-
Thông tin
-
Quiz
Bài kiểm tra giữa kỳ tâm lí học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích mối quan hệ giữa ba mặt hoạt động tâm lý cơ bản của cá nhân (Nhận thức, tình cảm, ý chí). Cho ví dụ minh hoạ. Từ sự hiểu biết đó, hãy rút ra bài học đối với bản thân. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
tâm lí học đại cương 44 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài kiểm tra giữa kỳ tâm lí học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích mối quan hệ giữa ba mặt hoạt động tâm lý cơ bản của cá nhân (Nhận thức, tình cảm, ý chí). Cho ví dụ minh hoạ. Từ sự hiểu biết đó, hãy rút ra bài học đối với bản thân. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: tâm lí học đại cương 44 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: Trương Thị Minh Trang Mã sinh viên: 2356140046 Lớp: TG51002_K43_1 BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Đề: Phân tích mối quan hệ giữa ba mặt hoạt động tâm lý cơ bản của cá nhân
(Nhận thức, tình cảm, ý chí). Cho ví dụ minh hoạ. Từ sự hiểu biết đó, hãy rút ra
bài học đối với bản thân.
1. Phân tích mối quan hệ giữa ba mặt hoạt động tâm lý cơ bản của cá nhân
(Nhận thức, tình cảm, ý chí) 1.1. Khái niệm:
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Qua quá
trình nhận thức giúp chúng ta phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con
người trong quá trình hoạt động của mình. Nhận thức được chia thành hai gì
đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Tình cảm là thái độ cảm xúc ổn định của mỗi cá nhận đối với sự vật hiện tượng,
nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của
con người. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển quá trình xúc cảm
trong điều kiện xã hội.
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khác phục khó khăn. Ý chí là một
phẩm chất của tâm lý cán nhân, nó phản ánh hiện thực khách quan của não
người dưới dạng mục đích của hành động. Nhưng mực đích này không phải tự
nó có mà do diều kiện của hiện thực khách quan quy định.
1.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm:
1.2.1 So sánh nhận thức và tình cảm
Về nội dung phản ánh, nhận thức phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng khách
quan, trong khi tình cảm phản ánh về mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng với
nhu cầu cá nhân của chủ thể.
Về phạm vi phản ánh, nhận thức phản ánh toàn bộ sự vật hiện tượng còn phạm
vi phản ánh của tình cảm mang tính lựa chọn hơn, phụ thuộc vào nhu cầu hoặc
động cơ của con người mới gây nên tình cảm.
Về phương thức phản ánh, nhận thức phản ánh thông qua các hình ảnh, còn tình
cảm phản ánh thông qua những rung động
Về phương diện hình thành, vì nhận thức phản ánh trực tiếp toàn bộ hình ảnh
của sự vật hiện tượng nên hình thành nhanh hơn; trong khi tình cảm còn phụ
thuộc vào sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của chủ thể, hoặc các động cơ, và
tình cảm mang tính lựa chọn hơn, nên hình thành lâu dài hơn.
1.2.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm:
Một là, nhận thức định hướng cho sự phát triển của tình cảm. Từ những hình
ảnh khách quan cụ thể được phản ánh qua nhận thức sẽ có những tình cảm cụ
thể. Vì tình cảm mang tính chủ thể cao hơn do được quy định bởi nhu cầu, sự
thỏa mãn của chủ thể, nên đối với mỗi chủ thể khác nhau, lại đưa ra được tình cảm khác nhau.
Ví dụ: Khi lần đầu tiên tiếp xúc với một người, nhận thấy người đó thân thiện
và dễ gần nên hình thành tình cảm quý mến, thích kết nối với người đó hơn.
Hai là, nhận thức làm cho tình cảm sâu sắc hơn, vững chắc hơn, là cơ sở lý trí
của tình cảm. Thông qua nhận thức, chủ thể có thể rút ra những khái niệm và tư
duy, đánh giá các sự vật hiện tượng, từ đó làm tình cảm sâu sắc, vững chắc hơn.
Ví dụ: Thông qua việc được tiếp cận với lịch sử đất nước, các tấm gương anh
hùng từ bé, thì người công dân luôn có niềm tự tôn dân tộc và sinh sống, làm
việc đúng với các chuẩn mực của đất nước.
Ba là, tình cảm thúc đẩy quá trình nhận thức. Khi sự vật hiện tượng thỏa mãn
nhu cầu hoặc là động cơ của chủ thể, thì hoạt động nhận thức sẽ diễn ra hiệu
quả và nhanh hơn, và ngược lại.
Ví dụ: Khi có một người nổi tiếng được yêu thích, thì sẽ được dễ dàng nhận ra hơn.
Bốn là, tình cảm chi phối quá trình nhận thức, khiến việc nhận thức rõ ràng hơn, hoặc mờ nhạt đi.
Ví dụ: Đối với những người mình ghét hoặc rất yêu thích, thì thường nhận được
sự đánh giá và chú ý nhiều hơn so với những người mình không quá quan tâm.
1.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và ý chí:
1.3.1. So sánh nhận thức và ý chí
Về nội dung phản ánh, cả hai đều phản ánh sự vật hiện tượng khách quan, tuy
nhiên ý chí phản ánh điều này dưới dạng mục đích hành động
Về phạm vi phản ánh, tất cả sự thật hiện tượng tác động đến giác quan đều nảy
sinh nhận thức, còn ý chí được quy định với sự việc hiện tượng
Về phương thức phản ánh, nhận thức phản ánh thông qua hình ảnh của sự vật
hiện tượng; ý chỉ phản ánh thông qua năng lực thực hiện hành động có mục đích.
Về phương diện hình thành, ý chí là mặt năng động của ý, tức là khi nhận thức
chỉ đơn thuần phản ánh hiện thực khách quan, thì ý chí sẽ hình thành những
mục tiêu hành động thông qua quá trình nhận thức.
1.3.2 Mối quan hệ giữa nhận thức và ý chí:
Một là, nhận thức định hướng ý chí đưa ra các hành động mục tiêu phù hợp đối
với từng sự việc hiện tượng khách quan được phản ánh.
Ví dụ: Vì không đạt điểm cao trong kì thi vừa rồi, hoạt động nhận thức của một
sinh viên đã rút ra kết luận là phương pháp học của mình không hiệu quả, nên
bạn sinh viên ấy đã suy nghĩ quyết định thay đổi phương pháp học. Việc quyết
định phương pháp học này có tính mục đích, nhằm phục vụ cho việc nâng cao
điểm số ở lớp, đó chính là ý chí.
Hai là, ý chí chi phối nhận thức, có thể làm thay đổi nhận thức.
Ví dụ: Ban đầu, người nghiện thuốc lá cảm thấy bỏ thuốc là điều rất khó khăn,
nhưng anh ta đã đặt mục tiêu quyết tâm phải bỏ thuốc, đi cùng với mục tiêu này
là hành động cai nghiện từng bước nhỏ, và khi đã dần thích nghi, thì anh ta cảm
thấy việc bỏ thuốc không còn khó nữa.
1.4. Mối quan hệ giữa tình cảm và ý chí:
1.4.1. So sánh giữa tình cảm và ý chí
Về nội dung phản ánh, ý chí phản ánh sự vật hiện tượng biểu hiện ở năng lực
hành động có mục đích, tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa nhu cầu bản thân và sự vật hiện tượng
Về phạm vi phản ánh, tình cảm chỉ phản ánh các sự vật hiện tượng liên quan
đến nhu cầu của chủ thể, còn sự phản ánh của ý chí được quy định bới sự vật hiện tượng
Về phương thức phản ánh, tình cảm phản ánh bằng những rung động, còn ý chí
phản ánh thông qua hành động có mục đích.
Về phương diện hình thành, tình cảm có thời gian hình thành lâu hơn vì phụ
thuộc vào mức độ thỏa mãn, nhu cầu riêng. Còn ý chí có thời gian hình thành
nhanh hơn ngay sau quá trình nhận thức hoặc tình cảm.
1.4.2. Mối quan hệ giữa tình cảm và ý chí
Một là, tình cảm định hướng ý chí, đối với mỗi tình cảm khác nhau, lại đưa ra
những ý chí khác nhau. Mức độ rung động cũng có thể chi phối tính mục đích
và quyết đoán của ý chí.
Ví dụ: Trong việc chọn trường, học sinh đối với nguyện vọng trường mình yêu
thích sẽ quyết tâm học hơn để đạt được mục tiêu đậu vào trường. Tuy nhiên đối
với sự lựa chọn của bố mẹ mà các bạn không thích thì sẽ hời hợt hơn và không
quá quyết tâm cho việc học.
Hai là, ý chí có thể thúc đẩy hoặc làm suy giảm tình cảm:
Ví dụ: Trong gia đoạn tán tỉnh, thường có một câu “lạt mềm, buộc chặt”, nhằm
để chỉ các cô gái không quá chủ động với chàng trai và để họ chinh phục. Dựa
trên tâm lý của phần lớn phái nam, khi quyết tâm chinh phục người nữ nào, độ
khó càng cao, họ càng quyết tâm và khiến tình cảm dành của mình dành cho
người nữ ấy càng lớn, và khi đạt được mục đích thành công chinh phục người
nữ đó, thì phái nam sẽ thường có xu hướng trân trọng người bạn gái của mình hơn.
Và ngược lại, khi việc chinh phục diễn ra quá dễ dàng, thiếu thách thức và quyết
tâm, thì người nam thường không quá trân trọng người phụ nữ của mình.
2. Bài học đối với bản thân
Dựa trên việc phân tích mối quan hệ giữa ba mặt cơ bản trong đời sống tâm lý,
em xin rút ra kết luận rằng nhận thức – tình cảm – ý chí có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Chính vì thế, việc hiểu rõ và vận dụng tốt mối quan hệ này sẽ
giúp ích trong cuộc sống.
Trong học tập, cần phối hợp tốt ba điều này thông qua các việc sau:
Một là, rèn luyện hoạt động nhận thức một cách sâu sắc thông qua việc chú ý
lắng nghe để nắm bắt thông tin tốt nhất, rèn luyện khả năng tư duy, phản biện
trước các kiến thức mới, vấn đề mới.
Hai là, không nên để tình cảm chi phối quá nhiều, không nên có sự yêu thích
hoặc ghét bỏ môn học nào, mà nên đặt mình vào tâm thế rằng tất cả các môn
học đều cần thiết, phục vụ bản thân và mang lại lợi ích cho mình.
Ba là, rèn luyện ý chí bản thân, đặt mục tiêu rõ ràng cho việc học, các quyết
định, mục tiêu đưa ra phải là độc lập, tự chủ từ chính bản thân mình chứ không
phải bởi sự tác động từ ai khác. Và kiên trì theo đuổi các mục tiêu đã đề ra.