Bài kiểm tra giữa kì chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chính trị. Nếu ý nghĩa thực tiễn của các luận điểm đó trong thời đại ngày nay. Quan điểm về bản chất chính trị, đấu tranh chính trị và cách mạng chính trị. Quan điểm về lý luận tình thế và thời cơ cách mạng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
Đề bài: Trình bày quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chính
trị. Nếu ý nghĩa thực tiễn của các luận điểm đó trong thời đại ngày nay. Bài làm:
1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chính trị
Chính trị không chỉ là một tiểu hệ thống thuộc kiến trúc thượng tầng xã
hội, có tác động ảnh hưởng tới các yếu tố quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ
tầng xã hội, mà quan trọng còn là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng
phái, các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Chính trị là một lĩnh vực
phức tạp nhất, nhạy cảm nhất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của
con người ở mọi thời kỳ và được nhiều nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu. Đến
thời kỳ của chủ nghĩa Mác – Lênin, với sự nghiên cứu nghiêm túc, đúc kết kinh
nghiệm và vận dụng một cách khoa học, sáng tạo các quan điểm về chính trị của
những nhà tư tưởng thời kỳ trước, các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển đã đưa ra những
quan điểm về chính trị với một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, quan điểm về bản chất chính trị, đấu tranh chính trị và
cách mạng chính trị.
Bản chất của chính trị
- Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định chính trị luôn mang bản chất giai cấp.
Bản chất giai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích, trước hết là lợi
ích kinh tế của giai cấp, nó luôn vận động trong mối quan hệ giữa kinh tế
và chính trị. Nguồn gốc của chính trị là kinh tế, đó là nguyên nhân dẫn
đến mọi biến đổi của chính trị.
- Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân
tộc, cho nên trong đấu tranh chính trị, việc xử lý quan hệ giai cấp – dân
tộc được đặt ra rất thường xuyên. Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp
mà quên vấn đề dân tộc, và ngược lại.
- Bản chất thứ ba của chính trị là tính nhân loại. Vấn đề giai cấp, vấn đề
dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại. Chính trị hiện đại luôn coi trọng
vấn đề nhân loại, giải quyết vấn đề nhân loại trên cơ sở quan điểm giai
cấp. Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội là những
vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản, trở
thành xu hướng phát triển của chính trị nhân loại. Đấu tranh chính trị
- Trình độ thấp nhất của đấu tranh chính trị là đấu tranh kinh tế. Thông qua
đấu tranh về những lợi ích kinh tế hàng ngày mà giác ngộ công nhân về
lợi ích giai cấp. Tuy là hình thức thấp nhất, nhưng lại rất quan trọng, nó
tạo môi trường thực tiễn, giúp giai cấp công nhân giác ngộ vai trò sứ
mệnh lịch sử của mình.
- Giai đoạn thứ hai của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận.
Giai cấp vô sản sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình
là giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức bóc lột tư bản, xây dựng xã hội
cộng sản chủ nghĩa nếu như nó không được vũ trang bằng một tư tưởng
lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Hình thức đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất, quan trọng
nhất trong đấu tranh chính trị, có ý nghĩa cải tạo hoàn cảnh và làm thay
đổi tình thế, là hình thức đấu tranh đặt ra vấn đề giành chính quyền nhà
nước, mà “vấn đề giành chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản quan
trọng nhất của các cuộc đấu tranh cách mạng” (Lênin). Cách mạng chính trị
Theo C. Mác thì bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính
chất chính trị vì nó trực tiếp đụng chạm tới vấn đề quyền lực chính trị, trực
tiếp tuyên chiến với thể chế cũ. Mặt khác bất cứ một cuộc cách mạng chính
trị nào cũng có tính chất xã hội vì nó đặt vấn đề cải tạo các quan hệ xã hội cũ
xây dựng các quan hệ xã hội mới trên mỗi bước tiến của cách mạng.
Thứ hai, quan điểm về lý luận tình thế và thời cơ cách mạng Lý luận tình thế
Lênin đưa ra ba dấu hiệu của tình thế cách mạng:
Một là, giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, chính trị rơi vào
khủng hoảng dường như không còn kiểm soát được xã hội. Trong tình hình đó,
giai cấp thống trị buộc phải áp dụng biện pháp đàn áp - đàn áp cách mạng để xã hội tới đối đầu.
Hai là, quần chúng bị áp bức rơi vào tình trạng buồn cùng sự chịu đựng
đã đến giới hạn cuối cùng, không thể chịu đựng hơn được nữa, buộc phải đi đến
một hành động có tính lịch sử.
Ba là, tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng,
đứng về phía các lực lượng tiên tiến cách mạng. Thời cơ cách mạng
Thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế cách mạng. Theo
Lênin, tình thế cách mạng là khách quan, còn thời cơ cách mạng (ngoài yếu tố
khách quan) còn có yếu tố chủ quan, đặc biệt quan trọng là vai trò của chủ thể
cách mạng. Thời cơ cách mạng gắn liền với các sự kiện, những tình huống trực
tiếp có khả năng đẩy cách mạng đến bước ngoặt quyết định.
Thứ ba, quan điểm về phương thức giành chính quyền và nghệ thuật thỏa hiệp
Phương thức giành chính quyền
Có hai phương thưc giành quyền lực chính trị: giành chính quyền bằng
bạo lực và giành chính quyền bằng hòa bình.
Phương thức giành chính quyền bằng bạo lực là phương thức phổ biến
trong lịch sử. Bạo lực ở đây bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh
thần, là gắn liền sức mạnh tinh thần với sức mạnh vật chất, kết hợp giữa kinh tế
với chính trị, giữa chính trị với quân sự, giữa chính trị với văn hóa,...
Phương thức giành chính quyền bằng hòa bình là hình thức đấu tranh tiến
bộ, không đổ máu. Tuy nhiên, việc giành chính quyền bằng con đường hòa bình
là khả năng rất quý và rất hiếm, vì xưa nay chưa có tiền lệ.
Nghệ thuật thỏa hiệp
Thỏa hiệp được đặt như một yêu cầu thực tiễn chứ không phải ý muốn
chủ quan, do tương quan lực lượng ở phía cách mạng chưa đủ mạnh.
Lênin chỉ ra hai loại thỏa hiệp: thỏa hiệp có nguyên tắc và thỏa hiệp vô nguyên tắc.
- Thỏa hiệp có nguyên tắc là loại thỏa hiệp không bao giờ xa rời mục tiêu,
nhưng biện pháp, cách thức tiến hành có thể thay đổi, thậm chí trong
những hoàn cảnh cụ thể có thể phải hy sinh một số lợi ích trước mắt để
bảo vệ mục đích lâu dài.
- Thỏa hiệp vô nguyên tắc về thực chất là sự đầu hàng, bán rẻ phong trào vì
một lợi ích hẹp hòi trước mắt, sớm muộn sẽ rơi vào hàng ngũ kẻ thù của cách mạng
Thứ tư, quan điểm về xây dựng thể chế sau thắng lợi của cách mạng chính trị
- Xác lập cơ sở kinh tế - xã hội của thể chế mới. Đó là việc xác lập quan hệ
sản xuất mới – thay sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng sở hữu xã hội,
tạo cơ sở xóa bỏ mọi áp bức bót lột, đồng thời phát triển lực lượng sản xuất toàn xã hội.
- Đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, hối lộ; thực hành dân chủ.
Chủ nghĩa Mác – Lênin luôn coi quan liêu, tham nhũng là kẻ nguy hiểm
nhất của chủ nghĩa xã hội và không bao giờ nương nhẹ cuộc đấu tranh
chống quan liêu, hối lộ; thực hành dân chủ rộng rãi.
Để khắc phục quan liêu độc đoán, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác –
Lênin chủ trương phải thực hành dân chủ rộng rãi cả trong chính trị và kinh tế,
cả trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa; đồng thời dân chủ gắn liền với pháp luật.
Về xây dựng Đảng cầm quyền, chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định
rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản phải phát triển thành tự giác, và một
trong những yêu cầu quan trọng nhất là giai cấp công nhân phải tổ chức ra chính
đảng của mình. Chủ nghĩa Mác – Lênin thường xuyên quan tâm đến việc xây
dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; vững mạnh về đội ngũ
cán bộ chủ chốt của Đảng.
Thứ năm, chuyên chính vô sản là hình thức tổ chức quyền lực chính
trị quá độ đi tới xã hội không còn giai cấp và nhà nước.
Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản
và bản thân nền chuyên chính này cũng chỉ là hình thức chính trị quá độ để đi
tới xã hội không còn giai cấp và nhà nước.
C. Mác và P. Ăngghen cho rằng: “Bước thứ nhất trong cuộc cách mạng
công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”.
Sự thống trị của giai cấp vô sản nhẳm:
- Dùng sự thống trị của mình mà từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản vào tay mình. - Quốc hữu hóa - Phát triển kinh tế
- Xóa bỏ nạn người bóc lột người, xóa bỏ nạn áp bức dân tộc.
- Xây dựng quan hệ xã hội mới tốt đẹp, tự do và phát triển.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, giai cấp vô sản nhất thiết phải trải qua
một thời kỳ quá độ chính trị, thời kỳ chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản
không phải là để duy trì sự áp bức bóc lột, sự thống trị của giai cấp mà là để thủ
tiêu hoàn toàn sự áp bức bóc lột, sự thống trị của giai cấp nói chung, trong đó có giai cấp vô sản.
2. Ý nghĩa thực tiễn của các luận điểm đó trong thời đại ngày nay
Những quan điểm chính trị được C. Mác và P. Ăngghen nêu ra là kết quả
của quá trình tư duy lý luận, kế thừa những tinh hoa của những nhà tư tưởng,
các nhà chính trị lỗi lạc của nhân loại, kết hợp với quá trình tham gia vào thực
tiễn đấu tranh cách mạng sôi động của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Ngày nay, trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, cách tiếp cận về chính trị đã và đang có
nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
về chính trị vẫn còn giữ nguyên giá trị đối với nền chính trị của mọi quốc gia,
dân tộc, trong đó có Việt Nam. Đó là chìa khóa để nhận thức những biến đổi của
đời sống chính trị trong thời đại toàn cầu hóa.
Thứ nhất, tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở, tiền đề
vững chắc để Đảng và Nhà nước nhận thức rõ hơn về nguồn gốc, bản chất cốt
lõi của nền chính trị hiện đại. Hoạt động chính trị là hoạt động thực tiễn của các
giai cấp - vì lợi ích giai cấp. Đất nước ta luôn hướng đến mục tiêu xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Ngày nay, sự tham gia của đông đảo quần chúng
nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước ngày càng được mở rộng, nâng cao
nhưng không làm mất đi bản chất giai cấp của nhà nước. Gắn lợi ích của nhân
dân vào lợi ích chung của toàn thể dân tộc, đảm bảo sự thống nhất toàn diện,
phát triển bền vững. Hơn nữa, một nền chính trị ổn định và vững mạnh phải có
tiền đề vững chắc của gốc rễ kinh tế. Điều đó giúp Đảng và Nhà nước ta xác
định được con đường xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, luôn gắn liền nhiệm vụ chính trị với nhiệm
vụ kinh tế để đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn xã hội.
Thứ hai, nắm bắt được tình thế cách mạng và thời cơ cách mạng là tiền đề
vững chắc giúp Đảng có thể bình tĩnh, sáng suốt đưa ra các quyết sách, chỉ thị
hành động khi xảy ra những tình huống cấp bách. Luận điểm này đã được vận
dụng và phát huy tốt trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Và ngay cả đến thời đại
hiện nay, nó vẫn đóng vai trò là thành tố quan trọng thúc đẩy Đảng và toàn bộ
hệ thống chính trị có những bước đi đột phá, đúng đắn.
Thứ ba, thời đại mới toàn cầu hóa mang đến cho con người một cuộc
sống tự do, bình đẳng và phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn
còn xảy ra những cuộc tranh chấp, xung đột trong nội bộ quốc gia hoặc giữa
quốc gia này với quốc gia khác. Lúc này, học thuyết Mác – Lênin có vai trò
định hướng các hình thức đấu tranh giành quyền lợi tiến bộ và dân chủ hơn, hạn
chế gây ra những thiệt hại, thương vong ở mức thấp nhất. Đó có thể là những
thỏa hiệp có lợi cho cả hai bên, hay dân chủ nghị trường, biểu tình bãi thị, tuyên
truyền kêu gọi, thông qua những lá phiếu, hội đàm,...
Thứ tư, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở vững chắc để
Đảng ta xác định con đường phát triển và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây
dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong suốt những
năm lãnh đạo của Đảng kể cả trong thời bình hoặc thời chiến, Đảng ta luôn chú
trọng, đặc biệt quan tâm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và xây
dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của Đảng. Tư tưởng chính trị của chủ nghĩa
Mác – Lênin là cơ sở lý luận đặc biệt quan trọng, nền tảng giúp nâng cao nhận
thức, trình độ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đội ngũ có thấm nhuần tư tưởng
chính trị, có trách nhiệm tự rèn luyện và bồi dưỡng thì mới đảm bảo cho Đảng
được thật sự chặt chẽ về tổ chức, đoàn kết, thống nhất và có sức chiến đấu. Đó
chính là gốc rễ cần được bồi đắp để có thể sớm ngăn chặn và đẩy lùi được chủ
nghĩa cá nhân, tự diễn biến, tự chuyển hóa, suy thoái đạo đức lối sống, tham nhũng, quan liêu.
Thứ năm, nhận thức đúng đắn và tiếp thu toàn diện quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta đã xác định và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Tư tưởng chính trị của chủ
nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam cho việc hoạch định đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, là cơ sở để Việt Nam tổng kết kinh nghiệm và tìm ra
quy luật riêng phù hợp với con đường phát triển của đất nước, là động lực thúc
đẩy Việt Nam tự tin bước vào thời kỳ quá độ, đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa và kiên định giữ vững, phát triển, giúp nhận thức sâu sắc hơn về sự cần
thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công
cuộc đổi mới để đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, tư tưởng chính trị của chủ
nghĩa Mác – Lênin là nền tảng lý luận vững chắc, là kim chỉ nam cho hảnh động
của Đảng, là “chìa khóa” thúc đẩy những chủ trương, chính sách xây dựng và
hoàn thiện hệ thống chính trị được thực hiện có hiệu quả hơn, nhanh chóng, kịp
thời và chính xác hơn. Dù thời đại ngày nay có nhiều biến đổi khó lường, dù
chủ nghĩa đế quốc không từ thủ đoạn nào chống phá, bôi nhọ, xuyên tạc chủ
nghĩa Mác – Lênin, nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn giữ nguyên được giá trị
to lớn và ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn đối với bất kỳ thời đại xã hội nào.
Giai cấp công nhân hiện đại vẫn tin tưởng vào chính chủ nghĩa Mác – Lênin, tin
vào tương lai tươi sáng của nhân loại, tin vào con đường giải phóng mình và
giải phóng nhân loại tiến bộ, giúp con người tiến đến một xã hội tốt đẹp, tự do, bình đẳng, bác ái.