-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giảng - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Đường GHKNSX của xã hội: Là đường biểu diễn hay tập hợp tất cả các cách phối hợp tối đa của số lượng các loại sản phẩm có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ năng lực của nền kinh tế Khả năng sản xuất của một quốc gia chỉ nằm trong đường PP nên chỉ có thể lựa chọn những điểm nằm trên hoặc trong đường PP. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Bài giảng - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Đường GHKNSX của xã hội: Là đường biểu diễn hay tập hợp tất cả các cách phối hợp tối đa của số lượng các loại sản phẩm có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ năng lực của nền kinh tế Khả năng sản xuất của một quốc gia chỉ nằm trong đường PP nên chỉ có thể lựa chọn những điểm nằm trên hoặc trong đường PP. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50032646 lOMoARcPSD| 50032646
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Kinh
tế học, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô a. Kinh tế học (Economics)
+Kinh tế học ra đời vào năm 1776 - cuốn "Của cải của các dân tộc" - Adam Smith.
Từ 1776 - 1936: các nước vận hành theo lý thuyết kinh tế vi mô. Từ 1936 - nay : Theo Jonh Mayner Keynes
+Kinh tế học: là một môn khoa học xã hội nghiên cứu cách chọn lựa của con người trong việc sử dụng
nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất ra những loại hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên xã hội.
Nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và phân phối hàng hoá
Nó liên quan tới các môn khoa học xã hội khác: triết học, kinh tế chính trị học, sử học, xã hội học, thống kê.
+Kinh tế học có hai phân ngành lớn: Kinh tế vi mô ; Kinh tế vĩ mô
+Đặc trưng cơ bản của kinh tế học
- KTH nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối với nhu cầu kinh tế xã hội.
- Tính hợp lý của kinh tế học: khi phân tích lý giải một sự kiện kinh tế nào đó cần phải dựa trên những
giảthiết nhất định (hợp lý) về diễn biến của sự kiện KT này.
- KTH là một môn học nghiên cứu mặt lượng: Kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng những con số.- Tính
toàn diện và tính tổng hợp: Khi xem xét một sự kiện kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt
động, các sự kiện khác trên phương diện một đất nước, một nền kinh tế thế giới.
- Kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định được ở mức độ trung bình (vì chúng phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố) b.
Kinh tế vi mô (MicroEconomics) +Khái niệm : KTH vi mô nghiên cứu hoạt động của các tế bào
trong nền kinh tế. Nghiên cứu hành vi và cách ứng xử của các cá nhân, các doanh nghiệp trên từng loại
thị trường cụ thể khi các điều kiện KTXH thay đổi.
+Ví dụ : Nghiên cứu quyết định của hộ gia đình, của doanh nghiệp trên thị trường: xe máy, xe đạp; khi
thuế thay đổi, khi qui định về đăng ký xe thay đổi...
+Phương pháp nghiên cứu : Phân tích từng phần rất phức tạp. c.
Kinh tế học vĩ mô (MacroEconomics) +Khái niệm : KTH vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học,
nó nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên giác độ toàn bộ
nền kinh tế quốc dân Nghiên cứu những vấn đề tổng thể có tính chất bao trùm như: -Tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát & thất nghiệp. - Xuất nhập khẩu hàng hoá & tư bản. - Sự phân phối nguồn lực & thu nhập.
+Ví dụ : -Nó không đề cập tới sản phẩm bia, đường , sữa ... Tổng SPQD.
-Nó Không đề cập tới giá cả một loại hàng hoá chỉ số giá, lạm phát
+Phương pháp nghiên cứu : Phải đơn giản hoá nền kinh tế bằng cách bỏ qua các tác động riêng biệt để
nghiên cứu sự tương tác tổng quát, sự ăn khớp lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế Dùng phương pháp
cân bằng tổng quát, ngoài ra sử dụng một số phương pháp khác như : trìu tượng hoá, thống kê số lớn , mô hình hoá...
2. Kinh tế học thực chứng , Kinh tế học chuẩn tắc a. Kinh tế học thực chứng
+Khái niệm: Là loại hình kinh tế mô tả phân tích các sự kiện, các mối quan hệ trong nền kinh tế một cách
khách quan và khoa học. Trả lời cho câu hỏi : là gì ? là bao nhiêu ? là như thế nào ?
+Ví dụ : - Hiện nay tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu ? - Nếu lạm phát tăng 2% thì thất nghiệp tăng lên hay giảm đi ?
+Mục đích : -Tìm kiếm sự thật, hướng đến khách quan để biết được tại sao nền kinh tế lại hoạt động như vậy ?
-Từ đó có cơ sở để dự đoán các phản ứng của các hiện tượng trong nền kinh tế khi hoàn cảnh thay đổi
giúp con người tác động tích cực thúc đẩy những hoạt động có lợi, hạn chế những hoạt động có hại b. Kinh tế học chuẩn tắc
+Khái niệm : Là loại hình nghiên cứu nhằm đưa ra những chỉ dẫn hoặc các giải pháp để khắc phục tình
hình dựa trên quan điểm của cá nhân về các vấn đề đó. Nó trả lời câu hỏi : Nên làm cái gì ?
+Ví dụ : - Làm thế nào để giảm lạm phát ? -Trong thời kỳ suy thoái thất nghiệp tăng, chính phủ nên dùng
tiền trực tiếp để tạo công ăn việc làm hay trợ cấp thất nghiệp ? lOMoARcPSD| 50032646 3
3. Giới hạn khả năng sản xuất của xã hội: *Thế nào là giới hạn khả năng sản xuất của xã hội : Mỗi
đất nước trong một thời kỳ có một nguồn lực hạn chế (lao động , đất đai , vốn ...) Nếu tăng nguồn lực để
sản xuất sản phẩm này thì nguồn lực còn lại để sản xuất sản phẩm khác sẽ giảm (số lượng sản phẩm khác
sẽ giảm). Để mô tả tình hình này, các nhà KTH đưa ra khái niệm: "Giới hạn khả năng sản xuất của xã hội "
*Ví dụ : Giả định 1 nền kinh tế trong một thời kỳ có một nguồn lực xác định dùng để sản xuất 2 loại hàng
hóa là TLSX và TLTD. Các mức sản lượng cao nhất có thể đạt được khi mọi nguồn sản xuất đều được sử dụng là : TLSX Phương án TLSX TLTD A 15 0 B 14 6 C 12 11 D 9 15 E 5 18 F 0 20 TLTD
Biểu diễn các phương án lên hệ trục toạ độ, nối các điểm lại ta được đường giới hạn khả năng sản xuất (PP).
*Đường GHKNSX của xã hội: Là đường biểu diễn hay tập hợp tất cả các cách phối hợp tối đa của số lượng
các loại sản phẩm có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ năng lực của nền kinh tế Khả năng sản xuất
của một quốc gia chỉ nằm trong đường PP nên chỉ có thể lựa chọn những điểm nằm trên hoặc trong đường PP.
*Ý nghĩa của đường PP: +Những điểm nằm trên đường PP là các phương án sử dụng hết nguồn lực đó
là các phương án hiệu quả (PA tối ưu) xã hội nên lựa chọn những PA này. +Những điểm nằm trong đường
PP là những PA không sử dụng hết nguồn lực Phương án kém hiệu quả. Ví dụ : G (5 TLSX , 15 TLTD)
+Những điểm nằm ngoài đường PP là những PA không thể thực hiện được vì không đủ nguồn lực Một
đất nước không thể lựa chọn những phương án này. +Ngoài ra đường PP còn phản ánh sự hoạt động của
qui luật: "Chi phí cơ hội ngày càng tăng" •
Chi phí cơ hội (Chi phí tương đối) của việc sản xuất một sản phẩm nào đó là số lượng những sản
phẩm khác phải mất đi hoặc từ bỏ không sản xuất để sản xuất tăng thêm một đơn vị một đơn vị của sản phẩm đó . •
Qui luật chi phí cơ hội ngày càng tăng: Nếu ta chuyển dần nguồn lực để sản xuất tăng thêm những
đơn vị bằng nhau của một loại sản phẩm nào đó, thì số lượng những mặt hàng khác mà ta phải hy sinh hoặc
từ bỏ không sản xuất được ngày càng nhiều. Hay nói cách khác : để có thêm số lượng bằng nhau về một mặt lOMoARcPSD| 50032646 4
hàng, xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác. Do qui luật này chi phối nên đường PP
luôn có dạng cong, lồi ra ngoài.
