-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giảng Nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang bị cho người học nắm vững quan điểm Hồ Chí Minh và Đảng ta về nền tảng tư tưởng của Đảng; nắm được sự cần thiết và nội dung, yêu cầu bảo vệ phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Bài giảng Nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang bị cho người học nắm vững quan điểm Hồ Chí Minh và Đảng ta về nền tảng tư tưởng của Đảng; nắm được sự cần thiết và nội dung, yêu cầu bảo vệ phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47207194 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH BÀI GIẢNG
Môn học : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Bài : Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nền tảng tư tưởng của Đảng
và cách mạng Việt Nam
Đối tượng : Đào tạo cao cấp lý luận chính trị
Năm học : 2018 - 2019 Người biên soạn:
Đại tá, PGS.TS Lê Huy Bình
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2018 lOMoAR cPSD| 47207194 2 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH PHÊ DUYỆT
Ngày 26 tháng 4 năm 2018 CHỦ NHIỆM KHOA
Đại tá, TS Nguyễn Hữu Lập BÀI GIẢNG
Môn học : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Bài : Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nền tảng tư tưởng của Đảng
và cách mạng Việt Nam
Đối tượng : Đào tạo cao cấp lý luận chính trị
Năm học : 2018 - 2019
Ngày 18 tháng 4 năm 2018 NGƯỜI THÔNG QUA CHỦ NHIỆM KHOA
Đại tá, TS Nguyễn Hữu Lập
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2018 lOMoAR cPSD| 47207194 3 KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT
Môn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ngày 26 tháng 4 năm 2018
Bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nền tảng CHỦ NHIỆM KHOA
tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam
Đối tượng: Đào tạo cao cấp LLCT
Năm học: 2018 - 2019
Đại tá, TS Nguyễn Hữu Lập Phần 1
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH:
- Trang bị cho người học nắm vững quan điểm Hồ Chí Minh và Đảng ta
vềnền tảng tư tưởng của Đảng; nắm được sự cần thiết và nội dung, yêu cầu bảo
vệ phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
- Trên cơ sở đó củng cố niềm tin, thái độ, trách nhiệm trong việc học
tập,nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình lãnh
đạo, quản lý của bản thân và cơ quan, đơn vị mình.
- Biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đấu tranh bảo vệ, phát triển nền tảngtư
tưởng của Đảng trong tình hình mới. B. YÊU CẦU:
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, chấp hành nghiêm quy chế lớp học.
- Kết hợp chặt chẽ giữa nghe giảng với tự học, tự nghiên cứu, lấy tựhọc làm chính.
- Phát huy tính tích cực trong học tập, chủ động trao đổi, thảo luận để
nắmchắc nội dung chuyên đề.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
A. NỘI DUNG: Gồm 3 phần
Phần 1: Quan niệm về nền tảng tư tưởng và quan điểm Hồ Chí Minh về
nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam
Phần 2: Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong nền tảng tư tưởng của
Đảng và cách mạng Việt Nam lOMoAR cPSD| 47207194 4
Phần 3: Bảo vệ, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện
nay B. TRỌNG TÂM: phần 2. III. THỜI GIAN:
Tổng số: 5 tiết, ngày…………tiết, đêm………….tiết
Trong đó: Lên lớp: 5 tiết. Luyện tập (thảo luận).........
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP: A. TỔ CHỨC
Giảng bài theo đội hình Lớp Cao cấp lý luận chính trị. B. PHƯƠNG PHÁP: 1.
Giảng viên: Thuyết trình là chủ yếu, kết hợp với phát vấn, trao đổi
ngắn và sử dụng trình chiếu Powerpoint hỗ trợ. 2.
Học viên: Nghe, ghi chép, trao đổi, thảo luận ngắn. V. ĐỊA ĐIỂM: VI.
VẬT CHẤT BẢO ĐẢM:A. GIẢNG VIÊN:
Bài giảng, kế hoạch giảng bài, giáo trình, tài liệu, máy tính, máy chiếu. B. HỌC VIÊN:
Giấy, bút, giáo trình, tài liệu.
C. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
* Tài liệu bắt buộc: 1.
