Bài kiểm tra Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Dưới đây là bảng so sánh tóm tắt hình thức chính thể, bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị của nhà nước Tư sản Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và thời kỳ hiện nay.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phạm Văn Bình – 23068003 – Lớp QH-2023-L-VB2 (A3) hệ vừa học vừa làm
BÀI KIỂM TRA GIỮA MÔN
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
Đề bài: Hãy trình bày những hiểu biết về hình thức chính thể, bộ máy nhà nước và hệ
thống chính trị của nhà nước Tư sản Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. So
sánh với thời kỳ hiện nay Bài làm:
1. Giới thiệu về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và sự ra đời của nhà nước tư bản ở Mỹ
thông qua cuộc Cách mạng tư sản (1775-1783)
Ngày nay, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường được gọi
tắt là Mỹ, là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang bao gồm 50 tiểu bang và một
quận liên bang. Quốc gia này nằm ở trung tâm Bắc Mỹ, nơi 48 tiểu bang và quận liên
bang Washington, D.C. nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, giáp với Canada
ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm ở phía tây bắc lục địa, giáp
với Canada ở phía đông và Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu bang Hawaii là một
quần đảo ở giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ trên khắp thế giới [1].
Vào thế kỷ XIV, XV, các nước châu Âu đã tiến hành xâm lược châu Mỹ, thực
dân Anh có nhiều thuộc địa nhất. Đến năm 1732, thực dân Anh đã thiết lập 13 vùng
thuộc địa (13 bang thuộc địa). Lúc này 13 bang chưa có pháp luật riêng, tất cả các bang
đều phải tuân thủ pháp luật của Mỹ. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dân tộc đã hình
thành nên giai cấp tư sản dân tộc ở Bắc Mỹ, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tàn dư của xã
hội phong kiến, dẫn đến mâu thuẫn xã hội phát triển cao. Để giải quyết mâu thuẫn, giai
cấp tư sản dân tộc Bắc Mỹ đã lãnh đạo nhân dân tiến hành chiến tranh giành độc lập.
Cuộc đấu tranh này cũng là cách mạng tư sản, vì người lãnh đạo là giai cấp tư sản và
nhằm xoá bỏ tàn tích của xã hội phong kiến, mở đường cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. [2]
Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa
Bắc Mỹ bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
trong khi chính quyền thực dân Anh vẫn duy trì nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển
kinh tế của thuộc địa. Cụ thể, chính phủ Anh ban hành nhiều đạo luật hạn chế công
thương nghiệp của các thuộc địa, đồng thời áp đặt các loại thuế mới để tăng nguồn thu
cho chính quốc sau chiến tranh với Pháp. Mâu thuẫn giữa hai bên ngày càng trở nên gay
gắt khi chính quyền Anh tăng cường các biện pháp can thiệp vào công việc nội bộ của
thuộc địa, hạn chế quyền tự trị và không cho phép thuộc địa có đại diện trong Nghị viện.
Chính sách cai trị hà khắc của Anh đã châm ngòi cho phong trào đấu tranh giành độc
lập của nhân dân 13 bang thuộc địa.
Bắt đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ là sự kiện Boston Tea Party
(12/1773) - người dân thuộc địa phản đối chính sách thuế trà của Anh bằng cách ném
trà xuống biển, sau đó là các mốc:
Năm 1774: Hội nghị Lục địa lần thứ nhất được triệu tập, yêu cầu Anh trao trả các
quyền tự do cho thuộc địa.
Năm 1775: Chiến tranh bùng nổ tại Lexington và Concord.
Phạm Văn Bình – 23068003 – Lớp QH-2023-L-VB2 (A3) hệ vừa học vừa làm
Năm 1776: Tuyên ngôn Độc lập được ký kết, tuyên bố 13 thuộc địa là các bang
độc lập, không còn thuộc Anh.
Năm 1781: Quân đội Anh đầu hàng tại Yorktown, kết thúc chiến tranh.
Năm 1783: Hiệp ước Paris được ký kết, chính thức công nhận nền độc lập của Hoa Kỳ. [2]
Kết quả của cuộc Cách mạng tư sản Mỹ là sự ra đời của một nhà nước mới, Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ. Sự ra đời của nhà nước tư sản Mỹ đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ
phong kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ. Sau
khi dành độc lập những điều khoản quy định của chính quyền tư sản liên bang đã ban
hành tháng 7/1776: Nhà nước tư sản Mỹ không có tổng thống, nghị viện, tòa án; chính
quyền tư sản ở các bang có quyền tự chủ rất lớn, chính phủ quốc gia không được có
quyền áp đặt thuế quan, điều tiết thương mại…lúc này đã không còn phù hợp với thời
đại. Tháng 5/1787, Hội nghị toàn liên bang đã được triệu tập với hai mục đích: xóa bỏ
các điều khoản liên bang và xây dựng hiến pháp toàn liên bang. Đến 17/9/1787, Hiến
pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã được 39/42 đại biểu có mặt trong Hội nghị lập hiến tổ
chức ở Philadenphia ký kết.