*Chú ý: Đường PP chỉ mô tả KNSX trong một khoảng thời gian nhất định, giới hạn đó chỉ có tính tương
đối. Vì với sự phát triển của KHKT, sự gia tăng của lao động, thì KNSX cũng tăng theo, lúc đó đường PP
sẽ dịch chuyển ra ngoài (theo 3 dạng)
II. TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ 1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản của một tổ chức kinh tế
+Sản xuất cái gì : Nên sử dụng nguồn lực để sản xuất ra những sản phẩm gì ? Số lượng bao nhiêu ? Bao
giờ sản xuất ? +Sản xuất như thế nào: Nên tổ chức sản xuất ra sao ? ai sản xuất ? sản xuất bằng tài nguyên
gì với hình thức công nghệ nào, sản xuất ở đâu ? Phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu nhất với chi
phí ít nhất, lãi nhiều nhất. +Sản xuất cho ai : Sản phẩm sản xuất sẽ được phân phối cho ai ?
2. Cách giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản trong các tổ chức KT a.
Nền kinh tế tập quán truyền thống: Trong xã hội này 3 vấn đề kinh tế được quyết định theo tập quán
truyền thống, truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau b.
Nền kinh tế chỉ huy (Kế hoạch hoá tập trung): Chính phủ ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối,
ba vấn đề kinh tế cơ bản đều được thực hiện theo những kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước.
+Sản xuất cái gì ? Nhà nước qui định bằng việc giao hệ thống chỉ tiêu kế hoạch.
+Sản xuất như thế nào? Nhà nước qui định bằng giao vật tư, vốn, máy móc... +Sản
xuất cho ai ? Nhà nước qui định bằng chế độ phân phối theo định lượng. c.
Nền kinh tế thị trường: *Ba vấn đề kinh tế cơ bản được giải quyết thống qua các quan hệ giao dịch
trên thị trường dưới sự chi phối của cung, cầu xác định thông qua giá cả. Biểu hiện:
+Sản xuất cái gì ? DN muốn quyết định sản xuất cái gì, bao nhiêu thì phải tổ chức điều tra, nghiên cứu nhu
cầu thị trường về số lượng, chất lượng, mẫu mã, kết hợp với khả năng của DN để quyết định, không có sự
can thiệp của chính phủ. +Sản xuất như thế nào? DN phải lựa chọn kỹ thuật và công nghệ để sản xuất sản
phẩm có chất lượng cao, đẹp, bền, giá thành thấp Phải đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ KHKT, sắp
xếp hợp lý lực lượng lao động... +Sản xuất cho ai ? Hàng hoá đi vào tay những người có tiền, có tài sản
Xuất hiện bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo.
*Những mặt tích cực và hạn chế của kinh tế thị trường:
+Những mặt tích cực: Kinh tế thị trường là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển (đây là ưu thế
lớn nhất ) xuất phát từ cạnh tranh: -Cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã giúp nền kinh tế sản xuất với số
lượng, chất lượng, cơ cấu mặt hàng phong phú, phù hợp với nhu cầu xã hội, tự động loại bỏ những mặt
hàng xã hội không cần. -Cạnh tranh về giá cả Kích thích các DN sử dụng tài nguyên, vốn, kỹ thuật một
cách hiệu quả (vì luôn hướng về mức chi phí thấp nhất) Không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ để hiện
đại hoá Nền sản xuất phát triển ở trình độ cao. -Con người trong kinh tế thị trường năng động, sáng tạo,
phát huy được năng lực.
+Những khuyết tật của kinh tế thị trường
Tạo ra sự chênh lệch ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo vì: -Cạnh tranh: có kẻ thắng, người
thua người giàu, kẻ nghèo. -Hàng hoá chỉ đi vào tay người có tiên, có tài sản người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo.
KTTT tạo ra những chu kỳ kinh tế: -Chu kỳ kinh tế là sự dao động lên xuống liên tục của sản lượng quốc gia
theo thời gian, tạo nên những bước thăng trầm trong quá trình phát triển kinh tế. -Mô tả bằng đồ Y* t thị: Y ) lOMoARcPSD| 50032646 5
-Trong 1 chu kỳ KT bao giờ cũng có 2 giai đoạn:
Tăng trưởng: Sản lượng quốc gia tăng dần Việc làm tăng, nhưng nếu tăng trưởng quá mức (Yt > Y*)
thì lạm phát sẽ gia tăng. Suy thoái: Sản lượng quốc gia giảm DN thu hẹp qui mô sản xuất, việc làm
giảm, thất nghiệp gia tăng suy thoái càng trầm trọng. Kinh tế thị trường không ổn định.
KTTT kéo theo những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực có xu hướng gia tăng
-Ảnh hưởng ngoại lai: Là tác động của 1 chủ thể kinh tế này tới chủ thể kinh tế khác mà không thông qua
giao dịch trên thị trường. VD: Tiếng ồn, thải nước bẩn làm ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi tài nguyên
phá huỷ hệ sinh thái... -Ảnh hưởng ngoại lai có 2 loại: Tích cực và tiêu cực. -Vì sao có ảnh hưởng ngoại lai
tiêu cực? Trong nền KTTT mục đích cao nhất của DN là lợi nhuận Họ không chú ý tới ảnh hưởng của họ
với môi trường xung quanh Gây ô nhiễm môi trường, KTTT càng phát triển thì ô nhiễm càng gia tăng.
Tình trạng độc quyền trong kinh tế: -Độc quyền: 1 mặt hàng chỉ do 1 số ít DN sản xuất hoặc tiêu thụ. -
Tác hại: DN sẽ sản xuất với số lượng ít, bán với giá cao, ảnh hưởng tới người sản xuất và người tiêu dùng,
tạo ra chênh lệch thu nhập. Không kích thích cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật Nền KT không phát triển theo hướng tiến bộ.
Thiếu vốn đầu tư cho hàng hoá công cộng
-HHCC: Là những hàng hoá mà các thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau, việc tiêu dùng
của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác (Quốc phòng, an ninh, đường xá...)
-Vì sao thiếu hàng hoá công cộng: Trong nền KTTT, các DN hầu hết là tư nhân Vốn ít, mục tiêu hoạt
động là lợi nhuận Họ bỏ vốn vào HH thu hồi vốn nhanh. Trong khi các HHCC cần nhiều vốn, khả năng
thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp Không kích thích tư nhân đầu tư.
Thông tin thị trường bị lệch lạc và các nguy cơ về đạo đức
KTTT không dẫn dắt được sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển: Sự phát triển kinh tế đòi hỏi
phải đạt nhiều tiêu chuẩn: Tăng trưởng với tốc độ cao trong dài hạn, giảm đói nghèo, thất nghiệp, bất công,
gia tăng trình độ giáo dục chăm sóc y tế... Những yêu cầu này tự thị trường không đáp ứng được. * Kết
luận : KTTT có nhiều ưu thế không thể phủ nhận được, nhưng bên cạnh đó có nhiều khuyết tật tự nó
không khắc phục được KTTT không phải là hoàn hảo, không thể để thị trường cạnh tranh hoàn toàn, mà
cần có sự can thiệp của chính phủ để khắc phục những khuyết tật của thị trường. d. Nền kinh tế hỗn hợp
(Nền KT thị trường có sự quản lý của nhà nước )
*Chính phủ và thị trường cùng giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản. Trong đó chủ yếu là thị trường qui
định, thị trường vẫn hoạt động với những quy luật khách quan vốn có của nó. Bên cạnh đó những vấn đề
lớn bao trùm nền KTQD thì chính phủ phải đứng ra quyết định. Chính phủ là người chỉ huy nhưng không
can thiệp quá chi tiết mà tác động vào thị trường, sử dụng các công cụ của mình để điều chỉnh những lệch
lạc của thị trường. Ngoài ra Chính phủ cũng tham gia giao dịch trên thị trường giống như các chủ thể kinh tế khác.
*Vai trò kinh tế của chính phủ: Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với mục đích phát huy những ưu thế của
KT thị trường, đồng thời hạn chế những khuyết tật của nó.