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý
luậnchính trị, Tập 4, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H 2014. 2.
Tổng cục Chính trị, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần chính
trị xã hội (Dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật, chiến dịch), Nxb QĐND, H.2007. 3.
Tổng cục Chính trị, Giáo trình đạo đức học Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, H. 2014. 4.
Tổng cục Chính trị, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng cho đào
tạo chính ủy trung, sư đoàn), Nxb QĐND, H.2016. lOMoAR cPSD| 47207194 5 5.
Đọc một số tác phẩm của Hồ Chí Minh như: “Đường Cách mệnh”
(1927),“Sửa đổi lối làm việc” (10/1947) và các bài viết của Hồ Chí Minh về
Lênin và Cách mạng tháng 10. 6.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1,2,3,4,5,7,9,15, Nxb CTQG, H.2011. 7.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng VI, VII, IX, XI, XII.
* Tài liệu tham khảo mở rộng: 1.
GS Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội, 2005. 2.
Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam (Tái bản lần thứ ba), Nxb CTQG, H.2003. 3.
TS Đinh tHế Huynh (Đồng chủ biên), 30 năm đổi mới và phát
triển ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.2015. Phần 2
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI: (05 phút)
- Nhận báo cáo, nắm quân số, (Báo cáo cấp trên nếu có). - Ổn định tổ chức.
- Quán triệt mục đích, yêu cầu buổi học. - Kiểm tra bài cũ.
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI : Bài giảng lý luận Thời Phương pháp Thứ tự, nội dung gian Vật chất
( Phút ) Giảng viên Học viên
Phần 1: QUAN NIỆM VỀ Diễn giảng, phát vấn, Nghe, trao BG, kế trao đổi ngắn đổi, ghi chép hoạch
NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG giảng bài, VÀ QUAN ĐIỂM HCM 60 trình chiếu VỀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐCSVN
1 . Quan niệm về nền tảng tư 20 - Đ/c hiểu như thế nào tưởng
về nền tảng tư tưởng? “ “ - Phân tích, giảng giải
2 . Quan điểm Hồ Chí Minh 20 lOMoAR cPSD| 47207194 6
- Phổ biến kế hoạch tiếp theo.
- Kiểm tra, thu hồi vật chất trước khi xuống lớp.
Ngày 12 tháng 4 năm 2018 NGƯỜI BIÊN SOẠN lOMoAR cPSD| 47207194 7 GIẢNG VIÊN
Đại tá, PGS.TS Lê Huy Bình MỞ ĐẦU
Đảng ta không chỉ khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”, mà còn chỉ
rõ “Tư tưởng Hồ Chí Minh... là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của lOMoAR cPSD| 47207194 8
Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cách mạng của nhân đân ta giành thắng lợi”1.
Do vậy, từ Đại hội VII đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức trở thành
một bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ, Đảng có vững cách mạng mới thành công, mà Đảng muốn vững phải có
chủ nghĩa làm cốt, làm nền tảng, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.
Theo đó, việc nghiên cứu nắm vững nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng
Hồ Chí Minh với tư cách là một bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng là
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Điều
này càng quan trọng hơn đối với những cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu
các cấp trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhất là đối với lực lượng vũ
trang nói chung, quân đội nói riêng. Phần 1
QUAN NIỆM VỀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG
VÀ QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Quan niệm về nền tảng tư tưởng
a. Quan niệm tư tưởng và vai trò của tư tưởng
* Quan niệm về tư tưởng
- Theo từ điển Tiếng Việt:
+ Thứ nhất: Tư tưởng là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ.
+ Thứ hai: Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách
quan và đối với xã hội. - Theo giảng viên::
Tư tưởng là hệ thống các quan điểm, quan niệm của con người về hiện thực
khách quan, biểu hiện mối quan hệ không tách rời giữa con người với thế giới xung quanh.
+ Tư tưởng là sản phẩm của tư duy, chỉ có ở con người.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.88. lOMoAR cPSD| 47207194 9
+ Tư tưởng có nguồn gốc từ hiện thực khách quan.
+ Tư tưởng bao gồm những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh.
+ Tư tưởng phản ánh mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh.
* Quan niệm về vai trò của tư tưởng.
- Tư tưởng chỉ đạo mọi hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.
- Có tư tưởng đúng sẽ có hành động đúng và ngược lại.
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam
a. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt
* Quan niệm về cốt và vai trò của cốt.
- Cốt là xương của động vật, là lõi của sự vật.
- Cốt bảo đảm cho sự vững chắc của cơ thể động vật và của sự vật.
Cốt tốtthì sự vật có độ bền chắc và ngược lại.
Trọng tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cách
mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng
có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới
chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như
người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”1.
- Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng Cộng sản phải lấy CNMLN làm cốt.
Cũng trong “Đường cách mệnh”, Người viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin”2.
* Vì sao Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt?
- Chủ nghĩa tức là một trường phái tư tưởng hay học thuyết (lý thuyết
khoahọc mang bản chất giai cấp).
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tập 2, tr.289.
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tập 2, tr.289. lOMoAR cPSD| 47207194 10
- Đảng là một tổ chức chính trị, là hình thức của sự liên kết giữa các cá
nhâncó chung mục tiêu, lý tưởng, gắn liền với giai cấp, là bộ phận ưu tú nhất trong
giai cấp công nhân, ra đời để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc.
- Đảng Cộng sản là một tổ chức chặt chẽ, phản ánh sự liên kết, gắn bó chặtchẽ
giữa những người tiên tiến, tiêu biểu nhất của GCVS, có chung mục tiêu, lý tưởng;
là sản phẩm của sự kết hợp giữa hai yếu tố là CNMLN và PTCN.
+ Như vậy, những người tiên tiến nhất, ưu tú nhất của GCVS chỉ là một bộ
phận cấu thành Đảng Cộng sản. Không có CNMLN thì không có ĐCS.
+ Chủ nghĩa MLN là một bộ phận cấu thành ĐCS, là vũ khí đấu tranh, là cơ
sở để Đảng xác định mục tiêu, phương hướng, con đường, phương pháp đấu tranh cách mạng.
+ Thiếu 1 trong 2 yếu tố là CNMLN hoặc PTCN thì Đảng không thể ra đời.
Do vậy, CNMLN được coi là xương cốt của Đảng.
b. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh: Đảng cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa MácLênin làm cốt.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã chỉ rõ: “Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo
chủ nghĩa ấy... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”1.
* Vị trí của luận điểm:
Đây là luận điểm quan trọng, khẳng định bản chất cách mạng của Đảng
cách mạng chân chính, đồng thời là tiêu chí, nội dung cơ bản nhằm phân biệt với
các đảng phi vô sản khác.
* Nội dung luận điểm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.
+ Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.2, tr.268. lOMoAR cPSD| 47207194 11
+ Đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ khăng khít với cách mạng thế giới.
+ Mục tiêu cách mạng là xây dựng thành công CNXH, CNCS ở Việt Nam
+ Động lực cách mạng là toàn dân, lấy liên minh công nông (đội ngũ trí thức) làm nòng cốt.
+ Phương pháp tiến hành là: Sử dụng BLCM của quần chúng nhân dân chống
lại bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị bóc lột; kết hợp chặt chẽ giữa
xây dựng với cải tạo, lấy xây dựng làm chính.
+ Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong quá trình phát triển.
- Nghiên cứu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện
hoàn cảnh cụ thể.
+ Luôn đứng vững trên nền tảng là CNMLN nhưng phải vận dụng sáng tạo
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh VN, không thụ động, rập khuôn, máy móc.
+ Trên nền tảng CNMLN, chủ động lựa chọn hình thức, biện pháp, cách làm
phù hợp với đặc điểm dân tộc và điều kiện thực tế từng giai đoạn. * Yêu cầu: -
Luôn nhận rõ tính đúng đắn, cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin.
+ Trong bài “Lòng tin tưởng” đăng trên báo Nhân dân, số 46 ngày
21/02/1952, Hồ Chí Minh đã viết: “Để đoàn kết và lãnh đạo nhân dân, Đảng và
Chính phủ có chủ trương, chính sách đúng dựa trên lý luận đúng nhất, lý luận
Mác - Lênin; nhờ đó, cách mạng tháng tám thành công, kháng chiến của ta ngày
một mạnh; vì vậy, ta tin tưởng vào lý luận ấy”1. -
Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm, tư tưởng đối lập để bảo vệ CNMLN
+ Vì sao có các quan điểm, tư tưởng đối lập?
+ Vì sao phải đấu tranh với các quan điểm, tư tưởng đối lập?
+ Các quan điểm đối lập?
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.6, tr.421. lOMoAR cPSD| 47207194 12 Phần 2
NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
VÀ VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Quá trình phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng
a. Giai đoạn trước đổi mới
* Đối với chủ nghĩa Mác - Lênin:
- Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Hồ Chí Minh khẳng định:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
- Tại Đại hội III của Đảng (9/1960), phát biểu khai mạc Đại hội, Hồ Chí
Minhnêu rõ: “Trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta nhất định
vượt qua mọi khó khăn. Vì chúng ta có chủ nghĩa Mác - Lênin vĩ đại dẫn đường…
Mỗi đảng viên ta phải là một chiến sĩ tích cực gương mẫu, xứng đáng với lòng tin
cậy của Đảng và của nhân dân. Mỗi chi bộ ta phải là một hạt nhân vững chắc,
lãnh đạo đồng bào thi đua yêu nước, cần kiệm xây dựng nước nhà. Mỗi cấp uỷ
Đảng phải là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy phong trào cách mạng sôi nổi tiến lên.
Trung ương hứa sẽ đem hết tinh thần và lực lượng để lãnh đạo toàn Đảng, toàn
dân hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ mà Đại hội đã quyết định” (tập 12, 2011, tr.680).
* Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Đồng chí cố Tổng bí thư Trường Chinh là người đầu tiên đã nhận thứcđược
vai trò của Hồ Chí Minh đối với CMVN.
Nhân kỷ niệm một năm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, đ/c Trường Chinh
viết cuốn Cách mạng Tháng Tám, trong đó đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ CHí
Minh là vị anh hùng dân tộc”.
Trong cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi (viết năm 1947) của đ/c Tổng
Bí thư Trường Chinh cũng đã đề cập về công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch.
Trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (viết năm 1948), có
đoạn ghi rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người mác xít đầu tiên đã tiếp thu và lOMoAR cPSD| 47207194 13
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam…Chính Người đã vận dụng một
cách xuất sắc chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đề ra
đường lối, chính sách và phương pháp cách mạng đúng đắn, đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
- Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bắt đầu có sự tìm hiểu về tưtưởng
Hồ Chí Minh, vì thấy rằng thắng lợi của CMT8 là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí
Minh trong thực tiễn.
Những cuốn sách đầu tiên viết về thân thế, sự nghiệp Hồ Chí Minh ra đời sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong đó có cuốn: “Những mẩu chuyện về đời
hoạt động của Hồ Chủ tịch” của tác giả Trần Dân Tiên, viết từ sau CM tháng 8/1945 đến 1947.
- Người đầu tiên đặt vấn đề phải học tập Hồ Chí Minh là cố Thủ tướngPhạm Văn Đồng.
Trong tác phẩm: “Hồ Chí Minh hình ảnh dân tộc” (viết năm 1948) gồm 3
phần: Bình sinh; hình ảnh dân tộc; học Hồ Chủ tịch.
Ở phần 3, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề: Học Hồ Chí Minh là học
cái gì? Và cho rằng, học Hồ Chí Minh là học: Đức tính trung với nước, hiếu với
dân; đại đoàn kết toàn dân; phấn đấu hy sinh vì dân vì nước; lý thuyết và phương
pháp khoa học; cần, kiệm, liêm chính.
Trong Bài nói tại Hội nghị huấn luyện toàn quốc lần thứ nhất (ngày 6-
51950), với chủ đề “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đấu tranh tư tưởng để chiến
thắng”, lúc đó đ/c Trường Chinh đã khẳng định cần phải học cuốn Sửa đổi lối làm
việc (10/1947) và những tài liệu của Đảng.
