Bài kiểm tra môn chính trị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tính quy luận từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Cho ví dụ. Phân tích tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh các em đã làm gì và học tập để làm theo phong cách tư tưởng Hồ Chí Minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đàm Diệu Linh K11HQ-a6
Câu1: phân tính quy luận từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất và ngược lại. Cho ví dụ.
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt
chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật,
quy định về lượng không bao giờ tồn tại, nếu không có tính quy định
về chất và ngược lại. Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn
ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi
đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau. Sự thay
đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất của nó
và ngược lại, sự thau đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi
về lượng của nó. Sự thay đổi về lượng có thể chưa làm thay đổi ngay
lập tức sự thay đổi về chất của sự vật. Ở một giới hạn nhất định,
lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ
bản. Chẳng hạn, khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt
độn của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ, thậm chí lên tới hàng
nghìn độ, song thỏi thép đố vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển
sang trạng thái lỏng. Khi lượng của sự vật được tích lũy vượt quá giới
hạn nhất định, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ. Độ
là khoảng giới hạn mà trong đó có sự thay đổi về lượng chưa làm
căn bản về chất của sự vật. - Điểm nút là giới hạn mà tại đó bất kỳ
sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của
sự vật. Bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do
những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Như vậy, sự phát triển của
bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ nhất
định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Sự thay đổi
ấy do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy đinh.
Ví dụ như khi bắt đầu làm một bài nghiên cứu khoa học, bạn sẽ mất
rất nhiều thời gian để tìm hiểu kết cấu, phương pháp của một bài
nghiên cứu khoa học hay thông tin, dữ liệu để phục vụ bài nghiên
cứu khoa học đó (khi đó bạn đang bỏ ra lượng). Nhưng sau khi bạn
đã tìm hiểu rõ kết cấu, phương thức làm bài nghiên cứu khoa học và
những kiến thức, dữ liệu cần thiết thì khi đó bạn sẽ thay đổi, bạn
viết rất nhanh ít phải tìm hiểu thêm thông tin. (khi đó chất thay đổi).
Câu 2: phân tích tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh các
em đã làm gì và học tập để làm theo phong cách tư tưởng Hồ Chí
Minh. Trả lời Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt
Nam, linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc, không chỉ để lại cho
dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng to lớn mà còn để lại toàn Đảng,
toàn dân ta một di sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong di sản ấy, tư tưởng về đạo đức luôn có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc. Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ dẫn dắt dân tộc
Việt Nam đi tới thắng lợi, trước đây, hiện nay cũng như sau này.
Trong bất cứ một lĩnh vực nào của đời sống xã hội, bất cứ một hoạt
động nào của tổ chức hay cá nhân một người, đạo đức con người
cũng thể hiện vai trò quan trọng của nó. Khi đạo đức suy thoái, xã
hội không thể phát triển bền vững. Trên các chặng đường cách
mạng vừa qua, đặc biệt là trong thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới
đất nước, Đảng ta đã có sự đổi mới trong tư duy, không ngừng nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, bản lĩnh chính trị, trí tuệ để đủ
sức tiếp tục gánh vác trọng trách là Đảng cầm quyền. Sự nghiệp đổi
mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối
với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những
thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc
nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang quan tâm đến vấn
đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo
đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường
quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Trong giai đoạn hiện
nay, những phẩm chất mà mỗi cán bộ, đảng viên cần đặc biệt quan
tâm học tập là: Một là, thực hiện “trung với nước, hiếu với dân”, mỗi
cán bộ, đảng viên phải trung thành vô hạn với mục tiêu, lý tưởng
của Đảng, của dân tộc, tham gia tích cực vào việc đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu
biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết
sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Từ quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước
ta “sánh vai với cường quốc năm châu”. Học tập tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh chúng ta cần: – Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về
truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của
mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là trung
thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế
độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước. –
Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên,
quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh,
thực hiện bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu: “xây dựng đất
nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. – Trung với nước, hiếu với dân
là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết
trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh chống lại
mưu đồ chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ
Đảng với nhân dân của các thế lực thù địch. Mọi biểu hiện cục bộ,
bản vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính. – Trung với nước
hiếu với dân là phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc,
có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; quyết tâm phấn đấu để thành
đạt và cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Phải phát huy truyền
thống hiếu học và quý trọng nhân tài của ông cha ta; vận dụng sáng
tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong
công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. – Trung với
nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn
mối quan hệ cá nhân – gia đình – tập thể – xã hội; quan hệ giữa
nghĩa vụ và quyền lợi. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất
nước, vì nhân dân, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, không tham
lam, vụ lợi, vun vén cá nhân… Hai là, thực hiện đúng lời dạy:“Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” nêu cao phẩm giá con người Việt
Nam trong thời kỳ mới. “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là
chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ “đối với mình”,
được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp
với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản
của đạo đức cách mạng. Sức thuyết phục mạnh mẽ của đạo đức Hồ
Chí Minh không chỉ ở trí tuệ, tư tưởng mà còn là ở tấm gương trong
sáng, mẫu mực về đạo đức trong đời sống hàng ngày của Người. Đó
là tấm gương của một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng đồng thời
cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có
thể học theo, làm theo. Học tập và làm theo tấm gương của Người
về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là phải: – Tích cực lao
động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, chất lượng,
hiệu quả; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể;
không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức. – Thực hiện chí
công vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực
dụng. Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải loại bỏ thói chạy theo
danh vọng, địa vị, vì tranh quyền đoạt lợi mà tham nhũng, lãng phí,
lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công, thu vén cá
nhân, khiến nhân dân bất bình và giảm sút lòng tin… Phải thẳng
thắn, trung thực, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ
người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành
tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm… – Thực hiện “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” phải kiên quyết chống bệnh lười
biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều,
làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm
thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi. Không làm dối, làm ẩu, bòn
rút của công. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất
chính ra khỏi đời sống xã hội. Ba là, nâng cao ý thức dân chủ và kỷ
luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn đề cao dân chủ, kỷ luật và chính Người là một mẫu mực
về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân
dân, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê phán “óc lãnh tụ”,
phê phán thói “quan cách mạng”, phê phán những biểu hiện quan
liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc
tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ
nghĩa cá nhân. – Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên
phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên
tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi biểu hiện dân chủ hình thức, lợi dụng
dân chủ để “kéo bè, kéo cánh” làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh,
trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán…làm cho nhân dân bất bình
cần phải lên án và loại bỏ. – Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tất cả vì
nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào phải gần
dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách
nhiệm của mình trước cộng đồng, không chỉ sẻ chia và đồng cam
cộng khổ với nhân dân mà còn phải biết phát huy sức mạnh của
dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói
nghèo. – Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình
và phê bình. Tự phê bình phải được coi trọng, được đặt lên hàng
đầu, mỗi người “phải nghiêm khắc với chính mình”. Phê bình phải có
mục đích là xây dựng tổ chức, xây dựng con người, xây dựng đời
sống tình cảm và quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh,
trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức,
tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ. Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ
những động cơ cá nhân, nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo,
chia rẽ, làm rối nội bộ. Bốn là, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, chủ
động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thương vô hạn đối với
con người, nhân loại. Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước
chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờ đó mà
nhân dân thế giới kính yêu Người, trao tặng Người danh hiệu nhà
văn hóa kiệt xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến
sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao
cả, Người đã xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của dân
tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phần quan trọng vào những
thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới. –
Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết
quốc tế, hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một
nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Đoàn kết
quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn,
đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập,
hòa bình, hợp tác và phát triển. – Học tập và làm theo tư tưởng và
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng cao tinh thần độc lập tự
chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng
ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực
tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là
vận dụng và phát triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây
dựng đất nước. Việc cán bộ, đảng viên học tập tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là tự trang bị cho mình
một năng lực nhận thức khoa học và hành động cách mạng đúng
đắn, qua đó tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu cho lý tưởng, tất cả vì
độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Mỗi chúng ta
cũng đều mong muốn biến các giá trị cao đẹp về đạo đức trong tư
tưởng Hồ Chí Minh thành hành động cụ thể để góp phần xây dựng
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, khao khát cống hiến sức trẻ vì
một xã hội dồi dào cơ sở vật chất, ấm áp tình người, không có chiến
tranh, bạo lực, chia rẽ, hận thù, một xã hội mà trong đó mọi người
đều được tôn trọng và có quyền bình đẳng thực sự. Bản thân mỗi
cán bộ, đảng viên cần xác định học tập theo tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh là quá trình học tập suốt đời chứ không
phải là một lúc, một nơi; luôn tự nhủ phải cố gắng phấn đấu, rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân theo hướng: Thứ
nhất, không ngừng trau dồi lý tưởng cách mạng Mỗi cán bộ, đảng
viên luôn tự khẳng định con đường cách mạng mà Đảng và nhân
dân ta đã chọn hoàn toàn đúng đắn, việc thường xuyên trau dồi lý
tưởng cách mạng, nâng cao trình độ chính trị giúp mỗi cán bộ, đảng
viên hiểu sâu sắc hơn và bảo vệ vững chắc con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta; khẳng định giá trị đích thực của tư tưởng Hồ
Chí Minh, chống lại các luận điểm phủ nhận, xuyên tạc vô căn cứ và
âm mưu “diễn biến hoà bình” làm lung lay ý chí mỗi người. Thứ hai,
phát huy lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, cần, kiệm Đạo đức
cách mạng đối với tuổi trẻ càng quan trọng để nuôi dưỡng hoài bão,
nghị lực đấu tranh cho chân lý, tình thương, lẽ phải. Mỗi cán bộ,
đảng viên trẻ cần phải phát huy lối sống lành mạnh, cần kiệm, tôn
trọng pháp luật, nếp sống có trật tự, kỷ luật; trung thực trong công
việc, hoà đồng, nhân ái trong cuộc sống. Không ngừng trau dồi nâng
cao hiểu biết, tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá
lành mạnh, biết cách phòng ngừa và phê phán những yếu tố phản
văn hóa, các tệ nạn xã hội, bài trừ lối sống thực dụng, ích kỷ… Thứ
ba, xác định lẽ sống và trách nhiệm với cộng đồng Giá trị thực sự
của mỗi con người là ở chỗ người đó làm được gì cho cộng đồng, cho
đất nước, cho nhân loại. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức
mình phải sống, làm việc vì tập thể; quan tâm, giúp đỡ mọi người;
tình nguyện tham gia các phong trào vì lợi ích của xã hội… Thứ tư,
phát huy tinh thần học tập và lao động, trách nhiệm, kỷ luật, năng
động, sáng tạo và hiệu quả Vận hội mới của đất nước đòi hỏi những
người cán bộ trẻ không chỉ tinh thông về nghề nghiệp, nắm vững tri
thức khoa học hiện đại mà còn phải có tác phong lao động công
nghiệp, chủ động và sáng tạo. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thực sự là ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho mỗi trái tim
người Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh có sức vẫy gọi mọi tấm lòng
người Việt Nam bởi lẽ nó gần gũi với mỗi người, ai cũng có thể tìm
thấy phần mình trong những lời dạy của Bác. Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần
thiết và có ý nghĩa, góp phần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về ý
thức tu dưỡng, rèn luyện đối với mỗi người, nhất là với “lớp người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Những giá trị của tư tưởng Hồ
Chí Minh sẽ tiếp sức cho nghị lực của mỗi người để xây dựng cuộc
sống của mình và góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước