Bài giảng: Quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp và làng nghề | Đại học Lâm Nghiệp

Bài giảng: Quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp và làng nghề | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Lâm nghiệp 158 tài liệu

Thông tin:
83 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài giảng: Quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp và làng nghề | Đại học Lâm Nghiệp

Bài giảng: Quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp và làng nghề | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

151 76 lượt tải Tải xuống
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------------------------
BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ LÀNG NGHỀ
Đồng Nai, 2018
MỤC LỤC
Chương 1. Những vấn đề chung về môi trường đô thị, khu công nghiệp và làng nghề......1
1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của môi trường đô thị.............................................1
1.1.1. Khái niệm và phân loại đô thị...........................................................................1
1.1.2. Quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững......................................................4
1.1.3. Vấn đề môi trường cơ bản tại đô thị..................................................................5
1.2. Khái niệm và phân loại khu công nghiệp.................................................................6
1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp..............................................................................6
1.2.2. Phân loại khu công nghiệp................................................................................6
1.3. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của môi trường làng nghề.......................................6
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề.....................................................................6
1.3.2. Đặc trưng cơ bản của làng nghề........................................................................8
1.4. Các tiêu chí đánh giá môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề.........10
1.4.1. Tiêu chí về áp lực............................................................................................11
1.4.2. Tiêu chí về trạng thái.......................................................................................12
1.4.3. Tiêu chí về đáp ứng.........................................................................................13
Chương 2. Hiện trạng môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề..................15
2.1. Hiện trạng môi trường đô thị và khu công nghiệp.................................................15
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước đô thị và khu công nghiệp..................................15
2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp..........................25
2.1.3. Hiện trạng môi trường đất đô thị.....................................................................33
2.1.4. Hiện trạng chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp.........................................36
2.2. Hiện trạng môi trường làng nghề...........................................................................38
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí làng nghề...................................................38
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước làng nghề...........................................................40
2.2.3. Hiện trạng chất thải rắn làng nghề...................................................................43
Chương 3: Công cụ quản lý môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề.........45
3.1. Nhóm công cụ pháp lý...........................................................................................45
3.1.1. Các quy định và quy chuẩn môi trường..........................................................45
3.1.2. Các loại giấy phép về môi trường...................................................................45
3.1.3. Kiểm soát môi trường.....................................................................................45
3.1.4. Thanh tra môi trường......................................................................................48
3.1.5. Đánh giá tác động môi trường.........................................................................50
3.1.6. Đánh giá môi trường chiến lược......................................................................51
3.2 Nhóm công cụ kinh tế.........................................................................................52
3.2.1. Các lệ phí ô nhiễm..........................................................................................52
3.2.2. Tăng giảm thuế...............................................................................................53
3.2.3. Các khoản trợ cấp...........................................................................................54
3.2.4. Ký quỹ - hoàn trả............................................................................................54
3.2.5. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi.............................................................55
3.2.6. Đền bù thiệt hại...............................................................................................56
3.2.7. Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm.......................................56
Chương 4: Quản lý các thành phần môi trường của khu đô thị, khu công nghiệpng
nghề.................................................................................................................................. 60
4.1. Quản lý môi trường nước.......................................................................................60
4.1.1. Quản lý môi trường nước mặt.........................................................................60
4.1.2. Quản lý môi trường nước ngầm......................................................................62
4.2. Quản lý môi trường không khí...............................................................................62
4.2.1. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm tĩnh...............................................................62
4.2.2. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động.........................................................63
4.3. Quản lý chất thải rắn..............................................................................................66
4.3.1. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn............................66
4.3.2. Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn.....................................66
4.3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý đổ chất thải rắn hợp lý..........................................67
4.3.4. Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn..............................67
4.3.5. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn.................................68
Chương 5: Một số giải pháp tiêu biểu cải thiện môi trường.............................................69
5.1. Vai trò của cây xanh đối với môi trường đô thị......................................................69
5.1.1. Cây xanh đối với khí hậu................................................................................69
5.1.2. Cây xanh với chất lượng môi trường...............................................................70
5.2. Phát triển cơ sở hạ tầng “xanh” đô thị...................................................................72
5.2.1. Khái niệm........................................................................................................72
5.2.2. Cơ sở lý thuyết của các hệ sinh thái tự nhiên trong môi trường đô thị............72
5.2.3. Xử lý nước mưa trong điều kiện biến đổi khí hậu...........................................73
5.2.4. Phát triển hệ thống cây xanh đô thị.................................................................74
5.2.5. Mái nhà xanh..................................................................................................75
5.2.6. Tường sống.....................................................................................................78
5.2.6. Kết hợp ‘mái nhà xanh’ và ‘tường sống’.........................................................78
Chương 1. Những vấn đề chung về môi trường đô thị, khu công nghiệp và làng
nghề
1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của môi trường đô thị
1.1.1. Khái niệm và phân loại đô thị
a) Khái niệm đô thị
Đô thị nơi tập trung dân với mật độ cao, hoạt động chủ yếu của đô thị phi
nông lâm nghiệp (sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, chính trị, văn hóa, khoa
học, thương mại, dịch vụ, du lịch v.v…). Đô thị nơi tiêu thụ tài nguyên thiên
nhiên, năng lượng, sản phẩm của hội tính trên đầu người cao hơn nhiều lần so với
trị số trung bình của quốc gia. Đây nơi phát sinh nhiều chất thải nhất, làm ô nhiễm
môi trường đất, môi trường không khí đối với bản thân nó, cũng như đối với cả
vùng rộng lớn xung quanh nó. Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có
mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi (Phạm Ngọc Đăng, 2004).
b) Phân loại đô thị
Theo nghị định số 42/2009/NĐ-CP ban hành ngày 7/5/2009 về việc phân loại
đô thị thì đô thị được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và
loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
- Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố
thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
- Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội
thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
- Đô thị loại IV, đô thị loại V thị trấn thuộc huyện các khu phố xây dựng
tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Bảng 1.1. Liệt kê tiêu chí phân loại đô thị
Loại đô
thị
Đặc điểm Dân số Mật đô dân
1
Đô thị đặc
biệt
Thủ đô, trung tâm kinh tế, tài chính,
hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo
dục - đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối
giao thông, giao lưu trong nước
quốc tế, vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng đồng
bộ, 100% áp dụng công nghệ sạch
hoặc giảm thiểu ô nhiễm.
60% các trục phố chính đạt tiêu chuẩn
tuyến phố văn minh đô thị.
Quy dân số
toàn đô thị từ 5
triệu người trở
lên.
Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp
tối thiểu đạt
90% so với tổng
số lao động.
Mật độ dân
số khu vực
nội thành từ
15.000
người/km
2
trở
lên.
Đô thị loại
I
Đô thị Trung ương, trung tâm kinh tế,
văn hoá, khoa học kỹ thuật, hành
chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch
vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong
nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - hội của một
hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Hệ thống sở hạ tầng xây dựng tiến
tới đồng bộ, 100% áp dụng công nghệ
sạch hoặc giảm thiểu ô nhiễm.
50% các trục phố chính đạt tiêu chuẩn
tuyến phố văn minh đô thị.
Đô thị trực
thuộc tỉnh
quy dân số
toàn đô thị từ
500 nghìn người
trở lên.
Đô thị trực
thuộc Trung
ương quy
dân số toàn đô
thị từ 1 triệu
người trở lên;
Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp
khu vực nội
thành tối thiểu
đạt 85% so với
tổng số lao
động.
Mật độ dân
số nội thành:
12.000
người/km
2
trở
lên (thuộc
trung ương),
10.000
người/km
2
trở
lên (thuộc
tỉnh)
Đô thị loại
II
Chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá,
khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo
Quy dân số:
800 nghìn người
Mật độ dân
số nội thành:
2
dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu
mối giao thông, giao lưu trong vùng
tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - hội của một
tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Hệ thống sở hạ tầng xây dựng tiến
tới đồng bộ, 100% áp dụng công nghệ
sạch hoặc giảm thiểu ô nhiễm.
40% các trục phố chính đạt tiêu chuẩn
tuyến phố và văn minh đô thị.
(trực thuộc trung
ương), từ 300
nghìn người trở
lên (trực thuộc
tỉnh).
Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp
khu vực nội
thành tối thiểu
đạt 80% so với
tổng số lao
động.
8.000
người/km
2
trở
lên (trực
thuộc tỉnh),
10.000
người/km
2
trở
lên(trực thuộc
Trung ương).
Đô thị loại
III
Chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá,
khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo
dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu
mối giao thông, giao lưu trong tỉnh
hoặc vùng liên tỉnh.
Hệ thống sở hạ tầng xây dựng tiến
tới đồng bộ, 100% áp dụng công nghệ
sạch hoặc giảm thiểu ô nhiễm, 40%
các trục phố chính đạt tiêu chuẩn
tuyến phố văn minh đô thị.
Quy dân số:
150 nghìn người
trở lên.
Tỷ lệ lao đô phi
nông nghiệp
≥75% trong tổng
số lao động
Mật độ dân
số nội thanh:
6000
người/km
2
trở
lên
Đô thị loại
IV
Chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá,
khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo
dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu
mối giao thông, giao lưu trong tỉnh
hoặc vùng liên tỉnh.
Hệ thống công trình hạ tầng đô thị đã
đang xây dựng từng mặt tiến tới
đồng bộ hoàn chỉnh, phải áp dụng
công nghệ sạch hoặc giảm thiểu ô
nhiễm.
Quy dân số:
50 nghìn người
trở lên.
Tỷ lệ lao đô phi
nông nghiệp
≥70% trong tổng
số lao động
Mật độ dân
số nội thanh:
5000
người/km
2
trở
lên
3
Đô thị loại
V
Trung tâm tổng hợp hoặc chuyên
ngành kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ
thuật,nh chính, giáo dục - đào tạo,
du lịch, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế -
hội huyện hoặc cụm xã.
Hệ thống công trình hạ tầng đô thị đã
đang xây dựng từng mặt tiến tới
đồng bộ hoàn chỉnh, phải áp dụng
công nghệ sạch hoặc giảm thiểu ô
nhiễm.
Quy dân số:
4 nghìn người
trở lên.
Tỷ lệ lao đô phi
nông nghiệp
≥65% trong tổng
số lao động
Mật độ dân
số nội thành:
2000
người/km
2
trở
lên
1.1.2. Quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững
a) Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa quá trình tập trung dân số vào các đô thị, sự hình thành nhanh
chóng các điểm dân cư đô thị, trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.
Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng
biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học xem xét quan
sát hiện tượng đô thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau. Ở đây, xảy ra tiến trình di chuyển
dân cư từ nông thôn ra thành thị. Một quốc gia được xem là đô thị hóa khi có trên 50%
dân số sống ở vùng thành thị. Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về
cấu sản xuất,cấu nghề nghiệp, cấu tổ chức sinh hoạt hội, cấu tổ chức
không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. Quá trình đô thị hóa
ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp trình độ khá cao. Sự hình thành các đô thị
gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước hiện nay. Sự
phát triển dân số đô thị quá nhanh ở các quốc gia, nhất là các nước chậm phát triển đã
phát sinh nhiều vấn đề kinh tế, hội, chính trị môi trường như cung cấp nhà ở,
cung cấp nước, tạo công ăn việc làm, giao thông đô thị, vệ sinh môi trường, …
b) Quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững
Về mặt tích cực: Đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự
phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị…
4
Về mặt tiêu cực: Đô thị hoá nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không
phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra
thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn
thiếu việc làm, nghèo nàn thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày
càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng
tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
1.1.3. Vấn đề môi trường cơ bản tại đô thị
- Việc tập trung dân cư đông đúc dẫn đến các nhu cầu về nhà(hình thành các
khu ổ chuột) việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông… tạo áp lực lên nguồn
tài nguyên giới hạn.
- Tăng khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt gây ra các loại bệnh tật.
- Gia tăng chất thải nguy hại, nhất chất thải bệnh viện tạo ra mầm bệnh ảnh
hưởng sức khỏe cộng đồng.
- Nước thải của đô thị gây ô nhiễm các thủy vực nước ngầm làm tác động
xấu hệ sinh thái thủy sinh và người dân sống trong lưu vực
- Khí thải từ các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp gây ra các bệnh
về đường hô hấp, tiêu hóa, tim mạch.
- Gia tăng hiện tượng đảo nhiệt đô thị, môi trường vi khí hậu vùng trung tâm
thường nóng hơn 1-3 C so với khu vực xung quanh
0
- Các áp lực có thể vượt quá sức tải của môi trường, vượt quá khả năng đáp ứng
của con người và xã hội.
- Các vấn đề công ăn, việc làm, giải trí,…
1.2. Khái niệm và phân loại khu công nghiệp
1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới, địa giới
xác định không dân sinh sống, do chính phủ quyết định thành lập. Khu công
nghiệp bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao.
5
1.2.2. Phân loại khu công nghiệp
- Phân loại theo đặc điểm quản lý: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ kỹ thuật cao.
- Phân loại theo loại hình công nghiệp: KCN khai thác chế biến dầu khí,
KCN thực phẩm,… Tuy nhiên các KCN hiện nay phần lớn KCN đa ngành phù hợp
theo cơ cấu phát triển kinh tế và công nghiệp của khu vực.
- Phân loại theo mức độ độc hại: Đây là hình thức phân loại hay được đề cập tới
bởi quyết định việc bố trí của KCN so với khu dân cũng như các biện pháp để
đảm bảo điều kiện về môi trường. Mức độ vệ sinh công nghiệp của KCN phụ thuộc
chủ yếu vào loại hình công nghiệp bố trí trong KCN.
- Phân loại theo quy mô:
+ KCN có quy mô nhỏ: thường có diện tích đến 100ha;
+ KCN có quy mô trung bình: 100-300ha;
+ KCN có quy mô lớn: hơn 300ha.
1.3. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của môi trường làng nghề
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề
a) Khái niệm làng nghề
Làng nghề một hoặc nhiều cụm dân cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (gọi chung là
cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất
ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (theo thông số 46/2011/TT-BTNMT
Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề)
Làng nghề các làng nông thôn Việt Nam tồn tại hoạt động các nghề tiểu thủ
công nghiệp, phi nông nghiệp, có tối thiểu 30% số lao động của làng tham gia và đóng
góp ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng.
Tiêu chí để được công nhận làng nghề như sau:
- tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn.
6
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước .
Có nhiều cách phân loại làng nghề như:
- Theo lịch sử hình thành phát triển các nghề: làng nghề truyền thống, làng
nghề mới...
- Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ...
- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề tryền thống chuyên
doanh, làng nghề kinh doanh tổng hợp, làng nghề chuyên doanh sản phẩm truyền
thống vừa phát triển ngành nghề mới...
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghề vừa
sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp. Các
làng nghề thủ công chuyên nghiệp. Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
- Theo ngành nghề sản xuất, phân loại thành:
+ Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
+ Làng nghệ dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
+ Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá
+ Làng nghề tái chế phế liệu
+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ
+ Nhóm làng nghề khác
- Theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thành ba nhóm:
Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C tại Phụ lục 01 của Thông tư 46/2011/TTBTNMT.
Nhóm A: các sở thuộc loại hình sản xuất tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư.
Nhóm B: các sở thuộc loại hình sản xuất một hoặc một số công đoạn
sản xuất tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới
những công đoạn này trong khu dân cư.
Nhóm C: các sở thuộc loại hình sản xuất tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư.
7
b) Đặc điểm của làng nghề
- Quy sản xuất nghề nhỏ (gia đình, thôn ,xóm), trình độ thủ công, thiết bị
chắp vá, lạc hậu, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư.
- Lực lượng lao động không phân biệt tuổi tác, giới tính, phần lớn quan hệ
gia đình dòng họ, được đào tạo theo kiểu “cha truyền con nối”.
- Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ phụ thuộc vào
đặc điểm sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- Các làng nghề từ Bắc vào Nam có nhiều tính chất tương đồng về nghề, về sản
phẩm, tính văn hóa nghệ thuật do hiện tượng di dân, di nghề hiện tượng bành
trướng tự nhiên của hiện tượng kinh tế xã hội làng nghề.
1.3.2. Đặc trưng cơ bản của làng nghề
- Về môi trường, mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí các làng
nghề khác nhau là khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản phẩm
và thành phần chất thải ra môi trường. Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
cho thấy có 8- 30% người dân mắc bệnh về đường tiêu hóa, 4.5 – 23% bệnh viêm da, 6
18% bệnh đường hấp, 13 38% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa…Tỷ lệ mắc bệnh
liên quan đến nghề sản xuất tại Dương Liễu – Hà Nội là 70%, làng bún bánh Vũ Hội –
Thái Bình là 70%, làng bún Phú Đô, làng rượu Tân Độ là 50%...
- Về quy mô sản xuất, đa số các hộ sản xuất kinh doanh ngay trên diện tích đất
ở, nhà với mặt bằng chật hẹp. những làng nghề phát triển như Mẫn Xá, Đa Hội
(Bắc Ninh), Vân Chàng (Nam Định), Hội, Nguyên (Thái Bình) gần như 100%
số hộ sử dụng nhà ở, sân vườn làm nơi sản xuất hoặc chứa vật tư, nguyên liệu, sản
phẩm, thậm chí là cả chất thải.
- Về vốn đầu tư, theo điều tra cho thấy các cơ sở sản xuất làng nghề có tới 80%
thiếu vốn. Đối với các làng nghề phát triển, nguồn vốn đàu cao trong khi chưa
đến 10% số người sản xuất có thể sử dụng hệ thống tín dụng của nhà nước còn lại các
sở vừa nhỏ đều sử dụng nguồn vốn nhân. Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp
nên so với các doanh nghiệp lớn ngoài làng nghề, doanh nghiệp làng nghề còn khá
lúng túng khi làm hồ sơ vay vốn.
- Về công nghệ và thiết bị sản xuất, các công nghệ sản xuấtthiết bị được sử
dụng hiện nay ở các làng nghề phần lớn đều thô sơ lạc hậu. Các cơ sở thường lựa chọn
8
quy trình sản xuất thủ công giá rẻ, dễ sử dụng phù hợp với trình độ lao động nông
thôn, giá nhân công rẻ, giá nhiên liệu rẻ, sử dụng các hóa chất độc hại nhằm thu lợi
nhuận tối đa trong sản xuất.
- Về công nghệ, hầu hết các thiết bị để sản xuất tại các làng nghề chủ yếu được
mua từ các doanh nghiệp đã thanh . Việc sử dụng công nghệ không những làm
giảm năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn trực tiếp gây ra những hậu quả xấu tác
động đến môi trường. Hiệu suất xử lý kém đồng nghĩa với nó là lượng chất thải thải ra
môi trường càng lớn vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không thể tránh
khỏi.
- Về trình độ người lao động, lao động sản xuất làng nghề là nguồn lao động tại
chỗ trong khu dân cư. Những lao động nàytrình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật
thấp. Họ học nghề theo kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp không toàn diện.vậy,
việc tiếp cận các thiết bị công nghệ mới còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu sản
xuất đặt ra và thiếu nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường.
- Về chế, chính sách trong quản môi trường môi trường làng nghề, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định trong công tác bảo vệ môi trường
nhưng vấn đề môi trường làng nghề mới chỉ được đề cập một cách gián tiếp còn
nhiều thiếu hụt trong quản lý vĩ mô.
- Đối với cộng đồng dân tại các làng nghề, ý thức bảo vệ môi trường của
người dân còn chưa cao. Có sự nể nang trong mối quan hệ họ hàng, làng xã. Thu nhập
của các hộ gia đình chưa cao nên người dân chỉ tập trung vào việc sản xuất để tăng thu
nhập đảm bảo cho đời sống bỏ qua vấn đề gây ô nhiễm. Cũng chính vậy, công
tác xử phạt hành chính các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công tác xử phạt
chưa kịp thời và triệt để.
1.4. Các tiêu chí đánh giá môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
Để đánh giá môi trường đô thị có thể dựa vào mô hình “Áp lực – Trạng thái – Đáp
ứng” thể hiện trên hình 2.1 với các nhóm tiêu chí:
- Tiêu chí về áp lực môi trường
- Tiêu chí về trạng thái môi trường
- Tiêu chí về đáp ứng môi trường
9
Hình 2.1. Mô hình Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng
hình áp lực trạng thái đáp ứng dựa trên khái niệm “nhân - quả” trong môi
trường.
Các áp lực lên tài nguyên môi trường đô thị do hoạt động của con người
và phát triển kinh tế - xã hội tạo ra. Các áp lực đó sẽ gây ra hậu quả làm biến đổi trạng
thái (chất lượng) môi trường. Để bảo vệ môi trườngduy trì sphát triển bền vững
của mình, con người lại phải hành động đáp ứng với các áp lực đó bằng cách thực
hiện các chính sách bảo vệ môi trường, sử dụng các biện pháp quản lý môi trường, sử
dụng các công nghệ xử lý – giảm thiểu ô nhiễm, áp dụng các công nghệ sản xuất sạch
và xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường.
Sự lựa chọn tiêu chí môi trường đô thị cần phải dựa trên nguyên tắc thể hiện
được đặc trưng cho ba quá trình “áp lực trạng thái – đáp ứng” trên, đồng thời cũng
cần xét đến điều kiện thực tế các tiêu chí đó có đủ sở khoa học để xác định một
cách định lượng hay không và có thể dễ thông tin, dễ hiểu hay không?
10
1.4.1. Tiêu chí về áp lực
* Tiêu chí áp lực môi trường có thể bao gồm các nội dung chính sau:
- Quy hoạch phát triển đô thị phải hợp lý. Những thành phố với dân số khổng lồ
và tỷ lệ đất đô thị trên đầu người quá thấp sẽ nảy sinh nhiều vấn đề môi trường không
thể giải quyết được.
- Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp vớiu cầu bảo vệ môi trường, nhất
trong việc phân khu chức năng đô thị (Công nghiệp, dịch vụ, dân cư…), không gây ra
các vấn đề gay cấn về môi trường.
- Tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, các nguồn
tài nguyên tái tạo phải được khai thác dưới ngưỡng phù hợp.
- Giảm thiểu nguồn thải các chất gây ô nhiễm môi trường phát sinh tới quá trình
sản xuất và tập trung một lượng lớn dân cư.
- Bảo vệ đa dạng sinh học trong đô thị (cây xanh, thực vật, động vật trên cạn,
dưới nước v.v…), bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hóatái tạo một hệ sinh thái
đô thị bền vững.
* Tiêu chí về áp lực phát triển đô thị hóa với môi trường có thể thể hiện bằng các chỉ
thị cụ thể như sau:
- Dân số (tổng dân số, mật độ, tỷ lệ tăng cơ hữu…)
- Tăng trưởng kinh tế: Tổng GDP, GDP/người/năm, tỷ lệ tăng GDP, cấu
GDP…
- Cơ cấu thu nhập quốc dân: công nghiệp (%), tăng trưởng công nghiệp hàng
năm (%), nông nghiệp (%), dịch vụ (%).
- Tổng số phương tiện giao thông, tỷ lệ các phương tiện giao thông…
- Diện tích đô thị, diện tích đô thị hóa, diện tích quy hoạch các phân khu chức
năng.
- Nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sản xuất sinh hoạt: tổng lượng
nước cấp (m /năm), cấp nước sinh hoạt (m /năm), cấp nước công nghiệp(m
3 3 3
/năm).
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt: tổng lượng nước thải (m /năm), tổng BOD
3
5
(tấn/năm), tổng N và P trong nước (tấn/năm).
- Tổng lượng nước thải công nghiệp: tổng lượng nước thải (m /năm), pH, tổng
3
BOD
5
, Cl , dầu mỡ, kim loại nặng (tấn/năm).
-
11
- Tổng lượng khí thải công nghiệp, giao thông, đun nấu, cụ thể tổng lượng
bụi, SO , NO , CO , Chì (tấn/năm).
2 2 2
- Tổng lượng chất thải rắn chất thải nguy hại tới các quá trình sản xuất
sinh hoạt với các thông số liên quan.
- Tổng lượng tiêu thụ năng lượng điện (kwh/năm), than (tấn/năm), xăng
(tấn/năm), dầu (tấn/năm).
- Các sự cố môi trường: địa điểm, nguyên nhân, mức thiệt hại
1.4.2. Tiêu chí về trạng thái
Tiêu chí về trạng thái môi trường thường được đặc trưng bằng các chỉ thị của
các thành phần môi trường chính của đô thị: nước, không khí, đất, chất thải rắn, tiếng
ồn. Tất cả các chỉ thị của các thành phần môi trường này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng
môi trường. Ngoài ra, tiêu chí trạng thái môi trường còn thể hiện qua trạng thái sức
khỏe của nhân dân.
- Tiêu chí về trạng thái môi trường nước (trữ lượng nguồn nước ngầm (m
3
/s),
chất lượng nước ngầm (các thông số liên quan), trữ lượng nước mặt (m /s), chất lượng
3
nước mặt (các thông số liên quan).
- Tiêu chí về trạng thái môi trường không khí (nồng độ các chất ô nhiễm như
bụi, SO , CO , NO O ) các khu dân khu công nghiệp, nhiệt độ trung bình
2 2 2 3
trong nhiều năm ( C), độ ẩm trung bình trong nhiều năm (%), các tai biến thời tiết
o
(bão, lũ, …), lượng mưa trung bình trong nhiều năm (mm).
- Tiêu chí về trạng thái môi trường đất (chỉ thị hóa học (pH, mùn tổng số, P
2
O
5
tổng, SO tổng…), kim loại nặng (Cu, Zn, Mn, Pb,…), chỉ thị sinh học (các chủng loại
4
vi khuẩn chính).
- Tiêu chí về trạng thái tiếng ồn (mức ồn ban ngày ban đêm của các tuyến
phố chính).
- Tiêu chí về sức khỏe môi trường (tuổi thọ trung bình của người dân (năm), %
số người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, % số người mắc các bệnh về đường tiêu
hóa, da liễu, viêm giác mạc, số người mắc các bệnh ung thư (người/1000 dân), % số
người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
12
1.4.3. Tiêu chí về đáp ứng
* Tiêu chí đáp ứng môi trường trong phát triển đô thị thể bao gồm những nội dung
chính sau:
- sở kỹ thuật hạ tầng đô thị (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, thông tin
liên lạc…) đạt trình độ hiện đại và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu phát triển đô thị.
- Tất cả các nguồn nước thải, khí thải, rác thải đều được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ
sinh.
- Đô thị đã giải quyết những vấn đề cơ bản như công ăn việc làm, nghỉ ngơi cho
người dân và khách vãn lai.
- Tổ chức, chế quan lý, các văn bản pháp quy quản môi trường đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trường của đô thị.
- Nhân dânnếp sống thân thiện đối với môi trường ý thức bảo vệ môi
trường.
- Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường thích đáng.
* Nội dung tiêu chí đáp ứng môi trường thể thể hiện bằng các chỉ thị cụ thể như
sau:
- Tỷ lệ dân sử dụng nước sạch (%)
-Mật độ cống, rãnh thoát nước của đô thị (km/km )
2
- Mật độ đường giao thông/diện tích đô thị (km/km )
2
- Tỷ lệ rác thải phát sinh được thu gom (%)
- Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh
- Số giường bệnh /1000dân
- Bình quân diện tích nhà ở trên đầu người (m
2
/người).
- Diện tích cây xanh đô thị: diện tích cây xanh trên đầu người (m /người), tỷ lệ
2
diện tích cây xanh trên diện tích đô thị (%).
- Chỉ thị về quản môi trường (bộ máy quản nhà nước, tần suất quan trắc,
số vụ vi phạm…), số vụ kiện tranh chấp môi trường, số vụ xử phạt vi phạm môi
trường.
- Ngân sách nhà nước đầu cho bảo vệ môi trường (% tổng ngân sách Nhà
nước, % tổng sản phẩm xã hội).
13
14
Chương 2. Hiện trạng môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
2.1. Hiện trạng môi trường đô thị và khu công nghiệp
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước đô thị và khu công nghiệp
2.1.1.1. Hiện trạng môi trường nước đô thị
a) Nước cấp
Trong những năm qua, công tác cấp nước tại các đô thị đã chuyển biến tích
cực, hệ thống cấp nước ngày càng được cải thiện, hầu hết các thành phố, thị đã
hệ thống cấp nước. Tính đến tháng 6 năm 2015, cả nước có gần 100 doanh nghiệp cấp
nước, quản lý trên 500 hệ thống cấp nước lớn, nhỏ tại các đô thị toàn quốc. Nhiều dự
án đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, vốn
trong nước đã và đang được thực hiện theo mục tiêu, định hướng phát triển cấp nước
đô thị quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ.
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng về
cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn cấp nước
sinh hoạt tính theo đầu người đối với các điểm dân đô thị trung bình khoảng 125
lít/người.ngày.
Tính đến tháng 6 năm 2016, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch
82%. Mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân đạt 105 lít/người.ngày. Tại các thành phố
lớn, lượng nước sử dụng khoảng 120 - 130 lít/người.ngày.
Tuy nhiên, tình hình cấp nước đô thị vẫn còn nhiều bất cập do tốc độ đô thị hóa
tăng nhanh, cộng với sự gia tăng dân số, nên việc đầuphát triển cấp nước chưa đáp
ứng kịp thời yêu cầu, phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước còn thấp, chất lượng dịch vụ
cấp nước cũng chưa ổn định.
Thống bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các loại đô thị từ
vài trăm đến hàng triệu m /năm, trong đó khoảng 40% nguồn nước cung cấp cho các
3
đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Tp.
Hồ Chí Minhtổng lượng lượng nước dưới đất khai thác lớn nhất khoảng 2,63 triệu
m3/ngày chiếm gần 25% tổng lưu lượng khai thác toàn quốc.
Hiện nay, do việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý, tài nguyên nước dưới đất
khu vực đô thị có chiều hướng suy giảm về trữ lượng, mực nước xuống thấp. Nguy
15
suy giảm mực nước dưới đất đã được cảnh báo tại một số khu vực đô thị như Tp. Vĩnh
Yên (Vĩnh Phúc), Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Sóc Trăng (Sóc Trăng)...
Bên cạnh đó, mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu
đã cũ, bị rỉ, gây tỷ lệ thất thoát nước cao, thậm chí thể sự xâm nhập của
chất thải. Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước trong năm 2015 đã giảm,
còn khoảng 25,5% (có khoảng 43/76 công ty kinh doanh nước sạch đã đạt chỉ tiêu
dưới 25%). Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế, nhiều đô thị
thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất,biệt tại
một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15 - 20% công suất thiết kế.