Trong cuốn Bàn về Cách mạng Việt Nam của đ/c Trường Chinh, đã giành
một phần lớn để trình bày về “Hồ Chủ tịch, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta”.
Tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đảng (tháng 1-1950), đồng chí Lê
Duẩn có bài viết Lãnh tụ của giai cấp công nhân Việt Nam và của dân tộc Việt
Nam. Bài viết khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác, Lênin đã được lOMoAR cPSD| 47207194 14
nhà cách mạng sáng suốt nhất, đầy nhiệt huyết nhất của dân tộc ta vận dụng vào
hoàn cảnh Việt Nam. Nhà cách mạng ấy là đồng chí Nguyễn Ái Quốc”.
- Từ cuối năm 1950 trở đi, công tác nghiên cứu về Hồ Chí Minh ngày
càngđược triển khai thực hiện cả về bề rộng và chiều sâu. Tư tưởng Hồ Chí Minh
đã được các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước ta đề cập đến khi
nói và bàn về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, về lịch sử của Đảng,
về công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và đối với
phong trào cách mạng thế giới.
Trong số các Tổng Bí thư đầu tiên, duy nhất chỉ có Nguyễn Văn Cừ là người
chưa một lần đi ra nước ngoài và chưa một lần gặp Hồ Chí Minh, nhưng lại là
người làm đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh nhất. Bởi vì, Nguyễn Văn Cừ là con
người của thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lăn lộn với thực tiễn.
- Đảng ta chính thức đặt vấn đề học tập Hồ Chí Minh là trong VKĐH IIcủa Đảng (2/1951).
Tại Đại hội II (2/1951), đ/c Tôn Đức Thắng (1888), đã đặt vấn đề: Đường
lối chính trị, lề lối làm việc, tác phong đạo đức của Đảng là của Hồ Chí Minh, do
đó việc học tập những điều đó của Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định thắng lợi của CMVN.
Tư tưởng trên đây của đ/c Tôn Đức Thắng sau đó đã được đ/c Tổng bí thư
Trường Chinh đưa vào Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Văn kiện nêu rõ: “Hồ Chủ tịch, người cộng sản Đông Dương đầu tiên và
là sáng lập viên của Đảng. Người đã đem thân thế và tài năng của mình hoàn
toàn cống hiến cho Đảng và cho công cuộc giải phóng của giai cấp công nhân
và dân tộc. Người đã cùng một số đồng chí khác thành lập và thống nhất Đảng
và chính Người đã đào tạo cho Đảng những cán bộ lãnh đạo, kể từ Trần Phú,
Lê Hồng Phong trở đi; tất cả các lãnh tụ của Đảng đều trực tiếp hưởng thụ sự
giáo dục của Người, rồi đem kết quả của sự giáo dục đó, truyền lại cho toàn thể
đảng viên của Đảng. Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách
mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch;
đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Mác - Ăngghen - Lênin lOMoAR cPSD| 47207194 15
- Xtalin ở Việt Nam. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong
và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiện tiên quyết
làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”1.
+ So với Đại hội I, thì đến Đại hội II, đã có một bước tiến dài trong tư duy
nhận thức của Đảng ta, thể hiện trong việc ghi nhận, đánh giá về Hồ Chí Minh.
Trong đó, việc nhìn nhận thì toàn diện, nhưng sự đánh giá thì vẫn còn mức độ. Vì sao?
Tại ĐH II, chúng ta đã đề cao tư tưởng Mao Trạch Đông,, nên đã hạn chế đề
cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyên nhân, lúc đó phong trào cách mạng thế
giới đã coi Xtalin - Tổng Tư lệnh các lực lượng cách mạng toàn thế giới, còn Mao
Trạch Đông là Phó Tổng tư lệnh các lực lượng cách mạng toàn thế giới, Tổng tư
lệnh các lực lượng cách mạng châu Á. Chính vì vậy, tư tưởng Mao Trạch Đông
được đề cao trong các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng ta.
- Đến ĐH III của Đảng, trong Báo cáo Chính trị đã đề cập rõ: Đồng chí Hồ
Chí Minh đã nêu một tấm gương chói lọi về lòng trung thành và đạo đức công
dân, do vậy toàn Đảng phải học tập Hồ Chí Minh.
