Bài báo về bạo lực học đường | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1600 là con số thống kê số vụ đánh nhau trong và ngoài trường học trong vòng một năm. Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, oont ập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:

Báo chí 64 tài liệu

Thông tin:
4 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài báo về bạo lực học đường | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1600 là con số thống kê số vụ đánh nhau trong và ngoài trường học trong vòng một năm. Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, oont ập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

44 22 lượt tải Tải xuống
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG – TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?
1600 con số thống số vụ đánh nhau trong ngoài trường học
trong vòng một năm. Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học
sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi
học vì đánh nhau. Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học
đường không phải là vấn đề mới, nhưng đang là vấn đề nhức nhối tại
mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao hậu quả
ngày càng lớn.
Tháng 2/2022, tại THCS Đồng Khởi, TP HCM một nữ sinh lớp 7 bị
nhóm bạn đánh hội đồng tại khu vực nhà vệ sinh của trường. Ngày 17/3,
một nhóm bốn nữ sinh đánh hai em nhập viện tại xã Tú Sơn, Kiến Thụy,
Hải Phòng. Ngày 25/3, tại THPT Phan Bội Châu (Hải Dương) một nam
sinh lớp 12 dùng dao đâm trọng thương một học trò lớp 10. Ngày 29/3 tại
THPT Hương Trà, Huế, một nữ sinh bị bạn học đánh chấn thương não.
Hay gần đây nhất vụ việc đang được dư luận quan tâm đó là sự việc bạo
lực học đường xảy ra tại một trường quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng bạo lực học đường đang diễn biến nghiêm trọng
Những cô bé cậu bé chỉ vừa chớm bước vào độ tuổi vị thành niên, được
học hành giáo dục, nhưng lại sẵn sàng dùng nắm đấm để nói chuyện với
nhau trong một môi trường có tính kỷ luật như trường học. Có lẽ những
người lớn hay người ngoài cuộc sẽ không thể hiểu rằng, tại sao chỉ vì đeo
một chiếc cặp giống nhau, một cái liếc mắt vô tình, hay một câu đùa,
cũng có thể trở thành nguồn cơn cho những cuộc chiến để lại thương
vong nghiêm trọng. Ở độ tuổi đang trưởng thành về thể chất lẫn tinh thần,
các em không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ trong cách giải quyết vấn đề,
khi cái tôi quá cao, hiếu thắng, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm sống.
Những cô bé cậu bé chỉ vừa chớm bước vào độ tuổi vị thành niên, được
học hành giáo dục, nhưng lại sẵn sàng dùng nắm đấm để nói chuyện
Rất nhiều phụ huynh khi đối mặt với vấn đề bạo lực học đường, đã chọn
cách cho con đi học võ tự vệ. Nhưng bạo lực có giải quyết được bằng bạo
lực? Cách mà phụ huynh tự lo liệu bằng việc cho con học võ dường như
chỉ cung cấp "vũ khí" cho con tham chiến và chiến thắng chứ không giúp
con tránh xa bạo lực. Chúng ta đừng vội phán xét một đứa trẻ trong một
vụ việc bạo lực học đường, vì suy cho cùng các em chưa đủ tuổi để chịu
trách nhiệm về hành vi của mình. Ở độ tuổi như các em, hành vi sẽ bị ảnh
hưởng phần nhiều từ những người xung quanh. Xét ở một góc độ nào đó,
con cái là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Thiếu đi sự giáo dục đúng
đắn của bố mẹ, cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em trượt