Chức năng ổn định nền kinh tế: Thông qua kiểm soát thuế khoá, chi tiêu, kiểm soát lượng tiền lưu thông
trong nền kinh tế... Chính phủ làm dịu đi những dao động của chu kỳ kinh tế. Ví dụ: Giảm thuế trong thời kỳ
suy thoái Suy thoái chậm lại. Giảm lượng cung tiền trong thời kỳ lạm phát Kìm hãm lạm phát.
Chức năng hiệu quả: Chính phủ tác động để nền kinh tế khai thác hết nguồn lực sản xuất, đặt nền kinh
tế trên đường PP. Ví dụ : -Hạn chế độc quyền. -Sử lý tác động ngoại lai tiêu cực.-Cung cấp hàng hoá công cộng.
Chức năng công bằng: -Nhà nước sử dụng chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập để giảm mức
độ bất bình đẳng cho mọi người. -Đánh thuế, trợ cấp vào những ngoại ứng để các hãng phải chịu đúng chi phí SX. lOMoARcPSD| 50032646 6
III. CÁC MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ 1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản
a. Mục tiêu sản lượng: Nền kinh tế phải tạo ra mức sản lượng thực tế cao tương ứng với mức sản lượng tiềm
năng, có tốc độ tăng trưởng nhanh, vững chắc.
+Đo lường sản lượng của một quốc gia: Thông qua nhiều chỉ tiêu, nhiều thước đo.
-Xét về qui mô : GNP, GDP, GNP/Người , GDP/Người.
-Xét về tốc độ: Tốc độ tăng GNP /người (%)... R, GDPR, GNPR
+Sản lượng thực tế & Sản lượng tiềm năng:
*Sản lượng thực tế (Yt): Là mức SL mà nền kinh tế thực sự đạt được hàng năm. *Sản lượng tiềm năng (Y*):
-Y* là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể tạo ra trong điều kiện toàn dụng nhân lực và không làm tăng
lạm phát Ở mức sản lượng tiềm năng thì nền kinh tế không có thất nghiệp không tự nguyện; tỷ lệ lạm phát ~ 0
-Y* là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được khi các nguồn lực hiện có được huy động hết và sử dụng ở mức độ trung bình.
-Nếu Yt < Y* Các nguồn lực chưa sử dụng hết gọi là "Nền kinh tế lạnh", suy
thoái -Nếu Yt > Y* Các nguồn lực được sử dụng quá mức (P)
(NSLĐ không tăng) phải làm thêm giờ, trả công lao động tăng lên, đây là "Nền
kinh tế nóng", hay quá tải, lạm phát.
-Nếu Yt = Y* là trạng thái lý tưởng nhất: không có thất nghiệp;
lạm phát Các quốc gia phải phấn đấu để đạt trạng thái này. Y* Y
b. Mục tiêu việc làm và thất nghiệp: Phải tạo ra nhiều công ăn việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, duy trì ở
mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
c. Mục tiêu giá cả: -Phải ổn định giá.-Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.
d. Mục tiêu kinh tế đối ngoại: -Thực hiện cân bằng cán cân thanh toán. -Giữ ổn định tỷ giá hối đoái.
2. Các chính sách và công cụ điều tiết vĩ mô a.
Chính sách tài khoá: +Chính sách tài khoá : Là các quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế, giúp
chính phủ duy trì sản lương và việc làm ở mức mong muốn.
+Công cụ: *Thuế (TA): -là nguồn thu nhập lớn nhất của chính phủ. -Thuế làm giảm thu nhập, chi tiêu của
KV tư nhân do đó ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng. -Thuế tác động đến đầu tư và sản lượng trong dài hạn.
*Chi tiêu chính phủ (G): Chi mua hàng hoá dịch vụ công cộng G ảnh hưởng đến quy mô của KVCC ảnh
hưởng trực tiếp đến tổng cầu và sản lượng.
+Tác động của chính sách tài khoá: -Ngắn hạn : Tác động tới Yt và lạm phát. -Dài hạn: Tác động tới điều chỉnh
cơ cấu kinh tế, giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế lâu dài. b.
Chính sách tiền tệ: +Chính sách tiền tệ: Là các quyết định của NHTW để tăng hoặc giảm mức cung
tiền nhằm tác động đến tín dụng trong nền kinh tế, giúp chính phủ ổn định nền kinh tế.
+Công cụ: -Lượng cung tiền (MS). -Lãi suất (i)
+Tác động của chính sách: -Ngắn hạn : Tác động tới Yt -Dài hạn: Tác động tới Y* c.
Chính sách thu nhập và giá cả: Là các quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính phủ, giúp chính
phủ chống lạm phát trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao.
+Công cụ: -Giá, lương. -Những chỉ dẫn chung để ấn định tiền lương và giá cả . -Những quy tắc pháp lý ràng
buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương. -Hướng dẫn khuyến khích bằng thuế thu nhập... lOMoARcPSD| 50032646 7 d.
Chính sách kinh tế đối ngoại: Là các quyết định của chính phủ nhằm tác động vào xuất khẩu, nhập
khẩu, đầu tư nước ngoài. +Công cụ: -Quản lý thị trường ngoại hối: Tất cả các hoạt động thu chi ngoại tệ đều
được thực hiện qua ngân hàng hoặc cơ quan quản lý ngoại hối để nhà nước kiểm soát và điều tiết ngoại thương.
-Quản lý tỷ giá hối đoái: Giữ cho tỷ giá hối đoái chỉ dao động trong một khoảng nào đó, giữ cho thị trường
ngoại hối cân bằng. -Kiểm soát ngoại thương: .Chính sách thuế quan: Quy định hàng rào thuế. Chính sách
phi thuế quan: Hạn ngạch (quota), chính sách bảo hộ mậu dịch, hỗ trợ xuất khẩu, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn...
IV. TỔNG CUNG- TỔNG CẦU 1. Tổng cung (AS - Aggregate Supply)
a. Khái niệm: Tổng cung là tổng khối lượng các hàng hoá và dịch vụ mà các DN sẽ sản xuất và đưa ra bán
trên thị trường trong một thời kỳ nào đó tương ứng với mỗi mức giá cả, mỗi mức chi phí và mỗi điều kiện
sản xuất khác nhau. +Các nhân tố tác động đến AS: -Chi phí sản xuất chung của nền kinh tế như: tiền lương,
giá nguyên vật liệu, thuế...Chi phí sản xuất càng cao DN thu hẹp quy mô sản xuất AS giảm. -Tiềm năng
sản xuất của nền kinh tế, gồm: số lượng các yếu tố đầu vào (LĐ, Vốn, tài nguyên) và hiệu quả của sự kết
hợp các yếu tố đầu vào (Kỹ thuật sản xuất) b. Đường tổng cung và sự dịch chuyển đường tổng cung
+Đường AS: Là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng hàng hoá dịch vụ mà các doanh nghiệp sẵn sàng
sản xuất và đưa ra bán tại mỗi mức giá (Khi các nhân tố khác quyết định tổng cung không thay đổi) Mối
quan hệ thuận Đường AS dốc đi lên
(Tuy nhiên sự thay đổi của AS theo giá có những điểm đặc biệt)
+Đường AS ngắn hạn và dài hạn P -Đường AS AS SR
ngắn hạn chia thành 2 phần:
Bên trái của Y*: Đường AS gần như nằm ngang, đây là khu vực không
sử dụng hết năng lực sản xuất, sản xuất đình đốn, thất nghiệp nhiều, gọi
là vùng suy thoái. Chỉ cần giá tăng ít sản lượng sẽ tăng, nhưng càng gần
đến Y* đường AS tăng dần độ dốc ở đây mức tăng Y*
Y giá phải cao hơn mới kéo được sản lượng tănglên.
Bên phải của Y*: NLSX đã sử dụng hết, muốn sản lượng tăng
P thì tốc độ tăng giá phải rất cao mà tốc độ tăng sản lượng lại giảm AS LR
Đường AS tương đối dốc đứng gọi là vùng lạm phát.
-Đường AS dài hạn: Khi quốc gia khai thác hết nguồn lực sản xuất, dù
giá có tăng lên bao nhiêu chăng nữa sản lượng cũng không thể tăng
Đường AS trở nên thẳng đứng cắt trục hoành tại mức Y*
Y* Y +Sự dịch chuyển đường AS: -Khi P thay đổi Đường AS di chuyển dọc theo chính nó. -Khi có
các yếu tố khác ngoài giá tác động sẽ làm đường AS dịch chuyển theo nguyên tắc: Nếu yếu tố tác động
làm tăng tổng cung thì đường AS sẽ dịch chuyển sang phải (xuống dưới) hoặc ngược lại.