+ Ngày 19/5/1960, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chỉ Trường Chinh đã viết: “Nhân
dịp này, chúng ta hãy ôn lại tiểu sử và sự nghiệp Hồ Chủ tịch, tìm hiểu và học tập
tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân được tốt hơn”2.
Đồng chí nêu rõ: “Ngày 19-5-1960, Hồ Chủ tịch thọ 70 tuổi là ngày có một
ý nghĩa sâu sắc đối với nhân dân ta. Nhân ngày kỷ niệm này, giáo dục cho toàn
Đảng, toàn dân ta hiểu sâu sắc sự nghiệp, đạo đức cách mạng vĩ đại của Hồ
Chủ tịch; hiểu rõ Hồ Chủ tịch là người con ưu tú nhất của giai cấp công nhân
và dân tộc Việt Nam, là người sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo Đảng ta, là người
thày vĩ đại của cách mạng, của nhân dân Việt Nam, là một chiến sĩ xuất sắc của
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, của cách mạng thế giới; làm cho mọi
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t12, tr.9
2 Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991, tr.20. lOMoAR cPSD| 47207194 16
người hiểu rõ những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân ta đã giành được
không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch. Cổ vũ cán
bộ, đảng viên và toàn dân học tập đạo đức, tác phong cách mạng của Hồ Chủ
tịch, nâng cao tính Đảng, ý chí cách mạng kiên quyết, suốt đời phấn đấu vì lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì lợi ích của Tổ quốc; rèn luyện tinh thần khắc phục
khó khăn, đoàn kết chặt chẽ, tích cực thi đua lao động và công tác, quyết tâm
hoàn thành nhiệm vụ”1.
- Sau khi Hồ Chí Minh qua đời (2/9/1969), việc nghiên cứu về Hồ ChíMinh
được đề cập nhiều hơn, rộng hơn, sâu hơn trong các Văn kiện của Đảng.ta:
- Đến những năm 1970, Đảng ta đặt vấn đề học tập một số tác phẩm củaHồ Chí Minh.
- Đến ĐH IV (12/1976), Đảng ta xác định: Phải thấm nhuần tư tưởng vĩđại
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh 2 vấn đề đó là: Giải phóng dân tộc bằng
con đường CMVS và chỉ có CNXH mới giải phóng … Tóm lại là tư tưởng ĐLDT gắn liền CNXH.
Đại hội IV của Đảng (12/1976), khẳng định: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách
mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người khai sinh nền Cộng
hòa Dân chủ Việt Nam, người vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng
lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân
dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng
sản quốc tế… Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân
dân, thống nhất Tổ quốc, cho sự nghiệp của Đảng và của dân tộc, làm rạng rỡ
non sông đất nước ta, để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau những di sản bất diệt”.
- Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982), đã xác định một cách đầy đủ về
họctập Hồ Chí MInh
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t21, tr.195 lOMoAR cPSD| 47207194 17
Đại hội nêu rõ: “Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách
có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng”1.
Như vậy, đến Đại hội V của Đảng, vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh đã chính
thức được đặt ra trong Văn kiện Đại hội, đòi hỏi toàn Đảng phải ra sức học tập
một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức và tác phong của Hồ Chí Minh.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận
về con đường cách mạng Việt Nam…”.
- Thủ tướng Phạm Văn Đồng định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh nói gọn
là, đó là tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phẩm chất và phong cách, tất cả trở thành
con người Hồ Chí Minh, biểu hiện trong mọi cử chỉ và hành động, lời nói và việc
làm, ứng xử trong mọi tình huống”.
b. Giai đoạn từ 1986 đến nay
- Tại Đại hội VI (12-1986), Đảng ta nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng
ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa MácLênin, kế
thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh...”(1).
- Đại hội VII, diễn ra trong bối cảnh bức tường Beclin sụp đổ, nước Đức
thống nhất, tình hình Liên Xô gặp khủng hoảng. Phiđen Caxtơro là người đâu tiên
dự đoán Liên Xô sụp đổ.
Tình hình trong nước, ĐH VII đặt ra nhiệm vụ thông qua Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vấn đề đặt ra là, Cương lĩnh đó
được xây dựng trên nền tảng tư tưởng nào, khi đó vấn đề nền tảng tư tưởng được
đưa ra thảo luận, bàn thảo kỹ. Trong Đại hội, đã đưa ra hai phương hướng để xem xét để biểu quyết.
+ Phương hướng thứ nhất: Đảng lấy CNMLN, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
+ Phương hướng thứ hai: Đảng lấy CNMLN làm nền tảng tư tưởng, kế thừa
và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982, tr.61. lOMoAR cPSD| 47207194 18
Kết quả chung: Phương hướng thứ nhất được 89,7% tán thành, phương
hướng thứ hai được 10,3%. Đây là một quyết định đúng đắn của Đảng ta, là quyết
định mang tính lịch sử, phù hợp hoàn cảnh quốc tế và trong nước.
Cùng với tinh thần ấy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh càng được đẩy
mạnh. Một khối lượng lớn những công trình nghiên cứu, bài viết về Hồ Chí Minh
đã được công bố ở trong và ngoài nước. Nhiều luận án khoa học, kể cả Hội thảo
khoa học quốc tế đã được tổ chức. Đặc biệt, nhân dịp Kỷ niệm 100 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (18/5/1990), Tại Thủ đô Hà Nội, UNESCO đã tổ chức cuộc
Hội thảo quốc tế, tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh
nhân văn hóa kiệt xuất.
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991), đã thông qua
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Theo đó, Đảng ta khẳng định:
+ Cùng với CNMLN, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng;
+ Đảng ta đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh
chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo CNMLN trong điều kiện cụ thể của nước ta;
+ Trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý
báu của Đảng và của dân tộc;
+ Nói tư tưởng Hồ Chí Minh là phù hợp với thực tế cách mạng nước ta, phù
hợp với tình cảm và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
+ Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là làm cho
thế giới quan MLN và TTHCM giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) có điểm mới là “nêu caotư
tưởng Hồ Chí Minh”(2), và khẳng định “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả
của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện cụ thể của nước
ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý
báu của Đảng và của dân tộc ta”. lOMoAR cPSD| 47207194 19
- Cương lĩnh 1991, khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”.
- Sau 10 năm, với những thành tựu to lớn về nghiên cứu tư tưởng Hồ
ChíMinh ở trong và ngoài nước, tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta có bước phát
triển trong nhận thức và tư duy lý luận khi khẳng định:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về... Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho
cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của
Đảng và dân tộc ta”1.
Hai năm sau, dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội IX, các nhà
khoa học, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã đưa ra một định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết
tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và giải phóng con người” (Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình
quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Mình: Giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tr.19).
* Những nội dung chủ yếu rút ra từ các định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Một là: Đảng ta đã bước đầu làm rõ được bản chất cách mạng, khoa học
của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là hệ thống quan điểm lý luận, phản ánh những
vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.83-84. lOMoAR cPSD| 47207194 20
chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng và cách mạng Việt Nam.
- Hai là: Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: Chủ
nghĩa Mác - Lênin; giá trị văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại của
phương Đông và phương Tây.
- Ba là: Nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm những
vấn đề có liên quan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam (Đó là tư tưởng về giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức
mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân,
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách
mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên
vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân…).
- Bốn là: Giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí
Minh là soi đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô cùng
to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
Tóm lại: Dù định nghĩa theo cách nào, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được nhìn
nhận với tư cách là một hệ thống lý luận.
+Hiện nay, tồn tại hai phương thức tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh:
> Phương thức tiếp cận thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh được nhận diện
như một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm: Tư tưởng triết học; tư tưởng tưởng
kinh tế; tư tưởng chính trị; tư tưởng quân sự; tư tưởng văn hóa, đạo đức và nhân văn.
> Phương thức tiếp cận thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan
điểm về cách mạng Việt Nam, bao gồm: tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường đi lên CNXH; về Đảng Cộng sản Việt