-
Thông tin
-
Quiz
Bài kiểm tra chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm “Báo chí”: Báo chí là phương tiện thông báo, thông tin về những sự việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết. Báo chí là phương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp đại chúng, truyền thông giao tiếp đại chúng là diễn đàn cung cấp, trao đổi và chia sẻ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chính Trị Học 129 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài kiểm tra chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm “Báo chí”: Báo chí là phương tiện thông báo, thông tin về những sự việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết. Báo chí là phương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp đại chúng, truyền thông giao tiếp đại chúng là diễn đàn cung cấp, trao đổi và chia sẻ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học 129 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BÀI KIỂM TRA MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Oanh
Lớp: Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế
Mã sinh viên: 2056110037
Đề bài: Vai trò của báo chí trong việc thực thi quyền lực chính trị của
nhân dân ở Việt Nam hiện n ay Bài làm:
1. Các khái niệm cần làm rõ
- Khái niệm “Báo chí”: Báo chí là phương tiện thông báo, thông tin về
những sự việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết. Báo chí là
phương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp đại chúng, truyền
thông giao tiếp đại chúng, là diễn đàn cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông
tin trên phạm vi rộng rãi. Báo chí là những ấn phẩm báo và tạp chí; bao
gồm các loại hình: báo in, phát thanh truyền hình, báo mạng điện tử.
(Theo “ Báo chí và dư luận xã hội”- PGS TS Nguyễn Văn Dũng- Học
viện Báo chí và Tuyên truyền).
- Khái niệm “Quyền lực chính trị”: Quyền lực chính trị là quyền lực của
các giai cấp, các nhóm, các lực lượng xã hội dùng để chi phối, tác động
đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm tối đa hóa lợi ích của mình.
2. Vai trò của báo chí trong việc thực thi quyền lực của nhân dân ở
Việt Nam hiện nay.
Quyền lực chính trị của nhân dân trước hết là quyền có một Nhà nước bảo
đảm cho nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực chính trị nhằm thực hiện lợi
ích khách quan của mình, đồng thời, nó cũng được xem như là một giá trị xã hội
mang tính chất nhân văn; nó là thành quả đấu tranh của con người cho sự hoàn
thiện của chính bản thân và cho sự tiến bộ xã hội.
Để quyền lực chính trị trở thành hiện thực, cần có cơ chế thực thi. Cơ chế này
bao gồm những nguyên tắc, phương thức tổ chức, biện pháp quản lý và hoạt động
của các tổ chức chính tri - xã hội nhằm thiết lập và bảo đảm mối quan hệ giữa các
tổ chức trong quá trình các giá trị quyền lực chính trị của nhân dân vào cuộc sống
theo quan điểm của chủ thể cầm quyền.
Theo đó, báo chí góp phần quan trọng trong cơ chế thực thi góp phần xây
dựng quyền lực chính trị trở thành hiện thực. Báo chí hỗ trợ đắc lực Đảng, Nhà
nước trong công tác lãnh đạo, quản lý đất nước, hỗ trợ Đảng chính là hỗ trợ
quyền lực chính trị của nhân dân. Báo chí Việt Nam ngay từ khi ra đời đến nay,
luôn là công cụ, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các nhiệm vụ cách mạng của Đảng.
Báo chí từ lâu đã không chỉ là điều kiện cần, mà đã trở thành nội dung các quyết
định của công tác lãnh đạo, quản lý. Qua báo chí, Đảng, Nhà nước nắm bắt kịp
thời thực tiễn lao động sản xuất của các tổ chức, cá nhân, của các bộ, ban, ngành,
đoàn thể với những đòi hỏi, thách thức, những biểu hiện tích cực và tiêu cực; nắm
bắt xu thế vận động khách quan của thời đại; nắm bắt dư luận xã hội, ý chí, nguyện
vọng, tinh thần... của quần chúng nhân dân, từ đó, đổi mới, sửa đổi chính sách phù
hợp với yêu cầu thực tiễn, hiện t ự
h c hóa quyền lực chính trị của nhân dân. Gần
đây, ý kiến của nhân dân về dự thảo xử phạt xe không chính chủ, về dự án Cầu Bộ
Hành Gami ở Hội An bị người dân phản đối,...được phản ánh sâu rộng trên báo
chí, đã góp những tiếng nói mạnh mẽ, có trọng lượng để các cơ quan chức năng
điều chỉnh các quyết định, các chính sách.
Trong công tác xây dựng Đảng, góp phần thực hiện hóa quyền lực chính trị
của nhân dân hiện nay, Báo chí còn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ đảng viên, đồng thời chống những quan điểm sai trái, t
hù địch. Đảng và đội
ngũ cán bộ phải trong sạch, vững mạnh, liêm khiết mới có thể đảm bảo thực hiện
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đối với công tác cán bộ, báo chí đưa tin
về việc bổ nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ, bố trí sắp xếp cán bộ luôn th u
hút sự quan tâm của dư luận xã hội, đặc biệt là thời điểm diễn ra đại hội Đảng các
cấp như hiện nay. Nội dung phản ánh cũng rất đa dạng, có thể là những bài báo về
những thay đổi về tổ chức bộ máy, đội ng
ũ cán bộ, những tấm gương cán bộ lãnh đạo liêm khiết, h y sinh thân mình v
ì nước vì dân; cũng có thể l à các bài viết phản
ánh dư luận công chúng về các cá nhân các nhà lãnh đạo, quản lý, về thái độ phục
vụ, cách thức làm việc, hiệu quả công việc, những hiện tượng quan liêu, tham
nhũng trong các cơ quan công quyền, về những cán bộ thoái hóa, biến chất, vi
phạm pháp luật, điều lệ Đảng. Thông qua đó, báo chí góp phần xây dựng, làm
trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo quản l .
ý Thông qua sự phản ánh trên báo chí, cá nhân các cán
bộ đảng viên cũng sẽ tự nhậ
n thức được những hành động tốt đẹp hoặc chưa đúng
đắn của mình và có thể phát huy hoặc tự điều chỉnh sao cho đúng với lương tâm
nghề nghiệp để phục vụ tốt cho nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của họ.
Bên cạnh việc góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Báo chí còn
góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước. Việc tuyên truyền các đường lối giúp nhân dân kịp thời cập nhật được
những chủ trương, chính sách của Đảng để nắm bắt và hành động phù hợp với
quyền lợi của mình. Việc nhà nước ban hành những chính sách cũng là một khía
cạnh của thực thi quyền lực chính trị của dân, vì chính sách đưa ra nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người dân trong xã hội và phát triển đất nước. Hầu như tất cả các
dự thảo luật quan trọng, những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước,
của các bộ, ngành... đều được công khai thông tin trên báo chí. Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 2013 rồi đến toàn văn Hiến pháp sửa đổi, Luật biển đảo, Nghị định
xử phạt xe không chính chủ, Đề án quy hoạch báo chí, Chương trình mục tiêu quốc
gia về xoá đói giảm nghèo,... đều được thông tin kịp thời, chính xác, đa chiều đến
quần chúng nhân dân, giúp họ nắm bắt thông tin, thấm nhuần và tự giác thực hiện
theo đúng tinh thần chỉ đạo. Không những thế, nhân dân còn có thể đóng góp ý
kiến, phản biện các dự thảo luật, các chính sách, giúp Đảng, Nhà nước, các bộ,
ban, ngành kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, ban hành mới sao cho sát hợp với quy luật
phát triển và ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Hơn nữa, báo chí giúp công chúng nhận thức đúng đắn các hiện tượng,
bản chất, sự kiện đang diễn ra trong xã hội, từ đó, họ thay đổi hành vi phù hợp
với luật pháp, với các giá trị đạo đức và quy luật phát triển xã hội. Công dân cần
có nhận thức đúng mới có quyền thực thi quyền lực chính trị của mình, vì nếu một
người suy đồi đạo đức và có những hành vi gây ảnh hưởng đến an toàn xã hội thì
sẽ bị tước quyền công dân và sẽ không có khả năng thực thi quyền lực chính trị
của nhân dân nữa. Báo chí là một trường học rộng lớn, một kho tàng tri thức khổng
lồ về xã hội, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, tri thức chính trị... Thông tin báo chí
được kiểm chứng, đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sinh động về mọi lĩnh vực, mọi
vấn đề. Các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam; các chiến dịch truyền thông
về văn hoá giao thông, chiến dịch tình nguyện hè, hiến máu nhân đạo... do báo chí
phát động hoặc đăng tải đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân nhiều năm qua,
góp phần thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng, từ đó, họ thay đổi
hành vi phù hợp với luật pháp, với các giá trị đạo đức và quy luật phát triển xã hội.
Và cuối cùng, Báo chí có vai trò tham gia giám sát và phản biện xã hội để
người dân bảo đảm được lợi ích của mình. Thời gian qua, báo chí đã phát hiện và đưa tin nhiều v
ụ tiêu cực về các sàn tiền ảo bị sập hoặc v ụ việc chủ tịch FLC
Trịnh Văn Quyết bị bắt v ithao túng thị trường chứng khoán và bán chui 74,8 triệu
cổ phiếu, CEO Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt vì tội lừa đảo và
chiếm đoạt tài sản; Vụ đề án tin học hóa các hoạt động hành chính (đề án 112);
Công ty VEDAN và hóa chất Lâm Thao xả nước thải; vụ án Vinalines...Người dân
sống trong mối quan hệ xã hội, cần được biết và bảo vệ trước những điều xấu và
tiêu cực thông qua báo chí.
Cùng với việc trực tiếp giám sát, báo chí trở thành diễn đàn để tất cả mọi
công dân, tổ chức... thể hiện quyền giám sát và phản biện xã hội, giải quyết các
vấn đề chung của đất nước. Nhờ báo chí, nhân dân được bày tỏ quan điểm, ý kiến,
thể hiện tài năng, tâm huyết, trí tuệ, tham gia vào các tiến trình xã hội, giải quyết
nhiều vấn đề chung của đất nước. Quyền được sống trong một đất nước vững
mạnh, công bằng văn minh, do dân vì dân chính là thực thi quyền lực chính trị của
nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng
dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Để giúp báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đối với thực thi quyền lực
chính trị, Đảng, hệ thống chính trị đã có những tác động trở lại với báo chí. Cụ
thể: Đảng định hướng chính trị, thông qua tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ lãnh
đạo cơ quan báo chí truyền thông; Nhà nước quản lý báo chí - truyền thông: xây
dựng Luật và các văn bản dưới luật về báo chí truyền thông; khen thưởng, xử phạt;
cấp và thu hồi giấy phép hoạt động, thẻ nhà báo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo
chí truyền thông...; Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị cung cấp thông tin
chính xác, đầy đủ và kịp thời về đường lối, chính sách và tình hình thực tiễn cho
báo chí - truyền thông...Dưới sự dẫn dắt của Đảng, báo chí ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn, là diễn đàn ngôn luận của quần chúng nhân dân, xứng đáng là tiếng
nói của Đảng và Nhân dân.
Ở nước ta hiện nay, hệ thống chính trị tồn tại với tư cách là cơ chế thực thi
quyền lực chính trị của nhân dân. Theo đó, báo chí cũng có rất nhiều hỗ trợ trong
việc thực thi quyền lực của dân: từ việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh
đảm bảo quyền và lợi ích của dân , đến việc thay đổi chấn chỉnh bộ máy nhà nước
theo phản ánh của dân đều được phản ánh kịp thời trên báo chí, giúp người dân c ó
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước và vững tin về quyền lực của mình
vẫn tồn tại và được thực hiện.