Bài kiểm tra giữa kì Hợp đồng hợp tác | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đến vụ mùa, Bà Đ bán thanh long xong không công khai số tiền thu được cho bà A biết, nhiều lần bà A hỏi nhưng bà B liên tục lẩn tránh và nói rằng chưa thu được tiền về. Bà A khởi kiện bà B phải hoàn trả lại ½ lợi nhuận thu được từ việc bán thanh long. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự (LDS2)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342819 lOMoARcPSD|46342819
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN NHÓM 12 Chủ đề:
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
Học phần: Luật Dân sự 3
Hình thức kiểm tra: làm bài tập nhóm theo chủ đề Thành viên: Phan Linh Ngọc 21062064 Hồ Nhạc Linh 21062046 Nguyễn Đỗ Quyên 21062072 Trần Ngân Diệp 21062018 Hà Nội - 2023 lOMoARcPSD|46342819 MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
NỘI DUNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1. Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2. Đặc điểm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5
3. Nội dung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
4. Tài sản chung trong hợp đồng hợp tác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
6. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
7. Trách nhiệm dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
8. Điều kiện gia nhập, rút khỏi hợp đồng hợp tác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
9. Chấm dứt hợp đồng hợp tác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 II.
TÌNH HUỐNG VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1. Tình huống 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2. Tình huống 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 2 lOMoARcPSD|46342819 ĐÁNH GIÁ STT Họ và tên Công việc Đánh giá chi tiết Mức độ tham gia
• Nghiên cứu, soạn thảo • Phân chia công việc phù và chuẩn bị 1/4 khối hợp theo thế mạnh và lượng kiến thức lý
năng lực của từng thành Phan Linh Ngọc thuyết. viên. 1 nhóm trưởng
• Kiểm tra, đánh giá toàn • Có chủ động điều phối B (21062064) bộ nội dung bài tập và công việc và thảo luận hoàn thiện báo cáo bài
khái quát các vấn đề cùng tập. các thành viên trong
• Thuyết trình nội dung. nhóm.
• Nghiên cứu, soạn thảo • Rất chủ động trong công
việc hoàn thiện nội dung và chuẩn bị 3/4 khối lý thuyết. lượng kiến thức lý • Hoàn thành nhiệm vụ 2 Hồ Nhạc Linh thuyết. (21062046) được giao trước hạn. A
• Đề xuất và cô đọng
phần lý thuyết cần thảo • Chủ động thảo luận về luận thường gặp.
nội dung vướng mắc với thành viên trong nhóm.
• Hoàn thành mức độ khá công việc được giao và • Phân tích nội dung lý
chủ động đề xuất thêm thuyết các Điều, khoản
nội dung cần thiết cho bài để đưa ra ví dụ minh tập. 3 Nguyễn Đỗ Quyên họa cho từng phần.
• Càng gần cuối giai đoạn (21062072) B • Xây dựng tình huống
hoàn thành bài tập thì bạn
minh họa cụ thể cho nội càng hăng hái tham gia dung (Tình huống 1) thảo luận, góp ý trong
việc xây dựng tình huống minh họa. 4 Trần Ngân Diệp
• Nghiên cứu, lập luận • Ban đầu bạn còn bỡ ngỡ A (21062018)
đưa ra một phần câu trả
với phần nội dung được
lời đối với tình huống
giao nhưng sau đó rất tích
minh họa (Tình huống cực chủ động tham gia 1). thảo luận.
• Xây dựng và lập luận • Xây dựng tình huống câu trả lời cho tình minh họa có căn cứ và 3 lOMoARcPSD|46342819
huống minh họa (Tình huống 2). chịu khó nghiên cứu tài • Làm slide powerpoint
liệu để đưa ra lập luận. thuyết trình. 4 lOMoARcPSD|46342819 NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC: 1. Khái niệm:
Theo Điều 504 BLDS 2015 (2017): Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá
nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất
định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. 2. Đặc điểm:
- Là hợp đồng có nhiều bên tham gia:
Được xác lập trên cơ sở có sự thỏa thuận giữa các bên, các chủ thể tham gia cùng chung
mục đích hợp tác và quyền và nghĩa vụ của các bên không đối lập nhau. Chủ thể tham gia là cá nhân, pháp nhân .