2. Tổng cầu (AD - Aggregate Demand )
a. Khái niệm: Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế dự định
sẽ mua trong một thời kỳ nào tương ứng với mỗi mức giá cả nhất định khi các nhân tố khác không thay đổi.
+Các tác nhân kinh tế gồm: -Hộ gia đình: Mua hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng(C).-Doanh nghiệp: Mua hàng hoá
đầu tư(I ). -Chính phủ: Mua hàng hoá dịch vụ công cộng (G). -Người nước ngoài: Xuất khẩu, Nhập khẩu (NX)
+Các nhân tố tác động tới AD
-Biến số chính sách: Chính sách tiền tệ (MS, i ) tác động đến C, I ; chính sách tài khoá (thuế, chi tiêu
chính phủ) tác động đến thu nhập, chi tiêu của công chúng... lOMoARcPSD| 50032646 8
-Biến ngoại sinh: Sản lượng nước ngoài (ảnh hưởng đến NX); tiến bộ công nghệ (mở cơ hội cho I, C),
giá trị tài sản, giá dầu mỏ, các sự kiện chính trị, các hiệp định thương mại tự do...
b. Đường tổng cầu và sự dịch chuyển đường tổng cầu
+Đường AD: Là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng hàng hoá, dịch vụ mà các tác nhân muốn mua
ứng với mỗi mức giá chung khác nhau (Khi các yếu tố khác không thay đổi) Mối quan hệ nghịch Đường AD dốc đi xuống.
+Sự dịch chuyển đường tổng cầu: +Đồ thị: P -Nếu P thay đổi Đường AD di
chuyển dọc theo chính nó.
-Nếu có các yếu tố khác ngoài P tác động Đường AD sẽ dịch chuyển: AD
Nếu các yếu tố tác động làm tăng AD, đường AD sẽ dịch chuyển sang phải Nếu các yếu tố
tác động làm giảm AD, đường AD sẽ dịch chuyển sang trái. Y
3. Mô hình AD - AS và sự cân bằng tổng cung, tổng cầu
*Mô hình AD-AS : Là sự biểu diễn tổng cung, tổng cầu trên cùng một hệ trục toạ độ. Thông qua mô hình ta
xét được trạng thái cân bằng của nền kinh tế.
+Sự cân bằng tổng cung, tổng cầu: P AS SR
Khi AS = AD ta có sự cân bằng tổng cung tổng cầu. Trên
đồ thị đó là giao điểm E của AD và ASSR
Tại E ta có: P là giá cân bằng 0
Y0 là sản lượng cân bằng E +Một số tính chất: P0 AD
-Chỉ tại mức giá P = P0 thì AS = AD.
Khi mức giá này đã hình thành, nền kinh tế Y0 Y sẽ
giữ ổn định tại đó. Chỉ khi nào có sự dịch chuyển của đường AD hoặc đường AS thì điểm cân bằng sẽ dịch
chuyển. Trên thực tế AS , AD luôn dịch chuyển làm cho mức giá P và sản lượng Y 0 0 luôn thay đổi.
Mô hình AD-AS giúp mô tả trạng thái thực của nền kinh tế so với sản lượng tiềm năng và thực trạng vĩ mô
của nền kinh tế để từ đó có chính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp.
-Tất cả các mức giá P P0 thì nền kinh tế mất cân bằng. Khi mất cân bằng như vậy sẽ luôn có áp lực
phải điều chỉnh giá để trở về giá cân bằng P0.
Do đó tất cả các mức sản lượng Y Y0 đều không tồn tại lâu dài , chúng phải tự điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng.
*Trạng thái cân bằng ngắn hạn: P AS LR AS SR P AS LR AS SR E 1 P E 2 P 1 AD Y 1 < Y* Y*< Y 2 Y 2 lOMoARcPSD| 50032646 9 AD Nền kinh tế suy thoái Nền kinh tế bùng nổ
Trong ngắn hạn: Sự thay đổi của sản sản lượng phụ thuộc vào sự thay đổi của AD Muốn tăng sản lượng
phải dùng các chính sách tác động vào AD P AS *Trạng thái cân LR
bằng trong dài hạn AS'SR
Trong dài hạn: -Sự thay đổi AD chỉ ảnh hưởng đến E’ ASSR
Mức giá chứ không thay đổi sản lượng P'
-Sản lượng được quyết định bởi Y* P0 E AS”SR
Muốn tăng sản lượng phải gia tăng Y* P" E” AD AD” AD’’ Y* Y
V. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ
Người ta quan niệm kinh tế vĩ mô như là một hệ thống. Theo lý thuyết hệ thống, bao giờ cũng có : Đầu vào,
đầu ra, và phương thức hoạt động theo sơ đồ sau: Đầu vào Hộp đen KTVM Đầu ra 1.
Các biến số đầu vào : +Các biến số chính sách:-Chính sách tài khoá. -Chính sách tiền tệ. -Chính
sách Thu nhập.-Chính sách Kinh tế đối ngoại.
Mỗi chính sách khi được ban hành, áp dụng có tác dụng điều tiết hoạt động bên trong của nền kinh tế. Đây là
lực lượng vật chất có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vĩ mô.
+Các biến số bên ngoài: Là những yếu tố khách quan nằm ngoài nền kinh tế, nhưng có tác động tới nên
kinh tế, nhưng nền kinh tế không thể tác động đến chúng. Gồm: -Điều kiện tự nhiên: Thời tiết, động đất -
Điều kiện chính trị xã hội: Chiến tranh. -Dân số -Sản lượng nước ngoài... 2.
Hộp đen kinh tế vĩ mô: Sự vận động bên trong nền kinh tế có 2 lực cơ bản là AD và AS. Dưới tác
động của các yếu tố đầu vào AD-AS biến đổi, dịch chuyển. Sự tác động của 2 lực cuối cùng hình thành
điểm cân bằng E của nền kinh tế Quyết định mức sản lượng Y0 nền kinh tế sẽ làm ra, và mức giá chung
P0 Quyết định việc làm, lạm phát, tỷ giá... 3.
Các biến số đầu ra: Đầu ra phản ánh kết quả cuối cùng của sự vận động của toàn bộ nền kinh tế.
Nó nói lên thành quả cuối cùng của 1 quốc gia trên tầm vĩ mô, bao gồm 4 mục tiêu mà kinh tế vĩ mô phải vươn tới.
Chương 2: ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
I. ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Các quan điểm về sản xuất
+Thế kỷ XV- Trường phái trọng nông (Pháp): Sản xuất là tạo ra sản phẩm ròng (SP thuần tăng) +Thế
kỷ XVIII- Trường phái KTH Cổ điển (Adam Smith): Sản xuất là tạo ra sản phẩm hữu hình.
+Thế kỷ XIX- Mác (Đức): Sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất Sản lượng quốc gia gồm:
-Toàn bộ sản phẩm hữu hình do các ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng tạo ra.
-Một phần sản phẩm vô hình do các ngành giao thông vận tải, thương mại, tài chính, du lịch, bảo hiểm…
tạo ra (Đó là phần phục vụ sản xuất). Hệ thống sản xuất vật chất (MPS – Marterial Production Systems).
+Đầu thế kỷ XX- KTH Phương Đông: Sản xuất là tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có ích cho xã
hội Sản lượng quốc gia gồm: Toàn bộ sản phẩm hữu hình và vô hình do nền kinh tế tạo ra. Hệ thống tài
khoản quốc gia (SNA –Systems of National Accounts). Ngày nay hệ SNA đã chính thức được Liên lOMoARcPSD| 50032646 10
Hợp Quốc công nhận như một hệ thống đo lường quốc tế
+Các chỉ tiêu chủ yếu của hệ SNA: -Tổng sản phẩm trong nước (GDP) -Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
-Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) -Thu nhập quốc dân (NI, Y) -Thu nhập có thể sử dụng (Yd)…
2. Tổng sản phẩm trong nước (GDP - Gross Domestic Products)
a.Khái niệm: +Tổng sản phẩm trong nước là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm).
-Tổng giá trị thị trường: GDP = åQi.Pi Đơn vị tính bằng tiền, lấy theo giá bán trên thị trường (Đã có thuế)
-Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng: những loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng của nền kinh tế (tiêu
dùng, đầu tư, xuất khẩu…)
-Sản phẩm trung gian: những sản phẩm dùng làm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm khác và chỉ sử dụng một
lần trong quá trình đó (giá trị được chuyển hết 1 lần vào giá trị sản phẩm mới). Ví dụ: Nguyên, nhiên liệu,
bán thành phẩm, điện, nước dùng trong sản xuất. Việc phân chia này chủ yếu phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
-Sản xuất ra trên lãnh thổ: Những hàng hóa và dịch vụ được trong biên giới của quốc gia (Do những đơn vị thường trú sản xuất).
-Trong một thời kỳ nhất định: GDP chỉ bao gồm những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra ở thời kỳ hiện tại.
+GDP danh nghĩa và GDP thực tế
-GDP danh nghĩa (GDP ): Là GDP tính theo giá hiện hành (Tính cho năm nào lấy giá của năm đó) n
-GDP thực tế (GDPR): Là GDP tính theo giá cố định của một năm gốc nào đó. Vì giá cả được cố định
nên sự thay đổi của GDPR hoàn toàn do sự thay đổi của lượng hàng hoá gây ra. -Mối liên hệ: GDPn
Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) = GDPR
Chú ý: Chỉ số điều chỉnh GDP là một chỉ số giá, nó cho biết sự phát triển của giá cả được sử dụng để tính GDP
Khi lấy GDPn/ GDPR ta đã loại trừ ảnh hưởng của sự gia tăng giá đối với sự phát triển của GDP danh
nghĩa. Vì vậy, Chỉ số điều chỉnh GDP còn được gọi là chỉ số giảm phát theo GDP.
+Ý nghĩa của GDP: -GDP cho biết qui mô hoạt động của nền kinh tế Dùng để so sánh về không gian và
thời gian: WB và IMF thường dùng GDP để so sánh, xếp hạng qui mô của các nền kinh tế trên thế giới
(Sau khi chuyển sang USD) Dùng để phân tích tăng trưởng kinh tế của một đất nước theo thời gian -Cho
biết tình hình việc làm, mức sống. -Sử dụng để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, lập các kế hoạch ngắn hạn…
b.Phương pháp xác định GDP danh nghĩa theo giá thị trường
*Sơ đồ chu chuyển kinh tế vĩ mô: lOMoARcPSD| 50032646 11
Chi mua hàng hoá dịch vụ Người
Thị trường hàng hoá dịch vụ nước ngoài Tiêu dùng Hộ Chính Doanh gia đình phủ nghiệp
Lao động, đất đai, vốn… Cầu
TT các yếu tố sản xuất
Thu nhập từ các yếu tố SX
+Hộ gia đình: Là người sở hữu các yếu tố sản xuất (Lao động, đất đai, vốn, năng lực kinh doanh…) cho
DN thuê và nhân được thu nhập bằng tiền. Hộ gia đình dùng thu nhập để mua hàng hoá dịch vụ tiêu dùng.
+Doanh nghiệp: Là nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Sau
khi bán hàng, doanh nghiệp phải phân phối các khoản thu nhập cho hộ gia đình và chính phủ. Ngoài ra
doanh nghiệp còn mua hàng hoá để đầu tư phát triển sản xuất.
+Chính phủ tham gia vào luồng chu chuyển kinh tế bằng 3 đại lượng:
-Chi mua hàng hoá dịch vụ của KVCC (G)
-Thu thuế: Nếu xét theo tính chất có 2 loại thuế. Thuế trực thu (Td): Thuế trực tiếp đánh vào thu
nhập của các thành phần dân cư. Thuế gián thu (Ti): Thuế đánh vào người tiêu dùng, thu qua doanh nghiệp.
Ti được xem như một khoản chi phí, được cộng vào giá bán sản phẩm.
-Chi chuyển nhượng (Tr): Là các khoản trợ cấp của nhà nước cho doanh nghiệp và hộ gia đình. VD:
Trợ giá, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội…
+Người nước ngoài: -Xuất khẩu (X) -Nhập khẩu (IM) -Xuất khẩu ròng NX = X - IM
Giả định: Toàn bộ thu nhập của các hộ gia đình được đem chi tiêu hết để mua hàng hoá dịch vụ; Các DN
bán được hết hàng dùng tiền để tiếp tục triển khai sản xuất. Lợi nhuận của DN cũng là một khoản thu nhập
của hộ gia đình thì giá trị hàng hoá sản xuất ở cung trên = thu nhập theo cung dưới.
*Các phương pháp xác định GDP
Phương pháp luồng sản phẩm (Phương pháp chi tiêu)
GDP = Tổng các khoản chi tiêu để mua hàng hoá dịch vụ cuối cùng của các tác nhân trong nền kinh tế GDP = C + I + G + NX
+Tiêu dùng (C): Bao gồm chi tiêu của các hộ gia đình cho hàng hoá & dịch vụ được sản xuất ra trong kỳ,
nó có thể phần nhỏ hơn nữa thành: -Hàng tiêu dùng lâu bền (Ô tô, tivi…) -Hàng tiêu dùng không lâu bền
(thực phẩm, lương thực…) -Dịch vụ (văn hoá, thể thao, y tế…) lOMoARcPSD| 50032646 12
+Đầu tư (I): Gồm chi tiêu của các DN cho hàng hoá tư bản và chi tiêu của các hộ gia đình cho nhà mới.
Chi tiêu cho đầu tư có thể chia thành: -Đầu tư cố định vào kinh doanh (Máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho
bãi…) -Đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng làm việc. -Đầu tư cho hàng tồn kho.
+Chi tiêu chính phủ (G): Gồm chi tiêu cho hàng hoá & dịch vụ của chính phủ cấp trung ương và địa phương.
(Lưu ý: Chi chuyển nhượng không được tính trong GDP vì chúng không được dùng để mua hàng hoá & dịch
vụ sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại)
+Xuất khẩu(X): Là hàng hoá & dịch vụ sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại và bán cho người nước ngoài, chúng là một phần của GDP.
+Nhập khẩu (IM): Là hàng hoá & dịch vụ được sản xuất tại nước ngoài và được người trong nước mua, chúng
không được tính trong GDP.
*Nhược điểm: Khó phân biệt chính xác hàng hoá cuối cùng và sản phẩm trung gian.
Phương pháp luồng thu nhập (Phương pháp phân phối)
GDP = Tổng các khoản thu nhập được hình thành trong quá trình phân phối.
Gồm: -Khấu hao tài sản cố định để bù đắp phần tài sản bị hao mòn. -Tiền lương trả cho lao động -Lãi suất trả
cho vốn vay -Chi phí thuê nhà, đất -Lợi nhuận -Thuế gián thu. GDP = De + W + i + r + p + Ti
Vấn đề tính trùng và phương pháp giá trị gia tăng
+Vấn đề tính trùng: Theo định nghĩa, GDP là tổng giá trị các hàng hoá dịch vụ cuối cùng được sản xuất
ra. Nhưng để sản xuất các hàng hoá dịch vụ cuối cùng đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều công
đoạn, mỗi công đoạn, một doanh nghiệp chuyên môn hoá chỉ đóng góp một phần giá trị của mình để tạo ra
1 sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ: Người sản xuất Sản phẩm Doanh thu Chi phí trung gian Giá trị gia tăng Nông dân Mía 60.000 20.000 40.000 Nhà máy đường Đường 150.000 60.000 90.000 Nhà máy bánh kẹo Bánh, kẹo 40.000 20.000 20.000 Tổng cộng 250.000 100.000 150.000
+Giá trị gia tăng: Là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một DN với khoản mua vào về vật liệu
và dịch vụ từ những DN khác mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó. VA = Doanh thu
+ Chênh lệch hàng tồn kho - Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng là lượng gia tăng trong giá trị của hàng hoá do kết quả của quá trình sản xuất. Giá trị gia
tăng của 1 DN là số đo phần đóng góp của DN đó vào tổng sản lượng của nền kinh tế. GDP = Tổng giá trị
gia tăng của tất cả các đơn vị thường trú trên lãnh thổ. GDP = åVAi
Chú ý: -Về lý thuyết 3 phương pháp xác định GDP đều cho kết quả như nhau, nhưng trên thực tế có sự chênh
lệch do có sai số khi thu thập số liệu. -Khi xác định GDP danh nghĩa theo giá thị trường cần phải định giá và
ước lượng các loại sản phẩm không được mua bán trên thị trường: HHCC (Đường xá, công viên), các sản phẩm
tự tiêu thụ, một phần dịch vụ xã hội… để tránh bị bỏ sót và gây biến động giả tạo trong GDP. -Hoạt động nội
trợ không được coi là hoạt động sản xuất và không được tính vào GDP. -Hoạt động kinh tế ngầm không được
tính vào GDP vì không thu thập được thông tin và biến động mạnh. -Không tính hàng nhập khẩu nhưng tính các
dịch vụ phát sinh. -Không tính các hàng hoá sản xuất trong các thời kỳ trước cho dù chúng được mua đi bán lại
trên thị trường nhưng tính các dịch vụ phát sinh. lOMoARcPSD| 50032646 13
3. Từ GDP đến các chỉ tiêu thu nhập khác
a.Tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross National Products)
+Khái niệm: GNP là là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). -Công
dân một nước: người mang quốc tịch nước đó bất kể họ sống trong hay ngoài lãnh thổ.
+Mối liên hệ giữa GDP và GNP: -GDP gồm:
A- Phần do công dân một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó.
B- Phần do công dân nước khác sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó (thu nhập từ yếu tố nhập khẩu).-GNP gồm:
A- Phần do công dân một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó.
C- Phần do công dân nước đó sản xuất ra trên lãnh thổ nước khác (thu nhập từ yếu tố xuất khẩu).
GNP = GDP – B +C = GDP + (B – C) ; GNP = GDP + Thu nhập yếu tố ròng
(NIA) Nếu NIA>0 GNP >GDP Nếu NIA<0 GNP+Các phương pháp xác định GNP:
-Xác định GNP thông qua GDP: GNP = GDP + NIA
-Tính trực tiếp GNP bằng 3 phương pháp nhưng các chỉ tiêu phải thu thập theo quyền sở hữu công dân một
nước. +Ý nghĩa: GNP cho biết thu nhập của công dân một nước và mức sống thông qua GNP/Người. b.Sản
phẩm quốc dân ròng (NNP) NNP = GNP – Khấu hao = W + i + r + p +Ti
Phần giá trị mới sáng tạo ra trong kỳ (Sản phẩm hay thu nhập) của công dân một nước Phản ánh đúng
kết quả hay thành tựu của nền kinh tế. Trong các phân tích kinh tế, NNP ít được sử dụng vì con số khấu
hao không hoàn toàn chính xác (trung bình khoảng 10%) c.Thu nhập quốc dân (NI) NI = NNP – Ti = W + i + r + p
NI phản ánh tổng số thu nhập từ các yếu tố sản xuất của nền kinh tế: Vốn, đất đai, tài nguyên, khả năng
quản lý đồng thời cũng là tổng số thu nhập của các hộ gia đình trong nền kinh tế Phản ánh mức sống của dân cư.
d.Thu nhập có thể sử dụng(Yd) Yd = NI – Td + Tr Yd là phần thu nhập mà hộ gia đình được quyền chi
tiêu theo ý muốn (C và S).
e.Phúc lợi kinh tế ròng (NEW)
+GDP và phúc lợi kinh tế: -GDP /người cho biết mức thu nhập hay chi tiêu bình quân một người trong một R
nền kinh tế. Đây là thước đo tốt nhất về phúc lợi trên khía cạnh vật chất của toàn bộ nền kinh tế. -Tuy nhiên GDP /người R
KHÔNG phải là thước đo về mức độ hạnh phúc hay chất lượng cuộc sống. Phúc lợi kinh tế
phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác mà GDPR không đo lường được, chẳng hạn: Sức khoẻ và tuổi thọ trung
bình. Thời gian nghỉ ngơi. Chất lượng môi trường sống. Công bằng xã hội và tự do chính trị.
+ Phúc lợi kinh tế ròng (NEW) : NEW = GDP – Khấu hao + Giá trị của thời gian nghỉ ngơi + Các hoạt động
kinh tế ngầm + Thiệt hại về môi trường (Ô nhiễm và các điều kiện bất tiện)
II. ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT – CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)
1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo tổng chi phí mà một người tiêu dùng điển hình bỏ ra để mua hàng hoá
dịch vụ. Nó được sử dụng để đo lường những thay đổi trong chi phí sinh hoạt theo thời gian.
Chi phí mua giỏ hàng hoá cố định năm t lOMoARcPSD| 50032646 14 CPI =
Chi phí mua giỏ hàng hoá cố định năm cơ sở n åPitQi0
CPI t in 1 åPi0Qi0 i 1
Khi CPI tăng thì hộ gia đình điển hình sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để duy trì mức sống như trước đây
CPI phản ánh sự biến động của mức giá trung bình của hàng hoá tiêu dùng.
+Các bước tính CPI: - Xác định giỏ hàng hóa: ước lượng các hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng điển
hình mua. -Xác định giá cả: giá cả của mỗi hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm (mỗi năm
khi tính CPI hàng năm). -Tính chi phí để mua giỏ hàng: sử dụng các mức giá và lượng để tính chi phí mua
giỏ hàng trong mỗi năm. - Lựa chọn năm cơ sở và tính chỉ số giá: là năm chuẩn được dùng để so sánh với các năm khác.
+Giỏ hàng để tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2000 của Việt Nam:
Nhóm hàng hóa và dịch vụ %
Nhóm hàng hóa và dịch vụ %
1. Lương thực, thực phẩm 47,9
6. Dược phẩm, y tế 2,41
2. Đồ uống và thuốc lá 4,50
7. Phương tiện đi lại, bưu điện 10,07
3. May mặc, dày dép, mũ nón 7,63 8. Giáo dục 2,89
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng 8,23
9. Văn hóa, thể thao, giải trí 3,81
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 9,20
10. Hàng hóa và dịch vụ khác 3,36
+Có 3 vấn đề nảy sinh khi sử dụng chỉ tiêu CPI:
-CPI không tính sự thay thế hàng hoá mà dựa trên giỏ hàng hoá cố định. -CPI không tính đến sự xuất hiện của
những hàng hoá mới -CPI không đo lường được sự thay đổi về chất lượng hàng hoá.
+Phân biệt CPI và DGDP: Tiêu thức CPI DGDP
Giỏ hàng hóa Gồm các hàng hóa và dịch vụ được Gồm các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được được
dùng để mua bởi người tiêu dùng bất kể sản xuất trong nước. tính khác nhau chúng được sản xuất ở đâu.
Lượng hàng hoá Sử dụng giỏ hàng hóa cố định. Giỏ Sử dụng lượng hàng hóa và dịch vụ được sản trong
giỏ tính hàng hóa chỉ thay đổi khi các nhà xuất trong thời kỳ nghiên cứu, nên giỏ hàng khác nhau thống
kê của chính phủ điều chỉnh. hóa thay đổi mỗi năm.
2. Tỷ lệ lạm phát
+Tỷ lệ lạm phát liên hoàn: gpt = (Pt – Pt-1)/Pt-1
+Tỷ lệ lạm phát định gốc gpt = (Pt – P0)/P0
+Tỷ lệ lạm phát bình quân: gp = ågpt/(n-1) Trong đó:
Pt – Mức giá chung năm nay
Pt-1 – Mức giá chung năm trước lOMoARcPSD| 50032646 15
P0 - Mức giá chung năm gốc Ví
dụ: Giả sử có số liệu như sau: Năm Gạo Quần áo Xe đạp Giá Số lượng tiêu dùng Giá Số lượng tiêu dùng Giá Số lượng tiêu dùng (triệu/tấn) (tấn) (triệu/bộ) (tấn) (triệu/chiếc) (tấn) 2006 2 10 0,1 20 0,5 6 2007 3 11 0,1 21 0,5 8 2008 3 12 0,2 22 0,5 10 2009 3 12 0,2 23 0,6 10
CPI và tỉ lệ lạm phát được tính như sau: Năm ∑P ∑P 1Q0 0Q0 CPI (%) gp
2006 2x10 + 0,1x20 + 0,5x6 = 25 2x10 + (25/25)x100= 100 /
2007 3x10 + 0,1x20 + 0,5x6 = 35 0,1x20 + (35/25)x100= 140 (140-100)/100=40%
2008 3x10 + 0,2x20 + 0,5x6 = 37 (37/25)x100= 148 (148-140)/140=5,7% 0,5x6 = 25
2009 3x10 + 0,2x20 + 0,6x6 = 37,6
(37,6/25)x100= 150,4 (150,4-148)/148=1,6%
+Số liệu lạm phát của Việt Nam tính theo CPI: 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 -0,6 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6
III. ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP 1. Một số khái niệm
+Việc làm: Là tất cả mọi hoạt động có ích, có tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm.
+Người thất nghiệp: Là những người trong độ tuổi lao động hiện đang chưa có việc làm,
nhưng mong muốn và tích cực tìm kiếm việc làm
+Người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi lao động có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo qui
định được ghi trong hiến pháp.
+Lực lượng lao động: Là những người trong độ tuổi lao động hiện đang có việc hoặc chưa có việc nhưng đang tích cực tìm việc.
Lực lượng lao động = Có việc + Thất nghiệp
2. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. Hay tỷ lệ thất nghiệp
là tỷ lệ % của lực lượng lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp x100% (KV thành thị) LLLĐ
Tổng ngày công LV thực tế x100%
% thời gian LV được sử dụng
(KV nông thôn) Tổng ngày công có nhu cầu LV =
% thời gian chưa được sử dụng = 100% - % thời gian LV được sử dụng ở nông thôn lOMoARcPSD| 50032646 16
Chương 3: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 1. Khái niệm, đo lường mức tăng trưởng kinh tế
+Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định,
thường được phản ánh bằng sự gia tăng của GDPr.
+Đo lường mức tăng trưởng
-Mức tăng trưởng của GDPr= GDPt – GDPt-1 GDP 2007 2007 r
= 1143,4 – 973,9 =169,5 (nghìn tỷ đ) hoặc GDPr
= 71,2 – 61 = 1,2 (tỷ USD)
-Tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDPr % tăng trưởng GDPt – GDPt-1 x 100% = GDPt-1
VD: Tốc độ tăng trưởng GDP r hàng năm của Việt Nam Năm 2000 2001 2002 2003 3004 2005 2006 2007 V(%) 6,79 6,89 7,08 7,24 7,7 8,43 8,17 8,48
-Tốc độ tăng trưởng GDPr bình quân cho một giai đoạn: t GDP r 0 n V 1 1 0 1 100 GDP r
VD: Tốc độ tăng trưởng GDP r bình quân của Việt Nam Giai đoạn 1986- 1990 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 4 , 5 , 8 2 7 , 0 7 , 5 V
-Sản lượng thực tế bình quân đầu người (GDP /người). Đây là chỉ tiêu quyết định mức sống của một r
nước. Khi so sánh GDP /người giữa các quốc gia thì có 2 vấn đề nảy sinh: r
Phải chuyển về cùng một đồng tiền (USD)
Phải sử dụng mức giá giống nhau để định giá cho các hàng hoá dịch vụ (gọi là GDP ngang giá sức mua – PPP)
VD: GDP /người của Việt Nam và một số nước năm 2003 r GDP /người (USD) r
Chênh lệch so với VN (lần)
Theo tỷ giá thị Theo ngang giá Theo tỷ giá thị Theo ngang giá trường sức mua trường sức mua Việt Nam 411 2.070 1,0 1,0 Trung Quốc 911 4.020 2,2 2,0 Thái Lan 1.874 6.400 4,5 3,1 Malaysia 3.699 8.750 9,0 4,2 Hàn Quốc 8.917 15.090 21,7 7,3 Singapore 20.733 22.680 50,4 11,4 Nhật Bản 32.601 25.130 79,4 14,6
(Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển con người 2003)
2. Tầm quan trọng và chi phí của tăng trưởng *Tầm quan trọng:
-Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia.
-Tăng trưởng cho phép giải quyết các vấn đề xã hội
-Tăng trưởng bền vững sẽ góp phần bảo vệ môi trường
Downloaded by Huyen Thu (hth11@gmail.com) lOMoARcPSD| 50032646 17
-Tăng trưởng là cơ sở để phát triển giáo dục và khoa học công nghệ *Chi
phí của tăng trưởng:
-Chi phí cơ hội - Đánh đổi giữa tiêu dùng và tiết kiệm: Để tăng quy mô GDP và duy trì sự gia tăng
đó, các quốc gia phải đầu tư nhiều hơn nguồn lực và tư bản trong hiện tại, vì vậy sẽ phải tiêu dùng ít hơn.
Chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, nhu cầu vốn ngày càng lớn, trong khi nguồn trong nước
vẫn là chủ yếu thông qua con đường tích lũy.
-Chi phí xã hội: Cách biệt giàu - nghèo lớn hơn; thay đổi công nghệ nhanh hơn nên phải thay đổi
nghề nghiệp nhiều hơn, khả năng thất nghiệp sẽ tăng. Quá trình mở cửa hội nhập sẽ gia tăng tệ nạn xã hội
(ma túy, HIV, dịch bệnh…)
-Chi phí môi trường: Vì chạy theo sản lượng, có thể khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên, tàn
phá môi trường dẫn đến sự thay đổi thời tiết khí hậu, thiên tai nhiều hơn và tăng chi phí trong sản xuất nông nghiệp.
3. Sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế trên thế giới
+Tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng cận đại, nó xuất hiện cùng với cuộc CM công nghiệp (Khoảng năm
1800). Thế kỷ XX đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, nhưng tăng trưởng kinh tế không phải
luôn nhanh và ổn định, đã xuất hiện một số cuộc khủng hoảng kinh tế +Tăng trưởng diễn ra không đều đặn ở nhiều nước về: -Qui mô GDP : Năm 2004, GDP r
R của Mỹ 4000 tỷ USD, Trung Quốc 1600 tỷ USD, Việt Nam 49 tỷ USD.
-Tốc độ tăng GDP . VD: Năm 2007 % GDP R R BQ toàn cầu 4,8%
Các nước CN phát triển OECD: 2,7%
Các nước Đông Nam Á: 6,3% EU-25: 2,9 % Trung Quốc: 11,5 %
Mỹ: 3,6 % Philippines: 6,6 % Nhật: 2,0 % Ấn Độ:8,5 % Đức: 2,4 % Việt Nam: 8,48 % Pháp: 2 % Indonesia: 6,2 %
Các nước CN mới châu Á (NIES): Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore:4,9%
+Sự khác biệt lớn về qui mô cũng như tốc độ tăng của GDP /người giữa các nước r Sự khác biệt về mức sống giữa các nước:
-Tại một số nước Đông Á: Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan trong mấy thập kỷ qua thu nhập bình
quân tăng 7%/năm Thu nhập BQ tăng lên gấp đôi sau mỗi thập kỷ, chỉ trong một thế hệ từ vị trí những
nước nghèo nhất vươn lên đứng vào nhóm những nước giàu nhất.
-Một số nước như Nigêria, Etiopia thu nhập BQ không xê dịch nhiều năm.
-Cách đây 100 năm, Nhật không phải là nước giàu, thu nhập bình quân của người Nhật chỉ cao hơn
người Mêhicô một chút và thấp hơn hẳn Achentina, nhưng nhờ sự tăng trưởng thần kỳ của nó giờ đây Nhật
trở thành siêu cường kinh tế với mức thu nhập bình quân chỉ thua Mỹ một chút.
-Trong khi đó Anh, năm 1870 giàu nhất thế giới, thu nhập bình quân cao hơn Mỹ 20%, gấp đôi
Canada, nhưng ngày nay đã thấp hơn, trở thành nước tụt hậu.
+Mức sống tương đối trên thế giới ngày nay có sự chênh lệch nhiều hơn so với trước đây: Năm 1820, chênh
lệch GDP /Người giữa nước có thu nhập cao nhất và thấp nhất (Anh/Trung Quốc) > 3 lần; thì năm 1992 tỷ R
lệ này (Mỹ/Etiopia) là 72 lần. lOMoARcPSD| 50032646 18
+Tăng trưởng kép: Tăng trưởng của năm nay có tính đến sự tăng trưởng được tích luỹ từ những năm trước
Sau nhiều năm, một sự khác biệt nhỏ trong tốc độ tăng trưởng sẽ dẫn đến sự khác biệt đáng kể trong mức
sản lượng giữa các nước.
