Bài kiểm tra cá nhân học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài kiểm tra cá nhân học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH131)
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NÞI KHOA KHOA HỌC XÃ HÞI VÀ NHÂN VĂN
BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN
Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đề bài:
"Gia đình là nơi để trở về" - Bằng lý luận chung về gia đình, bằng những trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, anh chị hãy làm rõ quan điểm trên và đánh giá thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay.
Họ và tên : Nguyễn Tuấn Anh Mã sinh viên : 221000594
Lớp học phần : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Hà Nßi, ngày 10 tháng 03 năm 2022
- Đặt vấn đề:
"Gia đình là nơi để trở về" - Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ, con cái. Là thành tố quan trọng cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh. Là nơi kết hợp hài hòa giữa nhu cầu cá nhân với những giá trị của xã hội. Vậy tại sao gia đình lại là nơi để trở về? Lý do gì khiến gia đình trở nên quan trọng đối với mỗi con người? Bằng những kiến thức và trải nghiệm
của bản thân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại sao gia đình là quan trọng nhất đồng thời là những hiểu biết về thực trạng của gia đình Việt Nam hiện nay.
- Giải quyết vấn đề:
- Gia đình là nơi để trở về
Trong những thập niên qua, nhiều gia đình ở các quốc gia trên thế giới đã có những thay đổi rõ rệt về vị trí vai trò của các thành viên trong gia đình như sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong kinh tế, chính trị; giảm sinh, tăng tỷ lệ ly hôn và sống chung không kết hôn, đặc biệt là nhiều giá trị gia đình đang có những biến đổi nhanh chóng. Có nhiều khái niệm xung quanh thuật ngữ gia đình tuy nhiên <gia đình= vẫn thường được định nghĩa là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng, ảnh hưởng đến các quá trình chính trị, kinh tế, xã hội nói chung. Gia đình được coi là có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quốc gia châu Á.
Gia đình có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng trong xã hội, là một thiết chế xã hội nằm ở vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, mang những ý nghĩa biểu trưng văn hóa mạnh mẽ. Gia đình là cái nôi của mỗi con người, là tổ ấm, mang lại các
giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên. Đây là nơi
đầu tiên mà những đứa trẻ được truyền dạy về những chuẩn mực và giá trị cuộc sống, chúng được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương và được dạy về đức hi sinh, sự hiếu thảo.
Trong mỗi gia đình, những giá trị về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc, văn hóa, giáo dục,... luôn được giữ gìn và được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, bảo đảm cho dòng chảy phát triển bền vững của xã hội. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội, không thể tồn tại một cá nhân ngoài gia đình cũng không có cá nhân nào là ngoài xã hội, mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội. Trong xã hội, gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm sự gắn kết xã hội vì gia đình là nơi con người tìm về khi gặp phải khó khăn, giúp họ vơi bớt nỗi lo, không khép mình lại, xa lánh xã hội và khuyên họ để họ tránh phải hoặc có thêm động
lực để vượt qua các thách thức khó khăn kế tiếp. Khả năng bảo vệ của gia đình có thể cho phép gia đình và mỗi thành viên đứng vững và phục hồi trước những thách thức và rủi ro.
<Gia đình là nơi để trở về=, tại sao lại nói như vậy? Câu nói này đã thể hiện rất rõ chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm của gia đình. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi chào đời và trong suốt cả cuộc đời, mỗi một người đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là nơi đầu tiên dạy con người biết đón nhận yêu thương và trao đi yêu thương, con người học được những bài học về giá trị của cuộc sống đầu tiên từ gia đình. Chính vì vậy, hai tiếng gia đình luôn là điều thiêng liêng mà con người luôn muốn nhớ về. Cuộc đời mỗi người có nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một chốn để trở về, đó là nhà-là Gia đình. Suy nghĩ của tuổi trẻ khiến mỗi chúng ta luôn tìm cách để có thể đi thật xa, khám phá và trải nghiệm thật nhiều. Có những người lao vào công việc tối ngày để theo đuổi ước mơ, thỏa mãn đam mê của bản thân. Đến khi cảm thấy mọi thứ đã quá đủ hoặc thấy quá chán nản thì thứ người ta muốn có hơn cả giờ đây lại đơn giản là sự ấm áp yêu thương của gia đình. Tìm về nhà để cảm nhận tình thân, cảm nhận hơi ấm gia đình, ở đó ta tìm lại được niềm tin vào cuộc sống, tiếp thêm động lực để bản thân đứng lên sau vấp ngã của cuộc đời. Tìm về căn nhà nhỏ của mình để biết bản thân không đơn độc, không một mình, vẫn còn có những người
đang chờ ta trở về, giang rộng tay đón ta vào lòng. Gia đình là thế giới cảm xúc vô tận, nơi có thể chứa đựng hết những yêu thương, giận hờn của mỗi thành viên, khi ta giận hờn, nơi trút giận là gia đình, khi vui vẻ hạnh phúc, nơi san sẻ điều đó cũng là gia
đình. Tình cảm gia đình không chỉ có bố mẹ, con cái mà đó còn là tình yêu thương ông bà, con cháu, anh chị em, những người thương yêu ruột thịt. Mỗi khi khó khăn, con người luôn có xu hướng tìm về gia đình, vì gia đình là chỗ dựa lớn nhất mà họ có thể dựa vào, nơi ấy có bố, có mẹ, có ông bà, anh chị em, những người sẵn sàng ôm ta vào lòng, tha thứ cho ta bất kể đúng hay sai. Chỉ cần có thể về đến nhà, ôm người thân vào lòng, cùng khóc, cùng cười với họ, mọi buồn phiền, lo lắng, sợ hãi đều có thể tan biến trong phút chốc. Một người dù có mạnh mẽ, cứng rắn đến đâu cũng không che giấu nổi cảm xúc của mình khi về với gia đình.
Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của xã hội, con người ngày càng quên đi những giá trị cốt lõi của gia đình, họ chạy đua với thời gian, công việc và coi giá trị của gia đình không quan trọng bằng những giá trị vật chất mà họ đang theo đuổi. Tuy nhiên, tầm quan trọng của gia đình là không thể phủ nhận, đến một lúc nào đó, con người sẽ chợt nhận ra rằng, việc lao đầu tìm kiếm thật nhiều những giá trị vật chất chỉ khiến bản thân trở thành một chiếc máy không hơn không kém, lúc đó gia đình chính là bến bờ cuối cùng giang tay chào đón, ôm ấp những đứa con trở về. Gia đình có thể thiếu thốn vật chất những sẽ không bao giờ thiếu tình yêu. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, dịch Covid đang ngày càng tăng mạnh, xuất hiện thêm nhiều biến chủng mới và chưa có dấu hiệu giảm, nhiều người đã phải đột ngột qua đời vì nhiễm Covid 19, giá trị của gia đình lúc này lại càng quan trọng hơn. Dịch bệnh đã khiến nhiều gia đình không thể đoàn tụ, thậm chí là phải chứng kiến những mất mát rất lớn. Vì dịch bệnh, nhiều người con đã không thể ở bên cha, mẹ mình trước khi họ ra đi, đã không kịp trở về gia đình để ôm những người thân yêu vào lòng lần cuối, những lúc như vậy, điều mà con người ước ao lớn nhất đó chính là trở về nhà. Tuy vậy, nhiều người con, người cháu đã quyết định ra khỏi lớp bảo vệ của gia đình,
sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu chống dịch, họ đã đi với một tâm thế quyết tâm đẩy
lùi dịch bệnh và sau lưng họ luôn có gia đình, gia đình luôn là điều sẽ tiếp thêm động lực cho những bác sĩ, y tá, những thanh niên xung phong đang cống hiến hết mình cho xã hội. Họ cũng muốn trở về với gia đình mình nhưng đất nước, những người dân ngoài kia đang cần họ, họ quyết định ra đi là vì đã đủ dũng cảm để gạt bỏ đi ích kỉ của bản thân và hiến thân cho lợi ích của xã hội. Dịch bệnh Covid đã cùng con người trải qua hai cái tết, nhiều công nhân của các nhà máy, những người con đi làm ăn xa vẫn
luôn thấp thỏm, lo lắng dịch bệnh sẽ bùng phát nặng hơn, khiến cho con đường trở về đoàn tụ với gia đình trở nên xa vời. Có thể nói, dịch bệnh thực sự rất nguy hiểm nhưng cũng chính nó đã làm tăng cường thêm giá trị, sức mạnh của gia đình, <mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch=. Trong thời gian giãn cách xã hội, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình được củng cố, chỉ với một bữa cơm nhỏ với đầy đủ các thành viên, gia đình lúc đó là hạnh phúc nhất.
- Đánh giá thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay
Thực trạng gia đình ở Việt Nam luôn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý, hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu và theo dõi. Việc nắm bắt thực trạng gia đình trong từng giai đoạn gắn liền với những biến đổi kinh tế, xã hội của đất nước là cơ sở quan trọng để đề xuất các đề tài, dự án nghiên cứu tiếp theo và xây dựng các chính sách mới về gia đình. Trước tác động của bối cảnh xã hội hiện nay, các giá trị gia đình Việt Nam đang có những chuyển biến nhất định cần được tìm hiểu, nhận biết, đánh giá, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, góp phần vào thành công của sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Trong những thập niên vừa qua, gia đình Việt Nam
đã trải qua những biến chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tuy có những bước chuyển đổi rõ rệt, nhưng những giá trị cốt lõi của gia đình vẫn giữ nguyên vị trí quan trọng trong xã hội Việt Nam. Dựa vào tìm hiểu, có thể thấy gia đình Việt Nam thay đổi từ xưa đến nay qua một số các biểu hiện dưới đây.
Gia đình vẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu từ thuở xa xưa cho đến thời ngày nay trong mỗi tâm thức người dân cũng như trong xã hội ở Việt Nam. Người dân Việt Nam vốn coi gia đình là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, sau đó là sức khỏe, việc làm, thu nhập, bạn bè, học vấn, thời gian giải trí, địa vị, tín ngưỡng tôn giáo và chính trị. Có thể thấy, gia đình và hôn nhân là một giá trị quan trọng ở Việt Nam và là thiết chế xã hội phổ biến. Phần lớn những người được hỏi vẫn khẳng định tầm quan
trọng của hôn nhân, theo đó, thanh niên đến tuổi trưởng thành nhất thiết cần lập gia
đình.
Gia đình Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa đất nước vẫn song song bảo lưu các giá trị truyền thống và tiếp thu các yếu tố hiện đại. Trong số các giá trị đạo đức,
tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị chung thủy là giá trị rất được coi trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được người dân đánh giá cao nhất, sau đó là đến các giá trị tình yêu thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà, hòa hợp, có thu nhập. Giá trị chung thủy vẫn là thước đo phẩm giá của người phụ nữ khi họ được kỳ vọng là nhân tố giữ gìn cho sự êm ấm, tốt đẹp của gia đình và xã hội và điều này cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn trong mỗi gia đình tại Việt Nam. Khi nói về gia đình thì không thể không nói đến tình yêu, gia đình Việt Nam thời xưa lập gia đình không dựa trên tình yêu mà dựa vào cái gọi là <Môn đăng hộ đối=, con cái không được lấy người mình yêu khi người đó không có cùng địa vị xã hội với mình, hôn nhân hoàn toàn dựa vào sự sắp đặt của cha mẹ, <cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy=. Còn bây giờ, có thể nói vui rằng câu nói ấy đã có sự đảo ngược, nhiều bạn trẻ đã cố gắng thay đổi câu nói thành <con đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy=. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, hôn nhân và việc lập gia đình hoàn toàn phải dựa vào tình yêu, nếu không có tình yêu thì không thể coi một cuộc hôn nhân là hoàn chỉnh. Ngoài tình yêu thì giá trị bình đẳng cũng được cho là đã thay đổi trong xã hội hiện nay. Vị trí của người phụ nữ trong gia đình thời xưa được coi là vô cùng thấp kém, họ chỉ có thể ở nhà phục vụ chồng con, không được tham gia vào những câu chuyện làm ăn, kinh tế, mỗi bữa ăn người phụ nữ phải ăn sau chồng và ăn ở bếp, thậm chí thức ăn còn là đồ ăn thừa của người chồng. Tuy nhiên, ngày nay, những giá trị hiện đại được du nhập vào Việt Nam đã làm thay đổi đáng kể điều này, người phụ nữ Việt Nam hiện đại được sống bình đẳng trong gia đình, là trụ cột trong việc duy trì hạnh phúc gia đình, họ được đi làm, được kiếm tiền, không chỉ người phụ nữ mới vào bếp nấu ăn mà người chồng cũng có thể ở nhà làm nội trợ. Giá trị của gia đình vẫn hoàn toàn nguyên vẹn thậm chí còn tăng thêm quan trọng. Tuy là vậy những bình đẳng vẫn chưa thực sự hiện hữu trong một bộ phận nhỏ các gia đình vẫn bảo thủ, giữ vững những lề thói, khuôn phép cũ. Hiện nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về
tầm quan trọng của trách nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình. Đó là việc chia sẻ
những mối quan tâm, lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình.
Các gia đình có mức độ hiện đại hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đô thị, có việc làm, có học vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và trân trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ.
Gia đình là điều vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam nói riêng và con người trên toàn thế giới nói chung. Hay luôn nhớ rằng gia đình là điều quan trọng nhất, hãy quý trọng và bảo vệ gia đình khi còn có thể, trân trọng những gì mình đang có, luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho gia đình, quan tâm yêu thương con cái, ông bà, cha mẹ nhiều hơn. Những người thân yêu của mình, họ không cần những món quà có giá trị cao họ chỉ đơn giản là cần mình được khỏe mạnh, hạnh phúc và luôn luôn ở bên họ.