-
Thông tin
-
Hỏi đáp
BÀI LÀM GK MÔN CNXH - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Để mọi người thực sự am hiểu về các chính sách, cũng như tư tưởng Đảng nhằm tránh những trường hợp kém hiểu biết tạo nên phản động, biểu tình,… Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
BÀI LÀM GK MÔN CNXH - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Để mọi người thực sự am hiểu về các chính sách, cũng như tư tưởng Đảng nhằm tránh những trường hợp kém hiểu biết tạo nên phản động, biểu tình,… Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 49221369 ĐẠI HỌC UEH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI LÀM THI GIỮA KỲ
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS VŨ ANH TUẤN
Người thực hiện :
Hạ Nguyễn Phi Phụng – 31221021477
Email: phungha.31221021477@st.ueh.edu.vn Lớp: TO001 – K48
Mã học phần: POL510025
TP.HCM, ngày 12 tháng 4 năm 2023 lOMoARcPSD| 49221369
1. TẠI SAO NÓI DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC CÓ QUAN HỆ KHÔNG THỂ
TÁCH RỜI? LÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC UEH, CÁC EM CẦN LÀM GÌ
ĐỂ GÓP PHẦN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM?
Ta nói Dân chủ và Nhà nước có quan hệ không thể tách rời là vì :
- Ngay từ năm 1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xác định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi,
nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để
trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới
được hạnh phúc”(6). Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước
cách mạng được thành lập, Người nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ. Bao
nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân... Nói tóm lại, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đây là điểm khác biệt về bản chất giữa nhà
nước dân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột từng tồn tại trong
lịch sử. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là nhà nước mà ở đó
tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà
nước. Nhân dân là gốc, là chủ của quyền lực nhà nước, bao nhiêu quyền hạn
của Nhà nước đều là của nhân dân. Do đó, đội ngũ cán bộ của chính quyền
các cấp là đầy tớ trung thành của nhân dân, là công bộc của nhân dân, chứ
không phải là cha mẹ dân, cai trị dân như nhà nước của chế độ bóc lột trước đây.
Điều đó có nghĩa rằng đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, người muốn nhân dân
có đủ điều kiện thực hiện ý chí, bày tỏ ý kiến của mình thông qua việc lựa
chọn một cách công bằng, bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi
chính đáng của mình. Chế độ Dân chủ sẽ kiểm soát một cách có hiệu quả
quyền lực của nhà nước đồng thời ngăn chặn sự tha hóa quyền lực. 2 lOMoARcPSD| 49221369
Nếu như Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích
chính đáng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn Chính phủ. Nhà
nước không có đặc quyền, đặc lợi đứng trên nhân dân mà phải thực sự
trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng một Nhà nước pháp
quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành
công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn
độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thế giới về sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định tính hợp pháp của Chính
phủ lâm thời. Sau đó, Người tiến hành xây dựng Hiến pháp dân chủ, tổ chức
Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến
pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2-31946, Quốc hội họp
phiên đầu tiên và bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng
chiến. Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ
tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng trong việc thực thi
quyền làm chủ của nhân dân. Và là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ.
Nếu Nhà nước xã hội chủ nghĩa không thực tốt nhiệm vụ và trách nhiệm của
mình với nhân dân thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền Dân chủ xã hội, cụ
thể là xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân trong hệ thống chính trị, Nhà
nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ
chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân.
Là một sinh viên của trường Đại học UEH, em cần có những hành động thiết thực
để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam như : 3 lOMoARcPSD| 49221369
- Gương mẫu thực hiện Hiến pháp và Bộ luật của Quốc hội, nếu là Đảng viên
thì chấp hành nghiêm túc Điều lệ Đảng. Để tránh vi phạm, gây ảnh hưởng xấu
đến công cuộc xây dựng nhà nước.
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước. Để mọi người thực sự am hiểu về các chính sách, cũng
như tư tưởng Đảng nhằm tránh những trường hợp kém hiểu biết tạo nên phản động, biểu tình,…
- Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ
gìn trật tự như các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, olymic về chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh,….
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, bôi nhọ Nhà nước, phản động,….
2. HÃY CHO BIẾT QUAN NIỆM CỦA BẢN THÂN VỀ TÌNH YÊU VÀ
HÔN NHÂN TIẾN BỘ? THẾ NÀO LÀ MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC,
CHIA SẺ MỘT KINH NGHIỆM THỰC TIỄN.
- Tình yêu, hay ái tình, là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý và thái độ khác
nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thường là
một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó.
- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Hôn nhân tiến bộ
là hôn nhân tự nguyện và thuộc quyền làm chủ của vợ và chồng trong cuộc.
Mọi hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn, cản trở việc kết hôn tự
nguyện, tiến bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật. Việc kết hôn dựa trên cơ
sở tình yêu giữa nam và nữ, việc ly hôn cũng dựa trên thực chất quan hệ vợ
chồng không thể tiếp tục tồn tại. Ngoài ra, hôn nhân tiến bộ còn tuân thủ các
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân hợp 4 lOMoARcPSD| 49221369
pháp được Nhà nước công nhận, có đăng kí kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
- Sự quyến rũ hay vẻ đẹp của người phụ nữ sẽ phai dần theo thời gian, nhưng
nếu cưới một người đàn ông có thể khiến bạn được cười vui mỗi ngày, đó
chính là một ưu đãi. Để định nghĩa về một gia đình hạnh phúc có thể có nhiều
cách khác nhau. Gia đình là tế bào của xã hội. Để nghiên cứu về khái niệm
gia đình hanh phúc, ta thực hiện trên địa bàn khảo sát của nghiên cứu tại Nam
Định và Hải phòng với 200 đại diện hộ gia đình tham gia trả lời phỏng vấn
bảng hỏi. Nghiên cứu thực hiện 14 phỏng vấn sâu và 8 thảo luận nhóm (mỗi
nhóm 10 người tham gia). Số liệu thu được cho thấy các yếu tố liên quan đến
mối quan hệ gia đình hạnh phúc dựa trên điều quan trọng nhất là Con cháu
ngoan, lễ phép, chăm chỉ học tập, làm việc; thành viên gia đình yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến quan hệ giữa gia đình
với dòng họ và gia đình với cộng đồng cũng được lựa chọn cao. Các yếu tố
liên quan đến điều kiện vật chất cũng được đánh giá là quan trọng nhưng ở
mức thấp hơn so với các yếu tố liên quan đến quan hệ gia đình và quan hệ với
dòng họ, cộng đồng. Trong số các yếu tố liên quan đến điều kiện vật chất, điều
kiện về môi trường sống được thành viên gia đình lựa chọn nhiều hơn so với
các yếu tố về tài chính, nhà ở,…
Như vậy, một gia đình hạnh phúc là gia đình mà đáp ứng đầy đủ các điều
kiện vật chất lẫn tinh thần; nơi đó các thành viên biết yêu thương, đùm bọc
lẫn nhau; con cháu lễ phép, hiếu thảo với ông bà; các thành viên chăm chỉ,
ham học hỏi, nghiên cứu, làm việc hăng say; biết sống có ích cho xã hội.
Cuộc sống gia đình ổn định, có nguồn thu nhập tốt để chi trả cho các khoản
sinh hoạt cũng như học tập của các thành viên trong gia đình. 5 lOMoARcPSD| 49221369
- Một ví dụ thực tiễn về gia đình hạnh phúc đó là họ tìm thấy niềm vui trong
từng khoảnh khắc bên nhau : mẹ cảm thấy hạnh phúc khi nấu ăn cho gia đình,
bố cảm thấy hạnh phúc khi sửa được chiếc máy chơi game hỏng của con hay
con cái cảm thấy hạnh phúc khi tan học có ba mẹ đứng chờ đón trước cổng
trường,… rất nhiều khoảnh khắc mà chúng ta không thể nào đếm xuể. Tuy
nhiên để lấy làm một ví dụ điển hình, ta có thể lấy khoảnh khắc ăn cơm tối.
Khi mẹ thì đi chợ, lựa chọn rau củ, thịt, cá và đảm nhiệm vai trò “đầu bếp” thì
ba cũng giúp đỡ mẹ dọn thức ăn ra bàn, cũng như sắp xếp bàn ghế. Con cái
khi ăn xong đảm nhiệm phần rửa sạch chén dĩa, lau bàn.
