Bài giảng Chương 2 môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội
Bài giảng Chương 2 môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Pháp luật đại cương Bài 2
Những kiến thức cơ bản về pháp luật
I. Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của pháp luật.
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
đảm bảo t ự
h c hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích và định
hướng của nhà nước.
1. Đặc điểm của pháp luật .
Tính quyền lực nhà nước
● Mang tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội, do nhà nước ban hành
và thực hiện .
● Đảm bảo cho quyền lực nhà nước được tác động đến mọi đối tượng trong xã hội.
Tính quy phạm phổ biến.
● Các quy định của pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực, các chủ thể trong
xã hội xử sự theo điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đưa ra.
● Pháp luật luôn là khuôn mẫu để đánh giá hành vi con người là hợp hay
bất hợp pháp.
Tính hệ thống.
● Pháp luật gồm tổng thể quy phạm pháp luật liên kết chặt chẽ với nhau,
thể hiện trong hình thức pháp luật.
● Ở VN, pháp luật thể hiện trên hệ thống văn bản do Nhà nước ban hành
theo trình tự nhất định: cấp thấp phải phù hợp với cấp cao hơn.
● Nội dung các văn bản quy phạm và quy phạm pháp luật phải chặt chẽ,
thống nhất với nhau.
Tính xác định về hình thức .
● Pháp luật thể hiện trong những hình thức nhất định. Vd: tập quán pháp,
tiền tệ pháp…
● Mỗi loại có hình thức cụ thể theo quy trình chặt chẽ được quy định trong luật.
2. Vai trò của pháp luật.
● Cơ sở cho việc thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực cho nhà nước.
○ Pháp luật xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng cơ quan và
quan hệ của các cơ quan với nhau.
● Góp phần tạo dựng quan hệ mới.
○ Điều chỉnh và dự báo, định hướng cho các quan hệ xã hội.
● Góp phần tổ chức, quản lí xã hội.
○ Nhà nước xác định chế độ kinh tế, thể chế hóa các đường lối, chủ
trương đảm bảo sự quản lí, điều tiết thông qua pháp luật .
● Cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác
quốc tế.
II. Bản chất của pháp luật
1. Bản chất giai cấp
● Pháp luật: ý chí của giai cấp thống trị, công cụ điều chỉnh quan hệ giữa
các giai cấp → bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị. ● Sự t ể
h chế hóa → đảm bảo thực hiện các mục tiêu,.. → giúp lực lượng cầm
quyền thực hiện quyền lãnh đạo với xã hội.
● Mức độ giai cấp phụ thuộc: tương quan lực lượng, mâu thuẫn giai cấp,
đặc điểm kinh tế, truyền thống, tôn giáo, … thậm chí các điều kiện tự
nhiên, ý chí giai cấp nắm giữ quyền lực.
2. Bản chất xã hội .
● Pháp luật p
hán ánh ý chí và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp khác ở mức độ nhất định.
● Lực lượng cầm quyền muốn củng cố và giữ quyền lực → quan tâm đến lợi
ích chung, xây dựng và giữ gìn trật tự xã hội.
● Pháp luật phản ánh và thể hiện ý chí chung của xã hội → huy động sức
mạnh chung của cộng đồng.
● Xã hội thay đổi → Nhà nước điều chỉnh pháp luật.
● Bản chất xã hội thể hiện: thừa nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.
★ Tính xã hội và giai cấp của nhà nước có quan hệ qua lại với nhau: tính giai
cấp sâu sắc ⇆ tính xã hội mờ nhạt.
III. Kiểu pháp luật và hình thức pháp luật.
1. Kiểu pháp luật .
a. Pháp luật chủ nô: hình thành qua thừa nhận các phong tục, tập quán, quy
tắc đạo đức và tín điều tôn giáo.
● Cơ sở pháp lí → củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, hợp
pháp hóa sự bóc lột của chủ nô với nô lệ.
● Quy định một hệ thống hình phạt và phương thức thi hành hình phạt hết
sức dã man (Ex: tùng xẻo, tru di…)
● Ghi nhận tình trạng bất bình đẳng trong xã hội và gia đình.
● Có tính tản mạn, thiếu thống nhất.
b. Pháp luật phong kiến: xây dựng trên quan hệ sản xuất phong kiến (chủ yếu là
ruộng đất) và mâu thuẫn giai cấp (quý tộc phong kiến vs nông dân)
● Xác lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp, bảo vệ những đặc quyền của c ác
đẳng cấp trên trong xã hội.
● Dung túng cho việc tùy tiện sử dụng bạo lực của những kẻ nắm quyền.
● Quy định hệ thống hình phạt và cách thức thi hành hình phạt 1 cách dã
man, hà khắc.
● Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo, phong tục, đạo đức phong kiến
và không có tính thống nhất.
c. Pháp luật tư sản: xây dựng trên cơ sở kinh tế - tư hữu tư bản chủ nghĩa và cơ
sở xã hội - quan hệ giai cấp tư sản và công nhân.
● Ghi nhận và bảo vệ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa.
● Mang tính dân chủ, thừa nhận về mặt pháp lý quyền tự do, bình đẳng công dân.
● Bảo vệ sự thống trị về mặt tư tưởng và chính trị của giai cấp tư sản.
→ Có nhiều điểm tiến bộ, đặc biệt là tính nhân đạo. (ex: chế độ khoan
hồng, nhà tù ở một số nước tư bản)
d. Pháp luật xã hội chủ nghĩa: xây dựng trên cơ sở kinh tế - quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa và cơ sở xã hội - liên minh giữa các tầng lớp, giai cấp.
● Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng lãnh đạo.
● Ngày một hoàn thiện đáp ứng yêu cầu điều chỉnh xã hội.
● Phán ánh chuẩn mực đạo đức xã hội đồng thời góp phần củng cố, bảo vệ
các chuẩn mực đó.
2. Hình thức pháp luật .
Hình thức của pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước, là cách
thức mà nhà nước sử dụng để thể h ệ
i n ý chí của mình thành pháp luật.
a. Tập quán pháp
● Các quy tắc xử sự đã tồn tại trong xã hội dưới dạng phong tục tập quán,
đạo đức các tín điều tôn giáo - phù hợp ý chí nhà nước → được thừa nhận
thành pháp luật.
b. Tiền lệ pháp
● Những bản án, quyết định của cơ quan thẩm quyền trong các vụ việc cụ
thể được nhà nước lấy làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ tương tự.
c. Văn bản quy phạm pháp luật
● Do cơ quan nhà nước thẩm quyền hoặc cơ quan thẩm quyền ban hành
theo trình tự, hình thức quy định trong pháp luật → quy phạm được đảm
bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
→ hình thức quan trọng nhất – đảm bảo tính chính xác, rõ ràng minh
bạch, cập nhật thường xuyên.
IV. Quan hệ pháp luật .
→ quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh.
1. Đặc điểm
a. Tính ý chí: lựa chọn và cách thức điều chỉnh quan hệ xã hội → ý chí nhà nước.
Hình thành, thay đổi → các bên tham gia.
b. Xuất hiện và tồn tại trên cơ sở các quy phạm pháp luật: quy phạm pháp luật
là một trong những điều kiện để phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
c. Nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể của các bên tham gia quan hệ.
• Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo các
quan hệ pháp luật diễn ra theo đúng ý chí của nhà nước.
• Quyền và nghĩa vụ các bên có thể do thảo thuận trong khuôn khổ pháp
luật (dân sự, lao động…) vs xác định bởi nhà nước (hình sự, hành chính);
đảm bảo bởi nhà nước → bắt buộc cưỡng chế vs mang tính cho phép, tùy nghi.
2. Cấu thành của quan hệ pháp luật.
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật.
• Chủ thể: các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật → phải có
năng lực chủ thể.
• Năng lực pháp luật :khả năng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ
pháp lí khi tham gia QhPl – yếu tố thụ động, thể hiện qua các quy định pháp luật.
• Năng lực hành vi pháp luật: khả năng các chủ thể bằng hành vi của mình
xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong 1 QhPl cụ thể. → mang tính
chủ động, có độ tuổi nhất định.
b. Khách thể của quan hệ pháp luật .
• Yếu tố làm cho giữa các bên chủ thể có mối quan hệ với nhau.
• Là những lợi ích mà chủ thể tham gia hướng tới.
• Ví dụ: lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất đai,..), phi vật chất thỏa mã tih thần
(uy tín, danh tiếng…) hoặc thỏa mãn nhu cầu sử dụng dịch vụ.
c. Nội dung của quan hệ pháp luật .
• Quyền pháp lí: chủ thể xử sự theo pháp luật cho phép.
○ Tự thực hiện: Có thể tự xử sự bằng hành vi của mình mà pháp luật cho phép.
○ Yêu cầu thực hiện/ không thực hiện: Yêu cầu chủ thể trong quan hệ
phải đảm bảo quyền của mình và chấm dứt hành vi trái pháp luật
xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của mình.
○ Yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
• Nghĩa vụ pháp lý: c
ác xử sự các chủ thể bắt buộc phải thực hiện → đảm
bảo quyền lợi của bên còn lại.
○ Nghĩa vụ phải thực hiện 1/ 1 số hành động nhất định.
○ Nghĩa vụ kiềm chế không thực hiện 1/ 1 số hành động nhất định.
○ Chịu trách nhiệm khi xử sự không đúng.
d. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
→ khi có quy phạm pháp luật, chủ thể có đủ năng lực chủ thể và sự kiện pháp lí.