Bài giảng những vấn đề chung về nghĩa vụ dân sự
Đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ: Hành vi của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụluôngắnliềnvớimộtvậthoặcmộtcôngviệcnhấtđịnhmàthiếuvậthoặccông việc đó thì không thể tồn tại khách thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự (LDS2)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1. Những vấn đề chung về nghĩa vụ dân sự
1.1 Khái niệm, các đặc điểm của nghĩa vụ - Nghĩa vụ đạo lý
- Nghĩa vụ pháp lý: Đ274
w Chuyển giao vật (hđ thuê nhà, giữ xe…)
w Chuyển giao Quyền (Mua bán nhà - đất)
w Trả tiền (Bồi thường thiệt hại, gửi giữ, vay mượn…)
w Chuyển giao giấy tờ có giá (cổ phiếu) - Đặc điểm
w Thứ nhất, là sự ràng buộc pháp lý phát sinh trên cơ sở thoả thuận giữa các
bên hoặc theo quy định của pháp luật
w Thứ hai, là một quan hệ tương đối và trái quyền (xem giáo trình phần đặc điểm nghĩa vụ)
Quan hệ sở hữu là một dạng quan hệ tuyệt đối, mọi ngừi trong xã hội bắt buộc phải
tôn trọng. VD: ông A sở hữu một cái ti vi, thì không ai có quyền tác động đến cái ti vi đó
Quan hệ nghĩa vụ là một dạng quan hệ tương đối, khi có sự tác động qua lại giữa
các chủ thể của quan hệ đó. VD: A bán ti vi cho B, thì B phải đưa tiền và A giao ti
vi thì cả 2 bên mới được được mục tiêu của nhau.
w Thứ ba, bên có nghĩa vụ phải thực hiện những nghĩa vụ cụ thể
w Thứ tư, bên có nghĩa vụ không những phải thực hiện những hành vi vì lơi
ích của bên có quyền mà còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba
do người có quyền chỉ định (VD: bảo hiểm nhân thọ, gửi tiền bưu điện,…)
w Thứ năm, phần lớn nghãi vụ sẽ kèm theo chế tài nhằm để đảm bảo thực hiện
VD: khi vay ngân hàng, cho dù trả trước hay trả sau hạn cũng sẽ bị phạt thêm. Chỉ được trả đúng hạn
1.2 Các yếu tố cấu thành quan hệ nghĩa vụ
- Chủ thể: là bên có quyền và bên có nghĩa vụ
- Khách thể: Hướng tới việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể có nghĩa vụ. Hành vi là
cái mà các chủ thể đều hướng tới, là khách thể của mọi quan hệ nghĩa vụ -> Khi
làm bài, trả lời câu hỏi khách thể thì phải ghi “hành vi…”
- Nội dung: quyền yêu cầu và nghĩa vụ phải thực hiện
VD: có hợp đồng nào mà một bên chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ hay không?
– Có. Hợp đồng tặng cho không điều kiện
- Đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ: Hành vi của các chủ thể trong quan hệ nghĩa
vụ luôn gắn liền với một vật hoặc một công việc nhất định mà thiếu vật hoặc công
việc đó thì không thể tồn tại khách thể
VD: Trong hợp đồng cho thuê, hay bán nhà thì đối tượng quan hệ nghĩa vụ chính là căn nhà
1.3 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ 1. Hợp đồng
2. Hành vi pháp lý đơn phương
VD: để lại di chúc là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh nghĩa vụ trong phạm vi di sản
3. Thực hiện công việc không uỷ quyền Có 3 điều kiện:
- Không có nghĩa vụ thực hiện nhưng tự nguyện thực hiện
- Vì lợi ích của người đó
- Không biết hoặc biết mà không phản đối Có 2 loại công việc
- Thực hiện công việc có uỷ quyền (hợp đồng uỷ quyền)
- Thực hiện công việc không có uỷ quyền
-> Phạm vi uỷ quyền là quan trọng nhất. Khi có hợp đồng uỷ quyền cần xem xét kỹ điều này (?) Bài tập
Câu 1. A và B là hàng xóm ở nông thôn, A biết B thường xuyên phơi lúa ngoài
sân. Một hôm, B có việc lên thành phố thì trời sắp mưa rất to. Vì lo lắng, A đi mua
cây cào lúa 200k và tấm bạt nhựa 500k và cào hết lúa vào trong hiên nhà, vì thế
mưa to mà lúa không bị ướt. Hôm sau về nhà, A yêu cầu B thanh toán 500k tiền
công cào lúa và 700k tiền mua cào lúa, bạt nhựa và 100k tiền công đi mua. Hỏi yêu
cầu của A thì có phù hợp với Đ574 BLDS 2015 không?
Câu 2. Giả sử trong lúc cào lúa, A đã vô ý cào rơi cỡ ¼ lúa xuống cống thì A có
phải bồi thường giá trị số lúa này theo Đ577 hay không?
Câu 3. A đi trên đường vắng 1h sáng và thấy B đang bị thương nặng nằm bên lề
đường. Xung quanh không người qua lại. A chở B đến bệnh viện để cấp cứu .