Trong một gia đình hạnh phúc, cha mẹ và con cái dường như không có
nhiều bất đồng trong việc con cái phải hoàn thành đầy đủ các mục tiêu do
cha mẹ đề ra. Công việc nhỏ trong một ngày như dọn bữa ăn tối, hoàn thành
bài tập về nhà,…diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ. Đương nhiên cha mẹ vẫn là
chủ trong gia đình nhưng họ không phải là người chỉ huy mà là người
hướng các con của mình đến những điều tốt đẹp song vẫn lắng nghe
và tôn trọng những tâm tư, nguyện vọng của con mình.
3. EM HÃY BÌNH LUẬN VỀ TÍNH ĐA VĂN HÓA TRONG XÃ HỘI ĐA
DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc với hơn 54 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có
nền văn hóa và truyền thống riêng. Vì thế, tính đa văn hóa trong xã hội đa dân tộc
Việt Nam hiện nay mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời tạo nên một không gian văn
hóa phong phú, đa dạng và đầy màu sắc. Tuy nhiên, tính đa văn hóa cũng đem lại
một số thách thức và khó khăn trong việc thực hiện và duy trì. 6 lOMoARcPSD| 49221369
- Trong xã hội đa dân tộc, việc đối xử công bằng, tôn trọng và bảo vệ quyền
lợi của các dân tộc được coi là yếu tố cơ bản để xây dựng một xã hội đoàn
kết, phát triển bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan
đến tình trạng kém đồng đều trong phát triển kinh tế và xã hội giữa các dân
tộc, gây ra sự bất hòa, mâu thuẫn và đe dọa đến tính đa văn hóa của xã hội.
Để xây dựng và duy trì tính đa văn hóa trong xã hội đa dân tộc, cần phải
thúc đẩy việc tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc,
đồng thời xây dựng một môi trường văn hóa thuận lợi để các dân tộc
có thể giao lưu, học hỏi và phát triển cùng nhau. Ngoài ra, cần có chính
sách và giải pháp đúng đắn để giảm thiểu khoảng cách phát triển giữa
các dân tộc, đồng thời đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho tất cả
các dân tộc trong xã hội.
- Tính đa văn hóa là một giá trị vô cùng quan trọng trong xã hội đa dân tộcViệt
Nam, tạo nên một không gian văn hóa đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, để
duy trì và phát triển tính đa văn hóa trong xã hội đa dân tộc Việt Nam, cần có
sự chung tay đồng lòng của tất cả các thành viên trong xã hội.
Chính phủ, các tổ chức và các cộng đồng cần phải đồng lòng hợp tác để tạo
ra một môi trường thuận lợi để các dân tộc có thể giao lưu, tương tác và
học hỏi lẫn nhau. Việc đẩy mạnh giáo dục về đa văn hóa cũng rất quan
trọng để tạo ra sự hiểu biết và tôn trọng giữa các dân tộc. Giáo dục về đa
văn hóa có thể được thực hiện thông qua các chương trình giảng dạy, các
hoạt động ngoại khóa, sự kiện văn hóa và các hoạt động xã hội khác.
- Ngoài ra, việc quản lý và bảo tồn di sản văn hóa cũng rất quan trọng trong
việc bảo vệ tính đa văn hóa của xã hội đa dân tộc Việt Nam. Các di sản văn
hóa như di tích lịch sử, các trang phục truyền thống, ẩm thực, các bài hát, các 7 lOMoARcPSD| 49221369
trò chơi dân gian, văn hóa nghệ thuật và các nét đặc trưng của các dân tộc cần
được bảo tồn và phát huy để duy trì giá trị của chúng.
Tóm lại, tính đa văn hóa là một giá trị quý giá trong xã hội đa dân tộc Việt Nam và
cần được duy trì và phát triển. Để làm được điều đó, chúng ta cần có sự hợp tác, hiểu
biết, tôn trọng và bảo tồn giữa các dân tộc trong xã hội đa dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://kienthuc.net.vn/doi-song/gia-dinh-hanh-phuc-la-nhu-the-nao-khong- phai-ai-cung-biet-997119.html
2. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/tieu-chi-nao-dam-bao-de-gia-dinh- hanh-phuc-584062.html
3. https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/dan-chu-la-ban-chat-cua-che-do-
xhcn-vua-la-muc-tieu-vua-la-dong-luc-cua-cong-cuoc-xay-dung-cnxh- 580982.html 8