Bài kiểm tra số 2 2021-2022 | Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài kiểm tra số 2 2021-2022 | Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

74 37 lượt tải Tải xuống
BÀI KIỂM TRA SỐ 2
Họ và tên: Phan Diệu Thùy
Mã sinh viên: 11203892
Lớp: Kiểm toán CLC 62A
BÀI LÀM
1. Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị vật tư, máy móc thiết bị và tiền vốn được
sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh
Mệnh đề không chính xác
Giải thích:
- Quản trị kinh doanh là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên
tập thể những người lao động trong doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp trong kinh doanh → Đối tượng của quản trị kinh doanh là tập thể người lao động
- Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các hoạt động của con người trong sản
xuất kinh doanh thông qua đó quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh
doanh
Kết luận: Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các hoạt động của người lao
động trong sản xuất kinh doanh.
2. Các nguyên tắc quản trị của doanh nghiệp là có thể thay đổi
Mệnh đề chính xác
Giải thích:
- Nguyên tắc quản trị là các qui tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi phải tuân thủ trong
quá trình quản trị kinh doanh, có các đặc tính:
Tính bắt buộc
Tính không kiểm soát được
Tính chịu chi phối từ quy luật khách quan
- Nguyên tắc quản trị hình thành dựa trên 3 cơ sở:
Hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp
Các quy luật khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Các điều kiện cụ thể của môi trường kinh doanh
Kết luận: Vì vậy các nguyên tắc quản trị của doanh nghiệp có thể thay đổi để thích ứng nếu
các cơ sở hình thành nên nguyên tắc đó thay đổi.
3. các phương pháp kinh tế tác động đến lợi ích kinh tế của người lao động nên nhà
quản trị cần khai thác sử dụng tối đa các phương pháp này
Mệnh đề không chính xác
Giải thích:
- Phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế như
tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp; trên cơ sở thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ mà đưa ra mức
khuyến khích lợi ích/ hình phạt vật chất. Phương pháp này yêu cầu những điều kiện ràng
buộc nhất định:
Sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản trị.
Tính tới giới hạn của các đòn bẩy kinh tế
Nhà quản trị phải có trình độ và năng lực về nhiều mặt.
Thưởng phạt nghiêm minh
- Phương pháp kinh tế có thê tạo động lực hoặc kiềm hãm động lực làm việc của người
lao động vì vậy phương pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng, tuy nhiên nhà quản trị
không nên lạm dụng phương pháp kinh tế mà cần vận dụng và kết hợp đúng đắn. Nhà
quản trị cần lựa chọn phương pháp hợp lý cũng như phối hợp sử dụng các phương pháp
quản trị sao cho phù hợp với các mục tiêu cần đạt được và phù hợp với các điều kiện
của môi trường kinh doanh.
Kết luận: Phương pháp kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng song nhà quản trị vẫn cần lựa
chọn hay sử dụng tổng hợp các phương pháp quản trị một cách phù hợp.
4. Lý thuyết quản trị khoa học của F.Taylor quan niệm rằng năng suất lao động của doanh
nghiệp phụ thuộc vào việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động
Mệnh đề không chính xác
Giải thích:
- Một số nội dung cơ bản của lý thuyết quản trị khoa học của F.Taylor:
Tư tưởng quản lý: Cải tạo các quan hệ quản lý. Thay đổi thái độ, tinh thần trách
nhiệm của cả nhà quản trị và người lao động, đồng thời phải thỏa mãn về lợi ích
cho cả hai bên.
Tiêu chuẩn hóa công việc: là cách thức phân chia công việc thành các công đoạn
nhỏ hơn nhằm mục đích địch mức lao động hợp lý về khối lượng công việc và
thời gian tiến tới trả lương theo sản phẩm.
Chuyên môn hóa lao động: Tìm ra người công nhân giỏi nhất, lấy đó làm căn
cứ để định mức lao động và để làm gương cho những công nhân khác học tập.
Sản xuất theo dây chuyền: Đây là phương thức sản xuất được Taylor áp dụng
triệt để và máy móc trong quản lý nhằm tăng năng suất lao động, tạo sự thành
thạo về công việc cho người công nhân.
Quan niệm “con người kinh tế”: Taylor chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng
Mỹ thời bấy giờ. Ông có quan niệm phiếm diện về bản chất con người. Ông cho
rằng con người làm việc chỉ vì mục đích lợi ích kinh tế nên thường lười biếng,
trốn việc và thích làm việc theo kiểu người lính. Do vậy cần cho họ vào khuân
phép của kỷ luật và thúc ép họ làm việc bằng cơ chế thưởng phạt.
- Tóm lại: Lý thuyết quản trị khoa học của F.Taylor tập trung vào vấn đ tăng năng suất
lao động dựa trên cơ chế trả lương theo sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất
của công nhân nhưng đồng thời cũng của người lao động xem nhẹ nhu cầu tinh thần
vì ông quan niệm rằng người lao động có bản chất là lười biếng và chỉ có nhu cầu vật
chất. Do vậy, cần cho họ vào khuôn phép của kỷ luật và thúc ép họ làm việc bằng cơ
chế thưởng phạt.
Kết luận: Lý thuyết quản trị khoa học của F.Taylor góp phần tăng năng suất lao động của
doanh nghiệp phụ thuộc vào việc thỏa mãn nhu cầu vật chất nhưng lại xem nhẹ nhu cầu tinh
thần của người lao động.
5. Mọi nhà quản trị đều cần 3 kỹ năng, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với con
người, kỹ năng nhận thức chiến lược và tầm quan trọng của 3 kỹ năng đó là như nhau
Mệnh đề không chính xác
Giải thích:
- Tất cả ba kỹ năng đều quan trọng tại mỗi cấp quản lý, song tầm quan trọng tương đối
của kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với con người và kỹ năng nhận thức chiến lược
của nhà quản lý cũng thay đổi tuỳ theo những cấp trách nhiệm khác nhau. Việc đòi hỏi
cụ thể đối với mỗi nhà quản trị về 3 kỹ năng trên phụ thuộc vào cấp bậc của nhà quả trị:
Nhà quản trị cấp cao cần ưu tiên kỹ năng nhận thức chiến lược
Nhà quản trị cấp trung gian cần ưu tiên kỹ năng quan hệ với con người
Nhà quản trị cấp cơ sở cần ưu tiên kỹ năng kỹ thuật
Kết luận: Mọi nhà quản trị đều cần có 3 kỹ năng, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với
con người, kỹ năng nhận thức chiến lược nhưng tầm quan trọng của mỗi kỹ năng là khác
nhau giữa các cấp quản trị.
6. Mặc bị coi là cứng nhắc, mất dân chủ song nhà quản trị không thể loại bỏ việc sử
dụng phương pháp hành chính khi thực hiện nhiệm vụ quản trị của mình
Mệnh đề chính xác
Giải thích:
- Phương pháp hành chính là phương pháp quản trị dựa trên cơ sở các mối quan hệ về tổ
chức và kỷ luật với các đặc trưng:
Mọi đối tượng phải thực hiện không điều kiện
Mọi vi phạm phải được xử lý kịp thời, thích đáng
- Mặc dù bị coi là cứng nhắc, mất dân chủ song phương pháp hành chính có vai trò rất
quan trọng và không thể thiếu để xác lập trật tự, kỷ cương trong doanh nghiệp dựa trên
điều lệ, nội qui, quy chế. Phương pháp này đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đi vào
trật tự, rõ ràng, giúp khâu nối các phương pháp quản trị khác lại, giấu được bí mật ý đồ
kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.
Kết luận:vậy nhà quản trị không thể loại bỏ việc sử dụng phương pháp hành chính khi
thực hiện nhiệm vụ quản trị của mình.
7. Vì phong cách của nhà quản trị chịu ảnh hưởng của các nhân tố như truyền thống đạo
đức, lễ giáo, phong tục tập quán,…nên mỗi vùng cụ thể, mỗi thời kỳ cụ thể sẽ hình
thành một phong cách quản trị chung cho mọi nhà quản trị
Mệnh đề không chính xác
Giải thích:
- Phong cách quản trị là tổng thể các phương thức ứng xử bao gồm thái độ, cử chỉ, lời
nói, hành động,.. ổn định đối với 1 hoặc 1 nhóm các nhà quản trị khi thực hiện các nhiệm
vụ của mình. Phong cách quản trị thực chất là:
Là sự thể hiện cá tính trong những điều kiện của môi trường
Là kết quả của mối quan hệ giữa cá tính của nhà quản trị và những điều kiện của
môi trường
- Phong cách của nhà quản trị có thể chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như truyền thống
đạo đức, lễ giáo, phong tục tập quán,…Song phong cách của một nhà quản trị mặc dù là
ổn định nhưng không phải là bất biến. Do vậy:
Không thể tìm được một phong cách làm chuẩn mực cho mọi nhà quản trị
Mỗi nhà quản trị phải dựa vào đặc điểm cá tính của mình, dựa vào đặc điểm môi
trường hoạt động của mình để tìm cho mình một phong cách phù hợp và rèn
luyện theo phong cách đó
Kết luận: Không có phong cách làm chuẩn mực cho mọi nhà quản trị
8. Nhà quản trị thành công người luôn biết quan tâm giải quyết những công việc quan
trọng và chưa khẩn cấp
Mệnh đề chính xác
Giải thích:
- Một nhà quản trị việc phải đối mặt với vô số công việc với thời gian có hạn là một
điều khó thể tránh khỏi.vậy để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình các nhà quản
trị cần phải biết thực hiện cộng việc theo thứ tự ưu tiên. Nhà quản trị biết tổ chức công
việc theo thứ tự ưu tiên, biết xây dựng ma trận ưu tiên cho công việc sẽ:
Không bỏ sót công việc quan trọng
Giải phóng nhà quản trị khỏi đống công việc bừa bộn
Giải phóng nhà quản trị khỏi sự căng thẳng về thời gian
Giúp Nhà quản trị luôn làm chủ được tình thế
- Việc quá tập trung vào những công việc quan trọng và khẩn cấp sẽ khiến cho việc quan
trọng và chưa khẩn cấp sẽ trở thành khẩn cấp và khi đó các nhà quản trị sẽ bị áp lực về
mặt thời gian khiến cho việc xử lý công việc không được hiệu quả như ý muốn.
Kết luận:vậy một nhà quản trị thành công bên cạnh việc xử lý những công việc quan
trọng và khẩn cấp, họ cũng cần phải quan tâm giải quyết những công việc quan trọng nhưng
chưa khẩn cấp.
9. Một quyết định tốt là một quyết định luôn mang đến cho chúng ta một kết cục tốt đẹp
Mệnh đề không chính xác
Giải thích:
- Một quyết định tốt là một quyết định được đưa ra có chủ ý và chu đáo, có xem xét tất
cả các yếu tố liên quan phù hợp với triết lý và giá trị của người ra quyết định và có thể
giải thích rõ ràng cho những người liên quan. Một quyết định tốt cũng có thể có kết quả
không tốt vì những biến động bất thường không lường trước được (quyết định sai), song
nếu quyết định đó được đưa ra theo một quy trình tốt thì vẫn là một quyết định tốt.
Kết luận: Một quyết định tốt cũng có thể mang đến một kết cục không tốt đẹp do những
biến động không lường trước được
10. Chỉ có nhà quản trị mang phong cách tập trung chỉ huy mới sử dụng phương pháp độc
đoán khi ra quyết định
Mệnh đề không chính xác
Giải thích:
- Phương pháp độc đoán là phương pháp ra quyết định được áp dụng khi nhà quản trị
hoàn toàn tự ra các quyết định mà không có sự tham gia của nhân viên, đồng sự.
- Phong cách tập trung chỉ huy là phong cách có:
Quan hệ đối nội
Tập trung quyền lực vào tay mình
Sát sao, cẩn thận, có năng lực ra quyết định đúng đắn
Cương quyết, mệnh lệnh ngắn gọn, rõ ràng
Không sợ, chủ động giải quyết bất đồng
Quan hệ đối ngoại
Lôi cuốn người khác theo ý tưởng củamình
- Do vậy, nhà quản trị mang phong cách tập trung thường sử dụng phương pháp độc
đoán để ra quyết định nhưng không phải chỉ có họ mới sử dụng phương pháp này.
Nhưng không chỉ họ mới dùng phương pháp này, nhà quản trị khác cũng có thể dùng
phương pháp độc đoán trong trường hợp nhà quản trị thiếu thông tin hoặc quyết định
ảnh hưởng tới một bộ phận nhất định
Kết luận: Phương pháp độc đoán thường được các nhà quản trị theo phong cách tập trung
chỉ huy sử dụng. Nhưng đôi khi phương pháp này cũng có thể sử dụng bởi các nhà quản trị
khác trong một số trường hợp đặc biệt.
| 1/5

Preview text:

BÀI KIỂM TRA SỐ 2
Họ và tên: Phan Diệu Thùy Mã sinh viên: 11203892 Lớp: Kiểm toán CLC 62A BÀI LÀM 1.
Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị vật tư, máy móc thiết bị và tiền vốn được
sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh
Mệnh đề không chính xác Giải thích:
- Quản trị kinh doanh là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên
tập thể những người lao động trong doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp trong kinh doanh → Đối tượng của quản trị kinh doanh là tập thể người lao động
- Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các hoạt động của con người trong sản
xuất kinh doanh và thông qua đó quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh
Kết luận: Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các hoạt động của người lao
động trong sản xuất kinh doanh. 2.
Các nguyên tắc quản trị của doanh nghiệp là có thể thay đổi
Mệnh đề chính xác Giải thích:
- Nguyên tắc quản trị là các qui tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi phải tuân thủ trong
quá trình quản trị kinh doanh, có các đặc tính:  Tính bắt buộc
 Tính không kiểm soát được
 Tính chịu chi phối từ quy luật khách quan
- Nguyên tắc quản trị hình thành dựa trên 3 cơ sở:
 Hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp
 Các quy luật khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
 Các điều kiện cụ thể của môi trường kinh doanh
Kết luận: Vì vậy các nguyên tắc quản trị của doanh nghiệp có thể thay đổi để thích ứng nếu
các cơ sở hình thành nên nguyên tắc đó thay đổi. 3.
Vì các phương pháp kinh tế tác động đến lợi ích kinh tế của người lao động nên nhà
quản trị cần khai thác sử dụng tối đa các phương pháp này
Mệnh đề không chính xác Giải thích:
- Phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế như
tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp; trên cơ sở thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ mà đưa ra mức
khuyến khích lợi ích/ hình phạt vật chất. Phương pháp này yêu cầu những điều kiện ràng buộc nhất định:
 Sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản trị.
 Tính tới giới hạn của các đòn bẩy kinh tế
 Nhà quản trị phải có trình độ và năng lực về nhiều mặt.
 Thưởng phạt nghiêm minh
- Phương pháp kinh tế có thê tạo động lực hoặc kiềm hãm động lực làm việc của người
lao động vì vậy phương pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng, tuy nhiên nhà quản trị
không nên lạm dụng phương pháp kinh tế mà cần vận dụng và kết hợp đúng đắn. Nhà
quản trị cần lựa chọn phương pháp hợp lý cũng như phối hợp sử dụng các phương pháp
quản trị sao cho phù hợp với các mục tiêu cần đạt được và phù hợp với các điều kiện
của môi trường kinh doanh.
Kết luận: Phương pháp kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng song nhà quản trị vẫn cần lựa
chọn hay sử dụng tổng hợp các phương pháp quản trị một cách phù hợp.
4. Lý thuyết quản trị khoa học của F.Taylor quan niệm rằng năng suất lao động của doanh
nghiệp phụ thuộc vào việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động
Mệnh đề không chính xác Giải thích:
- Một số nội dung cơ bản của lý thuyết quản trị khoa học của F.Taylor:
 Tư tưởng quản lý: Cải tạo các quan hệ quản lý. Thay đổi thái độ, tinh thần trách
nhiệm của cả nhà quản trị và người lao động, đồng thời phải thỏa mãn về lợi ích cho cả hai bên.
 Tiêu chuẩn hóa công việc: là cách thức phân chia công việc thành các công đoạn
nhỏ hơn nhằm mục đích địch mức lao động hợp lý về khối lượng công việc và
thời gian tiến tới trả lương theo sản phẩm.
 Chuyên môn hóa lao động: Tìm ra người công nhân giỏi nhất, lấy đó làm căn
cứ để định mức lao động và để làm gương cho những công nhân khác học tập.
 Sản xuất theo dây chuyền: Đây là phương thức sản xuất được Taylor áp dụng
triệt để và máy móc trong quản lý nhằm tăng năng suất lao động, tạo sự thành
thạo về công việc cho người công nhân.
 Quan niệm “con người kinh tế”: Taylor chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng
Mỹ thời bấy giờ. Ông có quan niệm phiếm diện về bản chất con người. Ông cho
rằng con người làm việc chỉ vì mục đích lợi ích kinh tế nên thường lười biếng,
trốn việc và thích làm việc theo kiểu người lính. Do vậy cần cho họ vào khuân
phép của kỷ luật và thúc ép họ làm việc bằng cơ chế thưởng phạt.
- Tóm lại: Lý thuyết quản trị khoa học của F.Taylor tập trung vào vấn đề tăng năng suất
lao động dựa trên cơ chế trả lương theo sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất
của công nhân nhưng đồng thời cũng xem nhẹ nhu cầu tinh thần của người lao động
vì ông quan niệm rằng người lao động có bản chất là lười biếng và chỉ có nhu cầu vật
chất. Do vậy, cần cho họ vào khuôn phép của kỷ luật và thúc ép họ làm việc bằng cơ chế thưởng phạt.
Kết luận: Lý thuyết quản trị khoa học của F.Taylor góp phần tăng năng suất lao động của
doanh nghiệp phụ thuộc vào việc thỏa mãn nhu cầu vật chất nhưng lại xem nhẹ nhu cầu tinh
thần của người lao động.
5. Mọi nhà quản trị đều cần có 3 kỹ năng, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với con
người, kỹ năng nhận thức chiến lược và tầm quan trọng của 3 kỹ năng đó là như nhau
Mệnh đề không chính xác Giải thích:
- Tất cả ba kỹ năng đều quan trọng tại mỗi cấp quản lý, song tầm quan trọng tương đối
của kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với con người và kỹ năng nhận thức chiến lược
của nhà quản lý cũng thay đổi tuỳ theo những cấp trách nhiệm khác nhau. Việc đòi hỏi
cụ thể đối với mỗi nhà quản trị về 3 kỹ năng trên phụ thuộc vào cấp bậc của nhà quả trị:
 Nhà quản trị cấp cao cần ưu tiên kỹ năng nhận thức chiến lược
 Nhà quản trị cấp trung gian cần ưu tiên kỹ năng quan hệ với con người
 Nhà quản trị cấp cơ sở cần ưu tiên kỹ năng kỹ thuật
Kết luận: Mọi nhà quản trị đều cần có 3 kỹ năng, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với
con người, kỹ năng nhận thức chiến lược nhưng tầm quan trọng của mỗi kỹ năng là khác
nhau giữa các cấp quản trị.
6. Mặc dù bị coi là cứng nhắc, mất dân chủ song nhà quản trị không thể loại bỏ việc sử
dụng phương pháp hành chính khi thực hiện nhiệm vụ quản trị của mình
Mệnh đề chính xác Giải thích:
- Phương pháp hành chính là phương pháp quản trị dựa trên cơ sở các mối quan hệ về tổ
chức và kỷ luật với các đặc trưng:
 Mọi đối tượng phải thực hiện không điều kiện
 Mọi vi phạm phải được xử lý kịp thời, thích đáng
- Mặc dù bị coi là cứng nhắc, mất dân chủ song phương pháp hành chính có vai trò rất
quan trọng và không thể thiếu để xác lập trật tự, kỷ cương trong doanh nghiệp dựa trên
điều lệ, nội qui, quy chế. Phương pháp này đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đi vào
trật tự, rõ ràng, giúp khâu nối các phương pháp quản trị khác lại, giấu được bí mật ý đồ
kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.
Kết luận: Vì vậy nhà quản trị không thể loại bỏ việc sử dụng phương pháp hành chính khi
thực hiện nhiệm vụ quản trị của mình.
7. Vì phong cách của nhà quản trị chịu ảnh hưởng của các nhân tố như truyền thống đạo
đức, lễ giáo, phong tục tập quán,…nên ở mỗi vùng cụ thể, mỗi thời kỳ cụ thể sẽ hình
thành một phong cách quản trị chung cho mọi nhà quản trị
Mệnh đề không chính xác Giải thích:
- Phong cách quản trị là tổng thể các phương thức ứng xử bao gồm thái độ, cử chỉ, lời
nói, hành động,.. ổn định đối với 1 hoặc 1 nhóm các nhà quản trị khi thực hiện các nhiệm
vụ của mình. Phong cách quản trị thực chất là:
 Là sự thể hiện cá tính trong những điều kiện của môi trường
 Là kết quả của mối quan hệ giữa cá tính của nhà quản trị và những điều kiện của môi trường
- Phong cách của nhà quản trị có thể chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như truyền thống
đạo đức, lễ giáo, phong tục tập quán,…Song phong cách của một nhà quản trị mặc dù là
ổn định nhưng không phải là bất biến. Do vậy:
 Không thể tìm được một phong cách làm chuẩn mực cho mọi nhà quản trị
 Mỗi nhà quản trị phải dựa vào đặc điểm cá tính của mình, dựa vào đặc điểm môi
trường hoạt động của mình để tìm cho mình một phong cách phù hợp và rèn luyện theo phong cách đó
Kết luận: Không có phong cách làm chuẩn mực cho mọi nhà quản trị
8. Nhà quản trị thành công là người luôn biết quan tâm giải quyết những công việc quan trọng và chưa khẩn cấp
Mệnh đề chính xác Giải thích:
- Một nhà quản trị việc phải đối mặt với vô số công việc với thời gian có hạn là một
điều khó thể tránh khỏi. Vì vậy để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình các nhà quản
trị cần phải biết thực hiện cộng việc theo thứ tự ưu tiên. Nhà quản trị biết tổ chức công
việc theo thứ tự ưu tiên, biết xây dựng ma trận ưu tiên cho công việc sẽ:
 Không bỏ sót công việc quan trọng
 Giải phóng nhà quản trị khỏi đống công việc bừa bộn
 Giải phóng nhà quản trị khỏi sự căng thẳng về thời gian
 Giúp Nhà quản trị luôn làm chủ được tình thế
- Việc quá tập trung vào những công việc quan trọng và khẩn cấp sẽ khiến cho việc quan
trọng và chưa khẩn cấp sẽ trở thành khẩn cấp và khi đó các nhà quản trị sẽ bị áp lực về
mặt thời gian khiến cho việc xử lý công việc không được hiệu quả như ý muốn.
Kết luận: Vì vậy một nhà quản trị thành công bên cạnh việc xử lý những công việc quan
trọng và khẩn cấp, họ cũng cần phải quan tâm giải quyết những công việc quan trọng nhưng chưa khẩn cấp.
9. Một quyết định tốt là một quyết định luôn mang đến cho chúng ta một kết cục tốt đẹp
Mệnh đề không chính xác Giải thích:
- Một quyết định tốt là một quyết định được đưa ra có chủ ý và chu đáo, có xem xét tất
cả các yếu tố liên quan phù hợp với triết lý và giá trị của người ra quyết định và có thể
giải thích rõ ràng cho những người liên quan. Một quyết định tốt cũng có thể có kết quả
không tốt vì những biến động bất thường không lường trước được (quyết định sai), song
nếu quyết định đó được đưa ra theo một quy trình tốt thì vẫn là một quyết định tốt.
Kết luận: Một quyết định tốt cũng có thể mang đến một kết cục không tốt đẹp do những
biến động không lường trước được
10. Chỉ có nhà quản trị mang phong cách tập trung chỉ huy mới sử dụng phương pháp độc đoán khi ra quyết định
Mệnh đề không chính xác Giải thích:
- Phương pháp độc đoán là phương pháp ra quyết định được áp dụng khi nhà quản trị
hoàn toàn tự ra các quyết định mà không có sự tham gia của nhân viên, đồng sự.
- Phong cách tập trung chỉ huy là phong cách có:  Quan hệ đối nội
 Tập trung quyền lực vào tay mình
 Sát sao, cẩn thận, có năng lực ra quyết định đúng đắn
 Cương quyết, mệnh lệnh ngắn gọn, rõ ràng
 Không sợ, chủ động giải quyết bất đồng  Quan hệ đối ngoại
 Lôi cuốn người khác theo ý tưởng củamình
- Do vậy, nhà quản trị mang phong cách tập trung thường sử dụng phương pháp độc
đoán để ra quyết định nhưng không phải chỉ có họ mới sử dụng phương pháp này.
Nhưng không chỉ họ mới dùng phương pháp này, nhà quản trị khác cũng có thể dùng
phương pháp độc đoán trong trường hợp nhà quản trị thiếu thông tin hoặc quyết định
ảnh hưởng tới một bộ phận nhất định
Kết luận: Phương pháp độc đoán thường được các nhà quản trị theo phong cách tập trung
chỉ huy sử dụng. Nhưng đôi khi phương pháp này cũng có thể sử dụng bởi các nhà quản trị
khác trong một số trường hợp đặc biệt.