-
Thông tin
-
Quiz
Bài giảng Nông Lâm Kết hợp | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết trình bày về các thách thức và nhu cầu cải tiến trong sử dụng và quản lý đất đai miền núi, cũng như triển vọng phát triển nông lâm kết hợp nhằm quản lý và sử dụng bền vững đất đai nông thôn, miền núi. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề trong quá trình phát triển nông thôn bền vững và tính chất mong manh của đất và rừng nhiệt đới.
Công nghệ phần mềm (HVNN) 35 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 593 tài liệu
Bài giảng Nông Lâm Kết hợp | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết trình bày về các thách thức và nhu cầu cải tiến trong sử dụng và quản lý đất đai miền núi, cũng như triển vọng phát triển nông lâm kết hợp nhằm quản lý và sử dụng bền vững đất đai nông thôn, miền núi. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề trong quá trình phát triển nông thôn bền vững và tính chất mong manh của đất và rừng nhiệt đới.
Môn: Công nghệ phần mềm (HVNN) 35 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 593 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
Chương 1 MỞ ĐẦU Nội dung:
Trong chương này trình bày các thách thức và nhu cầu cải tiến trong sử dụng và quản
lý đất đai miền núi, triển vọng phát triển nông lâm kết hợp nhằm quản lý và sử dụng bền vững
đất đai nông thôn, miền núi.
Các nội dung cụ thể trong chương này bao gồm:
Các vấn đề trong quá trình phát triển nông thôn bền vững
- Tính chất mong manh của đất và rừng nhiệt đới
- Tính đa dạng về sinh thái – nhân văn của khu vực nông thôn và miền núi
Sự cần thiết của nông lâm kết hợp
Những thách thức trong phát triển bền vững nông thôn, miền núi
Lược sử hình thành và phát triển nông lâm kết hợp trên thế giới và Việt Nam
Các lợi ích của nông lâm kết hợp
Tiềm năng và triển vọng phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam.
Một số hạn chế trong nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
- Phân tích được các đặc trưng của hệ sinh thái nhân văn miền núi và vấn đề khó
khăn trong phát triển nông thôn miền núi hiện nay.
- Phân tích được các thay đổi về chính sách phát triển, các nhân tố chi phối sự phát
triển của nông lâm kết hợp trên thế giới và Việt Nam.
- Xác định các lợi ích có thể của nông lâm kết hợp trong phát triển đời sống cộng
đồng và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Xác định và phân tích tiềm năng, cơ hội và các hạn chế trong phát triển nông lâm kết hợp ở nước ta.
1.1. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1.1. Các vấn đề trong quá trình phát triển nông thôn bền vững
Phát triển nông thôn bền vững là một bộ phận hợp thành trong sự phát triển bền vững
chung của mọi quốc gia. Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người bằng mở rộng sản xuất, cải thiện các mối quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng các hoạt động văn hóa... Tuy nhiên, bất kỳ một sự phát triển nào cũng tạo ra những
thách thức, những mẫu thuẫn làm suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tạo ra khoảng
cách giàu nghèo... làm cản trở cho sự phát triển tiếp theo. Phát triển bền vững chính là sự phát
triển nhằm không chỉ thỏa mãn được các yêu cầu phát triển hiện tại mà còn cả cho những nhu
cầu phát triển trong tương lai.
Ở các nước Đông Nam Á, khu vực nông thôn miền núi chiếm phần lớn diện tích lãnh
thổ và là nơi sinh sống của một bộ phận lớn dân cư của quốc gia. Việt Nam là một nước đang
phát triển trong khu vực này, đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích và là vùng sinh sống của
hơn 1/3 dân số cả nước (Jamieson và cộng sự, 1998; Rambo, 2001).
1.1.1.1. Tính chất mong manh của đất và rừng nhiệt đới:
Tài nguyên thiên nhiên trong rừng nhiệt đới, đặc biệt là vành đai nhiệt đới ẩm, có sự
đa dạng rất cao; đó chính là các trung tâm đa dạng sinh học, đa dạng thổ nhưỡng và đa dạng
dinh dưỡng của thế giới. Chính vì vậy, rừng và đất rừng cũng là hai nguồn tài nguyên nhạy 1
cảm của vùng nhiệt đới ẩm. Khi không bị tác động, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm vốn rất
ổn định do sự gắn kết mật thiết của các loài sinh vật sống trong hệ sinh thái thông qua các chu
trình dinh dưỡng gần như khép kín (Warner, 1991). Theo Richard (1977 - trích dẫn bởi
Warner, 1991), sự ổn định của HST vùng nhiệt đới chính là sự thể hiện khả năng chống đỡ
các biến đổi thất thường của khí hậu và các yếu tố khác của môi trường tự nhiên. Trong đó,
các loài thực vật thân gỗ đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định cấu trúc, chức năng và
tính bền vững của HST rừng.
Tuy nhiên, sự ổn định này chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ quá trình diễn thế tự
nhiên. Con người, bằng các hoạt động sống của mình đã tác động một cách tiêu cực vào rừng
làm cho tài nguyên rừng và đất rừng trở nên mất cân bằng và rơi vào tình trạng rất dễ bị suy
thoái. Chính tính đa dạng và chu trình thức ăn khép kín đã tạo nên những hệ sinh thái ổn định
cho rừng nhiệt đới trong bối cảnh không bị tác động đã tạo nên đặc tính mong manh, dễ tan
vỡ của HST rừng nhiệt đới khi bị con người tác động (Warner, 1991). Ở rừng mưa nhiệt đới,
do tính chuyên biệt cao độ của từng loài thực vật đã dẫn đến khả năng phục hồi thấp khi có
tác động trên qui mô lớn của con người (Goudic, 1984 – trích dẫn bởi Warner, 1991). Phần
lớn chất dinh dưỡng trong HST được dự trữ trong sinh khối nên khi rừng bị hủy hoại thì xảy
ra hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng để duy trì tăng trưởng mới của các loài cây. Bên cạnh đó,
khu vực nhiệt đới ẩm cũng chính là khu vực có cường độ mưa lớn và tập trung – nhất là khu
vực mưa mùa nhiệt đới, trong điều kiện không có cây che phủ, các quá trình xói mòn và rửa
trôi sẽ diễn ra mạnh mẽ làm cho đất đai bị thoái hóa nhanh chóng trên khu vực đầu nguồn và
vùi lấp khu vực vùng thấp. Đất khu vực nhiệt đới bị mất rừng trở nên nghèo kiệt rời rạc,
không còn khả năng giữ nước và dễ dàng bị cuốn trôi theo dòng chảy bề mặt.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,
các chất kích thích sinh trưởng,… một cách tùy tiện để nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp cũng đã góp phần làm thay đổi tính chất hóa học, lý học của đất và cuối cùng đã làm
mất đi sự ổn định trong sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, sự bền vững của đất rừng nhiệt đới hoàn toàn phụ thuộc vào lớp che phủ
thực vật có cấu trúc phức tạp , đa dạng mà trong đó các loài thực vật thân gỗ chiếm vai trò
chủ đạo. Hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng trong đất cũng như vai trò quyết định của thảm
thực vật rừng đến sự bền vững của đất cho thấy về cơ bản thì đất nhiệt đới không phù hợp với
các phương thức sản xuất nông nghiệp độc canh.
1.1.1.2. Tính đa dạng sinh thái – nhân văn của khu vực nông thôn và miền núi:
- Đa dạng về địa hình – đất đai và khí hậu:
Do sự chia cắt của địa hình tương đối mạnh nên khu vực nông thôn và miền núi có
sự biến động rất đáng kể về đất đai và tiểu khí hậu ngay cả trên những phạm vi nhỏ. Chính
đặc điểm này đã làm khắc nghiệt thêm cho điều kiện sản xuất vốn đã rất khó khăn ở miền núi. - Đa dạng sinh học:
Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều luồng di cư động, thực vật. Cùng với khu hệ động
thực vật bản địa và sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm này đã tạo ra sự phong phú và
đa dạng sinh học không chỉ đa đạng di truyền, đa dạng loài mà còn đa dạng cả về các hệ sinh
thái. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông lâm nghiệp là rất ít loài cây, còn bản
địa được thuần hóa đưa vào trong cơ cấu cây trồng vật nuôi hiện nay.
- Đa dạng dân tộc và văn hóa:
Miền núi Việt Nam là khu vực sinh sống của hơn 1/3 dân số cả nước thuộc 54 dân tộc
khác nhau. Mỗi dân tộc có đặc điểm văn hoá đặc thù (Jamieson và cộng sự, 1998). Đồng bào
các dân tộc ít nguời ở phía bắc có sự khác nhau rất lớn về ngôn ngữ và văn hóa. Họ nói các
thứ tiếng theo nhóm ngôn ngữ như Tày – Nùng, Môn – Khơme, Việt – Mường, H`Mông –
Dao và Tibero – Burman... Có một điểm rất đáng chú ý là hầu hết các dân tộc ít người trước 2
đây không có tôn giáo, họ chỉ có những tín ngưỡng, lễ hội, luật tục... làm nên một phần bản
sắc văn hóa của dân tộc mình. Hơn nữa, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc cũng đem đến
những sự khác biệt nhất định so với văn hóa nguyên gốc.
- Đa dạng về các hệ thống canh tác truyền thống:
Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo nên sự đa dạng về hệ thống canh tác
truyền thống ở nông thôn miền núi. Các kiến thức kỹ thuật và quản lí truyền thống trong sử
dụng đất và canh tác của người dân ở nông thôn miền núi rất đa dạng, đã được thử nghiệm,
chọn lọc và phát triển qua nhiều thế kỷ. Hiện nay, áp lực dân số và phát triển nền kinh tế hàng
hóa, nhiều hệ thống, tập quán canh tác truyền thống tỏ ra không còn hiệu quả hoặc bị thay đổi
theo chiều hướng không tích cực.
- Nông thôn miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế xã hội rất phức tạp.
Bên cạnh các đặc điểm phức tạp về tự nhiên như địa hình, tiểu khí hậu, đất đai và
sinh học, trong những thập kỉ gần đây khu vực nông thôn miền núi đang chịu sự tác động của
nhiều nhân tố kinh tế xã hội như sự gia tăng dân số, do chính sách và chiến lược của nhà nước
về phát triển nông thôn miền núi không rõ ràng, sự xâm nhập văn hóa ngoại lai từ bên ngoài...
Song nguyên nhân chính dẫn đến sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai và là đầu mối cho những
sự thay đổi phức tạp vẫn là do sự gia tăng dân số cơ học. Những thay đổi đó ảnh hưởng đến
truyền thống văn hóa, truyền thống canh tác, quản lý và sử dụng tài nguyên, tạo ra một tình
trạng xã hội mới và gây ra những trở ngại lớn cho việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tính đa dạng về sinh thái nhân văn của khu vực nông thôn miền núi là một trong
những cơ sở để đa dạng hóa các hệ thống sử dụng đất, cũng như phát triển các hệ thống sử
dụng tài nguyên tổng hợp. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đòi hỏi các nhà quản lí,
nhà lập chính sách phải tạo ra một hệ thống hết sức đa dạng trong quản lý sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, để vừa đảm bảo tính ổn định, bền vững, phát triển theo nguyên lý tự nhiên vừa
đảm bảo tính thích ứng với phong tục tập quán và điều kiện kinh tế, xã hội của từng cộng
đồng dân tộc trong khu vực.
1.1.2. Sự cần thiết của nông lâm kết hợp
1.1.2.1. Áp lực của sự gia tăng dân số, đòi hỏi tăng diện tích canh tác và nhu cầu lương thực
Theo Ducal (1978), trong thời gian từ 1957 – 1977, đất canh tác trên thế giới tăng
thêm 150 triệu ha (bằng 9% tổng diện tích đất canh tác), trong khi đó dân số thế giới tăng
40%. Như vậy lương thực do đất mới sản xuất chỉ đủ nuôi 1/3 dân số tăng thêm, vấn đề đặt ra
là chúng ta sẽ lấy ở đâu ra nguồn lương thực để có thể nuôi sống 2/3 số dân tăng thêm đó?
Ở Việt Nam, khu vực nông thôn miền núi có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh. Theo
Đỗ Đình Sâm (1995), tốc độ tăng dân số ở miền núi Việt Nam từ 2,5 – 3,5% (trong khi đó tốc
độ bình quân của cả nước ở dưới mức này nhiều). Sự gia tăng này một phần do sinh đẻ không
có kế hoạch nhưng phần lớn hơn là do sự di dân từ những vùng đồng bằng lên khu vực miền
núi, đặc biệt là ở các tỉnh Đông Nam bộ và Tây nguyên. Dân số tăng làm cho đất canh tác vốn
ít càng trở nên khan hiếm.
Mặc dù mật độ dân số ở khu vực miền núi Việt Nam chỉ có 75 người/km2, nhưng bình
quân diện tích đất canh tác có 1200 – 1500 m2/người (FAO và IIRR, 1995), ở khu vực miền
núi của 11 tỉnh phía Nam, diện tích canh tác bình quân đầu người thấp hơn 1.000m2 (Jamieson
và cộng sự, 1998), trong khi để đáp ứng nhu cầu lương thực thì mức tối thiểu phải đạt là
2.000m2/người. Khả năng tăng diện tích canh tác lúa nước ở khu vực miền núi rất hạn chế, chỉ
diễn ra ở các khu vực phân tán nhỏ hẹp có thể tưới tiêu được. Vì vậy, có thể nói rằng mật độ dân
số đang tiến gần đến hoặc thậm chí đã vượt qua khả năng chịu đựng của đất đai ở phần lớn khu
vực miền núi Việt Nam (Jamieson và cộng sự, 1998). Sức ép của sự gia tăng dân số lên tài
nguyên thiên nhiên miền núi đã và đang làm cho các tài nguyên rừng, đất và nguồn nước bị suy 3
giảm một cách nhanh chóng và gần như mất đi khả năng tự phục hồi trong tương lai gần.
1.1.2.2. Sự suy thoái về tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
- Sự suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng của cả nước giảm từ
43% vào năm 1943 xuống 32,1% năm 1980; 27,2% năm 1990 sau đó tăng dần lên 28,1% năm
1995 rồi đạt đến 33,2% năm 1999 và năm 2007 là 39% (Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp
thứ 2 Quốc hội Khoá XII Ngày 22 tháng 10 năm 2007), song đa phần rừng hiện còn là rừng đã
bị khai thác kiệt và rừng mới được phục hồi nên tính bền vững của hệ sinh thái rất thấp, khả
năng cung cấp và khả năng bảo vệ môi trường không cao.
- Sự suy thoái của đất đai là điều dễ thấy trên khắp các khu vực miền núi Việt Nam
và đã làm mất đi sự màu mỡ của đất, phá vỡ kết cấu đất. Canh tác nương rẫy trong quá khứ
tỏ ra khá phù hợp với điều kiện dân cư thưa thớt và tài nguyên rừng còn phong phú. Trong
những thập kỉ gần đây, do áp lực dân số và sự suy giảm diện tích rừng, giai đoạn canh tác
kéo dài hơn và giai đoạn bỏ hóa bị rút ngắn lại, dẫn đến sự suy giảm liên tục của độ phì đất
và cỏ dại phát triển mạnh. Kết quả dẫn đến giảm năng suất cây trồng một cách nhanh chóng.
- Khai thác khoáng sản và nguồn nước: Vùng miền núi phía bắc là nơi lưu giữ một
khối lượng lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nó cần phải được khai thác để phát
triển đất nước. Việc khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên thiên nhiên này như vàng, đá
quí, than đá, thiếc... đã gây ra những hậu quả môi trường to lớn.
- Sự suy giảm về đa dạng sinh học: Mất rừng và rừng bị chia cắt đã làm cho nhiều
loài động thực vật đã bị biến mất hoặc trở nên khan hiếm. Nạn phá rừng, việc phát triển
trồng rừng thuần loài và canh tác nông nghiệp độc canh đã làm suy giảm đa dạng sinh học
ở cả ba cấp độ: suy giảm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Điều này
được minh chứng bằng sự biến mất hoặc giảm số lượng quần thể loài của rất nhiều loài
động thực vật như: Tùng la hán, pơ mu, trắc đỏ, tê giác, hổ đông dương, hươu sao, bò tót,...
1.2.2.3. Tình trạng đói nghèo:
Đói nghèo là tình trạng phổ biến ở phần lớn các tỉnh miền núi, đặc biệt là ở nông
thôn. Hộ nghèo đói chiếm 34% ở miền núi phía Bắc và hơn 60% ở Tây Nguyên. Theo Báo
cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI thì năm 2007, tổng
sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 70 tỷ USD; GDP bình quân đầu người khoảng 820 USD.
Tuy nhiên ở các khu vực miền núi thì mức thu nhập bình quân chỉ bằng 30 – 60% thu nhập
bình quân cả nước. Tình trạng đói nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập thấp bởi vời nền kinh
tế tự cung, tự cấp, thu nhập không phải là cách tốt nhất để đo sự nghèo khó mà còn thể hiện ở
cả những tiêu chí khác như không đảm bảo các nhu cầu cơ bản khác như giáo dục, y tế, thông
tin, văn hóa xã hội, giao thông... vv. Đồng bào các dân tộc, những người chủ yếu sống ở miền
núi là những người đặc biệt dễ rơi vào tình trạng đói nghèo.
1.2.2.4. Sự phát triển các mô hình canh tác rập khuôn, áp đặt và phụ thuộc vào bên ngoài:
Những nhà tạo lập chính sách ở nước ta đa đặt niềm tin rất lớn vào khả năng
chuyển giao kỹ thuật hiện đại, tiến tiên nhằm từng bước thay thế những kỹ thuật canh tác
truyền thống ở vùng cao. Trái với điều kiện đa dạng về sinh thái – nhân văn và sự phong
phú về kiến thức canh tác truyền thống ở miền núi, các chương trình phát triển miền núi của
Chính phủ thường thực hiện theo các cách nghĩ của người vùng đồng bằng. Măc dù, những nỗ lực đó đã được những thành tích
nhất định. Tổng số ngũ cốc qui đổi trên một đầu người đã tăng cao làm giảm được áp lực
trong vấn đề an ninh lương thực ở miền núi. Những giống lúa cao sản đã được chấp nhận và
được gieo cấp ở hầu hết các vùng sản xuất lúa nước có hệ thống thủy lợi ở vùng cao. Diện
tích trồng chè, cà phê và cây ăn quả đang ngày càng mở rộng trên qui mô lớn… Tuy nhiên,
công nghệ mới chỉ được áp dụng ở những vùng thung lũng, những nơi có độ dốc nhẹ, đất 4
còn tốt và có khả năng cung cấp nước. Một số ít công nghệ mới tỏ ra phù hợp với vùng đất
dốc và một vài nơi có độ dốc cao hơn. Ví dụ, một số nông dân người H`Mông ở Hà Giang
cho biết, ngô lai do Chính phủ cấp đã góp phần thành công trong ổn định dân cư và thích
hợp với tập quán canh tác của họ.
Các nhà nông nghiệp và lâm nghiệp được đào tạo chính thống thường có định kiến
về sự lạc hậu của các phương thức sản xuất truyền thống, hay nghĩ đến việc tăng cường thực
hiện pháp luật nhà nước và áp đặt các mô hình kỹ thuật sản xuất từ bên ngoài hơn là hình
thành và phát triển các hệ thống quản lý kỹ thuật thích ứng, phối hợp giữa kiến thức bản địa
và kỹ thuật mới phù hợp với các điều kiện cụ thể của nông dân và thúc đẩy phát huy tính tự
chủ của họ trong quản lí tài nguyên (Hoàng Hữu Cải, 1999). Chính điều này đã làm giảm
hiệu quả và tác dụng của nhiều chương trình phát triển miền núi mặc dù có đầu tư rất lớn.
Một ví dụ rất điển hình là sự tồn tại của du canh hiện nay được giải thích là do
hậu và thiếu kiến thức= như trong rất nhiều kết quả điều tra đánh giá nông thôn có sự tham
gia (PRA) vừa qua. Tuy nhiên, thực tế là hiện nay những người nông dân ở vùng cao đã
thực sự nhận thấy một cách cơ bản rằng nương rẫy sẽ không còn tồn tại như là một hệ thống
sản xuất nữa và họ rất muốn tìm những giải pháp thay thế. Trở ngại lớn nhất của sự thay đổi
có lẽ không phải là thái độ của người dân mà là do thiếu những hệ thống nông nghiệp thích
hợp, thay thế ở vùng đất dốc. Do vậy, khi nào các giải pháp thay thế tốt hơn chưa tìm ra
được thì du canh vẫn còn tồn tại như một kế sinh nhai của người dân vùng cao.
Trước đây, các chương trình phát triển nông thôn miền núi của nước ta thường dựa
trên tính chủ quan của các nhà hoạch định chiến lược mà không có sự tham vấn tích cực của
cộng đồng dân cư bản địa vì vậy các chương trình phát triển đa phần mang tính áp đặt, rập
khuôn. Chính điều này điều này đã làm giảm hiệu quả và tác dụng của nhiều chương trình
phát triển miền núi mặc dù có đầu tư rất lớn.
1.2.2.5. Xu hướng giao thoa giữa lâm – nông nghiệp và các ngành khác trong sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế:
Hiện nay ở vùng cao, những diện tích đất thích hợp để canh tác lúa nước rất hạn chế
và thực tế là hầu hết nó đã được khai thác. Các hệ thống trồng cây lấy gỗ có thể cho sản
phẩm ổn định lâu dài nhưng việc mở rộng những diện tích này lại bị hạn chế bởi vốn đầu tư
và thời gian để người nông dân có thu nhập thường là quá dài so với những nhu cầu cần
thiết trước mắt của họ. Mặt khác, khái niệm đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp một cách
thuần túy và tách biệt theo quan điểm trước đây đã trở nên không còn phù hợp ở nhiều khu
vực dân cư ở miền núi. Phát triển thuần nông hoặc thuần lâm đã bộc lộ rất nhiều hạn chế
như phát triển nông nghiệp độc canh trên đất dốc sẽ cho năng suất thấp và gây tác hại
nghiêm trọng đến độ phì của đất và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước trong khi đó phát
triển thuần lâm lại có khó khăn về nhu cầu lương thực trước mắt. Từ những hạn chế đó,
người ta đã xây dựng nên các mô hình áp dụng phương thức sử dụng đất tổng hợp, có sự
đan xen giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
1.1.3. Những thách thức trong phát triển bền vững nông thôn miền núi
Phát triển bền vững nông thôn miền núi chính là quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và định hướng các thay đổi kỹ thuật và định chế nhằm đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của
con người của các thế hệ hiện tại và trong tương lai.Phát triển bền vững bao gồm: Sự đảm bảo
việc bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động thực vật (sự đa dạng sinh học), chống xuống cấp
về môi trường, phù hợp về kỹ thuật, khả thi về kinh tế và được xã hội chấp nhận (FAO, 1995).
Bối cảnh thay đổi trên đã cho thấy nhu cầu phát triển nông thôn miền núi cũng
chính là thách thức cho phát triển bền vững. Các thách thức này là:
- Phải hình thành và phát triển được các phương thức quản lý, sử dụng tài nguyên 5
thiên nhiên (gồm rừng, đất, nước) một cách tổng hợp, đảm bảo có sự cân bằng giữa các lợi
ích kinh tế và lợi ích về môi trường.
- Có biện pháp quản lý và sử dụng đất đồi núi một cách hiệu quả.
- Quản lý và sử dụng đất đảm bảo tính công bằng được sự chấp nhận của người dân
và các nhóm đối tượng có liên quan khác. Áp lực dân số gia tăng
Đất cần được bảo vệ Khai hoang Mâu thuẫn
để tái tạo lại rừng, nhiều hơn diện trong quản lý chống làm nương rẫy tích rừng để sản và sử dụng đất không bền vững xuất lương thực
PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM KẾT HỢP Trồng xen hoa màu Cây lâu năm và hoa màu cây lâu năm để tận Chiều
được quản lý tổng hợp dụng tối đa sức sản hướng sản
để tối ưu hóa việc bảo vệ xuất trong điều kiện xuất đa đất và nước trong khi tài nguyên khan dạng vẫn thỏa mãn nhu cầu
Hình 1.1. Sơ đồ mâu thuẫn giữa trồng trọt và lâm nghiệp trong điều kiện tăng áp lực dân số
dẫn đến sự phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp ở vùng cao (Theo Kuo, 1977)
Nông lâm kết hợp là một phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với các
ngành nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi) và thủy sản, có nhiều ưu điểm và ý nghĩa về bảo
vệ tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế xã hội được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới.
Nếu có đủ hiểu biết về đặc tính sinh học của các thành phần sống trong hệ thống
nông lâm kết hợp và biết tận dụng không gian, thời gian con người sẽ tạo nên được những
hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả cao về kinh tế và sinh thái. Những hệ thống nông
lâm kết hợp này sẽ là lời giải chính xác và đầy đủ nhất cho các thách thức trong phát triển
bền vững ở khu vực nông thôn miền núi.
1.2. NLKH LÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
1.2.1. Lược sử hình thành và phát triển nông lâm kết hợp
1.2.1.1. Lược sử phát triển nông lâm kết hợp trên thế giới
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích là một
tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo King (1987), cho đến
thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là "chặt và đốt" rồi sau đó tiếp tục
trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống 6
canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ 19, và vẫn còn ở một số vùng của
Đức đến tận những năm 1920. Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu Á, Châu Phi
và khu vực nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm
mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ khác như:
gỗ, củi, đồ gia dụng, v.v.
Tại châu Á, Trung Quốc được coi là theo dấu vết trong quá khứ ở giai đoạn đầu của nông nghiệp lúc sơ khai, người ta nhận ra rằng
canh tác kết hợp cây gỗ với cây nông nghiệp đã có từ rất lâu. Vào triều đại nhà Hán (từ 206
trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên), người ta đã khuyến cáo phát triển cây gỗ
cùng với chăn nuôi và canh tác cây nông nghiệp (Zhu Zhaohua, Fu Maoyi và C.B.Sastry,
2001). Lịch sử cổ đại Trung Quốc có ghi lại và mô tả khá tỉ mỉ về những kỹ thuật trồng xen.
Một cuốn sách cổ Trung Quốc (Trí dân yếu thư), tạm hiểu là kế trọng yếu vì phúc lợi của con người= đã hưỡng dẫn người ta trộn lẫn hạt cây hòe
(Shophora japonica) với hạt gai dầu (Cannabis) để gieo và tạo ra những cây hòe có chiều cao bằng nhau.
Áp dụng nguyên lý về mồi quan hệ giữa thực vật và áng sáng trong trồng xen đã
được truyền từ đời này sang đời khác. Vào cuối triều đại nhà Minh, một cuốn sách nổi tiếng
là (Bản luận hoàn chỉnh về canh nông) được Hsu Kunangchi viết
năm 1640, đã mô tả một kiểu canh tác kết hợp giữa đậu tương và các hàng cây dẻ gai
(Castanopsis sp) và cho biết, bằng cách này, cả hai cây đều sinh trưởng hoàn chỉnh, dẻ có
thân thẳng, đậu tương cho năng suất cao. Đôi khi, cây che bóng cũng được sử dụng trong
trồng kết hợp. Một cuốn sách cổ đời nhà Đường (thế kỷ IX – X) đã khẳng định, chè rất ánh sáng, vì vậy nên trồng chúng ở những khoảng trống trong rừng trúc. Sự lựa chọn cây
nông nghiệp có thể trồng xen hay không được một cuốn sách duy nhất đời nhà Tống (thế kỷ
XIII-XIV) ghi lại là, cây dâu tằm có thể canh tác cùng cây kê nhưng cây kê làm hại đất và
làm cho côn trùng gây hại phát triển. Cây lúa miến (Sorghum) không được trồng với dâu vì
có chiều cao bằng cây dâu nhưng các cây nhỏ khác nên đưa vào trồng như đậu tương, vừng
và dưa hấu. Một vài loài cây thân gỗ khác như cây du (Ulmus pumila) và cây bồ hòn
(Sapium seligerum) không được dùng để trồng kết hợp.
1.2.1.1.1. Sự phát triển của hệ thống Taungya
Vào cuối thế kỷ XIX, hệ thống Taungya (taung nghĩa là canh tác, ya nghĩa là đồi núi
– ngôn ngữ Myanmar) bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới sự bảo hộ của thực dân
Anh. Trong các đồn điền trồng gỗ Tếch (Tectona grandis), người lao động được trồng cây
lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu trước mắt. Phương thức
này dựa trên cơ sở hệ thống Waldfeldbau nổi tiếng của người Đức, trong đó người ta canh
tác cây nông nghiệp ngay tại rừng. Sau đó Taungya đã được đưa vào sử dụng ở Ấn Độ và
truyền bá rộng rãi qua châu Á, châu Phi và Mỹ - Latinh. Ngày nay, hệ thống Taungya được
mọi người biết đến với những tên gọi rất khác nhau. Ở Indonexia người ta gọi là
Tumpansary, Philippin là Kaingining, ở Malaixia là Ladang, ngay ở Ấn Độ mỗi cộng đồng
lại có một cái tên khác nhau như: Kumri, Jhooming, Ponam, Taila và Tuckle,... Theo Von
Hesmer (1966,1970) và King (1979) thì hầu hết các rừng trồng ở nhiệt đới thường hình
thành với sự bắt đầu của phương thức Taungya, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi.
Hệ thống Taungya thường hướng vào mục đích lâm nghiệp, được thực hiện bởi các
nhà lâm nghiệp với việc luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc:
- Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng là đối tượng chính
cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống.
- Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp
- Tối ưu hóa thời gian canh tác nông nghiệp để đảm bảo tỷ lệ sống và đẩy nhanh tốc 7
độ sinh trưởng của cây thân gỗ;
- Loài cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loài cây nông nghiệp
- Tối ưu hóa mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây thân gỗ.
Có đủ dẫn chứng để đảm bảo rằng, cây rừng và cây nông nghiệp có thể sinh trưởng
cùng nhau và không hủy hoại đất. Blandford (1988) đã mô tả, Taungya dường như là một
phương thức canh tác cũ được áp dụng mà ở đó điều kiện hoàn cảnh rừng được tái tạo trên
những trang trại của người nông dân và theo đó người ta thu được những hiệu quả có ích từ cấu trúc rừng.
Chính vì vậy mà Nair (1995) đã đánh giá rằng: Hệ thống Taungya chưa được xem
xét như là một hệ thống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp.
1.2.1.1.2. Tiền đề sự phát triển nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu:
Các nhân tố là tiền đề của sự phát triển nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu, bao gồm:
Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB);
Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức Lương Nông (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc;
Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống canh tác;
Tình trạng thiếu lương thực ở nhiều vùng trên thế giới;
Sự gia tăng nạn phá rừng và suy thoái về môi trường sinh thái;
Cuộc khủng hoảng năng lượng trong thập niên 70 của thế kỷ 20 và sau đó là sự leo
thang về giá cả và thiếu phân bón;
Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC) của Canada thiết lập dự án xác định
các ưu tiên nghiên cứu về lâm nghiệp nhiệt đới.
Các thay đổi về chính sách phát triển nông thôn.
- Sự đánh giá lại chính sách phát triển của ngân hàng thế giới (World Bank): Trong
chương trình lâm nghiệp xã hội (những năm 1980) của WB, không chỉ chứa đựng nhiều yếu
tố của nông lâm kết hợp mà còn thiết kế trợ giúp nông dân thông qua tăng gia sản xuất
lương thực, thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát huy các lợi ích truyền thống của rừng.
FAO, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp cũng đã có những chú trọng đặc biệt đến vai trò
quan trọng của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn và khuyến cáo nên chú trọng đặc biệt
đến các lợi ích của rừng và cây gỗ đến sản xuất nông nghiệp, kết hợp sử dụng đất đai cho cả
lâm nghiệp và nông nghiệp trong một hệ thống canh tác của họ (King, 1979). Nhiều khái
niệm mới về lâm nghiệp như lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội đã được hình thành và
áp dụng ở nhiều nước mà nông lâm kết hợp thường được xem là một phương thức sử dụng đất
nhiều tiềm năng, đem lại những lợi ích trực tiếp cho cộng đồng địa phương và toàn xã hội.
- Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường:
Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, sự suy thoái tài nguyên môi
trường toàn cầu, nhất là nạn phá rừng đã trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Sự
phát triển của nông nghiệp nương rẫy đi kèm với áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp
thâm canh hóa học, độc canh trên qui mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ
yếu gây ra sự mất rừng, suy thoái đất đai và đa dạng sinh học. Theo FAO (2002) hàng ngày
có khoảng 5000 ha rừng là bị chặt và đốt; trong đó, 5-7% do khai thác gỗ, 23% do cháy rừng,
10% làm hồ chứa nước, còn lại là do nương rẫy. Số người sống hoàn toàn dựa vào nương rẫy
trên toàn thế giới vào khoảng 500 triệu và một tỷ người sống gián tiếp dựa vào phương thức
canh tác này. Riêng ở Châu Á có tới 400 triệu (Lynch, 1999). Ở Việt Nam, theo Đỗ Đình Sâm
(1994), diện tích canh tác nương rẫy gồm cả đất bỏ hóa cho chu kì canh tác sau vào khoảng
3,5 triệu ha. Số dân sống dựa vào nương rẫy ở nước ta lên tới 3 triệu người, trong đó 2,2 triêu
đã định cư, số còn lại du canh, du cư và chủ yếu là người H`Mông, Dao.. 8
Theo ước tính của FAO (1982), du canh là nguyên nhân tạo ra hơn 70% của tổng
diện tích rừng bị mất ở châu Phi, diện tích bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích
rừng khép tán còn lại ở châu Phi; khoảng 16% ở châu Mỹ - Latinh và 22,7% ở khu vực nhiệt đới châu Á.
- Gia tăng mối quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác tổng hợp và các hệ
thống kỹ thuật truyền thống: thực trạng này cùng nhiều nỗ lực nghiên cứu đã gợi mở ra các
chiến lược quản lý sử dụng đất tổng hợp thay thế cho các phương thức quản lý hiện thời
không bền vững đã được xác định là một xu hướng tất yếu. Như các nhà sinh thái học đã cung
cấp nhiều bằng chứng thuyết phục về vai trò của rừng và cây thân gỗ đối với việc đảm bảo độ
ổn định của hệ sinh thái, dẫn đến các biện pháp cần thiết để bảo vệ rừng còn lại, đưa các loài
cây thân gỗ lâu năm vào các hệ thống sử dụng đất cũng như làm thay đổi quan điểm canh tác.
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu ban đầu ở nhiều khu vực trên thế giới về tính hiệu quả cao
trong việc sử dụng các tài nguyên tự nhiên (đất, nước và ánh sáng mặt trời) cũng như tính ổn
định cao của các hệ thống xen canh, các hệ thống canh tác tổng hợp so với hệ thống nông
nghiệp độc canh (Papendick và cộng sự, 1976) Các nghiên cứu của các nhà nhân chủng học
và khoa học xã hội về hệ thống sử dụng đất đã chỉ ra tầm quan trọng của các hệ thống canh
tác tổng hợp bản địa và lưu ý cần xem xét chúng trong quá trình phát triển các tiếp cận mới (Nair, 1995).
- Sự hình thành Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu nông lâm kết hợp (International
Centre for Research in Agroforestry - ICRAF). Vào tháng 7/1977, được sự ủy nhiệm của
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) của Canada, John Bene đã tiến hành dự án
nghiên cứu với các mục tiêu:
+ Xác định các khoảng trống trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp thế giới;
+ Đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp và lâm nghiệp ở các quốc gia nhiệt
đới có thu nhập thấp và đề xuất nghiên cứu nhằm tối ưu hóa sử dụng đất;
+ Xây dựng các chương trình nghiên cứu lâm nghiệp nhằm tạo ra các tác động kinh tế,
xã hội có ý nghĩa ở cho các nước đang phát triển;
+ Đề xuất các sắp xếp về tổ chức, thể chế để thực hiện các nghiên cứu trên một cách có hiệu quả
+ Chuẩn bị kế hoạch hành động để có được ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế.
Mặc dù với mục đích ban đầu là xác định các ưu tiên nghiên cứu cho lâm nghiệp nhiệt
đới, nhóm nghiên cứu của John Bene đã đi đến kết luận rằng: để tối ưu hóa sử dụng đất nhiệt
đới, ưu tiên số một nên là nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp giữa lâm nghiệp với
nông nghiệp và chăn nuôi. Hay nói cách khác, đã có một sự chuyển dịch trọng tâm từ lâm
nghiệp sang những khái niệm sử dụng đất rộng hơn, phù hợp hơn ở cả hai phương diện trực
tiếp (trước mắt) và dài hạn (Bene và cộng sự, 1977). Báo cáo dự án này của IDRC đã được
các cơ quan quốc tế xem xét và dẫn đến sự hình thành Hội đồng Quốc tế về Nghiên cứu nông
lâm kết hợp vào năm 1977, vào 1991 cơ quan này được đổi tên thành Trung tâm Quốc tế về
Nghiên cứu nông lâm kết hợp (ICRAF). Kể từ khi thành lập, ICRAF là tổ chức luôn đi đầu
trong thu thập thông tin, tiến hành các dự án nghiên cứu, chuyển giao kết quả trong lãnh vực nông lâm kết hợp.
1.2.1.1.3. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển:
Bên cạnh sự phát triển khái niệm và các nghiên cứu kỹ thuật, phương pháp tiếp cận
trong nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp cũng không ngừng được cải thiện. Trong
những thập niên gần đây, các công cụ chẩn đoán - thiết kế - phát triển đã được phát triển trên
cơ sở lý luận của các tiếp cận có sự tham gia vốn được sử dụng phổ biến trong lâm nghiệp xã
hội. Theo P.K.R.Nair (1993), nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp có thể tiếp cận theo
một số hướng cơ bản sau: 9
- Xây dựng các phương pháp đánh giá những vấn đề và các giới hạn trong sử dụng đất
để tìm ra những giải pháp hoặc những điểm tác động đặc biệt nhằm cải tạo các hệ thống sử
dụng đất hiện có cho hiệu quả cao hơn.
- Phân tích khả năng thích ứng của những phương pháp hiện có nhằm nghiên cứu theo
các khuynh hướng đặc thù của khoa học nông nghiệp như khoa học đất, thực vật học, sinh
thái học... cho những đòi hỏi của nông lâm kết hợp.
- Các nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của môi trường chính sách đến phát triển nông
lâm kết hợp, các tác động của phát triển nông lâm kết hợp lên hệ thống sử dụng đất, cảnh
quan và môi trường kinh tế xã hội cũng như khả năng chấp nhận của nông dân cũng đang
được chú trọng xem xét.
Thực tiễn chỉ ra rằng, khi học trong sử dụng đất đều nghĩ ngay là phải bố trí các thí nghiệm để ứng dụng các nguyên tắc
phân tích trong toán học thống kê. Tuy nhiên, khi bắt tay vào những thí nghiệm như vậy cần
phải xác định được đúng, chính xác những vấn đề đang tồn tại và dạng nghiên cứu vào sẽ giải
quyết được những vấn đề đó. Logic của sự phân tích này là nền tảng của cách tiếp cận theo
phương pháp chẩn đoán – thiết kế ( Diagnosis & Design - D&D). Sau sự phát triển của
phương pháp này, gần đây hơn là cách tiếp cận phát triển công nghệ có sự tham gia
(Participatory Technology Development – PTD). Theo cách tiếp cận này, phát triển nông lâm
kết hợp có thể khắc phục được những nhược điểm theo kiểu xây dựng trong
chuyển giao công nghệ hiện nay.
1.2.1.1.4. Sự hòa nhập của NLKH và chương trình đào tạo, phát triển nông thôn:
Hiện nay, các kiến thức về nông lâm kết hợp đã được đưa vào giảng dạy ở các trường
đại học, viện nghiên cứu - đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản
lý tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng của nông lâm kết hợp trong việc cải tạo đất, bảo tồn đa
dạng sinh học và nguồn nước nói chung đã được công nhận. Về thực chất thì nông lâm kết
hợp thường được xem như là một hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại các ích lợi về
lâm sản, lương thực thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái.
Nội dung và tỉ trọng của nông lâm kết hợp trong những chương trình đào tạo hiện
nay ở các cơ sở đào tạo trên thế giới có sự khác biệt khá lớn, điều này tùy thuộc vào cách tiếp
cận khác nhau trong việc đưa nông lâm kết hợp của Châu Phi (ANAFE) và của các nước
Đông Nam Á (SEANAFE) đã cho thấy điều đó. Mặc dù, mức độ hòa nhập khác nhau nhưng ở
tất cả các chương trình đào tạo này đều có một sự thống nhất chung về bản chất đa diện
(multifaced) của nông lâm kết hợp.
Phải có rất nhiều ngành hợp tác lại với nhau để phát triển thành công nông lâm kết
hợp. Sự hợp tác đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định cách thức quản lý và phối hợp
có hiệu quả giữa các bộ phận với nhau. Ngược lại, để tăng trưởng nguồn lực đòi hỏi mỗi bộ
phận lại phải có cách làm việc riêng một cách tối ưu và ổn định. Các ngành nông học, lâm
học, khoa học chăn nuôi, khoa học đất, khoa học xã hội, kinh tế học, nhân chủng học và phát
triển nông thôn... phải được cùng làm việc với nhau vì một sự phát triển đích thực của nông lâm kết hợp.
1.2.2. Lược sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm kết hợp
đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào
các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước,
v.v. Làng truyền thống của người Việt cũng có thể xem là một hệ thống nông lâm kết hợp bản
địa với nhiều nét đặc trưng về cấu trúc và các dòng chu chuyển vật chất và năng lượng.
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn - Ao -
Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả 10
nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là các hệ
thống Rừng – Vườn - Ao - Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực
dân cư miền núi. Các hệ thống rừng ngập mặn - nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển
mạnh ở vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và miền Nam. Các dự án được tài trợ quốc tế
cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu
vực miền núi. Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức
nông lâm kết hợp ở các khu vực có tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước. Quá trình thực hiện chính sách định canh định cư, kinh tế mới, mới đây các chương
trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng (661) đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển
các hệ thống Nông lâm kết hợp tại Việt Nam.
Các thông tin, kiến thức về nông lâm kết hợp cũng đã được một số nhà khoa học, tổ
chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau. Điển hình là các ấn phẩm của Lê Trọng Cúc và
cộng sự (1990) về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái nông nghiệp vùng trung du miền
Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn. Các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình trong
nước đã được tổng kết bởi FAO và IIRR (1995), cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của
Cục Khuyến Nông và Khuyến lâm dưới dạng các "mô hình" sử dụng đất. Mittelman (1997) đã
có một công trình tổng quan rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội ở
Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển nông lâm kết hợp.
Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển nông lâm kết hợp với
môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô và vĩ mô) vẫn còn rất ít.
1.2.3. Lợi ích của các hệ thống nông lâm kết hợp và thách thức
1.2.3.1. Các lợi ích của nông lâm kết hợp
Thực tiễn sản xuất cũng như nhiều công trình nghiên cứu trung và dài hạn ở nhiều nơi
trên thế giới đã cho thấy nông lâm kết hợp là một phương thức sử dụng tài nguyên tổng hợp
có tiềm năng thoả mãn các yếu tố của phát triển nông thôn và miền núi bền vững. Các lợi ích
mà nông lâm kết hợp có thể mang lại rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm: nhóm
các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng và nhóm các lợi ích gián tiếp cho cộng đồng và xã hội.
1.2.3.1.1. Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp
Cung cấp lương thực và thực phẩm: nhiều mô hình nông lâm kết hợp được hình
thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực thực phẩm, có giá trị
dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC được phát triển
rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở nước ta. Các hệ thống nông lâm kết hợp luôn có khả năng
tạo ra nhiều loại sản phẩm lương thực và thực phẩm trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn.
- Các sản phẩm từ cây thân gỗ: việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra
nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho hộ gia đình.
- Tạo việc làm: với sự đa dạng trong canh tác, thành phần cây trồng vật nuôi, sự giàu
có về sản phẩm chính và phụ, nông lâm kết hợp có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân.
- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: nhờ có cấu trúc phức
tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ giữa các thành phần trong hệ
thống, các hệ thống nông lâm kết hợp thường có tính ổn định cao trước các biến động bất lợi
về điều kiện tự nhiên (như dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.).
Sự đa dạng về đầu vào và thành phần sinh vật trong hệ thống dẫn đến chất lượng cao
và đa dạng sản phẩm đầu ra đảm bảo cho sự giảm thiểu các rủi ro về thị trường đảm bảo
nguồn thu nhập cao và ổn định cho nông hộ. 11
1.2.3.1.2. Các lợi ích gián tiếp của nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên đất và nước: Qua các kết quả nghiên cứu
về nông lâm kết hợp phối hợp với nghiên cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và
khoa học đất đã cho thấy các hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp luôn có khả năng: làm giảm
dòng chảy bề mặt và xói mòn đất; tăng cường hàm lượng mùn và cải thiện lý tính của đất;
phát huy chu trình dinh dưỡng khoáng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và
vật nuôi. Do vậy, làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của
dân số gia lên tài nguyên đất.
Ngoài ra, trong các hệ thống Nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng
của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm nguy cơ ô nhiễm các
nguồn nước ngầm (Young, 1997). -
Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Thông qua
việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, nông lâm kết hợp có thể làm giảm tốc độ khai
thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Mặt khác, nông lâm kết hợp là phương thức tận dụng đất có
hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy
mà canh tác Nông lâm kết hợp sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc
độ phá rừng (Young, 1997).
Về thực chất, các hệ thống nông lâm kết hợp không có được khả năng bảo vệ sự đa
dạng sinh học như các hệ sinh thái tự nhiên, song nó lại cao hơn rất nhiều so với các hệ sinh
thái độc cạnh. Trong tình hình hiện nay, việc tác động vào các hệ sinh thái tự nhiên là không
thể tránh khỏi vì thế lựa chọn tốt nhất và khôn ngoan hơn cả là canh tác nông lâm kết hợp.
Các hộ nông dân qua canh tác theo phương thức này sẽ nhận thức được vai trò của cây thân
gỗ trong việc bảo vệ đất, nước và sẽ tích cực hơn trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng. Việc
phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đã tận dụng không gian của hệ thống trong sản
xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại và cảnh quan.
Vì lợi ích này mà nông lâm kết hợp thường được chú trọng phát triển trong công tác
quản lí vùng đệm, xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn nguồn gen.
- Nông lâm kết hợp và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính: Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý
rằng sự phát triển nông lâm kết hợp trên qui mô lớn có thể làm giảm khí CO2 và các loại khí
gây hiệu ứng nhà kính khác (Dixon, 1995, 1996; Schroeder, 1994). Các cơ chế của tác động này
có thể là: sự đồng hóa khí CO2 của cây thân gỗ trên nông trại; gia tăng lượng cacbon trong đất
và giảm nạn phá rừng (Young, 1997).
1.2.3.2. Tiềm năng và triển vọng phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam:
Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển hệ thống nông lâm kết hợp lâu dài vì:
Sự đa dạng về sinh thái môi trường ở Việt Nam tạo điều kiện cho việc áp dụng các
hệ thống nông lâm kết hợp.
Trong đó chúng ta phải kể đến
+ Đa dạng về điều kiện lập địa (đất đai, địa hình và tiểu khí hậu)
+ Đa dạng sinh học (cảnh quan và hệ sinh thái, loài và các biến bị di truyền dưới loài)
đã góp phần vào sự phát triển phong phú của các hệ thống nông lâm kết hợp khác nhau tại Việt Nam.
- Sự phong phú và đa dạng về các kiến thức kỹ thuật bản địa về nông lâm kết hợp:
Sự kết hợp giữa cây rừng, hoa màu và vật nuôi trong sử dụng đất ở Việt Nam đã được
nông dân của các cộng đồng dân tộc ở trong nước áp dụng từ lâu đã và sẽ là cơ sở vững chắc
cho phát triển cải tiến các hệ thống nông lâm kết hợp.
Qua một thời kỳ phát triển ở Việt Nam kỹ thuật nông lâm kết hợp đã chứng tỏ phù hợp
với nhu cầu phát triển của nhà nước và nhân dân như:
- Nhu cầu phát triển nông lâm kết hợp của nhân dân: 12
Dưới áp lực của dân số gia tăng, việc thâm canh đất đai đồng thời sử dụng đất một các
tổng hợp lấy ngắn nuôi dài, cân đối giữa sản xuất và phòng hộ và nâng cao được mức sống là
nguyện vọng và nhu cầu của nông dân Việt Nam. Hơn thế nữa
- Chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ, ưu tiên phát triển nông lâm kết hợp:
Đặc biệt là các chính sách giao đất khoán rừng cho nông dân canh tác, chương trình phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình định canh định cư,
ổn định canh tác và đời sống đồng bào dân tộc miền núi đã dần dần công nhận và cấp quyền
sử dụng đất có thời hạn cho nông hộ, tập thể đã tạo ra động lực tích cực để áp dụng các kỹ
thuật nông lâm kết hợp. Sau cùng:
- Sự quan tâm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp trên thế giới cũng
đã tạo điều kiện để cán bộ kỹ thuật được nghiên cứu và học tập thêm về lĩnh vực nông lâm kết
hợp áp dụng ở các nước lân cận và trong nước, đồng thời phần nào cung cấp các thông tin cần
thiết về nông lâm kết hợp giúp các nhà lập chính sách lưu ý để phát triển.
1.2.3.3. Một số hạn chế trong nghiên cứu và phát triển Nông lâm kết hợp ở Việt Nam:
Có thể chia các hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam thành 2 nhóm: các hệ thống
nông lâm kết hợp bản địa và các hệ thống nông lâm kết hợp mới được đưa vào. Một thực
trạng đã được chỉ ra và phân tích bởi một số nhà nghiên cứu là: trong khi các hệ thống bản địa
hoạt động một cách có hiệu quả, là kế sinh nhai của nông dân từ nhiều năm nay thì phần lớn
các "mô hình" nông lâm kết hợp mới du nhập trong những năm gần đây bộc lộ nhiều hạn chế
về tính hiệu quả, độ bền vững, tính công bằng và sự chấp nhận của người dân địa phương.
Vấn đề cốt lõi của sự hạn chế này là do các "mô hình" được thiết kế và áp dụng theo
lối suy diễn của người bên ngoài (thường là người miền xuôi), lại thường được áp dụng một
cách đồng bộ nên không phù hợp với các tính huống sinh thái nhân văn đa dạng và đặc thù
của từng địa phương. Việc sử dụng thuật ngữ "mô hình nông lâm kết hợp" thay vì "hệ thống
nông lâm kết hợp" hoặc "tập quán/phương thức nông lâm kết hợp" có thể là nguyên nhân của
lối suy nghĩ phát triển theo lối suy diễn đơn giản - "sao chép và nhân rộng mô hình" trong
phát triển nông lâm kết hợp ở nhiều vùng của nước ta.
Hơn nữa, phương pháp tiếp cận nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp thường
thiên lệch về kinh tế - kỹ thuật cô lập, chưa phối hợp được các kỹ thuật mới với các yếu tố
kiến thức kỹ thuật, đặc điểm văn hóa và nhân văn truyền thống của các cộng đồng địa
phương. Công tác phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp nhiều nơi vẫn tiến hành theo lối áp đặt
từ trên xuống, chưa phát huy được nội lực và tính tự chủ của nông dân và cộng đồng dẫn đến
tính bền vững của các chương trình phát triển còn thấp. Lợi Giới hạn ích
- Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị
- Thực phẩm, chất đốt, thức ăn gia súc... - Trình độ, kỹ năng - Chống xói mòn - Chi phí đầu vào - Xã hội ổn định - Nguồn lao động
- Sử dụng tài nguyên tổng hợp - Cạnh trạnh tài nguyên - Đa dạng sinh học - Thị Trường
Hình 1.2. Các lợi ích tiềm năng và một số giới hạn của các hệ thống nông lâm kết hợp 13
Các nghiên cứu phân tích đánh giá các mô hình thường còn quá chú trọng về yếu tố
kinh tế kỹ thuật và xem nhẹ khía cạnh xã hội, thể chế cũng như tương tác của các hệ thống
nông lâm kết hợp với môi trường và cảnh quan. Vẫn còn quá ít các kết quả nghiên cứu so
sánh hệ thống Nông lâm kết hợp với các hệ thống nông nghiệp, lâm nghiệp trên các phương
diện sinh thái, môi trường và kinh tế do thiếu các dự án nghiên cứu/điểm nghiên cứu dài hạn.
Việc qui hoạch phát triển nông lâm kết hợp thường được tiến hành một cách độc lập,
tách rời với tiến trình qui hoạch sử dụng đất ở nhiều nơi nên thường dẫn đến việc đưa các "mô
hình" nông lâm kết hợp thay thế các loại hình sử dụng đất hiện có. Trong khi đó về mặt
nguyên lý thì việc phát triển nông lâm kết hợp phải được dựa trên cơ sở chẩn đoán các hạn
chế trong sử dụng đất hiện hành và điều chỉnh chúng hơn là thay thế hoàn toàn (Young, 1987,
1997). Chính vì thế, phát triển nông lâm kết hợp cần phối hợp và lồng ghép với tiến trình qui
hoạch sử dụng đất cũng như qui hoạch quản lý khu vực đầu nguồn.
Để có thể thúc đẩy quá trình phát triển nông lâm kết hợp trong thực tiễn có hiệu quả,
phù hợp với nông dân, đảm bảo tính bền vững và công bằng, cán bộ kỹ thuật cần được trang
bị các kiến thức và kỹ năng và thái độ có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh thái
học, sinh thái nhân văn, các khoa học lâm nghiệp, nông học, chăn nuôi, thủy sản, quản lý bảo
tồn đất và nước, phân tích kinh tế nông trại, các phương pháp nghiên cứu hệ thống và tiếp cận
nghiên cứu - phát triển có sự tham gia, v.v. cũng như sự am hiểu sâu sắc về điều kiện sinh thái
và nhân văn cụ thể của từng địa phương. Câu hỏi ôn tập
1. Xác định và phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự không bền
vững, kém hiệu quả và thiếu công bằng trong sử dụng tài nguyên đất ở miền núi Việt Nam ?
2. Nêu và phân tích các đặc trưng của hệ sinh thái nhân văn miền núi ?
3. Tại sao cần phải phát triển nông lâm kết hợp ở khu vực nông thôn miền núi ?
4. Phân tích được các thay đổi về chính sách phát triển, các nhân tố chi phối sự phát triển
của nông lâm kết hợp trên thế giới và ở Việt Nam ?
5. Phân tích các lợi ích của nông lâm kết hợp trong phát triển đời sống cộng đồng và bảo
vệ tài nguyên môi trường ?
6. Phân tích tiềm năng, cơ hội và các vấn đề thách thức để phát triển nông lâm kết hợp ? 14 Chương 2
NGUYÊN LÝ NÔNG LÂM KẾT HỢP Nội dung
Trong chương này, chúng ta tìm hiểu các đặc điểm của hệ thống nông lâm kết hợp;
vai trò của nông lâm kết hợp trong đời sống xã hội, đặc biệt là vai trò của thành phần cây lâu
năm phối hợp trồng trong các hệ thống nông lâm kết hợp cũng như vai trò của hệ sinh thái
rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp.
Nội dung cụ thể được trình bày trong chương này bao gồm:
Khái niệm về nông lâm kết hợp
Đặc điểm chung của hệ thống nông lâm kết hợp
Các đặc điểm của hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp
Vai trò của nông lâm kết hợp
Vai trò của thành phần cây lâu năm trong các hệ thống nông lâm kết hợp
Cây đa tác dụng trong hệ thống nông lâm kết hợp
Rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp Mục tiêu
Sau khi học xong, sinh viên cần nắm được:
- Khái niệm về nông lâm kết hợp
- Đặc điểm chung của hệ thống nông lâm kết hợp
- Đặc điểm của hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp
- Phân tích vai trò của nông lâm kết hợp trong đời sống sản xuất
- Phân tích vai trò quan trọng của cây lâu năm trong hệ thống sản xuất để đạt được sự
phát triển bền vững và bảo vệ được môi trường sinh thái.
- Nắm được khái niệm cây đa tác dụng, vai trò sản xuất và chức năng dịch vụ của cây
đa tác dụng, cây bản địa và cây họ đậu đa tác dụng trong hệ thống nông lâm kết hợp.
- Phân tích vai trò sản xuất và sinh thái của hệ sinh thái rừng trong các hệ thống nông
lâm kết hợp, chức năng kinh tế xã hội của rừng đến đời sống cộng đồng địa phương.
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
2.1.1. Các khái niệm về nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp thực chất là một cái tên mới để chỉ các phương thức canh tác cũ
(Nair, 1987). Vì vậy nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới được chú ý vào thập niên
1960. Qua nhiều năm, rất nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ
hơn về nông lâm kết hợp. Sau đây là một số khái niệm khác nhau được phát triển cho đến hiện nay:
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất bền vững làm gia tăng sức sản xuất
tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng
và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất và áp dụng các kỹ thuật
canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương (Bene và các cộng sự, 1977).
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng
và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra 15
các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979).
Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây
lâu năm (cây gỗ, cây bụi, các cây họ cau dừa, tre trúc, cây ăn quả, cây công nghiệp...) được
trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật
nuôi dưới dạng xen theo không gian hay thời gian. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có
mối tác động tương hỗ qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần trong hệ
thống (Lundgreen và Raintree, 1983).
Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với
hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình thức
phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật
nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ
thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Nair, 1987).
Các khái niệm trên mô tả nông lâm kết hợp như là một loạt các hướng dẫn để sử
dụng đất liên tục. Tuy nhiên, nông lâm kết hợp như là một kỹ thuật và khoa học đã được phát
triển thành một điều gì khác hơn là các hướng dẫn. Ngày nay nó được xem như là một ngành
nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài
nguyên tự nhiên một cách bền vững.
Ngày nay nông lâm kết hợp được định nghĩa như là một hệ thống quản lí tài nguyên
đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào
nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững quá trình sản xuất cho gia tăng các lợi ích
về xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ đến tế trang trại=.
2.1.2. Đặc điểm chung của hệ thống nông lâm kết hợp.
Một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là nông lâm kết hợp cần có đặc điểm sau:
- Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loài thực vật (có thể bao
gồm cả động, thực vật) trong đó ít nhất phái có một loài cây trồng lâu năm.
- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống
- Chu kỳ kinh doanh của một hệ thống nông lâm kết hợp bao giờ cũng lớn hơn một năm;
- Một hệ thống Nông lâm kết hợp dù đơn giản đến đâu cũng phức tạp hơn một hệ
thống độc canh cả về phương diện kinh tế và sinh thái (bao gồm cả cấu trúc và chức năng sinh thái học).
- Cần phải có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây lâu năm và thành phần khác.
Trong các hệ thống nông lâm kết hợp kết hợp sự hiện diện của các mối quan hệ
tương hỗ bao gồm về sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm cơ bản.
Theo Nair (1987), các đặc điểm mấu chốt của hệ thống nông lâm kết hợp đã được đa
số các nhà khoa học chấp nhận như sau:
- Nó là tên chung để chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc trồng các cây lâu
năm kết hợp với hoa màu và/hoặc gia súc trên cùng một đơn vị diện tích.
- Phối hợp giữa sự sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên cơ bản của hệ thống
- Chú trọng sử dụng các loài cây bản địa, đa tác dụng
- Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoàn cảnh dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp.
- Quan tâm nhiều hơn về giá trị dân sinh xã hội so với các hệ thống sử dụng đất khác.
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống phong phú đa dạng hơn so với độc canh. 16
Tóm lại, nông lâm kết hợp với sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần khác
nhau của nó đã mang đến cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp các điểm chính sau:
- Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững
- Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất
- Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm, hoa màu
và/hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất.
- Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và
hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội của địa phương
- Kỹ thuật mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường.
2.1.3. Các đặc điểm của hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp.
Một hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp khi hội tụ các điều kiện sau: - Có sản xuất cao
+ Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, nguyên liệu
giấy sợi, gỗ xây dựng, các sản phẩm khác như nhựa, mủ, dầu thực vật, thuốc chữa bệnh...
+ Sản xuất các lợi ích gián tiếp hay đất, vật liệu che phủ đất...), cải tạo độ phì đất (phân hữu cơ, phân xanh...), cải thiện điều kiện
tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng...), làm băng canh xanh....
+ Tăng thu nhập cho người dân. - Có tính bền vững
+ Áp dụng các kỹ thuật bảo tồn đất và nước để bảo đảm sức sản xuất lâu dài.
+ Đòi hỏi có hỗ trợ trong chuyển giao kỹ thuật để bảo đảm sự tiếp nhận các kỹ thuật
bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác tự cung tự cấp như quyền sử dụng,
canh tác trên đất, các hỗ trợ về kỹ thuật và tín dụng... - Có tính khả thi
+ Đó là, kỹ thuật phải phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tận dụng tối đa
kiến thức bản địa của người dân trong khu vực triển khai.
+ Để bảo đảm sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập kế
hoạch, thiết kế và xây dựng các hệ thống nông lâm kết hợp.
2.2. VAI TRÒ CỦA NÔNG LÂM KẾT HỢP.
2.2.1. Thỏa mãn những nhu cầu trước mắt.
Với mục tiêu trước mắt là lương thực, thực phẩm, đây là mục tiêu có sức thuyết phục
nhất đối với nông dân những người gắn quyền lợi của họ đối với công việc hàng ngày khi
thực hiện nông lâm kết hợp. Bởi lẽ, nông lâm kết hợp đã và sẽ là một phương thức kinh doanh
có những đóng góp tích cực trong sản xuất lương thực.
2.2.2. Bảo đảm chất lượng cây lâm nghiệp
Ngoài sản xuất lương thực, một kết quả nữa được khẳng định là ở nông lâm kết hợp,
chất lượng các cây lâm nghiệp được bảo đảm. Điều này góp phần một cách thỏa đáng những
yêu cầu về chất đốt, gỗ gia dụng và cho cả nền kinh tế quốc dân. Ở các hình thức kết hợp, các
loài cây gỗ được tuyển chọn, chăm sóc và bảo vệ tốt, đặc biệt ở giai đoạn tuổi nhỏ; khi người
ta chăm sóc và bảo vệ các cây nông nghiệp ngắn ngày.
2.2.3. Giải quyết mục tiêu lâu dài
Xét về mặt chiến lược, nông lâm kết hợp có tác dụng bảo vệ và làm tốt môi trường
sống, sử dụng đất một cách hợp lý nhất nhằm duy trì và tăng độ phì của đất. So sánh ba hệ
sinh thái phổ biến: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái nông lâm kết
hợp sẽ chứng tỏ rõ vai trò của thực vật trong việc bảo vệ và tăng cường tiềm năng sản xuất của đất. 17
2.2.4. Nông lâm kết hợp như là một công cụ để phát triển nông thôn.
Khi chuyển đổi từ nền lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp
công đồng, một vấn đề đối mặt với các nhà lâm nghiệp là những kiến thức liên quan đến việc
quản lí hệ sinh thái thuần túy hoàn toàn không đáp ứng được với cơ chế mới. Ở cơ chế này,
đòi hỏi các nhà lâm nghiệp phải được trang bị thêm những kiến thức mới về xã hội, về kinh tế
và các khả năng tiếp thị.
Lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp cộng đồng đặt nhà lâm nghiệp vào giữa hai hệ
thống cực kỳ phức tạp đó là hệ sinh thái rừng và hệ xã hội con người. Sự tác động qua lại giữa
hai hệ thống này quyết định sự thành công hay thất bại của các dự án lâm nghiệp xã hội hay
lâm nghiệp cộng đồng mà trong đó nông lâm kết hợp như là một công cụ để triển khai các dự
án đó. Với vị trí này, nông lâm kết hợp được khẳng định như là một trong những công cụ có
triển vọng tốt nhất để phát triển nông thôn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở các nước đang phát
triển; nơi mà khoảng cách về điều kiện sống, điều kiện văn hóa – xã hội, dân trí, giữa nông
thôn và thành thị rất lớn.
Phát triển nông lâm kết hợp, tại các vùng nông thôn khác nhau, người ta có thể thấy
với số vốn đầu tư không lớn, nhưng được quản lí tốt, kèm theo những hướng dẫn cụ thể tạo ra
được hạ tầng cơ sở tốt cho việc phát triển nông thôn. Ở đây, các dự án đầu tư cần tập trung
vào mở mang giao thông, các dịch vụ y tế, giáo dục và lưu thông hàng hóa... để có thể từng
bước nâng cao dân trí cho các cộng đồng người vùng trung du và miền núi, để họ có thể hòa
nhập với cuộc sống chung và tiếp thu những kiến thức mới về văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật. Lợi ích kinh tế Lợi ích xã hội Lợi ích về môi trường và sinh thái Đa dạng sản phẩm,
Bảo tồn các kỹ thuật bản Bảo vệ tài nguyên, đa hàng hóa
địa/văn hóa. Tạo việc làm dạng sinh học
Phát triển nông thôn bền vững. Xóa đói giảm nghèo
Hình 2.1. Vai trò của nông lâm kết hợp trong phát triển nông thôn
2.3. VAI TRÒ CỦA CÂY LÂU NĂM TRONG CÁC HỆ THỐNG NLKH
Lợi ích tương đối rõ rệt của các hệ thống nông lâm kết hợp so với các hệ thống sản
xuất thuần trồng trọt khác là sự hiện diện của cây lâu năm. Chính những cây lâu năm trồng
trong hệ thống đã làm cho các hệ thống sử dụng đất này trở nên đổi mới, sáng tạo và đa dạng.
Từ lâu, nông dân ở vùng đồi núi đã nhận rõ tầm quan trọng của cây lâu năm trong hệ
canh tác của họ qua các dẫn chứng tiếp theo trong bài này. Tuy vậy, chỉ khi nông lâm kết hợp
được phát triển như là một lĩnh vực mới thì các nhà phát triển nông thôn vùng đồi núi mới tìm
hiểu thêm vai trò giá trị này của cây lâu năm. 18
Một cách tổng quát, cây lâu năm có hai chức năng chính yếu trong các hệ thống nông
lâm kết hợp, đó là: phòng hộ và sản xuất.
2.3.1. Chức năng phòng hộ của cây lâu năm
Thực tế đã chứng minh rằng rừng ẩm nhiệt đới với sự đa dạng thành phần loài, đa
dạng tầng tán là thảm thực vật thích hợp nhất cho đất ở vùng nhiệt đới đặc biệt là vùng đất
dốc. Do vậy việc mất đi hay thay thế bằng các thảm thực bì khác đơn giản hơn là một thảm
họa cho việc bảo vệ đất đai, nguồn nước ở khu vực này. Tuy nhiên khu vực nhiệt đới là khu
vực có nhiều người nghèo nhất vì thế sức ép đè lên tài nguyên rừng ở đây cực kỳ lớn và thực
tế là rừng nhiệt đới ẩm đã, đang và bị suy thoái nghiêm trọng. Mặc dù, các hệ thống nông lâm
kết hợp không thể sao chép nguyên bản rừng tự nhiên về mặt bảo vệ điều kiện sinh thái, việc
trồng cây lâu năm vào các hệ thống nông lâm kết hợp là biện pháp tăng cường tính chất phòng
hộ cho các diện tích canh tác ở vùng đồi núi.
2.3.1.1. Cây giúp phục hồi và lưu giữ độ phì của đất
Phần hấp dẫn của kỹ thuật nông lâm kết hợp được tìm thấy trong khả năng của cây
trồng lâu năm đối với lưu giữ và phục hồi độ phì của đất đai qua ảnh hưởng đến lý, hóa tính
và chu trình chất dinh dưỡng của đất.
a. Ảnh hưởng đến lý tính của đất
Đất trồng cây lâu năm có khuynh hướng phát triển cấu tượng ổn định và giữ nước tốt
do chất hữu cơ từ vật rụng và rễ rã mục của cây (Young, 1987). Nair (1987) trong bài tổng
hợp các hệ thống sử dụng đất nhau đã đề cập rằng trại cho kết quả là lý tính đất được cải tạo tốt hơn về độ thấm nước, khả năng giữ nước, cấu
tượng, và chế độ nhiệt=. Tuy nhiên, lưu ý rằng để đạt được các cải thiện trên, đất cần thời gian
tác động lâu dài của cây lâu năm.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khả năng giữ nước của đất đã gia tăng với
đất có trồng cây Albizzia albida so với không trồng (Felker, 1976). Các thí nghiệm khác đã
chứng tỏ rằng cây A. albida ở Sahel và Prosopis cineraria ở Rajasthan, Ấn Độ đã làm gia tăng
hàm lượng sét của đất dưới tán các cây này (Jung, 1966; Mann và Saxena, 1980 được trích dẫn bởi Sanchez, 1987).
Cây lâu năm với bộ rễ phát triển đã làm tăng các khe hở trong đất, giúp cho O2 đi vào
đất được dễ dàng hơn và vì vậy tăng cường số lượng, chủng loại các vi sinh vật đất. Điều này
làm cho đất tơi xốp hơn và khả năng thấm nước tốt hơn.
b. Ảnh hưởng đến hóa tính của đất
- Giữ gìn được chất hữu cơ trong đất:
Cây lâu năm thường được đánh giá là làm gia tăng hay ít nhất là giữ gìn được hàm
lượng chất hữu cơ trong đất (Young, 1986 được chú dẫn bởi Sanchez, 1987). Một sự gia tăng
hàm lượng chất hữu cơ trong đất sẽ là nền tảng cho sự cải tạo độ phì đất trong kỹ thuật nông
lâm kết hợp (Avery, 1988). Hiện tượng này được giải thích chủ yếu do lượng vật rụng trên
mặt đất và sự phân hủy của hệ rễ chết dưới đất (Young, 1987).
- Tăng thêm các chất dinh dưỡng vào đất:
Một cách tổng quát, cây lâu năm đã hoàn trả các chất dinh dưỡng vào đất thông qua
vật rụng của chúng (Nair, 1984). Trong một thí nghiệm so sánh đất dưới rừng cây Byrsohima
sp. và đất ở trảng cỏ, cây bụi, kết quả phân tích cho thấy do sự đóng góp của vật rụng mà đất
dưới rừng cây trên có hàm lượng các chất Ca, K, Mg, Na, và phần trăm lượng bazơ gia tăng
cao hơn so với đất trảng cỏ bụi. Kellman (1978) cũng đã chứng tỏ rằng các dinh dưỡng Ca, Mg, K, Na, PO +3 4
và N gia tăng khi khảo sát đất ở vùng dưới tán rừng từ các vùng trống trải
xung quanh. Tương tự như vậy Singh và Lal, 1969 cũng đã có kết quả về tổng số N, P, và K
cao hơn ở dưới tán cây so với các vùng trống trải xung quanh. 19
Juo và Lal (1977) được trích bởi Sanchez (1987) đã so sánh các ảnh hưởng của hệ
thống hưu canh dùng cây keo dậu so với cây bụi hoang dã trên đất Alfisol ở Tây Nigeria về
một số chỉ tiêu hóa tính của đất. Sau 3 năm, trong đó cây keo dậu được cắt xén hàng năm để
làm chất tủ và bồi dưỡng cho đất, đất hưu canh với cây keo dậu cho khả năng hoán chuyển
cũng như mức độ trao đổi của các cation Ca++ và K+ cao khi so sánh với đất hưu canh bằng cây cỏ bụi hoang dại.
Nhiều khả năng khác của cây lâu năm bổ sung chất dinh dưỡng cho đất đã được
nghiên cứu và tổng hợp thành tài liệu bao gồm sự cố định đạm của các cây họ Đậu và cộng
sinh của nấm mycorrhizae với rễ cây (Young, 1987). Thí dụ, một rừng thuần loại cây
Leucaena leucocephala ở Philippin được cắt tỉa liên tục sau thời gian từ 8 đến 12 tuần có thể
cho 10 đến 24 tấn/ha phân xanh tương đương với 70 đến 500 kg N/ha (Vergara, 1982).
Các loài cây họ Đậu thường được các nhà khoa học nông lâm lưu tâm như là một loài
cây phù hợp để trồng trong hệ thống. Điều này do vai trò cố định đạm của cây (Nair, 1984),
Felker (1978) cũng đã xác định rằng cây Acacia albida trồng với mè (vừng) và đậu phụng
(lạc) tại Tây Phi đã cố định 21 kg N/ha/năm, trong khi cây Prosopis tamarugo ở Chi Lê trên
đất phù sa mặn cố định đến 198 kg N/ha/năm (Pak và cộng sự 1977). Trong thí nghiệm của
Kellman đã được dẫn chứng trên, tác giả đã quan sát thấy rằng mức độ chất dinh dưỡng ở đất
quanh gốc cây (Byrsohima sp.) có thể đạt được bằng và ngay cả cao hơn mức độ của các vùng
rừng trảng khô kế cận. Do các cây mọc ở trảng thường không có hệ rễ sâu, nên nhiều giả
thuyết giải thích rằng hấp thụ chất dinh dưỡng hòa tan trong lượng nước mưa là nguồn chính
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. Liên hệ với điều này, Brunig và Sander(1984)
cũng đã cho rằng ở những lập địa đất nghèo chất dinh dưỡng các nhập lượng chất dinh dưỡng
từ nước mưa trở nên rất ý nghĩa cho cây.
- Làm cho chu trình chất dinh dưỡng trở nên hữu hiệu hơn
Qua các hiện tượng cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium với rễ cây họ Đậu, bơm chất
dinh dưỡng ở tầng sâu lên đất mặt, và sản xuất phân xanh.
Vai trò của các cây họ Đậu cố định đạm đã được nghiên cứu từ lâu và việc sử dụng
các cây họ Đậu làm gia tăng độ phì nhiêu của đất đã được chứng tỏ bởi nhiều thí nghiệm của
Young, 1987; Vergara, 1982. Đạm tự do trong không khí được cố định thành đạm hữu dụng
nhờ các loài cây họ Đậu và các loài vi khuẩn và nấm cố định đạm. Các chất đạm này sẽ cấu
tạo sinh khối của thực vật và sẽ trả lại cho đất qua vật rụng và rễ bị phân hủy để cung cấp dinh
dưỡng lại cho các loài thực vật khác.
Cơ chế quan trọng khác là hiện tượng hay di chuyển chất
dinh dưỡng từ tầng đất sâu lên lớp đất mặt (Avery, 1987; Young, 1987). Hiện tượng này giải
thích rằng cây có hệ rễ sâu có thể hấp thu chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sâu và chuyển
chúng thành hữu hiệu ở tầng đất mặt thông qua vật rụng cho các loài hoa màu có rễ cạn
(nông). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chưa có đủ kết quả nghiên cứu để giải thích cặn kẽ hiện
tượng này một cách khoa học. Một số giả thuyết đã được Avery, 1987 tổng kết như sau.
- Không phải tất cả các cây lâu năm đều có rễ sâu hơn các loài cỏ hay cây tầng thấp;
- Điều kiện ở rừng tự nhiên và rừng trồng có thể khác so với từng cá thể cây;
- Hiện tượng này có thể có ý nghĩa khi cây được trồng sau một thời gian dài.
2.3.1.2. Hạn chế xói mòn đất và cải thiện bảo tồn nước
Bảo tồn đất và nước là mối quan tâm chính cho vùng cao ở Việt Nam và các nước
nhiệt đới khác. Vai trò của cây trong việc bảo tồn nước và kiểm soát xói mòn là một trong các
lợi ích của cây lâu năm khiến phải phối hợp trồng cây vào nông trại (Nair, 1987). Nhiều
nghiên cứu so sánh các vùng có tán cây che khác nhau trên các diện tích canh tác và người ta
đã phát hiện rằng lượng xói mòn đất và nước chảy trên mặt đất sẽ giảm nhiều dưới tán rừng. 20
Hình 2.2. Tiến trình mà cây lâu năm có thể cải thiện được điều kiện đất (Young, 1989)
Bảng 2.1. Mức độ xói mòn của các phương thức sử dụng đất khác nhau Địa điểm Độ dốc (%) Lượng mưa Mức xói mòn (tấn/ha) Rừng Hoa màu Đất trống Thượng Volta 0,5 850 0,1 0,6 – 0,8 10 – 20 Senegal 1,2 1200 0,2 7,3 21,3 Bờ biển Ngà 4,8 1200 0,1 1,76 18,3 Abidijar 7,0 2100 0,1 90 108 - 170
(Nguồn: Ohigbo và Lal, 1977)
Bảng 2.2. Mức độ xói mòn ở các phương thức thức sử dụng đất dốc khác nhau
Các phương thức sử dụng đất Tổng lượng đất % lượng đất trôi Ghi chú trôi (m3/ha/năm) so với nơi đất trống
Đất trống không trồng trọt 2,681 100 Lượng mưa trung Đất trồng sắn 2,325 86,7 bình 5 năm là
Sắn trồng giữa các băng cây 1,121mm 1,012 37,7 xanh là keo lá tràm
(Nguồn: Viện Nông hóa thổ nhưỡng - 1998) 21
Nghiên cứu của Oligbo và Lal, 1977 ở Thượng Volta chứng tỏ rằng đất dưới tán
rừng chỉ bị mất đi 0,1 tấn/ha/năm so với 10 -20 tấn/ha/năm nơi đất trống. Tương tự như vậy,
kết quả nghiên cứu tại Ba Vì đã chứng minh rằng đất trồng sắn giữa các băng cây xanh là keo
lá tràm chỉ bị mất đi 1,102 m3/ha/năm so với 2,325 m3/ha/năm của đất độc canh cây sắn (Viện hóa thổ nhưỡng -1998)
2.3.1.3. Cải tạo tiểu khí hậu và đất đai phù hợp cho trồng xen canh
Cây cải tạo tiểu khí hậu và đất đai của một địa điểm nhờ vào ảnh hưởng che chắn của
tán cây, giảm lượng bốc hơi nước vật lý; tăng cường lượng nước rơi thông qua hiện tượng
ngưng tụ chiều ngang (sương); cung cấp chất hữu cơ cho đất bằng chính cành, lá, thân, rễ của
cây; cải thiện độ xốp của đất; cải thiện độ thấm nước của đất, cải thiện chế độ nhiệt của đất,
tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật đất...vv. Vì vậy, cây thường được trồng để hỗ trợ tạo
bóng che thích hợp đồng thời tạo ra môi trường tốt hơn cho hoa màu và các cây trồng khác.
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của băng cây xanh trên đất dốc đến nhiệt độ lớp đất mặt Nhiệt độ (0C) Mùa đông Mùa hè Loại băng xanh Trong băng Ngoài băng Trong băng Ngoài băng Băng cây cốt khí 14,6 13,4 30,7 32,0
Băng cây keo lá tràm 14,6 13,1 29,8 30,9
(Nguồn: Viện Nông hóa thổ nhưỡng - 1998)
2.3.1.4. Phòng hộ chắn gió cho cây trồng vật nuôi
Vận tốc gió lớn có thể gây ra nhiều tác hại cho hoa màu. Bên cạnh các thiệt hại cơ
giới, gió mạnh sẽ dẫn đến bốc hơi nhiều tạo nên các khủng hoảng thiếu nước cho cây hoa
màu, nhất là ở các vùng khô. Cây có thể làm giảm vận tốc gió do tạo nên các hàng rào chắn
gió, đai cây chắn gió còn giảm bốc hơi nước, cải thiện tiểu khí hậu sau đai phù hợp với cây
trồng được bảo vệ, làm tăng năng suất cây trồng
Hình 2.3. Đai cây chắn gió cho cây nông nghiệp ngắn ngày 22
Tuy nhiên mỗi đai rừng chỉ phát huy tác dụng được trong một phạm vi nhất định nên
chúng ta phải có nhiều đai rừng chính (đai vuông góc với hướng gió chính) và đai rừng phụ
(vuông góc với đai chính). Thông thường mỗi đai rừng chính có tác dụng trong phạm vi 10Htb
– 20 H tb (Htb là chiều cao bình quân của dai chắn gió), tùy thuộc vào cây trồng nông nghiệp
cần bảo vệ (lúa, cỏ thì ≈ 20 H tb, cây ăn quả (cam) thì ≈ 10Htb). Khoảng cách giữa các đai phụ
tùy thuộc vào mức độ cơ giới lớn, nhỏ hay thủ công trong canh tác.
Kết cấu hàng rào chắn gió phải đảm bảo nửa kín, nửa hở mới thực sự phát huy được
tác dụng ngăn cản gió hại.
2.3.1.5. Cây làm hàng rào sống
Vùng nông thôn cây hàng rào sống thường được trồng quanh nông trại hoặc vườn nhà
vừa có tác dụng phân chia ranh giới vừa có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của động vật, gió
hại và góp phần cải tạo đất. Vùng đồng bằng cây được các nông hộ hay trồng là: tre, mít,
nhãn, vải, xoan, phi lao... Vùng trung du cây được các nông hô hay trồng là: bồ kết, vông,
dọc, tai chua, bưởi... Vùng núi người dân thường lợi dụng các cây mọc tự nhiên để lại làm
hàng rào, kết hợp trồng thêm một số cây có gai hoặc cây thân gỗ lâu năm như: bồ kết, trám, sấu, mỡ, giổi...
Hình 2.4. Chu trình hoàn trả chất dinh dưỡng và khả năng kiểm soát xói mòn trong môt
hệ thống trồng xen theo băng (Kang và Wilson, 1987)
2.3.2. Chức năng sản xuất của cây lâu năm
Mặc dù chức năng chủ yếu của cây lâu năm trong hệ thống nông lâm là bảo tồn sinh
thái môi trường, nhưng cây lâu năm cũng cung cấp nhiều sản phẩm kinh tế có giá trị như:
- Gỗ làm bột giấy và củi,
- Quả ăn được, lá cây làm thức ăn cho gia súc
- Nhựa và mủ dùng trong công nghiệp
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh hại
- Thuốc chữa bệnh cho người và gia súc
- Thực phẩm cho người và gia súc
- Các sản phẩm khác như chất nhuộm, trang trí, v.v... 23
2.4. CÂY ĐA TÁC DỤNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 2.4.1. Khái niệm
Cây đa tác dụng là những cây gỗ sống lâu năm, có khả năng cung cấp không chỉ một
giá trị sản phẩm mà còn có cả chức năng dịch vụ (chế biến sản phẩm phụ, phòng hộ...) của hệ
thống sử dụng đất (P.J. Wood và J. Burley -1991).
Khi nói về các loài cây trồng trong nông lâm kết hợp người ta thường hiểu là cây gỗ
đa tác dụng. Có thể là cây gỗ vì nó bắt nguồn từ loài Tếch được trồng trong hệ thống Taungya
tiền thân của nông lâm kết hợp. Bởi vậy, cây đa tác dụng được dùng với ý nghĩa tổng quát là
những loài cây thân gỗ sống lâu năm được sử dụng trong nông lâm kết hợp. Những cây này
được phân loại theo dấu hiệu đặc trưng của loài như là vai trò chức năng của thực vật trong kỹ
thuật nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, cần phải nhân thức rằng, bất kỳ cây gỗ sống lâu năm nào
cũng có thể có đa tác dụng trong trường hợp này và đơn tác dụng trong trường hợp khác. Bên
cạnh đó, sự phát triển về cấu trúc thành phần của các hệ thống nông lâm kết hợp hiện nay
người ta thấy không chỉ những cây gỗ sống lâu năm là cây đa tác dụng mà cả những dạng cây
bụi cũng được xếp vào nhóm này.
2.4.2. Cây đa tác dụng trong nông lâm kết hợp
Các loài cây đa tác dụng quan trọng nhất hiện nay là các loài có khả năng cung cấp
thức ăn cho gia súc, cung cấp chất đốt và đôi khi cả các loài cây ăn quả, cây cải tạo đất.
Nông lâm kết hợp được ứng dụng ở nhiều mức độ khác nhau tại một địa phương nhất
định. Ở mức độ nhỏ nhất là từng trang trại cá biệt, tại đó các cây gỗ có thể được trồng xung
quanh làm ranh giới, ở mức độ lớn hơn, các phương thức nông lâm kết hợp, cây đa tác dụng
được áp dụng trong toàn bộ vùng đầu nguồn hoặc mở rộng hơn ở các đồn điền trồng cây ngũ
cốc, tại đó cây đa tác dụng được dùng để ngăn chặn các dòng chảy, kiểm soát xói mòn hoặc
chắn gió như các đai phòng hộ. Cuối cùng, khi xét ở mức độ toàn hệ thống nông lâm kết hợp
vai trò cơ bản của các loài cây đa tác dụng có quan hệ chặt chẽ tới những đòi hỏi của toàn hệ thống.
Vai trò sản xuất và chức năng dịch vụ của các loài cây đa tác dụng trong các hệ
thống sử dụng đất được tóm tắt như sau:
- Những đòi hỏi về lâm nghiệp
+ Bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất
+ Kinh doanh thảm thực vật tự nhiên
+ Rừng trồng cho công nghiệp
+ Cây gỗ sử dụng cho cộng đồng
+ Vùng cây gỗ cho trang trại
- Những đòi hỏi về kỹ thuật nông lâm kết hợp
+ Trồng kết hợp cây gỗ trên đất canh tác + Kết hợp theo dải
+ Các băng cây gỗ trên đất canh tác
+ Cây gỗ trong vườn nhà
+ Cây gỗ ở các đường biên và bao quanh
+ Cây trên đường nước chảy, rãnh thoát nước và vùng úng ngập
+ Các lô cung cấp thức ăn cho gia súc
+ Các đai bảo vệ và chắn gió + Cải thiện dòng chảy
+ Cây trồng tạo bóng trên các bãi chăn thả vật nuôi
2.4.3. Yếu tố kinh tế xã hội khi người dân lựa chọn cây đa tác dụng
Vai trò của cây đa tác dụng không chỉ được giới hạn trong khả năng dịch vụ và các 24
giá trị đặc dụng của nó. Chúng cần được nông dân và cộng đồng chấp nhận trên tất cả mọi
phương diện. Chẳng hạn những cây cung cấp thức ăn cho gia súc phải giàu protein không có
độc tố, những cây cung cấp chất đốt không có khói, không có gai nhọn, có mùi thơm, những
cây ăn quả phải chin đồng loạt để tiện thu hoạch, chế biến. Những đặc tính này được xem là
đặc biệt quan trọng. Tất nhiên, yếu tố bao trùm hơn cả đối với nông dân là đem lại lợi ích kinh tế cao và ít mao hiểm.
Một loài cây hay một kỹ thuật mới sẽ không áp dụng được cho người dân địa phương
nếu như nó không thỏa mãn được những điều kiện này. Vì vậy, phải có những nghiên cứu dài
hạn, bao gồm cả yếu tố chọn lọc các số liệu để tiếp cận những yêu cầu về kinh tế. Mặt khác xã
hội là yếu tố tham gia tính toán khi nghiên cứu một cách có kế hoạch, mặc dù xác định chúng
khó khăn hơn nhiều so với đánh giá các hiệu quả kinh tế. Trong kỹ thuật phát triển các hệ
thống canh tác, ICRAF đưa ra một công thức xác định sự tăng trưởng lực lượng lao động
trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển như sau: P NY Z = 1 N Trong đó:
Z: Tỉ lệ tăng trưởng lao động trong nông nghiệp P: Tỉ lệ tăng dân số
N: Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp
Y: Tỉ lệ tăng cơ hội có việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp
Như vậy, về mặt đáp ứng những đòi hỏi việc làm trong nông lâm kết hợp, vận dụng
công thức này có thể định lượng giải quyết một trong các nhân tố xã hội tham gia tính toán
khi đưa các loài cây đa tác dụng vào các phương thức nông lâm kết hợp. Hơn thế nữa, người
ta có thể định lượng hiệu quả nhiều mặt: Kinh tế - sinh thái (độ che phủ, khả năng chống xói
mòn) và xã hội bằng các phương trình tuyến tính nhiều lớp với các phương trình xác định các
nhân tố này có thể chấp nhận được (ICRAF -1994).
2.4.4. Cây bản địa đa tác dụng
Ở nhiều quốc gia, một vấn đề quan trọng được tập trung thảo luận là các loài cây đa
tác dụng trong nông lâm kết hợp nên là cây bản địa hay là cây nhập nội. Điều quan trọng hơn
cả trong mọi trường hợp là có một sự lựa chọn tốt nhất cho nông dân và thích nghi với nơi
trồng. Hiện nay, ở các trang trại hoặc ở cả rừng trồng chủ yếu là các loài cây nhập nội. Bởi lẽ,
chúng dễ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh hơn là các loài cây bản địa và
những sản phẩm từ chúng dễ bán hơn.
Những loài cây bản địa đa tác dụng đòi hỏi phải có giá trị, không chỉ có giá trị thông
thường tại địa phương mà còn phải có các giá trị ít được biết đến như một đặc sản hay những
giá trị đó được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt.
2.4.5. Cây họ đậu trong nông lâm kết hợp
2.4.5.1. Nhận biết chung về cây họ đậu
Trên thế giới có hàng nghìn loài cây cố định đạm, nhưng hiện nay chúng ta mới biết
được khoảng 640 loài. Hầu hết các loài cây cố định đạm thuộc họ trinh nữ (Mimosaceae), họ
vang (Caesalpiniaceae)), họ đậu (Fabaceae). Cây họ đậu được đặc biệt quan tâm trong các hệ
thống nông lâm kết hợp vì có đặc điểm sau:
- Mọc nhanh cho sinh khối lớn, bộ rễ phát triển
- Nhiều loài có nốt sần ở bộ rễ, đây là kết quả sống cộng sinh giữa hệ rễ của cây có
khả năng cố định đạm với các vi sinh vật trong đất. Những vi sinh vật này có khả năng cố
đinh đạm và cải thiện môi trường cho những cây khác sinh sống.
- Các cây họ đậu thường là cây đa tác dụng, ngoài tác dụng cố định đạm nó còn có
khả năng cung cấp gỗ, củi, sợi, thức ăn cho người và gia súc, phân xanh… 25
- Nhân giống dễ dàng: hầu hết các loài cây họ đậu đều có nguồn hạt giống phong
phú, hạt thường có vỏ dày dễ bảo quản, dễ nảy mầm, có nhiều loài chịu được cắt tỉa và có khả năng tái sinh chồi.
- Có tiềm năng cải thiện di truyền: nhiều cây có chu kỳ ra hoa kết quả ngắn, có biến
dị địa lý lớn, có khả năng lai tạo và nhân giống bằng hom cành nên có tiềm năng cải thiện di truyền lớn.
- Phạm vi thích ứng rộng: nhiều loài là những cây tiên phong có thể mọc được ở
những nơi đất bị xói mòn, thoái hóa, đất trống trọc, cằn cỗi.
2.4.5.2. Một số nguyên tắc chọn cây họ đậu cho hệ thống nông lâm kết hợp
- Mỗi loài cây họ đậu có những đòi hỏi về hoàn cảnh gây trồng và yêu cầu về điều
kiện môi trường khác nhau do đó phải căn cứ vào yêu cầu của hộ gia đình để lựa chọn ra cây trồng phù hợp
- Mục đích sử dụng phải xác định rõ rang ngay từ đầu theo yêu cầu nông hộ
- Xác định rõ tính thích hợp của cây với sinh khí hậu, đất, cơ cấu cây trồng trong vùng và trong luân canh.
- Cây phải mọc nhanh nhưng không cạnh tranh lấn át cây trồng chính khi trồng xen
- Chịu được chua, hạn, đòi hỏi phân bón và chăm sóc ít, thích hợp với năng lực đầu
tư thấp và trình độ kỹ thuật của người dân địa phương
- Nên bố trí tối đa cây họ đậu, ưu tiên cây có hạt ăn được để góp phần đảm bảo an
toàn lương thực, dinh dưỡng
- Nên chọn cây đa mục đích, phối hợp các cây có bộ rễ sâu với cây có bộ rễ ăn nông
2.4.5.3. Công dụng của cây họ đậu
Hiện nay các cây họ đậu được đánh giá với 5 chức năng kinh tế chính
- Lương thực, thực phẩm từ là, hoa, quả
- Thức ăn giàu Protein cho gia súc
- Phân xanh từ lá giàu đạm - Củi từ cành nhánh
- Gỗ từ các chồi chính
2.5. RỪNG TRONG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
2.5.1. Vai trò bảo vệ môi trường sinh thái của rừng
2.5.1.1. Sự mô phỏng cấu trúc và vai trò của rừng tự nhiên
Một nghiên cứu về hệ thống nông lâm kết hợp ở Philippin bởi Olofson (1993) đã nêu
ra một cấu tạo mà ông ta gọi là Forest - like Structure)=. Đây là cấu tạo của những hệ thống nông lâm đã mô phỏng cấu tạo
của rừng tự nhiên, ông ta đã nêu các tính chất của các hệ thống trên như sau:
- Chỉ tiêu đa dạng sinh học cao; - Nhiều tầng tán;
- Chu trình chất dinh dưỡng kín và nhanh;
- Diễn thế tự nhiên theo từng đám
- Có sự cộng hưởng giữa các hệ thống "nông lâm giống rừng tự nhiên" với các hệ
sinh thái rừng tự nhiên xung quanh. Hệ thống lô rừng nhỏ của dân Ifugao ở Philippin
(woodlot) là một thí dụ điển hình của đặc tính này nơi mà cây gỗ, tre, mây và cây thuốc v.v.
đã được trồng chung với nhau. Sự đa dạng của nó có lúc phong phú hơn cả rừng tự nhiên. Kỹ
thuật cố gắng mô phỏng theo các đặc tính của rừng tự nhiên có đặc điểm nổi bật về mặt sinh
thái môi trường. Thực tế, có nhiều trường hợp hệ thống bền vững do có được hỗ trợ phối hợp 26
lẫn nhau, thích ứng, và đa dạng nhất là khi xen nối tiếp với hệ sinh thái rừng tự nhiên tại chỗ
với các hệ canh tác nông lâm (Oldeman,1983).
Hơn nữa, có đề nghị rằng hệ sinh thái tự nhiên có thể được vận dụng làm cơ sở để
chọn lọc xây dựng các kỹ thuật nông lâm kết hợp từ các kết quả nghiên cứu về kiểu rừng
trong đó các tập đoàn thực vật sống liên kết hỗ trợ với nhau, hoặc lấy hệ sinh thái tự nhiên
làm kiểu mẫu cho hệ thống canh tác hoa màu trong nông nghiệp (Hart, 1980). Lasco,1987
cũng đã nghiên cứu và nhận định rừng mưa nhiệt đới đã được xem như là cơ sở của việc xây
dựng hệ thống nông lâm kết hợp bền vững, đặc biệt là các hệ thống nhiều tầng.
Hart, 1980 cũng đã đưa ra một thí dụ về kỹ thuật canh tác liên tiếp hoa màu dựa vào
nguyên tắc thay thế tự nhiên liên tiếp của rừng. Từ đó tác giả này đã đề xuất hai giai đoạn tiến
hành. Giai đoạn thứ nhất gồm trồng các loại đậu, bắp, khoai mì, và cây mã đề trên đất mới
khai phá. Giai đoạn hai sau đó bằng trồng dừa, cacao, và cao su xen với cây mã đề. Kiểu bố
trí này được đặc trên cơ sở của các nghiên cứu kết luận rằng trong quá trình thay thế tự nhiên
của rừng, không bao giờ các loài cây con dạng bình ổn (climax) xuất hiện ở giai đoạn tiên
phong của rừng (Janzen,1975 được liệt kê bởi Hart, 1980). Nhận định này tuy còn đang ở giai
đoạn phôi thai nhưng nó chứng tỏ một hướng phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp là vận
dụng các hiểu biết về rừng tự nhiên làm cơ sở cho thiết kế cả các hệ thống nông nghiệp lẫn
nông lâm kết hợp. Yêu cầu trước mắt hiện nay là cần nghiên cứu nhiều thử nghiệm xem
nguyên tắc này có tính khả thi không.
2.5.1.2. Sự tái tạo độ phì đất
2.5.1.2.1. Hệ thống hưu canh (bỏ hóa):
Canh tác nương rẫy được xem như là một hình thức lâu đời của các hệ thống nông lâm
kết hợp (Vergara, 1986) và do vậy khá bền vững trong sử dụng đất (Allen, 1985). Trong hệ
thống này, đất được bỏ hóa để phục hồi lại rừng sau một vài năm canh tác hoa màu nhằm tái
tạo lại độ phì của đất. Vào giai đoạn cuối của hưu canh, rừng lại được phát và đốt để gia tăng
lượng phân tro trong đất và giảm công làm cỏ (Warner, 1981). Cho nên hầu hết các hệ thống
hưu canh, nhiệm vụ chủ yếu của rừng tự nhiên là tái tạo lại độ phì và sức sản xuất của đất.
Thêm vào đó, rừng còn là nguồn cung cấp thực phẩm, gỗ, củi, thuốc chữa bệnh, v.v...
2.5.1.2.2. Sử dụng vật rơi rụng của rừng để bón đất nông trại:
Ở Nhật, Việt Nam và một số nước khác nông dân có tập quán giữ rừng kế cận ruộng
lúa của họ để thu lượm vật rụng từ rừng và bón chúng vào đất ruộng hàng năm. Tuy nhiên,
cần lưu ý sử dụng vật rơi rụng rừng là nguyên nhân làm kiệt quệ đất rừng do phá vỡ chu trình
biến dưỡng chất trong đất (Olofson, 1983).
Ở Tây Guatemala và Mexico, một kỹ thuật tương tự được áp dụng để chuyển hóa rừng
thành ruộng. Vật rơi rụng thu lượm sẽ được rải lên và vùi vào đất để cải thiện cấu tượng và
khả năng giữ nước của đất, nó còn được sử dụng như là vật liệu che tủ cho đất (Olofson, 1983).
Tại Đông Bắc Thái Lan và vùng Tây Nguyên ở Việt Nam, một hệ thống truyền thống
là cây rừng trong ruộng lúa đã được người dân địa phương áp dụng trong các rừng khô thưa,
hay trảng cỏ bụi có cây sao dầu nhằm lợi dụng được nguồn phân từ vật rụng của cây rừng.
2.5.1.3. Kiểm soát chống xói mòn đất và nước chảy bề mặt.
Trong hệ thống canh tác lúa theo bậc thang, người Ifugaos, Dao và Hmong đã lưu ý
bảo vệ đến thành phần rừng bao gồm rừng trồng và các rừng tự nhiên ở các vị trí xung yếu để
giảm lượng nước chảy bề mặt, xói mòn đất và điều tiết nước cần cho sinh hoạt và canh tác (Olofson, 1980).
2.5.1.4. Rừng phòng hộ và tạo bóng cho cây trồng:
Một vài loại hoa màu đòi hỏi bóng che ở trên hay ít nhất chúng có thể chịu đựng để
phát triển dưới bóng che. Rừng đó được dựng trong các hệ thống Nông lâm kết hợp. Cây cà 27
phê thường dùng được trồng dưới tán rừng thông (Pinus kesiya) (Penafiel và Botengan, 1985)
hay dưới tán rừng thứ sinh (Ronquillo và nhiều người khác, 1987), (Lasco, 1987), cây quế
cũng được trồng dưới bóng của cây khác hay rừng thứ sinh thí dụ ở Trà Mi, Quảng Nam, Văn Chấn, Yên Bái.
2.5.2. Vai trò kinh tế, văn hóa và xã hội của rừng
2.5.2.1. Vai trò kinh tế
Rừng là nơi cung cấp các nguồn lợi kinh tế cho người dân và xã hội như gỗ các loại,
các nguyên liệu giấy sợi và nguyên liệu cho công nghiệp. Hơn nữa, rừng còn cung cấp các
loại sản phẩm ngoài gỗ như thực phẩm cho các bộ lạc người dân tộc khiến rừng trở thành một
thành phần cốt lõi của hệ thống nông lâm đối với họ. Thí dụ, người Tagbanua ở đảo Palawan,
Philippin đã thu nhặt thực phẩm trong rừng khi họ khan hiếm gạo hay cây có củ (Warner,
1981). Tương tự như vậy một số lớn các bản làng dân tộc ít người ở Việt Nam có nguồn thực
phẩm thu hái từ rừng như thu hái quả hạt cây rừng trong rừng tự nhiên đặt biệt trong những
thời kỳ giáp hạt, đói kém. Nấm rừng, cây có củ, ốc, dúi, rắn, trăn, các loại động vật bò sát,
mật ong, cá, củi khô, gỗ mục, thuốc thực và động vật chữa bệnh, mây, tre, chai, dầu, .v.v… là
những sản phẩm từ rừng thường được dân cư sinh sống trong và gần rừng thu hoạch mà
không ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Ở vùng rừng tràm Đồng Tháp Mười, cây tràm
trong mùa ra hoa được bảo vệ cho phát triển nuôi ong lấy mật, một nguồn thu nhập quan trọng cho nông dân ở đây.
2.5.2.2. Văn hóa và xã hội
Nhiều nơi ở vùng núi, rừng được xem là nơi thiêng liêng nơi có các vị thần thiện và ác
và họ xem đó là nơi bảo vệ bản làng và nhà cửa của họ tránh sự xâm lấn của các ác thần. Tín
ngưỡng của họ đã chứng tỏ rằng nếu rừng bị chặt hạ, nó sẽ mất giá trị thiêng liêng cần cho tín
ngưỡng của họ. Điều này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự hồi phục của các hệ thống hưu
canh do các khu rừng thiêng liêng này là nơi cung cấp hạt giống phát tán đến các vùng đất
trống làm rẫy (Olofson, 1983). Một thí dụ khác ở các tỉnh Đông Nam bộ, đặc biệt ở Đồng
Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, đạo phật đã là một động lực quan trọng để tái lập rừng ở đất trống đồi
trọc một cách thành công.
Rừng tự nhiên đã đóng vai trò ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết
hợp, tuy nhiên chúng chỉ mới được phát huy trong các hệ thống truyền thống của các cộng
đồng người dân tộc, nhưng các kỹ thuật nông lâm cải tiến vẫn còn ít chú ý tìm hiểu cặn kẽ đến
vai trò của rừng trong hệ thống. Chính vì vậy, một lượng lớn thông tin có giá trị để phát triển
kỹ thuật nông lâm kết hợp đã bị bỏ quên. Điều này đặt ra một vấn đề cấp thiết là cần phải tìm
hiểu, thông tin và phân tích tỉ mỉ các hệ thống truyền thống để làm cơ sở cho xây dựng và
phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp cải thiện. Câu hỏi ôn tập
1. Các đặc điểm để đánh giá một hệ thống canh tác là hệ thống nông lâ m kết hợp? Đặc
điểm của một hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp?
2. Phân tích vai trò của nông lâm kết hợp trong đời sống sản xuất?
3. Phân tích vai trò quan trọng của cây lâu năm trong hệ thống sản xuất để đạt được sự
phát triển bền vững và bảo vệ được môi trường sinh thái?
4. Phân tích được vai trò sản xuất và sinh thái của hệ sinh thái rừng trong các hệ thống
nông lâm kết hợp? Chức năng kinh tế xã hội của rừng có liên quan đến đời sống cộng đồng địa phương?
5. Vai trò của vật rơi rụng từ cây lâu năm đối với vòng quay dưỡng chất kín trong một hệ
thống nông lâm kết hợp? 28 Chương 3
CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Nội dung:
Trong phần đầu chương đưa ra những nguyên tắc làm cơ sở cho việc phân loại hệ
thống nông lâm kết hợp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phân cuối chương đi sâu vào việc
mô tả và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp bản địa/truyền thống và một số hệ thống
nông lâm kết hợp mới đưa vào áp dụng ở Việt Nam và một số khu vực.
Các nội dung cụ thể được trình bày trong chương này bao gồm:
Nguyên tắc phân loại hệ thống nông lâm kết hợp
Phân loại hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới (theo cấu trúc của hệ thống; theo
chức năng của hệ thống; theo vùng sinh thái; theo điều kiện dân kinh tế – xã hội).
Các hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới
Phân loại hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam
Nông lâm kết hợp trên các vùng kinh tế – sinh thái Việt Nam: vùng núi Bắc Bộ, vùng
trung du Bắc Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Khái niệm hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống
Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống
- Hệ thống bỏ hóa/ nương rẫy cải tiến
- Các hệ thống nhiều tầng truyền thống: hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng
bậc thang, vườn hộ truyền thống:
Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến
- Hệ thống canh tác trồng xen theo băng
- Hệ thống ranh giới/ hàng rào cây xanh
- Hệ thống đai phòng hộ chắn gió
- Hệ thống Taungya (hệ thống trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng)
- Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp
- Hệ thống lâm ngư kết hợp Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, sinh viên cần:
- Nắm được các nguyên tắc phân loại hệ thống nông lâm kết hợp
- Nắm được các cách phân loại hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới và Việt Nam.
- Nắm được đặc điểm chính và hướng sản xuất của từng vùng kinh tế - sinh thái ở nước ta.
- Mô tả được một số hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống, phân tích ưu và nhược
điểm của từng hệ thống đó.
- Mô tả được một số hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến, phân tích ưu và nhược điểm
của từng hệ thống đó.
3.1. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NLKH
Mặc dù nông lâm kết hợp là một trong những hệ thống sử dụng đất lâu đời nhất trên trái
đất, nhưng thông tin về những hệ thống này thường bị hạn chế khi mô tả hoặc đánh giá hiệu quả.
Để có thể xây dựng được một hệ thống phân loại có cơ sở chắc chắn và được chấp nhận như là tài
liệu ban đầu cho việc cải tiến và xây dựng các hệ thống mới, có hiệu qủa hơn. Năm 1989, Nair đã 29
tổng kết các đặc điểm của phương thức nông lâm kết hợp và nêu ra một số nguyên tắc đặt cơ sở cho phân loại như sau:
- Cơ sở cấu trúc:
Cấu trúc của một hệ thống chính là sự kết hợp các thành phần thân gỗ, sự xắp xếp theo
chiều thẳng đứng của các loài hỗn giao và thời điểm hỗn giao. Ngoài ra sự sắp xếp về không
gian còn là mạng hình phân bố giữa các thành phần thân gỗ và không gian còn lại cho các thành
phần thực vật ngoài gỗ hoặc vật nuôi trong hệ thống.
- Cơ sở chức năng:
Tiêu chuẩn này dựa trên sự đánh giá chức năng cơ bản hoặc vai trò của các thành phần
trong hệ thống, chủ yếu là thành phần thân gỗ. Các chức năng chủ yếu của thành phần này có
thể là một hoặc bao gồm: phòng hộ, chắn gió, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, cung cấp chất
đốt, thức ăn gia súc, thực phẩm cho người và vật nuôi,… - Cơ sở sinh thái:
Mỗi một hệ thống hay một nhóm hệ thống nông lâm kết hợp chỉ có khả năng thích
nghi với một hoặc một số môi trường sinh thái nhất định và nó ra đời trên cơ sở của môi
trường sinh thái đó. Chính vì thế, sự tương thích của hệ thống nông lâm kết hợp với môi
trường sinh thái được xem là một cơ sở đánh giá phân loại. Chúng ta có những hệ thống nông
lâm kết hợp cho các vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới, nhiệt đới ẩm, xích đạo, vùng đầm
lầy hay vùng thảo nguyên,…
- Cơ sở kinh tế – xã hộ:i
Tiêu chuẩn này rất biến động vì nó phụ thuộc vào mức đầu tư cho quản lý, mục tiêu
sản xuất và vận hành hệ thống. Có những hệ thống chỉ phục vụ nhu cầu nội tại của nông hộ,
có những hệ thống phục vụ cho mục đích thương mại, giáo dục hay tham quan thậm chí có
những hệ thống chỉ có mục đích là sản xuất ra những sản phẩm trung gian.
Các nguyên tắc phân loại có quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn như các nguyên tắc dựa vào
cấu trúc tầng và dựa vào chức năng thường được đặt làm cơ sở để phân chia hệ thống, còn các
nguyên tắc khác như là dân sinh kinh tế, vùng sinh thái được sử dụng làm nền tảng để chia các nhóm theo mục đích.
3.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TRÊN THẾ GIỚI
3.2.1. Phân loại theo cấu trúc của hệ thống
Phân loại theo cấu trúc được tiến hành theo 2 cách, phân loại dựa theo tính chất và
phân loại dựa theo sự xắp xếp của các thành phần:
* Phân loại dựa trên tính chất của các thành phần:
Trong một hệ thống nông lâm kết hợp luôn có từ 2 thành phần trở lên, được chia ra:
- Phương thức kết hợp cây lâu năm và cây nông nghiệp ngắn ngày;
- Phương thức kết hợp cây lâu năm, đồng cỏ và chăn nuôi;
- Phương thức kết hợp cây lâu năm, hoa màu, chăn nuôi.
* Phân loại dựa trên sự sắp xếp của các thành phần - Theo không gian:
+ Hệ thống hỗn giao dày như trong vườn nhà;
+ Hệ thống hỗn giao thưa như trồng cây trên đồng cỏ;
+ Hệ thống xen theo vùng hay băng; - Theo thời gian:
+ Bố trí cùng một thời gian và cho đến hết chu kỳ kinh doanh;
+ Bố trí trong thời gian kiến thiết cơ bản;
+ Bố trí trong một thời gian bất kỳ; 30
+ Bố trí kế tiếp về thời gian (theo mùa vụ);
+ Bố trí trong nhiều giai đoạn có tính ngắt quảng.
3.2.2. Phân loại theo chức năng của hệ thống
Căn cứ vào chức năng, chúng ta có thể phân loại hệ thống nông lâm kết hợp thành các loại:
- Hệ thống sản xuất: Có thể sản xuất một số sản phẩm cho mục đích tự cung, tự cấp
hoặc sản xuất hàng hóa;
- Hệ thống phòng hộ: Nhiệm vụ chính của hệ thống này là phòng hộ đầu nguồn, bảo
vệ đất hoặc bảo vệ cảnh quan;
- Hệ thống hỗn hợp: Bao gồm nhiều nhiệm vụ tương đương nhau.
3.2.3. Phân loại theo vùng sinh thái
Do sự đa dạng về điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội nên nhiều hệ thống nông
lâm kết hợp có cấu tạo và sắp xếp các thành phần giống nhau nhưng vẫn được phân loại khác
do chúng được bố trí ở các hoàn cảnh sinh thái khác nhau như vùng đồi núi, vùng núi cao,
vùng trung du, đồng bằng, ven biển, vùng khô hạn, vùng ngập nước, …
3.2.4. Phân loại theo điều kiện kinh tế – xã hội
Hệ thống nông lâm kết hợp có thể được phân chia theo tình trạng và mục tiêu sản xuất như:
- Sản xuất hàng hóa: khi mà hệ thống cho đầu ra là các sản phẩm khác nhau bán ra thị trường
- Tự cung, tự cấp: khi hệ thống sử dụng đất sản xuất cung cấp các sản phẩm dung
trong gia đình như thỏa mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho nông hộ.
- Trung gian cả hai mục đích: hệ thống sản xuất để thỏa mãn cả nhu cầu tại chỗ của
nông hộ và sản xuất hàng hóa cho thị trường.
Hơn nữa, các yếu tố dân sinh xã hội và văn hóa cũng ấn đinh những nét riêng lẻ cho
từng hệ thống kỹ thuật nông lâm kết hợp. Tại một địa điểm đồng nhất về các yếu tố tự nhiên,
sinh thái, một kỹ thuật như VAC có thể được phân biệt khác nhau do được áp dụng bởi tình
trạng kinh tế (giàu, trung bình hay nghèo) của nông hộ hoặc do các nhóm dân khác nhau (dân
tộc ít người ở địa phương, người Kinh ở đồng bằng, người di cư ở các vùng khác...).
3.2.5. Các hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới
3.2.5.1. Hệ thống nông lâm kết hợp kết hợp cây gỗ, cây bụi, dây leo
- Phương thức bỏ hóa để cải thiện đất ở các khu vực có hoạt động du canh. Ở phương
phức nông lâm kết hợp này các loài cây nông lâm kết hợp được trồng mới hoặc để lại sinh
trưởng trong suốt thời kỳ bỏ hóa.
- Phương thức Taungya có ở tất cả các vùng có trồng rừng. Đây là phương thức mà
cây gỗ kết hợp với cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu của việc thiết lập rừng trồng.
- Phương thức trồng xen cây theo hàng: các loài cây gỗ ở phía ngoài, cây nông
nghiệp ở giữa. Bố trí các băng hoặc tiểu vùng, được thực hiện ở những vùng ẩm hoặc hơi ẩm,
áp lực dân số cao, đất dễ bị thoái hóa.
- Vườn cây nhiều tầng: kết hợp nhiều loài cây nhiều tầng, mật độ không có sự bố trí
trước. Ở những vùng có đất màu mỡ; khả năng lao đông tốt, dân số đông.
- Cây đa tác dụng trên đất canh tác: cây gỗ rải rác ngẫu nhiên, tùy theo các kiểu hệ
thống trên đê, đập, nền đất cao hoặc ranh giới các lô đất, cánh đồng. Phương thức này áp dụng
với tất cả các vùng sinh thái, đặc biệt trong canh tác để sinh sống kết hợp chăn nuôi
- Kết hợp các cây trồng: nhiều tầng, hỗn giao dày, hỗn giao theo kiểu luân phiên,
những cây che bong cho cây trồng, hoặc che bong phân tán, xen canh với cây nông nghiệp.
Phương thức kết hợp các cây trồng thường thấy ở các hệ thống sản xuất nhỏ phục vụ kinh tế,
các vùng ẩm hoặc bán ẩm. 31
- Vườn gia đình: các loài cây trồng khác nhau được kết hợp trồng nhiều xung quanh
nhà. Phương thức này xuất hiện ở tất cả các vùng sinh thái, đặc biệt nơi dân số đông.
- Cây gỗ cải tạo và bảo vệ đất: trên các bờ đất có các băng cỏ, các cây gỗ cải tạo đất.
Phương thức này xuất hiện trên các vùng cao đất dốc, đất chua, kiềm và cát di động.
- Đai bảo vệ chắn gió và các hàng cây: các cây gỗ trồng xung quanh đất canh tác
hoặc xung quanh các lô đất, ở các vùng đất dốc và có gió hại.
- Cung cấp chất đốt: trồng kết hợp các loại cây lấy củi mọc nhanh trên hoặc xung
quang đất dốc, phương thức này có thể có trong tất cả các vùng sinh thái.
3.2.5.2. Hệ thống kết hợp lâm nghiệp và chăn thả gia súc
- Phương thức kết hợp cây gỗ với đồng cỏ chăn nuôi, có ở những vùng đồng cỏ rộng
và chăn nuôi phát triển. Đây là phương thức kết hợp cây gỗ rải rác không có thứ tự hoặc được
sắp xếp theo hệ thống ở các bãi cỏ hoặc đồng cỏ.
- Phương thức kết hợp cây họ đậu và chăn nuôi: sản phẩm từ những cây có lá giàu
đạm cho gia súc trên đất nông nghiệp hoặc các bãi cỏ rộng để chăn thả. Thường ở các vùng có
diện tích đất bình quân đầu người cao.
- Cây trồng và đồng cỏ cho gia súc: ở những vùng có áp lực dân số về đất canh tác
thấp như: chăn nuôi dưới tán rừng dừa ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương.
3.2.5.3. Hệ thống kết hợp nông – lâm – súc.
- Phương thức kết hợp vườn hộ và chăn nuôi gia súc: kết hợp cây gỗ và cây ăn quả
nhiều tầng. Chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình. Có ở tất cả các vùng sinh thái nơi có mật độ dân số cao.
- Các hàng rào cây thân gỗ đa tác dụng: các hàng rào cây thân gỗ cho súc vật gặm,
cung cấp thảm mục, phân xanh, bảo vệ đất… Xuất hiện ở các vùng ẩm và bán ẩm ướt có địa hình cao và dốc.
3.2.5.4. Các hệ thống khác
- Phương thức kết hợp cây gỗ với nuôi ong: kết hợp các loài cây gỗ có hoa cung cấp
mật và nuôi ong, khả năng thích ứng của phương thức này tùy thuộc vào sự thuận lợi của nghề nuôi ong.
- Lâm nghiệp và nuôi thủy sản: trồng các cây xung quanh ao cá, lá, quả, cây có thể
dung làm thức ăn cho cá. Phương thức này thích ứng ở các vùng đất thấp.
- Các lô đất trồng cây đa dạng: Cây trồng với nhiều mục đích khác nhau (lẫy gỗ, thức
ăn gia súc, bảo vệ hoặc cải tạo đất). Phương thức này biến động ở các vùng khác nhau.
3.3. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở VIỆT NAM
Phương thức sử dụng đất ở nước ta rất đa dạng với nhiều quy mô khác nhau, điều đó
phản ánh tập quán canh tác của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng dân cư và điều kiện tự nhiên,
xã hội của từng khu vực nhất định. Ngoài ra, phạm vi, mức độ đầu tư, quản lý và mục tiêu sản
xuất của mỗi hệ thống nông lâm kết hợp còn phụ thuộc vào chủ thể quản lý sử dụng đất đai
trong khu vực. Từ thực tế đó, một số học giả như: Hoàng Hòe, Nguyễn Đình Hường, Nguyễn
Ngọc Bình,... đã tập hợp các mô hình nông lâm kết hợp điển hình ở Việt Nam và bước đầu có
những đánh giá khả năng áp dụng và hiệu quả của các mô hình này. Các tác giả đã phân chia
các vùng hoạt động nông lâm kết hợp chính trên cơ sở phân chia vùng địa lý tự nhiên để xác
định khả năng thực hiện ở các vùng như sau:
- Vùng ven biển: với các mô hình trồng các loại cây ngập mặn, chịu phèn và các vùng cát di động.
- Vùng đồng bằng: là các mô hình VAC, mô hình trồng cây phân tán, đai rừng phòng
hộ, vườn nhà, vườn cây ăn quả, trang trại. 32
- Vùng đồi và trung du: chủ yếu là vườn rừng, VAC, RVAC, trang trại, rừng phòng hộ ven khe suối,...
- Vùng núi cao: với các mô hình luân canh rừng – rẫy, Taungya, chăn thả dưới tán
rừng , canh tác nông nghiệp trên ruộng bậc thang, rừng phòng hộ đầu nguồn, RVAC...
Cùng như quan điểm của ICRAF các tác giả trên đã thống nhất một hệ thống nông
lâm kết hợp bao gồm 3 thành phần:
+ Cây thân gỗ sống lâu năm + Cây thân thảo + Vật nuôi
Kết hợp phân tích các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trên với các đặc điểm tự
nhiên và kinh tế - xã hội ở Việt Nam, các hệ canh tác nông lâm kết hợp ở nước ta được phân
chia làm 8 hệ thống chính. Các canh tác= là các Theo nguyên tắc phân loại này, các hệ canh tác, các phương thức nông lâm kết hợp ở
Việt Nam có thể tóm tắt như sau:
3.3.1. Hệ canh tác nông lâm kết hợp:
Mục tiêu của hệ canh tác này là sản xuất nông nghiệp; các loài cây gỗ kết hợp ở các
phương thức cụ thể trong hệ thống nhằm phát huy các tác dụng phòng hộ của cây lâm nghiệp
như chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, hạn chế xói mòn... Về nguyên tắc, các cây thân gỗ
lâm nghiệp không được làm giảm năng suất cây nông nghiệp. + Luân canh rừng, rẫy + Đai chống xói mòn + Đai chắn gió hại + Đai chắn sóng
3.3.2. Hệ canh tác lâm nông kết hợp:
Trong hệ canh tác này, mục tiêu lâm nghiệp là chính: cung cấp gỗ, tre, nứa... cây
nông nghiệp có tác dụng hỗ trợ cho cây lâm nghiệp và giải quyết một phần lương thực, thực
phẩm thiếu hụt. Mặt khác, các cây nông nghiệp có tác dụng hạn chế cỏ dại, xói mòn và gián
tiếp bảo vệ các cây lâm nghiệp.
+ Xen cây lương thực, thực phẩm, dược liệu giai đoạn trước khi rừng khép tán
+ Xen cây lương thực, thực phẩm, dược liệu sau khi rừng khép tán
+ Xen cây lương thực, thực phẩm, dược liệu trong cả hai giai đoạn trước và sau khi rừng khép tán.
3.3.3. Hệ canh tác nông lâm súc kết hợp:
Hệ canh tác được áp dụng ở quy mô rất khác nhau. Các cây gỗ thường được trồng
phân tán trên các bãi chăn thả hoặc trồng trên ranh giới các ô đất với tác dụng bảo vệ cho
ruộng lúa, hoa màu, hoặc các bãi cỏ. Ở một số địa phương kết hợp trồng luồng với chăn nuôi
đại gia súc (trâu, bò..) như ở Thanh Hóa, Hòa Bình, ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhân dân còn
nuôi hươu để lấy nhung, ở nhiều tỉnh người dân kết hợp nuôi dê dưới tán rừng trồng, ở Tây
Nguyên đồng bào dân tộc còn thuần hóa và nuôi voi.
+ Lâm súc kết hợp với nông nghiệp + Nông lâm súc kết hợp
+ Chăn thả dưới tán rừng
+ Đồng cỏ xen cây gỗ che bóng
3.3.4. Hệ canh tác các loài cây thân gỗ đa tác dụng:
Trong hệ thống canh tác này việc tuyển chọn các loài cây có nhiều tác dụng phải dựa
vào kinh nghiệm và truyền thống canh tác của nhân dân của từng địa phương. Ngoài những
tác dụng có giá trị như cung cấp thực phẩm, chất đốt, gỗ gia dụng, dược liệu, thương phẩm... 33
Các loài cây này còn có tác dụng đặc biệt quan trọng là cải tạo đất, hạn chế xói mòn và cải
thiện môi trường sinh thái. Vì vậy, đây là môt hệ thống canh tác đòi hỏi có sự kết hợp chặt
chẽ giữa biện pháp kỹ thuật thâm canh trong nông nghiệp với các quy luật kết cấu cây lâm
nghiệp về mặt không gian và thời gian.
+ Cây công nghiệp thân gỗ sống lâu năm + Cây ăn quả thân gỗ
+ Rừng cung cấp thực phẩm, dược liệu, củi, thức ăn gia súc.
3.3.5. Hệ canh tác lâm ngư kết hợp:
Rừng ngập mặn Việt Nam có tới 30 loài cây cho gỗ, củi, 21 loài cây làm dược liệu,
21 loài cây có hoa nuôi ong mật, 14 loài cây cho ta nin, 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất,
(Phan Nguyên Hồng, 1999). Rừng ngập mặn (Mangrove) là một hệ sinh thái chuyển tiếp giữa
hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ sinh thái này rất lớn và
phong phú. Các trạng thái rừng ngập mặn được đánh giá là môi trường tốt nhất để nuôi trồng
thủy hải sản. Phát huy thế mạnh này, ngoài những giá trị cung cấp, các cây gỗ rừng ngập mặn
còn có giá trị phòng hộ và mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù
sa bởi có cấu tạo của hệ rễ + Rừng tràm + cá + ong
+ Rừng ngập mặn + hải sản
3.3.6. Hệ canh tác lâm ngư nông:
Trong quá trình diễn thế rừng ngập mặn, rừng tràm (Melaleuca leucadedron) được
coi là giai đoạn cuối cùng khi đất không chịu ảnh hưởng của thủy triều và đã rắn chắc lại,
nhưng hàng năm vẫn bị ngập nước vào mùa lũ, đất ở giai đoạn này thường có pH rất thấp và
độ nhiễm mặn cao. Thực vật ưu thế là cỏ năn (Elecocharis dulis).
Ở hệ canh tác này người ta đã cải tạo đất bằng cây tràm với hệ thống kênh, mương
dẫn nước ngọt để nuôi tôm cá, vừa Trong các khu vực rừng tràm còn có thể kết hợp nuôi ong. Ngoài cây tràm một số loài cây gỗ
khác như bạch đàn trắng (Eucalyptus spp); điều (Ancardium Occdentale)... cũng được trồng trên các bờ kênh. + Rừng tràm + lúa nước
+ Rừng tràm + cây gỗ + hải sản
3.3.7. Hệ canh tác kinh doanh Ong mật và các cây thân gỗ:
Hệ thống kinh doanh này không chỉ áp dụng riêng ở các vùng ngập mặn, rừng tràm,
mà còn được áp dụng rất hiệu quả ở các vùng phân bố các loài cây ăn quả trồng tập trung, như
các vườn vải thiều ở Bắc Giang...
3.3.8. Hệ canh tác nông lâm ngư súc kết hợp trên địa bàn rộng:
Đây là một hệ thống canh tác kết hợp nhằm tận dụng một cách triệt để tiềm năng sản
xuất của một vùng (có thể là các đơn vị hành chính: huyện, xã, thôn) thậm chí là từng quả đồi.
Vấn đề là để có được sự cân bằng sinh thái trong cả khu vực phải xuất phát từ mối quan hệ
tương tác giữa các hệ sinh thái với nhau. Trong mối quan hệ này để thiết lập nên cân bắng
sinh thái nói chung, các cây lâm nghiệp (hay nói đúng hơn là hệ sinh thái rừng) phải giữ vai
trò chủ đạo. Để làm được điều này vấn đề quy hoạch sản xuất tổng thể và tổ chức lại sản xuất
trên vùng lãnh thổ cụ thể là rất quan trọng (hệ canh tác).
3.4. NÔNG LÂM KẾT HỢP TRÊN CÁC VÙNG KINH TẾ – SINH THÁI VIỆT NAM
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, chỉ có một hệ canh tác bao gồm một tổ hợp vật
nuôi và cây trồng thích hợp mới có khả năng sử dụng hiệu quả cao các điều kiện tự nhiên của
từng vùng lãnh thổ và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của vùng đó. Điều đó có nghĩa là 34
sản xuất nông lâm nghiệp bao giờ cũng gắn với vùng kinh tế - sinh thái, chỉ có như vậy mới
tạo ra cho cây trồng và vật nuôi đạt năng suất và chất lượng cao, đồng thời quá trình sản xuất
mới ổn định và hiệu quả.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thực bì...) và các yếu tố kinh tế - xã
hội (mật độ dân số, tập quán canh tác, thị trường...) các nhà khoa học nông lâm nghiệp đã
phân chia nước ta thành 8 vùng kinh tế - sinh thái nông lâm nghiệp: vùng núi Bắc Bộ, vùng
Trung du Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc
điểm chính và hướng sản xuất của từng vùng như sau:
3.4.1. Vùng núi Bắc Bộ
Bao gồm 10 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Cao
Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Tại đây, diện tích tự nhiên là 7,94 triệu ha, là vùng có diện tích lớn nhất trong 8 vùng
(chiếm 24,1% diện tích của cả nước), độ che phủ rừng 40,6% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2003) nhưng địa hình phức tạp, đất dốc chiếm chủ yếu, giao thông kém phát triển.
Đây cũng là địa bàn sinh sống chủ yếu của các dân tộc ít người phía Bắc. Các dân tộc khác
nhau cư trú ở các rẻo cao khác nhau theo kiểu phân tầng từ thung lũng ven suối đến độ cao
hơn 2000m. Trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật nói chung của vùng còn thấp. Địa hình
trong toàn vùng tất cả đều là núi, đặc biệt có dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ với những đỉnh cao
nhất nước (3000m). Tỉ lệ rừng che phủ hiện nay là còn thấp, trong vùng núi Bắc Bộ có một
vấn đề nổi cộm về sử dụng đất rừng, đó là phương thức canh tác canh= không chỉ có ở vùng núi Bắc Bộ, mà có ở các vùng đồi núi khắp cả nước. Du canh ở
Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất là du canh truyền thống, ở đây du canh gắn liền với du cư, khi di
chuyển vị trí nương rẫy người dân di chuyển cả nhà ở. Đây là phương thức canh tác rất lạc
hậu gắn liền là đời sống thấp, tạm bợ và thường gặp ở các dân tộc ít người như H’Mông, Dao.
Nhóm thứ hai là du canh không du cư, nơi trồng trọt thay đổi còn nhà ở cố định. Phần
lớn đây cũng là những dân tộc ít người sống ở các làng bản.
Nhóm thứ ba là ruộng đất cố định, thường là trồng lúa. Để bổ sung cho nhu cầu lương thực họ trồng thêm ngô,
sắn hoặc rau quả ở nương rẫy. Trước đây kiểu canh tác bổ sung này hạn chế về quy mô nhưng
với sức ép tăng dân số nó trở thành phổ biến ở nhiều vùng khắp Việt Nam nhiều đồi núi đã bị
mất hết độ màu mỡ đến mức không thể trồng trọt hàng năm được.
Ở vùng núi Bắc Bộ du canh thuộc nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai là chủ yếu. Khi mật
độ dân số rất thấp, du canh tỏ ra vẫn có tác dụng nhất định để đảm bảo cuộc sống của người
dân mà không phải đầu tư nhiều trong điều kiện của người dân sống cách biệt với các trung
tâm kĩ thuật và dịch vụ, giao thông lại cực kì khó khăn. Mặt khác nó cũng không làm tổn hại
nhiều đến đất rừng do thời gian bỏ hoá rất dài (10 đến 15 năm) đủ để có thể phục hồi lại được
độ phì của đất rừng đã bị mất do xói mòn và canh tác nông nghiệp nhờ vào cây rừng thứ sinh
mọc lên nhanh chóng trên diện tích đó. Nhưng khi sức ép dân số tăng lên, thời gian bỏ hoá bị
rút ngắn đi rất nhiều, việc canh tác liên tục với sự trả lại cho đất rất ít, cộng với mưa mùa
nhiệt đới đã làm suy giảm độ phì của đất theo đó là sản lượng cây trồng bị giảm sút. Như vậy
lại phải phát quang nhiều diện tích hơn để đủ bù số lương thực bị giảm năng suất, dẫn đến
vòng quay <đất nghỉ= càng ngắn hơn, cứ như vậy hình thành cái vòng luẩn quẩn không thể
thoát ra khỏi. Hiện nay, có hiện tượng di cư tự phát của đồng bào dân tộc ít người ở vùng núi
Bắc Bộ vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Nguyên nhân chính là do đất đai của họ bị
nghèo xấu đi không thể canh tác được nữa, họ kéo cả bản vào các vùng đất mới hoang vu, 35
rừng rậm của Tây Nguyên để khai hoang trồng trọt. Như vậy chu trình mới của lối canh tác cũ lại bắt đầu ở đây.
Ở vùng núi Bắc bộ, đất bằng trồng lúa rất hiếm, vì thế để đảm bảo lương thực người ta
phải canh tác ở đất dốc là điều không thể tránh khỏi và trải qua quá trình lâu đời lối canh tác
nương rẫy trở thành tập quán ăn sâu vào đời sống đồng bào các dân tộc ở đây. Chính vì vậy ý
muốn loại bỏ phương thức được. Có lẽ tốt hơn cả là đồng thời với cuộc vận động định canh, định cư chúng ta phải chấp
nhận canh tác nương rẫy trong một thời kì, nhưng cần có qui hoạch để tránh phát quang ở khu
vực đầu nguồn, ở đỉnh núi, đường dông. Đồng thời, hướng dẫn người dân biết gieo hạt hoặc
trồng cây con, các cây họ đậu dạng cây bụi ngay sau khi kết thúc chu kì sản xuất để bảo vệ và
cải tạo đất, làm như vậy có thể rút ngắn được thời gian <đất nghỉ=, có nghĩa là giảm được diện
tích phát quang; tiến tới áp dụng phương thức Taungya để đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ
vừa chuyển thu nhập chủ yếu bằng sản phẩm lâm nghiệp trong đời sống của người dân miền
núi ở những nơi đủ điều kiện (vốn trồng rừng, thị trường tiêu thụ lâm sản...).
Do điều kiện đất rộng nên một thế mạnh của vùng núi Bắc Bộ là có thể thực hiện hệ
thống lâm súc. Ngoài việc chăn thả trâu bò dưới tán rừng tự nhiên của các hộ gia đình vốn đã
có truyền thống ở đây, việc chăn nuôi gia súc lớn qui mô tập trung là có cơ sở. Muốn vậy phải
có qui hoạch trồng rừng kết hợp với đồng cỏ chăn nuôi, nên chọn những khu vực có độ dốc
dưới 200 thiết kế các băng cây rừng, giữa các băng cây này trồng các thảm cỏ để tổ chức chăn
thả theo phương thức luân phiên. Đồng thời dành ra những lô trồng cỏ thâm canh làm nơi
chuyên cắt thức ăn bổ sung tại chuồng. Có thể dùng các cây họ đậu thân gỗ (như keo dậu, keo
lá phượng, keo lá tràm,...) trồng làm các hàng rào phân lô đồng cỏ thay thế cho các hàng rào
dây thép gai vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất vừa làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Ngoài
ra một vấn đề quan trọng khác trong chăn nuôi tập trung là xác định tập đoàn giống cỏ. Hiện
nay có một số giống cỏ thích hợp cho vùng này là cỏ voi, cỏ ghine, cỏ stylo, cỏ Mộc Châu, cỏ
lông ruzi, cỏ tín hiệu, cỏ lông humi,…
Đồng bào các dân tộc miền núi thường không có vườn nhà, mọi thứ phục vụ cho sinh
hoạt như rau, quả,... đều ở nương rẫy, điều này gây lãng phí sức lao động và thời gian. Trong
điều kiện đất rộng cần phát triển loại hình RVAC để tạo ra một hệ sinh thái khép kín. Ở đây
rừng (R), tốt nhất là rừng tự nhiên được giữ lại trên đỉnh núi có tác dụng phòng hộ giữ đất, giữ
nước, đồng thời là nơi cung cấp củi cho từng gia đình trong quá trình chăm sóc, làm giàu rừng
và cũng là nơi để chăn thả gia súc lớn dưới tán rừng.
Ở những nơi có điều kiện, nên phát triển loại hình ruộng bậc thang chỉ nên ở giữa
sườn núi trở xuống đến chân núi, còn phần trên đỉnh núi cần để lại rừng tự nhiên hoặc rừng trồng các loài cây gỗ.
Ở vùng núi Bắc Bộ có thể phát triển nuôi ong. Tuy nhiên, ở đây nguồn hoa rải rác và
nhất là giao thông khó khăn nên không phát triển đàn ong qui mô lớn mà chỉ nên phát triển
nuôi ong hộ gia đình là phù hợp.
Nhờ có tính chất phi địa đới trên núi cao ở Tây Bắc và Hoàng Liên Sơn có điều kiện
trồng các cây ăn quả á nhiệt đới và ôn đới như mơ, đào, mận, lê,...tạo thành hàng hoá trao đổi
làm phong phú thêm các sản phẩm hoa quả ở nước ta. Các loài cây này có thể phát triển cả ở
vườn nhà, vườn rừng. Đồng thời ở đây cũng có điều kiện trồng các loại rau ôn đới như su hào,
súp lơ, đậu côve, bao gồm cả khâu kinh doanh giống cung cấp cho cả nước. Dưới tán rừng
trên núi cao có thể phát triển các loại dược liệu như tam thất, sâm, đỗ trọng, thục địa, thảo
quả...Ngoài ra ở từng khu vực còn có các loài cây đặc sản như trồng quế dưới tán rừng ở Yên
Bái, trồng hồi ở Lạng Sơn, nuôi thả cánh kiến đỏ ở Sơn La, Lai Châu...
Có thể nói vùng núi Bắc Bộ có tiềm năng tự nhiên rất lớn để phát triển nông lâm kết
hợp, nhưng khó khăn ở vùng này cũng không phải ít. Để có thể thực hiện nông lâm kết hợp ở 36
vùng này trên diện rộng và phổ biến ngoài vấn đề kỹ thuật ra còn cần đầu tư phát triển về cơ
sở hạ tầng như giao thông, liên lạc...và các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp để kích thích
tính tích cực, ham muốn làm giàu của người dân, đặc biệt là người dân tộc ít người.
3.4.2. Vùng trung du Bắc Bộ
Với tổng diện tích 2,3 triệu ha (chiếm 7,1% diện tích cả nước) độ che phủ rừng
32,1% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). Vùng này bao gồm 7 tỉnh: Quảng
Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình hình thành một
vành đai quanh châu thổ sông Hồng.
Ở đây có cả những cánh đồng lúa nước, cả những đồi độc lập và các dãy đồi liên tục.
Tài nguyên rừng còn lại rất ít. Những đồi trọc là điểm đặc trưng gây ấn tượng mạnh ở nhiều
vùng. Các đồi này bị canh tác quá mức đã tạo ra vấn đề sinh thái môi trường với tốc độ xói mòn rất mạnh.
Những vùng đồi này đã từng có rừng rậm che phủ, cho đến tận cuối năm 50 ở đây vẫn
chỉ thưa thớt người dân tộc thiểu số. Từ năm 1954 trở đi Nhà nước khởi xướng chương trình
di dân từ vùng đồng bằng sông Hồng đông đúc tới vùng trung du thưa dân này. Những người
dân khai hoang vốn đã quen với lối canh tác trên đất bằng, ở trung du họ gặp một môi trường
mới, việc canh tác trên đất dốc là điều mới mẻ với họ, do đó người dân vẫn áp dụng những kỹ
thuật sản xuất ở đất bằng cho vùng trung du. Vì thế ruộng lúa nước và vườn nhà ở trung du tỏ
ra vẫn có chu trình dinh dưỡng có hiệu quả. Nhưng tình hình ở trên các vùng đất dốc hoàn
toàn ngược lại. Trước hết rừng bị phá đi để lấy gỗ, củi và lấy đất trồng trọt. Đất đồi thường
được sử dụng theo kiểu bóc lột để trồng sắn, khoai,...để chăn thả trâu bò và lấy củi đun. Khi
dân số tăng lên, đất đồi càng được sử dụng liên tục quá mức dẫn đến xói mòn nghiêm trọng
không thể canh tác được.
Để giải quyết tình trạng này cùng với việc nhanh chóng chia đất và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các vườn rừng, trang trại lâm
nghiệp của các hộ gia đình với việc hướng dẫn trồng các loài cây đa mục đích vừa bảo vệ và
cải tạo đất vừa cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau.
Khuyến khích phát triển các loại hình VAC hoặc RVAC, ở đây thường không có rừng
tự nhiên nên bố trí rừng trồng ở trên phần đỉnh đồi để giữ đất, nước, phần sườn đồi trồng các
loài cây ăn quả thân gỗ lâu năm để trong quá trình chăm sóc sẽ cải tạo được đất nhanh chóng.
Đây là vùng cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp (gỗ trụ mỏ, gỗ nguyên liệu giấy
sợi, ván nhân tạo). Trên diện tích trồng rừng công nghiệp nên kết hợp trồng xen dưới tán hoặc
trồng xen theo băng các loài cây họ đậu thân bụi hoặc thân gỗ để phục hồi môi trường sinh
thái được nhanh chóng. Ở những nơi đất còn tốt có thể áp dụng phương thức Taungya là hợp
lý với các loài cây công nghiệp theo hướng kết hợp giữa các loài cây công nghiệp dài ngày
(chè, cọ, sơn,...) và cây chịu bóng dưới tán (dứa, sả, hương bài, gừng, riềng...) góp phần phục
hồi môi trường sinh thái của vùng.
3.4.3. Vùng châu thổ Sông Hồng
Bao gồm 9 tỉnh – thành phố: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình, Hà Tây, Hà Nội và Hải Phòng, diện tích tự nhiên 1,27 triệu ha (chiếm 3,8% diện tích cả nước)
Vùng này là nơi đông dân cư nhất của cả nước nên diện tích bình quân đầu người rất
thấp. Mạng lưới giao thông phát triển, các cơ sở kỹ thuật và dịch vụ tương đối thuận lợi, trình
độ khoa học kỹ thuật của vùng này vào loại nhất nước.
Đất đai phì nhiêu và bằng phẳng nên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu đảm bao cung
cấp lương thực và thực phẩm cho nhiều vùng, có thể nói đây là Chính do đất đai quý hiếm như vậy cho nên sản xuất nông lâm kết hợp ở đây trước hết phải
tận dụng mọi khả năng ưu thế về lao động, vật tư, kỹ thuật và thị trường. Cần đẩy mạnh phát 37
triển loại hình VAC theo hướng nuôi trồng các giống cây và con quý hiếm có giá trị cao và
tạo ra chu trình sinh học khép kín nhằm giữ vệ sinh môi trường.
Cần tận dụng đất đai mọi chỗ, ven dường đi, dọc bờ kênh, bờ mương,...để trồng cây
phân tán, vừa có tác dụng chắn gió, cải tạo điều kiện tiểu khí hậu, vừa cung cấp gỗ củi cho
vùng đồng bằng đông dân vốn thiếu nhiều chất đốt, thường phải sử dụng các sản phẩm phụ
của nông nghiệp như rơm, rạ đáng ra cần được hoàn trả lại cho đất để giúp cho việc duy trì và cải thiện muà màng.
Ngoài ra, ở vùng đồng bằng sông Hồng do có nguồn hoa tương đối tập trung và điều
kiện giao thông thuận lợi cho việc di chuyển đàn ong theo nguồn hoa cho nên có thể phát triển
nuôi ong quy mô tập trung.
Ở tuyến ven biển cần sử dụng đất đai theo tuần tự diễn biến: lấn lấn lấn lấn Lúa cói tôm Rừng ngặp biển mặn
Trong đó việc trồng rừng ngập mặn ở vành đai ngoài cùng trên đất ngập có tác dụng
nhiều mặt (giữ đất đẩy nhanh tốc độ lấn biển, phòng hộ, để biển tạo môi truờng sống cho các
loài thuỷ sinh, cung cấp gỗ, củi, phân xanh, cân bằng sinh thái).
3.4.4. Vùng Bắc Trung Bộ
Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế. Tổng diện tích là 5,15 triệu ha (chiếm 15,6% diện tích cả nước) độ che phủ rừng
44% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003)
Tất cả các tỉnh trong vùng đều nằm trải dài từ ven biển đến núi cao trên biên giới với
Lào. Cho nên điều kiện địa hình sinh thái ở đây rất đa dạng có đầy đủ các tuyến địa hình.
Vùng này cũng là vùng ẩm ướt, với lượng mưa cao (như ở Huế đạt xấp xỉ 3000mm/năm); tài
nguyên rừng tự nhiên còn khá phong phú cả về số lượng và chất lượng.
Trên tuyến ven biển của vùng này đa phần là sự hiện diện của cồn cát, đầm phá. Vì
thế, sản xuất nông lâm nghiệp ở đây trước hết phải là trồng rừng phòng hộ cải tạo đất cát, tiến
tới có thể trồng cỏ để chăn nuôi trâu bò và trồng các loài cây nông nghiệp (khoai lang, đậu,
lạc,...) để có sản phẩm lương thực thực phẩm, ngoài ra tận dụng mặt nước để nuôi tôm cá nước lợ.
Trong tuyến nội đồng cần phát triển mạnh VAC ở các hộ gia đình với các loài cây đa
tác dụng vừa cho sản phẩm vừa cải tạo đất và cung cấp chất đốt trong vùng. Đồng thời đẩy
mạnh trồng cây phân tán góp phần phòng chống gió bão thường xuyên xảy ra ở vùng này.
Ở tuyến đồi núi cần đẩy mạnh áp dụng hệ thống lâm súc, đặc biệt là việc nuôi hươu ở
các hộ gia đình vốn đã có truyền thống và kinh nghiệm lâu năm ở vùng này để tận dụng được
chất xanh thô của rừng và các phụ phẩm nông nghiệp tạo ra hàng hoá chất lượng cao.
Đây cũng là vùng có thể trở thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công
nghiệp mía đường, công nghiệp thực phẩm như mía, chè, dứa và nhất là cây lạc vốn có truyền
thống từ lâu. Ngoài ra ở một số địa điểm đất đỏ bazan (Phủ Quì, Do Linh.) có thể trồng các
cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao như cà phê, hồ tiêu, cao su... theo phương thức Taungya.
3.4.5. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Gồm 8 tỉnh và thành phố: Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên 4,37 triệu ha (chiếm
13,3% diện tích cả nước), độ che phủ rừng 31,8% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003) 38
Trừ Quảng Nam, còn lại các tỉnh trong vùng đều rất hẹp nằm kẹp giữa biển và cao
nguyên, đây cũng là vùng khô nhất nước.
Diện tích rừng che phủ toàn vùng là 31,8% thấp hơn vùng Bắc Trung Bộ nhưng chất
lượng rừng còn khá tốt với các loài gỗ quí (Huỷnh, Cẩm lai, Mun, ...). Cho nên cần tập trung
kinh doanh rừng tự nhiên bằng các phương thức trồng rừng dưới tán rừng hoặc trồng theo
băng kết hợp các loài cây che bóng với các loài cây bản địa hoặc phát triển lâm sản ngoài gỗ
dưới tán rừng nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng của rừng.
Do đặc điểm tự nhiên của vùng mà các loài cây trồng khác hẳn với phía Bắc. Ở đồng
bằng ven biển nổi bật lên là loài cây dừa có thể trồng theo phương thức phân tán hoặc tập
trung và kết hợp với các loại cây ăn quả khác, ở khu vực đồi núi có thể phát triển trồng các
cây công nghiệp dài ngày như điều ở các vườn nhà, vườn rừng hoặc trồng xen các loài cây
công nghiệp như hồ tiêu, đỗ tương.
Đồng bào dân tộc ít người ở vùng cao cũng không có tập quán sử dụng phân bón,
không có vườn nhà và cũng canh tác theo kiểu du canh, cho nên cần hướng dẫn xây dựng các
kiểu RVAC với các loài cây công nghiệp và cây ăn quả đặc trưng của miền Nam. Đặc biệt ở
một số khu vực (Trà My, Phước Sơn) người dân có kinh nghiệm trồng quế dưới tán rừng thứ
sinh, nên cần khuyến khích phát triển mặt hàng có giá trị xuất khẩu này. Đồng thời đẩy mạnh
áp dụng phương thức Taungya để có thể chấm dứt nạn du canh với các loài cây nông nghiệp
phù hợp với thói quen tiêu dùng của các dân tộc ít người ở vùng này như cao lương, kê, mạch,
ngô. Ở miền đồi núi việc chăn nuôi trâu bò là nhu cầu thiết yếu của nông dân. Nhưng cần
chấm dứt lối chăn thả tự nhiên gây ảnh hưởng đến rừng và đất đai bằng biện pháp xây dựng
các đồng cỏ chăn nuôi theo các phương thức sau:
- Hệ thống bãi cỏ lâm sinh, tức là xen kẽ các băng cây rừng với các ô cỏ, băng cỏ.
- Trồng hỗn hợp cỏ với các loài cây họ đậu.
- Trông luân canh giữa cỏ và các loài cây họ đậu.
Tuỳ theo điều kiện đất đai mà áp dụng phương thức chăn thả luân phiên hay nuôi tại
chuồng. Phương thức nuôi tại chuồng có ưu điểm là tốn ít đất, bảo vệ được đất tốt hơn nhưng
lại tốn công lao động.
3.4.6. Vùng Tây Nguyên
Gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên
5,44 triệu ha, chiếm 16,6% tổng diện tích cả nước, độ che phủ rừng 57,6% (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2003) vùng này là nơi mật độ dân thấp nhất Việt Nam, trong đó có
nhiều người di cư từ nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp.
Phần lớn diện tích của vùng là những vùng đồi gợn sóng thoai thoải ở độ cao 500 -
1000m so với mặt biển. Đây là vùng đất đỏ bazan lớn nhất cả nước, với hơn 1,7 triệu ha. Cho
nên vùng này có tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp rất lớn. Nhưng khó khăn của vùng là có
mùa khô hạn kéo dài và khá sâu sắc nên cần giải quyết vấn đề thuỷ lợi để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Tây Nguyên có tỷ lệ rừng che phủ lớn nhất nước với nhiều loài gỗ quý và các lâm sản,
động vật rừng khác. Thế mạnh của vùng là các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, hồ
tiêu, cao su. Các cây công nghiệp ngắn ngày như: đỗ đậu các loại, lạc thầu dầu, dâu tằm,
bông. Các loại cây này có thể trồng ở vườn nhà, vườn rừng, đồn điền. Với phương thức trồng
xen canh gối vụ, phương thức Taungya cho kết quả rất tốt.
Ở Tây Nguyên các kiểu thảm thực vật rừng thưa tự nhiên như rừng khộp (với thành
phần cây họ Dầu là chủ yếu), rừng thông dưới tán rừng đều có thảm cỏ tự nhiên phát triển tốt.
Chứng tỏ sự thích nghi sinh thái của chúng cho nên cần xây dựng hệ thống lâm súc kết hợp.
Tuy nhiên các loài cỏ tự nhiên mọc dưới tán rừng thưa chủ yếu là cỏ cứng, sắc giá trị dinh
dưỡng thấp, ít thích hợp cho chăn nuôi như cỏ tranh, cỏ kiên ngâu, cỏ phao lưới. Có thể thay 39
thế bằng các loại cỏ mềm, chất lượng cao như cỏ voi cỏ ruzi, ghinê và các loại cây họ đậu,
khả năng phát triển chăn nuôi sẽ tăng lên.
Ngoài ra, ở một số khu vực trong vùng có truyền thống chăn nuôi thuần dưỡng các
loài thú kinh tế như voi, nai, cần duy trì và phát triển.
Trên diện rộng rừng gỗ kinh tế cần sử dụng các loài cây bản địa như các cây họ dầu
trồng kết hợp theo băng với các cây cải tạo đất, che bóng như muồng đen, keo, bời lời...
3.4.7. Vùng Đông Nam Bộ
Với tổng diện tích 2,35 triệu ha (chiếm 7,1% diện tích cả nước) độ che phủ rừng
16,7% ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003) vùng này nằm trên địa phận của 6
tỉnh - thành phố: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Riạ - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng Đông Nam Bộ có dạng đồng bằng thềm và bán bình nguyên cao 100 - 200m so
với mặt nước biển nên thoát nước tốt, đất đai phần lớn là phù sa cổ đất xám và một phần đất
đỏ bazan. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế nông lâm nghiệp
hiện đại, cơ giới hoá.
Thế mạnh của vùng là phát triển cây công nghiệp, hiện tại diện tích cây công nghiệp
của vùng là lớn nhất cả nước (9,3 vạn ha) cây công nghiệp dài ngày gồm có cao su, cà phê,
dừa, đào lộn hột, hồ tiêu. Cây công nghiệp ngắn ngày gồm lạc, đậu tương, mía, đay, cọ dầu.
Việc trồng xen các cây công nghiệp dài ngày có thể thực hiện ở cả vườn nhà, vườn rừng và các đồn điền.
Cây ăn quả vùng này có diện tích lớn thứ hai sau vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cho nên có thể phát triển các cây ăn quả nhiệt đới đặc trưng ở đây trở thành nguồn hàng hoá xuất khẩu.
Rừng trồng kinh tế phát triển mạnh các cây cho gỗ lớn đặc biệt là tếch, theo phương
thức Taungya với các cây công nghiệp ngắn ngày và trồng hỗn giao với cây họ đậu thân gỗ
như keo, so đũa, hoặc các cây họ dầu với các cây che bóng ban đầu.
3.4.8. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Gồm 12 tỉnh - thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh
Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang.
Diện tích tự nhiên của vùng là 4,16 triệu ha (chiếm 12,4% diện tích cả nước) độ che phủ rừng
5,0% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003)
Đây là vùng đồng bằng thấp, độ cao trung bình chỉ 2m so với mặt nước biển. Về mùa
khô thuỷ triều xâm nhập sâu nên nước mặn ảnh hưởng đến 1/3 diện tích châu thổ. Về mùa
mưa do không có đê nên hàng năm nước sông Cửu Long vẫn tràn bờ làm ngập một vùng rộng
lớn hơn 1 triệu ha, vì vậy, công tác thuỷ lợi ở đây phải chống được ngập úng trong mùa mưa,
chống được sự khan hiếm nước ngọt trong mùa khô đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập vào sâu
của nước mặn. Nhưng vấn đề đặt ra không ít phức tạp vì vùng sinh lũ nằm ngoài lãnh thổ Việt
Nam. Việc cải tạo đất cũng gặp nhiều khó khăn vì vùng này nói chung bằng phẳng, nhưng địa
hình và đất đai thay đổi tuỳ nơi. Có thể phân ra các vùng sau: Vùng bị ngập sâu, vùng ít bị
ngập, vùng không ngập nước, vùng đất phèn và vùng đất mặn.
Vùng bị ngập sâu có thể chìm dưới 2m nước về mùa lũ, nằm về phía Tây Long Xuyên,
Cao Lãnh. Đất chỉ khô ráo từ tháng 1 đến tháng 4. Do đó nhân dân ở đây có truyền thống sạ
lúa nổi. Biện pháp chính để cải tạo vùng bị ngập sâu là phải đắp đê ngăn lũ. Hướng dẫn sản
xuất nông lâm kết hợp ở đây chủ yếu là áp dụng hệ thống lâm ngư, phát triển trồng cây phân
tán trên các bờ kênh rạch.
Vùng không bị ngập có diện tích rộng hơn 800.000ha nằm về phía đông con đường từ
Vĩnh Long đến Cần Thơ thuộc địa phận các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang,
Cửu Long. Vùng này, đất đai phì nhiêu, dễ canh tác khiến cho nó trở thành vựa lúa của cả 40
nước. Ở đây có diện tích vườn cây ăn quả lớn nhất (gần 10 vạn ha) cho nên thế mạnh trước
hết là phát triển VAC. Cây công nghiệp dài ngày, nhất là dừa rất phát triển, ngoài ra còn các
cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc, vừng; có thể trồng xen canh gối vụ trên các
diện tích vườn nhà, ruộng.
Tại đây nước và đất đều chứa sunfat nhôm và sunfat sắt, khi bị thuỷ phân sẽ cho axit
sunfuric làm đất rất chua, độ pH ≤ 4, có khi ≤3, ngoài ra còn có mùi hôi và độc tố của H 2S.
Muối phèn rất dễ di động vì thế hàm lượng của nó trong đất thường thấp vào mùa mưa và cao
vào mùa khô. Biện pháp cải tạo chính vùng này là khoanh vùng, dùng nước mưa hoặc thuỷ lợi
để rửa phèn, đồng thời bón vôi và apatit. Đất phèn có độ phì tiềm năng cao có thể áp dụng
biện pháp công trình là lên các ngư sẽ cho năng suất cao.
Hình 3.1. Sếu đầu đỏ (Grus antigone Blanford) ở Vườn quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp
Hướng sản xuất nông lâm kết hợp ở đây chủ yếu là áp dụng hệ thống nông lâm ngư
với các loài cây trồng rừng chính là tràm kết hợp với sạ lúa, nuôi cá, trên đất phèn nếu lên líp
có thể trồng thành rừng bạch đàn trắng kết hợp với trồng sắn, dứa cũng có kết quả tốt. Ngoài
ra cần phát triển trồng cây phân tán và VAC với các loài cây ăn quả phong phú của miền
Nam. Tại vùng này có thể phát triển nuôi ong cho hiệu quả cao do có nguồn hoa tập trung.
Vùng đất mặn nằm từ cửa sông Vàm Cỏ đến tận duyên hải Hà Tiên. Hướng sử dụng tự nhiên
có lợi nhất là bảo vệ vùng đất mặn với hệ sinh thái rừng ngập mặn (là hệ sinh thái có năng
suất tự nhiên cao nhất). Tại đây có thể phát triển trồng các loại cây nước mặn (đước, vẹt,
trang, bần...) kết hợp với nuôi thuỷ hải sản. Đặc biệt là có thể nuôi các loài bò sát như trăn,
rắn, rùa và bảo vệ hệ sinh thái đặc trưng là các do có nguồn hoa phong phú của rừng ngập mặn và rừng tràm.
3.5. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG 3.5.1. Khái niệm
Hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống là những là hệ thống canh tác được phát
triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến ở 41
các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ thống
Nông lâm kết hợp truyền thống là các kiểu canh tác nông lâm kết hợp được phát triển bởi
chính người dân ở tại địa phương.
Mặc dù nông lâm kết hợp là môn học còn mới mẽ, nhưng nó thực sự là một kiểu canh
tác đã được nông dân áp dụng từ lâu. Nhiều kỹ thuật nông lâm kết hợp đã tồn tại, thử nghiệm
và chấp nhận bởi nông dân địa phương qua hàng nghìn năm. Thí dụ chúng ta có thể xác định
loài cây trồng, vật nuôi và sự phối hợp loài thích hợp cho một hoàn cảnh nào đó bởi người
dân ở một số địa phương. Cho nên, chúng ta cần tổng kết và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống.
Các yếu tố để xem xét một hệ thống là truyền thống/ bản địa bao gồm:
- Hệ thống được tồn tại từ lâu.
- Hệ thống có sức sản xuất cao.
- Hệ thống được chấp nhận bởi cư dân địa phương vì nó phù hợp với tập quán, tín
ngưỡng và suy nghĩ của họ.
Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, các cộng đồng dân cư, dân tộc ít người đã
và đang sinh sống tại các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, nơi giao thông liên lạc khó khăn,
chính họ là những người tiên phong trong việc hình thành các kỹ thuật nông lâm kết hợp mang tính truyền thống.
3.5.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống
3.5.2.1. Hệ thống bỏ hóa/ nương rẫy cải tiến
Đây là hình thức lâu đời của nông lâm kết hợp lâu đời, nhằm khắc phục khó khăn của
canh tác nương rẫy (Vergara, 1982), thật ra kiểu canh tác này không có ý nghĩa bỏ hóa đất mà
đất cũng được phát, đốt và "trỉa" hạt trong vài năm sau đó ngừng canh tác một số năm tạo
điều kiện thuận lợi để rừng phục hồi độ phì đất (cho đất mảnh đất này sang mảnh đất khác theo thời gian đã được suy tính trước. Kỹ thuật này tỏ ra
bền vững qua nhiều năm. Mấu chốt cho sự bền vững của kỹ thuật canh tác này là thời gian
ngừng canh tác để độ phì của đất được phục hồi. Thời gian bỏ hoá dài ngắn phụ thuộc vào
quỹ đất. Nếu thời gian bỏ hoá quá ngắn hệ thống canh tác sẽ bị suy thoái dần. Rừng Chặt - đốt Cây nông nghiệp Bỏ hoá Đất phục hồi Vòng quay 1 Vòng quay 2
Hình 3.2. Bỏ hóa để cải tạo phục hồi đất 42
Nhiều cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam có kiểu canh tác nương rẫy với giai
đoạn bỏ hóa khá dài so với giai đoạn canh tác. Ví dụ người Stieng, Chil, K’hor, M’nông,
Jarai, K’tu ... ở Tây Nguyên thường xem rẫy bỏ hóa của họ như nơi dự trữ rau, trái cây, lương
thực, thuốc trị bệnh ... và họ thường xuyên lui tới để thu lượm sản phẩm trên đất bỏ hóa.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất canh tác ngày càng ít khi dân số càng tăng, các cộng
đồng dân cư thường cải tiến kiểu canh tác của họ để đối phó, hệ thống cải tiến bỏ hóa của
người Thái ở Sơn La là một ví dụ. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, độ phì của đất suy giảm
nhanh, bỏ hóa ngắn lại, kéo dài thời gian canh tác, người Thái ở Sơn La đã trồng thành công
loài keo vào vụ ngô hoặc lúa nương cuối giai đoạn canh tác. Với cách làm này người dân đã
rút ngắn được thời gian bỏ hóa ngoài ra còn khai thác được keo làm cột nhỏ, củi đun, lá và
cành nhánh nhỏ làm phân xanh và xây dựng các rào chắn cơ giới theo đường đồng mức.
Chức năng chủ yếu của rào cản cơ giới là chống xói mòn và được xác định như là một
chỉ tiêu thời gian canh tác (chừng nào hàng rào này bị mục nát thì dừng canh tác). Kết quả của
kỹ thuật này được thể hiện trên sức sinh trưởng và năng suất cao hơn của các loại hoa màu nông nghiệp trồng xen. Ưu điểm
- Trồng cây thân gỗ họ đậu cố định đạm vào đất bỏ hóa nhờ đó rút ngắn đáng kể thời gian bỏ hóa.
- Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả (không đốt).
- Hình thành dần các bờ đất ổn định mặt dốc. Hạn chế
- Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn cơ giới.
- Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu được dùng để làm hàng rào chắn cơ giới nhiều
hơn để làm chất đốt.
Cây họ đậu được trồng vào vụ cuối của giai đoạn canh tác
Chặt cây trên đất bỏ hóa để xây
dựng rào cản cơ giới theo đường đồng mức
Cây hoa màu nông nghiệp được trồng vào cuối thời kỳ bỏ hóa
Độ phì suy kiệt sau vài năm canh tác, yêu cầu bỏ hóa đất
Hình 3.3. Sơ đồ thời gian của kỹ thuật bỏ hóa cải tiến của người dân tộc Thái ở Sơn La
3.5.2.2. Các hệ thống nhiều tầng truyền thống
3.5.2.2.1. Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang:
Hệ thống rừng và lúa trồng theo bậc thang được áp dụng một số nơi của vùng núi Bắc
Bộ của Việt Nam (Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang...) và ở vùng Banaue, Philipin. Đây là 43
những nơi nổi tiếng về phong cảnh của hàng loạt các bậc thang lúa nước ở sườn dốc. Năng
suất lúa ở đây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ thống này đã tồn tại hàng ngàn năm nay.
Ở những nơi đất có tầng đá mẹ bền vững, ít bị sạt lở người dân tạo ruộng bậc thang để
canh tác ổn định. Kỹ thuật này hạn chế được xói mòn và chủ động được nước. Quản lý nước
là một yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác này, người dân địa phương thường chú trọng
phát triển các hệ thống dẫn nước từ cao xuống thấp. Hơn nữa, người dân còn biết cách dùng
nước như là nguồn dẫn nhập các chất dinh dưỡng cho hệ thống. Rừng trong hệ thống này
đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ và điều hòa nguồn nước cung cấp cho các ruộng bậc
thang, chống xói mòn và sạt lở đất.
Ngoài ra nó còn cung cấp nguồn lâm sản ngoài gỗ như củi, tre, mây, thuốc vv. Vì vậy
mà cộng đồng địa phương luôn quan tâm, quản lý và bảo vệ các mảng rừng đầu nguồn này. Ở
nhiều nơi, những khu rừng này được xem như là bản mệnh của cộng đồng và mọi sự vi phạm
vào rừng đều phải chịu những hình phạt rất hà khắc theo qui định của thôn bản. Ưu điểm
- Tạo ra một hệ thống sử dụng đất bền vững
- Từng bước biến đất dốc thành ruộng trồng lúa nước và các hoa màu khác. Hạn chế:
Rất tốn công lao động trong việc xây dựng và duy trì hệ thống
Chỉ áp dụng được ở những vùng có nguồn nước tự nhiên.
Hình 3.4. Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang
3.5.2.2.2. Vườn hộ truyền thống.
Vườn hộ là một trong những phương thức nông lâm kết hợp truyền thống rất phổ
biến, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và trung du, nơi có đất canh tác hạn chế.
Trong vườn hộ, các thành phần cây lâu năm, cây ngắn ngày, vật nuôi, và thủy sản
được kết hợp hài hòa tận dụng có hiệu quả khả năng sản xuất của đất. Không gian trên mặt đất
được tận dụng triệt để và phát huy một cách tối đa thời gian và nguồn lao động trong gia đình
để sản xuất lương thực thực phẩm và thu nhập cho gia đình. Vườn hộ không chỉ có hiệu quả
kinh tế xã hội mà còn mang nghĩa bảo tồn sinh thái môi trường, cảnh quan nên đã được người
dân không ngừng xây dựng, duy trì và phát triển. Các hệ thống vườn hộ ở Việt Nam rất phong
phú và đa dạng thay đổi theo điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán truyền thống ... a. Vườn rừng: 44
Vườn rừng là những khu đất được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả
theo hướng thâm canh để cung cấp nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao. Vườn rừng có
diện tích biến động từ 0,3 - 0,5 ha, có khi lên đến vài ba ha, gắn với đất thổ cư của gia đình.
Vườn rừng thường có cấu trúc một tầng cây gỗ chính được trồng thuần loài. Ngoài ra
còn có tầng thấp trồng xen dưới tán hay tầng thảm tươi tự nhiên được duy trì bảo vệ giữ lại.
Tầng cây chính: tùy theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền thống
của từng vùng cũng như nhu cầu của thị trường, người nông dân thường chọn lựa một trong
những loài sau đây để trồng trong vườn rừng của mình. Các loại tre trúc để cung cấp vật liệu
làm nhà, đồ dùng và nguyên liệu cho một số sản phẩm thủ công (tre diễn ở Phú Thọ; luồng ở
Thanh Hóa, Hòa Bình; Trúc cần câu ở Cao Bằng, Bắc Cạn; Tre gai và Vầu ở nhiều nơi). Các
loại cây đặc sản có giá trị cao, cung cấp tinh dầu, dầu, nhựa phục vụ công nghiệp và xuất khẩu
như Quế ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam; Trám ở Phú Thọ; Giẻ ở Bắc Giang, Cao Bằng;
Cọ và Mỡ ở Phú Thọ, Tuyên Quang; Bời Lời ở Gia Lai; Trẩu, Sở và Bạch đàn, Giẻ, Trám ;
Điều ở Đông Nam Bộ, Dừa ở Bình Định, Cam Ranh, Bến Tre, vv.
Tầng cây thấp: thường được trồng kết hợp để tận dụng đất đai và năng lượng mặt trời,
sản xuất thêm lương thực, thực phẩm, cây dược liệu, thức ăn gia súc và các sản phẩm có giá
trị khác hay có tác dụng phù trợ cho cây trồng chính. Ví dụ cây nông nghiệp ngắn ngày cho
lương thực, thực phẩm như sắn, lúa, các loại đậu đỗ; cây dược liệu cho hoa củ quả như gừng,
nghệ, ớt, sa nhân, dứa vv.; cây làm phân xanh và làm thức ăn gia súc như cốt khí, đậu triều, keo dậu ... Ưu điểm
- Vườn rừng bao gồm các loài cây bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện sinh
thái và đất đai của địa phương.
- Duy trì và phát triển được tầng cây thấp có tác dụng phù trợ cho tầng cây chính.
- Góp phần tạo dựng môi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây
trồng. Bảo tồn được nguồn tài nguyên đất và nước.
- Các hộ gia đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản
phẩm hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập cho gia đình và có nguồn đầu tư trở lại cho cây
trồng. Điều hòa được lợi ích trước mắt và lâu dài.
Hình 3.5. Rừng luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) ở Thanh Hoá 45 Hạn chế
- Công việc chuẩn bị đất tốn nhiều công lao động. Việc làm đất và trồng cây lâm
nghiệp dễ làm hư hại thực bì tự nhiên. Xói mòn đất dễ xảy ra trong những năm đầu, ảnh
hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng về sau.
- Xây dựng vườn rừng thường ít được các hộ nghèo chấp nhận vì chu kỳ sản xuất cây
lâm nghiệp dài và đầu tư vốn, lao động cao.
b. Vườn cây công nghiệp:
Vườn được trồng các loài cây công nghiệp theo hướng thâm canh. Vườn thường có
diện tích 0,5 đến vài ha. Phần lớn diện tích dành cho cây công nghiệp kết hợp với cây đa mục
đích để che bóng chắn gió và tận dụng các sản phẩm khác. Nhà ở hoặc chuồng trại và vườn
rau quả ở nơi thấp hơn, gần hoặc xa vườn nhưng có điều kiện nước và đường đi lại thuận lợi
cho sinh hoạt và giao lưu hàng hóa.
Vườn cây công nghiệp được tạo lập theo kiểu nông trại hay rừng đồn điền để kinh
doanh những sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao. Kết cấu của vườn thường gồm một
tầng cây để sản xuất hàng hóa chính và một tầng cây có ý nghĩa sinh thái phụ trợ, như một hệ
thống gồm: Sầu riêng, cà phê và keo dậu,…
Tầng cây kinh tế: bao gồm các loài cây cà phê, ca cao, chè, cao su, điều ... ở vùng
thấp hơn còn có hồ tiêu, dâu tằm. Cây thường được trồng thành hàng hoặc băng theo đuờng
đồng mức. Giữa các hàng cây trong những năm đầu thường được trồng các loài nông nghiệp
ngắn ngày như lúa, lạc, đậu đỗ, ớt, gừng ... để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và che phủ đất.
- Tầng cây sinh thái: được trồng để che phủ đất, hạn chế dòng chảy bề mặt, che bóng,
giữ ẩm và điều tiết nước cho cây trồng chính. Các loài cây thường được sử dụng là các loại
muồng, keo, đậu chàm, so đũa ... Những năm gần đây một số vườn hộ đã mạnh dạn đưa các
loài cây ăn quả có giá trị như sầu riêng, chôm chôm ... cây đặc sản như quế, bời lời ...vào
trồng kết hợp trong các vườn cây công nghiệp để vừa phát huy hiệu quả sinh thái, phòng hộ
vừa tăng cao đáng kể nguồn thu nhập. Đặc biệt trong các vườn trồng hồ tiêu, một số loài cây
cao, thân thẳng, tán hẹp, sinh trưởng nhanh như cây lòng mức, vông, gòn gai, dừa, cau, trám
trắng, cóc rừng, so đo thuyền, muồng vàng ... được trồng làm giá bám sống cho hồ tiêu.
Ở một số nơi người ta còn trồng muồng đen, keo lá tràm, bồ kết ... với mật độ dày
hoặc kết hợp với các loài cây đa mục đích khác để làm hàng rào xanh bảo vệ chống gia súc và chắn gió. Ưu điểm
- Việc chọn loài cây và bố trí kết hợp các loài với nhau đã đáp ứng được cả hai nhu
cầu về kinh tế và sinh thái một cách hiệu quả.
- Kết hợp trồng được các loài cây lương thực, thức ăn gia súc trong những năm đầu
tạo lập vườn để đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời phát huy được hiệu quả bảo tồn đất và nước. Hạn chế:
- Đòi hỏi đầu tư lớn về vốn, lao động, kỹ thuật vì vậy các nông hộ ít khả năng áp dụng.
- Tập trung với quy mô lớn dễ gây ra dịch bệnh trên diện rộng, mức độ rủi ro tương
đối cao do giá cả các mặt hàng xuất khẩu thường biến động.
c. Vườn cây ăn quả:
Vườn cây ăn quả là một hệ thống sử dụng đất truyền thống gắn liền với đất thổ cư.
Vườn cây ăn quả thường có kết cấu 3 tầng theo chiều thẳng đứng để tận dụng tối đa nguồn
năng lượng mặt trời trên đơn vị diện tích.
- Tầng I: Các cây gỗ cao, to, ưa sáng mạnh và cho quả như sầu riêng, dừa, xoài, mít,
vải, nhãn v.v… nhằm che bóng cho những loài cây bên dưới, cung cấp các sản phẩm có giá trị
kinh tế khác và cải tạo độ phì đất nhờ vật rụng của chúng. 46
Hình 3.6. Rừng cao su (Hevea brasiliensis Muell- Arg) ở Đắk Lắk
- Tầng II: Các cây gỗ có kích thước trung bình, chịu bóng, tán lá rậm, tỉa cành chậm
và cho quả như: Măng cụt, dâu gia, hồng xiêm, cam, na, chanh, ổi ...
Chọn loại cây trồng cho các tầng trên với những đặc điểm sau: + Đa dụng
+ Hệ rễ ăn sâu nhưng không phát triển ngang quá mạnh
+ Cây cố định đạm càng tốt
+ Tán nhỏ, thưa, nhẹ, không che bóng quá nhiều
- Tầng III: Các cây có kích thước thấp, nhỏ, luôn nằm ở tầng thấp, có khả năng chịu
bóng như bòng bon, chuối, me rừng, ca cao, dâu tây, dứa, hồ tiêu, sắn dây vv. Dọc bờ kênh,
mương các loài cây đa dụng như dừa, phi lao, điền thanh được trồng để kết hợp lấy quả, củi
đun, làm nấm, lấy hoa làm thức ăn hoặc kết hợp nuôi ong. Dưới kênh mương trồng các loài
khoai nước và nuôi thả các loại cá ăn tạp như cá tra, cá trôi, rô phi ... Ưu điểm
- Vườn cây ăn quả thường được tạo lập theo cấu trúc nhiều tầng, rậm, kín tán thường
xanh. Do vậy đã sử dụng một cách có hiệu quả đất canh tác, bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái, tạo nên được cảnh quan tươi đẹp.
- Đa dạng hoá các loài cây trồng, cung cấp sản phẩm hàng hoá và hạn chế các rủi ro về
sinh học và thị trường. Hạn chế
- Nếu chọn và bố trí cây trồng không phù hợp có thể dẫn đến hiệu tượng canh trạnh về
ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước trong đất cũng như các chất kìm hãm sinh trưởng (phytonxít)
- Đòi hỏi đầu tư lớn, kể cả công lao động.
- Kỹ thuật gây trồng khá phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, hạn chế ở vùng cao.
d. Hệ thống Vườn Ao Chuồng (VAC).
Viết tắt VAC theo ba chữ cái đầu của tiếng việt là làm vuờn (V) để trồng cây kết hợp
với ao (A) để nuôi trồng thủy sản và (C) là chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Hệ thống VAC thường gặp ở cả vùng đồng bằng, trung du và vùng cao ở Việt Nam.
Đặc điểm của hệ thống VAC là: 47
- Đất phù sa không bị ngập nước hoặc được đắp cao tránh úng nước trong mùa mưa.
- Đất bằng hoặc dốc nhẹ ở chân đồi núi, có đủ nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Diện tích: phổ biến là 500 - 1000 m2/hộ, có nơi lên đến 2000 - 5000 m2 trong đó diện
tích làm nhà ở, chuồng trại và ao chiếm từ 200 - 300 m2 phần đất còn lại để làm vườn.
- Vườn thường có nhiều tầng:
+ Tầng trên thường là các loài cây thân gỗ đa dụng sống lâu năm hay cây ăn quả có
tán lá cao, rộng và ưa sáng. Các loài cây được trồng phổ biến trong vườn hộ có đến 30 ư 40
loài, hay gặp nhất là mít, vải, nhãn, xoài, chôm chôm, cam, bưởi, vú sữa, trám ...
+ Tầng dưới có các cây lấy quả, củi hoặc làm dược liệu, hương liệu và chúng thường
có khả năng chịu bóng và ưa ẩm. Tầng này có thể có rất nhiều loài, phổ biến nhất có dứa,
gừng, nghệ, ớt, dong riềng, ...
Ngoài ra, trong vườn nhà cũng có dành ra những đám đất nhỏ làm vườn rau xanh với
nhiều loài khác nhau để phục vụ cho bữa ăn và cuộc sống hàng ngày cho gia đình như: rau
muống, rau ngót, các loại cải, su hào, bắp cải, xà lách, cà chua, ớt, tỏi, hành, rau thơm, rau
mùi, húng, mùi tàu, rau ngổ, thìa lìa, tía tô, kinh giới, đinh lăng, bạc hà, hương nhu ...
- Ao cũng được sử dụng theo nhiều tầng như:
+ Mặt nước được thả các loài bèo lục bình, bèo cái, bèo hoa dâu và các loài rau muống
+ Bên trên mặt nước được tận dụng làm giàn cho các loại bầu, bí, mướp, đậu ván, thiên lý ...leo bám.
+ Ven bờ ao trồng các loại rau chịu ngập như rau muống, dọc mùng, khoai nước ...
+ Bờ ao trồng các loại củ từ, khoai lang, khoai môn, lạc ...
- Chuồng thường có hai loại:
+ Chuồng lớn nuôi các loại đại gia súc như heo, trâu, bò được xây thành hai ngăn, một
ngăn để nuôi và một ngăn để chứa thức ăn thừa và phân.
+ Chuồng nhỏ để nuôi các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng ...
Hình 3.7. Mô hình Vườn – Ao – Chuồng 48
Đặc biệt xung quanh vườn ao chuồng nhà nào cũng có một hàng rào xanh bao bọc để
bảo vệ. Hàng rào xanh cũng thường có kết cấu hai tầng, gồm những loài cây đa tác dụng lấy
gỗ, củi và các lâm đặc sản khác. Thường gặp cây tầng trên có các loài như xoan, gạo, phi lao,
bạch đàn, bồ kết ... tầng dưới là các loài mây, dâu tằm,...
+Dưới nước nuôi các loại thủy sản, có gần 20 loài cá, ếch, tôm, cua đã được sử dụng, phổ
biến nhất là các loài cá trắm, trôi, rô phi, mè ... Ưu điểm
- VAC là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất. Các thành phần trong trong hệ thống này
có mối quan hệ qua lại như vườn trồng cây vừa để lấy sản phẩm dùng cho người, vừa tạo thức
ăn chăn nuôi và thủy sản dưới ao, đồng thời để bảo tồn đất và nước; chuồng để chăn nuôi lấy
thịt, lấy phân bón cho cây và làm thức ăn cho cá; và sau cùng ao không chỉ để nuôi trồng thủy
sản mà còn là nơi dự trữ nguồn nước tưới cho cây trong vườn và làm vệ sinh cho vật nuôi.
- VAC là một hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả về sử dụng không gian và các
tầng đất. Nó không chỉ giúp cho mỗi gia đình sản xuất ra lương thực, thực phẩm tăng nguồn
dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày mà còn cung cấp củi đun, các nguyên liệu để phát triển các
nghề thủ công truyền thống, tăng nguồn vui, giải trí thông qua lao động và tiếp xúc với thiên nhiên. Hạn chế
- Đòi hỏi nông dân phải có kinh nghiệm và kỹ năng tổng hợp về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
- Diện tích đất hẹp là một hạn chế để phát triển VAC theo hướng hàng hoá.
e. Hệ thống Rừng vườn ao chuồng (RVAC):
Hệ thống này thực chất là hệ thống VAC cải tiến và đã được phát triển khá lâu tại một
số địa phương vùng đồi núi, trong đó có sự kết hợp giữa rừng, vườn cây ăn quả, ao cá và vật
nuôi. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn loài cây trồng là:
+ Điều kiện đất đai, khí hậu nơi gây trồng.
+ Điều kiện kinh tế, nhu cầu và nguồn lao động của nông hộ.
+ Kỹ năng và kiến thức của người dân.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Ưu điểm
- Bền vững về mặt sinh thái và kinh tế
- Có khả năng chống chịu và giảm các rủi ro về sinh học và kinh tế
- Gia tăng mối quan tâm của người dân đến quản lý bảo vệ rừng.
- Góp phần duy trì và bảo vệ được tính đa dạng sinh học.
- Giảm sức ép của việc gia tăng dân số lên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, củi đun, thức ăn, sinh tố ..., tạo thêm việc
làm, tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông thôn.
- Giữ gìn được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền. Hạn chế
- Thiếu các kiến thức về kỹ thuật và tài chính
- Thiếu cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa đã cản trở sự phát triển của hệ thống
- Quyền sử dụng đất chưa rõ ràng và đáp ứng kịp thời
f. Hệ thống Rừng - hoa màu - lúa nước:
Hệ thống này thường được xây dựng ở các khu vực cảnh quan đồi núi rộng lớn. Rừng
tự nhiên hay rừng trồng ở đỉnh đồi được quản lý bởi lâm trường hoặc cộng đồng địa phương.
Thông thường, một hệ thống thủy lợi được xây dựng để đưa nước tưới về trồng rau màu trên
ruộng bậc thang và canh tác lúa nước ở thung lũng. 49
Hình 3.8. Hệ thống rừng – hoa màu – lúa nước Ưu điểm:
- Việc sắp xếp theo không gian giữa các thành phần rừng, hoa màu và lúa nước giúp
chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nhờ vậy cả khu vực được quản lý sử dụng đất một cách thích hợp.
- Tạo nên một hệ thống nông lâm kết hợp sử dụng đất bền vững trên cảnh quan của
khu vực. - Đa dạng hóa các sản phẩm địa phương, tăng cường khả năng bảo tồn đất và nước. Hạn chế:
- Hệ thống cần mối liên hệ và hợp tác tốt giữa nông dân, hợp tác xã và cơ quan lâm
nghiệp hoặc các nhóm cộng đồng quản lý rừng với các nhóm sở thích khác.
Nhận định về các hệ thống nhiều tầng truyền thống:
- Các cộng đồng dân tộc địa phương thường xem và đánh giá rừng một cách tổng hợp
chứ không chỉ quan tâm vào cây gỗ, khác với các nhà lâm nghiệp chỉ chú ý vào các loài cây
có giá trị kinh tế dẫn đến độc canh trong trồng rừng và trồng trọt. Vì thế, người dân địa
phương quản lý rừng tổng hợp theo giá trị nhiều mặt của nó.
- Các hệ thống này có mức đa dạng sinh học cao vì đó là biện pháp nhằm làm giảm đi
sự rủi ro trong sản xuất đồng thời đảm bảo được an toàn lương thực tại chỗ. Tuy vậy, hệ
thống vẫn chưa quan tâm nhiều đến các loài cây đa dụng. Điều này cần được chúng ta quan
tâm hơn để nghiên cứu và phát triển các loài cây trên để giới thiệu cho các cư dân địa phương.
3.6. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CẢI TIẾN.
Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến thường được phát triển và giới thiệu cho một
vùng nào đó bởi các nhà kỹ thuật bên ngoài, vì thế nó khác với các hệ thống được phát hiện
do chính nông dân tại địa phương. Các hệ thống cải tiến thường đơn giản hơn về mặt số loài
cây trồng và mức độ đa dạng sinh học so với các hệ thống truyền thống.
Hiện nay tại Việt Nam cũng như các nước ở vùng Đông Nam Á có rất nhiều hệ thống
kỹ thuật nông lâm kết hợp sử dụng đất cải tiến được giới thiệu để áp dụng. Mặc dầu các kỹ
thuật này đã và đang chứng tỏ khả năng phát triển tốt khởi đầu, nhưng chúng ta cần nghiên 50
cứu và theo dỏi chi tiết hơn, đặc biệt là các điểm mạnh, yếu, cơ hội và đe doạ của chúng để có
thể nhân rộng và áp dụng lâu dài. Một số hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến có triển vọng
được giới thiệu dưới đây.
3.6.1. Hệ thống canh tác xen theo băng:
Canh tác xen theo băng là một hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm việc trồng các hàng
cây làm ranh (thường theo hướng Đông-Tây) và canh tác hoa màu ở đường băng giữa hai hàng
ranh. Các hàng ranh thường rộng một mét, được cấu tạo bởi một hoặc hai hàng cây thân gỗ
sống lâu năm và định kỳ được cắt tỉa để tránh che bóng cây hoa màu. Cây trồng trên hàng ranh
có nhiệm vụ tạo môi trường thuận lợi cho hoa màu sinh trưởng tốt, cung cấp chất hữu cơ cho
đất nhờ vào vật rụng của chúng đồng thời sản xuất gỗ, củi và các công dụng khác cho nông trại.
Hình 3.9. Trồng xen theo băng
3.6.1.1. Hệ thống kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc:
Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc của viết tắt là SALT 1 (Sloping
Agricultural Land Technology). Trường hợp này, hàng cây làm ranh được bố trí trồng theo
đường đồng mức và khoảng cách của 2 hàng thay đổi theo độ dốc của đồi dốc nhưng chỉ giới hạn giữa 2 đến 6 m.
Đặc điểm cơ bản của việc trồng hàng ranh theo đường đồng mức là hạn chế xói mòn
đất, lưu giữ lại lượng đất mặt bị cuốn trôi tại chân các hàng cây, làm giảm vận tốc của dòng
chảy bề mặt và quan trọng nhất là cung cấp phẩm vật xanh cắt được cho đất để phục hồi và
giữ gìn độ phì của đất. Sau vài năm hệ thống sẽ hình thành dần các bậc thang.
Kỹ thuật SALT1 có một số ưu điểm sau
- Bảo tồn đất và nước trên đất dốc: các hàng cây ranh họ đậu và hoa màu được canh
tác theo đường đồng mức đã kiểm soát sự xói mòn đất do nước. Nhiều thí nghiệm (Cuevas và
Samson, 1982 tại Makiling; Lasco R, 1987 tại Jalajala; Rijal và Tepatiya, 1984 tại Bicol) đã
chứng minh rằng sự hiện diện của các đường ranh làm giảm một cách có ý nghĩa mức độ xói
mòn và giảm tương đối hơn đối với lượng nước chảy bề mặt. Thí nghiệm khác của Lasco đã
chứng minh rằng trong mô hình SALT 1 với cây hàng ranh là keo dậu lượng đất bị xói mòn
không khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức trồng các loài hoa màu khác nhau nên nông
dân có thể chọn lựa bất kỳ loại hoa màu nào để canh tác. Watson và Laquihon đề nghị trồng 51
hàng ranh gồm hai hàng cây nhằm tăng hiệu quả giảm lượng xói mòn. Mặc dầu vẫn còn có
nhiều ý kiến khác về điểm lợi ích này như nhận xét rằng canh tác xen theo băng một mình nó
không đủ để giảm hiệu quả lượng nước chảy trên bề mặt đất cũng như lượng đất bị xói mòn,
hoặc trong phạm vi rộng thì canh tác xen băng theo đường đồng mức một mình không đủ để
bảo vệ có hiệu quả cả vùng lưu vực nước như thảm thực vật rừng nhiệt đới, nhưng đa số mọi
người đều đồng ý cho rằng các đường ranh có khả năng giảm thiểu lượng xói mòn đáng kể.
Điều này được xác nhận qua hiện tượng các bậc thang tự hình thành sau khi mô hình SALT 1
được xây dựng vài năm.
- Phục hồi độ phì của đất: một loạt thí nghiệm canh tác xen theo băng được tiến hành ở
Nigeria (Kang et al, 1984, 1985) cho thấy như sau:
+ Sử dụng lá cây keo dậu phủ đất đã gia tăng đáng kể sức giữ nước của đất mặt, gia
tăng lượng nước hữu hiệu cho cây trồng góp phần tăng năng suất hoa màu vào cuối mùa mưa.
+ Sử dụng các phẩm vật cắt từ hàng ranh làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong
đất, thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật đất, tạo nên lớp che tủ bề mặt chống lượng bốc
thoát hơi nước, và cải tạo được lý tính của đất.
+ Với sự đóng góp các lượng cắt tỉa từ hàng ranh cây ranh đồng mức đất sẽ được cung
cấp trở lại chất dinh dưỡng và thay đổi các chỉ tiêu hoá tính đất như khả năng trao đổi các
cation trong đất, hàm lượng phần trăm bazơ trong đất cao hơn.
Nhiều kết quả thí nghiệm khác cũng chứng tỏ lợi ích trên như một hệ thống canh tác
xen theo băng với cây keo dậu chủng K - 28 trên đất cát Entisol, khoảng cách hàng ranh 4 m
đã sản xuất được 15 đến 20 tấn lá tươi (tương đương 5 đến 6,5 tấn chất khô) trên một ha, với
số lần cắt 5 lần/ năm. Theo Watson và Laquihon ở Bansalan Minđanao, Philippin vật liệu cắt
từ cây keo dậu trong mô hình SALT 1 đã sản xuất đến 20,37 tấn /ha/ năm cành lá tươi, tương
đương với: 292Kg N, 344 Kg P2O5 và 123 Kg K2O. Ở Visca sử dụng vật liệu tủ từ cây anh
đào giả (Gliricidia sepium) trong mô hình canh tác xen theo băng với lúa đã gia tăng độ pH
đất, hàm lượng chất hữu cơ, lân và kali (Gonzal và Raros, 1987). Việc sử dụng vật liệu cắt tỉa
các loài cây anh đào giả (Gliricidia sepium), keo dậu (Leucaena leucocephala), so đũa
(Sesbania grandiflora) ...ở một số khu thử nghiệm đã có ảnh hưởng cải thiện về các tính chất
của đất và năng suất của hoa màu trồng xen (Lasco, 1991).
- Năng suất và thu nhập của nông trại:
Mặc dầu diện tích đất dành để canh tác hoa màu sẽ giảm đi 20% do xây dựng các hàng
cây ranh nhưng về lâu dài năng suất hoa màu sẽ ổn định và tăng dần. Thí dụ ở Cebu, Philipin
năng suất ngô được ghi nhận tăng từ 300 lên đến 1500kg hạt/ ha do độ phì của đất được cải
thiện và giảm xói mòn đất sau 4 năm xây dựng kỹ thuật này. Các kết quả khác từ Philippin
cũng cho biết năng suất ngô tăng lên gấp bốn lần (từ 500 lên 2000kg/ ha) với kỹ thuật trồng
xen theo băng. So sánh sản lượng hoa màu ở nơi sử dụng thuần lá cây keo dậu làm phân xanh
đã cho thấy năng suất tăng gấp đôi so với nơi không bón phân (2,7 tấn/ ha so với 1,3 tấn/ ha).
Tại Jalajala, Rizal, Rodel Lasco, 1987 đã tiến hành nghiên cứu cho biết năng suất của sắn 7,95
tấn/ ha và đậu phụng 810,8 Kg/ ha ở nơi canh tác theo băng mặc dù vẫn áp dụng các kỹ thuật
canh tác truyền thống của người dân tộc tương đương với năng suất bình quân của hai loài
hoa màu này tại các nơi canh tác thâm canh.
Xét về thu nhập của nông trại, khởi đầu thu nhập giảm do diện tích canh tác giảm, tuy
nhiên thu nhập sẽ tăng dần do độ phì của đất được cải thiện theo thời gian. So với các hệ
thống nông lâm kết hợp khác, kỹ thuật canh tác xen theo băng ít gây thay đổi đến các cách
canh tác của nông dân, trừ việc đưa vào gây trồng các hàng ranh, nông dân vẫn tiếp tục canh tác như cũ.
Tuy nhiên hệ thống canh tácđất dốc vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục như: 52
- Trồng các hàng ranh trên đất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hoa màu, do
chúng chiếm khoảng 20% diện tích canh tác.
- Cây trồng trên đường đồng mức có thể cạnh tranh về ánh sáng, nước và chất dinh
dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa màu.
- Một số loài cây trồng (như cây keo dậu) thường tạo ra các chất kháng hóa học khi
vật rụng của chúng bị phân hủy hay rễ cây tiết ra các chất cản nẩy mầm gây ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của các loài thực vật khác kể cả hoa màu.
- Hiệu quả của kỹ thuật này đối với cải thiện độ phì của đất chỉ được thấy sau một thời
gian (ít ra là 4 năm) nên ít thuyết phục người nông dân nghèo thiếu đất canh tác.
- Ngoài ra, vấn đề quyền canh tác trên đất lâu dài có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của
nông dân với kỹ thuật này.
- Về mặt kỹ thuật, hệ thống canh tác xen tốn công lao động để cắt xén hàng ranh (ít
nhất là 4 lần trong một năm) và lượng hạt cây hàng ranh cần để xây dựng hệ thống cũng rất
lớn vượt quá khả năng thu hái và thu mua của nông dân nghèo. Celestion, 1985 đã ước lượng
rằng cần từ 8 đến 15 ngày công lao động và 2 ngày công dùng trâu bò cày cho một hecta để
xây dựng hệ thống canh tác theo băng bằng cây keo dậu. Những đầu tư này cần được đánh giá
do thời gian tiến hành xây dựng vào đầu mùa mưa trùng với thời gian canh tác hoa màu. Việc
tốn nhiều công lao động thường làm nản lòng nông dân áp dụng kỹ thuật này.
Vì vậy hệ thống kỹ thuật này chỉ được xem như là một biện pháp kỹ thuật để khôi
phục lại đất sau nương rẫy hay đất canh tác trên đồi núi đang bị thoái hoá, chứ không thể thay
thế cho các hệ thống rừng dày tự nhiên hay các hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng.
3.6.1.2. Hệ thống lâm – nông - đồng cỏ (SALT 2: Simple Agro-Livestock Technology).
Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất
dốc (SALT1) nói trên bằng cách dành một phần đất trồng cây làm thức ăn để chăn nuôi theo
phương thức nông súc kết hợp.
Ở Bansalan, Mindanao, Philippin, nuôi dê lấy sữa được kết hợp trong hệ thống. Bố
trí diện tích canh tác của SALT 2 như sau 40% đất dành cho sản xuất nông nghiệp, 20% dành
cho trồng cây lâm nghiệp và 20% dành cho trồng cây thức ăn và cỏ để chăn nuôi, phần đất
còn lại để làm nhà và chuồng trại. Các diện tích trên đều được thiết kế trồng cây họ đậu theo
đường đồng mức như SALT 1. Với diện tích 1 ha đất đồi dốc được bố trí như trên nông hộ có
thể nuôi nhốt được 14 con dê với thức ăn cắt đem về từ khu đất trồng cỏ và cây họ đậu. Ngoài
lương thực thu được trên phần trồng trọt, nông dân có thể thu được 2 lít sữa/ con/ngày. Ưu điểm
- Thức ăn của dê cắt từ cỏ và cây họ đậu trên đường đồng mức, phân dê được sử
dụng để bón cho đất canh tác.
- Ngoài nông lâm sản, còn thu được sữa, thịt ... nên sẽ gia tăng và đa dạng hoá thu nhập của nông trại. Hạn chế
- Nông dân thiếu kiến thức và kỹ năng nuôi dê nhốt và cho ăn tại chổ.
- Thiếu kiến thức về sự cân đối giữa diện tích trồng cây thức ăn gia súc và số đầu dê có thể nuôi.
3.6.1.3. . Hệ thống canh tác nông lâm bền vững (SALT3 Sustainable Agroforestry Land Technology):
Kỹ thuật này dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất cây
lương thực, thực phẩm. Trong hệ thống canh tác SALT 3 nông dân dành phần đất thấp ở sườn
dưới và chân đồi để trồng các băng cây lương thực xen với các hàng rào xanh cây cố định
đạm. Phần đất cao ở bên trên từ sườn trên đến đỉnh đồi trồng rừng hoặc để rừng tự nhiên phục
hồi. Cây lâm nghiệp được chọn để trồng có chu kỳ thu hoạch từ 1-5; 6 - 10; 11-15; 16-20 năm 53
sao cho nông dân có sản phẩm thu hoạch đều đặn. Phải sử dụng các cây mọc nhanh và cho gỗ
nhỏ để làm củi, cột, bột giấy để trồng xen phụ trợ cho các cây lâm nghiệp chu kỳ dài. Ngoài
ra, phải chọn cây có tác dụng cải tạo đất như keo dậu, bản xe lá phượng, lỗi thọ, tếch đồng
thời có giá trị kinh tế cao. Bố trí diện tích đất sử dụng như sau 40% dùng cho nông nghiệp và 60% dùng cho lâm nghiệp.
Hình 3.10. Hệ thống SALT3 Ưu điểm
- Đất đai được bảo vệ có hiệu quả hơn.
- Sản xuất đa dạng: lương thực, thực phẩm, gỗ, củi và nhiều sản phẩm phụ. - Tăng được thu nhập.
- Có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ cho trước mắt mà lâu dài nhờ vào tác dụng hỗ trợ nhiều mặt của rừng. Hạn chế:
- Kỹ thuật này đòi hỏi đầu tư tương đối cao cả về vốn cũng như hiểu biết.
- Cần thời gian dài mới thu hoạch được sản phẩm lâm nghiệp.
3.6.1.4. Hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ (SALT 4: Small agro
– fruit livehood technology)
Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp được xây dựng và phát triển từ năm 1992 dựa
trên sự hoàn thiện các kỹ thuật SALT nói trên. Trong kỹ thuật này, ngoài đất đai để trồng cây
lương thực, cây lâm nghiệp, cây hàng rào xanh, nông dân còn dành ra một phần để trồng cây
ăn quả như đu đủ, chuối, cam, chanh, xoài, dứa, dừa ... và cả một số cây công nghiệp có giá trị
như cà phê, ca cao, chè ... Ưu điểm
- Tăng thu nhập cho nông dân
- Tăng được độ che phủ mặt đất bằng các loài cây ăn quả. Hạn chế:
- Đầu tư cao và cần kiến thức về biện pháp làm đất, chọn giống, bón phân, chăm sóc cây ăn quả. 54
3.6.2. Hệ thống cây ranh giới/ hàng rào cây xanh:
Trồng cây phân ranh giới chung quanh nông trại hay vườn cây là một kỹ thuật rất phổ
biến ở vùng nông thôn. Các cây họ đậu như anh đào giả, keo dậu, so đũa, keo ngọt, chùm
ngây ... thường được chọn trồng.
Cây được chọn trồng trong kỹ thuật này cần phải có những đặc điểm sau: chịu hạn,
chịu đựng với tổn thương nhỏ, mọc nhanh, có quan hệ tốt với những loại cây và hoa màu
khác, lá cây có thể làm thức ăn gia súc, chống lửa, có gai hay có mủ ngứa phù hợp để trồng
làm hàng rào ngăn cản súc vật, tái sinh dễ dàng bằng cành giâm, không xâm chiếm dễ dàng
đến đồng cỏ và đất canh tác. Ưu điểm
- Phòng hộ cho đất canh tác khỏi bị gia súc phá hại, ngăn chặn lửa, tạo ranh giới sở
hữu rõ ràng giữa các diện tích đất.
- Cung cấp gỗ, củi và các giá trị đa dụng khác. Hạn chế:
- Chiếm một diện tích đất nhất định.
- Cạnh tranh ít nhiều về ánh sáng, dinh dưỡng, nước với những cây trồng chính ở cạnh hàng rào cây xanh.
Hình 3.11. Sơ đồ trồng cây làm hàng rào phân ranh giới
3.6.3. Hệ thống đai phòng hộ chắn gió
Cây cũng có thể được trồng để phòng hộ chắn gió cho nông trại. Đai phòng hộ chắn
gió là những băng thực vật bao gồm cây gỗ, cây bụi, dây leo để bảo vệ đất canh tác khỏi bị
gió hại và hiện tượng xói mòn do gió. Cấu tạo của đai chắn gió bao gồm 65% cây bụi và dây
leo, 35% cây cao và tạo nên một đai hơi kín. Hướng của đai nên vuông góc với hướng gió hại
chính. Loài cây được chọn trồng chắn gió có những đặc điểm: chịu được gió mạnh, hệ rễ sâu
rộng, tán thưa và nhỏ, dễ dàng tái sinh và dễ sống, nẩy chồi dễ dàng, sản xuất các sản phẩm đa
dụng và không rụng lá trong mùa có gió hại (hình 3.12).
3.6.4. Hệ thống Taungya (hệ thống trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng)
Theo Blanford (1958), Taungya là một từ địa phương của ngôn ngữ Myanma: 55
Hình 3.12. Kết cấu đai chắn gió kín
dựa trên cơ sở hệ thống < Waldfeldbau= nổi tiếng của người Đức, trong đó bao gồm canh tác
các cây nông nghiệp ở ngay tại rừng.
Vào khoảng những năm 50 của thế kỹ XIX, ở Ấn độ đã sử dụng hệ thống này để tái
sinh, phục hồi lại rừng trên đất đã khai hoang bằng cánh gieo hạt Tếch kết hợp với trồng hoa
màu của nông dân. Một cách khái quát, Taungya là một hệ thống canh tác mà trong đó bao
gồm sự kết hợp đồng thời của hai thành phần (cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp) trong
những giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành rừng trồng. Người dân được phép trồng
kết hợp hoa màu trong những năm đầu của rừng trồng, đổi lại họ phải giữ gìn rừng non, sau
vài năm khi rừng khép tán, hoa màu không thể trồng được nữa, họ sẽ di chuyển sang khu vực
khác nếu quỹ đất còn cho phép. Như vậy, sản phẩm gỗ là mục tiêu cuối cùng trong Taungya
nhưng động lực thúc đẩy trước mắt với thực tiển là sản xuất lương thực. Ưu điểm
- Giải quyết các hậu quả của việc canh tác nương rẫy.
- Trồng rừng ít tốn kém với sự tham gia tích cực của nông dân nên chất lượng rừng khả quan hơn.
- Tận dụng được đất đai giữa các hàng cây rừng để trồng cây lương thực, hoa màu ...
phục vụ cho đời sống người dân làm nghề rừng trong các năm đầu của rừng non.
- Phục vụ để phát triển nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa
cán bộ lâm nghiệp và nông dân.
- Hạn chế được hiện tượng xói mòn đất trong rừng non nhờ sự có mặt của lớp phủ cây nông nghiệp.
- Nông dân chăm sóc hoa màu có ảnh hưởng tốt đối với sinh trưởng và phát triển của rừng non. Hạn chế
- Nông dân không thể trồng hoa màu lâu dài bởi vì họ phải rời đi ngay sau khi cây
rừng khép tán (sau 3 - 5 năm). 56
- Có thể làm nãn lòng nông dân vì họ càng chăm sóc tốt hơn vùng đất canh tác (làm
cỏ, bón phân cho hoa màu và cây trồng chính), cây rừng càng phát triển nhanh thì họ càng
sớm rời khỏi đất canh tác.
- Hệ thống cần một quỹ đất lớn để quy hoạch nếu không sẽ gây ra mâu thuẩn giữa
diện tích canh tác cây nông nghiệp và cây rừng.
- Dân số gia tăng khiến cho hệ thống đi vào chổ bế tắc nếu bộ phận dân số trẻ không
được hướng nghiệp để làm ngành nghề khác.
3.6.5. Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp:
Tại các nước nhiệt đới Châu Á hệ thống này không phổ biến vì chỉ ở các vùng khô và
bán khô hạn thì đồng cỏ mới cần thâm canh. Tuy nhiên, một vài nơi đã nghĩ đến việc chăn thả
gia súc dưới rừng dựa vào nguồn cỏ dưới tán rừng. Một vài điểm cần được lưu ý trong hệ
thống này như: phải xác định thời điểm tốt để thả gia súc trên các cấp rừng có tuổi khác nhau
và theo mùa chăn thả, mối quan hệ giữa số đầu gia súc và khả năng của đồng cỏ phải được
lưu tâm để tránh hiện tượng gia súc giẫm đạp quá mức làm chai cứng đất nhất là trong mùa
khô, chú trọng phương án luân canh chăn thả theo nhiều lô rừng có quan hệ với khả năng tái
sinh của cỏ trong mỗi lô (hình 3.13). Ưu điểm:
- Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, sản phẩm thịt sữa cho người dân, giúp rừng
trồng sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lô rừng, quay hồi vốn đầu tư nhanh và tạ o
điều kiện phù hợp để thu hạt giống cây rừng (Bareron, 1983)
- Lớp bổi khô dưới tán rừng giảm nên góp phần giảm nguy cơ cháy rừng vào mùa khô. Hạn chế:
- Gia súc có thể gây hại đến các loại cây ăn quả, hoa màu và những thực vật khác.
- Tăng khả năng xói mòn đất nếu chăn thả gia súc quá mức.
Trong rừng cao su, rừng thông, rừng khộp việc chăn nuôi gia súc có thuận lợi để phát
triển vì nguồn cỏ tại đây rất phong phú. Khả năng mỗi ha rừng để chăn nuôi cừu, dê cho
250kg thịt trong thời gian 7 đến 8 tháng là hiện thực (Penafiel, 1979).
Hình 3.13. Hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp 57
Các mô hình khác được đề xuất như:
- Keo dậu + cỏ nuôi gia súc (cỏ Guinea, stylo, cỏ voi ...): keo dậu trồng với khoảng
cách 5 x 2m để xen trồng các loài cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho 6 đến 10 đầu gia súc trên mỗi
ha. Cỏ được trồng với khoảng cách 50x50cm hay 75x75cm sẽ cung cấp đủ thức ăn cho gia
súc nuôi nhốt khi cây cao hơn 3m.
- Dừa + cỏ hay cây họ đậu: trồng cây và cỏ làm thức ăn gia súc dưới vườn trồng dừa sẽ cung
cấp đủ để nuôi 3 đầu gia súc trên mỗi ha (Lastimosa, 1985).
3.6.6. Hệ thống lâm ngư kết hợp.
Rừng ngập mặn (Mangrove) và rừng tràm (Melaleuca leucadendra) là các hệ sinh thái
đất ướt chuyển tiếp giữa hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ
sinh thái này rất lớn và phong phú.
Có nhiều nông lâm trường, người dân ở một số vùng thuộc các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long gây dựng thành công các hệ thống nông lâm kết hợp ở rừng ngập mặn và rừng tràm
trên đất chua phèn. Tại đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã xây dựng nhiều hệ thống nông
lâm kết hợp lấy rừng sác và rừng tràm làm trung tâm để phát triển trồng trọt và nuôi trồng
thủy sản. Ngoài các sản phẩm chính các hệ thống này còn cung cấp cho người dân vô số các
lâm sản ngoài gỗ có giá trị như rễ mốp từ cây mốp (Alstonia spathulata) dùng để làm mủ,
phao cứu sinh, đánh cá, nút chai vv., lá và dây làm nguyên liệu từ dương xỉ, dây choại
(Stenochianena palustris), mật cật (Licuala spinosa)... Nuôi cá, tôm và nuôi ong là các hoạt
động kết hợp trong các hệ thống này trên đất ướt vì trong các kiểu rừng này có vô số điều kiện
thuận lợi về thức ăn phù du cho tôm cá, hoa cung cấp mật hoa cho ong vv.
Hình 3.14. Ao nuôi tôm trong rừng ngập mặn Năm Căn Ưu điểm
- Những loài cây ngập mặn như tràm, đước, mấm, sú, vẹt, bần ...có giá trị cung cấp gỗ,
củi và tác dụng phòng hộ, mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù 58
sa bởi cấu tạo đặc biệt của hệ rễ - Các kiểu rừng ngập mặn là môi trường thích hợp để nuôi trồng các loại thủy sản như
tôm, sò, cá, một số loại bò sát.
- Các hệ thống kênh mương được xây dựng để dẫn nước ngọt rửa chua phèn cải tạo
được đất để sau đó có thể sử dụng vào việc sạ lúa và trồng các loài cây ăn quả.
- Một số loài cây rừng ngập mặn có nguồn hoa phong phú, người dân có kinh nghiệm
nuôi ong để tận dụng được nguồn mật hoa này. Hạn chế:
- Sự mất cân đối giữa các thành phần trong hệ thống nhất là thành phần rừng ngày
càng thu hẹp dẫn đến sự thoái hoá của hệ thống sử dụng đất, ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái môi trường.
- Tốn nhiều công lao động và đầu tư tương đối cao, đặc biệt là nuôi trồng các loài thủy sản xuất khẩu. Câu hỏi ôn tập
1. Nêu các nguyên tắc để phân loại hệ thống nông lâm kết hợp ? Phân loại hệ thống NLKH trên thế giới ?
2. Phân loại hệ thống NLKH ở Việt Nam ?
3. Đặc điểm chính và hướng sản xuất nông lâm kết hợp ở vùng núi Bắc Bộ, vùng
trung du Bắc Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải
Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long ?
4. Hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống là gì ? Mô tả một số hệ thống nông lâm
kết hợp truyền thống? Phân tích ưu điểm và hạn chế của từng hệ thống ?
5. Canh tác xen theo băng là gì ? Phân tích những ưu và nhược điểm của kỹ thuật
canh tác trên đất dốc (SALT1) ?
6. Mô tả và phân tích những ưu điểm và hạn chế của những hệ thống canh tác xen
theo băng SALT2, SALT3, SALT4?
7. Mô tả và phân tích những ưu điểm và hạn chế của những hệ thống nông lâm kết
hợp cải tiến khác (hệ thống hàng rào cây xanh, hệ thống Taungya,...) ? 59 Chương 4
KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP Nội dung:
Trong chương này, chúng ta sẽ đi vào một số kĩ thuật áp dụng trong sản xuất nông
lâm kết hợp. Các nội dung cụ thể được trình bày trong chương này bao gồm:
Sự cần thiết của việc bảo tồn đất và nước.
Nguyên tắc chính của việc phòng chống xói mòn đất.
Các kỹ thuật bảo tồn đất và nước có thể áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp
như: canh tác theo đường đồng mức, canh tác theo bậc thang, trồng cây xanh thành
các băng theo đường đồng mức, đai đổi hướng chảy theo đường đồng mức...
Khái niệm về trang trại.
Quản lí trang trại nông lâm kết hợp gồm một số công việc sau: kỹ thuật quản lý trang
trại giúp tăng cường bảo vệ đất và nước, kiểm soát lửa rừng trong trang trại nông lâm
kết hợ, quản lý dịch bệnh tổng hợp trong trang trại nông lâm kết hợp (IPM).
Một số kỹ thuật canh tác trên đất dốc có thể áp dụng: hệ thống canh tác xen theo băng,
hệ thống đai rừng chắn gió, hệ thống Taungya.
Kỹ thuật gây trồng các loài cây trong trang trại nhỏ nông lâm kết hợp.
Kỹ thuật chăn nuôi trong trang trại nông lâm kết hợp. Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, sinh viên cần:
- Giải thích được sự cần thiết của việc bảo tồn đất và nước.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất.
- Nắm được một số nguyên tắc chính để bảo tồn đất và nước.
- Nắm được một số kỹ thuật bảo tồn đất và nước áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp.
- Nắm được các công việc quản lí trang trại nông lâm kết hợp.
- Nắm được một số kỹ thuật canh tác trên đất dốc có thể áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp.
- Phân biệt, lựa chọn để áp dụng những kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi thích hợp
cho trang trại nhỏ nông lâm kết hợp.
4.1. KỸ THUẬT BẢO TỒN ĐẤT VÀ NƯỚC
4.1.1. Sự cần thiết của việc bảo tồn đất và nước.
4.1.1.1. Sự cần thiết của việc chống xói mòn bảo vệ đất.
Xói mòn là một hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến đất đai và gián tiếp đến sức sản
xuất của một địa điểm, đặt biệt là trên đất dốc. Sự thành lập của lớp đất mặt, nơi chứa đựng
các quá khứ, tiềm năng và tương lai của con người, diễn ra rất chậm cả đến hàng trăm năm do
quá trình phong hoá của lớp đá mẹ. Tuy nhiên, hàng tấn lớp đất mặt dễ dàng bị xói mòn trôi
ra sông, biển trong một thời gian ngắn nếu con người không biết giữ gìn quan tâm đến sự sử
dụng đất của mình. Cho nên bảo tồn đất để kiểm soát sự xói mòn cần được quan tâm vì:
- Xói mòn diễn ra trên hầu hết các vùng đất dốc. Đất càng dốc khả năng xói mòn
càng mạnh, xói mòn còn phụ thuộc vào chế độ mưa, loại đất, đặc điểm của thực bì che phủ và
các hoạt động sử dụng đất của con người.
- Xói mòn đang là nhân tố quan trọng làm suy thoái tài nguyên đất, làm hoang hoá
các vùng đất dốc nhiệt đới, làm đói nghèo đời sống của người dân ở nhiều vùng trên thế giới. 60
- Xói mòn càng mạnh thì khả năng phục hồi của đất và tài nguyên sinh vật càng khó
khăn, vật liệu bào mòn làm cạn hồ tích nước, gây lũ lụt hạn hán. Chống xói mòn để bảo vệ
vốn đất là một trong những nhiệm vụ cấp bách giúp cho sự tồn tại lâu bền của con người trên hành tinh.
4.1.1.2. Sự cần thiết của việc bảo tồn nước:
Nước là một tài nguyên quan trọng cho cuộc sống của con người trên quả đất. Tuy
nhiên nước cũng là một tai họa cho chúng ta nếu quá thừa hay quá thiếu vì nó sẽ là những
nguyên nhân gây ra các thiên tai như lũ lụt và hạn hán. Xét đến tài nguyên nước chúng ta nên
quan tâm đến số lượng, sự điều hoà phân phối theo thời gian và chất lượng của nó. Khi xã hội
loài người càng phát triển nhu cầu về nước càng gia tăng vì:
- Nhu cầu nước của con người ngày càng tăng lên bao gồm nhu cầu nước tưới cho
trồng trọt, nước cho chăn nuôi, nước cho công nghiệp và nước cho sinh hoạt hàng ngày.
- Nguồn nước đang ngày càng khan hiếm và mất ổn định dẫn đến hoang hoá đất đai, lũ lụt, hạn hán...
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm (ô nhiễm hữu cơ, chất độc hoá học, vv.)
- Việc sử dụng đất đai bị chi phối bởi lưu vực nước của các hệ thống sông ngòi và
càng ngày người ta càng nhận thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ của thượng lưu, hạ lưu một con
sông và vùng biển cận duyên của một khu vực.
4.1.2. Nguyên tắc chính của việc phòng chống xói mòn đất.
4.1.2.1. Phân loại xói mòn đất.
Đất bị xói mòn do nhiều yếu tố và đó cũng là cơ sở để phân thành các loại xói mòn khác nhau như sau:
- Xói mòn do gió: Gió làm khô và rời rạc các phần tử đất, cát và bị gió thổi đi đến nơi khác.
- Xói mòn do trọng lực: Đất di chuyển do chính trọng lượng của nó, có thể là đất bị
trôi theo khe, rãnh, cũng có thể do lở đất đá.
- Xói mòn do nước: Do sự công phá của giọt mưa đối với lớp đất mặt và sức cuốn
trôi của dòng chảy trên bề mặt đất. Đây là loại xói mòn nguy hiểm cho vùng đất dốc khi
không có lớp phủ thực vật, gây ra các hiện tượng xói mòn mặt, xói mòn rãnh, xói mòn khe.
4.1.2.2. Các yếu tố chi phối đến xói mòn đất: a. Khí hậu
Quan hệ giữa điều kiện khí hậu với tình hình xói mòn đất hết sức mật thiết và phức
tạp. Ví dụ, ở nơi có độ ẩm cao do mưa nhiều dễ gây ra xói mòn. Nhưng ở đâu có điều kiện khí
hậu thuận lợi thì cây, cỏ sinh trưởng tốt và như vậy sẽ làm hạn chế xói mòn. Ngược lại, ở nơi
khô hạn, lượng mưa ít, cây cỏ khô cằn thì khả năng ngăn cản lực công phá của giọt mưa kém
dễ xói mòn. Nơi có gió mạnh làm tăng cường tốc độ rơi của giọt mưa và dễ gây xói mòn...
Trong các yếu tố khí hậu thì lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn mạnh nhất,
nó thể hiện qua sự phân bố mưa theo mùa trong năm và cường độ mưa. Khi cường độ mưa
càng lớn thì sức gõ của hạt mưa xuống mặt đất càng mạnh và làm tăng dòng nước mặt, độ xốp
của đất giảm, sức thấm nước của đất giảm và làm tăng khả năng xói mòn đất. b. Địa hình
Địa hình là cơ sở của xói mòn đất là điều kiện gây ra dòng chảy, làm cho thế năng
của nước trên mặt đất biến thành động năng. Những yếu tố địa hình làm ảnh hưởng tới xói
mòn đất là: độ dốc, chiều dài dốc và hình dạng mặt dốc.
- Đất càng dốc, sườn dốc càng dài thì xói mòn càng mạnh.
- Ngoài ra hướng dốc khác nhau thì điều kiện tiểu khí hậu cũng khác nhau vì điều
kiện chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ, chế độ gió khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng, độ che
phủ của thực vật và gián tiếp ảnh hưởng đến xói mòn. 61
c. Địa chất và đất
Đất là đối tượng của xói mòn, sự phong hoá trên mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽ hình
thành các loại đất với các tính chất khác nhau, và như vậy tính chất và cường độ xói mòn ở
mỗi loại đất là không giống nhau.
- Hình thức xếp lớp của đá mẹ cũng ảnh hưởng tới xói mòn
- Thành phần cơ giới của đất có ảnh hưởng rất lớn chế độ nước của đất và xói mòn;
đất cát có sức thấm nước tốt nhưng kết cấu rời rạc nên sức đề kháng với xói mòn kém, còn đất
sét có sức liên kết lớn nên sức đề kháng xói mòn mạnh nhưng thường bí chặt khó thấm nước
dễ tạo ra dòng chảy bề mặt mạnh gây xói khe...
- Độ xốp của đất nói lên số lượng lỗ hổng trong đất nhiều hay ít do đó nó ảnh hưởng
lớn tới tốc độ thấm nước và sức chứa nước của đất và như vậy có ảnh hưởng đến xói mòn.
- Tính chất hoá học của đất ảnh hưởng tới xói mòn đất: Chẳng hạn hàm lượng chất
hữu cơ cao sẽ thúc đẩy sự thấm nước vào đất; các ion Ca++, Mg++ có ảnh hưởng tốt đến cấu tượng đất. d. Thảm thực bì
Thảm thực bì sẽ ngăn cản tốt chống lại xói mòn đất: tán lá ngăn cản lực 'xung kích'
của giọt mưa, làm tăng lượng nước thấm vào đất, hạn chế dòng chảy bề mặt... mặt khác bộ rễ
thực vật làm thành mạng lưới dày đặc trong đất có tác dụng giữ đất, làm tăng độ xốp của đất,
làm tăng khả năng giữ nước của đất.
e. Các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người.
Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế xã hội trong nhiều
thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất. Con
người với các hoạt động sử dụng và quản lý đất khác nhau đã góp phần gây ra xói mòn đất và
xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy thoái tài nguyên đất.
Các hoạt động sử dụng và quản lý đất dẫn đến xói mòn đất như sau:
- Khai thác rừng không hợp lý
- Phá rừng làm nương rẫy.
- Canh tác nông nghiệp không bền vững - Lửa rừng
- Chăn thả gia súc quá mức
- Xây dựng đường, cầu cống, nhà cửa, đường điện ở vùng đồi núi không hợp lý
- Khai thác khoáng sản không hợp lý
- Trồng rừng quy mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và loại cây trồng hợp lý.
4.1.2.3. Các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát xói mòn:
a. Biện pháp cơ học và quản lý:
- Xây dựng các hệ thống tiêu nước
- Xây dựng bờ tường đá
- Xây dựng các bậc thang để canh tác
- Kè đá trên bề mặt dốc
b. Biện pháp dùng thảm thực vật;
- Xây dựng một thảm thực vật bảo vệ
- Xây dựng đai cây xanh phòng hộ
c. Các biện pháp chống xói mòn truyền thống:
- Làm đất và canh tác theo đường đồng mức
- Luân canh, xen canh hoa màu
- Che tủ mặt đất, làm đất hạn chế ..
4.1.2.4. Một số nguyên tắc chính để bảo tồn đất và nước. 62
Bảo tồn đất và nước là một công việc cần thiết và hết sức cấp bách hiện nay nhằm sử
dụng đất bền vững, do vậy cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Sức sản xuất của đất bị mất đi thì quan trọng hơn nhiều so với chính lớp đất bị bào
mòn mất đi. Do vậy, bảo vệ đất phải là một sự phối hợp các chiến thuật phát triển nông
nghiệp tổng thể có trọng tâm cải thiện kỹ thuật làm sức sản xuất gia tăng. Thông thường, các
kỹ thuật bảo vệ đất chống xói mòn được thiết kế và triển khai trước một bước đối với kỹ thuật
cải thiện năng suất cây trồng để chống xói mòn đất. Tuy nhiên cả hai đều quan hệ tương hỗ
với nhau và phải được triển khai đồng bộ và phối hợp.
- Xói mòn là kết quả của việc sử dụng đất như thế nào và chính nó không là nguyên
nhân chính trực tiếp của sự thoái hoá đất. Sự thoái hoá của đất phải được ngăn chặn trước khi
xảy ra, hơn là phát triển một phương án cứu chữa.
- Đất đã được nghiên cứu quá nhiều bởi các chương trình và dự án bảo vệ đất chống
xói mòn trong khi đó nông dân là người sử dụng đất lại ít tìm hiểu vấn đề này. Do vậy, một
dự án có mục tiêu bảo tồn đất và nước, giải quyết sự thoái hoá của đất phải dùng biện pháp
triển khai "từ dưới lên", lấy nền tảng từ các hiểu biết của nông dân và nông trại tại chỗ như là
một hệ thống tổng thể để xem xét sự sử dụng đất. Trái lại biện pháp áp đặt "từ trên xuống"
thường chỉ chú trọng giải quyết các triệu chứng của xói mòn đất qua việc phân chia đất thành
các bậc thềm để canh tác xen băng hay các kỹ thuật khác chỉ thành công nhất định do sự tác
động của các tổ chức bên ngoài hệ thống.
- Ở các vùng đồi núi cao, năng suất cây trồng bị giảm sút nhiều do thiếu hay thừa
nước, hơn là đất bị xói mòn mất đi. Do vậy cần quan tâm hơn việc quản lý nguồn nước mưa,
nhất là các kỹ thuật bảo tồn nước hơn là chỉ chú tâm vào bảo tồn đất. Kết quả là, các kỹ thuật
canh tác như cây bừa, tủ lớp mặt... có tiềm năng và ý nghĩa cao hơn so với các biện pháp cơ giới
để bảo vệ đất và nước chống xói mòn.
- Các nỗ lực bảo vệ đất và nước sẽ thành công hơn khi được áp dụng một cách lâu
dài hơn là chỉ áp dụng trong các hoạt động ngắn hạn theo từng dự án nước cố định.
- Nông hộ và trang trại cụ thể là trọng tâm cho các chương trình bảo vệ đất và nước.
- Nông dân cần được thuyết phục bởi các lợi ích trước mắt, kết quả của các thay đổi
canh tác. Điều quan trọng là phải giải quyết ngay các nhu cầu cấp thiết của nông dân qua việc
giới thiệu các kỹ thuật canh tác sản xuất mang cả lợi ích kinh tế nhanh lẫn có ý nghĩa phòng hộ lâu dài.
4.1.3. Một số kỹ thuật bảo tồn đất và nước áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp
4.1.3.1. Canh tác theo đường đồng mức.
Canh tác theo đồng mức trên đất dốc là để giảm sự xói mòn đất và lượng nước chảy bề
mặt. Đường đồng mức là đường nối các điểm cùng cao độ với nhau trên một mặt dốc và nó
thường trực giao với đường nước chảy xuống. Trồng trọt theo đường đồng mức bao gồm việc
xây dựng bẫy đất, bậc thang hay mô đất đồng mức, hay trồng các hàng cây đồng mức, làm
đất, cày bừa theo đường đồng mức là kỹ thuật đang được khuyến khích phát triển ở vùng
Đông nam á để mang lại sự bền vững cho các nông trại ở vùng cao. Có nhiều cách phối hợp
hoa màu với nhau, với gia súc và cây rừng trên cùng một diện tích canh tác theo đường đồng
mức. Hệ thống SALT đã được phát triển và áp dụng tại một số vùng của nước ta là một dẫn
chứng về canh tác theo đường đồng mức. Ưu điểm
+ Giảm xói mòn và nước chảy bề mặt.
+ Giảm sự mất mát chất dinh dưỡng. Hạn chế
+ Đo đạc, định hướng các đường đồng mức sai khiến cho đất bị xói mòn mạnh hơn.
+ Đòi hỏi lao động cho chăm sóc và giữ gìn. 63
+ Cần các kỹ năng chuyên môn để xác định các đường đồng mức.
4.1.3.2. Canh tác theo bậc thang
Canh tác theo bậc thang là một kỹ thuật canh tác bảo vệ đất, thường được sử dụng
trên đất dốc, sườn núi để giữ nước và kiểm soát chống xói mòn. Chúng được xây dựng bằng
cách đào và đắp đất tạo nên các bậc thềm giống như bậc thang. Cấu tạo này giúp nước thấm
từ từ vào đất. Các hệ thống bậc thang có thể được củng cố bằng các mô đất hay các hàng đá
xếp ở mép mỗi bậc thang, cũng có thể trồng cỏ ở giữa 2 bậc thang kế tiếp nhau hoặc trồng
thêm cỏ và cây bụi thấp ở mép bậc thang. Hệ thống này rất phổ biến để trồng lúa và các loại hoa màu khác ở vùng cao. Ưu điểm
- Kiểm soát hiệu quả xói mòn đất.
- Các vật liệu bào mòn được giữ lại ở các mương tiêu nước đào dọc theo bậc thang.
- Giảm chiều dài dốc. Cứ mỗi 2 - 3m chiều dài dốc lại được biến đổi thành bậc thang.
Do vậy vận tốc nước chảy xuống sẽ giảm.
- Cải thiện được độ phì của đất lâu dài.
Hình 4.1. Canh tác trên ruộng bậc thang Hạn chế
- Có tác động lớn đến đất nên sẽ làm giảm năng suất ít ra là trong 2 -3 năm đầu.
- Cần lao động và vốn nhiều để xây dựng và bảo trì bậc thang.
- Cần có kỹ năng xây dựng và bảo trì bậc thang.
- Bậc thang cải thiện với mặt dốc cách khoảng chiếm nhiều đất canh tác.
4.1.3.3. Cây che phủ đất
Người ta trồng các loại cây phủ đất để bảo vệ đất giảm xói mòn và để cải tạo đất nhờ
vào lượng phân xanh của chúng (cày vùi các loại thân lá còn xanh hay các phẩm vật dư thừa
hoa màu canh tác). Các loài thực vật này thường là các loại có đời sống ngắn (ít hơn 2 năm)
và được trồng ngoài đất đồng ruộng hay dưới tán các cây trong giai đoạn bỏ hoá. Các loài hoa
màu phủ đất này cũng được trồng xen hay trồng sau khi gieo trồng các loài cây lấy hạt như
ngô hay được trồng một lần vào chu kỳ canh tác hoa màu. Kỹ thuật trồng cây che phủ đất
thường được áp dụng ở Việt Nam và các nước khác ở vùng châu Á để loại trừ cỏ dại dưới 64
rừng cao su hay dừa ... và nhằm mục đích cung cấp thức ăn cho gia súc. Cây che phủ đất còn
được trồng trong các hệ thống bỏ hoá để cải tạo độ phì của đất nhanh chóng và rút ngắn được giai đoạn bỏ hoá.
Phần lớn các loại hoa màu che phủ đất để làm lớp che phủ và tạo phân xanh. Thí dụ
như: Sắn dây dại (Pueraria tokinensis), Đậu bướm (Clitoria ternatea), Đậu xanh (Vigna
radiata), Cỏ kudzu (Pueraria phaseoloides), Đậu triều (Cajanus cajan), Cốt khí (Tephrosia
candida), Điền thanh (Sesbania sp.) Ưu điểm
- Cải thiện độ phì và lý hoá tính của đất.
- Giảm xói mòn và thất thoát nước.
- Cản trở cỏ dại phát triển, giảm dùng phân hoá học và thuốc diệt cỏ.
- Tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, giúp giữ độ ẩm của đất và bảo vệ đất khỏi bị khô hạn.
- Cung cấp lương thực cho người và cỏ nuôi gia súc, một vài hoa màu phủ đất có thể cho thu nhập. Hạn chế
- Những cây che phủ có thể cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây lâu năm.
- Có thể phát triển thành cỏ dại.
- Có thể làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh hại.
- Một vài loài có thể tiết ra các chất hoá học cản trở gây trồng cho các loài hoa màu tiếp sau.
- Chuột và rắn có thể trú ẩn trong lớp che phủ đất.
4.1.3.4. Luân canh hoa màu.
Hình 4.2. Luân canh hoa màu
Căn cứ vào việc áp dụng một cách phổ biến của nông dân, luân canh hoa màu được đánh giá
là một kỹ thuật bảo vệ đất và nước quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Á. Rất nhiều loại hoa
màu được canh tác liên tiếp nhau, loài này kế loài kia trên cùng một diện tích. Sự bố trí canh
tác này thay đổi theo thời gian, nhưng tất cả đều được xây dựng để: cải tạo lý hoá tính và tình
trạng màu mỡ của đất canh tác.
Mỗi loại hoa màu đòi hỏi một cách khác nhau về đặc điểm đất đai nơi mà nó được
canh tác. Mặt khác, mỗi loại lại phải để lại vài lợi ích cho đất như các phế phẩm còn lại hay
có vài ảnh hưởng tích cực cho kết cấu của đất. Một hệ thống luân canh tốt sẽ quan tâm đến
các đặc điểm này của từng loại hoa màu được trồng - cái gì mất đi và được trả lại cho đất -
làm sao cho tổng thể thay đổi sẽ có một ảnh hưởng cải thiện đất nói chung.
Trong các hệ thống nông lâm kết hợp, thành phần cây lâu năm có thể được biến đổi
sau một thời gian dài, thường không dưới một năm. Kỹ thuật nông lâm kết hợp cần một 65
phương án lâu dài để áp dụng luân canh, triển khai một loạt nhiều loại hoa màu, mỗi thứ được
bố trí thống nhất trong một chu kỳ canh tác.
Một kiểu canh tác luân canh thường thấy là lúa - đậu xanh - ngô - đậu ma hay các loại
đậu khác. Một vài loại hoa màu được trồng như bộ đậu làm gia tăng đạm của đất, như đậu
xanh (Vigna sinensis) được trồng với lúa (oriza sativa), để cung cấp đạm trở lại cho đất mà đã
bị lúa hấp thu. Tương tự đậu ma (cowpea: Vigna radiata) với khả năng định đạm và ảnh
hưởng tốt đối với đất của nó, thường được trồng sau cây ngô (Zea mays) là một cây hấp thụ nhiều đạm từ đất. Ưu điểm
- Rất hiệu quả để cải thiện độ phì của đất
- Giảm sự thất thoát chất dinh dưỡng.
- Giúp giữ năng suất của hoa màu.
- Làm đa dạng các loài canh tác.
- Giúp kiểm soát sâu bệnh hại. Hạn chế
- Có thể khó khăn ở nơi nguồn nguyên liệu sản xuất nghèo nàn.
- Ít được áp dụng với những cây lâu năm.
- Đôi khi đòi hỏi người nông dân phải trồng những loại cây không hợp với sở thích của họ.
4.1.3.5. Trồng cỏ theo băng
Trồng cỏ theo đường đồng mức sẽ tạo ra trướng ngại để làm giảm xói mòn và nước
chảy bề mặt. Nó thúc đẩy tạo ra các bậc thang tự nhiên trên đất đồi dốc ngay cả ở năm thứ
nhất, vì đất bị bào mòn được giữ lại phía trước các rào cản này. Cỏ có thể được trồng dọc theo
đáy và sườn của đê để cố định đất và để ngăn ngừa xói mòn ở phần dốc trên cao. Cỏ cũng
thường được trồng ở mô đất đắp ven bậc thang để giảm xói mòn và ổn định bậc thang. Cỏ
được cắt tỉa định kỳ (sau 2 - 4 tháng) để ngăn chúng ra hoa, che bóng hay phát triển ra vùng
đất canh tác giữa 2 băng cỏ. Do vậy kỹ thuật trồng các băng cỏ chống xói mòn là rất thích hợp
cho nông dân có hệ thống nuôi gia súc tại chỗ và cắt cỏ cho chúng ăn. Cỏ cũng có thể được sử
dụng làm vật liệu tủ gốc cho các loại hoa màu. Trên đất đồi dốc, hạt cỏ, cành hoặc bụi cỏ
được trồng thành hàng đôi dọc theo đường đồng mức với khoảng cách là 50cm. Trồng trên bờ
đê mật độ của cỏ dầy hơn, còn ở trên mép bậc thang cỏ được trồng theo hình nanh sấu có
khoảng cách 30cm x 20cm. Các loài cỏ thường dùng để cản xói mòn là cỏ Setaria (Setaria
ancaps), cỏ ruzi (Brachiaria ruziiensis), cỏ voi (Pennisetum purpureum), NB21 cỏ voi lai, sả
(Cymbopogon citratus), và cỏ Vetiver (Vetiveria zizannoides). Ưu điểm
- Hạn chế xói mòn đất và nước chảy bề mặt.
- Cung cấp cỏ cho gia súc.
- Cỏ được dùng vật liệu tủ. Hạn chế
- Cần công lao động để chăm sóc các băng cỏ.
- Dùng vật liệu cỏ để tủ bề mặt có thể tạo nên cỏ dại phát triển.
- Trồng cỏ cạnh tranh diện tích đất dành để trồng cây lương thực.
4.1.3.6. Trồng cây xanh thành các băng theo đường đồng mức:
Các băng cây xanh là kỹ thuật trồng đơn giản để giảm xói mòn trên đất dốc. Các loại
cây hay bụi cố định đạm, cỏ, cây ăn quả, hay các loại hoa màu như dứa, chuối được trồng
theo đường đồng mức. Rất nhiều loài cây và hoa màu được đưa vào trồng thêm trong băng để
tăng thêm thu nhập và đa dạng sản phẩm của nông trại. Các băng sẽ giảm dòng chảy của nước
mưa và giữ đất lại để dần dần tạo thành các bậc thang tự nhiên. 66
Chúng cũng cải thiện độ phì của đất và sức sản xuất hoa màu. Trồng các băng cây
xanh theo đường đồng mức trên đất dốc là kỹ thuật canh tác phổ biến tại Việt Nam, Philippin,
Indonesia và Thái Lan, hiện nay chúng đang được phát triển thêm ở các nước khác. Ưu điểm - Hạn chế xói mòn.
- Cải thiện độ phì và độ ẩm đất.
- Cung cấp sinh khối làm phân xanh.
- Tạo bóng che thích hợp cho cây khác.
- Nguồn thức ăn cho gia súc, củi và các vật liệu khác.
- Cải thiện được cấu tạo và độ thấm nước của đất.
- Cung cấp vật liệu tủ bề mặt đất. Hạn chế
- Mất một phần đất canh tác do trồng các băng cây đồng mức (ít nhất là 10% đất canh tác bị mất).
- Băng cây cạnh tranh với hoa màu trồng trong băng về ánh sáng, dinh dưỡng và
nước. Cắt xén rễ và tỉa lá và cành nhánh có thể hạn chế sự cạnh tranh.
- Các loài cây trên các băng có thể là nơi ký gửi và phát triển của sâu bệnh hại.
- Sự giữ nước hiệu quả các lượng nước mưa lớn có thể gây cho đất ngập úng và lở,
nhất là ở các triền dốc.
4.1.3.7. Đai đổi hướng chảy theo đường đồng mức
Các đai đổi hướng nước chảy được đào dọc theo các đường đồng mức ngang qua đồi
với mục đích thu lượng nước chảy trên bề mặt đất và chuyển hướng nước chảy về các hướng
nhất định. Các đai đổi hướng này xây dựng để bảo vệ đất và nước ở vùng đất đồi dốc. Các
kênh và đai này được đào và đắp theo nhiều khoảng cách khác nhau tuỳ theo độ dốc của đất;
độ dốc càng lớn, thì khoảng cách càng gần. Kích thước của đai và kênh là rộng 1m ở mặt đai,
rộng 0,5m ở đáy kênh và sâu 0,5m.
Hình 4.3. Đai đổi hướng nước chảy 67
Một hình thức khác của nó là các kênh đồng mức và tiêu nước. Kênh tiêu nước thì
tương tự như kênh đồng mức ngoại trừ kích thước của nó lớn và sâu hơn. Nó thường được
đào chung quanh khu vực canh tác nhằm gom và đổi hướng nước chảy tràn qua diện tích canh
tác của trang trại. Ở Papua New Guinea mặt dốc hơi thấp còn giữ nhiệm vụ như là nơi đất bị
hao mòn ở lại. Các hệ kênh và đê trên thường cho nước thừa từ các trận mưa lớn và nước
chảy tràn bề mặt đổ vào các dòng chảy tự nhiên như sông, suối Ưu điểm
- Bảo vệ đất canh tác khỏi bị ảnh hưởng của nước tràn chảy từ đồi núi cao xuống.
- Kiểm soát xói mòn theo khe lở.
- Làm chậm lại sự bào mòn của nước chảy bề mặt. Hạn chế
- Nếu không được xây dựng đúng và phù hợp, các đai và kênh có thể bị nước chảy
tràn qua để vào đất canh tác nhất là khi có mưa lớn.
- Cần hỗ trợ thêm cho đai đổi hướng bằng cách xây dựng hố giữ nước, ngăn giữ đất.
- Cần bảo trì và chăm sóc nạo vét liên tục.
4.1.3.8. Rào cản cơ giới.
Các rào cản cơ giới xây dựng trên mặt đất dốc để hạn chế tốc độ nước chảy trên bề
mặt và giữ đất bị bào mòn bởi hiện tượng xói mòn bề mặt. Các kiến tạo này có thể được làm
bằng gỗ hay đá; theo thời gian, chúng có thể tạo thành hàng rào cản cây sống. Ở Philippin và
Papua New Guinea các rào cản được làm bằng khúc gỗ và cành nhánh xếp dọc theo đường
đồng mức của đất đồi dốc. Thường người ta đóng các cọc gỗ để giữ chúng lại. Phía trên của
rào cản cỏ và các vật liệu hữu cơ khác được xếp dọc theo để giữ đất bị cuốn trôi theo dòng nước.
Khoảng cánh của giải đất giữa hai rào cản thay đổi tuỳ theo độ dốc của đất, nhưng
thường chỉ biến động từ 4 đến 8m. Các loại hoa màu như ngô, khoai lang và thuốc lá được
trồng trên các giải đất ở giữa. Ưu điểm
- Giảm lượng nước chảy tràn bề mặt.
- Giữ các phẩm vật bào mòn lại.
- Nếu bảo vệ thích hợp có thể phát triển thành các bậc thang trong một thời gian.
- Cho phép nông dân canh tác trên đất dốc nơi thường không thích hợp để canh tác. Hạn chế.
- Các rào cản bằng gỗ không bền do bị mục trong vòng 2 đến 5 năm.
- Xây dựng rào cản đòi hỏi công lao động.
4.1.3.9. Bờ tường đá:
Ở những vùng đất có nhiều đá, bờ tường đá là thích hợp
- Dọc theo đường đồng mức và phía trên hàng đai cây bụi đồng mức, cắt ngang mặt
dốc làm bề mặt để đặt và giữ chặt các hòn đá lên nhau.
- Nếu có đủ đá, chất bờ tường đá cao ngang với điểm giữa của hai đường đồng mức.
- Trồng cây bụi đa dụng ở đáy của bờ tường đá chúng sẽ cố định và giữ chắc bờ
tường cũng như sẽ cung cấp lá cây cho gia súc.
4.1.3.10. Các bẫy đất:
Các bẫy đất là các kiến tạo để giữ đất bị bào mòn từ đầu nguồn lại. Các kiểu thông
thường nhất là hố và hào giữ nước được thiết kế trong lòng các kênh đổi hướng hay đường tiêu nước.
Một hố nước làm giảm tốc độ của dòng chảy và giúp các phần tử đất bị bào mòn lắng
lại tại chỗ. Kích thước của hố tích nước tuỳ thuộc vào tầm cỡ của đường nước chảy và các 68
kênh tiêu cần được bảo vệ. Các rào cản chặn đất có thể được làm bằng cọc thân, cành của cây
đỗ mai (Gliricidia sepium), tre, đá tảng, lóng gỗ hay các vật liệu có sẵn tại địa phương.
Hào là những hố giữ nước lớn và dài dọc theo mô cản để bổ xung thêm cho các kiến
tạo khác. Một hào thường có kích thước chừng 1m dài 0,5m; rộng 0,8m sâu và bố trí nằm phía
trên một mô đất đồng mức chừng 1m đến 2m. Mục đích của các kiến tạo bẫy đất là giữ đất và
giữ nước lại thời gian ngắn để tăng khả năng thấm nước. Đất giữ lại trên các hố và hào nước
được nạo vét thường xuyên và chuyển đến đồng ruộng bên cạnh.
Hình 4.4. Các hố bẫy đất Ưu điểm
- Ngăn chặn sự phát triển và mở sâu rộng các khe xói.
- Tạo điều kiện tốt để các vật liệu bị bào mòn giàu chất dinh dưỡng lắng đọng
- Giảm tốc độ nước chảy ở các khe xói mòn và đường nước chảy.
- Nơi đất lắng tụ có thể canh tác hoa màu. Hạn chế
- Đòi hỏi nạo vét thường xuyên để tránh nước tràn vào bờ trong các trận mưa lớn.
- Các đập chắn đỏi hỏi phải được bảo trì, sửa chữa thường xuyên.
4.1.3.11. Tích chứa nước ở vùng cao:
Nguồn nước tưới cho canh tác nông nghiệp ở vùng cao có thể được tăng cường bằng
cách xây dựng các hồ tích nước nhỏ ở đất canh tác để lưu giữ nước mưa.
Xây dựng các hồ chứa nước nhỏ sẽ hiệu quả nếu được phối hợp với các yếu tố như:
Lưu vực hứng nước mưa và tạo nước chảy tràn bề mặt, các hồ tích nước hứng nước mưa và
nước chảy bề mặt, khu vực canh tác cần tưới nước kiểu đê thẳng vào mùa khô.
Lưu vực nước phải có diện tích đủ lớn để gom nước vào hồ tích nước. Số lượng nước
tích được tuỳ thuộc vào tính chất và diện tích của vùng lưu vực nước và chế độ mưa của vùng.
Ở các nơi có lượng mưa biến động từ 1200 đến 1500mm/năm, một diện tích lưu vực nước
canh tác theo hệ thống ruộng bậc thang rộng 0,2 đến 0,5 ha là đủ cho một lượng nước khoảng 69
1000m3 tích trong hồ chứa nước biến động từ 0,6 đến 1,0 ha là đủ để tạo ra một thể tích nước
như trên. Đối với các nơi khô hạn có lượng mưa hàng năm thấp hơn, sự tích chứa nước vẫn
tiến hành được với điều kiện lưu vực nước phải có diện tích lớn hơn.
Địa điểm để xây dựng các hồ tích nước nhỏ có thể ở chỗ cao hay ở vùng đất thấp,
thung lũng nơi có thể lợi dụng lượng nước chảy thiên nhiên. Các nơi thuộc nước chảy của
cộng đồng nên quản lý thích hợp để chia xẻ lợi ích cho tất cả thành viên. Nếu chọn lựa nơi có
các mạch nước chảy quanh năm càng tốt để có nước tưới
quanh năm. Nên chọn ở những nơi có độ dốc với các đồi dốc biến động từ 2 đến 18% là thích hợp nhất. Ưu điểm
- Để cải thiện được sự sản xuất lương thực, thực phẩm
- Thúc đẩy sự cân bằng bảo tồn sinh thái.
- Đầu tư thấp trên mỗi diện tích canh tác có thu nhập cao.
- Hạn chế tác hại của khô hạn.
- Giúp dẫn nước tưới bằng trọng lượng
- Phần lớn xây dựng và quản lý cá thể nên tránh được các tranh chấp xã hội. Hạn chế
- Đòi hỏi lao động nhiều để xây dựng.
- Khả năng thất thoát nguồn nước do bốc hơi và rò rỉ (tuỳ theo loại đất).
- Các loài thực vật thuỷ sinh và bèo nổi có thể xâm nhiễm hồ tích nước.
- Không thể kiểm soát lượng nước chảy tràn trong các trận mưa lớn có thể gây hư hại
cho hồ và đê tích nước.
- Thiết kế và xây dựng kém dẫn đến xói mòn và lụt.
4.1.3.12. Canh tác nương rẫy không đốt.
Đây là kiểu canh tác quảng canh rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là để
canh tác lúa nương, khoai sọ, và cây sắn làm chính. Nó còn được gọi là kiểu canh tác du canh,
phát - chọc lỗ - bỏ hạt. Tuy nhiên phần lớn là sau khi phát để khô rồi đốt và chọc lỗ, bỏ hạt,
còn phương thức canh tác nương rẫy không đốt có nhiều ưu điểm hơn đốt (nông dân ở Papua
New Guinea sau khi chặt phát cây thì không đốt mà dọn xếp theo đường đồng mức, sau đó
chọc lỗ và bỏ hạt một cách đơn giản). Ưu điểm
- Sử dụng các chất dinh dưỡng chứa trong sinh khối của thảm thực vật.
- Kiểm soát cỏ dại trong 3 tháng đầu và hoa màu mọc nhanh giữ được độ ẩm của đất.
Đây là một phương pháp đơn giản để chuyển hoá đất rừng thành đất canh tác.
- Lớp thực vật không đốt che phủ đất ngăn cản lực xung kích của giọt mưa tăng
lượng nước thấm vào đất hạn chế dòng chảy mặt.
- Phối hợp để canh tác hoa màu có củ.
- Không gây khả năng cháy rừng. Hạn chế.
- Dễ làm xói mòn đất và thất thoát dinh dưỡng của hệ sinh thái.
- Chỉ có thể dùng khi làm đất có giới hạn hay canh tác không cần làm đất, nhất là khi
lớp phủ thực vật nhiều.
4.2. KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG TRANG TRẠI NLKH QUY MÔ NHỎ
4.2.1. Khái niệm về trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp dựa trên cơ sở
hợp tác và phân công lao động bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang trại 70
tổ chức và trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp
với yêu cầu sử dụng đất và lao động theo các quy định của nhà nước. Về mặt xã hội, trang trại
là một tổ chức sản xuất trong đó có các quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, quan hệ
giữa chủ trang trại và lao động thuê ngoài. Về điều kiện tự nhiên, trang trại là một hệ thống
sản xuất và chế biến nông nghiệp một cách đa dạng và tổng hợp để tận dụng khả năng sản
xuất của đất, đóng góp vào hiện trạng sinh thái cảnh quan của toàn vùng.
Quy mô của một trang trại có thể thay đổi tuỳ theo diện tích sản xuất của nó và nguồn
lao động được huy động để sản xuất cũng như mục đích sản xuất như trang trại kinh tế lớn,
trang trại vừa và nhỏ của gia đình, trang trại để sản xuất theo hướng hàng hoá, sản xuất tự
cung tự cấp hay cả hai. Đặc biệt ở các vùng cao thì các trang trại nhỏ là rất phổ biến và cần
thiết vì các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, và chế biến nông sản ở đây đã góp phần cung cấp
việc làm, lương thực, thực phẩm và thu nhập cho các hộ nông dân.
4.2.2. Quản lí trang trại nông lâm kết hợp.
4.2.2.1. Quản lí các nguồn tài nguyên trong trang trại nông lâm kết hợp.
Một trang trại là một hệ thống canh tác đa dạng và tổng hợp để sử dụng đất theo một
mục đích nào đó. Norman đã định nghĩa một hệ thống là: < bất kỳ một tập hợp gồm các phần
tử hay thành phần mà khi hoạt động chúng quan hệ ràng buộc với nhau=. Do vậy một hệ
thống trang trại Nông lâm kết hợp được xem như là một sự dàn xếp chi ly của đất, nước, tài
nguyên, hoa màu, vật nuôi, công lao động và các tài nguyên khác trong một môi trường do
chủ hộ quản trị theo các kinh nghiệm, khả năng và kỹ thuật có sẵn.
a. Quản lý tài nguyên tự nhiên:
Đất là tài nguyên thiết yếu để sản xuất trong nông nghiệp. Để có thể xây dựng và quản
lý một trang trại sản xuất bền vững chủ trang trai cần quan tâm:
- Các đặc điểm của đất : do các trang trại ở vùng cao thường bị ảnh hưởng bởi cách
canh tác nương rẫy, đất đai ở đây thường thoái hoá, nghèo và thiếu các kỹ thuật bảo tồn thích
hợp nên năng suất cây trồng và vật nuôi rất thấp.
- Địa hình và địa mạo của đất trang trai: chi phối đến sự sản xuất của trang trai đặc
biệt ở vùng Cao như độ dốc, hướng phơi, vùng tụ thủy, sườn dông vv. Quan tâm đến các đặc
điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các sản xuất trong trang trại nhằm hạn chế hiện tượng xói mòn đất đai.
- Khí hậu: bao gồm nhiều yếu tố nhưng ở vùng Nhiệt đới yếu tố mà trang
trại cần quan tâm hơn hết là vũ lượng và sự phân bố mưa trong năm vì đa số các trang trại
Nông lâm kết hợp đều dựa vào nước trời để canh tác. Chế độ mưa phần nào đã xác định loại
hoa màu cũng như thời gian canh tác.
- Nguồn nước: là yếu tố quan trọng để sản xuất nên chủ trang trại cần:
+ Tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi của nguồn nước có sẵn để sản xuất và sinh hoạt,
+ Đề ra các phương án sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
+ Quan tâm đến cả số lượng và chất lượng của nước.
b. Quản lý tài nguyên sinh học:
- Hoa màu: một trang trại nông lâm kết hợp bao gồm 2 loại hoa màu chính là cây
nông nghiệp ngắn ngày và cây lâu năm kể cả cây rừng. Các trang trại này hiện nay có năng
suất kém so với các trang trại ở đồng bằng do loại hoa màu, kỹ thuật canh tác còn thấp, đầu tư
ít và có khuynh hướng sản xuất tự cung cấp. Tuy nhiên, chúng lại mang tính đa dạng, bảo tồn
cao, và sản xuất kết hợp với nhau giữa các thành phần.
- Vật nuôi: là thành phần đóng góp cho thu nhập của trang trại ở vùng cao, nhất là
trong mùa khô, là điều hoà sự lao động và thu nhập của trang trại nông lâm kết hợp ở vùng
khí hậu gió mùa. Hơn nữa, vật nuôi cũng đóng góp đáng kể cho trồng trọt qua 71
việc cung cấp phân hữu cơ cho canh tác bền vững.
- Sâu bệnh, côn trùng và cỏ dại: là các thành phần sinh học mà chủ trang trại phải
xem xét do không thể tránh khỏi sự xuất hiện của các sinh vật có hại này trong canh tác. Do
hệ canh tác ở vùng cao đa dạng nên công tác bảo vệ thực vật ít phức tạp như ở vùng đống
bằng canh tác thâm canh. Các kỹ thuật bảo vệ thực vật bằng biện pháp phòng trừ sâu bệnh
tổng hợp (IPM) thường được các chủ trang trại quan tâm do nó phù hợp với điều kiện tại chỗ.
c. Quản lý tài nguyên con người:
Tài nguyên con người thường được phân chia làm 2 loại căn cứ vào các yếu tố nội tại hay ngoại vi.
- Các yếu tố từ bên ngoài (ngoại vi): là các yếu tố mà chủ trang trại không thể kiểm
soát chúng được thí dụ như: cấu trúc của làng, xóm, cộng đồng, các phong tục tập quán. Cây
trồng và vật nuôi được sản xuất trong trang trại có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này mà
chủ trang trại không thể can thiệp được như vài loại vật nuôi thiêng liêng ở một số tôn giáo.
Ngoài ra ảnh hưởng của các luồng đào tạo, quê hương nơi trưởng thành, các nguồn hỗ trợ từ
bên ngoài, vv cũng chi phối đến quyết định và hành động của người canh tác. Ví dụ, tín dụng
hỗ trợ làm thay đổi hàng loạt về loại và quy mô sản xuất của một thành phần canh tác nào đó trong trang trại.
- Các yếu tố bên trong (nội vi): đây là những yếu tố nằm dưới sự kiểm soát của chủ
trang trại gồm: đất đai, lao động và vốn liếng. Quyết định về diện tích sẽ canh tác, sử dụng lực
lượng lao động phù hợp cho cả năm, và nguồn vốn để sản xuất là những điểm mà chủ trang
trại phải dự kiến và quản lý.
4.2.2.2. Quản trị trang trại nông lâm kết hợp:
Đối tượng chính của kỹ thuật nông lâm kết hợp là các trang trại nhỏ và vừa ở vùng
sâu, vùng xa. Do vậy, tìm hiểu tình trạng hiện tại và môi trường sinh sống của của các trang
trại là quan trọng để hỗ trợ các kỹ thuật nông lâm kết hợp đồng thời khuyến cáo chủ trang trại
có các quyết định phù hợp để sản xuất bền vững. Một trang trại nhỏ và vừa có các đặc điểm thường thấy sau:
- Nông trại trước hết là nơi kinh doanh. Các quyết định để sản xuất loài gì và như thế
nào bị chi phối bởi các suy nghĩ của các thành viên đang sống trong trang trại. Lưu ý là nông
hộ nhỏ thường sản xuất để thoả mản nhu cầu cho gia đình trước khi chuyển thành sản xuất hàng hoá.
- Nông hộ nhỏ có khuynh hướng tiêu thụ các nông sản mà họ sản xuất, nên loài cây
trồng, vật nuôi được chọn lựa theo sở thích của họ.
- Lao động trong gia đình là chính hơn là thuê mướn lao động bên ngoài.
- Thị trường của các sản phẩm không rõ ràng, nhập liệu để sản xuất bấp bênh, thời
tiết khí hậu bất thường, và năng suất và thu nhập kém đã gia tăng mức độ rủi ro trong sản xuất
ở trang trại nhỏ và vừa.
- Tài nguyên của các trang trại nhỏ bị hạn chế. Vốn hạn chế, quyền sử dụng đất không
rõ ràng và các dịch vụ khuyến nông lâm, thị trường, giao thông liên lạc không đầy đủ đã làm
cho sản xuất ở đây trở nên rất kém và tụt hậu.
- Tuy nhiên sản xuất ở trang trại nhỏ rất đa dạng vì:
+ Sản xuất đủ loại để tự cung cấp + Giảm các rủi ro + Điều hoà thu nhập
+ Tận dụng tối đa công lao động của gia đình
Do thiếu tài nguyên, vốn sản xuất ít, giá cả nông sản thấp, sự sản xuất trong các trang
trại nhỏ và vừa thường ở mức thấp hay trung bình. Lao động thường thiếu theo thời vụ vì có
nhiều công việc trong canh tác. Quản trị trang trại kém do thời gian bị giới hạn. Kết quả là 72
trang trại sản xuất kém hiệu quả so với các trang trại kinh tế lớn. Các đặc điểm này đã chỉ rõ
sự phức tạp của các trang trại nhỏ và vừa. Tại đây, sự sản xuất hoa màu không thể được xét
riêng lẽ mà phải tìm hiểu mối liên hệ với các thành phần khác trong hệ thống. Ngay cả sản
xuất cây nông nghiệp ngắn ngày cũng phức tạp vì trồng nhiều loài xen với nhau. Tóm lại cần
nghiên cứu các trang trại này dưới góc độ hệ thống vì chỉ giới thiệu cho họ một kỹ thuật tân
tiến như giống lai có năng suất cao là không đủ mà còn xét đến các yếu tố khác như: phẩm
chất sản phẩm, vốn liếng, phân bón, thuốc sâu bệnh, thị trường, giá cả vv.
Trang trại là nơi cung cấp lao động, kỹ thuật, tiền bạc và các tài nguyên khác trong hệ
thống sử dụng đất để sản xuất. Khi được quy thành tiền, giá trị của sự tiêu thụ trong trang trại
cung cấp các thông tin về sự sinh sống của cộng đồng và phân tích ở mức độ cộng đồng,
người ta có thể nhận xét mức độ của cộng đồng chi tiêu hay dành dụm. Kinh tế của một trang
trại bao gồm thu nhập, cũng như các tài sản và các khoản nợ. Mô tả sơ lược về kinh tế trang
trại bao gồm một tiến trình xác định sức lao động, hàng hoá và thu nhập chia xẻ bởi một
nhóm người sống trong cùng một gia đình và xác định các tài nguyên đầy đủ liên hệ đến các
nhu cầu của họ. So với các vấn đề khác, mô tả này là một bảng cân đối giữa chỉ tiêu và thu
nhập của mỗi thành viên trong nông hộ kèm theo giới tính để phân tích đặc điểm của từng đầu
tư về sự quyết định, đóng góp, ảnh hưởng và chi tiêu.
Ba công cụ đơn giản là bảng kiểm kê (bảng cân đối), thu nhập ròng và ngân sách của
trang trại để tìm hiểu về tình hình kinh tế tài chánh của các hoạt động sản xuất. Tất cả thành
viên của nông hộ đều nên tham gia trong quá trình sử dụng các công cụ trên nhằm đảm bảo
rằng tất cả các suy nghĩ của họ đều được ghi nhận. Trước khi dùng các công cụ trên, xác định
số thành viên, tuổi và giới tính thông qua các câu hỏi ai làm gì, khi nào, ở đâu? chịu trách nhiệm gì?
Kiểm kê tài chính của một trang trại (hay lập bản cân đối tài chính) sẽ chính tỏ rằng
tài sản thuần hiện nay của trang trại. Tổng số giá trị của tiền nợ (như nơ vốn vay, tín dụng…)
được cân đối trừ cho tổng số giá trị tài sản hiện nay của trang trại (bao gồm đất đai, gia súc, tiền để dành…)
4.2.2.3. Kỹ thuật quản lý trang trại giúp tăng cường bảo vệ đất và nước:
Cần quan tâm đến các kỹ thuật sau:
- Áp dụng các kỹ thuật luân canh giữa các loài cây lương thực với các loài cây họ đậu.
- Nên trồng xen ở vụ thứ hai: tốt nhất là gieo trồng loài thứ hai khi loại thứ nhất còn
đang sinh trưởng, tránh làm đất thêm. Trồng xen như trên giúp bảo vệ đất nhờ vào lớp che
phủ có sẵn của hoa màu thứ nhất.
- Phải canh tác theo đường đồng mức và chú trọng xây dựng các công trình phụ để
phòng hộ như bờ tường đá, đai cây xanh hàng ranh.
- Tận dụng các nguồn phân hữu cơ có sẵn (các phế phẩm của hoa màu, phân chuồng
hoai, phân xanh vv.) để làm giàu đất. Tránh đốt các bộ phận dư thừa của cây và hoa màu sau
khi sản phẩm chính đã được thu hoạch.
- Dùng các sản phẩm thân cành nhánh của cây và hoa màu để tạo các rào cản cơ giới giảm xói mòn.
- Đa dạng hoá cây trồng trong trang trại về cấu trúc và chức năng để phòng hộ đất
giảm xói mòn. Chú ý đến cây lâu năm trong trang trại đặt biệt ở các điểm nhạy cảm của đất trang trại.
- Bảo vệ rừng tự nhiên hay trồng lại rừng ở đỉnh cao nhất của đất trang trại để phòng
hộ đồng thời sản xuất gỗ củi, và các sản phẩm khác cho trang trại.
- Bảo vệ đất trong giai đoạn bỏ hoá. Sử dụng các chất tủ đất hữu cơ để bảo vệ mặt
đất khỏi bị phơi ra nắng gắt, bào mòn bởi gió, mưa lớn vv. 73
- Chỉ nuôi gia súc trong chuồng hay buộc tại chỗ và đem thức ăn về cho chúng vì
chăn thả tự do là một trong các nguyên nhân góp phần xói mòn đất. Hơn nữa nuôi nhốt gia
súc giúp tận dụng được phân chuồng.
4.2.2.4. Kiểm soát lửa rừng trong trang trại nông lâm kết hợp:
Lửa là một tai hoạ chính trong suốt mùa khô ở các rừng mới trồng, đặc biệt là các nơi
tiếp giáp với các vùng có cỏ tranh, cỏ Mỹ. Sự hiện diện của cỏ khô và các loài cây che phủ ở
rừng trồng trong suốt mùa khô làm tăng nguy cơ cháy. Hơn nữa do bất cẩn, một mẩu thuốc lá
cháy dở vất bừa bãi cũng dễ gây cháy ở những vùng trên. Để giảm nhiều nhất khả năng gây
cháy trong rừng trồng, cần điều phối cỏ khô và các loài cây che phủ trong canh tác. Các biện
pháp kiểm soát lửa trong trong trang trại nông lâm kết hợp nhỏ có thể là:
- Đai ngăn lửa tự nhiên: Là các băng không có thực vật tự nhiên để ngăn lửa cháy
lan. Thí dụ sông, suối, kênh đào và đường xá là các đường ngăn lửa tự nhiên hiệu quả. Xử lý
sạch hay làm giảm thực bì quanh các đai cản lửa trong mùa khô cũng làm tăng khả năng phòng lửa của chúng.
- Đường ngăn lửa: Là các băng xử lý sạch thảm cây rộng khoảng 10m tạo nên ranh
giới của rừng trồng. Có thể dùng cày để tạo nên các băng cản lửa này hoặc dùng biện pháp đốt
trước các thực bì, bổi khô nằm trên băng vào đầu mùa khô.
Đốt lửa chặn đầu: Để loại trừ các bổi khô và thực bì tránh lửa có thể cháy đến. Nếu
một đám lửa được phát hiện đủ sớm và gió chuyển hướng thổi đến nơi cháy thì nên tạo các
đám lửa cháy lan từ ngoài đến điểm cháy để loại trừ khả năng phát triển rộng của lửa nhờ đó
ngọn lửa có thể được ngăn cháy lan đến rừng. Đốt lửa chặn đầu ở phần cao của một sườn dốc
trên ngọn lửa chính để tránh cháy lan lên phía trên.
Hình 4.5. Đốt lửa chặn đầu
4.2.2.5. Quản lý dịch bệnh tổng hợp trong trang trại nông lâm kết hợp (IPM):
Quản lý dịch bệnh tổng hợp (Integrated Pest Management) là một lĩnh vực khoa học
hướng về sinh thái để quản lý quần thể loài bằng phương pháp phối hợp tất cả các cách phòng
trừ thành một hệ thống quản lý sâu bệnh hại. Trong thực tế IPM là một phương pháp có nhiều
khía cạnh nhưng trong đó chủ yếu khuyến khích lợi dụng các nhân tố phòng trừ tự nhiên, hạn
chế tối đa biện pháp phòng trừ nhân tạo. IPM cần phải chú ý:
- Phòng trừ sâu hại dựa trên nguyên tắc cân bằng sinh học.
- Không tiêu diệt hoàn toàn sâu hại mà chỉ làm cho số lượng sâu hại duy trì ở mức
không gây tổn thất cho kinh tế.
- Coi trọng nhân tố khống chế tự nhiên, đặc biệt chú ý đến khống chế tự nhiên của
các thiên địch do đó hạn chế hoặc không dùng thuốc hoá học. 74
Khi áp dụng IPM cho trang trại nông lâm kết hợp cần phải xem xét quyết định các
biện pháp phòng trừ theo thứ tự ưu tiên như:
- Xác định loài sinh vật gây hại có cần thiết phòng trừ không và quyết định biện pháp phòng trừ.
- Tăng cường biện pháp phòng trừ sinh học.
- Coi trọng các biện pháp nông lâm nghiệp: chọn các loài cây trồng xen bố trí khoảng
cách giữa các loài, tăng tính đa dạng sinh học trong trang trại nông lâm kết hợp.
- Chọn lọc các loại thuốc có thể phòng trừ sâu bệnh mà không ảnh hưởng lâu dài đến
sản phẩm và môi trường (ví dụ các chế phẩm sinh học, vi sinh... ức chế côn trùng).
- Xác định ngưỡng gây hại của sâu bệnh.
- Tính toán các chi phí và lợi ích để xác định hiệu quả kinh tế.
4.2.3. Một số kỹ thuật canh tác trên đất dốc có thể áp dụng.
4.2.3.1. Hệ thống canh tác xen theo băng
a. Đặc điểm của hệ thống SALT
Hệ thống canh tác trên đất dốc (SALT) được xây dựng dựa trên các đặc điểm sau:
- Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc với công cụ đo đạc đơn giản phù hợp
với điều kiện của vùng sâu vùng xa là khung chữ A.
- Chọn các loài cây họ đậu cố định đạm để trồng trên hàng ranh đồng mức. Tiêu chí để
chọn lựa cây họ đậu là dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau khi
cắt tỉa và không cạnh tranh với hoa màu.
- Phải áp dụng triệt để kỹ thuật luân canh và xen canh khi canh tác hoa màu nông
nghiệp giữa hai hàng ranh cây xanh.
- Đa dạng hoá tầng tán bằng cách trồng xen cây nông nghiệp lâu năm (trồng một băng
cây lâu năm kế tiếp ba băng trồng hoa màu) hay cây rừng bao quanh khu vực canh tác.
b. Điều kiện để xây dựng thành công hệ thống SALT:
Các kết quả đầu tiên của việc dẫn nhập
nhiều nơi ở Việt Nam đã cho thấy muốn xây
dựng thành công kỹ thuật này cần:
- Chọn đúng loài cây họ đậu trồng
trên các đường ranh đồng mức
- Phải gieo hạt cây này càng dày càng
tốt và theo hàng đôi song song với nhau;
- Phải định kỳ cắt tỉa hàng ranh xuống
thấp hơn 0,8 m để hoa màu nhận đủ ánh sáng
và dùng phẩm vật cắt này bón tủ vào đất đang canh tác
- Cần gieo hạt các cây làm hàng ranh đúng
thời vụ, vào đầu mùa mưa.
c. Điều kiện để áp dụng hệ thống SALT
Canh tác xen theo băng là kỹ thuật khả thi để
ổn định và giúp sản xuất bền vững ở vùng
cao thích hợp cho sản xuất lúa, ngô, và rau
cải, nơi mà đất dễ suy thoái do xói mòn.
Việc đưa kỹ thuật trồng xen theo băng có thể
làm giảm ngay lượng xói mòn trong vòng từ
một đến vài ba năm và giúp ổn định lại sức Hình 4.6. Khung chữ A để đo đường đồng mức 75
sản xuất của nông trại. Mặc dù đạt hiệu quả trên, song không nên xem kỹ thuật canh tác xen
theo băng là bước cuối cùng của sự phát triển nông trại vùng cao. Lý tưởng hơn là nên tiến
đến một hệ thống hỗn giao cây lâu năm và hoa màu như hệ thống nông lâm kết hợp nhiều
tầng để tạo nên sự bền vững lâu dài cho hệ thống sản xuất dựa trên cấu trúc đa loài, nhiều tầng
tán như rừng mưa nhiệt đới. Do vậy, canh tác xen theo băng được xem như là một kiểu canh
tác chuyển tiếp tiến tới một thảm cây thường trực ở vùng cao. Thời điểm đúng để tiến hành kỹ
thuật này sẽ thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh của nông dân ở mỗi địa phương vì đa số họ
phải kéo dài canh tác hoa màu liên tục do nhu cầu cấp thiết của nông hộ.
Jane Carter (Agroforestry Today số 2/1996) đã nhận định: < Trong hai thập niên vừa
qua, có nhiều các nghiên cứu khoa học quan tâm đến canh tác xen theo băng và xem nó như là
một kỹ thuật thâm canh, bền vững nhằm cải thiện tầng lớp nông dân nghèo ở vùng cao. Mặc
dù đã có nhiều công sức và tiền của bỏ ra để nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật này cho
nông dân ở nhiều nước, đến nay phần lớn họ đã nhận thấy rằng kỹ thuật này còn có nhiều giới
hạn để đạt được các mong ước trên. Các giới hạn chủ yếu của kỹ thuật này nảy sinh cả trong
các điều kiện tự nhiên lẫn dân sinh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mức độ tiếp nhận của người
nông dân. Các yếu tố để áp dụng như sau:
- Các đặc điểm tự nhiên:
+ Ưu tiên cho vùng sản xuất ngô.
+ Đất canh tác có độ phì nghèo hay giảm dần.
+ Nơi có khí hậu hai mùa mưa và khô, lượng mưa tối thiểu 1000mm/ năm.
+ Đất có độ pH 5,5.
+ Nơi thiếu cây lâu năm để che phủ đất đai.
- Các đặc điểm dân sinh kinh tế:
+ Nơi có áp lực lớn của dân số gia tăng, kết quả là giai đoạn bỏ hóa phải ngắn dần.
+ Phần lớn nông dân sẽ chấp nhận kỹ thuật này nếu quyền sử dụng đất được thiết lập
một cách cụ thể và chắc chắn.
+ Nông dân có phương thức chăn nuôi có kiểm soát, không thả rông.
+ Thu nhập chính của nông dân là dựa vào canh tác nông nghiệp.
d. Các bước xây dựng hệ thống SALT
Bước 1: Làm thước chữ A cần ba thanh tre hoặc gỗ. Hai thanh dài 2,1m, một thanh
dài 1,2m, một sợi dây và một quả dọi. Sử dụng thước chữ A để xác định đường đồng mức trên
mặt đất dốc. Đây là đường chạy quanh sườn đồi có cùng độ cao.
Bước 2: Bắt đầu công việc từ trên đỉnh đồi. Khoảng cách giữa các băng tùy theo độ
dốc để xác định, đặt thước chữ A trên mặt đất cố định chân sau còn chân trước được đi
chuyển lên xuống sao cho sợi dây dọi nằm giữa thanh nằm ngang, đặt chân trước xuống ta
được đường đồng mức nối liền hai chân khung chữ A.
Bước 3: Sau khi đã tìm và đánh dấu các đường đồng mức, dung cuốc rạch hoặc lên
luống theo đường đồng mức để chuẩn bị gieo hạt cây họ đậu. Tùy theo độ dốc mà rạch 1-2,
khoảng cách các rạch cách nhau 20-30cm.
Bước 4: Trước khi đem hạt đi gieo phải phơi lại hạt một ngày trong trời nắng nhẹ,
nếu có điều kiện về lao động, hạt có thể gieo đồng thời lúc cuốc rạch. Nếu gieo một hang để
tạo băng gieo dày hơn. Gieo xong lấp một lớp đất mỏng 0,5 – 0,8 cm.
Bước 5: Lúa nương… được gieo sau khi gieo cây cốt khí hoặc cây họ đậu khác…
Bước 6: Trồng các loài cây lâu năm kết hợp với cây hang năm để đa dạng hóa các
loái sản phẩm và tạo thành nương rẫy cố định. Các loài cây lấy gỗ có thể trồng ở phía trên, ở
những nơi có độ dốc lớn các loài cây lấy gỗ được trồng theo băng. Các băng ở dưới thấp trồng các loại cây ăn quả. 76
Bước 7: Sử dụng các loài cây có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình để trồng
dưới chân đồi và các băng thấp hơn. Nên trồng các loài cây cao cách xa các loài cây thấp.
Bước 8: Cây phân xanh phát triển được 4-5 tháng chặt lần đầu, chiều cao để lại
khoảng 40-50 cm là vừa, chú ý phát dọn hai bên băng, toàn bộ than cành nhánh cắt được rải
đều trên băng lúa để làm phân xanh.
Bước 9: Các loại cây trồng ngắn ngày một vụ nên trồng luân phiên nhau
Bước 10: Lợi ích chính kỹ thuật canh tác trên đất dốc là ngăn chặn xói mòn đất. Vấn
đề này được thực hiện nhờ hang rào cây phân xanh. Dùng đá xếp ở dưới băng, cành, nhánh
xếp dọc ở phía trên băng. Như vậy, qua nhiều năm hang ranh phát triển bền vững.
c. Những đòi hỏi của SALT
- Kiểm soát được xói mòn
- Hỗ trợ phục hồi lại đất
- Tạo ra khả năng sản xuất của cây lương thực
- Tận dụng ít nhất 50% diện tích đất cho nông nghiệp
- Có khả năng tái tạo các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên địa phương
do nông dân thực hiện mà không phải vay vốn.
- Phương thức canh tác phải được người dân chấp nhận
- Các cây họ đậu trồng theo đường đồng mức phải có khả năng tái sinh chồi nhanh.
4.2.3.2. Hệ thống đai rừng chắn gió
a. Nguyên tắc xây dựng đai phòng hộ chắn gió
- Đai phòng hộ phải thiết kế thẳng góc với hướng gió chính
- Số hàng cây trồng trong đai phòng hộ tùy thuộc vào vận tốc của luồng gió hại. Tốc
độ gió càng lớn càng xây dựng nhiều hàng cây. Thường một đai chắn gió bao gồm từ 1 đến 5 hàng cây.
- Ngoài ra để tăng cường cho đai cây trung bình, thấp và dây leo bụi thấp cần được
trồng vào đai theo tỉ lệ phù hợp.
- Nên bố trí cây trồng theo hàng nanh sấu với khoảng cách trồng là 1m.
- Tại nơi có gió mạnh thường xuyên nêu xây dựng một hệ thống đai cản gió và
khoảng cách giữa 2 đai biến đổi từ 30m đến 200m tuỳ theo tốc độ gió mạnh và mức gây hại của gió.
Hình 4.7. Sự bố trí liên kết các đai chắn gió 77
b. Các loài cây thường được trồng trong đai phòng hộ gió Cây cao (> 15 m) Cây trung bình (5-15m) Tên VN Tên Khoa học Tên VN Tên Khoa học Phi lao
Casuarina equisetifolia Keo gai Pithecellobium dulce Dáng hương Pterocarpus indicus Đào lộn hạt Anacardium occidentale Tếch Tectona grandis
Săng đen, lọ nồi Diospyros spp Lõi thọ Gmelina arborea Thao lao Lagerstroemia speciosa Bình linh Vitex parviflora Keo dậu Leucoena leucocephala Mít Artocarpus spp Đỗ mai Gliricidia sepium Vú sữa
Chrysophyllum cainito Me Tamarindus indica Santol Sandoricum ketjape
- Cây bụi và tre (cao < 5m) Tên VN Tên Khoa học Tên VN Tên Khoa học Tre vàng sọc Bambusa blumeana Tre tàu Bambusa vulgaris Tre gai Bambusa spinosa Bõng giấy
Bougainvillea spectabilis Keo lá tràm Acacia auculiformis Tre tầm vông
Schizostachyum lumampao Vông Erythrina spp. Đậu triều Cajanus cajan
4.2.3.3. Hệ thống Taungya:
a. Yêu cầu khi xây dựng hệ thống Taungya:
Hệ thống nông lâm kết hợp theo phương thức Taungya được triển khai thành công
với một số đặc điểm và yêu cầu cần có như sau:
- Được áp dụng cho cả cộng đồng dân cư mà đa số họ chỉ sống nhờ vào rừng để canh
tác (chủ yếu là canh tác nương rẫy).
- Khoảng cách từ chỗ ở của các nông hộ đến các mảnh rừng xa nhất có giới hạn để
nông dân có đủ thời gian đi bộ đến trồng và chăm sóc.
- Phải có quỹ đất đủ rộng liên quan đến dân số của cộng đồng và phải quy hoạch đất
phù hợp với chu kỳ khai thác của cây rừng để tránh mâu thuẫn trong sử dụng đất để trồng trọt hay trồng rừng.
- Nên gia tăng sự tham gia của cộng đồng trong việc trồng, quản lý và phân chia lợi
ích từ rừng trồng mặc dầu các quy định ràng buộc hai bên vẫn được thực hiện dưới dạng một hợp đồng rõ ràng.
- Cần sử dụng vốn trồng rừng để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, xây dựng các
phúc lợi xã hội để tạo dựng một làng lâm nghiệp vững bền.
- Giáo dục, dạy nghề hướng nghiệp cho dân số trẻ để làm giảm sự phụ thuộc của
cộng đồng dân cư đối với rừng và đất rừng trong tương lai.
b. Các kinh nghiệm canh tác Taungya ở châu Phi:
- Hệ thống vòng tròn ở Nigeria:
Hệ thống vòng tròn của Nigeria có mục đích trồng rừng gỗ lớn với loài cây có chu kỳ
khai thác là 70 năm tại nơi có cụm dân cư có số hộ không quá 400 hộ. Mỗi hộ gia đình được
cấp 0,5 ha làm đất thổ cư và 0,5 ha khác để canh tác trong hai năm sau đó di chuyển sang 78
mảnh đất khác. Để thực hiện cây rừng được trồng với khoảng cách hàng là 4 m và khoảng
giữa các cây trên hàng là 3 m tại nơi có khoảng cách với chỗ ở của nông dân không quá 4,8
km. Như vậy, diện tích tối đa của khu vực này là 7200 ha và có dạng một hình tròn. Tóm lại,
hệ thống đặt cơ sở ở sự du canh theo vòng tròn, phù hợp với điều chế rừng và nhu cầu thiết
thực, tập quán của người dân.
- Hệ thống hành lang ở Zaiir:
Trong ví dụ này hệ thống có mục đích trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy với
loài cây trồng có chu kỳ 20 năm trở lại. Hệ thống được xây dựng dọc theo một con đường
chính, tốt nhất là theo hướng Đông Tây. Các hộ gia đình được định cư dọc theo đường cách nhau 100m.
Mảnh đất rừng sau nhà được chia làm 20 lô kích thước 40 x100m với tổng diện tích là
8 ha. Lô đất kề sau nhà sẽ được giao cho nông dân lập vườn, 19 lô còn lại được lần lượt luân
canh cây hoa màu theo thứ tự: lúa rẫy, bắp, khoai mì giữa hai hàng cây lâm nghiệp. Tuy nhiên
người làm rẫy không được tự do canh tác hoa màu theo ý riêng của mình mà phải canh tác
theo qui định thứ tự loài hoa màu trên. Cứ sau 19 năm vòng canh tác sẽ quay lại lô cũ. Giai
đoạn ngắn 19 năm trên mỗi ô chỉ cho phép kinh doanh loài cây mọc nhanh làm giấy sợi, kinh
doanh gỗ chất đốt, gỗ nhỏ, cột ... Ưu điểm
- Tổ chức bố trí định canh nhưng vẫn kết hợp được canh tác rẫy truyền thống với trồng rừng.
- Có điều kiện cơ giới hóa.
- Độ phì của đất được duy trì, tái tạo do thời gian bỏ hóa kéo dài 15 đến 20 năm..
- Giảm tác hại của việc làm rẫy đồng thời có điều kiện thực hiện khuyến nông lâm.
- Không phá vỡ tập quán canh tác truyền thống, giúp giao đất định cư, định canh cho
dân để canh tác lâu dài. Hạn chế
Nhiều nơi đã tìm hiểu và áp dụng hệ thống này với nhiều loài cây rừng khác nhau và
đã rút ra một giới hạn của hệ thống như sau:
- Hầu hết các hệ thống Taungya đều khó thuyết phục nông dân vì họ càng chăm sóc
tốt cho cây rừng mọc nhanh thì càng nhanh nông dân phải rời khỏi khu vực do tán rừng khép
nhanh. Do vậy hệ thống này chỉ áp dụng được ở nơi nó chỉ là một hoạt động để bổ túc thêm
thu nhập cho nông dân mà thôi.
- Hệ thống chỉ thành công nếu đơn vị quản lý sử dụng đất có phương án quy hoạch
tổng thể đất lâu dài và kinh phí hỗ trợ để phát triển vùng sâu vùng xa.
4.2.4. Kỹ thuật gây trồng các loài cây trong trang trại nhỏ nông lâm kết hợp
4.2.4.1. Xây dựng và quản lý vườn ươm cây cho trang trại và cộng đồng.
Khó khăn trong cung cấp hạt giống và chi phí hạt giống ngày càng cao khiến cho cần
phải tìm các cách khác nhau làm tăng tỷ lệ sống còn và sinh trưởng của cây con. Vườn ươm
đưa lại sự kiểm soát cần có về độ ẩm, ánh sáng, đất và các yếu tố khác, do đó cho phép sản
xuất với tỷ lệ cao cây con khoẻ mạnh và cứng cáp. Sau đây là một số bước công việc để xây
dựng một vườn ươm thành công.
- Chọn địa điểm tốt cho vườn ươm
Địa điểm lý tưởng là một nơi gần nhà (do vậy, vườn ươm thường được kiểm tra,
chăm sóc tốt), đất tốt gần nguồn nước hữu hiệu, không bị che bóng và không bị đọng nước.
Nên tránh chọn địa điểm vườn ươm gần nơi đang sản xuất cây cùng loài để khỏi lây lan bệnh tật và côn trùng. 4.
Chuẩn bị luống gieo hạt, luống trồng cây:
Nếu cần nhiều cây con cho trồng rừng làm chất đốt hay làm gỗ, sản xuất cây con rễ 79
Hình 4.8. Các kiểu luống trong vườn ươm trang trại nông lâm kết hợp
trần và trồng rừng bằng phương pháp cây con rễ trần sẽ dễ dàng và rẻ tiền hơn so với các biện
pháp và phương pháp trồng rừng khác. Kỹ thuật này thích hợp nhất đối với các loài cây con
khoẻ, chịu đựng tốt, có rễ cọc khoẻ như Nhạc ngựa hay Phi lao.Vận chuyển và trồng cây con
rễ trần đơn giản hơn so với cây con nuôi dưỡng trong bầu tạo sẵn. Hạt giống các loài có tỷ lệ
nảy mầm hay có xuất xứ không rõ ràng nên, tốt hơn, gieo trong luống hay hộc gieo, khay gieo
sau đó cấy cây mạ vào bầu đất tạo sẵn, nếu cần. - Luống gieo hạt cần
+ Làm tơi đất và tạo luống nổi có chiều rộng vừa đủ để làm cỏ mà không cần dẫm lên mặt luống.
+ Trộn đều thêm phân chuồng và cát. Làm bằng mặt luống. Dùng dao hay cây nhọn
để tạo các rãnh cạn gieo hạt.
+ Làm bằng mặt luống. Dùng dao hay cây nhọn để tạo các rãnh gieo hạt.
+ Gieo hạt (có xử lý nếu cần) theo các rãnh gieo để nuôi thành cây con rễ trần tại
luống. Nếu sản xuất cây con nuôi trong bầu tạo sẵn, có thể gieo hạt rãi đều dày hơn.
+ Tủ rãnh bằng một lớp đất mỏng bằng bề dày của hạt.
+ Rải đều tro trên khắp mặt liếp để phòng ngừa kiến và ốc sên phá hại cây mầm.
+ Tưới nước nhẹ cho luống gieo để tránh làm hạt bị cuốn trôi bởi dòng chảy bề mặt.
Nếu cần phủ trên mặt luống các mảnh nilon mỏng cách mặt luống 5-10 cm để ngăn mưa lớn. - Hộp gieo hạt
Được dùng để gieo hạt nhỏ như hạt Bạch đàn và Phi lao, là một hộp gỗ hay chậu có
đục lỗ nhỏ ở đáy được kê cao cho dễ thoát nước. Chuẩn bị hỗn hợp gieo trong hộp gồm các
phần đều nhau: đất mặt, cát và phân chuồng đã được rây sàn qua lỗ mịn và phải đập vỡ các
cục đất lớn, nên tạo một lớp sỏi nhỏ ở đáy hộp để thoát nước tốt.
Nhiều loại cây con ăn quả thông thường được nuôi trong bầu để tạo gốc cho ghép mắt
hay ghép ngọn. Phải chuẩn bị bầu đất cho cây con khi hạt giống bắt đầu nẩy mầm như chọn
vỏ bầu, đục lỗ, đổ hỗn hợp ruột bầu vào đến mép của túi, xếp túi bầu ngay thẳng và sát nhau
trên luống đặt bầu. Kích thước túi bầu chất dẻo nhỏ (kích thước 10cm x 15cm) dành cho cây
con lâm nghiệp với thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 4 đến 6 tháng. Nếu cây con được
nuôi lâu hơn 6 tháng trong vườn ươm như các loài cây ăn quả được sản xuất làm gốc ghép,
nên sử dụng các túi bầu lớn (15cm x 20cm) và bền hơn. Vỏ bầu làm ống tre cũng thường
được dùng bằng cách ghép hai mảnh ống tre và buộc lại để tạo thành bầu cấy cây mạ. Lợi 80
điểm của bầu ống tre là tháo vỏ bầu khi trồng cây và dùng lại được. Một loại vỏ bầu không
đáy làm bằng các lon thiếc cũng được sử dụng bằng cách nén đất ở đáy lon tạo đáy sau đó cho
hỗn hợp ruột bầu vào.
Hình 4.9. Giàn che và vật liệu làm giàn che
Vỏ bầu lá chuối và một số lá cây khác cũng được dùng để tạo bầu đất nuôi cây con,
nhưng phải thay thế thường xuyên vì chúng dễ bị mục.
- Cấy cây con: khi cây con đủ tiêu chuẩn để cấy như đã phát triển ít nhất hai lá thật.
Phải tưới nước cho cây cấy và bầu đất trước khi cấy cây sau đó hai giờ sẽ cấy cây con.
- Chăm sóc cây con trong vươn ươm bằng các biện pháp kỹ thuật sau: tưới nước vừa
đủ, làm cỏ phá váng khi cần thiết, xén tỉa rễ cây con hay đảo bầu và sau cùng làm cứng cáp
cây con một thời gian trước khi đem ra trồng bằng giảm lượng nước và phân bón.
4.2.4.2. Nhân giống vô tính cây ăn quả
Trong vườn ươm nông lâm kết hợp nông dân có thể nhân giống vô tính cho cây ăn quả
bằng nhiều cách khác nhau. Mục đích của nhân giống vô tính là tạo ra một số lượng cây con
có phẩm tính di truyền tương đương với một cây có phẩm tính tốt gọi là cây đầu dòng. Nhân
giống vô tính cây ăn quả hay cây rừng tùy thuộc vào sự phong phú có sẵn của vật liệu ghép
tháp của các cây có phẩm tính tốt và vào khả năng phát triển giữ được các phẩm tính này sau
khi ghép hay tháp. Có nhiều kỹ thuật nhân giống vô tính như sau :
1. Tách chồi non dùng cho chuối và dứa: 81 2. Tách gốc chuối :
3. Giâm cành và rễ của cây rừng và cây ăn quả :
4. Chiết cây áp dụng cho các loại chanh, cam, xoài, ổi, bưởi, điều lộn hạt, dâu gia, vải,
quít và nhiều loại cây rừng... 82
5. Ghép cành, ghép nêm: dùng cho các loài cam, chanh, bưởi, quít, vải, ổi, mảng cầu
xiêm, bơ, điều, tắc, vải, xoài, chôm chôm, me chua, vv.
6. Ghép mắt hình chữ nhật hay hình thuẫn được áp dụng cho nhiều loài cây ăn quả.
Hình 4.10. Sơ đồ kỹ thuật nhân giống vô tính
4.2.4.3. Kỹ thuật trồng cây bản địa, đa tác dụng trong trang trại nông lâm kết hợp.
Cây bản địa đa tác dụng có vị trí quan trọng trong sản xuất và phòng hộ trong trang trại nông
lâm kết hợp. Ở các tỉnh miền Bắc các cây bản địa đa tác dụng được chọn trồng ở phần đỉnh
đồi như Lát hoa, Mỡ, Trám , Sấu, với mật độ 1000 - 1500 cây/ha còn ở phần chân được trồng
các loài cây như Trám, Tai chua, Dọc, Tre luồng. Tại miền Trung và miền Nam phần đỉnh đồi
thường được trồng các loài cây như Bời lời đỏ, trám, ươi, long não, dó bầu vv. Các loài cây
bản địa thường được trồng tập trung trên đỉnh đồi và rải rác trên sườn dốc với mục tiêu phòng
hộ kết hợp với tận thu các sản phẩm ngoài gỗ như Trám, sấu, Dọc,Tai chua, Mỡ, Giẻ, Long
não, Sến mật, Giổi, do các loài cây này có tán lá rộng, bộ rễ sinh trưởng mạnh, ngoài sản
phẩm gỗ củi còn cho nhựa, lá, hoa... Quế được trồng sau khi trồng các loài cây che bóng 1vụ.
Cây che bóng có thể là Sắn, keo dậu, đậu triều, hoặc cốt khí, loài cây sến mật được trồng sau
khi trồng cây tạo bóng là các loại keo hoặc cốt khí, đậu triều 1 năm. Xác định mật độ trồng
của các loài cây này dựa vào mục đích trồng và đặc điểm nơi trồng. Nếu mục đích là phòng
hộ và đất xấu thì nên trồng dày, nếu là trồng che bóng, hay thực hiện 83
Tóm lại, cây đa tác dụng, cây bản địa trong trang trại nông lâm kết hợp có vai trò rất
quan trọng vì chúng không những có vai trò phòng hộ mà còn cung cấp các sản phẩm có giá
trị kinh tế như gỗ củi và sản phẩm ngoài gỗ.
4.2.4.4. Trồng và chăm sóc cây ăn quả. a. Chuẩn bị trồng
Trồng cây ăn quả ở nước ta có ưu thế về chế độ nhiệt nên ít phải chống rét. Lượng
mưa trung bình trong cả nước vào khoảng 1500-2000 mm, độ ẩm không khí luôn cao cho nên
quan trọng nhất là phải lo thoát nước khi mưa, tránh gây ngập úng.
Trồng cây ăn quả cần phải đào hố trước khi trồng ít nhất là một tháng. Trồng cây
trong vườn kinh doanh nhất thiết phải theo hàng, không chỉ vì mĩ quan mà còn vì hiệu quả
kinh tế, dễ dàng trong việc phòng trừ sâu bệnh hại, thuận lợi cho việc thu hoạch.
Khoảng cách mật độ đối với mỗi cây ăn quả là khác nhau, ở các vùng trồng cây ăn
quả của Việt Nam, nhất là ở vùng đồng bằng, cây ăn quả thường được trồng quá dày. Thí dụ,
cây cam, trên thế giới trồng với khoảng cách 6 – 7 m, mật độ 200 – 300 cây/ha. Trung Quốc
là nước trồng dày nhưng cũng thường trồng khoảng cách là 4 – 5 m, mật độ 400 – 600 cây/ha,
ở một vài nơi ruộng thấp của tỉnh Quảng Đông chỉ trồng tới 1500 – 2000 cây/ha. Tuy vậy tại
đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ của Việt Nam trồng với khoảng
cách phổ biến là 2,5 – 2 m, mật độ 1000 cây/ha.
Trồng dày thường tiến hành ở những nơi thiếu đất trồng trọt, đất tốt, vì có những lợi ích sau:
- Sớm có quả, nhanh thu hồi vốn
- Sản lượng những năm đầu cao
Trái lại người làm vườn phải đầu tư nhiều lao động, vật tư và nhất là về cây giống và
như vậy khi cùng một diện tích người ta phải trồng một số lượng cây nhiều hơn gấp 5 – 10 lần
bình thường. Điều đó dẫn đến việc thiếu cây giồng, khâu kiểm soát giống cây trước khi trồng
sẽ hạn chế, có khi phải tận dụng cả những cây xấu, cây không đủ tiêu chuẩn, vốn đầu tư lớn...
Trồng dày chỉ thực sự có hiệu quả kinh tế khi trồng các cây hàng năm và những cây
ngắn ngày, ví dụ, đu đủ, ổi... Ngay cả đối với những cây này cũng có một giới hạn cho việc
tăng sản lượng, khi cây khép tán, các tán cây sẽ trùm lên nhau, hiệu suất quang hợp giảm, chất
lượng quả giảm đi do tỉ lệ đường bột so với chất đạm thấp. Đặc biệt đối với các cây ưu sáng
hoa ra thành chùm ở đầu cành như xoài, nhãn, vải, bơ, chôm chôm, cành phải trồng thưa và đúng khoảng cách.
Cây ăn quả là cây dài ngày phải tính hiệu quả kinh tế trong thời gian dài. Ở vùng
nhiệt đới, đời sống nhiều cây ăn quả đã rút ngắn kết hợp với trồng dày, sâu bệnh và chăm sóc
không phù hợp, thời kì kinh doanh ngắn. Ví dụ, không ít vườn cam ở đồng bằng sông Cửu
Long năm thứ hai đã thu hoạch nhưng chỉ sau 3 - 4 năm cho thu hoạch, năng suất và chất
lương giảm. Việc trồng quá dày một số cây không có nghĩa là khuyến cao nên trồng thưa vì
xu hướng trên thế giới cả vùng ôn đới và vùng nhiệt đới là trồng dày và tìm nhiều biện pháp
làm cây lùn xuống. Trồng dày có những lợi ích rất cơ bản ngoài việc tăng sản lượng, nhanh
được thu hoạch còn là dễ thu hoạch, dễ chăm sóc nhất là trừ sâu bênh cho những cây cao
(xoài, sâu riêng, nhãn, bơ...). Vấn đề chính là trồng dày những phải có một hệ thống kỹ thuật
kèm theo, giống, tỉa cây, bón phân, điều tiết sinh trưởng, phòng ngừa sâu bệnh...
Trước đây người trồng cây ăn quả có thói quen đào hố 1x1x1m với xu thế trồng dày,
hiện nay hố đào nhỏ hơn, hố đào to nhỏ tùy thuộc đất, tùy cây to cây nhỏ. Đất mới khai phá,
đất phù sa, đất trồng tơi xốp không cần thiết phải đào hố to vì tốn nhiều công mà lợi ích mang
lại không lớn. Đất hơi năng, xấu, đất đã bỏ hoang một thời gian, trồng trong vườn hộ gia đình
bao giờ cũng nên đào hố to, vừa thêm phân chuồng, thêm phân rác sẽ giúp cho cây con phát
triển tốt, kích thước hố trường hợp này nên đào 1x1x0,8m hoặc 0,8x0,8x0,6m. 84
b. Kỹ thuật trồng
Cây ăn quả là cây lâu năm được trồng và chăm sóc tốt khi còn nhỏ, sẽ nhanh ra hoa
quả thời kỳ kinh doanh dài. Khi trồng cây ăn quả nên chú ý các vấn đề sau:
- Đào hồ nên để riêng đất mặt và đất dưới đáy hố
- Không bón phân tiếp xúc trực tiếp với rễ cây
- Phân chưa hoai cho bón xuống đáy hố
- Phân đã hoai có thể bón ngay dưới gốc cây
- Trồng cây ươm có bầu tỷ lệ sống cao, cây phục hồi nhanh
- Không trồng khi gió tó, không trồng giữa trưa nắng, cây đã mang ra bên hố nên trồng ngay.
- Khi bóc bỏ vỏ bầu chú ý không làm vỡ bầu.
- Thời vụ trồng: miền Bắc tháng 3 đầu mùa xuân, miền Nam trồng tháng 4 – 5 đầu mùa mưa.
Tại Việt Nam mưa nhiều nên khi trồng phải trồng cao (trồng trên luống, ụ đất...) vì
có nhiều lợi ích: bộ rễ phát triển nhanh, không bị bệnh nấm ở cổ rễ. Trồng cao dễ bị gió làm
đổ đặc biệt ở miền Bắc phải có cọc chống, hoặc phải có hàng cây chắn gió. Tai miền Nam,
trên đất đồi về mùa khô thường hạn nặng, người ta trồng dưới đáy một cái bồn (một loại vũng
nhỏ) để dễ chống hạn. Trồng như vậy, về mùa mưa, nước khó thoát, một số cây đọng= như sâu riêng, bơ, mít cây dễ bị chết. Vây chỉ trồng sao cho cổ rễ phải ngang với mặt
đất và nếu trồng bồn phải có rãnh thoát nước cho mỗi bồn khi trời mưa. Trồng xong, dù có
mưa hay không, bao giờ cũng nên tưới thêm 20 – 50 lít nước/hố tùy theo đào to hay nhỏ. c.Bón phân
Bón phân hợp lí cho cây lâu năm khó vì yêu cầu dinh dưỡng của cây con mới trồng
khác với cây ra hoa kết quả, hoặc khi cây đã già. Theo kinh nghiệm của người trồng cây, nên
bón nhiều phân chuồng hoai, phân hữu cơ cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất và
chất lượng cao. Do đó chỉ có thể nói tới những vấn đề chung có tính nguyên tắc.
H. Rebour (1968) phân tích nhiều cây ăn quả (quả + cây) cho biết số lượng chất dinh
dưỡng lấy đi từ đất trong một năm như sau: Chất đa lượng Kali 150 – 250kg Đạm 120 -200kg Axit photphoric 60 -120kg Vôi 50 -100kg Lưu huỳnh 15 -40kg Oxit magie 20 -30kg Chất vi lượng Fe 0,4 -1kg Zn 0,2 – 0,3kg Mn 0,1 – 0,15kg Bo 0,07 – 0,1kg Cu 0,4 – 0,6kg Mo 0,02kg
Tất nhiên số liệu thay đổi theo giống cây, tuổi cây, đất, thời tiết nhưng cần nhiều nhất là kali, đạm, lân. - Bón lót
Ở Việt Nam, người trồng cây ăn quả không có tập quán bón lót rải phân khắp vườn
khi cày vỡ mà chỉ bón dưới hố trồng. Nếu có khả năng đầu tư về phân bón nên vừa bón sau
khi cày vỡ rồi cày lật đất vừa bón dưới hố trồng; lấy phân hữu cơ, lân và kali là chính. Chỉ
bón thêm phân đạm khi đất quá xấu vì đạm dễ bị rửa trôi và cũng dễ di động, không nhất thiết phải bón gần rễ cám.
- Bón thời kỳ cây non chưa ra hoa quả
Thời kỳ này là kiến thiết cơ bản thường 2 -3 năm tuổi. Trong thời kỳ này xây dựng
khung rễ, thân, cành, lá. Chất dinh dưỡng cần đạm, lân và phải bón đủ các loại phân này.
Lượng bón không cần nhiều chỉ một vài trăm gam/năm/cây. Khi cây còn nhỏ bón làm 3 -4 lần 85
trong 1 năm. Lượng phân bón này tăng dần lên mỗi năm nhưng cũng không quá 1 -
1,5kg/năm/cây khi cây sắp ra hoa. Dưới hố đã bón lót phân chuồng không cần bón thêm kali
nữa. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, năm nào cũng nên bón 1 lần phân chuồng vì phân
chuồng ngoài chất dinh dưỡng còn làm đất giàu thêm chất mùn, khi cây đã ra hoa quả bón
thêm phân chuồng khó khăn vì phải đào rãnh, xới đất và khi bón một lượng phân chuồng lớn
bao giờ cũng gây đứt rễ, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
- Bón thời kỳ ra hoa quả
Bón thời kỳ này quan trọng nhất và cũng khó nhất vì
+ Khi ra hoa đậu quả cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu thiếu dinh dưỡng, nước
quả non rụng, nhưng nếu thừa đạm hoa quả non cũng rụng
+ Lúc ra hoa quả, bộ rễ đã ngừng phát triển, nếu đào hố, rãnh to đứt rễ, rễ mới không
ra được đúng lúc cây cần nhiều nước, nhiều dinh dưỡng quả sẽ rụng, ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng của quả.
Cách bón phân hợp lí nhất là phân tích đất và tùy theo thành phần những chất dinh
dưỡng trong đó bón những chất còn thiếu. Ở nước ta có thể bón theo các cách sau đây:
+ Bón trước ra hoa hoặc sau khi kết quả nên dung các loại phân có hiệu quả nhanh
chủ yếu là phân hóa học và nếu có thể kết hợp với tưới, cành phát huy hiệu quả nhanh.
Cây có quả cần cả NPK nhưng tỷ lệ các loài phân này khác nhau khi bón cho cây còn
non, ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thì N, P vẫn còn cần để cây ra thêm lá, ra hoa quả nhưng K
cũng cần, đặc biệt khi quả sắp chin. Lượng phân bón phải nhiều hơn khi cây còn nhỏ: phân
hữu cơ phải: 20 -30kg/gốc; phân hóa học:5 -7 kg một loại phân tổng hợp N:P:K có khi cần cả Ca, Mg…
- Phương pháp bón: phân chuồng bón toàn thể, một lần có thể đào rãnh theo hình
chiếu tán cây, rãnh sâu 15 – 20cm, rộng 20 -30cm, bón xong lấp đất.
Phân bón hóa học có thể bón làm 2 – 3 lần: trước khi ra hoa và sau khi kết quả. Có
thể bón rắc dưới tán trộn với đất mặt, có thể bón từng hốc nhỏ đào theo hình chiếu tán, sâu 10
-15cm, mục đích để không làm đứt rễ quá nhiều và tốt nhất hòa vào nước để tưới, vừa cung
cấp nước vừa cung cấp dinh dưỡng. Phân vi lượng chủ yếu phun lên lá, có thể phun N, P, K
lên lá ở dạng dung dịch loãng.
d. Cơ cấu giống trong vườn cây ăn quả
Cơ cấu giống và loài cây ăn quả trong vườn, trong nông trại được bố trí theo nguyên tắc sau:
- Tạo một không gian môi trường sinh thái thích hợp cho các loài cây trồng.
- Vườn quả có khả năng duy trì và bảo vệ đất trồng trọt, tạo thuận lợi cho sự phát
triển quần thể các giống và loài, bảo vệ lẫn nhau trong những điều kiện môi trường sinh thái bất lợi.
- Rải vụ thu hoạch sản phẩm trong một năm và nhiều năm để bố trí lực lượng lao
động trong vùng, trong nông trại một cách hợp lí nhất, có đủ nguyên liệu cho các xí nghiệp
chế biến hoạt động liên tục trong một năm.
- Các giống và chủng loại cây ăn quả phải phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
- Trong nông trại và vườn sản xuất quả tươi hàng hóa không nên trồng xen kẽ các
giống và chủng loại cây ăn quả, có thể bố trí trồng xen theo băng một cách thích hợp.
4.2.5. Kỹ thuật chăn nuôi trong trang trại nông lâm kết hợp.
4.2.5.1. Thức ăn và dinh dưỡng.
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được xác định bởi khả năng đáp ứng các nhu cầu của
cơ thể con vật và được đánh giá qua thành phần hóa học, giá trị năng lượng, mức tiêu hóa của
các chất dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng chung và của từng chất dinh dưỡng. 86
Thành phần hóa học của thức ăn rất đa dạng và nó quyết định chất lượng của thức ăn.
Những nguyên tố hóa học cần thiết cho đời sống của động vật bao gồm: C, O, H, N,Ca, P, S,
Cl, K, Na, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Bo, Cr, Mo, Al và một số nguyên tố khác. Các nguyên tố C,
H, O, N tạo nên phần chủ yếu của cơ thể động vật, chiếm tới 95% về khối lượng. Các nguyên
tố đó liên kết hóa học với nhau tạo nên các chất phức tạp, đa dạng. Phân loại thức ăn
- Phân loại theo nguồn gốc
- Phân loại theo hàm lượng các chất dinh dưỡng
- Phân loại theo nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong thức ăn
Khẩu phần ăn và các nguyên tắc phối hợp khẩu phần
- Khẩu phần thức ăn: Là tổ hợp một số lượng thích hợp các loại thức ăn giành cho
con vật sử dụng trong một thời gian nhất định (thường là một ngày đêm)
Khẩu phần được phối hợp dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn ăn hiện hành
- Các nguyên tắc phối hợp khẩu phần
+ Khẩu phần phải đảm bảo về giá trị dinh dưỡng theo tiêu chuẩn, đảm bảo cho con
vật có sức khỏe tốt, khả năng sản xuất và khả năng sinh sản cao.
+ Khi phối hợp khẩu phần phải xuất phát từ khả năng của nông hộ và các điều kiện
tự nhiên, khí hậu, kinh tế của địa phương.
+ Khẩu phần phải được phối hợp từ các loại thức ăn mà gia súc đó sử dụng được,
đảm bảo sự ngon miệng.
+ Khẩu phần phải đa dạng về chủng loại thức ăn, được phối hợp từ nhiều loại thức ăn
khác nhau để đảm bảo tính ngọn miệng.
+ Khẩu phần ăn cần đảm bảo số lượng đầy đủ các chất khoáng và vitamin.
+ Khi phối hợp khẩu phần phải sử dụng chủ yếu các loại thức ăn được sản xuất tại
chỗ để hạ thành sản phẩm.
- Phương pháp phối hợp khẩu phần
Phối hợp khẩu phần được thực hiện 5 bước:
+ Xác định tiêu chuẩn ăn: Dựa vào tiêu chuẩn quy định hiện hành
+ Xác định cơ cấu khẩu phần, tỷ lệ thích hợp giữa thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh.
+ Lập bảng phối hợp thử: Chất dinh dưỡng nào cần cân đối đưa vào bảng.
+ Điều chỉnh: sau khi tính được tổng giá trị của từng chất dinh dưỡng, đem so sánh
với nhu cầu để điều chỉnh lượng thức ăn cần chọn.
+ Bổ sung một số nguyên liệu thức ăn khác sau khi đã điều chỉnh mà chưa đạt được
sự cân bằng. Thí dụ, bột xương để bổ sung photpho, bột nấm men để bổ sung protein hoặc
uree để bổ sung protein thô cho động vật nhai lại…
4.2.5.2. Kỹ thuật cho ăn
Khi cho vật nuôi ăn cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản sau:
- Khẩu phần ăn cho vật nuôi phải đảm bảo đúng đủ lượng, đủ chất theo quy định,
thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, mối, thối, không có tạp chất,
không nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn và nhiễm độc.
- Thức ăn phải được lựa chọn và chế biến tốt, phù hợp với sinh lý vật nuôi, làm tăng
sự ngon miệng, có mùi vị thích hợp, không có mùi vị đặc biệt.
- Không cho ăn các loài thức ăn lẫn lộn với nhau. Cho ăn thức ăn tinh trước, sau đó
tới thức ăn xanh và củ quả, cuối cùng là thức ăn thô.
- Hàng ngày phải quy định số bữa, cho ăn đúng giờ quy định và đúng chỗ quy định.
- Không nên cho con vật ăn quá no, chỉ nên ăn vừa phải, nhất là đực giống.
- Không thay đổi thức ăn, cách cho ăn và chế độ ăn đột ngột. 87
- Đối với vật nuôi cày kéo không nên cho ăn ngay sau khi làm việc và sau khi ăn không cho làm việc ngay.
- Máng ăn và dụng cụ cho ăn phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
4.2.5.3. Những vấn đề chung về chăm sóc vật nuôi - Chuồng trại
+ Chọn địa điểm xây dựng chuồng trại: nơi xây dựng chuồng trại phải tương đối cao,
khô ráo, dễ thoát nước, đất ở đây phải thấm nước và có tầng nước ngầm sâu. Không xây dựng
chuồng trại ở những nơi trước đây đã là nơi nuôi gia súc hoặc khu dân cư, vì đất ở đây đã
nhiễm các vi trùng gây bệnh.
+ Hướng chuồng: được chọn tùy theo địa điểm cụ thể, song phải đảm bảo yêu cầu:
Đông - ấm, hè –mát, đảm bảo thông thoáng, tránh gió lùa. Chuồng phải đủ ánh sáng, đảm bảo tránh mưa nắng.
+ Nền chuồng: cần đảm bảo các yêu cầu không thấm các chất thải (phân, nước, tiểu),
tiện lợi cho việc thu dọn, làm vệ sinh và tẩy uế, không quá cứng, không quá trơn, bằng phẳng,
khô ráo, ấm áp và bền chắc.
+ Diện tích chuồng: phải đảm bảo sạch, khô và ấm. Đối với gia súc tốt nhất là dùn
rơm rạ, cỏ khô. Đối với gia cầm dung trấu, mùn cưa. - Vận động
Vận động hợp lý sẽ tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, quá trình hô hấp,
tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức khỏe. Vận động giúp hệ cơ và bộ
xương phát triển săn chắc, khỏe mạnh, thần kinh ổn định. - Tắm chải
Tắm chải là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng. Nó xúc tiến quá trình tiêu
hóa, hấp thụ, tuần hoàn, hô hấp, tăng tính phàm ăn, ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng,
sinh sản và tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể. 5. Vệ sinh phòng bệnh
Trong chăn nuôi dịch bệnh luôn là mối hiểm họa, gây tổn thất to lớn cho ngành chăn
nuôi. Bệnh tật không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm khả năng sản
xuất của vật nuôi mà đôi khi còn dẫn đến tử vong, thậm chí gây chết hang loạt. Dịch bệnh xảy
ra gây ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế quốc dân, tốn nhiều tiền của, công sức để dập dịch và
số lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi giảm sút. 6. Vệ sinh vật nuôi
Vệ sinh bao gồm: vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh người chăn nuôi.
+ Thức ăn cho vật nuôi phải có chất lượng tốt. Tránh cho ăn các loại thức ăn bị thối
mốc, chua, ôi, thiu hoặc lên men, các thức ăn bị ướt sương, ngấm nước dễ làm cho vật nuôi bị
chướng bụng. Thức ăn có lẫn các vật có hại như dây thép gai, đinh nhọn khi trâu, bò ăn phải
gây viêm, loét dạ tổ ong, đôi khi chọc thủng dạ tổ ong gây viêm màng tim. Thức ăn bị nhiễm
bẩn như bùn, đất, cát, sỏi và tạp chất khác cũng nguy hiểm cho sức khỏe vật nuôi gây đau
bụng, tê liệt ruột. Thức ăn có lẫn những hóa chất có hại như thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng gây
trúng độc cho vật nuôi. Thức ăn có mang vi trùng, nấm, ký sinh trùng có thế gây nhiễm bệnh cho vật nuôi.
Nước uống: vật nuôi phải được cung cấp đủ nước uống, uống tự do, nước uống phải
đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Nước có chất lượng tốt là nước trong, không có màu, không
có mùi, vị dễ chịu, có độ pH thích hợp (tốt nhất là 6,5 – 8,0), các hợp chất có nitơ, độ cứng và
các nguyên tố vị lượng ở mức cho phép, không có vi trùng, ký sinh trung gây bệnh. Chỉ được
cho vật nuôi uống nước sạch có dòng chảy, nước giếng, tốt nhất là nước đã qua xử lý. Tuyệt 88
đối không cho vật nuôi uống nước ao tù. Về mùa đông nên cho vật nuôi uống nước ấm, tốt
nhất nên cho vật nuôi uống bằng máng tự động và thường xuyên vệ sinh máng uống sạch sẽ.
+ Vệ sinh thân thể vật nuôi
Vệ sinh về da: da sạch sẽ, lành lặn làm cho cơ thể khỏe mạnh. Da bị bẩn các tuyến
của da bị tắc. Da bị ve, ghẻ, rận sẽ gây ngứa ngáy, kém ăn, chậm lớn, khả năng chống bệnh
giảm sút. Để vệ sinh cho da cầm thường xuyên tắm chải cho vật nuôi luôn sạch sẽ
Vệ sinh chân móng: chân móng là bộ phận dễ bị nhiễm bẩn nhất của vật nuôi. Chân
móng có thể bị nứt, mềm móng, thối móng. Về mùa lạnh nếu không giữ vệ sinh chân trâu, bò
cày kéo dễ bị cước chân. Do vậy, khi chăn thả tránh cho vật nuôi đi vào những chỗ lầy lội.
Vật nuôi cày kéo sau khi làm việc nặng cần được nắn bóp từ dưới lên cho máu lưu thông.
Chồng nuôi phải luôn luôn sạch sẽ khô ráo để không làm hỏng móng chân vật nuôi. Đối với
đực giống cần định kì ngâm (bằng dung dịch CuSO4), gọt móng chân.
Vệ sinh chuồng trại: chuồng trại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của vật nuôi.
Chuồng nuôi hợp lý, đúng qui cách, vệ sinh tốt sẽ tăng cường sinh trưởng phát dục, nâng cao
khả năng sản xuất của vật nuôi. Chuồng nuôi phải đảm bảo cho phù hợp với đặc điểm sinh lý
và chức năng sản xuất của từng loại vật nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo, đông ấm, hè mát. Máng ăn, máng
uống cần thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. 7. Phòng bệnh
Các biện pháp phòng bệnh bao gồm: chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, chọn địa điểm xây
dựng an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tẩy uế định kỳ, xử lý, bảo
quản và sử dụng phân đúng yêu cầu vệ sinh, bảo vệ thức ăn, nước uống không bị nhiễm bẩn,
không để những con vật lạ xâm nhập lãnh thổ, tiêu diệt ruồi, muỗi,…kiểm dịch thú y thường xuyên.
4.2.5.4. Kỹ thuật ép gia súc ăn để vỗ béo.
Ép gia súc ăn để vỗ béo trước khi đem bán thịt chúng từ 60 đến 90 ngày là một kỹ
thuật được nông dân nhiều nơi áp dụng. Thành phần thức ăn thêm sẽ làm tăng trọng gia súc
do tỉ lệ hoán chuyển thức ăn cao và làm chất lượng thịt tốt hơn.
Sau đây là các bước để chuẩn bị thức ăn:
1. Dùng khoảng 20 kg lá tươi cây keo dậu các loại (Leucaena glauca, L. leucocephala
hay L. diversifolia), băm nhỏ và lấy các xơ ra khỏi hỗn hợp.
2. Giã hỗn hợp trong cối.
3. Trộn thêm 1 đến 2 kg cám gạo hoặc ngô nhuyễn, 15 - 19 lít nước sạch và 0,1 kg
muối sau đó trộn đều.
Hỗn hợp trên được ép cho gia súc ăn bằng 1 ống tre từ 1 đến 2 lần trong một ngày.
Bên cạnh đó cũng cung cấp đầy đủ bánh liếm và nước uống cho gia súc nhai lại tại chuồng.
Kinh nghiệm của nông dân cho biết gia súc nên được cho ăn 6 lần một ngày trong đó có 3 lần
ép ăn xen kẽ là có kết quả nhất.
Đối với gia súc kém ăn kỹ thuật này cũng được áp dụng với thành phần như sau: lá
keo dậu xay nhuyễn (15-20kg)+ nước (15 lít)+ muối (0,1kg) hay bột sắn (15 -20kg)+ nước
(15 lít) + muối (0,1kg) hay cám (2-3kg) + nước (15 lít)+ muối (0,1kg).
4.2.5.5. Phòng và chữa bệnh thông thường cho gia súc bằng thảo dược.
Giá cả các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho gia súc ngày càng cao, việc đi lại khó
khăn từ nông thôn đến nơi mua thuốc chữa trị là các vấn đề của nông dân đang chăn nuôi.
Trong khi đó, các loài dược thảo có thể tìm thấy khắp nơi tại nông thôn nên có thể sử dụng
chúng để bổ sung cho các loại thuốc thú y làm giảm chi phí chăm sóc và chữa trị các bệnh
thông thường ở gia súc. 89
Một số loại thảo dược có thể tìm thấy trong trang trại nông lâm kết hợp với cộng
dụng để chữa trị các bệnh thông thường ở gia súc như sau:
Bảng 4.1. Một số loài cây thuốc có thể dùng để trị bệnh thông thường ở gia súc Tên địa
Tên khoa học Bộ phận sử Cách bào chế Liều lượng Trị bệnh phương dụng Ổi Psydium guava Lá Nấu để uống,
1-2 ly cho 2-3 lần Tiêu chảy Sát trùng vết
mỗi ngày 3 lần một Cầm máu và sát thương ngày trùng vết thương Dứa dại Pandanus Rễ trên
Nấu sắc để tắm 4 lít để tắm 3 lần/1 Khó tiêu tectorius không và hay uống ngày dưới đất Chùm ngây Moringa Lá
Trộn với thức ăn Trộn 1 đến 2 Thiếu sữa oleifera lần/ngày Me Tamarindus Lá
Nấu sắc dùng để 4 lít cho 3 lần một Ho, cảm lạnh indica tắm ngày Tre gai Bambusa Lá, măng
Trộn với thức ăn Không giới hạn Tiêu chảy spinosa Dừa Cocos Nước dừa Trộn thêm với 5 trái dứa và 0,5kg Mất nước do sốt nucifera non đường đường, cho uống 3 cao, kiết lỵ lần 1 ngày Bằng lăng Lagerstroemia Lá, vỏ, quả Nấu sắc lại để 0,5 – 1 lít chia làm 3 Khó tiểu, đau nước speciosa khô uống lần trong 1 ngày dạ dày Gừng Zingiber Cả cây Giã nát trộn với 2 đến 3 lần dán Đau bắp thịt, officinale dầu để dán trong 1 ngày bong gân Đỗ mai Gliricidia Lá Giã lá và hòa với Xoa 2 lần một ngày Chữa vết thương sepium nước sôi Điều Anacardium Dầu hạt Bôi lên vết Bôi một lần một Trị các ký sinh occidentale thương ngày trùng ngoài da Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích sự cần thiết của việc bảo tồn đất và nước ?
2. Các nguyên tắc chính để bảo tồn đất và nước? Các kỹ thuật bảo tồn đất và nước có thể
áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp ?
3. Kỹ thuật nông lâm kết hợp trên đất dốc được thực hiên với các bước như thế nào ?
4. Các công việc quản lý trang trại nông lâm kết hợp ?
5. Những kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi thích hợp có thể áp dụng cho trang trại nhỏ nông lâm kết hợp ? 90 Chương 5
HIỆU QUẢ CỦA NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI VIỆT NAM Nội dung:
Chương này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả về hiệu quả của mô hình
sản xuất NLKH ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang và huyện
Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Nội dung chính gồm có:
Hiệu quả của NLKH ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội: -
Hiệu quả môi trường của một số mô hình NLKH (tác dụng nâng cao độ ẩm đất và độ che phủ…). -
Hiệu quả kinh tế của một số mô hình kinh doanh NLKH (mô hình vườn nhà, mô hình vườn rừng).
Hiệu quả sản xuất NLKH của một số trang trại ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang -
Hiệu quả môi trường của mô hình trang trại sản xuất nông lâm kết hợp. -
Hiệu quả kinh tế của mô hình trang trại sản xuất nông lâm kết hợp (mô hình vườn
rừng, mô hình cây ăn quả và cây công nghiệp NLKH).
Hiệu quả của NLKH ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị: -
Hiệu quả môi trường của đai rừng chắn gió và cây che bóng cho cà phê (làm giảm
cường độ bức xạ, nhiệt độ và tốc độ gió trong lô cà phê chè, làm tăng độ ẩm và thành
phần dinh dưỡng trong đất …). -
Hiệu quả kinh tế của đai rừng chắn gió và cây che bóng cho cà phê (tăng tốc độ sinh
trưởng của cây cà phê, làm giảm mức độ thiệt hại do bệnh gỉ sắt, sâu hồng và sâu đục
thân gây ra, tăng năng suất và lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh cà phê chè). Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này sinh viên phải nắm được: -
Vai trò của NLKH đối với môi trường và hiệu quả kinh tế của chúng. -
Phương pháp thiết kế các lô vườn cây trồng để đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của NLKH. -
Xác định được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của NLKH trong nghiên cứu khoa học.
5.1. HIỆU QUẢ CỦA NLKH Ở HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI
Phương thức sản xuất nông lâm kết hợp bao gồm một số hệ thống canh tác dựa trên
nền tảng nông lâm. Trong thời đại ngày nay, con người nhận thấy với sự phát triển của nền
nông nghiệp hiện đại, dùng năng lượng cơ giới và hóa học để biến các tài nguyên thiên nhiên
thành sản phẩm phục vụ con người đang gây nên những hậu quả về môi trường nghiêm trọng.
Ở nước ta theo tài liệu kiểm kê rừng gần đây cho thấy, tổng trữ lượng rừng tự nhiên của cả
nước chỉ còn 657,3 triệu m3 gỗ và 5,5 tỷ cây tre nứa. Xu thế diễn biến trữ lượng của rừng sản
xuất giảm mạnh do lượng gỗ bị khai thác, chặt phá vượt quá mức sinh trưởng của rừng
(1993). Theo giáo sư Lê Duy Thước, nếu như 1945 trên đất liền có trên 80% rừng che phủ thì
đến 1990 độ che phủ chỉ còn dưới 20% trong cả nước. Nhiều tác giả cho rằng, để tăng độ che
phủ mặt đất, phương thức nông lâm kết hợp là giải pháp đúng đắn bảo vệ đất, chống xói mòn,
bảo vệ môi trường sống của loài người. Đây là phương thức canh tác có tác dụng lâu bền, duy
trì hệ sinh thái đa dạng và phát triển.
Trên vùng đất đồi, gò huyện Sóc Sơn có trên 6000 ha đất chưa được khai thác triệt để.
Đây là vùng đất có độ dốc lớn (>150) thuộc các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Phú… Trước
1945 vùng này còn là rừng tự nhiên, nhưng đến năm 1975 hầu hết trở thành đất trống, đồi
trọc. Gần đây nhờ chủ trương trồng rừng phục hồi cảnh quan sinh thái của Nhà nước, sự tài 91
trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế (FAO, PAM…), nhất là từ sau nghị quyết 184/HĐBT về
giao đất giao rừng cho hộ nông đân, phong trào trồng rừng ở huyện Sóc sơn đã có nhiều thành
tích đáng kể. Đến nay toàn huyện đã trồng được trên 5000 ha rừng bằng 80% diện tích đất
trống, đồi trọc. Tuy nhiên diện tích rừng mới được trồng phần lớn là rừng bạch đàn thuần
hoặc thông thuần… Diện tích rừng hỗn giao và trồng xen cây họ đậu còn rất ít.
Đánh giá tác dụng của rừng ở huyện Sóc sơn, chúng tôi thấy, rừng trồng thuần ít tác
dụng lâu bền tới môi trường so với rừng hỗn giao có xen cây họ đậu. Rừng bạch đàn thuần chỉ
có tác dụng phủ xanh đồi trọc, mang lại lợi ích kinh tế trước mắt, nhưng sau khi thu hoạch,
đất bị thoái hóa, ngộ độc (do tinh dầu bạch đàn), không thể trồng được các loại cây khác.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện Sóc sơn, đến 1995 toàn huyện
đã trồng xong rừng môi sinh, gắn chặt giữa trồng mới và quản lý, tu bổ, khai thác hợp lý, thiết
kế trồng 500 ha rừng thắng cảnh khu Đồng quan, đền Sóc Sơn… tạo cảnh quan phục vụ
khách du lịch, 700 - 800 ha trồng cây ăn quả (mít, dứa, bưởi, mơ, hồng…) và 600 ha cây công
nghiệp (chè, dược liệu…).
5.1.1. Hiệu quả môi trường của một số mô hình NLKH
5.1.1.1. Tác dụng nâng cao độ ẩm đất:
Hạn chế lớn nhất đối với sản xuất nông, lâm nghiệp vùng gò đồi hiện nay là hạn hán,
đất thiếu độ ẩm đảm bảo cho cây trồng sinh sống, nhất là vào mùa khô hanh. Các kết quả
nghiên cứu về động thái độ ẩm đất vùng đồi gò phát triển trên sa thạch và phiến thạch là hai
loại đất phổ biến ở nước ta cho thấy, mùa khô hanh (từ tháng I đến tháng IV năm sau) độ ẩm
đất mặt xuống thấp (20 – 26% đối với đất nâu vàng, 28 -32% đối với đất vàng đỏ), có thời kỳ
độ ẩm chỉ đạt 13 -15%, thấp hơn độ ẩm cây héo. Có thể phân biệt thành 3 lớp. Lớp đất mặt từ
0 -10 cm trong mùa khô độ ẩm chỉ đạt 8 - 9% (30 – 40% SCACĐ). Vào mùa mưa, độ ẩm đất
đạt 80 -90% SCACĐ, tháng IV - VIII độ ẩm đất vào khoảng 50 -60% SCACĐ.
Độ ẩm đất chịu ảnh hưởng nhiều bởi lớp phủ thực vật. Thông thường lớp phủ thực vật
càng dày, độ ẩm càng cao. Trên vùng đồi gò, các phương thức canh tác khác nhau đã ảnh
hưởng lớn tới độ ẩm đất và các yếu tố môi trường khác. Kết quả khảo sát diễn biến của độ ẩm
đất ở một số thời điểm tại trang trại ông Nguyễn Văn Cường, Bắc Sơn trên các lô canh tác
gồm: (1) Đất trống (không trồng cây), (2) Chè trồng thuần: khoảng cách hàng 1,5m, độ rộng
tán 0,8m, (3) Chè xen táo: trồng xen táo giữa 2 hàng chè, khoảng cách táo 3 x 4 mét, (4) Chè
– táo – đậu xanh: đậu xanh được trồng xen vào lô chè - táo vụ xuân, (5) Bạch đàn - sắn:
khoảng cách bạch đàn 3 x 3 mét, luống sắn trồng giữa 2 hàng bạch đàn, (6) Bạch đàn - keo tai
tượng - sắn: Keo tai tượng trồng xen theo hàng theo tỷ lệ số cây là 13%, luống sắn trồng giữa 2 hàng bạch đàn.
Bảng 5.1. Diễn biến độ ẩm lớp đất mặt ở các lô đất canh tác
Ngày khảo sát (1992 - 1993) Phương thức canh tác 18/IV 25/VII 30/XI 15/XII 18/I 1.Đất trống 12,5 22,9 12,0 10,6 9,3 2. Chè thuần 13,9 24,5 16,5 14,1 12,5 3. Chè - táo 14.2 26,2 18,8 15,5 13,5 4. Chè - táo - đậu xanh 15,5 28,7 19,2 15,8 14,0 5. Bạch đàn - sắn 13,5 23,6 18,0 13,8 11,8 6. Bạch đàn - keo - sắn 13,6 24,0 16,5 13,8 12,0
Nguồn: Đoàn Văn Điếm & cộng sự (1995)
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, trong cùng một điều kiện độ dốc, phương thức canh tác
NLKH ở mọi thời điểm, độ ẩm đất đều cao hơn chỉ trồng thuần hoặc để đất trống đồi trọc. 92
5.1.1.2. Độ che phủ:
Độ che phủ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hệ sinh thái nông – lâm nghiệp. Theo
ICRAF độ che phủ mặt đất bởi thực vật phải đạt trên 50% mới bảo đảm an toàn sinh thái. Các
phương thức canh tác khác nhau tạo ra độ che phủ khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc của hệ
canh tác. Cùng với việc khảo sát độ ẩm đất, chúng tôi tiến hành ước tính độ che phủ mặt đất
của một số mô hình canh tác đất dốc. Về phân bố tán cây rừng, Thái Văn Trừng đã tính tổng
diện tích đáy tán trong các lớp không gian cấu trúc rừng (Thái Văn Trừng – NXB KHKT, 1993):
Diện tích TB đáy tán x thời gian sinh trưởng Độ che phủ (%) = x 100
365 ngày x diện tích đất
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ che phủ của phương thức NLKH cao hơn so với chè trồng
thuần ở cùng độ tuổi. Phương thức trồng xen chè - táo - đậu xanh có độ che phủ tăng so với
chè thuần 67%. Cấu trúc không gian của lô trồng xen giúp cây trồng sử dụng triệt để được tài
nguyên đất, không khí và bức xạ. Từ tháng I đến tháng IV, trong khi chè đã cho thu hoạch 2 -
3 lứa thì táo chưa mọc đủ cành lá nên dù cường độ bức xạ lúc này còn thấp vẫn đáp ứng đầy
đủ nhu cầu sinh trưởng của cây chè. Đến tháng IV, độ che phủ của táo còn thấp (6,5%), đậu
xanh sinh trưởng tốt và cho thu hoạch vào tháng V.
Bảng 5.2. Độ che phủ của một số phương thức canh tác (V%) Thời gian Độ che phủ (V%) Phương thức canh tác (ngày) Vmax Vmin Vtb 1. Chè thuần 365 53,3 45,0 49,1 2. Táo 240 37,7 6,5 14,6 3. Chè - táo 365 - - 63,7 4. Đậu xanh 70 40,0 0,5 3,9 5. Chè - táo - đậu xanh 365 - - 67,6 6. Bạch đàn 365 34,8 34,8 34,8 7. Sắn thuần 240 33,3 4,2 12,5 8. Bạch đàn - sắn 365 - - 47,3
Nguồn: Đoàn Văn Điếm & cộng sự (1995)
Sau khi thu hoạch đậu xanh, táo vươn cành lá mạnh mẽ để tạo bóng che cho chè trong thời kỳ
cường độ bức xạ cao. Nhờ có các cây trồng xen, độ ẩm đất khá cao nên chè sinh trưởng tốt
cho năng suất khá cao. Từ tháng IX - XI, táo có độ che phủ cực đại (37,7%) cũng là lúc cây
chè giảm lứa hái do nhiệt độ giảm. Như vậy, cấu trúc không gian của mô hình NLKH khá tốt,
đã sử dụng triệt để được tác dụng cộng sinh của các loại thực vật.
Phương thức canh tác bạch đàn – keo – sắn cũng có tác dụng tăng độ che phủ mặt đất
và phát huy tốt ảnh hưởng tương hỗ giữa các lthực vật. Trong mô hình này, bạch đàn 3 tuổi độ
che phủ chưa cao, trồng xen sắn đã tận dụng được không gian để tăng độ che phủ. Keo tai
tượng trồng xen có tác dụng làm tăng độ màu mỡ của đất, lớp đất mặt tơi xốp, giàu dinh dưỡng…
5.1.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình kinh doanh NLKH
5.1.2.1. Mô hình vườn nhà
Vườn nhà ở vùng gò đồi huyện Sóc Sơn được trồng nhiều loại cây ăn quả như mít, vải,
cam, bưởi, Hồng xiêm, táo… Kết quả nghiên cứu tập trung vào một số mô hình vườn nhà có
hiệu quả kinh tế cao gồm: (1) Chè thuần, (2) Chè – táo, (3) Chè – táo – đậu xanh, (4) Bưởi
Pumelo, (5) Bưởi Pumelo – keo tai tượng (tỷ lệ keo 20%). Tổng chi phí được tính bằng tổng
vốn tiềm năng và chi phí trong năm. Trong đó vốn tiềm năng gồm toàn bộ đầu tư ban đầu chia
cho thời gian dự kiến chu kỳ thu hoạch (Nguyễn Dương Tài và cộng sự, Bộ LN - 1993). 93
Bảng 5.3. Hiệu quả kinh tế mô hình vườn nhà
(Chủ hộ Nguyễn Văn Cường, xã Bắc Sơn) Đơn vị: 1000 VNĐ Năng suất (tạ/ha) Tổng Tổng Lãi Mô hình sản xuất Cây 1 Câu 2 Cây 3 thu chi thuần 1. Chè thuần 6,52 - - 5216 2782 2434 2. Chè - táo 6,55 250,0 - 22740 6282 16458 3. Chè - táo - đậu xanh 6,68 255,0 5,5 27044 8182 18862 4. Bưởi Pumelo 375,0 - - 20250 4260 21990 5. Bưởi – keo 415,0 - - 29050 5140 23910
Ghi chú: HQKT tính theo thời giá 1993
Về hiệu quả sử dụng đất: nếu vườn nhà được thiết kế cấu trúc lợi dụng không gian và thời
gian tốt hoặc kết hợp trồng cây cải tạo đất sẽ làm tăng năng suất cây trồng và tăng thêm thu
nhập. Vườn nhà thiết kế NLKH cho thu nhập thuần 18852 – 23910 ngàn đồng/ha, quy ra thóc
bằng 11 - 16 tấn thóc trên 1 ha, năm, gấp 2 -3 lần cấy 2 vụ lúa. Trong sản xuất NLKH chi phí
vật tư lao động cũng tăng, tạo được công ăn việc làm cho nông dân. Nhờ có thu nhập cao, các
hộ nông dân đã tích lũy được vốn khá lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Hầu hết các gia
đình kinh doanh vườn nhà đều chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác, chọn giống và nhân giống, đầu
tư xây dựng cơ bản như đào hồ nước tưới, khoan giếng, VAC…. Hàng năm sản phẩm từ vườn
nhà được chế biến và bán ra ngoài thị trường 70 -80%., thúc đẩy khả năng phát triển sản xuất hàng hóa.
5.1.2.2. Mô hình vườn rừng:
Vườn rừng là một phương thức canh tác phổ biến ở vùng trung du bán sơn địa. Vườn
rừng được trồng các loại cây lâm nghiệp như: bạch đàn, thông, tre, xoan và cây công nghiệp
như ngô, khoai, sắn, dứa, chè, đậu đỗ… Vườn rừng sử dụng đất rất hợp lý, hiệu suất khá cao.
Trong vườn rừng đất không bị bỏ trống, bị xói mòn. Thông thường nguồn thu từ vườn rừng
hàng năm thấp hơn vườn nhà. Tuy nhiên, về tiềm năng thì vườn rừng sẽ cho thu hoạch cao
vào chu kỳ thu hoạch của cây rừng.
Ước tính khối lượng gỗ (M) theo tài liệu kiểm kê rừng dùng công thức dưới đây: ф 2.π.h M = x m (m3/ha) 4
Trong đó: [ф - đường kính thân trung bình (m); h - chiều cao cây trung bình (m); m - mật độ (cây/ha)].
Bảng 5.4. Hiệu quả kinh tế mô hình NLKH vườn rừng trên đất gò đồi
(Hộ Đỗ Văn Du, Nguyễn Văn Đô, Nguyễn Văn Cường, xã Bắc Sơn)
Đơn vị: 1000 VNĐ
Hiệu quả cây trồng (1000 VNĐ) Sinh trưởng cây rừng Năng Tổng Tổng Lãi Cao Đường Năng Mô hình sản xuất suất thu chi thuần cây kính suất gỗ (tạ/ha) (m) (cm) (m3/ha) 1. Bạch đàn - - - - 3,5 6,2 10,5 2. Bạch đàn - sắn 60,0 3000 1612 1388 4,0 7,4 17,1 3. Bạch đàn - keo - sắn 68,5 3425 1612 1813 4,2 7,8 20,0 4. Bạch đàn - dứa ta 38,0 5700 2350 3350 6,6 12,5 80,9
5. Bạch đà - keo - dứa ta 42,0 6420 2350 4070 7,2 13,4 101,4
Ghi chú: HQKT tính theo thời giá 1993. 94
Hình 5.1. Thu hoạch dứa trên mô hình vườn rừng
Hiệu quả kinh tế được điều tra trên một số mô hình vườn rừng trồng theo phương thức NLKH
ở vùng gò đồi huyện Sóc sơn gồm có: (1) Bạch đàn thuần, (2) Bạch đàn – sắn, (3) Bạch đàn –
keo tai tượng – sắn, (4) Bạch đàn – dứa 6 tuổi, (5) Bạch đàn - keo tai tượng - dứa 6 tuổi. Dứa
trồng thành luống kép giữa 2 hàng bạch đàn, mật độ 3300 khóm/ha.
Hiệu quả sử dụng đất của vườn rừng được thể hiện bởi sự tăng trưởng của cây rừng và
thu nhập hàng năm từ cây trồng. Thu nhập từ cây trồng đáp ứng được nhu cầu về đời sống của
nông hộ, mức thu nhập tương đương với sản xuất cây lương thực. Kết quả ở bảng 6.4 cho
thấy, vườn rừng nếu thiết kế hợp lý, trồng xen cây keo tai tượng sẽ thúc đẩy khả năng tăng
trưởng của cây rừng và tăng năng suất cây trồng (dứa ta tăng từ 38,0 đến 42,0 tạ/ha, sắn tăng
từ 60,0 đến 68,5 tạ/ha). Tuổi thọ rừng càng lớn thì tác dụng của cây họ đậu thể hiện càng rõ.
Đối với cây trồng, dứa ta (Victoria spanish) là cây ưa bóng cần độ che phủ của rừng từ
0,5 - 0,7 nên rất thích hợp với mô hình vườn rừng. Trồng dứa ta bằng chồi đơn giản, dễ sống,
không tốn nhiều công lao động như dứa hoa, thời kỳ kinh doanh được trên 10 năm, trong khi
dứa hoa thường 4 -5 năm phải trồng lại. Dứa ta không to quả nhưng mắt không sâu, chất
lượng cao. Tổng thu nhập từ dứa ta cao hơn so với trồng xen với sắn.
Ở Sóc Sơn, vườn rừng đã được nông đân vùng gò đồi quan tâm từ nhiều năm nay vì
nó mang lại lợi ích lâu dài. Đây là hình thức kinh doanh dài hơi, vừa cung cấp tại chỗ những
nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, củi đun…. vừa tích lũy được vốn để mở rộng sản
xuất, xây dựng nhà cửa, phát triển kinh tế. Cây rừng đến thời kỳ thu hoạch đều trở thành sản phẩm hàng hóa rất quý.
5.2. HIỆU QUẢ NLKH TRONG CÁC TRANG TRẠI Ở HÀM YÊN, TUYÊN QUANG
Hàm Yên là huyện miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích 94.920 (chiếm
16,36% diện tích toàn tỉnh). Trong số này đất lâm nghiệp chiếm 75.259 ha (79,2%), đất nông
nghiệp 11.741 ha (12,36%). Hàm Yên thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiệt độ bình quân năm
là 22,60C, lượng mưa bình quân năm 1.812 mm. Đất có tầng dày, giàu sét, ít hoặc không có
đá lẫn gồm các loại Feralit vàng đỏ phát triển trên các loại đá granit, phiến thạch mica hoặc
phiến thạch sét. Đây là một vùng mà nhiều mặt chưa được phát triển so với các vùng khác 95
trong tỉnh. Tuy vậy, vùng này khả năng canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp còn lớn, có thể
trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè, phát
triển đàn trâu, trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng …
Tuy vậy, do trình độ canh tác của người dân chưa cao, kỹ thuật canh tác còn thấp,
công cụ còn thô sơ, nặng về thu hái tự nhiên và khai thác độ phì sẵn có của đất, vì thế tình
trạng thiếu lương thực là phổ biến.
Hàm Yên có diện tích lúa bình quân đầu người là 450m2/người, đất rừng bình quân
5,109m2/người. Hệ số sử dụng ruộng đất là 1,1 lần. Năng suất lúa nước bình quân 25,42 tạ/ha
(năng suất toàn tỉnh: 27,63 tạ/ha), lúa nương 11,1 tạ/ha (toàn tỉnh: 13,80 tạ/ha), sắn 110 tạ/ha
(toàn tỉnh 103 tạ/ha). Sản lượng lương thực quy ra thóc bình quân là 270 kg/người, thu nhập
bình quân một người là 37.000 đồng/tháng. Về lâm nghiệp do nhiều năm phát nương làm rẫy
tràn lan, nên diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nghiêm trọng, đất đai bị bào mòn, môi trường
bị suy thoái nặng nề. Đến nay đã có trên 35.000 ha là đất trống đồi trọc.
Để khắc phục tình trạng phá rừng này, tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp. Ngay từ năm
1968, đã thực hiện giao đất giao rừng cho các lâm trường và hợp tác xã. Tiếp đó, 1981 tổ
chức xây dựng quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện. Song các việc làm trên đây đều không đạt
mấy kết quả, vì người nông dân vẫn chưa làm chủ thật sự mảnh đất của mình. Từ năm 1999
cho đến nay, công tác giao đất giao rừng được chấn chỉnh lại, thực hiện giao đến từng hộ gia
đình. Do vậy người nông dân đã phấn khởi, thực sự bắt tay vào kinh doanh sản xuất trên
mảnh đất, mảnh rừng được giao. Chính nhờ việc giao đất giao rừng được thực hiện sớm và
đúng quy định, nên đến nay ở Hàm Yên đã xuất hiện nhiều loại hình trang trại nông lâm
nghiệp cỡ nhỏ và vừa, bước đầu đưa sản xuất đi vào con đường phát triển mới, đầy hứa hẹn.
Hàm Yên nằm trong vùng nguyên liệu giấy, nên hầu hết các chủ trang trại đề có ý thức
trồng cây nguyên liệu giấy như mỡ, bồ đề, bạch đàn, keo… kết hợp với canh tác nông nghiệp.
Dưới đây là một số mô hình canh tác mà các chủ trang trại đang ứng dụng.
1. Mỡ chè (CAQ): Rừng mỡ sau khi khai thác trung gian (khai thác lần 1) để lấy gỗ cung cấp
cho khu nguyên liệu giấy, mật độ cây chỉ còn khoảng 500 – 600 cây/ha và tán rừng trở nên
thưa thớt. Dưới tán này, các chủ trang trại trồng xen chè (theo rãnh đồng mức) với cự ly hàng
cách hàng 1m5 x 1m5 và cây cách cây 0m4 x 0m4. Những cây mỡ còn lại được tiếp tục nuôi
dưỡng đến kỳ khai thác lần 2 để phục vụ sản xuất gỗ lớn (35 – 40 tuổi).
2. Mỡ chồi – chè, sắn: Sau khai thác lần 1, người ta buộc phải chờ đợi một thời gian để cây
mỡ đâm chồi và phát triển. Tranh thủ trong khoảng thời gian chờ đợi này, các chủ trại trồng
chè và sắn xen vào giữa các hàng mỡ (theo đường đồng mức) để có thêm thu nhập.
3. Mỡ chồi – chè, quế: Hoặc dưới tán rừng mỡ chồi, các chủ trại trồng xen quế và chè. Cũng
có hộ chỉ đơn thuần trồng quế. Sau khi khai thác rừng mỡ chồi, sẽ còn lại là rừng quế - chè, hoặc quế.
4. Quế sắn: Có trang trại trồng xen quế trong vườn sắn. Sắn có tác dụng che bóng cho quế
khi quế còn nhỏ, nhất là trong các tháng nắng nóng (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11 dương
lịch). Năm sau, người ta lại tiếp tục trồng lúa sắn mới xen với quế thay cho lứa sắn cũ đã khai thác trước đó.
5. Bồ đề, lúa nương (CAQ): Gặt xong lúa nương, các chủ hộ để lại rơm rạ để che phủ đất
chống xói mòn và giữ độ ẩm cho đất. Vào quãng tháng 12 âm lịch, người ta tra hạt bồ đề với
mật độ cao 2.500 cây/ha. Năm sau lại tiếp tục làm lúa nương và chăm sóc bồ đề đã trồng.
6. Bồ đề sắn: Đầu năm âm lịch (tháng 2-3) các hộ chuẩn bị nương để cuối năm tra hạt bồ đề
(tháng 12 âm lịch) Nương chuẩn bị xong, các hộ tranh thủ trồng sắn (trồng theo đường đồng
mức). Cuối năm, vào đúng thời kỳ tra hạt bồ đề, cũng là lúc thu hoạch sắn. Sang xuân, bồ đề
bắt đầu mọc, người ta lại tiếp tục trồng sắn vụ thứ hai. Kiểu canh tác này phần nhiều được 96
thực hiện trên đất trống, đất xấu hoặc nương ót chỉ có các loại cây lau sậy, cỏ chít, chè vè và
nửa tép… vì đất tốt ngày càng hiếm do nạn phá rừng.
7. Bồ đề tre, vầu: Một số nơi, chủ trang trại không làm theo kiểu trên mà trồng xen vầu ngọt
vào dưới tán rừng bồ đề 6 – 7 tuổi, tạo thành kết cấu từng cây 2 tầng: bồ đề - tre, vầu, cho hiệu quả khá tốt.
8. Bạch đàn (E. Urophylla) – sắn: Một số chủ trang trại đã trồng bạch đàn (E. Urophylla với
sắn (cây con bạch đàn được tạo trong bầu, cao 25 cm mới trồng). Vụ đầu có kết quả tốt, song
đến vụ sắn thứ 2, năng suất đã kém đi rõ rệt, do bạch đàn che bóng.
9. Keo lá to (A.mangium) – sắn (CAQ): Ở Hàm Yên keo lá to phát triển khá tốt, có tác dụng
cải tạo và nâng cao độ phì của đất. Đã có chủ trại trồng sắn xen keo lá to (lúc keo đã 2 tuổi)
cho kết quả tốt. Ngược lại, nếu trồng keo mới 2 tháng tuổi, thì 8 tháng sau keo bị sắn chèn ép,
làm cho sinh trưởng của keo kém hẳn.
5.2.1. Hiệu quả môi trường của phương thức canh tác NLKH ở các trang trại
a) Canh tác theo các phương thức nông lâm kết hợp đã góp phần thúc đẩy sinh trưởng của cây
trồng trong những năm đầu trồng xen và tăng độ che phủ mặt đất, hạn chế xói mòn, đồng thời
làm tăng độ màu mỡ cho đất. Ngoài ra, rừng trồng cũng được bảo vệ tốt, ít bị tàn phá, lại giảm
bớt đáng kể công chăm sóc rừng trồng trong những năm đầu.
b) Chính với chính sách giao đất giao rừng hiện nay, các trang trại gia đình đã được hình
thành. Trên mỗi mảnh đất, mảnh rừng đã thực sự có chủ. Vì vậy rừng đỡ bị tàn phá hơn, môi
trường dần dần được bảo vệ.
c) Sự thu nhập ngày càng cao của mỗi trang trại gia đình đã làm giảm bớt sự thu lượm tự
nhiên những sản phẩm từ rừng để phục vụ cho đời sống của các gia đình trước đây, do vậy đã
hạn chế nạn khai thác rừng bừa bãi. Đồng thời, chính việc xen canh và thực hiện nông lâm kết
hợp đã tạo điều kiện khai thác triệt để khả năng sinh lợi của đất đai, cây cối, vật nuôi… làm
cho các trang trại chuyên tâm đi vào sản xuất kinh doanh ngay trong trang trại mình, góp phần
tích cực vào việc bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
d) Cũng cần phải nói thêm rằng, nhờ có thu nhập cao từ kinh tế trang trại gia đình nên hiện
nay một số hộ đã xây được nhà ở kiên cố, sắm được một số tiện nghi đắt tiền, giảm bớt phần
nào nhu cầu về củi sưởi ấm, lá lợp nhà và gỗ gia dụng từ rừng. Vì thế việc khai thác rừng đã giảm bớt.
5.2.2. Hiệu quả kinh tế của phương thức NLKH ở các trang trại
5.2.2.1. Mô hình trang trại vườn rừng:
Trong mô hình vườn rừng, những năm đầu cây lâm nghiệp chưa khép tán, các gia đình
đã trồng xen các loại cây lương thực, thực phẩm để tăng thêm thu nhập, đồng thời cũng là để
bảo vệ đất, chống xói mòn, giữ độ ẩm và làm tăng khả năng sinh trưởng của cây lâm nghiệp.
Nhìn chung kinh doanh cây lâm nghiệp đòi hỏi phải dài ngày, nên trước mắt chưa cho thu
hoạch gì. Song cũng đã có một số trang trại đang khai thác bồ đề chu kỳ 2. Đất dùng cho sản
xuất lương thực, thực phẩm được sử dụng rất có hiệu quả. Đặc biệt đối với cây lúa nước, hầu
hết các hộ đều làm 2 vụ, năng suất trung bình đạt 21,7 tạ/ha và đều được bón cả phân chuồng
lẫn phân hóa học. Các cây lương thực khác như sắn thường được trồng xen trong những năm
đầu trên đất trồng rừng. Ngô và đậu tương được trồng trên đồi, đạt năng suất bình quân toàn
huyện là 14,4 tạ/ha đối với ngô, và 10,23 tạ/ha đối với đậu tương. Đặc biệt có gia đình nhờ
biết trồng 2 vụ đậu tương trên đồi nên đã có thu hoạch khá, tuy diện tích trồng không lớn lắm.
Hiện tại ở Hàm Yên thế mạnh của vườn rừng đang ở dạng tiềm năng. Vì thế khi nói
thế mạnh của vườn rừng ta xét qua chỉ tiêu vốn tiềm năng và diện tích rừng trồng của trang
trại – con số này thật đáng hứa hẹn. Chắc chắn trong tương lai quãng 5 – 7 năm nữa, rừng
trồng trong các trang trại sẽ mở ra triển vọng to lớn, tạo sức bật mới cho sự phát triển kinh tế
của các trang trại ở đây. Hiện thời, vốn cây đứng của các trang trại rừng trồng ở Hàm Yên đạt 97
trung bình 33,366 triệu đồng (cao nhất là trang trại 2, đạt 43,520 triệu, thấp nhất là trang trại
3, đạt 21,800 triệu đồng. Vì thế khả năng tích lũy để mở rộng sản xuất ở các trang trại chưa
lớn, bình quân hiện đạt khoảng trên 3 triệu đồng/ năm (hộ thấp nhất đạt 73.500
đồng/người/tháng). Số tiền này chủ yếu thu hoạch từ các sản phẩm khác ngoài lâm nghiệp
như chăn nuôi (lợn, cá…) và phần lương thực dư thừa (sắn…). Cũng do đó mà năng suất lao
động (qua chỉ tiêu giá trị thu nhập thuần túy trên 1 lao động) hiện chưa cao, trung bình đạt
235.400 đ/lao động/ tháng (cao nhất là trang trại 1, bằng 431.800 đ; thấp nhất là trang trại 3
bằng 90.790 đ, phổ biến là 150.000 đ – 250.000 đ).
Bảng 5.5. Tình hình thu nhập của các trang trại vườn rừng ở Hàm Yên Các chỉ tiêu Đơn vị (Tr2) 1 (Tr2) 2 (Tr2) 3 (Tr2) 4 (Tr2) 5
D.tích canh tác BQ người (ha) Ha 7,5 4,3 3,3 3,0 3,8
Giá trị thu nhập BQ người/tháng 1000đ 150,9 159,5 102,1 173,8 149,8 Tổng thu nhập 1000đ 7862,0 4200,0 3280,0 19350,0 6830,0
Thu nhập thuần túy 1 ha/tháng 1000đ 19,1 36,1 13,6 43,8 10,3
Thu nhập thuần 1 lao động /tháng 1000đ 431,8 258,7 90,8 237,7 157,9
Khả năng tích lũy hàng năm 1000đ 3162,0 3313,0 0 14260,0 3791,0 Vốn tiềm năng*
1000đ 32150,0 45520,0 21800,0 34200,0 30160,0 Xếp loại trang trại - 2 2 3 1 2
Ghi chú: *Vốn tiềm năng tính cho cây trồng chưa cho thu hoạch (theo giá đầu tư ban đầu và giá nhượng lại)
Về khả năng cung cấp hàng hóa của mô hình vườn rừng thể hiện thông qua chỉ tiêu
Hàm Yên, giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra của các hộ trang trại đạt từ 50% - 70% tổng giá trị
thu nhập. Trong này, phần thu nhập bằng tiền từ trồng rừng rất ít (từ 0 – 15%) bởi vì hầu hết
cây trồng chưa cho thu nhập.
5.2.2.2. Mô hình trang trại cây ăn quả:
Ở Hàm Yên, các trang trại cây ăn quả phát triển khá mạnh tại các xã Yên Thuận, Bạch
Xa, Minh Khương… Ở Bạch Xa, năm 1990 các trang trại cam đạt sản lượng trên 400 tấn quả.
Dự tính trong vài ba năm tới, sản lượng này có thể đạt trên 1000 tấn quả/năm. Việc thu nhập
do vậy cũng rất cao. Đã có hộ thu nhập trên 100.000 đ/tháng/người. Thậm chí có hộ trong
năm 1991 đạt số thu nhập 29 triệu đồng. Sở dĩ các trang trại cây ăn quả (cam, bưởi, dứa…)
phát triển nhờ vùng này có khí hậu và đất đai thích hợp, lại được thị trường, nhất là vùng xuôi
ưa thích. Cam lại thường cho thu hoạch vào dịp cuối năm, nhiều lễ lạt, nên dễ tiêu thụ. Hiệu
quả kinh tế của trang trại này được ghi trong bảng 5.6.
Bảng 5.6. Tình hình thu nhập của các trang trại cây ăn quả Các chỉ tiêu Đơn vị (Tr2) 1 (Tr2) 2 (Tr2) 3 (Tr2) 4 (Tr2) 5
D.tích canh tác BQ người (ha) Ha 0,4 1,6 0,3 5,0 0,8
Giá trị thu nhập BQ người/tháng 1000đ 175,5 718,8 81,1 234,9 141,8 Tổng thu nhập 1000đ 7020 29200,0 4350,0 17200,0 4950,0
Thu nhập thuần túy 1 ha/tháng 1000đ 248 64,0 237,0 20,0 124,0
Thu nhập thuần 1 lao động /tháng 1000đ 250 200,0 271,0 300,0 200,0
Khả năng tích lũy hàng năm 1000đ 2911 21815,0 0 11486,0 1562,0 Vốn tiềm năng 1000đ 7380 42200,0 12600,0 47650,0 2700,0
Nhìn chung đất được sử dụng vào mục đích xây dựng các trang trại cây ăn quả không lớn (từ
0,25ha – 3ha mỗi trang trại), nhưng thu nhập từ những diện tích này khá cao. Qua bảng trên ta
thấy, tiền thu nhập từ bán cam chiếm bình quân từ 50 – 70% tổng thu nhập mỗi hộ. Ngoài ra,
các hộ còn thu nhập thêm từ nguồn khác như lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. Riêng về
lương thực thực phẩm, hộ thu nhập thấp nhất cũng đạt 233kg lương thực/người/năm. Nếu tính 98
Hình 5.2. Trang trại trồng cam NLKH trên đất dốc
ra giá trị thu nhập thuần túy trên 1 đơn vị diện tích canh tác, tháng của các hộ thì đạt 237.000
đ/ha/tháng – 569.000 đ/ha/tháng.
Về khả năng cung cấp hàng hóa của mô hình trang trại cây ăn quả là khá cao, doanh thu tích
lũy được từ tiền bán hoa quả. Một số chủ trang trại cam có khả năng tích lũy lớn (3 trong số 8
trang trại), mức tích lũy đạt từ 6 – 20 triệu đồng. Do vậy các trang trại đều có dự kiến mở
mang thêm diện tích vườn cam hiện có hoặc lập thêm trang trại mới. Các chủ trại cũng rất chú
ý thâm canh để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn, đặc biệt chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác như
chọn và nhân giống kể cả sử dụng một số giống trái vụ, bón thêm phân chăm lo phun thuốc
phòng trừ sâu bệnh hại (sâu đục thân, sâu ăn lá và cắn rễ) trồng xen canh, xây dựng các công
trình chống xói mòn trên sườn dốc (bằng cách đào hào, hoặc trồng các hàng dứa hoa vừa bảo
vệ đất vừa cho thu hoạch quả)…
Nhờ biết coi trọng canh tác nên có hộ ban đầu chỉ có 30 cây giống, nhưng nay đã có
trên 300 gốc các loại cây ăn quả, vốn cây đứng hiện tại đạt 12,6 triệu đồng. Nợ nần cũ trả hết,
lại còn dư tiền thuê người đào ao nuôi cá và mua nghé về chăn nuôi, đời sống gia đình trở nên
khấm khá. Từ thực tế hấp dẫn này đã làm cho nhiều hộ gia đình sau khi nhận đất, nhận rừng
rất quan tâm đến việc mở mang các trang trại trồng cây ăn quả. Do vậy hiện nay, cùng với
việc phát triển các trang trại vườn rừng phục vụ nguyên liệu giấy thì ở Hàm Yên các vườn
cam, bưởi và các trang trại của các hộ gia đình cũng đang trên đà phát triển và mở rộng, nhất
là khu vực phía Bắc huyện.
5.2.2.3. Mô hình trang trại cây công nghiệp:
Đặc điểm của loại trang trại này là ngoài việc trồng cây công nghiệp là chính còn kinh
doanh tổng hợp cả trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp, đồng thời với chế biến sản phẩm cây
công nghiệp. Mỗi trang trại có diện tích không lớn (0,72 – 3ha) nhưng cường độ kinh doanh
và thâm canh cao. Trong các trang trại này, chủ hộ chủ yếu kinh doanh cây chè và mía, vì đất 99
ở đây rất thích hợp với hai loại cây này. Việc chế biến chè và mía sau thu hoạch đã tạo điều
kiện bảo quản tốt và làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập, nhờ vậy cũng tận
dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Hiệu quả kinh tế của trang trại này được ghi trong
bảng 5.7. Để tận dụng đất một cách tối đa các trang trại đều thực hiện trồng xen canh với các
cây công nghiệp, cây họ đậu, cây ăn quả, cây lấy gỗ… tuy các trang trại loại này thường cho
thu nhập thuần túy cao (từ 834.000 – 1,5 triệu đồng/đơn vị diện tích 1ha), song các chủ trang
trại vẫn chú ý trồng lúa, sắn, ngô… nhằm tự túc lương thực và mở mang chăn nuôi (trâu, bò,
lợn) để có thêm nguồn phân bón cho cây trồng và có thêm thu nhập. Hiện nay, mỗi hộ gia
đình đều có từ 5 – 7 vật nuôi. Đã có gia đình (ông Cường) mỗi năm xuất chuồng 7 tạ lợn, thu được 4,2 triệu đồng.
Bảng 5.7. Tình hình thu nhập của các trang trại cây công nghiệp Các chỉ tiêu Đơn vị (Tr2) 1 (Tr2) 2
D.tích canh tác BQ người (ha) Ha 0,527 0,100
Giá trị thu nhập BQ người/tháng 1000đ 476,480 171,750 Tổng thu nhập 1000đ 28900,000 9820,000
Thu nhập thuần túy 1 ha/tháng 1000đ 834,830 1550,000
Thu nhập thuần 1 lao động /tháng 1000đ 1026,000 363,000
Khả năng tích lũy hàng năm 1000đ 28536,000 4658,200 Vốn tiềm năng 1000đ - 1800,000
Các trang trại cây công nghiệp và dịch vụ chế biến thường tự mua sắm các công cụ và
thiết bị chế biến và có kỹ thuật chế biến theo cách làm riêng của mình. Sản phẩm qua chế biến
bán ra thị trường đem lại món tiền lớn gấp nhiều lần so với các sản phẩm thô. Do vậy các hộ
trang trại này đều có thu nhập khá lớn từ 4,6 triệu – 28 triệu đồng/năm, nhờ đó có điều kiện
đầu tư lại cho sản xuất và mở mang phát triển thêm các ngành nghề khác như làm vườn cây,
vườn quả, chạy máy xay xát lương thực…
5.3. HIỆU QUẢ CỦA NLKH ĐỐI VỚI CÀ PHÊ CHÈ Ở HƯỚNG HOÁ, QUẢNG TRỊ
5.3.1. Thiết kế các thực nghiệm
Hướng Hoá là một huyện miền núi tỉnh Quảng Trị có điều kiện tự nhiên khá thích hợp
đối với cây cà phê chè catimor. Trên loại đất đỏ bazan, cà phê chè catimor cho năng suất, chất
lượng rất cao. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cà phê chè sẽ là mặt hàng
chủ yếu để xuất khẩu. Để nâng cao năng suất và chất lượng cà phê chè, người dân huyện
Hướng Hoá đã áp dụng phương thức canh tác NLKH với các đai rừng chắn gió và che bóng hữu hiệu.
Để tìm hiểu tác động của đai rừng chắn gió đến điều kiện sinh thái cũng như sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây cà phê, nghiên cứu chọn các kiểu đai rừng trên các lô
cà phê chè đồng tuổi của Xí nghiệp cà phê Khe Sanh. Nghiên cứu tiến hành trên các lô cà phê
chè đồng tuổi (trồng năm 1995), độ dốc 3 – 50 ở khu vực sân bay Tà Cơn, tổng diện tích 10
ha, diện tích mỗi lô 3 ha. Để so sánh giữa các lô vườn có kết cấu đai rừng khác nhau, thực
hiện điều tra nhắc lại 3 lần. Các lô nghiên cứu gồm có: (1) Lô không có đai rừng (CT1), (2) Lô
có đai rừng thưa, gồm 2 hàng bạch đàn trắng (Eucalpytus camadelensis) (CT2), (3) Lô có đai
rừng nửa kín, gồm một hàng bạch đàn trắng giữa 2 hàng keo lá tràm (Acacia Auriculiformis)
và 1 hàng muồng (Cassia siamea) theo kiểu mái nhà (CT3), (4) Lô có đai rừng nửa kín + đai
rừng bổ sung, bố trí theo kiểu mái nhà gồm một hàng bạch đàn nằm giữa 2 hàng keo và 1
hàng muồng. Đai rừng bổ sung song song và cách đai rừng chính 100m gồm 2 hàng keo lá
tràm trồng kiều nanh sấu. (CT4). Các đai rừng chính bố trí theo hướng Tây Bắc – Đông Nam 100
tạo thành góc 60 – 900 so với các hướng gió chính. Các lô cà phê (CT2, CT3 và CT4) đều có
đai rừng phụ bố trí vuông góc với đai rừng chính nằm giữa đường liên lô.
Ở Hướng Hoá, năm 1996, trên các lô vườn không trồng cây che bóng bị các đợt gió
mạnh kèm theo mưa lớn cuối năm gây thiệt hại lớn cho cà phê. Trong thực nghiệm, cây che
bóng cho cà phê chè sử dụng là Keo dậu Cu Ba (Leucaena Leucocephala), trồng ở mật độ 277
cây/ha. Thực tế cho thấy cây keo dậu đáp ứng được yêu cầu che bóng và chắn gió do sinh
trưởng nhanh, lượng chất xanh lớn, hạn chế được cỏ dại, ngoài ra còn có tác dụng chống xói
mòn đất (Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999). Các lô cà phê nghiên cứu gồm có: (CT1): Cà
phê chè trồng mật độ 4600 cây/ha, cây che bóng là keo dậu Cu Ba (Leucaena Leucocephala)
mật độ 277 cây/ha, khoảng cách 5,4 x 7,2 m. (Ký hiệu Vcb); (CT2): Cà phê chè trồng mật độ
4600 cây/ha, Không trồng cây che bóng (Ký hiệu là Vkcb); (CT3) đối chứng đất trống chưa
trồng cà phê (ký hiệu là Đt). (CT4): Cà phê chè trồng mật độ 5000 cây/ha, không có cây che
bóng (đ/c); (CT5): Cà phê chè trồng mật độ 5000 cây/ha, cây che bóng là keo dậu Cu Ba
(Leucaena Leucocephala) mật độ 277 cây/ha, khoảng cách 5,4 x 7,2 m. (CT6) Cà phê chè
trồng mật độ 5000 cây/ha, cây che bóng là keo dậu Cu Ba (Leucaena Leucocephala) mật độ
277 cây/ha, khoảng cách 5,4 x 7,2 m. Sau 2 năm kinh doanh thì chặt tỉa thưa cây che bóng,
chỉ để lại mật độ 138 cây/ha.
5.3.2. Hiệu quả môi trường của NLKH đối với cà phê chè
5.3.2.1. Ảnh hưởng của đai rừng chắn giá đến tốc độ gió trong vườn cà phê
Hình 5.3. Đai rừng nửa kín trong lô cà phê chè Catimor
Tốc độ gió phía sau đai rừng được khảo sát theo trình tự từ gần, dịch chuyển xa dần
với các khoảng cách như nhau đến đai rừng. Hướng gió chính là Đông, Đông Đông Bắc hoặc
Đông Bắc. Tốc độ gió ở các lô cà phê chè có sự sai khác rất rõ: Lô không có đai rừng (CT1),
tốc độ gió luôn duy trì trong khoảng 4,5 – 5,0 m/s. Lô có đai rừng thưa (CT2) tốc độ gió giảm
ít và tăng nhanh theo chiều dài của lô (đầu lô là 2,2 m/s, giữa lô là 3,7 m/s và cuối lô là 4,6
m/s). Còn ở lô đai rừng nửa kín (CT3) và lô có đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung (CT4) khu
vực gần đai rừng tốc độ gió gần như nhau (dao động trong khoảng 1,4 – 2,2 m/s) nhưng từ 101
khoảng cách 100 m tới đai rừng trở đi, tốc độ gió ở lô có đai rừng nửa kín (CT3) tăng nhanh
(ở khoảng cách 200 m tốc độ gió lên đên 3,5 m/s), trong khi đó ở lô có đai rừng nửa kín + đai
rừng bổ sung (CT4) tốc độ tăng không nhiều (chỉ dao động trong khoảng 1,8 – 2,4 m/s) nhờ có
các hàng keo lá tràm bổ sung. Nếu tính bình quân tốc độ gió ở các lô thì ở lô có đai rừng thưa
tốc độ gió giảm đi 30% so với vườn không có đai rừng, ở vườn đai rừng nửa kín tốc độ gió
giảm đi 50%, còn ở đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung tốc độ gió giảm đi 62%.
Bảng 5.8. Tốc độ gió phía sau đai rừng ở các lô cà phê chè Catimor
(Quan trắc lúc 8h ngày 28/XII-1998) Công
Tốc độ gió ứng với cự ly tới đai rừng (m/s) thức 10m 25m 50m 75m 100m 125m 150m 175m 200m TB CT1 5,0 4,9 5,1 5,0 4,8 5,2 5,0 4,9 5,2 5,0 CT2 2,2 2,5 3,2 3,0 3,7 3,8 4,2 4,5 4,6 3,5 CT3 1,6 1,4 1,8 2,2 2,6 2,7 3,2 3,1 3,5 2,5 CT4 1,6 1,5 1,7 2,1 1,9 1,8 2,3 2,1 2,4 1,9
Nguồn: Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2001)
Mỗi đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài vài ba ngày, gió thổi suốt ngày đêm, ở các vườn
không có đai rừng và kể cả ở lô chỉ có đai rừng thưa cây cà phê luôn bị gió lay nghiêng ngả,
lá cà phê ở khoảng 2/3 thân trở lên đến ngọn chịu ảnh hưởng nhiều của gió nên rất dễ bị rụng,
nhất là các lá đối diện trực tiếp với hướng gió. Như vậy, tác dụng phòng gió của đai rừng thưa
rất hạn chế, tốc độ gió sau đai vẫn rất lớn; còn đai rừng nửa kín nếu chiều dài của lô trên 200
m thì tốc độ gió vẫn khá lớn nên cần trồng đai rừng bổ sung.
5.3.2.2. Ảnh hưởng của đai rừng đến độ ẩm đất ở các lô cà phê chè
Bảng 5.9. Độ ẩm đất ở các lô cà phê chè khác nhau về đai rừng chắn gió Độ sâu
Độ ẩm đất ứng với ngày đo (%) Công (cm) 2/III – 1997 4/III - 1998 3/III - 1999 thức M% Sai khác M% Sai khác M% Sai khác 0 - 10 24,3 - 22,2 - 23,2 - CT1 20 - 30 30,4 - 27,7 - 29,8 - 40 - 50 35,8 - 30,4 - 35,0 - 0 - 10 24,9 0,6 23,0 0,8 23,9 0,7 CT2 20 - 30 31,2 0,8 29,2 1,5 30,9 1,1 40 - 50 36,4 0,6 31,8 1,4 35,8 0,8 0 - 10 25,2 0,9 23,7 1,5 24,4 1,2 CT3 20 - 30 32,3 1,9 30,3 2,6 32,0 2,2 40 - 50 37,2 1,4 32,7 2,3 36,6 1,6 0 - 10 25,5 1,2 24,6 2,4 25,2 2,0 CT4 20 - 30 34,4 4,0 32,8 5,1 34,3 4,5 40 - 50 39,3 3,5 34,6 4,2 38,4 3,4
Nguồn: Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2001)
Độ ẩm tuyệt đối của đất vào tháng III, khi cây cà phê chè ra các đợt hoa rộ, cần có đủ
độ ẩm trong đất. Các tháng trước đó (XII – II) là thời kỳ khô hạn cần thiết cho cây phân hóa
mầm hoa. Quan trắc độ ẩm đất đầu tháng III qua 3 năm trong các lô cà phê chè nhận thấy, ở
độ sâu 0 – 10 cm, sự sai khác về độ ẩm đất giữa các lô không biểu hiện rõ, nhưng ở độ sâu 20
– 30 cm và 40 – 50 cm thì có sự sai khác rõ rệt. Đặc biệt năm 1998 do ảnh hưởng của hiện 102
Hình 5.4. Đai rừng thưa chắn gió cho cà phê chè
tượng En-ni-nô nên thời gian khô hạn dài (từ tháng XI/1997 đến tháng II/1998 lượng mưa
tổng số chỉ đạt 106,3 mm).
Tác dụng của đai rừng nửa kín và đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung thể hiện rõ hơn
về khả năng giữ độ ẩm đất. Ở độ sâu 20 – 30 cm lô vườn có đai rừng nửa kín độ ẩm cao hơn
so với lô vườn không có đai rừng là 2,6% và ở đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung độ ẩm cao
hơn là 5,1%. Do sự bốc hơi nước ở lô vườn không có đai rừng diễn ra nhanh hơn nên độ ẩm
đát thấp hơn so với các lô vườn có đai rừng nửa kín và đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung.
5.3.2.3. Ảnh hưởng của đai rừng đến một số yếu tố dinh dưỡng trong đất:
Bảng 5.10. Chỉ tiêu hoá tính đất ở các lô cà phê chè khác nhau về đai rừng chắn gió Công
Vị trí lấy mẫu đất pHK Mùn Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g) thức (lớp 0 - 10cm) Cl (%) N P2O5 K2O P2O5 K2O CT1 Mép đai rừng 4,5 1,72 0,12 0,043 0,19 6,00 5,01 Cách đai 50m 4,6 1,92 0,13 0,058 0,22 6,25 5,37 CT2 Mép đai rừng 4,8 3,12 0,14 0,074 0,16 5,76 4,90 Cách đai 50m 4,6 1,91 0,12 0,055 0,16 6,16 7,60
Nguồn: Lê Quang Vĩnh (2001)
Để tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong đất, người ta tiến hành phân tích đất ở các lô
có đai rừng nửa kín và đai rừng thưa. mỗi lô lấy các mẫu đất ở 2 vị trí: sát mép tán đai rừng và
cách đai rừng 50m. Kết quả phân tích cho thấy, đai rừng thưa trồng bạch đàn (CT2), hàm
lượng mùn, đạm sai khác không nhiều, nhưng hàm lượng lân, ki li tổng số và ka li dễ tiêu có
sự giảm thấp khá rõ so với vị trí cách xa đai rừng. Đai rừng nửa kín trồng bạch đàn xen keo lá
tràm (CT3), ở mẫu đất gần đai rừng có hàm lượng mùn tăng lên so với mẫu đất xa đai rừng là
1,91 (%) và 0,122 (%). Hàm lượng lân tổng số tăng, ka li tổng số không thay đổi, nhưng hàm
lượng lân và ka li dễ tiêu có giảm. Như vậy đai rừng có cây keo lá tràm nhờ có nốt sần chứa
vi khuẩn sống cộng sinh có khả năng tổng hợp đạm từ không khí và lá rụng xuống nên tăng
thêm hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số. 103
5.3.2.4. Tác dụng của cây che bóng đối với chế độ bức xạ và nhiệt độ:
Hình 5.5. Cây che bóng cho cà phê chè (Keo dậu Cuba – Leucaena leucocephala)
Tác dụng của cây che bóng đối với các yếu tố sinh thái ở vườn cà phê chè cho thấy,
vườn cà phê có trồng cây che bóng có điều kiện tiểu khí hậu được cải thiện rõ rệt. Tiến hành
quan trắc các yếu tố khí hậu trong các lô vườn vào tháng 5/1998 và tháng 6/1999 là các tháng
có số giờ nắng cao trong năm. Qua kết quả cho thấy, cường độ bức xạ trung bình trong ngày ở
vườn trồng cây che bóng (CT1) giảm đi từ 36 – 55% bức xạ mặt trời chiếu tới. Ở các thời
điểm từ 10 – 14 giờ trong ngày, cây che bóng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn cản ánh
sáng gay gắt chiếu trực tiếp xuống vườn cà phê chè, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây.
Bảng 5.11. Cường độ bức xạ và nhiệt độ đất trong các lô cà phê chè Cường độ Nhiệt độ đất (0C) Công thức bức xạ (lux) Trung bình Tối cao Tối thấp Biên độ
Quan trắc ngày 8 – 10/V - 1998 CT1 65070 29,0 36,4 24,0 12,4 CT2 90440 33,3 45,0 24,5 20,5 CT3 (đ/c) 96260 38,2 54,2 25,0 29,2
Quan trắc ngày 25 – 27/VI - 1999 CT1 42261 27,2 30,8 24,3 6,5 CT2 84239 31,9 45,0 24,8 20,2 CT3 (đ/c) 92084 37,6 52,0 26,4 25,6
Nguồn: Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2001)
Trái lại vườn không trồng cây che bóng (CT2), bức xạ mặt trời không những không bị
giảm đi, mà còn tăng lên ở thời điểm 10 – 11 giờ, 13 – 14 giờ, có thể do sự gia tăng phản xạ 104
ánh sáng trên bề mặt tán lá cà phê. Nhiệt độ đất phụ thuộc rất nhiều vào lượng ánh sáng chiếu
xuống bề mặt đất. Nhiệt độ đất cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cà phê bởi vì
phần lớn rễ cà phê tập trung ở lớp đất mặt (0 – 30 cm). Nhiệt độ đất cao nhất ở đất trống
(CT3), tiếp đến ở các vườn không trồng cây che bóng (CT2) và thấp nhất là ở vườn có trồng
cây che bong (CT1). Đặc biệt chênh lệch nhiệt độ đất vào ban ngày ở đất trống so với lô vườn
không trồng cây che bóng (CT2) cao hơn nhiều so với vườn có trồng cây che bóng. Trị số
nhiệt độ ở đất trống trong 2 đợt quan trắc là 29,2oC và 25,6oC, ở vườn không trồng cây che
bóng là 20,5oC và 20,2oC; ở vườn có cây che bóng là 12,4oC và 6,5oC.
Nhiệt độ không khí ban ngày trong lô vườn cà phê có che bóng thấp hơn so với đất
trống và nhất là so với vườn cà phê không che bóng (chênh lệch từ 1,4o – 2,1o). Trong khi đó
ở lô vườn cà phê không được che bóng nhiệt độ luôn luôn cao hơn so với đất trống từ 0,5 –
1,0oC do lượng phản xạ bề mặt lá và bức xạ song dài bề mặt đất vào lớp không khí trong
vườn. Trong ngày, từ 7 giờ đến 14 giờ, nhiệt độ ở lô vườn cà phê không có cây che bóng
(CT2) luôn luôn cao hơn đất trống (CT1), chỉ sau 14 giờ nhiệt độ mới bắt đầu giảm xuống.
Bảng 5.12. Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối trong các lô vườn cà phê chè Độ ẩm không khí (%) Công thức Nhiệt độ (0C) Trung bình Tối cao Tối thấp Biên độ
Quan trắc ngày 8 – 10/V - 1998 CT1 29,0 75,2 97 54 43 CT2 31,1 72,1 97 50 47 CT3 (đ/c) 30,1 71,9 95 45 50
Quan trắc ngày 25 – 27/VI - 1999 CT1 27,7 83,4 92 69 23 CT2 29,1 80,0 92 67 25 CT3 (đ/c) 28,6 79,0 90 55 35
Nguồn: Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2001)
5.3.2.5. Tác dụng của cây che bóng đối với độ ẩm và tốc độ gió:
Diễn biến của độ ẩm tương đối vào ban ngày ở lô vườn có che bóng luôn luôn cao
hơn so với độ ẩm tương đối của không khí ở đất trống (CT3) và lô vườn cà phê không che
bong (CT2) từ 3 – 4%.Như vậy, ở lô vườn cà phê không có cây che bóng có nhiệt độ và độ
ẩm đều cao hơn so với đất trống. Vì vậy trong vườn cà phê không che bóng có cảm giác oi
nóng hơn khi đứng ngoài đất trống và trong vườn có cây che bóng.
Bảng 5.13. Tốc độ gió và độ ẩm đất trong các lô vườn cà phê chè Tốc độ gió (m/s) Độ ẩm đất (%) Công thức
Trung bình So với đối chứng (%) 0 – 10 cm 20 – 30 cm 40 – 50 cm
Quan trắc ngày 8 – 10/V - 1998 CT1 2,1 75 24,8 30,4 35,6 CT2 2,7 96 21,3 27,9 33,2 CT3 (đ/c) 2,8 100 22,8 28,6 33,5
Quan trắc ngày 25 – 27/VI - 1999 CT1 1,6 68 25,6 38,6 39,3 CT2 2,3 92 24,2 36,3 37,4 CT3 (đ/c) 2,5 100 23,0 34,8 35,2
Nguồn: Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2001) 105
Độ ẩm của đất 0 – 10 cm ở vườn cà phê có cây che bóng (CT1) sai khác không nhiều
so với đất trống (CT3) và vườn không có cây che bong (CT2) nhưng ở các lớp đất sâu hơn thì
vườn có cây che bóng cao hơn rõ rệt.
Về tốc độ gió, lô vườn cà phê chè có cây che bong (CT1) tốc độ gió giảm đi rất nhiều so với
lô vườn không có cây che bong (CT2). Đợt quan trắc 1998 - năm thứ hai của thời kỳ kiến
thiết cơ bản của cà phê chè tốc độ gió đã giảm đi 25%, và đợt quan trắc 1999 vào năm thứ
nhất thời kỳ kinh doanh của lô vườn cà phê, tốc độ gió đã giảm đi 36%.
5.3.2.6. Tác dụng của cây che bóng đối với dinh dưỡng trong đất:
Về tác dụng của cây che bóng đến thành phần dinh dưỡng trong đất: cây che bóng họ
đậu không những không làm suy giảm lượng mùn, đạm, kali tổng số và kali dễ tiêu mà có xu
hướng làm tăng các chất này trong đất.
Bảng 5.14. Chỉ tiêu hoá tính đất ở lô cà phê chè có trồng cây che bóng Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g) Vị trí lấy mẫu đất pHKCl Mùn (lớp 0 N P2O5 K2O P2O5 K2O - 10cm) (%)
1. Trong mép tán cây che bóng 4,20 2,66 0,122 0,050 0,19 6,25 4,80
2. Ngoài mép tán cây che bóng 4,35 1,84 0,116 0,052 0,15 7,25 2,40
Nguồn: Lê Quang Vĩnh (2001)
5.3.3. Hiệu quả kinh tế của NLKH đối với cà phê chè
5.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cà phê
Ảnh hưởng của đai rừng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cà phê chè Catimor ở các lô vườn
thể hiện qua các chỉ tiêu nghiên cứu sau đây:
+ Chiều cao cây và đường kính gốc của cây cà phê chè ở các lô vườn có đai rừng nửa kín +
đai rừng bổ sung đạt lớn nhất (CT4), tiếp đến là đai rừng nửa kín, đai rừng thưa và thấp nhất là
ở các lô không có đai rừng (CT1).
Bảng 5.15. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cà phê ở các lô khác nhau về đai rừng chắn gió
(Thời điểm khảo sát 25/VII - 1998) Công Cao cây Đường Số cành Chiều dài Số đốt Tỷ lệ cây thức (cm) kính gốc cấp 1 cành (cm) trên cành nghiêng (cm) (%) CT1 132,2 4,0 58,2 67,0 15,4 53,6 CT2 136,3 4,1 62,9 68,0 16,6 24,5 CT3 143,5 4,1 63,4 68,2 17,5 12,4 CT4 147,2 4,2 64,7 72,3 18,1 2,6 LSD.05 5,2 0,1 2,6 2,7 1,3 - CV% 4,9 2,7 4,5 3,2 6,9 -
Nguồn: Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2001)
+ Chiều dài cành ở các lô vườn có đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung là 72,3 cm với số đốt
là 18,1, trong khi ở lô vườn không có đai rừng chiều dài cành là 67,0 cm và số đốt là 15,4.
Như vậy đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung có tác dụng tốt đối với quá trình sinh trưởng
chiều dài cành và số đốt cà phê chè.
+ Số lượng cành cấp một liên quan đến số lượng cành quả cấp một, là trong những yếu tố cấu
thành năng suất của cà phê chè. Số lượng cành cấp một lớn nhất ở CT4, nhỏ nhất ở CT1.
+ Tỷ lệ cây nghiêng sẽ làm tăng lượng chồi vượt, tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng của cây. Ở
vườn không có đai rừng tỷ lệ cây bị nghiêng lớn nhất (chiếm 53,6% ), vườn có đai rừng nửa
kín + đai rừng bổ sung chỉ bị nghiêng 2,6% số cây. 106
Kết cấu đai rừng đã tạo ra một số khác biệt về yếu tố sinh thái trong các lô vườn ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình sinh trưởng của cây cà phê chè.
5.3.3.2. Năng suất và hiệu quả kinh tế
Năng suất của cây là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển và nó
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường. Kết quả cho thấy, các đai rừng không những ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê chè mà còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cấu
thành năng suất của cà phê chè. Số lượng cành quả cấp một lớn nhất ở các lô vườn có đai
rừng nửa kín + đai rừng bổ sung (CT4 - 55,8 cành/cây) và thấp nhất ở lô không có đai rừng
(CT1 - 41,9 cành/cây). Số lượng cành quả bị rụng lá ở các lô vườn không có đai rừng là 12,3
cành/cây, chiếm tỷ lệ 29,4% tổng số cành quả cấp một; ở đai rừng thưa là 9,9 cành/cây,
chiếm 21,8%; đai rừng nửa kín là 5,7 cành/cây, chiếm 10,5% và ở đai rừng nửa kín + đai rừng
bổ sung là 5,3 cành/cây, chiếm là 9,5% tổng số cành quả cấp một.
Về năng suất, các lô cà phê chè có đai rừng luôn cao hơn so với các lô không có đai
rừng. Năng suất cà phê ở lô vườn có đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung (CT4) lớn hơn so với
lô vườn chỉ có đai rừng nửa kín và nhất là chỉ có đai rừng thưa.
Về hiệu quả kinh tế, các lô vườn trồng cà phê có đai rừng chắn gió đều đưa lại lợi
nhuận cao hơn so với lô vườn không có đai rừng. Ở vườn không có đai rừng lợi nhuận thu
được 7,92 triệu đồng/ha, còn các lô vườn có đai rừng lợi nhuận thu được 10,48 - 18,53 triệu
đồng/ha. Lô vườn có đai rừng nửa kín + đai rừng bổ sung (CT4) thu được lợi nhuận cao nhất.
Bảng 5.16. Năng suất và hiệu quả kinh tế của cà phê chè ở các lô khác nhau về đai rừng Chỉ tiêu Đơn vị CT1 CT2 CT3 CT4 1. Năng suất Kg/ha 1101,9 1190,4 1411,7 1513,0 2. Sản lượng cả lô Kg nhân 1101,9 1239,5 1492,8 1625,1 3. Đơn giá 1000 VNĐ/kg 22,6 22,6 22,6 22,6 4. Tổng thu 1000 VNĐ 24902,9 28012,7 33737,3 36727,3 5. Chi phí hàng năm 1000 VNĐ 13127,0 12616,7 12419,9 12235,5 6. Khâu hao cơ bản 1000 VNĐ 2842,4 2731,9 2689,3 2649,4 7. Chi phí chế biến 1000 VNĐ 1008,2 1134,1 1365,9 1487,0 8. Chi phí đai rừng 1000 VNĐ - 1049,8 1332,5 1828,2 9. Tổng chi 1000 VNĐ 16977,6 17532,5 17807,6 18200,1 10. Lợi nhuận 1000 VNĐ 7925,3 10480,2 15929,7 18527,2 11. Tỷ suất lợi nhuận % 46,7 59,8 89,5 101,8
Ghi chú: Sử lý thống kê năng suất: LSD.05 = 175,0; CV = 17,0%; Thời giá: tháng 12/1998.
5.3.3.3. Ảnh hưởng của cây che bóng đến sinh trưởng, phát triển cây cà phê chè:
Ảnh hưởng của cây che bóng đến sinh trưởng, phát triển cây cà phê chè năm đầu của
thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa phát huy tác dụng. Vào năm thứ hai của thời kỳ kiến thiết cơ
bản và năm đầu của thời kỳ kinh doanh, cây che bóng đã có độ tàn che là 28,2 – 56,5%, tạo ra
tiểu khí hậu khác biệt với lô đất trống (CT3) và lô vườn không có cây che bóng (CT2). Ở
vườn có cây che bóng, cây cà phê chè có xu hướng phát triển về chiều cao, chiều dài cành
hơn, số đốt cành thưa hơn so với vườn không có cây che bóng. Ánh sáng chiếu xuống vườn
cà phê không có cây che bóng nhiều nên đã kích thích sự ra hoa ở đốt cành nhiều hơn.
Bởi vậy, số cành cấp một cho quả nhiều vào năm thứ hai của thời kỳ kiến thiết cơ bản
dễ làm cho cây bị xuống sức. Do tốc độ gió trên vườn lớn hơn nên cà phê ở vườn không che
bóng dễ bị rụng lá, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Vào năm đầu của thời kỳ
kinh doanh, các chỉ tiêu này càng thể hiện rõ; chẳng hạn chiều cao cây ở vườn có cây che 107
bóng là 155,5 cm, ở vườn không có cây che bóng là 132,8 cm, chiều dài cành ở vườn có cây
che bóng là 76,1 cm, ở vườn không có cây che bóng là 67,6 cm; nhưng số đốt/cành, số cặp
Bảng 5.17. Ảnh hưởng của cây che bóng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cà phê chè Công Cao cây Đường Chiều dài Số đốt Số đốt Số cành Cành cấp thức (cm) kính gốc cành trên cành quả trên cấp 1 1 cho quả (cm) (cm) cành
Năm thứ 2 thời kỳ kiến thiết cơ bản (khảo sát VII - 1998) CT1 114,0 3,37 63,6 15,2 5,4 20,7 8,3 CT2 105,8 3,29 55,4 16,0 7,7 21,4 12,6 LSD.05 Ns Ns 5,2 Ns 0,6 Ns 0,8 CV% 4,5 3,6 7,7 5,5 19,4 2,3 22,7
Năm thứ 1 thời kỳ kinh doanh (khảo sát VII - 1999) CT1 155,5 4,25 76,1 18,8 10,9 34,1 26,2 CT2 132,8 4,25 67,6 19,1 11,5 32,4 26,7 LSD.05 1,9 Ns Ns 6,5 Ns 0,9 Ns CV% 8,8 2,2 1,7 6,7 2,7 3,1 1,6
Nguồn:Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2001)
Hình 5.6. Cây muồng che bóng cho cà phê (Cassia siamea)
cành quả cấp một, số đốt quả/cành ở vườn không có cây che bóng thì bằng hoặc lớn hơn so
với vườn có cây che bóng. Quan sát lá ở cả 2 vườn chúng tôi nhận thấy cà phê có cây che
bóng thì lá dài, rộng và màu xanh đậm hơn so với không được che bóng. Khảo sát số cành bị
rụng lá ở cả 2 vườn vào các thời điểm gió lớn cho thấy số cành bị rụng lá ở vườn không có
cây che bóng chiếm tỉ lệ >30% so với tổng số cành, còn ở vườn có cây che bóng luôn luôn <10%.
5.3.3.4. Ảnh hưởng của cây che bóng đến sâu bệnh trong các vườn cà phê chè:
Về ảnh hưởng của cây che bóng đến sâu bệnh trong các vườn cà phê chè cho thấy, các
lô vườn không có cây che bóng bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix) thấp hơn, còn ở các lô vườn 108
có cây che bóng thì bệnh gỉ sắt xuất hiện nhiều hơn, nhất là ở các vườn có cây che bóng dày.
Sở dĩ bệnh gỉ sắt phát triển là do độ ẩm cao, nhiệt độ ở mức thuận lợi cho nấm bệnh phát
triển. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và sâu hồng (Zeuzera coffea) xuất hiện nhiều trên
cà phê chè nếu vườn không có cây che bóng. Sâu hồng thường phá hại ở các cành, ngọn cây
được chiếu sáng. Sâu đục thân thích đẻ trứng ở những vị trí thân cây có nhiều vết thương cơ
giới và có ánh sáng lọt xuống. Vì thế, các lô vườn cà phê không có cây che bóng dễ bị 2 loại
sâu này phá hại. Tỷ lệ sâu đục thân, sâu hồng gây hại ở các lô vườn cà phê có cây che bóng ít
hơn nhiều so với vườn không có cây che bóng, đặc biệt thấp nhất ở vườn có cây che bóng
dày. Số lượng gây hại do sâu hồng nhiều hơn so với sâu đục thân.
Bảng 5.18. Mức độ gây hại của một số loài sâu, bệnh trên các lô cà phê chè khác nhau Thời kỳ Công Lô vườn cà phê
Mức độ hại do bệnh gỉ sắt (%) Tỷ lệ cây bị kinh doanh thức Tỷ lệ cây Tỷ lệ lá
Chỉ số bệnh sâu gây hại* Năm thứ 1 CT4 Không che bóng 20,0 2,2 0,17 6,3 CT5 Có che bóng 26,7 3,4 0,46 2,7 Năm thứ 4 CT4 Không che bóng 27,0 5,3 0,47 4,3 CT5 Che bóng dày 40,0 10,3 0,91 1,8 CT6 Che bóng thưa 33,3 5,6 0,56 2,9
Ghi chú: * Sâu đục thân và sâu hồng
5.3.3.5. Cây che bóng và năng suất và các chỉ tiêu kinh tế:
Bảng 5.19. So sánh năng suất cà phê chè Catimor ở các lô vườn có độ tàn che khác nhau Công Độ tàn
Năng suất nhân (kg nhân/ha) thức che (%) 1996 1997 1998 1999 2000 Trung bình CT4 - 1893 3482 2329 2922 1743 2474 + 650 CT5 100 1849 2980 2585 2247 2037 2340 + 403 CT6 49,8 1780 3066 3138 2807 2486 2655 + 494 LSD.05 - Ns 331 523 225 315 - CV% - 9,9 8,4 15,3 12,1 16,4 -
Nguồn:Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2001)
Bảng 5.20. hiệu quả kinh tế của cà phê chè ở các lô khác nhau về cây che bóng Chỉ tiêu Đơn vị CT4 CT5 CT6 1. Năng suất Kg/ha 2474,3 2340,2 2655,2 3. Đơn giá 1000 VNĐ/kg 22,6 22,6 22,6 4. Tổng thu 1000 VNĐ 55919,2 52888,5 60007,5 5. Chi phí hàng năm 1000 VNĐ 12622,1 12616,7 12766,7 6. Khâu hao cơ bản 1000 VNĐ 2733,1 2230,1 2230,1 7. Chi phí chế biến 1000 VNĐ 969,4 1134,1 1286,8 8. Chi phí che bóng 1000 VNĐ - 525,4 675,4 9. Tổng chi 1000 VNĐ 16324,6 16506,3 16959,0 10. Lợi nhuận 1000 VNĐ 39594,6 36382,2 43048,5 11. Tỷ suất lợi nhuận % 242,5 220,4 253,8
Ghi chú: Sử lý thống kê năng suất: LSD.05 = 311,8; CV = 14,5%; Thời giá: tháng 12/1998.
So sánh về năng suất cà phê chè qua các năm ở các lô vườn có mức độ cây che bóng
khác nhau, chúng ta nhận thấy ở các vườn có cây che bóng năng suất qua các năm khá ổn 109
định hơn so với vườn không được che bóng. Tuy vậy ở vườn cây che bóng dày (CT5), năng
suất trung bình qua 5 năm thấp hơn so với vườn không có cây che bóng (CT4). Điều này cho
tháy, do cây che bóng dày nên cường độ ánh sáng lọt xuống vườn quá ít đã hạn chế quá trình
phân hóa mầm hoa, làm giảm năng suất cà phê chè.