Chất lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu
chung hay tại giếng khoan khai thác quy nhỏ lẻ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu
quy định như: chỉ số Clo dư thấp, ô nhiễm Asen, Amoni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ
tiêu khác. Không chỉ vậy, nguồn nước cấp cho đô thị đã và đang bị suy thoái cả về chất
lượng trữ lượng. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt
sản xuất; ngoài ra còn chịu tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong
mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền hàng chục km, khu vực chịu ảnh hưởng
mạnh vùng ĐBSCL vùng DHMT. Nguồn nước dưới đất khai thác quá mức cho
phép dẫn đến ô nhiễm nguồn nước một số nơi như Hà Nội, Tp. Phủ Lý (Hà Nam)... và
sụt lún đất ở Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Cà Mau (Cà Mau)...
Tình trạng nguồn nước dưới đất, nước mặt bị ô nhiễm dẫn tới chất lượng nước
cấp cho nhiều nhà máy cung cấp nước sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Công
nghệ xử nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ hoàn chỉnh, tình hình xả
nước thải không qua xử ra sông hồ, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang nguồn
gây ô nhiễm cho tầng chứa nước đang khai thác, công tác quản khai thác nguồn
nước mặt và nước dưới đất còn hạn chế.
b) Các nguồn gây ô nhiễm nước đô thị
- Nước thải sinh hoạt:
Cùng với sự gia tăng dân số nhu cầu cuộc sống, lượng nước thải sinh hoạt
phát sinh ở khu vực đô thị tiếp tục tăng cao... Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh dao
động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống thói quen sinh hoạt của người
dân ở mỗi loại đô thị. Theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị, lượng nước cấp cho
16
sinh hoạt trung bình khoảng 125 lít/người.ngày, trong đó lượng nước thải sinh hoạt
ước tính bằng khoảng 80% lượng nước cấp (100 lít/người.ngày). Số liệu thốngcho
thấy, Đông Nam Bộ vùng số dân đô thị lớn nhất nơi phát sinh lượng nước
thải sinh hoạt cao nhất cả nước.
Thành phần các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt gồm chất rắn
lơ lửng SS, BOD , Nitơ của các muối Amoni (N-NH ), Phosphat, Clorua (Cl ) và chất
5 4
+ -
hoạt động bề mặt. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còncác thành phần vô cơ, vi
sinh vật và vi trùng gây bệnh khác.
Tình hình XLNT sinh hoạt đô thị, khu dân trong những năm gần đây đã
nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi
trường nói chungmôi trường nước nói riêng. Tuy nhiên, tỷ lệ lượng nước thải sinh
hoạt được xử lý vẫn ở mức thấp, tình trạng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả thẳng
ra môi trường bên ngoài vẫn diễn ra khá phổ biến ở các đô thị. Công nghệ XLNT sinh
hoạt khá đa dạng, tùy thuộc điều kiện cụ thể từng vùng, từng địa phương tùy theo
công suất của nhà máy, trạm XLNT tập trung. Theo số liệu thống kê năm 2015, trong
tổng số 787 đô thị trên cả nước 42 đô thị công trình XLNT đạt tiêu chuẩn quy
định đạt 5,3%. Trong đó, số đô thị công trình XLNT đạt tiêu chuẩn tỷ lệ thuận với
cấp đô thị.
Mặc số lượng công trình XLNT đô thị tăng qua các năm, tuy nhiên, con
số này còn rất nhỏ so với yêu cầu thực tế cần xử lý. Ở các đô thị lớn, tỷ lệ lượng nước
thải được xử cao hơn các đô thị vừa nhỏ nhưng vẫn mức thấp. Nước thải sinh
hoạt chưa qua xử vẫn đang tiếp tụcnguồn thải lớn, gây ô nhiễm môi trường khu
vực đô thị và các vùng lân cận.
Theo Bộ Xây dựng (2015), 52 đô thị có dự án ODA về thoát nước và XLNT đã
đang được triển khai thực hiện với tổng cộng khoảng 77 hệ thống XLNT tổng
công suất thiết kế khoảng 2.400.000m /ngày đêm. Trong đó, 37 nhà máy XLNT tập
3
trung đạt tiêu chuẩn được xây dựng tại các đô thị từ loại III trở lên (các đô thị thuộc Hà
Nội, Quảng Ninh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Buôn Thuột, Bắc
Giang, Vinh, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Bắc Ninh, Hải Dương,
Quảng Bình, Khánh Hòa) đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, vẫntình trạng xây dựng
xong nhà máy XLNT nhưng chưa xây dựng mạng lưới thu gom nước thải đồng bộ. Do
17
đó, một số nhà máy XLNT không hoạt động hết công suất do không đủ nước thải
đầu vào.
- Nước thải y tế:
Nước thải y tế nước thải phát sinh từ các sở y tế bao gồm: sở khám
bệnh, chữa bệnh; sở y tế dự phòng; snghiên cứu, đào tạo y, dược; sở sản
xuất thuốc. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất
hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù,
các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học,
lượng thuốc kháng sinh thể các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá
trình chẩn đoán điều trị bệnh. Thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh
viện thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Một số thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện
Theo ước tính của WHO, bệnh viện quy nhỏ trung bình phát sinh
nước thải y tế khoảng 200 - 500 lít/người.ngày bệnh viện quy lớn phát sinh
khoảng 400 - 700 lít/người.ngày. Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế.
18
Lượng nước thải y tế phát sinh hàng năm tăng dần theo thời gian. Theo thống
kê, tổng lượng nước thải y tế phát sinh cần xử năm 2015 khoảng 125.000m³/ngày
đêm.
Các đô thị lớn như Nội Tp.Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều bệnh
viện trực thuộc Bộ Y tế và các bộ ngành với lượng nước thải phát sinh lớn. Hầu hết các
bệnh viện này đã xây dựng vàvận hành hệ thống XLNT. Trong khi đó, các bệnh viện ở
tuyến thành phốcác cấp thấp hơn, lượng nước thải phát sinh nhỏ hơn nhưng tỷ lệ
nước thải được xử lý còn hạn chế.
Hiện nay, các bệnh viện do Bộ Y tế quản hầu hết đã được đầu hệ thống
XLNT tại chỗ; 01 cụm XLNT tập trungcụm bệnh viện Bạch Mai thu gom và xử
cho 5 bệnh viện lân cận gồm: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Lão Khoa, bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung ương, bệnh viện Nhiệt đới bệnh viện Da liễu. cấp địa phương,
theo số liệu tổng hợp báo cáo, 81,4% bệnh viện tuyến tỉnh 71,7% bệnh viện
tuyến huyện XLNT y tế đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, nhiều hệ thống XLNT y tế
đã xuống cấp do quá tải giường bệnh, một số hệ thống được xây dựng từ lâu, thiếu
kinh phí đầu tư, nâng cấp, duy trì bảo dưỡng dẫn đến chất lượng nước thải y tế đầu ra
chưa đạt yêu cầu. Một số lượng lớn các chất độc hại trong nước thải y tế không thể xử
lý được bằng phương pháp XLNT thông thường.
- Các nguồn khác
Bên cạnh nước thải sinh hoạt nước thải y tế, nước thải từ các nguồn khác
như công nghiệp, dịch vụ, trung tâm thương mại… cũng tác động đến môi trường
nước đô thị. một số thành phố như Nội, vẫn còn một số CCN nằm trong nội
thành và có nhiều KCN nằm sát nội thành. Vấn đề XLNT của các CCN, cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong các khu dân cư, khu đô thị từ lâu đã trở thành nan giải các
cấp đô thị.
Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ này chủ yếu là của các hộ gia đình nên hầu hết không
được đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Ngoài việc thiếu hụt kinh phí xây dựng hệ thống
XLNT đạt tiêu chuẩn, các doanh nghiệp vừa nhỏ còn gặp khó khăn trong việc
không được tiếp cận hệ thống, công nghệ xử lý chất thải mới. Do đó, chất lượng nước
thải không đảm bảo khi xả thải ra ngoài môi trường. Nước thải từ các ngành sản xuất
công nghiệp thường chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ và chất rắn lơ lửng.
19
Nước thải từ các trung tâm thương mại - dịch vụ cũng một trong những
nguồn thải khá lớn ở khu vực đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng... Thông thường, loại nước thải này cũng xả thải chung vào hệ thống
thoát nước đô thị. Nước thải phát sinh từ các ngành khách sạn trung tâm thương
mại - dịch vụ có tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt đô thị với hàm lượng BOD,
TSS, Coliform tương đối cao. Tuy nhiên, so với nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, loại
nước thải này chứa hàm lượng chất tẩy rửa cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, nước thải
từ các chợ dân sinh đô thị cũng là nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nước mặt đô thị.
Mặc dù, một số chợ đầu mối của các đô thị đã được xây dựng hệ thống XLNT tập
trung nhưng công suất xử lý hiện không đáp ứng nhu cầu thực tế.
c) Môi trường nước mặt khu vực đô thị
Diễn biến chất lượng nước mặt khu vực đô thị được đánh giá tập trung trên
sở chất lượng nước của các kênh, rạch, hồ nội thành một số sông lớn, trung bình
đoạn chảy qua đô thị. Chất lượng nước được đánh giá dựa trên việc so sánh kết quả
quan trắc của các thông số đặc trưng cho môi trường nước mặt với QCVN 08-
MT:2015/BTNMT.
Nước mặt ở các sông, hồ, kênh, mương nội thành, nội thị hầu hết đã bị ô nhiễm
do tiếp nhận chất thải từ các hoạt động phát triển đô thị, khả năng tự làm sạch thấp,
nhiều hồ đã trở thành nơi chứa nước thải của các khu vực xung quanh. Mặc đã
những nỗ lực cải thiện thông qua các dự án cải tạo nhưng ô nhiễm nước mặt tại các
khu vực này vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các đô thị hiện nay.
Ngoài ra, chất lượng nước một số đoạn sông chảy qua khu vực đô thị tại một số
tỉnh, thành phố cũng có sự suy giảm. Mức độ suy giảm chất lượng nước các sông chảy
qua khu vực đô thị có sự khác nhau. Những sông có lưu lượng nước lớn, khi chảy qua
khu vực đô thị, mặc chất lượng nước bị suy giảm nhưng do khả năng tự làm sạch
tốt nên chất lượng nước sông vẫn còn khá ổn định. Đối với những sông lưu lượng
nước nhỏ hơn, chất lượng nước sự suy giảm đáng kể, khả năng phục hồi hạn chế.
Tại các khu vực đô thị lớn, mức độ ô nhiễm nước mặt cao hơn các khu vực đô thị vừa
và nhỏ. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh do ảnh
hưởng của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế…
- Sông, kênh, hồ nội thành, nội thị
20
Ô nhiễm nước mặt tại các khu vực sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị
vẫn đang vấn đề nổi cộm tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Phần lớn thông số đặc
trưng cho ô nhiễm hữu (BOD , COD), chất dinh dưỡng (Amoni) đều vượt QCVN
5
08-MT:2015/BTNMT (B1). Nguyên nhân chủ yếu do các khu vực này phải tiếp
nhận nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải từ một số sở sản xuất trong nội đô…
chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ
Chí Minh có mức độ ô nhiễm sông, hồ, kênh rạch nội thành nghiêm trọng nhất.
Đối với các hồ ở khu vực nội thành, chức năng chủ yếu là điều tiết nước, XLNT
và tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, do các hoạt động phát triển đô thị ô nhiễm kéo
dài, một số hồ bị thu hẹp, lấn chiếm, bồi lắng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước
XLNT. Các khu dân xung quanh hồ chưa hệ thống thu gom nước thải nên
nước thải đô thị xả trực tiếp vào hồ. Tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi chứa nước
thải, nước không có sự lưu thông. Phần lớn các hồ nội thành, nội thịcác cấp loại đô
thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡngcác mức độ khác nhau. Ô nhiễm
nước hồ xảy ra không chỉ các thành phố lớn (loại đặc biệt, loại I) tại các đô thị
nhỏ hơn (cấp II, cấp III), đây cũng đang là vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương.
Các sông, kênh mương nội thành nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước
thải sản xuất của các khu đô thị. Do đó, chất lượng nước cũng bị ảnh hưởng khá lớn.
Tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử xuống lòng sông,
kênh mương khá phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng sông, kênh mương
xảy ra khắp nơi khiến diện tích mặt nước thu hẹp, cản trở dòng chảy. Tại 2 đô thị loại
đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, mức độ ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng là
vấn đề đã xảy ra nhiều năm và chưa có nhiều cải thiện, điển hình là một số sông, kênh
như sông Lịch, sông Lừ, sông Sét (Hà Nội) kênh Tân Hóa Gốm, kênh Ba
Bò, kênh Tham Lương (Tp. Hồ Chí Minh).
các đô thị cấp độ nhỏ hơn, chất lượng nước sông, kênh mương nội thành
cũng bị suy giảm với hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu vượt QCVN. Cục
bộ tại một số sông, mức độ ô nhiễm đã mức khá nghiêm trọng như sông Phú Lộc
(Tp. Đà Nẵng), sông Bắc Hưng Hải (Tp.Hải Dương), sông Nhà (Tp. Thanh Hóa),
kênh Bến Đình (Tp. Vũng Tàu)… Nhiều tuyến kênh, đoạn sông sau cải tạo, mức độ ô
nhiễm đã giảm, song thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng trở lại. Tình
21
trạng ô nhiễm sông, kênh mương nội thành đã trở thành vấn đề cần quan tâm giải
quyết ở hầu hết các đô thị.
- Sông khác chảy qua khu vực đô thị
Môi trường nước các sông đoạn chảy qua đô thị bị ảnh hưởng khá lớn bởi
chất thải từ các đô thị nên chất lượng bị suy giảm khá rõ. Tuy nhiên, tùy theo mức độ
tự làm sạch của các sông chất lượng nướcsự phục hồi khác nhau. Nhìn chung,
đối với nhóm sông lưu lượng nước lớn, chất lượng nước sự suy giảm cục bộ tại
một số đoạn chảy qua đô thị, tuy nhiên không nhiều sự khác biệt giữa các loại đô
thị. Mặc dù, đoạn qua các đô thị lớn, nước sông bị suy giảm chất lượng nhiều hơn song
do khả năng tự làm sạch tốt nên chất lượng nước vẫn còn khá ổn định như sông Hồng,
sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu....
Đối với các sông lưu lượng nước nhỏ hơn, chất lượng nước đoạn chảy qua
đô thị được đánh giá chất lượng thấp hơn các sông lưu lượng nước lớn. Không
sự khác biệt ràng về chất lượng nước của các sông lưu lượng nhỏ giữa các
loại đô thị. Chất lượng nước phụ thuộc vào đặc trưng của các nguồn thải tại từng đô
thị, dụ như tại sông Ngũ Huyện Khê đoạn qua Tp. Bắc Ninh (Bắc Ninh) tiếp nhận
nước thải làng nghề giấy Phong Khê nên chất lượng nước bị ảnh hưởng.
Trên cùng một lưu vực sông, những đoạn chảy qua các đô thị lớn có chất lượng
nước bị giảm sút nhiều hơn các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị nhỏ. Điển hình là
trên LVS Nhuệ - Đáy, đoạn chảy qua nội thành Nội mức độ ô nhiễm cao hơn
nhiều so với đoạn chảy qua Tp. Phủ Lý (Hà Nam) và Tp. Ninh Bình (Ninh Bình).
Trong khi đó, trên cùng một đô thị, chất lượng nước các sônglưu lượng lớn
được đánh giá tốt hơn các sông có lưu lượng nước nhỏ.
d) Môi trường nước dưới đất khu vực đô thị
Chất lượng nước dưới đất tại các khu vực đô thị vẫn còn khá tốt. Tuy nhiên, áp
lực gia tăng dân số, đô thị hoá ngày càng nhanh chóng đã khiến nguồn nước dưới đất
tại nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn bị ô nhiễm và suy thoái. Một số khu vực đô
thị đã và đang xảy ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ nước dưới đất với giá trị một số thông
số TDS, Amoni, kim loại nặng (Mn, As, Pb) vượt QCVNghi nhận hiện tượng xâm
nhập mặn nước dưới đất. Nguyên nhân chủ yếu là do cấu tạo địa chất và ảnh hưởng từ
chất thải bề mặt từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp ngấm vào đất. Ngoài ra, các
22
giếng không sử dụng chưa được trám lấp hoặc trám lấp không đúng quy trình cũng tạo
điều kiện cho các chất ô nhiễm ngấm vào mạch nước ngầm.
Hầu hết các thông số kim loại nặng trong nước dưới đất tại các vùng đều
hàm lượng nhỏ hơn giới hạn QCVN. Tuy nhiên, một số thông số Fe, Mn, As đã được
phát hiện một số điểm quan trắc nước dưới đất hàm lượng cao hơn ngưỡng
QCVN. Một số đô thị ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ có hàm lượng As trong nước dưới
đất cao do cấu tạo địa chất của vùng, điển hình tại Nam đã ghi nhận hàm lượng
As vượt QCVN tới 4,7 lần.
Với các đô thị khu vực miền Trung, nước dưới đất được khai thác độ sâu
nhỏ (khoảng 10 - 25m), lớp phủ bề mặt mỏngn dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần
lớn các nguồn nước này đều bị nhiễm vi sinh. Hiện tượng nước dưới đất bị nhiễm mặn
đã được ghi nhận tại một số vùng trên cả nước, trong đó 3 vùngnguy cơ xâm nhập
mặn cao, đó là: các tỉnh duyên hải miền Trung, hạ lưu sông Đồng Naicác tỉnh ven
biển ĐBSCL.
e) Môi trường nước biển ven bờ tại các đô thị ven biển
Môi trường nước biển ven bờ tại các vùng đô thị ven biển chịu ảnh hưởng trực
tiếp tác động của các hoạt động phát triển KT - XH như hoạt động cảng biển du
lịch, phát triển đô thị tập trung, hoạt động của các KCN. Hiện từ 70% đến 80%
lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa do các nhà máy, xí nghiệp, KCN, khu
dân xả nước thải, CTR không qua xử ra các sông, kênh rạch vùng đồng bằng
ven biển hoặc xả thẳng ra biển.
Tại các đô thị ven biển, chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết giá
trị các thông số đặc trưng nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-
MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ khu vực cửa sông và sự tiếp nhận chất
thải của các hoạt động phát triển kinh tế ven biển, một số vùng biển có hàm lượng TSS
cao. Bên cạnh đó, sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ và dầu mỡ cũng là những vấn đề
cần quan tâm đối với chất lượng nước biển ven bờ một số đô thị ven biển trong
những năm gần đây.
Vấn đề ô nhiễm bởi chất hữu trong nước biển ven bờ đã diễn ra tại một
số đô thị ven biển. Hàm lượng các thông số quan trắc như COD, NH trong giai đoạn
4
+
2011 - 2015 tại một số khu vực đã mức cao vượt ngưỡng QCVN 10-
23
MT:2015/BTNMT (mục đích nuôi trồng thủy sản bãi tắm), đặc biệt những khu
vực đô thị có cảng biển.
Hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển có xu hướng gia tăng là vấn đề diễn
ra khá phổ biến khu vực cảng biển của các vùng đô thị ven biển. Nguyên nhân chủ
yếu là do hoạt động của các tàu thuyền làm rò rỉ nhiên liệu dầu mỡ. Tuy nhiên, tại tất
cả các bãi tắm hàm lượng dầu mỡ khoáng vẫn đạt giá trị giới hạn của QCVN 10-
MT:2015/BTNMT.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, môi trường biển còn nguy chịu ảnh
hưởng lớn do các độc chất trong chất thải từ hoạt động của các KCN ven biển. Vấn đề
ô nhiễm môi trường nước biển do ảnh hưởng của các độc chất từ nguồn thải công
nghiệp đã xảy ra. Điển hình sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung
xảy ra trong tháng 4/2016.
2.1.1.2. Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp
a) Đặc trưng nước thải khu công nghiệp
Sự gia tăng nước thải từ các khu công nghiệp trong những năm gần đây rất lớn.
Tốc độ gia tăng cao hơn nhiêu so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực
trong toàn quốc.
Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ,
chiếm 49% tổng lượng nước thải các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên là 2%.
Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các sở sản
xuất trong KCN.
Thành phần nước thải của các KCN bao gồm chất lửng (SS), chất hữu cơ,
các chất dinh dưỡng và kim loại nặng.
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước
thải có được xử lý hay không. Hiện nạy, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử
lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi vào hoạt động
hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã hệ thống xử
nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đầu nối các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều
nơi, doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử nước thải cục bộ nhưng không vận hành
hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của
24
các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so
với QCVN.
b) Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các khu công nghiệp
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình
trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận
nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể sử
dụng cho bất kỳ mục đích nào.
Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại hạ lưu các con sônglan lên tới cả
phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước
cả 3 lưu vực sông Đồng Nai, Nhuệ - Đáy và Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân
do tiếp cận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực, những khu vực chịu tác
động của nước thải KCN chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu
như BOD , COD, NH , tổng N, P đều cao hơn QCVN nhiều lần.
5 4
+
2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp
2.1.2.1. Hiện trạng môi trường không khí đô thị
a) Các nguồn gây ô nhiễm
- Hoạt động giao thông vận tải
Khí thải từ các phương tiện giao thông giới đường bộ đóng góp nhiều nhất
trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị. Các khí thải chủ
yếu bao gồm SO , NO , CO, bụi (TSP, PM , PM ). Trong các loại phương tiện giao
2 2 10 2,5
thông thì xetô, xe gắn máy chiếm tỉ lệ lớn nhất đồng thời cũng là nguồn phát thải
chất ô nhiễm lớn nhất.
Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu,
quá trình rỉ, bốc hơi và đốt cháy nhiên liệu còn dẫn tới phát sinh nhiều loại khí độc
như: VOC, Benzen, Toluen...
Sự phát thải của các phương tiện cơ giới đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng phương tiện, nhiên liệu, tốc độ, người lái, tắc nghẽn đường xá... Xe ô tô, xe
máy Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại, nhiều xe qua nhiều năm sử dụng
không thường xuyên bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc
hại và bụi trong khí thải cao. Xe máy hiện vẫn là nguồn đóng góp chính các loại khí ô
25
một số nước người ta quy định tuyệt đối cấm phân hộ trong khuôn viên
quy hoạch của mỗi công trình.
Nếu quản lý kiểm soát sử dụng đất không nghiêm ngặt thì quy hoạch đô thị
sẽ bị phá vỡ. Những vấn đề bảo vệ môi trường đã được xem xét, tính toán đến trong
quá trình thiết kế quy hoạch đô thị sẽ bị mất tác dụng. Trong đô thị sẽ hình thành các
khu nhà “ổ chuột”, các xóm “liều”, xóm “bụi” các điều kiện môi trường rất thấp kém.
Các cống rãnh, kênh mương thoát nước sẽ bị lấn chiếm, bị các công trình xây dựng
xây đè lên, gây ra lún xập, làm tắc nghẽn các dòng thoát nước. Diện tích mặt nước,
xây xanh, vỉa hè, vành đai ngăn cách khu công nghiệp, v.v… cũng bị lấn chiếm làm
diện tích nhà ở. Môi trường sinh thái của đô thị sẽ bị mất cân bằng, làm nảy sinh nhiều
vấn đề môi trường đô thị rất khó giải quyết, như thoát nước, xử nước thải, ô
nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm không khí và giảm tiện nghị về môi trường vi khí hậu, tắc
nghẽn giao thông, thiếu nơi vui chơi, giải trí.
vậy để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển đô thị cần phải hết sức
coi trọng công tác quản lý và kiểm soát sử dụng đất trong đô thị.
c) Kiểm soát sử dụng nước
Tài nguyên nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển đô thị. Hầu hết các
hoạt động của đô thị đều nhu cầu sử dụng nước: phục cụ cho sinh hoạt của nhân
dân, phục vụ cho sản xuất, dịch vụ, giao thông vận tải, vui chơi, giải trí v.v… Ngược
lại, tât cả các hoạt động của đô thị đều thể làm cạn kiệt tài nguyên nước, gây ô
nhiễm môi trường nước. Vì vậy, việc kiểm soát sử dụng nước đối với phát triển đô thị
là hết sức cần thiết. Việc kiểm soát này nhằm mục đích giới hạn mức khai thác nguồn
nước (nước ngầm, nước mặt) phải ở dưới mức tự phục hồi của nguồn nước; ngăn cấm
các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên đầu nguồn nước, ở bờ lòng sông,
hồ, bờ biển đáy biển, làm suy thoái chất lượng môi trường theo chức năng sử
dụng đối với mỗi vùng nước; ngăn cấm các nguồn thải từ các hoạt động khác gây ra ô
nhiễm môi trường nước. Việc kiểm soát này dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định bảo
vệ môi trường nước lục địa và nước biển ven bờ.
3.1.4. Thanh tra môi trường
(Nghị định 35/2009/NĐ-CP Về tổ chức hoạt động của Thanh tra Tài nguyên
và Môi trường)
48
Thanh tra môi trường một biện pháp thiết yếu trong quảnmôi trường theo
phương cách pháp lý. Thanh tra môi trường biện pháp cưỡng chế sự tuân thủ pháp
luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với mọi tổ chức,
quan, tập thể các nhân trong hội, đồng thời cũng biện pháp bảo đảm
quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường.
a) Tổ chức thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường
Hiện nay tổ chức thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường 2 cấp: cấp trung
ương thanh tra môi trường của Bộ TNMT, tổng Cục Môi trường, Cục Môi trường
và ở cấp địa phương tỉnh, thành là thanh tra môi trường của Sở TNMT.
b) Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường
- Thanh tra việc chấp hành các điều quy định của luật Bảo vệ môi trường, việc
đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, việc tuân thủ các Nghị định, Quy định, Hướng dẫn
về phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi
trường, khi sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường, cũng
như đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của mọi tổ chức,
tập thể và cá nhân trong xã hội;
- Thanh tra để xác định trách nhiệm phải xử về môi trường đối với trường
hợp nhiều tổ chức, nhân hoạt động trong một vùng lãnh thổ, gây ra sự cố môi
trường, ô nhiễm môi trường hay suy thoái môi trường;
- Thanh tra để giải quyết sự tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường của mọi
tổ chức, tập thể và cá nhân;
- Thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật BVMT của Bộ, ngành và việc thực hiện
trách nhiệm Nhà nước về BVMT tại địa phương của UBND các cấp.
c) Hình thức thanh tra môi trường
Thanh tra môi trường thể được tiến hành theo định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1
năm hay lâu hơn, tùy thuộco tính chất hoạt động của sở, đặc tính của sự gây ô
nhiễm môi trường…) hoặc tiến hành thanh tra đột xuất tùy thuộc theo mục đích, đối
tượng thanh tra hay để giải quyết các vấn đề môi trường đột xuất xảy ra.
Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra
viên độc lập.
49
Nội dung thanh tra có thể là thanh tra toàn diện mọi vấn đề liên quan đến bảo vệ
môi trường hoặc thanh tra từng vấn đề, thanh tra chuyên đề hoặc thanh tra theo nội
dung nêu trong đơn khiếu nại, tố cáo, nhằm giải quyết từng vụ việc.
d) Phương pháp thanh tra môi trường
- Yêu cầu báo cáo bằng văn bản về hiện trạng vấn đề môi trường cần thanh tra.
- Chất vấn trực tiếp
- Yêu cầu mô tả, diễn lại công việc đã làm;
- Thu thập hồ sơ, thông tin liên quan (phiếu phân tích, nhật sản xuất vận
hành thiết bị xử lý chất thải…) hiện vật, xem xét công nghệ sản xuấtcông nghệ xử
lý chất thải, tiến hành quan trắc đo lường, phân tích đánh giá môi trường.
- Chụp ảnh, ghi hình hiện trạng môi trường nơi xảy ra vi phạm.
e) Xử lý vi phạm hành chính về BVMT
(Nghị định 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường)
3.1.5. Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Nội dung của báo cáo ĐTM gồm:
1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, quan thẩm quyền phê duyệt dự án;
phương pháp đánh giá tác động môi trường.
2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trìnhcác hoạt động của
dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - hội nơi thực hiện dự án,
vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trườngsức
khỏe cộng đồng.
5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường
và sức khỏe cộng đồng.
6. Biện pháp xử lý chất thải.
7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
8. Kết quả tham vấn.
50
9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường thực hiện các
biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Chủ dự án phải trách nhiệm lập báo cáo ĐTM để trình quan quản nhà
nước về BVMT.
3.1.6. Đánh giá môi trường chiến lược
Đánh giá môi trường chiến lược việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu
tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng được tích hợp trong chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:
1. Sự cần thiết, sở pháp của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch.
2. Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
3. Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
4. Môi trường tự nhiên kinh tế - hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch.
5. Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục
tiêu về bảo vệ môi trường.
6. Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực tiêu cực của các vấn đề môi trường
trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
7. Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
8. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
9. Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu
cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch.
10. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý.
51
Những lợi ích quan trọng nhất đối với bảo vệ môi trường cấp ĐMC
mang lại là:
- Đánh giá toàn diện hơn các rủi ro của sự đầu tư tài chính theo kế hoạch tại một
khu vực phát triển đã được lựa chọn.
- Đánh giá được tính thích hợp mang tính bền vững hơn về mặt môi trường đối
với từng kịch bản phát triển kinh tế - xã hội được đề xuất.
- Thúc đẩy sự điều phối và hợp tác giữa các quan then chốt phụ trách về quy
hoạch phát triển kinh tế - hội với những quan chịu trách nhiệm về bảo vệ
quản lý môi trường.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các dự thảo dự án trong tương lai.
- Tạo khả năng kiểm soát các tác động môi trường tích tụ trong khu vực đang
được xem xét.
- Tạo cơ sở hiểu biết rõ hơn về sự lành mạnh sinh thái của một khu vực, xác định
những khu vực đang chịu áp lực lớn cũng như các xu hướng sử dụng tài nguyên
chất lượng môi trường trong khu vực.
- Cung cấp sở hợp hơn cho việc chi tiêu ngân sách về y tế cũng như cho
việc ưu tiên các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các kết quả như vậy sẽ cho phép nhà quản lý tập trung nguồn lực vào những đối
tượng, những khu vực và những vấn đề quan tâm nhất.
