Bài kiểm tra học phần môn lịch sử về Nhà nước và pháp luật

Ở nước Anh: Hiến pháp bất thành văn - là những quy phạm được hình thànhtheo tập tục, truyền thống, các đạo luật của nghị viện, án lệ của tòa án tối cao vềtổ chức quyền lực Nhà nước và không được ghi nhận là Luật Cơ bản của Nhànước; Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45936918
ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI
KHOA LUẬT
***
BÀI KIỂM TRA HỌC PHẦN
Môn học : Lịch sử về Nhà nước pháp luật
Giảng viên : TS. Nguyễn Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Uông Vũ Trang Linh
Lớp : K66D
sinh viên 21061176
Nội, 2022
lOMoARcPSD| 45936918
I. Bắt buộc (3 điểm)
Câu 1: Học phần Lịch sử Nhà nước pháp luật thế giới giúp ích cho
anh/chị?
Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới một khoa học pháp lý tưởng chừng
khô khan nhưng thực sự môn học này khiến em cảm thấy rất thú vị, phát triển
duy và tiếp thu được nhiều điều mới.
Về kiến thức:
- Em có được cái nhìn tổng quan, kiến thức nền tảng về lịch sử hình thành, phát
triển Nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ từ thời cổ đại cho đến hiện đại ở các
khu vực trên thế giới;
- Qua quá trình trau dồi kiến thức, em nhận ra được sự ảnh hưởng tác động của
vị trí địa lý, quan điểm, văn hóa phương Đông phương Tây lên tiến trình
hình thành Nhà nước pháp luật ở các quốc gia;
- Sự sáng tạo của con người thời xưa trong hội cũng một kiến thức thú vị
như những bộ luật khai thời cổ đại: Bộ luật Urnammu, Bộ luật
Hammurabi,... Con người các thời kỳ trước đây đã tinh thần thượng tôn
pháp luật cao;
- Ngoài ra, còn các hình thức tổ chức bộ máy Nhà nước, phân chia tầng lớp,
các quan trong bộ máy nhà nước.
Về ng:
- năng bình luận, đánh giá, đưa ra quan điểm nhân về các vấn đề liên
quan như: bình luận điều luật;
- Đọc giáo trình, đặt ra nhưng câu hỏi cho bản thân, liên hệ vấn đề để từ đó
cái nhìn sâu hơn về kiến thức bài học.
lOMoARcPSD| 45936918
Câu 2: nhân anh/chị muốn tìm hiểu sâu hơn nội dung khi điều kiện?
sao?
nhân em muốn tìm hiểu, phân tích sâu hơn về Nhà nước pháp luật thời
cổ đại tuy thời kỳ đó Nhà nước pháp luật các quốc gia còn sơ khai, chưa
phát triển nhưng em nhận thấy được sự sáng tạo trong việc thành lập nên các
kiểu Nhà nước, các Bộ luật của họ. Chính từ skhai đó, con người kế thừa,
phát triển hoàn chỉnh hơn và cái khởi đầu ấy khiến em thấy rất thú vị và muốn đi
sâu vào nhiều khía cạnh hơn nữa. dụ như Bộ luật Hammurabi, về quy định
trách nhiệm của thẩm phán nếu phát hiện lỗi trong văn bản xử một vụ kiện thì s
bị phạt rất nặng đến 12 lần tiền yêu cầu bồi thường, đồng thời cũng bị tước chức
vụ vĩnh viễn. Có thể thấy, tư duy tiên tiến, sáng tạo của con người ở thời kỳ đầu.
vậy, nếu điều kiện, em muốn khám phá nhiều khía cạnh hơn về Nnước
pháp luật ở thời kỳ này.
II. Tự chọn (7 điểm)
Chỉ ra những điểm giống khác nhau giữa Hiến pháp, tchức bmáy Nhà
nước của Anh và Hoa Kỳ sau Cách mạng tư sản?
1. Hiến pháp của Anh Hoa Kỳ
1.1. Điểm giống nhau
- Về nhánh quyền lập pháp: cả Anh và Hoa Kỳ đều giao cho Nghị viện;
- Cả hai bản Hiến pháp đều quy định quyền con người th chế chính trị;
- Hiến pháp hình thái kinh tế bản chủ nghĩa;
- Đều sự kế thừa, phát triển từ các quy định trong Bản Đại hiến chương
Magna Carta của Anh.
1.2. Điểm khác nhau
lOMoARcPSD| 45936918
Về phân loại nguồn gốc:
- nước Anh: Hiến pháp bất thành văn - những quy phạm được hình thành
theo tập tục, truyền thống, các đạo luật của nghị viện, án lệ của tòa án tối cao về
tổ chức quyền lực Nhà nước không được ghi nhận Luật bản của Nhà
nước;
- Hoa Kỳ: Hiến pháp thành văn được Hội nghị lập hiến tổ chức
Philadenphia, do George Washington làm Chủ tịch Hội nghị thông qua Hiến
pháp 17-9-1787; ngày 4-3-1789, Hiến pháp được chính quyền các bang phê
chuẩn.