So sánh giữa vườn che bóng đã được tỉa thưa (CT6) với vườn không có cây che bóng
(CT4), chúng tôi nhận thấy năng suất trung bình qua 5 năm chênh lệch chưa nhiều, sự khác
nhau không vượt trị số LSD.05. Ở vườn cà phê không che bóng năng suất qua các năm không
ổn định. Do cường độ ánh sáng kích thích sự ra hoa, ra quả quá độ dẫn đến sự mất sức của
cây, cây bị già đi nên xu hướng năng suất giảm mạnh. Ưu điểm của vườn che bóng tỉa thưa
vừa bảo đảm được điều kiện khí hậu thích hợp, duy trì được cường độ ánh sáng cho cây cà
phê chè, nên năng suất cao, ổn định qua các năm.So sánh giữa vườn che bóng đã được tỉa
thưa (CT6) với vườn không có cây che bóng (CT4), chúng tôi nhận thấy năng suất trung bình
qua 5 năm chênh lệch chưa nhiều, sự khác nhau không vượt trị số LSD.05. Ở vườn cà phê
không che bóng năng suất qua các năm không ổn định. Do cường độ ánh sáng kích thích sự ra
hoa, ra quả quá độ dẫn đến sự mất sức của cây, cây bị già đi nên xu hướng năng suất giảm
mạnh. Ưu điểm của vườn che bóng tỉa thưa vừa bảo đảm được điều kiện khí hậu thích hợp,
duy trì được cường độ ánh sáng cho cây cà phê chè, nên năng suất cao, ổn định qua các năm.
Về hiệu quả kinh tế, lô cà phê chè có cây che bóng dày vì có năng suất thấp hơn lô vườn
không có cây che bóng nên lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đều thấp hơn. Riêng biện pháp tỉa
thưa cây che bóng (CT6) đã cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với không có cây che bóng (CT4) rõ rệt. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hiệu quả môi trường của phương thức canh tác NLKH phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
2. Hiệu quả kinh tế của NLKH phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
3. Hãy thiết kế các công thức đánh giá hiệu quả của NLKH trong mô hình SALT1, SALT2 & SALT3 ?
4. Xác định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế của các mô hình
NLKH cải tiến khác (VAC, hệ thống hàng rào cây xanh, hệ thống Taungya,...) ? 110 Chương 6
PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM KẾT HỢP Nội dung
Trong chương này, chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông lâm
kết hợp có sự tham gia của người dân bằng một số công cụ và phương pháp riêng biệt. Các
nội dung cụ thể được trình bày trong chương này bao gồm:
Tính cần thiết của phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
Nguyên tắc phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
Qui trình áp dụng và phát triển nông lâm kết hợp có sự tham gia.
Mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia:
Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
Giám sát và đánh giá trong hệ thống nông lâm kết hợp. Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên cần:
1. Thấy được sự cần thiết của phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
2. Nắm được các nguyên tắc phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
3. Nắm được qui trình áp dụng và phát triển nông lâm kết hợp có sự tham gia.
4. Hiểu được cơ sở lý luận, quá trình của phương pháp mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế.
5. Nắm được các giai đoạn của tiến trình nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp.
6. Nắm được hệ thống giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân, các tiêu chí trong
đánh giá nông lâm kết hợp.
6.1. PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰ THAM GIA
6.1.1. Tính cần thiết của phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
Những hoạt động nghiên cứu và khuyến nông quy ước chưa mang lại hiệu quả ở
vùng cao. Do vậy cần thiết phải phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
Hệ thống nghiên cứu và khuyến nông quy ước hoạt động tốt ở vùng thấp, nơi mà các
tiếp cận về đầu vào và dịch vụ hỗ trợ tương đối dễ dàng và kỹ thuật với các điều kiện đồng nhất, nguồn lực dồi dào. Nhưng ngược lại, do các điều kiện phức tạp
và nguồn lực còn giới hạn ở vùng cao, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông quy ước ít có
hiệu quả vì các nguyên nhân sau đây:
- Chưa chú ý đến kiến thức và nguồn lực tại địa phương
- Tập trung vào việc nghiên cứu ở các trạm với các điều kiện lý tưởng
- Nghiên cứu đặc trưng chỉ chú trọng nhiều vào một loại hàng hóa, trái ngược với hệ thống có tương tác.
- Chưa chú trọng các khu vực canh tác nhờ nước trời.
- Chưa chú ý đến các ảnh hưởng của sinh thái (đặc biệt là hệ sinh thái)
- Chưa chú trọng đến vấn đề giới
- Ưu tiên tập trung cho việc sản xuất theo thị trường
- Kỹ thuật khuyến nông chưa thích hợp
- Phương pháp khuyến nông nghèo nàn
6.1.2. Nguyên tắc phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
Người dân tham gia hoạt động nghiên cứu và khuyến nông, kết hợp kiến thức và
năng lực nghiên cứu của cộng đồng địa phương với việc nghiên cứu và phát triển của các tổ
chức trong quá trình học hỏi hai chiều. Nó liên quan đến việc xác định, tạo dựng, kiểm tra và 111
thích nghi cho các kỹ thuật mới và để giúp đỡ giải quyết các vấn đề của địa phương. Mục đích
cuối cùng là nhằm tăng cường kinh nghiệm và năng lực quản lí kỹ thuật của dân và cộng đồng
địa phương. Nguyên tắc chính trong phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia
- Quan tâm tới nhu cầu của người nông dân, chú ý đến các kiến thức bản địa, các
nguồn tài nguyên đã có và hiện có với lịch sử phát triển của chúng, mạng lưới tổ chức ở địa
phương, năng lực cộng đồng và điều kiện phát triển các nguồn lực trên.
- Tăng cường liên kết giữa thực tiễn và lý luận, liên kết giữa các nhà khoa học và
cộng đồng, liên hệ giữa những thay đổi, những đặc điểm chính trong hệ sinh thái.
- Hỗ trợ nông dân về kiến thức theo cách đào tạo tích cực, khuyến khích và tạo điều
kiện tốt nhất để người dân tham gia trong mọi hoạt động kể cả quản lý, tuyên truyền, khuyến nông và nghiên cứu.
- Cùng người dân xác định vấn đề ưu tiên khi triển khai nông lâm kết hợp tại địa phương.
- Cung cấp kỹ thuật và những kinh nghiệm thực tiễn theo cách gợi ý để người dân có
thể lựa chọn phương pháp phù hợp và để họ tự nguyện tuyên truyền sâu rộng.
- Sử dụng đầu vào hợp lý với mức ưu tiên cao nhất cho những nguyên vật liệu có sẵn
ở địa phương trong hệ thống nông lâm kết hợp.
- Khuyến khích nông dân xây dựng các mô hình trình diễn quy mô nhỏ ngay tại đồng
ruộng của họ. Việc phát triển sẽ bao gồm cả mở rộng số lượng và quy mô của mô hình.
- Thúc đẩy vai trò nghiên cứu và khuyến nông cho nông dân. Nông dân sẽ thực hiện
các chức năng trên theo tập quán và không bỏ công việc này để những người ngoài cộng
đồng, những người ít hiểu biết về các điều kiện của cộng động làm.
- Thường xuyên cung cấp thông tin về hiện trạng môi trường và thị trường cho người
nông dân, tìm được đầu ra hợp lý cho các sản phẩm của hệ thống.
- Thử nghiệm tại đồng ruộng với các kỹ thuật khác nhau thu được từ nông dân ở địa
phương (kiến thức bản địa hay các kinh nghiệm khác) và từ khoa học chính thống. Đề nghị
các lựa chọn kỹ thuật cho nông dân để họ quyết định thực hiện và kiểm tra trên đồng ruộng
của họ và đồng thời cũng khuyến khích nông dân đề nghị các kỹ thuật để thử nghiệm.
- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo đầu bờ để người dân có thể nói lên ý kiến của mình,
đồng thời tạo điều kiện để người nông dân và các nhà khoa học cùng đánh giá hiệu quả nhiều mặt của hệ thống.
6.1.3. Qui trình áp dụng và phát triển nông lâm kết hợp có sự tham gia.
6.1.3.1. Quá trình phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.
Việc áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có nghĩa là đưa những kỹ thuật
nông lâm kết hợp vào cho cộng đồng địa phương và nông dân. Việc áp dụng kỹ thuật mới cần
đáp ứng nhu cầu cộng đồng địa phương, phù hợp với các điều kiện về địa lý, tự nhiên, kinh tế
- thị trường, chính sách – xã hội –văn hóa. Như vậy, áp dụng và phát triển nông lâm kết hợp
có hiệu quả là một quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề của cộng đồng địa phương có sự
tham gia của nhiều bên có liên quan. Các phương pháp tiếp cận từ trên xuống trước đây đối
với các hoạt động nông lâm kết hợp coi trọng vai trò của các chuyên gia thuộc các cơ quan
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan đào tạo khác coi nhẹ sự tham gia của
người dân địa phương. Điều này đã dẫn đến thiếu hụt thông tin chính xác, trao đổi thông tin
hai chiều giữa các nhà chuyển giao, nghiên cứu và người dân địa phương, gây ra sự thiếu hiểu
biết, không tin tưởng và ít phù hợp của các kỹ thuật đưa vào áp dụng. Các hoạt động nông
lâm kết hợp tiên tiến lôi cuốn sự tham gia hợp tác giữa người dân và các bên có liên quan vào
chu trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đổi mới và đánh giá kết quả nghiên cứu nhằm đưa
ra các giải pháp và đáp ứng các lỗ hổng về kiến thức. 112 Mô tả điểm chẩn đoán và thiết kế (C,D &D) Giám sát và Phát triển kỹ đánh giá có sự thuật và nghiên tham gia cứu có sự tham gia
Hình 6.1. Quá trình áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia
- Mô tả, chẩn đoán và thiết kế (C,D &D)
Đây là giai đoạn mô tả hiện trạng, chẩn đoán các vấn đề và thiết kế các hoạt động
nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp phù hợp
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự
tham gia là giai đoạn nhằm tạo những kỹ thuật mới cho phát triển và chuyển giao các kỹ thuật
nông lâm kết hợp, có xem xét đến vai trò của các tổ chức cơ quan, chính sách.
- Giám sát và đánh giá có sự tham gia phản ánh một quá trình đánh giá năng xuất,
tính ổn định và tính bền vững của các hoạt động nông lâm kết hợp, các hoạt động nghiên cứu
và phát triển nông lâm kết hợp.
6.1.3.2. Kinh nghiệm về phát triển kỹ thuật có sự tham gia ở vùng Đông Nam Á.
- Đánh giá có sự tham gia:
Đây là quá trình đánh giá tiền chẩn đoán, tức là các nhà nghiên cứu và càn bộ khuyến
nông hướng dẫn đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của cộng đồng và các yếu tố
bên ngoài ảnh hưởng đến. Các chủ đề xác định như sau: + Kiến thức bản địa.
+ Các mạng lưới thông tin truyền thông.
+ Tiềm năng và hạn chế của các hệ thống canh tác ở địa phương và sự quản lí tài
nguyên tự nhiên cũng như thay đổi của điều kiện bên ngoài.
+ Các lựa chọn kỹ thuật để giải quyết các giới hạn đó.
- Thiết kế nghiên cứu:
Được tiến hành trong các cuộc họp dân với những chủ đề càn thảo luận là:
+ Những thay đổi bên ngoài (bao gồm các thay đổi về kỹ thuật, giống, thị trường,...)
+ Các lựa chọn kỹ thuật được các nhà nghiên cứu và khuyến nông đề nghị liên quan
đến kiến thức về kinh nghiệm của nông dân.
+ Các lựa chọn để kiểm tra trên đồng ruộng.
+ Thiết kế các thí nghiệm
+ Quản lí các nghiên cứu (được thực hiện theo nhóm hay từng cá nhân)
+ Kế hoạch triển khai nghiên cứu
- Kiểm tra kỹ thuật và trình diễn: 113
Các nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông trợ giúp nông dân hoặc nhóm nông dân
thực hiện các thí nghiệm và theo dõi tiến độ.
+ Nông dân ghi nhận các hoạt động, ví dụ như ngày gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch,
ngày và số lượng các nguyên liệu đầu vào được sử dụng, năng suất.
+ Tổ chức các buổi thăm hiện trường, gặp gỡ nhau để nông dân giới thiệu các thí
nghiệm trình diễn và kết quả của họ với nông dân khác. - Liên kết đánh giá
Các nhà nghiên cứu, các nhân viêc khuyến người dân cùng tham gia việc đánh giá các
hoạt động và xây dựng kế hoạch cho các nghiên cứu mới. Việc đánh giá phải trả lời được các câu hỏi:
+ Kết quả của thí nghiệm là gì? Tích cực hay tiêu cực?
+ Bài học kinh nghiệm từ kết quả đó là như thế nào?
+ Các thí nghiệm tiếp theo là gì , sẽ được bố trí và quản lý như thế nào?
- Mở rộng các kết quả và kinh nghiệm của nông dân:
Tiến hành tập huấn, tuyên truyền thông qua hội thảo, hội nghị khuyến nông, các
chuyến thăm quan học tập và tìm hiểu thị trường đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm.
- Nâng cao vai trò của người nông dân:
Từng bước biến người nông dân thành các chuyên gia kỹ thuật, quản lý và tuyên
truyền viên để phổ cập các kỹ thuật đã được kiểm chứng qua thực tế sản xuất cho những
người nông dân khác và cuối cùng sẽ là việc biến các nông dân từ những người áp dụng thành
những người đề xuất các phương thức mới trong sản xuất nông lâm kết hợp, tức là người
nông dân sẽ trở thành nhà khoa học về nông lâm kết hợp.
- Các vấn đề cần quan tâm:
Phải tạo được niềm tin cho người nông dân, tạo ra sự hứng khởi khi tham gia tập huấn,
các nhà khoa học phải xác định vai trò chính của họ chỉ là hỗ trợ và đang cùng người dân tìm
hiểu, khám phá chứ không phải là một người thầy giáo của nông dân. Các hành vi của nhà khoa
học và các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong nông lâm kết hợp không đi ngược với những quan
niệm về tôn giáo, tin ngưỡng của cộng đồng.
- Gặp gỡ không chính thức:
Người nông dân thường không thích hội họp và trong các cộng đồng tách biệt, việc
phát biểu trước hội nghị là một vấn đề khó khăn đối với người bản địa vì thế thay bằng việc tổ
chức các hội nghị chính thống chúng ta sẽ tổ chức thành các nhóm sở thích để họ gặp gỗ thảo
luận về một số vấn đề cùng quan tâm. Các nhà khoa học cũng thường xuyên thăm viếng các
gia đình trong cộng đồng và tiến hành thu thập ý kiến, thông tin của họ qua các buổi gặp gỡ
mang tính tình cảm và thân thiện. Tốt nhất là nên tổ chức những buổi gặp gỡ giữa các cộng
đồng dân cư theo kiểu giao lưu văn hóa, văn nghệ hoặc các buổi trao đổi trên hiện trường.
6.2. MÔ TẢ ĐIỂM, CHẨN ĐOÁN, THIẾT KẾ KỸ THUẬT NLKH CÓ SỰ THAM GIA
6.2.1. Cơ sở lý luận của phương pháp mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế (C,D & D method).
Phương pháp mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế được xây dựng và hoàn chỉnh bởi
ICRAF. C, D & D là chữ viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Characterization (mô tả điểm), Diagnosis
(chẩn đoán), Design (thiết kế). Đây là phương pháp mô tả, phân tích các hệ sinh thái nông lâm
nghiệp, phân biệt không gian và thời gian khác nhau và giống nhau giữa các hệ thống, từ đó
chẩn đoán các vấn đề quản lý đất và thiết kế xây dựng các giải pháp về nông lâm kết hợp.
Trong những năm của thập kỷ 80, cùng với kết quả điều tra sinh thái học và phát
triển của kỹ thuật nông lâm kết hợp, trên thế giới còn có những tiến bộ đáng kể về những 114
phương pháp nghiên cứu các tác động của nông lâm kết hợp đến kinh tế, xã hội và môi
trường. Theo P.N.K Nair 1993, những phương pháp này ở cả 2 nhóm chính sau:
- Nhóm 1: Những phương pháp đánh giá các vấn đề và các giới hạn sử dụng đất để
tìm ra những giải pháp và những điểm tác động đặc biệt nhằm cải tạo các hệ thống sử dụng đất.
- Nhóm 2: Khả năng thích hợp của những phương pháp hiện có để nghiên cứu theo
khuynh hướng đặc biệt của khoa học nông nghiệp như khoa học về đất và thực vật đối với
những đòi hỏi của nông lâm kết hợp khi đồng thời sử dụng hai thuật ngữ nghiệm để ứng dụng các nguyên tắc phân tích thống kê toán học. Tất nhiên trước khi nghiên
cứu cần phải xác định rõ được vấn đề đang tồn tại và dạng nghiên cứu nào sẽ giải quyết tốt
vấn đề đó. Logic của sự phân tích này là nền tảng của phương pháp mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế (C, D &D).
C, D &D là một phương pháp đơn giản, tiếp cận theo hướng ứng dụng nguyên lý
trong y học đòi hỏi của nông lâm kết hợp, nhấn mạnh những hiểu biết về chẩn đoán, sau đó thiết kế và áp
dụng các biện pháp can thiệp đã được xác định nhằm giải quyết bài toán do chẩn đoán đặt ra.
C, D &D dựa trên cơ sở các tiền đề mà tiền đề đó là sự hợp tác giữa nông dân với các hoạt
động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
6.2.2. Quá trình mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế.
Quá trình mô tả, chẩn đoán và thiết kế bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Thu thập, phân tích thông tin và đưa ra các nhận định.
Thông tin cần thu thập bao gồm:
- Các thông tin về môi trường vật lý, hóa học, sinh vật, các loại hình sử dụng đất chính
trong sản xuất nông – lâm nghiệp, hiệu quả và hạn chế của chúng.
- Các thông tin về kinh tế – xã hội – văn hóa: bao gồm dân số; thành phần dân tộc; tỷ
lệ và vai trò của các giới, các lứa tuổi; kết cấu hộ gia đình; thu nhập và phân loại kinh tế hộ
gia đình; tín gưỡng, phong tục; các yếu tố về cơ sở hạ tầng, thị trường vốn, thị trường mua
bán sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật; hệ thống cây, con và mùa vụ sản xuất; mức độ sở hữu và quy
mô sở hữu đất đai, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm; các vấn đề về y tế, giáo dục, tình trạng du
canh du cư; các cơ quan, tổ chức ở địa phương và vai trò của nó đối với việc phát triển.
- Phỏng đoán và đưa ra các nhận định: sử dụng các bảng câu hỏi mở để có thể nhận
định được tình hình tại địa phương, phân tích và chỉ rõ các ưu và nhược điểm của các hệ
thống sử dụng đất hiện có. Để làm được điều này chúng ta có thể sử dụng các công cụ như:
bản đồ, đi lát cắt, thăm hộ, cho điểm vật nuôi, cây trồng,…
Bước 2: Xác định các giả định và thử nghiệm các giả định
Đưa ra các giả định có liên quan đến các bộ phận then chốt của hệ thống canh tác như:
- Các vấn đề và trở ngại của nông dân,
- Các chiến lược quản lý của nông dân,
- Các tác động cần thiết để đạt mục tiêu của họ,
Các giả định và biện pháp tác động về nông lâm kết hợp cũng có thể cần được xếp
thứ tự ưu tiên theo mức độ quan trọng. Các tiêu chí để xếp thứ tự ưu tiên cho các giả định và
các biện pháp tác động cần được thảo luận cùng người dân
- Kiểm tra các giả định về các vấn đề trở ngại của nông dân và những giải pháp nông
lâm kết hợp có tiềm năng phát triển đã được đưa ra và thu nhập các tài liệu thông tin bổ sung
cần thiết cho việc xác định các biện pháp tác động nông lâm kết hợp có ưu tiên. 115
Việc kiểm tra tập trung vào phỏng vấn, đối thoại trực tiếp ngoài đồng ruộng với nông
dân, trước hết là kiểm chứng các giả thiết cùng với người dân sau đó là xếp thứ tự ưu tiên các
vấn đề và trở ngại theo mức độ quan trọng
Bước 3: Thiết kế các biện pháp tác động và xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động nghiên
cứu và phát triển nông lâm kết hợp:
Dựa vào số liệu và thông tin phản hồi từ nông dân về các biện pháp tác động nông lâm kết hợp.
- Tìm ra lỗ hổng về kiến thức và các vấn đề có liên quan đến biện pháp tác động.
- Xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu nghiên cứu để đáp ứng các lỗ hổng về kiến thức
- Xác định và xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu phát triển, xem xét tất cả thông tin, tài
liệu có thể có, phân tích những gì đã biết về biện pháp tác động trong bối cảnh cụ thể…
Bước 4: Thiết kế nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp:
Căn cứ vào các vấn đề và những hạn chế đã phát hiện, thiết kế các hoạt động nghiên
cứu và phát triển nông lâm kết hợp nhằm giải quyết các vấn đề và hạn chế trong phát triển
nông lâm kết hợp của cộng đồng và hộ gia đình. Bước 3 chúng ta đã xác định và xếp thứ tự
ưu tiên các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp. Ở bước này cán bộ nghiên
cứu và cán bộ khuyến nông cần thúc đẩy và tham gia cùng người dân thiết kế các hoạt động nghiên cứu.
6.2.3. Công cụ và phương pháp để mô tả điểm chẩn đoán và thiết kế
Mô tả điểm chẩn đoán và thiết kế kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia, chủ yếu
sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA - Participatory Rural Appraisal) và một số công cụ phân tích thông tin.
6.2.3.1. Phương pháp phỏng vấn
a. Phỏng vấn bán định hướng
Phỏng vấn bán định hướng hay còn gọi là phỏng vấn linh hoạt là một phương pháp
được sử dụng trong quá trình mô tả điểm, phỏng vấn với cá nhân nông dân, với các thông tin
viên chính của thôn, xã, với các nhóm sở thích hay với nhóm nông dân khác. Kỹ năng của
phỏng vấn này là đặt ra các câu hỏi thích hợp ở các dạng: Ai? cái gì? ở đâu? khi nào? tại sao?
như thế nào? bao nhiêu?...
b. Phỏng vấn hộ gia đình
Phỏng vấn hộ gia đình là một công cụ của mô tả điểm nhằm phân tích kinh tế hộ gia
đình trong thôn bản, phân tích các hạn chế, tiềm năng của các hộ gia đình theo các nhóm hộ
khác nhau làm cơ sở cho chẩn đoán và thiết kế các kỹ thuật phù hợp.
6.2.3.2. Vẽ sơ đồ thôn bản
Vẽ sơ đồ thôn bản có sự tham gia của người dân nhằm phân tích, đánh giá tình hình
chung của thôn bản, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất, vật nuôi cây trồng…làm cơ sở xác
định các khó khăn và đưa ra các giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn bản.
6.2.3.3. Xây dựng biểu đồ hướng thời gian
Xây dựng biểu đồ hướng thời gian nhằm phân tích tình hình, sự kiện và các hiện
tượng của thôn bản theo thời gian, đặc biệt là sự biến đổi của tài nguyên làm cơ sở cho chẩn đoán và thiết kế.
6.2.3.4. Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt
Điều tra theo tuyến còn gọi là đi lát cắt và vẽ sơ đồ lát cắt nhằm đánh giá tiềm năng
sử dụng tài nguyên thiên nhiên của hộ gia đình, của thôn bản một cách chi tiết làm cơ sở quan trọng cho chẩn đoán.
6.2.3.5. Phân tích lịch mùa vụ
Lập biểu đồ mùa vụ và phân tích lịch mùa vụ nhằm đánh giá chi tiết tiềm năng của
hộ gia đình, thôn bản, xác định mùa vụ gieo trồng và chăn nuôi phù hợp. Ngoài ra công cụ 116
này còn làm cơ sở để xác định mức độ sử dụng lao động và huy động các nguồn lực của hộ
gia đình, của thôn bản trong mối quan hệ với thời gian và giữa các thành phần của hệ thống nông lâm kết hợp.
6.2.3.6. Phân loại, xếp hạng, cho điểm
Phân loại, xếp hạng, cho điểm là một công cụ rất hữu ích phục vụ cho chẩn đoán và
thiết kế. Từ kết quả phân loại, xếp hạng và cho điểm có thể thiết kế các giải pháp, các hoạt
động phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu của người dân.
6.2.3.7. Phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ (sơ đồ VENN)
Sơ đồ VENN có thể được sử dụng trong mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế kỹ thuật
nông lâm kết hợp. Khi mà các giải pháp tổ chức, giải pháp về chính sách đòi hỏi. Qua sơ đồ
VENN người dân thảo luận để cung cấp thông tin về tầm quan trọng và ảnh hưởng của các tổ
chức địa phương hiện tại đối với áp dụng và phát triển nông lâm kết hợp.
6.2.3.8. Phân tích SWOT
Phương pháp SWOT là phương pháp phân tích thông tin có từ mô tả điểm phục vụ
cho chẩn đoán và thiết kế.
SWOT là chữ viết tắt của 4 từ: Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Phương pháp SWOT là phương pháp phân tích
thông tin đã có từ mô tả điểm, nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
của một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian nhất định của một hộ gia đình,
một tổ chức của cộng đồng hay thôn xã…
Phương pháp SWOT xác định được bối cảnh, tình hình hiện tại và khả năng trong
tương lai của một hoạt động sản xuất hay một lĩnh vực kinh tế xã hội của hộ gia đình, của
cộng đồng, của làng, xã… làm cơ sở để chẩn đoán và thiết kế chính xác các giải pháp.
6.3. NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NLKH CÓ SỰ THAM GIA
6.3.1. Các giai đoạn của tiến trình nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp.
Tiến trình nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp gồm 5 giai đoạn như sau:
6.3.1.1. Phân tích tình hình.
Các nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông, cùng người dân, cộng đồng địa
phương phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng.
- Những tiềm năng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp
- Những vấn đề và những cản trở, nguyên nhân hạn chế phát triển nông lâm kết hợp
- Các ý tưởng và các kỹ thuật nông lâm kết hợp dự kiến để giải quyết vấn đề và những cản trở.
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của nông trại
6.3.1.2. Xác định chủ đề nghiên cứu.
Các ý tưởng, các chủ đề nghiên cứu được người dân địa phương cùng cán bộ nghiên
cứu, khuyến nông đưa ra trong giai đoạn phân tích tình hình cần được phân tích kỹ hơn về các mặt sau:
- Mục tiêu của các chủ đề nghiên cứu
- Các lựa chọn kỹ thuật nông lâm kết hợp liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm của nông dân
- Các lựa chọn để kiểm tra trên đồng ruộng
- Các kết quả mong đợi của chủ đề nghiên cứu
- Xếp thứ tự ưu tiên các chủ đề nghiên cứu. 117 Nhân rộng Phân tích tình hình Giám sát Xác định và đánh chủ đề giá nghiên cứu Tổ chức Lập kế thực hiện hoạch nghiên
Hình 6.2. Tiến trình nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp
6.3.1.3. Lập kế hoạch nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu và khuyến nông đóng vai trò thúc đẩy, hỗ trợ nông dân lập kế
hoạch, triển khai các hoạt động nghiên cứu trên đồng ruộng. Giai đoạn lập kế hoạch rất quan
trọng, nó khuyến khích nông dân suy nghĩ sâu hơn về chủ đề nghiên cứu, trách nhiệm của họ
trong các hoạt động, khai thác kinh nghiệm kiến thức bản địa cũng như tiềm năng khác của địa phương.
Trình tự lập kế hoạch bao gồm:
- Thiết kế thử nghiệm: + Phân khu thử nghiệm;
+ Xác định loài cây trồng, vật nuôi;
+ Xác định các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật sẽ sử dụng;
+ Các nguồn đầu tư cần thiết
- Xác định các hoạt động của chủ đề nghiên cứu: sắp xếp theo trật tự logic, có tham
khảo nông lịch, các vấn đề giới, tài chính
- Xác định thời gian tiến hành các hoạt động thử nghiệm: Trả lời các câu hỏi làm khi nào?
- Xác định nguồn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu: cố gắng tận dụng nguồn đã có ở
địa phương, khi phải sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài cần phải chỉ rõ nguồn đó lấy ở đâu?
trách nhiệm là ai? khả năng cung cấp.
6.3.1.4. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu khuyến nông lâm và người nông dân cùng tổ chức và quản lý các
hoạt động nghiên cứu ngày trên ruộng của các nông hộ
- Thiết kế các thử nghiệm trên các nông hộ đã chọn lựa
- Bố trí các loài cây, vật nuôi và kỹ thuật thử nghiệm theo kế hoạch nghiên cứu
- Quản lý, theo dõi và đánh giá các thử nghiệm 118
- Phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả nghiên cứu
6.3.1.5. Giám sát và đánh giá.
Nhà nghiên cứu, khuyến nông lâm cùng với người nông dân thực hiện giám sát và
đánh giá tất cả các giai đoạn của tiến trình nghiên cứu. Việc giám sát như thế nào, công cụ
giám sát, ai sẽ giám sát và khi nào… đều được bàn bạc và xác định giữa các nhà nghiên cứu,
khuyến nông lâm và nông dân. Công cụ giám sát đánh giá chính của tiến trình nghiên cứu và
phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp là hệ thống bảng biểu với các tiêu chí và chỉ báo được
thống nhất cho từng loại hình nghiên cứu được xây dựng bởi chính những người cùng tham gia tiến trình giám sát.
6.3.2 Nghiên cứu và thử nghiệm hiện trường trong nông lâm kết hợp.
6.3.2.1. Nghiên cứu hiện trường.
Trước đây việc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp thường mang tính chủ quan
của các nhà khoa học. Sau khi căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, các chiến lược phát triển của
chính phủ, các nhad khoa học sẽ đưa ra các mô hình nông lâm kết hợp và tiến hành những người nông dân và được gọi là này đã bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là những kỹ thuật có liên quan đến những hộ
nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ và thực tế đã chứng minh rằng: nông dân mới là những người
có vai trò quan trọng trong quá trình truyền bá, vận dụng các mô hình và phương pháp kỹ thuật
khi thực hiện nông lâm kết hợp. Hơn nữa những kiến thức bản địa của nông dân địa phương
trong nhiều trường hợp còn quan trọng hơn rất nhiều những khám phá mới của các nhà khoa học.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu từ trong các phòng thí nghiệm hay cơ sở khoa học đã
được chuyển ra hiện trường sản xuất thực tế của người dân và được gọi là nghiên cứu trên
đồng ruộng (OFR; On – Farm Research). Như vậy OFR là phương pháp nghiên cứu để khẳng
định ưu, nhược điểm của các kỹ thuật trên đồng ruộng và theo cách này thì người nông dân sẽ
giúp các nhà khoa học đánh giá các biện pháp kỹ thuật mới. Các số liệu thu được từ quá trình
nghiên cứu này sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường, các chỉ số về môi
trường, sinh vật, khả năng áp dụng, mức độ phù hợp về điều kiện môi trường, xã hội sẽ được
đánh giá bằng các chỉ tiêu phù hợp với từng địa phương cụ thể.
6.3.2.2. Những nguyên tắc thử nghiệm hiện trường trong nông lâm kết hợp.
Thử nghiệm hiện trường là việc bố trí, sắp xếp các thí nghiệm về cách xây dựng,
phương pháp kỹ thuật, phương thức quản lý và sử dụng mô hình ông lâm kết hợp trong từng
hoàn cảnh cụ thể. Fisher – 1947, đã đưa ra ba phương pháp cơ bản cho các thử nghiệm hiện trường như sau: - Nguyên tắc ngẫu nhiên
Những xử lý khác nhau được áp dụng tại các điểm nghiên cứu hoặc các đơn vị thử
nghiệm ngoài thực địa một cách ngẫu nhiên. Việc nghiên cứu sẽ giúp cho mỗi nghiệm thức
đều có cơ hội như nhau để được bố trí vào một lô nào đó. Mục đích làm giảm thiểu những ảnh
hưởng của các yếu tố tự nhiên không có khả năng kiểm soát. - Nguyên tắc lặp
Những xử lý như nhau được lặp lại ở các đơn vị thí nghiệm, các lô thử nghiệm. Việc
lặp lại một nghiệm thức trên các đơn vị thí nghiệm giúp tăng dung lượng mẫu và đo được sai số thí nghiệm.
- Nguyên tắc khối hóa hoặc kiểm tra khu vực
Đây là cách để giảm những biến động của các tài liệu của các ô nghiên cứu, qua đó
đảm bảo rằng các đơn vị thí nghiệm có các kết quả thuần nhất. Khối hoa là bao gồm một tổ
các ô thử nghiệm thuần nhất, trong mỗi ô chúng ta bố trí các thí nghiệm lặp lại. Kiểm tra khu
vực là phương pháp lựa chọn các lô đất thuần nhất có thể áp dụng thí nghiệm, có thể sử dụng 119
cây con hoặc các vật liệu trồng cây khác nhau có số lượng đồng nhất và tiêu chuẩn hóa các phương thức quản lý.
6.3.2.3. Một số chú ý trong các thử nghiệm hiện trường nông lâm kết hợp.
Có một vài đặc điểm khác biệt làm cho thử nghiệm hiện trường nông lâm kết hợp trở
nên phức tạp. Đó là sự hiện diện của nhiều thành phần (cây lâu năm, cây hàng năm…) và
những xử lý áp dụng trong mỗi một phần hay toàn bộ hệ thống như không gian cần thiết cho
các cây thân gỗ có đời sống dài, có ảnh hưởng quan trọng tới việc xác định kích thước các ô
nghiên cứu. Đời sống tự nhiên lâu dài của tán cây là những yếu tố phức tạp thêm cho thiết kê
và triển khai thí nghiệm
Mặt khác sự biến động của nhân tố đất, nhất là khi các thử nghiệm nông lâm kết hợp
thường được bố trí nơi đất không màu mỡ, đất dốc, đất bị thoái hóa… khó có thể tìm được các
vị trí thuần nhất. Ngoài ra, còn một khó khăn nữa là nhiều loài cây trong nông lâm kết hợp có
nhiều xuất xứ khác nhau nhưng các thông tin chưa có đầy đủ… Do vậy, các chuyên gia về
nghiên cứu của ICRAF đã cố gắng tìm ra 2 giải pháp chung để giải quyết các khó khăn khi
thử nghiệm hiện trường nông lâm kết hợp đó là xử lý về kích thước ô thí nghiệm và việc sắp
xếp, bố trí các ô thí nghiệm.
a. Kích thước các ô thí nghiệm
- Kích thước ô phụ thuộc vào số lượng các nhân tố, thí nghiệm một nhân tố, kích
thước ô có thể nhỏ, nhiều nhân tố, kích thước ô phải tăng lên.
- Kích thước ô phụ thuộc vào sự biến động của nhân tố đất đai, địa hình, khí hậu và
đặc điểm kiểu sử dụng đất trước đó. Nếu biến động lớn diện tích ô thí nghiệm nên nhỏ lại.
- Kích thước ô phụ thuộc vào kiểu thiết kế
b. Cách sắp xếp, bố trí ô nghiên cứu
- Cách sắp xếp, bố trí phụ thuộc vào kiểu thiết kế
- Cách sắp xếp, bố trí phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu
- Cách sắp xếp, bố trí phụ thuộc vào biến động vị trí
- Sự sắp xếp các thành phần trong mỗi thí nghiệm phải đảm bảo được xem xét một cách thận trọng.
6.4. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
6.4.1. Hệ thống giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân (PMOE,
Participatory Monitoring On – going Evaluation)
6.4.1.1. Mục đích của PMOE:
PMOE là một phương pháp được áp dụng để ghi nhận và phân tích thông tin định kỳ
mà những nhà thực hiện dự án và người hưởng lợi đã liên kết để quyết định cho việc phát
triển bền vững và nông nghiệp bền vững.
PMOE thích ứng với toàn bộ quá tình đánh giá có sự tham gia, giám sát và đánh giá
ý tưởng của dự án một cách xuyên suốt, nó chỉ ra các thông tin phản hồi từ các hoạt động và
mục tiêu liên hệ với những phương pháp khác của thẩm định nhanh nông thôn (phân tích các
vấn đề cộng đồng và đánh giá sự kiện). Tại mỗi điểm, dự án có nhiều thời điểm đánh giá sự
thay đổi. Có thể lúc khởi đầu không có gì là bất thường, theo kế hoạch, nhưng sau khi được
kiểm tra có những vấn đề cần thay
Mục đích của PMOE rất khác nhau tùy thuộc vào các hoạt động của dự án
Nó cung cấp các thông tin giúp thực hiện các quyết định sau
- Chúng ta có thỏa mãn với tiến trình hướng đến mục đích?
- Chúng ta có nên thay đổi chiến lược hay hoạt động?
- Chúng ta có nên đánh giá lại mục tiêu? 120
PMOE được thực hiện cho bất cứ hay tất cả những mục đích dưới đây:
+ Nhằm xem xét tất cả các kế hoạch hoạt động có tiếp tục dẫn đến việc đạt được mục
tiêu phát triển bền vững và nông nghiệp bền vững.
+ Đánh giá hướng đến việc đạt được mục tiêu, kế hoạch làm việc và các hoạt động.
+ Xác định thời gian có còn đủ để hoàn thành các hành động
+ Bảo đảm các tiêu chuẩn tốt được duy trì
+ Cung cấp thông tin và phản hồi về kỹ thuật mới.
+ Bảo đảm việc sử dụng phương tiện và nhân lực một cách hiệu quả.
+ Đo lường các tác động môi trường.
+ Cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm, có thể xác định các vấn đề ở giai đoạn đầu
tư để có thể thực hiện các thay đổi khi cần thiết (có hay không có thông tin bổ sung từ việc đánh giá sự kiện)
+ Cung cấp hệ thống phản hồi liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án
+ Bổ sung và cung cấp dữ liệu cho công đồng đánh giá sự kiện cũng như các đánh giá của người ngoài.
6.4.1.2. Phương pháp thực hiện PMOE ở một địa điểm.
Sau đây là các bước làm việc của PMOE. Các bước này được thực hiện bởi người
hưởng lợi. Cán bộ hiện trường nên thúc đẩy và giúp đỡ họ thực hiện
- Các gì được giám sát?
Có nhiều nhân tố và các thay đổi có thể được giám sát ở một điểm dự án PMOE sẽ
được thực hiện chủ yếu ở hai mức độ: mức độ hộ gia đình và mức cộng đồng. Ở cả hai mức
độ, cả hai dữ liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đều cần thiết. Các yếu tố này sẽ
được phân loại và xác định những nhân tố chủ chốt và mô tả. - Giám sát như thế nào?
Các chỉ tiêu giám sát rất khác nhau từ địa điểm này đến địa điểm khác và thậm chí trong từng cộng đồng. - Ai sẽ giám sát?
Việc giám sát được thực hiện bởi những nhân viên hiện trường của dự án trong
những cuộc thăm viếng có những nhân viên của điểm dự án, người đảm trách những hoạt
động cụ thể (như người quản lí vườn ươm, kế toán viên, khuyến nông viên…) và các nông
dân chọn từ một vài người chủ chốt và những đại diện cho cộng đồng. Sự chắc chắn của
thông tin trong giám sát có thể được khuyến khích bởi những nhân viên đáng tin cậy của mỗi địa điểm.
- Việc giám sát được thực hiện khi nào?
Điều này sẽ rất khác nhau trong những cộng đồng, giữa địa điểm này và địa điểm
khác và tùy theo các điều kiện tự nhiên. Sauk hi đã quyết định lúc nào sẽ tiến hành việc giám
sát, thời điểm để đánh giá tiến triển có thể được lập kế hoạch. Việc giám sát đánh giá có thể
thực hiện hàng quý, hàng tháng.
Việc đánh giá tiến trình đòi hỏi có sự bổ sung thông tin, thu thập, phân tích và trình
bày cho người dân để họ ra quyết định. Việc đánh giá tiến trình có thể được thực hiện bởi các
nhóm nhỏ, những người được giao trách nhiệm để thực hiện việc này.
- Các công cụ giám sát đánh giá tiến trình
Các công cụ phải được nhóm nghiên cứu đề nghị dựa trên yêu cầu phát triển bền
vững của mỗi điểm. Tất cả các yếu tố sinh học vật lý, kinh tế xã hội, kỹ thuật và văn hóa đều
được chú ý. Công cụ sử dụng trong giám sát, đánh giá có sự tham gia là các công cụ của
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA).
- Ai có thể được trả lời trong khi thực hiện các bước trên đây? 121
Khi thực hiện PMOE nó sẽ mang lại, trong suốt quá trình của dự án các điểm sau đây:
Những yếu tố chỉ thị chủ chốt sẽ giám sát các hoạt động/ mục tiêu dựa trên các nền
tảng vững chắc; những công cụ mà cộng đồng có sử dụng để giám sát. Một kế hoạch định kỳ
để phân tích bình thường và thảo luận thông tin được thu thập trong suốt quá trình giám sát.
Nó sẽ chỉ ra các thông tin nếu như dự án nên thay đổi, tổ chức lại, suy nghĩ lại hủy bỏ một
hoạt động, hay tiếp tục duy trì.
6.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá.
Việc tìm ra các tiêu chí, chỉ báo đánh giá các hiệu quả của các hệ thống nông lâm kết
hợp là rất cần thiết. Việc xây dựng các tiêu chí, chỉ báo và phương thức đánh giá để có thể
chấp nhận được một cách rộng rãi là một trong những nhân tố quan trọng nhằm phát triển và
hoàn thiện nông lâm kết hợp. Để đánh giá hệ thống nông lâm kết hợp cần phải căn cứ vào 3
thuộc tính cơ bản của nông lâm kết hợp: khả năng sản xuất, tính bền vững, tính khả thi.
a. Đánh giá khả năng sản xuất
- Tỷ số tương đương của đất (LER – Land Equivalen Ratio) Công thức tổng quát m yi LER = ∑ i= 1 yii Trong đó:
yi là sản lượng các loài thứ i trong một đơn vị diện tích xen canh;
yii là sản lượng của chính loài đó trồng độc canh trên cùng 1 khu vực;
m là số lượng các thành phần loài;
yi/yii là quan hệ sản lượng của loài thứ i.
Trong nông lâm kết hợp, LER được Rao và Coe, 1992 vận dụng một cách đơn giản hơn: Ci Ti LER = + Cs Ts Trong đó:
Ci là sản lượng loài i trồng kết hợp;
Cs là sản lượng loài i trồng độc canh;
Ti là sản lượng từ cây gỗ trồng kết hợp;
Ts là sản lượng từ cây gỗ trồng thuần loài.
Khi: LER = 1 có nghĩa trồng kết hợp không có lợi cung;
LER < 1 có nghĩa việc trồng kết hợp là có hại;
LER > 1 thì việc trồng kết hợp là có lợi.
Chú ý: việc xác định lợi hay không lợi ở đây được hiểu theo tác động đối với việc sử
dụng đất chứ không phải là sản lượng cụ thể ở mỗi loài.
7. Chỉ số thu hoạch (Harvesting Index) Năng suất kinh tế HI = Năng suất sinh thái
Hạn chế của việc áp dụng chỉ số HI 122
+ Khi tính HI hầu như chưa kể đến lượng vật chất khô dưới mặt đất
+ Khối lượng của các vật chất khô không chỉ ra được giá trị kinh tế của sản phẩm
+ Tính HI hầu hết là dựa vào kết quả, khả năng sản xuất của một vụ
- Giá trị hiện tại thực (Net Present Value) m Bi Ci NPV = (1 r)i i i Trong đó
Bi là thu nhập tiêu thụ sản phẩm ở năm thứ i
Ci là chi phí cho sản xuất ở năm thứ i
R là tỉ lệ lãi xuất tính toán hoặc tỉ lệ chiết khấu
i là số năm trong sản xuất
n là số năm hoạt động
Nếu NPV > 0 dự án có hiệu quả và ngược lại
Hạn chế: chỉ tiêu này chưa nói lên được độ lớn của các chi phí, chưa phản ánh được chất lượng đầu tư.
- Tỉ lệ thu nhập trên chi phí (Benefits to cost ration) n Bi
i0 (1 r)i BPV BCR = = n Ci VPV i0 (1 r)i
BPV là tổng giá trị hiện tại của thu nhập
CPV là tổng giá trị hiện tại của chi phí
Nếu BCR > 1: đầu tư có chất lượng
- Tỷ lệ thu hồi nội bộ (Internal rate of return)
IRR còn gọi là khả năng thu hồi chi phí của dự án, là một tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ
này làm cho giá trị hiện tại thực của dự án bằng 0.
IRR được xác định thông qua tỷ lệ chiết khấu nào đó để NPV = 0 tức là m Bi Ci = 0 (1 r)i i i
Khi đó tỉ lệ chiết khấu r = IRR
- Chỉ tiêu này nói lên mức độ quay vòng vốn đầu tư, từ IRR ta xác định được điểm hòa vốn
- Dự án nào, hoạt động sản xuất nào có IRR càng lớn càng hiệu quả
b. Đánh giá tính bền vững.
Theo WCED (The World Commission on Environment and Development), 1987, thì:
<Bền vững là sự phát triển để thỏa mãn những nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại tới
những khả năng phát sinh để thỏa mãn những nhu cầu trong tương lai”.
Đánh giá tính bền vững trong nông lâm kết hợp chủ yếu là dựa vào khả năng sản
xuất của đất và các lợi thế khác cho các nhân tố sinh thái.
Có thể đánh giá tính bền vững của các hệ thống nông lâm kết hợp qua một số chỉ tiêu sau: - Dựa vào độ che phủ
+ Xác định độ tàn che của cây gỗ
+ Xác định độ che phủ của cây nông nghiệp trồng xen
- Dựa vào khả năng bảo vệ đất của các hệ thống nông lâm kết hợp thông qua việc
tính lượng đất bị xói mòn 123
+ Phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier và Smith (1978) A = R x K x L x S x C x P Trong đó
A là lượng đất mất đi tính bằng tấn/acrơ/năm
R là chỉ số về tính xói mòn của mưa
K là hệ số độ dài sườn dốc S hệ số độ dốc
C hệ số các công trình bảo vệ đất
+ Phương trình biến đổi Wischmeier A = R x K x Ls x Vm Trong đó
A là lượng đất bị mất đi cũng được tính bằng tấn/acrơ/năm
Vm là nhân tố quản lí thực bì chống xói mòn Ls nhân tố địa hình
K là tính xói mòn của đất
R là chỉ số về độ xói mòn của mưa
- Công thức tính bề dày lớp đất bị xói mòn (T.S. Vương Văn Quỳnh, 2002) 2,31 x 10 6 x K x α2 d(mm) = TC ( CP TM)2 x X H Trong đó là độ dốc
TC là độ tàn che của tầng cây gỗ lớn
H là chiều cao trung bình của tầng cây gỗ lớn
CP là độ che phủ của cây bụi thảm tươi
TM là độ che phủ của lớp cành khô lá rụng che phủ mặt đất
X là độ xốp của đất
K là chỉ số về độ xói mòn của mưa
c. Đánh giá tính khả thi:
Đánh giá tính khả thi là đánh giá khả năng chấp nhận của cộng đồng và mức độ nhân
rộng của các hệ thống nông lâm kết hợp. Như vậy, với các hệ thống nông lâm kết hợp truyền
thống/bản địa không cần thiết phải đánh giá tính khả thi bởi lẽ các hệ thống nông lâm kết hợp
này là do người dân tự xây dựng, nó có hiệu quả, được kiểm chứng qua thời gian phù hợp và
đương nhiên là cộng đồng chấp nhận và áp dụng lan rộng.
Đánh giá tính khả thi thực chất là đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các hệ thống
nông lâm kết hợp, có thể áp dụng một số tiêu chí, chỉ báo sau :
- Mức độ chấp nhận của người dân, đây là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng nó có
thể hoặc đánh giá qua các chỉ báo về khả năng đầu tư của các nông hộ, nếu vốn đầu tư cho
phương thức canh tác, hệ thống nông lâm kết hợp càng thấp khả năng có nhiều hộ có thể chấp
nhận. Mặt khác chỉ báo về các kỹ thuật được nông dân thích ứng cũng có thể đánh giá được
qua số hộ có khả năng áp dụng được kỹ thuật nông lâm kết hợp, kỹ thuật đó không quá xa vời
với các nông hộ, phù hợp với phong tục tập quán và trình độ văn hóa của người dân địa phương.
Một chỉ báo rất quan trọng nữa có thể đánh giá qua số hộ chấp nhận và áp dụng các
phương thức canh tác, hệ thông nông lâm kết hợp đó là khả năng đáp ứng các nhu cầu trước
mắt. Đây là một điểm rất quan trọng, nó liên quan đến tâm lý của người nông dân để chấp
nhận các kỹ thuật nông lâm kết hợp bới những lợi ích trước mắt hơn là những chức năng cơ
lợi lâu dài và phúc lợi cộng đồng. 124
- Hiệu quả giải quyết việc làm, đây là một tiêu chí quan trọng đối với những cộng
đồng mà chỉ có sản xuất nông lâm nghiệp, dư thừa lao động. Chỉ báo có thể áp dụng là theo
mùa, theo giới hoặc theo năm. Mặt khác, cũng có thể đánh giá qua chỉ báo tạo việc làm cho
các ngành nghề phụ khi mà hệ thống nông lâm kết hợp cho các sản phẩm khác làm nguyên
vật liệu cho ngành nghề phụ của cộng đồng.
- Khả năng sản xuất hàng hóa, đây là một tiêu chí khá rộng và đánh giá bởi các chỉ
báo rất nhạy cảm với thị trường. + Chủng loại sản phẩm
+ Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Sản lượng sản phẩm chính tiêu thụ
+ Nhu cầu của thị trường ổn định
d. Đánh giá hiệu quả tổng hợp
Đánh giá hiệu quả các hệ thống nông lâm kết hợp là đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu
quả về môi trường và hiệu quả về mặt xã hội. Các kết quả đánh giá trên là tách biệt. Người
dân và cộng đồng khi áp dụng và phát triển các phương thức canh tác, hệ thống nông lâm kết
hợp thường chọn các phương thức canh tác, hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế
cao nhất, ít chú ý đến hiệu quả xã hội và môi trường. Do vậy, để phát triển bền vững cần lựa
chọn áp dụng và phát triển phương thức canh tác, các hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp, kết
hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. Tác giả Phạm Quang Vinh và các cộng
sự 2002 đã thử nghiệm 3 phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác
trên đất dốc với sự tham gia của người dân và được người dân các địa phương của tỉnh Hòa
Bình chấp nhận. Kết quả đánh giá là cơ sở áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp bền vững
- Phương pháp so sánh cặp đôi
Phương pháp so sánh cặp đôi là phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp, đơn giản,
tuy nhiên kết quả đánh giá chỉ là tương đối và để tham khảo cùng kết quả của các phương
pháp đánh giá khác. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường được cung cấp
trước cho người dân tham khảo trước khi cùng thảo luận lựa chọn trong cặp đôi các phương
thức canh tác, hoặc các hệ thống nông lâm kết hợp, sau đó tổng cộng số lần được lựa chọn và
xếp hạng các phương thức canh tác hoặc hệ thống nông lâm kết hợp.
Bảng 6.1. Kết quả so sánh cặp đôi các hệ thống nông lâm kết hợp Hệ thống NLKH Hệ thống 1 Hệ thống 2 Hệ thống 3 Hệ thống 1 Hệ thống 2 Hệ thống
Tổng số lần lựa chọn Xếp hạng - Phương pháp cho điểm
Nhằm đánh giá cùng người dân tham gia lựa chọn một số lieu chí, chỉ báo của hiệu
quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội và tiến hành cho điểm các phương thức
canh tác ở từng tiêu chí. Người dân có thể đề nghị cho trọng số với một số tiêu chí, chỉ bảo
mà cộng đồng quan tâm nhất sau đó tổng cộng điểm, xếp hạng các phương thức canh tác 125
Bảng 6.2. Kết quả cho điểm, xếp hạng các hệ thống nông lâm kết hợp Tiêu chí, Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tổng Xếp chỉ báo cộng hạng Hệ thống Điểm Trọng Điểm Điểm Trọng Điểm điểm NLKH số quy đổi số quy đổi Hệ thống NLKH 1 Hệ thống NLKH 2 ………………… Hệ thống NLKHn
- Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp theo Walfredo Ravel Rola (1994)
Phương pháp tính Ect (Effective Indicator of Farming systerm) của W.R.Rola, 1994
là phương pháp tính hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác có thể áp dụng để tính hiệu
quả tổng hợp các hệ thống nông lâm kết hợp. Có thể đưa tất cả các tiêu chí, chỉ báo định
lượng vào tính toán, cũng có thể thảo luận với người dân chỉ lựa chọn một số tiêu chí, chỉ báo
của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường vào tính Ect. F F E 1 n (min) ct = F hoăc F(min) ....... hoăc : n F F F F (max) 1 (max) n
F: các chỉ tiêu, chỉ báo tham gia vào tính toán
N: số lượng các tiêu chí, chỉ báo
Ect chỉ số hiệu quả tổng hợp
Ect = 1 hoặc gần = 1PTCT, hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả tổng hợp cao nhất,
có ý nghĩa là PTCT, hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Câu hỏi ôn tập
1. Sự cần thiết của phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia ? Các nguyên tắc
phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia ?
2. Qui trình áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia ?
3. Cơ sở lý luận, quá trình của phương pháp mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế ?
4. Các giai đoạn của tiến trình nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp ?
5. Mục đích của hệ thống giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân (PMOE)?
Phương pháp thực hiện PMOE ở một địa điểm? Các tiêu chí trong đánh giá nông lâm kết hợp? 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Trọng Bình (1987). Lâm nghiệp phục vụ cho phát triển nông thôn vai trò
quan trọng của nông lâm kết hợp trong sử dụng đất ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Chương trình lâm nghiệp xã hội (2002). Bài giảng nông lâm kết hợp, Hà nội.
3. Đoàn Văn Điếm (1995) Một số kết quả nghiên cứu cây trồng hợp lý trên đất gò đồi
bạc màu huyện sóc sơn, Hà Nội. KQNC hệ thống cây trồng trung du, miền núi và đất
cạn đồng bằng (Đề tài KN01-18. NXBNN.
4. Đoàn Văn Điếm (1994). Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái
vùng đất bạc màu huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
5. Đoàn Văn Điếm, Lê Quang Vĩnh (2000). Điều tra đánh giá các mô hình NLKH ở
huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Kết quả NCKH trường ĐHNNI Hà Nội, Quyển 4, trang 83-88.
6. Nguyễn Dương Tài, Nguyễn Hữu Huy, Đặng Đức Phương, Nguyễn Ngọc Bình (1992)
Tìm hiểu các loại hình trang trại lâm nghiệp Hàm Yên, Tuyên Quang. Chuyên đề Bộ Lâm nghiệp.
7. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998). Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
8. Phạm Quang Vinh và cộng sự (2002). Đánh giá các mô hình canh tác trên đất dốc
theo các chỉ tiêu của người dân tại xã Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình. Kết quả nghiên
cứu, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Vĩnh, Nguyễn Xuân Quát (2000). Vườn hộ gia đình. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Quang Vĩnh (2001) Nghiên cứu điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất cà phê chè ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Luận án
Tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Tiếng Anh
11. Anthony Young (1997). Agroforestry for soil management, ICRAF, Kenya.
12. Hans Ruthenberg (1980). Farming systerms in the tropics. Elarendon press, Oxford.
13. Hudson, N.W (1985). Soil conservation, Cornell University press. Inthaca, Newyork.
14. Nair, P.K.R (1993). An introduction to agroforestry. Kluver academic publishers in
cooperation with International Centre for Research in Agroforestry, the Netherlands. 127