-Qui tắc 70: Nếu một biến tăng trưởng với tỷ lệ x% mỗi năm thì giá trị của nó sẽ tăng gấp đôi sau 70/x năm.
-Ví dụ: nếu tăng bình quân 1% mỗi năm thì GDP sẽ gấp đôi sau 70 năm, còn với tỷ lệ 7% hàng năm
thì chỉ mất 10 năm để gấp đôi GDP.
-Sức mạnh của tăng trưởng kép: Bảng sau đây sẽ cho biết điều gì xảy ra với GDP /người của một R
nước có GDPR ban đầu là 1000$ và tăng trưởng với tốc độ (g) là 10%/năm. Thời gian GDP R đầu người 0 GDP R0 1000 1 GDP R1 = GDP R0 (1+g) 1.100 2 GDP R2 = GDP R1 (1+g) 1.210 = GDP R0 (1+g)(1+g) = GDP R0 (1+g) 2 3 GDP R3 = GDP R2 (1+g) 1.331 = GDP R0 (1+g) 3 …. ......................... 10 GDP R10 = GDP R9 (1+g) 2.594 = GDP R0 (1+g) 10
Kết quả: Sau 10 năm GDPR ban đầu đã tăng thêm gần 160%; Mức sống của nước này tăng hơn 2
lần Tăng trưởng kép là một quá trình hết sức mạnh mẽ mà chúng ta thường đánh giá quá thấp tốc độ tăng
trưởng của chúng. Sự tăng trưởng nhỏ hàng năm sẽ trở thành lớn khi được gộp lại sau nhiều năm. Hay nói
cách khác một sự khác biệt nhỏ trong tăng trưởng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn trong GDP /người R
không nhất thiết phải sau một thời kỳ quá dài.
+Năng suất và tăng trưởng:
Năng suất phản ánh số lượng hàng hoá dịch vụ mà một công nhân có thể sản xuất trong mỗi giờ lao động.
Các nhân tố quyết định năng suất: mặc dù năng suất còn phụ thuộc nhiều nhân tố khác nữa nhưng
trước hết đó là các nhân tố đầu vào được dùng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ được gọi là các nhân tố sản xuất.
II. CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Thể hiện trong hàm sản xuất: Y = T f(L, K, H, R) Trong đó:
T – Trình độ công nghệ sản xuất hiện có
K – Khối lượng tư bản hiện vật
L – Số lượng lao động
H – Khối lượng vốn nhân lực
R – Tài nguyên thiên nhiên
1. Nguồn vốn (Tư bản hiện vật) +Bao gồm:
-Vốn cố định xã hội: Cơ sở hạ tầng do chính phủ tiến hành, nó đặt nền móng cho khu vực tư nhân phát triển lOMoARcPSD| 50032646 19
-Vốn sản xuất: nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho bãi… để sản xuất ra các hàng hoá
khác åĐầu tư = Khấu hao + Đầu tư ròng -Khấu hao dùng để duy trì vốn hiện có.
-Muốn tăng vốn thì phải tăng đầu tư ròng, vốn đầu tư ròng lấy từ tiết kiệm Muốn tăng vốn thì phải
tăng tiết kiệm, chuyển tiết kiệm sang đầu tư Phải đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng cho tương lai.
+Theo mô hình tăng trưởng tân cổ điển của SoLow: Y = f(K, L) với giả định công nghệ không thay đổi Y/L = f(K/L; 1)
(Y/L là sản lượng trên 1 công nhân, chính là năng suất)
-Khi vốn tăng cùng tỷ lệ với lao động, sản lượng tăng, nhưng năng suất không đổi. Nền kinh tế được
đầu tư theo chiều rộng.
- Khi vốn tăng nhanh hơn lao động (K/L tăng), sản lượng tăng nhanh hơn do năng suất tăng, nền
kinh tế được đầu tư theo chiều sâu Muốn thúc đẩy tăng trưởng phải tăng cường vốn theo chiều sâu bằng
việc tăng cường máy móc tính theo đầu công nhân.
+Vấn đề lợi suất giảm dần: Khi tăng vốn, sản lượng tăng mạnh nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn có xu
hướng giảm dần do sản phẩm biên từ mỗi đơn vị tư bản bổ sung sẽ giảm dần y Sản
phẩm biên của tư bản là : MPK k
Ví dụ cho hàm sản xuất Cobb-Douglas Y AK L1 Ta có Y K L 1 A K đặt y =Y/L và k = K/L A L L L L
Ta có y Ak và MPK Ak 1
Nếu 1/ 2 và A = 1 hàm sản xuất trở thành Y = (KL)1/2 1 Ta có y k và MPK
dương, do vậy khi k tăng thì y tăng nhưng MPK giảm dần. 2 k Vì lợi suất giảm dần đối với tư bản nên mức đầu tư cao hơn ở nước
Khối lựợng tư bản tính trên 1 LĐ nghèo
sẽ chỉ tạo ra mức tăng trưởng cao hơn trong một thời gian nhất định, sau đó mức tăng trưởng sẽ giảm dần
khi nền kinh tế tích luỹ được nhiều tư bản hơn.
+Hiệu ứng đuổi kịp: Sự bổ sung tư bản ở nước nghèo sẽ tạo ra tăng trưởng nhiều hơn so với 1 khối lượng
tư bản bổ sung tương tự ở một nước đã giàu Một nước nghèo dễ đạt mức tăng trưởng nhanh hơn nước lOMoARcPSD| 50032646 20
giàu nên nước nghèo. VD: Trong 31 năm, Mỹ và Hàn Quốc có tỷ lệ I/GDP tương đương nhau nhưng Mỹ
chỉ đạt tốc độ tăng trưởng BQ 2%/năm, trong khi Hàn Quốc đạt 6%/năm.
2. Số lượng lao động
+Số lượng lao động được quyết định bởi: -Dân số
-Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động /Dân số.
-Số giờ lao động mà mỗi lao động sẵn sàng cung ứng cho thị trường.
+Ảnh hưởng của sự thay đổi số lượng lao động:
Ví dụ: Cho hàm sản xuất Cobb-Douglas Y AK L1 Ta có: Y K L 1 A K đặt y =Y/L và k = K/L A L L L L
Giả sử k=K/L không đổi (khối lượng tư bản trên mỗi lao động không đổi)
Ta có y Ak và MPL (1 )Ak
Nếu 1/ 2 và A = 1 hàm sản xuất trở thành Y = (K.L)1/2
Ta có: y k và MPL
k dương, cho thấy khi k tăng thì y tăng.
Như vậy sự gia tăng lực lượng lao động không làm tăng năng suất nhưng vẫn làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế.
3. Khối lượng vốn nhân lực
+Vốn nhân lực phản ánh qua: Trình độ học vấn, trình độ tay nghề, kỹ năng lao động được tích lũy nhờ quá
trình học tập rèn luyện trong trường học và trường đời…
+Do kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được tích lũy trong con người chỉ được thể hiện khi người lao động
tham gia vào quá trình sản xuất, nên vốn con người là vô hình. Vốn con người cũng giống tư bản hiện vật
ở chỗ nó làm tăng năng lực sản xuất sản lượng của nền kinh tế. Nhưng để tạo ra vốn con người thì xã hội
cũng cần phải sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra nó như tư bản hiện vật (trường lớp, xưởng thực hành…)
và lao động (giáo viên, người phục vụ).
+Hàm sản xuất mới như sau: Y = F(K,L,H,R) Y/L = F(K/L,1, H/L, R/L)
Năng suất của mỗi lao động Y/L là phụ thuộc vào khối lượng tư bản tính cho mỗi lao động K/L, vốn
con người trên một lao động H/L và khối lượng tài nguyên.
Gọi y = Y/L là sản lượng/mỗi lao động k =
K/L là khối lượng tư bản/ mỗi lao động h = H/L và r = R/L
Nên hàm sản xuất mới sẽ là: y = f (k, h, r)
Giả sử các nhân tố k, r không đổi, chỉ có vốn con người trên mỗi lao động (h) tăng. Đường biểu
diễn của hàm sản xuất trong trường hợp này cũng là đường dốc lên và độ dốc của đường biểu diễn hàm
sản xuất cho biết năng suất khi lượng vốn con người/mỗi lao động tăng thêm 1 đơn vị. Lượng tăng thêm
là sản phẩm cận biên của vốn con người MPH.