Bệnh viện dồng ý cấp cứu với điều kiện A thay B ứng trước tiền viện phí là 2 triệu.
A đồng ý, sau khi tỉnh dậy thì A yêu cầu B thanh toán tiền viện phí và tièn công
chở đi cấp cứu. Xem Đ33 và Đ
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật → Phát sinh nghĩa vụ
CSPL: Điều 180, 181 BLDS 2015
- Chiếm hữu ngay tình: là vc chiếm hữu mà ng chiếm hữu có căn cứ tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu → Điều 167
- Chiếm hữu kh ngay tình: là vc chiếm hữu mà ng chiếm hữu biết hoặc phải
biệt rằng mình kh có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu → Điều 166 Câu hỏi:
+ Trên đường thấy con chó đang đi lang thang → Không ngay tình, không có căn cứ
+ Trên đg thấy tờ 500k, nhặt lên → Không có căn cứ, kh ngay tình → Điều 166
- Được lợi về tài sản (Khoản 4 Điều 275 BLDS 2015): cũng phải trả lại
VD: Được chuyển nhầm tài sản từ 8h30. 10h biết.
+ Khoảng thời gian từ 8h30 -10h: → nghĩa là được lợi về tài sản
+ Nếu sau 10h không trả lại là chiếm hữu tài sản
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
CSPL: Điều 584. Thoả mãn đủ 3 điều sau thì mới phát sinh nghĩa vụ:
- Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái PL
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành tri trái PL và thiệt hại xảy ra
6. Những căn cứ khác do luật định
3. Phân loại nghĩa vụ (nghĩa vụ liên đới, nghĩa vụ hoàn lại và nghĩa vụ bổ sung)
3.1 Nghĩa vụ liên đới CSPL: Điều 288
- Nhiều ng phải thực hiện nghĩa vụ trước ng có quyền
- 1 ng phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều ng có quyền liên đới
3.2 Nghĩa vụ hoàn lại: Là nghĩa vụ mà rong đó chủ thể có quyền yêu cầu những
chủ thể có nghĩa vụ mà hoàn trả những lợi ích vật chất mà chủ thể có quyền đã
thực hiện đối với bên thứ ba hoặc chủ thể có nghĩa vụ sẽ nhận được từ người t3 (VD: Điều 597 BLDS 2015
Đặc điểm: Phát sinh từ 1 nghĩa vụ khác, kh bao giờ nghĩa vụ hoàn lại là nghĩa vụ ban đầu
3.3 Nghĩa vụ bổ sung (nghĩa vụ phụ):
Thực hiện nghĩa vụ bổ sung:
- Song song với nghĩa vụ chính
- Luật hoặc hợp đồng quy định
Lưu ý: 1 số nghĩa vụ kh được quyền chuyển giao
4. Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ 2 trường hợp
4.1. Chuyển giao quyền yêu cầu (Đ365-371 BLDS 2015) Đặc điểm:
- Không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (khoản 2 Điều 365)
- Phải thông báo cho ng có nghĩa vụ = văn bản (khoản 2 Điều 365)
- Ng chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về việc thực
hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác (Điều 367)
Phân biệt chuyển quyền yêu cầu và uỷ quyền: Chuyển giao quyền yêu cầu là sự
thoả thuận giữa ng có quyền với ng t3 trong QH nghĩa vụ nhằm chuyển giao quyền
yêu cầu cho ng t3 đó. Ng t3 gọi là ng thế quyền, trở thành chủ thể có quyền, đc
quyền yêu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ.
4.2 Chuyển giao nghĩa vụ (Điều 370-371 BLDS 2015) Đặc điểm:
- Bắt buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền
- Ng có nghĩa vụ kh chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ của ng thế nghĩa vụ
- Biện pháp bảo đảm chấm dứt
Những trường hợp kh được chuyển giao quyền và nghĩa vụ
CSPL: Điều 370 BLDS 2015
- Nghĩa vụ liên quan đến nhân thân: không cho phép
- Tình huống: Con kh muốn nhận cấp dưỡng từ cha muốn chuyển quyền nhận
cấp dưỡng sang mẹ → không cho phép
5. Thực hiện nghĩa vụ
5.1 Khái niệm Thực hiện nghĩa vụ là việc chủ thể có nghĩa vụ thực hiện đúng
những hành vi như đã cam kết, thoả thuận hoặc theo đúng quy định của PL nhằm
đáp ứng nhu cầu và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền
5.2 Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ: Trung thực, hợp tác, đúng cam kết, không
trái pháp luật và đạo đức xã hội
5.3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ - Đúng đối tượng:
+ Thực hiện nghĩa vụ giao vật
+ Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
+ Thực hiện và không thực hiện công việc - Đúng địa điểm - Đúng thời hạn - Đúng phương thức
5.3.1 Thực hiện nghĩa vụ đúng đối tượng
- Khi đối tượng là vật phải giao: Vật đặc định1, Vật cùng loại2 (Điều 279)
VD: Ông A thoả thuận bán cho ông B xe SH có số máy 9999. Trong thời gian này
có ng khác đến thoả thuận giá cao hơn, ông A bán. Hôm sau B đến mua, thì ông A
nói bán rồi bà bán xe SH khác có số máy 4444. Ông A không nhận
→ Ông A được quyền kh nhận. Xe SH là vật đặc định
- Khi đối tượng là một khoản tiền phải trả (Điều 280)
- Khi đối tượng của nghĩa vụ là 1 công vc kh thực hiện thì kh được thực hiện
công việc đó (Điều 281)
VD: Nghĩa vụ cung cấp thông tin
5.3.2 Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm (Điều 277)
- Nếu là BĐS: nơi có BĐS
- Nếu kh phải là BĐS: Nơi cư trú của bên có quyền Câu hỏi:
1Xe SH, Đt (vì có số seri khác nha) 2Gạo nàng hương, xăng
- A thoả thuân bán cho B căn nhà ở Đà Nẵng
→ Bán ở ĐN, trả tiền ở ĐN
- A thoả thuận bán cho B có chiếc xe ô tô, A HN, B HCM
