BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ | Pháp luật đạo đức nghề báo | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong môn học "Pháp Luật Đạo Đức Nghề Báo" tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, bài kiểm tra cuối kỳ là một phần quan trọng của quá trình đánh giá kiến thức và hiểu biết của sinh viên về các vấn đề pháp luật và đạo đức trong nghề báo. Bài kiểm tra này có thể bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, và bài luận ngắn, tất cả đều xoay quanh các khái niệm, nguyên tắc và vấn đề thực tiễn liên quan đến pháp luật và đạo đức trong nghề báo. Qua bài kiểm tra, sinh viên có cơ hội thể hiện và áp dụng những kiến thức họ đã học vào việc phân tích và giải quyết các tình huống thực tế trong lĩnh vực báo chí.

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ
Môn: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO
Lớp: K21 BCTT
Họ và tên sv: LA THỊ HUẾ
Mssv: 2156030141
Giảng viên phụ trách: LÊ BÂN
Bài làm
Câu 1: Làm báo một nghề như bao nghề khác. Người làm báo bên cạnh
việc tuân thủ Luật Báo chí và các luật có liên quan khác, người làm báo còn
phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp vì:
Trong thế giới ngày nay, vị trí vai tcủa o chí ngày càng được nâng n.
Báo chí đang trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội không thể
thiếu được trong đời sống tinh thần của con người. Báo chí còn tham gia vào
tiến trình lịch sử, cùng lúc thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp,
nhiều lĩnh vực của đời sống.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo những quy định đạo đức không được ghi
trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức
mạnh của dư luận xã hội. Đó là những nguyên tắc, những quy định hoặc quy tắc
về hành vi đạo đức của nhà báo.
Bên cạnh việc tuân thủ Luật Báo chí các luật liên quan khác, người làm
báo còn phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp tính tập thể tầm
ảnh hưởng trong o chí rất lớn, một i o thể làm thay đổi cả cuộc đời
của một con người hay tập thể. Các bài báo lượng đối tượng độc giả tiếp cận
lớn càng sự ảnh hưởng sâu sắc tới sự thay đổi số phận của một con người,
công ty hay một sự việc, tập thể nào đó. Ngoài ra bài báo còn tượng trưng cho
những nhà báo, tòa báo người làm báo đang công tác. Chỉ một bài báo nhỏ
cũng thể ảnh hưởng tới cả tập thể, từ đối tượng được bài báo nhắc đến và cả
tòa soạn báo. Điều này đòi hỏi nhà báo đưa thông tin, bày tỏ quan điểm riêng
trên mạng hội cũng cần cẩn trọng, nghiêm túc, chuẩn mực giống như khi tác
nghiệp báo chí. tầm ảnh hưởng lớn nên người làm báo nhất định phải tuân
thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức của người làm báo cự kỳ quan trọng, vì nếu không đạo đức nghề thì
người làm báo chắc chắn sẽ suy nghĩ hành động theo quyền lợi nhân
của mình, bất chấp sự thật và sẵn sàng vượt qua ranh giới những quy chuẩn đạo
đức chung của nghề nghiệp đã được quy định.
Trong quá trình hoạt động, hàng ngày, hàng giờ, những người làm o đi tìm hiểu,
tiếp xúc với con người, nắm bắt và chứng kiến sự kiện, tìm hiểu sự thật để thông
lOMoARcPSD| 41487872
tin, tuyên truyền trên các loại hình báo chí phục vụ công chúng. Nếu người làm báo
thiếu rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, thông tin, tuyên truyền không trung thực,
thiếu khách quan công tâm về sự kiện, sự việc làm cho công chúng hiểu không
đúng hoặc có cách nhìn sai lệch về sự kiện, sự việc nào đó sẽ gây nguy hiểm cho xã
hội. Thậm chí, người làm báo cái tâm không trong sáng, vụ lợi, dẫn đến bóp
méo thông tin, hoặc thêm, bớt bịa đặt làm sai lệch, xuyên tạc, che dấu sự thật sẽ gây
ra những tác hại khôn lường. Do vậy, thông tin sự thật về sự việc, sự kiện một cách
trung thực, khách quan, công tâm một trong những thuộc tính về đạo đức nghề
nghiệp, đòi hỏi tất cả những người làm báo phải đặc biệt giữ gìn.
Sức mạnh của báo chí là thông tin sự thật và trong thực tế cuộc sống có không ít
người sợ sự thật nên sợ những người làm báo. những nước phương Tây, báo
chí được coi "quyền lực thứ tư", sau các quan lập pháp, hành pháp và
pháp. Bởi vì, báo chí thông tin công khai những điều các tổ chức, nhân
muốn giấu giếm, còn công chúng thì lại muốn biết. nước ta, nền báo ccách
mạng đặt ới sự lãnh đạo của Đảng với nhiệm vlà thông tin, tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phục vụ
cách mạng nhân dân. Thế nhưng, trong thực tế cũng đã không ít kẻ "sợ
báo chí". Đó những tổ chức hoặc nhân làm sai, làm trái các quy định của
Đảng pháp luật của Nhà nước nên rất sợ bị báo chí phanh phui. Khi nắm
được thông tin kẻ muốn dấu đó, người làm báo quyền lựa chọn đưa
hay không đưa các sự việc làm sai, làm trái đó ra công luận. Và khi đó thì vấn đề
đạo đức nghề nghiệp hay thiếu đạo đức, ranh giới srất khó đoán định một cách
rạch ròi, phân minh. Nếu là những người làm báo chân chính, có bản lĩnh và đạo
đức nghề nghiệp, bằng tài năng kinh nghiệm của mình, họ sẽ đưa những tổ
chức, nhân làm sai, làm trái đó ra ánh sáng. Ngược lại, những người làm báo
không giữ được bản lĩnh hạn chế về đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng mặc cả,
trao đổi để bỏ qua, dung túng cho cái xấu, cái ác tồn tại.
Hiện nay, đạo đức của mỗi người làm báo nói riêng và đội ngũ những người làm
báo nói chung đang từng giờ, từng phút phải đối mặt gay gắt với sự cạnh tranh
khốc liệt của mạng xã hội và cả những yếu tố mặt trái của cơ chế thị trường. Vấn
đề kinh tế báo chí của quan, lợi ích, thu nhập của nhân, về số lượng phát
hành, số người truy cập, người nghe, người xem, thu hút quảng cáo…luôn đặt ra
cho những người làm báo phải suy nghĩ tính toán để từng thông tin trên báo
chí sẽ chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách hay phải làm báo chân
chính đúng theo tôn chỉ mục đích.
Một tác phẩm báo chí của nhà báo không có đạo đức sẽ gây hậu quả khôn lường
đối với hội; thấp nhất thể tác động xấu đến một con người, một gia đình,
đơn vị, tổ chức, cao hơn nữa tác động đến sự hưng vong của quốc gia, dân
tộc. Mỗi nhà báo phải tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để giữ gìn phẩm giá của
người làm báo trước sự tác động, mua chuộc, lôi kéo và cám dỗ của những lợi
ích tầm thường, mục đích không trong sáng.
Do đó, việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có vai trò, vị trí đặc
biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang
lOMoARcPSD| 41487872
sẽ tạo ra những biến động mạnh mẽ đến lĩnh vực thông tin, tuyên truyền
nhu cầu thông tin của con người như hiện nay.
Liên hệ thực tế: Nêu nhận xét một tác phẩm báo chí đăng trên các báo
gần đây theo anh/ chị các thông tin, kể cả hình ảnh cần phải cân
nhắc về đạo đức nghề nghiệp.
Bài báo: Bắt một Phó giám đốc Sở GTVT
Đăng ngày 26/4/2023 trên báo Người Lao Động
Nhận xét: Nội dung bài báo mang hơi hướng khá tiêu cực khi đưa ra thông tin
Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên, bị công an cáo buộc đã nhận
hối lộ liên quan công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe tỉnh Thái Nguyên. Ở đây
nhà báo cần cân nhắc về đạo đức nghề nghiệp giữa việc nên hay không nên đăng
bài báo này khi những người dân đọc được nhất định sẽ cái nhìn xấu về
các cán bộ nhà nước, mất niềm tin vào những người lãnh đạo như trên dẫn tới sự
nghi ngờ, thiếu tin tưởng cũng như bức xúc khi biết được sự thật. Hình ảnh của
Phó dám đốc cũng được sử dụng đăng công khai trong bài báo. Khi những thành
viên trong gia đình hay những người thân nhìn thấy hình ảnh như vậy sẽ mang
lại cảm xúc tiêu cực rất lớn. Không chỉ dừng lại đó đôi khi họ còn bxa lánh,
chửi bới, bắt nạt...Nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm, thậm chí nghĩ tới cái
chết.
Câu 2:
Nhà báo là:
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Báo chí 2016, nbáo người hoạt động báo chí
được cấp thẻ nhà báo.
Trong đó, hoạt động báo chí là hoạt động:
- Sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất
báo chí;
- Cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí;
- Cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in;
- Truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình
Nhà báo người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực báo chí, lấy việc sáng
tạo các tác phẩm thông tin làm tưởng sống làm kế sinh nhai, bao gồm
phóng viên, biên tập viên, bình luận viên, thông tín viên, cộng tác viên của
quan báo in, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến và hãng thông tấn.
Thi hành là làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định. Công
vụ là công việc mang tính nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích
lOMoARcPSD| 41487872
chính đáng của công dân, tính chuyên nghiệp, chủ yếu do n bộ, ng chức
nhà nước thực hiện.
Khi nhà báo hoạt động nghề nghiệp hợp pháp có được coi thi hành công
vụ không?
Công vụ hoạt động do cán bộ, công chức nhân danh Nnước thực hiện theo
quy định của pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, của xã hội được
pháp luật bảo vệ. Nhà báo, phóng viên tác nghiệp ng nhằm mục đích phục vụ
lợi ích của nhân dân hội, nhưng không nhân danh Nhà nước, không đại
diện cho Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình, hoạt động theo tôn chỉ,
mục đích của cơ quan báo chí. Do vậy, không thể coi tất cả hoạt động tác nghiệp
của nhà báo là thi hành công vụ.
Với quy định của pháp luật hiện hành, những kẻ có hành vi đe doạ, cản trở,
hành hung phá huỷ phương tiện hoạt động nghề nghiệp của nhà báo sẽ
bị xử lý như sau:
Phóng viên, báo chí một nghề nghiệp “đặc biệt”, cần phản ảnh nhanh, phản
ánh đúng đắn các sviệc của đời sống hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt
động báo chí, nhiều nhà báo, phóng viên đang bị “gây khó” khi làm việc tại một
số quan, đơn vị doanh nghiệp. Thậm chí, bị đe dọa, hành hung, phá hoại
tài sản.
Việc cản trở nhà báo, phóng viên tác nghiệp hành vi vi phạm pháp luật. Tùy
vào tính chất mức độ, hậu quả xảy ra của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử
phạt hành chính, thậm chí btruy cứu trách nhiệm hình sự, nếu y thiệt hại thì
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quan chức
năng thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi
phạm như: buộc xin lỗi, buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép…
góc đbáo chí, vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của nhà báo cũng
ngày càng được Nhà nước hoàn thiện, thể hiện qua các quy định của pháp luật,
từ Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hình sự, đến các nghị định như
Nghị định 119 xử phạt vi phạm trong hoạt động báo chí...
Luật Báo chí 2016 đã thể hiện việc bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Đồng thời,
cũng bảo đảm quyền tác nghiệp của nhà báo, phóng viên, bảo đảm trách nhiệm
của quan Nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm
quyền hành nghề của nhà báo, không ai được xâm hại đến hoạt động tác nghiệp
đúng pháp luật của nhà báo
lOMoARcPSD| 41487872
Khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định nghiêm cấm các hành vi đe dọa,
uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá
hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề
nghiệp đúng pháp luật. Việc cản trở hoạt động báo chí được biểu hiện các
hành vi dùng lời nói, hoặc việc làm nhất định nhằm ngăn cản, gây khó khăn cho
quá trình tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên; ngăn cản trái phép, không cho
nhà báo, phóng viên ghi hình, tiếp cận thu thập thông tin, tài liệu theo đúng
quy định của pháp luật.
Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP: Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt
động báo chí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái
pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái
phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động
nghề nghiệp;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà
báo, phóng viên.
4. Phạt tiền t40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lời nói,
hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại
khoản 2
thể thấy, mức xử phạt cho các hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo
chí trong Nghị định 119/2020/NĐ-CP đã được tăng cao hơn rất nhiều với mức
xử phạt từ 10.000.000 đồng cho đến 60.000.000 đồng so với mức xử phạt từ
lOMoARcPSD| 41487872
5.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng trong Nghị định 159/2013/NĐ-CP
trước đây.
Trong các trường hợp mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng vi phạm cụ
thể thì các hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí còn thể bị x
hình sự về các tội danh tương ứng như tội “Giết người” (Điều 123 Bluật Hình
sự), tội “Đe dọa giết người” (Điều 133 Bộ luật hình sự), tội “Cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 134 Bộ luật Hình sự),
tội “Làm nhục người khác” (Điều 155 Bộ luật Hình sự), tội “Bắt, giữ hoặc giam
người trái pháp luật” (Điều 157 Bộ luật Hình sự); tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm
hỏng tài sản” (Điều 178 Bộ luật Hình sự), hoặc tội “Lâm phạm quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân”
(Điều 167 Bộ luật Hình sự)...
Theo em, những quy định như vậy chưa thoả đáng để nhà báo yên tâm hoạt
động nghề nghiệp vì:
pháp luật đã những quy định nhằm bảo vệ nbáo tác nghiệp, tạo thuận
lợi hơn cho hoạt động báo chí nhưng thời gian qua vẫn không ít vụ việc các
đối tượng hành hung, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi họ
hoạt động tác nghiệp đúng quy định pháp luật.
Thực tiễn hoạt động o chí cho thấy, nhiều phóng viên, nhà báo đã đang bị
cản trở, y khó khăn khi xuống một số sở, địa bàn liên hệ làm việc, nhất
liên quan đến sai phạm, tiêu cực… phóng viên, nhà báo còn bị hành hung
dẫn tới thương tích nặng, một số khác thì bị nhắn tin đe dọa tính mạng. Điều
đáng nói, vụ việc trên chỉ một trong số các vụ nbáo, phóng viên bcản trở,
hành hung khi tác nghiệp xảy ra thời gian qua, trong khi đó số vụ được xử
triệt để khá ít.
Trong bối cảnh này, vấn đề an toàn tác nghiệp trong môi trường số trở nên ngày
càng quan trọng. Trong thời đại báo chí đa phương tiện, đặc biệt với báo điện tử
thì dữ liệu, thông tin số và tư liệu vừa là sản phẩm, tài sản chủ yếu của báo chí.
Thực tế cho thấy, với việc phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã
đặt ra nhiều thách thức về an toàn dữ liệu, an toàn thông tin đối với người sử
dụng. Chỉ trong hai tháng đầu năm 2018, đã có 1.500 sự cố tấn công mạng vào
Việt Nam (trong năm 2017 là gần 13.000 cuộc tấn công)…
Dẫn giải 12 vấn đề an toàn số với nhà báo của UNESCO, tiến sỹ Vũ Tuấn Anh
(Học viện Ngoại giao) cho biết nhà báo phải đối mặt với việc có thể bị giám sát;
bị khai thác phần cứng và phần mềm; tấn công lừa đảo; tấn công bằng tên miền
giả mạo. Cùng lúc, họ cũng có thể bị xâm phạm tài khoản của người sử dụng;
lOMoARcPSD| 41487872
hăm dọa, quấy rối online; bôi nhọ và xóa thông tin; chiếm đoạt các sản phẩm
báo chí; vi phạm sở hữu trí tuệ, bản quyền ngày càng tăng…
Ông Nguyễn Bá, Phó Tổng biên tập Báo điện tử Infonet thì cho hay, nhà
báo cũng như những người s dụng môi trường s đều thể bị ăn cắp
thông tin. Tuy nhiên, việc tấn công vào nhà báo sẽ có chủ đích cao hơn.
Ngoài ra, nhà báo dễ bị lập tài khoản giả mạo để phát tán thông tin giả mạo. Và,
mức độ nguy hiểm của tin giả sẽ cao hơn rất nhiều. Trong một trường hợp khác,
nhà báo có thể bị tấn công bằng tin nhắn, bình luận trên mạng xã hội. Trong một
số trường hợp, phóng viên đi làm nếu không tắt định vị rất có thể bị phát hiện
và dễ bị lộ khi tác nghiệp…Tại hội thảo, một số nhà báo cũng chia sẻ mình đã
bị tấn công bằng tin nhắn, lập Facebook giả mạo rồi gửi thông tin tới Facebook
để khóa tài khoản "chính chủ" trong khi đây là phương tiện liên lạc thường
xuyên trong tác nghiệp của họ...
Điều đó cho thấy việc thực thi pháp luật chưa đủ mức bảo vệ nhà báo, phóng
viên. Nhà báo chỉ có thể hoàn thành được trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công
dân và sứ mệnh cao cả của mình đó là bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải và đấu
tranh chống tiêu cực nếu được xã hội, người dân và pháp luật bảo vệ thông qua
các cơ quan bảo vệ pháp luật.
| 1/7

Preview text:


BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ
Môn: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO Lớp: K21 BCTT
Họ và tên sv: LA THỊ HUẾ Mssv: 2156030141
Giảng viên phụ trách: LÊ BÂN Bài làm
Câu 1: Làm báo là một nghề như bao nghề khác. Người làm báo bên cạnh
việc tuân thủ Luật Báo chí và các luật có liên quan khác, người làm báo còn
phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp vì:

Trong thế giới ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí ngày càng được nâng lên.
Báo chí đang trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội không thể
thiếu được trong đời sống tinh thần của con người. Báo chí còn tham gia vào
tiến trình lịch sử, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp,
nhiều lĩnh vực của đời sống.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy định đạo đức không được ghi
trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức
mạnh của dư luận xã hội. Đó là những nguyên tắc, những quy định hoặc quy tắc
về hành vi đạo đức của nhà báo.
Bên cạnh việc tuân thủ Luật Báo chí và các luật có liên quan khác, người làm
báo còn phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp vì tính tập thể và tầm
ảnh hưởng trong báo chí là rất lớn, một bài báo có thể làm thay đổi cả cuộc đời
của một con người hay tập thể. Các bài báo có lượng đối tượng độc giả tiếp cận
lớn càng có sự ảnh hưởng sâu sắc tới sự thay đổi số phận của một con người,
công ty hay một sự việc, tập thể nào đó. Ngoài ra bài báo còn tượng trưng cho
những nhà báo, tòa báo mà người làm báo đang công tác. Chỉ một bài báo nhỏ
cũng có thể ảnh hưởng tới cả tập thể, từ đối tượng được bài báo nhắc đến và cả
tòa soạn báo. Điều này đòi hỏi nhà báo đưa thông tin, bày tỏ quan điểm riêng
trên mạng xã hội cũng cần cẩn trọng, nghiêm túc, chuẩn mực giống như khi tác
nghiệp báo chí. Vì có tầm ảnh hưởng lớn nên người làm báo nhất định phải tuân
thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức của người làm báo cự kỳ quan trọng, vì nếu không có đạo đức nghề thì
người làm báo chắc chắn sẽ có suy nghĩ và hành động theo quyền lợi cá nhân
của mình, bất chấp sự thật và sẵn sàng vượt qua ranh giới những quy chuẩn đạo
đức chung của nghề nghiệp đã được quy định.
Trong quá trình hoạt động, hàng ngày, hàng giờ, những người làm báo đi tìm hiểu,
tiếp xúc với con người, nắm bắt và chứng kiến sự kiện, tìm hiểu sự thật để thông lOMoAR cPSD| 41487872
tin, tuyên truyền trên các loại hình báo chí phục vụ công chúng. Nếu người làm báo
thiếu rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, thông tin, tuyên truyền không trung thực,
thiếu khách quan và công tâm về sự kiện, sự việc làm cho công chúng hiểu không
đúng hoặc có cách nhìn sai lệch về sự kiện, sự việc nào đó sẽ gây nguy hiểm cho xã
hội. Thậm chí, người làm báo mà có cái tâm không trong sáng, vụ lợi, dẫn đến bóp
méo thông tin, hoặc thêm, bớt bịa đặt làm sai lệch, xuyên tạc, che dấu sự thật sẽ gây
ra những tác hại khôn lường. Do vậy, thông tin sự thật về sự việc, sự kiện một cách
trung thực, khách quan, công tâm là một trong những thuộc tính về đạo đức nghề
nghiệp, đòi hỏi tất cả những người làm báo phải đặc biệt giữ gìn.
Sức mạnh của báo chí là thông tin sự thật và trong thực tế cuộc sống có không ít
người sợ sự thật nên sợ những người làm báo. Ở những nước phương Tây, báo
chí được coi là "quyền lực thứ tư", sau các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Bởi vì, báo chí thông tin công khai những điều mà các tổ chức, cá nhân
muốn giấu giếm, còn công chúng thì lại muốn biết. Ở nước ta, nền báo chí cách
mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ là thông tin, tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phục vụ
cách mạng và nhân dân. Thế nhưng, trong thực tế cũng đã có không ít kẻ "sợ
báo chí". Đó là những tổ chức hoặc cá nhân làm sai, làm trái các quy định của
Đảng và pháp luật của Nhà nước nên rất sợ bị báo chí phanh phui. Khi nắm
được thông tin mà có kẻ muốn dấu đó, người làm báo có quyền lựa chọn đưa
hay không đưa các sự việc làm sai, làm trái đó ra công luận. Và khi đó thì vấn đề
đạo đức nghề nghiệp hay thiếu đạo đức, ranh giới sẽ rất khó đoán định một cách
rạch ròi, phân minh. Nếu là những người làm báo chân chính, có bản lĩnh và đạo
đức nghề nghiệp, bằng tài năng và kinh nghiệm của mình, họ sẽ đưa những tổ
chức, cá nhân làm sai, làm trái đó ra ánh sáng. Ngược lại, những người làm báo
không giữ được bản lĩnh và hạn chế về đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng mặc cả,
trao đổi để bỏ qua, dung túng cho cái xấu, cái ác tồn tại.
Hiện nay, đạo đức của mỗi người làm báo nói riêng và đội ngũ những người làm
báo nói chung đang từng giờ, từng phút phải đối mặt gay gắt với sự cạnh tranh
khốc liệt của mạng xã hội và cả những yếu tố mặt trái của cơ chế thị trường. Vấn
đề kinh tế báo chí của cơ quan, lợi ích, thu nhập của cá nhân, về số lượng phát
hành, số người truy cập, người nghe, người xem, thu hút quảng cáo…luôn đặt ra
cho những người làm báo phải suy nghĩ và tính toán để từng thông tin trên báo
chí sẽ chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách hay phải làm báo chân
chính đúng theo tôn chỉ mục đích.
Một tác phẩm báo chí của nhà báo không có đạo đức sẽ gây hậu quả khôn lường
đối với xã hội; thấp nhất có thể tác động xấu đến một con người, một gia đình,
đơn vị, tổ chức, cao hơn nữa là tác động đến sự hưng vong của quốc gia, dân
tộc. Mỗi nhà báo phải tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để giữ gìn phẩm giá của
người làm báo trước sự tác động, mua chuộc, lôi kéo và cám dỗ của những lợi
ích tầm thường, mục đích không trong sáng.
Do đó, việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có vai trò, vị trí đặc
biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang lOMoAR cPSD| 41487872
và sẽ tạo ra những biến động mạnh mẽ đến lĩnh vực thông tin, tuyên truyền và
nhu cầu thông tin của con người như hiện nay.
Liên hệ thực tế: Nêu và nhận xét một tác phẩm báo chí đăng trên các báo
gần đây mà theo anh/ chị là có các thông tin, kể cả hình ảnh cần phải cân
nhắc về đạo đức nghề nghiệp.

Bài báo: Bắt một Phó giám đốc Sở GTVT
Đăng ngày 26/4/2023 trên báo Người Lao Động
Nhận xét: Nội dung bài báo mang hơi hướng khá tiêu cực khi đưa ra thông tin
Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên, bị công an cáo buộc đã nhận
hối lộ liên quan công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe tỉnh Thái Nguyên. Ở đây
nhà báo cần cân nhắc về đạo đức nghề nghiệp giữa việc nên hay không nên đăng
bài báo này vì khi những người dân đọc được nhất định sẽ có cái nhìn xấu về
các cán bộ nhà nước, mất niềm tin vào những người lãnh đạo như trên dẫn tới sự
nghi ngờ, thiếu tin tưởng cũng như bức xúc khi biết được sự thật. Hình ảnh của
Phó dám đốc cũng được sử dụng đăng công khai trong bài báo. Khi những thành
viên trong gia đình hay những người thân nhìn thấy hình ảnh như vậy sẽ mang
lại cảm xúc tiêu cực rất lớn. Không chỉ dừng lại ở đó đôi khi họ còn bị xa lánh,
chửi bới, bắt nạt...Nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm, thậm chí nghĩ tới cái chết. Câu 2: Nhà báo là:
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Báo chí 2016, nhà báo là người hoạt động báo chí
được cấp thẻ nhà báo.
Trong đó, hoạt động báo chí là hoạt động:
- Sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí;
- Cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí;
- Cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in;
- Truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình
Nhà báo là người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực báo chí, lấy việc sáng
tạo các tác phẩm thông tin làm lý tưởng sống và làm kế sinh nhai, bao gồm
phóng viên, biên tập viên, bình luận viên, thông tín viên, cộng tác viên của cơ
quan báo in, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến và hãng thông tấn.
Thi hành là làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định. Công
vụ là công việc mang tính nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích lOMoAR cPSD| 41487872
chính đáng của công dân, có tính chuyên nghiệp, chủ yếu do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện.
Khi nhà báo hoạt động nghề nghiệp hợp pháp có được coi là thi hành công vụ không?
Công vụ là hoạt động do cán bộ, công chức nhân danh Nhà nước thực hiện theo
quy định của pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, của xã hội và được
pháp luật bảo vệ. Nhà báo, phóng viên tác nghiệp cũng nhằm mục đích phục vụ
lợi ích của nhân dân và xã hội, nhưng không nhân danh Nhà nước, không đại
diện cho Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình, mà hoạt động theo tôn chỉ,
mục đích của cơ quan báo chí. Do vậy, không thể coi tất cả hoạt động tác nghiệp
của nhà báo là thi hành công vụ.
Với quy định của pháp luật hiện hành, những kẻ có hành vi đe doạ, cản trở,
hành hung và phá huỷ phương tiện hoạt động nghề nghiệp của nhà báo sẽ bị xử lý như sau:

Phóng viên, báo chí là một nghề nghiệp “đặc biệt”, cần phản ảnh nhanh, phản
ánh đúng đắn các sự việc của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt
động báo chí, nhiều nhà báo, phóng viên đang bị “gây khó” khi làm việc tại một
số cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Thậm chí, bị đe dọa, hành hung, phá hoại tài sản.
Việc cản trở nhà báo, phóng viên tác nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy
vào tính chất mức độ, hậu quả xảy ra của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử
phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cơ quan chức
năng có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi
phạm như: buộc xin lỗi, buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép…
Ở góc độ báo chí, vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của nhà báo cũng
ngày càng được Nhà nước hoàn thiện, thể hiện qua các quy định của pháp luật,
từ Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hình sự, đến các nghị định như
Nghị định 119 xử phạt vi phạm trong hoạt động báo chí...
Luật Báo chí 2016 đã thể hiện rõ việc bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Đồng thời,
cũng bảo đảm quyền tác nghiệp của nhà báo, phóng viên, bảo đảm trách nhiệm
của cơ quan Nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm
quyền hành nghề của nhà báo, không ai được xâm hại đến hoạt động tác nghiệp
đúng pháp luật của nhà báo… lOMoAR cPSD| 41487872
Khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định nghiêm cấm các hành vi đe dọa,
uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá
hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề
nghiệp đúng pháp luật. Việc cản trở hoạt động báo chí được biểu hiện ở các
hành vi dùng lời nói, hoặc việc làm nhất định nhằm ngăn cản, gây khó khăn cho
quá trình tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên; ngăn cản trái phép, không cho
nhà báo, phóng viên ghi hình, tiếp cận và thu thập thông tin, tài liệu theo đúng
quy định của pháp luật.
Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP: Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái
pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái
phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói,
hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại khoản 2
Có thể thấy, mức xử phạt cho các hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo
chí trong Nghị định 119/2020/NĐ-CP đã được tăng cao hơn rất nhiều với mức
xử phạt từ 10.000.000 đồng cho đến 60.000.000 đồng so với mức xử phạt từ lOMoAR cPSD| 41487872
5.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng trong Nghị định 159/2013/NĐ-CP trước đây.
Trong các trường hợp ở mức độ nghiêm trọng và tùy thuộc vào từng vi phạm cụ
thể thì các hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí còn có thể bị xử lý
hình sự về các tội danh tương ứng như tội “Giết người” (Điều 123 Bộ luật Hình
sự), tội “Đe dọa giết người” (Điều 133 Bộ luật hình sự), tội “Cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 134 Bộ luật Hình sự),
tội “Làm nhục người khác” (Điều 155 Bộ luật Hình sự), tội “Bắt, giữ hoặc giam
người trái pháp luật” (Điều 157 Bộ luật Hình sự); tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản” (Điều 178 Bộ luật Hình sự), hoặc tội “Lâm phạm quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân”
(Điều 167 Bộ luật Hình sự)...
Theo em, những quy định như vậy chưa thoả đáng để nhà báo yên tâm hoạt
động nghề nghiệp vì:

Dù pháp luật đã có những quy định nhằm bảo vệ nhà báo tác nghiệp, tạo thuận
lợi hơn cho hoạt động báo chí nhưng thời gian qua vẫn có không ít vụ việc các
đối tượng hành hung, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi họ
hoạt động tác nghiệp đúng quy định pháp luật.
Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy, nhiều phóng viên, nhà báo đã và đang bị
cản trở, gây khó khăn khi xuống một số cơ sở, địa bàn liên hệ làm việc, nhất là
liên quan đến sai phạm, tiêu cực… Có phóng viên, nhà báo còn bị hành hung
dẫn tới thương tích nặng, một số khác thì bị nhắn tin đe dọa tính mạng. Điều
đáng nói, vụ việc trên chỉ là một trong số các vụ nhà báo, phóng viên bị cản trở,
hành hung khi tác nghiệp xảy ra thời gian qua, trong khi đó số vụ được xử lý triệt để khá ít.
Trong bối cảnh này, vấn đề an toàn tác nghiệp trong môi trường số trở nên ngày
càng quan trọng. Trong thời đại báo chí đa phương tiện, đặc biệt với báo điện tử
thì dữ liệu, thông tin số và tư liệu vừa là sản phẩm, tài sản chủ yếu của báo chí.
Thực tế cho thấy, với việc phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã
đặt ra nhiều thách thức về an toàn dữ liệu, an toàn thông tin đối với người sử
dụng. Chỉ trong hai tháng đầu năm 2018, đã có 1.500 sự cố tấn công mạng vào
Việt Nam (trong năm 2017 là gần 13.000 cuộc tấn công)…
Dẫn giải 12 vấn đề an toàn số với nhà báo của UNESCO, tiến sỹ Vũ Tuấn Anh
(Học viện Ngoại giao) cho biết nhà báo phải đối mặt với việc có thể bị giám sát;
bị khai thác phần cứng và phần mềm; tấn công lừa đảo; tấn công bằng tên miền
giả mạo. Cùng lúc, họ cũng có thể bị xâm phạm tài khoản của người sử dụng; lOMoAR cPSD| 41487872
hăm dọa, quấy rối online; bôi nhọ và xóa thông tin; chiếm đoạt các sản phẩm
báo chí; vi phạm sở hữu trí tuệ, bản quyền ngày càng tăng…
Ông Nguyễn Bá, Phó Tổng biên tập Báo điện tử Infonet thì cho hay, nhà
báo cũng như những người sử dụng môi trường số đều có thể bị ăn cắp
thông tin. Tuy nhiên, việc tấn công vào nhà báo sẽ có chủ đích cao hơn.
Ngoài ra, nhà báo dễ bị lập tài khoản giả mạo để phát tán thông tin giả mạo. Và,
mức độ nguy hiểm của tin giả sẽ cao hơn rất nhiều. Trong một trường hợp khác,
nhà báo có thể bị tấn công bằng tin nhắn, bình luận trên mạng xã hội. Trong một
số trường hợp, phóng viên đi làm nếu không tắt định vị rất có thể bị phát hiện
và dễ bị lộ khi tác nghiệp…Tại hội thảo, một số nhà báo cũng chia sẻ mình đã
bị tấn công bằng tin nhắn, lập Facebook giả mạo rồi gửi thông tin tới Facebook
để khóa tài khoản "chính chủ" trong khi đây là phương tiện liên lạc thường
xuyên trong tác nghiệp của họ...
Điều đó cho thấy việc thực thi pháp luật chưa đủ mức bảo vệ nhà báo, phóng
viên. Nhà báo chỉ có thể hoàn thành được trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công
dân và sứ mệnh cao cả của mình đó là bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải và đấu
tranh chống tiêu cực nếu được xã hội, người dân và pháp luật bảo vệ thông qua
các cơ quan bảo vệ pháp luật.