năm 17 tuổi, trong khi các bạn cùng trang lứa vẫn đang học cấp ba, thì bà đã may
mắn có được cơ hội du học tại trường Đại Học Moscow (Nga) chuyên ngành Kinh
tế - Tài chính. Bà nhanh chóng gây được tiếng tâm trong ngành nhờ khả năng học
tập xuất sắc và tài năng kinh doanh thiên bẩm của mình. Thật đáng kinh ngạc khi
từ những năm đôi mươi, bà đã có thể nắm bắt thị trường và làm giàu bằng nghề
bán máy fax và nguyên liệu nhựa cao su thô.
Sau khi quay trở về Việt Nam bà vẫn tiếp tục với sự nghiệp kinh doanh, Nguyễn
Thị Phương Thảo góp vốn cùng với một số các doanh nhân khác thành lập nên
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và ngay sau
đó là Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) – đây là 2 trong số những ngân hàng tư
nhân đầu tiên ở Việt Nam. Gần 25 năm sau, danh tiếng của Nguyễn Thị Phương
Thảo nổi lên như mốt hiện tượng nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Song
phần lớn tài sản của bà chủ yêu đến từ cổ phần của hãng hàng không VietJet Air.
VietJet Air ra đời vào tháng 11/2007 với vốn điều lệ 600 tỷ đồng (khoảng 37.5
triệu USD). Vào ngày 18/02/2017 tại TP.HCM, Hiệp hội Vận tải hàng khống quốc
tế (IATA) đã trao giấy Chứng nhận thành viên đầy đủ cho hãng hàng không
VietJet. VietJet Air đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng
không Quốc tế (IATA). Hãng hàng không Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân
đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh hoạt động vận chuyển hàng
không, doanh nghiệp còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng, hàng hoá, dịch vụ thông
qua các hệ thống công nghệ thương mại điện tử được phát hành riêng cho doanh
nghiệp. Vietjet Air còn là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo
mô hình hãng hàng không thế hệ mới, chi phí thấp và cung cấp đa dạng các dịch vụ
cho khách hàng lựa chọn. Hãng không chỉ vận chuyển hàng không mà còn cung
cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng
dịnh công nghệ điện tử thương mại tiên tiến. Với phân khúc giá rẻ, hãng hàng
không mang đến nhiều trải nghiệm với mẻ, thuận tiện, rút ngắn thời gian trong suốt
quá trình di chuyển, đáp ứng được nhu cầu phần lớn khách hàng. Hiện nay Vietjet
đã có mặt khắp các sân bay của Việt Nam và hơn 30 điểm khác tại các khu vực
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công. Các
tàu bay của Vietjet có độ tuổi còn rất mới, chỉ có bình quân 3.3 năm tuổi. Từ khi
đưa vào hoạt động thì Vietjet đã gạt hái được rất nhiều thành công. Ví dụ như: o
“Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016” o
“Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất Châu Á 2015” o
“Hãng hàng không được yêu thích nhất tại Việt Nam” o
“Nơi làm việc tốt nhất” o
“Thương hiệu tuyển dụng tốt nhất Châu Á”
2. CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI MÀ DOANH NHÂN ĐÃ XÂY DỰNG THÀNH
CÔNG CHO THƯƠNG HIỆU/SẢN PHẨM/DỊCH VỤ (vietjet air)
Trước khi đi sâu vào giá trị cốt lõi, chắc hẵn mỗi công ty, doanh nghiệp, tập
đoàn đều có cho mình những tầm nhìn định hướng phát triển và sứ mệnh mang lại
đối với nước nhà và đoàn thể. Vietjet Air cũng không là ngoại lệ, hãng hàng không
giá rẻ đã có những định hướng cho riêng mình được điều hành bởi chính nữ doanh
nhân tài ba Nguyễn Thị Phương Thảo.Và tầm nhìn của hãng hàng không giá rẻ
Vietjet Air đó là trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng
khắp khu vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung
cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách
hàng yêu thích và tin dùng. Không những thế Vietjer Air còn mang trong mình một
sứ mệnh khai thác và phát triển mạng lưới đường bay rộng khắp trong nước và
quốc tế. Mang đến sự độtphá trong dịch vụ hàng không. Làm cho dịch vụ hàng
không trở thành phương tiênh di chuyển phổ biến ở Việt Nam và quốc tế. Mang
đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không. Làm cho dịch vụ hàng không trở thành
phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và quốc tế Mang lại niềm vui, sự hài
lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng và những nụ cười thân
thiện. Qua những điều trên cho ta thấy được định hướng của Vietjet Air được xây
dựng bởi nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo có một tầm nhìn xa trông rộng,
hướng đến một doanh nghiệp phát triển bền vững.
Với giá trị cốt lõi của một nhãn hàng chính là nguyên tắc chung, niềm tin, lý
tưởng và là chuẩn mực cơ bản giúp tổ chức tuân thủ trong mọi hoạt động và quyết
định. Các yếu tố này được tạo ra trong một thời gian dài để nó hình thành nên tính
cách của mỗi doanh nghiệp. Và đối với Vietjet Air, các giá trị cốt lõi mà nữ doanh
nhân Nguyễn Thị Phương Thảo đã xây dựng thành công thương hiệu chính là “An
toàn - Vui vẻ - Giá rẻ - Đúng giờ”. Giá trị đầu tiên mà Vietjet đặt ở vị trí ưu tiên
chính là “An toàn”. Bởi khi đi máy bay, lo ngại lớn nhất của khách hàng chính là
an toàn hàng không. Mặc dù tỉ lệ xảy ra tai nạn hàng không là vô cùng hi hữu so
với những loại giao thông khác. Song một sự cố về an toàn hàng không cũng có thể
gây nên tai nạn thảm khốc cho rất nhiều người. Vì thế, các hãng hàng không luôn
đặt yêu cầu an toàn lên hàng đầu. Khi đề cập đến an toàn, Vietjet Air muốn xóa bỏ
những lo ngại của khách hàng liên quan đến giá rẻ. Vì thông thường, chúng ta
thường có quan niệm giá rẻ sẽ đi đôi với chất lượng kém, không đảm bảo. Nhưng
qua thông điệp an toàn, Vietjet Air muốn khẳng định đảm bảo về an toàn của
khách hàng khi lựa chọn hãng hàng không vượt qua trở ngại tâm lý, mang một tâm
trạng thoải mái, an tâm khi lựa chọn mua vé của hãng.
Giá trị thứ 2 mà hãng hàng không hướng đến chính là “Vui vẻ”. Sự vui vẻ của
VietjetAir gắn chặt với sự trẻ trung, năng động mà khách hàng có thể dễ dàng nhìn
thấy thông qua trang phục, màu sắc chủ đạo, website, ấn phẩm truyền thông, độ
tuổi trẻ trung cũng như nụ cười thân thiện của đội ngũ tiếp viên. Tuy nhiên, không
gian bị hạn chế của máy bay là một trong những yếu tố khiến sự vui vẻ của khách
hàng không được cao. Cái giá phải trả cho mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ
là Vietjet phải giảm bớt hoặc loại bỏ hẳn các dịch vụ gia tăng như giải trí, ăn uống,
lắp đặt thêm ghế, khoảng cách bị rút ngắn,… Chính những điều này đã làm cho giá
trị “Vui vẻ” mà Vietjet đặt ra không thực sự khả thi và mang đến giá trị cho khách
hàng. Trên nguyên tắc, giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng càng
nhiều thì càng thu hút họ và khiến họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên,
những giá trị này cần được khách hàng đánh giá cao và xứng đáng với số tiền mà
họ đã bỏ ra. Giá trị thứ 3 hãng đã đánh vào điểm mạnh của mình để cạnh tranh với
các đối thủ chính là “Giá rẻ”. Với phân khúc nhắm đến những khách hàng có nhu
cầu tiết kiệm chi phí song cũng tiết kiệm thời gian di chuyển. Vì thế giá rẻ là là yếu
tố hiển nhiên mà hãng muốn xây dựng giá trị cốt lõi của mình.
Và giá trị cuối cùng không thể thiếu thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình
hoạt động hiệu quả chính là “Đúng giờ”. Vì nhu cầu lớn nhất của khách hàng
Vietjet Air là tiết kiệm tiền nên yếu tố đúng giờ là tiết kiệm thời gian cũng đồng
nghĩa với tiết kiệm tiền. Nhưng với mô hình kinh doanh giá rẻ mà hãng đang theo
đuổi khiến việc đúng giờ trong các chuyến bay là điều khá xa xỉ. Không khó để bắt
gặp những bài báo hay những tài khoản xã hội phàn nàn về vấn đề delay của
Vietjet. Có thể thấy, giá trị “Đúng giờ” của Vietjet Air không thực sự phù hợp và
kém khả thi với mô hình kinh doanh hiện tại của hãng. Nếu Vietjet vẫn muốn củng
cố giá trị này thì cần phải nghiêm túc hơn nữa. Nếu còn duy trì tình trạng này thì
nó có thể trở thành con dao hai lưỡi cho thương hiệu
Ngoài định hướng tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi, hãng hàng không còn
xây dựng tinh thần trách nhiệm của mình đối với cộng đồng qua các hành động.
Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới, nhiều công
dân Việt Nam mắc k„t tại nước ngoài, Vietjet đã thực hiện hàng nghìn chuyến bay
hồi hương, giải cứu, đưa hơn 15.000 người về nước. Không chỉ thực hiện các
chuyến bay giải cứu công dân Việt, Vietjet còn tặng hơn 2,5 triệu khẩu trang cho
người dân các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ... góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam
tương thân tương ái trong mắt bạn b… quốc tế. Đại dịch chưa qua, tháng 10/2020,
hàng loạt cơn bão lớn lần lượt đổ bộ vào miền Trung gây thiệt hại nặng nề về
người và tài sản. Nhiều tỉnh, thành phố ở miền Trung, đặc biệt là Huế đã bị cô lập,
không có điện, không thức ăn, không nước sạch. Vietjet đã lập tức cho cất cánh
những chuyến bay chuyên chở hàng trăm nghìn tấn lương thực, nhu yếu phẩm,
thiết bị y tế và đưa hàng chục đoàn công tác, cơ quan chức năng đến miền Trung
hoàn toàn miễn phí, kịp thời ứng cứu đồng bào đang gặp nạn. Vietjet còn ủng hộ
10.000 đồng trên mỗi vé bán được để hỗ trợ người dân miền Trung bị lũ lụt. Toàn
thể cán bộ, nhân viên đã tổ chức quyên góp thông qua nhiều hình thức khác nhau
để ủng hộ đồng bào miền Trung. Ngoài ra, hãng cũng duy trì các chương trình
thường niên “Tết ấm cho em” giúp đỡ trẻ em vùng sâu vùng xa, tiếp tục các học
bổng vì sự nghiệp giáo dục... Hay gần đây nhất tại thành phố Hamburg (CHLB
Đức), chuyến bay miễn phí của Vietjet đang tiếp nhận hàng cứu trợ là vật tư trang
thiết bị y tế từ các tổ chức, doanh nghiệp và bạn b… các nước châu †u ủng hộ Việt
Nam phòng chống dịch Covid-19.
3. KẾT LUẬN & BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Những giá trị mà hãng hàng không mang lại không chỉ góp phần cho nền kinh tế
Việt Nam phát triển mà đó còn là sự sẻ chia, thấu cảm về nỗi niềm được sum vầy
bên mâm cơm mỗi dịp lễ tết đối với những người con xa xứ bôn ba vì miếng cơm
manh áo. Hay đem đến những trải nghiệm mới mẻ với nhiều người là được đi máy
bay với một mức phí phù hợp với túi tiền. Không những thế, Vietjet trở thành điểm
sáng của ngành hàng không khi không sa thải một ai, ngược lại, tiếp tục tạo thêm
việc làm cho người lao động với sự ra đời và đi vào hoạt động của Trung tâm Khai
thác mặt đất Vietjet (VJGS), việc đó giúp hãng nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng
bộ nhận diện thương hiệu và quản lý tốt chi phí vận hành. Đặc biệt, Vietjet đã cho
ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ, vừa giúp hãng tăng doanh thu, vừa đem đến cho
hành khách những tiện ích mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng. Qua đây chúng ta có thể thấy Vietjet đã có những chiến lược khôn ngoan cho
chính mình để không tụt hậu về sau, gây khủng hoảng cho nền kinh tế của doanh
nghiệp đồng thời còn khẳng định thương hiệu mình rõ hơn trên thị trường trong
nước cũng như quốc tế. Để có một Vietjet gây được nhiều tiếng vang trong thị
trường hiện nay thì không thể nào không nhớ đến nữ doanh nhân tài ba Nguyễn
Thị Phương Thảo. Người có sức ảnh hưởng và đóng góp nhiều nhất về định hướng
phát triển của hãng hàng không Vietjet Air từ khi thành lập cho đến nay. Nữ doanh
nhân đã thể hiện rõ giá trị đạo đức, tư duy, trách nhiệm xã hội, tầm nhìn, sứ mệnh
và các giá trị cốt lõi của mình thông qua thương hiệu hãng hàng không giá rẻ
Vietjet Air. Bà cũng chính là tấm gương truyền động lực đến với nhiều người
thông qua tài năng phải đi đôi với đạo đức.
Qua những thành tựu của doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, nhóm chúng tôi
có được bài học kinh nghiệm đầu tiên chính là sự chia sẻ với cộng đồng. Bởi khi
bản thân thấu cảm với nỗi trăn trở của nhiều người thì ta mới tiếp thêm động lực
cho chính mình để phát triển sản phẩm và dịch vụ nhằm phụng sự đoàn thể. Bài
học thứ hai là tinh thần doanh chủ. Mỗi chúng tôi, mỗi người sinh viên đều mang
cho mình một sứ mệnh thiêng liêng cho sự phát triển của xã hội mai sau. Là nguồn
lực tri thức để thúc đẩy trở thành một xã hội văn minh, hiện đại và giàu mạnh. Thế
nên, mỗi thành viên trong nhóm chúng tôi đều sẽ bắt đầu xây dựng cho chính mình
một tinh thần doanh chủ, luôn nỗ lực trau dồi kiến thức, tin tưởng năng lực của
chính mình và can đảm đối diện với mọi thách thức để mở ra một con đường mới.
Bài học cuối cùng chính là niềm đam mê bởi chỉ khi có niềm đam mê thì mới có
thể thúc đẩy ta đạt được những mục tiêu, coi đó là nhiệm vụ mà bản thân đã cam
kết thực hiện và chinh phục dần dần đi đến nấc thành công.