→ Giao xe ở nơi cư trú ở bên có quyền (quyền của ng nhận tài sản) → Giao xe ở HCM
→ Trả tiền theo quyền ở HCM (quyền của ng nhận tài sản) - quyền đối với
tài sản đối với hợp đồng
5.3.3 Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn (Điều 278)
- Thời hạn theo thỏa thuận: Nếu thực hiện sau thời hạn đã thoả thuận → Chậm thực hiện nghĩa vụ
- Lưu ý: chậm thực hiện do việc gia hạn của bên có quyền
- Thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn được hay không? → Được
- Lưu ý: Điều 278 BLDS 2015
5.3.4. Thực hiện nghĩa vụ đúng phương thức
Phương thức thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định: 1
lần hoặc nhiều lần, định kỳ hoặc không theo định kỳ, thông qua ng t3 … VD:
- 2014 A và B ly hôn, Toà phán cấp dưỡng 1 triệu/ 1 tháng. Nhưng đến 2023,
thì có quyền yêu cầu tăng 1 triệu không → Có
- 2014, M giết A nên Toà yêu cầu M cấp dưỡng cho C 1 tr/1 tháng. 2023, thì
B có quyền yêu cầu tăng 1 triêụ không → Có
+ Nên lấy 1 lần hay định kì? → 1 lần, khoản 3 Điều 585
6. Chấm dứt nghĩa vụ (Điều 372): Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ: Điều 372
6.4. Nghĩa vụ được thay thế = nghĩa vụ khác (Điều 377) - Thay đổi nội dung
- Thay đổi chủ thể có quyền
- Thay đổi chủ thể có nghĩa vụ
6.5. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt do bù trừ nghĩa vụ (Điều 378) Điều kiện:
- Các bên chủ thể đều có nghĩa vụ đối với nhau trong những QH nghĩa vụ khác nhau
- Việc bù trừ nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong những QH đó
6.6 Nghĩa vụ dân sự chấm dứt do hoà nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền (Điều 380)
VD: Cty B thiếu nợ Cty A, kh trả được. Cty A mua luôn Cty B
6.7 Nghĩa vụ dân sự chấm do thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết (Điều 381)
- Điều 231, 6 tháng là thời hiện miễn CHƯƠNG II.
I. Khái niệm, bản chất, đặc điểm, phân loại hợp đồng 1. Khái niệm hợp đồng Điều 385 BLDS 2015
2. Đặc điểm của hợp đồng
- Sự thoả thuận: sự biểu lộ ý chí và thống nhất ý chí của ít nhất hai bên chủ thể
- Mục đích: nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự - Yêu cầu:
• Không vi phạm điều pháp luật cấm và trái đạo đức xã hội
• Hình thức: chỉ áp dụng nếu các bên có thoả thuận và pháp luật có quy định
về hình thức bắt buộc 3. Phân loại hợp đồng
3.1 CSPL: Khoản 1 2 Điều 402
- Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên thì một quan hệ hợp đồng được phân
thành 2 loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ
3.2 Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, hợp đồng dân sự
được chia thành hai loại: hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù
• Hợp đồng đền bù là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã
thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng
VD: hợp đồng mua bán, trao đổi, thuê tài sản, dịch vụ, vận chuyển, gia công
• Hợp đồng không có đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên nhận
được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải trao lại một lợi ích nào
3.3 CSPL: Khoản 3 Điều 402
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng thì hợp đồng được
chia thành hai loại hợp đồng chính và hợp đồng phụ
VD: ra cửa hàng mua laptop và người ta giao hàng đến nhà mình -> hợp đồng
chính là hợp đồng mua bán laptop, hợp đồng phụ là hợp đồng giao hàng
- Cần phân biệt dựa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau
3.2 Căn cứ vào hình thức của hợp đồng thì hợp đồng chi thành hai loại:
• Hợp đồng bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể:
- Ưu điểm: nhanh gọn, không tốn kém
- Nhược điểm: giá trị chứng cứ rất thấp, thậm chí không có
• Hợp đồng bằng văn bản:
- Văn bản thường: Nội dung mà các bên đã thoả thuận, cam kết được ghi nhận
bằng một văn bản và các bên ký kết vào văn bản đó
- Văn bản có chứng nhận, chứng thực của UBND các cấp có thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng
- Các hợp đồng theo mẫu Đ405 BLDS năm 2015
II. Các điều kiện để hợp đồng hợp pháp CSPL: Điều 117 BLDS 2015
- Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự
- Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái đạo đức xã hội
- Chủ thể tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện
1. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự Cá nhân
- NLHVDS đầy đủ (đủ 18 tuổi trở lên)
- NLHVDS chưa đầy đủ (Điều 16 BLDS 2015) - Hạn chế NLHVDS
- Không có hoặc mất NLHVDS
Pháp nhân: Điều 86 BLDS 2015
2. Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái đạo đức xã hội
- Mục đích của hợp đồng: Điều 118
- Nội dung của hợp đồng: Điều 398
BLDS 1995: không trái pháp luật
BLDS 2005: không vi phạm điều cấm của pháp luật BLDS 2015:
Điều cấm, đạo đức xã hội: Điều 123 BLDS 2015
(?) Ông A muốn mua căn nhà của ông B. Giá thị trường là 1 tỷ nhưng ông A muốn
mua với giá 2 tỷ. Sau khi trao đổi, thì ông B quyết định bán giá 2 tỷ cho ông A.