2. Hình thức chính thể của nhà nước tư sản Mỹ thời kỳ cận đại
Hoa Kỳ, với bản Hiến pháp năm 1787, đã lựa chọn chính thể cộng hòa tổng thống
làm hình thức chính thể của mình. “Chính thể cộng hòa tổng thống là một hình thức
chính thể mà trong đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu
chính phủ, có quyền lực to lớn, do nhân dân trực tiếp (hoặc gián tiếp, do đại cử tri) bầu
ra. Chính phủ do tổng thống lập ra, không có chức danh Thủ tướng, độc lập với Nghị
viện. Mọi thành viên của chính phủ do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
tổng thống chứ không phải trước Nghị viện (nghị viện)” [3]. Tổng thống Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ do dân bầu bằng đại cử tri, vừa là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người
đứng đầu hành pháp. Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm; bất cứ ai là công dân Hoa Kỳ từ
35 tuổi trở lên, đã cư trú ở Mỹ trên 14 năm đều đủ điều kiện ứng cử tổng thống. Việc
bầu cử tổng thống trải qua 02 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 (Bầu cử sơ bộ - Bầu cử ứng
viên tranh cử Tổng thống) và giai đoạn 2 (Bầu cử chính thức - Bầu tuyển cử đoàn). Tổng
thống có quyền lực rất lớn trong việc điều hành đất nước, bao gồm quyền lập pháp (đề
xuất luật, phủ quyết luật), hành pháp (bổ nhiệm các thành viên chính phủ, chỉ huy quân
đội) và tư pháp (bổ nhiệm thẩm phán).
Ưu điểm của chính thể cộng hòa tổng thống là tạo ra sự ổn định chính trị, đảm
bảo tính liên tục và hiệu quả của các chính sách. Tổng thống, với quyền lực tập trung,
có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát trong những tình huống khẩn cấp.
Tuy nhiên, chính thể này cũng có nhược điểm là tiềm ẩn nguy cơ lạm quyền. Nếu
không có cơ chế kiểm soát hiệu quả, tổng thống có thể lạm dụng quyền lực của mình,
dẫn đến độc tài và chuyên chế. Do đó, việc thiết lập một hệ thống kiểm soát và cân bằng
quyền lực là rất quan trọng trong chính thể cộng hòa tổng thống.
Phạm Văn Bình – 23068003 – Lớp QH-2023-L-VB2 (A3) hệ vừa học vừa làm
3. Bộ máy nhà nước của nhà nước tư sản Mỹ thời kỳ cận đại
Bộ máy nhà nước tư sản Mỹ thời kỳ cận đại được tổ chức với ba nhánh chính là
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Lập pháp: Nghị viện Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp lưỡng viện, bao gồm Thượng
nghị viện và Hạ nghị viện. Thượng nghị viện gồm hai thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi
tiểu bang, được bầu bởi cơ quan lập pháp tiểu bang (trước năm 1913) và sau đó là do
người dân trực tiếp bầu. Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu do dân ở các tiếu bang bầu
lên. Theo quy định của Hiến pháp, số hạ nghị sĩ tỉ lệ với dân số tiểu bang (30.000 dân
bầu một hạ nghị sĩ, nếu dưới 30.000 thì vẫn được bầu một hạ nghị sĩ. Trong cuộc bầu
cử hạ nghị viện đầu tiên thì có 65 hạ nghị sĩ), đến nay có khoảng 435 Hạ Nghị sĩ (con
số 30.000 đã được điều chỉnh 60.000 dân được bầu 1 hạ nghị sĩ). Nghị viện có quyền
ban hành luật liên bang, quyết định ngân sách và giám sát hoạt động của nhánh hành
pháp. Mỗi viện đều có quyền bỏ phiếu chống lại những văn bản pháp lý đã được viện
kia thông qua. Khi một viên không tán thành thì một ban tham vấn sẽ được thành lập
bao gồm thành viên của cả hai viện, phải đi tới một sự thỏa hiệp đối với cả 2 bên trước
khi dự luật trở thành luật.
Hành pháp: Tổng thống Hoa Kỳ là người đứng đầu nhánh hành pháp, có quyền
bổ nhiệm các thành viên chính phủ và thực thi luật pháp. Tổng thống cũng là tổng tư
lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm về đối ngoại. Tổng thống được bầu gián
tiếp thông qua đại cử tri, với nhiệm kỳ 4 năm. Tuy nhiên, Thượng nghị viện có quyền
xác nhận sự bổ nhiệm của Tổng thống đối với các quan chức cao cấp và đại sứ của chính
quyền Liên bang, cũng như quyền phê chuẩn tất cả các hiệp ước với 2/3 số phiếu thuận.
Để đảm bảo hoạt động của ngành hành pháp tuân thủ pháp luật; Hạ nghị viện có quyền
luận tội và Thượng nghị viện có quyền xét xử (kết tội) những hành vi của Tổng thống.
Tư pháp: Tòa án Tối cao là cơ quan tư pháp cao nhất, có quyền giải thích Hiến
pháp và xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Các thẩm phán Tòa án Tối cao do Tổng
thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn, với nhiệm kỳ trọn đời. Để tránh sự chuyên
quyền trong xét xử, Hiến pháp quy định kết luận của Tòa án tối cao phải có sự nhất trí
của 6/9 thẩm phán tham gia.
Mỗi nhánh quyền lực đều có những cơ chế kiểm soát và cân bằng lẫn nhau nhằm
ngăn chặn sự lạm quyền và bảo vệ quyền lợi của người dân. Ví dụ, Tổng thống có quyền
phủ quyết luật của Nghị viện, nhưng Nghị viện có thể bác bỏ quyền phủ quyết đó nếu
có đủ 2/3 số phiếu thuận ở cả hai viện. Tòa án Tối cao có thể tuyên bố luật của Nghị
viện là vi hiến, nhưng các thẩm phán Tòa án Tối cao lại do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn.
4. Hệ thống chính trị của nhà nước tư sản Mỹ thời kỳ cận đại
Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ thời kỳ cận đại (1649-1870) được đặc trưng bởi
chế độ đa đảng và nguyên tắc tam quyền phân lập.
Chế độ đa đảng: Trong thời kỳ này, hai đảng chính trị lớn là Đảng Dân chủ và
Đảng Cộng hòa đã nổi lên và cạnh tranh nhau để giành quyền lãnh đạo đất nước. Sự
Phạm Văn Bình – 23068003 – Lớp QH-2023-L-VB2 (A3) hệ vừa học vừa làm
cạnh tranh này được coi là lành mạnh và cần thiết cho sự phát triển của nền dân chủ,
giúp đảm bảo rằng các chính sách của chính phủ phản ánh ý chí và lợi ích của đa số người dân.
Nguyên tắc tam quyền phân lập: Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức
và vận hành nhà nước, theo đó quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh độc
lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi nhánh có quyền lực và trách nhiệm riêng, đồng
thời có các cơ chế kiểm soát và cân bằng lẫn nhau để ngăn chặn sự lạm quyền.
- Ba cơ quan của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau.
- Ba cơ quan có nhiệm kỳ khác nhau.
- Ba cơ quan có sự độc lập, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau .
Mục đích của việc áp dụng học thuyết này là để chống lại sự độc đoán chuyên
quyền, để quyền lực không tập trung duy nhất vào một cơ quan. Chính quyền được xây
dựng phải là chính quyền thúc đẩy tự do cá nhân và bản tính thiện của con người.
Mặc dù hệ thống chính trị này đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc bảo
vệ tự do và dân chủ, nó cũng bộc lộ một số hạn chế. Việc phân chia quyền lực giữa ba
nhánh có thể dẫn đến sự trì trệ trong quá trình ra quyết định, đặc biệt là khi các nhánh
không đồng thuận về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống chính trị của
Hoa Kỳ thời kỳ cận đại đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của nền dân chủ
và pháp quyền ở Mỹ sau này.
5. So sánh với nhà nước Mỹ hiện nay
So với thời kỳ cận đại, nhà nước Mỹ hiện nay vẫn giữ nguyên hình thức chính
thể cộng hòa tổng thống và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gồm ba nhánh: lập pháp
(Nghị viện), hành pháp (Tổng thống) và tư pháp (Tòa án Tối cao). Tuy nhiên, có một số
thay đổi đáng kể trong quyền hạn và cơ chế hoạt động của các cơ quan này. Quyền lực
của Tổng thống đã được tăng cường đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực hành pháp và quân
sự. Nghị viện vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc lập pháp và giám sát hoạt động của
chính phủ, nhưng quyền lực của họ đã có phần giảm sút so với trước đây. Tòa án Tối
cao vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc giải thích Hiến pháp và bảo vệ quyền công
dân, tuy nhiên, việc bổ nhiệm thẩm phán đã trở nên chính trị hóa hơn, gây tranh cãi về
tính độc lập của tòa án.
Về hệ thống chính trị, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia đa đảng với hai đảng lớn là
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, vai trò của các đảng nhỏ và các nhóm lợi
ích khác đã tăng lên, làm cho bức tranh chính trị trở nên đa dạng và phức tạp hơn.
Nhìn chung, nhà nước Mỹ hiện nay vẫn kế thừa và phát triển những nguyên tắc
cơ bản của nhà nước tư sản thời kỳ cận đại, nhưng đã có những điều chỉnh để thích ứng
với bối cảnh chính trị, kinh tế và xã hội mới. Sự thay đổi này phản ánh bản chất linh
hoạt và khả năng thích ứng của Hiến pháp Hoa Kỳ, giúp đảm bảo sự ổn định và phát
triển của nhà nước Mỹ trong suốt hơn hai thế kỷ qua.
Phạm Văn Bình – 23068003 – Lớp QH-2023-L-VB2 (A3) hệ vừa học vừa làm
Dưới đây là bảng so sánh tóm tắt hình thức chính thể, bộ máy nhà nước và hệ
thống chính trị của nhà nước Tư sản Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và thời kỳ hiện nay.
Thời kỳ chủ nghĩa tư Tiêu chí
bản tự do cạnh tranh Thời kỳ hiện nay (1649-1870)
Hình thức chính thể Cộng hoà tổng thống Cộng hoà tổng thống - Liên bang tư sản - Liên bang tư sản Bộ máy nhà nước
- Tam quyền phân lập triệt - Tam quyền phân lập với để
sự phức tạp và tinh vi hơn
- Chế độ hai đảng lớn
Hệ thống chính trị - Chế độ hai đảng thay nhau nắm quyền (Dân chủ và Cộng hoà) thống trị 6. Kết luận
Có thể thấy, từ khi thành lập đến nay, nhà nước Hoa Kỳ đã trải qua một quá trình
phát triển lâu dài và bền vững. Dù đã có những thay đổi nhất định để thích nghi với bối
cảnh mới, song những giá trị cốt lõi của nền dân chủ Mỹ như tự do, bình đẳng và pháp
quyền vẫn được giữ vững và phát huy. Sự ổn định và phát triển của nhà nước Mỹ được
thể hiện qua việc duy trì hình thức chính thể cộng hòa tổng thống và cơ cấu bộ máy nhà
nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Tuy nhiên, những thay đổi trong quyền hạn
và cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước, cũng như sự phát triển của hệ thống
chính trị đa đảng, đã góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý xã hội ngày càng phức tạp. Mặc dù vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định, như nguy cơ lạm quyền của tổng thống hay sự chính trị hóa
trong bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao, hệ thống chính trị và pháp luật của Hoa Kỳ
vẫn được coi là một trong những mô hình dân chủ thành công nhất trên thế giới. Sự ổn
định, linh hoạt và khả năng thích ứng của hệ thống này đã góp phần đưa Hoa Kỳ trở
thành một cường quốc hàng đầu về kinh tế, quân sự và văn hóa.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Nhiều tác giả, “Wikipedia,” [Trực tuyến]. Available:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_Kỳ. [Đã truy cập 20/07/2024].
[2] PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, “Phần III. Chương I: Nhà nước và pháp luật
một số nước Âu Mỹ và Nhật bản thời kỳ cận đại,” trong Giáo trình Lịch sử
nhà nước và pháp luật thế giới, Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2023, p. 192.
[3] GS. TS Hoàng Thị Kim Quế, “Phần 2. Chương VI. Hình thức nhà nước,”
trong Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Hà Nội, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2022, p. 120.
Document Outline
- BÀI KIỂM TRA GIỮA MÔN
- Bài làm:
- 2.Hình thức chính thể của nhà nước tư sản Mỹ thời kỳ
- 3.Bộ máy nhà nước của nhà nước tư sản Mỹ thời kỳ cận
- 4.Hệ thống chính trị của nhà nước tư sản Mỹ thời kỳ
- 5.So sánh với nhà nước Mỹ hiện nay
- 6.Kết luận
- [1]Nhiều tác giả, “Wikipedia,” [Trực tuyến]. Availabl