-
Thông tin
-
Quiz
Bài kiểm tra chương 4 - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Business Administration (EBBA12) 114 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài kiểm tra chương 4 - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Business Administration (EBBA12) 114 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Câu 1:
Nguyên tắc đầu tiên là phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp:
Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục
tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc
ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi
thế cạnh tranh,…Có nhiều mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp, mỗi mô
hình có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp doanh
nghiệp xác định được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần
trong bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp cần phải chọn cho mình mô hình đầu tư CNTT cho phù hợp để phát
huy hiệu quả các khoản đầu tư, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và phù hợp
với năng lực khai thác công nghệ của doanh nghiệp.
Nền CNTT ngày càng phát triển đã tạo ra hàng loạt sản phẩm CNTT phục vụ
nhu cầu của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh
nghiệp đều có thể áp dụng CNTT vào quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu
quả, sản phẩm CNTT mà doanh nghiệp sử dụng phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Tùy vào mục tiêu, quy mô hoạt động và độ chuyên nghiệp trong hệ thống
quản lý, CNTT có thể được áp dụng tại doanh nghiệp từ mức cơ bản (công cụ
tác nghiệp, kết nối liên lạc, quảng bá, tiếp thị…) đến chuyên môn hóa cao
(sản xuất, cung ứng, kế hoạch, kiểm soát, đo lường, cải tiến, huấn luyện…).
Vì thế, trước khi quyết định đầu tư xây dựng hệ thống CNTT, doanh nghiệp
cần nhìn thấy những lợi ích thực tiễn qua việc ứng dụng CNTT vào công tác
quản lý, tùy vào nhu cầu ở các cấp độ khác nhau của doanh nghiệp
Thứ hai là đầu tư phải đem lại hiệu quả. Đầu tư CNTT để nâng cao hiệu suất
hoạt động, hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, cụ thể cho
hoạt động của các phòng ban chức năng hoặc các nhóm làm việc theo nhiệm
vụ (đội dự án, nhóm nghiên cứu, v.v.).
Doanh nghiệp phải trang bị các phần mềm và các HTTT chuyên dụng. Tùy
theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp có thể trang bị bằng cách đi mua các
phần mềm đóng gói có sẵn trên thị trường (thường gọi là các phần mềm
thương mại), hoặc đặt một công ty phần mềm phát triển cho mình, thậm chí
có thể tự viết nếu có khả năng.
Về cơ sở hạ tầng CNTT cần có mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, đảm
bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận; các
phần mềm tích hợp và các CSDL cấp toàn công ty là những công cụ chủ đạo
hỗ trợ cho hoạt động quản lý và tác nghiệp.
Các hệ thống thông tin có ứng dụng rộng rãi, như xử lý giao dịch, HTTT quản
lý, HTTT nguồn nhân lực, cho đến các hệ thống thương mại cao cấp và
chuyên dụng hơn nói chung đều có khả năng tùy biến như vậy cho phù hợp
với các tình huống ứng dụng cụ thể.
Văn hóa số – được khởi đầu xây dựng và phát triển dần dần trong doanh
nghiệp ,góp phần tạo nên văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, mà nền
tảng là các chuẩn mực làm việc, các thước đo công việc mới, cùng hệ thống
các quy định và công cụ đảm bảo cho việc thực thi đầy đủ các chuẩn mực đó trong toàn doanh nghiệp.
Và cuối cùng, đầu tư cho con người đủ để sử dụng và phát huy các đầu tư
cho công nghệ. Vai trò của con người ở đây là quyết định.
Một trong những vấn đề trong quá trình phát triển mà nhiều ngành gặp phải,
trong đó có công nghệ thông tin (CNTT), chính là con người. Nhiều thống kê
cho thấy cả nước thiếu đến hàng triệu kỹ sư CNTT, đặc biệt không chỉ thiếu
về số lượng mà còn yếu về chất lượng.
Các chuyên gia đều đồng tình muốn tạo sự đột phá trong lĩnh vực CNTT nói
riêng và hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung thì ưu tiên hàng đầu là phát
triển con người, qua đó tạo được đội ngũ lao động đáp ứng cả về số lượng và
chất lượng so với nhu cầu thị trường.
Khi đầu tư và sử dụng CNTT cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển doanh
nghiệp, các nhà quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp, là người dùng của các
HTTT doanh nghiệp, cũng cần trang bị cho mình một khung kiến thức để hiểu
và sử dụng hiệu quả các HTTT, gồm 5 lĩnh vực sau: các quan điểm nền tảng,
kiến thức về công nghệ thông tin, các ứng dụng doanh nghiệp, về việc phát
triển và triển khai các tiến trình, và cuối cùng là các thách thức về quản lý.
Có như vậy, các đầu tư CNTT mới đem lại hiệu quả cao nhất và thực hiện hóa
được kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Câu 2: Căn cứ Nghị định 73/2019/NĐ-CP quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử
dụng ngân sách. Hãy cho biết nghị định này quy định ai là chủ đầu tư dự án và cách tính tổng mức đầu tư?
Căn cứ Nghị định 73/2019/NĐ-CP quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân
sách, nghị định này quy định:
- Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
a) Đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án hoặc đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin làm chủ đầu tư;
b) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp đồng thời làm chủ đầu tư;
c) Ban quản lý dự án do bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập làm chủ
đầu tư nếu Ban quản lý dự án đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án.
- Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra
hoặc là đại diện của bên có tỷ lệ vốn góp cao nhất.
Cách tính tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư,
là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: a) Chi phí xây lắp:
- Chi phí mua sắm, lắp đặt mạng, phụ kiện mạng công nghệ thông tin và các chi phí khác phục vụ cho lắp đặt mạng;
- Các chi phí xây lắp trực tiếp khác có liên quan. b) Chi phí thiết bị:
- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ thông tin: Thiết bị phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị không
phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị phụ trợ và thiết bị ngoại vi, phần mềm thương mại, phần mềm
nội bộ và các thiết bị khác; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan để mua sắm thiết bị;
- Chi phí tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hóa, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu; thực hiện
nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu;
- Chi phí lắp đặt thiết bị; cài đặt phần mềm; kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị và phần mềm;
- Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có);
- Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án
trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có).
c) Chi phí quản lý dự án: gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ giai đoạn
chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa sản phẩm của dự án vào khai
thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá đầu tư dự án;
d) Chi phí tư vấn đầu tư: Chi phí khảo sát; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật; điều tra, nghiên
cứu phục vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tuyển chọn giải pháp; thẩm tra tính hiệu quả
và tính khả thi của dự án đầu tư; lập thiết kế chi tiết, điều chỉnh, bổ sung thiết kế chi tiết; lập dự
toán; điều chỉnh dự toán; thẩm tra thiết kế chi tiết, dự toán; lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ
tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ
dự thầu để lựa chọn nhà thầu; lập định mức, đơn giá; kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị; đánh
giá chất lượng sản phẩm; quy đổi vốn đầu tư; giám sát công tác triển khai; thực hiện các công việc tư vấn khác;
đ) Chi phí khác: phí và lệ phí; bảo hiểm (trừ chi phí bảo hiểm thiết bị quy định tại điểm b khoản
này); kiểm thử hoặc vận hành thử; kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; lắp
đặt và thuê đường truyền; lệ phí đăng ký và duy trì tên miền; chi phí thuê dịch vụ công nghệ
thông tin; chi phí thẩm định giá và các chi phí đặc thù khác;
e) Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng trượt giá trong thời gian thực hiện dự án, chi phí dự
phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có).
Trường hợp dự án được triển khai trên phạm vi nhiều địa điểm khác nhau hoặc ở nước ngoài,
các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này được tính thêm chi phí di chuyển
thiết bị và lực lượng lao động.
Các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nếu chưa có quy định về định
mức hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư. Câu 3: B NG TẢ NG H Ổ P D Ợ TOÁN Ự NG D Ứ NG CÔNG NGH Ụ THÔNG Ệ TIN Đ n v ơ tnh: đồồng ị ST GIÁ TR TR Ị Ư C Ớ GIÁ TR SA Ị U N I DUNG CHI PHÍ Ộ THUẾẾ T THUẾẾ GTGT THUẾẾ [1] [2] [3] [4] [5] 1 Chi phí xây lắắp 20.000.000.000 10% 22.000.000.000 1.1 Chi phí v t li ậ u ệ 10.000.000.000 10% 11.000.000.000 1.2 Chi phí nhân công 5.000.000.000 10% 5.500.000.000 1.3 Chi phí máy thi công 5.000.000.000 10% 5.500.000.000 2 Chi phí thiếắt bị 15.000.000.000 10% 16.500.000.000
2.1 Chi phí mua sắắm thiếắt b c ị ông ngh ệ 10.000.000.000 10% 11.000.000.000 Chi phí đào t o ạ và chuy n ể giao công 1.000.000.000 10% 1.100.000.000 2.2 nghệ
2.3 Chi phí lắắp đ t thiếắt b ặ v ị à cài đ tặ 4.000.000.000 10% 4.400.000.000 3 Chi phí quản lý d án ự 500.000.000 10% 550.000.000 4 Chi phí t vâắn đâầu t ư ư ng d ứ ng CNT ụ T 7.000.000.000 10% 7.700.000.000 4.1 Chi phí khảo sát 1.000.000.000 10% 1.100.000.000
4.2 Chi phí thiếắt kếắ thi công 6.000.000.000 10% 6.600.000.000 5 Chi phí khác 500.000.000 10% 550.000.000 100.000.000 10% 110.000.000 5.1 Chi phí kiể m toán 100.000.000 10% 110.000.000 Chi phí th m ẩ tra và phế duy t ệ quyếắt 5.2 toán 300.000.000 10% 330.000.000 5.3 Lệ phí 2.000.000.000 10% 2.200.000.000 6 Chi phí dự phòng 45.000.000.000 10% 50.000.000.000 T NG C Ổ NG Ộ (1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6)