Sau khi mua nhà, thì ông A phá dở nhà và khai thác nguồn suối nước nóng bên
dưới căn nhà. Ông B kiện đòi lại nhà và muốn tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Vậy ông
A có lừa dối ông B không? – Có. Người mua trong trường hợp này đã lừa dối
người bán. Vì bên mua nói với bên bán là muốn “mua căn nhà”. Nhưng trên thực
tế không phải là như vậy -> không chỉ bên bán phải cung cấp thông tin, mà bên
mua cũng phải cung cấp thông tin. Nên Toà sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu. (Vẫn có
thể lách luật bằng cách ở đấy 2 3 năm và từ từ khai thác sau)
1. Chủ thể tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện
Theo khoa học pháp lý, Tự nguyện = Tự do Ý chí + Tự do Bày tỏ ý chí
→ Sự thống nhất giữa ý chí bên trong và sự tuyên bố ý chí của chủ thể mà không
bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một tác động nào bên ngoài.
CSPL: trường hợp Theo Đ127, đe doạ vi phạm sự tự nguyện
Các trường hợp không có sự tự nguyện
- Hợp đồng giả tạo Đ124
- Hợp đồng nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ, người xác lập hợp đồng không nhận
thức, điều khiển được hành vi của mình
Lưu ý: Hợp đồng mua bán, máy bay phải bắt buộc có công chứng chứng thực
● Hợp đồng thiết lập trên cơ sở sự đe doạ (Đ127)
- Việc đe doạ có thể do một bên hoặc người thứ ba thực hiện
- Sự đe doạ đó làm cho ý chí được tuyên bố của người bị đe doạ không phản
ánh trung thực ý chí nội tâm
- Sự đe doạ phải là yếu tố quyết định việc tham gia hợp đồng
- Hành vi đe doạ được thực hiện đối với chính ngừoi xác lập hợp đồng mà đối
tượng bị tác động là tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản
của chính người đó hoặc của cha mẹ, vợ, chồng, con của người đó
(?) T là Giám đốc công ty, A là nhân viên của công ty. T thích nhà của A muốn
mua với giá 8 tỷ nhưng A không bán. T kêu A lên nói về việc cắt giảm nhân sự và
cầm thêm một danh sách cho A coi, A đứng STT đầu trong danh sách, chỉ vào tên
A. Vậy trong trường hợp này A có bị đe doạn theo điều 127
→ Có đe doạ. “tài sản"x
● Phân biệt 2 trường hợp thuộc Đ125 và Đ128
● Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của PL Đ129
III. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý (Đ122)
- Khái niệm: Đ122: Là hợp đồng vi phạm 1 trong các điều kiện để hợp đồng hợp pháp
- Thẩm quyền xem xét và tuyên bố hợp đồng vô hiệu: Toà án (Bằng 1 quyết định
hoặc bản án) đồng thời giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
- Phân loại hợp đồng vô hiệu:
w Căn cứ vào phạm vi phần nội dung bị vô hiệu: Vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từng phần (Đ130)
w Hợp đồng vô hiệu toàn bộ là khi toàn bộ nội dung của hợp đồng vô hiệu
hoặc chỉ có một phần vô hiệu nh phần này ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu lực của hợp đồng Câu hỏi:
- Hợp đồng mua bán ma tuý là vô hiệu toàn bộ hay từng phần → vô hiệu toàn
bộ vì đây là đối tượng cấm
- Hợp đồng mua bán nhà nhưng thoả thuận là thanh toán bằng ngoại tệ → vô
hiệu một phần ở điều khoản mua bán bằng ngoại tệ vì luật quy định ở VN
chỉ được mua bán bằng VNĐ
IV. Giao kết hợp đồng (Đ385 - 401)
4.1. Khái niệm: Là việc các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau để cùng xác lâp hợp
đồng thông qua sự bàn bạc, trao đổi, thương lượng với nhau theo nguyên tắc và
trình tự do luật nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng
2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
- Giai đoạn 2: Chấp nhận giao kết hợp đồng
4.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng (Đ386-387)
- Là vc 1 bên t.hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về lời
đề nghị của mình với bên đã đc xác định cụ thể
→ chưa có hợp đồng nh có trách nhiệm tiền hợp đồng đối với lời đè nghị
- Yêu cầu pháp lý của lời đề nghị giao kết
+ Đầy đủ nd cơ bản + Rõ ràng
+ Chủ thể đc đề nghị xđ cụ thể: VD: “Gửi riêng …”
+ Vc đề nghị đc thực hiện dưới hình thức xác định
Câu hỏi: Bà A đăng báo bán nhà thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của tui số X đường
Y phuờng Z theo giá. Ai muốn mua vui lòng liên hệ số:,... Đây có phải lời đề nghị
giao kết? → Không thiếu chủ thêt đc đề nghị xác định cụ thể → gửi đến công chúng
→ Nếu giả thiết đủ đk là lời đề nghị mà A kh bán cho ng liên lạc thì phải bồi thường.