dài trên con đường sai lệch về tư duy và suy nghĩ. Tiền bạc, địa vị xã hội
là những khái niệm không được phép tồn tại ở trường học, khi các con đã
khoác lên mình bộ đồng phục, có nghĩa là các con bình đẳng, giống nhau
và đều là học sinh. Song vẫn có bố mẹ vì muốn cho con những điều kiện
tốt nhất, đã vô tình reo rắt vào đầu con trẻ những suy nghĩ về phân biệt
giàu nghèo. Hệ quả là khiến cho những đứa trẻ bị ảo tưởng, không biết
mình đang ở đâu, mình là ai, mình được làm gì và không được làm gì.
Bạo lực xảy ra đâu, đó trách nhiệm của những người đứng đầu.
Bạo lựcđiều đáng buồn, nhưng đáng buồn hơn cả bạo lực lại xảy ra
nơi như trường học, nơi sự tồn tại của tri thức, của đạo lý. Nhiều
trường học Việt Nam nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi
nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”. Mặt khác cuộc
sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần hội đã đẩy ngã
những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy
giáo. Mất cân bằng đâu rồi cũng dẫn đến những bất mãn, cuối cùng
để những đứa trẻ chưa lớn giải quyết sự việc bằng nắm đấm.
Gia đình và nhà trường hai môi trường quan trọng nhất đối với sự phát
triển của một đứa trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh suy nghĩ “khoán”
cho nhà trường, mình bỏ tiền ra, để nhà trường thay mình nuôi dạy con.
Một số nhà trường không thực sự là ngôi nhà thứ hai của học sinh, đó chỉ
nơi các em đến thu nhận kiến thức, không nhận được tình cảm sự
quan tâm đúng mực. Việc mất kết nối giữa nhà trường phụ huynh đôi
khi khiến những vấn đề tưởng chừng như nhỏ lại hóa lớn bởi không được
phát hiện và giải quyết kịp thời.
Chúng ta đã qua thời chỉ lo đến cơm ăn áo mặc, đã đến lúc đời sống tinh
thần được đề cao quan tâm đúng cách. hội này quá nhiều cám
dỗ đối với những cậu chưa trưởng thành, khiến các em lầm
đường lạc lối, suy nghĩ méo lệch lạc. Đừng bao giờ nghĩ những vấn
đề của các em là vấn đề của những đứa trẻ con, bởi các em còn quá trẻ để
hiểu hết hậu quả của hành động mình gây ra, các em manh động liều
lĩnh hơn chúng ta tưởng. Giáo dục tư tưởng cho con trẻ không bao giờ là
thừa. Hãy dạy các em lên tiếng khi cảm nhận được các mối nguy hại đến
từ bạo lực học đường, cần làm gì khi thấy bạn bè hoặc bản thân bị bạo lực
học đường. Sức mạnh của kênh thông tin đó được xây dựng từ việc chúng
được giải quyết ngay, với sự vào cuộc kịp thời nhằm ngăn ngừa từ xa chứ
không phải để xảy ra sự việc rồi mới giải quyết. Những đứa tr lỡ tay
đánh bạn cũng cần được bảo vệ thay bị tống vào trường giáo dưỡng.
Bởi hầu hết những đứa trẻ đánh bạn đều nạn nhân của bạo lực. Chúng
cần được sửa sai thay vì bị bỏ lại.
Các phụ huynh hãy vào cuộc, đồng hành cùng nhà trường. Nhà trường và
phụ huynh mất kết nối, đổ lỗi cho nhau, con trẻ sẽ là người chịu thiệt thòi
nhất. Người lớn dường như đang vô tình cổ súy cho bạo lực khi phát tán
video clip đánh ghen, xô xát vì tai nạn giao thông... Loại bỏ bạo lực ra
khỏi cuộc sống của chính chúng ta cũng là cách giúp con cái trưởng thành
trong một môi trường lành mạnh hơn.
Rất khó khi nhà trường gặp áp lực thành tích, cha mẹ phải lo mưu sinh,
nhưng một đứa trẻ vốn được nuôi lớn không phải chỉ bằng điểm số hay
cơm ăn nước uống. Cũng giống như chăm một các cây, muốn có cây đẹp,
không chỉ tới giờ tưới nước, tới ngày bón phân, mà còn cần phải uốn nắn,
tạo thế, sao cho cái cây ấy lớn lên đẹp đẽ, không hoang dại.
Hà Giang
| 1/4

