Bài Đọc Thảo Luận Chương 4 Môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính

Bài Đọc Thảo Luận Chương 4 Môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Họ tên: Lê Thị Diệu Linh
Mã sinh viên: 22A4010942
BÀI ĐỌC THẢO LUẬN CHƯƠNG 4
Tình hình thanh khoản của các tổ chức n dụng, đặc biệt ngân hàng thương
mại, đã trải qua nhiều biến động từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2023 dự
kiến sẽ tiếp tục thay đổi đến cuối năm 2023.
Năm 2022, các tỷ lệ an toàn thanh khoản như cho vay so với vốn huy động
(LDR), nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống TCTD đều
tăng. Cụ thể tỷ lệ LDR tăng từ 72,1% (2021) lên 74,4% (2022) do tín dụng tăng
14,18% (cao hơn mức 13,6% của năm 2021), trong khi tăng trưởng huy động
vốn mức thấp, ước tăng 8% (thấp hơn mức 9,2% của năm 2021); tỷ lệ nguồn
vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng từ 24% (2021) lên 25,6% (2022).
Huy động vốn của các TCTD năm 2022 tăng thấp, cùng với tăng trưởng cung
tiền (M2) thấp kỷ lục, nguyên nhân chủ yếu là từ: (i) Lạm phát, giá cả và chi phí
tăng, làm doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn để trang trải chi phí tăng thêm; lãi
suất tỷ giá tăng làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp; (ii) NHNN tiếp
tục duy trì công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng trong khi phát hành TPDN
khó khăn hơn, buộc doanh nghiệp dùng vốn tự có nhiều hơn; (iii) Giải ngân đầu
công còn chậm khiến nợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp xây dựng tăng; (iv)
Thị trường bất động sản, chứng khoán trầm lắng trong giai đoạn lành mạnh
hóa, khiến một phần vốn trên hai thị trường này bị tồn đọng; (v) Dòng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài chỉ tăng nhẹ trong điều kiện lãi suất USD tăng và TTCK
suy giảm.
Trước những khó khăn về huy động vốn t khách hàng, các TCTD chuyển
sang huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, làm mặt bằng lãi suất tăng
cao từ Quý 3/2022 . Doanh số giao dịch bình quân năm 2022 tăng hơn 70% so
với năm 2021, xấp xỉ 220 nghìn tỷ đồng/phiên tập trung các kỳ hạn ngắn
(qua đêm – 1 tuần, khoảng 95%)
Mặc tín dụng ngân hàng tăng mức cao (14,5%) nhưng không hết hạn
mức 15,5-16% khi NHNN quyết định giao tăng thêm 1,5-2% vào cuối năm vì:
(i)Tháng 12/2022, một số ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, LDR chạm
ngưỡng an toàn của NHNN trong khi huy động vốn kém khả quan; (ii) Lãi suất
cho vay tăng khiến doanh nghiệp và người dân cũng hạn chế vay hơn. Như vậy,
công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng giúp kiểm soát cung tiền, gián tiếp kiểm
soát lạm phát, nhưng vẫn là một công cụ hành chính và NHNN đang nghiên cứu
phương án khả thi hơn.
Tình hình thanh khoản của hệ thống t chức tín dụng nói chung, ngân hàng
thương mại nói riêng 6 tháng đầu năm 2023.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục được duy trì
mức ổn định khi tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tiếp tục gia tăng so
với quý trước. Việc cho vay khó khăn khiến các ngân hàng sẽ phải duy trì một
tỷ lệ tài sản sản thanh khoản cao tập trung vào trái phiếu Chính phủ. Theo đó,
ngoại trừ nhóm ngân hàng vốn Nhà nước chi phối, tỷ lệ tài sản thanh khoản
cao/tổng tài sản của tất cả các nhóm ngân hàng còn lại đều xu hướng tăng
trong quý 2 năm 2023. Bên cạnh đó, nhằm tăng thanh khoản cho hệ thống ngân
hàng, NHNN vẫn tích cực chào thầu trên trên kênh OMO. Tuy nhiên, thị trường
mở không phát sinh giao dịch khác ngoại trừ một giao dịch nhỏ vào tháng
6/2023 và đã đáo hạn.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của toàn hệ
thống ngân hàng cũng đã sụt giảm liên tục trong 03 quý gần đây cho thấy dư địa
tín dụng của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức tốt. Theo đó, tính tới cuối Q2/2023,
tỷ lệ LDR của nhóm NHTM cổ phần ghi nhận mức suy giảm 2.12 điểm phần
trăm so với cuối năm 2022. Đối với nhóm NHTM vốn Nhà nước, tỷ lệ LDR
Q2/2023 mặc dù đã có sự phục hồi so với Q1/2023 nhưng vẫn đang thấp hơn so
với Q4/2022.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn duy trì mức dồi dào còn được
thể hiện qua lượng tiền gửi của khách hàng tại các TCTD, đặc biệt là tiền gửi
của dân liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. Theo số liệu mới nhất vừa
được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố, tính đến cuối tháng
5/2023, tiền gửi của dân vào hệ thống ngân hàng đạt 6.347.545 tỷ đồng. Cụ
thể, tiền gửi của dân vào hệ thống ngân hàng duy trì xu hướng tăng liên tục
kể từ tháng 11 năm 2021. So với cuối năm 2022, tỉ lệ tiền gửi của dân tại
thời điểm cuối tháng 5 vào ngân hàng tăng hơn 8%, tương ứng với 481.788 tỉ
đồng. Còn so với cuối tháng 3/2023 cùng kỳ năm ngoái, tiền tiết kiệm được
dân cư gửi thêm lần lượt là 66.730 tỉ đồng và 778.568 tỷ đồng.
Dự báo tình hình thanh khoản cuối năm 2023.
Các tổ chức tín dụng cũng nhận định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng
trong quý 3/2023 tiếp tục duy trì trạng thái “tốt,” “cải thiện” hơn so với quý
2/2023; đồng thời dự báo, tình nh thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong quý
4/2023 và cả năm 2023 so với năm 2022.
Vào kỳ điều tra tháng 6/2023, các tổ chức tín dụng cho biết tiếp tục điều
chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, giảm mạnh lãi suất
biên hơn phí dịch vụ trong quý 3/2023 dự kiến tiếp tục giảm trong quý
4/2023. Tính chung trong năm 2023 so với năm 2022, giá bình quân sản phẩm
dịch vụ được dự báo sẽ giảm đáng kể nhưng có thể tăng nhẹ trong năm 2024 do
phí dịch vụ dự kiến “tăng nhẹ” trong khi lãi suất biên được dự kiến tiếp tục
“giảm nhẹ.”
Cũng theo kết quả điều tra, tỷ lệ tổ chức tín dụng nhận định nhu cầu vay vốn
của khách hàng trong quý 3/2023 “cải thiện” đạt mức thấp hơn so với quý
2/2023 thấp hơn mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. Nhu cầu gửi tiền, sử
dụng dịch vụ thanh toán thẻ được nhận định tiếp tục “cải thiện” mức thấp
trong quý 3/2023 so quý trước. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu
sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng thể “cải thiện” tốt hơn trong quý
4/2023 do kỳ vọng tình hình kinh tế tích cực hơn, ngành sản xuất, xuất khẩu dần
phục hồi, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu
gửi tiền thanh toán. Trong cả năm 2023, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng
của khách hàng được dự báo “tăng” với tốc độ chậm lại so năm 2022.
| 1/4

Preview text:

Họ tên: Lê Thị Diệu Linh
Mã sinh viên: 22A4010942
BÀI ĐỌC THẢO LUẬN CHƯƠNG 4
Tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng thương
mại, đã trải qua nhiều biến động từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2023 và dự
kiến sẽ tiếp tục thay đổi đến cuối năm 2023.
Năm 2022, các tỷ lệ an toàn thanh khoản như cho vay so với vốn huy động
(LDR), nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống TCTD đều
tăng. Cụ thể tỷ lệ LDR tăng từ 72,1% (2021) lên 74,4% (2022) do tín dụng tăng
14,18% (cao hơn mức 13,6% của năm 2021), trong khi tăng trưởng huy động
vốn ở mức thấp, ước tăng 8% (thấp hơn mức 9,2% của năm 2021); tỷ lệ nguồn
vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng từ 24% (2021) lên 25,6% (2022).
Huy động vốn của các TCTD năm 2022 tăng thấp, cùng với tăng trưởng cung
tiền (M2) thấp kỷ lục, nguyên nhân chủ yếu là từ: (i) Lạm phát, giá cả và chi phí
tăng, làm doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn để trang trải chi phí tăng thêm; lãi
suất và tỷ giá tăng làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp; (ii) NHNN tiếp
tục duy trì công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng trong khi phát hành TPDN
khó khăn hơn, buộc doanh nghiệp dùng vốn tự có nhiều hơn; (iii) Giải ngân đầu
tư công còn chậm khiến nợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp xây dựng tăng; (iv)
Thị trường bất động sản, chứng khoán trầm lắng và trong giai đoạn lành mạnh
hóa, khiến một phần vốn trên hai thị trường này bị tồn đọng; (v) Dòng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài chỉ tăng nhẹ trong điều kiện lãi suất USD tăng và TTCK suy giảm.
Trước những khó khăn về huy động vốn từ khách hàng, các TCTD chuyển
sang huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, làm mặt bằng lãi suất tăng
cao từ Quý 3/2022 . Doanh số giao dịch bình quân năm 2022 tăng hơn 70% so
với năm 2021, xấp xỉ 220 nghìn tỷ đồng/phiên và tập trung ở các kỳ hạn ngắn
(qua đêm – 1 tuần, khoảng 95%)
Mặc dù tín dụng ngân hàng tăng ở mức cao (14,5%) nhưng không hết hạn
mức 15,5-16% khi NHNN quyết định giao tăng thêm 1,5-2% vào cuối năm vì:
(i)Tháng 12/2022, một số ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, LDR chạm
ngưỡng an toàn của NHNN trong khi huy động vốn kém khả quan; (ii) Lãi suất
cho vay tăng khiến doanh nghiệp và người dân cũng hạn chế vay hơn. Như vậy,
công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng giúp kiểm soát cung tiền, gián tiếp kiểm
soát lạm phát, nhưng vẫn là một công cụ hành chính và NHNN đang nghiên cứu phương án khả thi hơn.
Tình hình thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng
thương mại nói riêng 6 tháng đầu năm 2023.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục được duy trì
ở mức ổn định khi tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tiếp tục gia tăng so
với quý trước. Việc cho vay khó khăn khiến các ngân hàng sẽ phải duy trì một
tỷ lệ tài sản sản thanh khoản cao tập trung vào trái phiếu Chính phủ. Theo đó,
ngoại trừ nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối, tỷ lệ tài sản thanh khoản
cao/tổng tài sản của tất cả các nhóm ngân hàng còn lại đều có xu hướng tăng
trong quý 2 năm 2023. Bên cạnh đó, nhằm tăng thanh khoản cho hệ thống ngân
hàng, NHNN vẫn tích cực chào thầu trên trên kênh OMO. Tuy nhiên, thị trường
mở không phát sinh giao dịch khác ngoại trừ một giao dịch nhỏ vào tháng 6/2023 và đã đáo hạn.
Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của toàn hệ
thống ngân hàng cũng đã sụt giảm liên tục trong 03 quý gần đây cho thấy dư địa
tín dụng của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức tốt. Theo đó, tính tới cuối Q2/2023,
tỷ lệ LDR của nhóm NHTM cổ phần ghi nhận mức suy giảm 2.12 điểm phần
trăm so với cuối năm 2022. Đối với nhóm NHTM có vốn Nhà nước, tỷ lệ LDR
Q2/2023 mặc dù đã có sự phục hồi so với Q1/2023 nhưng vẫn đang thấp hơn so với Q4/2022.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn duy trì ở mức dồi dào còn được
thể hiện qua lượng tiền gửi của khách hàng tại các TCTD, đặc biệt là tiền gửi
của dân cư liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. Theo số liệu mới nhất vừa
được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố, tính đến cuối tháng
5/2023, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng đạt 6.347.545 tỷ đồng. Cụ
thể, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng duy trì xu hướng tăng liên tục
kể từ tháng 11 năm 2021. So với cuối năm 2022, tỉ lệ tiền gửi của dân cư tại
thời điểm cuối tháng 5 vào ngân hàng tăng hơn 8%, tương ứng với 481.788 tỉ
đồng. Còn so với cuối tháng 3/2023 và cùng kỳ năm ngoái, tiền tiết kiệm được
dân cư gửi thêm lần lượt là 66.730 tỉ đồng và 778.568 tỷ đồng.
Dự báo tình hình thanh khoản cuối năm 2023.
Các tổ chức tín dụng cũng nhận định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng
trong quý 3/2023 tiếp tục duy trì trạng thái “tốt,” “cải thiện” hơn so với quý
2/2023; đồng thời dự báo, tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong quý
4/2023 và cả năm 2023 so với năm 2022.
Vào kỳ điều tra tháng 6/2023, các tổ chức tín dụng cho biết tiếp tục điều
chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, giảm mạnh lãi suất
biên hơn phí dịch vụ trong quý 3/2023 và dự kiến tiếp tục giảm trong quý
4/2023. Tính chung trong năm 2023 so với năm 2022, giá bình quân sản phẩm
dịch vụ được dự báo sẽ giảm đáng kể nhưng có thể tăng nhẹ trong năm 2024 do
phí dịch vụ dự kiến “tăng nhẹ” trong khi lãi suất biên được dự kiến tiếp tục “giảm nhẹ.”
Cũng theo kết quả điều tra, tỷ lệ tổ chức tín dụng nhận định nhu cầu vay vốn
của khách hàng trong quý 3/2023 là “cải thiện” đạt mức thấp hơn so với quý
2/2023 và thấp hơn mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. Nhu cầu gửi tiền, sử
dụng dịch vụ thanh toán và thẻ được nhận định tiếp tục “cải thiện” ở mức thấp
trong quý 3/2023 so quý trước. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu
sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có thể “cải thiện” tốt hơn trong quý
4/2023 do kỳ vọng tình hình kinh tế tích cực hơn, ngành sản xuất, xuất khẩu dần
phục hồi, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu
gửi tiền và thanh toán. Trong cả năm 2023, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng
của khách hàng được dự báo “tăng” với tốc độ chậm lại so năm 2022.