4.2. Trình tự giao kết HĐ
Phương thức: đề nghị trực tiếp và đề nghị gián tiếp
Hiệu lực của vc đề nghị (Đ388-390)
- Đề nghị đc chuyển đến nơi cư trú của cá nhân, hoặc trụ sở của pháp nhân
- Đề nghị đc đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên đc đề nghị
- Khi bên đc đề nghị bk đc đề nghị giao kết giao kết HĐ thông qua p.thức khác
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng (Đ389)
Huỷ bỏ đề nghị giao kết HĐ: Đ390: Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng …
Chấm dứt đề nghị giao kết HĐ: Đ391
- Bên đc đề nghị chấp nhận giao kết HĐ
4.2.2 Giai đoạn 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Khái niệm: Đ393:
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên đc đề nghị về vc
chấp nhận toàn bộ nd của đề nghị.
- Sự im lặng của bên đc đề nghị kh đc coi là chấp nhận đc đề nghị giao kết
hợp đồng, trừ trg hợp có thoả thuận (trừ trg hợp các bên thoả thuận im lặng
là đồng ý) hoặc theo thói quen đã đc xác lập giữa các bên
Nhận định: Im lặng là đồng ý giao kết HĐ (sai)
Rút lại thông báo chấp nhận giao kết HĐ: Đ397
Thời hạn chấp nận
Tình huống đặc biệt:
- Bên đề nghị giao kết HĐ chết hoặc mất NLHVDS (Đ395)
- Bên đc đề nghị giao kết HĐ chết hoặc mất NLHVDS (Đ396)
5. Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (Đ400&401)
→ hai thời điểm khác nhau
5.1 Thời điểm giao kết hợp đồng (Đ400)
- Trả lời chấp nhận giao kết - Im lặng
- Đạt thoả thuận về nội dung hợp đồng
- Ký vào văn bản
VD: Hợp đồng mua bán nhà, ô tô, xe máy, máy bay bằng giấy tay nh chưa có công
chứng thì chưa có hiệu lực
5.2. Hiệu lực của hợp đồng
- Những yếu tố quyết định
+ Hình thức (miệng - văn bản - văn bản có công chứng)
. Miệng: ngay lúc đó
. Văn bản: ngay lúc ký xong
. VB có công chứng: sau khi công chứng
+ Các bên có thoả thuận khác (kh có vb công chứng)
Phụ lục hợp đồng: Đ403 BLDS2015
Giải thích HĐ: Đ404 BLDS 2015
Câu hỏi: Áp dụng k2 hay k3 Đ404? Ông A quê ở miền Tây ghé chợ Đồng Xuân
tiệm bán trứng của bà B, mua 9 chục quả trứng. A đưa tiền cho B. A nói mới nhận
có 9 mươi quả thôi, ở miền tay 1 chục là 12 quả. → Khoản 3
Câu hỏi: Cty Campu chia, chủ TQ ký với Cty Vn. Hợp đồng vừa có tiếng
Campuchia , vừa có tiếng TQ. 1 chữ dịch từ Campuchia qua VN nghĩa đó, mà từ TQ qua Vn ra nghĩa khác
→ Khoản 2, ý chí chung của các bên dựa vào các ghi âm, ghi nhớ
Bài học kinh nghiệm: có 1 hợp đồng bằng TA, có điều khoản thoả thuận có chữ
như vậy thì hiểu theo nghĩa nào
VI. Thực hiện hợp đồng dân sự (Điều 409 - 420)
- Thực hiện hợp đồng đơn vụ (tặng cho không điều kiện) – Đ409
- Thực hiện hợp đồng song vụ - Đ410 Câu hỏi:
Câu 1: A thoả thuận bán cho B 9000m vải, chia thành 3 đợt bán. Mỗi đợt cách
nhau 15 ngày, giao hàng đợt nào thanh toán đợt đó. Bắt đầu vào 20/11/2022, đợt 1
diễn ra suôn sẻ, đợt 2 A giao hàng, nh B hẹn đợt 3 sẽ trả tiền của đợt 2 vì kinh
doanh khó khăn. A đồng ý. Đến đợt giao hàng t3, B kh có tiền thanh toán đợt 2 nên
A không thực hiện việc giao hàng, tranh chấp diễn ra. B cho rằng căn cứ Đ410, thì
A phải thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. A cho rằng theo Đ411 mình được quyền
hoãn thực hiện nghĩa vụ. Ai đúng Ai sai?
Ông A có thể áp dụng Đ411 nhưng ông A phải chứng minh bên B không có khả
năng thanh toán. Việc áp dụng Đ411 là rất khó, nên trên thực hiến người ta sẽ thoả
thuận hoặc là không giao hàng luôn
Trong trường hợp hđ không quy định về đơn phương chấm dứt hoặc huỷ bỏ, thì áp
dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ tốt hơn. Trong hợp đồng mua bán thì mục
đích chính của người bán là nhận tiền – nên bên mua đã vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ. Vì đó, hợp đồng sẽ hết hiệu lực tại đợt thứ 2 giao vải, toà án sẽ buộc bên
mua trả bên bán tiền đợt hàng thứ 2. Nên sẽ có lợi cho bên bán hơn.
(?) Hợp đồng cho thuê nhà? – Đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ có lợi cho bên cho thuê hơn.
Câu 2: Hợp đồng đã được giao kết và thực hiện được 1 thời gian thì có thể sửa đổi lại hay không?
Được. Nhưng phải thoả hai điều kiện:
- Là cả 2 cùng đồng ý sửa và đạt được sự thoả thuận của hai bên
- Tuân theo đk sửa đổi hđ về mặt hình thức (sửa đổi theo hình thức hợp đồng ban
đầu hoặc có giá trị chứng cứ cao hơn)
*Hợp đồng văn bản thông thường và hợp đồng văn bản có công chứng đều có giá
trị pháp lý như nhau, nhưng hơn thua nhau về mặt giá trị chứng cứ
Câu 3: Đọc Điều 420, có mấy điều kiện để áp dụng điều luật này?
Câu 4: A thoả thuận mua căn nhà của B. Nhà này B đang cho 5 ng khác thuê và
hẹn 2 tháng sau khi hết hợp đồng thuê sẽ bán cho A . A đã đặt cọc cho B 20% giá
tiền mua bán. A có đến xem nhà trước nh nhà khoá cửa có quây bạc nhựa xung
quanh nên A không vào trong được. 2 tháng sau A đến nhà vẫn khoá cửa, B kh liên
lạc được với 5 ng thuê nên A và B ra văn phòng công chúng công chứng hợp đồng
mua bán và nhận nhà sau. Sau khi công chứng hợp đồng, A cho ng phá cửa để vào
nhà thì phát hiện trong nhà có 2 xác chết được giấu trong thùng phi đổ bê công.
Hỏi giả sử em là A em có muốn áp dụng Đ420 không?
Câu 5: Đọc Điều 423 đến 427 và cho biết có mấy điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ thì giá trị pháp lý của hợp đồng này như thế
nào. Đọc Điều 428 và trả lời 2 câu hỏi trên đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng
Câu 6: Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồmg vô hiệu. Và thời hiệu khởi
kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng khác nhau hay giiosong nhau (Xem Đ132 và Đ429) Khác nhau.
VII. Căn cứ chấm dứt hợp đồng dân sự (Đ422)
7.1 Hợp đồng dân sự đã được hoàn thành
VD: Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa A và B
(A (bên bán) – như vận chuyển, giao hàng) và (B (bên mua) - như ký nhận,
thanh toán) phải hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau -> hợp đồng hoàn thành
7.2 Theo thoả thuận của các bên
Khi các bên thoả thuận chấm dứt hiệu lực của HĐ thì các bên cũng đã thoả thuận
tất cả các hậu quả sau khi HĐ chấm dứt hiệu lực
7.3 Các nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân, hoặc chủ thể giao kết hợp đồng chấm dứt
Bắt buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện, không được chuyển giao cho người khác
- Nghĩa vụ gắn liền với nhân thân
- Nghĩa vụ được pháp luật quy định hay theo thoả thuận không được phép chuyển giao
7.4 Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
w Huỷ bỏ hợp đồng: Điều 423 – 427 BLDS 2015
-> Hậu quả pháp lý: hợp đồng không có hiệu lực
-> Hợp đồng sẽ quy về con số 0
w Đơn phương chấm dứt hđ: Điều 428 BLDS 2015
-> Hậu quả pháp lý: hợp đồng không có hiệu lực
-> Khi dừng ở đâu, thì hợp đồng sẽ hết hiệu lực tại đó
=> Điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng hay đơn phương chấm dứt hợp đồng là giống
nhau: (1) Vi phạm điều kiện mà các bên đã thoả thuận; (2) Vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ - pháp luật hiện hành khôpng quy định cụ thể; (3) Do pháp luật quy định khác.
=> Hợp đồng vô hiệu -> vi phạm một trong ba điều kiện về chủ thể tại Điều 117 ->
và hậu quả pháp lý cũng là hợp đồng không có hiệu lực VIII. Thời hiệu
- Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hđ vô hiệu
02 năm áp dụng đối với các trường hợp từ Đ132 BLDS năm 2015
Không bị hạn chế cho 2 trường hợp Đ123 và Đ124
- Thời hiệu khởi hiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm,
kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp
của kình bị xâm phạm (Đ429 BLDS năm 2015)
I. Khái niệm và đặc điểm và các quy định chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Khái niệm: là những biện pháp do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy
định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoặc để bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng 2. Đặc điểm:
- Là biện pháp do các bên thỏa thuận hoặc do PL quy định
- Là những biện pháp có tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính
- Là những biện pháp được đặt ra nhằm: tác động, dự phòng, dự phạt
- Các biện pháp này được áp dụng khi nghĩa vụ cần được bảo đảm bị vi phạm
Không được lấy uy tín thường ngày ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
3. Đối tượng của biện pháp bảo đảm
- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là tài sản, công việc hoặc trong trường hợp đặc biệt
có thể là uy tín (của tổ chức chính trị xã hội)
- Điều 105: tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản a. Tài sản là vật
- Thứ nhất, phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và PL không cấm giao dịch
- Thứ hai, phải được phép giao dịch ● Hiện tại
● Tương lai gồm 2 hoàn cảnh là chưa hoàn thành nhưng sẽ tồn tại hoặc đã
tồn tại nhưng chưa thuộc sở hữu
Tài sản hình thành trong tương lai. Ví dụ: nhà dự án, dự án nhà chung cư, suất tái định cư...
b. Tiền và giấy tờ có giá
- Tiền: tiền phải trả bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp PL có quy định khác - Giấy tờ có giá:
● Điều 327 BL năm 1995 sử dụng thuật ngữ “giấy tờ trị giá được bằng tiền”
● BL 2005 đã lược bỏ thuật ngữ này và chỉ nêu “tiền, giấy tờ có giá”
● Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, ký phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi,
séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của PL được phép giao dịch
II. Các biện pháp bảo đảm A. Cầm cố tài sản
1. Khái niệm: điều 309, so sánh với 1995 2. Đặc điểm
- Thứ nhất, cầm cố phải giao tài sản
- Thứ hai, hợp đồng có hiệu lực từ khi giao kết
- Thứ ba, có hiệu lực đối kháng từ khi giao tài sản
- Thứ tư, trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định
của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng đối với người
thứ ba kể từ thời điểm đăng ký
3. Chấm dứt cầm cố và xử lý tài sản cầm cố (Đ315-316) a. Chấm dứt cầm cố
- Khi quan hệ nghĩa vụ chính chấm dứt thì quan hệ cầm cố cũng chấm dứt
- Việc cầm cố bị huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác
- Tài sản cầm cố được xử lý
- Cầm cố được chấm dứt theo thỏa thuận giữa bên cầm cố với bên nhận cầm cố
b. Xử lý tài sản cầm cố
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận
- Bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ
theo thoả thuận hoặc theo quy định của PL
- Trong trường hợp bên cầm cố hoặc người thứ ba cầm cố tài sản bị phá sản B. Thế chấp tài sản - Khái niệm: Điều 317 Câu hỏi
1. Theo Điều 292 thì có mấy biện pháp bảo đảm? → có 9 biện pháp bảo đảm.
2. Đọc Điều 309 – 316 trả lời các câu hỏi sau:
a. Các bên có thể thỏa thuận cầm cố tài sản nhưng không giao tài sản được không? → Không. CSPL:
b. Giả sử A muốn vay của B 100tr đồng, thời hạn vay là 1 tháng không có lãi suất.
Để B tin tưởng nên A đã giao laptop của mình cho B giữ và thỏa thuận đến hạn trả
hết nợ sẽ nhận lại laptop.
TH1: Tuy nhiên đến hạn A chỉ trả được 5tr thì laptop này xử lý như thế nào?
TH2: Giả sử đến hạn A không trả nợ thì laptop này xử lý như thế nào?
TH3: Giả sử trong 1 tháng này do lỗi của B laptop bị hư, thì đến hạn A trả đủ nợ
thì laptop này xử lý như thế nào?
3. A thế chấp căn nhà thuộc quyền sở hữu của mình tại ngân hàng X để vay 3 tỷ
đồng, giá trị căn nhà là 8 tỷ. Đọc Điều 317 – 327 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Việc thế chấp nhà này có thuộc trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo
quy định tại Nghị định 99/2022 không? → Không
b. Giả sử đến hạn trả nợ, A không trả được nợ thì tài sản này sẽ xử lý như thế nào theo NĐ 21/2021?
c. Giả sử nhà của A tại thời điểm bán đấu giá là 9 tỷ đồng nhưng bán được là 4 tỷ
thì xử lý số tiền trên như thế nào?
4. Tài sản hình thành trong tương lai có thể sử dụng để thế chấp hay không? →
Pháp luật cho phép. VD: mua nhà dự án (chung cư) → muốn đem bán hoặc thế
chấp căn nhà có được hay không. Xuất tái định cư để kinh doanh.