Preview text:

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG – TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?
1600 là con số thống kê số vụ đánh nhau trong và ngoài trường học
trong vòng một năm. Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học
sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi
học vì đánh nhau. Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học
đường không phải là vấn đề mới, nhưng đang là vấn đề nhức nhối tại
mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Tháng 2/2022, tại THCS Đồng Khởi, TP HCM một nữ sinh lớp 7 bị
nhóm bạn đánh hội đồng tại khu vực nhà vệ sinh của trường. Ngày 17/3,
một nhóm bốn nữ sinh đánh hai em nhập viện tại xã Tú Sơn, Kiến Thụy,
Hải Phòng. Ngày 25/3, tại THPT Phan Bội Châu (Hải Dương) một nam
sinh lớp 12 dùng dao đâm trọng thương một học trò lớp 10. Ngày 29/3 tại
THPT Hương Trà, Huế, một nữ sinh bị bạn học đánh chấn thương não.
Hay gần đây nhất vụ việc đang được dư luận quan tâm đó là sự việc bạo
lực học đường xảy ra tại một trường quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng bạo lực học đường đang diễn biến nghiêm trọng
Những cô bé cậu bé chỉ vừa chớm bước vào độ tuổi vị thành niên, được
học hành giáo dục, nhưng lại sẵn sàng dùng nắm đấm để nói chuyện với
nhau trong một môi trường có tính kỷ luật như trường học. Có lẽ những
người lớn hay người ngoài cuộc sẽ không thể hiểu rằng, tại sao chỉ vì đeo
một chiếc cặp giống nhau, một cái liếc mắt vô tình, hay một câu đùa,
cũng có thể trở thành nguồn cơn cho những cuộc chiến để lại thương
vong nghiêm trọng. Ở độ tuổi đang trưởng thành về thể chất lẫn tinh thần,
các em không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ trong cách giải quyết vấn đề,
khi cái tôi quá cao, hiếu thắng, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm sống.
Những cô bé cậu bé chỉ vừa chớm bước vào độ tuổi vị thành niên, được
học hành giáo dục, nhưng lại sẵn sàng dùng nắm đấm để nói chuyện
Rất nhiều phụ huynh khi đối mặt với vấn đề bạo lực học đường, đã chọn
cách cho con đi học võ tự vệ. Nhưng bạo lực có giải quyết được bằng bạo
lực? Cách mà phụ huynh tự lo liệu bằng việc cho con học võ dường như
chỉ cung cấp "vũ khí" cho con tham chiến và chiến thắng chứ không giúp
con tránh xa bạo lực. Chúng ta đừng vội phán xét một đứa trẻ trong một
vụ việc bạo lực học đường, vì suy cho cùng các em chưa đủ tuổi để chịu
trách nhiệm về hành vi của mình. Ở độ tuổi như các em, hành vi sẽ bị ảnh
hưởng phần nhiều từ những người xung quanh. Xét ở một góc độ nào đó,
con cái là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Thiếu đi sự giáo dục đúng
đắn của bố mẹ, cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em trượt
dài trên con đường sai lệch về tư duy và suy nghĩ. Tiền bạc, địa vị xã hội
là những khái niệm không được phép tồn tại ở trường học, khi các con đã
khoác lên mình bộ đồng phục, có nghĩa là các con bình đẳng, giống nhau
và đều là học sinh. Song vẫn có bố mẹ vì muốn cho con những điều kiện
tốt nhất, đã vô tình reo rắt vào đầu con trẻ những suy nghĩ về phân biệt
giàu nghèo. Hệ quả là khiến cho những đứa trẻ bị ảo tưởng, không biết
mình đang ở đâu, mình là ai, mình được làm gì và không được làm gì.
Bạo lực xảy ra ở đâu, ở đó có trách nhiệm của những người đứng đầu.
Bạo lực là điều đáng buồn, nhưng đáng buồn hơn cả là bạo lực lại xảy ra
ở nơi như trường học, nơi có sự tồn tại của tri thức, của đạo lý. Nhiều
trường học ở Việt Nam nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi
nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”. Mặt khác cuộc
sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã
những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy
cô giáo. Mất cân bằng ở đâu rồi cũng dẫn đến những bất mãn, cuối cùng
để những đứa trẻ chưa lớn giải quyết sự việc bằng nắm đấm.
Gia đình và nhà trường là hai môi trường quan trọng nhất đối với sự phát
triển của một đứa trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có suy nghĩ “khoán”
cho nhà trường, mình bỏ tiền ra, để nhà trường thay mình nuôi dạy con.
Một số nhà trường không thực sự là ngôi nhà thứ hai của học sinh, đó chỉ
là nơi các em đến thu nhận kiến thức, không nhận được tình cảm và sự
quan tâm đúng mực. Việc mất kết nối giữa nhà trường và phụ huynh đôi
khi khiến những vấn đề tưởng chừng như nhỏ lại hóa lớn bởi không được
phát hiện và giải quyết kịp thời.
Chúng ta đã qua thời chỉ lo đến cơm ăn áo mặc, đã đến lúc đời sống tinh
thần được đề cao và quan tâm đúng cách. Xã hội này có quá nhiều cám
dỗ đối với những cô bé cậu bé chưa trưởng thành, khiến các em lầm
đường lạc lối, suy nghĩ méo mó lệch lạc. Đừng bao giờ nghĩ những vấn
đề của các em là vấn đề của những đứa trẻ con, bởi các em còn quá trẻ để
hiểu hết hậu quả của hành động mình gây ra, các em manh động và liều
lĩnh hơn chúng ta tưởng. Giáo dục tư tưởng cho con trẻ không bao giờ là
thừa. Hãy dạy các em lên tiếng khi cảm nhận được các mối nguy hại đến
từ bạo lực học đường, cần làm gì khi thấy bạn bè hoặc bản thân bị bạo lực
học đường. Sức mạnh của kênh thông tin đó được xây dựng từ việc chúng
được giải quyết ngay, với sự vào cuộc kịp thời nhằm ngăn ngừa từ xa chứ
không phải để xảy ra sự việc rồi mới giải quyết. Những đứa trẻ lỡ tay
đánh bạn cũng cần được bảo vệ thay vì bị tống vào trường giáo dưỡng.
Bởi hầu hết những đứa trẻ đánh bạn đều là nạn nhân của bạo lực. Chúng
cần được sửa sai thay vì bị bỏ lại.
Các phụ huynh hãy vào cuộc, đồng hành cùng nhà trường. Nhà trường và
phụ huynh mất kết nối, đổ lỗi cho nhau, con trẻ sẽ là người chịu thiệt thòi
nhất. Người lớn dường như đang vô tình cổ súy cho bạo lực khi phát tán
video clip đánh ghen, xô xát vì tai nạn giao thông... Loại bỏ bạo lực ra
khỏi cuộc sống của chính chúng ta cũng là cách giúp con cái trưởng thành
trong một môi trường lành mạnh hơn.
Rất khó khi nhà trường gặp áp lực thành tích, cha mẹ phải lo mưu sinh,
nhưng một đứa trẻ vốn được nuôi lớn không phải chỉ bằng điểm số hay
cơm ăn nước uống. Cũng giống như chăm một các cây, muốn có cây đẹp,
không chỉ tới giờ tưới nước, tới ngày bón phân, mà còn cần phải uốn nắn,
tạo thế, sao cho cái cây ấy lớn lên đẹp đẽ, không hoang dại. Hà Giang