3.2 Nhóm công cụ kinh tế
3.2.1. Các lệ phí ô nhiễm
Lệ phí thải nước và thải khí
loại lệ phí do một quan chính phủ thu, dựa trên số lượng và/hoặc chất
lượng chất ô nhiễm do một cơ sở công nghiệp thải vào môi trường. Trong hệ thống phì
thải nước hay thải khí, người xả thải phái trả một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị
chất ô nhiễm xả thải vào nguồn nước mặt hay vào bầu khí quyển. Nói chung, các lệ phí
xả thải được sử dụng cùng với quy chuẩn và các giấy phép, và cho phép các tiêu chuẩn
chất lượng nước và khí được thực hiện với một chi phí tối thiểu.
Phí không tuân thủ
52
Phí không tuân thủ được đánh vào những người gây ô nhiễm khi họ xả thải ô
nhiễm vượt quá mức quy định.
Các phí đối với người dùng
Phí đối với người dùng các khoản thu trực tiếp cho các chi phí xử ô nhiễm
cho tập thể hay công cộng. Chúng thường hay được sử dụng trong thu gom xử
rác thải thành thị và trong đổ nước thải vào các cống.
Lệ phí sản phẩm
Lệ phí sản phẩm phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm hoặc các đầu vào
của sản phẩm, gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất hoặc ở giai đoạn tiêu dùng,
hoặc vì nó đã phải thiết lập một hệ thống thải đặc biệt. Nó hoạt động giống như các phí
thải bỏ theo nghĩa cho phép người dùng quyết định về các phương tiện chi phí
hiệu quả của mình nhằm làm giảm ô nhiễm.
Các lệ phí hành chính
Các lệ phí hành chính là các phí phải trả cho các cơ quan nhà nước vì các dịch vụ
như đăng hóa chất hoặc việc thực hiện và cưỡng chế thi hành các quy định về môi
trường. Chúng thường một bộ phận của điều luật trực tiếp chủ yếu nhằm tài trợ
cho các hoạt động cấp giấy phép kiểm soát của các quan kiểm soát ô nhiễm.
Trong một số trường hợp, các lệ phí hành chính có thể có mục đích khuyến khích.
Tren thực tế, các lệ phí hành chính cũng tương tự như các phí sản phẩm mức
các loại phí này thường thấp và không tạo ra được sự kích thích đáng kể trong thay đổi
việc mua sản phẩm. Thu nhập các lệ phí hành chính thường bổ sung vào ngân sách
chung hơn là vào ngân sách của các cơ quan kiểm soát ô nhiễm liên quan.
3.2.2. Tăng giảm thuế
Tăng giảm thuế được dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn
về môi trường. Công cụ này sử dụng kết hợp hai loại phụ thu, cộng vào phí sản phẩm
khác: phụ thu dương thu thêm đối với các sản phẩm gây ô nhiễm; phụ thu âm đối
với các sản phẩm thay thế sạch.
Khuyến khích về thuế bao gồm ưu đãi thế, khấu hao nhanh các khoản đầu
công nghiệp vào thiết bị làm giảm ô nhiễm. Sự khuyến khích này cũng có thể thể hiện
dưới dạng miễn thuế đặc biệt sao cho các công ty sử dụng các phương pháp quản lý
53
các công nghệ sản xuấtthể đảm bảo thải ra môi trường một lượng chất ô nhiễm tối
thiểu.
Trong một số trường hợp, Chính phủ đã dành khuyến khích về thuế cho các
công nghiệp nào đặt ra phương tiện của họ xa khu đô thị tập trung. Phạm vi mà những
khuyến khích về thuế có thể được sử dụng cho các mục đích môi trường, tùy thuộc vào
hệ thống đánh thuế riêng biệt. Tuy nhiên, nói chung, những khuyến khích về thuế chỉ
nên sử dụng ở những nơi mà nóthể được mình chứng rõ ràng rằng việc đầu tư cho
chi phí giảm ô nhiễm hay di chuyển nghiệp làm cho các công ty phải chịu những
gánh nặng nghiêm trọng về tài chính. Trong trường hợp phải di chuyển, kéo theo các
chi phí giao dịch cao hơn việc giải tỏa đất đai để dành cho các mục đích sản xuất
cao hơn, thì khuyến khích về thuế tỏ ra là hợp lý hơn.
3.2.3. Các khoản trợ cấp
Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi suất
thấp, khuyến khích về thuế, để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành
vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải
chịu.
Trợ cấp có thể tạo ra một sự khuyến khích đối với công nghiệp trong việc giảm
bớt các chất thải của mình. Song, không kiềm chế sự tiếp tục hoạt động của các
công nghiệp ô nhiễm cao, cũng không khuyến khích những sự thay đổi trong các quá
trình sản xuất hoặc trong nguyên vật liệu đầu vào gây ô nhiễm. Hơn nữa, chính
người tiêu dùng phải trả chứ không phảicông nghiệp phải chịu các chi phí dùng để
trợ cấp việc kiểm soát những ô nhiễm đó.
3.2.4. Ký quỹ - hoàn trả
Phương cách quỹ - hoàn trả những người tiêu dùng phải trả thêm một
khoản tiền khi mua các sản phẩm nhiều khả năng gây ô nhiễm. Khi những người
tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao các phế thải của
chúng cho một Trung tâm được phép để tái chế hoặc để áp dụng đối với các sản phẩm
hoặc là bền lâu, hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá
trình tiêu dùng như các bao của đồ uống, các ắc quy ô tô, các bao của thuốc trừ
54
sâu. Chúng cũng thể được áp dụng cho các chất nguy tiềm tàng về phá hủy
môi trường.
Để thiết lập phần lớn các hệ thống ký quỹ - hoàn trả, cần phải các cấu tổ
chức mới để điều hành việc thu gom và tái chế các sản phẩm và các chất, cũng như để
quản các công việc tài chính. Cũng phải yêu cầu các quan thẩm quyền cấp
quốc gia và địa phương thiết lập nên hệ thống này.
Ưu điểm: phần lớn việc quản vẫn nằm trong khu vực nhân những
khuyến khích được xây dựng cho các bên thứ ba nhằm thiết lập các dịch vụ hoàn trả,
khi người sử dụng không tham gia.
Nhược điểm: chi phí để quản các chương trình quỹ - hoàn trả (bao gồm
các chi phí hành chính, các phương tiện thu gom, tái chế và thải bỏ) rơi vào khu vực tư
nhân. Các đền bù duy nhất là nâng cao giá. Hơn nữa, việc phải trả lại tiền cho các chất
ô nhiễm được trả lại, rất có khả năng tạo ra sự khuyến khích đối với việc làm hàng giả.
3.2.5. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi
Các khuyến khích buộc thực thi là các công cụ kinh tế gắn với sự điều hành trực
tiếp. Chúng được thiết kế để khuyến khích những người xả thải làm đúng các tiêu
chuẩn quy định về môi trường. Các khuyến khích thực thi bao gồm phí hoặc tiền
phạt do làm không đúng, cam kết thực hiện tốt quy trách nhiệm pháp ý. Chúng
cũng bao gồm từ chối các trợ cấp công cộng, tài trợ và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
các hoạt động của một nhà máy.
Cam kết thực hiện tốt là khoản tiền phải trả cho các cơ quan điều hành trước khi
tiến hành một hoạt động của tiềm năng gây ô nhiễm. Khoản tiền này sẽ được trả lại khi
biểu hiện môi trường của hoạt động này là có thể chấp nhận được. Cũng giống như các
hệ thống Ký quỹ - hoàn trả, cam kết thực hiện tốt là khoản thu đối với sự ô nhiễm tiềm
tàng, chúng sẽ được trả lại khi các biện pháp thỏa đáng được sử dụng để ngăn chặn ô
nhiễm. dụ: thể yêu cầu khôi phục lại hiện trường sản xuất khi đã đóng cửa để
tránh được những nguy tai họa hoặc những tổn thất về môi trường. Cần phải yêu
cần nhà sản xuất trả một khoản ký quỹ được quyết định bởi một ước tính của tòa án về
chi phí khôi phục tối đa, hoặc những tổn thất tối đa. Khoản tiềny sẽ được hoàn trả
khi các điều kiện nhất định được thỏa mãn. Bằng cách này, hội được bảo vệ, tránh
được sự khôi phục không hoàn toàn, do cố tình hay không cố tình phá sản. Trong
55
trường hợp những nguy cơ tiềm năng về sự đổi mới, việc cam kết thực hiện tốt sẽ
cho phép đưa vào các sản phẩm quá trình mới không cần phải chờ đợi kết quả
của các thử nghiệm do chính phủ điều hành giám sát. Nếu chính phủ không tin
một công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ của công ty đó nếu không có một cam kết tài
chính, thì công ty này thể thuyết phục ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm rằng sản
phẩm của công ty là an toàn. Nếu được thuyết phục, Ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm
có thể nhận trách nhiệm tài chính, với một giá nào đó.
3.2.6. Đền bù thiệt hại
Theo khoản 8, điều 4 Luật BVMT (2014) quy định “Tổ chức, hộ gia đình,
nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại
và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”.
3.2.7. Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm
Theo công cụ này, có thể tạo ra thị trường trong đó những người tham gia có thể
mua “quyền” được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tàng, hoặc họ thể bán lại các
quyền này cho những người tham gia khác. Sự tạo ra thị trường, nói chung được thực
hiện dưới một hoặc hai hình thức: các giấy phép có thể bán được hoặc được bảo hiểm
trách nhiệm.
- Các giấy phép thể bán được: Trong hệ thống giấy phép thể bán được,
cơ quantrách nhiệm quyết định một mục tiêu đối với chất lượng môi trường, được
định nghĩa mức xả thải cho phép hoặc tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung
quanh. Mức chất lượng môi trường này sau đó được thể hiện thành tổng lượng xả thải
cho phép, rồi lại được phân bố quyền xả thải cho các cơ sở sản xuất dưới hình thức các
giấy phép. Các giấy phép sau đó được phân phối cho các sở sản xuất. Mỗi giấy
phép cho phép chủ cơ sở sản xuất được xả một lượng ô nhiễm quy định. Giấy phép xả
thải thể được chuyển giao từ nguồn này sang nguồn khác. Nhu cầu được cấp giấy
phép bắt nguồn từ các chi phí xử lý ô nhiễm của người xả thải: người xả thải sẽ còn xử
lý chất thải chừng nào chi phí xửô nhiễm còn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mua giấy
phép.
2 cách bản để thực hiện hệ thống giấy phép xả thải thể bán được:
chính phủ bán đấu giá các giấy phép, hoặc phân phối các giấy phép, không thu tiền,
56
cho những người xả thải, sau đó sẽ xác định giá thị trường thông qua việc mua bán
giữa những người xả thải. Theo cách thứ nhất, các giấy phép được bán ra thị trường có
thể là giá thấp nhất được chấp nhận, giá cao nhất bị bác hoặc chấp nhận giá trị nào đó
nằm giữa hai giá vừa nêu. Một cách khác: các giấy phép cũng thể được cấp cho
người đấu giá cao nhất. Theo cách thứ hai, các giấy phép bước đầu thể được phân
phối trên cơ sở quy định thống nhất về thải bỏ, hoặc cấp giấy phép cho các cộng đồng
dân xung quanh sở sản xuất, hoặc cho các sở sản xuất dựa trên giá trị gia
tăng. Sau sự phân bổ ban đầu, phương pháp trao đổi các giấy phép thể một thị
trường tập trung hay những cuộc trao đổi song phương.
Các giấy phép xả thải có thể bán được và có thể chuyển giao vượt qua ranh giới
địa hành chính, tiềm năng tăng cường sự kiểm soát ô nhiễm dài hạn. Nếu được
áp dụng, mỗi nguồn ô nhiễm thể được phép chuyển giao toàn bộ hay một phần
lượng xả thải đã được phép cho một quan khác để nhận tiền bồi hoàn. Các nguồn
phát sinh chi phí giảm ô nhiễm cao có thể đền bù cho các nguồn ở các khu thẩm quyền
khác do đó có thể cắt giảm thêm được chi phí, so với khi làm theo cách khác.
Ưu điểm quan trọng nhất của giấy phép xả thải có thể bán được là chúng xu
hướng đạt chi phí – hiệu quả tạo ra được thu nhập. Các hệ thống giấy phép thể
bán được cũng một ưu điểm thấp hơn so với hệ thống phí ô nhiễm, chúng đảm
bảo được mức chất lượng môi trường nhất định. Những khoản tiết kiệm tiềm ng
trong các chương trình giấy phép xả thải có thể bán được, nói chung phụ thuộc vào
cấu chi phí của chương trình quản chất thải. Tiết kiệm chi phí thường lớn hơn
những nơi nhiều nguồn xả thải, những nơi hội khai thác được các ngành
kinh tế có quy mô lớn, và ở những nơi tiêu chuẩn không thật nghiêm khắc tới mức yêu
cầu hầu như tất c những người xả thải phải loại bỏ đi 100% chất thải của họ. Hệ
thống này cũng sự mềm dẻo về thời gian. Những người gây ô nhiễm thể được
khuyến khích nhiều hơn trong việc đầu vào những công nghệ giảm bớt xả thải,
trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế của họ.
Theo nhiều báo cáo, thương mại xả thải có thể thực hiện được tiết kiệm chi phí
lớn. nhiều chứng cứ về các khoản tiết kiệm liên quan đến giấy phép thể bán
được, so với hệ thống phí xả thải. Đối với các nước đang phát triển, nơi các tiêu chuẩn
chất lượng môi trường ban đầu thường còn rất khiêm tốn, có thể nhiều cơ hội cho việc
57
tiết kiệm chi phí lớn, thông qua thương mại xả thải. Một ưu điểm quan trọng khác của
hệ thống này là nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong các
khu vực bị ô nhiễm không làm tăng thêm mức ô nhiễm. Song tác động của hệ
thống giấy phép có thể bán được đối với chất lượng môi trường là không lớn: tác động
trực tiếp của những công cụ này được báo cáo là trung hòa hay dương tính chút đỉnh.
Trong quy hoạch các hệ thống giấy phép xả thải thể bán được, cần phải cân
nhắc một số vấn đề về thực hiện. Thứ nhất, vấn đề xác định chính xác “quyền xả thải”
nào đang được mua bán và việc điều chỉnh giá trị của quyền này tùy thuộc vào nơi
thời gian sử dụng là một trong những vấn đề khá phức tạp. Để chương trình này có khả
năng dễ dàng tính toán mọi thay đổi về giá trị của các quyền này, cần có một hệ thống
quản lý hữu hiệu để theo dõi xem ai có những quyền gì. Ví dụ: việc xả hàng nghìn kg
chất ô nhiễm sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với chất lượng không khí xung
quanh, tùy thuộc vào nơi điều kiện xả thải (như chiều cao ống khói, lưu lượng,
nhiệt độ). Do vậy việc mua bán có những thay đổi đáng kể về địa điểm xả thải, có thể
yêu cầu phải đặt ra “tỷ giá trao đổi” dựa trên địa điểm. Để có thể thực hiện thành công,
cũng cần có một thị trường mạnh về các giấy phép. Thiếu một thị trường như vậy, một
công ty sẽ phải tích trữ các giấy phép do vậy sẽ làm chậm trễ việc đạt được các tiêu
chuẩn môi trường và hạn chế việc phát triển ra các công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới.
Một khó khăn tiềm tàng khác là việc xác định cơ sở ban đầu để cấp các giấy phép. Khi
chưa có khung pháp rõ ràng, việc phân phối ban đầu không thu phí, thể gặp khó
khăn.
Việc đảm bảo làm đúng pháp cũng thể sẽ phức tạp hơn so với các dạng
tiêu chuẩn dựa vào công nghệ. Đối với các nhà ra quyết định các nước đang phát
triển với các nguồn lực kỹ thuật hạn chế, tất cả những khó khăn tiềm tàng này, có thể
càng tỏ ra lớn hơn. Thậm chí, ngay trong thế giới của các nước tiên tiến nhất về công
nghệ, cuộc vận động du nhập các hệ thống giấy phép thể chuyển nhượng đầy đủ
vẫn còn có trở ngại.
- Bảo hiểm trách nhiệm: một chế tạo thị trường khác trong đó những
nguy cơ phải chịu phạt vì tổn thất môi trường được chuyển từ các công ty riêng lẻ hoặc
các cơ quan công cộng sang cho các công ty bảo hiểm. Phí bảo hiểm phản ánh quy mô
tổn thất thể xảy ra xác suất xảy ra, thể tạo ra khuyến khích bằng khả năng
58
giảm bớt phí bảo hiểm khi các quá trình công nghiệp an toàn hơn hoặc trong trường
hợp xảy ra sự cố thì tổn thất sẽ ít hơn.
59
Chương 4: Quản lý các thành phần môi trường của khu đô thị, khu công nghiệp
và làng nghề
4.1. Quản lý môi trường nước
4.1.1. Quản lý môi trường nước mặt
- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường nước mặt
cũng như thiết lập cơ chế về cấp giấy phép đổ xả nước thải.
- Phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các quan chuyên môn các cấp
chính quyền địa phương trong quản môi trường nước, phân công phân trách
nhiệm ràng tiến hành kiểm tra sự tuân thủ các quy định các tiêu chuẩn về môi
trường đối với tất cả các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước. Tùy vào tình hình
cụ thể mỗi địa phương bổ sung thêm hoặc chi tiết hóa các quy định về bảo vệ
môi trường nước. Trong nhiều trường hợp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường các
dòng sông, các thủy vực cần sự phối hợp giữa các địa phương với nhau, giữa các
tỉnh, thành trong cùng một khu vực, các địa phương đầu nguồn nước (thượng lưu)
phải có trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường nước ở hạ lưu.
- Định kỳ tiến hành quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước
mặt, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng áp dụng kịp thời các biện
pháp hữu hiệu để ngăn chặn ô nhiễm. Cần phải phân tích, xác định nguyên nhân gây ô
nhiễm chính xác thì mới khắc phục được.
- Phát triển hệ thống thoát nước hệ thống xử nước thải đô thị công
nghiệp đầy đủphù hợp. Tách hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước bẩn
thành hai hệ thống riêng. Xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung
cho từng khu vực. Tất cả các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khách sạn, cácsở dịch
vụ lượng nước thải lớn đều phải trạm xử nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường mới được thải ra hệ thống thoát nước chung. Trong phát triển đô thị phải dành
đất để xây dựng các trạm xử nước đô thị tập trung. Luôn luôn quanm bảo vệ an
toàn hệ thống thoát nước trong đô thị, trong quá trình phát triển đô thị, hệ thống
thoát nước đô thị thường bị lấn chiếm làm hỏng, như san lấp hai bên bờ để mở
rộng đất ở, mở rộng đường, sân bãi, xây dựng nhà cửa đè lên hệ thống thoát nước, làm
60
nứt gãy hệ thống thoát nước, đổ chất thải xây dựng vào kênh mương làm tắc nghẽn
dòng chảy.
- Phổ biến kinh nghiệm chọn lựa công nghệ xử nước thải đô thị thích hợp.
Tùy theo tính chất ô nhiễm lượng nước thải khác nhau cần chọn lựa các công
nghệ thích hợp.
- Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản môi trường nước. Công cụ kinh tế
trong quản môi trường nước được cụ thể hóa bằng hệ thống lệ phí ô nhiễm nước.
Các lệ phí này công cụ quan trọng, bổ sung cho các công cụ pháp lý, kiểm soát ô
nhiễm trực tiếp, nhằm khuyến khích những người gây ô nhiễm môi trường nước giảm
bớt lượng xả thải ô nhiễm
Ở nước ngoài thường sử dụng hai loại phí để kiểm soát ô nhiễm nước phí xả
thải nước và phí người sử dụng.
Phí xả nước: Tất cả xí nghiệp hoặc bất cứ cơ sở sản xuất nào có xả chất ô nhiễm
vào môi trường nước đều phải trả phí thải nước. Phí này chính phí mua quyền sử
dụng môi trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải. Phí thải nước được xác định trên
số lượng, nồng độ tính chất của các chất ô nhiễm trong nước thải. Đối với trường
hợp, các chất thải của nguồn thải vượt quá quy chuẩn môi trường cho phép thì các
sở sản xuất còn phải trả thêm các phí nước thải bổ sung, đồng thời phải trách
nhiệm trong một thời hạn nhất định phải áp dụng biện pháp kiểm tra xử cho đạt
quy chuẩn môi trường. Tiền thu phí này được tách một phần nhỏ để chi phí cho công
tác quản môi trường, số còn lại nộp vào quỹ môi trường, dùng để hỗ trợ, cho vay
nhẹ lãi và khuyến khích các cơ sở đầu tư thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.
Các phí người sử dụng: Đối với các nguồn xả thải nước gây ô nhiễm môi
trường từ các hộ gia đình và cácsở sản xuất nhỏ thì rất khó xác định lượng xả chất
ô nhiễm của mỗi hộ, các cống nước thải của mỗi hộ thường được nối ngầm trực tiếp
với hệ thống thoát nước thành phố, nên người ta thường sử dụng loại phí người sử
dụng nước hay phí nước thải ra cống, phí này được thu đối với từng hộ gia đình, được
tính trên giá trị bất động sản khu nhà của mỗi hộ, hoặc được tính trên lượng nước
cấp tiêu dùng cua rmỗi hộ (m nước sạch/ngày). Ưu điểm của loại phí này: khuyến
3
khích các hộ gia đình cũng như hộ sản xuất nhỏ tiết kiệm sử dụng nước sạch; nhưng
lại làm tăng nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. một số nước, tiền phí nước thải
61
ra cống đối với hộ gia đình hay cơ sở sản xuất được tính gộp với tiền mua nước sạch,
tức là trong giá mua nước cấp đã bao gồm cả phí xả nước thải ra cống. Cách thức thu
phí này tránh được sự thất thu phí xả thải nước ô nhiễm đối với các hộ hay sở sản
xuất trốn tránh sự kiểm tra và đổ nước thải bất hợp pháp vào sống, ngòi, cống rãnh.
4.1.2. Quản lý môi trường nước ngầm
- Đặt ra các quy chuẩn các chất ô nhiễm tối đa cho phép chứa trong nước ngầm
tùy theo yêu cầu sử dụng nước ngầm. Định kỳ tiến hành quan trắc chất lượng trữ
lượng nước ngầm, nếu phát hiện thấy nước ngầm bị suy thoái về lưu lượng chất
lượng thì kịp thời tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp bảo vệ nước ngầm.
- Kiểm soát khai thác nước ngầm. Để bảo vệ nguồn nước ngầm ở nhiều nước đã
thiết lập sự kiểm soát khai thác nước ngầm rất chặt chẽ. Bất sự khai thác nước
ngầm nào đều cần phải có giấy phép, phải đảm bảo đúng kỹ thuật và phải nộp thuế sử
dụng tài nguyên nước, đặc biệt hạn chế khai thác nước ngầm vùng ven biển để
ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào đất liền.
- Tuyệt đối cấm đổ thải nước bị ô nhiễm vào nước ngầm.
- Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để chỉ đạo sự lựa chọn địa điểm công trường
xây dựng hoạt động kinh tế tiềm năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhất
các bãi giếng khoan nước, các bãi chôn rác, các bể chứa phân, các khu chăn nuôi động
vật, các khu khai thác mỏ….
- Kiểm soát sử dụng đất để bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Trợ cấp kinh phí để bảo vệ nguồn nước ngầm
4.2. Quản lý môi trường không khí
4.2.1. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm tĩnh
a) Bố trí khu công nghiệp
Trong quy hoạch s dụng đất, việc bố trí các sở sản xuất vào khu công
nghiệp là một biện pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Khu công nghiệp
cần phải đặt cuối hướng gió cuối nguồn nước đối với khu dân cư, xung quanh khu
công nghiệp cần vành đai cây xanh gián cách với khu dân các khu đô thị
khác.
62
Các sở sản xuất công nghiệp càng phân tán trong đô thị, phân thành nhiều
khu công nghiệp nhỏ, nhất phân tán xen kẽ trong các khu dân đô thị thì môi
trường đô thị càng bị ô nhiễm, số người bị tác động sức khỏe bởi ô nhiễm môi trường
không khí càng lớn, thể gấp 2-3 lần so với trường hợp bố trí công nghiệp tập trung
vào các khu công nghiệp lớn.
b) Quản lý các nguồn thải tĩnh
- Kiểm soát các nguồn thải tĩnh (các ống khói công nghiệp) một biện pháp
quan trọng của quản lý môi trường không khí. Việc kiểm soát dựa trên việc định ra các
chuẩn phát thải các chất ô nhiễm của các nguồn tĩnh. Chuẩn phát thải này phụ thuộc
theo ngành sản xuất và quy mô sản xuất của mỗi công ty.
- Thu phí môi trường đối với các nguồn thải khí. Nhược điểm: khó xác định
chính xác các thiệt hại môi trường do chất ô nhiễm môi trường không khí gây ra, đồng
thời việc giám sát thải khí sẽ phức tạp hơn việc giám sát các nguồn nước thải.
- Khuyến khích, thúc đẩy và yêu cầu các cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO
14.000 tiêu chuẩn hệ thống quản môi trường, một phương cách quản môi
trường có tính hiện đại và toàn diện.
4.2.2. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động
Các phương tiện giao thông cơ giới các nguồn thải di động gây ô nhiễm môi
trường không khí. Đô thị càng lớn, càng phát triển thì giao thông cơ giới càng tăng và
nguồn thải chất ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông giới gây ra trong đô
thị càng lớn. Ở rất nhiều đô thị lớn trên thế giới hiện nay lượng thải ô nhiễm không khí
từ các phương tiện giao thông giới chiếm 70-80% tổng lượng thải ô nhiễm không
khí.
a) Quản lý nguồn thải di động
Ở rất nhiều nước đã đặt ra tiêu chuẩn xả khí đối với các nguồn di động (các loại
xe ô tô, xe máy). Các cơ quan quản lý tiến hành cưỡng chế thi hành các tiêu chuẩn này
bằng cách tiến hành các chương trình kiểm tra chứng nhận đã đảm bảo tiêu chuẩn
môi trường đối với các xe mới xuất xưởng, xe nhập khẩu xe đang lưu hành trên
đường phố. Tổ chức các trạm kiểm soát môi trường đối với các loại xe đang lưu hành
trên các đường phố, bắt giữ, xử phạt hoặc thu giấy phép lưu hành đối với các xe không
đạt tiêu chuẩn môi trường.
63
b) Quản lý chất lượng nhiên liệu dùng cho phương tiện giao thông
Để loại trừ ô nhiễm chì trong không khí đô thị, nhiều nước đã cấm sử dụng
xăng pha chì. Đầu tiên áp dụng công cụ kinh tế để khuyến khích sử dụng xăng
không pha chì, như giảm thuế đối với mua bán xăng không pha chì, tăng thuế, tăng lệ
phí đối với xăng pha chì, dần dần sau đó cấm hẳn việc sử dụng xăng pha chì trong giao
thông vận tải.
Để giảm bớt ô nhiễm khí SO trong thành phố người ta quy định hàm lượng lưu
2
huỳnh trong dầu điêzen dùng trong ô phải rất nhỏ. một số nước còn quy định
không cho xe ô chạy bằng dầu điêzen lưu hành trong thành phố, bởi khí xả của
các loại xe này không những chứa SO còn có nhiều muội và tàn khói rất nguy hại
2
đối với sức khỏe của con người.
Để giảm bớt ô nhiễm không khí đô thị do giao thông vận tải gây ra, một số
nước phát triển đã tiến hành nghiên cứu sản xuất loại xe ô con chạy bằng năng
lượng mặt trời năng lượng điện. Tuy các loại xe ô này ưu điểm về mặt môi
trường rất lớn: không gây ô nhiễm môi trường không khí và không gây tiếng ồn trong
thành phố, nhưng để áp dụng rộng rãi trong giao thông đô thị còn gặp một số trở ngại
như:
- Khả năng tích trữ năng lượng của các loại ac-quy, các loại pin điện dùng cho ô
tô điện còn thấp, do đó cự ly chạy xe trong mỗi lần nạp điện còn ngắn.
- Thời gian nạp điện còn lâu. Tuy nhiên hạn chế này có thể giải quyết bằng cách
nạp điện vào thời gian ban đêm hoặc vào các giờ chuẩn bị ăn sáng hoặc ăn trưa.
- Giá thành sản xuất xe còn cao.
Hiện nay, ở nhiều nước phát triển trên thế giới đang đẩy mạnh nghiên cứu các
vấn đề thuật để giải quyết các trở ngại trên, để các loại xe sạch này đáp ứng được
nhu cầu sử dụng rộng rãi ở các đô thị.
Đối với các loại xe chạy bằng năng lượng điện (acquy, pin) tuy không gây ô
nhiễm không khí trong đô thị, nhưng tăng nhu cầu cấp điện tức là tăng sản xuất điện,
nếu nguồn điện cấp cho thành phố là nhiệt điện thì sẽ làm tăng lượng phát thải nơi sản
xuất điện, do vậy thực chất của việc áp dụng loại xe này chỉ có tác dụng chuyển chất ô
nhiễm trong thành phố ra vùng sản xuất điện (vùng ngoài thành phố).
c) Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát triển xe ô tô con cá nhân
64
Hiện nay, ở hầu hết các đô thị lớn, số lượng xe ôcon cá nhân tăng rất nhanh,
là mối đe dọa đối với chất lượng môi trường không khí đô thị. Nhiều người coi xe ô tô
con không chỉ đơn thuần là phương tiện đi lại, mà còn là vật trang trí, là “thể diện” của
mình, vậy đã nảy sinh phong trào mua sắm ô con, coi như cái “mốt” của thời
đại, làm tăng lưu lượng dòng xe trên đường phố quá mức, không những làm tăng
nguồn thải, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông. Kết quả kiểm định xả khí ô nhiễm của
các xe cộ nước ngoài cho biết lượng phát thải khí ô nhiễm tăng lên nhiều lần khi
khởi động, khi dừng xe cũng như khi mở máy nhưng đứng tại chỗ. vậy tình trạng
tắc nghẽn giao thông sẽ làm ô nhiễm không khí đô thị càng trầm trọng thêm. Một trong
các biện pháp quản lý quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm giao thông là ưu tiên, khuyến
khích phát triển các phương tiện giao thông công cộng như giao thông bằng xe buýt,
tàu điện, tàu hỏa, v.v…, hạn chế xe ônhân. Các chính sách cụ thể thường được
áp dụng là giảm thuế, giảm lệ phí, thậm chí có nơi Nhà nước còn bù lỗ cho các phương
tiện giao thông công cộng để giảm giá đi xe công cộng, tăng thuế, tăng lệ phí
tăng tiền vé đỗ xe với các xe ô tô con tư nhân.
d) Quy định các khu vực hạn chế hoặc cấm các xe ô tô con hoạt động
nhiều thành phố lớn trên thế giới, người ta thường quy định hạn chế hoặc
cấm các xe con hoạt động một số khu vực trong thành phố như khu vực trung tâm
thành phố, khu phố cổ, khu thương mại tập trung, khu lịch sử - văn hóa v.v… để giảm
bớt ô nhiễm giao thông trong khu vực này.
e) Tăng cường sử dụng viễn thông và hệ thống thông tin hiện đại
Tăng cường sử dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin truyền thông hiện đại
có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cải thiện môi trường đô thị, giảm thiểu ô nhiễm giao
thông trong đô thị, như:
- Cải thiện hệ thống quản điều hành hệ thống giao thông đô thị để tránh tắc
nghẽn giao thông, tối ưu hóa vận hành năng lực vận chuyển của các xe, chuyên chở
theo tuyến ngắn nhất và giảm các chuyến xe không chuyên chở.
- Sử dụng hệ thống thông tin hiện đại để kiểm soát các luồng giao thông tốt
hơn, tìm ra các phương án sử dụng tối ưu các phương tiện giao thông khác nhau.
65
- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc trong các hoạt động dịch vụ đô thị, giao
tiếp giữa các nhân giữa các cộng đồng để giảm bớt nhu cầu đi lại trên đường
phố, do đó sẽ giảm nguồn thải ô nhiễm môi trường từ giao thông vận tải.
4.3. Quản lý chất thải rắn
4.3.1. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn
- Dành đủ đất trong quy hoạch phát triển đô thịcông nghiệp phục vụ cho thu
gom, vận chuyển (trung chuyển) và xử lý, thải bỏ chất thải rắn.
- Xây dựng lực lượng thu gom, phân loại, vận chuyển dịch vụ quản chất
thải rắn đủ mạnh, lập phương án thu gom và vận chuyển hợp lý;
- Đầu tư trang thiết bị đầy đủ phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải rắn.
- Quy hoạch địa điểm xử lý chất thải rắn lâu dài, ít nhất là 10 năm;
- Lựa chọn công nghệ xử lý đổ thải chất thải rắn phù hợp;
- Lập kế hoạch phân loại chất thải kế hoạch phát triển tái sử dụng quay
vòng sử dụng chất thải rắn;
- Kế hoạch kinh tế - tài chính phục vụ quản lý chất thải, áp dụng công cụ kinh tế
trong quản lý chất thải rắn;
- Nâng cao nhận thức giáo dục cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh giải
quyết vấn đề chất thải rắn đô thị.
4.3.2. Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn
nhiều nước người ta tiến hành thu gom phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Chất thải rắn từ các hộ hay từ cơ sở sản xuất đã được phân loại ngày từ nơi sản sinh ra
nó. Các chất độc hại, chất thải thông thường, chất thải thể tái sử dụng được phân
tách riêngđựng vào các túi hay các thùng có màu sắc khác nhau. Chất thải độc hai
được tách thu gom, vận chuyển riêng đưa đến nơi xử chất thải độc hại. Trên các
đường phố và ở các địa điểm sinh hoạt công cộng đều để sẵn các thùng rác để khách đi
trên đường phố không vứt rác ra đường.
Đối với các “xóm liều” trong đô thị, đường thường rất hẹp, xe thu rác không
vào được, cần phải giáo dục ý thức cung cấp phương tiện cho dân “xóm liều” thu
gom rác tại chỗcủa họ để đưa đến địa điểm đổ công cộngtừ địa điểm này có thể
thu gom và vận chuyển rác bằng xe đến nơi xử lý rác.
66
4.3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý đổ chất thải rắn hợp lý
- Chôn lấp chất thải rắn: công nghệ đơn giản nhất, đỡ tốn kém nhất nhưng
đòi hỏi phải có diện tích lớn.
- Chế biến chất thải rắn hữu cơ thành phân compost
Thành phần chất thải rắn hữu dễ phân hủy, như rau, quả phế phẩm, thực
phẩm thừa, cỏ, lá cây… có thể chế biến dễ dạng thành phân compost để phục vụ nông
nghiệp. Ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã xây dựng thí điểm xí nghiệp chế biến
phân compost từ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị. Nhưng công suất của các xí nghiệp
này còn nhỏ gặp nhiều gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động giá
thành của loại phân này đắt hơn các loại phân khác nên không tiêu thụ được, xí nghiệp
không cân bằng được thu chi. Nhà nước chưa có chính sách kinh tế - xã hội hỗ trợ cho
các xí nghiệp này để phát triển sản xuất, vừa giảm được diện tích bãi chôn rác, vừa có
thêm lượng phân, không phải là phân hóa học phục vụ nông nghiệp.
- Thiêu hủy chất thải rắn: Xây dựng các đốt rác với nhiệt độ cao thể đốt
được chất thải rắn thông thường, cũng như chất thải rắn nguy hại, trong nhiều trường
hợp người ta kết hợp lò đốt rác với sản xuất năng lượng như phát điện, cấp nước nóng.
Ưu điểm: làm giảm thể tích chất thải phải chôn, do đó làm giảm được diện tích
đất dùng cho bãi thải.
Nhược điểm: Giá thành đầu nhà máy đốt rác tương đối lớn, giá thành vận
hành nhà máy cũng cao. Ngoài ra, khói thải của nhà máy tính nguy hại, cần phải
tiến hành xử lý khói thải với công nghệ cao mới bảo vệ được môi trường.
- Ngoài ra, một số nước dùng phương pháp tông hóa chất thải rắn nguy
hại, đổ chất thải nguy hại vào các thùng, bể bọc kín bằng vật liệu kiến cố chôn sâu
dưới đất hoặc sâu dưới đáy biển.
4.3.4. Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn
Phát triển tái sử dụng quay vòng s dụng chất thải rắn phương cách tốt
nhất để giảm nhỏ nhu cầu đất chôn rác tiết kiệm vật liệu, tài nguyên thiên nhiên.
Hiện nay nước ta việc thu lượm các chất thải thể tái sử dụng được chủ yếu do
“đội quân” nhặt rác thể, chưa tổ chức thu gom sản xuất quy công
nghiệp. Rất nhiều chất thải rắn đô thị thể tái sử dụng, tái chế như kim loại vụn, vỏ
67
hộp, giấy, chai lọ, bao bằng nilon, Cần phải coi việc phát triển tái sử dụng
quay vòng sử dụng chất thải có ý nghĩa chiến lược trong quản lý chất thải rắn đô thị.
4.3.5. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn
- Phí người dùng. Phí này được áp dụng phổ biến ở các đô thị là phí thu gom và
xử lý chất thải rắn đô thị. Phí này được thu từ hộ gia đình và coikhoản tiền phải trả
cho dịch vụ thu gom xử chất thải, được tính toán trên sở tổng chi phí trực
itếp cho các dịch vụ, không tính đến thiệt hại môi trường. Phí này thay đổi tùy theo gia
đình, phụ thuộc vào số túi rác của gia đình thải ra. Cách thay đổi này đã khuyến khích
các gia đình tái sử dụng chất thải, khó khăn việc giảm sát sđổ thải chất thải rắn
vụng trộm của các hộ thiếu ý thức BVMT.
- Các phí sản phẩm và hệ thống ký quỹ và hoàn trả. Phí sản phẩm đánh vào các
sản phẩm bao không trả lại như bao dầu nhờn, phân bón, thuốc trừ sâu, các
lốp xe, các nhiên liệu ô tô. Hệ thống ký quỹ và hoàn trả được áp dụng phổ biến nhất
đối với đồ uống như chai hộp rượu, bia, nước giải khát, để khuyến khích tái sử dụng
lại các vỏ hộp, vỏ chai. Người sử dụng phải ký quỹ tiền các vỏ hộp, chai khi mua, khi
dung xong đem các vỏ hộp, chai sẽ nhận lại số tiền trên. Ở Mỹ quy định mỗi ắc-quy ô
tô phảiquỹ 5 đôla, nếu đem ắc-quy cũ đến cửa hàng để mua ắc-quy mới thì không
phải nộp tiền ký quỹ.
- Các khoản trợ cấp. Nhà nước cung câp các khoản trợ cấp cho các quan
khu vực tư nhân tham gia vào việc quản lý chất thải rắn, như trợ cấp nghiên cứu và lập
kế hoạch quản chất thải rắn, trợ cấp cho việc phát triển lắp đặt công nghệ sản
xuất thải ra ít chất thải hơn, trợ cấp, hỗ trợ gia hoặc ưu đãi miễn thuế, đối với công
nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải, …
68
Chương 5: Một số giải pháp tiêu biểu cải thiện môi trường
5.1. Vai trò của cây xanh đối với môi trường đô thị
5.1.1. Cây xanh đối với khí hậu
Cây xanh tác dụng làm giảm bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất làm giảm
bức xạ phản xạ, giảm nhiệt độ của không khí,m giảm tốc độ gió phần nào làm
tăng độ ẩm của không khí.
- Giảm bức xạ nhiệt: Tùy theo cây dày lá hay thưa lá, lá to hay lá nhỏ mà cây có
thể che chắn được 10-90% lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất. Cây xanh thông
thường thể che chắn 40-60% lượng bức xạ. Cây xanh còn tác dụng làm giảm
lượng phản xạ bức xạ mặt trời. Hệ số Albedo của mặt tường màu vàng nhạt thường
bằng 0,4-0,5 tức 40-50% lượng bức xạ mặt trời chiếu tới bị phản xạ ra môi trường
xung quanh. Albedo của mặt bêtông 0,35 -0,45, của mặt mái 0,3-0,4. Trong khi
đó, hệ số Albedo của cây xanh là 0,2-0,3 và của thảm cỏ là 0,18-0,24.
- Giảm nhiệt độ không khí, giảm nhiệt độ bề mặt, tăng độ ẩm và tăng lượng oxi
trong không khí: Trong thời gian ban ngày cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời hút nước
từ dưới đất lênhấp thụ khí CO để thực hiện quá trình diệp lục hóa theo công thức
2
cơ bản sau đây:
6CO
2
+ 5H O +674 calo ↔ C + 6O
2 6
H
10
O
5 2
Hay 6CO
2
+ 6H O +674 calo ↔ C + 6O
2 6
H
10
O
6 2
vậy, so với vùng đất trống, không trồng cây thì nhiệt độ không khí vùng
cây xanh ban ngày thấp hơn 1-3 C, hàm lượng oxi trong không khí tăng lên tới 20% và
0
hàm lượng khí CO ít hơn. Vào những ngày năng nóng, hiệu quả giảm nhiệt độ của cây
2
xanh lớn hơn, ngày ít nắng, râm mát, hiệu quả nhỏ hơn.
Cây xanh, thảm cỏ tác dụng giảm nhiệt độ bề mặt đất rất rệt. Số liệu đo
lường thực tế chứng tỏ nhiệt độ mặt đất dưới vườn cây xanh hay thảm cỏ thường
thấp hơn mặt đất khô trống tới 3-5 C. Nhiệt độ các bề mặt bêtông, đường nhựa cao
0
hơn mặt đất 2-3 C. Độ ẩm không khí ở vùng cây xanh ao hồ thường cao hơn ở khu phố
0
nhưng không đáng kể chỉ khoảng 2-6%.
- Tác dụng cản gió. Cây xanh có tác dụng làm giảm tốc độ gió, thông thường 10-60%.
Khu cây xanh càng to càng dày thì tác dụng cản gió càng lớn. Đối với gió lạnh và gió
69
bão thì hiệu quả này “dương tính”, còn đối với gió mát mùa thì tác dụng
“âm tính”.
5.1.2. Cây xanh với chất lượng môi trường
Môi trường đô thị thường bị ô nhiễm bởi các nguồn ô nhiễm công nghiệp, thủ
công nghiệp, giao thông vận tải và nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của thị dân thải ra.
Các chất ô nhiễm chính của môi trường không khí đô thị là:
- Bụi (bụi nặng, bụi nhẹ, bụi kim loại, bụi độc hại, bụi vi sinh vật)
- Khói, tro, bồ hóng
- Các hóa chất khí độc hại (chủ yếu là khí SO , CO, NO , H S, CH )
2 2 2 4
- Tiếng ồn
Cây xanh tác dụng hút bớt các chất ô nhiễm môi trường không khí ngoài ra
còn hút bớt các chất ô nhiễm độc hại trong môi trường đất, đặc biệt đối với kim loại
nặng như chì.
a) Giảm nồng độ bụi
Cây xanh đối với đô thị như phổi đối với con người, nó tác dụng lọc bụi
trong không khí, làm sạch môi trường.
Khả năng giữ bụi trên cành của cây phụ thuộc vào đặc thù của cây (càng
nhám càng bắt bụi dễ), to hay nhỏ, dày hay thưa, lùm cây hay tán cây …. phụ
thuộc vào thời tiết (nếu mưa định kỳ đều đặn thì hiệu quả lọc bụi của cây xanh tốt
hơn khi trời nắng khô liên tục, mưa tác dụng rửa sạch cây để đón nhận bụi
mới). Khả năng giữ bụi trung bình của một số cây (gần đúng) theo bảng 5.1.
Bảng 5.1. Hiệu quả lọc bụi của cây xanh
Cây
Tổng diện
tích lá (m )
3
Tổng lượng bụi giữ
trên cây (kg)
Phượng 86 4
Du 66 18
Liễu 157 38
Phong 171 20
Dương Canada 267 34
Tần bì 195 30
Bụi cây đinh hương 11 1,6
70
Khu cây xanh cũng như những thảm cỏ tươi còn tác dụng hạn chế nguồn bụi bay
lên từ mặt đất. Còn các bãi trống, bãi cát thường sản sinh ra nhiều bụi, gió sẽ tung
các bụi này bay lên ô nhiễm bụi đối với các vùng xung quanh.
Nói chung cây xanh có thể làm giảm nồng độ bụi trong không khí 20-65%. Kết
quả đo lường một số đường phố Nội cho thấy khi bên đường phố dãy cây
xanh thì nồng độ bụi ở tầng 2 chỉ bằng 30-50% nồng độ bụi ở nhà tầng một.
b) Hấp thụ các chất độc hại trong không khí và từ dưới mặt đất
Trên có sở các quá trình hoạt động hóa sinh và vật lý mà cây xanh có khả năng
hấp thụ các chất khí độc hại, bụi chì, hơi chì trong không khí cũng như các phần tử
kim loại nặng trong đất. Các chất khí độc và kim loại được cây hấp thụ và chủ yếu giữ
ở phần mô bì của lá cây, một phần được chứa ở trong thân cây, cành cây và rễ cây.
Vì vậy, các cây rau, quả trồng ở vùng môi trường không khí, môi trường nước,
môi trường đất bị ô nhiễm thì chúng sẽ hấp thụ các chất ô nhiễm độc hại và chưa các
chất độc hại trong bản thân chúng. Con người ăn các chất độc hại này sẽ bị ô nhiễm
độc hại.
Nhưng các loại cây thân gốc hấp thụ các chất khí độc hại kim loại nặng thì
đó là điều rất tốt, tác dụng làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm độc hại trong
môi trường và không gây độc đối với con người.
Bảng 5.2. Hàm lượng lưu huỳnh chứa trong một số cây trồng ở đô thị
Loại cây Hàm lượng chất lưu huỳnh trong lá (%)
Phượng 0.104
Sồi 0.135
Liễu 0.200
Phong 0,244
Dâu gia 0.163
Đinh Hương 0.103
Dương Canada 0.176
Tần bì 0.168
Nhìn chung, cây xanh thể giảm ô nhiễm chất khí độc hại trong môi trường
10-35%.
c) Hấp thụ tiếng ồn
Sóng âm thanh truyền qua các lùm cây sẽ bị phản xạ qua lại nhiều lần năng
lượng âm sẽ bị giảm đi rõ rệt, do đó cây xanhkhả năng hút âm, giảm nhỏ tiếng ồn,
đặc biệt tiếng ồn giao thông. Các dãy cây xanh dày đặc rộng 10-15 m thể giảm
71
tiếng ồn 15-18dB. Khả năng giảm tiếng ồn của cây xanh không những phụ thuộc vào
loại cây còn phụ thuộc vào cách bố trí, phối hợp các loại cây tán, lùm, các
khóm cây, bụi cây và các dậu cây.
Ngoài ra, một số cây xanh còn có tác dụng sát trung, vệ sinh môi trường và tăng
cường các ion tươi trong không khí, tạo điều kiện dễ chịu đối với con người. Đó là các
loại cây (xếp thứ tự từ các loại cây tác dụng manh đến thấp): các loại thông, sồi,
trắc bá diệp, linh sam, sồi đen, cây trăn…
Một số cây còn tác dụng chỉ thị mức độ ô nhiễm của môi trường (có thể
dùng làm thước đo hay công cụ kiểm tra mức độ ô nhiễm môi trường). Ví dụ tác dụng
của một số loại hóa chất độc hại tới mức độ nào đó thì làm cho cây bị đốm lá, vàng
lá…
5.2. Phát triển cơ sở hạ tầng “xanh” đô thị
5.2.1. Khái niệm
Cơ sở hạ tầng xanh là việc ứng dụng các hệ thống tự nhiên trong môi trường đô
thị để thay thế hoặc bổ sung cho hệ thống cơ sở hạ tầng nhân tạo, qua đó cung cấp các
tiến trình tự nhiên trong việc vận chuyển nước và xử lý nước bị ô nhiễm.
5.2.2. Cơ sở lý thuyết của các hệ sinh thái tự nhiên trong môi trường đô thị
Nghiên cứu quy hoạch đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu trước hết cần phải
dựa trên hai giả thuyết.
Thứ nhất, mỗi thành phố một hệ sinh thái. Định nghĩa đơn giản một hệ sinh
thái là một cộng đồng các sinh thể sống tương tác với các vật thể ‘chết’. Bên trong hệ
sinh thái đô thị lại có các hệ khác nhỏ hơn; các hệ nhỏ này được coi là hệ mở do có sự
trao đổi chất năng lượng liên tục giữa bên trong và bên ngoài, dẫn đến sự thay đổi
phát triển theo thời gian của chúng. Đây điều cần lưu ý, biến đổi khí hậu làm
tăng tốc quá trình thay đổi này.
Thứ hai, mỗi thành phố một lưu vực hứng trữ nước. Trong điều kiện môi
trường tự nhiên, sẽ khoảng 27% lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt 20%
dưới dạng dòng chảy ngầm. Như vậy khả năng cấp nước của lưu vực tự nhiên
khoảng 47% lượng nước mưa. Nhưng trong môi trường xây dựng nhân tạo như một
thành phố, dòng chảy ngầm chỉ chiếm khoảng 5% do rất ít nước thấm được qua mặt
72
đất, trong khi lượng nước chảy tràn lại chiếm đến tận 58%. So sánh khả năng cấp nước
của hai lưu vực (63% trong môi trường đô thị so với 47% trong môi trường tự nhiên),
ta sẽ thấy tầm quan trọng của việc tận dụng lượng nước chảy tràn rất lớn trong đô thị.
Vấn đề đặt ra là làm sao có thể giữ được lượng nước này để tái sử dụng. Chúng
ta sẽ thể thiết kế mái nhà, tường để tăng cường khả năng trữ nước của một thành
phố, thu gom chứa nước mưa dưới vỉa để sau đó xử i sử dụng, sử dụng
thảm thực vật ở mặt đất như những tấm lọc sinh học v.v…
Những mái nhà, tường hoặc vỉa được thiết kế như vậy được coi là ‘cơ sở hạ
tầng xanh’, một cụm từ đang được sử dụng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
5.2.3. Xử lý nước mưa trong điều kiện biến đổi khí hậu
(a) (b)
Hình 5.1. Xử lý lượng nước mưa tăng đột biến do biến đổi khí hậu
Trong hình 5.1 (a), phần màu tím thể hiện lượng nước mưa và nước chảy tràn ở
mức thông thường trên các bề mặt cứng hóa trong thành phố. Khi cường độ mưa tăng
lên nhiều hơn mức thông thường, mực nước sẽ dâng cao đến cả phần màu xanh. Nếu
hệ thống thoát nước không được cải thiện thì tình trạng ngập lụt nghiêm trọng sẽ diễn
ra. Hình 5.1 (b) là cơ chế để giải quyết vấn đề này, lượng nước dồn lên các khu vực đã
bị cứng hóa sẽ thấm xuống lớp đất phía dưới qua các tấm lọc sinh học.
5.2.4. Phát triển hệ thống cây xanh đô thị
Hệ thống cây xanh hoàn chỉnh trong mỗi đô thị bao gồm:
a) Vành đai cây xanh xung quanh thành phố (như các khu rừng)
73
Chức năng của vành đai cây xanh này tham gia điều hòa khí hậu thành phố,
cung cấp không khí tươi mát, trong sạch cho thành phố về mùa hè và che chắn gió lạnh
về mùa đông và tôn cao giá trị của các danh lam thắng cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải
trí của các chuyến đi chơi xa của nhân dân thành phố. Thông thường, người ta kiến tạo
các khu rừng ở ngoại vi thành phố nằm ở hướng gió chính đối với thành phố.
b) Vành đai cây xanh cách ly vệ sinh đối với các khu công nghiệp và khu giao thông
Vành đai cây xanh ở các khu công nghiệp để cải thiện vi khí hậu và môi trường
giảm bớt tác động ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp đối với khu dân cư xung
quanh. Vì vậy cần phải có quy hoạch cải tạo vành đai các khu công nghiệp và kiến tạo
các dải cây xanh bao quanh. Chiều rộng cách ly vệ sinh cũng như chiều rộng các giải
cây xanh bao quanh khu công nghiệp không nên đồng đều một hướng nên tỷ lệ
với tần suất gió ở từng hướng.
Phương tiện giao thôngnguồn gây ô nhiễm lớn của đô thị. Vì vậy, ở hai bên
đường cần có các dải cây xanh làm giảm ô nhiễm môi trường. Các dải cây xanh hải kết
hợp cây có tán, cây có lùm và các bụi khóm cây. Chiều rộng của dải cây xanh tối thiểu
6m chiều cao 7-10m. Khi trồng cây dọc hai bên đường cần chú ý đến tầm nhìn
của lái xe đặc biệt là chỗ đường cong và chỗ rẽ.
c) Cây xanh dọc theo các sông ngòi của đô thị
Chức năng: kết hợp với mặt nước cải thiện vi khí hậu thành phố, bảo vệ dòng
chảy, chống dân lấn chiếm đất.
d) Hệ thống công viên nội thành
Mục đích: Kết hợp giữa yêu cầu cải thiện khí hậu môi trường đô thị với nhu cầu
giải trí, thư giãn, hội hè và sinh hoạt của nhân dân.
e) Cây xanh trong khu nhà ở
Vườn cây trong nhà ở có thể được phân thành: Khu sân chơi và khu yên tĩnh
thể dạo mát hoặc ngồi nghỉ. Cây xanh khu động nên trong bao quanh, trồng cây thân
gỗ. Khu yên tĩnh thể trồng kết hợp giữa cây tan với cây bụi, bồn hoa, thảm cỏ
kết hợp với những con đường nhỏ, có hàng ghế đá. Giữa khu yên tĩnhvà khu động nên
tạo sự gắn kết.
f) Vườn cây trong hàng rào các công trình (đặc biệt là trong các bệnh viên, trường học,
cơ quan, công trình văn hóa, các nhà máy và trong các biệt thự).
74
5.2.5. Mái nhà xanh
a) Khái niệm
Mái nhà xanhmái nhà của một tòa nhà được một phần hoặc hoàn toàn bao
phủ bởi thảm thực vật và đất.
b)Lợi ích của mái nhà xanh
b1. Lợi ích công cộng
- Cải thiện tính thẩm mỹ
Phủ xanh đô thị từ lâu đã được xem một chiến lược dễ dàng hiệu quả để
làm đẹp môi trường xây dựng, giảm thải ô nhiễm môi trường tạo không gian xanh
cho các thành phố và các khu dân cư.
- Xử lý chất thải
thể ứng dụng mái nhà xanh để phủ xanh các bãi chôn lấp rác thải. Mái nhà
xanh có thể góp phần cải thiện các bãi chôn lấp bởi vì:
- Kéo dài tuổi thọ của màng chống thấm của bãi chôn lấp, giảm thiểu
chất thải liên quan.
- Có thể sử dụng các vật liệu tái chế trong môi trường
- Quản lý nước
Với mái nhà xanh, nước được lưu trữ bởi các chất nền (Đất, sỏi…) sau đó
được quay trở lại bầu khí quyển thông qua việc bốc hơi nước.
Vào mùa hè, tùy thuộc vào các nhà máy và chiều sâu của lớp đất trồng, mái nhà
xanh giữ lại 70-90% lượng mưa rơi trên mái. dụ: một mái nhà xanh được phủ
cỏ với 40-20 cm độ dầy lớp đất trồng thì có thể giữ lại từ 10-15 cm nước.
Mái nhà xanh không chỉ giữ lại nước mưa và cũng trì hoãn thời gian dòng chảy
xảy ra. Làm giảm đi một phần áp lực cho các loại cống thu nước của thành phố. Giảm
đi phần nào lượng nước ngập.
- Ảnh hượng đến vi khí hậu
Thông qua các chu kỳ sương bốc hơi nước hàng ngày, thực vật trên bề mặt
mái nhà xanh thể làm mát thành phố trong những tháng mùa nóng làm
giảm đi nhiệt độ không khí. Ánh sáng được hấp thụ bở thảm thực vật trên mái sẽ
được chuyển đổi thành năng lượng nhiệt.
75
Mái nhà xanh cũng có thể làm giảm sự phân bố của bụi và các hạt vật chất trên
toàn thành phố. Điều này thể đóng một vai trò trong việc giảm phát thải khí
nhà kính.
- Cải thiện chất lượng không khí
Các loài thực vật trên mái nhà xanh có thể nắm bắt được các chất ô nhiễm trong
không khí và các chất lắng đọng trong bầu khí quyển. Mái nhà xanh có thể lọc các loại
khí độc hại.
Mái nhà xanh thể giảm nhiệt độ môi trường nên giảm nhu cầu về việc sử
dụng điện và có khả năng làm giảm lượng CO và gây ô nhiễm các phụ phẩm khác vào
2
không khí.
- Tạo không gian xanh:
Mái nhà xanh giúp đạt được các nguyên tắc của sự tăng trưởng thông minh
tích cực ảnh hưởng đến môi trường đô thị bằng cách tăng tiện nghi không gian
xanh. Mái nhà xanh có thể cung cấp một số chức năng tiện lọi bao gồm:
Có thể một khu vườn nhỏ để sản xuất các sản phẩn nông nghiệp như:
rau xanh, cây ăn trái…
Không gian thương mại: thể sử dụng mái nhà xanh để làm khu
vực nhà hàng, quán café trên sân thượng..
Không gian giải trí: nơi vui chơi của trẻ em, không gian để tập thể
dục..
- Tạo việc làm
Sự tăng trưởng của mái nhà xanh các công trình xây dựng xanh mang lại cho
thị trường hội việc làm mới liên quan đến sản xuất, sinh trưởng cây trồng,
thiết kế, lắp đặt và bảo trì.
tiềm năng đáng kể cho sự phát triển mới trong khu vực đô thị đông đúc
trước đây không sử dụng được.
b2.Lợi ích cá nhân
- Hiệu quả về năng lượng
Các vật liệu cách nhiệt được tạo ra bởi mái nhà xanh thể làm giảm năng
lượng cần thiết dể điều tiết nhiệt độ của một tòa nhà, mái nhà. Giảm thiểu những tốn
thất lớn do nhiệt độ gây ra vào mùa hè.
76
Ví dụ, nghiên cứu được công bố bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia của Canada
phát hiện ra rằng một mái nhà màu xanh cây rộng lớn làm giảm nhu cầu năng
lượng hàng ngày cho máy điều hòa không khí vào mùa hè bởi hơn 75%.
- Giảm bức xạ điện từ
Các rủi ro gây ra bởi bức xạ điện từ (từ các thiết bị không dây thông tin di
động) đối với sức khỏa con người vẫn còn một câu hỏi để tranh luận. Tuy
nhiên, mái nhà xanh khả năng làm giảm sự xâm nhập của các bức xạ điện từ
đến 99,4%.
- Giảm tiếng ồn
Mái nhà xanh có khả năng làm suy giảm tiếng ồn tuyệt vời, đặc biệt cho âm
thanh tần số thấp. Một mái nhà xanh diện tích lớn thể làm giảm âm thanh
từ bên ngoài bằng 40 db.
- Thị trường
Mái nhà xanh có thể làm tăng khả năng tiếp thị của một tòa nhà. Nó là một biểu
tượng dễ nhận biết của phong trào xây dựng xanh thể như một động lực để
những người quan tâm đến lợi ích của mái nhà xanh thể học hỏi xây dựng
theo.
b) Sự ảnh hưởng của mái nhà xanh đến môi trường
- Đối với nước ngầm
Bề mặt lớp phủ thực vật của mái nhà xanh có tác dụng hấp thụ nước mặt tốt hơn
so với các bề mặt đất trống các bề mặt bị bao phủ khác. Do đó, mái nhà xanh
làm hạn chế dòng chảy nước mặt, giữ lại một phần nước. Mặt khác cùng với hệ
thống các hồ chứa ảnh hưởng lớp đối với việc điều hòa mực nước ngầm. Đây
điều cùng quan trọng đối với các thành phố đang phát triển với tốc độ đô thị
hóa cao, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện tối ưu. Thành phố sẽ chịu hậu
quả nghiêm trọng trong mùa mưa hàng loạt hệ quả xấu khác kèm theo.
- Giữ gìn tính đa dạng sinh học
Các không gian xanh nói chung mái nhà xanh nói riêng nơi trú tập
trung của hệ động thực vật trong tự nhiên hoặc những môi trường gần với tự nhiên.
Số lượng thể loài đều cùng thưa thớt các khu vực đã bị tông quá.
vậy, nếu mọi nơi trong đô thị đều nhà ở, văn phòng, nghiệp, đường giao
77
thông… thì chúng ta sẽ mất đi đáng kể hệ sinh thái bản địa. Điều đó nghĩa
nhiều loại gen sẽ bị biến mất sẽ trở thành hiện tượng phổ biến.
- Làm sạch không khí
Cũng như bất kỳ hệ sinh thái thực vật nào trên trái đất, mái nhà xanh chức
năng làm sạch không khí, bởi khả năng ‘bắt’ và ‘giữ’ bụi, hấp thụ khí cacbonic
5.2.6. Tường sống
Khái niệm:
Tường sống tường của các tòa nhà trong đô thị được phủ lên một lớp thực
vật.
Lợi ích:
- Giảm hiện tượng ‘đảo nhiệt đô thị’.
- Như một lớp lọc sinh học
5.2.6. Kết hợp ‘mái nhà xanh’ và ‘tường sống’
Nếu đồng bộ hóa các mảng xanh trên tường mái nhà, ta sẽ một hệ thống
tích hợp đồng bộ từ mặt đất đến mái nhà, giúp làm giảm mức tiêu thụ năng lượng, hình
thành các vành đai xanh trong thành phố, giảm dòng chảy tràn do mưa, tăng mảng
xanh đô thị.
78
| 1/83

Preview text:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------------------- BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ Đồng Nai, 2018 MỤC LỤC
Chương 1. Những vấn đề chung về môi trường đô thị, khu công nghiệp và làng nghề......1
1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của môi trường đô thị.............................................1
1.1.1. Khái niệm và phân loại đô thị...........................................................................1
1.1.2. Quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững......................................................4
1.1.3. Vấn đề môi trường cơ bản tại đô thị..................................................................5
1.2. Khái niệm và phân loại khu công nghiệp.................................................................6
1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp..............................................................................6
1.2.2. Phân loại khu công nghiệp................................................................................6
1.3. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của môi trường làng nghề.......................................6
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề.....................................................................6
1.3.2. Đặc trưng cơ bản của làng nghề........................................................................8
1.4. Các tiêu chí đánh giá môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề.........10
1.4.1. Tiêu chí về áp lực............................................................................................11
1.4.2. Tiêu chí về trạng thái.......................................................................................12
1.4.3. Tiêu chí về đáp ứng.........................................................................................13
Chương 2. Hiện trạng môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề..................15
2.1. Hiện trạng môi trường đô thị và khu công nghiệp.................................................15
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước đô thị và khu công nghiệp..................................15
2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp..........................25
2.1.3. Hiện trạng môi trường đất đô thị.....................................................................33
2.1.4. Hiện trạng chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp.........................................36
2.2. Hiện trạng môi trường làng nghề...........................................................................38
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí làng nghề...................................................38
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước làng nghề...........................................................40
2.2.3. Hiện trạng chất thải rắn làng nghề...................................................................43
Chương 3: Công cụ quản lý môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề.........45
3.1. Nhóm công cụ pháp lý...........................................................................................45
3.1.1. Các quy định và quy chuẩn môi trường..........................................................45
3.1.2. Các loại giấy phép về môi trường...................................................................45
3.1.3. Kiểm soát môi trường.....................................................................................45
3.1.4. Thanh tra môi trường......................................................................................48
3.1.5. Đánh giá tác động môi trường.........................................................................50
3.1.6. Đánh giá môi trường chiến lược......................................................................51
3.2 Nhóm công cụ kinh tế.........................................................................................52
3.2.1. Các lệ phí ô nhiễm..........................................................................................52
3.2.2. Tăng giảm thuế...............................................................................................53
3.2.3. Các khoản trợ cấp...........................................................................................54
3.2.4. Ký quỹ - hoàn trả............................................................................................54
3.2.5. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi.............................................................55
3.2.6. Đền bù thiệt hại...............................................................................................56
3.2.7. Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm.......................................56
Chương 4: Quản lý các thành phần môi trường của khu đô thị, khu công nghiệp và làng
nghề.................................................................................................................................. 60
4.1. Quản lý môi trường nước.......................................................................................60
4.1.1. Quản lý môi trường nước mặt.........................................................................60
4.1.2. Quản lý môi trường nước ngầm......................................................................62
4.2. Quản lý môi trường không khí...............................................................................62
4.2.1. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm tĩnh...............................................................62
4.2.2. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động.........................................................63
4.3. Quản lý chất thải rắn..............................................................................................66
4.3.1. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn............................66
4.3.2. Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn.....................................66
4.3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý đổ chất thải rắn hợp lý..........................................67
4.3.4. Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn..............................67
4.3.5. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn.................................68
Chương 5: Một số giải pháp tiêu biểu cải thiện môi trường.............................................69
5.1. Vai trò của cây xanh đối với môi trường đô thị......................................................69
5.1.1. Cây xanh đối với khí hậu................................................................................69
5.1.2. Cây xanh với chất lượng môi trường...............................................................70
5.2. Phát triển cơ sở hạ tầng “xanh” đô thị...................................................................72
5.2.1. Khái niệm........................................................................................................72
5.2.2. Cơ sở lý thuyết của các hệ sinh thái tự nhiên trong môi trường đô thị............72
5.2.3. Xử lý nước mưa trong điều kiện biến đổi khí hậu...........................................73
5.2.4. Phát triển hệ thống cây xanh đô thị.................................................................74
5.2.5. Mái nhà xanh..................................................................................................75
5.2.6. Tường sống.....................................................................................................78
5.2.6. Kết hợp ‘mái nhà xanh’ và ‘tường sống’.........................................................78
Chương 1. Những vấn đề chung về môi trường đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của môi trường đô thị
1.1.1. Khái niệm và phân loại đô thị
a) Khái niệm đô thị
Đô thị là nơi tập trung dân với mật độ cao, hoạt động chủ yếu của đô thị là phi
nông – lâm nghiệp (sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, chính trị, văn hóa, khoa
học, thương mại, dịch vụ, du lịch và v.v…). Đô thị là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên
nhiên, năng lượng, sản phẩm của xã hội tính trên đầu người cao hơn nhiều lần so với
trị số trung bình của quốc gia. Đây là nơi phát sinh nhiều chất thải nhất, làm ô nhiễm
môi trường đất, môi trường không khí … đối với bản thân nó, cũng như đối với cả
vùng rộng lớn xung quanh nó. Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có
mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi (Phạm Ngọc Đăng, 2004).
b) Phân loại đô thị
Theo nghị định số 42/2009/NĐ-CP ban hành ngày 7/5/2009 về việc phân loại
đô thị thì đô thị được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và
loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
- Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố
thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
- Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội
thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
- Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng
tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Bảng 1.1. Liệt kê tiêu chí phân loại đô thị Loại đô Đặc điểm Dân số Mật đô dân thị 1
Đô thị đặc Thủ đô, trung tâm kinh tế, tài chính, Quy mô dân số Mật độ dân biệt
hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo toàn đô thị từ 5 số khu vực
dục - đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối triệu người trở nội thành từ
giao thông, giao lưu trong nước và lên. 15.000
quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát Tỷ lệ lao động người/km2 trở
triển kinh tế - xã hội của cả nước. phi nông nghiệp lên.
Hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng đồng tối thiểu đạt
bộ, 100% áp dụng công nghệ sạch 90% so với tổng
hoặc giảm thiểu ô nhiễm. số lao động.
60% các trục phố chính đạt tiêu chuẩn
tuyến phố văn minh đô thị.
Đô thị loại Đô thị Trung ương, trung tâm kinh tế, Đô thị trực Mật độ dân I
văn hoá, khoa học – kỹ thuật, hành thuộc tỉnh có số nội thành:
chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch quy mô dân số 12.000
vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong toàn đô thị từ người/km2 trở
nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự 500 nghìn người lên (thuộc
phát triển kinh tế - xã hội của một trở lên. trung ương),
hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. Đô thị trực 10.000
Hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng tiến thuộc Trung người/km2 trở
tới đồng bộ, 100% áp dụng công nghệ ương có quy mô lên (thuộc
sạch hoặc giảm thiểu ô nhiễm. dân số toàn đô tỉnh)
50% các trục phố chính đạt tiêu chuẩn thị từ 1 triệu
tuyến phố văn minh đô thị. người trở lên; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động.
Đô thị loại Chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá, Quy mô dân số: Mật độ dân II
khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo 800 nghìn người số nội thành: 2
dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu (trực thuộc trung 8.000
mối giao thông, giao lưu trong vùng ương), từ 300 người/km2 trở
tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy nghìn người trở lên (trực
sự phát triển kinh tế - xã hội của một lên (trực thuộc thuộc tỉnh),
tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. tỉnh). 10.000
Hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng tiến Tỷ lệ lao động người/km2 trở
tới đồng bộ, 100% áp dụng công nghệ phi nông nghiệp lên(trực thuộc
sạch hoặc giảm thiểu ô nhiễm. khu vực nội Trung ương).
40% các trục phố chính đạt tiêu chuẩn thành tối thiểu
tuyến phố và văn minh đô thị. đạt 80% so với tổng số lao động.
Đô thị loại Chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá, Quy mô dân số: Mật độ dân III
khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo 150 nghìn người số nội thanh:
dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu trở lên. 6000
mối giao thông, giao lưu trong tỉnh Tỷ lệ lao đô phi người/km2 trở hoặc vùng liên tỉnh. nông nghiệp lên
Hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng tiến ≥75% trong tổng
tới đồng bộ, 100% áp dụng công nghệ số lao động
sạch hoặc giảm thiểu ô nhiễm, 40%
các trục phố chính đạt tiêu chuẩn
tuyến phố văn minh đô thị.
Đô thị loại Chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá, Quy mô dân số: Mật độ dân IV
khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo 50 nghìn người số nội thanh:
dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu trở lên. 5000
mối giao thông, giao lưu trong tỉnh Tỷ lệ lao đô phi người/km2 trở hoặc vùng liên tỉnh. nông nghiệp lên
Hệ thống công trình hạ tầng đô thị đã ≥70% trong tổng
và đang xây dựng từng mặt tiến tới số lao động
đồng bộ và hoàn chỉnh, phải áp dụng
công nghệ sạch hoặc giảm thiểu ô nhiễm. 3
Đô thị loại Trung tâm tổng hợp hoặc chuyên Quy mô dân số: Mật độ dân V
ngành kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ 4 nghìn người số nội thành:
thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, trở lên. 2000
du lịch, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế - xã Tỷ lệ lao đô phi người/km2 trở
hội huyện hoặc cụm xã. nông nghiệp lên
Hệ thống công trình hạ tầng đô thị đã ≥65% trong tổng
và đang xây dựng từng mặt tiến tới số lao động
đồng bộ và hoàn chỉnh, phải áp dụng
công nghệ sạch hoặc giảm thiểu ô nhiễm.
1.1.2. Quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững
a) Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh
chóng các điểm dân cư đô thị, trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.
Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng
và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học xem xét và quan
sát hiện tượng đô thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau. Ở đây, xảy ra tiến trình di chuyển
dân cư từ nông thôn ra thành thị. Một quốc gia được xem là đô thị hóa khi có trên 50%
dân số sống ở vùng thành thị. Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về
cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức
không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. Quá trình đô thị hóa
ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp ở trình độ khá cao. Sự hình thành các đô thị
gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay. Sự
phát triển dân số đô thị quá nhanh ở các quốc gia, nhất là các nước chậm phát triển đã
phát sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường như cung cấp nhà ở,
cung cấp nước, tạo công ăn việc làm, giao thông đô thị, vệ sinh môi trường, …
b) Quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững
Về mặt tích cực: Đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự
phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị… 4
Về mặt tiêu cực: Đô thị hoá nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không
phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra
thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn
thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày
càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng
tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
1.1.3. Vấn đề môi trường cơ bản tại đô thị
- Việc tập trung dân cư đông đúc dẫn đến các nhu cầu về nhà ở (hình thành các
khu ổ chuột) việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông… tạo áp lực lên nguồn tài nguyên giới hạn.
- Tăng khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt gây ra các loại bệnh tật.
- Gia tăng chất thải nguy hại, nhất là chất thải bệnh viện tạo ra mầm bệnh ảnh
hưởng sức khỏe cộng đồng.
- Nước thải của đô thị gây ô nhiễm các thủy vực và nước ngầm làm tác động
xấu hệ sinh thái thủy sinh và người dân sống trong lưu vực
- Khí thải từ các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp gây ra các bệnh
về đường hô hấp, tiêu hóa, tim mạch.
- Gia tăng hiện tượng đảo nhiệt đô thị, môi trường vi khí hậu vùng trung tâm
thường nóng hơn 1-3 0C so với khu vực xung quanh
- Các áp lực có thể vượt quá sức tải của môi trường, vượt quá khả năng đáp ứng
của con người và xã hội.
- Các vấn đề công ăn, việc làm, giải trí,…
1.2. Khái niệm và phân loại khu công nghiệp
1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới, địa giới
xác định không có dân cư sinh sống, do chính phủ quyết định thành lập. Khu công
nghiệp bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao. 5
1.2.2. Phân loại khu công nghiệp
- Phân loại theo đặc điểm quản lý: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ kỹ thuật cao.
- Phân loại theo loại hình công nghiệp: KCN khai thác và chế biến dầu khí,
KCN thực phẩm,… Tuy nhiên các KCN hiện nay phần lớn là KCN đa ngành phù hợp
theo cơ cấu phát triển kinh tế và công nghiệp của khu vực.
- Phân loại theo mức độ độc hại: Đây là hình thức phân loại hay được đề cập tới
bởi nó quyết định việc bố trí của KCN so với khu dân cư cũng như các biện pháp để
đảm bảo điều kiện về môi trường. Mức độ vệ sinh công nghiệp của KCN phụ thuộc
chủ yếu vào loại hình công nghiệp bố trí trong KCN. - Phân loại theo quy mô:
+ KCN có quy mô nhỏ: thường có diện tích đến 100ha;
+ KCN có quy mô trung bình: 100-300ha;
+ KCN có quy mô lớn: hơn 300ha.
1.3. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của môi trường làng nghề
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề
a) Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (gọi chung là
cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất
ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (theo thông tư số 46/2011/TT-BTNMT
Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề)
Làng nghề là các làng nông thôn Việt Nam tồn tại hoạt động các nghề tiểu thủ
công nghiệp, phi nông nghiệp, có tối thiểu 30% số lao động của làng tham gia và đóng
góp ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng.
Tiêu chí để được công nhận làng nghề như sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. 6
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước .
Có nhiều cách phân loại làng nghề như:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển các nghề: làng nghề truyền thống, làng nghề mới...
- Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ...
- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề tryền thống chuyên
doanh, làng nghề kinh doanh tổng hợp, làng nghề chuyên doanh sản phẩm truyền
thống vừa phát triển ngành nghề mới...
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghề vừa
sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp. Các
làng nghề thủ công chuyên nghiệp. Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
- Theo ngành nghề sản xuất, phân loại thành:
+ Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
+ Làng nghệ dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
+ Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá
+ Làng nghề tái chế phế liệu
+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ + Nhóm làng nghề khác
- Theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thành ba nhóm:
Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C tại Phụ lục 01 của Thông tư 46/2011/TTBTNMT.
Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư.
Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một hoặc một số công đoạn
sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới
những công đoạn này trong khu dân cư.
Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư. 7
b) Đặc điểm của làng nghề
- Quy mô sản xuất nghề nhỏ (gia đình, thôn ,xóm), trình độ thủ công, thiết bị
chắp vá, lạc hậu, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư.
- Lực lượng lao động không phân biệt tuổi tác, giới tính, phần lớn có quan hệ
gia đình dòng họ, được đào tạo theo kiểu “cha truyền con nối”.
- Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ phụ thuộc vào
đặc điểm sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- Các làng nghề từ Bắc vào Nam có nhiều tính chất tương đồng về nghề, về sản
phẩm, tính văn hóa nghệ thuật do hiện tượng di dân, di nghề và hiện tượng bành
trướng tự nhiên của hiện tượng kinh tế xã hội làng nghề.
1.3.2. Đặc trưng cơ bản của làng nghề
- Về môi trường, mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở các làng
nghề khác nhau là khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản phẩm
và thành phần chất thải ra môi trường. Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
cho thấy có 8- 30% người dân mắc bệnh về đường tiêu hóa, 4.5 – 23% bệnh viêm da, 6
– 18% bệnh đường hô hấp, 13 – 38% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa…Tỷ lệ mắc bệnh
liên quan đến nghề sản xuất tại Dương Liễu – Hà Nội là 70%, làng bún bánh Vũ Hội –
Thái Bình là 70%, làng bún Phú Đô, làng rượu Tân Độ là 50%...
- Về quy mô sản xuất, đa số các hộ sản xuất kinh doanh ngay trên diện tích đất
ở, nhà ở với mặt bằng chật hẹp. Ở những làng nghề phát triển như Mẫn Xá, Đa Hội
(Bắc Ninh), Vân Chàng (Nam Định), Vũ Hội, Nguyên Xá (Thái Bình) gần như 100%
số hộ sử dụng nhà ở, sân vườn làm nơi sản xuất hoặc chứa vật tư, nguyên liệu, sản
phẩm, thậm chí là cả chất thải.
- Về vốn đầu tư, theo điều tra cho thấy các cơ sở sản xuất làng nghề có tới 80%
là thiếu vốn. Đối với các làng nghề phát triển, nguồn vốn đàu tư cao trong khi chưa
đến 10% số người sản xuất có thể sử dụng hệ thống tín dụng của nhà nước còn lại các
cơ sở vừa và nhỏ đều sử dụng nguồn vốn tư nhân. Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp
nên so với các doanh nghiệp lớn ngoài làng nghề, doanh nghiệp làng nghề còn khá
lúng túng khi làm hồ sơ vay vốn.
- Về công nghệ và thiết bị sản xuất, các công nghệ sản xuất và thiết bị được sử
dụng hiện nay ở các làng nghề phần lớn đều thô sơ lạc hậu. Các cơ sở thường lựa chọn 8
quy trình sản xuất thủ công giá rẻ, dễ sử dụng phù hợp với trình độ lao động nông
thôn, giá nhân công rẻ, giá nhiên liệu rẻ, sử dụng các hóa chất độc hại nhằm thu lợi
nhuận tối đa trong sản xuất.
- Về công nghệ, hầu hết các thiết bị để sản xuất tại các làng nghề chủ yếu được
mua từ các doanh nghiệp đã thanh lý. Việc sử dụng công nghệ cũ không những làm
giảm năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn trực tiếp gây ra những hậu quả xấu tác
động đến môi trường. Hiệu suất xử lý kém đồng nghĩa với nó là lượng chất thải thải ra
môi trường càng lớn và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là không thể tránh khỏi.
- Về trình độ người lao động, lao động sản xuất làng nghề là nguồn lao động tại
chỗ trong khu dân cư. Những lao động này có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật
thấp. Họ học nghề theo kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp không toàn diện. Vì vậy,
việc tiếp cận các thiết bị công nghệ mới còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu sản
xuất đặt ra và thiếu nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường.
- Về cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường môi trường làng nghề, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định trong công tác bảo vệ môi trường
nhưng vấn đề môi trường làng nghề mới chỉ được đề cập một cách gián tiếp và còn
nhiều thiếu hụt trong quản lý vĩ mô.
- Đối với cộng đồng dân cư tại các làng nghề, ý thức bảo vệ môi trường của
người dân còn chưa cao. Có sự nể nang trong mối quan hệ họ hàng, làng xã. Thu nhập
của các hộ gia đình chưa cao nên người dân chỉ tập trung vào việc sản xuất để tăng thu
nhập đảm bảo cho đời sống mà bỏ qua vấn đề gây ô nhiễm. Cũng chính vì vậy, công
tác xử phạt hành chính ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công tác xử phạt
chưa kịp thời và triệt để.
1.4. Các tiêu chí đánh giá môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
Để đánh giá môi trường đô thị có thể dựa vào mô hình “Áp lực – Trạng thái – Đáp
ứng” thể hiện trên hình 2.1 với các nhóm tiêu chí:
- Tiêu chí về áp lực môi trường
- Tiêu chí về trạng thái môi trường
- Tiêu chí về đáp ứng môi trường 9
Hình 2.1. Mô hình Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng
Mô hình áp lực – trạng thái – đáp ứng dựa trên khái niệm “nhân - quả” trong môi trường.
Các áp lực lên tài nguyên và môi trường đô thị là do hoạt động của con người
và phát triển kinh tế - xã hội tạo ra. Các áp lực đó sẽ gây ra hậu quả làm biến đổi trạng
thái (chất lượng) môi trường. Để bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển bền vững
của mình, con người lại phải có hành động đáp ứng với các áp lực đó bằng cách thực
hiện các chính sách bảo vệ môi trường, sử dụng các biện pháp quản lý môi trường, sử
dụng các công nghệ xử lý – giảm thiểu ô nhiễm, áp dụng các công nghệ sản xuất sạch
và xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường.
Sự lựa chọn tiêu chí môi trường đô thị cần phải dựa trên nguyên tắc thể hiện
được đặc trưng cho ba quá trình “áp lực – trạng thái – đáp ứng” trên, đồng thời cũng
cần xét đến điều kiện thực tế là các tiêu chí đó có đủ cơ sở khoa học để xác định một
cách định lượng hay không và có thể dễ thông tin, dễ hiểu hay không? 10
1.4.1. Tiêu chí về áp lực
* Tiêu chí áp lực môi trường có thể bao gồm các nội dung chính sau:
- Quy hoạch phát triển đô thị phải hợp lý. Những thành phố với dân số khổng lồ
và tỷ lệ đất đô thị trên đầu người quá thấp sẽ nảy sinh nhiều vấn đề môi trường không thể giải quyết được.
- Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường, nhất là
trong việc phân khu chức năng đô thị (Công nghiệp, dịch vụ, dân cư…), không gây ra
các vấn đề gay cấn về môi trường.
- Tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, các nguồn
tài nguyên tái tạo phải được khai thác dưới ngưỡng phù hợp.
- Giảm thiểu nguồn thải các chất gây ô nhiễm môi trường phát sinh tới quá trình
sản xuất và tập trung một lượng lớn dân cư.
- Bảo vệ đa dạng sinh học trong đô thị (cây xanh, thực vật, động vật trên cạn,
dưới nước v.v…), bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa và tái tạo một hệ sinh thái đô thị bền vững.
* Tiêu chí về áp lực phát triển đô thị hóa với môi trường có thể thể hiện bằng các chỉ thị cụ thể như sau:
- Dân số (tổng dân số, mật độ, tỷ lệ tăng cơ hữu…)
- Tăng trưởng kinh tế: Tổng GDP, GDP/người/năm, tỷ lệ tăng GDP, cơ cấu GDP…
- Cơ cấu thu nhập quốc dân: công nghiệp (%), tăng trưởng công nghiệp hàng
năm (%), nông nghiệp (%), dịch vụ (%).
- Tổng số phương tiện giao thông, tỷ lệ các phương tiện giao thông…
- Diện tích đô thị, diện tích đô thị hóa, diện tích quy hoạch các phân khu chức năng.
- Nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt: tổng lượng
nước cấp (m3/năm), cấp nước sinh hoạt (m3/năm), cấp nước công nghiệp(m3/năm).
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt: tổng lượng nước thải (m3/năm), tổng BOD5
(tấn/năm), tổng N và P trong nước (tấn/năm).
- Tổng lượng nước thải công nghiệp: tổng lượng nước thải (m /năm), 3 pH, tổng BOD -
5, Cl , dầu mỡ, kim loại nặng (tấn/năm). 11
- Tổng lượng khí thải công nghiệp, giao thông, đun nấu, cụ thể là tổng lượng bụi, SO2, NO , CO 2 , Chì (tấn/năm). 2
- Tổng lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại tới các quá trình sản xuất và
sinh hoạt với các thông số liên quan.
- Tổng lượng tiêu thụ năng lượng điện (kwh/năm), than (tấn/năm), xăng
(tấn/năm), dầu (tấn/năm).
- Các sự cố môi trường: địa điểm, nguyên nhân, mức thiệt hại
1.4.2. Tiêu chí về trạng thái
Tiêu chí về trạng thái môi trường thường được đặc trưng bằng các chỉ thị của
các thành phần môi trường chính của đô thị: nước, không khí, đất, chất thải rắn, tiếng
ồn. Tất cả các chỉ thị của các thành phần môi trường này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng
môi trường. Ngoài ra, tiêu chí trạng thái môi trường còn thể hiện qua trạng thái sức khỏe của nhân dân.
- Tiêu chí về trạng thái môi trường nước (trữ lượng nguồn nước ngầm (m3/s),
chất lượng nước ngầm (các thông số liên quan), trữ lượng nước mặt (m /s), 3 chất lượng
nước mặt (các thông số liên quan).
- Tiêu chí về trạng thái môi trường không khí (nồng độ các chất ô nhiễm như
bụi, SO2, CO2, NO2 và O3) ở các khu dân cư và khu công nghiệp, nhiệt độ trung bình
trong nhiều năm (oC), độ ẩm trung bình trong nhiều năm (%), các tai biến thời tiết
(bão, lũ, …), lượng mưa trung bình trong nhiều năm (mm).
- Tiêu chí về trạng thái môi trường đất (chỉ thị hóa học (pH, mùn tổng số, P2O5 tổng, SO tổng…), 4
kim loại nặng (Cu, Zn, Mn, Pb,…), chỉ thị sinh học (các chủng loại vi khuẩn chính).
- Tiêu chí về trạng thái tiếng ồn (mức ồn ban ngày và ban đêm của các tuyến phố chính).
- Tiêu chí về sức khỏe môi trường (tuổi thọ trung bình của người dân (năm), %
số người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, % số người mắc các bệnh về đường tiêu
hóa, da liễu, viêm giác mạc, số người mắc các bệnh ung thư (người/1000 dân), % số
người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. 12
1.4.3. Tiêu chí về đáp ứng
* Tiêu chí đáp ứng môi trường trong phát triển đô thị có thể bao gồm những nội dung chính sau:
- Cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, thông tin
liên lạc…) đạt trình độ hiện đại và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu phát triển đô thị.
- Tất cả các nguồn nước thải, khí thải, rác thải đều được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
- Đô thị đã giải quyết những vấn đề cơ bản như công ăn việc làm, nghỉ ngơi cho
người dân và khách vãn lai.
- Tổ chức, cơ chế quan lý, các văn bản pháp quy quản lý môi trường đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trường của đô thị.
- Nhân dân có nếp sống thân thiện đối với môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường thích đáng.
* Nội dung tiêu chí đáp ứng môi trường có thể thể hiện bằng các chỉ thị cụ thể như sau:
- Tỷ lệ dân sử dụng nước sạch (%)
-Mật độ cống, rãnh thoát nước của đô thị (km/km2)
- Mật độ đường giao thông/diện tích đô thị (km/km2)
- Tỷ lệ rác thải phát sinh được thu gom (%)
- Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh
- Số giường bệnh /1000dân
- Bình quân diện tích nhà ở trên đầu người (m2/người).
- Diện tích cây xanh đô thị: diện tích cây xanh trên đầu người (m /người), 2 tỷ lệ
diện tích cây xanh trên diện tích đô thị (%).
- Chỉ thị về quản lý môi trường (bộ máy quản lý nhà nước, tần suất quan trắc,
số vụ vi phạm…), số vụ kiện và tranh chấp môi trường, số vụ xử phạt vi phạm môi trường.
- Ngân sách nhà nước đầu tư cho bảo vệ môi trường (% tổng ngân sách Nhà
nước, % tổng sản phẩm xã hội). 13 14
Chương 2. Hiện trạng môi trường khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
2.1. Hiện trạng môi trường đô thị và khu công nghiệp
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước đô thị và khu công nghiệp
2.1.1.1. Hiện trạng môi trường nước đô thị a) Nước cấp
Trong những năm qua, công tác cấp nước tại các đô thị đã có chuyển biến tích
cực, hệ thống cấp nước ngày càng được cải thiện, hầu hết các thành phố, thị xã đã có
hệ thống cấp nước. Tính đến tháng 6 năm 2015, cả nước có gần 100 doanh nghiệp cấp
nước, quản lý trên 500 hệ thống cấp nước lớn, nhỏ tại các đô thị toàn quốc. Nhiều dự
án đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, vốn
trong nước đã và đang được thực hiện theo mục tiêu, định hướng phát triển cấp nước
đô thị quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ.
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng về
cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn cấp nước
sinh hoạt tính theo đầu người đối với các điểm dân cư đô thị trung bình khoảng 125 lít/người.ngày.
Tính đến tháng 6 năm 2016, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là
82%. Mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân đạt 105 lít/người.ngày. Tại các thành phố
lớn, lượng nước sử dụng khoảng 120 - 130 lít/người.ngày.
Tuy nhiên, tình hình cấp nước đô thị vẫn còn nhiều bất cập do tốc độ đô thị hóa
tăng nhanh, cộng với sự gia tăng dân số, nên việc đầu tư phát triển cấp nước chưa đáp
ứng kịp thời yêu cầu, phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước còn thấp, chất lượng dịch vụ
cấp nước cũng chưa ổn định.
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các loại đô thị từ
vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 40% nguồn nước cung cấp cho các
đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Tp.
Hồ Chí Minh có tổng lượng lượng nước dưới đất khai thác lớn nhất khoảng 2,63 triệu
m3/ngày chiếm gần 25% tổng lưu lượng khai thác toàn quốc.
Hiện nay, do việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý, tài nguyên nước dưới đất ở
khu vực đô thị có chiều hướng suy giảm về trữ lượng, mực nước xuống thấp. Nguy cơ 15
suy giảm mực nước dưới đất đã được cảnh báo tại một số khu vực đô thị như Tp. Vĩnh
Yên (Vĩnh Phúc), Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Sóc Trăng (Sóc Trăng)...
Bên cạnh đó, mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu
tư đã cũ, bị rò rỉ, gây tỷ lệ thất thoát nước cao, thậm chí có thể có sự xâm nhập của
chất thải. Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước trong năm 2015 đã giảm,
còn khoảng 25,5% (có khoảng 43/76 công ty kinh doanh nước sạch đã đạt chỉ tiêu
dưới 25%). Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế, nhiều đô thị
thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, cá biệt tại
một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15 - 20% công suất thiết kế.
Chất lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu
chung cư hay tại giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu
quy định như: chỉ số Clo dư thấp, ô nhiễm Asen, Amoni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ
tiêu khác. Không chỉ vậy, nguồn nước cấp cho đô thị đã và đang bị suy thoái cả về chất
lượng và trữ lượng. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt và
sản xuất; ngoài ra còn chịu tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong
mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền hàng chục km, khu vực chịu ảnh hưởng
mạnh là vùng ĐBSCL và vùng DHMT. Nguồn nước dưới đất khai thác quá mức cho
phép dẫn đến ô nhiễm nguồn nước một số nơi như Hà Nội, Tp. Phủ Lý (Hà Nam)... và
sụt lún đất ở Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Cà Mau (Cà Mau)...
Tình trạng nguồn nước dưới đất, nước mặt bị ô nhiễm dẫn tới chất lượng nước
cấp cho nhiều nhà máy cung cấp nước sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Công
nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, tình hình xả
nước thải không qua xử lý ra sông hồ, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang là nguồn
gây ô nhiễm cho tầng chứa nước đang khai thác, công tác quản lý khai thác nguồn
nước mặt và nước dưới đất còn hạn chế.
b) Các nguồn gây ô nhiễm nước đô thị - Nước thải sinh hoạt:
Cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu cuộc sống, lượng nước thải sinh hoạt
phát sinh ở khu vực đô thị tiếp tục tăng cao... Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh dao
động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và thói quen sinh hoạt của người
dân ở mỗi loại đô thị. Theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị, lượng nước cấp cho 16
sinh hoạt trung bình khoảng 125 lít/người.ngày, trong đó lượng nước thải sinh hoạt
ước tính bằng khoảng 80% lượng nước cấp (100 lít/người.ngày). Số liệu thống kê cho
thấy, Đông Nam Bộ là vùng có số dân đô thị lớn nhất và là nơi phát sinh lượng nước
thải sinh hoạt cao nhất cả nước.
Thành phần các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt gồm chất rắn lơ lửng SS, BOD + -
5, Nitơ của các muối Amoni (N-NH4 ), Phosphat, Clorua (Cl ) và chất
hoạt động bề mặt. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có các thành phần vô cơ, vi
sinh vật và vi trùng gây bệnh khác.
Tình hình XLNT sinh hoạt đô thị, khu dân cư trong những năm gần đây đã có
nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi
trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Tuy nhiên, tỷ lệ lượng nước thải sinh
hoạt được xử lý vẫn ở mức thấp, tình trạng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả thẳng
ra môi trường bên ngoài vẫn diễn ra khá phổ biến ở các đô thị. Công nghệ XLNT sinh
hoạt khá đa dạng, tùy thuộc điều kiện cụ thể từng vùng, từng địa phương và tùy theo
công suất của nhà máy, trạm XLNT tập trung. Theo số liệu thống kê năm 2015, trong
tổng số 787 đô thị trên cả nước có 42 đô thị có công trình XLNT đạt tiêu chuẩn quy
định đạt 5,3%. Trong đó, số đô thị có công trình XLNT đạt tiêu chuẩn tỷ lệ thuận với cấp đô thị.
Mặc dù số lượng công trình XLNT đô thị có tăng qua các năm, tuy nhiên, con
số này còn rất nhỏ so với yêu cầu thực tế cần xử lý. Ở các đô thị lớn, tỷ lệ lượng nước
thải được xử lý cao hơn các đô thị vừa và nhỏ nhưng vẫn ở mức thấp. Nước thải sinh
hoạt chưa qua xử lý vẫn đang tiếp tục là nguồn thải lớn, gây ô nhiễm môi trường khu
vực đô thị và các vùng lân cận.
Theo Bộ Xây dựng (2015), 52 đô thị có dự án ODA về thoát nước và XLNT đã
và đang được triển khai thực hiện với tổng cộng khoảng 77 hệ thống XLNT có tổng
công suất thiết kế khoảng 2.400.000m3/ngày đêm. Trong đó, 37 nhà máy XLNT tập
trung đạt tiêu chuẩn được xây dựng tại các đô thị từ loại III trở lên (các đô thị thuộc Hà
Nội, Quảng Ninh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Bắc
Giang, Vinh, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Bắc Ninh, Hải Dương,
Quảng Bình, Khánh Hòa) đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng xây dựng
xong nhà máy XLNT nhưng chưa xây dựng mạng lưới thu gom nước thải đồng bộ. Do 17
đó, một số nhà máy XLNT không hoạt động hết công suất do không có đủ nước thải đầu vào. - Nước thải y tế:
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản
xuất thuốc. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất
hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù,
các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư
lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá
trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh
viện thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Một số thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện
Theo ước tính của WHO, bệnh viện có quy mô nhỏ và trung bình phát sinh
nước thải y tế khoảng 200 - 500 lít/người.ngày và bệnh viện quy mô lớn phát sinh
khoảng 400 - 700 lít/người.ngày. Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế. 18
Lượng nước thải y tế phát sinh hàng năm tăng dần theo thời gian. Theo thống
kê, tổng lượng nước thải y tế phát sinh cần xử lý năm 2015 khoảng 125.000m³/ngày đêm.
Các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều bệnh
viện trực thuộc Bộ Y tế và các bộ ngành với lượng nước thải phát sinh lớn. Hầu hết các
bệnh viện này đã xây dựng vàvận hành hệ thống XLNT. Trong khi đó, các bệnh viện ở
tuyến thành phố và các cấp thấp hơn, lượng nước thải phát sinh nhỏ hơn nhưng tỷ lệ
nước thải được xử lý còn hạn chế.
Hiện nay, các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý hầu hết đã được đầu tư hệ thống
XLNT tại chỗ; 01 cụm XLNT tập trung là cụm bệnh viện Bạch Mai thu gom và xử lý
cho 5 bệnh viện lân cận gồm: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Lão Khoa, bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung ương, bệnh viện Nhiệt đới và bệnh viện Da liễu. Ở cấp địa phương,
theo số liệu tổng hợp báo cáo, có 81,4% bệnh viện tuyến tỉnh và 71,7% bệnh viện
tuyến huyện XLNT y tế đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, nhiều hệ thống XLNT y tế
đã xuống cấp do quá tải giường bệnh, một số hệ thống được xây dựng từ lâu, thiếu
kinh phí đầu tư, nâng cấp, duy trì bảo dưỡng dẫn đến chất lượng nước thải y tế đầu ra
chưa đạt yêu cầu. Một số lượng lớn các chất độc hại trong nước thải y tế không thể xử
lý được bằng phương pháp XLNT thông thường. - Các nguồn khác
Bên cạnh nước thải sinh hoạt và nước thải y tế, nước thải từ các nguồn khác
như công nghiệp, dịch vụ, trung tâm thương mại… cũng tác động đến môi trường
nước đô thị. Ở một số thành phố như Hà Nội, vẫn còn một số CCN nằm trong nội
thành và có nhiều KCN nằm sát nội thành. Vấn đề XLNT của các CCN, cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong các khu dân cư, khu đô thị từ lâu đã trở thành nan giải ở các cấp đô thị.
Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ này chủ yếu là của các hộ gia đình nên hầu hết không
được đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Ngoài việc thiếu hụt kinh phí xây dựng hệ thống
XLNT đạt tiêu chuẩn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn trong việc
không được tiếp cận hệ thống, công nghệ xử lý chất thải mới. Do đó, chất lượng nước
thải không đảm bảo khi xả thải ra ngoài môi trường. Nước thải từ các ngành sản xuất
công nghiệp thường chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ và chất rắn lơ lửng. 19
Nước thải từ các trung tâm thương mại - dịch vụ cũng là một trong những
nguồn thải khá lớn ở khu vực đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng... Thông thường, loại nước thải này cũng xả thải chung vào hệ thống
thoát nước đô thị. Nước thải phát sinh từ các ngành khách sạn và trung tâm thương
mại - dịch vụ có tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt đô thị với hàm lượng BOD,
TSS, Coliform tương đối cao. Tuy nhiên, so với nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, loại
nước thải này có chứa hàm lượng chất tẩy rửa cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, nước thải
từ các chợ dân sinh đô thị cũng là nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nước mặt đô thị.
Mặc dù, một số chợ đầu mối của các đô thị đã được xây dựng hệ thống XLNT tập
trung nhưng công suất xử lý hiện không đáp ứng nhu cầu thực tế.
c) Môi trường nước mặt khu vực đô thị
Diễn biến chất lượng nước mặt khu vực đô thị được đánh giá tập trung trên cơ
sở chất lượng nước của các kênh, rạch, hồ nội thành và một số sông lớn, trung bình
đoạn chảy qua đô thị. Chất lượng nước được đánh giá dựa trên việc so sánh kết quả
quan trắc của các thông số đặc trưng cho môi trường nước mặt với QCVN 08- MT:2015/BTNMT.
Nước mặt ở các sông, hồ, kênh, mương nội thành, nội thị hầu hết đã bị ô nhiễm
do tiếp nhận chất thải từ các hoạt động phát triển đô thị, khả năng tự làm sạch thấp,
nhiều hồ đã trở thành nơi chứa nước thải của các khu vực xung quanh. Mặc dù đã có
những nỗ lực cải thiện thông qua các dự án cải tạo nhưng ô nhiễm nước mặt tại các
khu vực này vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các đô thị hiện nay.
Ngoài ra, chất lượng nước một số đoạn sông chảy qua khu vực đô thị tại một số
tỉnh, thành phố cũng có sự suy giảm. Mức độ suy giảm chất lượng nước các sông chảy
qua khu vực đô thị có sự khác nhau. Những sông có lưu lượng nước lớn, khi chảy qua
khu vực đô thị, mặc dù chất lượng nước bị suy giảm nhưng do khả năng tự làm sạch
tốt nên chất lượng nước sông vẫn còn khá ổn định. Đối với những sông có lưu lượng
nước nhỏ hơn, chất lượng nước có sự suy giảm đáng kể, khả năng phục hồi hạn chế.
Tại các khu vực đô thị lớn, mức độ ô nhiễm nước mặt cao hơn các khu vực đô thị vừa
và nhỏ. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh do ảnh
hưởng của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế…
- Sông, kênh, hồ nội thành, nội thị 20
Ô nhiễm nước mặt tại các khu vực sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị
vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Phần lớn thông số đặc
trưng cho ô nhiễm hữu cơ (BOD ,5 COD), chất dinh dưỡng (Amoni) đều vượt QCVN
08-MT:2015/BTNMT (B1). Nguyên nhân chủ yếu là do các khu vực này phải tiếp
nhận nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải từ một số cơ sở sản xuất trong nội đô…
chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ
Chí Minh có mức độ ô nhiễm sông, hồ, kênh rạch nội thành nghiêm trọng nhất.
Đối với các hồ ở khu vực nội thành, chức năng chủ yếu là điều tiết nước, XLNT
và tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, do các hoạt động phát triển đô thị và ô nhiễm kéo
dài, một số hồ bị thu hẹp, lấn chiếm, bồi lắng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước
và XLNT. Các khu dân cư xung quanh hồ chưa có hệ thống thu gom nước thải nên
nước thải đô thị xả trực tiếp vào hồ. Tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi chứa nước
thải, nước không có sự lưu thông. Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô
thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Ô nhiễm
nước hồ xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn (loại đặc biệt, loại I) mà tại các đô thị
nhỏ hơn (cấp II, cấp III), đây cũng đang là vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương.
Các sông, kênh mương nội thành là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước
thải sản xuất của các khu đô thị. Do đó, chất lượng nước cũng bị ảnh hưởng khá lớn.
Tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý xuống lòng sông,
kênh mương khá phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng sông, kênh mương
xảy ra khắp nơi khiến diện tích mặt nước thu hẹp, cản trở dòng chảy. Tại 2 đô thị loại
đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, mức độ ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng là
vấn đề đã xảy ra nhiều năm và chưa có nhiều cải thiện, điển hình là một số sông, kênh
như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét (Hà Nội) và kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Ba
Bò, kênh Tham Lương (Tp. Hồ Chí Minh).
Ở các đô thị cấp độ nhỏ hơn, chất lượng nước sông, kênh mương nội thành
cũng bị suy giảm với hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ vượt QCVN. Cục
bộ tại một số sông, mức độ ô nhiễm đã ở mức khá nghiêm trọng như sông Phú Lộc
(Tp. Đà Nẵng), sông Bắc Hưng Hải (Tp.Hải Dương), sông Nhà Lê (Tp. Thanh Hóa),
kênh Bến Đình (Tp. Vũng Tàu)… Nhiều tuyến kênh, đoạn sông sau cải tạo, mức độ ô
nhiễm đã giảm, song thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng trở lại. Tình 21
trạng ô nhiễm sông, kênh mương nội thành đã trở thành vấn đề cần quan tâm giải
quyết ở hầu hết các đô thị.
- Sông khác chảy qua khu vực đô thị
Môi trường nước các sông đoạn chảy qua đô thị bị ảnh hưởng khá lớn bởi
chất thải từ các đô thị nên chất lượng bị suy giảm khá rõ. Tuy nhiên, tùy theo mức độ
tự làm sạch của các sông mà chất lượng nước có sự phục hồi khác nhau. Nhìn chung,
đối với nhóm sông có lưu lượng nước lớn, chất lượng nước có sự suy giảm cục bộ tại
một số đoạn chảy qua đô thị, tuy nhiên không có nhiều sự khác biệt giữa các loại đô
thị. Mặc dù, đoạn qua các đô thị lớn, nước sông bị suy giảm chất lượng nhiều hơn song
do khả năng tự làm sạch tốt nên chất lượng nước vẫn còn khá ổn định như sông Hồng,
sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu....
Đối với các sông có lưu lượng nước nhỏ hơn, chất lượng nước đoạn chảy qua
đô thị được đánh giá có chất lượng thấp hơn các sông có lưu lượng nước lớn. Không
có sự khác biệt rõ ràng về chất lượng nước của các sông có lưu lượng nhỏ giữa các
loại đô thị. Chất lượng nước phụ thuộc vào đặc trưng của các nguồn thải tại từng đô
thị, ví dụ như tại sông Ngũ Huyện Khê đoạn qua Tp. Bắc Ninh (Bắc Ninh) tiếp nhận
nước thải làng nghề giấy Phong Khê nên chất lượng nước bị ảnh hưởng.
Trên cùng một lưu vực sông, những đoạn chảy qua các đô thị lớn có chất lượng
nước bị giảm sút nhiều hơn các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị nhỏ. Điển hình là
trên LVS Nhuệ - Đáy, đoạn chảy qua nội thành Hà Nội có mức độ ô nhiễm cao hơn
nhiều so với đoạn chảy qua Tp. Phủ Lý (Hà Nam) và Tp. Ninh Bình (Ninh Bình).
Trong khi đó, trên cùng một đô thị, chất lượng nước các sông có lưu lượng lớn
được đánh giá tốt hơn các sông có lưu lượng nước nhỏ.
d) Môi trường nước dưới đất khu vực đô thị
Chất lượng nước dưới đất tại các khu vực đô thị vẫn còn khá tốt. Tuy nhiên, áp
lực gia tăng dân số, đô thị hoá ngày càng nhanh chóng đã khiến nguồn nước dưới đất
tại nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn bị ô nhiễm và suy thoái. Một số khu vực đô
thị đã và đang xảy ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ nước dưới đất với giá trị một số thông
số TDS, Amoni, kim loại nặng (Mn, As, Pb) vượt QCVN và ghi nhận hiện tượng xâm
nhập mặn nước dưới đất. Nguyên nhân chủ yếu là do cấu tạo địa chất và ảnh hưởng từ
chất thải bề mặt từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp ngấm vào đất. Ngoài ra, các 22
giếng không sử dụng chưa được trám lấp hoặc trám lấp không đúng quy trình cũng tạo
điều kiện cho các chất ô nhiễm ngấm vào mạch nước ngầm.
Hầu hết các thông số kim loại nặng trong nước dưới đất tại các vùng đều có
hàm lượng nhỏ hơn giới hạn QCVN. Tuy nhiên, một số thông số Fe, Mn, As đã được
phát hiện ở một số điểm quan trắc nước dưới đất có hàm lượng cao hơn ngưỡng
QCVN. Một số đô thị ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ có hàm lượng As trong nước dưới
đất cao do cấu tạo địa chất của vùng, điển hình là tại Hà Nam đã ghi nhận hàm lượng
As vượt QCVN tới 4,7 lần.
Với các đô thị ở khu vực miền Trung, nước dưới đất được khai thác ở độ sâu
nhỏ (khoảng 10 - 25m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần
lớn các nguồn nước này đều bị nhiễm vi sinh. Hiện tượng nước dưới đất bị nhiễm mặn
đã được ghi nhận tại một số vùng trên cả nước, trong đó 3 vùng có nguy cơ xâm nhập
mặn cao, đó là: các tỉnh duyên hải miền Trung, hạ lưu sông Đồng Nai và các tỉnh ven biển ĐBSCL.
e) Môi trường nước biển ven bờ tại các đô thị ven biển
Môi trường nước biển ven bờ tại các vùng đô thị ven biển chịu ảnh hưởng trực
tiếp tác động của các hoạt động phát triển KT - XH như hoạt động cảng biển và du
lịch, phát triển đô thị tập trung, hoạt động của các KCN. Hiện có từ 70% đến 80%
lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa do các nhà máy, xí nghiệp, KCN, khu
dân cư xả nước thải, CTR không qua xử lý ra các sông, kênh rạch ở vùng đồng bằng
ven biển hoặc xả thẳng ra biển.
Tại các đô thị ven biển, chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết giá
trị các thông số đặc trưng nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-
MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ khu vực cửa sông và sự tiếp nhận chất
thải của các hoạt động phát triển kinh tế ven biển, một số vùng biển có hàm lượng TSS
cao. Bên cạnh đó, sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ và dầu mỡ cũng là những vấn đề
cần quan tâm đối với chất lượng nước biển ven bờ ở một số đô thị ven biển trong những năm gần đây.
Vấn đề ô nhiễm bởi chất hữu cơ trong nước biển ven bờ đã diễn ra tại một
số đô thị ven biển. Hàm lượng các thông số quan trắc như COD, NH + 4 trong giai đoạn
2011 - 2015 tại một số khu vực đã ở mức cao vượt ngưỡng QCVN 10- 23
MT:2015/BTNMT (mục đích nuôi trồng thủy sản và bãi tắm), đặc biệt là những khu
vực đô thị có cảng biển.
Hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển có xu hướng gia tăng là vấn đề diễn
ra khá phổ biến ở khu vực cảng biển của các vùng đô thị ven biển. Nguyên nhân chủ
yếu là do hoạt động của các tàu thuyền làm rò rỉ nhiên liệu dầu mỡ. Tuy nhiên, tại tất
cả các bãi tắm hàm lượng dầu mỡ khoáng vẫn đạt giá trị giới hạn của QCVN 10- MT:2015/BTNMT.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, môi trường biển còn có nguy cơ chịu ảnh
hưởng lớn do các độc chất trong chất thải từ hoạt động của các KCN ven biển. Vấn đề
ô nhiễm môi trường nước biển do ảnh hưởng của các độc chất từ nguồn thải công
nghiệp đã xảy ra. Điển hình là sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung xảy ra trong tháng 4/2016.
2.1.1.2. Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp
a) Đặc trưng nước thải khu công nghiệp
Sự gia tăng nước thải từ các khu công nghiệp trong những năm gần đây rất lớn.
Tốc độ gia tăng cao hơn nhiêu so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc.
Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ,
chiếm 49% tổng lượng nước thải các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên là 2%.
Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong KCN.
Thành phần nước thải của các KCN bao gồm chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ,
các chất dinh dưỡng và kim loại nặng.
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước
thải có được xử lý hay không. Hiện nạy, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử
lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà
hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý
nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đầu nối các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều
nơi, doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành
hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của 24
các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN.
b) Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các khu công nghiệp
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình
trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận
nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể sử
dụng cho bất kỳ mục đích nào.
Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan lên tới cả
phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước
cả 3 lưu vực sông Đồng Nai, Nhuệ - Đáy và Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân
do tiếp cận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực, những khu vực chịu tác
động của nước thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD +
5, COD, NH4 , tổng N, P đều cao hơn QCVN nhiều lần.
2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp
2.1.2.1. Hiện trạng môi trường không khí đô thị
a) Các nguồn gây ô nhiễm
- Hoạt động giao thông vận tải
Khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đóng góp nhiều nhất
trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị. Các khí thải chủ
yếu bao gồm SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM , 10 PM ).
2,5 Trong các loại phương tiện giao
thông thì xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỉ lệ lớn nhất đồng thời cũng là nguồn phát thải
chất ô nhiễm lớn nhất.
Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu,
quá trình rò rỉ, bốc hơi và đốt cháy nhiên liệu còn dẫn tới phát sinh nhiều loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen...
Sự phát thải của các phương tiện cơ giới đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng phương tiện, nhiên liệu, tốc độ, người lái, tắc nghẽn và đường xá... Xe ô tô, xe
máy ở Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại, có nhiều xe qua nhiều năm sử dụng và
không thường xuyên bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc
hại và bụi trong khí thải cao. Xe máy hiện vẫn là nguồn đóng góp chính các loại khí ô 25
Ở một số nước người ta có quy định tuyệt đối cấm phân hộ trong khuôn viên
quy hoạch của mỗi công trình.
Nếu quản lý và kiểm soát sử dụng đất không nghiêm ngặt thì quy hoạch đô thị
sẽ bị phá vỡ. Những vấn đề bảo vệ môi trường đã được xem xét, tính toán đến trong
quá trình thiết kế quy hoạch đô thị sẽ bị mất tác dụng. Trong đô thị sẽ hình thành các
khu nhà “ổ chuột”, các xóm “liều”, xóm “bụi” các điều kiện môi trường rất thấp kém.
Các cống rãnh, kênh mương thoát nước sẽ bị lấn chiếm, bị các công trình xây dựng
xây đè lên, gây ra lún xập, làm tắc nghẽn các dòng thoát nước. Diện tích mặt nước,
xây xanh, vỉa hè, vành đai ngăn cách khu công nghiệp, v.v… cũng bị lấn chiếm làm
diện tích nhà ở. Môi trường sinh thái của đô thị sẽ bị mất cân bằng, làm nảy sinh nhiều
vấn đề môi trường đô thị rất khó giải quyết, như là thoát nước, xử lý nước thải, ô
nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm không khí và giảm tiện nghị về môi trường vi khí hậu, tắc
nghẽn giao thông, thiếu nơi vui chơi, giải trí.
Vì vậy để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển đô thị cần phải hết sức
coi trọng công tác quản lý và kiểm soát sử dụng đất trong đô thị.
c) Kiểm soát sử dụng nước
Tài nguyên nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển đô thị. Hầu hết các
hoạt động của đô thị đều có nhu cầu sử dụng nước: phục cụ cho sinh hoạt của nhân
dân, phục vụ cho sản xuất, dịch vụ, giao thông vận tải, vui chơi, giải trí v.v… Ngược
lại, tât cả các hoạt động của đô thị đều có thể làm cạn kiệt tài nguyên nước, gây ô
nhiễm môi trường nước. Vì vậy, việc kiểm soát sử dụng nước đối với phát triển đô thị
là hết sức cần thiết. Việc kiểm soát này nhằm mục đích giới hạn mức khai thác nguồn
nước (nước ngầm, nước mặt) phải ở dưới mức tự phục hồi của nguồn nước; ngăn cấm
các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đầu nguồn nước, ở bờ và lòng sông,
hồ, ở bờ biển và đáy biển, làm suy thoái chất lượng môi trường theo chức năng sử
dụng đối với mỗi vùng nước; ngăn cấm các nguồn thải từ các hoạt động khác gây ra ô
nhiễm môi trường nước. Việc kiểm soát này dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định bảo
vệ môi trường nước lục địa và nước biển ven bờ.
3.1.4. Thanh tra môi trường
(Nghị định 35/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường) 48
Thanh tra môi trường là một biện pháp thiết yếu trong quản lý môi trường theo
phương cách pháp lý. Thanh tra môi trường là biện pháp cưỡng chế sự tuân thủ pháp
luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với mọi tổ chức,
cơ quan, tập thể và các cá nhân trong xã hội, đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm
quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường.
a) Tổ chức thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường
Hiện nay tổ chức thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường có 2 cấp: cấp trung
ương là thanh tra môi trường của Bộ TNMT, tổng Cục Môi trường, Cục Môi trường
và ở cấp địa phương tỉnh, thành là thanh tra môi trường của Sở TNMT.
b) Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường
- Thanh tra việc chấp hành các điều quy định của luật Bảo vệ môi trường, việc
đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, việc tuân thủ các Nghị định, Quy định, Hướng dẫn
về phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi
trường, khi sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường, cũng
như đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của mọi tổ chức,
tập thể và cá nhân trong xã hội;
- Thanh tra để xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường đối với trường
hợp có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong một vùng lãnh thổ, gây ra sự cố môi
trường, ô nhiễm môi trường hay suy thoái môi trường;
- Thanh tra để giải quyết sự tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường của mọi
tổ chức, tập thể và cá nhân;
- Thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật BVMT của Bộ, ngành và việc thực hiện
trách nhiệm Nhà nước về BVMT tại địa phương của UBND các cấp.
c) Hình thức thanh tra môi trường
Thanh tra môi trường có thể được tiến hành theo định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1
năm hay lâu hơn, tùy thuộc vào tính chất hoạt động của cơ sở, đặc tính của sự gây ô
nhiễm môi trường…) hoặc tiến hành thanh tra đột xuất tùy thuộc theo mục đích, đối
tượng thanh tra hay để giải quyết các vấn đề môi trường đột xuất xảy ra.
Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập. 49
Nội dung thanh tra có thể là thanh tra toàn diện mọi vấn đề liên quan đến bảo vệ
môi trường hoặc thanh tra từng vấn đề, thanh tra chuyên đề hoặc thanh tra theo nội
dung nêu trong đơn khiếu nại, tố cáo, nhằm giải quyết từng vụ việc.
d) Phương pháp thanh tra môi trường
- Yêu cầu báo cáo bằng văn bản về hiện trạng vấn đề môi trường cần thanh tra. - Chất vấn trực tiếp
- Yêu cầu mô tả, diễn lại công việc đã làm;
- Thu thập hồ sơ, thông tin liên quan (phiếu phân tích, nhật ký sản xuất và vận
hành thiết bị xử lý chất thải…) hiện vật, xem xét công nghệ sản xuất và công nghệ xử
lý chất thải, tiến hành quan trắc đo lường, phân tích đánh giá môi trường.
- Chụp ảnh, ghi hình hiện trạng môi trường nơi xảy ra vi phạm.
e) Xử lý vi phạm hành chính về BVMT
(Nghị định 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường)
3.1.5. Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Nội dung của báo cáo ĐTM gồm:
1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án;
phương pháp đánh giá tác động môi trường.
2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của
dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án,
vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường
và sức khỏe cộng đồng.
6. Biện pháp xử lý chất thải.
7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 8. Kết quả tham vấn. 50
9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các
biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Chủ dự án phải có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM để trình cơ quan quản lý nhà nước về BVMT.
3.1.6. Đánh giá môi trường chiến lược
Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu
tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:
1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
2. Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
3. Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
4. Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch.
5. Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục
tiêu về bảo vệ môi trường.
6. Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường
trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
7. Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
8. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
9. Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu
cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
10. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý. 51
Những lợi ích quan trọng nhất đối với bảo vệ môi trường ở cấp vĩ mô mà ĐMC mang lại là:
- Đánh giá toàn diện hơn các rủi ro của sự đầu tư tài chính theo kế hoạch tại một
khu vực phát triển đã được lựa chọn.
- Đánh giá được tính thích hợp mang tính bền vững hơn về mặt môi trường đối
với từng kịch bản phát triển kinh tế - xã hội được đề xuất.
- Thúc đẩy sự điều phối và hợp tác giữa các cơ quan then chốt phụ trách về quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội với những cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ và quản lý môi trường.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các dự thảo dự án trong tương lai.
- Tạo khả năng kiểm soát các tác động môi trường tích tụ trong khu vực đang được xem xét.
- Tạo cơ sở hiểu biết rõ hơn về sự lành mạnh sinh thái của một khu vực, xác định
những khu vực đang chịu áp lực lớn cũng như các xu hướng sử dụng tài nguyên và
chất lượng môi trường trong khu vực.
- Cung cấp cơ sở hợp lý hơn cho việc chi tiêu ngân sách về y tế cũng như cho
việc ưu tiên các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các kết quả như vậy sẽ cho phép nhà quản lý tập trung nguồn lực vào những đối
tượng, những khu vực và những vấn đề quan tâm nhất.
3.2 Nhóm công cụ kinh tế
3.2.1. Các lệ phí ô nhiễm
Lệ phí thải nước và thải khí
Là loại lệ phí do một cơ quan chính phủ thu, dựa trên số lượng và/hoặc chất
lượng chất ô nhiễm do một cơ sở công nghiệp thải vào môi trường. Trong hệ thống phì
thải nước hay thải khí, người xả thải phái trả một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị
chất ô nhiễm xả thải vào nguồn nước mặt hay vào bầu khí quyển. Nói chung, các lệ phí
xả thải được sử dụng cùng với quy chuẩn và các giấy phép, và cho phép các tiêu chuẩn
chất lượng nước và khí được thực hiện với một chi phí tối thiểu. Phí không tuân thủ 52
Phí không tuân thủ được đánh vào những người gây ô nhiễm khi họ xả thải ô
nhiễm vượt quá mức quy định.
Các phí đối với người dùng
Phí đối với người dùng là các khoản thu trực tiếp cho các chi phí xử lý ô nhiễm
cho tập thể hay công cộng. Chúng thường hay được sử dụng trong thu gom và xử lý
rác thải thành thị và trong đổ nước thải vào các cống. Lệ phí sản phẩm
Lệ phí sản phẩm là phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm hoặc các đầu vào
của sản phẩm, gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất hoặc ở giai đoạn tiêu dùng,
hoặc vì nó đã phải thiết lập một hệ thống thải đặc biệt. Nó hoạt động giống như các phí
thải bỏ theo nghĩa nó cho phép người dùng quyết định về các phương tiện chi phí –
hiệu quả của mình nhằm làm giảm ô nhiễm.
