Bài giữa kì môn ktct - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài giữa kì môn ktct - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE Họ và tên: Bùi Minh Tâm Lớp: Digital Marketing 65A Mã sinh viên: 11230139
Giáo viên: T.s Nguyễn Thị Hào
Đề bài: Có quan điểm cho rằng “Lao động của những người làm thuê là
nguồn gốc làm giàu vô tận cho những người giàu”. Hãy dựa vào lý luận
giá trị thặng dư và lý luận tích lũy tư bản của C.Mác để chứng minh nhận định trên là đúng. lOMoAR cPSD| 44879730 I.Mở đầu
Trong hệ thống kinh tế tư bản, lý luận của Karl Marx về giá trị thặng dư và tích lũy
tư bản đã phản ánh một hiện thực đáng ngại: lao động của những người làm thuê
thường là nguồn gốc chính làm giàu vô tận cho những người giàu. Mặc dù đã trôi
qua hơn một thế kỷ từ khi Marx phát triển lý thuyết của mình, nhưng sự thật này vẫn
còn tồn tại trong nền kinh tế hiện đại, không chỉ tại một quốc gia mà còn trên toàn thế giới.
II. Lý luận về giá trị thặng dư
Trước hết ta phải hiểu như nào về thặng dư, thặng dư là phần giá trị mới được tạo ra
ngoài giá trị hàng hoá sức lao động, là sự lao động không được trả công của người
lao động làm thuê và tư bản chính là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và đồng thời
cũng là người mua. Cho nên, nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua. Lưu thông
(mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm) xét trên phạm vi xã hội. Bí
mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó mà trong
quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo tôn mà
còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn gia trị bản thân nó. Đó là hàng hóa sức lao động.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn
hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong
quá trình sử dụng sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và lịch
sử. Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà
không hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những
giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là
chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có.
Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định.
Trình độ đó phản ánh, người lao động chỉ phải hao phí một phần thời gian lao động
(trong thời gian lao động đã được thỏa thuận mua bán theo nguyên tắc ngang giá) là
có thê bù đặp được giá trị hàng hóa sức lao động, bộ phận này là thời gian lao động
tât yêu. Ngoài thời gian tất yếu đó, vẫn trong nguyên tắc ngang giá đã thỏa thuận,
người lao động phải làm việc trong sự quản lý của người mua hàng hóa sức lao động,
và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà từ bản, thời gian đó là thời gian lao động
thặng dư. Giá trị lao động là giá trị mà lao động tạo ra trong quá trình sản xuất hàng
hóa, trong khi giá trị thặng dư là sự khác biệt giữa giá trị lao động mà công nhân tạo lOMoAR cPSD| 44879730
ra và giá trị lao động được trả cho họ dưới dạng lương. Giá trị thặng dư chính là lợi nhuận cho nhà tư bản.
Nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư trên cho chúng ta thấy, giá trị thặng
dư, như vậy, là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá trình
tạo ra và làm tăng giá trị. Quá trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa người
mua hàng hóa sức lao động với người bán hàng hóa sức lao động. Do đó, nêu giả
định xã hội chỉ có hai giai câp, là giai cấp tư sản và giai câp công nhân, thì giá giá
trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mang bản chất kinh tế - xã
hội là quan hệ giai cấp. Trong đó, giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở
thuê mướn lao động của giai cấp công nhân. Ở đó, mục đích của nhà tư bản là giá trị
thặng dư, người lao động làm thuê phải bán sức lao động cho nhà tư bản ấy.
Trên thị trường, giá trị lao động của công nhân thường được trả ít hơn so với giá trị
lao động mà họ tạo ra. Sự chênh lệch này là nguồn gốc của giá trị thặng dư, mà nhà
tư bản sử dụng để tăng cường tư bản và làm giàu bản thân. III. Lý luận tích lũy tư bản
Những người giàu không chỉ sử dụng giá trị thặng dư để đáp ứng nhu cầu cá nhân
mà còn để đầu tư vào sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh. Quá trình này góp
phần tạo ra một chu trình không ngừng của sự tích lũy vốn, trong đó giá trị thặng dư
được sử dụng để tăng thêm giá trị và làm giàu cho những người giàu.
Trong thực tế nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục
được lặp đi lặp lại không ngừng. Quá trình sản xuất được lặp đi, lặp lại không ngừng
được gọi là tái sản xuất. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất
với quy mô như cũ. Trong trường hợp này, ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân. Tuy nhiên, tư bản
không những được bảo tồn mà còn phải không ngừng lớn lên. Để thực hiện tái sản
xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ
thêm. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư, bản chủ nghĩa thông
qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản
xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng,
mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiêt bị... Nghĩa là, nhà tư bản
không sử dụng hêt giá thị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành
tư bản phụ thêm. Cho nên, khi thị trường thuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa,
giá trị thặng dư vì thế sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản trở nên giàu có hơn. lOMoAR cPSD| 44879730
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ
lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng đã được
xác định thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quy mô tích lũy gồm:
• Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo
tiên đê đê tăng quy mô giá trị thạng dư. Từ đó mà tạo điêu kiện đê tăng quy
mô tích luỹ. Đê nâng cao tỷ suât giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đôi và sản xuất giá trị thặng dư tương đôi,
nhà tư bản còn có thê sử dụng các biện pháp cắt xén tiền công, tăng ca tăng
kíp, tăng cường độ lao động.
• Thứ hai, năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động tăng làm cho giá trị
tư liệu sinh hoạt giảm xuống, làm giảm giá trị sức lao động giúp cho nhà tư
bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tạo điều kiện cho phép tăng quy mô tích luỹ.
Thực tế, xét chung trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thu nhập mà các nhà
tư bản có được, lớn hơn gấp rất nhiều lần so với thu nhập dưới dạng tiền công của
người lao động làm thuê. C.Mác đã quan sát thấy thực tế này và ông gọi đó là sự bần
cùng hóa người lao động. Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cầu tạo hữu cơ
của tư bản, tư bản khả biên có xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến, dẫn
tới nguy cơ thừa nhân khẩu. Do đó, quá trình tích luỹ tư bản có tính hai mặt, một
mặt thể hiện sự tích luỹ sự giầu sang về phía giai cấp tư sản, và mặt khác tích lũy sự
bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê.
Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái là bần cùng
hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối. Bần cùng hóa tương đối là cùng với đà
tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm phân phối cho giai cấp công nhân
làm thuê tụy có tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tương đối so với phần dành cho giai
cấp tư sản. Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của
giai cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hóa tuyệt đối thường xuất hiện đối với bộ
phận giai cấp công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công
nhân làm thuê trong các tình trạng kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế. IV. Nhận xét
Nhận định rằng "Lao động của những người làm thuê là nguồn gốc làm giàu vô tận
cho những người giàu" được chứng minh là đúng khi áp dụng lý luận của Marx.
Công nhân, thông qua lao động của mình, tạo ra giá trị cho xã hội, nhưng chỉ nhận lOMoAR cPSD| 44879730
được một phần nhỏ của giá trị đó dưới dạng lương thực. Phần còn lại, được gọi là
giá trị thặng dư, được sử dụng để tăng cường tư bản và làm giàu cho những người sở hữu tư bản.
Quá trình tích lũy tư bản không ngừng tạo ra một chu trình làm giàu không ngừng
cho những người giàu, trong khi công nhân, dù là người tạo ra giá trị, nhưng không
bao giờ tham gia vào quá trình này một cách công bằng. Điều này tạo ra sự không
công bằng xã hội và sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn trong xã hội.
Vì vậy, nhận định này không chỉ là một sự phản ánh của hiện thực trong hệ thống
kinh tế tư bản, mà còn là một cảnh báo về sự không công bằng và bất công trong
xã hội, đồng thời là một lời kêu gọi cho sự cải cách và sự công bằng xã hội.
* Liên hệ với tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay:
Từ những cơ sở lý luận giá trị thặng dư và tích lũy tư bản của Karl Marx, có thể
nhận thấy một số đặc điểm trong tình hình kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay:
• Sự Chênh Lệch Giàu Nghèo: Có sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn
giữa các tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Các nhóm giàu có và sở hữu tư bản
ngày càng phát triển và giàu có hơn, trong khi đa số công nhân và người làm
thuê vẫn phải làm việc trong điều kiện lao động khó khăn và không bảo đảm.
• Sự Phát Triển Của Các Tập Đoàn và Doanh Nghiệp Lớn: Các tập đoàn và
doanh nghiệp lớn ngày càng chiếm lĩnh thị trường và tăng cường quyền lực
kinh tế. Họ sử dụng lợi nhuận từ giá trị thặng dư để mở rộng kinh doanh và
tích lũy tư bản, tạo ra một sự giàu có không ngừng cho họ.
Nguồn: giáo trình kinh tế chính trị Mác Lê Nin wikipedia lOMoAR cPSD| 44879730