Bài luận môn kinh tế chính trị (cô Liên) chương 4| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lê nin Tên: Phạm Thành Nam Mã SV: 11193595 Lớp: KTCT219_01 BÀI LUẬN CHƯƠNG 4
1. Theo em, những hệ luỵ kinh tế gì sẽ xảy ra khi kìm hãm cạnh tranh và
những lợi ích gì sẽ đạt được khi cạnh tranh được bảo vệ trong nền kinh tế thị
trường? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh?
Cạnh tranh (trong kinh tế) là cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế khi tham gia thị
trường nhằm tối đa hóa lợi ích cho mình.
- Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi kìm hãm cạnh tranh:
+ Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi trường
cạnh tranh. Như vậy nếu kìm hãm sẽ khó phát triển
+ Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bổ các nguồn lực kinh tế của xã hội một
cách tối ưu. Nếu kìm hãm sẽ làm mất đi cơ chế này
+ Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy lực
lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh. Vì vậy không nên kìm hãm để thúc đẩy phát triển.
+ Cạnh tranh tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ,
đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và xã hội. Nếu kìm hãm cạnh tranh sẽ mất đi những mặt tốt này
- Những lợi ích gì sẽ đạt được khi cạnh tranh được bảo vệ trong nền kinh tế thị trường:
+ Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục
đích lợi nhuận tối đa, muốn vậy họ phải cạnh tranh gay gắt với nhau để có được những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất.
+ Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, do đó họ sẽ đầu tư vào những
nơi, những lĩnh vực có lợi nhuận cao (cung nhỏ hơn cầu) và bỏ trống những nơi, những lĩnh vực có
lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận (cung lớn hơn cầu), do đó các nguồn lực kinh tế của xã hội
sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí các nguồn
lực kinh tế của xã hội một cách tối đa.
+ Tương tự như tác động của quy luật giá trị, cạnh tranh tạo áp lực lớn đối với người sản xuất,
buộc họ phải cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, làm năng
suất lao động tăng lên, nhờ đó kỹ thuật, công nghệ sản xuất của toàn xã hội không ngừng phát triển
và thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.
+ Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất
kinh doanh cao, tức là có lợi thế trong cạnh tranh, thì sẽ có lợi nhuận cao và do đó có thu nhập cao.
Ngược lại, người sản xuất nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh thấp, tức là kém lợi thế
trong cạnh tranh, thì sẽ có lợi nhuận thấp hoặc không lợi nhuận, thậm trí bị thua lỗ và do đó họ sẽ có
thu nhập thấp hoặc bị phá sản.
+ Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận cao nhất, mà
người tiêu dùng là người cuối cùng quyết định chủng loại, số lượng và chất lượng của hàng hóa trên
thị trường. Chỉ có những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán
được và do đó người sản xuất mới có lợi nhuận. Vì vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách để
tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt,
giá thành hạ, làm cho nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng. -
Đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh:
+ Về phía Nhà nước:
- Hoàn thiện quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
- Hoàn thiện quy định các chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ
+ Về phía các doanh nghiệp
Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh
tranh. Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng là một cách để xây
dựng thương hiệu trên thị trường. Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng
hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn
hàng hóa. Mặt khác, tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như
xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai
thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.
+ Về phía người tiêu dùng
Người tiêu dùng cần có cái nhìn đúng đắn và chính xác về hàng hóa, sản phẩm mình sử dụng.
Tuyệt đối không sử dụng và loại ra danh sách tiêu dùng của mình những sản phẩm hàng hóa kém
chất lượng, vi phạm pháp luật, có dấu hiệu CTKLM. Nếu phát hiện những sản phẩm, hàng hóa là sản
phẩm của hành vi CTKLM có thể lên án và vận động người tiêu dùng khác không sử dụng, tạo sức
ép cho DN vi phạm, từ đó đẩy lùi các hành vi CTKLM.
Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
các ngành, DN cũng như sự quan tâm, đóng góp của người tiêu dùng, từ đó tạo một cơ chế vững
chắc hạn chế tối đa các hành vi CTKLM trên thị trường.
2. Khi nào cần kiểm soát độc quyền? Thử đề xuất các biện pháp kiểm
soát độc quyền, gắn liền với đó là biện pháp xử lý hài hòa lợi ích của các tổ
chức độc quyền trong quan hệ lợi ích với xã hội.
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và
tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Khi nào cần kiểm soát độc quyền:
Độc quyền đa phần có hại nhiều hơn có lợi, ta sẽ bàn đến một số mặt hại của độc quyền trong
kinh tế trước. Một công ty hoặc doanh nghiệp khi độc quyền họ có khả năng thao túng giá cả thị
trường bằng cách kiểm soát số lượng hàng hóa sản xuất ra nhằm thu lại lợi nhuận cho họ.
Về mặt lý thuyết, điều này sẽ không xảy ra trong nền kinh tế cạnh tranh bởi vì cùng một sản
phẩm sẽ có nhiều công ty tham gia sản xuất điều đó dẫn đến áp lực làm cho một doanh nghiệp nào
đó không thể độc quyền, nhưng vẫn còn một số lý do khiến cho công ty có thể độc quyền, khi đó họ
có thể làm một số điều như: 1.
Các công ty độc quyền có thể bán sản phẩm với bất cứ giá nào họ muốn mà không
cần quan tâm lượng cầu của người tiêu dùng ra sao, bởi vì họ biết được một điều rằng ngoài
sử dụng sản phẩm của họ ra bạn không còn lựa chọn nào khác.
Ví dụ: Khi có một công ty độc quyền về xăng dầu, họ có thể hạn chế số lượng dầu bán ra và
nâng giá bán dầu cao ngất ngưỡng, bạn buộc phải mua xăng dầu để sử dụng hoặc còn một
cách khác là đi xe đạp, đi bộ. 2.
Nhằm tăng cao lợi nhuận cho bản thân mình, các công ty độc quyền sản xuất sản
phẩm có chất lượng thấp kém nhưng vẫn duy trì giá bán cao. 3.
Công ty độc quyền có thể gây lạm phát do họ có thể tạo ra bất cứ giá nào họ muốn.
Như vậy, kiểm soát độc quyền là cần thiết. -
Đề xuất các biện pháp kiểm soát độc quyền, gắn liền với đó là biện pháp xử lý hài hòa
lợi ích của các tổ chức độc quyền trong quan hệ lợi ích với xã hội.
Một số biện pháp mà có thể sử dụng để kiểm soát tình trạng độc quyền của một số công ty như là:
~ Nhà nước cho phép các công ty đối thủ có cơ hội để nhảy vào cạnh tranh, tức là tạo ra
nền kinh tế nhiều cạnh tranh hơn. Điều này sẽ gây áp lực cho công ty độc quyền bắt buộc họ phải
chỉnh lại giá cả hay chất lượng hàng hóa nếu không muốn bị các công ty đối thủ vượt mặt.
Ví dụ: Trước khi chưa có mặt của một số nhà sản xuất xe như Yamaha, Suzuki, ... thì tại
thị trường Việt Nam, Honda nắm độc quyền cung cấp các mẫu xe máy cho nên giá thành các xe máy
lúc đó rất là cao, sau khi nhà nước Việt Nam mở cửa cho các hãng xe khác nhảy vào cạnh tranh thì
giá xe máy Honda giảm xuống rất nhiều cho tới bây giờ.
~ Các công ty hoạt động trong một số lĩnh vực như năng lượng, dầu khí, ... thường rất
hay độc quyền do đặc điểm của một số lĩnh vực này. Đối với công ty này, nhà nước thực hiện biện
pháp tăng thuế rất cao để giảm bớt lợi nhuận của họ.
Ví dụ: Đối với công ty dầu khí, nhà nước thực hiện đánh thuế hơn 50% lợi nhuận, còn
công ty hoạt động trên lĩnh vực khác nhà nước chỉ thu thuế 20 đến 30%.
~ Đối với các công ty đi lên độc quyền một cách tự nhiên, nhà nước thực hiện chính
sách áp đặt giá bán đối với sản phẩm hàng hóa của công ty đó, tức là công ty đó không được bán
sản phẩm ra với giá cao hơn giá cho phép.
Theo luật thì có Khoản 1 Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2019) thì các biện pháp kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước gồm:
+ Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
+ Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh
vực độc quyền nhà nước;
+ Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực
độc quyền nhà nước theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.