5. A là chủ sở hữu hợp pháp 1 chiếc xe ô tô trị giá 2 tỷ. A muốn vay của B 500tr
nên đã thế chấp giấy tờ xe cho B. Nhưng A nói rằng do sợ đi đường bị CSGT phạt
do không có giấy tờ nên A chỉ giao cho B giấy tờ xe bản photo có công chứng,
chứng thực, B đồng ý. Cùng khoảng thời gian này A liên lạc với C vay 1,3 tỷ và sử
dụng giấy tờ xe gốc để thế chấp, có nói trước với C về việc vay tiền của B, C đồng
ý. Sau đó vài ngày, A liên lạc với D vay 600tr, có nói rõ về việc thế chấp xe đối
với B và C cho D biết, đồng thời cầm cố chiếc xe này cho D, D đồng ý. Khi đến
hạn trả nợ, A không thể thanh toán cho B, C, D. Hỏi:
a. Ai sẽ được ưu tiên giải quyết trả nợ trước? → Ai xác lập giao dịch trước thì sẽ
được ưu tiên giải quyết trả nợ. Theo thứ tự lần lượt là B → C → D. 300tr vẫn phải
trả. Khoản nợ trước là khoản nợ bảo đảm, còm 300tr là nợ xấu, không phải là khoản nợ bảo đảm.
b. Giả sử vừa cho A vay tiền xong, D lập tức đăng ký giao dịch bảo đảm đối với
khoản vay và việc cầm cố này thì D có được ưu tiên thanh toán so với B và C
không? (xem NĐ 99/2022). → Không. Việc thế chấp thứ 2 vẫn có hiệu lực - giấy
tờ có công chứng, chứng thực + thỏa thuận với C nhưng trong điều kiện phải được
đảm bảo và được thông báo cho C về khoản vay thế chấp trước. Tài sản đảm bảo
phải có giá trị tại thời điểm xác lập GDBĐ lớn hơn tổng giá trị các NV được bảo
đảm, trừ TH có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. → nghĩa là có cho phép.
3.1.3. Đối tượng của biện pháp đảm bảo. Đối tượng của các BP đảm bảo là tài sản,
công việc hoặc trong trường hợp đặc biệt có thể là uy tín (của tổ chức chính trị xã hội).
Điều 105 BLDS - tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản.
Nghĩa vụ thông báo: bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm biết khi
sử dụng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Xử lý tài sản: Theo thoả thuận
Bán đấu giá theo quy định của pháp luật
Nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn, thì chỉ có thể thỏa
thuận dùng tài sản khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chưa đến hạn.
Phạm vi các biện pháp thực hiện nghĩa vụ:
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận.
Nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì phạm vi bảo đảm nghĩa
vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và BTTH.
Hình thức của các biện pháp bảo đảm
GDBĐ được thể hiện bằng văn bản; văn bản có công chứng, chứng thực hoặc bằng
lời nói. Nếu pháp luật có quy định phải đnawg ký thì HĐBĐ.phải được lập bằng
hình thức văn bản có công chứng, chứng thực và làm thủ tục đnagw ký tại cơ quan đnawg ký GDBĐ
VD: thế chấp quyền sử dụng đất
(?) Khi nào hđ công chứng có hiệu lực? – A đặt cọc tiền cho B, và làm hđ công
chứng. Sau đó, hđ này sẽ chấm dứt tại thừoi điểm mà A thanh toán đủ cho B và B
giao nhà cho A. Hđ giấy là gì? Đăng ký BPBĐ a. Vai trò
- Không phải BPBĐ nào cũng phải đăng ký Đ298
- Trường hợp phải đăng ký: NĐ21
- Là trường hợp làm phát sinh hiệu lực của BPBĐ - ưu điểm: Đ297, Đ308
• Là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của BPBĐ
• Từ khi BPBĐ này đăng ký thì BPBĐ này đối kháng với ngừoi thứ 3
Cho phép ưu tiên thanh toán
(?) Được thế chấp tài sản được hình thành trong tương lai không? - Được. VD:
A vay ngân hàng 2 tỷ Ký 2 hđ: hđ thế chấp và hđ vay (chưa có hiệu lực, vì chỉ
khi nào hđ thế cháp của hđ thì hđ vay mới có hiệu lực)
Hđ thế chấp được đăng ký BPBĐ
b. Về đối tượng đăng ký BPBĐ
Trường hợp bắt buộc phải đăng ký
- Thế chấp quyền sử dụng đất
- Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng
- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay - Thế chấp tàu biển
- Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định
Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp trên được đăng ký
khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu
c. Thời điểm đăng ký BPBĐ: NĐ99 về đăng ký BPBĐ
d. Thời điểm và thời hạn có hiệu lực đăng ký BPBĐ: NĐ99 về đăng ký BPBĐ
Cơ quan đăng ký GDBĐ và thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
- Cục hàng không Việt Nam
- Chi cụ hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam
- Văng phòng đăng ký QSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng
đăng ký QSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia