Bài kiểm tra giữa kì chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày quá trình hình thành tư tưởng nhà nước của dân do dân vì dân của HCM. Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Đào Linh Trang MSSV: 2051070043
Lớp: Truyền thông quốc tế K40
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
Đề bài: Trình bày quá trình hình thành tư tưởng nhà nước của dân do dân vì dân của HCM. BÀI LÀM
Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán
trong cuộc đời hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách
mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh gắn liền với những nhận thức, tìm kiếm, lựa chọn một hình thức, chế độ nhà
nước thích hợp, thúc đẩy dân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ đạo tiến bộ xã
hội. Ngay ở tuổi trưởng thành, trên quê hương mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bộ
mặt phản nhân tính của nhà nước thực dân phong kiến. Đó là hình thức nhà nước
xấu xa, tồi tệ nhất mà nhân loại từng biết đến, nhưng lại là một sản phẩm tất yếu
của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới. Toàn bộ bản chất thật sự của nhà nước đó
được Hồ Chí Minh bóc trần, lên án gay gắt trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết,
trước hết là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Quan niệm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân bắt nguồn từ truyền thống văn hoá
của dân tộc trong xây dựng nhà nước dân tộc độc lập, trong việc khai thác những
giá trị dân chủ sơ khai, trong tổ chức và quản lý xã hội của dân tộc ta. Hồ Chí
Minh cũng là người thừa kế những giá trị tư tưởng của nhân loại trong vấn đề nhà
nước pháp luật, đặc biệt Người đã sử dụng rất thành công và phát triển quan điểm
“dĩ đức trị quốc” (tức là lấy đức để trị nước) của phương Đông. Hồ Chí Minh cũng
là người kế thừa, phát triển và nâng cao một cách rất tài tình các giá trị tư tưởng
dân chủ phương Tây, của các nhà tư tưởng khai sáng như Vonte, Rútxô,
Môngtétxkiơ,… Hồ Chí Minh cũng kế thừa rất thuần thục Chủ nghĩa tam dân của
Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nước ta”.
Cao hơn nữa, bằng mẫn cảm chính trị của mình, Người đã vươn tới nắm bắt, lĩnh
hội được chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết khoa học, cách mạng phát triển trong
vấn đề nhà nước. Được soi sáng bởi phương pháp luận biện chứng mácxít, thông
qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã phát hiện vị trí lịch sử của các chế độ nhà
nước đang vận hành, trên cơ sở phân tích, so sánh và đặt chúng trong dòng chảy
liền mạch của tiến bộ lịch sử. Trong quá trình khảo cứu, Hồ Chí Minh nghiên cứu,
khảo sát 3 loại hình nhà nước tiêu biểu lúc bấy giờ :
Thứ nhất, Nhà nước thực dân phong kiến:
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu mô hình này trên tất cả các mặt văn hoá, kinh tế, chính
trị, tư tưởng và đi đến kết luận: Nhà nước thực dân phong kiến là một nhà nước
phản văn hoá, phản tiến bộ, cần phải đập tan và tiêu diệt, thay vào đó một nhà nước khác tiến bộ hơn.
Thứ hai, Nhà nước dân chủ tư sản:
Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, nhà nước tư sản dù ở Mỹ hay ở Pháp, mặc dầu
đã xác lập được một hệ thống giá trị theo các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo,
nhưng về thực chất vẫn là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu
số; đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc lột, nô dịch cả ở chính quốc lẫn ở các nước
thuộc địa. Tính chất phiến diện nửa vời, không triệt để của nhà nước dân chủ tư
sản, ngay trong bản chất của nó đã bộc lộ những đối kháng không thể điều hòa và
chắc chắn sẽ là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc cách mạng xã hội trong tương
lai. Cái gọi là “thiên đường của dân chủ, tự do”, lý tưởng bình đẳng, bác ái chỉ còn
là những ngôn từ sáo rỗng, không có nội dung xã hội xác thực. Vì vậy, mục đích
giải phóng và phát triển của xã hội Việt Nam không thể lựa chọn và đi theo kiểu
nhà nước đó. Những nhận xét và khảo nghiệm của Hồ Chí Minh về nhà nước tư
sản mang tính cách mạng, khoa học, có ý nghĩa phương pháp luận to lớn và ngày
nay vẫn giữ nguyên giá trị.
Thứ ba, Nhà nước Xô viết:
Đối lập với nhà nước tư sản là nhà nước Xôviết còn non trẻ, nhưng đã bộc lộ sức
sống và những ưu thế nổi trội của mình, hướng vào phục vụ quần chúng công -
nông - binh, thật sự vì lợi ích của họ. Người nhận thấy nhà nước này thật sự đề cao
vai trò của nhân dân, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, lập nên các Xô viết
công nông binh, đưa lại quyền lợi thật sự cho nhân dân lao động. Đây chính là loại
hình nhà nước của chế độ xã hội mới mà cách mạng Việt Nam phải đi theo. Như
vậy, bằng những khảo nghiệm thực tiễn, với tư duy chính trị nhạy cảm, sắc sảo,
vào những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con
đường Cách mạng Tháng Mười, kiểu nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin. Câu
hỏi về con đường xóa bỏ nhà nước thực dân phong kiến và lấy gì để thay thế đã
tìm được lời giải xác đáng. Để lựa chọn kiểu nhà nước theo xu thế vận động của
lịch sử, Hồ Chí Minh dựa trên hai cơ sở chính. Đó là tính chất nhân dân và khả
năng của nhà nước trong việc bảo đảm cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, thoả
mãn các “nhu cầu trần thế” của nhân dân và con người. Ở Hồ Chí Minh, việc lựa
chọn kiểu nhà nước gắn bó chặt chẽ với mục tiêu giải phóng con người và phát triển xã hội.
Trong các văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thông qua, tư tưởng của Người về kiểu nhà
nước cho “dân chúng số nhiều” lần đầu tiên được Người nêu ra trong Chánh cương
vắn tắt của Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng, sau khi cách mạng thắng lợi sẽ “dựng ra
Chính phủ công nông binh”. Đây là hình mẫu chính quyền Xô viết của Cách mạng
Tháng Mười Nga và mô hình nhà nước này trong thực tế được thiết lập ở một số
địa phương trong cao trào cách mạng 1930-1931 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Trong cao trào cách mạng đó, ở nhiều làng, xã của hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh, lực lượng cách mạng đã lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, lập nên chính quyền Xô viết.
Năm 1941, sau một thời gian dài hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh về nước
trực tiếp cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống
Nhật – Pháp và tay sai, chuẩn bị lực lượng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Hội nghị lần thứ tám (5/1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Người chủ
trì đã quyết định thay đổi chiến lược cách mạng tư sản dân quyền thành cách mạng
giải phóng dân tộc. Người đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh và sẽ thành
lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần dân chủ. Chương trình Việt
Minh công bố ngày 25/10/1941, ghi rõ : “Sau khi đánh đổ được bọn đế quốc phát
xít Nhật, Pháp, sẽ lập nên Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, theo tinh thần dân chủ, lấy cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh làm cờ
chung của nước. Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Quốc dân đại hội cử ra”.
Trong Thư gửi đồng bào toàn quốc (tháng 10/1944) Hồ Chí Minh cũng nói rõ:
Trước hết cần có một Chính phủ đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động
nhất trí của toàn thể quốc dân, gồm tất cả các đảng phái cách mệnh, các đoàn thể ái
quốc trong nước cử ra. “Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì
lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”.
Như vậy, từ mô hình nhà nước công nông binh chuyển sang mô hình nhà nước Dân
chủ Cộng hoà - đại biểu cho khối đoàn kết của toàn thể quốc dân là một bước
chuyển sáng suốt của Hồ Chí Minh, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phản
ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân tộc, phù hợp với sự chuyển hướng chiến
lược và sách lược của Cách mạng Việt Nam.
Năm 1945, phong trào phát triển mạnh, căn cứ địa cách mạng được mở rộng,
hình thành một vùng rộng lớn gồm sáu tỉnh : Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái
và một số vùng ngoại vi thuộc các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái…
Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Khu giải phóng, cử ra Uỷ ban
chỉ huy lâm thời, thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng. Tại các địa
phương trong khu giải phóng, các Uỷ ban nhân dân cách mạng cũng được thành
lập, do dân cử ra để thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng (với
Tân Trào là Thủ đô) là hình ảnh “nước Việt Nam mới phôi thai”, các Uỷ ban nhân
dân cách mạng vừa lãnh đạo nhân dân chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, vừa huấn luyện
cho nhân dân nắm chính quyền.
Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào đã đi đến quyết
định lịch sử: phát động Tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền trong toàn quốc,
thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, ra mắt Quốc dân đại hội, thực hiện
chức năng của Chính phủ lâm thời ngay sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, lễ độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân có sức sống,
sức hấp dẫn và có sức lan toả rộng. Chính vì vậy, trong mỗi bước đi của chúng
ta hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì
dân vẫn đang tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.