Bài luận ý nghĩa - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài luận ý nghĩa - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----**----- BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: Trình bày lí luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin về tiền công và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Mã sinh
viên: 11222534 Lớp tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác Lê-nin (123)_08 Số thứ tự: 22 Hà Nội, 10/2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................1
1. LÝ LUẬN VỀ TIỀN CÔNG TRONG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN..............2 lOMoAR cPSD| 44879730 1.1 Bản chất kinh tế của tiền công
.................................................................................2 1.2
Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư
bản......................................3
1.2.1 Tiền công tính theo thời gian..............................................................................3
1.2.2 Tiền công tính theo sản phẩm.............................................................................3 1.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực
tế................................................................4
1.3.1 Tiền công danh nghĩa.........................................................................................4
1.3.2 Tiền công thực tế................................................................................................4 1.4 Chức năng của tiền
công...........................................................................................5 1.5 Ý nghĩa của tiền
công...............................................................................................5
1.5.1 Đối với người lao động......................................................................................5
1.5.2 Đối với tổ chức, doanh nghiệp...........................................................................5
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TIỀN CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY..............................6 2.1 Thực trang vấn đề tiền công ở nước ta hiện
nay.......................................................6 2.2
Chính sách tiền lương qua các năm 2019, 2020, 2022, 2023 ở Việt Nam.................7
2.2.1 Chính sách tiền lương năm 2019........................................................................7
2.2.2 Chính sách tiền lương năm 2021và 2022............................................................7
2.2.3 Chính sách tiền lương năm 2023........................................................................8
2.2.4 Mức lương cơ sở qua các năm (2015 – 2023).....................................................9 2.3
Những bất cập, hạn chế về tiền công, tiền lương của nước ta qua các năm...............9 2.4 Nguyên
nhân...........................................................................................................11
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG CỦA lOMoAR cPSD| 44879730
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY..................................11 3.1 Đối với nhà
nước....................................................................................................11 3.2 Đối với doanh
nghiệp..............................................................................................13 3.3 Đối với người lao
động...........................................................................................13KẾT
LUẬN......................................................................................................................14 lOMoAR cPSD| 44879730 LỜI MỞ ĐẦU
Trên chặng đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa Đảng ta đã vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
từ đó cho đến nay. Nhờ vận dụng, bổ sung và phát triển đúng đắn sáng tạo Chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thời kù đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn. Đại hội XII của Đảng ta đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Nước ta đi lên từ một nước
nông nghiệp lạc hậu muốn thoát khỏi nghèo nàn, nhanh chóng đạt đến trình độ phát triển
yêu cầu phải đối mới. Dấu mốc lịch sử là năm 1986 ( Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI )
từ đây nước ta từ một nước nền kinh tế tập trung, bao cấp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, về mặt Kinh tế, hiện nay Việt Nam còn
một số bất cập chưa giải quyết triệt để được. Trong đó vấn đề về “ tiền công ” từ xưa đến
nay vẫn là vấn đề rất nan giải cần phải giải quyết nhưng không thể nhanh chóng, nóng vội
một sớm một chiều là có thể giải quyết. Do đó, cần phải có những biện pháp kinh tế thận
trọng nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.
Thấy rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng những nguyên lý cơ bản của Mác –
Lênin vào thực tiễnn, em quyết định chọn đề tài “ Trình bày lí luận của chủ nghĩa Mác Lê-
nin về vấn đề tiền công và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam ”. Bài làm chắc cgawns sẽ không
tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý nhận xét, chỉnh sửa của cô để bài tập lớn
của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG
1. LÝ LUẬN VỀ TIỀN CÔNG TRONG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
1.1 Bản chất kinh tế của tiền công
Tiền công trong kinh tế chính trị Mác-Lênin là hình thức biểu hiện tiền của giá trị hàng
hóa sức lao động hay nói cách khác nó là giá cả của hàng hóa sức lao động.Đó là bộ phận
của giá trị mới do chính hao phí sức lao động của người lao động làm thuê tạo ra, nhưng
nó lại thường được hiểu là do người mua sức lao động trả cho người lao động làm thuê.
Cứ sau một thời gian lao động nhất định, người lao động làm thuê trong một thời gian
nhất định và sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một việc nào đó thì được nhà
tư bản trả một khoản tiền gọi là tiền công. Hiện tượng đó làm cho người lao động nhầm
hiểu là người mua sức lao động đã trả công cho mình. Trái lại, nguồn gốc của tiền công
chính là do hao phí sức lao động của người lao động làm thuê tự trả cho mình thông qua
sổ sách của người mua hàng hóa sức lao động mà thôi.
Mác đã phát hiện ra một bí mật bên trong hàng hóa sức lao động đó là : “ Hàng hóa sức
lao động có giá trị sử dụng đặc biệt. Khi sử dụng nó có thể tạo ra 1 giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó ”.
Giá trị sức lao động và giá trị do sức lao động tạo ra sau quá trình sản xuất là hai đại
lượng khác nhau. Sự chênh lệch đó được gọi là giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do 1 lOMoAR cPSD| 44879730
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản sẽ là người chiếm đoạt nó và thu về lợi nhuận.
Lao động là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị. Vì
thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức
lao động của họ. Do đó tiền lương, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.
Vậy bản chất của tiền lương, tiền công dưới chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả
của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động.
1.2 Các hình thức cơ bản của tiền công
Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm.
1.2.1 Tiền công tính theo thời gian
Là hình thức tiền lương, tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian
lao động của người lao động.
Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công tháng. Tiền công
ngày và tiền công tuần chưa thể hiện rõ được mức tiền công đó cao hay thấp, vì nó còn tùy
theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá chính xác mức tiền công phải căn
cứ vào độ dài ngày lao động và cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước
đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian. Từ đó, ta có đơn vị tiền công tính theo thời
gian trung bình được tính bởi công thức:
Tiền công theo giờ = (Giá trị hàng ngày của sức lao động)/(Ngày lao động với một số giờ nhất định)
Hình thức trả lương theo thời gian có lợi cho nhà tư bản. Cụ thể như khi thực hiện chế
độ tiền lương, tiền công theo thời gian, nhà tư bản có thể không thay đổi lương ngày, lương
tuần, mà vẫn hạ thấp được giá cả lao động do kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ
lao động. Trả lương kéo dài thời gian còn có lợi cho nhà tư bản khi tình hình thị trường
thuận lợi, hàng hóa tiêu thụ dễ dàng, thực hiện lối làm việc thêm giờ, tức là làm việc ngoài
số giờ quy định của ngày lao động. Còn khi thị trường không thuận lợi buộc phải thu hẹp
sản xuất, nhà tư bản sẽ rút ngắn ngày lao động và thực hiện lối trả công theo giờ, do đó hạ
thấp tiền công xuống rất nhiều. Như vậy, dù trong trường hợp nào thì công nhân không
những bị thiệt thòi khi ngày lao động bị kéo dài quá độ, mà còn bị thiệt hại cả khi phải làm việc bớt giờ.
1.2.2 Tiền công tính theo sản phẩm
Là hình thức tiền lương, tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm
hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng
công việc đã hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. 2 lOMoAR cPSD| 44879730
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công. Đơn
giá tiền công được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong
một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày,
do đó về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một
sản phẩm. Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hóa của tiền công tính theo thời gian.
Tiền công theo sản phẩm mang lại rất nhiều lợi cho các nhà tư bản. Thực hiện tiền
lương, tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám
sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thích công nhân lao động
tích cực hơn, nhanh chóng tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn. Trong
hình thức này, lợi ích cá nhân kích thích người lao động làm việc với cường độ cao nhất để
tăng thu nhập. Tuy nhiên, đây cũng có thể làm gảm giá trị sức lao động của người lao động.
Vì vậy, chế độ tiền lương, tiền công dưới CNTB thường dẫn đến tình trạng lao động
khẩn trương quá mức, làm kiệt sức người lao động.Về mặt lịch sử, tiền công tính theo thời
gian được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu phát triển của CNTB, còn giai đoạn sau
thì tiền công tính theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi hơn. Hiện nay, hình thức tiền công
tính theo thời gian ngày càng được mở rộng.
1.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
1.3.1 Tiền công danh nghĩa
Số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản
gọi là tiền công danh nghĩa. Nó là giá cả sức lao động. Nó có thể tăng lên hay giảm xuống
tùy theo sự biến động của quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường.
Đối với người công nhân, điều quan trọng không chỉ ở tổng số tiền nhận được dưới hình
thức tiền công mà còn ở chỗ có thể mua được gì bằng tiền công đó, điều đó phụ thuộc vào
giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động,
nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.
1.3.2 Tiền công thực tế
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch
vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. Rõ ràng nếu điều kiện
khác không thay đổi, tiền công thực tế phụ thuộc theo tỷ lệ thuận của đại lượng tiền công
danh nghĩa và phụ thuộc theo tỷ lệ nghịch với mức giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ.
1.4 Chức năng của tiền công
Tiền công là một phạm trù kinh tế tổng hợp và là đòn bẩy kinh tế rất quan trọng đến
sản xuất, đời sống và các mặt khác của nền kinh tế xã hội, tiền lương được trả đúng đắn có tác dụng:
- Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất vàvăn
hoá cho người lao động. 3 lOMoAR cPSD| 44879730
- Là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động.
- Tạo điều kiện để phân bố hợp lý sức lao động giữa các ngành nghề, các vùng, cáclĩnh vực trong cả nước.
- Thúc đẩy bản thân người lao động và xã hội phát triển.
1.5 Ý nghĩa của tiền công
1.5.1. Đối với người lao động
- Tiền công là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và
gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết.
- Tiền công kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, địa
vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ đối
với tổ chức và đối với xã hội.
- Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động
ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và
sự đóng góp cho tổ chức.
1.5.2. Đối với tổ chức, doanh nghiệp
- Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận và hạ giá
thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương.
- Tiền công, tiền lương là công cụ để duy trì, gìn giữ, thu hút những người lao động
giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của doanh nghiệp.
- Tiền công, tiền lương cùng với các loại thù lao khác là công cụ để quản lý chiến
lược nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản lý nguồn nhân lực.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TIỀN CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng vấn đề tiền công ở nước ta hiện nay
Hiện nay, tiền lương là vấn đề rất quan trọng được nhiều người quan tâm, nhất là người
lao động. Bởi vì, tiền lương có vai trò to lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao
động, nó được xác định trên thị trường lao động thông qua hình thức thỏa thuận tiền lương
giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy cải cách chính sách tiền lương, liên
tục thay đổi và điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu theo hướng tăng dần, từng bước làm
cho người lao động đảm bảo nhu cầu tối thiểu để tái sản xuất sức lao động, đời sống vật
chất và tinh thần của người lao động được cải thiện đáng kể. Xu thế hội nhập đã tạo nhiều
thuận lợi để nước ta phát triển,
Nhưng bên cạnh những thuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng
ta gặp phải, như: mức sống của người dân còn thấp, chỉ trên 1.540 USD/ người/ năm. So
với thế giới, mức thu nhập là thấp. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát vẫn còn tồn tại, mức
sống và mức tiêu dùng cũng như tiền lương, tiền công nhận được của người lao động còn
rất thấp so với mặt bằng giá cả thị trường hiện nay. Đó là điều bất lợi cho nền kinh tế, kìm 4 lOMoAR cPSD| 44879730
hãm rất nhiều cho sự phát triển của kinh tế đất nước.Thêm vào đó, các công ty nước ngoài
vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều. Để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại
đưa ra chính sách tiền lương, tiền công hấp dẫn. Gây khó khăn không nhỏ cho chính sách
lao động của doanh nghiệp trong nước. Mức lương thấp cũng là một nguyên nhân gây nên
vấn đề chảy máu chất xám những năm qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng và Nhà nước Việt Nam.
2.2 Chính sách tiền lương qua các năm 2019, 2021, 2022, 2023 ở Việt Nam
2.2.1 Chính sách tiền lương năm 2019
Chính phủ thực hiện tăng mức lương cơ sở lên 1.490.000 đồng/tháng kể từ ngày
1/7/2019 (mức lương cơ sở hiện hành là 1.390.000 đồng/tháng).
Như vậy, trong thời gian tới Chính phủ sẽ hiện thực hóa nội dung nêu trên bằng việc
ban hành Nghị định mới để thay thế cho Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương
cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Vùng I: 4.180.00 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng/tháng so với năm 2018). - Vùng II:
3.710.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng so với năm 2018). - Vùng III: 3.250.000
đồng/tháng (tăng 160.000 đồng/tháng so với năm 2018). - Vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng
(tăng 160.000 đồng/tháng so với năm 2018). Như vậy, tính bình quân chung 4 Vùng,
mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng khoảng 5,3% so với năm 2018.
2.2.2 Chính sách tiền lương năm 2021 và 2022
Năm 2021 là năm đầu tiên Bộ luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng với nhiều
điểm mới trong quy định về lương thưởng. Ngoài ra dưới tác động của Covid-19 thì chính
sách tiền lương năm 2021 khu vực doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, cụ thể:
Lương tối thiểu vùng 2021: Đề xuất không tăng
Theo thông lệ hàng năm Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ chốt mức lương tối thiểu vùng
và trình Chính phủ quyết định, thông qua Nghị định về lương tối thiểu vùng.Kể từ năm
2008 đến nay, 2021 là năm đầu tiên mà Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất giữ
nguyên mức lương tối thiểu vùng, các năm trước đều tăng Như
vậy, tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ là:
- Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng .
- Vùng 2 giữ nguyên 3.920.000 đồng/tháng. -
Vùng 3 giữ nguyên 3.430.000 đồng/tháng.
- Vùng 4 giữ nguyên 3.070.000 đồng/tháng .
Theo tinh thần tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 đã đề ra việc cải cách chính
sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động.
Theo như kế hoạch, đến năm 2021 chính thức áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất
đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị,
theo chỉ đạo do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kế hoạch được lùi tới ngày 1/7/2022. 5 lOMoAR cPSD| 44879730
Mức lương cơ sở vẫn được tính theo công thức dùng những năm trước và mức lương cơ sở
là 1.490.000 đồng/tháng duy trì từ 1/7/2019. Căn cứ theo tình hình dịch bệnh và những khó
khăn về kinh tế hiện nay dự kiến lương tối thiểu vùng 2022 được giữ nguyên so với năm 2021.
2.2.3 Chính sách tiền lương năm 2023
Trước đó ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà
nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công
chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương
cơ sở hiện hành ( 1.490.000 đồng/tháng).
Từ ngày 01/01/2023, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định
38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng 2023 theo tháng và mức lương tối thiểu vùng 2023
theo giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: 4.680.00 đồng/tháng
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng
2.2.4 Mức lương cơ sở qua các năm (2013– 2023)
- Mức lương cơ sở từ năm 2013– 2016:
Từ ngày 1/7/2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng (
Theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 ) -
Mức lương cơ sở từ năm 2016 – 2017:
Từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng (
Theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP và Nghị quyết 99/2015/QH13 ) -
Mức lương cơ sở năm 2017 – 2018:
Từ ngày 01/7/2017 – 30/06/2018 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng
( Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP và Nghị quyết 27/2016/QH14 ) - Mức
lương cơ sở năm 2018 – 2019:
Từ ngày 01/7/2018 – 30/06/2019 mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng
( Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 ) - Mức
lương cơ sở năm 2019 – 2023:
Từ ngày 01/7/2019 – 30/06/2023 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng
( Theo Nghị quyết 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định 38/2019/NĐCP)
- Mức lương cơ sở năm 2023 trở đi: 6 lOMoAR cPSD| 44879730
Từ ngày 01/7/2023 trở đi mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng
( Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2023 )
2.3 Những bất cập, hạn chế về tiền công, tiền lương của nước ta qua các năm
Trong nhiều năm qua, nhà nước luôn cố gắng cải cách các chính sách tiền lương, tiền
công nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển
nhanh. Tuy nhiên, ngoài những thành công đã đạt được vẫn còn những hạn chế và bất cập:
- Thứ nhất, những quy định, chủ trương, chính sách tiền lương, tiền công của Đảng
về tiền lương tuy đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nhưng
việc đưa những quy định, chính sách đó vào thực tiễn cuộc sống còn chưa được thực hiện
tốt, dẫn đến tình trạng người lao động không nắm rõ được những quy định, chính sách của
Đảng, Nhà nước về tiền lương, tiền công.
- Thứ hai, khi Việt Nam gia nhập WTO mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng không
ít thách thức, điển hình như: các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng
nhiều. Để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương, tiền
công hấp dẫn, điều này cũng gây ra nhiều thiệt thòi cho các lao động tại các công ty nước
ngoài, khi mà phía nước ngoài sẽ không chấp nhận trả quá cao so với mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định.
Các doanh nghiệp đều cho rằng mức lương này là quá thấp, gây khó khăn cho doanh nghiệp
khi muốn tuyển dụng lao động. Mức lương tối thiểu cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp
gặp khó khăn khi khách hàng tính giá thành cũng dựa vào nó. Hiện tại lương tối thiểu chung
và lương tối thiểu vùng đang áp dụng chung cho cả doanh nghiệp lẫn cả khối hành chính
sự nghiệp, cho nên nếu muốn tăng thì sẽ ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước, điều này khiến
mức lương tối thiểu của doanh nghiệp cũng tăng rất chậm, không phù hợp thực tế.
- Thứ ba, tình trạng bất hợp lý và không công bằng vẫn còn là vấn đề bức bách của
chính sách tiền lương hiện nay. Tình trạng bất hợp lý do vẫn tồn tại nhiều ngành, nhiều cơ
quan và khu vực có sự chênh lệch quá mức về thu nhập, hình thành nhiều khoản thu và
chia chác trong các cơ quan mà Nhà nước không quản lý nổi như thu nhập ngoài lương lớn
hơn lương rất nhiều trong một bộ phận cán bộ, công chức; chênh lệch về thu nhập giữa các
ngành, các cơ quan, đơn vị rất lớn. 7 lOMoAR cPSD| 44879730 2.4 Nguyên nhân
- Thứ nhất, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ. Việt Nam chưa thể thu hẹp được
khoảng cách với các nước xung quanh và các nước phát triển về tiền công, tiền lương
khoảng cách đó hiện tại bây giờ vẫn đang tương đối lớn.
- Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
Các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất động lực hay
huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, du lịch của nước ta còn chiếm tỷ trọng thấp.
- Thứ ba, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao
động chưa cao tiến độ công việc còn trì trệ khiến cho thu nhập của người lao động còn thấp và chưa ổn định.
- Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, trải qua đào tạo và lành nghề còn hạn chế
dẫn đến tiền lương trung bình của Việt Nam bị hạ xuống mức thấp trên thế giới
- Thứ năm, Đảng và Nhà nước quản lý và đưa ra những chính sách cải thiện tiền
công và tiền lương chưa được hiệu quả và chưa đạt được thành công lớn.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các
chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến thị trường
lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn,
trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng.
Để cải thiện tình hình vấn đề tiền công, tiền lương nước ta có những giải pháp như sau:
3.1 Đối với nhà nước
- Một là, xác định chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ
thống chính sách kinh tế - xã hội. Phải đổi mới hơn nữa về tư duy trong cải cách chính sách
tiền lương, tiền công. Tiền lương phải là thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người lao
động và gia đình họ; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng
cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Hai là, tiến hành cải cách tiền lương, tiền công phải gắn với cải cách kinh tế, thiết
lập đồng bộ hệ thống thị trường lành mạnh. phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ,
kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của
chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật
khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp 8 lOMoAR cPSD| 44879730
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
và nguồn lực của đất nước.
- Ba là, thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bốn là, nhà nước ta phải có những chính sách mở cửa hội nhập giao lưu học hỏi các
nước phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư và phát triển của các doanh nghiệp
nước ngoài. Đồng thời tăng cường nghiên cứu khoa học cải tiến công nghệ, nâng cao trình
độ tay nghề cho người lao động đem lại lợi ích kinh tế cao.
- Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện cải cách chính sách
tiền lương, đặc biệt là vai trò và năng lực của tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện của
người lao động trong quan hệ lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
3.2 Đối với doanh nghiệp
Giải pháp đó là tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, khi đó sẽ tạo được
nguồn để vừa tăng lợi nhuận, vừa tăng được tiền lương. Đồng thời có những chính sách đãi
ngộ tương xứng dành cho người lao động như các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí,...Từ đó tăng
được tiền lương đi kèm với hiệu quả sản xuất cao hơn. Ban hành quy chế lương thưởng
trong doanh nghiệp. Quy chế lương thưởng càng rõ ràng, minh bạch thì tinh thần và động
lực của nhân viên càng cao.
3.3 Đối với người lao động
- Thứ nhất, cần nâng cao trình độ tay nghề. Nâng tỉ lệ người lao động lành nghề và
tay nghề cao lên mức cao hơn.
- Thứ hai, áp dụng cộng nghệ khoa học- kĩ thuật vào trong lao động và sản xuất. Tăng
năng suất và hiệu quả sản xuất.
- Thứ ba, luôn tuân thủ và làm theo chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó cải thiện
tiền công một cách toàn diện và lâu dài. 9 lOMoAR cPSD| 44879730 KẾT LUẬN
Tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, người lao động là rất quan trọng nó là
động lực cho các hoạt động sản xuất và động lực để phát triển kinh tế đất nước. Và việc cải
cách chính sách tiền lương, tiền công phải đảm bảo cho người làm công ăn lương sống
được bằng lương ở mức khá trong xã hội. Vì vậy, trong những năm qua luôn được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu trong việc cải cách chính sách tiền lương, để khắc phục
những hạn chế, bất cập xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của cuộc sống.
Quan điểm của Đảng đó là: “tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho sự phát triển;
góp phần quan trọng làm lành mạnh đội ngũ cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu
quả công tác”. Từ đó mà chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực từng ngày để phát triển đất nước,
xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 10 lOMoAR cPSD| 44879730 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị - NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Nghị định của Chính Phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,viên chức và lực lượng vũ trang
3. Trung tâm thông tin – tư liệu Viện Nghiên cứu TW 11