Các lệ phí hành chính
Các lệ phí hành chính là các phí phải trả cho các cơ quan nhà nước vì các dịch vụ
như đăng ký hóa chất hoặc việc thực hiện và cưỡng chế thi hành các quy định về môi
trường. Chúng thường là một bộ phận của điều luật trực tiếp và chủ yếu nhằm tài trợ
cho các hoạt động cấp giấy phép và kiểm soát của các cơ quan kiểm soát ô nhiễm.
Trong một số trường hợp, các lệ phí hành chính có thể có mục đích khuyến khích.
Tren thực tế, các lệ phí hành chính cũng tương tự như các phí sản phẩm vì mức
các loại phí này thường thấp và không tạo ra được sự kích thích đáng kể trong thay đổi
việc mua sản phẩm. Thu nhập các lệ phí hành chính thường bổ sung vào ngân sách
chung hơn là vào ngân sách của các cơ quan kiểm soát ô nhiễm liên quan.
3.2.2. Tăng giảm thuế
Tăng giảm thuế được dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn
về môi trường. Công cụ này sử dụng kết hợp hai loại phụ thu, cộng vào phí sản phẩm
khác: phụ thu dương thu thêm đối với các sản phẩm gây ô nhiễm; và phụ thu âm đối
với các sản phẩm thay thế sạch.
Khuyến khích về thuế bao gồm ưu đãi thế, khấu hao nhanh các khoản đầu tư
công nghiệp vào thiết bị làm giảm ô nhiễm. Sự khuyến khích này cũng có thể thể hiện
dưới dạng miễn thuế đặc biệt sao cho các công ty sử dụng các phương pháp quản lý và 53
các công nghệ sản xuất có thể đảm bảo thải ra môi trường một lượng chất ô nhiễm tối thiểu.
Trong một số trường hợp, Chính phủ đã dành khuyến khích về thuế cho các
công nghiệp nào đặt ra phương tiện của họ xa khu đô thị tập trung. Phạm vi mà những
khuyến khích về thuế có thể được sử dụng cho các mục đích môi trường, tùy thuộc vào
hệ thống đánh thuế riêng biệt. Tuy nhiên, nói chung, những khuyến khích về thuế chỉ
nên sử dụng ở những nơi mà nó có thể được mình chứng rõ ràng rằng việc đầu tư cho
chi phí giảm ô nhiễm hay di chuyển xí nghiệp làm cho các công ty phải chịu những
gánh nặng nghiêm trọng về tài chính. Trong trường hợp phải di chuyển, kéo theo các
chi phí giao dịch cao hơn và việc giải tỏa đất đai để dành cho các mục đích sản xuất
cao hơn, thì khuyến khích về thuế tỏ ra là hợp lý hơn.
3.2.3. Các khoản trợ cấp
Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi suất
thấp, khuyến khích về thuế, để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành
vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu.
Trợ cấp có thể tạo ra một sự khuyến khích đối với công nghiệp trong việc giảm
bớt các chất thải của mình. Song, nó không kiềm chế sự tiếp tục hoạt động của các
công nghiệp ô nhiễm cao, cũng không khuyến khích những sự thay đổi trong các quá
trình sản xuất hoặc trong nguyên vật liệu đầu vào gây ô nhiễm. Hơn nữa, chính là
người tiêu dùng phải trả chứ không phải là công nghiệp phải chịu các chi phí dùng để
trợ cấp việc kiểm soát những ô nhiễm đó.
3.2.4. Ký quỹ - hoàn trả
Phương cách ký quỹ - hoàn trả là những người tiêu dùng phải trả thêm một
khoản tiền khi mua các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm. Khi những người
tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của
chúng cho một Trung tâm được phép để tái chế hoặc để áp dụng đối với các sản phẩm
hoặc là bền lâu, hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá
trình tiêu dùng như các bao bì của đồ uống, các ắc quy ô tô, các bao bì của thuốc trừ 54
sâu. Chúng cũng có thể được áp dụng cho các chất có nguy cơ tiềm tàng về phá hủy môi trường.
Để thiết lập phần lớn các hệ thống ký quỹ - hoàn trả, cần phải có các cơ cấu tổ
chức mới để điều hành việc thu gom và tái chế các sản phẩm và các chất, cũng như để
quản lý các công việc tài chính. Cũng phải có yêu cầu các cơ quan thẩm quyền cấp
quốc gia và địa phương thiết lập nên hệ thống này.
Ưu điểm: phần lớn việc quản lý vẫn nằm trong khu vực tư nhân và những
khuyến khích được xây dựng cho các bên thứ ba nhằm thiết lập các dịch vụ hoàn trả,
khi người sử dụng không tham gia.
Nhược điểm: chi phí để quản lý các chương trình ký quỹ - hoàn trả (bao gồm
các chi phí hành chính, các phương tiện thu gom, tái chế và thải bỏ) rơi vào khu vực tư
nhân. Các đền bù duy nhất là nâng cao giá. Hơn nữa, việc phải trả lại tiền cho các chất
ô nhiễm được trả lại, rất có khả năng tạo ra sự khuyến khích đối với việc làm hàng giả.
3.2.5. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi
Các khuyến khích buộc thực thi là các công cụ kinh tế gắn với sự điều hành trực
tiếp. Chúng được thiết kế để khuyến khích những người xả thải làm đúng các tiêu
chuẩn và quy định về môi trường. Các khuyến khích thực thi bao gồm phí hoặc tiền
phạt do làm không đúng, cam kết thực hiện tốt và quy trách nhiệm pháp ý. Chúng
cũng bao gồm từ chối các trợ cấp công cộng, tài trợ và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
các hoạt động của một nhà máy.
Cam kết thực hiện tốt là khoản tiền phải trả cho các cơ quan điều hành trước khi
tiến hành một hoạt động của tiềm năng gây ô nhiễm. Khoản tiền này sẽ được trả lại khi
biểu hiện môi trường của hoạt động này là có thể chấp nhận được. Cũng giống như các
hệ thống Ký quỹ - hoàn trả, cam kết thực hiện tốt là khoản thu đối với sự ô nhiễm tiềm
tàng, chúng sẽ được trả lại khi các biện pháp thỏa đáng được sử dụng để ngăn chặn ô
nhiễm. Ví dụ: có thể yêu cầu khôi phục lại hiện trường sản xuất khi đã đóng cửa để
tránh được những nguy cơ tai họa hoặc những tổn thất về môi trường. Cần phải yêu
cần nhà sản xuất trả một khoản ký quỹ được quyết định bởi một ước tính của tòa án về
chi phí khôi phục tối đa, hoặc những tổn thất tối đa. Khoản tiền này sẽ được hoàn trả
khi các điều kiện nhất định được thỏa mãn. Bằng cách này, xã hội được bảo vệ, tránh
được sự khôi phục không hoàn toàn, do cố tình hay không cố tình phá sản. Trong 55
trường hợp có những nguy cơ tiềm năng về sự đổi mới, việc cam kết thực hiện tốt sẽ
cho phép đưa vào các sản phẩm và quá trình mới mà không cần phải chờ đợi kết quả
của các thử nghiệm do chính phủ điều hành và giám sát. Nếu chính phủ không tin là
một công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ của công ty đó nếu không có một cam kết tài
chính, thì công ty này có thể thuyết phục ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm rằng sản
phẩm của công ty là an toàn. Nếu được thuyết phục, Ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm
có thể nhận trách nhiệm tài chính, với một giá nào đó.
3.2.6. Đền bù thiệt hại
Theo khoản 8, điều 4 Luật BVMT (2014) quy định “Tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại
và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”.
3.2.7. Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm
Theo công cụ này, có thể tạo ra thị trường trong đó những người tham gia có thể
mua “quyền” được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tàng, hoặc họ có thể bán lại các
quyền này cho những người tham gia khác. Sự tạo ra thị trường, nói chung được thực
hiện dưới một hoặc hai hình thức: các giấy phép có thể bán được hoặc được bảo hiểm trách nhiệm.
- Các giấy phép có thể bán được: Trong hệ thống giấy phép có thể bán được,
cơ quan có trách nhiệm quyết định một mục tiêu đối với chất lượng môi trường, được
định nghĩa là mức xả thải cho phép hoặc tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung
quanh. Mức chất lượng môi trường này sau đó được thể hiện thành tổng lượng xả thải
cho phép, rồi lại được phân bố quyền xả thải cho các cơ sở sản xuất dưới hình thức các
giấy phép. Các giấy phép sau đó được phân phối cho các cơ sở sản xuất. Mỗi giấy
phép cho phép chủ cơ sở sản xuất được xả một lượng ô nhiễm quy định. Giấy phép xả
thải có thể được chuyển giao từ nguồn này sang nguồn khác. Nhu cầu được cấp giấy
phép bắt nguồn từ các chi phí xử lý ô nhiễm của người xả thải: người xả thải sẽ còn xử
lý chất thải chừng nào chi phí xử lý ô nhiễm còn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mua giấy phép.
Có 2 cách cơ bản để thực hiện hệ thống giấy phép xả thải có thể bán được:
chính phủ bán đấu giá các giấy phép, hoặc phân phối các giấy phép, không thu tiền, 56
cho những người xả thải, sau đó sẽ xác định giá thị trường thông qua việc mua bán
giữa những người xả thải. Theo cách thứ nhất, các giấy phép được bán ra thị trường có
thể là giá thấp nhất được chấp nhận, giá cao nhất bị bác hoặc chấp nhận giá trị nào đó
nằm giữa hai giá vừa nêu. Một cách khác: các giấy phép cũng có thể được cấp cho
người đấu giá cao nhất. Theo cách thứ hai, các giấy phép bước đầu có thể được phân
phối trên cơ sở quy định thống nhất về thải bỏ, hoặc cấp giấy phép cho các cộng đồng
dân cư xung quanh cơ sở sản xuất, hoặc cho các cơ sở sản xuất dựa trên giá trị gia
tăng. Sau sự phân bổ ban đầu, phương pháp trao đổi các giấy phép có thể là một thị
trường tập trung hay những cuộc trao đổi song phương.
Các giấy phép xả thải có thể bán được và có thể chuyển giao vượt qua ranh giới
địa lý hành chính, có tiềm năng tăng cường sự kiểm soát ô nhiễm dài hạn. Nếu được
áp dụng, mỗi nguồn ô nhiễm có thể được phép chuyển giao toàn bộ hay một phần
lượng xả thải đã được phép cho một cơ quan khác để nhận tiền bồi hoàn. Các nguồn
phát sinh chi phí giảm ô nhiễm cao có thể đền bù cho các nguồn ở các khu thẩm quyền
khác do đó có thể cắt giảm thêm được chi phí, so với khi làm theo cách khác.
Ưu điểm quan trọng nhất của giấy phép xả thải có thể bán được là chúng có xu
hướng đạt chi phí – hiệu quả và tạo ra được thu nhập. Các hệ thống giấy phép có thể
bán được cũng có một ưu điểm thấp hơn so với hệ thống phí ô nhiễm, vì chúng đảm
bảo được mức chất lượng môi trường nhất định. Những khoản tiết kiệm tiềm năng
trong các chương trình giấy phép xả thải có thể bán được, nói chung phụ thuộc vào cơ
cấu chi phí của chương trình quản lý chất thải. Tiết kiệm chi phí thường lớn hơn ở
những nơi có nhiều nguồn xả thải, ở những nơi có cơ hội khai thác được các ngành
kinh tế có quy mô lớn, và ở những nơi tiêu chuẩn không thật nghiêm khắc tới mức yêu
cầu hầu như tất cả những người xả thải phải loại bỏ đi 100% chất thải của họ. Hệ
thống này cũng có sự mềm dẻo về thời gian. Những người gây ô nhiễm có thể được
khuyến khích nhiều hơn trong việc đầu tư vào những công nghệ giảm bớt xả thải,
trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế của họ.
Theo nhiều báo cáo, thương mại xả thải có thể thực hiện được tiết kiệm chi phí
lớn. Có nhiều chứng cứ về các khoản tiết kiệm liên quan đến giấy phép có thể bán
được, so với hệ thống phí xả thải. Đối với các nước đang phát triển, nơi các tiêu chuẩn
chất lượng môi trường ban đầu thường còn rất khiêm tốn, có thể nhiều cơ hội cho việc 57
tiết kiệm chi phí lớn, thông qua thương mại xả thải. Một ưu điểm quan trọng khác của
hệ thống này là nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong các
khu vực bị ô nhiễm mà không làm tăng thêm mức ô nhiễm. Song tác động của hệ
thống giấy phép có thể bán được đối với chất lượng môi trường là không lớn: tác động
trực tiếp của những công cụ này được báo cáo là trung hòa hay dương tính chút đỉnh.
Trong quy hoạch các hệ thống giấy phép xả thải có thể bán được, cần phải cân
nhắc một số vấn đề về thực hiện. Thứ nhất, vấn đề xác định chính xác “quyền xả thải”
nào đang được mua bán và việc điều chỉnh giá trị của quyền này tùy thuộc vào nơi và
thời gian sử dụng là một trong những vấn đề khá phức tạp. Để chương trình này có khả
năng dễ dàng tính toán mọi thay đổi về giá trị của các quyền này, cần có một hệ thống
quản lý hữu hiệu để theo dõi xem ai có những quyền gì. Ví dụ: việc xả hàng nghìn kg
chất ô nhiễm sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với chất lượng không khí xung
quanh, tùy thuộc vào nơi và điều kiện xả thải (như chiều cao ống khói, lưu lượng,
nhiệt độ). Do vậy việc mua bán có những thay đổi đáng kể về địa điểm xả thải, có thể
yêu cầu phải đặt ra “tỷ giá trao đổi” dựa trên địa điểm. Để có thể thực hiện thành công,
cũng cần có một thị trường mạnh về các giấy phép. Thiếu một thị trường như vậy, một
công ty sẽ phải tích trữ các giấy phép do vậy sẽ làm chậm trễ việc đạt được các tiêu
chuẩn môi trường và hạn chế việc phát triển ra các công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới.
Một khó khăn tiềm tàng khác là việc xác định cơ sở ban đầu để cấp các giấy phép. Khi
chưa có khung pháp lý rõ ràng, việc phân phối ban đầu không thu phí, có thể gặp khó khăn.
Việc đảm bảo làm đúng pháp lý cũng có thể sẽ phức tạp hơn so với các dạng
tiêu chuẩn dựa vào công nghệ. Đối với các nhà ra quyết định ở các nước đang phát
triển với các nguồn lực kỹ thuật hạn chế, tất cả những khó khăn tiềm tàng này, có thể
càng tỏ ra lớn hơn. Thậm chí, ngay trong thế giới của các nước tiên tiến nhất về công
nghệ, cuộc vận động du nhập các hệ thống giấy phép có thể chuyển nhượng đầy đủ vẫn còn có trở ngại.
- Bảo hiểm trách nhiệm: Là một cơ chế tạo thị trường khác trong đó những
nguy cơ phải chịu phạt vì tổn thất môi trường được chuyển từ các công ty riêng lẻ hoặc
các cơ quan công cộng sang cho các công ty bảo hiểm. Phí bảo hiểm phản ánh quy mô
tổn thất có thể xảy ra và xác suất xảy ra, có thể tạo ra khuyến khích bằng khả năng 58
giảm bớt phí bảo hiểm khi các quá trình công nghiệp an toàn hơn hoặc trong trường
hợp xảy ra sự cố thì tổn thất sẽ ít hơn. 59
Chương 4: Quản lý các thành phần môi trường của khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
4.1. Quản lý môi trường nước
4.1.1. Quản lý môi trường nước mặt
- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường nước mặt
cũng như thiết lập cơ chế về cấp giấy phép đổ xả nước thải.
- Phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các cơ quan chuyên môn và các cấp
chính quyền địa phương trong quản lý môi trường nước, phân công và phân trách
nhiệm rõ ràng tiến hành kiểm tra sự tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn về môi
trường đối với tất cả các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước. Tùy vào tình hình
cụ thể ở mỗi địa phương mà bổ sung thêm hoặc chi tiết hóa các quy định về bảo vệ
môi trường nước. Trong nhiều trường hợp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường các
dòng sông, các thủy vực cần có sự phối hợp giữa các địa phương với nhau, giữa các
tỉnh, thành trong cùng một khu vực, các địa phương ở đầu nguồn nước (thượng lưu)
phải có trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường nước ở hạ lưu.
- Định kỳ tiến hành quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước
mặt, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và áp dụng kịp thời các biện
pháp hữu hiệu để ngăn chặn ô nhiễm. Cần phải phân tích, xác định nguyên nhân gây ô
nhiễm chính xác thì mới khắc phục được.
- Phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải đô thị và công
nghiệp đầy đủ và phù hợp. Tách hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước bẩn
thành hai hệ thống riêng. Xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung
cho từng khu vực. Tất cả các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khách sạn, các cơ sở dịch
vụ có lượng nước thải lớn đều phải có trạm xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường mới được thải ra hệ thống thoát nước chung. Trong phát triển đô thị phải dành
đất để xây dựng các trạm xử lý nước đô thị tập trung. Luôn luôn quan tâm bảo vệ an
toàn hệ thống thoát nước trong đô thị, vì trong quá trình phát triển đô thị, hệ thống
thoát nước đô thị thường bị lấn chiếm và làm hư hỏng, như san lấp hai bên bờ để mở
rộng đất ở, mở rộng đường, sân bãi, xây dựng nhà cửa đè lên hệ thống thoát nước, làm 60
nứt gãy hệ thống thoát nước, đổ chất thải xây dựng vào kênh mương làm tắc nghẽn dòng chảy.
- Phổ biến kinh nghiệm chọn lựa công nghệ xử lý nước thải đô thị thích hợp.
Tùy theo tính chất ô nhiễm và lượng nước thải khác nhau mà cần chọn lựa các công nghệ thích hợp.
- Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước. Công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường nước được cụ thể hóa bằng hệ thống lệ phí ô nhiễm nước.
Các lệ phí này là công cụ quan trọng, bổ sung cho các công cụ pháp lý, kiểm soát ô
nhiễm trực tiếp, nhằm khuyến khích những người gây ô nhiễm môi trường nước giảm
bớt lượng xả thải ô nhiễm
Ở nước ngoài thường sử dụng hai loại phí để kiểm soát ô nhiễm nước là phí xả
thải nước và phí người sử dụng.
Phí xả nước: Tất cả xí nghiệp hoặc bất cứ cơ sở sản xuất nào có xả chất ô nhiễm
vào môi trường nước đều phải trả phí thải nước. Phí này chính là phí mua quyền sử
dụng môi trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải. Phí thải nước được xác định trên
số lượng, nồng độ và tính chất của các chất ô nhiễm trong nước thải. Đối với trường
hợp, các chất thải của nguồn thải vượt quá quy chuẩn môi trường cho phép thì các cơ
sở sản xuất còn phải trả thêm các phí nước thải bổ sung, đồng thời phải có trách
nhiệm trong một thời hạn nhất định phải áp dụng biện pháp kiểm tra và xử lý cho đạt
quy chuẩn môi trường. Tiền thu phí này được tách một phần nhỏ để chi phí cho công
tác quản lý môi trường, số còn lại nộp vào quỹ môi trường, dùng để hỗ trợ, cho vay
nhẹ lãi và khuyến khích các cơ sở đầu tư thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.
Các phí người sử dụng: Đối với các nguồn xả thải nước gây ô nhiễm môi
trường từ các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất nhỏ thì rất khó xác định lượng xả chất
ô nhiễm của mỗi hộ, các cống nước thải của mỗi hộ thường được nối ngầm trực tiếp
với hệ thống thoát nước thành phố, nên người ta thường sử dụng loại phí người sử
dụng nước hay phí nước thải ra cống, phí này được thu đối với từng hộ gia đình, được
tính trên giá trị bất động sản khu nhà ở của mỗi hộ, hoặc được tính trên lượng nước
cấp tiêu dùng cua rmỗi hộ (m3 nước sạch/ngày). Ưu điểm của loại phí này: khuyến
khích các hộ gia đình cũng như hộ sản xuất nhỏ tiết kiệm sử dụng nước sạch; nhưng
lại làm tăng nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Ở một số nước, tiền phí nước thải 61
ra cống đối với hộ gia đình hay cơ sở sản xuất được tính gộp với tiền mua nước sạch,
tức là trong giá mua nước cấp đã bao gồm cả phí xả nước thải ra cống. Cách thức thu
phí này tránh được sự thất thu phí xả thải nước ô nhiễm đối với các hộ hay cơ sở sản
xuất trốn tránh sự kiểm tra và đổ nước thải bất hợp pháp vào sống, ngòi, cống rãnh.
4.1.2. Quản lý môi trường nước ngầm
- Đặt ra các quy chuẩn các chất ô nhiễm tối đa cho phép chứa trong nước ngầm
tùy theo yêu cầu sử dụng nước ngầm. Định kỳ tiến hành quan trắc chất lượng và trữ
lượng nước ngầm, nếu phát hiện thấy nước ngầm bị suy thoái về lưu lượng và chất
lượng thì kịp thời tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp bảo vệ nước ngầm.
- Kiểm soát khai thác nước ngầm. Để bảo vệ nguồn nước ngầm ở nhiều nước đã
thiết lập sự kiểm soát khai thác nước ngầm rất chặt chẽ. Bất cư sự khai thác nước
ngầm nào đều cần phải có giấy phép, phải đảm bảo đúng kỹ thuật và phải nộp thuế sử
dụng tài nguyên nước, đặc biệt là hạn chế khai thác nước ngầm ở vùng ven biển để
ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào đất liền.
- Tuyệt đối cấm đổ thải nước bị ô nhiễm vào nước ngầm.
- Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để chỉ đạo sự lựa chọn địa điểm công trường
xây dựng và hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhất là
các bãi giếng khoan nước, các bãi chôn rác, các bể chứa phân, các khu chăn nuôi động
vật, các khu khai thác mỏ….
- Kiểm soát sử dụng đất để bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Trợ cấp kinh phí để bảo vệ nguồn nước ngầm
4.2. Quản lý môi trường không khí
4.2.1. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm tĩnh
a) Bố trí khu công nghiệp
Trong quy hoạch sử dụng đất, việc bố trí các cơ sở sản xuất vào khu công
nghiệp là một biện pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Khu công nghiệp
cần phải đặt cuối hướng gió và cuối nguồn nước đối với khu dân cư, xung quanh khu
công nghiệp cần có vành đai cây xanh gián cách với khu dân cư và các khu đô thị khác. 62
Các cơ sở sản xuất công nghiệp càng phân tán trong đô thị, phân thành nhiều
khu công nghiệp nhỏ, nhất là phân tán xen kẽ trong các khu dân cư đô thị thì môi
trường đô thị càng bị ô nhiễm, số người bị tác động sức khỏe bởi ô nhiễm môi trường
không khí càng lớn, có thể gấp 2-3 lần so với trường hợp bố trí công nghiệp tập trung
vào các khu công nghiệp lớn.
b) Quản lý các nguồn thải tĩnh
- Kiểm soát các nguồn thải tĩnh (các ống khói công nghiệp) là một biện pháp
quan trọng của quản lý môi trường không khí. Việc kiểm soát dựa trên việc định ra các
chuẩn phát thải các chất ô nhiễm của các nguồn tĩnh. Chuẩn phát thải này phụ thuộc
theo ngành sản xuất và quy mô sản xuất của mỗi công ty.
- Thu phí môi trường đối với các nguồn thải khí. Nhược điểm: khó xác định
chính xác các thiệt hại môi trường do chất ô nhiễm môi trường không khí gây ra, đồng
thời việc giám sát thải khí sẽ phức tạp hơn việc giám sát các nguồn nước thải.
- Khuyến khích, thúc đẩy và yêu cầu các cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO
14.000 – tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường, là một phương cách quản lý môi
trường có tính hiện đại và toàn diện.
4.2.2. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động
Các phương tiện giao thông cơ giới là các nguồn thải di động gây ô nhiễm môi
trường không khí. Đô thị càng lớn, càng phát triển thì giao thông cơ giới càng tăng và
nguồn thải chất ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông cơ giới gây ra trong đô
thị càng lớn. Ở rất nhiều đô thị lớn trên thế giới hiện nay lượng thải ô nhiễm không khí
từ các phương tiện giao thông cơ giới chiếm 70-80% tổng lượng thải ô nhiễm không khí.
a) Quản lý nguồn thải di động
Ở rất nhiều nước đã đặt ra tiêu chuẩn xả khí đối với các nguồn di động (các loại
xe ô tô, xe máy). Các cơ quan quản lý tiến hành cưỡng chế thi hành các tiêu chuẩn này
bằng cách tiến hành các chương trình kiểm tra và chứng nhận đã đảm bảo tiêu chuẩn
môi trường đối với các xe mới xuất xưởng, xe nhập khẩu và xe đang lưu hành trên
đường phố. Tổ chức các trạm kiểm soát môi trường đối với các loại xe đang lưu hành
trên các đường phố, bắt giữ, xử phạt hoặc thu giấy phép lưu hành đối với các xe không
đạt tiêu chuẩn môi trường. 63
b) Quản lý chất lượng nhiên liệu dùng cho phương tiện giao thông
Để loại trừ ô nhiễm chì trong không khí đô thị, ở nhiều nước đã cấm sử dụng
xăng pha chì. Đầu tiên là áp dụng công cụ kinh tế để khuyến khích sử dụng xăng
không pha chì, như giảm thuế đối với mua bán xăng không pha chì, tăng thuế, tăng lệ
phí đối với xăng pha chì, dần dần sau đó cấm hẳn việc sử dụng xăng pha chì trong giao thông vận tải.
Để giảm bớt ô nhiễm khí SO trong 2
thành phố người ta quy định hàm lượng lưu
huỳnh trong dầu điêzen dùng trong ô tô phải rất nhỏ. Ở một số nước còn quy định
không cho xe ô tô chạy bằng dầu điêzen lưu hành trong thành phố, bởi vì khí xả của
các loại xe này không những chứa SO2 mà còn có nhiều muội và tàn khói rất nguy hại
đối với sức khỏe của con người.
Để giảm bớt ô nhiễm không khí đô thị do giao thông vận tải gây ra, ở một số
nước phát triển đã tiến hành nghiên cứu sản xuất loại xe ô tô con chạy bằng năng
lượng mặt trời và năng lượng điện. Tuy các loại xe ô tô này có ưu điểm về mặt môi
trường rất lớn: không gây ô nhiễm môi trường không khí và không gây tiếng ồn trong
thành phố, nhưng để áp dụng rộng rãi trong giao thông đô thị còn gặp một số trở ngại như:
- Khả năng tích trữ năng lượng của các loại ac-quy, các loại pin điện dùng cho ô
tô điện còn thấp, do đó cự ly chạy xe trong mỗi lần nạp điện còn ngắn.
- Thời gian nạp điện còn lâu. Tuy nhiên hạn chế này có thể giải quyết bằng cách
nạp điện vào thời gian ban đêm hoặc vào các giờ chuẩn bị ăn sáng hoặc ăn trưa.
- Giá thành sản xuất xe còn cao.
Hiện nay, ở nhiều nước phát triển trên thế giới đang đẩy mạnh nghiên cứu các
vấn đề kĩ thuật để giải quyết các trở ngại trên, để các loại xe sạch này đáp ứng được
nhu cầu sử dụng rộng rãi ở các đô thị.
Đối với các loại xe chạy bằng năng lượng điện (acquy, pin) tuy không gây ô
nhiễm không khí trong đô thị, nhưng tăng nhu cầu cấp điện tức là tăng sản xuất điện,
nếu nguồn điện cấp cho thành phố là nhiệt điện thì sẽ làm tăng lượng phát thải nơi sản
xuất điện, do vậy thực chất của việc áp dụng loại xe này chỉ có tác dụng chuyển chất ô
nhiễm trong thành phố ra vùng sản xuất điện (vùng ngoài thành phố).
c) Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát triển xe ô tô con cá nhân 64
Hiện nay, ở hầu hết các đô thị lớn, số lượng xe ô tô con cá nhân tăng rất nhanh,
là mối đe dọa đối với chất lượng môi trường không khí đô thị. Nhiều người coi xe ô tô
con không chỉ đơn thuần là phương tiện đi lại, mà còn là vật trang trí, là “thể diện” của
mình, vì vậy đã nảy sinh phong trào mua sắm ô tô con, coi như là cái “mốt” của thời
đại, làm tăng lưu lượng dòng xe trên đường phố quá mức, không những làm tăng
nguồn thải, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông. Kết quả kiểm định xả khí ô nhiễm của
các xe cộ ở nước ngoài cho biết lượng phát thải khí ô nhiễm tăng lên nhiều lần khi
khởi động, khi dừng xe cũng như khi mở máy nhưng đứng tại chỗ. Vì vậy tình trạng
tắc nghẽn giao thông sẽ làm ô nhiễm không khí đô thị càng trầm trọng thêm. Một trong
các biện pháp quản lý quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm giao thông là ưu tiên, khuyến
khích phát triển các phương tiện giao thông công cộng như giao thông bằng xe buýt,
tàu điện, tàu hỏa, v.v…, hạn chế xe ô tô cá nhân. Các chính sách cụ thể thường được
áp dụng là giảm thuế, giảm lệ phí, thậm chí có nơi Nhà nước còn bù lỗ cho các phương
tiện giao thông công cộng để giảm giá vé đi xe công cộng, tăng thuế, tăng lệ phí và
tăng tiền vé đỗ xe với các xe ô tô con tư nhân.
d) Quy định các khu vực hạn chế hoặc cấm các xe ô tô con hoạt động
Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, người ta thường quy định hạn chế hoặc
cấm các xe con hoạt động ở một số khu vực trong thành phố như khu vực trung tâm
thành phố, khu phố cổ, khu thương mại tập trung, khu lịch sử - văn hóa v.v… để giảm
bớt ô nhiễm giao thông trong khu vực này.
e) Tăng cường sử dụng viễn thông và hệ thống thông tin hiện đại
Tăng cường sử dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại
có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến cải thiện môi trường đô thị, giảm thiểu ô nhiễm giao thông trong đô thị, như:
- Cải thiện hệ thống quản lý điều hành hệ thống giao thông đô thị để tránh tắc
nghẽn giao thông, tối ưu hóa vận hành năng lực vận chuyển của các xe, chuyên chở
theo tuyến ngắn nhất và giảm các chuyến xe không chuyên chở.
- Sử dụng hệ thống thông tin hiện đại để kiểm soát các luồng giao thông tốt
hơn, tìm ra các phương án sử dụng tối ưu các phương tiện giao thông khác nhau. 65
- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc trong các hoạt động dịch vụ đô thị, giao
tiếp giữa các cá nhân và giữa các cộng đồng để giảm bớt nhu cầu đi lại trên đường
phố, do đó sẽ giảm nguồn thải ô nhiễm môi trường từ giao thông vận tải.
4.3. Quản lý chất thải rắn
4.3.1. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn
- Dành đủ đất trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp phục vụ cho thu
gom, vận chuyển (trung chuyển) và xử lý, thải bỏ chất thải rắn.
- Xây dựng lực lượng thu gom, phân loại, vận chuyển và dịch vụ quản lý chất
thải rắn đủ mạnh, lập phương án thu gom và vận chuyển hợp lý;
- Đầu tư trang thiết bị đầy đủ phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải rắn.
- Quy hoạch địa điểm xử lý chất thải rắn lâu dài, ít nhất là 10 năm;
- Lựa chọn công nghệ xử lý đổ thải chất thải rắn phù hợp;
- Lập kế hoạch phân loại chất thải và kế hoạch phát triển tái sử dụng và quay
vòng sử dụng chất thải rắn;
- Kế hoạch kinh tế - tài chính phục vụ quản lý chất thải, áp dụng công cụ kinh tế
trong quản lý chất thải rắn;
- Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh và giải
quyết vấn đề chất thải rắn đô thị.
4.3.2. Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn
Ở nhiều nước người ta tiến hành thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Chất thải rắn từ các hộ hay từ cơ sở sản xuất đã được phân loại ngày từ nơi sản sinh ra
nó. Các chất độc hại, chất thải thông thường, chất thải có thể tái sử dụng được phân
tách riêng và đựng vào các túi hay các thùng có màu sắc khác nhau. Chất thải độc hai
được tách thu gom, vận chuyển riêng và đưa đến nơi xử lý chất thải độc hại. Trên các
đường phố và ở các địa điểm sinh hoạt công cộng đều để sẵn các thùng rác để khách đi
trên đường phố không vứt rác ra đường.
Đối với các “xóm liều” trong đô thị, đường sá thường rất hẹp, xe thu rác không
vào được, cần phải giáo dục ý thức và cung cấp phương tiện cho dân “xóm liều” thu
gom rác tại chỗ ở của họ để đưa đến địa điểm đổ công cộng và từ địa điểm này có thể
thu gom và vận chuyển rác bằng xe đến nơi xử lý rác. 66
4.3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý đổ chất thải rắn hợp lý
- Chôn lấp chất thải rắn: là công nghệ đơn giản nhất, đỡ tốn kém nhất nhưng
đòi hỏi phải có diện tích lớn.
- Chế biến chất thải rắn hữu cơ thành phân compost
Thành phần chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy, như rau, quả phế phẩm, thực
phẩm thừa, cỏ, lá cây… có thể chế biến dễ dạng thành phân compost để phục vụ nông
nghiệp. Ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã xây dựng thí điểm xí nghiệp chế biến
phân compost từ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị. Nhưng công suất của các xí nghiệp
này còn nhỏ bé và gặp nhiều gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động vì giá
thành của loại phân này đắt hơn các loại phân khác nên không tiêu thụ được, xí nghiệp
không cân bằng được thu chi. Nhà nước chưa có chính sách kinh tế - xã hội hỗ trợ cho
các xí nghiệp này để phát triển sản xuất, vừa giảm được diện tích bãi chôn rác, vừa có
thêm lượng phân, không phải là phân hóa học phục vụ nông nghiệp.
- Thiêu hủy chất thải rắn: Xây dựng các lò đốt rác với nhiệt độ cao có thể đốt
được chất thải rắn thông thường, cũng như chất thải rắn nguy hại, trong nhiều trường
hợp người ta kết hợp lò đốt rác với sản xuất năng lượng như phát điện, cấp nước nóng.
Ưu điểm: làm giảm thể tích chất thải phải chôn, do đó làm giảm được diện tích đất dùng cho bãi thải.
Nhược điểm: Giá thành đầu tư nhà máy đốt rác tương đối lớn, giá thành vận
hành nhà máy cũng cao. Ngoài ra, khói thải của nhà máy có tính nguy hại, cần phải
tiến hành xử lý khói thải với công nghệ cao mới bảo vệ được môi trường.
- Ngoài ra, ở một số nước dùng phương pháp bê tông hóa chất thải rắn nguy
hại, đổ chất thải nguy hại vào các thùng, bể bọc kín bằng vật liệu kiến cố và chôn sâu
dưới đất hoặc sâu dưới đáy biển.
4.3.4. Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn
Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn là phương cách tốt
nhất để giảm nhỏ nhu cầu đất chôn rác và tiết kiệm vật liệu, tài nguyên thiên nhiên.
Hiện nay ở nước ta việc thu lượm các chất thải có thể tái sử dụng được chủ yếu do
“đội quân” nhặt rác cá thể, chưa có tổ chức thu gom và sản xuất có quy mô công
nghiệp. Rất nhiều chất thải rắn đô thị có thể tái sử dụng, tái chế như kim loại vụn, vỏ 67
hộp, giấy, chai lọ, bao bì bằng nilon, … Cần phải coi việc phát triển tái sử dụng và
quay vòng sử dụng chất thải có ý nghĩa chiến lược trong quản lý chất thải rắn đô thị.
4.3.5. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn
- Phí người dùng. Phí này được áp dụng phổ biến ở các đô thị là phí thu gom và
xử lý chất thải rắn đô thị. Phí này được thu từ hộ gia đình và coi là khoản tiền phải trả
cho dịch vụ thu gom và xử lý chất thải, nó được tính toán trên có sở tổng chi phí trực
itếp cho các dịch vụ, không tính đến thiệt hại môi trường. Phí này thay đổi tùy theo gia
đình, phụ thuộc vào số túi rác của gia đình thải ra. Cách thay đổi này đã khuyến khích
các gia đình tái sử dụng chất thải, khó khăn là việc giảm sát sự đổ thải chất thải rắn
vụng trộm của các hộ thiếu ý thức BVMT.
- Các phí sản phẩm và hệ thống ký quỹ và hoàn trả. Phí sản phẩm đánh vào các
sản phẩm có bao bì không trả lại như bao bì dầu nhờn, phân bón, thuốc trừ sâu, các
lốp xe, các nhiên liệu ô tô. Hệ thống ký quỹ và hoàn trả được áp dụng phổ biến nhất là
đối với đồ uống như chai hộp rượu, bia, nước giải khát, để khuyến khích tái sử dụng
lại các vỏ hộp, vỏ chai. Người sử dụng phải ký quỹ tiền các vỏ hộp, chai khi mua, khi
dung xong đem các vỏ hộp, chai sẽ nhận lại số tiền trên. Ở Mỹ quy định mỗi ắc-quy ô
tô phải ký quỹ 5 đôla, nếu đem ắc-quy cũ đến cửa hàng để mua ắc-quy mới thì không phải nộp tiền ký quỹ.
- Các khoản trợ cấp. Nhà nước cung câp các khoản trợ cấp cho các cơ quan và
khu vực tư nhân tham gia vào việc quản lý chất thải rắn, như trợ cấp nghiên cứu và lập
kế hoạch quản lý chất thải rắn, trợ cấp cho việc phát triển và lắp đặt công nghệ sản
xuất thải ra ít chất thải hơn, trợ cấp, hỗ trợ gia hoặc ưu đãi miễn thuế, đối với công
nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải, … 68
Chương 5: Một số giải pháp tiêu biểu cải thiện môi trường
5.1. Vai trò của cây xanh đối với môi trường đô thị
5.1.1. Cây xanh đối với khí hậu
Cây xanh có tác dụng làm giảm bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất làm giảm
bức xạ phản xạ, giảm nhiệt độ của không khí, làm giảm tốc độ gió và phần nào làm
tăng độ ẩm của không khí.
- Giảm bức xạ nhiệt: Tùy theo cây dày lá hay thưa lá, lá to hay lá nhỏ mà cây có
thể che chắn được 10-90% lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất. Cây xanh thông
thường có thể che chắn 40-60% lượng bức xạ. Cây xanh còn có tác dụng làm giảm
lượng phản xạ bức xạ mặt trời. Hệ số Albedo của mặt tường màu vàng nhạt thường
bằng 0,4-0,5 tức là 40-50% lượng bức xạ mặt trời chiếu tới bị phản xạ ra môi trường
xung quanh. Albedo của mặt bêtông là 0,35 -0,45, của mặt mái là 0,3-0,4. Trong khi
đó, hệ số Albedo của cây xanh là 0,2-0,3 và của thảm cỏ là 0,18-0,24.
- Giảm nhiệt độ không khí, giảm nhiệt độ bề mặt, tăng độ ẩm và tăng lượng oxi
trong không khí: Trong thời gian ban ngày cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời hút nước
từ dưới đất lên và hấp thụ khí CO 2để thực hiện quá trình diệp lục hóa theo công thức cơ bản sau đây:
6CO2 + 5H2O +674 calo ↔ C6H10O + 6O 5 2 Hay
6CO2 + 6H2O +674 calo ↔ C6H10O + 6O 6 2
Vì vậy, so với vùng đất trống, không trồng cây thì nhiệt độ không khí ở vùng
cây xanh ban ngày thấp hơn 1-30C, hàm lượng oxi trong không khí tăng lên tới 20% và
hàm lượng khí CO2 ít hơn. Vào những ngày năng nóng, hiệu quả giảm nhiệt độ của cây
xanh lớn hơn, ngày ít nắng, râm mát, hiệu quả nhỏ hơn.
Cây xanh, thảm cỏ có tác dụng giảm nhiệt độ bề mặt đất rất rõ rệt. Số liệu đo
lường thực tế chứng tỏ nhiệt độ mặt đất ở dưới vườn cây xanh hay thảm cỏ thường
thấp hơn mặt đất khô trống tới 3-5 C. 0
Nhiệt độ các bề mặt bêtông, đường nhựa cao
hơn mặt đất 2-30C. Độ ẩm không khí ở vùng cây xanh ao hồ thường cao hơn ở khu phố
nhưng không đáng kể chỉ khoảng 2-6%.
- Tác dụng cản gió. Cây xanh có tác dụng làm giảm tốc độ gió, thông thường 10-60%.
Khu cây xanh càng to càng dày thì tác dụng cản gió càng lớn. Đối với gió lạnh và gió 69
bão thì hiệu quả này là “dương tính”, còn đối với gió mát mùa hè thì nó có tác dụng “âm tính”.
5.1.2. Cây xanh với chất lượng môi trường
Môi trường đô thị thường bị ô nhiễm bởi các nguồn ô nhiễm công nghiệp, thủ
công nghiệp, giao thông vận tải và nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của thị dân thải ra.
Các chất ô nhiễm chính của môi trường không khí đô thị là:
- Bụi (bụi nặng, bụi nhẹ, bụi kim loại, bụi độc hại, bụi vi sinh vật) - Khói, tro, bồ hóng
- Các hóa chất khí độc hại (chủ yếu là khí SO , CO, NO 2 , H 2 2S, CH ) 4 - Tiếng ồn
Cây xanh có tác dụng hút bớt các chất ô nhiễm môi trường không khí ngoài ra
còn hút bớt các chất ô nhiễm độc hại trong môi trường đất, đặc biệt đối với kim loại nặng như chì. a) Giảm nồng độ bụi
Cây xanh đối với đô thị như là phổi đối với con người, nó có tác dụng lọc bụi
trong không khí, làm sạch môi trường.
Khả năng giữ bụi trên cành lá của cây phụ thuộc vào đặc thù của lá cây (càng
nhám càng bắt bụi dễ), lá to hay nhỏ, dày hay thưa, lùm cây hay tán cây …. và phụ
thuộc vào thời tiết (nếu có mưa định kỳ đều đặn thì hiệu quả lọc bụi của cây xanh tốt
hơn khi trời nắng khô liên tục, vì mưa có tác dụng rửa sạch lá cây để đón nhận bụi
mới). Khả năng giữ bụi trung bình của một số cây (gần đúng) theo bảng 5.1.
Bảng 5.1. Hiệu quả lọc bụi của cây xanh Tổng diện
Tổng lượng bụi giữ Cây tích lá (m3) trên cây (kg) Phượng 86 4 Du 66 18 Liễu 157 38 Phong 171 20 Dương Canada 267 34 Tần bì 195 30 Bụi cây đinh hương 11 1,6 70
Khu cây xanh cũng như những thảm cỏ tươi còn có tác dụng hạn chế nguồn bụi bay
lên từ mặt đất. Còn ở các bãi trống, bãi cát thường sản sinh ra nhiều bụi, gió sẽ tung
các bụi này bay lên ô nhiễm bụi đối với các vùng xung quanh.
Nói chung cây xanh có thể làm giảm nồng độ bụi trong không khí 20-65%. Kết
quả đo lường ở một số đường phố ở Hà Nội cho thấy khi bên đường phố có dãy cây
xanh thì nồng độ bụi ở tầng 2 chỉ bằng 30-50% nồng độ bụi ở nhà tầng một.
b) Hấp thụ các chất độc hại trong không khí và từ dưới mặt đất
Trên có sở các quá trình hoạt động hóa sinh và vật lý mà cây xanh có khả năng
hấp thụ các chất khí độc hại, bụi chì, hơi chì trong không khí cũng như các phần tử
kim loại nặng trong đất. Các chất khí độc và kim loại được cây hấp thụ và chủ yếu giữ
ở phần mô bì của lá cây, một phần được chứa ở trong thân cây, cành cây và rễ cây.
Vì vậy, các cây rau, quả trồng ở vùng môi trường không khí, môi trường nước,
môi trường đất bị ô nhiễm thì chúng sẽ hấp thụ các chất ô nhiễm độc hại và chưa các
chất độc hại trong bản thân chúng. Con người ăn các chất độc hại này sẽ bị ô nhiễm độc hại.
Nhưng các loại cây thân gốc hấp thụ các chất khí độc hại và kim loại nặng thì
đó là điều rất tốt, vì nó có tác dụng làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm độc hại trong
môi trường và không gây độc đối với con người.
Bảng 5.2. Hàm lượng lưu huỳnh chứa trong một số cây trồng ở đô thị Loại cây
Hàm lượng chất lưu huỳnh trong lá (%) Phượng 0.104 Sồi 0.135 Liễu 0.200 Phong 0,244 Dâu gia 0.163 Đinh Hương 0.103 Dương Canada 0.176 Tần bì 0.168
Nhìn chung, cây xanh có thể giảm ô nhiễm chất khí độc hại trong môi trường 10-35%. c) Hấp thụ tiếng ồn
Sóng âm thanh truyền qua các lùm cây sẽ bị phản xạ qua lại nhiều lần và năng
lượng âm sẽ bị giảm đi rõ rệt, do đó cây xanh có khả năng hút âm, giảm nhỏ tiếng ồn,
đặc biệt là tiếng ồn giao thông. Các dãy cây xanh dày đặc rộng 10-15 m có thể giảm 71
tiếng ồn 15-18dB. Khả năng giảm tiếng ồn của cây xanh không những phụ thuộc vào
loại cây mà còn phụ thuộc vào cách bố trí, phối hợp các loại cây có tán, có lùm, các
khóm cây, bụi cây và các dậu cây.
Ngoài ra, một số cây xanh còn có tác dụng sát trung, vệ sinh môi trường và tăng
cường các ion tươi trong không khí, tạo điều kiện dễ chịu đối với con người. Đó là các
loại cây (xếp thứ tự từ các loại cây có tác dụng manh đến thấp): các loại thông, sồi,
trắc bá diệp, linh sam, sồi đen, cây trăn…
Một số cây còn có tác dụng chỉ thị mức độ ô nhiễm của môi trường (có thể
dùng làm thước đo hay công cụ kiểm tra mức độ ô nhiễm môi trường). Ví dụ tác dụng
của một số loại hóa chất độc hại tới mức độ nào đó thì làm cho cây bị đốm lá, vàng lá…
5.2. Phát triển cơ sở hạ tầng “xanh” đô thị 5.2.1. Khái niệm
Cơ sở hạ tầng xanh là việc ứng dụng các hệ thống tự nhiên trong môi trường đô
thị để thay thế hoặc bổ sung cho hệ thống cơ sở hạ tầng nhân tạo, qua đó cung cấp các
tiến trình tự nhiên trong việc vận chuyển nước và xử lý nước bị ô nhiễm.
5.2.2. Cơ sở lý thuyết của các hệ sinh thái tự nhiên trong môi trường đô thị
Nghiên cứu quy hoạch đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu trước hết cần phải
dựa trên hai giả thuyết.
Thứ nhất, mỗi thành phố là một hệ sinh thái. Định nghĩa đơn giản một hệ sinh
thái là một cộng đồng các sinh thể sống tương tác với các vật thể ‘chết’. Bên trong hệ
sinh thái đô thị lại có các hệ khác nhỏ hơn; các hệ nhỏ này được coi là hệ mở do có sự
trao đổi chất và năng lượng liên tục giữa bên trong và bên ngoài, dẫn đến sự thay đổi
và phát triển theo thời gian của chúng. Đây là điều cần lưu ý, vì biến đổi khí hậu làm
tăng tốc quá trình thay đổi này.
Thứ hai, mỗi thành phố là một lưu vực hứng và trữ nước. Trong điều kiện môi
trường tự nhiên, sẽ có khoảng 27% lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt và 20%
dưới dạng dòng chảy ngầm. Như vậy khả năng cấp nước của lưu vực tự nhiên là
khoảng 47% lượng nước mưa. Nhưng trong môi trường xây dựng nhân tạo như một
thành phố, dòng chảy ngầm chỉ chiếm khoảng 5% do rất ít nước thấm được qua mặt 72
đất, trong khi lượng nước chảy tràn lại chiếm đến tận 58%. So sánh khả năng cấp nước
của hai lưu vực (63% trong môi trường đô thị so với 47% trong môi trường tự nhiên),
ta sẽ thấy tầm quan trọng của việc tận dụng lượng nước chảy tràn rất lớn trong đô thị.
Vấn đề đặt ra là làm sao có thể giữ được lượng nước này để tái sử dụng. Chúng
ta sẽ có thể thiết kế mái nhà, tường để tăng cường khả năng trữ nước của một thành
phố, thu gom và chứa nước mưa dưới vỉa hè để sau đó xử lý và tái sử dụng, sử dụng
thảm thực vật ở mặt đất như những tấm lọc sinh học v.v…
Những mái nhà, tường hoặc vỉa hè được thiết kế như vậy được coi là ‘cơ sở hạ
tầng xanh’, một cụm từ đang được sử dụng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
5.2.3. Xử lý nước mưa trong điều kiện biến đổi khí hậu (a) (b)
Hình 5.1. Xử lý lượng nước mưa tăng đột biến do biến đổi khí hậu
Trong hình 5.1 (a), phần màu tím thể hiện lượng nước mưa và nước chảy tràn ở
mức thông thường trên các bề mặt cứng hóa trong thành phố. Khi cường độ mưa tăng
lên nhiều hơn mức thông thường, mực nước sẽ dâng cao đến cả phần màu xanh. Nếu
hệ thống thoát nước không được cải thiện thì tình trạng ngập lụt nghiêm trọng sẽ diễn
ra. Hình 5.1 (b) là cơ chế để giải quyết vấn đề này, lượng nước dồn lên các khu vực đã
bị cứng hóa sẽ thấm xuống lớp đất phía dưới qua các tấm lọc sinh học.
5.2.4. Phát triển hệ thống cây xanh đô thị
Hệ thống cây xanh hoàn chỉnh trong mỗi đô thị bao gồm:
a) Vành đai cây xanh xung quanh thành phố (như các khu rừng) 73
Chức năng của vành đai cây xanh này là tham gia điều hòa khí hậu thành phố,
cung cấp không khí tươi mát, trong sạch cho thành phố về mùa hè và che chắn gió lạnh
về mùa đông và tôn cao giá trị của các danh lam thắng cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải
trí của các chuyến đi chơi xa của nhân dân thành phố. Thông thường, người ta kiến tạo
các khu rừng ở ngoại vi thành phố nằm ở hướng gió chính đối với thành phố.
b) Vành đai cây xanh cách ly vệ sinh đối với các khu công nghiệp và khu giao thông
Vành đai cây xanh ở các khu công nghiệp để cải thiện vi khí hậu và môi trường
giảm bớt tác động ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp đối với khu dân cư xung
quanh. Vì vậy cần phải có quy hoạch cải tạo vành đai các khu công nghiệp và kiến tạo
các dải cây xanh bao quanh. Chiều rộng cách ly vệ sinh cũng như chiều rộng các giải
cây xanh bao quanh khu công nghiệp không nên đồng đều ở một hướng mà nên tỷ lệ
với tần suất gió ở từng hướng.
Phương tiện giao thông là nguồn gây ô nhiễm lớn của đô thị. Vì vậy, ở hai bên
đường cần có các dải cây xanh làm giảm ô nhiễm môi trường. Các dải cây xanh hải kết
hợp cây có tán, cây có lùm và các bụi khóm cây. Chiều rộng của dải cây xanh tối thiểu
là 6m và chiều cao 7-10m. Khi trồng cây dọc hai bên đường cần chú ý đến tầm nhìn
của lái xe đặc biệt là chỗ đường cong và chỗ rẽ.
c) Cây xanh dọc theo các sông ngòi của đô thị
Chức năng: kết hợp với mặt nước cải thiện vi khí hậu thành phố, bảo vệ dòng
chảy, chống dân lấn chiếm đất.
d) Hệ thống công viên nội thành
Mục đích: Kết hợp giữa yêu cầu cải thiện khí hậu môi trường đô thị với nhu cầu
giải trí, thư giãn, hội hè và sinh hoạt của nhân dân.
e) Cây xanh trong khu nhà ở
Vườn cây trong nhà ở có thể được phân thành: Khu sân chơi và khu yên tĩnh có
thể dạo mát hoặc ngồi nghỉ. Cây xanh khu động nên trong bao quanh, trồng cây thân
gỗ. Khu yên tĩnh có thể trồng kết hợp giữa cây có tan với cây bụi, bồn hoa, thảm cỏ
kết hợp với những con đường nhỏ, có hàng ghế đá. Giữa khu yên tĩnhvà khu động nên tạo sự gắn kết.
f) Vườn cây trong hàng rào các công trình (đặc biệt là trong các bệnh viên, trường học,
cơ quan, công trình văn hóa, các nhà máy và trong các biệt thự). 74 5.2.5. Mái nhà xanh a) Khái niệm
Mái nhà xanh là mái nhà của một tòa nhà được một phần hoặc hoàn toàn bao
phủ bởi thảm thực vật và đất.
b)Lợi ích của mái nhà xanh b1. Lợi ích công cộng
- Cải thiện tính thẩm mỹ
Phủ xanh đô thị từ lâu đã được xem là một chiến lược dễ dàng và hiệu quả để
làm đẹp môi trường xây dựng, giảm thải ô nhiễm môi trường và tạo không gian xanh
cho các thành phố và các khu dân cư. - Xử lý chất thải
Có thể ứng dụng mái nhà xanh để phủ xanh các bãi chôn lấp rác thải. Mái nhà
xanh có thể góp phần cải thiện các bãi chôn lấp bởi vì:
- Kéo dài tuổi thọ của màng chống thấm của bãi chôn lấp, giảm thiểu chất thải liên quan.
- Có thể sử dụng các vật liệu tái chế trong môi trường - Quản lý nước
Với mái nhà xanh, nước được lưu trữ bởi các chất nền (Đất, sỏi…) và sau đó
được quay trở lại bầu khí quyển thông qua việc bốc hơi nước.
Vào mùa hè, tùy thuộc vào các nhà máy và chiều sâu của lớp đất trồng, mái nhà
xanh giữ lại 70-90% lượng mưa rơi trên mái. Ví dụ: một mái nhà xanh được phủ
cỏ với 40-20 cm độ dầy lớp đất trồng thì có thể giữ lại từ 10-15 cm nước.
Mái nhà xanh không chỉ giữ lại nước mưa và cũng trì hoãn thời gian dòng chảy
xảy ra. Làm giảm đi một phần áp lực cho các loại cống thu nước của thành phố. Giảm
đi phần nào lượng nước ngập.
- Ảnh hượng đến vi khí hậu
Thông qua các chu kỳ sương và bốc hơi nước hàng ngày, thực vật trên bề mặt
mái nhà xanh có thể làm mát thành phố trong những tháng mùa hè nóng và làm
giảm đi nhiệt độ không khí. Ánh sáng được hấp thụ bở thảm thực vật trên mái sẽ
được chuyển đổi thành năng lượng nhiệt. 75
Mái nhà xanh cũng có thể làm giảm sự phân bố của bụi và các hạt vật chất trên
toàn thành phố. Điều này có thể đóng một vai trò trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
- Cải thiện chất lượng không khí
Các loài thực vật trên mái nhà xanh có thể nắm bắt được các chất ô nhiễm trong
không khí và các chất lắng đọng trong bầu khí quyển. Mái nhà xanh có thể lọc các loại khí độc hại.
Mái nhà xanh có thể giảm nhiệt độ môi trường nên giảm nhu cầu về việc sử
dụng điện và có khả năng làm giảm lượng CO2 và gây ô nhiễm các phụ phẩm khác vào không khí. - Tạo không gian xanh:
Mái nhà xanh giúp đạt được các nguyên tắc của sự tăng trưởng thông minh và
tích cực ảnh hưởng đến môi trường đô thị bằng cách tăng tiện nghi và không gian
xanh. Mái nhà xanh có thể cung cấp một số chức năng tiện lọi bao gồm: •
Có thể là một khu vườn nhỏ để sản xuất các sản phẩn nông nghiệp như: rau xanh, cây ăn trái… •
Không gian thương mại: Có thể sử dụng mái nhà xanh để làm khu
vực nhà hàng, quán café trên sân thượng.. •
Không gian giải trí: nơi vui chơi của trẻ em, không gian để tập thể dục.. - Tạo việc làm
Sự tăng trưởng của mái nhà xanh và các công trình xây dựng xanh mang lại cho
thị trường cơ hội việc làm mới liên quan đến sản xuất, sinh trưởng cây trồng,
thiết kế, lắp đặt và bảo trì.
Có tiềm năng đáng kể cho sự phát triển mới trong khu vực đô thị đông đúc mà
trước đây không sử dụng được. b2.Lợi ích cá nhân
- Hiệu quả về năng lượng
Các vật liệu cách nhiệt được tạo ra bởi mái nhà xanh có thể làm giảm năng
lượng cần thiết dể điều tiết nhiệt độ của một tòa nhà, mái nhà. Giảm thiểu những tốn
thất lớn do nhiệt độ gây ra vào mùa hè. 76
Ví dụ, nghiên cứu được công bố bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia của Canada
phát hiện ra rằng một mái nhà màu xanh lá cây rộng lớn làm giảm nhu cầu năng
lượng hàng ngày cho máy điều hòa không khí vào mùa hè bởi hơn 75%.
- Giảm bức xạ điện từ
Các rủi ro gây ra bởi bức xạ điện từ (từ các thiết bị không dây và thông tin di
động) đối với sức khỏa con người vẫn còn là một câu hỏi để tranh luận. Tuy
nhiên, mái nhà xanh có khả năng làm giảm sự xâm nhập của các bức xạ điện từ đến 99,4%. - Giảm tiếng ồn
Mái nhà xanh có khả năng làm suy giảm tiếng ồn tuyệt vời, đặc biệt là cho âm
thanh tần số thấp. Một mái nhà xanh có diện tích lớn có thể làm giảm âm thanh từ bên ngoài bằng 40 db. - Thị trường
Mái nhà xanh có thể làm tăng khả năng tiếp thị của một tòa nhà. Nó là một biểu
tượng dễ nhận biết của phong trào xây dựng xanh và có thể như một động lực để
những người quan tâm đến lợi ích của mái nhà xanh có thể học hỏi xây dựng theo.
b) Sự ảnh hưởng của mái nhà xanh đến môi trường - Đối với nước ngầm
Bề mặt lớp phủ thực vật của mái nhà xanh có tác dụng hấp thụ nước mặt tốt hơn
so với các bề mặt đất trống và các bề mặt bị bao phủ khác. Do đó, mái nhà xanh
làm hạn chế dòng chảy nước mặt, giữ lại một phần nước. Mặt khác cùng với hệ
thống các hồ chứa có ảnh hưởng lớp đối với việc điều hòa mực nước ngầm. Đây
là điều vô cùng quan trọng đối với các thành phố đang phát triển với tốc độ đô thị
hóa cao, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện và tối ưu. Thành phố sẽ chịu hậu
quả nghiêm trọng trong mùa mưa và hàng loạt hệ quả xấu khác kèm theo.
- Giữ gìn tính đa dạng sinh học
Các không gian xanh nói chung và mái nhà xanh nói riêng là nơi cư trú tập
trung của hệ động thực vật trong tự nhiên hoặc ở những môi trường gần với tự nhiên.
Số lượng cá thể và loài đều vô cùng thưa thớt ở các khu vực đã bị bê tông quá. Vì
vậy, nếu mọi nơi trong đô thị đều là nhà ở, văn phòng, xí nghiệp, đường giao 77
thông… thì chúng ta sẽ mất đi đáng kể hệ sinh thái bản địa. Điều đó có nghĩa
nhiều loại gen sẽ bị biến mất sẽ trở thành hiện tượng phổ biến. - Làm sạch không khí
Cũng như bất kỳ hệ sinh thái thực vật nào trên trái đất, mái nhà xanh có chức
năng làm sạch không khí, bởi khả năng ‘bắt’ và ‘giữ’ bụi, hấp thụ khí cacbonic 5.2.6. Tường sống Khái niệm:
Tường sống là tường của các tòa nhà trong đô thị được phủ lên một lớp thực vật. Lợi ích:
- Giảm hiện tượng ‘đảo nhiệt đô thị’.
- Như một lớp lọc sinh học
5.2.6. Kết hợp ‘mái nhà xanh’ và ‘tường sống’
Nếu đồng bộ hóa các mảng xanh trên tường và mái nhà, ta sẽ có một hệ thống
tích hợp đồng bộ từ mặt đất đến mái nhà, giúp làm giảm mức tiêu thụ năng lượng, hình
thành các vành đai xanh trong thành phố, giảm dòng chảy tràn do mưa, và tăng mảng xanh đô thị. 78