Về bối cảnh hình thành:
- nước Anh: Từ chế độ quân chủ sang chế độ chính trị coi Nghị viện tối
cao (Parliamentary supremacy). Hiến pháp bất thành văn Anh phản ánh quá
trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp tư sản với quý tộc cũ, lịch sử Anh là một tiến
trình phát triển lâu dài hơn là sự thay đổi đột ngột;
- Hoa Kỳ: Từ chế độ thuộc địa sang độc lập. Cuộc cách mạng tư sản Mỹ đã
giải phóng 13 bang thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân Anh, đưa sản lên
cầm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bản phát triển.
Về quyền lực tối cao:
- Khác với các nước Hiến pháp thành văn, Anh, Nghị viện quyền lực
cùng tối cao, thể thông qua bất kỳ đạo luật nào, về bất kỳ vấn đề gì. Các
luật do Nghị viện ban hành hiệu lực tối cao nguồn cuối cùng của pháp
luật. Nghị viện Anh khá nhiều quyền nên nhà Hiến pháp học của Anh
Enoche Powel đã viết: “Ngoài lịch sử Nghị viện, nước Pháp vẫn lịch sử của
mình. Nhưng nếu bỏ qua lịch sử Nghị viện, nước Anh không còn tồn tại”. Nhận
lOMoARcPSD| 45936918
xét này cũng rất phù hợp với câu châm ngôn nổi tiếng về Nghị viện Anh: “Nghị
viện thể làm được tất cả trừ việc biến người đàn ông thành người đàn bà”;
- Hoa Kỳ, Hiến pháp là văn bản pháp lý có quyền lực tối cao giới hạn quyền
lực của chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang, bảo vệ các quyền của
con người, tự do nhân. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp Mỹ phức tạp hơn, chỉ
trong hai trường hợp và hiệu lực khi có sự chấp thuận của ¾ số bang:
2/3 số phiếu thuận tại mỗi viện thì Nghị viện thể khởi xướng việc
sửa đổi;
quan lập pháp của 2/3 số bang thể yêu cầu Nghị viện Liên bang
triệu tập một đại hội toàn quốc để n về việc sửa đổi Hiến pháp.
Về nội dung:
- Hiến pháp bất thành n của Anh
Như đã nói ở trên, Hiến pháp bất thành văn của Anh được cấu thành từ nhiều
loại nguồn khác nhau như: tập quán chính trị; văn bản lập pháp do Nghị viện ban
hành liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước; các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến quyền con người, quyền công dân, thậm chí cả những quy định
từ Bản Đại hiến chương Magna Carta. Một số tập quán chính trị quan trọng
thể kể đến như:
Tập quán nguyên tắc chữ thứ hai: đáng nhẽ ra người người chịu
trách nhiệm nhưng Nhà nước Anh, văn bản của Nhà vua muốn hiệu
lực cần phải chữ ký thứ hai của Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Nhà vua
không phải chịu trách nhiệm về chữ đó. Sở đó Nữ hoàng Anh
tồn tại mang tính chất biểu tượng cho sự hòa bình thống nhất của quốc
gia;
lOMoARcPSD| 45936918
Nguyên tắc trách nhiệm Chính phủ: Chính phủ phải chịu trách nhiệm
trước Hạ Nghị viện;
Nguyên tắc nhà vua trị không cai trị: Nhà vua chỉ bị phạt tội phản
quốc;
Nữ hoàng Anh không thể bổ nhiệm một người nào khác làm Thủ tướng
ngoài người làm thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế.
- Hiến pháp thành văn của Mỹ
cấu: gồm 7 điều, 4000 từ quy định về Nghị viện, nguyên thủ quốc gia,
bầu cử, vai trò, quyền hạn, pháp viện tối cao, các quyền công dân, các tu
chính án,.. Các điều khoản rất ngắn gọn, tổng quát, dễ hiểu nhưng quy
định rất cụ thể, chi tiết các vấn đề;
Ngoài ra còn có các tu chính án trong Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
cho đến nay 27 tu chính án trong đó mười tu chính đầu tiên của Hiến
pháp Hoa Kỳ năm 1791 là sự kế thừa và phát triển từ các quy định của bản
Đại Hiến chương Magna Carta về các nguyên tắc tố tụng chuẩn tắc
nguyên tắc mọi người được bảo vệnh đẳng trước luật pháp.
2. Tổ chức bộ máy Nhà nước của Anh Hòa Kỳ
2.1. quan lập pháp: Nghị viện
2.1.1. Điểm giống nhau:
- Được hình thành sau thắng lợi Cách mạng sản, cả hai Nhà nước Anh
Mỹ thời cận đại đều dựa trên thuyết tam quyền phân lập, trong đó Nghị viện ở cả
hai nước đều có chức năng lập pháp;
- Chế độ hai viện: Thượng Nghị viện Hạ Nghị viện, đa số hình thành theo
bầu cử;
- Mục đích: kiềm chế đối trọng lẫn nhau tạo ra sự cạnh tranh, hạn chế quyền
lực mỗi bên trong Nghị viện nhăm quản lý, điều hành bộ máy Nhà nước tốt hơn;
lOMoARcPSD| 45936918
- Nghị viện quyền lực lớn, ưu thế hơn với các quan Nhà nước khác.
2.1.2. Điểm khác nhau:
Về ch thức thành lập:
- Số lượng đại biểu hai nước khác nhau. Anh, Thượng Nghị viện gồm
1185 thượng nghị sĩ không phải do dân bầu, Hạ Nghị viện gồm 653 hạ nghị sĩ. Ở
Mỹ, Thượng Nghị viện 100 nghị sĩ, được bầu từ các bang, mỗi bang hai
thượng nghị sĩ, Hạ Nghị viện có khoảng 435 người.
- Cách thức thành lập Thượng Nghị viện:
Thượng Nghị viện Anh (Viện nguyên lão) được hình thành t bốn nguồn:
những quý tộc có phẩm hàm từ tước trở lên thì được cha truyền con nối,
thủ tướng hết nhiệm kỳ, thủ lĩnh tôn giáo đương thời một số đại sản
quý tộc do Hoàng đế bổ nhiệm;
Thượng Nghị viện Mỹ là quan đại diện của các bang. Nhiệm kỳ 6 năm,
hai năm thì bầu lại 1/3, do dân chúng của bang đó trực tiếp bầu ra. Phó
Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch Thượng Nghị viện. Những người được
bầu phải từ 30 trở lên, 9 năm là công dân Mỹ.
- Cách thức thành lập Hạ Nghị viện:
Anh: Viện dân biểu do đại diện các tầng lớp nhân dân bầu ra. Nhiệm kỳ
3 năm, cử tri phải từ 21 tuổi. Gần một nửa số hạ nghị những người
được bầu tư những “ thị trấn hoang tàn”;
Mỹ: là quan dân biểu do dân ở các tiểu bang bầu, nhiệm kỳ 2 năm.
Số hạ nghị được bầu theo tỷ lệ số dân mỗi bang, ít nhất mỗi bang 1 nghị
sĩ. Cử tri từ 25 tuổi đổ lên, là công dân Hoa Kỳ ít nhất 7 năm, thời điểm
được bầu phải là cư dân bang mà người đó chọn.
Về chức năng:
lOMoARcPSD| 45936918
- Nghị viện Anh: cả hai đều quyền tham gia xây dựng luật trình dự
án luật. Thượng viện nghiên cứu, xem xét các dự thảo luật Hạ viện đã thông
qua. Hạ viện là thông qua các đạo luật, chủ trương, chính sách lớn về kinh tế,
hội, v.v... Thượng viện không có quyền ngăn cản việc thông qua luật của Hạ viện
chỉ có thể trì hoãn, đề nghị xem xét;
- Nghị viện Mỹ: hai viện quyền đưa ra văn bản pháp trừ các dự luật
về thu ngân sách, thông qua cùng một phiên bản giống như của dự thảo luật, nếu
khác biệt, chúng thể được giải quyết bởi một ủy ban hội nghị trong đó
cả thành viên của hai viện. Thượng viện chức năng đặc biệt kiểm tra
cân bằng quyền lực các thành phần khác trong liên bang. Hạ viện quyền luận
tội Thượng viện có quyền xét xử những hành vi của Tổng thống.
Về quyền hạn:
- Thứ nhất, Anh áp dụng học thuyết phân quyền mềm dẻo khiến Nghị viện
quyền hạn to lớn còn Mỹ thì áp dụng triệt để, cứng rắn học thuyết tam
quyền vì vậy nên Nghị viện Mỹ không lớn bằng Nghị viện Anh;
- Thứ hai, Nghị viện Anh quyền lập pháp, quyền quyết định ngân sách
thuế, quyền giám sát hoạt động của các nội các, bầu hoặc bãi nhiệm thành viên
của nội các. Nghị viện quyền thông qua các đạo luật, sửa đổi bổ sung
dự án luật, dự án ngân sách của tổng thống bổ nhiệm, phê chuẩn, bãi bỏ các điều
ước quốc tế đã kí kết;
- Thứ ba, ở Anh ban đầu Thượng viện có uy quyền hơn Hạ viện nhưng sau đó
quyền hạn của Hạ viện ngày càng phát triển. Mỹ, khó thể phân chia viện
nào có nhiều quyền lực hơn.
2.2. quan hành pháp:
chế hình thành:
lOMoARcPSD| 45936918
- Chính Phủ Anh, Thủ tướng người đứng đầu được Hoàng đế bổ nhiệm
trên sở thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ Nghị viện;
- Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ vừa nguyên thủ quốc gia vừa người đứng
đầu hành pháp, do nhân dân bầu ra thông qua đại cử tri đoàn, nhiệm kỳ 4 năm
nhưng không được tại chức quá hai nhiệm kỳ. Điều kiện ứng cử tổng thống gồm
có: phải là công dân Hòa kỳ sinh ra ở Hoa Kỳ, ít nhất 35 tuổi và cư trú ít nhất 14
năm tại Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Thủ tướng Anh có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên của Chính Phủ;
xác định nhiệm vụ, lịch trình hoạt động của Chính Phủ; ban hành các văn bản
pháp quy thuộc thẩm quyền; quyền ký các điều ước, hiệp ước quốc tế; quyền làm
đơn từ chức bất cứ lúc nào. Nhìn chung, nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng
Anh được quy định khá cụ thể, rõ ràng.
- Quyền hành pháp của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không được
quy định cụ thể mang tính trừu tượng, tổng quát. Chính vậy Tổng
thống có những quyền hạn rộng lớn để điều hành công việc quốc gia và các hoạt
động của chính quyền liên bang. Tổng thống Hoa Kỳ rất nhiều thực quyền
trong các lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, đối ngoại, quân đội, tư pháp, trường hợp
khẩn cấp.
Đối với nguyên thủ quốc gia không giống như ở Hoa Kỳ, nguyên thủ quốc
gia Anh người đứng đầu bộ máy Nhà nước, hình thành theo hình thức truyền
ngôi cho con trai, nếu không con trai thì truyền ngôi cho con gái, chủ yếu
mang tính biểu tượng cho sự thống nhất bền vững quốc gia, dân tộc. Nữ
hoàng Anh trị vì nhưng không cai trị.
2.3. quan pháp:
lOMoARcPSD| 45936918
Thượng Nghị viện
Tòa phúc thẩm Court of
Appeal ( Tòa Dân sự chuyê
Tòa Hình sự chuyên trách
Tòa cấp cao High court of Ju
pháp chuyên trách, Tòa gia đình, T
Tòa Địa hạt County
Tòa Pháp quan
Magistrater’s Courts
Hội đồng mật
2.3.1. Điểm giống nhau
- Hệ thống pháp Anh Mỹ đều xây dựng được Tòa phúc thẩm, phân
chia xét xử sơ thẩm xét xử phúc thẩm.
2.3.2. Điểm khác nhau
cấu phân chia cấp tòa:
- Anh:
Tòa Hình sự Trung
ương Crown Court
cấp thấp nhất: Tòa Địa hạt thẩm quyền chính quyết định các vấn đề
dân sự nhỏ. Tòa Pháp quan tòa thấp nhất trong hệ thống Tòa Hình sự,
lOMoARcPSD| 45936918
tòa án quan trọng nhất vì hầu hết các vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm tại
tòa này;
Tòa Hình sự Trung ương sản phẩm của quá trình phát triển Tòa Hình sự
qua nhiều thế kỷ, là một trong ba Tòa án cấp cao ở Anh được thành lập theo
Đạo luật Tòa án 1971. Như đã ghi trên sơ đồ, đây là tòa án cấp trên của Tòa
Pháp quan;
Tòa cấp cao được hình thành từ sự sát nhập các Tòa đại pháp chuyên trách,
Tòa gia đình, Tòa nữ hoàng;
Trên Tòa cấp cao Tòa phúc thẩm cũng được hợp nhất từ hai Tòa án
chuyên trách;
Đạo luật năm 1876 ghi nhận sự thành lập Ủy ban pháp đặc biệt của
Thượng Nghị viện, là cấp xét xử phúc thấm cuối cùng ở Anh.
- Mỹ:
Hệ thống pháp Mỹ gồm: Tòa án Tối cao (các thẩm phán được Tổng
thống bnhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện), 13 tòa phúc thẩm, 94 tòa
các quận và 2 tòa xét xử đặc biệt.
Tòa án Tối cao tòa án cấp cao nhất Hoa Kỳ, do Hiến pháp đặc biệt lập
ra. Quyết định của Tòa án Tối cao không thể được chuyển lên phúc thẩm
bất kỳ tòa án nào khác. Quyền hạn pháp viện tối cao gồm phán xét tính hợp
hiến của các đạo luật, ngoài ra Tòa án có quyền giải thích Hiến pháp và các
đạo luật;
Cấp thứ hai các Tòa phúc thẩm giúp giảm bớt gánh nặng cho Tòa án Tối
cao gồm 12 Tòa phúc thẩm cho các khu vực Tòa Phúc thẩm Hợp chủng
quốc cho liên bang. Tòa phúc thẩm xem xét lại các quyết định của tòa án
quận trong khu vực của mình, xem xét các lệch của các cơ quan quản lý độc
lập. Tòa Phúc thẩm liên bang có quyềni phán trong cả nước;
lOMoARcPSD| 45936918
Dưới các tòa án quận. Mi tòa có ít nhất 2 thẩm phán;
2 a án đặc biệt quyền tài phán trong cả nước đối với một số loại
nhất định các vụ án. Tòa Thương mại Quốc tế xử những vụ liên quan đến
thương mại thuế quan quốc tế. Tòa án về Các yêu sách liên bang
quyền tài phán đối với hầu hết các yêu sách về thiệt hại tiền bạc đối với
Hợp chúng quốc, những tranh chấp về các hợp đồng liên bang, những việc
chính quyền liên bang “chiếm giữ” tài sản riêng một cách không hợp pháp,
nhiều loại yêu sách khác đối với Hợp chúng quốc.
Nhận xét chung:
- Hệ thống pháp Anh:
Hệ thống tòa án ở Anh khá phức tạp với nhiều tòa, nhiều quy định đặc biệt,
trường hợp ngoại lliên quan đến việc lựa chọn tòa thẩm phúc thẩm
phù hợp một số loại vụ việc. Hệ thống tòa án Anh quốc hai cấp tòa
hình sự ba cấp toàn dân sự thẩm quyền xét xử thẩm, gây nên sự
chồng chéo về thẩm quyền xét xử;
Hệ thống tòa án Anh chia hai nhánh Tòa Dân sự Tòa Hình sự nên đối
với một số vụ việc khó bóc tách ràng hai nhánh để giao cho tòa án rất dễ
gây sự xung đột trong thẩm quyền giải quyết.
- Hệ thống pháp Mỹ:
Hệ thống tòa án ở Mỹ đã có sự phân chia cấp bậc rõ ràng hơn từ Tòa án Tối
cao cho đến tòa phúc thẩm, sơ thẩm.
lOMoARcPSD| 45936918
| 1/13

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45936918
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ***
BÀI KIỂM TRA HỌC PHẦN Môn học
: Lịch sử về Nhà nước và pháp luật Giảng viên
: TS. Nguyễn Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Uông Vũ Trang Linh Lớp : K66D Mã sinh viên 21061176 Hà Nội, 2022 lOMoAR cPSD| 45936918 I.
Bắt buộc (3 điểm)
Câu 1: Học phần Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới giúp ích gì cho anh/chị?
Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới là một khoa học pháp lý tưởng chừng
là khô khan nhưng thực sự môn học này khiến em cảm thấy rất thú vị, phát triển
tư duy và tiếp thu được nhiều điều mới. Về kiến thức:
- Em có được cái nhìn tổng quan, kiến thức nền tảng về lịch sử hình thành, phát
triển Nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ từ thời cổ đại cho đến hiện đại ở các khu vực trên thế giới;
- Qua quá trình trau dồi kiến thức, em nhận ra được sự ảnh hưởng tác động của
vị trí địa lý, quan điểm, văn hóa ở phương Đông và phương Tây lên tiến trình
hình thành Nhà nước và pháp luật ở các quốc gia;
- Sự sáng tạo của con người thời xưa trong xã hội cũng là một kiến thức thú vị
như những bộ luật sơ khai ở thời cổ đại: Bộ luật Urnammu, Bộ luật
Hammurabi,... Con người ở các thời kỳ trước đây đã có tinh thần thượng tôn pháp luật cao;
- Ngoài ra, còn là các hình thức tổ chức bộ máy Nhà nước, phân chia tầng lớp,
các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Về kĩ năng: -
Kĩ năng bình luận, đánh giá, đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề liên
quan như: bình luận điều luật;
- Đọc giáo trình, đặt ra nhưng câu hỏi cho bản thân, liên hệ vấn đề để từ đó có
cái nhìn sâu hơn về kiến thức bài học. lOMoAR cPSD| 45936918
Câu 2: Cá nhân anh/chị muốn tìm hiểu sâu hơn nội dung gì khi có điều kiện? Vì sao?
Cá nhân em muốn tìm hiểu, phân tích sâu hơn về Nhà nước và pháp luật thời
cổ đại vì tuy thời kỳ đó Nhà nước và pháp luật ở các quốc gia còn sơ khai, chưa
phát triển nhưng em nhận thấy được sự sáng tạo trong việc thành lập nên các
kiểu Nhà nước, các Bộ luật của họ. Chính từ sự sơ khai đó, con người kế thừa,
phát triển hoàn chỉnh hơn và cái khởi đầu ấy khiến em thấy rất thú vị và muốn đi
sâu vào nhiều khía cạnh hơn nữa. Ví dụ như ở Bộ luật Hammurabi, về quy định
trách nhiệm của thẩm phán nếu phát hiện lỗi trong văn bản xử một vụ kiện thì sẽ
bị phạt rất nặng đến 12 lần tiền yêu cầu bồi thường, đồng thời cũng bị tước chức
vụ vĩnh viễn. Có thể thấy, tư duy tiên tiến, sáng tạo của con người ở thời kỳ đầu.
Vì vậy, nếu có điều kiện, em muốn khám phá nhiều khía cạnh hơn về Nhà nước
và pháp luật ở thời kỳ này. II.
Tự chọn (7 điểm)
Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa Hiến pháp, tổ chức bộ máy Nhà
nước của Anh và Hoa Kỳ sau Cách mạng tư sản? 1.
Hiến pháp của Anh và Hoa Kỳ
1.1. Điểm giống nhau
- Về nhánh quyền lập pháp: cả Anh và Hoa Kỳ đều giao cho Nghị viện;
- Cả hai bản Hiến pháp đều quy định quyền con người và thể chế chính trị;
- Là Hiến pháp hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa; -
Đều có sự kế thừa, phát triển từ các quy định trong Bản Đại hiến chương Magna Carta của Anh.
1.2. Điểm khác nhau lOMoAR cPSD| 45936918
Về phân loại và nguồn gốc:
- Ở nước Anh: Hiến pháp bất thành văn - là những quy phạm được hình thành
theo tập tục, truyền thống, các đạo luật của nghị viện, án lệ của tòa án tối cao về
tổ chức quyền lực Nhà nước và không được ghi nhận là Luật Cơ bản của Nhà nước;
- Ở Hoa Kỳ: Hiến pháp thành văn – được Hội nghị lập hiến tổ chức ở
Philadenphia, do George Washington làm Chủ tịch Hội nghị và thông qua Hiến
pháp 17-9-1787; ngày 4-3-1789, Hiến pháp được chính quyền các bang phê chuẩn.
Về bối cảnh hình thành: -
Ở nước Anh: Từ chế độ quân chủ sang chế độ chính trị coi Nghị viện là tối
cao (Parliamentary supremacy). Hiến pháp bất thành văn ở Anh phản ánh quá
trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp tư sản với quý tộc cũ, lịch sử Anh là một tiến
trình phát triển lâu dài hơn là sự thay đổi đột ngột;
- Ở Hoa Kỳ: Từ chế độ thuộc địa sang độc lập. Cuộc cách mạng tư sản Mỹ đã
giải phóng 13 bang thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân Anh, đưa tư sản lên
cầm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Về quyền lực tối cao: -
Khác với các nước có Hiến pháp thành văn, ở Anh, Nghị viện có quyền lực
vô cùng tối cao, có thể thông qua bất kỳ đạo luật nào, về bất kỳ vấn đề gì. Các
luật do Nghị viện ban hành có hiệu lực tối cao và là nguồn cuối cùng của pháp
luật. Nghị viện Anh có khá nhiều quyền nên nhà Hiến pháp học của Anh là
Enoche Powel đã viết: “Ngoài lịch sử Nghị viện, nước Pháp vẫn có lịch sử của
mình. Nhưng nếu bỏ qua lịch sử Nghị viện, nước Anh không còn tồn tại”. Nhận lOMoAR cPSD| 45936918
xét này cũng rất phù hợp với câu châm ngôn nổi tiếng về Nghị viện Anh: “Nghị
viện có thể làm được tất cả trừ việc biến người đàn ông thành người đàn bà”; -
Ở Hoa Kỳ, Hiến pháp là văn bản pháp lý có quyền lực tối cao giới hạn quyền
lực của chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang, bảo vệ các quyền của
con người, tự do cá nhân. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp ở Mỹ phức tạp hơn, chỉ
trong hai trường hợp và có hiệu lực khi có sự chấp thuận của ¾ số bang:
Có 2/3 số phiếu thuận tại mỗi viện thì Nghị viện có thể khởi xướng việc sửa đổi;
Cơ quan lập pháp của 2/3 số bang có thể yêu cầu Nghị viện Liên bang
triệu tập một đại hội toàn quốc để bàn về việc sửa đổi Hiến pháp. Về nội dung: -
Hiến pháp bất thành văn của Anh
Như đã nói ở trên, Hiến pháp bất thành văn của Anh được cấu thành từ nhiều
loại nguồn khác nhau như: tập quán chính trị; văn bản lập pháp do Nghị viện ban
hành liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước; các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến quyền con người, quyền công dân, thậm chí có cả những quy định
từ Bản Đại hiến chương Magna Carta. Một số tập quán chính trị quan trọng có thể kể đến như:
• Tập quán nguyên tắc chữ ký thứ hai: đáng nhẽ ra người ký là người chịu
trách nhiệm nhưng ở Nhà nước Anh, văn bản của Nhà vua muốn có hiệu
lực cần phải có chữ ký thứ hai của Thủ tướng hoặc Bộ trưởng và Nhà vua
không phải chịu trách nhiệm về chữ ký đó. Sở dĩ đó là vì Nữ hoàng Anh
tồn tại mang tính chất biểu tượng cho sự hòa bình và thống nhất của quốc gia; lOMoAR cPSD| 45936918
• Nguyên tắc trách nhiệm Chính phủ: Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Hạ Nghị viện;
• Nguyên tắc nhà vua trị vì mà không cai trị: Nhà vua chỉ bị phạt vì tội phản quốc;
• Nữ hoàng Anh không thể bổ nhiệm một người nào khác làm Thủ tướng
ngoài người làm thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế. -
Hiến pháp thành văn của Mỹ
• Cơ cấu: gồm 7 điều, 4000 từ quy định về Nghị viện, nguyên thủ quốc gia,
bầu cử, vai trò, quyền hạn, pháp viện tối cao, các quyền công dân, các tu
chính án,.. Các điều khoản rất ngắn gọn, tổng quát, dễ hiểu nhưng quy
định rất cụ thể, chi tiết các vấn đề;
• Ngoài ra còn có các tu chính án trong Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
cho đến nay có 27 tu chính án trong đó mười tu chính đầu tiên của Hiến
pháp Hoa Kỳ năm 1791 là sự kế thừa và phát triển từ các quy định của bản
Đại Hiến chương Magna Carta về các nguyên tắc tố tụng chuẩn tắc và
nguyên tắc mọi người được bảo vệ bình đẳng trước luật pháp.
2. Tổ chức bộ máy Nhà nước của Anh và Hòa Kỳ
2.1. Cơ quan lập pháp: Nghị viện
2.1.1. Điểm giống nhau: -
Được hình thành sau thắng lợi Cách mạng tư sản, cả hai Nhà nước Anh và
Mỹ thời cận đại đều dựa trên thuyết tam quyền phân lập, trong đó Nghị viện ở cả
hai nước đều có chức năng lập pháp; -
Chế độ hai viện: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện, đa số hình thành theo bầu cử; -
Mục đích: kiềm chế đối trọng lẫn nhau tạo ra sự cạnh tranh, hạn chế quyền
lực mỗi bên trong Nghị viện nhăm quản lý, điều hành bộ máy Nhà nước tốt hơn; lOMoAR cPSD| 45936918 -
Nghị viện có quyền lực lớn, ưu thế hơn với các cơ quan Nhà nước khác.
2.1.2. Điểm khác nhau:
Về cách thức thành lập: -
Số lượng đại biểu ở hai nước khác nhau. Ở Anh, Thượng Nghị viện gồm
1185 thượng nghị sĩ không phải do dân bầu, Hạ Nghị viện gồm 653 hạ nghị sĩ. Ở
Mỹ, Thượng Nghị viện có 100 nghị sĩ, được bầu từ các bang, mỗi bang có hai
thượng nghị sĩ, Hạ Nghị viện có khoảng 435 người. -
Cách thức thành lập Thượng Nghị viện:
• Thượng Nghị viện Anh (Viện nguyên lão) được hình thành từ bốn nguồn:
những quý tộc có phẩm hàm từ bá tước trở lên thì được cha truyền con nối,
thủ tướng hết nhiệm kỳ, thủ lĩnh tôn giáo đương thời và một số đại tư sản
quý tộc do Hoàng đế bổ nhiệm;
• Thượng Nghị viện ở Mỹ là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm kỳ 6 năm,
hai năm thì bầu lại 1/3, do dân chúng của bang đó trực tiếp bầu ra. Phó
Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch Thượng Nghị viện. Những người được
bầu phải từ 30 trở lên, có 9 năm là công dân Mỹ. -
Cách thức thành lập Hạ Nghị viện:
• Ở Anh: Viện dân biểu do đại diện các tầng lớp nhân dân bầu ra. Nhiệm kỳ
là 3 năm, cử tri phải từ 21 tuổi. Gần một nửa số hạ nghị sĩ là những người
được bầu tư những “ thị trấn hoang tàn”;
• Ở Mỹ: là cơ quan dân biểu do dân ở các tiểu bang bầu, có nhiệm kỳ 2 năm.
Số hạ nghị sĩ được bầu theo tỷ lệ số dân mỗi bang, ít nhất mỗi bang 1 nghị
sĩ. Cử tri từ 25 tuổi đổ lên, là công dân Hoa Kỳ ít nhất 7 năm, ở thời điểm
được bầu phải là cư dân bang mà người đó chọn. Về chức năng: lOMoAR cPSD| 45936918 -
Ở Nghị viện Anh: cả hai đều có quyền tham gia xây dựng luật và trình dự
án luật. Thượng viện nghiên cứu, xem xét các dự thảo luật mà Hạ viện đã thông
qua. Hạ viện là thông qua các đạo luật, chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, xã
hội, v.v... Thượng viện không có quyền ngăn cản việc thông qua luật của Hạ viện
mà chỉ có thể trì hoãn, đề nghị xem xét; -
Ở Nghị viện Mỹ: hai viện có quyền đưa ra văn bản pháp lý trừ các dự luật
về thu ngân sách, thông qua cùng một phiên bản giống như của dự thảo luật, nếu
có khác biệt, chúng có thể được giải quyết bởi một ủy ban hội nghị mà trong đó
có cả thành viên của hai viện. Thượng viện có chức năng đặc biệt là kiểm tra và
cân bằng quyền lực các thành phần khác trong liên bang. Hạ viện có quyền luận
tội và Thượng viện có quyền xét xử những hành vi của Tổng thống. Về quyền hạn: -
Thứ nhất, ở Anh áp dụng học thuyết phân quyền mềm dẻo khiến Nghị viện
có quyền hạn to lớn còn ở Mỹ thì áp dụng triệt để, cứng rắn học thuyết tam
quyền vì vậy nên Nghị viện Mỹ không lớn bằng Nghị viện Anh; -
Thứ hai, Nghị viện Anh có quyền lập pháp, quyền quyết định ngân sách và
thuế, quyền giám sát hoạt động của các nội các, bầu hoặc bãi nhiệm thành viên
của nội các. Nghị viện Mĩ có quyền thông qua các đạo luật, sửa đổi và bổ sung
dự án luật, dự án ngân sách của tổng thống bổ nhiệm, phê chuẩn, bãi bỏ các điều
ước quốc tế đã kí kết; -
Thứ ba, ở Anh ban đầu Thượng viện có uy quyền hơn Hạ viện nhưng sau đó
quyền hạn của Hạ viện ngày càng phát triển. Ở Mỹ, khó có thể phân chia viện
nào có nhiều quyền lực hơn.
2.2. Cơ quan hành pháp:
Cơ chế hình thành: lOMoAR cPSD| 45936918 -
Ở Chính Phủ Anh, Thủ tướng là người đứng đầu được Hoàng đế bổ nhiệm
trên cơ sở là thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ Nghị viện; -
Ở Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng
đầu hành pháp, do nhân dân bầu ra thông qua đại cử tri đoàn, nhiệm kỳ 4 năm
nhưng không được tại chức quá hai nhiệm kỳ. Điều kiện ứng cử tổng thống gồm
có: phải là công dân Hòa kỳ sinh ra ở Hoa Kỳ, ít nhất 35 tuổi và cư trú ít nhất 14 năm tại Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ, quyền hạn: -
Thủ tướng Anh có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên của Chính Phủ;
xác định nhiệm vụ, lịch trình hoạt động của Chính Phủ; ban hành các văn bản
pháp quy thuộc thẩm quyền; quyền ký các điều ước, hiệp ước quốc tế; quyền làm
đơn từ chức bất cứ lúc nào. Nhìn chung, nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng
Anh được quy định khá cụ thể, rõ ràng. -
Quyền hành pháp của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không được
quy định cụ thể mà mang tính trừu tượng, tổng quát. Chính vì vậy mà Tổng
thống có những quyền hạn rộng lớn để điều hành công việc quốc gia và các hoạt
động của chính quyền liên bang. Tổng thống Hoa Kỳ có rất nhiều thực quyền
trong các lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, đối ngoại, quân đội, tư pháp, trường hợp khẩn cấp.
Đối với nguyên thủ quốc gia không giống như ở Hoa Kỳ, nguyên thủ quốc
gia Anh là người đứng đầu bộ máy Nhà nước, hình thành theo hình thức truyền
ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì truyền ngôi cho con gái, chủ yếu
mang tính biểu tượng cho sự thống nhất và bền vững quốc gia, dân tộc. Nữ
hoàng Anh trị vì nhưng không cai trị.
2.3. Cơ quan tư pháp: lOMoAR cPSD| 45936918
2.3.1. Điểm giống nhau -
Hệ thống tư pháp ở Anh và Mỹ đều xây dựng được Tòa phúc thẩm, phân
chia xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.
2.3.2. Điểm khác nhau
Cơ cấu phân chia cấp tòa: - Ở Anh: Thượng Nghị viện Hội đồng Cơ mật
Tòa phúc thẩm – Court of
Appeal ( Tòa Dân sự chuyê n trách
và Tòa Hình sự chuyên trách )
Tòa cấp cao – High court of Ju stice ( Tòa đại
pháp chuyên trách, Tòa gia đình, T òa nữ hoàng) Tòa Hình sự Trung ương – Crown Court Tòa Địa hạt – County Tòa Pháp quan – Magistrater’s Courts
• Ở cấp thấp nhất: Tòa Địa hạt có thẩm quyền chính là quyết định các vấn đề
dân sự nhỏ. Tòa Pháp quan là tòa thấp nhất trong hệ thống Tòa Hình sự, là lOMoAR cPSD| 45936918
tòa án quan trọng nhất vì hầu hết các vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm tại tòa này;
• Tòa Hình sự Trung ương là sản phẩm của quá trình phát triển Tòa Hình sự
qua nhiều thế kỷ, là một trong ba Tòa án cấp cao ở Anh được thành lập theo
Đạo luật Tòa án 1971. Như đã ghi trên sơ đồ, đây là tòa án cấp trên của Tòa Pháp quan;
• Tòa cấp cao được hình thành từ sự sát nhập các Tòa đại pháp chuyên trách,
Tòa gia đình, Tòa nữ hoàng;
• Trên Tòa cấp cao là Tòa phúc thẩm cũng được hợp nhất từ hai Tòa án chuyên trách;
• Đạo luật năm 1876 ghi nhận sự thành lập Ủy ban Tư pháp đặc biệt của
Thượng Nghị viện, là cấp xét xử phúc thấm cuối cùng ở Anh. - Ở Mỹ:
Hệ thống tư pháp ở Mỹ gồm: Tòa án Tối cao (các thẩm phán được Tổng
thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện), 13 tòa phúc thẩm, 94 tòa
các quận và 2 tòa xét xử đặc biệt.
• Tòa án Tối cao là tòa án cấp cao nhất ở Hoa Kỳ, do Hiến pháp đặc biệt lập
ra. Quyết định của Tòa án Tối cao không thể được chuyển lên phúc thẩm ở
bất kỳ tòa án nào khác. Quyền hạn pháp viện tối cao gồm phán xét tính hợp
hiến của các đạo luật, ngoài ra Tòa án có quyền giải thích Hiến pháp và các đạo luật;
• Cấp thứ hai là các Tòa phúc thẩm giúp giảm bớt gánh nặng cho Tòa án Tối
cao gồm 12 Tòa phúc thẩm cho các khu vực và Tòa Phúc thẩm Hợp chủng
quốc cho liên bang. Tòa phúc thẩm xem xét lại các quyết định của tòa án
quận trong khu vực của mình, xem xét các lệch của các cơ quan quản lý độc
lập. Tòa Phúc thẩm liên bang có quyền tài phán trong cả nước; lOMoAR cPSD| 45936918
• Dưới là các tòa án quận. Mỗi tòa có ít nhất 2 thẩm phán;
• Có 2 tòa án đặc biệt có quyền tài phán trong cả nước đối với một số loại
nhất định các vụ án. Tòa Thương mại Quốc tế xử những vụ liên quan đến
thương mại và thuế quan quốc tế. Tòa án về Các yêu sách liên bang có
quyền tài phán đối với hầu hết các yêu sách về thiệt hại tiền bạc đối với
Hợp chúng quốc, những tranh chấp về các hợp đồng liên bang, những việc
chính quyền liên bang “chiếm giữ” tài sản riêng một cách không hợp pháp,
và nhiều loại yêu sách khác đối với Hợp chúng quốc. Nhận xét chung: - Hệ thống tư pháp Anh:
• Hệ thống tòa án ở Anh khá phức tạp với nhiều tòa, nhiều quy định đặc biệt,
trường hợp ngoại lệ liên quan đến việc lựa chọn tòa sơ thẩm và phúc thẩm
phù hợp ở một số loại vụ việc. Hệ thống tòa án Anh quốc có hai cấp tòa
hình sự và ba cấp toàn dân sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, gây nên sự
chồng chéo về thẩm quyền xét xử;
• Hệ thống tòa án ở Anh chia hai nhánh Tòa Dân sự và Tòa Hình sự nên đối
với một số vụ việc khó bóc tách rõ ràng hai nhánh để giao cho tòa án rất dễ
gây sự xung đột trong thẩm quyền giải quyết. - Hệ thống tư pháp Mỹ:
• Hệ thống tòa án ở Mỹ đã có sự phân chia cấp bậc rõ ràng hơn từ Tòa án Tối
cao cho đến tòa phúc thẩm, sơ thẩm. lOMoAR cPSD| 45936918