Không quy định về số lượng chủ thể từ 02 chủ thể trở lên là có thể tham gia hợp đồng hợp tác với nhau.
→ So sánh với Điều 11 BLDS 2015, ghi nhận thỏa thuận hợp tác của 03 cá nhân trở lên.
- Tính ưng thuận:
Thể hiện ở việc các bên cùng nhau hướng tới việc cùng thực hiện các cam kết trong hợp
đồng; cùng đưa ra thỏa thuận ký kết.
- Hợp đồng song vụ (là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau):
Phân loại dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên.
Các bên tham gia giao kết hợp đồng hợp tác đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo
như những gì cam kết trong thỏa thuận của hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ các bên sẽ phát sinh theo thỏa thuận và do pháp luật quy định
- Hợp đồng không có đền bù:
Phân loại dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể.
Trong đó một bên nhận được một lợi ích từ bên kia nhưng không phải giao lại một lợi ích nào.
Sau khi giao kết hợp đồng hợp tác, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc
đã thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thu được lợi ích thì sẽ chia cho
các thành viên theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu quá trình hợp tác dẫn đến
bị thiệt hại, thua lỗ thì các thành viên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình.
- Hình thức: lập thành văn bản thường hoặc công chứng, chứng thực. 5 lOMoARcPSD|46342819 3. Nội dung:
Theo Điều 505 BLDS 2015 (2017), nội dung của hợp đồng hợp tác chủ yếu bao gồm:
- Mục đích, thời hạn hợp tác;
- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
- Tài sản đóng góp, nếu có;
- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
- Điều kiện chấm dứt hợp tác.
4. Tài sản chung trong hợp đồng hợp tác:
Tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác là tài sản do các thành viên đóng
góp, cùng tạo lập hoặc tài sản khác theo quy định (Điều 506).
- Cơ sở hình thành tài sản chung: từ thỏa thuận, cùng đóng góp, cùng tạo lập
- Hình thức sở hữu: sở hữu chung theo từng phần của các thành viên hợp tác.
- Hậu quả pháp lý (nếu chậm góp tiền): trả lãi đối với khoản tiền bị chậm và phải bồi thường thiệt hại.
- Phải có sự thống nhất trong việc định đoạt tài sản chung.
- Nguyên tắc phân chia tài sản chung: không được chia trước khi hợp đồng chấm
dứt trừ tất cả các thành viên thống nhất ý chí.
Lưu ý: Việc phân chia tài sản chung không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác:
Theo Điều 507, quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác gồm:
- Quyền được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
- Quyền tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác,
giám sát hoạt động hợp tác.
- Có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
- Các quyền, nghĩa vụ khác cần thực hiện theo hợp đồng. 6 lOMoARcPSD|46342819
6. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự:
Điều 508 BLDS quy định như sau:
Khoản 1: Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người
đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
⇨ Như vậy, giao dịch được xác lập bởi người đại diện theo ủy quyền này sẽ làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ đối với các thành viên hợp tác.
Ví dụ: A muốn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng do không ở trong nước nên đã
thực hiện giao dịch thông qua người đại diện theo ủy quyền là luật sư riêng của A. Những
giao dịch được xác lập bởi luật sư riêng của A sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa nghĩa vụ
đối với các thành viên hợp tác.
Khoản 2: Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành
viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ: Nếu nhóm hợp tác (gồm A, B, C) không cử người đại diện thì thành viên hợp tác
phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, tức cả A, B và C đều phải cùng có
mặt để tham gia xác lập và thực hiện giao dịch dân sự. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác
như có người vắng mặt do yếu tố khách quan hoặc đã thỏa thuận trước. Chẳng hạn như A
do thời tiết xấu mà không về nước kịp để cùng thực hiện giao dịch thì thành viên khác
vẫn có thể tiến hành giao dịch dân sự.
Khoản 3: Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này xác lập,
thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
⇨ Nhìn chung, để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì cần do người đại diện
theo ủy quyền (bằng văn bản hoặc biểu quyết) hoặc do toàn bộ thành viên hợp tác tham gia.
7. Trách nhiệm dân sự:
- Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác quy định tại Điều 509 BLDS.
- Tất cả thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung
Lưu ý: Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác
phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của
từng người, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác. 7 lOMoARcPSD|46342819
8. Điều kiện gia nhập, rút khỏi hợp đồng hợp tác:
Điều 511: Gia nhập hợp đồng hợp tác:
Thành viên mới gia nhập hợp đồng phải thông qua sự nhất trí của hơn 1/2 tổng số thành
viên hợp tác đối với việc gia nhập hợp đồng hiện có.
Điều 510: Rút khỏi hợp đồng hợp tác:
Khoản 1: Thành viên chỉ có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác theo thỏa thuận chung đã
được xác lập trong hợp đồng hoặc trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng
ý của từ ½ tổng số thành viên trở lên.
Khoản 2: Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã
đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa
vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến
hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc này không làm
chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
Khoản 3: Trường hợp tự rút khỏi hợp đồng sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định. Ví dụ, phải bồi thường thiệt hại. .
9. Chấm dứt hợp đồng hợp tác:
Quy định tại Điều 512 BLDS như sau:
Khoản 1: Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. - Theo thỏa luận:
Hợp đồng hợp tác là một hợp đồng dân sự, cho nên các căn cứ chấm dứt hợp đồng hợp
tác tuân theo quy định chung về chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng hợp tác có đặc
thù bởi mục đích xác lập hợp đồng, cho nên hợp đồng hợp tác có một số căn cứ riêng
chấm dứt hợp đồng. Các căn cứ chấm dứt hợp đồng hợp tác bao gồm:
a) Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác;
Khi hợp đồng hợp tác đang tồn tại nhưng do công việc hợp tác không đạt được hiệu quả
như mong muốn ban đầu tham gia hợp đồng hợp tác hoặc vì những lí do khác mà các
thành viên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hợp tác. 8 lOMoARcPSD|46342819
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
Các thành viên của nhóm hợp tác có thể thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác về thời hạn
hợp tác cùng làm một công việc, khi hết thời hạn đó thì hợp đồng hợp tác chấm dứt.
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
Khi tham gia hợp đồng hợp tác, các thành viên xác định mục đích của việc xác lập hợp
đồng hợp tác, nếu mục đích đó đã đạt được thì hợp đồng hợp tác không còn cần thiết đối
với các thành viên nữa, cho nên hợp đồng hợp tác chấm dứt. - Theo luật định
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Hợp đồng hợp tác được xác lập nhằm mục đích cùng thực hiện một công việc hoặc cùng
sản xuất kinh doanh, cho nên hợp đồng hợp tác có thể xác lập theo Luật doanh nghiệp,
Luật đầu tư. . và hợp đồng hợp tác sẽ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc
luật riêng nếu có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác. 9 lOMoARcPSD|46342819
II.TÌNH HUỐNG VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC 1. Tình huống 1:
A và B buôn bán mỹ phẩm làm ăn chung, trong quá trình buôn bán ế ẩm, người làm ăn
chung tức là B tự dọn các mặt hàng, cả tiệm về tuyên bố bỏ hết. Nhưng một tháng sau B
lại bắt A hoàn trả lại tất cả số tiền mỹ phẩm lẫn tiền cả căn tiệm.
a) Trường hợp A và B không có ký kết hợp đồng hợp tác, trách nhiệm của A như thế nào?
b) Trường hợp A và B có ký kết hợp đồng hợp tác, trách nhiệm của A như thế nào?
Giải quyết tình huống
(a) Trường hợp A và B không có ký kết hợp đồng hợp tác, trách nhiệm của A như thế nào?
- Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản theo khoản 2 Điều 504.
⇨Vậy là hợp đồng đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về mặt hình thức.
- Khoản 1 Điều 129 Bộ luật dân sự quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do
không không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
Theo đó, hợp tác giữa hai bên thông qua hợp đồng hợp tác phải được xác lập bằng hình
thức văn bản. Trường hợp của bạn nếu khi hai bên hợp tác mà không bằng văn bản và các
giấy tờ khác chứng minh sự hợp tác giữa hai bên, thì giao dịch hợp tác của bạn là vô hiệu.
- Theo Điều 131 Bộ luật dân sự quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, thì
Giao dịch giữa A và B vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận. Vì thế, A sẽ hoàn trả lại cho B những gì đã nhận, cũng như A sẽ
được hoàn trả lại từ bên kia những gì A đã đóng góp trong quá trình hợp tác. Nếu A
không hoàn trả lại tài sản cho B theo như thỏa thuận giữa hai bên thì B mới có quyền kiện
đòi hoàn trả lại tài sản.
- Tuy nhiên, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định
về hình thức được loại trừ trong các tình huống sau theo quy định tại Điều
129 Bộ luật dân sự:
“1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản
không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định
công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về
công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa 10 lOMoARcPSD|46342819
vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công
nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc
công chứng, chứng thực.”
⇨ Nếu thuộc vào hai trường hợp trên, thì giao dịch giữa hai bên sẽ có hiệu lực. Khi
đó, quyền và nghĩa vụ của B và bên còn lại được xác lập, thay đổi, chấm dứt theo
hợp đồng hợp tác. (TH2 là một ví dụ của ngoại lệ của hợp đồng sai điều kiện về
hình thức nhưng vẫn có hiệu lực)
(b) Trường hợp A và B có ký kết hợp đồng hợp tác, trách nhiệm của A như thế nào?
Trong trường hợp có ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh thì khi đó, quyền và nghĩa vụ
của các bên được xác lập.
- Nếu B đơn phương chấm dứt hợp đồng, Điều 428 quy định về đơn phương
chấm dứt hợp đồng như sau:
“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi
thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về
việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh
chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là
bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định”
⇨ Theo như trường hợp trên, người làm ăn chung là B tự dọn các mặt hàng, cả tiệm,
về tuyên bố bỏ hết, nếu trong thỏa thuận giữa các bên có thỏa thuận về trường
hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng và trả lại tài sản cho nhau nếu buôn bán ế
ẩm thì việc đơn phương chấm dứt của B với A là hợp pháp.
- Hoặc việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của B thuộc các trường hợp đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự năm
2015 nếu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia
biết, không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (khoản 2 Điều 428). Đồng
thời, khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt kể từ khi A nhận được thông báo chấm
dứt, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ 11 lOMoARcPSD|46342819
đã thực hiện. Theo đó, B có quyền yêu cầu được thanh toán cho phần nghĩa vụ mà B đã thực hiện. 2. Tình huống 2:
Bà Lê Thị Thanh A và bà Hoàng Thị B là bạn bè của nhau. Vào tháng 12 năm 2021, bà
và B có thỏa thuận miệng với nhau về việc hùn vốn trồng thanh long (hình thức mua
thanh long đang cho trái của các nhà vườn và chăm sóc lại đến khi bán trái), hai bên thỏa
thuận miệng, mỗi bên hùn 50% số tiền chăm sóc thanh long. Tổng số tiền 4 lần đặt cọc
trước cho nhà vườn (Mỗi lần 25 triệu) là 100 triêu, do bà B phụ trách kỹ thuật chăm sóc
thanh long cho đến khi thu hoạch nên bà A giao cho bà B thực hiện giao dịch trực tiếp
cho nhà vườn với số tiền 100tr đặt cọc. Bà A sau đó đã giao lại cho bà B là 50 triệu đồng.
Đến vụ mùa, Bà Đ bán thanh long xong không công khai số tiền thu được cho bà A biết,
nhiều lần bà A hỏi nhưng bà B liên tục lẩn tránh và nói rằng chưa thu được tiền về. Bà A
khởi kiện bà B phải hoàn trả lại ½ lợi nhuận thu được từ việc bán thanh long.
Hợp đồng trên có hiệu lực hay không? Nếu có thì xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Giải quyết tình huống:
- Theo điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy đinh về hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp
tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hơp tác phải đươc lập thành văn bản.
- Đối với tình huống trên, bà A và bà B đã cùng nhau hợp tác với nhau để làm ăn,
cụ thể hai người cùng nhau hùn vốn làm ăn, mỗi người đóng góp 50% vào việc
trồng thanh long nhằm mục đích đem bán kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, mặc dù cả
hai bên đã đi đến thỏa thuận với nhau hợp tác làm ăn nhưng hai người chỉ có thỏa
thuận miệng chứ không lập thành văn bản. Như vậy, hợp đồng hợp tác của bà A
và bà B đã vi phạm quy định bắt buộc về hình thức là phải được xác lập bằng
văn bản theo khoản 2 điều 504 BLDS 2015.
⇨Vậy, phải chăng hợp đồng trên vô hiệu do đã vi phạm về hình thức theo khoản 1 điều
407 ”Hợp đồng vô hiệu”; khoản 1 điều 123 “Giao dịch dân sự vô hiệu” và khoản 2
điều 117 quy định rằng hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp luật có quy định?
- Theo khoản 1 điều 129, Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực
về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp: Giao dịch dân sự đã được xác lập theo
quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một
bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo 12 lOMoARcPSD|46342819
yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của
giao dịch đó. Xét thấy, mặc dù quy định vi phạm về hình thức, tuy nhiên cả bà A
và B đều đã thực hiện hơn 2/3 công việc (Thông qua việc hai người đã góp vốn
mua thanh long từ các nhà vườn, chăm sóc vườn thanh long rồi bán thanh long nằm thu lợi nhuận về).
⇨Như vậy, trong tình huống này, hợp đồng có hiệu lực và thời điểm có hiệu lực sẽ
không phải khi hai bên giao kết hoặc tại thời điểm hai người thỏa thuận mà thời điểm
hợp đồng có hiệu lực sẽ chính là khi toà án có quyết định, cụ thể là tại thời điểm tòa
quyết định giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà A. 13
Document Outline
- BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN NHÓM 12
- HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
- ĐÁNH GIÁ
- NỘI DUNG
- I.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC:
- 1.Khái niệm:
- 2.Đặc điểm:
- - Là hợp đồng có nhiều bên tham gia:
- - Tính ưng thuận:
- - Hợp đồng không có đền bù:
- 3.Nội dung:
- 4.Tài sản chung trong hợp đồng hợp tác:
- Tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác
- 5.Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác:
- Theo Điều 507, quyền và nghĩa vụ của các thành viê
- 6.Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự:
- Điều 508 BLDS quy định như sau:
- 7.Trách nhiệm dân sự:
- 8.Điều kiện gia nhập, rút khỏi hợp đồng hợp tác:
- Điều 511: Gia nhập hợp đồng hợp tác:
- Điều 510: Rút khỏi hợp đồng hợp tác:
- 9.Chấm dứt hợp đồng hợp tác:
- Quy định tại Điều 512 BLDS như sau:
- -Theo thỏa luận:
- -Theo luật định
- II.TÌNH HUỐNG VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
- 1.Tình huống 1:
- Giải quyết tình huống
- - Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản the
- -Khoản 1 Điều 129 Bộ luật dân sự quy định về giao d
- -Theo Điều 131 Bộ luật dân sự quy định về hậu quả p
- -Tuy nhiên, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do
- -Nếu B đơn phương chấm dứt hợp đồng, Điều 428 quy đ
- 2. Tình huống 2:
- Giải quyết tình huống: